You are on page 1of 69

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PLKT .............................................. 5

I. KHÁI QUÁT VỀ PLKT .................................................................... 5

1. Sự cần thiết phải quản lý NN nền kinh tế bằng pháp luật. .................................................................5

2. Chưa kịp ghi............................................................................................................................................ 5

3. Khái niệm và các loại hình thức PLKT ................................................................................................ 5

CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH .................... 7

I. KHÁI NIỆM VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH.................................. 7

1. Khái niệm, đặc điểm ............................................................................................................................... 7

2. Phân loại chủ thể kinh doanh ................................................................................................................ 8

II. CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH THEO QĐ CỦA LDN 2020 ...... 9

1. Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp ........................................................................................................ 9

2. Các doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp ................................................................. 16

2.1. Công ty: ................................................................................................................................................. 16

2.1.1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.................................................................................................... 16

2.1.2. Công ty TNHH 1 thành viên ................................................................................................................ 21

2.1.3. Công ty cổ phần .................................................................................................................................... 22

2.1.4. Công ty hợp danh ................................................................................................................................. 26

2.2. Doanh nghiệp tư nhân................................................................................................................................. 29

3.1. Các hình thức tổ chức lại DN............................................................................................................... 30

1
3.2. Giải thể doanh nghiệp ................................................................................................................................ 31

III. CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC. ...................................... 33

1. Hợp tác xã. ............................................................................................................................................ 33

2. Hộ kinh doanh ...................................................................................................................................... 36

CHƯƠNG III. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG ................................................ 38

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG ....... 38

1. Những vấn đề chung về hợp đồng ................................................................................................................. 38

2. Pháp luật hợp đồng .............................................................................................................................. 39

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG ........... 39

1. Pháp luật giao kết hợp đồng ................................................................................................................ 39

2. Pháp luật thực hiện hợp đồng.............................................................................................................. 43

3. Sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng .................................................................................................. 46

4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng ....................................................................................... 46

5. Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm pháp lý do vi phạm hợp đồng ..................................... 50

6. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu ..................................................................................... 50

III. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Theo luật Thương mại
2005) 52

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................................ 52

2. Nội dung của HĐMBHH (tham khảo) ................................................................................................ 53

3. Hình thức của HĐ MBHH ................................................................................................................... 53

4. Thực hiện HĐ (tự đọc) ......................................................................................................................... 53

2
5. HĐ MBHH quốc tế: .............................................................................................................................. 53

Chương IV. PHÁP LUẬT PHÁ SẢN......................................................... 54

I. Khái niệm về phá sản và pháp luật phá sản. ................................. 54

1. Khái niệm phá sản (Slide) .................................................................................................................... 54

2. Pháp luật phá sản ................................................................................................................................. 54

II. Trình tự, thủ tục giải quyết, tuyên bố yêu cầu phá sản ................ 54

1. Thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu .................................................................................................. 54

2. Hội nghị chủ nợ..................................................................................................................................... 57

3. Biện pháp bảo toàn tài sản ................................................................................................................... 58

4. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. ............................................................................................ 59

5. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. ..................................................................................... 59

7. Tài sản của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán .............................................................. 59

8. Thứ tự phân chia tài sản ...................................................................................................................... 59

III. THỦ TỤC PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG .............................. 62

1. Dấu hiệu tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán ........................................................................ 62

2. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản ................................................................................... 62

CHƯƠNG V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ........................................... 64

I. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP


TRONG KINH DOANH .................................................................................... 64

1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh (tranh chấp kinh doanh thương mại) ............ 64

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh ............................................................... 64

3
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BẰNG THƯƠNG
LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI .................................................................................... 65

1. Phương thức thương lượng .................................................................................................................. 65

2. Phương thức hòa giải ........................................................................................................................... 65

III. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương
mại 66

1. Khái niệm, đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại ........................................................... 66

2. Tổ chức của Trọng tài thương mại Việt Nam .................................................................................... 66

3. Thẩm quyền của trọng tài thương mại ............................................................................................... 66

4. Các nguyên tắc và điều kiện giải quyết ............................................................................................... 67

5. Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại ................................................................................................. 67

IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BẰNG TÒA ÁN


69

4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PLKT
I. KHÁI QUÁT VỀ PLKT

1. Sự cần thiết phải quản lý NN nền kinh tế bằng pháp luật.

Tại sao phải quản lý nhà nước nền kinh tế bằng PL?
- Từ vị trí, vai trò của hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Từ tính chất đa dạng, phức tạp của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Xuất phát từ ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường của VN.
• Ưu điểm: Cơ cấu KT được chuyển dịch hợp lý; tăng trưởng ổn định bền vững; đời sống vật
chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
• Nhược điểm: Tính tự phát dẫn tới tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân; Trong
nền kinh tế thị trường, nguy cơ rủi ro xảy ra đối với các hoạt động kinh tế là rất cao (rủi ro về
chính sách, rủi ro về thị trường, khí hậu, nhân công,v.v; Trong nền kinh tế thị trường nguy cơ
mất cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội có thể xảy ra.

2. Chưa kịp ghi


3. Khái niệm và các loại hình thức PLKT

a. Khái niệm SGK


b. Các loại hình thưc PLKT
- Hình thức pháp luật kinh tế Việt Nam
+ Hệ thống VBQPPL theo Luật ban hành về vBQPPL 2015 – 15 loại văn bản QPPL
+ Tập quán thương mại là những thói quen hình thành trong hoạt động thương mại có nội
dung rõ ràng
+ Ấn lệ:
- Hình thức pháp luật kinh tế quốc tế
+ Điều ước quốc tế
+ Tập quán quốc tế
+ Pháp luật quốc gia: Bao gồm
Luật nhân thân ( luật quốc tịch, luật nơi cư trú) được áp dụng để xác định năng lực chủ thể
Luật nơi có tài sản

5
Luật tòa án: Tranh chấp xảy ra ở đâu thì sẽ sử dụng…
Luật nơi thực hiện hành vi
Luật do các bên lựa chọn
Luật nước người bán
Luật nơi vi phạm pháp luật
+ Án lệ
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với cá nhân tổ chức VN khi tham gia quan hệ KTQT
+ Nguyên tắc áp dụng PL VN
+ Nguyên tắc áp dụng Điều ước quốc tế: Do pháp luật VN quy định; VN là thành viên của
điều ước quốc tế đó
+ Nguyên tắc áp dụng PL nước ngoài: Do PL VN quy định; Do điều ước quốc tế mà VN là
thành viên viện dẫn; Do các bên thỏa thuận áp dụng không được trái với PL VN.
+ Nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế: Do các bên tham gia thỏa thuận không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của PL VN.

6
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

I. KHÁI NIỆM VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

1. Khái niệm, đặc điểm

a) Khái niệm: Chủ thể kinh doanh là các cá nhân tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
b) Đặc điểm:
Chủ thể kinh doanh phải có vốn đầu tư kinh doanh:
- Vốn đầu tư kinh doanh bao gồm: Tiền VN, Ngoại tệ tự do chuyển đổi trên thị trường, Vàng,
Giá trị quyền sử dụng đất, Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, Và các tài sản khác có thể quy đổi
thành đồng VN
 Vốn kinh doanh có thể được gọi là tài sản kinh doanh giống.
- Phân loại vốn kinh doanh:
Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển: Vốn cố định và vốn lưu động
Căn cứ vào thời hạn sử dụng: Vốn ngắn hạn, Vốn trung hạn và vốn dài hạn
Căn cứ vào hình thái thể hiện: Vốn hữu hình và vốn vô hình (giá trị quyền sở hữu trí tuệ, phát
minh sáng chế, giá trị thương hiệu doan nghiệp)
Căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn và chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu và vốn vay
VD: Điều 464: Suyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay TS trở thành chủ sở hữu tài sản vào thời điểm nhận TS vay

Chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi kinh doanh (hoạt động kinh doanh)
- Khái niệm: Tài liệu
- Đặc điểm: 4 đặc điểm
+ Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh là các chủ thể kinh doanh;
+ Hoạt động kinh doanh của được thực hiện độc lập và nhân danh là chính mình;
+ Hoạt động kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục;
+ Hoạt động kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận.

7
Chủ thể kinh doanh thực hiện hạch toán kinh doanh
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Chịu sự quản lý của nhà nước .

2. Phân loại chủ thể kinh doanh

a) Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm về tài sản trong kinh doanh:
- Chủ thể kinh doanh gắn với chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
+ Có sự tách bạch/ độc lập giữa tài sản của CSH ĐT vào KD với tài sản không ĐT vào KD
(Tách bạch/ độc lập giữa tài sản của chủ thể kinh doanh với tài sản khác của chủ sở hữu chủ
thể kinh doanh)
+ CSH (thành viên công ty TNHH, cổ đông CTCP, thành viên HTX,…) chỉ chiu trách nhiệm
về mọi hoạt động của DN bằng tài sản đã góp/ cam kết góp vào doanh nghiệp

- Chủ thể kinh doanh gắn với chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh.
+ Không có sự tách bạch/ độc lập giữa tài sản của chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh với tài
sản khác không đầu tư vào kinh doanh.
+ Chủ sở hữu chủ thể kinh donah chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh (mọi khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác) bằng cả tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản không đầu tư vào
kinh doanh.
VD: chủ sở hữu DNTN chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài
sản của DN và cả tài sản khác của chủ doanh nghiệp kể cả tài sản mà chủ DNTN không đầu tư
kinh doanh.

b) Căn cứ vào hình thức tổ chưc quản lý


- Doanh nghiệp;
- HTX, liên hiệp HTX (gọi chung là HTX);
- Hộ kinh doanh;
- Chủ thể kinh doanh không đăng kí kinh doanh.
c) Căn cứ vào nguồn luật điều chỉnh và hình thức pháp lý:
- Theo QĐ của Luật DN năm 2020, có doanh nghiệp tư nhân và 4 mô hình công ty :

8
Công ty

CT TNHH 1 CT TNHH 2
Công ty Cổ phần Công ty hợp danh
thành viên thành viên trở lên

- Theo QĐ của Luật HTX 2012, có: HTX và Liên hiệp HTX
- Theo NĐ số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021 về Đăng ký Doanh nghiệp, có: Hộ kinh doanh.

II. CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH THEO QĐ CỦA LDN 2020

1. Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp

1.1.Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp


a) Khái niệm DN (tài liệu)
Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh phổ biến, là chủ thể chủ yếu của pháp luật kinh tế. Theo
quy định tại Điều 4 khoản 10 Luật doanh nghiệp 2020: “DN là tổ chức có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh”
b) Đặc điểm:
- DN là tổ chức kinh tế có tên riêng. Khi đặt tên cho DN phải bắt buộc có 2 bộ phận là : Loại
hình doanh nghiệp + Tên riêng. VD: CTCP…..; CT TNHH…
- DN có tài sản kinh doanh thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của DN. Có
những TS DN có quyền sở hữu nhưng có những TS DN chỉ có quyền sử dụng ví dụ như tài
sản đi thuê.
- DN có trụ sở kinh doanh (trụ sở chính, ngoài trụ sở chính thì DN có thể mwor chi nhánh hoặc
đặt văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính và chỉ được hoạt động trong phạm vi ủy quyền)
- DN được đăng ký thành lập theo QĐ của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh của DN chủ yếu là lợi nhuận.

9
1.2.Phân loại Doanh nghiệp
- Theo QĐ LDN 2020, có các loại hình DN sau:
+ CT TNHH có 3 loại: CT TNHH 2 thành viên trở lên; CT TNHH 1 thành viên là tổ chức; CT
TNHH 1 thành viên là cá nhân.
+ CT Cổ phần
+ CT Hợp danh
+ DN nhà nước có 2 loại: DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (CT TNHH 1 thành viên
1 tổ chức – Nhà nước); DN do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết
+ DN tư nhân.
- Căn cứ vào tư cách pháp lý, có 2 loại DN:
+ DN có tư cách pháp nhân (CT TNHH, CTCP, CT hợp danh)
+ DN không có tư cách pháp nhân (DN tư nhân)

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tại sao CT TNHH hoặc CTCP là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?

 Vì thỏa mãn 4 điều kiện quy định trong điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, là:…

10
Tại sao DN có tư cách pháp nhân lại gắn với chế độ hữu hạn về tài sản trong kinh
doanh?

 Vì:
- TS/Vốn kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức góp vào tách bạch với TS khác của các cá nhân,
tổ chức với tư cách là CSH;
- Bản thân DN cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi TS/Vốn DN đang quản lý và sử dụng.

