You are on page 1of 27

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

BÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Hình thức thi: Tiểu luận

Thời gian thi: 3 ngày

Đề tài: Giải pháp khai thác, sử dụng năng lượng gió của Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

HT LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

MỤC LỤC

Mục

lục…………………………………………………………………………..1 Lời
mở đầu……………………………………………………………….………3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ
.………………………..…………………….….5

1. Sơ lược về nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn

…………………………..5 1.1. Nhận thức chung về tài nguyên thiên

nhiên…………………………....5 1.1.1. Khái

niệm………………………………………………………….5 1.1.2. Phân loại

tài nguyên thiên nhiên………………………………..…5

1.1.3. Các vấn đề liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên

nhiên……………………………………………………...…6 2. Nguồn tài

nguyên vô hạn…………………………………………………..6 3. Nguồn tài

nguyên gió……………………………………………………....7 3.1. Khái

quát về năng lượng gió…………………………………………..7 3.2. Lợi ích

của năng lượng gió……………………………………………8 3.3. Nhược

điểm của năng lượng gió……………………………………...10

CHƯƠNG II: VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG


GIÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ……………………………………...12

1. Thực trạng tại Việt

Nam………………………………………………..…12 1.1. Những tiềm

năng của năng lượng gió tại Việt Nam …………………12

HT 1 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

1.2. Sự phát triển của năng lượng điện gió tại Việt Nam…………………13

1.2.1. Khái quát

chung………………………………………….…..…..13 1.2.2. Hiệu quả

kinh tế của điện gió tại Việt Nam ..………….….…….14 1.2.3. Hiệu quả

xã hội của điện gió ở Việt Nam…………………….....15

2. Những thách thức trong việc phát triển nguồn năng lượng gió tại Việt
Nam……….……………………………………………………......16

3. Nguyên nhân của những thách thức…………………………………....…17

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO VIỆC KHAI THÁC,
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA…………………………………..…19

1. Xu hướng khai thác, sử dụng nguồn năng lượng gió của Việt Nam……..19

2. Những giải pháp tối ưu cho việc khai thác và sử dụng năng lượng gió ở
Việt Nam
……………………………………………………………..….20

KẾT

LUẬN………………………………………………………………....…23 Tài

liệu tham khảo………………………………………………..…………....24


HT 2 LỚP NIÊN CHẾ: LT
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhân loại đang bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI. Thiếu hụt năng
lượng và vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là những mối đe dọa sự phát triển
bền vững của ngôi nhà chung “trái đất” của chúng ta. Ngay cả nguồn thủy điện
tưởng như vô hại đến môi trường thì nay người ta đã phải quan tâm đến những
hậu quả
nghiêm trọng là làm mất cân bằng sinh thái. Do vậy, việc khai thác và sử dụng
các nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng hạt nhân, năng lượng địa
nhiệt, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời là hướng đi quan trọng trong quy
hoạch phát triển năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố
đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế.
Nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mức sống của
người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu
cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là
một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Tìm nguồn năng lượng mới nhất là
một nguồn năng lượng tái tạo đã trở thành một giấc mơ cần biến thành hiện thực,
một nhu cầu, một bài toán cho nước ta nói riêng và nhân loại nói chung. Trong
các nguồn năng lượng tái tạo này, cho đến nay, chỉ có thủy điện là đáng kể.
Trong những nguồn còn lại: điện gió, điện mặt trời, trái đất, biomass cho đến nay
tiềm năng lớn là năng lượng gió. Nó được xem như dạng năng lượng ưu việt
trong tương lai, đó là nguồn năng lượng sạch, vô tận và là nguồn năng lượng
thân thiện với môi trường.
Đó cũng là lý do mà em chọn làm tiểu luận về đề tài này.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:

HT 3 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

∙ Đối tượng nghiên cứu: năng lượng gió trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
∙ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát về nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn, phân tích, tìm hiểu các
mặt tác động của nguồn năng lượng gió và thực trạng của nó trong thời kỳ Việt
Nam đang trên đà phát triển. Từ đó đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng
năng lượng gió của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: ở đất nước Việt Nam.
- Về thời gian: khoảng từ năm 2016-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài.
Bước 2: Tiến hành đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu đó. Những tài liệu này
cung cấp gợi ý giúp xác định chính xác vấn đề và hình thành cơ sở lý luận
cho bài tiểu luận. Đó là các thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
hạn mà cụ thể là năng lượng gió.
Bước 3: Nghiên cứu về thực trạng, sự ảnh hưởng tới các vấn đề liên quan và đưa
ra giải pháp tối ưu nhất cho đề tài nghiên cứu.
5. Kết cấu của bài tiểu luận:
Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và một số vấn đề liên quan đến nguồn năng lượng gió.
Chương 2: Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng gió ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Chương 3: Kiến nghị giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng năng lượng
gió của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

HT 4 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN


QUAN ĐẾN NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ.

