You are on page 1of 173

BẢN DỊCH

các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Được ban hành bởi


Bộ Tài chính
MỤC LỤC
IFRS 5 .............................................................................................................................................................. 2
IFRS 6 ............................................................................................................................................................ 22
IFRS 14 .......................................................................................................................................................... 32
IFRS 15 .......................................................................................................................................................... 51
IFRS 16 ........................................................................................................................................................ 118

1
IFRS 5
TÀI SẢN DÀI HẠN NẮM GIỮ ĐỂ BÁN VÀ HOẠT ĐỘNG BỊ CHẤM DỨT

Tháng 4 năm 2001, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (Uỷ ban) thông qua IAS 35 Hoạt động bị chấm dứt
– được ban hành lần đầu bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế vào tháng 6 năm 1998.

Tháng 3 năm 2004, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm để bán và
hoạt động bị chấm dứt thay thế cho IAS 35.

Các chuẩn mực khác có một số thay đổi nhỏ để phù hợp với IFRS 5. Những thay đổi này bao gồm Sửa đổi
IFRSs (ban hành tháng 4 năm 2009), IFRS 11 Thỏa thuận liên doanh (ban hành tháng 5 năm 2011), IFRS 13
Đo lường giá trị hợp lý (ban hành tháng 5 năm 2011), Trình bày các khoản mục của Thu nhập toàn diện
khác (sửa đổi IAS 1) (ban hành tháng 6 năm 2011), IFRS 9 Công cụ tài chính (Kế toán Phòng ngừa rủi ro và
các sửa đổi liên quan IFRS 9, IFRS 7 và IAS 39) (ban hành tháng 11 năm 2013), IFRS 9 Công cụ tài chính (ban
hành tháng 7 năm 2014), Sửa đổi thường niên IFRSs chu kỳ 2012 – 2014 ((ban hành tháng 9 năm 2014),
IFRS 16 Thuê tài sản (ban hành tháng 1 năm 2016), IFRS 17 Hợp đồng bảo hiểm (ban hành tháng 5 năm
2017) và Sửa đổi các Tham chiếu đến Khuôn mẫu lý thuyết trong các Chuẩn mực IFRS (ban hành tháng 3
năm 2018).

2
Nội dung

Từ đoạn

Mục tiêu 1

Phạm vi 2

Phân loại tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) nắm giữ để bán hoặc phân phối cho shủ 6
sở hữu

Tài sản dài hạn tạm thời không sử dụng 13

Xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán 15

Xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý 15

Ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị và hoàn nhập 20

Thay đổi kế hoạch bán hoặc kế hoạch phân phối cho chủ sở hữu 26

Trình bày và công bố 30

Trình bày các hoạt động bị chấm dứt 31

Lãi hoặc lỗ liên quan đến hoạt động liên tục 37

Trình bày một tài sản dài hạn hoặc nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán 38

Công bố thêm các thông tin khác 41

Điều khoản chuyển tiếp 43

Ngày hiệu lực 44

Phụ lục

3
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt (IFRS 5)
được nêu trong đoạn 1- 45 và các Phụ lục A-C. Tất cả các đoạn có tính bắt buộc như nhau. Đoạn văn in
đậm nêu lên các nguyên tắc chính. Các thuật ngữ được định nghĩa trong Phụ lục A được in nghiêng lần
đầu tiên chúng xuất hiện trong Chuẩn mực. Định nghĩa các thuật ngữ khác được giới thiệu trong phần
Thuật ngữ dành cho các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. IFRS 5 nên được đọc trong bối cảnh phù
hợp với mục tiêu của chuẩn mực, kết hợp với Cơ sở cho các kết luận, Lời nói đầu Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế và Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập báo cáo tài chính. IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi
ước tính kế toán và các sai sót cung cấp cơ sở để lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán trong trường
hợp không có hướng dẫn rõ ràng.

4
Mục tiêu

1. Mục tiêu của IFRS 5 là hướng dẫn kế toán cho các tài sản được giữ để bán và hướng dẫn trình bày
và công bố hoạt động bị chấm dứt. Cụ thể, IFRS yêu cầu:
(a) tài sản thoả mãncác tiêu chí được phân loại là nắm giữ để bán được xác định giá trị
theo giá thấp hơn giữa Giá trị còn lại và Giá trị hợp lý trừ chi phí bán và khấu hao tài
sản đó; và
(b) tài sản thoả mãn các tiêu chí được phân loại là nắm giữ để bán được trình bày riêng
trong báo cáo tình hình tài chính và kết quả của các hoạt động bị chấm dứt được trình
bày riêng trong báo cáo thu nhập toàn diện.

Phạm vi

2. Các yêu cầu phân loại và trình bày của IFRS này áp dụng cho tất cả tài sản dài hạn1 được ghi nhận
và cho tất cả nhóm thanh lý của một đơn vị. Các yêu cầu về xác định giá trị của IFRS này áp dụng
cho tất cả tài sản dài hạn được ghi nhận và tất cả nhóm thanh lý (như quy định trong đoạn 4),
ngoại trừ các tài sản được liệt kê trong đoạn 5 sẽ được tiếp tục đo lường theo Chuẩn mực được
ghi chú.

3. Các tài sản được phân loại là tài sản dài hạn theo IAS 1 Trình bày Báo cáo tài chính sẽ không được
phân loại lại thành tài sản ngắn hạn cho đến khi các tài sản này đáp ứng các tiêu chí để được phân
loại là nắm giữ để bán theo IFRS này. Các tài sản thuộc nhóm mà đơn vị thường phân loại là tài
sản dài hạn được mua không với mục đích bán lại sẽ không được phân loại là tài sản ngắn hạn,
trừ khi đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là được giữ để bán theo IFRS này.

4. Đôi khi đơn vị thanh lý một nhóm tài sản, có thể liên quan trực tiếp đến một số khoản nợ phải trả
trong cùng một giao dịch. Nhóm thanh lý này có thể là một nhóm các đơn vị tạo tiền, một đơn vị
tạo tiền riêng biệt hoặc một phần của đơn vị tạo tiền2. Nhóm này có thể bao gồm bất kỳ tài sản
và nợ phải trả của đơn vị, bao gồm tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn và tài sản được loại trừ bởi đoạn
5 theo các yêu cầu xác định giá trị của IFRS này. Nếu một tài sản dài hạn nằm trong phạm vi yêu
cầu xác định giá trị của IFRS này là một phần của nhóm thanh lý, các yêu cầu xác định giá trị của
IFRS này áp dụng cho toàn bộ nhóm thanh lý để giá trị của nhóm này được xác định theo giá thấp

1 Đối với các tài sản được phân loại theo tính thanh khoản, tài sản dài hạn là các tài sản bao gồm số tiền dự kiến sẽ được thu hồi
hơn mười hai tháng sau kỳ báo cáo. Đoạn 3 áp dụng cho việc phân loại các tài sản này.
2
Tuy nhiên, một khi dòng tiền từ một tài sản hoặc nhóm tài sản dự kiến sẽ phát sinh chủ yếu từ việc bán tài sản thay vì tiếp tục sử
dụng, chúng sẽ ít phụ thuộc vào dòng tiền phát sinh từ các tài sản khác và một nhóm thanh lý từng là một phần của đơn vị tạo tiền
sẽ trở thành một đơn vị tạo tiền riêng biệt.

5
hơn giữa Giá trị còn lại và Giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Các yêu cầu xác định giá trị từng tài sản và
nợ phải trả riêng biệt trong nhóm thanh lý được nêu trong các đoạn 18, 19 và 23.
5. Các hướng dẫn về xác định giá trị của IFRS này 3 không áp dụng cho các tài sản bên dưới, bất kể
dưới dạng tài sản riêng lẻ hay một phần của nhóm thanh lý, thay vào đó được hướng dẫn trong
các IFRS được liệt kê:
(a) Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp).
(b) Tài sản phát sinh từ lợi ích của người lao động (IAS 19 Lợi ích của người lao động).
(c) Tài sản tài chính trong phạm vi của IFRS 9 Công cụ tài chính.
(d) Tài sản dài hạn được kế toán theo mô hình giá trị hợp lý trong IAS 40 Bất động sản đầu tư.
(e) Tài sản dài hạn được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí để bán theo IAS 41 Nông nghiệp.
(f) Các nhóm hợp đồng trong phạm vi IFRS 17 Hợp đồng bảo hiểm.

5A. Các yêu cầu phân loại, trình bày và xác định giá trị trong IFRS này áp dụng cho tài sản dài hạn (hoặc
nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán đồng thời cũng áp dụng cho tài sản dài hạn
(hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là giữ để phân phối cho chủ sở hữu có tư cách là người góp
vốn (nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu).

5B. IFRS này hướng dẫn các công bố cần thiết đối với các tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được
phân loại là nắm giữ để bán hoặc hoạt động bị chấm dứt. Các yêu cầu về công bố trong các IFRS
khác không áp dụng cho các tài sản này (hoặc các nhóm thanh lý), trừ khi các IFRS đó có yêu cầu:

(a) công bố cụ thể đối với các tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để
bán hoặc hoạt động bị chấm dứt; hoặc
(b) công bố về xác định giá trị của tài sản và nợ phải trả trong nhóm thanh lý không thuộc phạm
vi xác định giá trị của IFRS 5 và các công bố này chưa được cung cấp trong các phần khác của
thuyết minh báo cáo tài chính.

Đơn vị phải có các công bố bổ sung cho các tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại
là nắm giữ để bán hoặc hoạt động bị chấm dứt trong trường hợp cần thiếtđể phù hợp với các yêu
cầu chung của IAS 1, đặc biệt là các đoạn 15 và 125 của Chuẩn mực IAS 1.

Phân loại tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) nắm giữ để bán hoặc để phân phối cho chủ sở hữu

6. Một đơn vị sẽ phân loại một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) là nắm giữ để bán nếu giá trị
còn lại của nó sẽ được thu hồi chủ yếu thông qua một giao dịch bán thay vì tiếp tục sử dụng.
7. Theo đó, tài sản (hoặc nhóm thanh lý) phải sẵn sàng cho việc bán ngay lập tức với điều kiện hiện
tại của tài sản đó tuân theo các điều khoản thông thường và theo thông lệ để bán tài sản đó (hoặc
nhóm thanh lý) và khả năng bán được phải gần như chắc chắn.

3 Khác với đoạn 18 và 19, yêu cầu các tài sản nghi vấn phải được đo lường theo các IFRS có liên quan khác.
6
8. Để có khả năng bán tài sản gần như chắc chắn, cấp quản lý phù hợp phải có cam kết với kế hoạch
bán tài sản (hoặc nhóm thanh lý) và khởi động một chương trình chủ động tìm người mua để hoàn
thành kế hoạch. Thêm vào đó, tài sản (hoặc nhóm thanh lý) phải được tích cực rao bán trên thị
trường ở mức giá hợp lý so với giá trị hợp lý hiện tại của nó. Ngoài ra, dự kiến việc bán phải đủ
điều kiện để được ghi nhận là một giao dịch bán hoàn tất trong vòng một năm kể từ ngày phân
loại, trừ khi được cho phép bởi đoạn 9 và các hoạt động cần thiết để hoàn thành kế hoạch cho
thấy rằng không có khả năng kế hoạch sẽ bị thay đổi đáng kể hoặc kế hoạch sẽ bị rút lại. Xác suất
được sự chấp thuận của cổ đông (nếu được yêu cầu phải có ý kiến) nên được xem xét như là một
phần của việc đánh giá khả năng bán được tài sản có gần như chắc chắn hay không.

8A. Một đơn vị cam kết với kế hoạch bán liên quan đến việc mất quyền kiểm soát một công ty con sẽ
phân loại tất cả tài sản và nợ phải trả của công ty con đó là nắm giữ để bán khi các tiêu chí trong
đoạn 6, 8 được đáp ứng, bất kể đơn vị đó có được giữ lại lợi ích cổ đông không kiểm soát trong
công ty con cũ sau khi bán hay không.

9. Các sự kiện hoặc tình huống có thể kéo dài thời gian hoàn thành việc bán hơn một năm. Việc kéo
dài thời gian cần thiết để hoàn thành việc bán không cản trở việc tài sản (hoặc nhóm thanh lý)
được phân loại là nắm giữ để bán nếu sự chậm trễ gây ra bởi các sự kiện hoặc hoàn cảnh nằm
ngoài sự kiểm soát của đơn vị và có đủ bằng chứng cho thấy đơn vị vẫn cam kết với kế hoạch bán
tài sản (hoặc nhóm thanh lý). Trường hợp này xảy ra khi các tiêu chí trong Phụ lục B được đáp
ứng.
10. Giao dịch bán bao gồm cả các giao dịch trao đổi tài sản dài hạn để đổi lấy tài sản dài hạn khác khi
trao đổi có tính chất thương mại theo IAS 16 Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị.
11. Khi một đơn vị mua một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) không nhằm mục đích thanh lý sau
khi mua, sẽ phân loại tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) này là nắm giữ để bán tại ngày mua chỉ
trong trường hợp yêu cầu về một năm trong đoạn 8 được đáp ứng (trừ khi được cho phép bởi
đoạn 9) và gần như chắc chắn là bất kỳ tiêu chí nào trong đoạn 7 và 8 không được đáp ứng vào
ngày đó sẽ được đáp ứng trong một thời gian ngắn sau khi mua (thường trong vòng ba tháng).
12. Nếu các tiêu chí trong đoạn 7 và 8 được đáp ứng sau kỳ báo cáo, đơn vị sẽ không phân loại tài sản
dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) là nắm giữ để bán trong các báo cáo tài chính khi phát hành. Tuy
nhiên, khi các tiêu chí đó được đáp ứng sau kỳ báo cáo nhưng trước ngày báo cáo tài chính được
ký phát hành, đơn vị sẽ công bố thông tin được nêu ra trong đoạn 41 (a), (b) và (d) trong thuyết
minh báo cáo tài chính.

12A. Một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để phân phối cho chủ sở
hữu khi đơn vị cam kết phân phối tài sản (hoặc nhóm thanh lý) cho chủ sở hữu. Đối với trường
hợp này, tài sản phải trong điều kiện sẵn sàng để phân phối ngay lập tức với điều kiện hiện tại của
tài sản đó và phải có khả năng phân phối gần như chắc chắn. Để có khả năng phân phối gần như

7
chắc chắn, các hoạt động để hoàn thành việc phân phối phải được khởi động và dự kiến sẽ được
hoàn thành trong vòng một năm kể từ ngày phân loại. Các hoạt động cần thiết để hoàn thành việc
phân phối phải cho thấy rằng không có khả năng việc thực hiện phân phối sẽ bị thay đổi đáng kể
hoặc sẽ bị rút lại. Xác suất được sự chấp thuận của cổ đông (nếu được yêu cầu phải có ý kiến) nên
được xem xét như là một phần của việc đánh giá khả năng phân phối có gần như chắc chắn hay
không.

Tài sản dài hạn không sử dụng

13. Đơn vị sẽ không được phân loại một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) là giữ để bán nếu tài
sản đó không được sử dụng đến. Điều này là do giá trị còn lại của tài sản sẽ được thu hồi chủ yếu
thông qua việc tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, nếu nhóm thanh lý không được sử dụng đáp ứng các
tiêu chí trong đoạn 32 (a) - (c), đơn vị sẽ trình bày kết quả và dòng tiền của nhóm thanh lý như
các hoạt động bị chấm dứt theo đoạn 33 và 34 vào ngày mà nó không còn được sử dụng. Các tài
sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) không được sử dụng bao gồm các tài sản dài hạn (hoặc nhóm
thanh lý) được dự kiến sẽ sử dụng đến hết tuổi thọ kinh tế và các tài sản dài hạn (hoặc nhóm
thanh lý) sẽ bị đóng chứ không bán.

14. Đơn vị sẽ không kế toán một tài sản dài hạn tạm thời bị ngừng sử dụng giống như tài sản dài hạn
không sử dụng

Xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán

Xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý)

15. Đơn vị xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán theo
giá thấp hơn giữa Giá trị còn lại và Giá trị hợp lý trừ chi phí bán.

15A. Đơn vị xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để phân
phối cho chủ sở hữu theo giá thấp hơn giữa Giá trị còn lại và Giá trị hợp lý trừ chi phí phân phối. 4

16. Nếu một tài sản mới mua (hoặc nhóm thanh lý) đáp ứng các tiêu chí được phân loại là nắm giữ
để bán (xem đoạn 11), việc áp dụng đoạn 15 sẽ dẫn đến việc tài sản (hoặc nhóm thanh lý) được
xác định giá trị khi ghi nhận ban đầu là giá thấp hơn giữa giá trị còn lại giả sử tài sản không được
phân loại là nắm giữ để bán (ví dụ: chi phí có được) và giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Do đó, nếu tài
sản (hoặc nhóm thanh lý) được mua lại như một phần của Hợp nhất kinh doanh, nó sẽ được đo
lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán.

4 Chi phí để phân phối là chi phí liên quan trực tiếp đến việc phân phối, không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập
8
17. Khi việc bán dự kiến sẽ xảy sau hơn một năm, đơn vị sẽ đo lường chi phí bán theo giá trị hiện tại.
Bất kỳ sự gia tăng nào trong giá trị hiện tại của chi phí bán phát sinh do thời gian trôi qua sẽ được
trình bày trong báo cáo lãi hoặc lỗ dưới dạng chi phí tài chính.
18. Ngay trước khi phân loại ban đầu một tài sản (hoặc nhóm thanh lý) là nắm giữ để bán, giá trị còn
lại của tài sản (hoặc tất cả các tài sản và nợ phải trả trong nhóm) sẽ được đo lường theo IFRS hiện
hành (áp dụng cho tài sản đó)
19. Trong lần đo lường lại tiếp theo của nhóm thanh lý, giá trị còn lại của các tài sản và nợ phải trả mà
không thuộc phạm vi quy định cách xác định giá trị của IFRS này nhưng được phân loại là nhóm
thanh lý nắm giữ để bán, sẽ được đo lường lại theo các IFRS hiện hành áp dụng cho nhóm tài sản,
nợ phải trả đó trước khi giá trị hợp lý trừ chi phí bán cho nhóm thanh lý được đo lường lại

Ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị và hoàn nhập

20. Đơn vị sẽ ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị đối với bất kỳ sự sụt giảm giá trị lần đầu tiên hoặc sau đó
của tài sản (hoặc nhóm thanh lý) so với giá trị hợp lý trừ chi phí bán, đến mức độ mà nó chưa
được ghi nhận theo đoạn 19.
21. Đơn vị sẽ ghi nhận khoản lãi cho bất kỳ sự gia tăng nào sau đó của giá trị hợp lý trừ chi phí bán tài
sản, nhưng không vượt quá lỗ do suy giảm giá trị lũy kế đã được ghi nhận theo IFRS này hoặc
trước đây theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản.
22. Đơn vị sẽ ghi nhận khoản lãi cho bất kỳ sự gia tăng sau đó của giá trị hợp lý trừ chi phí bán cho
một nhóm thanh lý:
(a) đến mức độ mà nó chưa được ghi nhận theo đoạn 19, nhưng
(b) không vượt quá lỗ do suy giảm giá trị lũy kế đã được ghi nhận theo IFRS này hoặc trước đây
theo IAS 36 cho các tài sản dài hạn mà thuộc phạm vi yêu cầu xác định giá trị của IFRS này.
23. Lỗ do suy giảm giá trị (hoặc bất kỳ khoản lãi nào sau đó) được ghi nhận cho nhóm thanh lý sẽ làm
giảm (hoặc tăng) giá trị còn lại của các tài sản dài hạn trong nhóm nằm trong phạm vi yêu cầu xác
định giá trị của IFRS này, theo thứ tự phân bổ quy định trong đoạn 104 (a) và (b) và 122 của IAS
36 (được sửa đổi năm 2004).
24. Một khoản lãi hoặc lỗ chưa được ghi nhận trước ngày bán tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý)
sẽ được ghi nhận tại ngày dừng ghi nhận. Các yêu cầu liên quan đến dừng ghi nhận được nêu
trong:
(a) đoạn 67-72 của IAS 16 (sửa đổi năm 2003) đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, và
(b) đoạn 112 -117 của IAS 38 Tài sản vô hình (được sửa đổi năm 2004) đối với tài sản vô hình.
25. Đơn vị sẽ không khấu hao (hoặc phân bổ) một tài sản dài hạn trong khi nó được phân loại là nắm
giữ để bán hoặc trong khi nó là một phần của nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán.
Khoản lãi và các chi phí khác liên quan các khoản nợ phải trả của một nhóm thanh lý được phân
loại là nắm giữ để bán sẽ tiếp tục được ghi nhận.

9
Thay đổi kế hoạch bán hoặc kế hoạch phân phối cho chủ sở hữu

26. Nếu đơn vị đã phân loại một tài sản (hoặc nhóm thanh lý) là nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để
phân phối cho chủ sở hữu, nhưng các tiêu chí trong đoạn 7-9 (nắm giữ để bán) hoặc trong đoạn
12A (nắm giữ để phối cho chủ sở hữu) không còn được đáp ứng thì đơn vị sẽ ngừng phân loại tài
sản (hoặc nhóm thanh lý) là nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu (tương
ứng). Trong những trường hợp như vậy, đơn vị sẽ thực hiện theo hướng dẫn trong đoạn 27- 29
để kế toán cho sự thay đổi này trừ khi áp dụng đoạn 26A.

26A. Nếu đơn vị phân loại lại một tài sản (hoặc nhóm thanh lý) trực tiếp từ nắm giữ để bán thành nắm
giữ để phân phối cho chủ sở hữu hoặc trực tiếp từ việc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu
thành nắm giữ để bán, thì sự thay đổi trong phân loại này được coi là tiếp tục kế hoạch thanh lý
ban đầu. Đơn vị:

(a) sẽ không tuân theo hướng dẫn trong đoạn 27-29 để kế toán sự thay đổi này. Đơn vị sẽ áp
dụng các yêu cầu phân loại, trình bày và xác định giá trị trong IFRS này áp dụng cho phương
pháp thanh lý mới.
(b) sẽ xác định giá trị tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) theo các yêu cầu trong đoạn 15 (nếu
được phân loại lại là nắm giữ để bán) hoặc 15A (nếu được phân loại lại là nắm giữ để phân
phối cho chủ sở hữu) và ghi nhận bất kỳ sự suy giảm hoặc sự gia tăng của giá trị hợp lý trừ chi
phí bán/ chi phí phân phối tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) theo các yêu cầu trong đoạn
20-25.
(c) sẽ không thay đổi ngày phân loại theo các đoạn 8 và 12A. Điều này không loại trừ việc kéo dài
thời gian cần thiết để hoàn thành việc bán hoặc phân phối cho chủ sở hữu nếu các điều kiện
trong đoạn 9 được đáp ứng.
27. Đơn vị sẽ xác định giá trị một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) không còn được phân loại là
nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu (hoặc không còn nằm trong nhóm
thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu) theo giá
thấp hơn giữa:
(a) giá trị còn lại trước khi tài sản (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán hoặc
nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu, điều chỉnh cho bất kỳ khấu hao, phân bổ hoặc đánh
giá lại nào đáng lẽ được ghi nhận nếu tài sản (hoặc nhóm thanh lý) không được phân loại là
nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu và
(b) giá trị có thể thu hồi tại ngày quyết định không bán hoặc phân phối. 5
28. Đơn vị sẽ bao gồm bất kỳ điều chỉnh cần thiết đối với giá trị còn lại của một tài sản dài hạn không
còn được phân loại là nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu trong lãi hoặc

5Nếu tài sản dài hạn không phải là một phần của đơn vị tạo tiền, thì giá trị có thể thu hồi là giá trị còn lại được ghi nhận sau khi
phân bổ bất kỳ khoản lỗ do suy giảm nào phát sinh từ đơn vị tạo tiền đó theo IAS 36.
10
lỗ6 từ hoạt động liên tục trong kỳ báo cáo mà các tiêu chí trong đoạn 7-9 hoặc 12A, không còn
được thỏa mãn. Báo cáo tài chính cho các kỳ báo cáo kể từ khi phân loại nắm giữ để bán hoặc
nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu sẽ được sửa đổi cho phù hợp nếu nhóm thanh lý hoặc tài
sản dài hạn không còn được phân loại là nắm giữ để bán hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở
hữu là một công ty con, hoạt động đồng kiểm soát, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc một
phần của lợi ích trong một công ty liên doanh hoặc công ty liên kết. Đơn vị phải trình bày sự điều
chỉnh đó trong cùng một chú thích trong báo cáo thu nhập toàn diện được sử dụng để trình bày
một khoản lãi hoặc lỗ, nếu có, được ghi nhận theo đoạn 37.
29. Nếu đơn vị loại bỏ một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả riêng lẻ ra khỏi một nhóm thanh lý
được phân loại là nắm giữ để bán, thì các tài sản và nợ phải trả còn lại trong nhóm thanh lý nắm
giữ để bán chỉ được tiếp tục xác định thành một nhóm thanh lý nắm giữ để bán nếu nhóm này
đáp ứng các tiêu chí trong đoạn 7-9. Nếu đơn vị loại bỏ một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả
riêng lẻ ra khỏi một nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu, thì
các tài sản và nợ phải trả của nhóm thanh lý được giữ để phân phối chỉ được tiếp tục xác định là
một nhóm thanh lý nắm giữ để phân phối chủ sở hữu nếu nhóm này đáp ứng các tiêu chí trong
đoạn 12A. Nếu không, mỗi tài sản dài hạn còn lại trong nhóm nếu đáp ứng các tiêu chí để được
phân loại là nắm giữ để bán (hoặc nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu) sẽ được xác định giá trị
ở mức thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý trừ chi phí để bán (hoặc chi phí phân phối) tại
ngày đó. Bất kỳ tài sản dài hạn nào không đáp ứng các tiêu chí phân loại là nắm giữ để bán sẽ
được ngừng phân loại là nắm giữ để bán theo đoạn 26. Bất kỳ tài sản dài hạn nào không đáp ứng
các tiêu chí phân loại là nắm giữ để phân phối cho chủ sở hữu sẽ được ngừng phân loại là nắm
giữ để phân phối cho chủ sở hữu theo đoạn 26.

Trình bày và công bố

30. Đơn vị phải trình bày và công bố thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tác
động tài chính của các hoạt động bị chấm dứt và việc thanh lý các tài sản dài hạn (hoặc các nhóm
thanh lý).

Trình bày các hoạt động bị chấm dứt

31. Bộ phận của đơn vị bao gồm các hoạt động và dòng tiền có thể được phân biệt rõ ràng, với phần
còn lại của đơn vị theo hoạt động và theo mục đích báo cáo tài chính. Nói cách khác, bộ phận của
đơn vị sẽ là một đơn vị tạo tiền hoặc một nhóm các đơn vị tạo tiền trong khi được giữ cho mục
đích sử dụng.

6Trừ khi tài sản là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị hoặc tài sản vô hình đã được đánh giá lại theo IAS 16 hoặc IAS 38 trước
khi phân loại là nắm giữ để bán, trong trường hợp này, điều chỉnh sẽ được ghi nhận như là tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại.
11
32. Hoạt động bị chấm dứt là một bộ phận của đơn vị hoặc đã được thanh lý hoặc được phân loại là
nắm giữ để bán và:
(a) đại diện cho một nhánh hoạt động kinh doanh quan trọng hoặc là một khu vực địa lý hoạt
động,
(b) là một phần trong kế hoạch phối hợp để thanh lý một nhánh hoạt động kinh doanh quan trọng
hoặc một khu vực địa lý hoạt động, hoặc
(c) là một công ty con được mua không có mục đích bán lại.
33. Đơn vị sẽ công bố:
(a) một khoản duy nhất trong báo cáo thu nhập toàn diện là tổng của:
(i) lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của các hoạt động bị chấm dứt và
(ii) lãi hoặc lỗ sau thuế được ghi nhận khi đo lường giá trị hợp lý trừ chi phí bán hoặc khi
thanh lý tài sản hoặc nhóm thanh lý tạo thành hoạt động bị chấm dứt
(b) một diễn giải phân tích con số trình bày trong (a) thành:
(i) doanh thu, chi phí và lãi trước thuế hoặc lỗ của hoạt động bị chấm dứt;
(ii) chi phí thuế thu nhập liên quan theo yêu cầu của đoạn 81 (h) của IAS 12.
(iii) lãi hoặc lỗ được ghi nhận khi đo lường giá trị hợp lý trừ chi phí bán hoặc khi thanh lý
tài sản hoặc nhóm thanh lý tạo thành hoạt động bị chấm dứt; và
(iv) chi phí thuế thu nhập liên quan theo yêu cầu của đoạn 81 (h) của IAS 12.

Phân tích có thể được trình bày trong thuyết minh hoặc trong báo cáo thu nhập toàn diện. Nếu
được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện thì sẽ được trình bày trong phần liên quan đến
các hoạt động bị chấm dứt, tức là tách biệt với các hoạt động vẫn đang tiếp tục hoạt động. Việc
phân tích là không bắt buộc đối với các nhóm thanh lý là các công ty con mới mua mà đáp ứng
các tiêu chí để được phân loại là nắm giữ để bán khi mua (xem đoạn 11).

(c) dòng tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của các hoạt động bị chấm
dứt. Những công bố này có thể được trình bày trong thuyết minh hoặc trong báo cáo tài chính.
Những công bố này là không bắt buộc đối với các nhóm thanh lý là các công ty con mới mua
mà đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là nắm giữ để bán khi mua (xem đoạn 11).
(d) thu nhập từ hoạt động đang tiếp tục và các hoạt động bị chấm dứt có được từ chủ sở hữu của
công ty mẹ. Những công bố này có thể được trình bày trong thuyết minh hoặc trong báo cáo
thu nhập toàn diện.

33A. Nếu đơn vị trình bày các khoản lãi hoặc lỗ trong một báo cáo riêng như được mô tả trong đoạn
10A của IAS 1 (được sửa đổi vào năm 2011), phần thông tin liên quan đến hoạt động bị chấm dứt
sẽ được trình bày trong báo cáo đó.

34. Đơn vị sẽ trình bày lại các công bố trong đoạn 33 cho các kỳ báo cáo trước để các công bố liên
quan đến các hoạt động đã bị chấm dứt vào cuối kỳ báo cáo gần nhất được trình bày.
12
35. Các điều chỉnh trong kỳ báo cáo hiện tại về con số được trình bày trước đây cho các hoạt động bị
chấm dứt mà có liên quan trực tiếp đến việc thanh lý một hoạt động đã bị chấm dứt trong kỳ báo
cáo trước sẽ được phân loại riêng trong phần các hoạt động bị chấm dứt. Bản chất và tổng số điều
chỉnh này phải được công bố. Ví dụ về các trường hợp có thể phát sinh những điều chỉnh này bao
gồm:
(a) việc giải quyết các vấn đề không chắc chắn phát sinh từ các điều khoản của giao dịch thanh lý,
chẳng hạn như điều chỉnh giá mua và các vấn đề bồi thường với người mua.
(b) việc giải quyết các vấn đề không chắc chắn phát sinh và liên quan trực tiếp đến hoạt động của
bộ phận trước khi thanh lý, như trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo hành sản phẩm của
bên bán.
(c) việc thanh toán các nghĩa vụ đối với kế hoạch lợi ích của người lao động, với điều kiện là việc
thanh toán này có liên quan trực tiếp đến giao dịch thanh lý.
36. Nếu đơn vị ngừng phân loại một bộ phận đơn vị là nắm giữ để bán, kết quả hoạt động của bộ
phận này được trình bày trước đó trong các hoạt động bị chấm dứt theo đoạn 33-35 sẽ được
phân loại lại và đưa vào thu nhập của hoạt động liên tục trong tất cả các kỳ báo cáo được trình
bày. Con số báo cáo cho các kỳ trước sẽ được mô tả là đã được trình bày lại.
36A. Đơn vị có cam kết với kế hoạch bán nhưng lại mất quyền kiểm soát công ty con sẽ công bố thông
tin được yêu cầu trong đoạn 33-36 khi công ty con là một nhóm thanh lý đáp ứng định nghĩa của
hoạt động bị chấm dứt theo quy định tại đoạn 32.

Lãi hoặc lỗ liên quan đến hoạt động liên tục

37. Bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào khi đo lường lại một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân
loại là nắm giữ để bán nhưng không đáp ứng định nghĩa về hoạt động bị chấm dứt sẽ được tính
vào lãi hoặc lỗ từ hoạt động đang tiếp tục.

Trình bày một tài sản dài hạn hoặc một nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán

38. Đơn vị sẽ trình bày một tài sản dài hạn được phân loại là giữ để bán và các tài sản của một nhóm
thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán tách biệt với các tài sản khác trong báo cáo tình hình
tài chính. Nợ phải trả của một nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán sẽ được trình bày
tách biệt với các khoản nợ phải trả khác trong báo cáo tình hình tài chính. Các tài sản và nợ phải
trả này sẽ không được bù trừvà không được trình bày chỉ bằng một con số. Các loại tài sản và nợ
phải trả quan trọng được phân loại là nắm giữ để bán sẽ được công bố riêng trong báo cáo tình
hình tài chính hoặc trong thuyết minh, trừ khi được cho phép bởi đoạn 39. Đơn vị sẽ trình bày
tách biệt bất kỳ thu nhập hoặc chi phí lũy kế nào được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác
liên quan đến một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán.

13
39. Nếu nhóm thanh lý là một công ty con mới mua đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là nắm
giữ để bán khi mua (xem đoạn 11) thì không bắt buộc phải công bố các loại tài sản và nợ phải trả
quan trọng.
40. Đơn vị sẽ không phân loại lại hoặc trình bày lại con số được trình bày cho các tài sản dài hạn hoặc
cho các tài sản và nợ phải trả của các nhóm thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán trong báo
cáo tình hình tài chính cho các kỳ trước nhằm phản ánh phân loại trong báo cáo tình hình tài chính
kỳ gần nhất được trình bày.

Công bố thêm các thông tin khác

41. Đơn vị sẽ công bố các thông tin sau trong các thuyết minh trong kỳ báo cáo mà một tài sản dài
hạn (hoặc nhóm thanh lý) đã được phân loại là nắm giữ để bán hoặc đã bán:
(a) Mô tả về tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) đó;
(b) mô tả về các sự kiện và hoàn cảnh dẫn đến việc bán, hoặc dẫn đến việc thanh lý theo dự kiến,
và cách thức, thời gian dự kiến của việc thanh lý đó;
(c) lãi hoặc lỗ được ghi nhận theo đoạn 20 - 22 và, nếu không được trình bày riêng trong báo cáo
thu nhập toàn diện thì phải có chú thích trong báo cáo thu nhập toàn diện đã bao gồm khoản
lãi hoặc lỗ đó;
(d) trường hợp có thể áp dụng, phải trình bày báo cáo bộ phận đối với bộ phận có tài sản dài hạn
(hoặc nhóm thanh lý) theo IFRS 8 Bộ phận hoạt động.
42. Nếu áp dụng đoạn 26 hoặc đoạn 29, trong kỳ báo cáo mà có quyết định thay đổi kế hoạch bán tài
sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý), đơn vị sẽ công bố một mô tả về các sự kiện và tình huống dẫn
đến quyết định đó và ảnh hưởng của quyết định đến kết quả hoạt động trong kỳ báo cáo này và
bất kỳ kỳ báo cáo nào trước đó.

Điều khoản chuyển tiếp

43. IFRS sẽ được áp dụng cho các tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) đáp ứng các tiêu chí được phân
loại là nắm giữ để bán và các hoạt động đáp ứng các tiêu chí được phân loại là hoạt động bị chấm
dứt sau ngày IFRS có hiệu lực. Đơn vị có thể áp dụng các yêu cầu của IFRS cho tất cả các tài sản
dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) mà đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là nắm giữ để bán và các
hoạt động đáp ứng các tiêu chí được phân loại là hoạt động bị chấm dứt từ bất kỳ ngày nào trước
ngày có hiệu lực của IFRS này, với điều kiện việc định giá và các thông tin khác cần thiết để áp
dụng IFRS này đã có được tại thời điểm các tiêu chí được đáp ứng.

Ngày hiệu lực

44. Đơn vị sẽ áp dụng IFRS này cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1
năm 2005. Áp dụng trước ngày này được khuyến khích. Nếu một đơn vị áp dụng IFRS này cho kỳ
báo cáo bắt đầu trước ngày 1 tháng 1 năm 2005 thì phải công bố việc áp dụng này.
14
44A. IAS 1 (sửa đổi năm 2007) sửa đổi thuật ngữ được sử dụng trong các IFRS. Ngoài ra, IAS 1 cũng sửa
đổi các đoạn 3 và 38, và thêm đoạn 33A. Đơn vị sẽ áp dụng những sửa đổi này cho các kỳ báo cáo
hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2009. Nếu một đơn vị áp dụng IAS 1 (sửa đổi
2007) cho kỳ báo cáo trước đó, các sửa đổi sẽ được áp dụng cho kỳ báo cáo đó.

44B. IAS 27 Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng (được sửa đổi năm 2008) đã thêm
đoạn 33 (d). Một đơn vị sẽ áp dụng sửa đổi đó cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau
ngày 1 tháng 7 năm 2009. Nếu một đơn vị áp dụng IAS 27 (sửa đổi 2008) cho kỳ báo cáo trước đó,
sửa đổi sẽ được áp dụng cho kỳ báo cáo đó. Việc sửa đổi sẽ được áp dụng hồi tố.

44C. Đoạn 8 và 36A đã được thêm vào theo Sửa đổi các IFRS ban hành vào tháng 5 năm 2008. Một đơn
vị sẽ áp dụng các sửa đổi đó cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 7
năm 2009. Có thể áp dụng trước đó. Tuy nhiên, một đơn vị sẽ không áp dụng các sửa đổi cho các
kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu trước ngày 1 tháng 7 năm 2009 trừ khi đơn vị đó cũng áp dụng IAS
27 (được sửa đổi vào tháng 1 năm 2008). Nếu một đơn vị áp dụng các sửa đổi trước ngày 1 tháng
7 năm 2009 thì phải công bố việc áp dụng này. Đơn vị sẽ áp dụng các sửa đổi trong tương lai kể
từ ngày lần đầu tiên áp dụng IFRS 5 và tuân theo các quy định chuyển tiếp trong đoạn 45 của IAS
27 (sửa đổi tháng 1 năm 2008).

