You are on page 1of 10

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH


QUỐC TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHỮNG RỦI
RO ĐÓ CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP

NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC HUẾ ANH

MSSV : 3119550003

LỚP : DKQ1191

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VINGROUP .................................................................... 1
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA VINGROUP ................................................. 2
1. Rủi ro văn hóa, luật pháp, chính trị ......................................................................... 2
1.1. Rủi ro văn hóa ....................................................................................................... 2
1.2. Rủi ro về luật pháp, chính trị ................................................................................ 2
2. Rủi ro về đầu tư dự án ............................................................................................... 2
3. Rủi ro kinh tế, lãi suất ............................................................................................... 2
3.1. Rủi ro cạnh tranh .................................................................................................. 2
3.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô ............................................................................................... 3
3.3. Rủi ro tài chính ...................................................................................................... 3
3.4. Rủi ro nhân sự ....................................................................................................... 3
4. Rủi ro tỷ giá, tín dụng ................................................................................................ 3
5. Rủi ro từ môi trường.................................................................................................. 3
6. Rủi ro về ngành .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA VINGROUP ............................ 4
1. Rủi ro văn hóa, luật pháp, chính trị ......................................................................... 4
2. Rủi ro về đầu tư và phát triển dự án ........................................................................ 4
3. Rủi ro kinh tế, lãi suất ............................................................................................... 4
3.1. Rủi ro cạnh tranh .................................................................................................. 4
3.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô ............................................................................................... 4
3.3. Rủi ro tài chính ...................................................................................................... 5
3.4. Rủi ro nhân sự ....................................................................................................... 5
4. Rủi ro tỷ giá, tín dụng ................................................................................................ 5
5. Rủi ro từ môi trường.................................................................................................. 5
6. Rủi ro về ngành và thị trường................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Logo VinGoup ......................................................................................................... 1
Hình 2 - Thương hiệu xe ô tô được yêu thích nhất ................................................................ 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1 - Lĩnh vực hoạt động của VinGroup .......................................................................... 1
1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VINGROUP


Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần: Tiền thân là Tập
đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đến tháng
1/2012, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP. Đồng thời, Vingroup cũng là
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và có vốn hóa lớn nhất
thị trường chứng khoán Việt Nam (Theo xếp hạng năm 2018 của
Hình 1 - Logo VinGoup
VNR500).

Trụ sở chính: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside,
Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.Tầm nhìn: “Vingroup
định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng
đầu khu vực”.

Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”.

Giá trị cốt lõi: “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”.

Lĩnh vực hoạt động: Công nghiệp, Công nghệ, Bất động sản, Du lịch nghỉ dưỡng – Vui
chơi giải trí, Y tế, Giáo dục.

Vinfast: Một Ngoài ra còn có


Công nghiệp Bất động sản
trong những Vinhomes Serviced
công ty xe điện Residences, VinOffice,
thông minh hàng VinHomes IZ, VinCom
đầu thế giới Retail, …
Ngoài Vinbrain,
Công nghệ Y tế
còn có VinAI,
Hệ thống bệnh viện đa
VinID,
khoa quốc tế
VinHMS,
VinCSS…
Du lịch nghỉ dưỡng
Ngoài Vinpearl Giáo dục Ngoài VinUni, Vingoup
– Vui chơi giải trí
còn có còn có VinSchool – Hệ
Vinwonders, thống trường liên cấp
VinPearl Goft chất lượng cao