Tại sao DN tư nhân không có tư cách pháp nhân?

 Không thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện quy định tại điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, đó là điều
kiện quy định về Tài sản:
- Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư vào DN tư nhân không có sự tách biệt với
tài sản kinh doanh và không kinh doanh;
- DN tư nhân không thể nhân danh DN tư nhân để tiến hành hoạt động mà phải thông qua chủ
sở hữu DN tư nhân. (CSH DN tư nhân sẽ nhân danh DN tư nhân để tiến hành các hoạt động
kinh doanh và chịu TN vô hạn bằng TS của mình về hoạt động kinh doanh của DN tư nhân)

1.3.Thành lập và đăng ký DN


a) Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:
ĐK thành lập và quản lý DN:
- ĐK về chủ thể: Cá nhân tổ chức có quyền thành lập và quản lý DN tại VN theo QĐ của pháp
luật trừ các đối trượng bị cấm quy định tại khoản 2 điều 17 LDN 2020.
Tại sao lại cấm người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự
thành lập và quản lý DN?
 Giải thích:
+ Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự,
tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của
gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

11
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
 Vì khi thành lập và quản lý DN sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ cho DN trong suốt quá
trình DN hoạt động. Những đối tượng trên không đủ nhận thức và không thể chịu trách
nhiệm được với quyết định và hành vi nên không thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ khi
thành lập và quản lý DN. Do vậy nằm trong đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN

Cán bộ, công chức bị cấm thành lập và quản lý DN nhưng có bị cấm góp vốn không?

 Đối với cán bộ thì không được góp vốn còn đối với công chức thì có thể, vì:
 Công chức không được góp vốn vào những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh mà
mình đang trực tiếp thực hiện chức năng trực tiếp quản lý (Vì hoạt động của công chức là
hoạt động công vụ, tức nhân danh nhà nước, được nhà nước trao quyền lực quản lý)
 Tuy nhiên, cũng tùy theo từng loại hình DN khác nhau, đối với công chức có thể được góp
vốn hoặc không. Ví dụ trong CT TNHH bao gồm: CT TNHH 1 thành viên là cá nhân là cá
nhân là CSH nên không được góp vốn; CT TNHH 2 thành viên trở lên thì người góp vốn
đồng thời phải tham gia vào bộ máy điều hành của công ty là Hội đồng thành viên (cơ
quan quản lý, điều hành các hoạt động của công ty) vì vậy công chức cũng không được
góp vốn vào
ĐK về ngành nghề kinh doanh:
- DN được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Theo luật đầu tư
2020 quy định 8 ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh : mại dâm, ma túy; mua bán vận
chuyển các loại động thự vật khan hiếm; mua bám người, các bộ phận cơ thể nười; nhân bản
vô tính trên cơ thể người; kinh doanh pháo nổ; hóa chất; dịch vụ đòi nợ thuê)
- Những ngành nghề quy định về điều kiện kinh doanh thì DN được kinh doanh khi đủ điều
kiện theo QĐ của pháp luật
+ Theo luật đầu tư 2020 quy định 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. VD: kinh doanh
dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; kinh doanh dịch vụ lữ hành, khách sạn; dịch vụ ăn uống;
Thì phải có đủ điều kiện về chứng chỉ hành nghề,…

12
+ Tuy nhiên theo luật DN 2015 quy định khi cá nhân lập và nộp hồ sơ ĐKDN thì cá nhân
phải nộp cả bản sao chứng chỉ hành nghề/giấy phép. Còn luật DN 2014 và 2020 thì không
quy định. Trong quá trình kinh doanh, nếu cơ quan NN kiểm tra phát hiện không đủ điều kiện
thì sẽ bị ngừng kinh doanh.

b) Đăng ký doanh nghiệp


Trình tự thành lập và đăng ký doanh nghiệp
- Ký hợp đồng trước khi đăng kí doanh nghiệp để phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của
dn trong quá trình hoạt động.
- Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp theo mẫu thống nhất.
- Phương thức đăng ký doanh nghiệp: Người thành lập DN hoặc người được ủy quyền thực
hiện đăng ký doanh nghiệp thực hiện các phương thức đăng ký doanh nghiệp sau:
+ Đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
+ Đăng ký qua dịch vụ bưu chính;
+ Đăng ký qua mạng thông tin điện tử thì sẽ lựa chọn chữ ký số theo QĐ của pháp luật về
giao địch điện tử hoặc sử dụng TK đăng ký kinh doanh.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng đăng ký
kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính.
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doah nghiệp là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
hợp lệ.
- Mã số DN được cấp cho DN khi thành lập và ghi trên giấy chứng nhận đăng ký DN. Mỗi DN
có một mã số duy nhất. Mã số DN được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành
chính, quyền và nghĩa vụ khác.
Cơ quan thuế có cấp MST cho doanh nghiệp hay không?
 Hiện nay thực hiện liên thông mở cửa quốc gia, cơ quan thuế không cấp MST cho DN,
thay vào đó Mã số của doanh nghiệp sẽ được sử dụng là MST của DN.
- Cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN (tham khảo)
- Công bố nội dung ĐKDN (tham khảo)

1.4.Quyền và nghĩa vụ của DN (tham khảo trong tài liệu)

13
1.5.Người đại diện theo PL của DN
- Là cá nhân nhân danh doanh nghiệp, đại diện cho DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ
- Công ty TNHH và CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo PL. Điều lệ công
ty quy định củ thể số lượng chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo PL.
- Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc thành viên cổ đông công ty là tổ chức.
+ Người đại diện theo ủy quyền phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản
+ Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì căn cứ vào phần vốn góp:
Tổ chức là thành viên của công ty TNHH có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể
cử tối đa 3 người làm đại diện theo ủy quyền.
Tổ chưc là cổ đông trong CTCP có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông
cũng có thể cử tối đa 3 người làm đại theo ủy quyền.
+ Tài sản góp vốn, định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản là vốn góp

VD: CTTNHH 2 thành viên AB có A góp 3 tỷ VND, B góp ô tô, C góp giá trị quyền sử dụng
200m2 đất, D góp giấy xác nhận nợ
- Bình luận về vốn góp của các thành viên
- Giả sử giá trị quyền sử dụng 200m2 đất được các thành viên sáng lập định giá là 3 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá trị thực tế là 2 tỷ nhưng các thành viên sáng lập cho rằng 200m2 đất nằm
trong quy hoạch sẽ mở đường trong thời gian tới giá trị thực tế sẽ tăng lên. Việc định giá có
phù hợp với quy định của DN hay không?
 Việc góp vốn bằng Tiền mặt 3 tỷ đồng của A, oto của B, giấy tờ có giá của C và D là hoàn
toàn phù hợp theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với B,C,D do vốn góp không phải là
tiền hay vàng... nên bắt buộc phải định giá. Sau khi định giá xong thì B,C,D phải thực hiện
chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng TS góp vốn vào cho công ty (với TS có đăng ký
quyền sở hữu của B và C phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng ở
cơ quan nhà nước có thẩm quyền; với giấy xác nhận nợ cũng phải được định giá và được
các thành viên chấp thuận)
 Có thể định giá do thành viên sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá và định giá dựa trên
giá trị thực tế của TS. Vì vậy, việc định giá quyền sử dụng đất là 3 tỷ đồng trong khi giá
trị thực tế là 2 tỷ đồng là không phù hợp với quy định của PL. Vì phải căn cứ vào giá trị

14
thực tế của 200m2 đất tại thời điểm định giá chứ không dựa vào giá trị trong tương lai.
TH nếu việc định giá của tổ chức thẩm định sai mà các thành viên vẫn chấp thuận thì các
thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm.

15
2. Các doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp
2.1.Công ty:
- Theo quy định Luật DN, ở Việt Nam hiện nay công ty có các loại: Công ty TNHH ( 1 thành
viên hoặc 2 thành viên trở lên) ; Công ty Cổ phần; Công ty Hợp danh.
2.1.1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
a) Khái niệm:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi phần vốn đã góp vào Doanh nghiệp.
b) Đặc điểm:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tổi thiếu là 2 không vượt quá
50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty (chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn đã góp);
- Phần vốn góp của thành viên không được tự do chuyển nhượng cho người khác;
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN (Vì kể từ ngày này mới
làm phát sinh năng lực hành vi của công ty, Cty mới bắt đầu hoạt động kinh doanh và các hoạt
động này mới bắt đầu được pháp luật thừa nhận);
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành CTCP;
- Được phát hành trái phiếu theo quy định của PL.
Tại sao công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phẩn trường hợp để
chuyển đổi thành CTCP?
 Thứ nhất, cách thức góp vốn của CT TNHH 2 thành viên trở lên là các thành viên cam kết
góp bằng tiền/oto/giá trị quyền sử dụng… thì phải góp đúng loại TS như như cam kết mà
không cần phải mua cổ phần hay cổ phiếu
 Thứ hai, việc tạo lập vốn điều lệ của CT TNHH 2 thành viên trở lên không phải chào bán
cổ phần chào bán ra công chúng. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, công ty không
được…
c) Cơ cấu tổ chưc quản lý
- Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên có: Hội đồng thành viên; Chủ
tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh

16
doanh hàng ngày của công ty và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và công ty con của DNNN
phải thành lập ban kiểm soát; Các trường hợp khác quyết định căn cứ vào điều lệ của công ty.
- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức
danh: Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Giám đốc, Tổng Giám đốc. Trường hơp điều lệ công
ty không quy định thì Chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo PL của công ty.
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành
viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
d) Chế độ pháp lý về tài sản.
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp:
+ Tài sản là vốn góp
+ Thời hạn góp vốn
+ Xử lý vốn góp thiếu, chưa góp
+ Thời hạn điều chỉnh vốn điều lệ
+ Trách nhiệm của thành viên góp thiếu hoặc chưa gop đủ phần vốn góp trước và sau khi
công ty điều chỉnh vốn điều lệ

VD1: CT TNHH 2 thành viên AB có 4 thành viên A,B,C,D, các thành viên cam kết góp vốn
bằng tiền VN như sau: A góp 5 tỷ, B góp 3 tỷ, C góp 2 tỷ và D góp 1 tỷ. Vào thời điểm góp, thì
A góp được 3 tỷ, B và C góp đủ còn D chưa góp. Hỏi việc góp vốn của các thành viên có phù
hợp với quy định của Luật DN không? Nếu phù hợp giải thích tại sao, nếu không phù hợp thì xử
lý như thế nào?

 Việc góp vốn của các thành viên là phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (giữa
cam kết và thực góp khác nhau là cho phép).
 Tuy nhiên, thời hạn góp vốn là 90 ngày.

Ví dụ: ngày 01/06/2021 – 01/09/2021 (giả sử là 90 ngày) là thời hạn góp vốn. Trong thời hạn góp
vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKDN. Hết thời hạn góp vốn (90 ngày) mà có
thành viên chưa góp đủ hoặc chưa góp thì công ty sẽ xử lý: D chưa góp vốn nên không cofn là

17
thành viên; A chưa góp vốn đủ nên chỉ có quyền trong phạm vi 3 tỷ đã góp. Như vậy, 2 tỷ chưa
góp của A và 1 tỷ của D được coi là vốn chưa góp, Hội đồng thành viên được quyền chào bán
theo nghị quyết/ quyết định.

- Trước hết chào bán cho B và C, nếu B và C không mua hoặc mua không hết thì chào bán cho
người khác. Nếu như chào bán cho người khác là D và E hết 3 tỷ đó thì tổng vốn điều lệ
không thay đổi. Tuy nhiên công ty phải đăng ký thay đổi thành viên, gồm A,B,C,H,E.
- Nếu chào bán cho thành viên B,C và người khác không ai mua thì trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn góp vốn (01/09/2021) thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều
lệ. Vốn điều lệ lúc này sẽ bằng vốn thực góp của các thành viên (8 tỷ) và trước ngày công ty
đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ (01/06-01/09) thì các thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm
dựa trên phần vốn đã CAM KẾT. Nhưng sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ (sau 30 ngày)
thì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm dựa trên phần vốn đã THỰC GÓP.

Mua lại phần vốn góp


- Trường hợp công ty mua lại phần vốn góp của thành viên: Thành viên đã biểu quyết không
tán thành đối với nghị quyết quyết định của hội đồng thành viên về các vấn đề sau:

+ Sửa đổi, bổ sung nội dung các điều lệ của CT liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên.