44D. Các đoạn 5A, 12A và 15A đã được thêm vào và đoạn 8 đã được sửa đổi bởi IFRIC 17 Phân phối tài
sản phi tiền tệ cho chủ sở hữu vào tháng 11 năm 2008. Những sửa đổi này sẽ được áp dụng trong
tương lai cho các tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để phân phối
cho chủ sở hữu trong các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2009.
Không được phép áp dụng hồi tố. Áp dụng sớm hơn được cho phép. Nếu một đơn vị áp dụng các
sửa đổi cho kỳ báo cáo bắt đầu trước ngày 1 tháng 7 năm 2009 thì phải công bố việc áp dụng này
và áp dụng IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh (sửa đổi năm 2008), IAS 27 (sửa đổi vào tháng 1 năm
2008) và IFRIC 17.

44E. Đoạn 5B đã được thêm vào bởi Sửa đổi các IFRS ban hành vào tháng 4 năm 2009. Đơn vị sẽ áp
dụng các sửa đổi đó trong tương lai cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1
tháng 1 năm 2010. Có thể áp dụng trước đó. Nếu một đơn vị áp dụng sửa đổi trong một kỳ báo
cáo trước đó thì phải công bố việc áp dụng này.

44F. [Đã bỏ]

44G. IFRS 11-Thỏa thuận liên doanh, ban hành vào tháng 5 năm 2011, sửa đổi đoạn 28. Đơn vị sẽ áp
dụng sửa đổi đó khi áp dụng IFRS 11.

44H. IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý, ban hành vào tháng 5 năm 2011, đã sửa đổi định nghĩa về giá trị
hợp lý trong Phụ lục A. Đơn vị sẽ áp dụng sửa đổi đó khi áp dụng IFRS 13.

15
44I. Trình bày các khoản mục của Thu nhập Toàn diện khác (Sửa đổi IAS 1), ban hành vào tháng 6 năm
2011, sửa đổi đoạn 33A. Đơn vị sẽ áp dụng sửa đổi đó khi áp dụng IAS 1 được sửa đổi vào tháng
6 năm 2011.

44J. [Đã bỏ]

44K. IFRS 9, được ban hành vào tháng 7 năm 2014, đã sửa đổi đoạn 5 và bỏ các đoạn 44F và 44J. Đơn
vị sẽ áp dụng những sửa đổi đó khi áp dụng IFRS 9.

44L. Những Sửa đổi Hàng năm IFRSs theo chu kỳ 2012 - 2014, được ban hành vào tháng 9 năm 2014,
sửa đổi đoạn 26 -29 và thêm đoạn 26A. Đơn vị sẽ áp dụng các sửa đổi đó trong tương lai theo IAS
8 - Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót đối với các thay đổi trong phương thức
thanh lý xảy ra trong kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016. Có thể
áp dụng trước đó. Nếu một đơn vị áp dụng sửa đổi trong một kỳ báo cáo sớm hơn thì phải công
bố việc áp dụng này.

44M. IFRS 17, ban hành vào tháng 5 năm 2017, sửa đổi đoạn 5. Đơn vị sẽ áp dụng sửa đổi đó khi áp
dụng IFRS 17.

Thay thế IAS 35

45. IFRS này thay thế IAS 35 Hoạt động bị chấm dứt.

16
Phụ luc A

Các định nghĩa

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của IFRS.

Đơn vị tạo tiền (cash‑generating unit): Nhóm tài sản nhỏ nhất có thể xác định tạo ra dòng tiền vào và gần
như độc lập với dòng tiền vào từ các tài sản hoặc nhóm tài sản khác.

Bộ phận của đơn vị (component of an entity): Các hoạt động và các dòng tiền có thể phân biệt một cách
rõ ràng với phần còn lại của đơn vị, xét về mặt hoạt động và để phục vụ mục đích báo cáo tài chính.

Chi phí bán (costs to sell): Chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc thanh lý tài sản (hoặc nhóm tài
sản thanh lý), không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập.

Tài sản ngắn hạn (current asset): Đơn vị sẽ phân loại một tài sản là ngắn hạn khi:

(a) đơn vị dự kiến chuyển tài sản thành tiền, hoặc có ý định bán hoặc sử dụng tài sản đó, trong
chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị;
(b) đơn vị nắm giữ tài sản với mục đích chủ yếu là để kinh doanh;
(c) đơn vị dự kiến chuyển tài sản thành tiền trong vòng 12 tháng sau kỳ báo cáo; hoặc
(d) tài sản đó là tiền hoặc tương đương tiền (theo định nghĩa tại IAS 7) trừ trường hợp tài sản đó
bị hạn chế trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian ít
nhất là 12 tháng sau kỳ báo cáo.

Hoạt động bị chấm dứt (discontinued operation): Một bộ phận của đơn vị đã được thanh lý hoặc được
phân loại là nắm giữ để bán, và:

(a) là một bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh hoặc một khu vực hoạt động địa lý chính và riêng biệt,
(b) là một phần của một kế hoạch nhằm bán bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh hay khu vực hoạt động
địa lý chính và riêng biệt; hoặc

(c) là một công ty con được mua với mục đích duy nhất là để bán lại.

Nhóm thanh lý (disposal group): Một nhóm tài sản sẽ được thanh lý cùng nhau trong cùng một giao dịch,
bằng cách bán hoặc theo hình thức khác, và các khoản nợ phải trả liên quan trực tiếp đến các tài sản sẽ
được chuyển giao trong giao dịch đó. Nhóm này bao gồm lợi thế thương mại được mua trong một vụ hợp
nhất kinh doanh nếu nhóm này là một đơn vị tạo tiền mà lợi thế thương mại được phân bổ theo các yêu
cầu của các đoạn 80–87 của IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản hoặc nếu là một hoạt động nằm trong một đơn
vị tạo tiền như vậy.

17
Giá trị hợp lý (fair value): Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá phải trả khi chuyển nhượng
một khoản nợ trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác
định giá trị. (Xem IFRS 13)

Cam kết mua chắc chắn (firm purchase commitment): Một thỏa thuận với một bên không liên quan, có
hiệu lực ràng buộc đối với cả hai bên và thường có hiệu lực pháp lý. Thỏa thuận này có (a) quy định tất cả
các điều khoản chính, bao gồm các điều khoản về giá và thời gian thực hiện các giao dịch, và (b) bao gồm
một điều khoản có hiệu lực đủ mạnh để ngăn chặn việc các bên không thực hiện thỏa thuận và làm cho
khả năng thực hiện là gần như chắc chắn.

Gần như chắc chắn (highly probable): Mức độ cao hơn đáng kể so với nhiều khả năng xảy ra.

Tài sản dài hạn (non‑current asset): Tài sản không thỏa mãn định nghĩa tài sản ngắn hạn.

Nhiều khả năng xảy ra (probable): Khả năng xảy ra cao hơn so với khả năng không xảy ra.

Giá trị có thể thu hồi (recoverable amount): Là giá trị cao hơn giữa Giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí
bán và giá trị sử dụng của tài sản đó.

Giá trị sử dụng (value in use): Giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai ước tính dự kiến sẽ phát sinh từ
việc tiếp tục sử dụng và thanh lý tài sản tại thời điểm kết thúc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

18
Phụ lục B

Bổ sung về việc áp dụng

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của IFRS.

Gia hạn thời gian cần thiết để hoàn thành một giao dịch bán

B1. Như đã lưu ý trong đoạn 9, việc kéo dài thời gian cần thiết để hoàn thành việc bán không cản trở việc
tài sản (hoặc nhóm thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán nếu sự chậm trễ gây ra bởi các sự kiện
hoặc hoàn cảnh nằm ngoài sự kiểm soát của đơn vị và có đủ bằng chứng cho thấy đơn vị vẫn cam kết
với kế hoạch bán tài sản (hoặc nhóm thanh lý). Do đó, trường hợp ngoại lệ sẽ được áp dụng đối với
yêu cầu về một năm trong đoạn 8 cho các sự kiện hoặc tình huống đó phát sinh sau đây:

(a) tại ngày mà đơn vị cam kết thực hiện kế hoạch bán một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý), đơn
vị dự đoán một cách hợp lý rằng những người khác (không phải là người mua) sẽ áp đặt các điều
kiện đối với việc chuyển nhượng tài sản (hoặc nhóm thanh lý) làm kéo dài thời gian cần thiết để
hoàn thành việc bán, và:
(i) các hành động cần thiết để đáp ứng các điều kiện đó không thể được bắt đầu cho đến khi
đạt được cam kết mua chắc chắn, và
(ii) cam kết mua chắc chắn là gần như chắc chắn sẽ xảy ra trong vòng một năm.

(b) đơn vị có được một cam kết mua chắc chắn và do đó, người mua hoặc những người khác bất ngờ
áp đặt các điều kiện đối với việc chuyển nhượng một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) được
phân loại là giữ để bán làm kéo dài thời gian cần thiết để hoàn thành giao dịch bán và:
(i) hành động kịp thời cần thiết để đáp ứng các điều kiện đã được thực hiện, và
(ii) một giải pháp khả thi để giải quyết các yếu tố làm trì hoãn được dự đoán

(c) trong khoảng thời gian một năm đầu tiên phát sinh tình huống trước đây được coi là không thể
xảy ra và do đó, một tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) trước đây được phân loại là nắm giữ để
bán không được bán vào cuối kỳ báo cáo đó và:
(i) trong khoảng thời gian một năm đầu, đơn vị đã có hành động cần thiết để đáp ứng với sự
thay đổi của hoàn cảnh,
(ii) tài sản dài hạn (hoặc nhóm thanh lý) đang được tích cực rao bán trên thị trường với mức
giá hợp lý đã tính đến sự thay đổi của hoàn cảnh, và
(iii) các tiêu chí trong đoạn 7 và 8 được đáp ứng.

19
Phụ lục C

Sửa đổi các IFRS khác

Các sửa đổi trong phụ lục này sẽ được áp dụng cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày
1 tháng 1 năm 2005. Nếu một đơn vị áp dụng IFRS này cho kỳ báo cáo trước đó, những sửa đổi này sẽ
được áp dụng cho kỳ báo cáo trước đó.

Các sửa đổi có trong phụ lục này khi IFRS này được ban hành năm 2004 đã được đưa vào các IFRS có liên
quan được công bố trong tập này.

20
Thông qua bởi Hội đồng IFRS 5 ban hành vào tháng 3 năm 2004

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt đã được
phê duyệt để ban hành bởi mười hai trong số mười bốn thành viên của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc
tế. Messrs Cope và Schmid không đồng ý. Ý kiến không đồng tình của họ được nêu ra sau Cơ sở Kết luận
về IFRS 5.

Sir David Tweedie Chủ tịch

Thomas E Jones Phó chủ tịch

Mary E Barth

Hans‑Georg Bruns

Anthony T Cope

Robert P Garnett

Gilbert Gélard

James J Leisenring

Warren J McGregor

Patricia L O’Malley

Harry K Schmid

John T Smith

Geoffrey Whittington

Tatsumi Yamada

21
IFRS 6
THĂM DÒ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Vào tháng 12 năm 2004, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành IFRS 6 về “Thăm dò và đánh giá
tài nguyên khoáng sản”.

Các chuẩn mực khác đã thực hiện các sửa đổi nhỏ do sự ban hành của IFRS 6, bao gồm “Sửa đổi các Tham
chiếu đến Khuôn khổ khái niệm áp dụng trong Hệ thống Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế” (ban hành
vào tháng 3 năm 2018).

22
Nội dung

Từ đoạn

Mục tiêu 1

Phạm vi 3

Ghi nhận các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá 6

Xác định giá trị các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá 8

Xác định giá trị tại lần ghi nhận ban đầu 8

Các thành tố của chi phí hình thành nên các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và 9
đánh giá
Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu 12

Thay đổi về chính sách kế toán 13

Trình bày 15

Phân loại các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá 15

Phân loại lại các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá 17

Suy giảm giá trị 18

Ghi nhận và xác định giá trị 18

Hướng dẫn mức độ mà các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá được xem 21
xét cho việc suy giảm giá trị
Thuyế minh 23

Ngày hiệu lực 26

Quy định trọng giai đoạn chuyển tiếp 27

Phụ lục

23
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 6 về “Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản” (IFRS 6) được
đề cập từ đoạn 01-27 và Phụ lục A và B. Tất cả các đoạn có giá trị như nhau. Các đoạn văn in đậm nêu các
nguyên tắc chính. Các thuật ngữ in nghiêng được định nghĩa trong Phụ lục A là các thuật ngữ xuất hiện
lần đầu trong Chuẩn mực. Định nghĩa các thuật ngữ khác được thể hiện trong Từ điển về Chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế. IFRS 6 nên được đọc trong tình huống cụ thể và Cơ sở kết luận, “Lời nói đầu cho các
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và Khuôn khổ khái niệm áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính”.
IAS 8 về “Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót kế toán” cung cấp cơ sở cho việc lựa
chọn và áp dụng các chính sách kế toán trong trường hợp không có hướng dẫn rõ ràng.

24
Mục tiêu

1. Mục tiêu của chuẩn mực này là xác định việc lập báo cáo tài chính cho hoạt động thăm dò và đánh
giá tài nguyên khoáng sản.

2. Cụ thể, chuẩn mực này yêu cầu:

(a) cải thiện các hạn chế đối với hoạt động kế toán hiện hành cho “Các khoản chi cho hoạt động
thăm dò và đánh giá“.

(b) các đơn vị ghi nhận các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá phải xem xét sự suy
giảm giá trị theo chuẩn mực này và xác định giá trị suy giảm theo IAS 36 về “Tổn thất tài sản”.

(c) các thuyết minh cần xác định và giải thích số tiền trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị
phát sinh từ việc Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản và giúp người sử dụng báo cáo tài
chính đó hiểu về giá trị, thời gian và sự chắc chắn về các dòng tiền trong tương lai từ bất kỳ tài sản
phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá đã được ghi nhận.

Phạm vi

3. Một đơn vị sẽ áp dụng chuẩn mực này cho các khoản chi cho hoạt động thăm dò và đánh giá đã
phát sinh.

4. Chuẩn mực này không đề cập đến các khía cạnh khác của kế toán áp dụng bởi các đơn vị tham gia
vào việc thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

5. Một đơn vị sẽ không áp dụng chuẩn mực này cho các khoản chi phát sinh:

(a) trước khi thực hiện thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản, ví dụ như các khoản chi phát
sinh trước khi đơn vị có được các quyền hợp pháp để thăm dò một khu vực cụ thể.

(b) sau khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và khả năng thu lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên
khoáng sản được chứng minh.

Ghi nhận các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá

Miễn trừ tạm thời từ IAS 8 đoạn 11 và 12

6. Khi xây dựng chính sách kế toán của mình, đơn vị ghi nhận các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm
dò và đánh giá sẽ áp dụng đoạn 10 của IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi về ước tính và sai sót kế
toán.

7. Đoạn 11 và 12 của IAS 8 chỉ rõ nguồn của những yêu cầu và hướng dẫn có thẩm quyền mà Ban
Giám đốc bắt buộc phải xem xét khi xây dựng chính sách kế toán cho một khoản mục nếu không
có chuẩn mực nào hướng dẫn chi tiết cho khoản mục đó. Theo các đoạn 9 và 10 dưới đây, chuẩn

25
mực này cho phép đơn vị không phải áp dụng các quy định đó cho các chính sách kế toán của đơn
vị về việc ghi nhận và xác định giá trị của các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá.

Xác định giá trị của các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá

Xác định giá trị tại ngày ghi nhận ban đầu

8. Các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá sẽ được ghi nhận theo giá gốc.

Các thành tố của chi phí hình thành nên các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá

9. Đơn vị sẽ xác định chính sách kế toán cụ thể cho những khoản chi nào được ghi nhận là tài sản
phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá; và áp dụng chính sách kế toán đó một cách nhất
quán. Khi đưa ra quyết định này, đơn vị xem xét mức độ mà các khoản chi có liên quan đến việc
tìm kiếm các tài nguyên khoáng sản cụ thể. Dưới đây là các ví dụ về các khoản chi có thể đưa vào
trong việc xác định giá trị ban đầu của các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá
(danh sách này không phải là toàn bộ):

(a) mua các quyền để thực hiện thăm dò;

(b) nghiên cứu địa hình, địa chất, địa hóa và địa vật lý;

(c) khoan thăm dò;

(d) đào hào;

(e) lấy mẫu; và

(f) các hoạt động liên quan đến đánh giá tính khả thi kỹ thuật và khả năng thu lợi nhuận từ việc
khai thác một nguồn tài nguyên khoáng sản.

10. Các khoản chi liên quan đến việc phát triển tài nguyên khoáng sản sẽ không được ghi nhận là tài
sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá. “Khuôn khổ khái niệm về lập báo cáo tài chính”
và IAS 38 về “Tài sản vô hình” cung cấp hướng dẫn về việc ghi nhận tài sản phát sinh từ hoạt động
phát triển này.

11. Theo IAS 37 về “Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng”, đơn vị ghi nhận các nghĩa
vụ về tháo dỡ và hoàn nguyên trong một giai đoạn cụ thể do kết quả của việc thực hiện thăm dò
và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

12. Sau khi ghi nhận, đơn vị có thể áp dụng mô hình giá gốc hoặc mô hình đánh giá lại đối với các tài
sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá. Nếu mô hình đánh giá lại được áp dụng, (mô hình

26
trong IAS 16 “Tài sản, nhà xưởng và thiết bị” hoặc mô hình trong IAS 38) thì mô hình đó sẽ phải
được áp dụng nhất quán với việc phân loại tài sản (xem đoạn 15).

Thay đổi các chính sách kế toán

13. Đơn vị có thể thay đổi các chính sách kế toán của mình liên quan đến các khoản chi cho hoạt động
thăm dò và đánh giá nếu việc thay đổi làm cho báo cáo tài chính phù hợp hơn với nhu cầu ra quyết
định của người sử dụng thông tin tài chính và không làm suy giảm hoặc làm gia tăng tính đáng tin
cậy và không làm giảm đi sự phù hợp với những nhu cầu đó. Đơn vị sẽ đánh giá tính phù hợp và
đáng tin cậy dựa vào các tiêu chí trong IAS 8.

14. Để giải trình cho việc thay đổi các chính sách kế toán đối vơí các khoản chi cho hoạt động thăm dò
và đánh giá, đơn vị phải chứng minh được rằng việc thay đổi đó làm cho báo cáo tài chính đáp ứng
nhiều hơn các tiêu chí trong IAS 8, nhưng không nhất thiết phải tuân thủ toàn bộ các tiêu chí đó.

Trình bày

Phân loại các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá

15. Đơn vị sẽ phân loại các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá là tài sản hữu hình hoặc
vô hình dựa vào bản chất của các tài sản có được và áp dụng việc phân loại này một cách nhất
quán.

16. Một số tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá được xem là tài sản vô hình (ví dụ như
các quyền khoan), trong khi các tài sản khác được xem là hữu hình (ví dụ như phương tiện vận
chuyển và giàn khoan). Trong trường hợp tài sản hữu hình được sử dụng để phát triển tài sản vô
hình, giá trị tương ứng cho việc sử dụng tài sản đó được xem là một phần nguyên giá của tài sản
vô hình. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản hữu hình để phát triển tài sản vô hình không làm thay đổi
tài sản hữu hình thành tài sản vô hình.

Phân loại lại các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá

17. Một tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá sẽ không còn được phân loại như vậy
khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và khả năng thương mại từ việc khai thác một nguồn tài nguyên
khoáng sản được chứng minh. Các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá sẽ được
xem xét về sự suy giảm giá trị, và bất kỳ khoản lỗ nào do suy giảm giá trị sẽ được ghi nhận trước
khi phân loại lại tài sản.

Suy giảm giá trị

Ghi nhận và xác định giá trị

18. Các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá sẽ được xem xét về sự suy giảm giá trị
khi các sự kiện và tình huống cho thấy rằng giá trị còn lại của tài sản phát sinh từ hoạt động thăm

27
dò và được đánh giá có khả năng vượt quá giá trị có thể thu hồi của các tài sản đó. Khi các sự kiện
và tình huống cho thấy rằng giá trị còn lại vượt quá giá trị có thể thu hồi, đơn vị sẽ xác định, trình
bày và thuyết minh khoản lỗ do suy giảm giá trị theo quy định của IAS 36, trừ khi được quy định
tại đoạn 21 dưới đây.

19. Chỉ đối với các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá, đoạn 20 của chuẩn mực
này sẽ được áp dụng thay cho đoạn 8-17 của IAS 36 khi xác định một tài sản phát sinh từ các hoạt
động thăm dò và đánh giá có khả năng bị suy giảm giá trị. Đoạn 20 sử dụng thuật ngữ “tài sản”
nhưng áp dụng như nhau cho các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá hoặc
một Đơn vị tạo tiền.

20. Một hoặc nhiều sự kiện và tình huống dưới đây cho thấy rằng đơn vị nên xem xét sự suy giảm giá
trị của các tài sản phát sinh từ các hoạt động thăm dò và đánh giá (danh sách này không bao gồm
toàn bộ):

(a) giai đoạn mà đơn vị có quyền thăm dò trong một khu vực cụ thể đã hết hạn hoặc sẽ hết hạn
trong tương lai gần và dự kiến sẽ không được gia hạn.

(b) các khoản chi thêm đáng kể cho hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản trong
một khu vực cụ thể không nằm trong ngân sách hoặc kế hoạch.

(c) việc thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản trong một khu vực cụ thể mà không dẫn đến
phát hiện sản lượng tài nguyên khoáng sản có khả năng kinh tế và đơn vị đã quyết định ngừng các
hoạt động trong khu vực đó.

(d) có đầy đủ dữ liệu chỉ ra rằng mặc dù việc phát triển một khu vực cụ thể có thể được tiến hành
nhưng giá trị còn lại của tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá có khả năng không
được thu hồi hoàn toàn từ việc phát triển thành công đó hoặc bằng cách bán đi.

Trong trường hợp như vậy hoặc các trường hợp tương tư, đơn vị sẽ thực hiện kiểm tra viêc suy
giảm giá trị theo quy định tại IAS 36. Các khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận vào chi phí
theo quy định tại IAS 36.

Hướng dẫn mức độ mà các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá được xem xét cho việc
suy giảm giá trị

21. Đơn vị sẽ quyết định chính sách kế toán cho việc phân bổ tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò
và đánh giá vào các đơn vị tạo tiền hoặc nhóm các đơn vị tạo tiền cho mục đích xem xét sự suy
giảm giá trị của các tài sản đó. Mỗi đơn vị tạo ra tiền hoặc nhóm các đơn vị đó mà tài sản phát sinh
từ hoạt động thăm dò và đánh giá được phân bổ sẽ không lớn hơn một bộ phận kinh doanh định
nghĩa theo quy định của IFRS 8 về Bộ phận kinh doanh.

28
22. Đơn vị có thể xác định mức độ đánh giá sự suy giảm giá trị của các tài sản phát sinh từ hoạt động
thăm dò và đánh giá cho một hoặc nhiều đơn vị tạo tiền.

Thuyết minh

23. Đơn vị sẽ thuyết minh thông tin nhằm xác định và giải thích giá trị được ghi nhận trên báo cáo tài
chính phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

24. Để tuân thủ đoạn 23, đơn vị sẽ trình bày:

(a) các chính sách kế toán của đơn vị đối vơí các khoản chi cho hoạt động thăm dò và đánh giá bao
gồm việc ghi nhận các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá.

(b) giá trị tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí cũng như các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
và dòng tiền đầu tư phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

25. Đơn vị sẽ xem các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá là một loại tài sản riêng biệt
và thực hiện thuyết minh theo yêu cầu của IAS 16 hoặc IAS 38 một cách nhất quán với cách mà
các tài sản đó được phân loại.

Ngày hiệu lực

26. Đơn vị sẽ áp dụng chuẩn mực này cho kỳ kế toán hàng năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm
2006. Việc áp dụng sớm được khuyến khích. Nếu đơn vị áp dụng IFRS này cho kỳ kế toán bắt đầu
từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2006, đơn vị sẽ phải thuyết minh việc áp dụng này.

26A. Các sửa đổi về Tham chiếu Khuôn khổ khái niệm trong hệ thống Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế, ban hành năm 2018, sửa đổi đoạn 10. Đơn vị sẽ áp dụng thay đổi này cho kỳ kế toán hàng năm
bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Việc áp dụng sớm được cho phép nếu cùng lúc đơn vị cũng
áp dụng các sửa đổi khác trong Các sửa đổi về Tham chiếu Khuôn khổ khái niệm trong hệ thống
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Đơn vị sẽ áp dụng hồi tố việc sửa đổi IFRS 6 theo quy định
tại IAS 8 về Các chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán. Tuy nhiên,
nếu đơn vị thấy rằng việc áp dụng hồi tố là không thể thực hiện hoặc tiêu tốn nhiều chi phí và công
sức, đơn vị sẽ áp dụng sự thay đổi này của IFRS 6 bằng cách tham chiếu đến các đoạn 23-38, 50-
53 và 54F của IAS 8.

Quy định trong giai đoạn chuyển tiếp

27. Nếu việc áp dụng các quy định của đoạn 18 về thông tin so sánh có liên quan đến nhiều kỳ bắt đầu
từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 là không thể thực hiện được, đơn vị sẽ thuyết minh việc đó.
IAS 8 giải thích thuật ngữ “không thể thực hiện”.

29
Phụ lục A

Định nghĩa các thuật ngữ

Phụ lục này là một bộ phận không thể tách rời của chuẩn mực này.

Các tài sản phát sinh từ hoạt Các khoản chi thăm dò và đánh giá được ghi nhận là tài sản
động thăm dò và đánh giá phù hợp với chính sách kế toán của đơn vị.

Các khoản chi cho hoạt động Các khoản chi phát sinh bởi một đơn vị liên quan đến việc
thăm dò và đánh giá thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản trước khi chứng
minh được tính khả thi kỹ thuật và khả năng thương mại của
việc khai thác tài nguyên khoáng sản.

Thăm dò và đánh giá tài Hoạt động tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản, bao
nguyên khoáng sản gồm khoáng sản, dầu, khí tự nhiên và các nguồn tài nguyên
không tái sinh tương tự sau khi đơn vị đã giành được quyền
hợp pháp để thăm dò tại một khu vực cụ thể, cũng như việc
xác định tính khả thi về kỹ thuật và khả năng thu lợi nhuận
từ việc khai thác một nguồn tài nguyên khoáng sản.

30
Phụ lục B

Sửa đổi các IFRS khác

Các thay đổi trong phụ lục này sẽ được áp dụng cho kỳ kế toán hàng năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm
2006. Nếu đơn vị áp dụng chuẩn mực này cho kỳ kế toán sớm hơn, các thay đổi này sẽ được áp dụng cho
kỳ kế toán được áp dụng sớm đó.

*****

Các thay đổi được bao gồm trong phụ lục này khi chuẩn mực này được ban hành vào năm 2004 đã được
kết hợp trong các IFRS có liên quan xuất bản trong tập này.

31
IFRS 14
Các khoản hoãn lại theo luật định

Giới thiệu

IN1 IFRS 14 Các khoản hoãn lại theo luật định (“Chuẩn mực”) hướng dẫn kế toán số dư các khoản hoãn
lại theo luật định là các khoản chi phí hoặc thu nhập không được ghi nhận là tài sản hoặc nghĩa vụ
phải trả theo các Chuẩn mực khác, nhưng đủ điều kiện ghi nhận hoãn lại theo Chuẩn mực này do
các chỉ tiêu này được bao gồm, hoặc được dự kiến bao gồm, trong đơn giá mà doanh nghiệp có
thể tính phí cho khách hàng đối với các hàng hóa và các dịch vụ bị kiểm soát giá theo quy định của
Cơ quan quản lý giá.

IN2 Trong phạm vi của Chuẩn mực, các doanh nghiệp lần đầu áp dụng IFRS được cho phép tiếp tục kế
toán số dư các khoản hoãn lại theo luật định theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung
trước đó trong báo cáo tài chính lần đầu áp dụng IFRS. Tuy nhiên IFRS 14 đưa ra một số thay đổi
nhỏ đối với một số các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó về số dư các khoản
hoãn lại theo luật định, chủ yếu liên quan đến trình bày các chỉ tiêu này.

IN3 Phạm vi của Chuẩn mực này được giới hạn đối với các doanh nghiệp lần đầu áp dụng đang ghi
nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán
được thừa nhận chung trước đó, theo định nghĩa trong IFRS 1 Lần đầu áp dụng Chuẩn mực Lập và
Trình bày Báo cáo tài chính quốc tế (cơ sở kế toán mà doanh nghiệp áp dụng lần đầu đã sử dụng
ngay trước khi áp dụng IFRS). Doanh nghiệp trong phạm vi và lựa chọn áp dụng Chuẩn mực này
cho báo cáo tài chính được lập lần đầu theo IFRS được tiếp tục áp dụng trong các báo cáo tài chính
sau đó của doanh nghiệp.

IN4 Chuẩn mực này có hiệu lực cho các giai đoạn tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm
2016. Doanh nghiệp được phép áp dụng sớm Chuẩn mực này.

Các lý do ban hành Chuẩn mực

IN5 Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đã phát triển Chuẩn mực Lập và Trình bày Báo cáo Tài
chính Quốc tế về các khoản giữ lại theo luật định theo các nguyên nhân sau:

(a) Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán của một số quốc gia quy định cho phép hoặc yêu cầu
các doanh nghiệp chịu quy định kiểm soát giá phải vốn hóa hoặc ghi nhận hoãn lại các khoản
chi phí mà các doanh nghiệp không chịu quy định kiểm soát giá sẽ ghi nhận chi phí. Tương tự,
các doanh nghiệp chịu quy định kiểm soát giá được cho phép hoặc bị yêu cầu ghi nhận hoãn
lại các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp không chịu quy định kiểm soát giá sẽ ghi nhận
trong báo báo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác. Số dư các khoản hoãn lại theo luật định phát
sinh được trình bày theo nhiều phương thức khác nhau. Các chỉ tiêu này thường được trình
bày là “tài sản theo luật định” và “nghĩa vụ phải trả theo luật định” nhưng trong một số trường
32
hợp cũng có thể được ghi nhận trong các chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính như Bất động
sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị.
(b) IFRS hiện tại không có chuẩn mực nào quy định cụ thể kế toán cho các hoạt động bị kiểm soát
giá. Theo đó, doanh nghiệp được yêu cầu xác định chính sách kế toán đối với các ảnh hưởng
tài chính từ quy định kiểm soát giá theo đoạn 10 – 12 của IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi
ước tính và sai sót kế toán. IASB không nhận thấy bằng chứng về các khác biệt trọng yếu trong
thực tiễn tại các vùng lãnh thổ đang áp dụng IFRS do hầu hết các doanh nghiệp đã triệt tiêu số
dư các khoản hoãn lại theo luật định khi chuyển đổi sang IFRS và do đó các doanh nghiệp
không ghi nhận các chỉ tiêu này trong báo cáo tài chính lập theo IFRS. Tuy nhiên, dù được áp
dụng thống nhất trong báo cáo tài chính lập theo IFRS, một số vùng lãnh thổ chưa áp dụng
IFRS và một số vùng lãnh thổ khác đã áp dụng IFRS cũng có quan điểm khác biệt về việc phương
pháp kế toán các ảnh hưởng của quy định kiểm soát giá. Theo đó, IASB nhận được rất nhiều
yêu cầu về việc hướng dẫn liệu số dư các khoản hoãn lại theo luật định có đáp ứng điều kiện
ghi nhận là tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả được định nghĩa trong Khung khái niệm chung cho
Báo cáo Tài chính (Khung khái niệm chung), phụ thuộc vào các điều kiện của quy định kiểm
soát giá.
(c) Do không có hướng dẫn cụ thể từ IFRS, một số vùng lãnh thổ chưa áp dụng toàn bộ IFRS có
cách tiếp cận khác nhau khi báo cáo ảnh hưởng từ quy định kiểm soát giá và làm giảm khả
năng so sánh và minh bạch đối với người sử dụng báo cáo tài chính; và
(d) Thu nhập và chi phí chịu quy định kiểm soát giá có ảnh hưởng trọng yếu đối với các doanh
nghiệp có hoạt động bị kiểm soát giá như các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tiện ích,
viễn thông và giao thông vận tải. Do đó, việc thiếu các hướng dẫn là một rào cản lớn cho việc
áp dụng IFRS đối với các doanh nghiệp này.

IN6 Tháng 9 năm 2012, IASB triển khai một Dự án Các hoạt động bị kiểm soát giá toàn diện, bắt đầu
bằng giai đoạn nghiên cứu để xây dựng bộ tài liệu thảo luận.

IN7 Tháng 12 năm 2012, IASB quyết định thực hiện một giai đoạn bổ sung cho Dự án Các hoạt động bị
kiểm soát giá để phát triển một Chuẩn mực với phạm vi giới hạn nhằm đưa ra giải pháp tạm thời
trong ngắn hạn đối với các doanh nghiệp bị kiểm soát giá chưa áp dụng IFRS. Chuẩn mực này được
ban hành nhằm cho phép các doanh nghiệp lần đầu áp dụng IFRS được tiếp tục áp dụng các nguyên
tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó để ghi nhận các khoản hoãn lại theo luật định khi
chuyển đổi sang áp dụng IFRS. Chuẩn mực này giúp các doanh nghiệp tránh việc thực hiện các thay
đổi lớn về chính sách kế toán đối với các khoản hoãn lại theo luật định khi chuyển đổi sang áp
dụng IFRS cho đến khi dự án toàn diện được hoàn thiện.

IN8 Tuy nhiên, IASB không nhằm tiên lượng trước kết quả của Dự án Các hoạt động bị kiểm soát giá
toàn diện thông qua việc ban hành Chuẩn mực này. Thuật ngữ “Số dư các khoản hoãn lại theo luật
định” được lựa chọn trên cở sở bản chất của các chỉ tiêu phát sinh theo quy định kiểm soát giá và

33
thuộc phạm vi của Chuẩn mực này. Trong Chuẩn mực này, số dư các chỉ tiêu này không được mô
tả là “tài sản theo luật định” hoặc “nghĩa vụ phải trả theo luật định” do có các quan điểm khác biệt
về việc liệu các chỉ tiêu này có đáp ứng được các tiêu chí về định nghĩa tài sản hoặc nghĩa vụ phải
trả theo Khung khái niệm chung. Theo đó, mục tiêu của IASB đối với Chuẩn mực này là:

(a) nâng cao khả năng so sánh của báo cáo tài chính thông qua giảm thiểu các rào cản áp dụng
IFRS của các doanh nghiệp có các hoạt động bị kiểm soát giá cho đến khi Dự án Các hoạt
động bị kiểm soát giá toàn diện của IASB xây dựng được các hướng dẫn; và
(b) đảm bảo người sử dụng báo cáo tài chính có thể xác định rõ số dư các khoản hoãn lại theo
luật định và biến động của các số dư này cho mục đích so sánh báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp ghi nhận số dư các chỉ tiêu này theo Chuẩn mực này và báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp không ghi nhận số dư các chỉ tiêu này.

Đặc điểm chính của Chuẩn mực:

IN9 Chuẩn mực này:

(a) cho phép doanh nghiệp áp dụng IFRS, trong báo báo tài chính lập theo IFRS đầu tiên và sau
đó, được tiếp tục sử dụng các chính sách kế toán theo các nguyên tắc kế toán được thừa
nhận chung trước đó đối với việc ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi
nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định mà không cần xem xét cụ thể các yêu cầu trong
đoạn 11 của IAS 8;
(b) yêu cầu các doanh nghiệp trình bày số dư các khoản hoãn lại theo luật định thành các chỉ
tiêu riêng trên báo cáo tình hình tài chính và trình bày biến động của số dư các chỉ tiêu này
thành các chỉ tiêu riêng trên báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác; và
(c) yêu cầu trình bày thông tin chi tiết để xác định bản chất và rủi ro liên quan của quy định
kiểm soát giá là cơ sở cho việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định phù hợp với
Chuẩn mực.

Nội dung

Từ đoạn

Mục tiêu 1

Phạm vi 5

Ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận 9

Trình bày báo cáo tài chính 18

Trình bày thuyết minh báo cáo tài chính 27

Phụ lục

34
Mục tiêu

1 Mục tiêu của Chuẩn mực là xác định các yêu lập cầu báo cáo tài chính đối với số dư các khoản hoãn
lại theo luật định phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng tại một
mức giá hoặc phí chịu quy định kiểm soát giá.

2 Để đạt được mục tiêu này, Chuẩn mực yêu cầu:

(a) thay đổi hạn chế các chính sách kế toán được áp dụng theo các nguyên tắc kế toán được
thừa nhận chung trước đây đối với số dư các khoản hoãn lại theo luật định. Các chính sách
kế toán chủ yếu liên quan đến việc trình bày các chỉ tiêu này; và

(b) trình bày thông tin:

(i) Xác định và thuyết minh các khoản ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp phát sinh từ các quy định kiểm soát giá; và

(ii) giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu quy mô, thời gian và mức độ không
chắc chắn của dòng tiền tương lai từ số dư các khoản hoãn lại theo luật định được
ghi nhận.

3 Các yêu cầu của Chuẩn mực cho phép doanh nghiệp trong phạm vi của Chuẩn mực này được tiếp
tục kế toán số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế
toán được thừa nhận chung trước đó khi áp dụng IFRS, theo các thay đổi hạn chế được tham chiếu
trong đoạn 2 nêu trên.

4 Ngoài ra, Chuẩn mực cho phép một số ngoại lệ / hoặc miễn trừ áp dụng yêu cầu của các chuẩn
mực khác. Toàn bộ các yêu cầu cụ thể đối với báo cáo số dư các khoản hoãn lại theo luật định, và
các ngoại lệ / hoặc miễn trừ áp dụng yêu cầ của các chuẩn mực khác liên quan đến các số dư này,
được quy định trong Chuẩn mực này thay vì quy định tại các chuẩn mực khác.

Phạm vi

5 Chuẩn mực này cho phép doanh nghiệp được áp dụng các yêu cầu của chuẩn mực trong Báo cáo
tài chính được lập lần đầu theo IFRS khi và chỉ khi doanh nghiệp:

(a) thực hiện các hoạt động bị kiểm soát giá; và

(b) ghi nhận các khoản đủ điều kiện là số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên báo cáo
tài chính phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó của doanh
nghiệp.