Bảng 1 - Lĩnh vực hoạt động của VinGroup


2

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA VINGROUP


1. Rủi ro văn hóa, luật pháp, chính trị
1.1. Rủi ro văn hóa
Thông qua hình ảnh bên đây, có thể
thấy người Việt khá ưa chuộng các dòng
xe đến từ Nhật và Mỹ. Cùng với sở thích
“sính ngoại”, khi Vinfast ra mắt, khó
tránh khỏi hoài nghi về chất lượng bởi
chính người tiêu dùng trong nước. Mặt
khác, do yêu cầu khắt khe về linh kiện,
phụ tùng, mà công nghệ sản xuất trong
nước còn hạn chế, buộc phải nhập khẩu
thêm, làm cho chỉ số nội địa hóa của
Vinfast còn kém. Hình 2 - Thương hiệu xe ô tô được yêu thích nhất
Bên cạnh đó, khi tấn công vào thị trường quốc tế, Vinfast sẽ còn đối mặt với những đối
thủ cạnh tranh khác tầm cỡ hơn. Người dùng quốc tế, nhất là tại Mỹ, giá thành chỉ là một
yếu tố phụ, cái chính làm họ lựa chọn chính là thiết kế, bộ máy, chất lượng, kiểu dáng,…
của xe như thế nào. Vì vậy, đây cũng là thách thức với Vinfast.
1.2. Rủi ro về luật pháp, chính trị
Trên trường quốc tế, các điều luật quy định về chất lượng của xe cũng như các thiết bị
phụ tùng trong xe cũng đều được quy định khắt khe hơn. Khi điều khiển xe, nếu tai nạn xảy
ra đến từ lỗi hỏng hóc của động cơ xe, thì khả năng hãng đó bị quy đổi trách nhiệm là rất
lớn, nhất là với hãng xe “made in Vietnam”, đang trong lúc xây dựng lòng tin vào thương
hiệu.
2. Rủi ro về đầu tư dự án
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh, đầu tư vào dự án mới được Tập đoàn thực hiện
định kỳ vào đầu năm. Mỗi dự án đầu tư phải có giá trị về mặt tài chính so với bình quân chi
phí vốn của Tập đoàn hoặc có ý nghĩa về mặt chiến lược. Ngoài xem xét hiệu quả đầu tư,
trước khi triển khai dự án mới, những rủi ro của dự án như tình hình thị trường, hành lang
pháp lý, giấy phép, thuế hay vận hành đều có thể xảy ra.
3. Rủi ro kinh tế, lãi suất
3.1. Rủi ro cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh khi bước chân vào ngành ô tô điện của Vinfast không chỉ là Tesla
Model Y, VinFast VF E35 còn gặp: Volkswagen ID.4, Audi E-Tron, Mercedes-Benz EQC...
trong phân khúc SUV điện cỡ D.
Các ngành kinh doanh của Vingroup thường có mức độ cạnh tranh cao, điển hình là Sản
xuất Công nghiệp, Bất động sản, và Kinh doanh thị trường thương mại. Trong mỗi lĩnh vực,
3

đối thủ cạnh tranh của Vingroup là những tập đoàn đa quốc gia hoặc đối thủ trong nước kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ tương tự.
3.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô
Những yếu tố quan trọng của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tăng trưởng
tín dụng, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư hay tỷ lệ thất nghiệp đều có ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Vingroup. Bất động sản (VinHomes,…)
tiếp tục là lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Vingroup nhưng có
xu hướng biến động theo tình hình kinh tế vĩ mô.
3.3. Rủi ro tài chính
Các rủi ro tài chính của Vingroup bao gồm rủi ro về thanh khoản, lãi suất và ngoại tệ.
Vì tình hình thị trường vốn và tài chính có thể ảnh hưởng đến danh mục tổng nợ vay và nghĩa
vụ phải trả, nên cuộc giao dịch càng lớn càng có ảnh hưởng cao.
3.4. Rủi ro nhân sự
Tuy Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, nhưng khó tránh khỏi những rủi ro như thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc và khả năng chịu áp lực.
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, VinGroup phải đối mặt với các vấn
đề về đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu, kỹ sư chất lượng cao để làm chủ công nghệ.
4. Rủi ro tỷ giá, tín dụng
Trong nguồn vốn của VinGroup có một phần đến từ các khoản vay, do Vingroup làm
việc tại Việt Nam nên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề vĩ mô ở Việt Nam. Rủi ro tỷ
giá, tín dụng sẽ xảy ra khi nếu trong 10, 20 năm tới đây, nền kinh tế có biến động, số tiền
vay vốn nước ngoài lên tới nhiều tỉ đô bị lạm phát, biến động tỉ giá hoặc nếu đang thực hiện
dự án giữa chừng thì hết vốn.
5. Rủi ro từ môi trường
Vingroup đặc biệt quan tâm đến tác động về môi trường trong mỗi dự án (ô nhiễm không
khí, tiếng ồn, nguồn nước) có thể làm thay đổi tài nguyên, môi trường sinh thái ở những
vùng phụ cận hoặc thay đổi môi trường kinh tế, xã hội, nhân sinh quanh khu vực dự án.
6. Rủi ro về ngành và thị trường
Ngành, VinGroup chưa có đủ kinh nghiệm đối với ô tô, cùng với việc mỗi lĩnh vực khác
đều gặp phải những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ, nhất là các lĩnh vực Công nghệ, Công nghiệp,
Thương mại dịch vụ. VinGroup cần xây dựng cho mình bản sắc thương hiệu riêng để ghi
dấu ấn tốt đẹp. Thị trường, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam chưa có sự phát triển
mạnh mẽ mà chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ.
4