1. Sơ lược về nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn:


1.1. Nhận thức chung về tài nguyên thiên nhiên:
1.1.1. Khái niệm:
Theo nghĩa hẹp: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các nguồn dự trữ vật
chất, năng lượng của tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế
biến để tạo ra sản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.
Theo nghĩa rộng: Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật
chất, thông tin tồn tại khách quan với ý muốn của con người, có giá trị tự
thân, mà con người có thể sử dụng trong hiện tại và tương lai, phục vụ cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
1.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:
- Theo vị trí phân bố:
+ Tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt trái đất
+ Tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất
+ Tài nguyên thiên nhiên khác
- Theo công dụng kinh tế:
+ Tài nguyên thiên nhiên nhiên liệu-năng lượng
+ Tài nguyên thiên nhiên cho công nghiệp khai khoáng
+ Tài nguyên khí hậu-đất-nước
+ Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên biển

HT 5 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

- Theo thành phần hóa học:


+ Tài nguyên vô cơ
+ Tài nguyên hữu cơ
- Theo khả năng tái sinh:
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh ( bao gồm nguồn tài nguyên vô
hạn và nguồn tài nguyên hữu hạn có khả năng phục hồi )
+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh
1.1.3. Các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên: ❖ Sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là thành phần không thể thiếu trong hệ nuôi dưỡng sự sống.

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản, cần thiết cho các hoạt động sản xuất.

Hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện hữu trong môi trường tự nhiên thuộc
sở hữu chung dẫn đến việc khai thác quá mức nếu không có sự quản lý.

❖ Các yêu cầu cơ bản:


Tạo ra năng suất khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức cao nhất.
Nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
với số lượng và chất lượng cao nhất, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Bảo đảm hiệu quả cao trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm
giảm chi phí khai thác, làm cho chất lượng sản phẩm cao hơn, giảm thiểu các tác
động tiêu cực trở lại của tài nguyên thiên nhiên với môi trường.

2. Nguồn tài nguyên vô hạn:

Nguồn tài nguyên vô hạn là các loại tài nguyên có thể bổ sung liên tục như
năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời và các dạng
năng lượng

HT 6 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

phái sinh của nó như năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng các dòng chảy
đại dương, sông, suối…

Nhìn chung, nguồn tài nguyên vô hạn có nhiều ưu điểm. Đó thường là những
nguồn năng lượng sạch, do bản thân chúng chính là một thành tố không thể tách rời
của môi trường, nên rất gần gũi, thân thiện với con người. Đây cùng là loại năng
lượng rẻ tiền do việc khai thác và sử dụng chúng hầu như không phải trả thuế tài
nguyên, và đặc biệt có khả năng khai thác lâu dài

Tuy nhiên , nguồn tài nguyên này cũng có nhiều hạn chế . Cụ thể , các nguồn tài
nguyên vô hạn chủ yếu là tài nguyên năng lượng , có mức độ tập trung không cao ,
thường phân bố không đồng đều trong không gian ( nơi nhiều , nơi ít , nơi có , nơi
không ) và cả trong thời gian ( năng lượng mặt trời chủ yếu chỉ có trong khi mặt trời
lên ) . Khả năng khai thác phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên với hiệu suất
thường không cao ; điển hình như hệ số chuyển hóa năng lượng mặt trời thường
dưới 45 % và không có khi về đêm . Do vậy , các nguồn tài nguyên vô hạn , nếu
chỉ khai thác , sử dụng riêng chúng , thường không đáp ứng được các hoạt động
cần có năng lượng tập trung cao và cần cung cấp liên tục trong thời gian dài .

3. Nguồn tài nguyên gió:


3.1. Khái quát về năng lượng gió:

Gió là dạng năng lượng đến từ tự nhiên. Nó được sinh ra nhờ sự di chuyển của
không khí trong bầu khí quyển. Đây là dạng năng lượng gián tiếp của năng lượng
mặt trời. Gió được sinh ra nhờ kết quả của việc mặt trời và trái đất không cùng nằm
trên một đường thẳng. Trái đất quay xung quanh mặt trời và bị đốt nóng không đều
trong bầu khí quyển.

HT 7 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Năng lượng gió là quá trình gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình để tạo ra
năng lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị chuyển hóa từ động năng thành cơ năng.
Cơ năng có thể được dùng để sử dụng cho các nhiệm vụ khác nhau như( xay hoặc
nghiền ngũ cốc, bơm nước). Việc sử dụng năng lượng gió là một cách lấy năng
lượng tự nhiên từ thời xa xưa. Người ta sử dụng gió để tạo ra điện, vận dụng sự
chuyển động của luồng không khí tạo ra trong chuyển động. Tuabin gió mang năng
lượng gió chuyển thành điện năng.
Những bộ phận chính trong tuốc bin gió gồm có: động cơ điện một chiều, cánh
quạt gió, đuôi lái gió, trụ và cột , bộ phận đổi điện cho thích hợp với bình ắc qui và
máy đổi điện (inverter) để đổi sang dòng điện xoay chiều. Phần lớn điện từ máy
phát điện gió được hòa nhập vào mang điện chung (grid line) vừa giản tiện, vừa
giảm giá điện. Tuy nhiên điện từ máy phát điện gió cũng có thể tồn trữ trong bình
ắc quy để sử dụng trong phạm vi nhỏ cho những nơi xa thành phố. Tuốc bin gió có
hai lọai chính: loại trục ngang (Horizontal Axis Wind Turbine hay gọi nôm na
HAWT - là lọai truyền thống hiện đang thịnh hành nhiều nơi trên thế giới) và loại
trục thẳng (Vertical Axis Design) - là lọai công nghệ mới có lợi điểm là cánh quạt
luôn quay ổn định với mọi chiều gió).
3.2. Lợi ích của năng lượng gió:

Đối với nguồn năng lượng gió sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật đã trở thành lợi thế
so với nhiều nguồn năng lượng tự nhiên khác. Gió mang lại một số lợi ích to lớn
cho con người:

∙ Gió – nguồn năng lương không gây ko nhiễm môi trường

Lợi ích to lớn mà nguồn năng lượng này mang đến đó là không gây ô nhiễm
môi trường. Bởi đây là nguồn năng lượng tái tạo và dễ khai thác. Bên cạnh đó, lợi
thế vị

HT 8 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

trí của Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính vì vậy, chúng ta có điều
kiện thuận lợi để khai thác nguồn gió lớn khu vực.

∙ Lợi thế có diện tích khai thác lớn

Không giống như nguồn năng lượng mặt trời, khai thác nguồn năng lượng gió
có lợi thế về diện tích khai thác. Sử dụng các tuabin, xây dựng trên các nông trại.
Do đó, đây là lợi thế cho phát triển kinh tế và thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp
khác.
∙ Tiết kiệm tiền điện

Hiệu quả của việc sử dụng gió là nguồn nguyên liệu sản xuất ra điện. Do áp
dụng công nghệ hiện đại nên năng lượng gió rẻ hơn. Hơn nữa, chị phí lắp đặt
tuabin cũng thấp hơn so với một nhà máy than. Đặc biệt không gây hại cho môi
trường.

∙ Giảm sự phụ thuộc vào thủy điện

Tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào thủy
điện. Đối với nguồn điện thủy điện phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng nước. Nếu
điều kiện thời tiết bị hạn hán sẽ không cung cấp đủ cho việc sản xuất điện. Ngược
lại gió lại dễ dàng khai thác.

Việc sử dụng năng lượng gió vừa giảm tải như cầu sử dụng do thủy điện cũng
cấp vừa tạo sự linh hoạt trong việc chuyển đổi nguồn năng lượng.

∙ Tạo nguồn thu nhập cho người dân

Lợi ích tiếp theo của việc sử dụng năng lượng gió tạo cơ hội việc làm cho nhiều
người. Đặc biệt là những hộ dân kẻ vùng xa xôi, hẻo lánh – nơi thích hợp để lắp đặt
tuabin gió. Không những mang lại lưới điện rẻ cho người dân mà năng lượng gió
còn giúp nông dân có thêm thu nhập để cải thiện kinh tế. Với như cầu sử dụng điện
càng

HT 9 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

cao, chúng ta có thể tin rằng việc sử dụng năng lượng gió là giải pháp bền vững vào
hiệu quả.

∙ Năng lượng gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo


Trong khi than đá và gỗ là những nguồn năng lượng không thể tái tạo được. Có
một điều chắc chắn rằng, năng lượng gió sẽ luôn luôn tồn tại. Nếu có sự nỗ lực lớn
hơn để đưa năng lượng gió vào khai thác. Sẽ làm giảm việc sử dụng các nguồn
không thể tái tạo được. Mà việc khai thác các nguồn năng lượng này sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến thế hệ mai sau.
3.3. Nhược điểm của năng lượng gió:
Nhược điểm lớn nhất năng lượng gió là nó không liên tục. Điện có thể được sản
xuất và cung cấp đầy đủ khi gió đủ mạnh. Cũng có thời điểm gió tạm lắng. Việc sản
xuất điện bằng năng lượng gió là không thể. Những nỗ lực đã được thực hiện lưu
trữ năng lượng gió thành công và sử dụng nó kết hợp với các dạng năng lượng
khác. Tuy nhiên, để nguồn năng lượng này trở thành một nguồn năng lượng chính
trong tương lai gần. Những nỗ lực này cần phải được nhanh chóng và rộng rãi hơn.
Đe dọa động vật hoang dã: Khi lắp đặt tuabin gió, nguy cơ về mất an toàn cho
các loài động vật đã được cảnh báo. Các loài chim hay các sinh vật khác có thể bay
vào khu vực khi các tua bin đang hoạt động. Trường hợp này rất dễ gây tai nạn và
ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của chúng.
Chi phí lắp đặt cao: Hệ thống tua bin được xây dựng trên dây chuyền công
nghệ cao. Chính vì thế, mức chi phí lắp đặt cho toàn bộ hệ thống là không hề rẻ. Ô
nhiễm tiếng ồn: Khi vận hành tuabin gió có thể tạo ra âm thanh ở mức 50-60
decibel – ngưỡng âm thanh con người có thể nghe được. Nhưng đối với cả một hệ
thống thì không thể dám chắc về sự êm ái của nó khi hoạt động. Rất có thể chúng
có thể gây phiền toái cho các hộ dân xung quanh.