6 Doanh nghiệp sẽ áp dụng các yêu cầu của Chuẩn mực này cho báo cáo tài chính cho các giai đoạn
sau đó khi và chỉ khi doanh nghiệp lựa chọn áp dụng các yêu cầu của Chuẩn mực này để ghi nhận

35
số dư các khoản hoãn lại theo luật định trong báo cáo tài chính được lập lần đầu theo IFRS của
doanh nghiệp đó.

7 Chuẩn mực này không đề cập các khía cạnh kế toán khác của các doanh nghiệp tham gia vào các
hoạt động bị kiểm soát giá. Thông qua việc áp dụng các yêu cầu của Chuẩn mực này, bất kể các chỉ
tiêu nào được cho phép hoặc được yêu cầu ghi nhận là tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả theo các
Chuẩn mực khác sẽ không được ghi nhận trong các chỉ tiêu phân loại là số dư các khoản hoãn lại
theo luật định.

8 Doanh nghiệp thuộc phạm vi, và lựa chọn áp dụng, Chuẩn mực này sẽ áp dụng các yêu cầu của
chuẩn mực đối với tất cả số dư các khoản hoãn lại theo luật định phát sinh từ toàn bộ các hoạt
động bị kiểm soát giá của doanh nghiệp.

Ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận

Miễn áp dụng tạm thời từ đoạn 11 của IAS 8

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót kế toán

9 Doanh nghiệp có các hoạt động bị kiểm soát giá thuộc pham vi, và lựa chọn áp dụng, Chuẩn mực
này phải áp dụng các đoạn 10 và 12 của IAS 8 khi xây dựng các chính sách kế toán về ghi nhận,
xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định.

10 Ban Giám đốc doanh nghiệp được yêu cầu hoặc được cho phép tham khảo các đoạn 11 – 12 của
IAS 8 về các yêu cầu và hướng dẫn trong việc xây dựng chính sách kế toán cho một chỉ tiêu trong
trường hợp chỉ tiêu đó không có các chuẩn mực liên quan quy định cụ thể. Chuẩn mực này cho
phép doanh nghiệp được miễn áp dụng đoạn 11 của IAS 8 đối với việc ghi nhận, xác định giá trị,
suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định. Theo đó, các doanh
nghiệp ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định, dù là các khoản riêng biệt hoặc là một
phần trong giá trị sổ sách của tài sản khác và nghĩa vụ phải trả khác, phù hợp với các nguyên tắc
kế toán được thừa nhận chung trước đó, được cho phép tiếp tục ghi nhận số dư các chỉ tiêu này
phù hợp với Chuẩn mực này thông qua việc miễn áp dụng đoạn 11 của IAS8, và phải thay đổi trình
bày thông tin theo yêu cầu của các đoạn 18 – 19 của Chuẩn mực này.

Tiếp tục sử dụng các chính sách kế toán hiện tại

11 Khi lần đầu áp dụng Chuẩn mực này, doanh nghiệp có thể tiếp tục áp dụng các chính sách kế
toán theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó đối với việc ghi nhận, xác định
giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định ngoại trừ các
thay đổi được chấp nhận trong đoạn 13 – 15. Tuy nhiên, việc trình bày thông tin các chỉ tiêu này
phải tuân thủ với yêu cầu trình bày thông tin của Chuẩn mực này và có thể dẫn đến yêu cầu thay

36
đổi chính sách kế toán về trình bày thông tin theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung
trước đó của doanh nghiệp (xem đoạn 18–19).

12 Doanh nghiệp phải áp dụng các chính sách kế toán được xây dựng phù hợp với đoạn 11 cho các
kỳ sau đó, ngoại trừ các thay dổi được chấp nhận theo đoạn 13 – 15.

Thay đổi chính sách kế toán

13 Doanh nghiệp không được thay đổi chính sách kế toán khi bắt đầu ghi nhận số dư các khoản
hoãn lại theo luật định. Doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi chính sách kế toán đối với việc ghi
nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định
nếu việc thay đổi đó đảm bảo báo cáo tài chính phù hợp hơn đối với nhu cầu đưa ra các quyết
định kinh tế của người sử dụng mà không làm giảm tính đáng tin cậy, hoặc làm báo cáo tài chính
tin cậy hơn mà không làm giảm tính liên quan với nhu cầu của người sử dụng. Doanh nghiệp
phải xét đoán tính liên quan và tính đáng tin cậy thông qua sử dụng các tiêu chí trong đoạn 10
của IAS 8.

14 Chuẩn mực này không cho phép các doanh nghiệp miễn áp dụng các đoạn 10 hoặc 14-15 của IAS8.
Cho mục đích giải trình các thay đổi chính sách kế toán đối với số dư các khoản hoãn lại theo luật
định, doanh nghiệp phải chứng minh rằng các thay đổi làm báo cáo tài chính phù hợp hơn với các
tiêu chí tại đoạn 10 của IAS 8. Tuy nhiên, các thay đổi này không nhất thiết phải tuân thủ hoàn
toàn với các tiêu chí về việc ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các
khoản giữ lại theo luật định.

15 Đoạn 13–14 được áp dụng cho thay đổi chính sách kế toán đối với lần đầu áp dụng Chuẩn mực
này và cho các giai đoạn sau đó.

Tương tác với các Chuẩn mực khác

16 Các trường hợp ngoại lệ, miễn áp dụng hoặc yêu cầu bổ sung cụ thể liên quan đến tương tác
giữa Chuẩn mực này và các Chuẩn mực khác được trình bày trong nội dung của Chuẩn mực này
(xem đoạn B7-B28). Trong trường hợp không có ngoại lệ, miễn áp dụng hoặc yêu cầu bổ sung
nêu trên, các Chuẩn mực khác sẽ được áp dụng kế toán số dư các khoản hoãn lại theo luật định
tương tự như cách áp dụng cho tài sản, nghĩa vụ phải trả, thu nhập và chi phí được ghi nhận
theo các Chuẩn mực khác.

17 Trong một số tình huống, một Chuẩn mực khác có thể cần được áp dụng cho số dư các khoản hoãn
lại theo luật định đã được xác định giá trị theo chính sách kế toán của doanh nghiệp được xây
dựng phù hợp với đoạn 11 – 12 nhằm phản ánh số dư phù hợp hơn trên báo cáo tài chính. Ví dụ,
doanh nghiệp có thể có các hoạt động bị kiểm soát giá tại nước ngoài mà các giao dịch và số dư
các khoản hoãn lại theo luật định phải thực hiện bằng đơn vị tiền tệ không phải là đồng tiền chức

37
năng của doanh nghiệp báo cáo. Số dư các khoản hoãn lại theo luật định và biến động của số dư
này cần được chuyển đổi theo IAS 21 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

Trình bày báo cáo tài chính

Thay đổi về trình bày báo cáo tài chính

18 Chuẩn mực này đưa ra các yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính, được nêu trong đoạn 20 – 26,
đối với số dư các khoản hoãn lại theo luật định được ghi nhận theo đoạn 11 – 12. Khi áp dụng
Chuẩn mực này, số dư các khoản hoãn lại theo luật định được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài
chính bên cạnh các tài sản và nghĩa vụ phải trả được ghi nhận theo các Chuẩn mực khác. Các yêu
cầu về trình bày này tách biệt ảnh hưởng của việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định
so với yêu cầu lập báo cáo tài chính của các Chuẩn mực khác.

19 Bên cạnh các chỉ tiêu được yêu cầu trình bày trên báo cáo tình hình tài chính và trên báo cáo lãi lỗ
và thu nhập toàn diện khác theo IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp áp dụng Chuẩn
mực này phải trình bày tất cả số dư các khoản hoãn lại theo luật định và các biến động số dư phù
hợp với đoạn 20 – 26.

Phân loại số dư các khoản hoãn lại theo luật định

20 Doanh nghiệp phải trình bày các chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo tình hình tài chính đối với:

(a) tổng số dư nợ các khoản hoãn lại theo luật định; và


(b) tổng số dư có các khoản hoãn lại theo luật định.

21 Khi doanh nghiệp trình bày tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, là
các chỉ tiêu phân loại riêng biệt trên báo cáo tình hình tài chính, doanh nghiệp đó không phải
phân loại tổng số dư ngắn hạn và dài hạn các khoản hoãn lại theo luật định. Thay vào đó, các chỉ
tiêu riêng biệt theo quy định của đoạn 20 sẽ được tách biệt với các tài sản và nợ phải trả được
trình bày theo các Chuẩn mực khác thông qua sử dụng các tổng phụ được xác định trước khi
trình bày số dư các khoản hoãn lại theo luật định.

Phân loại các biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định

22 Doanh nghiệp phải trình bày, trong mục thu nhập toàn diện khác của báo cáo lãi lỗ và thu nhập
toàn diện khác, giá trị biến động thuần của toàn bộ số dư các khoản hoãn lại theo luật định cho
kỳ báo cáo đối với các khoản được ghi nhận trên báo cáo thu nhập toàn diện khác. Biến động
thuần của các chỉ tiêu này được trình bày riêng, phù hợp với các Chuẩn mực khác:

(a) sẽ không được phân loại lại sau đó sang lãi lỗ; và
(b) sẽ được phân loại lại sau đó sang lãi lỗ khi các điều kiện cụ thể đạt được.

23 Doanh nghiệp phải trình bày một chỉ tiêu riêng biệt trên mục lãi lỗ của báo cáo kết quả kinh
doanh và thu nhập nhập toàn diện khác, hoặc trên báo cáo kết quả kinh doanh riêng, để phản
38
ánh giá trị biến động thuần còn lại của số dư các khoản hoãn lại theo luật định cho kỳ báo cáo,
không bao gồm giá trị biến động không được phản ánh theo lãi lỗ như giá trị mua. Chỉ tiêu riêng
biệt này phải được tách biệt với thu nhập và chi phí được trình bày theo các Chuẩn mực khác
thông qua sử dụng một tổng phụ được xác định trước khi trình bày giá trị biến động thuần của
số dư các khoản hoãn lại theo luật định.

24 Khi doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế hoãn lại hoặc nghĩa vụ phải trả thuế hoãn lại phát sinh từ
việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định, doanh nghiệp đó phải trình bày kết quả tài
sản (nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại và biến động tài sản (nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại liên quan
tương ứng với số dư các khoản hoãn lại theo luật định và biến động số dư, thay vì trình bày số
tổng theo IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp cho tài sản (nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại và chi
phí (thu nhập) thuế (xem đoạn B9-B12).

25 Khi doanh nghiệp trình bày một hoạt động bị chấm dứt hoặc một nhóm thanh lý theo IFRS 5 – Tài
sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt, doanh nghiệp phải trình bày số dư các
khoản hoãn lại theo luật định liên quan đến hoạt động bị chấm dứt hoặc một nhóm thanh lý và
giá trị biến động thuần của các số dư này trong số dư các khoản hoãn lại theo luật định và biến
động của các số dư này, thay vì trình bày trong các nhóm thanh lý hoặc hoạt động bị chấm dứt
(xem đoạn B19-B22).

26 Khi doanh nghiệp trình bày lãi trên cổ phiếu theo IAS 33 Lãi trên cổ phiếu, doanh nghiệp đó phải
trình bày thông tin bổ sung lãi cơ bản và lãi pha loãng trên cổ phiếu, được xác định giá trị theo yêu
cầu của IAS 33 nhưng không bao gồm giá trị biến động của số dư các khoản hoãn lại theo luật định
(xem đoạn B13-B14).

Trình bày thuyết minh báo cáo tài chính

Mục tiêu

27 Doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Chuẩn mực này phải trình bày thông tin cho phép người sử
dụng tiếp cận:

(a) bản chất và rủi ro liên quan đến quy định kiểm soát giá là cơ sở thiết lập mức giá mà doanh
nghiệp có thể tính cho khách hàng khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ; và
(b) các ảnh hưởng từ quy định kiểm soát giá đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động và
dòng tiền.

28 Trong trường hợp các thông tin trình bày theo yêu cầu của đoạn 30 – 36 được đánh giá là không
liên quan đến mục tiêu trong đoạn 27, các thông tin này có thể được bỏ qua trên báo cáo tài chính.
Nếu các thông tin trình bày theo đoạn 30 – 36 không đáp ứng đầy đủ mục tiêu trong đoạn 27,
doanh nghiệp phải trình bày thông tin bổ sung cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

39
29 Để đạt được mục tiêu trình bày thông tin trong đoạn 27, doanh nghiệp phải cân nhắc các nội dung
sau:

(a) mức độ chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu trình bày thông tin;
(b) mức độ nhấn mạnh cần thiết đối với từng yêu cầu;
(c) mức độ tổng hợp hoặc phân tách để thực hiện; và
(d) liệu người sử dụng báo cáo tài chính có cần các thông tin bổ sung để đánh giá chất lượng thông
tin trình bày.

Trình bày thông tin về các hoạt động chịu kiểm soát giá

30 Để giúp người sử dụng báo cáo tài chính tiếp cận bản chất và rủi ro liên quan của các hoạt động bị
kiểm soát giá của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trình bày, cho từng hoạt động bị kiểm soát giá:

(a) mô tả sơ bộ về bản chất và mức độ hoạt động bị kiểm soát giá và bản chất của quy trình thiết
lập giá theo luật định;
(b) xác định cơ quan quản lý giá. Nếu cơ quan quản lý giá là một bên liên quan (theo định nghĩa
trong IAS 24 Trình bày thông tin bên liên quan), doanh nghiệp phải trình bày thông tin thực tế
và kèm theo giải thích về mối liên hệ với bên liên quan;
(c) mức độ ảnh hưởng của rủi ro và tính không chắc chắn đến khả năng thu hồi trong tương lai
của từng nhóm (từng loại chi phí hoặc thu nhập) số dư nợ các khoản hoãn lại theo luật định
hoặc hoàn nhập từng nhóm số dư có các khoản hoãn lại theo luật định, ví dụ:
(i) rủi ro nhu cầu (ví dụ: thay đổi thái độ người tiêu dùng, mức độ sẵn có của các nguồn cung
thay thế hoặc mực độ cạnh tranh);
(ii) rủi ro pháp lý (ví dụ: đệ trình hoặc phê duyệt đề nghị mức giá hoặc khả năng tiếp cận của
doanh nghiệp để dự đoán các quyết định của cơ quan quản lý trong tương lai); và
(iii) rủi ro khác (ví dụ: rủi ro thị trường khác hoặc rủi ro tiền tệ).

31 Thông tin trình bày yêu cầu trong đoạn 30 phải được cung cấp trên báo cáo tài chính thông qua
các thuyết minh trực tiếp hoặc được tham chiếu từ báo cáo tài chính đến các báo cáo khác, ví dụ:
báo cáo rủi ro hoặc báo cáo đánh giá của ban giám đốc được cung cấp cho người sử dụng báo cáo
tài chính theo tại cùng thời điểm và cùng phương thức như báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính
chưa hoàn thiện nếu các thông tin này không được trình bày trực tiếp trong báo cáo tài chính hoặc
chưa được tham chiếu.

Trình bày thông tin về giá trị ghi nhận

32 Doanh nghiệp phải trình bày thông tin về cơ sở ghi nhận và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn
lại theo luật định, và cách thức ghi nhận giá trị ban đầu và sau đó, bao gồm cách đánh giá khả năng
thu hồi và phân bổ tổn thất của số dư các khoản hoãn lại theo luật định.

40
33 Đối với mỗi loại hoạt động bị kiểm soát giá, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau cho mỗi
loại số dư các chỉ tiêu hoãn lại theo luật định:

(a) Bảng đối chiếu giá trị sổ sách tại ngày đầu và ngày cuối kỳ báo cáo trừ trường hợp có cách
trình bày khác phù hợp hơn. Doanh nghiệp phải áp dụng xét đoán trong việc quyết định mức
độ chi tiết cần thiết (xem đoạn 28-29), tuy nhiên các nội dung liên quan thường bao gồm:
(i) Giá trị được ghi nhận là số dư các khoản hoãn lại theo luật định trong kỳ báo cáo hiện
hành trên báo cáo tình hình tài chính;
(ii) Giá trị được ghi nhận trên báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác liên quan đến số dư
được thu hồi (hoặc được phân bổ) hoặc được hoàn nhập trong kỳ báo cáo hiện hành;

(iii) Giá trị khác, được xác định riêng biệt, ảnh hưởng đến số dư các khoản hoãn lại theo luật
định như suy giảm giá trị, chỉ tiêu được mua hoặc được giả định trong hợp nhất kinh
doanh, chỉ tiêu thanh lý, hoặc ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái hoặc tỷ lệ chiết khấu;
(b) Tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ lệ chiết khấu (bao gồm tỷ lệ không hoặc một chuỗi các tỷ lệ, khi áp
dụng) được sử dụng để xác định chiết khấu dòng tiền tương lai áp dụng cho từng loại số dư
các khoản hoãn lại theo luật định; và
(c) Thời gian còn lại mà doanh nghiệp kỳ vọng thu hồi (hoặc phân bổ) giá trị còn lại của mỗi loại
số dư nợ các khoản hoãn lại theo luật định hoặc hoàn nhập số dư có các khoản hoãn lại theo
luật định.

34 Khi quy định kiểm soát giá ảnh hưởng đến quy mô và thời gian của chi phí (thu nhập) thuế thu
nhập, doanh nghiệp phải trình bày thông tin ảnh hưởng của quy định kiểm soát giá đối với giá trị
thuế hiện hành và thuế hoãn lại đã được ghi nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp phải trình bày riêng số
dư khoản hoãn lại theo luật định liên quan đến thuế và biến động liên quan của số dư này.

35 Khi t doanh nghiệp trình bày thông tin theo IFRS 12 Trình bày thông tin lợi ích trong các doanh
nghiệp khác đối với lợi ích trong công ty con, công ty liên kết hoặc liên doanh có các hoạt động bị
kiểm soát giá và ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định theo Chuẩn mực này, doanh
nghiệp phải trình bày thông tin về giá trị bao gồm trong số dư nợ và số dư có các chỉ tiêu hoãn lại
theo luật định đối với các lợi ích được trình bày (xem đoạn B25 – B28)

36 Khi doanh nghiệp kết luận rằng số dư khoản hoãn lại theo luật định không có khả năng thu hồi
hoặc hoàn nhập, doanh nghiệp phải trình bày thông tin thực tế, lý do doanh nghiệp không có khả
năng hoàn nhập hoặc thu hồi và giá trị ghi giảm số dư các khoản hoãn lại theo luật định.

41
Phụ lục A

Định nghĩa thuật ngữ

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực.

Báo cáo tài chính được lập Báo cáo tài chính năm đầu tiên mà đơn vị áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
lần đầu theo IFRS chính quốc tế, có báo cáo trình bày việc tuân thủ hoàn toàn và tuyệt đối
các điều khoản của IFRS.

Đơn vị lần đầu áp dụng Đơn vị lần đầu lập báo cáo tài chính theo IFRS.

Các nguyên tắc kế toán Nguyên tắc kế toán được áp dụng trước khi áp dụng IFRS.
được thừa nhận chung
trước đó

Các hoạt động bị kiểm Các hoạt động của đơn vị là đối tượng bị kiểm soát giá.
soát giá

Quy định kiểm soát giá Việc thiết lập khung giá tính phí cho khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ
và khung giá đó phải chịu sự giám sát và/hoặc phê duyệt bởi cơ quan quản
lý giá.

Cơ quan quản lý giá Một Cơ quan theo luật định có thẩm quyền thiết lập mức giá hoặc khung
giá để ràng buộc đơn vị. Cơ quan quản lý giá có thể là bên thứ ba hoặc
bên liên quan của đơn vị, bao gồm cả ban quản trị riêng của đơn vị, nếu
cơ quan đó được yêu cầu theo luật định để thiết lập mức giá vì lợi ích của
khách hàng và đảm bảo tài chính của đơn vị.

Số dư các khoản hoãn lại Một phần của chi phí (hoặc thu nhập) không được ghi nhận là tài sản hoặc
theo luật định nợ phải trả theo các Chuẩn mực khác, nhưng đủ điều kiện để hoãn lại vì
nó được đưa vào, hoặc được dự kiến sẽ được đưa vào, bởi cơ quan quản
lý giá trong việc thiết lập mức giá có thể được tính cho khách hàng.

42
Phụ lục B

Hướng dẫn áp dụng

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực.

Các hoạt động bị kiểm soát giá

B1 Trong lịch sử, kiểm soát giá được áp dụng cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
với việc mua bán, đa dạng hóa và bãi bỏ các quy định, kiểm soát giá ngày nay chỉ được áp dụng
cho một phần các hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp có cả hoạt động bị
kiểm soát giá và hoạt động không bị kiểm soát giá. Chuẩn mực này chỉ áp dụng cho các hoạt động
bị kiểm soát giá do bị hạn chế theo các quy định hoặc pháp luật thông qua các hoạt động của cơ
quan quản lý giá, không giới hạn loại hình hoặc nghành nghề của doanh nghiệp.

B2 Doanh nghiệp không phải áp dụng Chuẩn mực này đối với các hoạt động tự kiểm soát giá, là các
hoạt động không chịu kiểm soát theo một khung giá do các cơ quan quản lý giá giám sát hoặc phê
duyệt. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp vẫn đủ điều kiện áp dụng Chuẩn mực này khi:

(a) Cơ quan quản lý của doanh nghiệp hoặc một bên liên quan thiết lập khung giá cho cả lợi ích
của khách hàng và để đảm bảo khả năng tài chính tổng thể của doanh nghiệp trong một khung
giá cụ thể; và
(b) Khung giá chịu sự giám sát và/hoặc phê duyệt của một cơ quan có thẩm quyền theo luật pháp
hoặc quy định.

Tiếp tục áp dụng các chính sách kế toán hiện hành

B3 Cho mục đích của Chuẩn mực này, số dư khoản hoãn lại theo luật định được định nghĩa là số dư
một phần của chi phí (hoặc thu nhập) không được ghi nhận là tài sản hoặc nợ phải trả theo các
Chuẩn mực khác, nhưng đủ điều kiện để hoãn lại vì nó được đưa vào, hoặc được dự kiến sẽ được
đưa vào, bởi cơ quan quản lý giá trong việc thiết lập mức giá có thể được tính cho khách hàng.
Một số khoản chi phí (hoặc thu nhập) có thể không bị kiểm soát giá do, ví dụ, cơ quan quản lý giá
không chấp nhận các chỉ tiêu này hoặc phạm vi kiểm soát giá không bao gồm các chỉ tiêu này. Do
đó, các khoản này sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí khi phát sinh, trừ khi một Chuẩn mực
khác cho phép hoặc yêu cầu ghi nhận các khoản này trong giá trị sổ sách của một tài sản hoặc nợ
phải trả.

B4 Trong một số trường hợp, các Chuẩn mực khác quy định rõ không cho phép doanh nghiệp ghi
nhận số dư khoản hoãn lại theo luật định, trên báo cáo tình hình tài chính, là một chỉ tiêu riêng
hoặc trong nhóm các chỉ tiêu khác như bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị theo các
chính sách kế toán của các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó. Tuy nhiên, theo
đoạn 11 của Chuẩn mực này, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Chuẩn mực này trong Báo cáo tài
chính được lập lần đầu theo IFRS có thể áp dụng điều khoản miễn trừ trong đoạn 11 của IAS 8 để

43
tiếp tục áp dụng chính sách kế toán theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó
cho việc ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo
luật định. Các chính sách kế toán này có thể bao gồm, ví dụ như các trường hợp sau đây:

(a) ghi nhận số dư nợ các khoản hoãn lại theo luật định khi doanh nghiệp có quyền tăng giá trong
tương lai, theo quyết định thực tế hoặc dự kiến của cơ quan quản lý giá, để thu hồi các chi phí
được chấp nhận (là các chi phí cho giá quy định được dự kiến thu hồi);
(b) ghi nhận số dư nợ hoặc số dư có các khoản hoãn lại theo luật định theo giá trị tương ứng với
lãi hoặc lỗ từ thanh lý hoặc xóa sổ bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị và tài sản cố
định vô hình được kỳ vọng thu hồi hoặc hoàn nhập theo giá tương lai.
(c) ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định khi doanh nghiệp được yêu cầu, theo quy
định thực tế hoặc kỳ vọng của cơ quan quản lý giá, giảm giá trong tương lai để hoàn nhập chi
phí được chấp nhận đã thu hồi quá (là các chi phí vượt quá giá trị có thể thu hồi quy định bởi
cơ quan quản lý giá); và
(d) xác định giá trị số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên cơ sở không chiết khấu hoặc trên
cơ sở chiết khấu sử dụng lãi suất hoặc tỷ lệ chiết khấu theo quy định của cơ quan quản lý giá.

B5 Các ví dụ sau đây minh họa các loại chi phí được chấp nhận bởi cơ quan quản lý giá khi đưa ra
quyết định xác định giá. Theo đó, doanh nghiệp có thể ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật
định:

(i) Thay đổi số lượng hoặc giá mua;


(ii) Chi phí liên quan đến các sáng kiến “năng lượng xanh” được phê duyệt (giá trị vượt quá
số đã vốn hóa vào giá vốn bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị theo IAS 16 Bất
động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị);
(iii) Chi phí chung gián tiếp được xác định là chi phí vốn cho mục đích kiểm soát giá (nhưng
không được chấp nhận để vốn hóa vào bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị theo
IAS 16);
(iv) Các chi phí hủy dự án;
(v) Chi phí thiệt hại do bão; và
(vi) Lãi suất quy ước (bao gồm lãi được chấp nhận cho nguồn vốn sử dụng trong quá trình xây
dựng mà doanh nghiệp có thể thu được từ nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc đi vay)

B6 Số dư các khoản hoãn lại theo luật định thông thường thể hiện chênh lệch theo thời gian giữa giá
trị ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí cho mục đích luật định và cho mục đích lập báo cáo tài chính.
Khi doanh nghiệp thay đổi một chính sách kế toán trong lần đầu áp dụng IFRS hoặc trong lần đầu
áp dụng một Chuẩn mực mới hoặc sửa đổi, chênh lệch thời gian mới hoặc sửa đổi có thể phát sinh
dẫn đến ghi nhận mới hoặc sửa đổi số dư các khoản hoãn lại theo luật định. Điều khoản không cho
phép doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán trong đoạn 13 để bắt đầu ghi nhận số dư các khoản
hoãn lại theo luật định không hạn chế doanh nghiệp ghi nhận mới hoặc sửa đổi số dư các khoản

44
hoãn lại theo luật định hình thành do các thay đổi khác về chính sách kế toán theo quy định của
IFRS. Quy định này phù hợp do việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định cho các chênh
lệch thời gian nhất quán với chính sách ghi nhận hiện tại được áp dụng phù hợp với đoạn 11 và
không đưa ra một chính sách kế toán mới. Tương tự, đoạn 13 không hạn chế ghi nhận số dư các
khoản hoãn lại theo luật định phát sinh từ chênh lệch thời gian và chưa được ghi nhận ngay trước
ngày chuyển đổi sang IFRS nhưng nhất quán với các chính sách kế toán của doanh nghiệp được
thiết lập phù hợp với đoạn 11 (ví dụ: chi phí thiệt hại do bão).

Vận dụng các Chuẩn mực khác

B7 Doanh nghiệp trong phạm vi, và lựa chọn áp dụng, các yêu cầu của Chuẩn mực này phải tiếp tục
áp dụng các chính sách kế toán theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung trước đó cho
việc ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo
luật định. Tuy nhiên, đoạn 16 – 17 hướng dẫn, trong một số trường hợp, các Chuẩn mực khác có
thể cũng cần được áp dụng đối với số dư các khoản hoãn lại theo luật định cho mục đích phản ánh
phù hợp hơn trên báo cáo tài chính. Các đoạn sau trình bày các trường hợp các Chuẩn mực khác
điều chỉnh các yêu cầu của Chuẩn mực này. Cụ thể, các đoạn sau làm rõ các trường hợp ngoài lệ
và miễn áp dụng các Chuẩn mực khác và các yêu cầu bổ sung về trình bày thông tin và thuyết minh
báo cáo tài chính được kỳ vọng áp dụng.

Áp dụng IAS 10 Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

B8 Doanh nghiệp có thể cần sử dụng ước tính và giả định khi ghi nhận và xác định giá trị số dư các
khoản hoãn lại theo luật định. Đối với các sự kiện phát sinh giữa ngày kết thúc kỳ báo cáo và ngày
báo cáo tài chính được phê duyệt phát hành, doanh nghiệp phải áp dụng IAS 10 để xác định liệu
các ước tính và giả định cần phải được điều chỉnh để phản ánh các sự kiện này.

Áp dụng IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp

B9 IAS 12 yêu cầu, với một số trường hợp ngoại lệ hạn chế, doanh nghiệp ghi nhận nghĩa vụ thuế
hoãn lại và (tùy thuộc vào một số điều kiện) tài sản thuế hoãn lại cho các khoản chênh lệch tạm
thời. Doanh nghiệp bị kiểm soát giá phải áp dụng IAS 12 đối với toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệp, bao gồm các hoạt động bị kiểm soát giá, để xác định giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp
cần phải được ghi nhận.

B10 Trong một số phương án kiểm soát giá, cơ quan quản lý giá cho phép hoặc yêu cầu doanh nghiệp
tăng giá trong tương lai để thu hồi một phần hoặc toàn bộ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong các tình huống này, doanh nghiệp có thể ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định
trên báo cáo tình hình tài chính liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, phù hợp với
chính sách kế toán được thiết lập theo đoạn 11 – 12. Việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo

45
luật định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tự dẫn đến phát sinh chênh lệch tạm thời bổ
sung và doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại bổ sung liên quan.

B11 Mặc dù theo các yêu cầu trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của IAS 12
khi doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế hoãn lại và nghĩa vụ thuế hoãn lại từ việc ghi nhận số dư
các khoản hoãn lại theo luật định, doanh nghiêp không phải trình bày số thuế hoãn lại này trong
tổng số dư tài sản (hoặc nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại. Thay vào đó, doanh nghiệp phải trình bày
tài sản (hoặc nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại
theo luật định theo một trong hai cách:

(a) Trình bày cùng với chỉ tiêu số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo luật định; hoặc
(b) Trình bày riêng một chỉ tiêu bên cạnh số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo luật định
liên quan.

B12 Tương tự, khi doanh nghiệp ghi nhận biến động tài sản (hoặc nghĩa vụ phải trả) thuế hoãn lại phát
sinh từ việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định, doanh nghiệp không phải trình bày
giá trị biến động của thuế hoãn lại trong chỉ tiêu chi phí (hoặc thu nhập) thuế trên báo cáo lãi lỗ và
thu nhập toàn diện khác theo IAS 12. Thay vào đó, doanh nghiệp phải trình bày biến động của tài
sản (nghĩa vụ) thuế hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định
theo một trong hai cách:

(a) Trình bày cùng với chỉ tiêu phản ánh biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên
báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác; hoặc
(b) Trình bày riêng một chỉ tiêu bên cạnh dòng phản ánh biến động số dư các khoản hoãn lại theo
luật định trên báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác.

Áp dụng IAS 33 Lãi trên cổ phiếu

B13 Đoạn 66 trong IAS 33 yêu cầu một số doanh nghiệp trình bày trên báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn
diện khác thông tin lãi cơ bản và pha loãng trên cổ phiếu cho cả lãi hoặc lỗ từ hoạt động liên tục
và lãi hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông phổ thông của công ty mẹ. Bên cạnh đó, đoạn 68 trong IAS 33
yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo hoạt động bị chấm dứt để trình bày thông tin lãi cơ bản và pha
loãng trên cổ phiếu cho hoạt động bị chấm dứt, trong báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác
hoặc thuyết minh báo cáo tài chính.

B14 Đối với mỗi chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu trình bày theo IAS 33, doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực này
phải trình bày thông tin bổ sung lãi cơ bản và pha loãng trên cổ phiếu được tính theo cùng phương
pháp, ngoại trừ các chỉ tiêu phải được loại ra khỏi biến động thuần của số dư các khoản hoãn lại
theo luật định. Phù hợp với yêu cầu trong đoạn 73 của IAS 33, doanh nghiệp phải trình bày lãi trên
cổ phiếu theo yêu cầu của đoạn 26 của Chuẩn mực này tương tự như trình bày thông tin lãi trên
cổ phiếu theo yêu cầu của IAS 33 cho các kỳ báo cáo.

46
Áp dụng IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản

B15 Đoạn 11 – 12 yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục áp dụng chính sách kế toán theo các nguyên tắc kế
toán được thừa nhận chung trước đó cho việc nhận biết, ghi nhận, xác định giá trị và hoàn nhập
suy giảm giá trị liên quan đến số dư các khoản hoãn lại theo luật định được ghi nhận. Theo đó, IAS
36 không áp dụng riêng cho số dư các khoản hoãn lại theo luật định được ghi nhận.

B16 Tuy nhiên, IAS 36 yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm tra suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền
(CGU) bao gồm số dư các khoản hoãn lại theo luật định. Công việc kiểm tra có thể được yêu cầu
do CGU bao gồm lợi thế thương mại, hoặc do một hoặc nhiều dấu hiệu suy giảm giá trị được đề
cập tại IAS 46 được phát hiện liên quan đến CGU đó.Trong các tình huống này, đoạn 74 – 79 của
IAS 36 yêu cầu xác định giá trị có thể thu hồi và giá trị sổ sách của CGU. Doanh nghiệp phải áp dụng
các yêu cầu này để quyết định liệu có số dư các khoản hoãn lại theo luật định được ghi nhận nào
bao gồm trong giá trị sổ sách của CGU cho mục đích kiểm tra suy giảm giá trị. Các yêu cầu còn lại
của IAS 36 phải được áp dụng cho lỗ suy giảm giá trị được ghi nhận từ kết quả của cuộc kiểm tra.

Áp dụng IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh

B17 Nguyên tắc cơ bản của IFRS 3 là bên mua đơn vị kinh doanh ghi nhận tài sản mua được và nghĩa
vụ phải trả ước tính tại ngày mua theo giá trị hợp lý. IFRS 3 cho phép một số trường hợp hạn chế
miễn áp dụng các nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị này. Đoạn B18 của Chuẩn mực này bổ
sung thêm một trường hợp miễn áp dụng.

B18 Đoạn 11 – 12 yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục áp dụng chính sách kế toán theo các nguyên tắc kế
toán được thừa nhận chung trước đó đối với ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng
ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định. Theo đó, nếu doanh nghiệp mua một đơn vị kinh
doanh, doanh nghiêp phải áp dụng, trên báo cáo tài chính hợp nhất, các chính sách kế toán được
thiết lập theo đoạn 11 – 12 về việc ghi nhận và xác định giá trị số dư các khoản hoãn lại theo luật
định của bên bị mua tại ngày mua. Số dư các khoản hoãn lại theo luật định của bên bị mua phải
được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của bên mua theo chính sách kế toán của bên
mua, cho dù số dư các khoản hoãn lại theo luật định có được ghi nhận trên báo cáo tài chính của
bên bị mua hay không.

Áp dụng IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt

B19 Đoạn 11 – 12 yêu cầu doanh nghiệp phải tiếp tục áp dụng các chính sách kế toán trước đó cho việc
ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật
định. Theo đó, các yêu cầu về xác định giá trị của IFRS 5 sẽ không áp dụng đối với số dư các khoản
hoãn lại theo luật định được ghi nhận.

47
B20 Đoạn 33 của IFRS 5 yêu cầu trình bày riêng kết quả của hoạt động bị chấm dứt trên báo cáo lãi lỗ
và thu nhập toàn diện khác. Mặc dù theo yêu cầu của đoạn này, khi doanh nghiệp lựa chọn áp
dụng Chuẩn mực này để trình bày một hoạt động bị chấm dứt, doanh nghiệp không phải trình bày
biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định phát sinh từ các hoạt động bị kiểm soát giá của
hoạt động bị chấm dứt trong cùng chỉ tiêu theo yêu cầu của đoạn 33 của IFRS 5.

Thay vào đó, doanh nghiệp phải trình biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định phát sinh
từ các hoạt động bị kiểm soát giá của hoạt động bị chấm dứt theo một trong hai cách:

(a) Bao gồm trong cùng chỉ tiêu trình bày biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định liên
quan đến lãi hoặc lỗ; hoặc
(b) Trình bày riêng một chỉ tiêu bên cạnh dòng trình bày biến động số dư các khoản hoãn lại theo
luật định liên quan đến lãi hoặc lỗ.

B21 Tương tự, mặc dù các yêu cầu của đoạn 38 của IFRS 5, khi doanh nghiệp trình bày một nhóm thanh
lý, doanh nghiệp không phải trình bày tổng số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo luật định
là một phần của nhóm thanh lý trong cùng chỉ tiêu theo yêu cầu của đoạn 38 của IFRS 5. Thay vào
đó, doanh nghiệp phải trình tổng số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo luật định là một
phần của nhóm thanh lý theo một trong hai cách:

(c) Bao gồm trong cùng chỉ tiêu trình bày số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo luật định;
hoặc
(d) Trình bày riêng một chỉ tiêu bên cạnh dòng trình số dư nợ và số dư có các khoản hoãn lại theo
luật định

B22 Nếu doanh nghiệp lựa chọn trình bày số dư và biến động các khoản hoãn lại theo luật định liên
quan đến nhóm thanh lý hoặc hoạt động bị chấm dứt trong cùng chỉ tiêu với các khoản hoãn lại
theo luật định liên quan, doanh nghiệp cần phải trình bày các chỉ tiêu này riêng biệt trong phần
phần tích chỉ tiêu hoãn lại theo luật định như mô tả tại đoạn 33 của Chuẩn mực này.

Áp dụng IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất và IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh

B23 Đoạn 19 của IFRS 10 yêu cầu “công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sử dụng một bộ
chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch giống nhau và các sự kiện trong cùng hoàn cảnh.”
Đoạn 8 của Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp trong phạm vi, và lựa chọn áp dụng, Chuẩn mực
này phải áp dụng toàn bộ các yêu cầu của chuẩn mực đối với toàn bộ số dư các khoản hoãn lại
theo luật định phát sinh từ toàn bộ các hoạt động bị kiểm soát giá của doanh nghiệp. Theo đó, nếu
công ty mẹ ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định trên báo cáo tài chính hợp nhất theo
Chuẩn mực này, doanh nghiệp phải áp dụng cùng chính sách kế toán cho số dư các khoản hoãn lại
theo luật định của các công ty con. Việc áp dụng này không ảnh hưởng bởi liệu các công ty con có
ghi nhận các số dư này trên báo cáo tài chính của công ty con hay không.