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA VINGROUP


1. Rủi ro văn hóa, luật pháp, chính trị
VinFast cũng tổ chức sự kiện mở bán xe với điểm nhấn là việc khách hàng có thể trực
tiếp trải nghiệm, điều này khiến khách hàng có niềm tin được củng cố hơn vào chất lượng
xe trước khi quyết định đặt mua. VinFast đã bắt tay vào thành lập các điểm sạc, có hệ thống
đại lí chính hãng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. VinUni được đánh giá cao về chất
lượng giảng dạy, có sự đầu tư về cơ sở vật chất hạng nhất, kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực
hành tại các công ty lớn ngay từ năm nhất. Động thái này giúp VinGroup có dấu ấn tốt với
khách hàng trong nước.
Ban quản trị rủi ro của VinGroup thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nắm bắt các điều
khoản, luật lệ về tình hình nước sở tại, đồng thời tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia để
đưa ra giải pháp thích hợp. Đồng thời, cần nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, cải thiện chỉ số nội
địa hóa để đạt được tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ.
2. Rủi ro về đầu tư và phát triển dự án
Những rủi ro của dự án như tình hình thị trường, hành lang pháp lý, giấy phép, thuế hay
vận hành đều được thẩm định một cách kỹ lưỡng. Tập đoàn luôn tham vấn các chuyên gia
tài chính, chuyên gia pháp lý, tư vấn thuế có uy tín và có quy trình thẩm tra chi tiết đối với
mỗi dự án mua bán, sáp nhập tiềm năng. Vingroup đã xây dựng quy trình quản lý dự án chặt
chẽ bao gồm nhiều tiểu quy trình để lập ngân sách, quản lý chi phí và quản lý chất lượng,
tiến độ, kết quả thi công cũng như đáp ứng yêu cầu về thủ tục pháp lý. Tập đoàn yêu cầu
chặt chẽ về kinh nghiệm và uy tín để chọn nhà thầu cho dự án và có đội ngũ giám sát thường
xuyên. Lãnh đạo bộ phận Kiểm soát xây dựng tại các công ty trong Tập đoàn là những
chuyên gia về kiến trúc, cơ khí và kỹ sư giàu kinh nghiệm trong việc thẩm định các thiết kế
và chất lượng của nhà thầu bên ngoài.
3. Rủi ro kinh tế, lãi suất
3.1. Rủi ro cạnh tranh
Vingroup không ngừng sáng tạo, đưa ra thị trường sản phẩm mới, hấp dẫn, chất lượng
cao, cùng chương trình khách hàng thân thiết VinID được định hướng phát triển thành hệ
sinh thái số. Đây không chỉ là chương trình kết nối hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ của
Tập đoàn mà còn là ứng dụng tiêu dùng và thanh toán thông minh, góp phần tăng giá trị cho
khách hàng và gia tăng khoảng cách giữa Vingroup với đối thủ cạnh tranh.
3.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô
Đa dạng hóa nguồn doanh thu từ nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là mảng Công nghệ
– Công nghiệp. Việc này không chỉ giúp VinGroup nhanh chóng bắt kịp với xu hướng phát
triển công nghệ chung của thế giới mà còn góp phần giúp Tập đoàn chủ động trong việc hạn
chế ảnh hưởng từ rủi ro tập trung một ngành trong hệ thống kinh doanh. Tập đoàn luôn sáng
tạo để đa dạng hóa sản phẩm Bất động sản, trong đó có việc ra mắt mô hình Đại đô thị
5