HT 10 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Mức cảnh báo về an toàn cho người dân: Do được lắp đặt ngoài trời, nên các
tuabin rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên. Gặp điều kiện thời tiết bất lợi
như gió bão mạnh có thể gây thiệt hại cho chúng. Lưỡi dao bị trục trặc có thể gây
nguy cơ mất an toàn cho người dân gần đó.
Hạn chế về vị trí lắp đặt: Năng lượng gió chỉ thích hợp ở các vị trí có tốc độ gió
cao. Khi xây dựng, người dân đã tính toán và thiết lập kỹ lưỡng. Thông thường
những nơi thích hợp đó là vùng sâu vùng xa.
Đó là một số mặt hạn chế của năng lượng gió, nhưng nếu xét về cơ bản thì
những ảnh hưởng đến môi trường của nguồn năng lượng này so với những ảnh
hưởng của các nguồn năng lượng hóa thạch thì gió vẫn có thể được xem là nguồn
năng lượng sạch và ít gây tác động đến môi trường.

HT 11 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN
CHƯƠNG II: VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Thực trạng tại Việt Nam:


1.1. Những tiềm năng của năng lượng gió tại Việt Nam:

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc
nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày càng tăng cao. Trong vòng 20 năm
trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng đạt mức 12-13%/năm,
gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Đứng trước nguy cơ các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang khai thác ngày càng
cạn kiệt, thâm hụt, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử dụng và thúc đẩy phát
triển nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa, trong đó, phải kể đến năng lượng
gió. Với nhiều chính sách ưu đãi, nhưng đến nay, năng lượng gió vẫn phát triển
một cách khiêm tốn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài
hơn 3.000 km, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn
nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được
ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương
đương công suất 512 GW.

HT 12 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:


Tốc độ Thấp Trung Tương đối Cao Rất cao
gió (<6m/s) bình cao (7-8m/s) (8-9m/s) (>9m/s)
trung (6-7m/s)
bình

Diện tích 197.242 100.367 25.679 2.178 111


(km2)

Tỷ lệ 60,6 30,8 7,9 0,7 >0


diện
tích (%)

Tiềm - 401.444 102.716 8.748 482


năng
(MW)

Việt Nam đã ứng dụng rất tốt nguồn năng lượng gió này:
Từ khi chúng ta lập quốc, ngư phủ Việt Nam đã dùng tàu buồm để ra khơi đánh
cá quanh những hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho đến ngày hôm nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Việt Nam
đã biết dùng năng lượng gió vào quá trình sản xuất như bơm nước nhờ sức gió,
nghiền nhỏ các sản phẩm lương thực,…và đặc biệt sức gió có thể tạo ra dòng điện
phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam.
1.2. Sự phát triển của năng lượng điện gió tại Việt Nam:
1.2.1. Khái quát chung:
Là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu,
Việt Nam đã ra sức đầu tư sản xuất điện gió nhằm bắt kịp nhu cầu năng lượng trong
nước đang tăng vọt và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam đang
đề ra các mục tiêu phát triển điện gió tham vọng hơn bất kỳ nước nào khác trong
khu vực. Song song đó, các chính sách hấp dẫn cũng đã kêu gọi được nhiều nhà
đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

HT 13 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Tổng công suất điện gió hiện nay là 327 MW. Với nguồn vốn nước ngoài đang
tăng lên, Việt Nam dự kiến vào năm 2021 sẽ lắp đặt các dự án điện gió cả ngoài
khơi lẫn trong đất liền nhằm nâng công suất lên 1GW. Nếu thành công, Việt Nam
sẽ vượt qua Thái Lan để vươn lên dẫn đầu ngành năng lượng gió trong khu vực.
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean) phát triển điện gió ngoài khơi với các dự án đã được lắp đặt hiện đạt 99
MW.
Không dừng lại ở đó, trong bản quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hiện
hành, Việt Nam còn có mục tiêu nâng tổng công suất điện gió lên 6.000 MW vào
năm 2030.
Các công trình điện gió đã và đang được lắp đặt tại Việt Nam:
∙ Chiều ngày 29/11/2019, tại xã Bắc Phong và xã Lợi Hải, huyện Thuận
Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam
(Trungnam Group) đã tổ chức lễ phát điện dự án điện gió Trung Nam
(giai đoạn 2) với tổ máy đầu tiên công suất 4,0 MW/trụ - Đây là loại
tua bin gió trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
∙ Dự án điện gió Hướng Phùng 2 được đưa vào hoạt động năm 2020 ở xã
Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
∙ Dự án điện gió Hiệp Thạnh được đưa vào hoạt động năm 2021 ở xã
Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
∙ Dự án điện gió V1-2 Trà Vinh được đưa vào hoạt động năm 2021 ở xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng…
1.2.2. Hiệu quả kinh tế của điện gió tại Việt Nam:
Hiện nay có 2 loại máy phát điện nhờ sứcgió: máy phát điện độc lập loại nhỏ không
hòa lưới điện và máy phát điện loại lớn được hòa vào lưới điện. Từ trước các nhà
nghiên cứu thường sử dụng phong điện ở những nơi xa xôi,hải đảo. Ở các địa
phương này do có vị trí địa lý đặc thù, dân cư thưa, đời sống của người dân còn
thấp