48
B24 Tương tự, đoạn 35–36 của IAS 28 yêu cầu, khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, “báo cáo tài
chính của doanh nghiệp phải được lập sử dụng một bộ chính sách kế toán thống nhất cho các giao
dịch giống nhau và các sự kiện trong cùng hoàn cảnh.” Theo đó, chính sách kế toán của các công
ty liên kết hoặc liên doanh về ghi nhận, xác định giá trị, suy giảm giá trị và ngừng ghi nhận số dư
các khoản hoãn lại theo luật định phải được điều chỉnh phù hợp với chính sách kế toán của doanh
nghiệp đầu tư áp dụng theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Áp dụng IFRS 12 Thuyết minh lợi ích trong đơn vị khác

B25 Đối với mỗi công ty con có lợi ích cổ đông không kiểm soát trọng yếu đối với doanh nghiệp báo
cáo, doanh nghiệp phải trình bày thông tin lãi hoặc lỗ phân bổ cho lợi ích cổ đông không kiểm soát
của công ty con trong kỳ báo cáo theo yêu cầu của đoạn 12(e) của IFRS 12. Trường hợp doanh
nghiệp ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định theo Chuẩn mực này, doanh nghiệp phải
trình bày thông tin biến động thuần của số dư các khoản hoãn lại theo luật định, là giá trị bao gồm
trong chỉ tiêu yêu cầu phải trình bày theo đoạn 12(e) của IFRS 12.

B26 Theo đoạn 12(g) của IFRS 12, đối với mỗi công ty con có lợi ích cổ đông không kiểm soát trọng yếu
đối với doanh nghiệp báo cáo, doanh nghiệp phải trình bày thông tin tài chính tổng hợp về công
ty con theo quy định cụ thể tại đoạn B10 của IFRS 12. Tương tự, theo đoạn 21(b) (ii) của IFRS 12,
đối với mỗi liên doanh và công ty liên kết trọng yếu đối với doanh nghiệp báo cáo, doanh nghiệp
phải trình bày thông tin tài chính tổng hợp theo quy định cụ thể tại đoạn B12-B13 của IFRS 12.
Đoạn B16 của IFRS 12 quy định cụ thể thông tin tài chính tổng hợp mà doanh nghiệp cần phải trình
bày cho toàn bộ các công ty liên kết và liên doanh khác không trọng yếu theo đoạn 21(c) của IFRS
12.

B27 Bên cạnh các thông tin cụ thể trong đoạn 12, 21, B10, B12–B13 và B16 của IFRS 12, doanh nghiệp
ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định theo Chuẩn mực này cũng phải trình bày thông
tin tổng số dư nợ, số dư có và biến động số dư các khoản hoãn lại theo luật định, tách biệt giữa
chỉ tiêu ghi nhận theo lãi lỗ và chỉ tiêu ghi nhận trên thu nhập toàn diện khác, đối với mỗi đơn vị
yêu cầu phải trình bày thông tin theo IFRS 12. B28 đoạn 19 của IFRS 12 quy định cụ thể thông tin
doanh nghiệp phải trình bày khi doanh nghiệp ghi nhận lãi hoặc lỗ do mất quyền kiểm soát công
ty con, được xác định theo đoạn 25 của IFRS 10. Bên cạnh các thông tin yêu cầu theo đoạn 19 của
IFRS 12, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Chuẩn mực này phải trình bày phần giá trị trong lãi hoặc
lỗ liên quan đến việc ngừng ghi nhận số dư các khoản hoãn lại theo luật định trong báo cáo tài
chính của công ty con trước đây tại ngày mất quyền kiểm soát.

49
Phụ lục C

Ngày hiệu lực và chuyển đổi

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực.

Ngày hiệu lực

C1 Doanh nghiệp phải áp dụng Chuẩn mực này nếu Báo cáo tài chính năm được lập lần đầu theo IFRS
cho kỳ báo cáo từ ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016. Doanh nghiệp được chấp nhận áp dụng
sớm Chuẩn mực. Nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực này cho Báo cáo tài chính năm được lập
lần đầu theo IFRS cho kỳ báo cáo sớm hơn, doanh nghiệp phải trình bày thông tin này trên báo cáo
tài chính.

50
IFRS 15
DOANH THU TỪ HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG

Vào tháng 4 năm 2001, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (Ủy ban) đã thông qua IAS 11 Hợp đồng Xây
dựng và IAS 18 Doanh thu, cả hai chuẩn mực này được ban hành lần đầu bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán
Quốc tế (IASC) vào tháng 12 năm 1993. IAS 18 đã thay thế một chuẩn mực trước đó có tên: Ghi nhận Doanh
thu (ban hành vào tháng 12 năm 1982). IAS 11 đã thay thế một số phần của IAS 11 Kế toán Hợp đồng Xây
dựng (ban hành vào tháng 3 năm 1979).

Vào tháng 12 năm 2001, Ủy ban đã ban hành SIC-31 Doanh thu - Các giao dịch đổi hàng có liên quan đến
Dịch vụ Quảng cáo. Bản giải thích ban đầu được thực hiện bởi Ủy ban Giải thích Chuẩn mực của IASC để
xác định các tình huống người bán dịch vụ quảng cáo có thể đo lường doanh thu một cách tin cậy theo giá
trị hợp lý của các dịch vụ quảng cáo được cung cấp trong giao dịch đổi hàng.

Vào tháng 6 năm 2007, Ủy ban đã ban hành IFRIC 13 Chương trình khách hàng trung thành. Bản giải thích
được thực hiện bởi Ủy ban phiên dịch IFRS (Ủy ban phiên dịch) để hướng dẫn kế toán cho đơn vị cấp
chương trình tích điểm cho khách hàng của mình.

Vào tháng 7 năm 2008, Hội đồng đã ban hành IFRIC 15 về Thỏa thuận xây dựng Bất động sản. Bản giải thích
được chuẩn bị bởi Ủy ban phiên dịch để áp dụng cho kế toán doanh thu và các chi phí liên quan của các
đơn vị thực hiện việc xây dựng bất động sản trực tiếp hoặc thông qua các nhà thầu phụ.

Vào tháng 1 năm 2009, Hội đồng đã ban hành IFRIC 18 Chuyển giao tài sản từ khách hàng. Bản giải thích
được chuẩn bị bởi Ủy ban phiên dịch để áp dụng cho kế toán chuyển giao các bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị của các đơn vị nhận tài sản chuyển giao đó từ khách hàng của mình.

Vào tháng 5 năm 2014, Ủy ban đã ban hành IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng, cùng với việc
giới thiệu tài liệu: Chủ đề 606 vào Quy chế chuẩn kế toán được đưa ra bởi Ủy ban trình bày báo cáo tài
chính. IFRS 15 thay thế các chuẩn mực: IAS 11, IAS 18, IFRIC 13, IFRIC 15, IFRIC 18 và SIC-31. IFRS 15 cung
cấp một khung toàn diện để ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng với các khách hàng.

Vào tháng 9 năm 2015, Ủy ban đã ban hành văn bản: Ngày có hiệu lực của IFRS 15, theo đó ngày có hiệu
lực bắt buộc của IFRS 15 được hoãn lại đến 1 tháng 1 năm 2018.

Vào tháng 4 năm 2016, Ủy ban đã ban hành tài liệu: Bản giải thích chuẩn mực IFRS 15 Doanh thu từ hợp
đồng với khách hàng để làm rõ ý định của Hội đồng khi đưa ra một số yêu cầu trong IFRS 15. Những sửa
đổi này không thay đổi các nguyên tắc cơ bản của IFRS 15 mà làm rõ cách áp dụng các nguyên tắc và cung
cấp bổ sung sự hỗ trợ cho việc chuyển giao.

Vào tháng 5 năm 2017, Ủy ban đã ban hành IFRS 17 Hợp đồng Bảo hiểm cho phép đơn vị lựa chọn áp dụng
IFRS 17 hoặc IFRS 15 đối với những hợp đồng dịch vụ có phí cố định cụ thể mà hợp đồng đó thỏa mãn định
nghĩa của một hợp đồng bảo hiểm.
51
Các Chuẩn mực khác đã đưa ra một vài sửa đổi nhỏ mang tính hệ quả đối với IFRS 15, bao gồm IFRS 16
Thuê tài sản (ban hành tháng 1 năm 2016) và Sửa đổi tham chiếu đến khung khái niệm cho các Chuẩn mực
IFRS (ban hành tháng 3 năm 2018).

52
Nội dung

Từ đoạn

Mục tiêu 1

Phạm vi 5

Ghi nhận 9

Chi phí của hợp đồng 91

Trình bày 105

Thuyết minh 110

Phụ lục

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (IFRS 15) được nêu
trong các đoạn 1 - 129 và các phụ lục A - D. Tất cả các đoạn đều có hiệu lực như nhau. Các đoạn in đậm là
các nguyên tắc cơ bản. Các thuật ngữ được định nghĩa trong Phụ lục A được in nghiêng lần đầu tiên chúng
xuất hiện trong Chuẩn mực. Các định nghĩa về các thuật ngữ khác được đưa ra trong Bộ thuật ngữ cho các
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Chuẩn mực nên được đọc hiểu trong bối cảnh liên quan đến
mục tiêu, Cơ sở cho các kết luận, Lời mở đầu của các chuẩn mực IFRS và Khung khái niệm cho báo cáo tài
chính của chính chuẩn mực đó. IAS 8 Chính sách kế toán, Thay đổi trong ước tính và sai sót kế toán cung
cấp cơ sở để lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán trong trường hợp không có hướng dẫn rõ ràng.

53
Mục tiêu

1. Mục tiêu của Chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc đơn vị phải áp dụng để báo cáo các
thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính về bản chất, giá trị, thời gian và sự không
chắc chắn của doanh thu và các dòng tiền phát sinh từ hợp đồng với khách hàng.

Để đạt được mục tiêu

2. Để đạt được mục tiêu được nêu tại đoạn 1, nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực này là đơn vị phải
ghi nhận doanh thu để phản ánh việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đã cam kết cho khách hàng
theo giá trị phản ánh khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc trao
đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

3. Đơn vị phải xem xét các điều khoản của hợp đồng và tất cả các sự kiện và tình huống có liên quan
khi áp dụng Chuẩn mực này. Đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này, bao gồm cả việc sử dụng bất kỳ
tùy chỉnh nào mang tính thực tiễn, một cách nhất quán đối với các hợp đồng có các đặc điểm
tương tự và trong các tình huống tương tự.

4. Chuẩn mực này quy định việc kế toán cho từng hợp đồng riêng lẻ với khách hàng. Tuy nhiên, trong
thực tiễn áp dụng, đơn vị có thể áp dụng Chuẩn mực này đối với một danh mục các hợp đồng (hoặc
các nghĩa vụ thực hiện) có các đặc điểm tương tự nếu đơn vị dự kiến một cách hợp lý rằng ảnh
hưởng đến báo cáo tài chính của việc áp dụng Chuẩn mực này đối với một danh mục hợp đồng sẽ
không khác biệt một cách trọng yếu so với việc áp dụng đối với từng hợp đồng riêng lẻ (hoặc các
nghĩa vụ thực hiện) trong danh mục hợp đồng đó. Khi kế toán cho một danh mục hợp đồng, đơn
vị phải sử dụng các ước tính và các giả định phản ánh quy mô và thành phần của danh mục đó.

Phạm vi

5. Đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này đối với tất cả các hợp đồng với các khách hàng, trừ các trường
hợp sau:

(a) Các hợp đồng thuê tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của IFRS 16 Thuê tài sản;

(b) Các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của IFRS 4 Hợp đồng Bảo hiểm. Tuy nhiên, đơn
vị có thể lựa chọn áp dụng chuẩn mực này đối với các hợp đồng bảo hiểm mà mục tiêu cơ
bản của việc cung cấp dịch vụ là để lấy mức phí cố định theo quy định tại đoạn 8 của IFRS
17;

(c) Các công cụ tài chính và các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng khác thuộc phạm vi điều
chỉnh của IFRS 9 Công cụ tài chính, IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất, IFRS 11 Thỏa thuận
chung, IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và IAS 28 Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh
và công ty liên kết; và

54
(d) Các giao dịch trao đổi phi tiền tệ giữa các đơn vị trong cùng ngành nghề kinh doanh để hỗ
trợ cho việc bán hàng cho các khách hàng hoặc các khách hàng tiềm năng. Ví dụ, Chuẩn
mực này không áp dụng cho hợp đồng giữa hai công ty dầu khí, trong đó hai bên thống
nhất với nhau về giao dịch trao đổi dầu để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại
các địa điểm khác nhau được quy định trước.

6. Đơn vị chỉ áp dụng Chuẩn mực này đối với một hợp đồng (không phải là hợp đồng được liệt kê tại
đoạn 5) nếu đối tác trong hợp đồng là một khách hàng. Khách hàng là một bên ký kết hợp đồng
với một đơn vị để có được hàng hóa hoặc dịch vụ là đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của đơn vị, đổi lại bằng một khoản thanh toán. Ví dụ, đối tác trong hợp đồng không
phải là một khách hàng nếu đối tác đó ký kết hợp đồng với đơn vị để tham gia vào một hoạt động
hoặc quy trình mà các bên tham gia hợp đồng cùng chia sẻ rủi ro và lợi ích phát sinh từ hoạt động
hoặc quy trình đó (ví dụ như thỏa thuận cùng hợp tác phát triển một tài sản) mà không phải là để
có được đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của đơn vị.

7. Một hợp đồng với một khách hàng có thể có một phần thuộc phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực
này và một phần thuộc phạm vi điều chỉnh của các Chuẩn mực khác được liệt kê tại đoạn 5.

(a) Nếu các Chuẩn mực khác quy định cách thức phân chia và/hoặc đo lường ban đầu đối với
một hoặc nhiều phần của hợp đồng, thì trước hết đơn vị phải áp dụng các quy định về
phân chia và/hoặc đo lường của các Chuẩn mực đó. Đơn vị phải loại trừ khỏi giá giao dịch
giá trị của một (hoặc nhiều) phần của hợp đồng đã được đo lường ban đầu theo quy định
tại Chuẩn mực khác và phải áp dụng các đoạn 73-86 để phân bổ phần giá trị còn lại của giá
giao dịch (nếu có) cho từng nghĩa vụ thực hiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực
này và cho các phần khác của hợp đồng đã được xác định theo đoạn 7(b).

(b) Nếu các Chuẩn mực khác không quy định rõ cách thức phân chia và/hoặc đo lường ban
đầu đối với một hoặc nhiều phần của hợp đồng, thì đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này
để phân chia và/hoặc đo lường một (hoặc nhiều) phần của hợp đồng đó.

8. Chuẩn mực này quy định việc kế toán cho các chi phí phát sinh thêm để có được hợp đồng với
khách hàng và các chi phí phát sinh để hoàn thành hợp đồng với khách hàng nếu các chi phí đó
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực khác (xem các đoạn 91-104). Đơn vị chỉ áp dụng
các đoạn nêu trên đối với các chi phí phát sinh có liên quan đến một hợp đồng với một khách hàng
(hoặc một phần của hợp đồng đó) thuộc phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực này.

Ghi nhận

Xác định hợp đồng

9. Đơn vị chỉ kế toán cho một hợp đồng với một khách hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của Chuẩn
mực này khi tất cả các tiêu chí sau được thỏa mãn:

55
(a) các bên tham gia hợp đồng đã thông qua hợp đồng (dưới hình thức văn bản, lời nói
hoặc theo các thông lệ kinh doanh khác) và đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ tương ứng
của mình;

(b) đơn vị có thể xác định được các quyền của mỗi bên, các quyền này có liên quan đến hàng
hóa hoặc dịch vụ sẽ được chuyển giao;

(c) đơn vị có thể xác định được các điều khoản thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ
được chuyển giao;

(d) hợp đồng có bản chất thương mại (nghĩa là, rủi ro, thời gian hoặc giá trị của các dòng
tiền trong tương lai được dự kiến sẽ thay đổi do hệ quả của việc thực hiện hợp đồng);

(e) có khả năng cao là đơn vị thu được khoản thanh toán mà đơn vị có quyền thụ hưởng
thông qua việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được chuyển giao cho khách hàng. Để
đánh giá liệu khả năng thu được khoản thanh toán là cao hay không, đơn vị chỉ phải xem
xét khả năng và ý định thanh toán của khách hàng khi khoản thanh toán đến hạn. Giá trị
của khoản thanh toán mà đơn vị có quyền thụ hưởng có thể thấp hơn mức giá nêu trong
hợp đồng nếu khoản thanh toán là biến đổi bởi vì đơn vị có thể đề xuất một khoản giảm
giá cho khách hàng (xem đoạn 52).

10. Một hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo nên các quyền và nghĩa vụ có hiệu
lực thi hành. Khả năng có hiệu lực thi hành của quyền và nghĩa vụ trong một hợp đồng là một vấn
đề pháp lý. Hợp đồng có thể được lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc các hình thức khác
được ngầm hiểu theo thông lệ kinh doanh của đơn vị. Các thông lệ và quy trình thiết lập hợp đồng
với khách hàng có thể khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, các ngành nghề kinh doanh và
các đơn vị. Thêm vào đó, trong cùng một đơn vị thì các thông lệ và quy trình thiết lập các hợp đồng
với khách hàng cũng có thể khác nhau (ví dụ, chúng có thể phụ thuộc vào nhóm khách hàng hoặc
bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết). Đơn vị phải xem xét các thông lệ và quy trình đó
khi xác định liệu một thỏa thuận với khách hàng có tạo ra các quyền và nghĩa vụ có hiệu lực thi
hành hay không và thời điểm có hiệu lực (nếu có) là khi nào.

11. Một số hợp đồng với khách hàng có thể không có thời hạn cố định và có thể bị chấm dứt hoặc sửa
đổi bởi một trong các bên tại bất kỳ thời điểm nào. Các hợp đồng khác có thể được tự động gia
hạn trên cơ sở định kỳ theo quy định trong hợp đồng. Đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này đối với
thời hạn của hợp đồng (nghĩa là thời gian hợp đồng có hiệu lực) mà trong thời hạn đó các bên
tham gia hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ hiện tại có hiệu lực thi hành.

12. Với mục đích áp dụng Chuẩn mực này, một hợp đồng sẽ không tồn tại nếu mỗi bên trong hợp
đồng có quyền hợp pháp đơn phương chấm dứt một hợp đồng hoàn toàn chưa được thực hiện

56
mà không phải đền bù cho bên kia (hoặc các bên còn lại). Một hợp đồng hoàn toàn chưa được
thực hiện nếu cả hai tiêu chí sau được thỏa mãn:

(a) đơn vị chưa chuyển giao bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết nào cho khách hàng;

(b) đơn vị chưa nhận được, và chưa có quyền thụ hưởng bất kỳ khoản thanh toán nào để
đổi lại các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết.

13. Nếu một hợp đồng với một khách hàng thỏa mãn các tiêu chí quy định tại đoạn 9 tại thời điểm
bắt đầu hợp đồng, đơn vị không phải đánh giá lại các tiêu chí đó trừ khi xuất hiện dấu hiệu có sự
thay đổi đáng kể về các sự kiện và tình huống. Ví dụ, nếu khả năng thanh toán của khách hàng bị
suy giảm đáng kể, đơn vị sẽ đánh giá lại liệu khả năng thu được khoản thanh toán mà đơn vị sẽ
có quyền thụ hưởng là cao hay không nếu đơn vị chuyển giao những hàng hóa hoặc dịch vụ còn
lại cho khách hàng.

14. Nếu một hợp đồng với khách hàng không thỏa mãn các tiêu chí quy định tại đoạn 9, đơn vị phải
tiếp tục đánh giá hợp đồng để xác định xem liệu các tiêu chí quy định tại đoạn 9 có được thỏa
mãn sau đó hay không.

15. Khi một hợp đồng với khách hàng không thỏa mãn các tiêu chí quy định tại đoạn 9 và đơn vị nhận
được khoản thanh toán từ khách hàng, đơn vị chỉ ghi nhận khoản thanh toán đã nhận được là
doanh thu khi một trong hai sự kiện sau đã xảy ra:

(a) đơn vị không có nghĩa vụ còn lại phải chuyển giao hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng
và đơn vị đã nhận được toàn bộ, hoặc gần như toàn bộ khoản thanh toán mà khách
hàng đã cam kết và khoản thanh toán đó là không hoàn lại; hoặc

(b) hợp đồng đã được chấm dứt và khoản thanh toán đã nhận được từ khách hàng là
không hoàn lại.

16. Đơn vị phải ghi nhận khoản thanh toán đã nhận được từ khách hàng là khoản nợ phải trả cho
đến khi một trong các sự kiện nêu tại đoạn 15 xảy ra; hoặc cho đến khi các tiêu chí quy định tại
đoạn 9 sau đó được thỏa mãn (xem đoạn 14). Tùy thuộc vào các sự kiện và tình huống có liên
quan đến hợp đồng, khoản nợ phải trả đã ghi nhận thể hiện nghĩa vụ của đơn vị: hoặc là chuyển
giao hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai, hoặc là hoàn trả khoản thanh toán đã nhận được.
Trong cả hai trường hợp, khoản nợ phải trả được đo lường theo giá trị của khoản thanh toán đã
nhận được từ khách hàng.

Kết hợp các hợp đồng

17. Đơn vị phải kết hợp hai hay nhiều hơn các hợp đồng đã ký kết tại cùng một thời điểm hoặc tại
các thời điểm gần nhau, với cùng một khách hàng (hoặc với các bên liên quan của khách hàng

57
đó), và kế toán các hợp đồng này như là một hợp đồng duy nhất nếu một hoặc các tiêu chí sau
được thỏa mãn:

(a) các hợp đồng được thương thảo như là một gói hợp đồng với cùng một mục đích
thương mại duy nhất;

(b) giá trị của khoản thanh toán sẽ được chi trả trong một hợp đồng phụ thuộc vào giá
hoặc kết quả thực hiện của hợp đồng khác; hoặc

(c) những hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong các hợp đồng (hoặc một số hàng hóa
hoặc dịch vụ đã cam kết trong mỗi hợp đồng) là một nghĩa vụ thực hiện duy nhất theo
quy định tại các đoạn 22-30.

Sửa đổi hợp đồng

18. Sửa đổi hợp đồng là việc thay đổi về phạm vi hoặc giá giao dịch (hoặc cả hai) của hợp đồng đã
được thông qua bởi các bên tham gia hợp đồng. Trong một số ngành nghề kinh doanh và một số
quốc gia, vùng lãnh thổ, sửa đổi hợp đồng có thể được mô tả là một yêu cầu thay đổi, một điều
khoản biến đổi hoặc một điều chỉnh hợp đồng. Sửa đổi hợp đồng xảy ra khi các bên tham gia hợp
đồng thông qua một thay đổi trong hợp đồng mà thay đổi đó hoặc tạo nên các quyền và nghĩa
vụ có hiệu lực thi hành mới, hoặc làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ có hiệu lực thi hành hiện
có của các bên tham gia hợp đồng. Sửa đổi hợp đồng có thể được thông qua dưới hình thức văn
bản, lời nói hoặc các hình thức được ngầm định theo các thông lệ kinh doanh. Nếu các bên tham
gia hợp đồng chưa thông qua sửa đổi hợp đồng, đơn vị phải tiếp tục áp dụng Chuẩn mực này đối
với hợp đồng hiện tại cho đến khi sửa đổi hợp đồng được thông qua.

19. Sửa đổi hợp đồng có thể xảy ra kể cả khi các bên tham gia hợp đồng còn có bất đồng về phạm vi
hoặc giá giao dịch (hoặc cả hai) của việc sửa đổi; hoặc là các bên đã thông qua thay đổi về phạm
vi của hợp đồng nhưng chưa quyết định sự thay đổi tương ứng về giá giao dịch. Để xác định liệu
các quyền và nghĩa vụ đã thay đổi hoặc phát sinh mới do sửa đổi hợp đồng có hiệu lực thi hành
hay không, đơn vị phải xem xét tất cả các sự kiện và tình huống có liên quan, bao gồm các điều
khoản của hợp đồng và bằng chứng khác. Nếu các bên tham gia hợp đồng đã thông qua thay đổi
về phạm vi của hợp đồng nhưng chưa quyết định sự thay đổi tương ứng về giá giao dịch thì đơn
vị phải ước tính sự thay đổi về giá giao dịch phát sinh từ sửa đổi hợp đồng đó theo quy định tại
các đoạn 50-54 về việc ước tính khoản thanh toán biến đổi và các đoạn 56-58 về việc giới hạn
các ước tính của khoản thanh toán biến đổi.

20. Đơn vị phải kế toán cho việc sửa đổi hợp đồng như là một hợp đồng riêng biệt nếu tồn tại cả hai
điều kiện sau:

(a) phạm vi của hợp đồng mở rộng do gia tăng hàng hóa và dịch vụ đã cam kết, và hàng
hóa và dịch vụ gia tăng là tách biệt (theo quy định tại các đoạn 26-30); và

58
(b) giá giao dịch của hợp đồng tăng thêm một khoản, mà khoản tăng thêm đó phản ánh
giá bán riêng lẻ của đơn vị đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ gia tăng đã cam kết; và
bất kỳ sự điều chỉnh giá giao dịch nào phản ánh các tình huống của một hợp đồng cụ
thể. Ví dụ, đơn vị có thể điều chỉnh giảm giá bán riêng lẻ của một hàng hóa hoặc dịch
vụ gia tăng cho khách hàng, bởi vì đơn vị không cần phải phát sinh các chi phí liên
quan đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự cho một khách hàng mới.

21. Nếu việc sửa đổi hợp đồng không được kế toán như là một hợp đồng riêng biệt theo quy định
tại đoạn 20, đơn vị phải kế toán các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết nhưng chưa được chuyển
giao tại ngày sửa đổi hợp đồng (đó là các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết còn lại) theo một
trong những phương thức thích hợp sau:

(a) Đơn vị phải kế toán cho việc sửa đổi hợp đồng như là chấm dứt hợp đồng hiện tại và
thiết lập một hợp đồng mới nếu như những hàng hóa hoặc dịch vụ còn lại là tách biệt
với các hàng hóa hoặc dịch vụ đã được chuyển giao trước hoặc vào ngày sửa đổi hợp
đồng. Giá trị khoản thanh toán cần được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện còn lại
(hoặc cho hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt còn lại trong nghĩa vụ thực hiện duy nhất
được xác định theo đoạn 22(b)) là tổng của:

(i) Khoản thanh toán mà khách hàng đã cam kết (bao gồm các khoản đã nhận
được từ khách hàng) đã bao gồm trong giá giao dịch ước tính và chưa được ghi
nhận là doanh thu; và

(ii) Khoản thanh toán được cam kết như là một phần của việc sửa đổi hợp đồng.

(b) Đơn vị phải kế toán cho việc sửa đổi hợp đồng như là một phần của hợp đồng hiện tại nếu
như những hàng hóa hoặc dịch vụ còn lại là không tách biệt và, do đó, cấu thành một
phần của nghĩa vụ thực hiện duy nhất mà đã được thực hiện một phần tại ngày sửa
đổi hợp đồng. Tại ngày sửa đổi hợp đồng, doanh thu được điều chỉnh cho ảnh hưởng
của việc sửa đổi hợp đồng (như một khoản tăng hoặc giảm doanh thu) đối với giá giao
dịch, và việc đo lường của đơn vị về tiến độ hoàn thành để hoàn tất nghĩa vụ thực
hiện (nghĩa là khoản điều chỉnh doanh thu được thực hiện trên cơ sở lũy kế ảnh
hưởng).

(c) Nếu hàng hóa hoặc dịch vụ còn lại là một sự kết hợp của (a) và (b), thì đơn vị phải kế
toán cho ảnh hưởng của việc sửa đổi hợp đồng đối với các nghĩa vụ thực hiện chưa
được thực hiện (bao gồm cả các nghĩa vụ chưa được thực hiện một phần) trong hợp
đồng đã sửa đổi theo cách thức nhất quán với mục tiêu của đoạn này.

59
Xác định các nghĩa vụ thực hiện

22. Tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị phải đánh giá các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết
trong hợp đồng với khách hàng và phải xác định từng nghĩa vụ thực hiện đối với mỗi cam kết
chuyển giao cho khách hàng một trong hai yếu tố sau:

(a) một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc một gói hàng hóa hoặc dịch vụ) tách biệt; hoặc

(b) một nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt, về cơ bản giống nhau và có cùng
cách thức chuyển giao cho khách hàng (xem đoạn 23).

23. Một nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt có cùng cách thức chuyển giao cho khách hàng nếu
thỏa mãn cả hai tiêu chí sau:

(a) mỗi hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt trong nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị
cam kết sẽ chuyển giao cho khách hàng thỏa mãn các tiêu chí quy định tại đoạn 35 để
trở thành một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian; và

(b) theo quy định tại các đoạn 39-40, đơn vị phải sử dụng cùng một phương pháp để đo
lường tiến độ hoàn thành để hoàn tất nghĩa vụ thực hiện chuyển giao từng hàng hóa
hoặc dịch vụ tách biệt trong nhóm cho khách hàng.

Cam kết trong hợp đồng với khách hàng

24. Một hợp đồng với một khách hàng thường nêu rõ các hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị cam kết
sẽ chuyển giao cho khách hàng. Tuy nhiên, các nghĩa vụ thực hiện được xác định trong một hợp
đồng với một khách hàng có thể không chỉ giới hạn ở các hàng hóa hoặc dịch vụ đã được quy định
rõ trong hợp đồng. Điều này bởi vì một hợp đồng với một khách hàng cũng có thể bao gồm các
cam kết được ngầm định theo thông lệ kinh doanh của đơn vị, các chính sách đã công bố hoặc các
tuyên bố cụ thể, nếu tại thời điểm bắt đầu tham gia hợp đồng, các cam kết này tạo nên kỳ vọng
có cơ sở của khách hàng rằng đơn vị sẽ chuyển giao một hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.

25. Các nghĩa vụ thực hiện không bao gồm các hoạt động mà đơn vị phải thực hiện để hoàn thành hợp
đồng trừ các hoạt động chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ, một đơn vị cung
cấp dịch vụ có thể cần thực hiện nhiều tác vụ hành chính để tạo lập hợp đồng. Việc thực hiện các
tác vụ đó không phải là chuyển giao dịch vụ cho khách hàng. Do đó, các hoạt động tạo lập hợp
đồng đó không phải là một nghĩa vụ thực hiện.

Hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt

26. Tùy thuộc vào hợp đồng, các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết có thể bao gồm, nhưng không giới
hạn ở các mục sau:

(a) bán thành phẩm do đơn vị tự sản xuất (ví dụ, hàng tồn kho của một đơn vị sản xuất);

60
(b) bán lại hàng hóa mua từ đơn vị khác (ví dụ, hàng hóa của một đơn vị bán lẻ);

(c) bán lại quyền đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị mua từ đơn vị khác (ví dụ, đơn
vị bán lại vé với vai trò là chủ thể như được trình bày tại các đoạn B34-B38);

(d) thực hiện một (hoặc nhiều) tác vụ đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng với một
khách hàng;

(e) cung cấp dịch vụ chờ để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (ví dụ, cung cấp dịch vụ cập
nhật phần mềm không xác định thời điểm mỗi khi có bản cập nhật mới) hoặc chuẩn bị
hàng hóa hoặc dịch vụ sẵn sàng cho khách hàng sử dụng khi khách có nhu cầu;

(f) cung cấp dịch vụ sắp xếp để bên khác chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách
hàng (ví dụ, đơn vị đóng vai trò là đại lý của một bên khác như được mô tả tại các đoạn
B34-B38);

(g) trao quyền đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được cung cấp trong tương lai mà khách
hàng có thể bán lại hoặc cung cấp cho khách hàng của họ (ví dụ, đơn vị bán sản phẩm
cho một đơn vị bán lẻ và cam kết chuyển giao thêm hàng hóa hoặc dịch vụ cho một cá
nhân mua sản phẩm đó từ đơn vị bán lẻ);

(h) thay mặt cho khách hàng thực hiện xây dựng, sản xuất hoặc phát triển một tài sản;

(i) cấp giấy phép (xem các đoạn B52-B63); và

(j) trao quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ (khi các quyền chọn này mang lại
cho khách hàng một lợi ích đáng kể, được trình bày tại các đoạn B39-B43).

27. Một hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cam kết với khách hàng là hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt
nếu cả hai tiêu chí sau được thỏa mãn:

(a) khách hàng có thể hưởng lợi từ bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ đó; hoặc kết hợp với
với các nguồn lực sẵn có khác của khách hàng (nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ có khả
năng tách biệt); và

(b) cam kết của đơn vị để chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng có thể được
xác định một cách riêng biệt với các cam kết khác trong hợp đồng (nghĩa là cam kết
chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ là tách biệt trong bối cảnh của hợp đồng).

28. Khách hàng có thể hưởng lợi từ một hàng hóa hoặc dịch vụ như đã nêu tại đoạn 27(a) nếu hàng
hóa hoặc dịch vụ đó có thể được sử dụng, tiêu dùng hoặc bán với số tiền lớn hơn giá trị thanh lý
hoặc được nắm giữ để tạo ra lợi ích kinh tế. Đối với một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ, khách
hàng có thể hưởng lợi từ bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Đối với một số hàng hóa hoặc dịch
vụ khác, khách hàng chỉ có thể hưởng lợi từ hàng hóa hoặc dịch vụ đó khi kết hợp sử dụng với
các nguồn lực sẵn có khác. Một nguồn lực sẵn có là hàng hóa hoặc dịch vụ được bán riêng biệt

61
(bởi đơn vị hoặc đơn vị khác) hoặc một nguồn lực mà đơn vị đã trao cho khách hàng trước đó
(bao gồm cả hàng hóa hoặc dịch vụ mà theo hợp đồng đơn vị đã chuyển giao cho khách hàng)
hoặc từ các giao dịch hoặc sự kiện khác. Nhiều yếu tố có thể cung cấp bằng chứng rằng khách
hàng có thể hưởng lợi từ bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc kết hợp với các nguồn lực sẵn có
khác. Ví dụ, việc đơn vị thường bán riêng lẻ hàng hóa hoặc dịch vụ đã chỉ ra rằng khách hàng có
thể hưởng lợi từ bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ đó, hoặc khi kết hợp với các nguồn lực sẵn có
khác.

29. Để có thể đánh giá liệu những cam kết chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng có thể
xác định một cách tách biệt được như quy định tại đoạn 27(b) hay không, cần phải xác định bản
chất của cam kết trong phạm vi hợp đồng là chuyển giao riêng biệt từng hàng hóa hoặc dịch vụ
đó, hay là chuyển giao một hoặc nhiều sản phẩm tích hợp mà hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết
chỉ là các yếu tố đầu vào. Các yếu tố cho thấy hai hay nhiều cam kết chuyển giao hàng hóa hoặc
dịch vụ cho một khách hàng là không thể xác định một cách tách biệt bao gồm, nhưng không giới
hạn ở các điểm sau:

(a) đơn vị cung cấp dịch vụ đáng kể trong việc kết hợp hàng hóa hoặc dịch vụ đó với các
hàng hóa hoặc dịch vụ khác đã cam kết trong hợp đồng để tạo thành một gói các hàng
hóa hoặc dịch vụ thể hiện một hoặc nhiều sản phẩm đầu ra tích hợp mà khách hàng đã
ký hợp đồng. Nói cách khác, đơn vị đang sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ làm yếu tố đầu
vào để sản xuất hoặc chuyển giao sản phẩm đầu ra tích hợp được quy định trong hợp
đồng với khách hàng. Một hoặc nhiều sản phẩm đầu ra tích hợp có thể bao gồm một
hoặc nhiều công đoạn, thành phần hoặc đơn vị.

(b) một hoặc nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ làm thay đổi hoặc bị thay đổi hoặc bị cá biệt
hóa một cách đáng kể một hoặc nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ khác đã cam kết trong
hợp đồng.

(c) hàng hóa hoặc dịch vụ có mức độ phụ thuộc lẫn nhau hoặc có mức độ liên quan với
nhau cao. Nói cách khác, mỗi hàng hóa hoặc dịch vụ bị ảnh hưởng đáng kể bởi một
hoặc nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ khác trong hợp đồng. Ví dụ, trong một số trường
hợp, hai hoặc nhiều hơn các hàng hóa hoặc dịch vụ có ảnh hưởng đáng kể đến nhau
bởi vì đơn vị không thể hoàn thành được cam kết bằng việc chuyển giao từng hàng hóa
hoặc dịch vụ đó một cách độc lập.

30. Nếu một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết không phải là tách biệt, đơn vị phải kết hợp hàng hóa
hoặc dịch vụ đó với các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết khác cho đến khi đơn vị xác định được
một gói các hàng hóa hoặc dịch vụ là tách biệt. Trong một số trường hợp, điều này sẽ khiến đơn
vị kế toán tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong một hợp đồng như một nghĩa vụ
thực hiện duy nhất.

62
Hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện

31. Đơn vị phải ghi nhận doanh thu khi (hoặc ngay khi) đơn vị hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện
bằng cách chuyển giao một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết (nghĩa là một tài sản) cho một
khách hàng. Một tài sản được chuyển giao khi (hoặc ngay khi) khách hàng nắm được quyền
kiểm soát tài sản đó.

32. Đối với mỗi nghĩa vụ thực hiện được xác định theo quy định các đoạn 22-30, tại thời điểm bắt
đầu của hợp đồng, đơn vị phải xác định liệu đơn vị sẽ hoàn thành nghĩa vụ thực hiện trong một
khoảng thời gian (theo quy định tại các đoạn 35-37) hay tại một thời điểm (theo quy định tại
đoạn 38). Nếu đơn vị không hoàn thành nghĩa vụ thực hiện trong một khoảng thời gian, thì nghĩa
vụ thực hiện được hoàn thành tại một thời điểm.