+ Tổ chức lại công ty: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đôi công ty

+ Các trường hợp theo điều lệ của công ty quy định

- Điều kiện công ty mua lại phần vốn góp:

+ Điều kiện về thể tục: Yêu cầu mua lại phải bằng văn bản gửi đến công ty trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết quyết định

+ Điều kiện về thanh toán: Được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua
lại công ty vẫn thanh toán đủ các khỏa nợ và nghĩa vụ tài sản khác

18
- Giá mua lại phần vốn góp: Theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy
định tại điều lệ, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận về giá.

+ Trường hợp công ty không thanh toán phần vốn góp được yêu cầu mua lại, thành viên đó có
quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác
không phải là thành viên. (TH này không áp dụng điều kiện chuyển nhượng).

VD2: A là thành viên công ty TNHH 2 thanh viên đã phản đối nghị quyết hội đồng thành viên
về tổ chức lại công ty (chia công ty) và yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nhưng
công ty không mua. Sau đó A chuyển nhượng cho bạn là B không phải là thành viên của công
ty. Hỏi A chuyển nhượng cho B có phù hợp không? => Có

Chuyển nhượng phần vốn góp.


Các trường hợp và điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp:
- Thành viên có quyền chuyển nhượng một hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty
với điều kiện:
- Chào bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công
ty với cùng điều kiện chào bán
- Chuyển nhượng cùng với điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không
phải là thành viên nếu các thành viên còn lại không mua hoặc mua không hết trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày chào bán.
VD: A,B,C là thành viên CT TNHH 2 thành viên. A có 5 tỷ, B có 3 tỷ, C có 2 tỷ. A chào bán 2
tỷ, chuyển nhượng 2 tỷ cho C. Hỏi việc chuyển nhượng 2 tỷ cho C có phù hợp hay không?
 Không. Chỉ được chào bán theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành trong công ty. Tức là C
góp 20% trong tổng số vốn góp nên A chỉ được chuyển nhượng cho C tối đa 20%*2 tỷ.

Tăng giảm vốn điều lệ


Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
- Tăng vốn góp của thành viên
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

19
Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
- Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của
công ty nếu cty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành
lập DN và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả
cho thành viên.
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
- Vốn điều lệ không được thành viên thanh toán đủ và đúng hạn theo quy định của Luật DN.

Điều kiện chia lợi nhuận


+ Kinh doanh có lãi
+ Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa cụ tài chính khác
+ Đã đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi
nhuận
Xử lý phần vốn góp cho một số trường hợp đặc biệt
( Khoản 6 mục a Điều 53 – Luật DN 2020)
Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân
sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
- Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
- Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột;
- Cụ nội ngoại, bác chú cô dì cậu cháu ruột;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ
trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận

20
2.1.2. Công ty TNHH 1 thành viên
a) Khái niệm (Tài liệu)
b) Đặc điểm
- Là DN do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty)
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi vốn điều lệ của công ty (chịu TNHH về tài sản trong kinh doanh)
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN
- Công ty không được phát hành cổ phần trong quá trình kinh doanh trừ trường hợp để
chuyển thành công ty cổ phần
- Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định của PL.
c) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Mô hình 1: CT TNHH do một tổ chức là chức là chủ sở hữu được tổ chức trong 2 mô
hình:
- Hội đồng thành viên/ Chủ tịch hội đồng thành viên; Giám đốc (Tổng giám đốc)
- Chủ tịch công ty; Giám đốc (Tổng giám đốc)
+ Đối với công ty có CSH là DN nhà nước thì phải thành lập ban kiểm soát
+ Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật, là người giữ một trong các
chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc)
+ Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ
tịch công ty là người đại diện theo pháp luật.
+ Hội đồng thành viên có từ 3-7 thành viên do CSH công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm,
nhiệm kỳ không quá 5 năm
+ Chủ tịch công ty do CSH công ty bổ nhiệm; Chủ tịch công ty nhân danh CSH thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của CSH; nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty.

Mô hình 2: CTTNHH do cá nhân là chủ sở hữu: có Chủ tịch công ty; Giám đốc (Tổng
giám đốc)
+ Chủ sở hữu công ty là chủ tịch công ty có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc
(Tổng giám đốc).

21
d) Chế độ pháp lý về tài sản của công ty
- Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký thành lập là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty
cam kết góp và ghi vào điều lệ. Thời hạn góp vốn : Góp đúng và đủ. Tương tự như CT TNHH 1
thành viên.
- Về tăng/giảm vốn điều lệ:
+ Tăng vốn: CSH công ty đầu tư thêm; Tiếp nhận phần vốn góp của người khác (Trong TH này
công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình CT TNHH 2 thành viên trở lên hoặc CTCP)
+ Giảm vốn: Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh
liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày ĐK DN và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa
vụ TS khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty.

2.1.3. Công ty cổ phần


a) Khái niệm: CTCP là doanh nghiệp trong đó cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
b) Đặc điểm:
- Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức, Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 không hạn chế số lượng
cổ đông tối đa.
- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Phần vốn góp (cổ phần, cổ phiếu) của cổ đông được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp luật
có quy định khác
- Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp GCN ĐKDN
- Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác trong quá trình
kinh doanh.
c) Tổ chức bộ máy quản lý
Được tô chức theo 1 trong 2 mô hình:
Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Giám đốc (Tổng
giám đốc). Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông sở hữu dưới 50%
tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông: Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% số thành viên
là thành viên độc lập và có ủy ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Các thành viên

22
độc lập thực hiện chức năng và giám sát tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản
lý điều hành công ty.
- Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì chủ tịch HĐQT hoặc Giám
đốc (tổng giám đốc) là đại diện theo PL; Trường hợp điều lệ công ty chưa có quy định thì chủ
dịch HĐQT là đại diện theo PL
- Trường hợp công ty có hơn 1 người đai diện theo PL thì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng
giám đốc) là đại diện theo PL của công ty
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong CTCP bao gồm các cổ
đông có quyền biểu quyết
Tại sao đại hội đồng cổ đông chỉ bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết?
 Vì trong CTCP có những cổ đông không có quyền biểu quyết là cổ đông ưu đãi cổ tức và
cổ đông ưu đãi còn lại. Cổ đông này không được dự họp ĐHĐCĐ và không có quyền biểu
quyết tại ĐHĐCĐ và cũng không được đề cử người tham gia vào HĐQT. Cho nên ….. cụ
thể là cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông và cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý kinh doanh của công ty cổ phần có toàn quyền nhân
danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty trừ quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng
cổ đông; Hội đồng quản trị có tối thiểu là 3, tối đa không quá 11 thành viên, nhiệm kì của
HĐQT không quá 5 năm. (Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không hạn chế).
Giám đốc, Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thuê và chịu trách nhiệm
với HĐQT. Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
Ủy ban kiểm toán: Là cơ quan chuyên môn thuộc hội đồng quản trị có từ 2 thành viên trở
lên; Chủ tịch ủy ban kiểm toán là thành viên độc lập HĐQT ; các thành viên khác của ủy ban
kiểm toán là thành viên HĐQT không điều hành
Ban kiểm soát: Có từ 3-5 kiểm soát viên nhiệm kỳ không quá 5 năm
d) Chế độ pháp lý về tài sản của công ty
Vốn và góp vốn của CTCP
- Vốn điều lệ trong CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của
công ty CP tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã
được đăng ký mua và ghi trong Điều lệ của công ty.

23
+ Mệnh giá cổ phẩn là giá trị cổ phần đã được ấn định sẵn trên cổ phần và chỉ có ý nghĩa
tham chiếu khi công ty CP phát hành lần đầu để tạo lập vốn điều lệ;
+ Giá cổ phần là giá trị thực của cổ phần phụ thuộc vào thị trường giao dịch.
- Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho
công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã
được đăng ký mua.
- Cổ phần được quyền chào bán của CTCP là tổng số cổ phần các loại mà ĐHĐCĐ quyết
định sẽ chào bán để huy động vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm cổ phần đã
được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
- Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán nhưng chưa được thanh toán cho công
ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa
được đăng ký mua.
Về thanh toán cổ phần:
- Cổ phần đã đăng ký mua: khi các cổ đông đã đăng ký mua CP và phải thanh toán đủ các
loại CP đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN;
hết thời hạn đó mà có cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì công ty cũng
xử lý:
+ Cổ đông chưa thanh toán thì không còn là cổ đông và không có quyền chào bán số CP đã
đăng ký mà chưa thanh toán;
+ Cổ đông chưa thanh toán đủ thì sẽ có quyền trong phạm vi số CP đã thanh toán và cũng
không được chuyển nhượng quyền mua số CP chưa thanh toán;
+ Cổ đông đã thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi cổ
phần đã thanh toán;
- Trong trường hợp xử lý xong mà vẫn chưa có người mua số CP chưa thanh toán hoặc chưa
được thanh toán đủ thì CTCP phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số CP theo quy định của PL.

Các loại cổ phần


- Cổ phần phổ thông: Là loại cổ phần bắt buộc phải có. Người nắm giữ CP phổ thông là cổ
đông phổ phông. Đặc điểm:
+ Mỗi CP phổ thông có 1 phiếu biểu quyết
+ CP phổ thông do cổ đông phổ thông và cổ đông sáng lập nắm giữ: CTCP thành lập mới
phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập khi đăng kí thành lập doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CP phổ thông được quyền chào bán và
không được tự do chuyển nhượng cho người khác

24
- Cổ phần ưu đãi: Không bắt buộc phải có. Bao gồm:
+ CP ưu đãi biểu quyết (CP có số phiếu biểu quyết cao hơn) và
+ CP ưu đãi cổ tức: là CP mà cổ đông nắm giữ CP này sẽ được trả cổ tức cao hơn so với CP
phổ thông, bao gồm mức cổ tức ưu đãi cố định hoặc mức cổ tức ưu đãi thường được ấn định
sẵn; tuy nhiên sẽ không được dự họp ĐHĐCĐ, không được quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ
hay đề cử người vào HĐQT hay Ban kiểm soát.
- Cổ phiếu: Là chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác
nhận quyền sở hữu hoặc một số cổ phần của công ty đó.
 Bản chất pháp lý thì cổ phần và cổ phiếu giống nhau nhưng khác nhau ở chỗ Cổ phiếu là
hình thức thể hiện của cô phần, do đó cổ phiếu phải phản ảnh được giá trị cổ phần. Vì vậy,
khi góp vốn vào CTCP thì các cổ đông có thể mua cổ phiếu hoặc cổ phần
- Chào bán, chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần (SGT)
Phân biệt giữa chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần?

- Trả cổ tức: Điều kiện để trả cổ tức gồm 4 điều kiện sau:
+ Công ty đã hoàn hành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác thoe quy định của PL;
+ Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của PL và điều lệ công ty;
+ Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
- Phát hành trái phiếu: Cổ phiếu là chứng khoán vốn còn trái phiếu là chứng khoán vay.

25
2.1.4. Công ty hợp danh
a) Khái niệm: CTHD là DN trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là CSH chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một hãng chung gọi là các thành viên hợp danh. Ngoài
các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
b) Đặc điểm:
- Phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có
thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ công ty ( trách nhiệm vô hạn);
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKDN
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
c) Địa vị pháp lý của thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh chỉ là cá nhân và phải có điều kiện và trình độ chuyên môn
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không làm được thành viên
hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp
danh còn lại

Ví dụ: TH thứ nhất, A là cá nhân có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ. Với tư cách là cá nhân, có 3
hình thức đầu tư cho A: Làm chủ Hộ kinh doanh; làm chủ DNTN; làm thành viên CTHD

 A chỉ được chọn 1 trong 3 hình thức đầu tư trên

Thứ hai, A là thành viên hợp danh của công ty hợp danh ABC thì A sẽ không được làm chủ
DNTN hoặc thành viên hợp danh ở CTHD khác nếu không được B và C đồng ý. Vì:

- Trong TH thứ nhất, A,B,C trong CTHD A,B,C đều chịu trách nhiệm vô hạn về TS trong kinh
doanh, trong khi chủ DNTN hay thành viên hợp danh trong CTHD khác cũng chịu trách
nhiệm vô hạn. Như vậy, trừ khi B và C cùng đồng ý cho A làm TVHD ở CTHD khác hoặc
chủ DNTN thì A mới được làm. (Vì: B và C cùng liên đới với A chịu trách nhiệm về các
khoản nợ ở công ty ABC bằng toàn bộ TS của mình và chịu trách nhiệm ở DNTN bằng toàn
bộ TS của B và C nếu B và C đồng ý cho A làm chủ DN tư nhân hoặc làm thành viên công ty
hợp danh khác)

26
- Chế độ trách nhiệm về tài sản của thành viên hợp danh là chế độ trách nhiệm vô hạn. Nghĩa
vụ của các thành viên hợp danh với nhau là liên đới.
- Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện
kinh doanh cùng ngành nghề của công ty.
- Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại
công ty cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
- Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty (Thành viên hợp danh phân công nhau đảm
nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty
- Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách khi tự nguyện rút vốn khỏi công ty, bị khai trừ khỏi
công ty, chết hoặc mất tích…
d) Địa vị pháp lý của thành viên góp vốn
- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức không yêu cầu về trình độ chuyên môn và
không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh.
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty.
- Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc
kinh doanh nhân danh công ty
- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác
- Được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh cùng ngành nghề
với công ty

Phân biệt địa vị pháp lý của thành viên góp vốn và thành viên hợp danh trong CTHD?