HT 14 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

nên việc xây dựng lưới điện cho các địa phương này gặp nhiều khó khăn, đầu tư
kinh phí cao. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã lợi dụng hệ thống
phong điện phát điện độc lập loại nhỏ không hòa lưới điện làm giảm chi phí đầu tư
và lắp đặt lưới điện.
Ở Việt Nam, chi phí cho một trạm phong điện 4.800 kW khoảng 3.000.000
euro. Với 500 trạm phong điện loại 4.800 kW sẽ có công suất 2,4 triệu kW, chi phí
hết 1,50 tỷ euro. Về giát hành sản xuất, nếu chỉ tính trạm phong điện đủ gió để hoạt
động 2.200 giờ (khoảng ¼ thời gianmột năm) thì một trạm 4.800 kW trong 10
nămcó sản lượng điện là 105.600.000 kWh, toàn bộ chi phí xây dựng và bảo dưỡng
trong 10 năm đầu là 3.240.000 euro, thì chi phí cho 1 kWh trong 10 năm đầu sẽ là
0,031 euro. Trong 10 năm tiếp theo chỉ phải chi cho việc duy tu bảo dưỡng
(240.000 euro), nên giá thành 1 kWh sẽ chỉ là 0,0023 euro. Nếu như có thể sử dụng
được càng nhiều nguồn năng lượng này thì sẽ đem lại giá trị rất lớn cho xã hội.
Thông qua quá trình tìm tòi vàn ghiên cứu trong những năm gần đây, kỹ thuật phát
điện từ năng lượng gió ngày càng được nâng cao, tính ổn định của hệ thống phát
điện từ năng lượng gió ngày càng được cải thiện, chi phí đầu tư càng ngày càng
giảm. Điều này làm cho tốc độ phát triển và quy mô nhà máy phát điện dùng năng
lượng gió càng phát triển.Ngành công nghiệp phát điện nhờ năng lượng gió liên
quan đến rất nhiều ngành khoa học khác như điều khiển, máy điện, kết cấu nguyên
vật liệu... Sự phát triển của nó sẽ tạo động lực cho các ngành liên quan phát triển.
1.2.3. Hiệu quả xã hội của điện gió ở Việt Nam:
Tận dụng được diện tích đồi trọc để xây các tuốc bin gió: Nước ta có một dải
đất duyên hải miền Trung nắng nóng, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc giáp Trung
Quốc là những nơi đất đai hoang hóa và thường bỏ trống nên nếu xây dựng trạm
điện gió tại đây sẽ tận dụng được diện tích đất trống, đồi trọc.

HT 15 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Khai thác và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gây
ô nhiễm môi trường sinh thái. Các nguồn năng lượng này khi đốt cháy sẽ tạo ra một
số chất gây ô nhiễm môi trường như khí CO2, SO2 .... Phát triển thủy điện, điện hạt
nhân đều là các phương án giải quyết hữu hiệu, tuy nhiên môi trường sinh thái vẫn
bị ảnh hưởng khi phát triển thủy điện và vấn đề an toàn trong phát triển điện hạt
nhân thì chưa làm con người yên tâm. Như vậy, phát triển phong điện được xem là
phương án hữu hiệu hiện nay.

2. Những thách thức trong việc phát triển nguồn năng lượng gió tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, năng lượng gió chủ yếu được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất
điện năng. Đối với một số ngành công nghiệp khác thì có nhiều doanh nghiệp đã
nghiên cứu nguồn tài nguyên gió và đưa vào sử dụng thử nghiệm nhưng đều có kết
quả không mấy thành công.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tạp Chí Năng lượng Việt Nam (Bộ Công thương), nhìn
nhận, tính khả thi của quy hoạch được lý giải như sau: “Do tác động của dịch Covid
19, công tác triển khai xây dựng gặp khó khăn về nhập khẩu các thiết bị, thiếu
chuyên gia nước ngoài phối hợp kỹ thuật, dẫn đến nhiều dự án không kịp tiến độ
theo cơ chế FIT, mạng lưới truyền tải chưa đáp ứng, khối lượng lưới chưa đủ lớn để
truyền tải, nhu cầu đất đai cho các dự án điện gió trên bờ cần khoảng 28.000 ha,
vấn đề mất đất trồng trọt và kế sinh nhai của người dân đang là mối quan tâm sâu
sắc”.
Ngoài những thách thức nêu trên, điện gió ngoài khơi cũng đang là một thách
thức lớn đối với ngành năng lượng Việt Nam, khi các nước trên thế giới đang chạy
đua lắp đặt với nhiều đặc điểm ưu việt, lợi ích. Ở Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn
được coi là công nghệ mới, khi triển khai chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề về công
nghệ cũng như chi phí phát triển.