33. Các hàng hóa hoặc dịch vụ là tài sản khi chúng được tiếp nhận và sử dụng (như trong trường hợp
nhiều dịch vụ), ngay cả khi chỉ trong một thời gian ngắn. Quyền kiểm soát một tài sản nói đến
khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần như toàn bộ lợi ích còn lại từ tài sản đó. Quyền
kiểm soát bao gồm khả năng ngăn cản các đơn vị khác quyết định việc sử dụng, và có được lợi
ích từ tài sản. Lợi ích của tài sản là các dòng tiền tiềm tàng (dòng tiền vào hoặc giảm dòng tiền
ra) có thể có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều cách như:

(a) sử dụng tài sản để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả các dịch vụ
công);

(b) sử dụng tài sản để làm gia tăng giá trị của các tài sản khác;

(c) sử dụng tài sản để thanh toán nợ phải trả hoặc giảm chi phí trong kỳ;

(d) bán hoặc trao đổi tài sản;

(e) thế chấp tài sản để đảm bảo cho một khoản vay; và

(f) nắm giữ tài sản.

34. Khi đánh giá liệu một khách hàng có nắm được quyền kiểm soát tài sản hay không, đơn vị phải
xem xét bất kỳ thỏa thuận mua lại tài sản nào (xem các đoạn B64-B76).

Nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian

35. Đơn vị chuyển giao quyền kiểm soát một tài sản hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian và, do
đó, hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện và ghi nhận doanh thu trong một khoảng thời gian nếu
một trong các tiêu chí sau được thỏa mãn:

(a) khách hàng đồng thời tiếp nhận và sử dụng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn
vị (xem các đoạn B3-B4);

63
(b) việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị tạo ra hoặc làm gia tăng giá trị một tài sản (ví dụ, sản
phẩm dở dang) mà khách hàng kiểm soát trong quá trình tài sản đó được tạo ra hoặc
được gia tăng giá trị (xem đoạn B5); hoặc

(c) việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị không tạo ra một tài sản có mục đích sử dụng khác
đối với đơn vị (xem đoạn 36) và đơn vị có quyền yêu cầu thanh toán có hiệu lực thi
hành cho phần công việc đã hoàn thành tính đến thời điểm hiện tại (xem đoạn 37).

36. Một tài sản được tạo ra bởi việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị không có mục đích sử dụng khác
đối với đơn vị nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau. Hoặc là, theo hợp đồng, đơn vị bị hạn
chế ngay lập tức quyết định việc sử dụng tài sản đó cho một mục đích khác trong quá trình tạo
ra hoặc làm gia tăng giá trị tài sản đó. Hoặc là, trong thực tế, đơn vị bị hạn chế ngay lập tức quyết
định việc sử dụng tài sản đã hoàn thành cho mục đích khác. Việc đánh giá liệu một tài sản có mục
đích sử dụng khác đối với đơn vị hay không được thực hiện tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Sau
thời điểm đó, đơn vị không được cập nhật việc đánh giá về mục đích sử dụng khác của một tài
sản trừ khi các bên tham gia hợp đồng thông qua việc sửa đổi hợp đồng, mà việc đó làm thay đổi
đáng kể nghĩa vụ thực hiện đó. Các đoạn B6-B8 đưa ra hướng dẫn để đánh giá liệu một tài sản
có mục đích sử dụng khác đối với đơn vị hay không.

37. Đơn vị phải xem xét các điều khoản của hợp đồng, cũng như bất kỳ luật nào áp dụng cho hợp
đồng, khi đánh giá liệu đơn vị có quyền yêu cầu thanh toán có hiệu lực thi hành cho phần công
việc đã hoàn thành tính đến thời điểm hiện tại theo quy định tại đoạn 35(c). Quyền được nhận
thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành tính đến thời điểm hiện tại không nhất thiết phải
là một giá trị cố định. Tuy nhiên, tại mọi thời điểm trong suốt thời hạn của hợp đồng, đơn vị phải
có quyền thụ hưởng một khoản thanh toán ít nhất đủ bù đắp cho phần công việc đã hoàn thành
tính đến thời điểm hiện tại nếu hợp đồng bị chấm dứt bởi khách hàng hoặc một bên khác mà lý
do không phải là đơn vị không thực hiện như đã cam kết. Các đoạn B9-B13 hướng dẫn đánh giá
sự tồn tại và hiệu lực thi hành của quyền yêu cầu thanh toán và đánh giá liệu quyền yêu cầu
thanh toán có cho phép đơn vị nhận được khoản thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành
tính đến thời điểm hiện tại.

Nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành tại một thời điểm

38. Nếu một nghĩa vụ thực hiện không được hoàn thành trong một khoảng thời gian theo quy định
tại đoạn 35-37, thì đơn vị hoàn thành nghĩa vụ thực hiện đó tại một thời điểm. Để xác định thời
điểm mà khách hàng nắm được quyền kiểm soát một tài sản đã cam kết và đơn vị hoàn thành
một nghĩa vụ thực hiện, đơn vị phải xem xét các yêu cầu về quyền kiểm soát được quy định tại
các đoạn 31-34. Ngoài ra, đơn vị phải xem xét các dấu hiệu của việc chuyển giao quyền kiểm soát,
bao gồm nhưng không giới hạn ở các điểm sau:

64
(a) Đơn vị có quyền hiện tại yêu cầu thanh toán cho tài sản – nếu khách hàng đang có nghĩa
vụ hiện tại phải thanh toán cho tài sản đó, thì điều đó chỉ ra rằng khách hàng đã có
được khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần như toàn bộ lợi ích còn lại từ
tài sản được trao đổi.

(b) Khách hàng có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản – quyền sở hữu về mặt pháp
lý có thể chỉ ra đối tác nào trong hợp đồng có khả năng quyết định việc sử dụng, và có
được gần như toàn bộ lợi ích còn lại từ tài sản, hoặc có khả năng hạn chế sự tiếp cận
của các đơn vị khác đối với những lợi ích đó. Do đó, việc chuyển giao quyền sở hữu về
mặt pháp lý của một tài sản có thể chỉ ra rằng khách hàng đã nắm được quyền kiểm
soát tài sản đó. Nếu đơn vị giữ lại quyền sở hữu về mặt pháp lý của tài sản chỉ cho mục
đích bảo đảm nếu khách hàng không thanh toán, thì các quyền đó của đơn vị không
ngăn cản khách hàng có được quyền kiểm soát tài sản.

(c) Đơn vị đã chuyển giao việc nắm giữ vật chất của tài sản – việc nắm giữ vật chất của
khách hàng đối với tài sản có thể chỉ ra rằng khách hàng có khả năng quyết định việc sử
dụng và có được gần như toàn bộ lợi ích còn lại của tài sản, hoặc hạn chế sự tiếp cận
của các đơn vị khác đối với các lợi ích đó. Tuy nhiên, việc nắm giữ vật chất có thể không
đồng nghĩa với quyền kiểm soát tài sản. Ví dụ, trong một số thỏa thuận mua lại và một
số thỏa thuận ký gửi, khách hàng hoặc bên được ký gửi có thể nắm giữ về mặt vật chất
của một tài sản mà đơn vị kiểm soát. Ngược lại, trong một số thỏa thuận xuất hóa đơn
- chưa giao hàng, đơn vị có thể nắm giữ vật chất của tài sản mà khách hàng kiểm soát.
Các đoạn B64-B76, B77-B78 và B79-B82 đưa ra hướng dẫn về kế toán cho các thỏa
thuận mua lại, thỏa thuận ký gửi và thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng.

(d) Khách hàng có rủi ro và lợi ích đáng kể gắn liền với quyền sở hữu tài sản – việc chuyển
giao rủi ro và lợi ích đáng kể gắn liền với quyền sở hữu một tài sản cho khách hàng có
thể chỉ ra rằng khách hàng đã có được khả năng quyết định việc sử dụng, và có được
gần như toàn bộ lợi ích còn lại từ tài sản. Tuy nhiên, khi đánh giá rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu của một tài sản đã cam kết, đơn vị phải loại trừ các rủi ro làm
phát sinh một nghĩa vụ thực hiện riêng ngoài nghĩa vụ thực hiện chuyển giao tài sản. Ví
dụ, đơn vị có thể đã chuyển giao quyền kiểm soát một tài sản cho khách hàng nhưng
chưa hoàn thành thêm nghĩa vụ thực hiện khác là cung cấp dịch vụ bảo trì liên quan
đến tài sản được chuyển giao.

(e) Khách hàng đã chấp nhận tài sản – việc chấp nhận tài sản của khách hàng có thể chỉ ra
rằng khách hàng đã có được khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần như
toàn bộ lợi ích còn lại từ tài sản. Để đánh giá ảnh hưởng của một điều khoản trong hợp
đồng về sự chấp nhận của khách hàng đối với thời điểm quyền kiểm soát được chuyển
giao, đơn vị phải xem xét hướng dẫn tại các đoạn B83-B86.

65
Đo lường tiến độ thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ thực hiện

39. Đối với mỗi nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian theo quy định tại
các đoạn 35-37, đơn vị phải ghi nhận doanh thu trong một khoảng thời gian bằng cách đo lường
tiến độ thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ thực hiện đó. Mục tiêu khi đo lường tiến độ thực hiện
là để phản ánh phần công việc đã thực hiện của đơn vị trong việc chuyển giao quyền kiểm soát
hàng hóa và dịch vụ đã cam kết cho khách hàng (nghĩa là hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện
của đơn vị).

40. Đơn vị phải áp dụng một phương pháp duy nhất để đo lường tiến độ thực hiện đối với mỗi
nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian và đơn vị phải áp dụng phương
pháp đó một cách nhất quán đối với các nghĩa vụ thực hiện tương tự và trong các tình huống
tương tự. Tại thời điểm kết thúc mỗi kỳ báo cáo, đơn vị phải đo lường lại tiến độ thực hiện để
hoàn tất nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian.

Các phương pháp đo lường tiến độ thực hiện

41. Các phương pháp đo lường tiến độ thực hiện thích hợp bao gồm các phương pháp đầu ra và các
phương pháp đầu vào. Các đoạn B14-B19 đưa ra hướng dẫn cho việc sử dụng các phương pháp
đầu ra và các phương pháp đầu vào để đo lường tiến độ thực hiện để hoàn tất một nghĩa vụ thực
hiện của đơn vị. Để quyết định phương pháp thích hợp đo lường tiến độ thực hiện, đơn vị phải
xem xét bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị đã cam kết sẽ chuyển giao cho khách hàng.

42. Khi áp dụng phương pháp để đo lường tiến độ thực hiện, đơn vị phải loại trừ ra khỏi việc đo lường
tiến độ thực hiện bất kỳ hàng hóa hoặc dịch nào mà đơn vị không chuyển giao quyền kiểm soát
cho khách hàng. Ngược lại, đơn vị phải bao gồm trong việc đo lường tiến độ thực hiện bất kỳ hàng
hóa hoặc dịch vụ nào mà đơn vị chuyển giao quyền kiểm soát cho khách hàng khi hoàn thành nghĩa
vụ thực hiện đó.

43. Bởi vì bối cảnh thay đổi theo thời gian, đơn vị phải cập nhật việc đo lường tiến độ thực hiện của
mình để phản ánh bất kỳ sự thay đổi nào về kết quả của nghĩa vụ thực hiện. Các thay đổi về tiến
độ thực hiện này của đơn vị phải được kế toán như một thay đổi trong ước tính kế toán theo IAS
8 Các chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót.

Đo lường hợp lý tiến độ thực hiện

44. Đơn vị chỉ ghi nhận doanh thu cho một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng
thời gian nếu đơn vị có thể đo lường một cách hợp lý tiến độ thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ thực
hiện. Đơn vị không thể đo lường một cách hợp lý tiến độ thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ thực hiện
nếu đơn vị thiếu thông tin tin cậy cần có để áp dụng một phương pháp đo lường tiến độ thực hiện
phù hợp.

66
45. Trong một số trường hợp (ví dụ, trong các giai đoạn đầu của một hợp đồng), đơn vị có thể không
đo lường được một cách hợp lý kết quả của nghĩa vụ thực hiện, nhưng đơn vị dự kiến sẽ thu hồi
các chi phí phát sinh để hoàn thành nghĩa vụ thực hiện đó. Trong các trường hợp đó, đơn vị phải
ghi nhận doanh thu chỉ trong phạm vi các chi phí đã phát sinh cho tới một thời điểm mà đơn vị có
thể đo lường được một cách hợp lý kết quả của nghĩa vụ thực hiện.

Đo lường doanh thu

46. Khi (hoặc ngay khi) một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành, đơn vị phải ghi nhận doanh thu
theo giá trị của giá giao dịch (giá trị này không bao gồm giá trị ước tính bị giới hạn của khoản
thanh toán biến đổi theo quy định tại các đoạn 56-58) được phân bổ cho nghĩa vụ thực hiện đó.

Xác định giá giao dịch

47. Đơn vị phải xem xét các điều khoản của hợp đồng và thông lệ kinh doanh của đơn vị để xác định
giá giao dịch. Giá giao dịch là giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng
thông qua việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng, không bao gồm
các khoản thu hộ bên thứ ba (ví dụ, một số loại thuế doanh thu). Khoản thanh toán cam kết
trong hợp đồng với khách hàng có thể bao gồm các khoản cố định, các khoản biến đổi, hoặc cả
hai.

48. Bản chất, thời gian, và giá trị của khoản thanh toán mà khách hàng cam kết có ảnh hưởng tới giá
trị ước tính của giá giao dịch. Khi xác định giá giao dịch, đơn vị phải xem xét ảnh hưởng của toàn
bộ các yếu tố sau:

(a) khoản thanh toán biến đổi (xem các đoạn 50-55 và 59);

(b) các giá trị ước tính bị giới hạn của khoản thanh toán biến đổi (xem các đoạn 56-58);

(c) sự tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng (xem các đoạn 60-65);

(d) khoản thanh toán phi tiền tệ (xem các đoạn 66-69); và

(e) khoản thanh toán phải trả cho khách hàng (xem các đoạn 70-72).

49. Với mục đích xác định giá giao dịch, đơn vị phải giả định rằng hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được
chuyển giao cho khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng hiện tại và hợp đồng đó sẽ không
không bị hủy bỏ, gia hạn hoặc sửa đổi.

Khoản thanh toán biến đổi

50. Nếu khoản thanh toán đã cam kết trong hợp đồng bao gồm một khoản biến đổi, đơn vị phải ước
tính giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc chuyển
giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng.

67
51. Giá trị của khoản thanh toán có thể thay đổi do chiết khấu, điều chỉnh giá, hoàn tiền, giảm giá tích
điểm, giảm giá, ưu đãi, thưởng hiệu suất, khoản phạt hoặc các khoản tương tự khác. Khoản thanh
toán đã cam kết cũng có thể biến đổi nếu quyền thụ hưởng khoản thanh toán là tiềm tàng, phụ
thuộc vào khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một sự kiện trong tương lai. Ví dụ, khoản thanh
toán có thể biến đổi trong một trong hai trường hợp sau: hoặc bán hàng có quyền trả lại, hoặc cam
kết thưởng hiệu suất một khoản cố định khi đạt được một mốc xác định.

52. Sự biến đổi liên quan đến khoản thanh toán được cam kết bởi khách hàng có thể được nêu rõ
trong hợp đồng. Ngoài các điều khoản của hợp đồng, khoản thanh toán được cam kết cũng biến
đổi nếu xảy ra một trong hai trường hợp sau:

(a) khách hàng có kỳ vọng có cơ sở phát sinh từ các thông lệ kinh doanh, các chính sách đã
công bố hoặc các tuyên bố cụ thể của đơn vị rằng đơn vị sẽ chấp nhận giá trị của khoản
thanh toán thấp hơn giá nêu trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là, khách hàng kỳ vọng
đơn vị sẽ đề xuất giảm giá. Tùy thuộc vào quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, ngành nghề kinh
doanh hoặc khách hàng mà đề xuất giảm giá này có thể được gọi là một khoản chiết
khấu, điều chỉnh giá, hoàn tiền hoặc giảm giá tích điểm.

(b) Các sự kiện và tình huống khác chỉ ra ý định đề xuất giảm giá của đơn vị khi tham gia
hợp đồng với khách hàng.

53. Đơn vị phải ước tính giá trị của khoản thanh toán biến đổi bằng cách sử dụng một trong hai
phương pháp sau, tùy thuộc vào phương pháp nào mà đơn vị dự kiến là sẽ dự báo tốt hơn giá trị
của khoản thanh toán mà đơn vị có quyền thụ hưởng:

(a) Giá trị kỳ vọng – giá trị kỳ vọng là tổng các giá trị bình quân gia quyền theo xác suất của
các giá trị có thể xảy ra của khoản thanh toán. Giá trị kỳ vọng cũng có thể là một ước tính phù hợp
của khoản thanh toán biến đổi nếu đơn vị có số lượng lớn các hợp đồng có các đặc điểm tương
tự.

(b) Giá trị có khả năng xảy ra cao nhất – giá trị có khả năng xảy ra cao nhất là giá trị duy nhất
có xác suất xảy ra cao nhất trong số các giá trị có thể xảy ra của khoản thanh toán (nghĩa là kết
quả duy nhất có khả năng xảy ra cao nhất của hợp đồng). Giá trị có khả năng xảy ra cao nhất có
thể là một ước tính phù hợp của khoản thanh toán biến đổi nếu hợp đồng chỉ có hai khả năng xảy
ra (ví dụ, đơn vị có thể nhận được hoặc không nhận được một khoản thưởng hiệu suất).

54. Đơn vị phải áp dụng một phương pháp nhất quán đối với toàn bộ hợp đồng khi ước tính ảnh hưởng
của một yếu tố không chắc chắn đối với một giá trị của khoản thanh toán biến đổi mà đơn vị sẽ có
quyền thụ hưởng. Ngoài ra, đơn vị phải xem xét tất cả các thông tin (trong quá khứ, hiện tại và các
dự báo) sẵn có một cách hợp lý và phải xác định một số lượng hợp lý các giá trị của các khoản
thanh toán có thể xảy ra. Thông tin mà đơn vị sử dụng để ước tính giá trị của khoản thanh toán

68
biến đổi thường sẽ tương tự như thông tin mà các nhà quản lý của đơn vị sử dụng trong quá trình
chào thầu và định giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết.

Nghĩa vụ hoàn tiền

55. Đơn vị phải ghi nhận một nghĩa vụ hoàn tiền nếu đơn vị nhận được khoản thanh toán từ khách
hàng và dự kiến sẽ hoàn lại một phần hoặc toàn bộ khoản thanh toán cho khách hàng. Nghĩa vụ
hoàn tiền được đo lường theo giá trị của khoản thanh toán đã nhận được (hoặc sẽ nhận được) mà
đơn vị không dự kiến có quyền thụ hưởng (nghĩa là, các khoản không bao gồm trong giá giao dịch).
Nghĩa vụ hoàn tiền (và sự thay đổi tương ứng của giá giao dịch kéo theo sự thay đổi của nợ phải
trả phát sinh từ hợp đồng) phải được cập nhật vào thời điểm kết thúc mỗi kỳ báo đối với những
sự thay đổi của hoàn cảnh. Để kế toán cho một nghĩa vụ hoàn tiền liên quan đến một giao dịch bán
hàng có quyền trả lại, đơn vị phải áp dụng hướng dẫn tại các đoạn B20-B27.

Hạn chế giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi

56. Đơn vị phải đưa vào giá giao dịch một phần hoặc toàn bộ giá trị khoản thanh toán biến đổi được
ước tính theo quy định tại đoạn 53, chỉ tới mức mà khả năng cao là việc ghi đảo giá trị đáng kể của
khoản doanh thu lũy kế đã được ghi nhận sẽ không xảy ra, khi yếu tố không chắc chắn liên quan
đến khoản thanh toán biến đổi đã được xử lý sau đó.

57. Khi đánh giá liệu khả năng không xảy ra của việc ghi đảo giá trị đáng kể của khoản doanh thu lũy
kế đã được ghi nhận là cao hay không, khi yếu tố không chắc chắn liên quan đến khoản thanh toán
biến đổi được xử lý sau đó, đơn vị phải xem xét cả hai yếu tố: khả năng phát sinh và độ lớn giá trị
ghi đảo của doanh thu. Các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát sinh và độ lớn giá trị ghi đảo của
doanh thu bao gồm nhưng không giới hạn ở bất kỳ yếu tố nào sau:

(a) giá trị của khoản thanh toán dễ chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài tầm ảnh
hưởng của đơn vị. Các yếu tố này có thể bao gồm sự biến động của thị trường, việc xét đoán hoặc
hành động của các bên thứ ba, các điều kiện thời tiết, và rủi ro cao bị lỗi thời của hàng hóa hoặc
dịch vụ đã cam kết.

(b) yếu tố không chắc chắn về giá trị khoản thanh toán được dự kiến không được xử lý trong
một khoảng thời gian dài.

(c) kinh nghiệm của đơn vị (hoặc bằng chứng khác) với các loại hợp đồng tương tự còn hạn
chế, hoặc kinh nghiệm của đơn vị (hoặc bằng chứng khác) chỉ có giá trị dự báo giới hạn.

(d) đơn vị có thông lệ hoặc đề xuất một loạt các hình thức giảm giá hoặc thay đổi các điều
khoản thanh toán và các điều kiện của các hợp đồng tương tự, trong các hoàn cảnh tương tự.

(e) hợp đồng có một số lượng lớn và một khoảng rộng các giá trị của khoản thanh toán có khả
năng xảy ra.

69
58. Đơn vị phải áp dụng đoạn B63 để kế toán khoản thanh toán dưới dạng phí bản quyền tính trên
doanh số hoặc mức độ sử dụng đã được cam kết để đổi lấy giấy phép sử dụng tài sản sở hữu trí
tuệ.

Đánh giá lại khoản thanh toán biến đổi

59. Tại thời điểm cuối mỗi kỳ báo cáo, đơn vị phải cập nhật giá giao dịch ước tính (bao gồm việc cập
nhật lại đánh giá của đơn vị về việc liệu giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi có bị hạn
chế hay không) để phản ánh trung thực các tình huống hiện hữu tại thời điểm cuối kỳ báo cáo và
các thay đổi trong kỳ báo cáo. Đơn vị phải kế toán các thay đổi về giá giao dịch theo quy định tại
các đoạn 87-90.

Sự tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng

60. Để xác định giá giao dịch, đơn vị phải điều chỉnh giá trị cam kết của khoản thanh toán cho ảnh
hưởng của giá trị thời gian của tiền tệ nếu thời hạn thanh toán được thỏa thuận bởi các bên tham
gia trong hợp đồng (một cách rõ ràng hoặc ngầm định) mang lại cho khách hàng hoặc đơn vị lợi
ích đáng kể từ việc hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Trong trường hợp đó, hợp đồng có bao gồm cấu phần tài chính đáng kể. Cấu phần tài chính đáng
kể có thể tồn tại bất kể cam kết hỗ trợ tài chính được nêu rõ trong hợp đồng hoặc được ngầm định
bởi các điều khoản thanh toán được thỏa thuận bởi các bên tham gia trong hợp đồng.

61. Mục đích của việc điều chỉnh giá trị cam kết của khoản thanh toán cho cấu phần tài chính đáng kể
là để đơn vị ghi nhận doanh thu theo giá trị phản ánh giá mà khách hàng sẽ phải thanh toán cho
hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết nếu khách hàng đã thanh toán tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ
đó, khi (hoặc ngay khi) đơn vị chuyển giao cho khách hàng (nghĩa là, giá bán thanh toán ngay). Đơn
vị phải xem xét tất cả các sự kiện và tình huống có liên quan khi đánh giá liệu hợp đồng có bao gồm
cấu phần tài chính hay không, và liệu cấu phần tài chính đó có đáng kể đối với hợp đồng hay không,
bao gồm cả hai yếu tố sau:

(a) khoản chênh lệch, nếu có, giữa giá trị của khoản thanh toán đã cam kết và giá bán thanh
toán ngay của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết; và

(b) ảnh hưởng kết hợp của cả hai yếu tố sau:

(i) khoảng thời gian dự kiến từ thời điểm đơn vị chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ
cho khách hàng đến thời điểm khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó; và

(ii) lãi suất hiện hành trên thị trường phù hợp.

62. Dù kết quả đánh giá trong đoạn 61 như thế nào, hợp đồng với khách hàng sẽ không có cấu phần
tài chính đáng kể nếu một trong những yếu tố sau tồn tại:

70
(a) khách hàng thanh toán trước cho hàng hóa và dịch vụ, và thời điểm chuyển giao hàng hóa
hoặc dịch vụ do khách hàng quyết định.

(b) một phần đáng kể của khoản thanh toán đã cam kết bởi khách hàng là biến đổi và giá trị
hoặc thời gian của khoản thanh toán đó biến đổi căn cứ trên cơ sở xảy ra hay không xảy ra của
một sự kiện trong tương lai mà về cơ bản không thuộc phạm vi kiểm soát của khách hàng hoặc
đơn vị (ví dụ, khoản thanh toán là một khoản phí bản quyền tính trên doanh số).

(c) khoản chênh lệch giữa khoản thanh toán đã cam kết và giá bán thanh toán ngay của hàng
hóa hoặc dịch vụ (được nêu tại đoạn 61) phát sinh bởi các lý do ngoại trừ việc cung cấp hỗ trợ tài
chính hoặc cho khách hàng, hoặc cho đơn vị, và khoản chênh lệch giữa các giá trị đó tương ứng
với lý do dẫn đến chênh lệch. Ví dụ, điều khoản thanh toán có thể bảo vệ đơn vị hoặc khách hàng
khỏi khả năng bên còn lại không hoàn tất một vài hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng.

63. Trong thực tiễn áp dụng, đơn vị không cần điều chỉnh giá trị đã cam kết của khoản thanh toán cho
ảnh hưởng của cấu phần tài chính đáng kể nếu đơn vị dự kiến, tại thời điểm bắt đầu hợp đồng,
khoảng thời gian từ thời điểm đơn vị chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng đến thời
điểm khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó là một năm hoặc dưới một năm.

64. Để đạt được mục tiêu nêu tại đoạn 61, khi điều chỉnh giá trị đã cam kết của khoản thanh toán cho
cấu phần tài chính đáng kể, đơn vị phải áp dụng tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong một giao dịch
hỗ trợ tài chính tách biệt giữa đơn vị và khách hàng tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Tỷ lệ chiết
khấu đó sẽ phản ánh đặc điểm tín dụng của bên nhận hỗ trợ tài chính trong hợp đồng, cũng như
bất kỳ tài sản thế chấp hoặc tài sản đảm bảo nào do khách hàng hoặc đơn vị đưa ra, bao gồm cả
tài sản đã được chuyển giao trong hợp đồng. Đơn vị có thể xác định tỷ lệ chiết khấu đó bằng cách
xác định tỷ lệ dùng để chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán đã cam kết về giá mà
khách hàng sẽ thanh toán ngay cho hàng hóa hoặc dịch vụ khi (hoặc ngay khi) hàng hóa hoặc dịch
vụ được chuyển giao cho khách hàng. Sau thời điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị không được thay
đổi tỷ lệ chiết khấu theo những thay đổi về lãi suất hoặc tình huống khác (ví dụ, sự thay đổi trong
đánh giá của đơn vị về rủi ro tín dụng của khách hàng).

65. Đơn vị phải trình bày ảnh hưởng của việc hỗ trợ tài chính (thu nhập từ lãi vay hoặc chi phí lãi vay)
một cách riêng biệt với doanh thu từ hợp đồng với khách hàng trong báo cáo thu nhập toàn diện.
Thu nhập từ lãi vay hoặc chi phí lãi vay chỉ được ghi nhận trong phạm vi mà tài sản phát sinh từ
hợp đồng (hay khoản phải thu) hoặc nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng được ghi nhận khi đơn vị
kế toán hợp đồng với khách hàng.

Khoản thanh toán phi tiền tệ

66. Để xác định giá giao dịch cho các hợp đồng mà khách hàng cam kết thanh toán dưới dạng không
phải bằng tiền, đơn vị phải đo lường giá trị khoản thanh toán phi tiền tệ (hoặc cam kết thanh toán
phi tiền tệ) theo giá trị hợp lý.

71
67. Nếu không thể ước tính một cách hợp lý giá trị hợp lý của khoản thanh toán phi tiền tệ, đơn vị phải
đo lường giá trị của khoản thanh toán một cách gián tiếp bằng cách tham chiếu giá bán riêng lẻ
của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết với khách hàng (hoặc nhóm khách hàng) tương ứng với
khoản thanh toán.

68. Giá trị hợp lý của khoản thanh toán phi tiền tệ có thể biến đổi do hình thức của khoản thanh toán
(ví dụ, sự thay đổi về giá của một cổ phiếu mà đơn vị có quyền thụ hưởng từ khách hàng). Nếu giá
trị hợp lý của khoản thanh toán phi tiền tệ mà khách hàng đã cam kết biến đổi, vì các lý do không
phải là hình thức của khoản thanh toán (ví dụ, giá trị hợp lý có thể biến đổi theo kết quả kinh doanh
của đơn vị), thì đơn vị phải áp dụng những quy định nêu tại các đoạn 56-58.

69. Nếu một khách hàng đóng góp hàng hóa hoặc dịch vụ (ví dụ, nguyên vật liệu, thiết bị hoặc nhân
công) để hỗ trợ đơn vị hoàn thành hợp đồng, đơn vị phải đánh giá liệu đơn vị có nắm quyền kiểm
soát các hàng hóa hoặc dịch vụ được đóng góp đó hay không. Nếu có, đơn vị phải kế toán hàng
hóa hoặc dịch vụ đóng góp đó như khoản thanh toán phi tiền tệ đã nhận được từ khách hàng.

Khoản thanh toán phải trả cho khách hàng

70. Khoản thanh toán phải trả cho khách hàng bao gồm các khoản tiền mà đơn vị phải trả hoặc dự
kiến phải trả cho khách hàng (hoặc cho các bên khác mua hàng hóa hoặc dịch vụ của đơn vị từ
khách hàng). Khoản thanh toán phải trả cho khách hàng cũng bao gồm các khoản giảm giá tích
điểm hoặc các khoản khác (ví dụ, phiếu mua hàng hay phiếu giảm giá) có thể được sử dụng để cấn
trừ cho các khoản phải thu của đơn vị (hoặc của các bên khác mua hàng hóa hoặc dịch vụ của đơn
vị từ khách hàng). Đơn vị phải kế toán khoản thanh toán phải trả cho khách hàng như là một khoản
giảm trừ giá giao dịch, và do đó, phải giảm trừ doanh thu, trừ trường hợp khoản thanh toán cho
khách hàng là để trao đổi với một hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt (được nêu tại các đoạn 26-30)
mà khách hàng chuyển giao cho đơn vị. Nếu khoản thanh toán phải trả cho khách hàng bao gồm
một khoản biến đổi, thì đơn vị phải ước tính giá giao dịch (bao gồm việc đánh giá liệu giá trị ước
tính của khoản thanh toán biến đổi có bị giới hạn hay không) theo quy định tại các đoạn 50-58.

71. Nếu khoản thanh toán phải trả cho khách hàng là một khoản thanh toán cho một hàng hóa hoặc
dịch vụ tách biệt từ khách hàng, thì đơn vị phải kế toán giao dịch mua hàng hóa hoặc dịch vụ giống
như cách đơn vị kế toán các giao dịch mua khác từ các nhà cung cấp. Nếu giá trị của khoản phải
trả cho khách hàng vượt quá giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt mà đơn vị tiếp nhận
từ khách hàng, thì đơn vị phải kế toán khoản vượt quá đó như một khoản giảm trừ giá giao dịch.
Nếu đơn vị không thể ước tính một cách hợp lý giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đã nhận
từ khách hàng, đơn vị phải kế toán toàn bộ khoản thanh toán phải trả cho khách hàng là một khoản
giảm trừ giá giao dịch.

72
72. Theo đó, nếu khoản thanh toán phải trả cho khách hàng được kế toán là khoản giảm trừ giá giao
dịch, đơn vị phải ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu khi (hoặc ngay khi) xảy ra một trong hai sự
kiện sau, tùy thuộc vào sự kiện nào xảy ra sau:

(a) đơn vị ghi nhận doanh thu cho việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan cho
khách hàng; và

(b) đơn vị thanh toán hoặc cam kết thanh toán (ngay cả trong trường hợp khoản thanh toán
phụ thuộc một sự kiện trong tương lai). Cam kết đó có thể được ngầm định theo thông lệ kinh
doanh của đơn vị.

Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện

73. Mục tiêu khi phân bổ giá giao dịch là để đơn vị phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện
(hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt) một giá trị phản ánh giá trị của khoản thanh toán mà đơn
vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc chuyển giao tài sản hoặc dịch vụ đã cam kết cho
khách hàng.

74. Để đạt được mục tiêu phân bổ giá giao dịch, đơn vị phải phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ
thực hiện đã được xác định trong hợp đồng trên cơ sở giá bán riêng lẻ tương đối theo quy định tại
các đoạn 76-80, trừ những trường hợp được quy định tại các đoạn 81-83 (đối với việc phân bổ các
khoản chiết khấu) và các đoạn 84-86 (đối với việc phân bổ khoản thanh toán bao gồm các khoản
biến đổi).

75. Các đoạn 76-86 không được áp dụng nếu một hợp đồng chỉ có một nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên,
các đoạn 84-86 có thể được áp dụng nếu một đơn vị cam kết chuyển giao một nhóm các hàng hóa
hoặc dịch vụ tách biệt được xác định như một nghĩa vụ thực hiện duy nhất theo quy định tại đoạn
22(b) và khoản thanh toán đã cam kết bao gồm các khoản biến đổi.

Phân bổ dựa trên giá bán riêng lẻ

76. Để phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở giá bán riêng lẻ tương đối, tại thời
điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị phải xác định giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt
của mỗi nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và phân bổ giá giao dịch theo tỷ lệ với các giá bán riêng
lẻ đó.

77. Giá bán riêng lẻ là giá mà đơn vị bán một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết một cách tách biệt cho
khách hàng. Bằng chứng tốt nhất của một giá bán riêng lẻ là giá có thể quan sát được của một hàng
hóa hoặc dịch vụ khi đơn vị bán hàng hóa hoặc dịch vụ đó một cách tách biệt trong các tình huống
tương tự cho các khách hàng tương tự. Giá quy định trong hợp đồng hoặc giá niêm yết của một
hàng hóa hoặc dịch vụ có thể (nhưng không được mặc định) là giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc
dịch vụ đó.

73
78. Nếu giá bán riêng lẻ không thể quan sát trực tiếp được, đơn vị phải ước tính giá bán riêng lẻ theo
một giá trị sao cho việc phân bổ giá giao dịch đáp ứng được mục tiêu của việc phân bổ được quy
định tại đoạn 73. Khi ước tính giá bán riêng lẻ, đơn vị phải xem xét tất cả các thông tin (bao gồm
các thông tin về điều kiện thị trường, các yếu tố đặc thù của đơn vị và thông tin về khách hàng
hoặc nhóm khách hàng) sẵn có một cách hợp lý đối với đơn vị. Khi thực hiện việc ước tính giá bán
riêng lẻ này, đơn vị phải tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được và áp dụng nhất
quán các phương pháp ước tính trong các tình huống tương tự.

79. Các phương pháp thích hợp để ước tính giá bán riêng lẻ của một hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm,
nhưng không giới hạn ở các phương pháp sau:

(a) Phương pháp đánh giá thị trường có điều chỉnh – đơn vị có thể đánh giá thị trường mà
đơn vị bán hàng hóa hoặc dịch vụ và ước tính mức giá mà khách hàng trong thị trường đó sẵn
sàng chi trả cho các hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Phương pháp này cũng có thể bao gồm việc tham
chiếu giá của các đối thủ cạnh tranh của đơn vị đối với các loại hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để phản ánh chi phí và lợi nhuận biên của đơn vị.

(b) Phương pháp chi phí dự tính cộng lợi nhuận biên – đơn vị có thể dự tính chi phí cần thiết
để đơn vị hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện và cộng thêm một mức lợi nhuận biên thích hợp
cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

(c) Phương pháp giá trị còn lại - đơn vị có thể ước tính giá bán riêng lẻ bằng cách tham chiếu
đến tổng giá giao dịch trừ đi tổng các giá bán riêng lẻ có thể quan sát được của các hàng hóa hoặc
dịch vụ khác đã cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, đơn vị chỉ có thể sử dụng phương pháp giá
trị còn lại để ước tính giá bán riêng lẻ của một hàng hóa hoặc dịch vụ, theo quy định tại đoạn 78
nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau:

(i) Đơn vị bán cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cho các khách hàng khác nhau
(tại cùng hoặc gần một thời điểm) với một khoảng giá rộng (nghĩa là giá bán có thể thay
đổi lớn bởi vì không có một giá bán riêng lẻ tiêu biểu có thể quan sát được từ các giao
dịch trong quá khứ hoặc từ các bằng chứng có thể quan sát được khác); hoặc

(ii) Đơn vị chưa đưa ra giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó, và hàng hóa hoặc dịch vụ
đó chưa từng được bán riêng lẻ trước đó (nghĩa là giá bán là không chắc chắn).

80. Có thể cần kết hợp sử dụng các phương pháp để ước tính giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch
vụ đã cam kết trong hợp đồng nếu hai hay nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ có giá bán riêng lẻ có tính
biến động cao hoặc chứa yếu tố không chắc chắn. Ví dụ, đơn vị có thể sử dụng phương pháp giá
trị còn lại để ước tính tổng giá bán riêng lẻ của các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết mà các hàng
hóa hoặc dịch vụ đó có các mức giá bán riêng lẻ có tính biến động cao hoặc chứa yếu tố không
chắc chắn. Sau đó, đơn vị sử dụng phương pháp khác để ước tính giá bán riêng lẻ của từng hàng
hóa hoặc dịch vụ trong tương quan với tổng giá bán riêng lẻ đã được ước tính bằng phương pháp

74
giá trị còn lại. Khi đơn vị kết hợp các phương pháp khác nhau để ước tính giá bán riêng lẻ của mỗi
hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng, đơn vị phải đánh giá liệu việc phân bổ giá giao
dịch căn cứ trên các giá bán riêng lẻ ước tính đó có nhất quán với mục tiêu được quy định tại đoạn
73 và với quy định về ước tính giá bán riêng lẻ được quy định tại đoạn 78 hay không.

