You are on page 1of 1

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X tại kì họp thứ 10 đã xác định

một thành phần


kinh tế mới- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế này được quy định tại điều 25
hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung. " Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
vốn, công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo
đảm quyền sở hữu hợp pháp đối vớ-i vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Thực hiện chính sách đối ngoại
và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay, Việt Nam đã giao lưu thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng
lãnh thổ, đầu tư trên 5300 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 50 tỷ USD vào Việt Nam. Nhằm cải
thiện môi trường đầu tư tốt hơn, chính phủ Việt Nam có một số chính sách mới:

1. Thông qua luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp, đối xử bình

đẳng quốc gia, hoàn toàn xoá bỏ phân biệt về giá, lệ phí đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Ký hiệp định song phương về khuyến khích, bảo hộ đầu tư với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, gia
nhập và hoạt động tích cực trong WTO

3. Tiếp tục cải cách hành chính nhà nước,các nhà đầu tư nước ngoài đều được mua cổ phiếu của nhà
nước

4. Chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần, mở rộng tỷ lệ mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp

Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước, hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là khá khả quan. Năm
2003, dự án FDI đạt tổng doanh thu gần 70tỷ USD. Bốn tháng đầu năm 2004 có 139 dự án FDI được
cấp phép với 470 triệu USD và 57 dự án xin tăng vốn đầu tư( trên 420 triệu USD) đưa tổng số vốn
đầu tư 870 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng trong tổng số vốn đầu tư xã
hội( khoảng 20%) và tỷ lệ đóng góp đều đặn qua các năm. Nó là một phần không thể thiếu trong bản
thể nền kinh tế.

tiểu kết: Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cùng
đan xen trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mỗi thành phần kinh tế lại có một vai trò nhất
định trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế
để bảo đảm cho nó bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển.

Để làm được điều đó, Nhà nước ta chủ chương:" xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở
phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa."( điều 15 hiến pháp 1992)

You might also like