HT 16 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng (Bộ Công thương):
“Giá điện gió trên thế giới những năm gần đây đã giảm nhiều, tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển sử dụng các nguồn năng lượng này. Ở Việt Nam, giá điện gió và
điện mặt trời cũng đang giảm nhanh, không còn đắt như những năm trước và hoạt
động phát triển nguồn điện này cũng bắt đầu khởi sắc. Chính phủ cũng đang tạo
các điều kiện để đẩy nhanh việc phát triển nguồn năng lượng sạch này”.
Mặc dù có tiềm năng phát triển khá cao nhưng tương lai của ngành năng lượng
gió vẫn chưa xác định. Biểu giá bán hiện tại chỉ áp dụng cho đến tháng 11/2021, tuy
vậy, chính phủ vẫn chưa tiết lộ hướng phát triển sau khi chương trình này kết thúc.
Theo đó, nhà máy điện gió ở mũi Kê Gà dự kiến đến năm 2027 mới có thể hoàn
thiện, cũng đang chịu ảnh hưởng bởi biểu giá này.
Ngoài ra, quá trình khai thác nguồn tài nguyên gió còn đe dọa đến sự sống của
động vật hoang dã, gây ô nhiễm tiếng ồn, gây nguy hiểm cho con người, gây nhiễu
sóng điện thoại…
Được xem là nguồn năng lượng sạch vì không tạo ra phát thải các loại khí gây
hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên trong thực tế có thể thấy, để phát triển nguồn năng
lượng sạch này ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức khá lớn đối với Nhà nước,
cũng như các doanh nghiệp.

3. Nguyên nhân của những thách thức:


Thứ nhất: Vì sao điện gió với “tiềm năng lớn” vẫn không đủ hấp dẫn để thu hút
các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước?
Thông qua các cuộc hội thảo, bàn luận, nhiều lý do được đưa ra tập trung vào
các quyết định hành chính, chính sách ưu đãi, nguồn vốn, hạ tầng... Trong kết quả
tính của quy hoạch điện 8, dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 19.5 GW điện gió,
trong khi hiện nay mới chỉ có 400 MW.

HT 17 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Thứ hai: Do công nghệ của nước ta chưa phát triển tiên tiến bằng công nghệ của
những nước khác trên thế giới nên có sự cạnh tranh về nhiều mặt như giá cả, chất
lượng thành phẩm…mà nguồn năng lượng gió có thể tạo ra.
Thứ ba: Do sự biến động của môi trường, khí hậu và thời tiết. . Điện có thể
được sản xuất và cung cấp đầy đủ khi gió đủ mạnh. Cũng có thời điểm gió tạm
lắng, gió nhẹ…gây ảnh hưởng đến việc hoạt động liên tục của các tuabin gió.
Thứ tư: Khi lắp đặt tuabin gió, nguy cơ về mất an toàn cho các loài động vật đã
được cảnh báo. Các loài chim hay các sinh vật khác có thể bay vào khu vực khi các
tua bin đang hoạt động. Trường hợp này rất dễ gây tai nạn và ảnh hưởng đến môi
trường sống tự nhiên của chúng.
Thứ năm: Khi vận hành tuabin gió có thể tạo ra âm thanh ở mức 50-60 decibel
ngưỡng âm thanh con người có thể nghe được. Nhưng đối với cả một hệ thống thì
rất có thể gây phiền toái cho các hộ dân sống xung quanh.
Thứ sáu: Do được lắp đặt ngoài trời, nên các tuabin rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi
trường tự nhiên. Gặp điều kiện thời tiết bất lợi như gió bão mạnh có thể gây thiệt
hại cho chúng. Lưỡi dao bị trục trặc có thể gây nguy cơ mất an toàn cho người dân
gần đó.
Thứ bảy: do làm thay đổi dòng không khí tại khu vực đặt các trạm điện gió nên
làm nhiễu xạ gây trở ngại cho việc phát tuyến trong truyền thanh và truyền hình.
Thứ tám: Do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng và chi phối đến toàn cầu nên ít nhiều
nền công nghiệp sử dụng năng lượng gió của nước ta cũng bị ảnh hưởng trong thời
gian này.

HT 18 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỐI ƯU


CHO VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
GIÓ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1. Xu hướng khai thác, sử dụng nguồn năng lượng gió của Việt Nam: Việt Nam
nói riêng cũng như thế giới nói chung đang không ngừng nghiên cứu những cách
thức phát triển đất nước mà giảm thiểu tối đa những gây hại cho môi trường. Vậy
nên, việc sử dụng nguồn năng lượng gió để phục vụ cho các nền công nghiệp đang
dần trở nên phổ biến.
Nguồn năng lượng gió chủ yếu được khai thác và sử dụng trong nền công
nghiệp điện năng. Vậy nên, có thể nó sẽ được khai thác rộng rãi nhưng sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả hơn trong tương lai. Việt Nam cũng sẽ theo đuổi mục tiêu phát
triển điện gió như một thành phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai.