Phân bổ chiết khấu

81. Khách hàng nhận được một khoản chiết khấu khi mua một gói các hàng hóa hoặc dịch vụ nếu tổng
giá bán riêng lẻ của các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết đó vượt quá khoản thanh toán được
cam kết trong hợp đồng. Trừ khi đơn vị có bằng chứng có thể quan sát được theo quy định tại
đoạn 82 rằng toàn bộ khoản chiết khấu liên quan đến chỉ một hoặc nhiều, nhưng không phải tất
cả, các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng, thì đơn vị phải phân bổ khoản chiết khấu theo tỷ lệ cho
tất cả các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng. Việc phân bổ khoản chiết khấu theo tỷ lệ trong các
trường hợp đó là hệ quả của việc đơn vị phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện trên cơ
sở mức giá bán riêng lẻ tương đối của các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt trong hợp đồng.

82. Đơn vị phải phân bổ toàn bộ khoản chiết khấu cho một hoặc nhiều, nhưng không phải tất cả các
nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng nếu tất cả các tiêu chí sau được thỏa mãn:

(a) đơn vị thường xuyên bán riêng lẻ từng loại hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt (hoặc gói các
hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt) trong hợp đồng;

(b) đơn vị cũng thường xuyên bán riêng lẻ một (hoặc nhiều) gói bao gồm một số hàng hóa
hoặc dịch vụ tách biệt đó với mức chiết khấu đối với giá bán riêng lẻ của các hàng hóa hoặc dịch
vụ trong mỗi gói; và

(c) khoản chiết khấu tính cho mỗi gói các hàng hóa hoặc dịch vụ được mô tả tại đoạn 82(b)
về cơ bản giống khoản chiết khấu được quy định trong hợp đồng, và việc phân tích hàng hóa hoặc
dịch vụ trong mỗi gói cung cấp bằng chứng có thể quan sát được về một hay nhiều nghĩa vụ thực
hiện mà toàn bộ khoản chiết khấu được phân bổ.

83. Nếu một khoản chiết khấu được phân bổ toàn bộ cho một hoặc nhiều nghĩa vụ thực hiện trong
hợp đồng theo quy định tại đoạn 82, đơn vị phải phân bổ khoản chiết khấu đó trước khi sử dụng
phương pháp giá trị còn lại để ước tính giá bán riêng lẻ của một hàng hóa hoặc dịch vụ theo quy
định tại đoạn 79(c).

Phân bổ khoản thanh toán biến đổi

84. Khoản thanh toán biến đổi được cam kết trong hợp đồng có thể tính cho toàn bộ hợp đồng hoặc
một phần cụ thể của hợp đồng, như một trong hai trường hợp sau:

(a) một hoặc nhiều, nhưng không phải tất cả các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng (ví dụ,
khoản tiền thưởng có thể tiềm tàng, phụ thuộc vào việc đơn vị chuyển giao một hàng hóa hoặc
dịch vụ đã cam kết trong một thời hạn nhất định); hoặc
75
(b) một hoặc nhiều, nhưng không phải tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt đã cam kết
trong nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt hình thành nên một phần của một nghĩa vụ thực
hiện duy nhất theo quy định tại đoạn 22(b) (ví dụ, khoản thanh toán đã cam kết cho năm thứ hai
của một hợp đồng dịch vụ vệ sinh trong 2 năm sẽ tăng căn cứ trên biến động chỉ số lạm phát đã
quy định).

85. Đơn vị phải phân bổ toàn bộ giá trị biến đổi của khoản thanh toán (và những biến động sau đó của
khoản này) cho một nghĩa vụ thực hiện hoặc cho một hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt mà hình
thành nên nghĩa vụ thực hiện duy nhất theo quy định tại đoạn 22(b) nếu cả hai tiêu chí sau được
thỏa mãn:

(a) Các điều khoản của khoản thanh toán biến đổi có liên quan cụ thể đến những nỗ lực của
đơn vị để hoàn thành nghĩa vụ thực hiện hoặc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt (hoặc
có liên quan đến kết quả cụ thể của việc hoàn thành nghĩa vụ thực hiện hoặc chuyển giao hàng
hóa hoặc dịch vụ tách biệt); và

(b) việc phân bổ toàn bộ giá trị biến đổi của khoản thanh toán cho nghĩa vụ thực hiện hoặc
hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt đó là nhất quán với mục tiêu của việc phân bổ được quy định tại
đoạn 73 khi xem xét tất cả các nghĩa vụ thực hiện và các điều khoản thanh toán trong hợp đồng.

86. Các quy định về phân bổ được quy định tại các đoạn 73-83 phải được áp dụng để phân bổ phần
còn lại của giá giao dịch không thỏa mãn các tiêu chí tại đoạn 85.

Thay đổi giá giao dịch

87. Sau thời điểm bắt đầu hợp đồng, giá giao dịch có thể thay đổi vì nhiều lý do, bao gồm xử lý các sự
kiện không chắc chắn hoặc các thay đổi tình huống khác mà làm thay đổi giá trị khoản thanh toán
mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết.

88. Đơn vị phải phân bổ mọi thay đổi phát sinh về sau trong giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện
trong hợp đồng theo cách thức tương tự như tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Do vậy, đơn vị không
được phân bổ lại giá giao dịch để phản ánh các thay đổi về giá bán riêng lẻ sau thời điểm bắt đầu
hợp đồng. Trong kỳ mà giá giao dịch thay đổi, các khoản được phân bổ cho một nghĩa vụ thực hiện
đã hoàn thành phải được ghi nhận là doanh thu hoặc một khoản giảm trừ doanh thu.

89. Đơn vị phải phân bổ toàn bộ thay đổi về giá giao dịch cho một hoặc nhiều, nhưng không phải tất
cả các nghĩa vụ thực hiện hoặc các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt đã cam kết trong một nhóm
hàng hóa hoặc dịch vụ hình thành nên một phần của một nghĩa vụ thực hiện duy nhất theo quy
định tại đoạn 22(b) chỉ khi các tiêu chí quy định tại đoạn 85 về phân bổ khoản thanh toán biến đổi
được thỏa mãn.

90. Đơn vị phải kế toán một thay đổi về giá giao dịch phát sinh là hệ quả của việc sửa đổi hợp đồng
theo quy định tại các đoạn 18-21. Tuy nhiên, đối với một thay đổi về giá giao dịch phát sinh sau khi

76
sửa đổi hợp đồng, đơn vị phải áp dụng quy định tại các đoạn 87-89 để phân bổ thay đổi về giá giao
dịch theo các cách thức sau, tùy theo cách nào có thể áp dụng được:

(a) Đơn vị phải phân bổ thay đổi về giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện được xác định
trong hợp đồng trước khi sửa đổi nếu, và trong phạm vi mà thay đổi về giá giao dịch đó tính cho
giá trị của khoản thanh toán biến đổi đã cam kết trước khi sửa đổi và sự sửa đổi hợp đó được kế
toán theo quy định tại đoạn 21(a).

(b) Trong tất cả các trường hợp khác khi việc sửa đổi hợp đồng không được kế toán như một
hợp đồng riêng biệt theo quy định tại đoạn 20, đơn vị phải phân bổ phần thay đổi giá giao dịch
cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng đã được sửa đổi (nghĩa là các nghĩa vụ thực hiện chưa
được hoàn thành hoặc có một phần chưa được hoàn thành ngay sau khi sửa đổi hợp đồng).

Chi phí của hợp đồng

Chi phí tăng thêm để có được hợp đồng

91. Đơn vị phải ghi nhận các chi phí tăng thêm để có được hợp đồng với khách hàng là tài sản nếu
đơn vị dự kiến sẽ thu hồi được các chi phí đó.

92. Các chi phí tăng thêm để có được hợp đồng là các chi phí phát sinh để đơn vị có được hợp đồng
với khách hàng mà chi phí này không phát sinh nếu đơn vị không có được hợp đồng đó (ví dụ, hoa
hồng bán hàng).

93. Các chi phí để có được hợp đồng mà phát sinh không phụ thuộc vào việc đơn vị có được hợp đồng
hay không thì phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh, trừ khi các chi phí đó được nêu
rõ là do khách hàng chịu mà không phụ thuộc vào việc đơn vị có được hợp đồng hay không.

94. Trong thực tiễn áp dụng, đơn vị có thể ghi nhận các chi phí tăng thêm để có được hợp đồng là chi
phí trong kỳ khi phát sinh nếu thời gian phân bổ của tài sản (nếu được ghi nhận) là một năm hoặc
ngắn hơn.

Chi phí hoàn thành hợp đồng

95. Nếu các chi phí phát sinh để hoàn thành hợp đồng với khách hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh
của một Chuẩn mực khác (ví dụ, IAS 2 Hàng tồn kho, IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
hoặc IAS 38 Tài sản vô hình), đơn vị chỉ phải ghi nhận các chi phí phát sinh để hoàn thành hợp
đồng là tài sản nếu các chi phí đó thỏa mãn tất cả các tiêu chí sau:

(a) các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng hoặc hợp đồng dự kiến mà đơn vị có thể
xác định được một cách cụ thể (ví dụ, các chi phí liên quan đến các dịch vụ sẽ được cung cấp căn
cứ theo việc gia hạn hợp đồng hiện hành hoặc các chi phí để thiết kế một tài sản với mục đích
chuyển giao theo một hợp đồng cụ thể mà vẫn chưa được thông qua);

77
(b) các chi phí tạo ra hoặc gia tăng các nguồn lực của đơn vị mà sẽ được sử dụng để hoàn thành
(hoặc tiếp tục hoàn thành) các nghĩa vụ thực hiện trong tương lai; và

(c) các chi phí dự kiến sẽ được thu hồi.

96. Đối với các chi phí đã phát sinh để hoàn thành hợp đồng với khách hàng thuộc phạm vi điều chỉnh
của một Chuẩn mực khác, đơn vị phải kế toán các chi phí đó theo quy định tại các Chuẩn mực khác.

97. Chi phí có liên quan trực tiếp đến một hợp đồng (hoặc một hợp đồng dự kiến cụ thể) bao gồm một
trong các chi phí sau:

(a) nhân công trực tiếp (ví dụ, tiền lương và tiền công của người lao động trực tiếp cung cấp
dịch vụ đã cam kết cho khách hàng);

(b) nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (ví dụ, văn phòng phẩm được sử dụng để cung cấp dịch vụ
đã cam kết cho khách hàng);

(c) khoản phân bổ các chi phí có liên quan trực tiếp tới hợp đồng hoặc các hoạt động của hợp
đồng (ví dụ, chi phí quản lý và giám sát hợp đồng, bảo hiểm và khấu hao của các công cụ,
dụng cụ, thiết bị và tài sản quyền sử dụng được dùng để hoàn thành hợp đồng);

(d) các chi phí được nêu rõ trong hợp đồng là do khách hàng chịu; và

(e) các chi phí khác phát sinh chỉ do đơn vị đã tham gia hợp đồng (ví dụ, khoản thanh toán
cho nhà thầu phụ).

98. Đơn vị phải ghi nhận các chi phí sau là chi phí trong kỳ khi phát sinh:

(a) các chi phí chung và chi phí quản lý (trừ khi các chi phí đó được nêu rõ trong hợp đồng là
do khách hàng chịu, trong trường hợp này, đơn vị phải đánh giá các chi phí đó theo quy
định tại đoạn 97);

(b) các chi phí nguyên liệu, vật liệu bị hỏng, nhân công hoặc các nguồn lực khác để hoàn thành
hợp đồng mà không được phản ánh trong giá của hợp đồng;

(c) các chi phí có liên quan đến các nghĩa vụ thực hiện đã hoàn thành (hoặc các nghĩa vụ thực
hiện đã hoàn thành một phần) trong hợp đồng (nghĩa là các chi phí có liên quan đến việc
thực hiện nghĩa vụ trong quá khứ); và

(d) các chi phí mà đơn vị không thể phân biệt được liệu các chi phí đó có liên quan đến các
nghĩa vụ thực hiện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành (hoặc các nghĩa vụ thực hiện đã
hoàn thành một phần) hay không.

Phân bổ và suy giảm giá trị

99. Một tài sản được ghi nhận theo quy định tại đoạn 91 hoặc 95 phải được phân bổ một cách có hệ
thống, nhất quán với việc chuyển giao cho khách hàng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tài sản đó có liên
78
quan. Tài sản đó cũng có thể liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được chuyển giao theo một
hợp đồng dự kiến cụ thể (được quy định tại đoạn 95(a)).

100. Đơn vị phải cập nhật việc phân bổ để phản ánh sự thay đổi đáng kể về thời điểm đơn vị dự kiến
chuyển giao cho khách hàng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tài sản đó có liên quan. Sự thay đổi đó phải
được kế toán như một thay đổi ước tính kế toán theo quy định tại IAS 8.

101. Đơn vị phải ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị vào Báo cáo lãi, lỗ phần chênh lệch giữa giá trị
còn lại của một tài sản được ghi nhận theo quy định tại đoạn 91 hoặc 95 với:

(a) giá trị còn lại của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến sẽ nhận được thông qua việc trao
đổi các hàng hóa hoặc dịch vụ mà tài sản đó có liên quan; trừ đi

(b) các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp các hàng hóa hoặc dịch vụ đó mà chưa
được ghi nhận là chi phí trong kỳ (xem đoạn 97).

102. Với mục đích áp dụng đoạn 101 để xác định giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến nhận
được, đơn vị phải sử dụng các nguyên tắc xác định giá giao dịch (trừ các quy định được nêu tại
các đoạn 56-58 về việc giới hạn các giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi) và điều chỉnh
giá trị đó để phản ánh ảnh hưởng của rủi ro tín dụng của khách hàng.

103. Trước khi ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị đối với một tài sản được ghi nhận theo quy định
tại đoạn 91 hoặc 95, đơn vị phải ghi nhận mọi khoản lỗ do suy giảm giá trị đối với các tài sản có
liên quan đến hợp đồng mà được ghi nhận theo quy định tại một Chuẩn mực khác (ví dụ, IAS 2,
IAS 16 và IAS 38). Sau khi thực hiện thử nghiệm suy giảm giá trị được quy định tại đoạn 101, đơn
vị phải bao gồm giá trị ghi sổ được xác định ở trên của tài sản được ghi nhận theo quy định tại
đoạn 91 hoặc 95 vào giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền mà tài sản đó thuộc vào nhằm mục đích áp
dụng IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản đối với đơn vị tạo tiền đó.

104. Đơn vị phải ghi nhận vào Báo cáo lãi, lỗ khoản hoàn nhập của một phần hoặc toàn bộ khoản lỗ
do suy giảm giá trị đã được ghi nhận trước đó theo quy định tại đoạn 101 khi các điều kiện ghi
nhận suy giảm giá trị không còn tồn tại hoặc đã được cải thiện. Giá trị ghi sổ tăng lên của tài sản
không được vượt quá giá trị ghi sổ (đã trừ đi khấu hao) trước khi ghi nhận bất kỳ khoản suy giảm
giá trị nào.

Trình bày

105. Khi một trong hai bên tham gia hợp đồng đã bắt đầu thực hiện hợp đồng, đơn vị phải trình bày
hợp đồng đó trong Báo cáo tình hình tài chính như là một tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc
một khoản nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng, tùy theo tương quan giữa phần công việc đã
thực hiện của đơn vị và khoản thanh toán của khách hàng. Đơn vị phải trình bày bất kỳ quyền
vô điều kiện nào đối với khoản thanh toán một cách tách biệt như một là khoản phải thu.

79
106. Nếu khách hàng thực hiện thanh toán, hoặc đơn vị có quyền thụ hưởng vô điều kiện đối với giá
trị của khoản thanh toán (nghĩa là một khoản phải thu), trước khi đơn vị chuyển giao hàng hóa
hoặc dịch vụ cho khách hàng, đơn vị phải thể hiện hợp đồng đó như là một khoản nợ phải trả
phát sinh từ hợp đồng, khi khoản thanh toán được thực hiện hoặc khi khoản thanh toán đến hạn
(tùy thuộc vào thời điểm nào xảy ra trước). Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng là nghĩa vụ của
đơn vị phải chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng khi đơn vị đã nhận được khoản
thanh toán từ khách hàng (hoặc giá trị của khoản thanh toán đã đến hạn).

107. Nếu đơn vị thực hiện hợp đồng bằng cách chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng
trước khi khách hàng thực hiện khoản thanh toán hoặc trước khi khoản thanh toán đến hạn, đơn
vị phải trình bày hợp đồng như là một tài sản phát sinh từ hợp đồng, không bao gồm các khoản
đã được trình bày là khoản phải thu. Tài sản phát sinh từ hợp đồng là quyền của đơn vị đối với
khoản thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị đã chuyển giao cho khách hàng. Đơn vị
phải đánh giá suy giảm giá trị cho một tài sản phát sinh từ hợp đồng theo quy định tại IFRS 9.
Khoản suy giảm giá trị của tài sản phát sinh từ hợp đồng phải được đo lường, trình bày và thuyết
minh theo cách thức giống như một tài sản tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của IFRS 9 (xem
thêm đoạn 113(b)).

108. Khoản phải thu là quyền vô điều kiện của đơn vị đối với khoản thanh toán. Quyền đối với khoản
thanh toán là vô điều kiện chỉ trong trường hợp cần có một khoảng thời gian trước khi việc thực
hiện khoản thanh toán đến hạn. Ví dụ, đơn vị sẽ ghi nhận một khoản phải thu nếu đơn vị có
quyền hiện tại yêu cầu thanh toán ngay cả khi khoản thanh toán đó có thể phải hoàn lại trong
tương lai. Đơn vị phải kế toán khoản phải thu theo quy định tại IFRS 9. Tại thời điểm ghi nhận
ban đầu của khoản phải thu từ một hợp đồng với khách hàng, bất kỳ khoản chênh lệch nào giữa
giá trị khoản phải thu được đo lường theo quy định tại IFRS 9 và giá trị tương ứng của doanh thu
đã được ghi nhận phải được đơn vị trình bày như là một khoản chi phí trong kỳ (ví dụ, như là một
khoản lỗ do suy giảm giá trị).

109. Chuẩn mực này sử dụng các thuật ngữ “tài sản phát sinh từ hợp đồng” và “nợ phải trả phát sinh
từ hợp đồng” nhưng không cấm đơn vị sử dụng các từ thay thế cho các khoản mục đó trong Báo
cáo tình hình tài chính. Nếu đơn vị sử dụng từ thay thế để chỉ tài sản phát sinh từ hợp đồng, đơn
vị phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính nhằm phân biệt giữa khoản
phải thu và tài sản phát sinh từ hợp đồng.

Thuyết minh

110. Mục tiêu của các quy định về thuyết minh là để đơn vị thuyết minh đầy đủ thông tin, cho phép
người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, giá trị, thời gian và yếu tố không chắc
chắn của doanh thu và các dòng tiền phát sinh từ các hợp đồng với khách hàng. Để đạt được
mục tiêu này, đơn vị phải thuyết minh các thông tin định tính và định lượng về tất cả các nội
dung sau:
80
(a) các hợp đồng với khách hàng của đơn vị (xem các đoạn 113-122);

(b) các xét đoán quan trọng, và sự thay đổi về các xét đoán đó, được đưa ra khi áp dụng
Chuẩn mực này đối với các hợp đồng đó (xem các đoạn 123-126); và

(c) bất kỳ tài sản nào được hình thành từ các chi phí để có được hoặc để hoàn thành
hợp đồng với khách hàng được quy định tại đoạn 91 hoặc 95 (xem các đoạn 127-128).

111. Đơn vị phải xem xét mức độ chi tiết cần thiết để đạt được mục tiêu thuyết minh và mức độ nhấn
mạnh đến từng yêu cầu đa dạng. Đơn vị phải tổng hợp hoặc phân tách nội dung thuyết minh để
các thông tin hữu ích không bị khó hiểu bởi vì hoặc chứa đựng một lượng lớn các thông tin chi
tiết không quan trọng, hoặc có các khoản mục với các đặc điểm khác biệt đáng kể được tổng hợp
với nhau.

112. Đơn vị không cần thuyết minh thông tin theo quy định tại Chuẩn mực này nếu đơn vị đã cung
cấp thông tin đó theo quy định tại một Chuẩn mực khác.

Hợp đồng với khách hàng

113. Đơn vị phải thuyết minh tất cả các giá trị sau cho kỳ báo cáo trừ khi các giá trị này được trình bày
tách biệt trong Báo cáo thu nhập toàn diện theo quy định tại các Chuẩn mực khác:

(a) doanh thu được ghi nhận từ hợp đồng với khách hàng được thuyết minh tách biệt với
các nguồn doanh thu khác; và

(b) bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị nào đã được ghi nhận (theo quy định tại IFRS 9) của
bất kỳ khoản phải thu hoặc tài sản phát sinh từ hợp đồng nào hình thành từ các hợp
đồng với khách hàng của đơn vị. Đơn vị phải thuyết minh tách biệt thông tin này với
các khoản lỗ do suy giảm giá trị phát sinh từ các hợp đồng khác.

Phân tách thông tin về doanh thu

114. Đơn vị phải phân tách doanh thu được ghi nhận từ hợp đồng với khách hàng thành các nhóm
phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đối với bản chất, giá trị, thời gian và sự không chắc
chắn của doanh thu và các dòng tiền. Đơn vị phải áp dụng hướng dẫn được nêu tại các đoạn B87-
B89 khi lựa chọn sử dụng cách phân chia các nhóm để phân tách doanh thu.

115. Bên cạnh đó, đơn vị phải thuyết minh đầy đủ thông tin để người sử dụng báo cáo tài chính có
thể hiểu được mối liên hệ giữa thuyết minh về doanh thu được phân tách (theo quy định tại đoạn
114) và thông tin về doanh thu được thuyết minh cho mỗi bộ phận kinh doanh được báo cáo,
trong trường hợp đơn vị áp dụng IFRS 8 Bộ phận kinh doanh.

Số dư hợp đồng

116. Đơn vị phải thuyết minh tất cả các nội dung sau:

81
(a) số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản phải thu, tài sản phát sinh từ hợp đồng và
nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng hình thành từ hợp đồng với khách hàng, nếu các số
dư đó chưa được trình bày hoặc thuyết minh tách biệt;

(b) doanh thu được ghi nhận trong kỳ báo cáo được bao gồm trong số dư nợ phải trả phát
sinh từ hợp đồng tại thời điểm đầu kỳ; và

(c) doanh thu được ghi nhận trong kỳ báo cáo từ việc hoàn thành (hoặc hoàn thành một
phần) các nghĩa vụ thực hiện từ các kỳ trước (ví dụ, các thay đổi về giá giao dịch).

117. Đơn vị phải giải thích thời điểm hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện của đơn vị (xem đoạn 119(a))
liên quan tới thời điểm thanh toán thông thường (xem đoạn 119(b)) như thế nào. Đơn vị cũng
phải giải thích ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với số dư của tài sản phát sinh từ hợp đồng và số
dư của nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng. Phần giải thích của đơn vị có thể sử dụng thông tin
định tính.

118. Đơn vị phải giải thích các thay đổi đáng kể về số dư của tài sản phát sinh từ hợp đồng và số dư
của nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng trong kỳ báo cáo. Phần giải thích phải bao gồm thông tin
định tính và định lượng. Ví dụ minh họa cho các thay đổi về số dư của tài sản phát sinh từ hợp
đồng và số dư của nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng của đơn vị bao gồm bất kỳ trường hợp nào
sau đây:

(a) các thay đổi do việc hợp nhất kinh doanh;

(b) các điều chỉnh lũy kế kịp thời đối với doanh thu mà có ảnh hưởng đến tài sản phát sinh
từ hợp đồng hoặc nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng tương ứng, bao gồm các điều
chỉnh do thay đổi việc đo lường tiến độ thực hiện, thay đổi giá trị ước tính của giá giao
dịch (bao gồm bất kỳ thay đổi nào về việc đánh giá liệu giá trị ước tính của khoản thanh
toán biến đổi có bị giới hạn hay không) hoặc do sửa đổi hợp đồng;

(c) suy giảm giá trị của một tài sản phát sinh từ hợp đồng;

(d) sự thay đổi về thời hạn để quyền đối với thanh toán trở nên vô điều kiện (nghĩa là để
một tài sản phát sinh từ hợp đồng được phân loại lại là một khoản phải thu); và

(e) sự thay đổi về thời hạn hoàn thành nghĩa vụ thực hiện (nghĩa là việc ghi nhận doanh
thu hình thành từ một khoản nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng).

Nghĩa vụ thực hiện

119. Đơn vị phải thuyết minh thông tin về các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng với khách hàng, bao
gồm mô tả tất cả các thông tin sau:

(a) thời điểm đơn vị thường hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện (ví dụ, khi chuyển hàng,
khi bàn giao hàng, khi thực hiện các dịch vụ, hoặc khi hoàn thành dịch vụ), bao gồm cả

82
trường hợp khi hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện trong một thỏa thuận xuất hóa đơn
- chưa giao hàng;

(b) các điều khoản thanh toán quan trọng (ví dụ, thời điểm khoản thanh toán thường đến
hạn, liệu hợp đồng có chứa cấu phần tài chính đáng kể hay không, liệu giá trị của khoản
thanh toán có biến đổi hay không, và liệu giá trị ước tính của khoản thanh toán biến
đổi có bị giới hạn theo quy định tại các đoạn 56-58 hay không);

(c) bản chất của các hàng hóa hoặc dịch vụ mà đơn vị đã cam kết sẽ chuyển giao, nêu bật
bất kỳ nghĩa vụ thực hiện nào để sắp xếp cho một bên khác chuyển giao hàng hóa hoặc
dịch vụ (có nghĩa là đơn vị đóng vai trò đại lý);

(d) các nghĩa vụ đối với việc trả hàng, hoàn tiền và các nghĩa vụ tương tự khác; và

(e) các hình thức bảo hành và các nghĩa vụ liên quan.

Giá giao dịch được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện còn lại

120. Đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau về các nghĩa vụ thực hiện còn lại:

(a) tổng giá trị của giá giao dịch được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện chưa hoàn thành
(hoặc một phần chưa hoàn thành) tại thời điểm cuối kỳ báo cáo; và

(b) giải thích về thời điểm đơn vị dự kiến ghi nhận doanh thu đối với giá trị được thuyết
minh theo quy định tại đoạn 120(a), mà đơn vị phải thuyết minh bằng một trong hai
cách thức sau:

(i) trên cơ sở định lượng, đưa ra khoảng thời gia phù hợp nhất đối với thời hạn còn
lại của các nghĩa vụ thực hiện; hoặc

(ii) bằng cách sử dụng thông tin định tính.

121. Trong thực tiễn áp dụng, đơn vị không cần thuyết minh các thông tin được nêu tại đoạn 120 cho
một nghĩa vụ thực hiện nếu một trong hai điều kiện sau được thỏa mãn:

(a) nghĩa vụ thực hiện đó là một phần của một hợp đồng có thời hạn dự kiến ban đầu là
một năm hoặc ngắn hơn; hoặc

(b) đơn vị ghi nhận doanh thu từ việc hoàn thành nghĩa vụ thực hiện theo quy định tại
đoạn B16.

122. Đơn vị phải giải thích bằng cách sử dụng thông tin định tính liệu trong thực tiễn áp dụng đơn vị
có tuân thủ quy định tại đoạn 121 hay không, và liệu có bất kỳ khoản thanh toán từ các hợp đồng
với khách hàng không được bao gồm trong giá giao dịch, và do đó, không được bao gồm trong
thông tin được thuyết minh theo quy định tại đoạn 120 hay không. Ví dụ, một ước tính của giá

83
giao dịch sẽ không bao gồm bất kỳ giá trị ước tính bị giới hạn của khoản thanh toán biến đổi (xem
các đoạn 56-58).

Xét đoán quan trọng khi áp dụng Chuẩn mực này

123. Đơn vị phải thuyết minh các xét đoán, và những thay đổi trong các xét đoán đó được đưa ra khi
áp dụng Chuẩn mực này mà có ảnh hưởng đáng kể tới việc xác định giá trị và thời gian của doanh
thu hình thành từ các hợp đồng với khách hàng. Đặc biệt, đơn vị phải giải thích các xét đoán và
các thay đổi trong các xét đoán đó được sử dụng để xác định cả hai yếu tố sau:

(a) thời điểm hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện (xem các đoạn 124-125); và

(b) giá giao dịch và các giá trị được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện (xem đoạn 126).

Xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ thực hiện

124. Đối với các nghĩa vụ thực hiện mà đơn vị hoàn thành trong một khoảng thời gian, đơn vị
phải thuyết minh cả hai nội dung sau:

(a) các phương pháp được sử dụng để ghi nhận doanh thu (ví dụ, mô tả các phương pháp đầu
ra hoặc các phương pháp đầu vào được sử dụng và cách thức áp dụng các phương pháp
đó); và

(b) giải thích tại sao các phương pháp được sử dụng phản ánh trung thực việc chuyển giao
hàng hóa hoặc dịch vụ.

125. Đối với các nghĩa vụ thực hiện hoàn thành tại một thời điểm, đơn vị phải thuyết minh các xét
đoán quan trọng được đưa ra khi đánh giá thời điểm khách hàng có được quyền kiểm soát các
hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết.

Xác định giá giao dịch và các giá trị được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện

126. Đơn vị phải thuyết minh thông tin về các phương pháp, các yếu tố đầu vào, và các giả định được
sử dụng cho tất cả các nội dung sau:

(a) việc xác định giá giao dịch, bao gồm nhưng không giới hạn đến việc ước tính khoản
thanh toán biến đổi, việc điều chỉnh khoản thanh toán do ảnh hưởng của giá trị thời
gian của tiền tệ và việc đo lường khoản thanh toán phi tiền tệ;

(b) việc đánh giá liệu giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi có bị giới hạn hay không;

(c) việc phân bổ giá giao dịch, bao gồm việc ước tính giá bán riêng lẻ của các hàng hóa hoặc
dịch vụ đã cam kết, và việc phân bổ chiết khấu và khoản thanh toán biến đổi cho một
phần cụ thể của hợp đồng (nếu có thể áp dụng); và

(d) việc đo lường các nghĩa vụ đối với việc trả lại hàng, hoàn tiền và các nghĩa vụ tương tự
khác.
84
Tài sản được ghi nhận từ chi phí để có được hoặc hoàn thành hợp đồng với khách hàng

127. Đơn vị phải mô tả cả hai nội dung sau:

(a) các xét đoán đưa ra khi xác định giá trị của các chi phí phát sinh để có được hoặc hoàn
thành hợp đồng với khách hàng (theo quy định tại đoạn 91 hoặc 95); và

(b) phương pháp mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị phân bổ cho mỗi kỳ báo cáo.

128. Đơn vị phải thuyết minh tất cả các nội dung sau:

(a) các số dư cuối kỳ của tài sản được ghi nhận từ chi phí phát sinh để có được hoặc hoàn
thành hợp đồng với khách hàng (theo quy định tại đoạn 91 hoặc 95), theo nhóm tài sản
chính (ví dụ, các chi phí để có được hợp đồng với khách hàng, chi phí giai đoạn tiền hợp
đồng và chi phí tạo lập hợp đồng) và

(b) giá trị phân bổ và bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị nào được ghi nhận trong kỳ báo
cáo.

Thực tiễn áp dụng

129. Nếu đơn vị lựa chọn áp dụng một trong hai giải pháp thực tiễn, hoặc được nêu tại đoạn 63 (về
sự tồn tại của một cấu phần tài chính đáng kể), hoặc tại đoạn 94 (về chi phí tăng thêm để có được
hợp đồng), thì đơn vị phải thuyết minh về lựa chọn đó.

85
Phụ lục

Phụ lục A
Định nghĩa các thuật ngữ

Một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo nên quyền và nghĩa vụ có
Hợp đồng
hiệu lực thi hành

Quyền của đơn vị được hưởng khoản thanh toán từ việc chuyển giao
hàng hóa hoặc dịch vụ cho khác hàng khi quyền đó phụ thuộc vào các
Tài sản phát sinh từ hợp đồng
điều kiện không phải yếu tố thời gian (ví dụ, kết quả thực hiện trong
tương lai của đơn vị)

Nghĩa vụ của đơn vị phải chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách
Nợ phải trả phát sinh từ hợp
hàng mà đơn vị đã nhận được khoản thanh toán (hoặc khi khoản thanh
đồng
toán đến hạn) từ khách hàng đó

Bên đã ký kết hợp đồng với đơn vị để được có được hàng hóa hoặc dịch
Khách hàng vụ là đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường đổi lại
bằng một khoản thanh toán

Sự gia tăng của các lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới dạng các dòng
tiền vào hoặc sự gia tăng giá trị tài sản, hoặc giảm nợ phải trả, làm cho
Thu nhập
vốn chủ sở hữu tăng lên, mà không phải là các khoản đóng góp của các
chủ sở hữu

Một cam kết trong hợp đồng để chuyển giao cho khách hàng một trong
hai yếu tố:

Nghĩa vụ thực hiện (a) một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc gói hàng hóa hoặc dịch vụ) tách
biệt; hoặc
(b) một nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt mà về cơ bản giống
nhau và có cùng cách thức chuyển giao cho khách hàng

Thu nhập phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thường
Doanh thu
của đơn vị

Giá bán riêng lẻ (của hàng hóa Giá mà đơn vị bán một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết một cách tách
hoặc dịch vụ) biệt cho khách hàng

Giá trị khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông
Giá giao dịch (cho hợp đồng với
qua việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng,
khách hàng)
không bao gồm các khoản thu hộ cho các bên thứ ba

86
Phụ lục B
Hướng dẫn áp dụng

Phụ lục này là một phần không tách rời của Chuẩn mực này. Phụ lục này mô tả việc áp dụng các đoạn 1-
129 và có hiệu lực như các phần khác của Chuẩn mực.

B1 Phần hướng dẫn áp dụng này được chia thành các nhóm sau đây:

a) các nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian (các đoạn B2-B13);

b) các phương pháp đo lường tiến độ thực hiện trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ thực
hiện (các đoạn B14-B19);

c) bán hàng có quyền trả lại (các đoạn B20-B27);

d) bảo hành (các đoạn B28-B33);

e) khoản thanh toán của chủ thể và đại lý (các đoạn B34-B38);

f) quyền chọn nhận hàng hóa hoặc dịch vụ tăng thêm của khách hàng (các đoạn B39-B43);

g) các quyền không được thực hiện của khách hàng (các đoạn B44-B47);

h) các khoản phí trả trước không hoàn lại (và một số chi phí liên quan) (các đoạn B48-B51);

i) cấp phép (các đoạn B52-B63);

j) thỏa thuận mua lại (các đoạn B64-B76);

k) thỏa thuận ký gửi (các đoạn B77-B78);

l) thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng (các đoạn B79-B82);

m) việc chấp nhận của khách hàng (các đoạn B83-B86); và

n) thuyết minh doanh thu được phân tách (các đoạn B87-B89)

Các nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian

B2 Theo đoạn 35, một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian nếu một trong
các tiêu chí sau được thỏa mãn:

(a) khách hàng đồng thời tiếp nhận và sử dụng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị (xem
các đoạn B3-B4);

(b) việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị tạo ra hoặc làm gia tăng giá trị một tài sản (ví dụ, sản phẩm
dở dang) mà khách hàng kiểm soát trong quá trình tài sản đó được tạo ra hoặc được gia tăng
giá trị (xem đoạn B5); hoặc

87
(c) Việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị không tạo ra một tài sản có mục đích sử dụng khác đối với
đơn vị (xem các đoạn B6-B8) và đơn vị có quyền yêu cầu thanh toán có giá trị pháp lý cho
phần công việc đã hoàn thành tới thời điểm hiện tại (Xem các đoạn B9-B13).

Đồng thời tiếp nhận và sử dụng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị (đoạn 35(a))

B3 Đối với một số loại nghĩa vụ thực hiện, việc đánh giá liệu khách hàng có tiếp nhận lợi ích tạo ra từ
việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị và đồng thời sử dụng lợi ích đó khi tiếp nhận là việc rất rõ ràng.
Các ví dụ bao gồm các dịch vụ định kỳ hoặc lặp lại (như dịch vụ vệ sinh) mà trong đó việc khách
hàng tiếp nhận và đồng thời sử dụng các lợi ích tạo ra từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị có thể
xác định được ngay.

B4 Đối với một số loại nghĩa vụ thực hiện khác, đơn vị có thể không xác định được liệu khách hàng có
đồng thời tiếp nhận và sử dụng các lợi ích tạo ra từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị khi đơn vị
thực hiện nghĩa vụ hay không. Trong các trường hợp đó, một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành
trong một khoảng thời gian nếu đơn vị xác định rằng một đơn vị khác sẽ không cần thực hiện lại
phần lớn công việc mà đơn vị đã hoàn thành tới thời điểm hiện tại nếu đơn vị khác đó phải hoàn
thành nghĩa vụ thực hiện còn lại cho khách hàng. Khi xác định liệu đơn vị khác sẽ không cần thực
hiện lại phần lớn công việc mà đơn vị đã hoàn thành tới thời điểm hiện tại hay không, đơn vị phải
sử dụng cả hai giả định sau đây:

(a) bỏ qua các hạn chế tiềm tàng theo hợp đồng hoặc trong thực tế mà nếu tính đến các hạn
chế này sẽ ngăn cản đơn vị chuyển giao nghĩa vụ thực hiện còn lại cho một đơn vị khác; và

(b) giả định rằng một đơn vị khác hoàn thành phần còn lại của nghĩa vụ thực hiện sẽ không có
được lợi ích từ bất kỳ tài sản nào hiện đang được kiểm soát bởi đơn vị và tài sản đó sẽ vẫn
thuộc sự kiểm soát của đơn vị nếu nghĩa vụ thực hiện được chuyển giao cho một đơn vị
khác.

Khách hàng kiểm soát tài sản trong quá trình tài sản được tạo ra hoặc được gia tăng giá trị (đoạn 35(b))

B5 Khi xác định liệu khách hàng có kiểm soát tài sản trong quá trình tài sản được tạo ra hoặc được gia
tăng giá trị được quy định tại đoạn 35(b) hay không, đơn vị phải áp dụng các quy định về kiểm soát
được quy định tại các đoạn 31-34 và 38. Tài sản đang được tạo ra hoặc được gia tăng giá trị (ví dụ,
tài sản dở dang) có thể là tài sản hữu hình hoặc vô hình.

Việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị không tạo ra một tài sản có mục đích sử dụng khác (đoạn 35(c))

B6 Khi đánh giá liệu một tài sản có mục đích sử dụng khác đối với đơn vị theo quy định tại đoạn 36
hay không, đơn vị phải xem xét ảnh hưởng của các hạn chế theo hợp đồng và các hạn chế trong
thực tế về khả năng đơn vị có thể ngay lập tức quyết định sử dụng tài sản đó cho mục đích sử dụng
khác, ví dụ như, bán tài sản đó cho một khách hàng khác. Khả năng hợp đồng với khách hàng bị

88
chấm dứt không phải là một yếu tố cần xem xét khi đánh giá liệu đơn vị có thể ngay lập tức quyết
định sử dụng tài sản cho mục đích khác hay không.

B7 Một hạn chế theo hợp đồng về khả năng đơn vị quyết định sử dụng tài sản cho mục đích khác phải
đủ mạnh để một tài sản không có mục đích sử dụng khác cho đơn vị. Hạn chế theo hợp đồng được
coi là đủ mạnh nếu khách hàng có thể sử dụng quyền của mình đối với tài sản đã được cam kết
trong trường hợp đơn vị tìm cách sử dụng tài sản đó cho mục đích khác. Ngược lại, một hạn chế
theo hợp đồng không được coi là đủ mạnh nếu, ví dụ, một tài sản có thể được hoán đổi dễ dàng
với các tài sản khác mà đơn vị có thể chuyển giao cho một khách hàng khác mà không vi phạm hợp
đồng, và không làm phát sinh chi phí đáng kể mà lẽ ra đã không phát sinh cho hợp đồng đó.

B8 Một hạn chế trong thực tế về khả năng đơn vị quyết định việc sử dụng tài sản cho mục đích khác
tồn tại nếu đơn vị phải chịu các khoản thiệt hại kinh tế đáng kể khi sử dụng tài sản cho mục đích
khác. Một khoản thiệt hại kinh tế đáng kể có thể phát sinh do đơn vị phải chịu chi phí đáng kể để
làm lại tài sản, hoặc do đơn vị chỉ có thể bán tài sản với một khoản lỗ đáng kể. Ví dụ, đơn vị có thể
bị hạn chế trong thực tế về việc sử dụng tài sản hoặc có thiết kế đặc thù dành riêng cho một khách
hàng, hoặc là được đặt ở các vùng hẻo lánh.

Quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại (đoạn 35(c))

B9 Theo quy định tại đoạn 37, đơn vị có quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn
thành đến thời điểm hiện tại nếu đơn vị có quyền thụ hưởng một khoản thanh toán ít nhất đủ
bù đắp cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại trong trường hợp khách hàng
hoặc một bên khác chấm dứt hợp đồng vì các lý do ngoài lý do đơn vị không thực hiện theo đúng
cam kết. Một khoản thanh toán đủ bù đắp cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện
tại là một khoản xấp xỉ với giá bán của hàng hóa hoặc dịch vụ đã được chuyển giao đến thời điểm
hiện tại (ví dụ, khoản thu hồi các chi phí phát sinh bởi đơn vị trong việc hoàn thành nghĩa vụ thực
hiện, cộng với một mức lợi nhuận biên hợp lý) chứ không phải chỉ là khoản bù đắp cho khoản
tổn thất lợi nhuận có thể có của đơn vị nếu hợp đồng bị chấm dứt. Phần bù đắp cho khoản lợi
nhuận biên hợp lý không nhất thiết phải bằng mức lợi nhuận biên dự kiến trong trường hợp hợp
đồng được hoàn thành theo cam kết, nhưng đơn vị phải có quyền thụ hưởng đối với khoản bù
đắp theo một trong hai giá trị sau:

(a) Một phần của lợi nhuận biên dự kiến theo hợp đồng mà phần lợi nhuận đó phản ánh một
cách hợp lý mức độ thực hiện nghĩa vụ của đơn vị theo hợp đồng trước khi hợp đồng bị chấm
dứt bởi khách hàng (hoặc một bên thứ ba khác); hoặc

(b) khoản lợi nhuận hợp lý trên chi phí vốn của đơn vị đối với các hợp đồng tương tự (hoặc lợi
nhuận biên hoạt động thường có đối với các hợp đồng tương tự) nếu lợi nhuận biên cụ thể của
hợp đồng cao hơn khoản lợi nhuận mà đơn vị thường tạo ra từ các hợp đồng tương tự.

89
B10 Quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại không nhất
thiết là một quyền yêu cầu được thanh toán vô điều kiện tại thời điểm hiện tại. Trong nhiều
trường hợp, đơn vị chỉ có quyền yêu cầu thanh toán vô điều kiện khi đạt một mốc tiến độ thỏa
thuận trước hoặc khi hoàn tất nghĩa vụ thực hiện. Khi đánh giá liệu đơn vị có quyền yêu cầu
thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại hay không, đơn vị phải xem
xét liệu đơn vị có quyền hợp pháp được đòi hỏi hoặc giữ lại khoản thanh toán cho phần công
việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại không nếu hợp đồng bị chấm dứt trước khi hoàn thành
vì các lý do ngoài lý do đơn vị không thực hiện theo đúng cam kết.

B11 Trong một số hợp đồng, khách hàng chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng tại các thời điểm được quy
định trước trong thời hạn của hợp đồng, hoặc khách hàng có thể không có quyền chấm dứt hợp
đồng. Nếu khách hàng chấm dứt hợp đồng khi không có quyền chấm dứt hợp đồng tại thời điểm
đó (bao gồm cả khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết), hợp đồng
(hoặc các quy định pháp luật khác) có thể trao cho đơn vị quyền tiếp tục chuyển giao cho khách
hàng các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng và yêu cầu khách hàng thực hiện
khoản thanh toán đã cam kết thông qua việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Trong những
trường hợp như vậy, đơn vị có quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến
thời điểm hiện tại vì đơn vị có quyền tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và
quyền yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ của họ (bao gồm cả việc thực hiện khoản thanh
toán đã cam kết).

B12 Khi đánh giá sự tồn tại và khả năng thực hiện quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã
hoàn thành, đơn vị phải xem xét các điều khoản của hợp đồng cũng như bất kỳ quy định pháp
luật hay án lệ nào có thể bổ sung cho, hoặc thay thế cho các điều khoản của hợp đồng. Việc này
bao gồm đánh giá liệu:

(a) Quy định pháp luật, thông lệ hành chính hoặc án lệ trao cho đơn vị quyền yêu cầu thanh
toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại mặc dù quyền đó không
được quy định cụ thể trong hợp đồng với khách hàng;

(b) Án lệ liên quan chỉ ra rằng trong các hợp đồng tương tự, các quyền yêu cầu thanh toán
tương tự cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại không có hiệu lực pháp
lý bắt buộc; hoặ

(c) Thông lệ kinh doanh của đơn vị là lựa chọn không sử dụng quyền yêu cầu thanh toán khiến
cho quyền đó trở nên không có hiệu lực thi hành trong môi trường pháp lý đó. Tuy nhiên,
cho dù đơn vị có chọn từ bỏ không sử dụng quyền yêu cầu thanh toán trong các hợp đồng
tương tự, đơn vị vẫn tiếp tục có quyền yêu cầu thanh toán cho đến thời điểm hiện tại nếu,
trong hợp đồng với khách hàng, quyền yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn
thành đến thời điểm hiện tại của đơn vị vẫn có hiệu lực thi hành.

90
B13 Tiến độ thanh toán quy định trong hợp đồng không nhất thiết thể hiện liệu đơn vị có quyền
hợp pháp yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại hay
không. Mặc dù tiến độ thanh toán trong hợp đồng quy định cụ thể thời gian và giá trị của khoản
thanh toán mà khách hàng phải trả, tiến độ thanh toán không nhất thiết là bằng chứng về quyền
yêu cầu thanh toán cho phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại của đơn vị. Ví dụ,
điều này bởi vì hợp đồng có thể quy định rằng khoản thanh toán nhận được từ khách hàng có
thể phải hoàn lại vì các lý do ngoài lý do đơn vị không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp
đồng.

Các phương pháp đo lường tiến độ thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ thực hiện

B14 Các phương pháp có thể sử dụng để đo lường tiến độ thực hiện của đơn vị để hoàn tất nghĩa
vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian theo quy định tại các đoạn 35-37
bao gồm các phương pháp sau:

(a) Các phương pháp đầu ra (xem các đoạn B15-B17); và

(b) Các phương pháp đầu vào (xem các đoạn B18-19).

Các phương pháp đầu ra

B15 Các phương pháp đầu ra ghi nhận doanh thu trên cơ sở đo lường trực tiếp giá trị đối với khách
hàng của hàng hóa hoặc dịch vụ đã chuyển giao đến thời điểm hiện tại so với giá trị hàng hóa
hoặc dịch vụ cam kết còn lại theo hợp đồng. Các phương pháp đầu ra bao gồm các phương
pháp như khảo sát phần công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại, đánh giá kết quả đạt
được, các mốc hoàn thành đã đạt được, thời gian trôi qua và số lượng sản phẩm đã sản xuất
hoặc số lượng sản phẩm đã chuyển giao. Khi đơn vị đánh giá liệu có áp dụng phương pháp đầu
ra để đo lường tiến độ thực hiện hay không, đơn vị phải xem xét liệu yếu tố đầu ra được lựa
chọn có phản ánh trung thực phần công việc đã thực hiện của đơn vị để hoàn tất các nghĩa vụ
thực hiện hay không. Một phương pháp đầu ra sẽ không phản ánh trung thực phần công việc
đã thực hiện của đơn vị nếu yếu tố đầu ra được lựa chọn không thể đo lường một số hàng hóa
hoặc dịch vụ mà quyền kiểm soát đã được chuyển giao cho khách hàng. Ví dụ, các phương pháp
đầu ra dựa trên số lượng sản phẩm đã sản xuất hoặc số lượng sản phẩm đã chuyển giao sẽ
không phản ánh trung thực phần công việc đã thực hiện của đơn vị để hoàn thành nghĩa vụ
thực hiện nếu, tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo, phần công việc đã thực hiện của đơn vị đã tạo
ra tài sản dở dang hoặc thành phẩm do khách hàng kiểm soát, nhưng đầu ra này không được
tính khi sử dụng các phương pháp đầu ra nói trên.

B16 Trong thực tiễn áp dụng, nếu đơn vị có quyền nhận được khoản thanh toán từ khách hàng với
giá trị tương ứng trực tiếp với giá trị đối với khách hàng của phần công việc mà đơn vị đã hoàn
thành đến thời điểm hiện tại (ví dụ, một hợp đồng dịch vụ, trong đó đơn vị phát hành hóa đơn

91
với một giá xác định cho mỗi giờ dịch vụ đã được thực hiện), đơn vị có thể ghi nhận doanh thu
theo giá trị mà đơn vị có quyền phát hành hóa đơn.

B17 Một bất cập của các phương pháp đầu ra là các yếu tố đầu ra được sử dụng để đo lường tiến
độ thực hiện có thể không trực tiếp quan sát được và thông tin cần có để áp dụng các phương
pháp đó không thể có được với chi phí hợp lý. Do đó, phương pháp đầu vào có thể là cần thiết.

Các phương pháp đầu vào

B18 Các phương pháp đầu vào ghi nhận doanh thu trên cơ sở nỗ lực hoặc yếu tố đầu vào của đơn
vị để hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện (ví dụ, nguồn lực đã sử dụng, giờ lao động đã sử dụng,
chi phí đã phát sinh, thời gian đã trôi qua hoặc giờ chạy máy đã sử dụng) so với tổng số yếu tố
đầu vào dự kiến để hoàn thành nghĩa vụ thực hiện đó. Nếu nỗ lực hoặc yếu tố đầu vào của đơn
vị được sử dụng đều đặn trong suốt thời gian thực hiện, thìs việc đơn vị ghi nhận doanh thu
theo phương pháp đường thẳng có thể là phù hợp.

B19 Một khiếm khuyết của các phương pháp đầu vào là có thể không có mối quan hệ trực tiếp giữa
yếu tố đầu vào của đơn vị và việc chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách
hàng. Do đó, đơn vị phải loại trừ khỏi phương pháp đầu vào những ảnh hưởng của bất kỳ yếu
tố đầu vào nào mà không phản ánh phần công việc đã thực hiện của đơn vị trong việc chuyển
giao quyền kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng, phù hợp với mục đích của việc đo
lường tiến độ thực hiện được quy định tại đoạn 39. Ví dụ, khi sử dụng phương pháp đầu vào
dựa vào chi phí, có thể cần điều chỉnh việc đo lường tiến độ thực hiện trong các trường hợp
sau:

(a) Khi một chi phí đã phát sinh không đóng góp vào tiến độ thực hiện để hoàn thành nghĩa
vụ thực hiện của đơn vị. Ví dụ, đơn vị không ghi nhận doanh thu trên cơ sở các chi phí đã
phát sinh mà các chi phí này góp phần vào sự kém hiệu quả đáng kể trong phần công việc
đã thực hiện của đơn vị mà không được phản ánh vào giá của hợp đồng (ví dụ: các chi phí
ngoài dự kiến do lãng phí về nguyên vật liệu, lao động hoặc các nguồn lực khác phát sinh
trong quá hoàn thành nghĩa vụ thực hiện).

(b) Trong trường hợp một chi phí đã phát sinh không tương ứng với tiến độ thực hiện để hoàn
thành nghĩa vụ thực hiện của đơn vị, cách tốt nhất đo lường phần công việc đã hoàn thành
của đơn vị có thể là điều chỉnh phương pháp đầu vào để ghi nhận doanh thu chỉ trong
phạm vi chi phí đã phát sinh. Ví dụ, một cách đo lường trung thực phần công việc đã hoàn
thành của đơn vị có thể là ghi nhận doanh thu theo giá trị bằng với giá vốn của hàng hóa
được sử dụng để hoàn thành nghĩa vụ thực hiện nếu đơn vị dự kiến tại thời điểm bắt đầu
hợp đồng rằng tất cả các điều kiện sau được thỏa mãn:

(i) hàng hóa là không tách biệt;

92
(ii) khách hàng được dự kiến có quyền kiểm soát hàng hóa một cách đáng kể trước khi
nhận các dịch vụ liên quan đến hàng hóa đó;

(iii) Giá vốn của hàng hóa được chuyển giao là đáng kể so với tổng chi phí dự kiến để
hoàn tất nghĩa vụ thực hiện; và

(iv) đơn vị mua hàng hóa từ một bên thứ ba và không tham gia đáng kể vào việc thiết
kế và sản xuất hàng hóa (nhưng đơn vị đóng vai trò như một chủ thể theo quy định
tại các đoạn B34-B38).

Bán hàng có quyền trả lại

B20 Trong một số hợp đồng, đơn vị chuyển giao quyền kiểm soát sản phẩm cho khách hàng, và
đồng thời cấp cho khách hàng quyền trả lại sản phẩm với nhiều lý do khác nhau (như không
hài lòng với sản phẩm) và nhận lại bất kỳ một kết hợp nào giữa các yếu tố sau:

(a) hoàn lại một phần hoặc toàn bộ khoản thanh toán đã thực hiện;

(b) một số dư tiền trong tài khoản mà khách hàng có thể sử dụng để cấn trừ với số tiền nợ
đơn vị ở hiện tại hoặc trong tương lai; và

(c) đổi lấy một sản phẩm khác.

B21 Để kế toán việc chuyển giao sản phẩm có quyền trả lại (và một số dịch vụ cung cấp mà khách
hàng có thể được hoàn tiền) đơn vị phải ghi nhận tất cả:

(a) Doanh thu đối với sản phẩm đã chuyển giao theo giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị
dự kiến có quyền thụ hưởng (do đó, doanh thu sẽ không được ghi nhận cho những sản
phẩm dự kiến bị trả lại);

(b) Nghĩa vụ hoàn tiền; và

(c) Một tài sản (và điều chỉnh tương ứng đối với giá vốn hàng bán) cho quyền thu hồi sản phẩm
từ khách hàng khi thanh toán nghĩa vụ hoàn tiền.

B22 Cam kết của đơn vị sẵn sàng chấp nhận một sản phẩm trả lại trong thời hạn trả lại không được
kế toán như một nghĩa vụ thực hiện, bên cạnh đó đơn vị phải ghi nhận nghĩa vụ hoàn lại tiền.

B23 Đơn vị phải áp dụng các quy định tại các đoạn 47-72 (bao gồm các quy định về việc giới hạn giá
trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi tại các đoạn 56-58) để xác định giá trị của khoản
thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng (nghĩa là không tính các sản phẩm dự kiến
sẽ được trả lại). Đối với bất kỳ giá trị nào đã nhận được (hoặc sẽ nhận được) mà đơn vị không
dự kiến có quyền thụ hưởng, đơn vị không được ghi nhận doanh thu khi đơn vị chuyển giao sản
phẩm cho khách hàng mà phải ghi nhận giá trị đã nhận được (hoặc sẽ nhận được) là nghĩa vụ
hoàn tiền. Sau đó, tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, đơn vị phải cập nhật kết quả đánh giá của mình

93
về giá trị mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc trao đổi sản phẩm và thực hiện
thay đổi tương ứng đối với giá giao dịch và, do đó, thay đổi giá trị doanh thu đã ghi nhận.

B24 Đơn vị phải cập nhật việc đo lường nghĩa vụ hoàn tiền tại thời điểm kết thúc mỗi kỳ báo cáo do
những thay đổi trong kì vọng về giá trị phải hoàn lại. Đơn vị phải ghi nhận các khoản điều chỉnh
tương ứng đối với doanh thu (hoặc các khoản giảm trừ doanh thu).

B25 Một tài sản được ghi nhận cho quyền thu hồi sản phẩm từ khách hàng khi thanh toán nghĩa vụ
hoàn tiền phải được đo lường giá trị ban đầu bằng cách tham chiếu đến giá trị ghi sổ trước đó
của sản phẩm (ví dụ như hàng tồn kho) trừ đi các chi phí dự kiến để thu hồi các sản phẩm đó
(bao gồm các khoản giảm giá trị tiềm tàng đối với đơn vị của các hàng hóa bị trả lại). Tại thời
điểm kết thúc mỗi kỳ báo cáo, đơn vị phải cập nhật việc đo lường tài sản phát sinh từ những
thay đổi trong kì vọng về sản phẩm bị trả lại. Đơn vị phải trình bày tài sản này riêng biệt với
nghĩa vụ hoàn tiền.

B26 Việc khách hàng đổi một sản phẩm này lấy một sản phẩm khác cùng loại, cùng chất lượng, tình
trạng và giá (ví dụ, đổi lấy một sản phẩm có màu sắc hoặc kích cỡ khác) không được coi là trả
lại hàng hóa cho mục đích áp dụng Chuẩn mực này.

B27 Các hợp đồng mà khách hàng có thể trả lại một sản phẩm lỗi để đối lấy sản phẩm hoạt động
tốt phải được xem xét phù hợp với hướng dẫn về bảo hành theo quy định tại các đoạn B28-
B33.

Bảo hành

B28 Đơn vị thường cung cấp (theo quy định của hợp đồng, quy định pháp luật hoặc thông lệ kinh
doanh của đơn vị) nghĩa vụ bảo hành liên quan đến việc bán sản phẩm (có thể là hàng hóa hoặc
dịch vụ). Bản chất của trách nhiệm bảo hành có thể thay đổi đáng kể giữa các ngành nghề kinh
doanh và các hợp đồng. Một số trách nhiệm bảo hành cung cấp cho khách hàng sự đảm bảo rằng
sản phẩm liên quan sẽ hoạt động tốt theo dự kiến của các bên vì sản phẩm tuân thủ quy cách
phẩm chất đã thỏa thuận trước. Một số trách nhiệm bảo hành khác cung cấp thêm dịch vụ cho
khách hàng ngoài sự đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước.

B29 Nếu khách hàng có quyền chọn mua quyền bảo hành tách biệt với sản phẩm (ví dụ, bởi vì quyền
bảo hành được tính giá hoặc thương lượng riêng), thì nghĩa vụ bảo hành là một dịch vụ tách biệt
vì đơn vị cam kết cung cấp dịch vụ này cho khách hàng bên cạnh việc cung cấp sản phẩm có chức
năng đã được quy định trong hợp đồng. Trong những trường hợp này, đơn vị phải kế toán nghĩa
vụ bảo hành đã cam kết như một nghĩa vụ thực hiện theo quy định tại các đoạn 22-30 và phân
bổ một phần giá giao dịch cho nghĩa vụ thực hiện đó theo quy định tại các đoạn 73-86.

B30 Nếu khách hàng không có quyền chọn mua quyền bảo hành tách biệt với sản phẩm, thì đơn vị
phải kế toán nghĩa vụ bảo hành theo quy định tại chuẩn mực IAS 37 Các khoản dự phòng, tài sản

94
và nợ tiềm tàng trừ khi nghĩa vụ bảo hành đã cam kết hoặc một phần của nghĩa vụ bảo hành đã
cam kết, cung cấp thêm cho khách hàng một dịch vụ ngoài sự đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ
quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước.

B31 Khi đánh giá liệu một quyền bảo hành có cung cấp thêm cho khách hàng một dịch vụ ngoài sự
đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước hay không, đơn vị
phải xem xét các yếu tố như:

(a) Luật pháp có quy định phải bảo hành hay không – nếu luật pháp quy định đơn vị phải cung
cấp nghĩa vụ bảo hành, thì sự tồn tại của luật đó chỉ ra rằng nghĩa vụ bảo hành đã cam kết,
không phải là một nghĩa vụ thực hiện vì các quy định đó thường tồn tại để bảo vệ khách
hàng khỏi rủi ro mua phải sản phẩm lỗi.

(b) Thời hạn bảo hành – thời hạn bảo hành càng lâu càng có nhiều khả năng là nghĩa vụ bảo
hành đã cam kết là một nghĩa vụ thực hiện vì càng có nhiều khả năng là đơn vị cung cấp
thêm một dịch vụ ngoài sự đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ quy cách phẩm chất đã thỏa
thuận trước.

(c) Bản chất công việc mà đơn vị cam kết thực hiện – nếu đơn vị cần phải thực hiện các công
việc cụ thể để cung cấp sự đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ quy cách phẩm chất đã thỏa
thuận trước (ví dụ, cung cấp dịch vụ vận chuyển trả lại sản phẩm lỗi), thì các công việc này
thường không làm phát sinh một nghĩa vụ thực hiện.

B32 Nếu trách nhiệm bảo hành hoặc một phần của nghĩa vụ bảo hành, cung cấp thêm một dịch vụ
cho khách hàng ngoài sự đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ quy cách phẩm chất đã thỏa thuận
trước, thì dịch vụ đã cam kết là một nghĩa vụ thực hiện. Do đó, đơn vị phải phân bổ giá giao dịch
cho sản phẩm và dịch vụ đó. Nếu đơn vị cam kết cung cấp cả nghĩa vụ bảo hành loại đảm bảo và
nghĩa vụ bảo hành loại dịch vụ nhưng không thể kế toán riêng biệt các hình thức bảo hành đó
một cách hợp lý thì đơn vị phải kế toán cả hai hình thức bảo hành đó cùng nhau như một nghĩa
vụ thực hiện duy nhất.

B33 Trong trường hợp pháp luật quy định đơn vị phải thanh toán khoản bồi thường nếu sản phẩm
của đơn vị gây ảnh hưởng xấu hoặc gây thiệt hại thì trách nhiệm đó không làm phát sinh một
nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ, một đơn vị sản xuất có thể bán sản phẩm tại một quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ mà ở đó luật pháp quy định họ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào (chẳng hạn,
thiệt hại đối với tài sản cá nhân) phát sinh do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm cho mục đích
sử dụng dự kiến. Tương tự, cam kết của đơn vị bồi thường cho khách hàng với những nghĩa vụ
và thiệt hại phát sinh từ những khiếu nại về bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu hoặc vi phạm
khác gây ra bởi sản phẩm của đơn vị thì cam kết đó không làm phát sinh một nghĩa vụ thực hiện.
Đơn vị phải kế toán các nghĩa vụ đó theo quy định của chuẩn mực IAS 37.

95
Khoản thanh toán của chủ thể và đại lý

B34 Khi có một đơn vị khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng, đơn
vị phải xác định liệu bản chất cam kết của đơn vị có phải là một nghĩa vụ thực hiện cung cấp các
hàng hóa hoặc dịch vụ đã quy định (nghĩa là đơn vị là chủ thể) hay đơn vị sắp xếp để đơn vị khác
đó cung cấp các hàng hóa hoặc dịch này (nghĩa là đơn vị là đại lý). Một đơn vị phải xác định liệu
mình là chủ thể hay đại lý đối với từng hàng hóa hoặc dịch vụ quy định theo cam kết với khách
hàng. Một hàng hóa hoặc dịch vụ quy định là một hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt (hoặc một gói
các hàng hóa, dịch vụ tách biệt) để cung cấp cho khách hàng (theo quy định tại đoạn 27-30). Nếu
một hợp đồng với một khách hàng bao gồm nhiều hơn một hàng hóa hoặc dịch vụ quy định thì
một đơn vị có thể là chủ thể đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ quy định, vừa là đại lý đối với
các hàng hóa hoặc dịch vụ quy định khác.

B34A Để xác định bản chất cam kết của đơn vị (như mô tả tại đoạn B34), đơn vị phải:

(a) Xác định các hàng hóa hoặc dịch vụ quy định để cung cấp cho khách hàng (Ví dụ, hàng hóa
hoặc dịch vụ có phải là quyền đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp bởi một đơn vị
khác (xem đoạn 26); và

(b) Đánh giá liệu đơn vị có kiểm soát (như quy định tại đoạn 33) từng hàng hóa hoặc dịch vụ
quy định trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ đó được chuyển giao cho khách hàng hay không.

B35 Một đơn vị là một chủ thể nếu đơn vị kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ quy định trước khi đơn vị
chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng. Tuy nhiên, một đơn vị không nhất thiết
phải kiểm soát một hàng hóa quy định nếu đơn vị có quyền sở về mặt pháp lý đối với hàng hóa
đó chỉ trong một khoảng thời gian ngắn trước khi quyền sở hữu về mặt pháp lý được chuyển giao
cho khách hàng. Một đơn vị là chủ thể trong một hợp đồng có thể tự hoàn thành nghĩa vụ thực
hiện cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ quy định, hoặc đưa một bên khác (ví dụ, nhà thầu phụ) thay
mặt cho đơn vị thực hiện một số phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực hiện.

B35A Khi có một đơn vị khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng, một
đơn vị là một chủ thể nếu có quyền kiểm soát bất kì yếu tố nào trong các yếu tố sau:

a) Một hàng hóa hoặc tài sản khác từ bên khác mà sau đó sẽ được chuyển giao cho khách
hàng

b) Quyền đối với dịch vụ được thực hiện bởi bên khác, mà quyền này cho doanh nghiệp khả
năng kiểm soát việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của bên đó thay cho đơn vị.

c) Một hàng hóa hoặc dịch vụ từ bên khác mà sau đó nó sẽ được kết hợp với các hàng hóa,
dịch vụ khác nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ quy định cho khách hàng. Ví dụ, nếu
một đơn vị cung cấp dịch vụ đáng kể trong việc kết hợp hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp
bởi đơn vị khác (xem đoạn 29(a)) để tạo thành hàng hóa hoặc dịch vụ quy định mà khách

96
hàng yêu cầu, đơn vị đó kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ quy định trước khi chuyển giao
cho khách hàng. Bởi vì đơn vị trước hết có quyền kiểm soát đầu vào tạo nên hàng hóa hoặc
dịch vụ quy định (bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ từ các bên khác) và có quyền quyết định
việc sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm đầu ra tích hợp là hàng hóa hoặc dịch vụ quy định.

B35B Khi (hoặc ngay khi) một đơn vị là một chủ thể hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện, đơn vị ghi
nhận doanh thu là tổng giá trị khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông
qua hàng hóa hoặc dịch vụ quy định đã được chuyển giao.

B36 Một đơn vị là một đại lý nếu nghĩa vụ thực hiện của đơn vị là sắp xếp để đơn vị khác cung cấp
hàng hóa hoặc dịch vụ quy định. Một đơn vị, là một đại lý, sẽ không kiểm soát hàng hóa hoặc
dịch vụ quy định cung cấp bởi một đơn vị khác trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ đó được chuyển
giao cho khách hàng. Khi (hoặc ngay khi) một đơn vị là đại lý hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện,
đơn vị ghi nhận doanh thu là giá trị của khoản phí hoặc hoa hồng mà đơn vị dự kiến có quyền thụ
hưởng thông qua việc sắp xếp để bên khác cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ quy định. Phí hoặc
hoa hồng của đơn vị có thể là giá trị thuần của khoản thanh toán mà đơn vị giữ lại sau khi thanh
toán cho đơn vị khác - đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong hợp đồng.

B37 Các dấu hiệu chỉ ra rằng đơn vị kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ quy định trước khi chúng được
chuyển giao cho khách hàng (và vì thế đơn vị là một chủ thể (xem đoạn B35)) bao gồm, nhưng
không giới hạn ở những dấu hiệu sau:

(a) Đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc hoàn thành cam kết cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ
quy định. Điều này thường bao gồm trách nhiệm trong việc đạt được sự chấp nhận về
hàng hóa hoặc dịch vụ quy định (ví dụ, trách nhiệm cơ bản trong việc sản phẩm hoặc dịch
vụ quy định đáp ứng được yêu cầu của khách hàng). Nếu một đơn vị chịu trách nhiệm
chính về việc hoàn thành cam kết cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ quy định, thì điều này
có thể chỉ ra rằng đơn vị khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ quy định
đang thay mặt cho đơn vị.

(b) Đơn vị chịu rủi ro về hàng tồn kho trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ quy định được chuyển
giao cho khách hàng hoặc sau khi đơn vị chuyển giao quyền kiểm soát cho khách hàng (ví
dụ, khách hàng có quyền trả lại hàng). Ví dụ, nếu đơn vị có được hoặc tự cam kết sẽ có
được hàng hóa hoặc dịch vụ quy định trước khi có được hợp đồng với khách hàng, điều
này có thể chỉ ra rằng đơn vị có khả năng quyết định việc sử dụng và có được gần như toàn
bộ lợi ích còn lại từ hàng hóa hoặc dịch vụ trước khi nó được chuyển giao cho khách hàng.

(c) đơn vị có quyền xác định mức giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ quy định. Việc xác định mức
giá mà khách hàng phải trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ quy định có thể chỉ ra rằng đơn vị
có khả năng quyết định việc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đó và thu được gần như toàn
bộ lợi ích còn lại. Tuy nhiên, một đại lý có thể có quyền xác định mức giá trong một số

97
trường hợp. Ví dụ, một đại lý có thể linh hoạt trong việc xác định mức giá nhằm tạo ra thu
nhập tăng thêm từ dịch vụ sắp xếp để một đơn vị khác cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ
cho khách hàng.

B37A Các dấu hiệu nêu tại đoạn B37 có thể ít thích hợp hơn trong việc đánh giá quyền kiểm soát của
đơn vị, tùy thuộc vào bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ quy định, và các điều khoản và điều
kiện của hợp đồng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác có thể cung cấp các bằng chứng thuyết phục
hơn ở các hợp đồng khác nhau.

B38 Nếu một đơn vị khác tiếp nhận nghĩa vụ thực hiện và quyền theo hợp đồng của đơn vị, do đó
đơn vị không còn nghĩa vụ thực hiện chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ quy định cho khách hàng
(nghĩa là đơn vị không còn là chủ thể nữa), thì đơn vị không được ghi nhận doanh thu cho nghĩa
vụ thực hiện đó. Thay vào đó, đơn vị phải đánh giá liệu có ghi nhận doanh thu cho việc hoàn
thành nghĩa vụ thực hiện là giúp đơn vị khác đạt được hợp đồng với khách hàng (nghĩa là liệu
đơn vị có phải là đại lý hay không).

Quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ của khách hàng

B39 Quyền chọn của khách hàng nhận thêm hàng hóa hoặc dịch vụ miễn phí hoặc mua thêm ở mức
giá ưu đãi tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm các ưu đãi bán hàng, số dư tài khoản của khách
hàng (hoặc tích điểm), quyền chọn gia hạn hợp đồng hoặc các khoản chiết khấu khác đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ trong tương lai.

B40 Nếu trong một hợp đồng, đơn vị trao cho khách hàng quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch
vụ, quyền chọn đó sẽ làm phát sinh một nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng chỉ khi quyền chọn
đó mang lại cho khách hàng một quyền đáng kể mà khách hàng sẽ không nhận được nếu không
tham gia vào hợp đồng đó (ví dụ, một khoản chiết khấu tăng thêm so với các khoản chiết khấu
thường được cấp đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho nhóm khách hàng trong khu vực địa
lý hay thị trường đó). Nếu quyền chọn này mang lại cho khách hàng một quyền đáng kể, thì thực
tế là khách hàng đã thanh toán trước cho đơn vị cho các hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai
và đơn vị ghi nhận doanh thu khi các hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai đó được chuyển giao
hoặc khi quyền chọn hết hạn.

B41 Nếu khách hàng có quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá phản ánh giá bán
riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ đó, thì quyền chọn đó không mang lại cho khách hàng một
quyền đáng kể ngay cả khi quyền chọn đó chỉ có thể được thực hiện khi tham gia một hợp đồng
trước đó. Trong các trường hợp đó, đơn vị đã đưa ra một lời đề nghị bán hàng mà đơn vị sẽ chỉ
kế toán theo Chuẩn mực này khi khách hàng thực hiện quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc
dịch vụ.

B42 Đoạn 74 quy định đơn vị phải phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở giá
bán riêng lẻ tương đối. Nếu giá bán riêng lẻ của một quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch

98
vụ của khách hàng không thể quan sát trực tiếp được, đơn vị phải ước tính giá bán đó. Ước tính
đó phải phản ánh khoản chiết khấu mà khách hàng có thể có được khi thực hiện quyền chọn,
được điều chỉnh cho cả hai yếu tố sau:

(a) bất kỳ khoản chiết khấu nào mà khách hàng có thể nhận được mà không cần thực hiện
quyền chọn; và

(b) khả năng quyền chọn sẽ được thực hiện.

B43 Nếu một khách hàng có quyền đáng kể để mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai và các hàng
hóa hoặc dịch vụ này tương tự như các hàng hóa hoặc dịch vụ ban đầu trong hợp đồng và được
cung cấp theo các điều khoản của hợp đồng ban đầu, thì trong thực tế, thay vì ước tính giá bán
đơn lẻ của quyền chọn đơn vị có thể phân bổ giá giao dịch cho các hàng hóa hoặc dịch vụ trong
quyền chọn bằng cách tham chiếu các hàng hóa hoặc dịch vụ dự kiến sẽ cung cấp và khoản thanh
toán dự kiến tương ứng. Thường loại quyền chọn này là quyền chọn gia hạn hợp đồng.

Các quyền không được thực hiện của khách hàng

B44 Theo quy định tại đoạn 106, khi nhận được một khoản trả trước của khách hàng, đơn vị phải ghi
nhận một khoản nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng theo giá trị của khoản trả trước cho nghĩa vụ
thực hiện của đơn vị là chuyển giao, hoặc sẵn sàng chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ trong
tương lai. Đơn vị phải dừng ghi nhận nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng (và ghi nhận doanh thu)
khi đơn vị chuyển giao các hàng hóa hoặc dịch vụ đó và, do đó, hoàn thành nghĩa vụ thực hiện.

B45 Khoản trả trước không được hoàn lại của khách hàng cho đơn vị mang lại cho khách hàng quyền
nhận được một hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai (và ràng buộc đơn vị phải sẵn sàng chuyển
giao một hàng hóa hoặc dịch vụ). Tuy nhiên, khách hàng có thể không thực hiện tất cả các quyền
của họ theo hợp đồng. Các quyền không được thực hiện này thường được gọi là “phần quyền từ
bỏ”.

B46 Nếu đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng giá trị “phần quyền từ bỏ” trong khoản nợ phải trả phát
sinh từ hợp đồng, đơn vị phải ghi nhận “phần quyền từ bỏ” dự kiến là doanh thu theo tỉ lệ tương
ứng việc thực hiện quyền của khách hàng. Nếu đơn vị không dự kiến có quyền thụ hưởng giá trị
“phần quyền từ bỏ”, đơn vị phải ghi nhận giá trị “phần quyền từ bỏ” dự kiến là doanh thu khi
khả năng khách hàng thực hiện các quyền còn lại là rất thấp. Để xác định liệu đơn vị có dự kiến
có quyền thụ hưởng giá trị “phần quyền từ bỏ” hay không, đơn vị phải xem xét các quy định tại
các đoạn 56-58 về việc giới hạn các giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi.

B47 Đơn vị phải ghi nhận một khoản nợ phải trả (và không phải là doanh thu) đối với bất kỳ khoản
thanh toán nào nhận được liên quan đến các quyền không được thực hiện của khách hàng mà
đơn vị bắt buộc phải chuyển cho một đơn vị khác, ví dụ, một cơ quan chính phủ theo luật tài sản
vô thừa nhận có hiệu lực.

99
Phí trả trước không hoàn lại (và một số chi phí liên quan)

B48 Trong một số hợp đồng, đơn vị thu của khách hàng một khoản phí trả trước không hoàn lại tại thời
điểm gần hoặc khi bắt đầu hợp đồng. Các ví dụ bao gồm: phí gia nhập trong hợp đồng tham gia
câu lạc bộ sức khỏe, phí kích hoạt trong các hợp đồng viễn thông, phí tạo lập trong một số hợp
đồng dịch vụ, và phí ban đầu trong một số hợp đồng cung cấp.

B49 Để xác định các nghĩa vụ thực hiện trong những hợp đồng như vậy, đơn vị phải đánh giá liệu các
khoản phí đó có liên quan đến việc chuyển giao một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết hay không.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù khoản phí trả trước không hoàn lại có liên quan đến một hoạt
động mà đơn vị phải thực hiện tại thời điểm gần hoặc khi bắt đầu hợp đồng để hoàn thành hợp
đồng, hoạt động đó không dẫn đến việc chuyển giao một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho
khách hàng (xem đoạn 25). Thay vào đó, khoản phí trả trước là một khoản trả trước cho hàng hóa
hoặc dịch vụ trong tương lai, và do đó, sẽ được ghi nhận là doanh thu khi hàng hóa và dịch vụ đó
được cung cấp. Khoảng thời gian ghi nhận doanh thu sẽ được kéo dài qua thời hạn ban đầu của
hợp đồng nếu đơn vị cấp cho khách hàng quyền chọn gia hạn hợp đồng và quyền chọn đó mang
lại cho khách hàng một quyền đáng kể như quy định tại đoạn B40.