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


Tư cách thành viên Bắt buộc phải có Không bắt buộc
Phải có điều kiện về chuyên môn Không yêu cầu trình độ chuyên
Chỉ là một cá nhân môn
Có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Chế độ trách nhiệm TVHD chịu trách nhiệm vô hạn Chịu trách nhiệm hữu hạn trong
về TS về TS số vốn đã góp

Kiểm soát và quản lý TVHD phân công nhau đảm Không được tham gia quản lý
nhiệm chức năng kiểm soát và công ty và không được tiến hành

27
quản lý công ty công việc kinh doanh nhân danh
công ty
Quyền và nghĩa vụ Không được phép nhân danh cá Được phép nhân danh cá nhân
nhân khác khác
TVHD không được chuyển Có quyền tự do chuyển nhượng
nhượng nếu không được sự chấp vốn.
thuận của các TV khác

e) Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hợp danh


- Hội đồng thành viên : (gồm các thành viên hợp danh và thanfh iên góp vốn (nếu có)
- HĐTV bầu 1 thành viên hợp danh làm Chủ tịch đồng thời kiêm Giám đốc/ Tổng giám đốc
f) Chế độ pháp lý về tài sản của công ty

28
2.2. Doanh nghiệp tư nhân

a) Khái niệm: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi họat động của doanh nghiệp

b) Đặc điểm:

- Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi họat động của doanh nghiệp (Bao gồm TS đang kinh doanh và TS không kinh doanh
nhưng được xác định trên khoản nợ)
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trong quá trình hoạt động kinh
doanh
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân
không đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
- DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vón góp trong công ty
hợp danh, công ty TNHH, CTCP
- DNTN không có tư cách pháp nhân.
Tại sao DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp
trong CTHD với tư cách là thành viên góp vốn, công ty TNHH, CTCP?
Vì: + Thứ nhất, DNTN không có tư cách pháp nhân nên nằm trong đối tượng bị cấm thành
lập và quản lý DN
+ Thứ hai, Bản thân DNTN không có TS mà TS trong DNTN là của CSH DNTN
=> Do đó CSH DNTN lại có quyền góp vốn vào để thành lập CTCP, CT TNHH, CTHD với
tư cách là TV góp vón với tư cách là cá nhân. Vì theo quy định tại khoản 2 điều 17 Luật DN
2020 thì không cấm chủ DN thành lập và QLDN với tư cách là cá nhân.
c) Quản lý DNTN
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định với tất cả các hoạt động kinh doanh.
- Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc , trong
TH đó, Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ TS của mình với hoạt động của DN.
Còn Giám đốc/ Tổng giám đốc chỉ là người được thuê/ ủy quyền.
- Chủ DNTN là người đại diện theo PL của DNTN vì DNTN không có tư cách pháp nhân.
d) Quy chế pháp lý về tài sản của DNTN

29
e) Quy chế cho thuê, bán DNTN (tham khảo tài liệu)
3. Tổ chức lại và giải thế doanh nghiệp
3.1.Các hình thức tổ chức lại DN
- Chia DN
- Tách DN
- Hợp nhất DN
- Sáp nhập DN
- Chuyển đổi DN
1. Câu hỏi: Phân biệt giữa chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần T2 trả lời
2. Phân biệt: Chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp
2020.
3. So sánh các vấn đề pháp lý về sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp theo quy
định của Luật DN 2020.

Chia doanh nghiệp Tách doanh nghiệp


Chỉ áp dụng với CTCP và CT TNHH
Công ty bị chia sẽ chi

30
3.2. Giải thể doanh nghiệp

Khái niệm:

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục pháp lý để doanh nghiệp rút khỏi thị trường trên cơ sở quyền
quyết định, tự định đoạt của doanh nghiệp hoặc theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khi doanh nghiệp vi phạm luật trong quá trình kinh doanh thông qua việc thu hồi
GCN ĐKDN

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp


4 trường hợp quy định tại điều 207 – Luật DN 2021:
- Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; (1)
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ DN đối với DN tư nhân; của HĐTV đối với công ty Hợp
danh; của HĐTV, CSH đối với CT TNHH; của Đại HĐCĐ đói với CTCP; (2)
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật DN (CT TNHH 2
thành viên trở lên; CTHD; CTCP) trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; (3)
- Bị thu hồi Giấy CNĐK DN, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác; (4)
Lưu ý:
- Đối với Giải thể DNTN chỉ có 2 trường hợp: (2) và (4)
- Giải thể CT TNHH 2 thành viên trở lên; CTHD; CTCP có 4 trường hợp như trên.
- Giải thể CT TNHH 1 thành viên có 3 trường hợp: (1); (2); (4)
Điều kiện giải thể:
- DN chỉ được giải thể khi Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài.
Trình tự, thủ tục giải thế:
- Thông qua quyết định giải thể
- Gửi quyết định giải thể
- Thanh lý tài sản.
Ví dụ: CT TNHH 1 thành viên do CTCP A làm CSH (HĐTV gồm A+B+C, A là chủ tịch
HĐTV). Sau 2 năm hoạt động, với tư cách là chủ tịch HĐTV, A quyết định giải thể công
ty. Bình luận về quyết định giải thể của A.

31
Lưu ý: Nếu đề hỏi CT có được giải thể không thì mới căn cứ vào điều kiện giải thể.
 Quyết định giải thể của A là không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
 Vì: Đây là CT TNHH 1 thành viên là loại hình công ty do tổ chức làm CSH (CTCP A).
Theo quy định của Luật DN, trong các trường hợp giải thể công ty thì chỉ có CSH công ty
TNHH 1 thành viên mới có quyền quyết định giải thể, trong khi A chỉ là người đại diện
theo ủy quyền. Như vậy, A không có quyền quyết định giải thể công ty.

32
III. CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC.
1. Hợp tác xã.
1.1. Khái niệm, đặc điểm: (Luật HTX 2012, có hiệu lực từ 1/7/2013)
a) Khái niệm
- HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên
tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong HĐ SXKD, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý HTX
- Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04
HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong HĐ SX, KD nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý liên hiệp HTX.
b) Đặc điểm:
- Là tổ chức KT tập thể do ít nhất 07 thành viên (Với LHHTX do ít nhất 04 HTX) tự nguyện
thành lập và hợp tác, tương trợ nhau trong HĐ SXKD, tạo việc làm
- Hình thức sở hữu là sở hữu tập thể
- Quản lý trong HTX theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
- Có tư cách pháp nhân
Tại sao nguyên tắc quản lý, tổ chức HTX lại phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng và dân
chủ?
 Vì:
- HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguyện góp vốn thành lập trên cơ sở
Tương trợ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau;
- Các thành viên khi thành lập HTX, có người góp vốn nhưng có những thành viên không góp
vốn mà góp sức, kinh nghiệm => Vì vậy không phân biệt các thành viên góp vốn nhiều, ít hay
không góp vốn
- Tính dân chủ được biểu hiện: Mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết tại Đại hội thành viên.
(Tuy nhiên khi chia lợi nhuận vẫn chia theo tỷ lệ vốn góp và công sức)
1.2. Điều kiện là thành viên trong HTX

33
- CN là CD VN hoặc người NN cư trú hợp pháp tại VN, từ đủ 18 t trở lên, có NLHVDS đầy
đủ; HGĐ có người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức là pháp nhân VN (Đối với HTX tạo
việc làm thì TV chỉ là cá nhân);
+ Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng SP, dịch vụ của HTX;
+ Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX;
+ Góp vốn theo quy định;
+ Điều kiện khác theo quy định của điều lệ HTX.
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ HTX.
+ Có nhu cầu hợp tác với các HTX thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của LHHTX;
+ Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của LHHTX;
+ Góp vốn theo quy định;
+ Điều kiện khác theo quy định của điều lệ LHHTX.
1.3. Thành lập và ĐK KD.
- Thành lập HTX (tham khảo)
- ĐK KD:
+ Liên hiệp HTX và quỹ tín dụng nhân dân ĐKKD tại Phòng ĐKKD thuộc sở kế họach và
đầu tư cấp tỉnh;
+ HTX khác ĐKKD tại Phòng Tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp Huyện, nơi HTX đặt trụ
sở chính;
+ Thời hạn cấp GCN ĐK HTX là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
1.4.Tổ chức quản lý HTX
- Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, HĐQT, GĐ (TGĐ) và
BKS hoặc KSV
- HĐQT HTX, LHHTX là cơ quan quản lý HTX, LHHTX do hội nghị thành lập hoặc đại hội
thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín.
- Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã.
- Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

34
- Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở
lên phải bầu ban kiểm soát
1.5.Góp vốn
- Đối với HTX, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ
nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
- Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ
vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
- Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp
giấy chứng nhận vốn góp
1.6. Tài sản không chia của HTX (tài liệu)
1.7.Trả lại vốn góp (tài liệu)
1.8.Tổ chức lại và giải thể
- Tổ chức lại HTX
- Giải thể HTX : (Điều 54 – Luật HTX 2012)
+ Giải thể tự nguyện
+ Giải thể bắt buộc

35
2. Hộ kinh doanh
2.1.Khái niệm, đặc điểm:
a) Khái niệm: Nghị định 01/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về ĐKDN
- Hộ kinh doanh do 1 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kỳ thành lập và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ TS của mình đối với HĐKD.
b) Đặc điểm:
- Là chủ thể KD do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập;
- Chỉ được đăng ký 1 Hộ kinh doanh;
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký HKD được quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp trong DN với tư cách là cá nhân;
- Cá nhân, thành viên viên hộ gia đình đăng ký HKD không được đồng thời là chủ DNTN,
thành viên hợp danh trừ trường hợp được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý;
- Chủ HKD chịu trách nhiệm vô hạn về TS trong kinh doanh.
c) Quy chế pháp lý về ĐKKD
- Cá nhân, thành viên Hộ gia đình là công dân VN có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền
thành lập HKD trừ người chưa thành niên, người bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự, khó
khăn trong nhận thức, làm chhur hành vi; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm
giam…
- Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập 1 Hộ kinh doanh;
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động KD tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để
đăng ký trụ sở HKD và phải thông báo cho CQ quản lý thuế, CQQL thị trường nơi tiến hành
HĐKD đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- CQ có thẩm quyền cấp GCN ĐKKD cho HKD là Phòng Tài chính kế hoạch của UBND cấp
huyện nơi HKD có địa điểm kinh doanh
- Thời hạn cấp GCN ĐKKD cho HKD là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ĐK
HKD.

36
Bài tập:

1.

37
CHƯƠNG III. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Nội dung chương 3 có 2 phần học theo SGT, còn lại (I,IV,V,VI,VII) tham khảo.

Tài liệu học tập SGT, Slide, Bộ luật Dân sự và Luật TM 2015

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

1. Những vấn đề chung về hợp đồng

a. Khái niệm

- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các bên

b) Đặc điểm

- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên (cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ hợp đồng)

- Sự thỏa thuận của các bên là căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các bên.