Trong những năm vừa qua, sau khi thực hiện cải cách kinh tế theo lối mở cửa
thị trường thì cơ cấu kinh tế của nước ta đã có những thay đổi cơ bản từ nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. Do đó, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của
Việt Nam cũng ngày càng cao và có xu hướng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP,
điều đó cho thấy VN đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng cao cũng đặt ra bài toán cần có một chiến lược lâu dài
ổn định. Các chính sách đưa ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thiểu tác hại
đến môi trường nhằm tránh đi ngược lại với xu hướng của thế giới.

HT 19 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

2. Những giải pháp cho việc khai thác và sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam:
Gió là một tài nguyên thiên nhiên, một nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn. Năng
lượng gió tiềm tàng vô tận, khoảng 10 triệu tỷ KW. Nếu chỉ khai thác sử dụng 10%
nguồn năng lượng gió cũng đủ sử dụng cho toàn thế giới.
Để khắc phục việc không liên tục của nguồn năng lượng gió, chúng ta cần thực
hiện lưu trữ năng lượng gió hoặc dùng kết hợp với các dạng năng lượng khác. Một
khả năng khác là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các
bồn chứa ở trên cao và dùng nước để vận hành tua-bin khi không đủ gió.
Lập rào chắn, cài đặt các thiết bị xua đuổi chim, thú để chúng tránh xa tuabin
gió. Tiến hành lắp đặt tua bin gió ở xa khu dân cư hoặc di dời khu dân cư ra xa để
tránh tiếng ồn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ.
Thị trường đầu ra cho các thiết bị năng lượng tái tạo sẽ được thúc đẩy trong đó
có tua bin gió, bằng cách đẩy mạnh các dự án năng lượng tái tạo thông qua các
chính sách như tiêu chuẩn danh mục năng lượng tái tạo, hoặc dành các ưu đãi về
thuế, phí thuê đất… cho các dự án năng lượng tái tạo.
Đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc sản xuất nội địa các thiết bị năng lượng
tái tạo cụ thể là năng lượng gió như tư vấn hỗ trợ chủ đầu tư thiết kế tổ chức quản
lý dự án, ưu đãi về tiếp cận nguồn vốn và lãi suất hay các ưu đãi về thuế, phí và
sử dụng cơ sở hạ tầng.
Việc thu hút sản xuất nguyên chiếc tuabin gió tại Việt Nam là khó khả thi. (Vì
quy mô thị trường của Việt Nam dù tính ở mức tiềm năng vẫn là khá nhỏ, khó có
sức hút với các công ty đa quốc gia. Với chi phí vận chuyển cao, các công ty sản
xuất tua bin có xu hướng đặt nhà máy tại các thị trường lớn nhất để giảm chi phí.
Nếu được đặt ở Việt Nam, thị trường quy mô nhỏ sẽ không mang lại hiệu quả do
vốn đầu tư ban đầu lớn, trong khi sẽ tốn chi phí vận chuyển sang các thị trường quy
mô lớn nếu thị trường Việt Nam không thể hấp thụ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam sử
dụng các

HT 20 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

biện pháp như quy định tỷ lệ nội địa hóa cũng khó khả thi khi đã là thành viên của
WTO). Tuy nhiên sẽ khả thi hơn nếu nước ta chỉ tập trung thu hút sản xuất một số
bộ phận cụ thể. Xu hướng hiện nay trên thế giới là tổ chức mạng lưới sản xuất toàn
cầu. Trong đó, một sản phẩm không được sản xuất hoàn toàn tại một quốc gia mà
được phân tán thành nhiều linh kiện bộ phận được sản xuất lắp ráp tại nhiều quốc
gia. Một chiếc tua bin gió thông thường (loại > 1 MW) bao gồm 8.000 chi tiết linh
kiện. Cơ hội cho Việt Nam tham gia sản xuất một phần trong đó là rất lớn. Để xác
định được bộ phận có lợi thế của Việt Nam, ta có thể chia các bộ phận chính của
một chiếc tua bin thành ba loại chính. Loại thứ nhất là các bộ phận đòi hỏi nhiều
nguyên vật liệu như cột tua bin. Loại thứ hai là bộ phận đòi hỏi nhiều lao động như
cánh gió. Loại cuối cùng cần nhiều vốn đầu tư như các bộ phận ổ bi, hộp số, máy
phát. Với lợi thế về tài nguyên và lao động, Việt Nam có vẻ có lợi thế ở các sản
phẩm thuộc nhóm một và hai.
Trong nền kinh tế thị trường, chúng ta không đặt vấn đề Nhà nước can thiệp sâu
vào quá trình kinh doanh, hoặc sử dụng những biện pháp can thiệp làm méo mó thị
trường. Vai trò của Nhà nước được đặt ra ở đây là trên hai phương diện: thông tin và
tổ chức. Nhà nước có thể thông qua một tổ chức đại diện, có thể dưới hình thức như
một hiệp hội, để thực hiện vai trò này. Với chức năng thông tin, hiệp hội này sẽ là
trung gian tìm hiểu thông tin yêu cầu từ các nhà sản xuất nước ngoài, tổ chức dịch
thuật, phổ biến, tư vấn thông tin cho các doanh nghiệp trong nước. Với chức năng
tổ
chức, hiệp hội không trực tiếp đàm phán nhưng có thể đứng ra cung cấp các dịch vụ
tư vấn pháp lý, nhận ủy quyền đàm phán cho các doanh nghiệp. Như vậy có thể
đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sân chơi quốc tế mà không bị
"mù thông tin" và có các biện pháp đảm bảo pháp lý cần thiết.