Vinhomes bao gồm dòng sản phẩm Vinhomes Sapphire hướng đến phân khúc trung cấp.
Đây là phân khúc ít chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế hơn phân khúc cao cấp.
3.3. Rủi ro tài chính
Định kỳ mỗi quý, Ban Tài chính và Ban Kinh tế Đối ngoại đánh giá tình hình thị trường
vốn và tài chính để chủ động điều chỉnh danh mục tổng nợ vay và nghĩa vụ phải trả một cách
hợp lý. Trước mỗi giao dịch có giá trị lớn hoặc bằng ngoại tệ, Ban Tài chính tham vấn Ban
Kinh tế Đối ngoại và các chuyên gia tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế để đề xuất
giải pháp quản trị rủi ro nếu cần thiết và triển khai quản trị rủi ro với những công cụ thích
hợp như hợp đồng phái sinh. Để giảm rủi ro về thanh khoản, Vingroup luôn chủ động quản
lý dòng tiền và giám sát chặt chẽ các nghĩa vụ phải trả.
3.4. Rủi ro nhân sự
Để thu hút nhân sự cấp cao, có chất lượng và tạo động lực cho người lao động, Vingroup
có chính sách đãi ngộ cạnh tranh và minh bạch, dựa vào kết quả lao động. Tập đoàn xây
dựng thành công môi trường văn hóa đặc trưng của Vingroup thông qua các hoạt động văn
hóa, tập thể, biến Vingroup thành Ngôi nhà chung của mỗi CBNV, tạo sự gắn bó lâu dài với
Tập đoàn. Để bảo đảm nguồn nhân sự chất lượng và ổn định trong khi liên tục bứt phá về
mặt quy mô hoạt động, Vingroup đã phát động phong trào học tập trên toàn Tập đoàn. Bộ
phận Nhân sự tại các P&L thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo quy mô lớn kết
hợp với đào tạo trực tuyến cho CBNV và đào tạo CBLĐ kế cận, đặc biệt là lãnh đạo trẻ tài
năng làm nòng cốt trong tương lai.
4. Rủi ro tỷ giá, tín dụng
Việc vay vốn nước ngoài chỉ nên duy trì ở một số tiền nhất định, VinGroup cần cân đối
giữa vay nước ngoài - vay trong nước - tiềm lực huy động từ lĩnh vực khác để giảm rủi ro
về tỉ giá và có nguồn tài chính duy trì hoạt động trong 3- 4 năm đầu có thể chưa tạo ra được
dòng tiền về. Ví dụ, VinFast có thể lựa chọn tăng vay vốn trong nước (xét theo những ưu đãi
của chính phủ) và huy động nguồn lực từ các lĩnh vực khác, hay Vinpearl đã phát hành thêm
125 triệu USD trái phiếu hoán đổi, tăng tổng giá trị phát hành thành 450 triệu USD.
5. Rủi ro từ môi trường
Mỗi dự án của Tập đoàn đều áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến nhất về thiết kế và sử dụng
nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm trong quy trình xây dựng, đồng thời được những chuyên gia
uy tín trong và ngoài nước đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện.
6. Rủi ro về ngành và thị trường
VinGroup có lợi thế là năng lực quản trị mua hàng & quản lý nhà cung ứng, cần phát huy
mạnh hơn ưu điểm này để giúp giảm giá thành của xe của VinFast để đạt đến giá thành chấp
nhận được tại thị trường Việt Nam.
6

KẾT LUẬN
VinGroup không tiết lộ nhiều thông tin ngoài lề mà tập trung đánh vào “niềm tự tôn dân
tộc”, là sản phẩm của thương hiệu Việt. Hàng chục năm qua, kỳ vọng ngành hàng nội địa
Việt Nam luôn không ngừng tăng cao, sự xuất hiện của VinGroup được các chuyên gia đánh
giá là một trong số những cú hích lớn. Tuy nhiên, để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững,
doanh nghiệp vẫn cần những hoạch định cụ thể với từng thách thức trong cả ngắn hạn và dài
hạn, đồng thời nhà nước cũng cần có những chính sách, cơ chế mở giúp đỡ nội doanh.
7

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Báo cáo thường niên của VinGroup năm 2020
Báo cáo thường niên của VinGroup năm 2021
Thạc sĩ Hoàng Thị Đoan Trang, Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô VinFast của tập đoàn
Vingroup, 2018
Gia Linh, Những đối thủ sừng sỏ của VinFast VF e35 tại thị trường Mỹ, Báo Thanh Niên,
2021

You might also like