- Nội dung của HĐ quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ HĐ.

c) Phân loại hợp đồng

Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong HĐ:


- HĐ mua bán, tặng cho, thuê, vay,.. tài sản
- HĐ vận chuyển, HĐ lao động…
Căn cứ vào tính chất quốc tế thể hiện trong HĐ:
- HĐ có yếu tố nước ngoài: Là HĐ có các dấu hiệu quy định tại Điều 663 – Bộ Luật dân sự
2015:
+ Ít nhất 1 bên chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân VN, pháp nhân VN nhưng căn cứ làm phát sinh, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ HĐ ở nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân VN, pháp nhân VN nhưng đối tượng của hợp đồng là ở
nước ngoài
- HĐ không có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo quy định của Bộ luật DS 2015
- HĐ song vụ, HĐ đơn vụ.
- HĐ chính, HĐ phụ (hiệu lực của HĐ phụ phụ thuộc vào HĐ chính)
- HĐ vì lợi ích của người thứ 3

38
- HĐ có điều kiện là HĐ xảy ra khi có sự kiện pháp lý.
Sự kiện pháp lý là 1 sự kiện xảy ra làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ HĐ
2. Pháp luật hợp đồng
a) Khái niệm pháp luật hợp đồng
b) Các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng

- Bộ Luật dân sự 2015 là luật chung về HĐ


- Các luật khác như: Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm,
Luật Nhà ở, luật kinh doanh BĐS… là luật riêng (Luật chuyên ngành về HĐ)
 Khi có sự khác nhau giữa Luật chung và Luật riêng thì áp dụng Luât riêng
Ví dụ: Trong Bộ Luật dân sự 2015 quy định về HĐ vay TS; nhưng trong Luật các tổ chức tín
dụng quy định về HĐ tín dụng là một HĐ vay TS
 Có sự khác nhau giữa BLDS và Luật tín dụng thì áp dụng Luật chức tín dụng vì Luật này
quy định cụ thể, chi tiết về các loại HĐ tín dụng
Ví dụ: Giữa BLDS 2015 và Luật TM 2015 quy định về Mua bán hàng hóa thì áp dụng Luật
TM
 Như vậy, đối với HĐ có yếu tố nước ngoài, thì đầu tiên phải áp dụng điều ước Quốc tế nếu
VN là thành viên của điều ước khi có sự khác nhau giữa Pháp luật HĐ ở VN và Điều ước
quốc tế.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

1. Pháp luật giao kết hợp đồng

a) Nguyên tắc giao kết hợp đồng


- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
b) Chủ thể giao kết hợp đồng
- Bao gồm: Cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác (Hộ gia đình, Hộ kinh doanh, DNTN,…)
- Là người có thẩm quyền giao kết HĐ:
- Là người đại diện hợp pháp của chủ thể giao kết:
+ Đại diện theo pháp luật
+ Hoặc đại diện theo ủy quyền

39
Xác định người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của công ty TNHH 2 thành viên trở lên,
CTCP?

 Đầu tiên là đại diện hợp pháp của công ty: Bao gồm Đại diện theo PL hoặc đại diện theo
ủy quyền.
- Tuy nhiên:
+ Trong TH CTCP/ CT TNHH 2 thành viên trở lên có 1 ng làm đại diện theo PL, trong TH
điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HĐQT sẽ đại diện theo PL của công ty, nhân
danh công ty ký HĐ.
+ Trong TH công ty có 2 người làm đại diện theo PL thì người đại diện theo PL để nhân danh
công ty ký HĐ có thể là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/ Tổng giám đốc.
+ Đại diện theo PL của CTCP/ CT TNHH 2 thành viên trở lên có thể ủy quyền bằng VB cho
người khác thay mình giao kết HĐ, thì đại diện theo ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký HĐ.

c) Hình thức hợp đồng


- Có thể được giao kết bằng:
+ Văn bản
+ Lời nói
+ Hành vi
(Các hình thức có giá trị tương đương văn bản như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu,
email… cũng được coi là hình thức của HĐ)
(Trường hợp pháp luật quy định hình thức HĐ bắt buộc bằng văn bản – khi giao kết các bên
phải tuân thủ theo hình thức đó)
d) Nội dung của hợp đồng (tham khảo trong SGT)
e) Thủ tục giao kết hợp đồng (tham khảo trong SGT)
f) Thời điểm giao kết hợp đồng
- Về nguyên tắc, HĐ được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận
+ HĐ được giao kết trực tiếp bằng văn bản: Thời điểm giao kết HĐ là thời điểm bên sau
cùng ký vào văn bản;

40
+ HĐ được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): Thời điểm đạt
được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết “tiếp nhận” (HĐ được giao kết khi bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết vô điều kiện)
+ HĐ được giao kết bằng lời nói: Là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của HĐ.
Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng từ hợp pháp để chứng minh “các bên đã thỏa
thuận”
+ Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn xác
định hợp đồng đã được giao kết, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng. Nhưng sự im lặng này phải kèm theo 1 số hành vi như: Chấp nhận trả tiền, gửi
hàng….
+ Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ TH đặc biệt các
bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
g) Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 117 – Bộ luật dân sự 2015)

Để một HĐ giao kết có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo 4 điều kiện:

- Chủ thể có NLPL dân sự, NLHV dân sự phù hợp với hợp đồng đươc giao kết
- Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã
hội
- Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp Luật có quy định. Nếu Luật
không quy định thì hình hức HĐ không phải là điều kiện có hiệu lực.

Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự là gì? Tại sao chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng phải có NLPL/NLHV dân sự phù hợp với hợp đồng giao kết?
- Năng lực PLDS là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý được PL quy định.
PL VN quy định công dân VN từ khi ra đời cho đến khi chết là những người có năng lực
PLDS trừ những người bị tước hoặc hạn chế năng lực pháp luật dân sự.
( Tước là đang phải chấp hành án phạt tù, hạn chế là hạn chế các quyền bầu cử, ứng cử, kinh
doanh,…)

41
- Năng lực HVDS là khả năng bằng hành vi của mình và các cá nhân tổ chức tham gia vào
quan hệ PL để hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ PL đó. (Để xác định
1 công dân VN có năng lực hvds theo quy định VN thông qua 2 yếu tố: Đạt đến độ tuổi nhất
định (18 tuổi) và trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường)
- Một người có đầy đủ năng lực PLDS và năng lực HVDS có thể tham gia vào các quan hệ PL
với tư cách là chủ thể.
- Trong quan hệ HĐ, người tham gia vào Quan hệ HĐ phải có năng lực PLDS và năng lwujc
HVDS là phải có quyền giao kết HĐ; Phải nhận thức, điều khiển được hành vi, hậu quả khi
giao kết HĐ. Vì khi giao kết HĐ và thực hiện HĐ sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
cho chủ thể giao kết HĐ
 Vì vậy, người tham gia giao kết HĐ phải có năng lực PLDS, HVDS khi giao kết HĐ thì
mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ PL và HĐ mới có hiệu lực.

Cho ví dụ về 1 hợp đồng có hiệu lực pháp lý và giải thích tại sao?

Ví dụ: HĐ mua bán hàng hóa là VLXD giữa CTCP Xây dựng A và DNTN B, HĐ này có hiệu
lực pháp lý vì chủ thể có thẩm quyền giao kết HĐ trong quá trình giao kết HĐ đã tuân theo 4
điều kiện quy định tại điều 117 – BLDS 2015

- Đối với CTCP Xây dựng A, người có thẩm quyền giao kết HĐ là ngươi đại diện của CTCP;
đối với DNTN B, người có thẩm quyền giao kết HĐ là người đại diện DNTN B.
- Khi giao kết HĐ, hai bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào.
- Mục đích và nội dung của HĐ không vi phạm điều cấm của Luật và không trái đạo đức xã
hội, vì VLXD là hàng hóa được phép mua bán
- Hình thức của HĐ là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp được Pháp luật quy định. Đối với
HĐ mua bán VLXD, Pháp luật không quy định bắt buộc hình thức văn bản mà do các bên
thỏa thuận với nhau
 Tóm lại, HĐ mua bán VLXD giữa 2 bên là HĐ có hiệu lực pháp lý

42
2. Pháp luật thực hiện hợp đồng

a) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng


- Thực hiện đúng;
- Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin
cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác.
b) Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
? Đọc các biện pháp bảo đảm hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự 2015 (từ điều 292 đến
điều 350) và trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Chỉ ra biện pháp bảo đảm không dùng tài sản, giải thích tại sao?
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có bắt buộc phải áp dụng các biện pháp
bảo đảm phải thực hiện không? Giải thích tại sao?
3. Ký cược, ký quỹ, cầm cố, thế chấp được áp dụng đối với những HĐ nào?
4. Phân biệt giữa bảo lãnh và tính chấp.
Khái niệm: Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị - xã hội cho cá nhân
hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ.
Giải thích: Đây là hình thức đảm bảo bằng uy tín của tổ chức – phi tài sản.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Lan Anh là thành viên Hội Phụ Nữ xã Trung Tú – Huyện Ứng Hòa,
TP Hà Nội. Gia đình chị Lan Anh thuộc chính sách hộ nghèo của xã Trung Tú. Trong tháng
7/2021, Quỹ tín dụng nhân dân xã Trung Tú có tổ chức cho vay tín dụng với lãi suất 0% đối
với các Gia đình chính sách, hộ nghèo cho mục đích sản xuất kinh doanh. Chị Lan Anh được
Hội phụ nữ Xã Trung Tú bảo lãnh cho vay 50tr tại quỹ tín dụng mà không cần thế chấp bất
kỳ tài sản nào hay sổ đỏ,… Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có
ghi rõ số tiền vay là 50tr, thời hạn vay 2 năm, lãi suất 0%, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của người vay tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là không bắt buộc phải áp
dụng các biện pháp bảo đảm mà do các bên thỏa thuận.

43
- Tuy nhiên, tùy theo từng đặc điểm, tính chất của từng loại HĐ khác nhau mà các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ phải bắt buộc áp dụng. Nếu không áp dụng thì HĐ sẽ không
được giao kết hoặc không được thực hiện. Ví dụ: HĐ tín dụng phải có biện pháp bảo đảm là
thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh, hoặc tín chấp.
Phân biệt giữa bảo lãnh và tín chấp:
- Giống nhau: Đều phải thông qua bên thứ 3 độc lập với các bên trong quan hệ HĐ

Tiêu chí Bảo lãnh Tín chấp

CSPL Điều 335 BLDS 2015 Điều 344 BLDS 2015

Khái niệm
Tổ chức chính trị- xã hội cơ sở
Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, mới được bảo đảm tín chấp cho
Chủ thể tham gia tổ chức, bảo lãnh cho các nghĩa thành viên của tổ chức mình
vụ dân sự khác trong quan hệ vay vốn tại các
quan hệ tín dụng.
Đây là biện pháp không dùng
Đối tượng áp dụng Tài sản
TS – Phi tài sản
Bảo lãnh cho bên có nghĩa vụ
Điều kiện áp dụng Các hộ nghèo
trong HĐ
Việc cho vay có bảo đảm bằng
tín chấp phải được lập thành
Không bắt buộc hình thức cụ văn bản có xác nhận của tổ
Hình thức
thể nào chức chính trị - xã hội bảo đảm
bằng tín chấp về điều kiện,
hoàn cảnh của bên vay vốn

Tín chấp cho cá nhân là thành


Bảo lãnh cho một hoặc nhiều viên của tổ chức mình trong
Nội dung
nghĩa vụ dân sự quan hệ vay vốn với tổ chức
tín dụng

Bên bảo lãnh có trách nhiệm Bên bảo đảm tín chấp thì các
thực hiện nghĩa vụ mà bên đc tổ chức chính trị xã hội k có
Trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện thay cho
bảo lãnh chưa hoàn thành cho
bên nhận bảo lãnh bên đc bảo đảm tín chấp ( tức
bên đi vay nợ) . nghĩa vụ của

44
họ chỉ là giám sát và đôn đốc
việc trả nợ của bên đi vay

45
3. Sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng

a) Sửa đổi hợp đồng (tham khảo)


b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng (tham khảo)
c) Hủy bỏ hợp đồng
- Khái niệm (SGK)
- Căn cứ hủy bỏ hợp đồng:

+ Theo sự thỏa thuận của các bên

+ Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy
bỏ.
- Hậu quả pháp lý:
+ Khi HĐ bị hủy bỏ thì HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên không phát sinh từ thời điểm giao kết HĐ
- Biện pháp xử lý:
+ Các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
phải trả bằng tiền; Bên có lỗi trong việc HĐ bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.