HT 21 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Cuối cùng là rà soát và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp (với các hiệp
định thương mại tự do đã và sẽ ký kết) để tăng cường nội địa hóa, nâng dần tỷ lệ nội
địa hóa các trang thiết bị, công nghệ năng lượng gió ở Việt Nam.
Nói chung, có thể tóm lược lại con đường thực hiện mục tiêu nội địa hóa ngành
sản xuất tua bin gió như sau. Trước hết, đặt mục tiêu thu hút một phân đoạn sản
xuất của quá trình sản xuất tua bin, cụ thể là các bộ phận thuộc nhóm ba, thâm
dụng tư bản nhưng có chi phí vận chuyển thấp. Song song với quá trình đó là thiết
lập một cơ chế trung gian như dạng hiệp hội do Nhà nước tài trợ đóng vai trò cung
cấp thông tin và tổ chức để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào quá
trình sản xuất phụ trợ cho các nhà sản xuất nước ngoài. Sau đó mới từ từ dùng các
biện pháp hỗ trợ thông thường như ưu đãi, trợ cấp… để thúc đẩy các doanh nghiệp
vừa và nhỏ này phát triển quy mô trở thành các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM).
Với cách tiếp cận như vậy, mục tiêu đã đề ra đối với tỷ lệ nội địa hóa quy định
trong phê duyệt chiến lược sẽ rõ ràng và không còn bất khả thi.

HT 22 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

KẾT LUẬN
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái
Đất, là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là
một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được
biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng
năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng
gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát
minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được biến
đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ học thì
dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ môn cơ học dòng chảy
tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các cánh quạt cũng
được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuốc bin gió, khái niệm cối
xay gió không còn phù hợp nữa vì chúng không còn có thiết bị nghiền. Từ sau
những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1970 việc nghiên cứu sản xuất năng
lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát triển
các tuốc bin gió hiện đại.
Ngoài những nhược điểm và thách thức ra thì nguồn năng lượng gió vẫn được
ưu ái nhờ tính sạch và thân thiện với môi trường của nó. Cũng từ đây mà ngành
công nghiệp khai thác năng lượng gió nói riêng và nguồn năng lượng tái tạo nói
chung phát triển song song với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Cho tới ngày hôm nay, ta có thể thấy được quy mô của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực khai thác năng lượng gió được mở rộng và tiên tiến như thế nào dù cho có bị
ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Điển hình là việc hàng loạt những nhà máy điện
gió được lắp đặt tại miền Trung Việt Nam trong năm 2021.

HT 23 LỚP NIÊN CHẾ: LT


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN

Gió là một tài nguyên thiên nhiên, một nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn. Năng
lượng gió tiềm tàng vô tận, khoảng 10 triệu tỷ KW. Nếu chỉ khai thác sử dụng 10%
nguồn năng lượng gió cũng đủ sử dụng cho toàn thế giới. Vậy nên nước ta cần phải
chú trọng hơn tới nền công nghiệp năng lượng gió cùng với việc thực thiện những
giải pháp tối ưu nhất để có thể khai thác và sử dụng tối đa nguồn tài nguyên này.
❖ Các tài liệu tham khảo:
▪ Giáo trình Kinh tế môi trường - HVTC
▪ Năng lượng gió-Wikipeadia
▪ Web EBOOKBKMT-VMTC (Vietnam M&E Technology Communlty) ▪
123doc.net/kholuanvan
▪ http://tapchivatuyentap.tlu.edu.vn/Portals/10/So%2017/3_10.pdf ▪ Mô
hình sản xuất năng lượng tái tạo bền vững từ thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên(2016), luận văn thạc sỹ kinh tế Phạm Hương Giang/Học viện
Khoa học xã hội Việt Nam.
▪ Quản lý nhà nước về lĩnh lực năng lượng tái tạo (Đăk Lắk-2019)/luận
văn thạc sĩ (tác giả:Trần Thị Mỹ Hạnh)
▪ Báo cáo cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn (ThS Lê Thị Bích
Ngọc)

HT 24 LỚP NIÊN CHẾ: LT

You might also like