4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

a) Khái niệm (SGK)


b) Đặc điểm:

- Cơ sở áp dụng Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ: Hành vi vi phạm HĐ là hành vi vi


phạm HĐ (Thực hiện không đủ, không đúng các nghĩa vụ trong HĐ)

- Được thực hiện trực tiếp giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm; Trong đó bên vi phạm có
nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại (nếu có)

- Phần lớn là trách nhiệm là trách nhiệm tài sản có 2 loại: Trách nhiệm phạt vi phạm HĐ và
bồi thường thiệt hại.

c) Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ


Các hình thức trách nhiệm pháp lý liên quan đến thực hiện HĐ bao gồm:

46
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ trong HĐ
- Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong HĐ
Các hình thức trách nhiệm tài sản do vi phạm HĐ:
- Phạt vi phạm HĐ
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm phạt vi phạm HĐ
- Khái niệm: Là sự thỏa thuận giữa các bên trong HĐ, theo đó vi phạm nghĩa vụ phải trả một
khỏan tiền cho bên bị vi phạm
- Căn cứ áp dụng: Có thỏa thuận trong HĐ
Có hành vi vi phạm HĐ
- Mức phạt: Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm (Luật TM 2005)
Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại
- Khái niệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự bù đắp tổn thất vật chất thực tế do hành vi
vi phạm HĐ.
- Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm
Có thiệt hại thực tế xảy ra, tính toán đo lường được thiệt hại.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
- Mức bồi thường: Toàn bộ tổn thất thực tế trực tiếp; khoản lợi nhuận mà lẽ ra bên bị vi phạm
được hưởng (bên yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ phải chứng mình tổn thất)
Mối quan hệ giữa trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Các bên có thể thỏa thuận về nộp tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- TH các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm HĐ nhưng không thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại khi có vi phạm HĐ xảy ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi
phạm HĐ và bồi thường thiệt hại
- TH trong HĐ các bên có thỏa thuận bồi thường thiệt hại (không thỏa thuận về phạt vi phạt
HĐ) khi có vi phạm HĐ xảy ra bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường
thiệt hại (không được áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm HĐ)

47
Lưu ý: về thỏa thuận trách nhiệm phạt vi phạm HĐ:
- Thỏa thuận phạt vi phạm HĐ trước khi xảy ra vi phạm, nếu thỏa thuận sau khi xảy ra vi phạm
thì trách nhiệm phạt vi phạm HĐ không được áp dụng.
- Tình huống: CTCP AB trụ sở tại huyện N tỉnh H ký HĐ mua café nhân của CTCP HC trụ sở
tại huyện K tỉnh D, tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại kho
của bên mua hai đợt. Trong quá trình nhận hàng CTCP AB phát hiện café nhân không đúng
chất lượng như đã thỏa thuận làm thiệt hại cho CTCP AB. CTCP AB đã yêu cầu CTCP HC
phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Biết rằng trong HĐ hai bên
không có thỏa thuận về trách nhiệm phạt vi phạm HĐ. Hỏi Yêu cầu của CTCP AB trong tình
huống trên có phù hợp với QĐ của PL không? Giải thích tại sao?
+ Xác định CTCP HC phải thực hiện loại trách nhiệm pháp lý nào đối với CTCP AB
trong tình huống trên? Nêu rõ căn cứ pháp lý để thực hiện?
+ Giả sử trong HĐ các bên thỏa thuận áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng
với mức phạt là 8%/giá trị hợp đồng. Hỏi việc thỏa thuận của các bên về trách nhiệm
và mức phạt vi phạm HĐ có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Trả lời:
Sự khác nhau:
- Bồi thường thiệt hại phải có thiệt hại thực tế xảy ra, phải tính toán, đo lường được thì thiệt hại
bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
- Đối với phạt vi phạm HĐ thì không cần phải có thiệt hại thực tế mà chỉ cần có vi phạm.
 Việc thỏa thuận của hai bên về trách nhiệm và mức phạt vi phạm HĐ không phù hợp với
quy định của PL vì áp dụng mức phạt 8% trên GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG mà Luật quy định
căn cứ trên 8% NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG BỊ VI PHẠM
 Yêu cầu của CTCP AB không phù hợp với QĐ của pháp luật vì việc giao hàng gây tổn
thất không là điều khoản vi phạm HĐ được quy định trong HĐ
Căn cứ trách nhiệm phạt vi phạm HĐ và bồi thường thiệt hại có căn cứ vào lỗi không?
- CÓ căn cứ vào lỗi. Nhưng người ta áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi nằm trong hành vi vi
phạm HĐ.

48
Ngày 20/5/2020 công ty TNHH 2 thành viên Thành Công ký hợp đồng bán gạo cho CTCP AB với các
thỏa thuận như sau:
Số lượng gạo: 5 tấn. Chất lượng theo mẫu công ty Thành Công chào bán cho công ty AB.
Thời hạn giao hàng: 25/5/2020. Hàng giao tại kho của CTCP AB
Thời hạn thanh toán 10 ngày sau khi nhận hàng.
Hai bên thỏa thuận người ký hợp đồng phải là đại diện theo pháp luật của CT Thành Công
Trong quá trình thực hiện HĐ bên nào vi phạm sẽ bị phạt 8%/giá trị hợp đồng
( Biết rằng trong CTTNHH 2 thành viên Thành Công chủ tịch hội đồng TV là ông Thành, giám đốc
công ty là ông Công – điều lệ công ty không quy định người đại diện theo pháp luật.
Đến ngày 28/5/2020 công ty Thành Công do không mua được gạo nên chỉ giao cho công ty AB 2.5
tấn.
Luật sư của công ty AB đề xuất áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
đối với Công ty Thành Công
Yêu cầu:
1. Nhận xét về đề xuất của công ty AB
2. Trong quá trình giao kết hợp đồng, ông Công đã thay mặt công ty Thành Công giao kết hợp đồng.
Công ty AB đã bác thẩm quyền của công Công cho rằng ông Công không phải đại diện theo pháp
luật của công ty Thành Công. Nhận xét về quyết định của công ty AB.

1. Luật sư của công ty AB đề xuất áp dụng trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt
hại đối với Công ty Thành Công Là phù hợp. Vì hỏi về đề xuất trách nhiệm phạt có phù hợp
không chứ không phải hỏi về mức phạt.
- Vì mặc dù trong HĐ giữa CT TNHH Thành Công và CTCP AB không có thỏa thuận về trách nhiệm
BTTH nhưng có thỏa thuận về phạt VPHĐ. Cho nên khi có VPHĐ xảy ra thì bên bị vi phạm có quyền
yêu cầu bên vi phạm phải trả tiền phạt VPHĐ và BTTH
2. Công ty AB đã bác thẩm quyền của công Công cho rằng ông Công không phải đại diện
theo pháp luật của công ty Thành Công là hợp lý vì:
- Trong HĐ của công ty AB có yêu cầu người ký HĐ của CT Thành Công đại diện theo PL.
Nhưng vì điều lệ của công ty không yêu cầu người đại diện theo PL là ai cho nên Theo luật
DN 2020, Chủ tịch hội đồng thành viênlà người đại diện theo PL của Công ty.

49
- Trong TH này, ông Công là người ký HĐ nhưng ông Công không phải là người đại diện theo
PL hay đại diện theo ủy quyền. Do đó, việc bác thẩm quyền của ông Công là hoàn toàn phù
hợp với quy định của PL.

5. Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm pháp lý do vi phạm hợp đồng

- Các trường hợp do các bên thỏa thuận


- Sự kiện bất khả kháng xảy ra sau thời điểm ký HĐ: Sự kiện bất ngờ xảy ra mà các bên không
lường trước được
- Vi phạm HĐ của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Vi phạm HĐ của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Ví dụ về sự kiện bất khả kháng:

Ngày 5/8/2021 công ty TNHH 2 thành viên AB ký hợp đồng bán vật liệu xây dựng cho Công ty
TNHH 1 thành viên CD. Hai bên đã đáp ứng điều kiện giao kết hợp đồng theo thỏa thuận.

Trong hợp đồng có điều khoản: Ngày 13/8/2021 công ty AB phải giao đủ 2 tấn xi măng cho công
ty CD tại kho ở Hà Nội.

Tuy nhiên, đến ngày 14/8/2021 do áp dụng chỉ thị số 16 của Chính phủ về phòng chống dịch
bệnh Covid nên Công ty AB không để giao xi măng cho công ty CD.

Trong TH này, công ty AB vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của nhà nước và hai bên
cũng không biết quyết định này của chính phủ tại thời điểm giao kết hợp đồng

 Công ty AB được miễn trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng.

6. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu

- Khái niệm SGK


- Đặc điểm:
+ Các bên giao kết HĐ có hành vi vi phạm pháp luật;
+ HĐ được giao kết nhưng không có hiệu lực pháp lý từ thời điểm giao kết
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên không phát sinh từ thời điểm giao kết;

50
+ Các bên giao kết hợp đồng vô hiệu phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của
pháp luật (có thể trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính; trách nhiệm dân sự,…)
- Các trường hợp HĐ vô hiệu: Không tuân theo 1 trong 4 điều kiện quy định tại điều 117 – Bộ
luật dân sự 2015. VD: Chủ thể giao kết HĐ không có năng lực PLDS và năng lực HVDS
hoặc không đúng thẩm quyền nhưng vẫn giao kết HĐ; hoặc ép buộc giao kết HĐ;…
- Các loại HĐ vô hiệu: HĐ vô hiệu toàn bộ; HĐ vô hiệu từng phần.
+ HĐ vô hiệu toàn bộ khi chủ thể có thẩm quyền giao kết không tuân theo 1 trong 4 điều kiện
quy định tại điều 117 BLDS 2015;
+ HĐ vô hiệu từng phần chỉ vô hiệu phần mà các bên thỏa thuận trái quy định của PL, không
làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của những phần còn lại.
- Xử lý HĐ vô hiệu:
+ Đối với HĐ vô hiệu toàn bộ nếu chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện nữa.
Nếu thực hiện được 1 phần thì các bên phải chấm dứt ngay việc thực hiện phần còn lại;
Nếu đã thực hiện xong thì các bên bị xử lý phần TS theo nguyên tắc: Phải hoàn trả cho nhau
TS đã nhận được từ thực hiện HĐ vô hiệu toàn bộ; nếu không hoàn trả cho nhau được bằng
TS thì phải hoàn trả bằng tiền và số tiền phải tương đương với TS mà các bên đã nhận được
từ HĐ này. Bên có lỗi và gây ra thiệt hại cho bên kia phải bồi thường.
Cho ví dụ về 1 HĐ vô hiệu toàn bộ và giải thích tại sao?
Phải nêu đầy đủ chủ thể giao kết, đối tượng, sau đó bám vào chủ thể, đối tượng hoặc hình
thức của HĐ để xác định vô hiệu toàn bộ.
VD1 : Ông A 30 tuổi có năng lực HVDS đầy đủ kỳ HĐ với DNTN C để vận chuyển pháo nổ
từ Lạng Sơn về Hn cho DNTN C. Đây là HĐ vô hiệu toàn bộ, vì: HĐ vô hiệu toàn bộ là HĐ
khi giao kết chủ thể có thẩm quyền giao kết không tuân theo 1 trong 4 điều kiện quy định tại
điều 117 BLDS 2015. Khi áp vào điều kiện đó thì mục đích và nội dung của HĐ này vi phạm
điều cấm của Luật và trái đạo đức XH vì pháo nổ là loại hàng hóa không được mua bán, vận
chuyển, sx.
VD2: Ông A 30 tuổi có năng lực HVDS đầy đủ; Ông C 40 tuổi nhưng đang mắc bệnh có liên
quan đến nhận thức, điều khiển hành vi. Ông A đã xúi giục ông C ký HĐ chuyển quyền SD
đất cho mình. Như vậy, HĐ chuyển quyền SD đất này sẽ bị vô hiệu về chủ thể giao kết và
không tự nguyện (lừa dối/đe dọa/ép buộc người khác giao kết HĐ)

51
III. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Theo luật Thương mại 2005)
1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa
a) Khái niệm
Hợp đồng mua bán HH là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
b) Đặc điểm:
- HĐMBHH là sự thỏa thuận của bên bán và bên mua, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ mua bán.
- Chủ thể của HĐMBHH ít nhất 1 bên là thương nhân
Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc Cá nhân có đăng kí KD
tham gia vào hoạt động TM
Hoạt động TM theo quy định của Luật Thương mại VN bao gồm: Mua bán HH; Cung
ứng dịch vụ; Đầu tư; Xúc tiến TM; Các hoạt động TM khác
- Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa
- HĐMBHH gắn liền với việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người
mua.
c) Phân loại HĐ mua bán hàng hóa
Theo QĐ của Luật TM 2005
- HĐ dịch vụ là HĐ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
- Các HĐ cung ứng dịch vụ chuyên ngành như HĐ dịch vụ TCNH, bảo hiểm, du lịch
- HĐ trong hoạt động đầu tư TM đặc thù như HĐ chuyển nhượng dự án KĐT mới, khu nhà ở,
KCN…
Căn cứ vào yếu tố nước ngoài:
- HĐ mua bán HH có yếu tố nước ngoài ( căn cứ vào 3 yếu tố quy định tại điều 663 – Bộ Luật
dân sự 2015 để xác định) bao gồm:
+HĐ XK, NK;
+HĐ tạm nhập để tái xuất;
+HĐ tạm xuất để tái nhập;
+HĐ chuyển khẩu cho hàng hóa.
- HĐ mua bán HH không có yếu tố nước ngoài:

52
Cho VD về 1 HĐ MBHH có yếu tố nước ngoài và giải thích tại sao?
Cho VD về 1 HĐ MBHH có hiệu lực pháp lý và giải thích tại sao?
2. Nội dung của HĐMBHH (tham khảo)
3. Hình thức của HĐ MBHH
- Lời nói
- Văn bản (Bắt buộc đối với loại HĐMBHH mà pháp luật quy định phải được lập thành VB)
- Hành vi
4. Thực hiện HĐ (tự đọc)
5. HĐ MBHH quốc tế:
- Khái niệm: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc MBHH quốc tế nhằm làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Đặc điểm:
+ Về chủ thể của HĐ MBHH quốc tế: Ít nhất 1 bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
+ Về đối tượng của HĐ MBHH quốc tế: Là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này
sang khu vực pháp lý khác (khu vực hải quan, về thuế,,,)
+ Nguồn luật điều chỉnh đối với HĐ MBHH quốc tế mang tính quốc tế bao gồm: Điều ước
quốc tế (Công ước viên 1980) VN gia nhập công ước viên năm 2015; Tập quán quốc tế; Pháp
luật quốc gia; Án lệnh
Thế nào là khu vực pháp lý?
 Là khu vực có quy chế pháp lý riêng áp dụng cho hàng hóa. Ví dụ các quy chế như: Hải
quan, thuế, các quy định khác,…
 Toàn bộ lãnh thổ VN sẽ là khu vực pháp lý của Lào, Trung Quốc,… vì các tổ chức không
thể tự do buôn bán hàng hóa của các quốc gia đó trên lãnh thổ VN mà phải có điều kiện.
Và trong lãnh thổ VN có cảng biển, càng hàng không, cửa khẩu biên giới, khu chế xuất,
KCN mà có các DN làm hoạt động XNK được gọi là khu vực pháp lý.
Câu hỏi: Phân biệt HĐ MBHH và HĐ MBHH quốc tế

53
Chương IV. PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
( học theo tài liệu (Luật phá sản 2014) not SGT(2004))
I. Khái niệm về phá sản và pháp luật phá sản.
1. Khái niệm phá sản (Slide)
a) Khái niệm
b) Đặc điểm:
- Về dấu hiệu: Theo Luật phá sản 2014 của Việt Nam: Doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh
toán là Doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3
tháng kể từ ngày đến hạn
- Về thủ tục đòi nợ: Trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản là thủ tục đòi nợ tập thể
- Thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản: Là thủ tục tố tụng đặc biệt. Thể hiện ở 2 khía cạnh:
+ Thủ tục giải quyết phá sản do tòa án nhân dân, cơ quan nhân danh quyền lực tư pháp của
nhà nước tiến hành;
+ Cơ sở pháp lý để tiến hành là pháp luật phá sản (tố tụng phá sản)
2. Pháp luật phá sản
a) Khái niệm:
- Pháp luật phá sản Tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản (luật phá sản hiện hành 2014)
b) Nội dung của PLPS (slide)
c) Vai trò của PLPS (Slide)
II. Trình tự, thủ tục giải quyết, tuyên bố yêu cầu phá sản
1. Thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu
a) Chủ thể có quyền nộp đơn và điều kiện nộp đơn.
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN/HTX không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người
LĐ mà DN/HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

54
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi CTCP mất khả năng
thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời
gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi CTCP mất
khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
 Khoản này áp dụng với Công ty Cổ phần
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên
hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã mất khả năng thanh toán.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp
thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết
công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nơ được bảo đảm bằng TS của DN, HTX,
người T3 nhưng giá trị TS bảo đảm nhỏ hơn khoản nợ.
- Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng TS của doanh
nghiệp, HTX hoặc người thứ 3
- Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng TS của DN, HTX hoặc của
người T3 với tư cách là người bảo lãnh.
 Vì chủ nợ này đã có khoản nợ được bảo đảm bằng TS của DN, HTX hoặc của người T3.
Khi DN, HTX mất khả năng thanh toán thì khoản nợ có bảo đảm bao giờ cũng được ưu
tiên thanh toán trước nên chủ nợ này không có quyền nộp đơn.

Câu hỏi: Chỉ ra các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản
đối với CT TNHH 2 thành viên trở lên, CT TNHH 1 thành viên, DNTN, HTX?

 Đối với CT TNHH 2 thành viên trở lên: (1) và (2);


Đối với CT TNHH 1 thành viên (1) và (2);
Đối với CTCP có 3 nhóm (1), (2) và (3)
Đối với DNTN (1) và (2)
Đối với HTX (1), (2) và (4)

55
b) Nghĩa vụ nộp đơn
- Người đai diện theo pháp luật của doanh nghiệp , HTX có nghĩa vụ nộp đơn theo yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ sở hữu như: Chủ DNTN, Chủ tịch Hội đồng quản trị của CTCP, Chủ tịch Hội đồng thành
viên CT TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu CT TNHH một thành viên, thành viên hợp
danh của CTHD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán

Trình bày các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn, yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá
sản dối với CT TNHH 2 thành viên, CT TNHH 1 thành viên, CTCP, DNTN, HTX.

c) Chủ thể có trách nhiệm thông báo:


- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản và không hề có quyền hay nghĩa vụ nộp đơn. Khi thông báo phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác. Còn người có quyền nộp đơn có nộp hay không thì phụ thuộc vào ý chí của
họ.

Giả sử DN vẫn còn nợ thuế đối với NSNN, khi DN mất khả năng thanh toán, cơ quan
thuế phát hiện ra có quyền nộp đơn hay không?

 Cơ quan thuế không có quyền nộp đơn, thay vào đó chỉ có trách nhiệm thông báo. Vì thuế
là khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân, tổ chức khi có điều kiện về kinh tế.
d) Thụ lý đơn
Thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND:
+ TAND cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN ĐKKD hoặc ĐKDN, HTX
đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký HTX tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước
ngoài;
b) DN/HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận,
thị xã, TP ở thuộc tỉnh khác nhau;

56
c) DN/HTX mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để
giải quyết do có tính chất phức tạp của vụ việc (đó là việc phá sản các tổ chức tín dụng,
DN có vốn đầu tư nước ngoài, tổng công ty nhà nước)
Cho ví dụ về 1 DN mất khả năng thanh toán thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
tỉnh/ cấp huyện.

+ TAND cấp huyện: giải quyết phá sản đối với DN/HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị
xã, TP thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
tỉnh

Cho ví dụ về một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa án nhân dân cấp tỉnh/ cấp huyện
 Với những DN có vốn đầu tư nước ngoài/ tổng công ty của nhà nước/ DN có vốn điều lệ
từ trên 100 tỷ và số lượng lao động từ 300 người; DN,HTX kinh doanh dịch vụ công ích,
Tổ chức Tín dụng => Thuộc TAND cấp tỉnh.
e) Cá nhân, tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
- Quản tài viên: Tài liệu
- DN quản lý, thanh lý tài sản.
2. Hội nghị chủ nợ
a) Người có thẩm quyền tham gia HNCN
b) Người có nghĩa vụ tham gia HNCN
Các chủ nợ đã nộp đơn đều có quyền tham gia vào HNCN đúng hay sai?
 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày TAND ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản,
các chủ nợ không có bảo đảm, bảo đảm một phần hoặc có bảo đảm nhưng chưa được
thanh toán phải gửi giấy đòi nợ đến cho Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý TS.
 Trong thời hạn đó, mà các chủ nợ có khoản nợ không gửi giấy đòi nợ thì coi như từ bỏ
quyền đòi nợ của mình một cách hợp pháp (vì căn cứ vào quyền quyết định, tự định đoạt
của chủ nợ). Còn sau khoảng thời gian đó mới từ bỏ quyền đòi nợ là trái quy định pháp
luật.

57
c) Điều kiện hợp lệ của HNCN (slide)
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm
- Chủ nợ không tham gia HNCN nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho thẩm phán trước ngày
tổ chức HNCN trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung:
+ Đề nghị đình chỉ thủ tục giải quyết phá sản
+ Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với DN, HTX;
+ Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, HTX
- QTV, DNQL,TL TS phải có mặt tại HNCN
d) Nghị quyết của HNCN
HNCN có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có mộ trong các kết luận sau:
- Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp pháp luật quy
định;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với DN, HTX;
- Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, HTX
e) Điều kiện thông qua nghị quyết của HNCN
- Nghị quyết của HNCN được thông qua khi có quá nở tổng số chủ nợ không có bảo đảm có
mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết.
- NQ của HNCN có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

3. Biện pháp bảo toàn tài sản


a) Các giao dịch của DN, HTX bị cấm
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm DN, HTX thực hiện các hoạt động
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi
mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong DN phải báo cáo QTX, DNQL,TL
TS trước khi thực hiện các hoạt động
- Từ bỏ quyền đòi nợ
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần.
b) Các giao dịch bị coi là vô hiệu (đọc slide)

58
VD: Ngàu 10/5/2019, TAND TP HN ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đối với
CTCP A vì CTCP A có người tham gia thủ tục phá sản là cá nhân, tổ chức ngước ngoài.
 Sau ngày 10/5, CTCP A không được thực thực hiện tặng, cho tẩu tán tài sản,…
Tuy nhiên, 10/3/2019, CTCP A bán cho CTTNHH B một dây chuyền sản xuất nước giải khát
có ga nhập khẩu trên Hóa đơn chứng từ trị giá hải quan khi bán trị giá 10 tỷ nhưng bán 5 tỷ.
Ngày 8/11/2018, công ty đã thanh toán cho Ngân hàng B khoản tiền 10 tỷ chưa đến hạn
thanh toán.
 Luật phá sản quy định cấm các DN, HTX thực hiện các giao dịch và các giao dịch được
thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng trước ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá
sản bị coi là vô hiệu
 Vì để bảo toàn TS cho DN trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản, tránh tình trạng cất
giấu, tẩu tán, làm giảm , thay đổi giá trị TS trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản.
4. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
a) Điều kiện thực hiện:
HNCN ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi HĐKD
Mọi DN trong quá trình giải quyết phá sản đều được áp dụng biện pháp phục hồi HĐKD.
Bình luận ý kiến trên? => Là sai. Chỉ có những DN đáp ứng đủ 2 điều kiện về phục hồi.
5. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
a) TAND quyết định tuyên bố DN/HTX phá sản trong các trường hợp
b) Hậu quả pháp lý đối với DN, HTX bị tuyên bố phá sản.
6. …
7. Tài sản của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán
TS và quyền TS mà DN, HTX có tại thời điểm TA quyết định mở thủ tục phá sản
TS và quyền TS có được sau ngày TA ra quyết định mở thủ tục phá sản
Giá trị TS bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà DN, HTX thanh toán cho chủ
nợ có bảo đảm
Giá trị TS…
8. Thứ tự phân chia tài sản
- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì cơ quan thi hành án phân chia giá trị TS của
DN, HTX theo thứ tự sau đây:

59
1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao độngm quyền lợi
khác theo HĐLĐ và thỏa ước LĐ tập thể;
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi HĐKD của
DN,HTX
4. Nghĩa vụ tài chính đối với NN; Khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong
danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sane bảo đảm
không đủ thanh toán nợ
TH giá trị tài sản của DN/HTX sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì
phần còn lại này thuộc vè DN/HTX.

Bài tập: Ngày 03/09/2018 TAND tỉnh H đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CT
TNHH DK trụ sở tại tỉnh H do ông D làm giám đốc và là đại diện theo PL của công ty. Ngày
03/10/2018 TAND tỉnh H đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CT TNHH DK.

Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, quản tài viên DN quản lý thanh lý tài sản phát hiện
trước khi tòa án thụ lý đơn, CT TNHH DK đã thực hiện một số giao dịch như sau:

Ngày 15/05/2018, thanh toán 500trđ nợ chưa đến hạn


Ngày 05/09/2018, thanh toán 1 tỷ đồng Nợ không có bảo đảm và đã đến hạn nhưng
thực chất khoản nợ là 800trđ
Ngày 15/04/2018, tặng cho bà Hương con gái ông D một xe oto của công ty
Hỏi các giao dịch mà CT TNHH DK đã thực hiện có phù hợp với quy định của luật
phá sản không? Giải thích?

Giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời 06 tháng trước ngày
Tòa án ra quyết định mở thủ tục PS bị coi là vô hiệu:

Ngày 03/10/2018 TAND tỉnh H đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CT TNHH DK.

Vì vậy các giao dịch của công ty DK phát sinh từ ngày 03/04/2018 được coi là vô hiệu. Bao gồm
các giao dịch:

60
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số
tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

- Tặng, cho TS;

CT TNHH DK có bảo lãnh cho CT TNHH Thanh Hương vay 10 tỷ đồng tại chi
nhánh NH Công thương tỉnh H. Khoản vay này đã đến hạn phải trả nhưng công ty
TNHH Thanh Hương không thanh toán mặc dù làm ăn có lãi. Khi tòa án mở thủ tục
phá sản đối với công ty DK, chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh H đề nghị được
thanh toán khoản vay 10 tỷ đồng của công ty Thanh Hương bằng TS thế chấp của
công ty DK (phát sinh từ HĐ bảo lãnh). Hỏi yêu cầu của chi nhanh ngân hàng công
thương tỉnh H có căn cứ pháp lý để thực hiện không? Giải thích?
Giả sử khi thanh lý tài sản, giá trị tài sản còn lai của công ty DK là 10 tỷ đồng. Việc
phân chia giá trị TS còn lại được thực hiện như thế nào?
Thứ tự phân chia tài sản:
5. Chi phí phá sản;
6. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động quyền lợi khác
theo HĐLĐ và thỏa ước LĐ tập thể;
7. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi HĐKD của
DN,HTX
8. Nghĩa vụ tài chính đối với NN; Khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong
danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sane bảo đảm
không đủ thanh toán nợ
TH giá trị tài sản của DN/HTX sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì
phần còn lại này thuộc vè DN/HTX.
Để giải quyết phá sản đối với công ty DK thì ông D là người nộp đơn. Phân tích tư
cách nộp đơn của ông D.

Câu hỏi: TAND tỉnh H trong quá trình xét xử vụ án tham nhũng đối với chủ tịch HĐQT của
CTCP A đồng thời phát hiện CTCP A mất khả năng thanh toán. TA đồng thời giải quyết tuyên

61
bố phá sản đối với CTCP A. Bình luận về việc giải quyết tuyên bố phá sản của TAND tỉnh H đối
với CTCP A

 TAND không tự giải quyết tuyên bố phá sản đối với CTCP A mà chỉ giải quyết khi có
đơn yêu cầu. TAND chỉ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan.

III. THỦ TỤC PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG


1. Dấu hiệu tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán
- Sau khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc chấm dứt áp dụng hoặc không
áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng thanh toán
- Các chủ thể sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD
a) Người có quyền nộp đơn (Giống với DN HTX)

- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên
hiệp HTX
b) Nghĩa vụ nộp đơn
TCTD có nghĩa vụ nộp đơn, trường hợp TCTD không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản thì NHNNVN nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó
2. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
lập xong danh sách chủ nợ, bảng kê tài sản của TCTD, Tòa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.
3. Thứ tự phân chia tài sản.

Phân chia giá trị tài sản của TCTD thực hiện theo thứ tự như sau:

1. Chi phí phả sản;


2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với NLĐ, quyền lợi khác theo
HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể;
3. Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểu tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại TCTD
phá sản theo quy định

62
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm chưa được thanh toán
do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
TH giá trị tài sản của TCTD sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ trên mà vẫn còn thì phần
còn lại này thuộc về chủ sở hữu của TCTD đó

63
CHƯƠNG V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
I. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP TRONG KINH
DOANH
1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh (tranh chấp kinh doanh thương
mại)
a) Khái niệm
b) Đặc điểm:
- Phản ánh những bất đồng chính kiến, xung đột về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ phát
sinh hoặc sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh giữa các chủ thể;
- Luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh;
- Ít nhất một bên chủ thể tranh chấp là chủ thể kinh doanh;
- Nội dung chủ yếu của tranh chấp kinh doanh gắn liền với lợi ích vật chất các chủ thể kinh
doanh có tranh chấp
c) Phân loại tranh chấp
- Căn cứ vào nội dung của tranh chấp: Tranh chấp về đầu tư; tranh chấp hợp đồng; tranh
chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm; đại lý ký gửi thuê, cho thuê, thuê
mua…
- Theo tính chất quốc tế, tranh chấp trong kinh doanh có 2 loại:
+ Tranh chấp có yếu tố nước ngoài (Căn cứ vào 1 trong 3 yếu tố quy định tại điều 663
Bộ Luật Dân sự 2015
+ Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
d) Khái niệm (SGK)
e) Yêu cầu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Nhanh chóng, kịp thời;
Bảo đảm yếu tố bí mật trong kinh doanh cho các bên
Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí
f) Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Thương lượng; Hòa giải; Giải quyết bằng Trọng tài

64
Giải quyết bằng tòa án
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BẰNG THƯƠNG LƯỢNG VÀ
HÒA GIẢI
1. Phương thức thương lượng
a) Khái niệm (SGT)
b) Đặc điểm
Chỉ các bên tranh chấp tự giải quyết, không có sự tham gia của bên thứ ba;
Các bên cùng nhau trình bày chính kiến, quan điểm, bàn bạc, tìm biện pháp và thỏa
thuận để tự giải quyết;
Kết quả thương lượng phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
2. Phương thức hòa giải
(Theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại)
c) Khái niệm
Là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
d) Đặc điểm

Có sự tham gia của bên thứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải cùng các bên để giải quyết
tranh chấp

Người hòa giải không đưa ra quyết định cuối cùng


Kết quả giải quyết phụ thuộc vào hai yếu tố (thiện chí của các bên tranh chấp; kỹ
năng, kinh nghiệm của bên hòa giải)
Các bên tranh chấp là người đưa ra quyết định cuối cùng
Có hai cách hòa giải: Hòa giải tự do hoặc hòa giải thông qua Hòa giải viên (Theo NĐ
22/2017)
Theo NĐ 22/2017, khi hòa giải các bên lập Biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải có
thể được cưỡng chế thi hành theo yêu cầu.

65
III. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại
1. Khái niệm, đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại
e) Khái niệm (SGT)
f) Đặc điểm
Chủ thể tiến hành là trọng tài viên
Phải có thỏa thuận trọng tài
Là phương thức bảo đảm đến mức cao nhất quyền quyết định và tự định đoạt của các
bên đương sự
Là sự kết hợp giữa hai yếu tô: Thỏa thuẩn và tài phán (Trọng tài đưa ra phán quyết (ý
chí các bên); Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, trừ trường hợp bị Tòa án có
thẩm quyền hủy; Phán quyêt trọng tài được Nhà nước bảo đảm thi hành nếu các bên
yêu cầu;
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại không bị ràng buộc bởi nguyên tắc
lãnh thổ
2. Tổ chức của Trọng tài thương mại Việt Nam
Tổ chức theo 2 mô hình
Trọng tài thường trực: Có trụ sở thành lập; có tư cách pháp nhân; có điều lệ và quy tắc
tố tụng độc lập.
Trọng tài vụ việc: Không có trụ sở hoạt động; chỉ giải quyết từng vụ việc theo yêu cầu
của đương sự;
3. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010;
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài

Ngày 1/9/2021, ông Tuấn ký kết HĐ số 1 mua 1 căn hộ của CTCP kinh doanh căn hộ. Trong
HĐ có ghi rõ là CTCP ABC đảm bảo chất lượng như cam kết. Ông Tuấn mua nhà nhằm mục
đích kinh doanh, cho thuê. Trong hợp đồng 01 có ghi rõ hai bên thỏa thuận mọi tranh chấp
xảy ra sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài Rồng Vàng. Ngày 3/9/2021 khi đến nhận thì

66
ông Tuấn phát hiện chất lượng ngôi nhà ko đảm bảo như cam kết và xảy ra tranh chấp. Và
tranh chấp xảy ra và trung tâm trọng tài Rồng Vàng có thẩm quyền giải quyết.
4. Các nguyên tắc và điều kiện giải quyết
a) Các nguyên tắc giải quyết của Trọng tài thương mại
Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm của Luật và trái đạo đức xã hội;
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của PL;
Các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ;
Phán quyết trọng tài là chung thẩm không có kháng cáo.
b) Điều kiện giải quyết
Các bên có thỏa thuận trọng tài:
+ Là đk bắt buộc để trọng tài được giải quyết tranh chấp;
+ Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước và sau khi xảy ra tranh chấp;
+ Các TH thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không được giải quyết;
+ Hình thức của thỏa thuận trọng tài bắt buộc bằng văn bản (không được thỏa thuận bằng
lời nói hoặc hành vi)
Trường hợp cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thỏa thuận trọng tài vẫn
có hiệu lực đối với người thừa kế, người đại diện theo pháp luậ của người đó trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tổ chức phải chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận
quyền và nghĩa cụ của tổ chức đó, trừ các bên có thỏa thuận khác.
5. Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại
a) Khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
b) Thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp
Số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài có thể là một hoặc nhiều trọng tài viên
tùy theo sự thỏa thuận của các bên; TH các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài
viên theo quy định của Luật TTTM là 3.
Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm TTTM
Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập theo mô hình trọng tài vụ việc.

67
c) Phiên họp giải quyết tranh chấp
Không công khai (chỉ có các bên có liên quan mới được tham gia trừ TH các bên có
thỏa thuận khác.
Các bên thỏa thuận chọn thời gian địa điểm để tổ chức phiên hợp giải quyết tranh
chấp
Các bên thỏa thuận về nội dung và cách thức giải quyết vụ tranh chấp
Khi giải quyết tranh chấp, TT viên nhân danh ý chí của đương sự ( nhằm bảo đảm
quyền quyết định và tự định đoạt của các bên, đây là cơ quan độc lập không đại diện
cho cơ quan nhà nước nào nên nhân danh ý chí của đương sự).
d) Phán quyết của trọng tài và thi hành phán quyết của TT

BT: CTCP May Thắng Lợi trụ sở tại quận Q thành phố P do ông Phong làm giám đốc và là
đại diện theo pháp luật của công ty (điều lệ công ty quy dịnh) ký hợp đồng bán hàng hóa cho
công ty TNHH 1 thành viên Hương Hoa do bà Hoa làm chủ sở hữu, trụ ở tại quận K thành
phố H. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: Thời hạn giao hàng chậm nhất là ngày 1/5/2019.
Tuy nhiên đến 25/5/2019, công ty Thắng Lợi mới giao hàng cho công ty Hương Hoa và đã
gây thiệt hại cho công ty Hương Hoa và hai bên không thống nhất được mức thiệt hại thực tế.
Trong HĐ có điều khoản: nếu trong quá trình thực hiện HĐ bên vi phạm phải nộp 5% giá trị
HĐ. Sau đó 2 bên thỏa thuận bằng lời nói là tranh chấp sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng
tài quốc tế VN. Hỏi:
1. CT Hương Hoa có thể áp dụng các hình thức trách nhiệm TS nào đối với công ty Thắng
Lợi trong tình huống trên? Giải thích? Nêu căn cứ pháp lý áp dụng.
2. CT Hương Hoa có thể áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp nào để giải quyết
trong tình huống trên?
3. Vụ tranh chấp trong tình huống trên trung tâm TTTM quốc tế VN có thẩm quyền giải
quyết không? Giải thích?
4. Căn cứ vào tình huống cho biết TTTM quốc tế VN có được giải quyêt vụ tranh chấp trên
không? Giải thích?
BT lớn thường giao chương 2, câu hỏi thường C2,3,5. BT phá sản giao độc lập.

68
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BẰNG TÒA ÁN
1. Khái niệm, đặc điểm:
a) Khái niệm: Giải quyết tranh chấp trong KD bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh
chấp thông qua hoạt động của Tòa án nhân dân, cơ quan nhân danh quyền lựa tư pháp của
nhà nước để đưa ra phán quyết, buộc các bên thi hành
b) Đặc điểm:
Chủ thể tiến hành: Tòa án – cơ qian thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước
Điều kiện giải quyết tại Tòa án: Có yêu cầu và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án
Trình tự, thủ tục chặt chẽ được PL quy định (có 2 cấp giải quyết)
Tòa án đưa ra bản án, quyết định nhân danh ý chí của NNN (Nhân danh quyền lực tư
pháp Nhà nước)
Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xem xét lại
Phán quyết của Tòa án được Nhà nước bảo đảm thi hành
2. ..
3. Thẩm quyền của tòa án
a) Thẩm quyền theo vụ việc
Theo quy định tại Điều 30 – Bộ Luật TTDS 2015
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

69

You might also like