B50 Nếu khoản phí trả trước không được hoàn lại liên quan đến một hàng hóa hoặc dịch vụ, đơn vị phải
đánh giá liệu có kế toán hàng hóa hoặc dịch vụ đó như một nghĩa vụ thực hiện riêng biệt theo quy
định tại các đoạn 22-30 hay không.

B51 Đơn vị có thể tính khoản phí trả trước không hoàn lại như một phần bù đắp cho các chi phí phát
sinh trong việc tạo lập hợp đồng (hoặc các tác vụ hành chính khác được quy định trong đoạn 25).
Nếu các hoạt động tạo lập này không hoàn thành một nghĩa vụ thực hiện, thì đơn vị không xét đến
các hoạt động đó (và các chi phí liên quan) khi xác định tiến độ thực hiện theo đoạn B19, bởi vì chi
phí của các hoạt động tạo lập không phản ánh việc chuyển giao dịch vụ cho khách hàng. Đơn vị
phải đánh giá liệu các chi phí phát sinh trong việc tạo lập hợp đồng có tạo ra một tài sản mà phải
được ghi nhận theo đoạn 95 hay không.

Cấp giấy phép

B52 Một giấy phép tạo nên quyền của khách hàng đối với tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị. Giấy phép
đối với tài sản sở hữu trí tuệ có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở các loại giấy phép được
nêu sau đây:

(a) phần mềm và công nghệ;

(b) phim ảnh, âm nhạc, và các dạng truyền thông và giải trí khác;

(c) nhượng quyền thương mại; và

(d) Bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền.

100
B53 Bên cạnh cam kết cấp một giấy phép (hoặc nhiều giấy phép) cho một khách hàng, đơn vị cũng có
thể cam kết chuyển giao các hàng hóa hoặc dịch vụ khác cho khách hàng. Các cam kết đó có thể
được quy định rõ ràng trong hợp đồng hoặc ngầm định theo thông lệ kinh doanh, chính sách đã
công bố hoặc các tuyên bố cụ thể của đơn vị (xem đoạn 24). Cũng như với các loại hợp đồng khác,
khi một hợp đồng với khách hàng bao gồm một cam kết cấp một giấy phép (hoặc nhiều giấy phép)
bên cạnh các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết khác, đơn vị phải áp dụng quy định tại các đoạn
22-30 để xác định từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng.

B54 Nếu cam kết cấp giấy phép không tách biệt với các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết khác trong
hợp đồng theo quy định tại các đoạn 26-30, đơn vị phải kế toán cam kết cấp giấy phép và các
hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết đó như một nghĩa vụ thực hiện duy nhất. Các ví dụ về giấy
phép không tách biệt với hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng bao gồm:

(a) giấy phép cấu thành một bộ phận của một hàng hóa hữu hình và là bộ phận không tách rời khỏi
chức năng của hàng hóa; và

(b) giấy phép mà khách hàng chỉ có thể hưởng lợi khi kết hợp giấy phép đó với một dịch vụ có liên
quan (như một dịch vụ trực tuyến cung cấp bởi đơn vị cho phép khách hàng truy cập nội dung
thông qua việc cấp phép).

B55 Nếu một giấy phép là không tách biệt, đơn vị phải áp dụng quy định tại các đoạn 31-38 để xác định
liệu nghĩa vụ thực hiện đó (bao gồm giấy phép đã cam kết) là một nghĩa vụ thực hiện được hoàn
thành trong một khoảng thời gian hay được hoàn thành tại một thời điểm.

B56 Nếu cam kết cấp giấy phép là tách biệt với các hàng hóa hoặc dịch vụ cam kết khác trong hợp
đồng và, do đó, cam kết cấp giấy phép là một nghĩa vụ thực hiện riêng biệt, đơn vị phải xác định
liệu giấy phép được chuyển giao cho khách hàng hoặc tại một thời điểm hoặc trong một khoảng
thời gian. Khi xác định điều này, đơn vị phải xem xét liệu bản chất của cam kết cấp giấy phép cho
khách hàng của đơn vị là cung cấp cho khách hàng một trong những điều sau hay không:

(a) quyền được tiếp cận tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị mà tồn tại trong suốt thời hạn hiệu
lực của giấy phép; hay

(b) quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị khi tài sản sở hữu trí tuệ đó tồn tại tại thời
điểm mà giấy phép được cấp.

Xác định bản chất cam kết của đơn vị

B57 Đã xóa bỏ

B58 Bản chất của cam kết cấp giấy phép của đơn vị là một cam kết cấp quyền được tiếp cận tài sản sở
hữu trí tuệ của đơn vị nếu tất cả những tiêu chí sau đều thỏa mãn:

101
(a) hợp đồng quy định, hoặc khách hàng kỳ vọng một cách hợp lý, rằng đơn vị sẽ thực hiện
các hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến tài sản sở hữu trí tuệ mà khách hàng có quyền theo
giấy phép (xem đoạn B59 và B59A);

(b) quyền tạo ra bởi giấy phép trực tiếp khiến cho khách hàng chịu ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực từ các hoạt động của đơn vị như được xác định trong đoạn B58(a); và

(c) các hoạt động đó không dẫn đến việc chuyển giao một hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách
hàng khi các hoạt động đó diễn ra (xem đoạn 25).

B59 Các yếu tố có thể chỉ ra rằng khách hàng có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng đơn vị sẽ thực hiện
các hoạt động có ảnh hưởng đáng kể tới tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm: các thông lệ kinh doanh
của đơn vị, các chính sách đã công bố, hoặc các tuyên bố cụ thể. Mặc dù không có tính quyết
định, nhưng việc tồn tại một lợi ích kinh tế chung (ví dụ, phí bản quyền dựa trên doanh số) giữa
đơn vị và khách hàng liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ mà khách hàng có quyền cũng có thể
cho thấy rằng khách hàng có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng đơn vị sẽ thực hiện các hoạt động
đó.

B59A Các hoạt động của đơn vị gây ảnh hưởng đáng kể tới tài sản sở hữu trí tuệ mà khách hàng có quyền
khi một trong hai điều sau thỏa mãn:

(a) Các hoạt động đó được dự kiến làm thay đổi đáng kể hình thức (ví dụ, thiết kế hoặc nội
dung) hoặc chức năng (ví dụ, khả năng thực hiện một chức năng hoặc nhiệm vụ) của tài
sản sở hữu trí tuệ; hoặc

(b) Khả năng khách hàng có được lợi ích từ tài sản sở hữu trí tuệ phần lớn phát sinh từ, hoặc
phụ thuộc vào, các hoạt động đó. Ví dụ, lợi ích từ thương hiệu phần lớn phát sinh từ, hoặc
phụ thuộc vào, các hoạt động đang diễn ra của đơn vị mà chúng hỗ trợ và duy trì giá trị
của tài sản sở hữu trí tuệ.

Do vậy, nếu tài sản trí tuệ mà khách hàng có quyền có chức năng riêng biệt đáng kể, nghĩa là phần lớn
lợi ích của tài sản trí tuệ đó được tạo ra từ chức năng đó. Kết quả là, khả năng khách hàng có được lợi
ích từ tài sản sở hữu trí tuệ đó sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt động của đơn vị, trừ khi
những hoạt động này thay đổi đáng kể hình thức hoặc chức năng của chúng. Loại tài sản trí tuệ mà
thường có chức năng riêng biệt đáng kể bao gồm: phần mềm, hợp chất sinh học hoặc công thức chế
tạo thuốc, và nội dung các sản phẩm truyền thông hoàn thiện (ví dụ, bộ phim, chương trình truyền
hình và bản ghi âm ca nhạc).

B60 Nếu các tiêu chí quy định trong đoạn B58 được thỏa mãn, đơn vị phải kế toán cam kết cấp giấy
phép như một nghĩa vụ thực hiện được hoàn thành trong một khoảng thời gian bởi vì khách hàng
sẽ đồng thời tiếp nhận và sử dụng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị là cung cấp quyền
được tiếp cận với tài sản sở hữu trí tuệ (xem đoạn 35(a)). Đơn vị phải áp dụng quy định tại các

102
đoạn 39-45 nhằm lựa chọn một phương pháp thích hợp để đo lường tiến độ thực hiện nhằm
hoàn tất nghĩa vụ thực hiện là cung cấp quyền tiếp cận.

B61 Nếu các tiêu chí quy định trong đoạn B58 không được thỏa mãn, điều đó có nghĩa là bản chất
cam kết của đơn vị là cấp quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị khi tài sản sở hữu trí
tuệ đó tồn tại (dưới dạng hình thức và chức năng) tại thời điểm mà giấy phép được cấp cho khách
hàng. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể quyết định việc sử dụng và thu được phần lớn lợi
ích còn lại từ giấy phép đó tại thời điểm mà giấy phép được chuyển giao. Đơn vị phải kế toán
cam kết cấp quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị như một nghĩa vụ thực hiện được
hoàn thành tại một thời điểm. Đơn vị phải áp dụng đoạn 38 để xác định thời điểm mà giấy phép
được chuyển giao cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu không thể được ghi nhận cho môt giấy
phép cấp quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị trước khoảng thời gian mà khách hàng
có thể sử dụng và hưởng lợi từ giấy phép đó. Ví dụ, nếu thời hạn của giấy phép sử dụng phần
mềm bắt đầu trước khi đơn vị cung cấp (hoặc nếu không thì đã sẵn sàng để cung cấp) cho khách
hàng một mã số cho phép khách hàng ngay lập tức sử dụng phần mềm, thì đơn vị không ghi
nhận doanh thu trước khi mã số đó được cung cấp (hoặc nếu không thì đã sẵn sàng để cung cấp).

B62 Khi xác định giấy phép mang lại quyền tiếp cận hoặc quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của
đơn vị, đơn vị không xét đến các yếu tố sau:

(a) Hạn chế về thời gian, khu vực địa lý hoặc sử dụng – những hạn chế này xác định các thuộc
tính của giấy phép đã cam kết, hơn là xác định liệu đơn vị hoàn thành nghĩa vụ thực hiện
tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian.

(b) Những đảm bảo của đơn vị rằng đơn vị có bằng sáng chế có hiệu lực với tài sản sở hữu trí
tuệ và đơn vị sẽ bảo vệ bằng sáng chế đó khỏi việc sử dụng trái phép – một cam kết bảo
vệ quyền của bằng sáng chế không phải là một nghĩa vụ thực hiện vì hành động bảo vệ
bằng sáng chế sẽ bảo vệ giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ của đơn vị và đưa ra sự đảm bảo
với khách hàng rằng giấy phép đã được chuyển giao đáp ứng các quy định về giấy phép
cam kết trong hợp đồng.

Phí bản quyền tính trên doanh số hoặc mức độ sử dụng

B63 Mặc dù có các quy định tại các đoạn 56-59, đơn vị phải ghi nhận doanh thu cho một khoản phí
bản quyền tính trên doanh số hoặc mức độ sử dụng đã cam kết để đổi lấy giấy phép sử dụng tài
sản sở hữu trí tuệ chỉ khi (hoặc ngay khi) một trong các sự kiện sau xảy ra, tùy thuộc vào sự kiện
nào xảy ra sau:

(a) hoạt động bán hàng hoặc sử dụng xảy ra sau đó; và

103
(b) nghĩa vụ thực hiện đã được hoàn thành (hoặc được hoàn thành một phần), mà một phần
hoặc toàn bộ phí bản quyền tính trên doanh số hoặc mức độ sử dụng đã được phân bổ
cho nghĩa vụ thực hiện đó

B63A Quy định cho phí bản quyền tính trên doanh số hoặc mức độ sử dụng được quy định tại đoạn B63
được áp dụng khi phí bản quyền chỉ liên quan đến một giấy phép về tài sản sở hữu trí tuệ, hoặc
khi giấy phép về tài sản sở hữu trí tuệ là một khoản mục cốt lõi mà phí bản quyền có liên quan (ví
dụ, giấy phép về tài sản sở hữu trí tuệ có thể là một khoản mục cốt lõi mà khoản phí bản quyền có
liên quan khi đơn vị có kỳ vọng hợp lý rằng khách hàng sẽ đánh giá giá trị của giấy phép nhiều hơn
đáng kể so với các hàng hóa hoặc dịch vụ khác mà phí bản quyền có liên quan)

B63B Khi quy định được nêu tại đoạn B63A đã được thỏa mãn, doanh thu từ phí bản quyền tính trên
doanh số hoặc mức độ sử dụng phải được ghi nhận toàn bộ theo quy định tại đoạn B63. Khi quy
định được nêu tại đoạn B63A không được thỏa mãn, những quy định về khoản thanh toán biến
đổi được quy định tại các đoạn 50 - 59 sẽ áp dụng cho phí bản quyền tính trên doanh số hoặc mức
độ sử dụng.

Thỏa thuận mua lại

B64 Một thỏa thuận mua lại là một hợp đồng trong đó đơn vị bán một tài sản đồng thời cam kết hoặc
có quyền chọn (hoặc là trong cùng hợp đồng hoặc trong một hợp đồng khác) để mua lại tài sản
đó. Tài sản được mua lại có thể là tài sản được bán ban đầu cho khách hàng, một tài sản mà rất
giống với tài sản đó, hoặc một tài sản khác mà tài sản được bán ban đầu cho khách hàng là một
bộ phận của tài sản đó.

B65 Thỏa thuận mua lại thường có 3 dạng như sau:

(a) nghĩa vụ mua lại tài sản của đơn vị (một hợp đồng kỳ hạn);

(b) quyền mua lại tài sản của đơn vị (quyền chọn mua); và

(c) nghĩa vụ mua lại tài sản của đơn vị khi khách hàng yêu cầu (quyền chọn bán).

Hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn mua

B66 Nếu một đơn vị có nghĩa vụ hoặc quyền mua lại tài sản (hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn mua),
khách hàng không có quyền kiểm soát tài sản vì khách hàng bị hạn chế khả năng quyết định việc
sử dụng, và có được gần như toàn bộ các lợi ích còn lại từ tài sản, ngay cả khi khách hàng có thể
có quyền nắm giữ vật chất đối với tài sản. Do đó, đơn vị phải kế toán cho hợp đồng này như một
trong hai giao dịch dưới đây:

(a) một hợp đồng cho thuê tài sản theo IFRS 16 Thuê tài sản nếu đơn vị có thể hoặc bắt buộc
phải mua lại tài sản với giá trị thấp hơn giá bán ban đầu của tài sản; trừ khi hợp đồng đó
là một phần của một giao dịch bán và tái thuê. Nếu hợp đồng đó là một phần của một giao

104
dịch bán và tái thuê, đơn vị phải tiếp tục ghi nhận tài sản và phải ghi nhận một khoản nợ
tài chính cho bất kỳ khoản thanh toán nào nhận được từ khách hàng. Đơn vị phải kế toán
cho khoản nợ tài chính đó theo IFRS 9; hoặc

(b) một thỏa thuận hỗ trợ tài chính theo quy định tại đoạn B68 nếu đơn vị có thể hoặc bắt
buộc phải mua lại tài sản với một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá bán ban đầu của tài sản.

B67 Khi so sánh giá mua lại với giá bán, đơn vị phải xem xét giá trị thời gian của tiền tệ .

B68 Nếu thỏa thuận mua lại là một thỏa thuận hỗ trợ tài chính, đơn vị phải tiếp tục ghi nhận tài sản
đồng thời ghi nhận một khoản nợ tài chính cho bất kỳ khoản thanh toán nào nhận được từ khách
hàng. Đơn vị phải ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị của khoản thanh toán nhận được từ
khách hàng và giá trị của khoản thanh toán phải trả cho khách hàng như là tiền lãi vay và, nếu có
thể áp dụng, thì ghi nhận là chi phí xử lý hoặc lưu giữ (ví dụ, bảo hiểm).

B69 Nếu hết thời hạn mà quyền chọn không được thực hiện, đơn vị phải dừng ghi nhận nợ phải trả
và ghi nhận doanh thu.

Quyền chọn bán

B70 Nếu đơn vị có nghĩa vụ mua lại tài sản theo yêu cầu của khách hàng (quyền chọn bán) với giá
thấp hơn giá bán ban đầu của tài sản, đơn vị phải xem xét tại thời điểm bắt đầu hợp đồng liệu
khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền đó hay không. Việc khách
hàng thực hiện quyền đó dẫn đến việc khách hàng phải thực sự thanh toán cho đơn vị một khoản
để có quyền sử dụng một tài sản cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, nếu khách
hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền đó, thì đơn bị phải kế toán thỏa
thuận này như một hợp đồng thuê tài sản theo quy định của IFRS 16, trừ khi hợp đồng đó là một
phần của một giao dịch bán và tái thuê. Nếu hợp đồng đó là một phần của một giao dịch bán và
tái thuê, đơn vị phải tiếp tục ghi nhận tài sản và ghi nhận khoản nợ tài chính cho bất kỳ khoản
thanh toán nào nhận được từ khách hàng. Đơn vị phải kế toán khoản nợ tài chính theo quy định
tại IFRS 9.

B71 Để xác định liệu khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền của mình
hay không, đơn vị phải xem xét nhiều yếu tố, bao gồm mối quan hệ giữa giá mua lại với giá trị thị
trường dự kiến của tài sản tại ngày mua lại và khoảng thời gian cho đến khi quyền đó hết hạn. Ví
dụ, nếu giá mua lại được dự kiến là cao hơn đáng kể so với giá trị thị trường của tài sản, thì điều
này có thể chỉ ra rằng khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền chọn
bán.

B72 Nếu khách hàng không có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền của mình với giá
thấp hơn giá bán ban đầu của tài sản, thì đơn vị phải kế toán thỏa thuận này như là giao dịch bán
một sản phẩm có quyền trả lại như đã nêu tại các đoạn B20-B27.

105
B73 Nếu giá mua lại của tài sản bằng hoặc cao hơn giá bán ban đầu và lớn hơn giá trị thị trường dự
kiến của tài sản, thì hợp đồng trên thực tế là một thỏa thuận hỗ trợ tài chính, và do đó, phải
được kế toán như đã nêu tại đoạn B68.

B74 Nếu giá mua lại của tài sản bằng hoặc cao hơn giá bán ban đầu và thấp hơn hoặc bằng giá trị thị
trường dự kiến của tài sản, và khách hàng không có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện
quyền của mình, thì đơn vị phải kế toán thỏa thuận này như là một giao dịch bán một sản phẩm
có quyền trả lại như đã nêu tại các đoạn B20-B27.

B75 Khi so sánh giá bán lại với giá bán, đơn vị phải xem xét giá trị thời gian của tiền tệ.

B76 Nếu hết thời hạn mà quyền chọn không được thực hiện, đơn vị phải dừng ghi nhận khoản nợ
phải trả và ghi nhận doanh thu.

Thỏa thuận ký gửi hàng hóa

B77 Khi đơn vị bàn giao một sản phẩm cho một bên khác (ví dụ như một thương nhân hoặc một đơn
vị phân phối) để bán cho người tiêu dùng cuối cùng, đơn vị phải đánh giá liệu bên khác đó có
nắm được quyền kiểm soát sản phẩm tại thời điểm đó hay không. Một sản phẩm đã được bàn
giao cho một bên khác có thể được nắm giữ theo một thỏa thuận ký gửi nếu bên khác đó chưa
nắm được quyền kiểm soát đối với sản phẩm. Theo đó, đơn vị không được ghi nhận doanh thu
khi bàn giao sản phẩm cho một bên khác nếu sản phẩm được bàn giao được nắm giữ trên cơ sở
ký gửi.

B78 Các dấu hiệu cho thấy một thỏa thuận là một thỏa thuận ký gửi bao gồm, nhưng không giới hạn
ở các điểm sau:

(a) sản phẩm được kiểm soát bởi đơn vị cho đến khi một sự kiện đã được quy định xảy ra,
như bán sản phẩm cho một khách hàng của thương nhân hoặc cho đến khi một thời hạn đã được
quy định kết thúc;

(b) đơn vị có thể yêu cầu trả lại sản phẩm hoặc chuyển giao sản phẩm cho một bên thứ ba (ví
dụ như một thương nhân khác); và

(c) thương nhân không có nghĩa vụ vô điều kiện phải thanh toán cho sản phẩm (mặc dù họ có
thể bị yêu cầu phải thanh toán tiền đặt cọc).

Thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng

B79 Một thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng là một hợp đồng mà theo đó, đơn vị xuất hóa
đơn cho khách hàng cho một sản phẩm nhưng đơn vị vẫn giữ lại quyền nắm giữ vật chất đối với
sản phẩm cho đến khi sản phẩm được chuyển giao cho khách hàng tại một thời điểm trong tương
lai. Ví dụ, khách hàng có thể yêu cầu đơn vị tham gia hợp đồng theo hình thức trên vì khách hàng

106
không có không gian sẵn sàng để lưu giữ sản phẩm, hoặc do khách hàng bị chậm kế hoạch sản
xuất.

B80 Đơn vị phải xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ thực hiện chuyển giao sản phẩm của mình
bằng cách đánh giá thời điểm khách hàng nắm quyền kiểm soát sản phẩm đó (xem đoạn 38). Đối
với một số hợp đồng, quyền kiểm soát được chuyển giao hoặc khi sản phẩm được bàn giao đến
địa điểm của khách hàng, hoặc khi sản phẩm được vận chuyển, tùy thuộc vào điều khoản của
hợp đồng (bao gồm các điều khoản bàn giao và vận chuyển). Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng,
khách hàng có thể nắm quyền kiểm soát sản phẩm mặc dù sản phẩm đó vẫn bị đơn vị nắm giữ
vật chất. Trong trường hợp đó, khách hàng có khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần
như toàn bộ lợi ích còn lại từ sản phẩm mặc dù khách hàng đã quyết định không thực hiện quyền
để nắm giữ vật chất đối với sản phẩm đó. Do đó, đơn vị không kiểm soát sản phẩm. Thay vào đó,
đơn vị thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản cho khách hàng.

B81 Ngoài việc áp dụng các quy định tại đoạn 38, đối với khách hàng đã nắm được quyền kiểm soát
sản phẩm theo một thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng, tất cả các tiêu chí sau phải được
thỏa mãn:

(a) lý do thực hiện thỏa thuận xuất hóa đơn - chưa giao hàng phải hợp lý (ví dụ, khách hàng
yêu cầu thỏa thuận đó);

(b) sản phẩm phải được xác định một cách tách biệt là thuộc về khách hàng;

(c) sản phẩm hiện phải sẵn sàng để thực hiện chuyển giao vật chất cho khách hàng; và

(d) đơn vị không có khả năng sử dụng sản phẩm hoặc dùng cho khách hàng khác.

B83 Nếu đơn vị ghi nhận doanh thu cho việc bán sản phẩm trên cơ sở xuất hóa đơn - chưa giao hàng,
đơn vị phải xem xét liệu đơn vị còn có các nghĩa vụ thực hiện còn lại (ví dụ, dịch vụ bảo quản)
theo quy định tại các đoạn 22-30 mà đơn vị phải phân bổ một phần giá giao dịch cho nghĩa vụ đó
theo quy định tại các đoạn 73-86 hay không.

Chấp nhận của khách hàng

B84 Theo quy định tại đoạn 38(e), sự chấp nhận của khách hàng đối với một tài sản có thể chỉ ra rằng
khách hàng đã nắm quyền kiểm soát tài sản đó. Các điều khoản về sự chấp nhận của khách hàng
cho phép khách hàng hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu đơn vị có hành động khắc phục nếu một
hàng hóa hoặc dịch vụ không đáp ứng quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước. Đơn vị phải xem
xét các điều khoản đó khi đánh giá thời điểm khách hàng nắm được quyền kiểm soát hàng hóa
hoặc dịch vụ.

B85 Nếu đơn vị có thể xác định một cách khách quan rằng quyền kiểm soát một hàng hóa hoặc dịch
vụ đã được chuyển giao cho khách hàng theo quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước trong hợp
đồng, thì việc chấp nhận của khách hàng chỉ mang tính hình thức, sẽ không ảnh hưởng tới việc
107
đơn vị xác định thời điểm khách hàng nắm được quyền kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ,
nếu điều khoản chấp nhận của khách hàng được dựa trên việc đáp ứng các đặc điểm về kích cỡ
và trọng lượng đã quy định, thì đơn vị có thể xác định được liệu các tiêu chí đó có được thỏa
mãn trước khi nhận được xác nhận về sự chấp nhận của khách hàng hay chưa. Kinh nghiệm của
đơn vị với các hợp đồng đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự có thể cung cấp bằng chứng
rằng một hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cung cấp cho khách hàng theo đúng quy cách phẩm
chất đã thỏa thuận trước trong hợp đồng. Nếu doanh thu được ghi nhận trước khi khách hàng
chấp nhận, đơn vị vẫn phải xem xét liệu có nghĩa vụ thực hiện còn lại nào hay không (ví dụ, lắp
đặt thiết bị) và đánh giá liệu có kế toán cho các nghĩa vụ thực hiện còn lại đó tách biệt hay không.

B86 Tuy nhiên, nếu đơn vị không thể xác định một cách khách quan rằng một hàng hóa hoặc dịch vụ
đã được cung cấp cho khách hàng theo quy cách phẩm chất đã thỏa thuận trước trong hợp đồng,
thì đơn vị không thể kết luận được rằng khách hàng đã nắm được quyền kiểm soát cho đến khi
đơn vị nhận được sự chấp nhận của khách hàng. Bởi vì trong hoàn cảnh đó, đơn vị không thể xác
định rằng khách hàng có khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần như toàn bộ các lợi
ích còn lại từ hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

B87 Nếu đơn vị giao sản phẩm cho khách hàng cho mục đích dùng thử hoặc mục đích đánh giá sản
phẩm và khách hàng không cam kết thanh toán bất kỳ khoản nào cho đến khi thời gian dùng thử
chấm dứt, thì quyền kiểm soát sản phẩm không được chuyển giao cho khách hàng cho đến khi
hoặc khách hàng chấp nhận sản phẩm, hoặc thời gian dùng thử chấm dứt.

Thuyết minh doanh thu phân tách

B88 Đoạn 114 yêu cầu đơn vị phân tách doanh thu từ hợp đồng với khách hàng thành các nhóm phản
ánh ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến bản chất, giá trị, thời gian và sự không chắc chắn của
doanh thu và các dòng tiền. Do đó, mức độ phân tách chi tiết của doanh thu của đơn vị cho mục
đích thuyết minh này tùy thuộc vào sự kiện và tình huống có liên quan đến các hợp đồng của
đơn vị với khách hàng. Một số đơn vị có thể cần sử dụng nhiều hơn một nhóm để đáp ứng mục
tiêu quy định tại đoạn 114 về phân tách doanh thu. Các đơn vị khác có thể đạt được mục tiêu
này bằng cách chỉ sử dụng một nhóm để phân tách doanh thu.

B89 Khi lựa chọn nhóm (hoặc các nhóm) sử dụng để phân tách doanh thu, đơn vị phải xem xét thông
tin về doanh thu của đơn vị đã được trình bày cho các mục đích khác như thế nào, bao gồm tất
cả các thông tin sau:

(a) các thuyết minh được trình bày bên ngoài báo cáo tài chính (ví dụ, trong các bản công bố
thu nhập, báo cáo thường niên hoặc các tài liệu dành cho nhà đầu tư);

(b) các thông tin thường xuyên được rà soát bởi giám đốc vận hành với mục đích đưa ra đánh
giá kết quả hoạt động tài chính của các bộ phận hoạt động; và

108
(c) các thông tin khác tương tự như các loại thông tin được xác định tại đoạn B88(a) và (b) và
thông tin đó được đơn vị hoặc người sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị sử dụng để
đánh giá kết quả hoạt động tài chính của đơn vị hoặc đưa ra các quyết định phân bổ nguồn
lực.

B90 Ví dụ về các nhóm có thể là phù hợp bao gồm, nhưng không giới hạn ở tất cả các nhóm sau:

(a) loại hàng hóa hoặc dịch vụ (ví dụ, các dòng sản phẩm chính);

(b) khu vực địa lý (ví dụ, quốc gia hoặc khu vực);

(c) thị trường hoặc nhóm khách hàng (ví dụ, khách hàng khu vực công và không thuộc khu
vực công);

(d) loại hợp đồng (ví dụ, các hợp đồng có giá cố định và các hợp đồng thanh toán theo thời
gian và vật tư);

(e) thời hạn hợp đồng (ví dụ, các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn);

(f) thời gian chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ (ví dụ, doanh thu từ hàng hóa hoặc dịch vụ
được chuyển giao cho khách hàng tại một thời điểm và doanh thu từ hàng hóa hoặc dịch
vụ được chuyển giao cho khách hàng trong một khoảng thời gian); và

(g) các kênh bán hàng (ví dụ hàng bán trực tiếp tới người tiêu dùng và hàng bán qua trung
gian).

109
Phụ lục C
Ngày có hiệu lực và chuyển đổi

Phần phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực và được áp dụng như những phần khác
của Chuẩn mực.

Ngày có hiệu lực

C1 Đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này cho kỳ báo cáo thường niên bắt đầu từ hoặc sau 1/1/2018.
Đơn vị được áp dụng chuẩn mực cho kỳ báo cáo sớm hơn. Nếu đơn vị áp dụng Chuẩn mực này
sớm hơn thì đơn vị phải thuyết minh điều đó.

C1A Chuẩn mực IFRS 16 Thuê tài sản được ban hành vào tháng 1/2016, sửa đổi các đoạn số 5, 97,
B66 và B70. Đơn vị phải áp dụng tất cả những đoạn sửa đổi đó khi áp dụng IFRS 16.

C1B Bản giải thích Chuẩn mực IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng được ban hành vào
tháng 4/2016, sửa đổi các đoạn 26, 27, 29, B1, B34-B38, B52-B53, B58, C2, C5 và C7; xóa bỏ đoạn
B57 và bổ sung các đoạn B34A, B35A, B35B, B37A, B59A, B63A, B63B, C7A và C8A. Đơn vị phải
áp dụng những đoạn trên cho kì báo cáo thường niên bắt đầu từ hoặc sau ngày 1/1/2018. Đơn
vị được áp dụng chuẩn mực cho kỳ báo cáo sớm hơn. Nếu đơn vị áp dụng Chuẩn mực này sớm
hơn thì đơn vị phải thuyết minh điều đó.

C1C Chuẩn mực IFRS 17 được ban hành vào tháng 5/2017 có sửa đổi đoạn 5. Đơn vị phải áp dụng
đoạn sửa đổi này khi áp dụng IFRS 17.

Chuyển đổi

C2 Với mục đích đáp ứng các yêu cầu trong giai đoạn chuyển đổi quy định tại các đoạn C3-C8A:

(a) ngày bắt đầu áp dụng ban đầu là ngày bắt đầu của kỳ kế toán mà đơn vị lần đầu áp dụng
Chuẩn mực này, và

(b) một hợp đồng đã hoàn thành là một hợp đồng mà đơn vị đã chuyển giao tất cả các hàng
hóa hoặc dịch vụ được quy định tại IAS 11 Hợp đồng xây dựng, IAS 18 Doanh thu và các
phần diễn giải có liên quan.

C3 Đơn vị phải áp dụng Chuẩn mực này theo một trong hai phương pháp sau:

(a) áp dụng hồi tố đối với từng kỳ báo cáo trước đó được trình bày theo quy định tại IAS 8 Các
chính sách kế toán, những thay đổi ước tính kế toán và các sai sót, chịu ảnh hưởng của
việc áp dụng trong thực tiễn được quy định tại đoạn C5; hoặc

(b) áp dụng hồi tố với ảnh hưởng lũy kế của việc lần đầu áp dụng Chuẩn mực này được ghi
nhận vào ngày áp dụng lần đầu theo quy định tại các đoạn C7 - C8.

110
C4 Mặc dù đã có các quy định nêu tại đoạn 28 của chuẩn mực IAS 8, khi áp dụng Chuẩn mực này lần
đầu tiên, đơn vị chỉ cần trình bày thông tin định lượng được quy định ở đoạn 28(f) của IAS 8 cho
kỳ báo cáo năm ngay trước kỳ báo cáo năm đầu tiên mà chuẩn mực này được áp dụng (kỳ báo
cáo ngay trước đó) và chỉ khi đơn vị áp dụng hồi tố Chuẩn mực này theo quy định tại đoạn C3(a).
Đơn vị cũng có thể trình bày thông tin này cho kỳ báo cáo hiện tại hoặc cho kỳ báo cáo so sánh
sớm hơn, nhưng đơn vị không bắt buộc phải làm thế.

C5 Đơn vị có thể sử dụng một hoặc nhiều cách áp dụng trong thực tiễn dưới đây khi áp dụng hồi tố
Chuẩn mực này theo quy định tại đoạn C3(a):

(a) đối với những hợp đồng đã hoàn thành, đơn vị không cần điều chỉnh lại các hợp đồng mà:

(i) bắt đầu và kết thúc trong cùng kỳ báo cáo thường niên; hoặc

(ii) đã được hoàn tất vào thời điểm bắt đầu kỳ kế toán gần nhất được trình bày.

(b) đối với những hợp đồng đã hoàn thành mà có các khoản thanh toán biến đổi, đơn vị có
thể sử dụng giá giao dịch tại thời điểm hợp đồng được hoàn thành thay vì ước tính những
giá trị của khoản thanh toán biến đổi trong các kỳ báo cáo so sánh.

(c) đối với những hợp đồng đã được sửa đổi trước khi bắt đầu kỳ báo cáo gần nhất được trình
bày, đơn vị không cần điều chỉnh hồi tố hợp đồng đối với các sửa đổi trong hợp đồng theo
quy định tại các đoạn 20-21. Thay vào đó, đơn vị phải phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của
tất cả những sửa đổi đổi đã xảy ra trước khi bắt đầu kỳ kế toán gần nhất được trình bày
khi:

(i) xác định các nghĩa vụ thực hiện đã hoàn thành và chưa được hoàn thành;

(ii) xác định giá giao dịch; và

(iii) phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện đã hoàn thành và chưa hoàn thành.

(d) đối với tất cả kỳ báo cáo được trình bày trước ngày áp dụng lần đầu, đơn vị không cần
thuyết minh giá trị của giá giao dịch được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện còn lại, và
không cần giải thích về thời điểm đơn vị dự kiến ghi nhận giá trị đó là doanh thu (xem đoạn
120).

C6 Đối với bất kỳ cách áp dụng trong thực tiễn nào được nêu tại đoạn C5 mà đơn vị sử dụng, đơn vị
phải áp dụng cách đó một cách nhất quán đối với tất cả các hợp đồng trong phạm vi tất cả kỳ
báo cáo được trình bày. Ngoài ra, đơn vị cần thuyết minh tất cả những thông tin sau:

(a) những cách áp dụng trong thực tiễn đơn vị đã sử dụng; và

(b) trong phạm vi cho phép một cách hợp lý, đánh giá định tính về ảnh hưởng ước tính của
việc áp dụng từng cách đó.

111
Nếu đơn vị lựa chọn áp dụng hồi tố Chuẩn mực này theo quy định tại đoạn C3(b), đơn vị cần ghi
nhận ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng Chuẩn mực này lần đầu như là một điều chỉnh đối với
số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại (hoặc yếu tố khác của vốn chủ sở hữu, nếu phù hợp) của kỳ
báo cáo thường niên mà bao gồm ngày áp dụng lần đầu. Theo phương pháp chuyển đổi này, đơn
vị có thể lựa chọn áp dụng hồi tố Chuẩn mực này chỉ với các hợp đồng chưa được hoàn thành
vào ngày áp dụng lần đầu (ví dụ, 1/1/2018 đối với một đơn vị có kỳ kế toán năm kết thúc vào
31/12).

C7A Đơn vị áp dụng hồi tố Chuẩn mực này theo quy định tại đoạn C3(b) có thể sử dụng các cách áp
dụng trong thực tiễn được nêu tại đoạn C5(c), cho hoặc:

(a) tất cả những sửa đổi hợp đồng xảy ra trước thời điểm bắt đầu kỳ kế toán gần nhất được
trình bày; hoặc

(b) tất cả những sửa đổi hợp đồng xảy ra trước ngày áp dụng lần đầu.

Nếu đơn vị sử dụng cách áp dụng trong thực tiễn này, đơn vị phải áp dụng cách đó một cách nhất
quán đối với tất cả các hợp đồng và thuyết minh tất cả những thông tin yêu cầu theo quy định tại
đoạn C6.

C8 Đối với các kỳ báo cáo bao gồm ngày áp dụng lần đầu, đơn vị phải cung cấp thêm cả hai thuyết
minh sau nếu Chuẩn mực này được áp dụng hồi tố theo quy định tại đoạn C3(b):

(a) giá trị mà từng khoản mục trên Báo cáo tài chính bị ảnh hưởng trong kỳ báo cáo hiện tại
do áp dụng Chuẩn mực này, so với IAS 11, IAS 18 và các diễn giải có liên quan có hiệu lực
trước khi thay đổi; và

(b) giải thích lý do cho những thay đổi đáng kể được xác định tại đoạn C8(a).

C8A Đơn vị phải áp dụng hồi tố Bản giải thích cho IFRS 15 (xem đoạn C1B) theo quy định tại IAS 8. Khi
áp dụng hồi tố những sửa đổi đó, đơn vị phải áp dụng những sửa đổi đó như là chúng đã được
bao gồm trong IFRS 15 tại ngày áp dụng lần đầu. Do đó, đơn vị không cần áp dụng những sửa đổi
cho các kỳ báo cáo hoặc cho các hợp đồng mà không áp dụng các quy định của IFRS 15 theo quy
định tại các đoạn C2-C8. Ví dụ, nếu đơn vị chỉ áp dụng IFRS 15 theo quy định tại đoạn C3(b) với
các hợp đồng chưa được hoàn thành vào ngày áp dụng lần đầu, đơn vị không điều chỉnh lại
những hợp đồng đã hoàn thành vào ngày áp dụng lần đầu của IFRS 15 cho các ảnh hưởng của
những sửa đổi trên.

Tham chiếu đến IFRS 9

C9 Nếu đơn vị áp dụng chuẩn mực này nhưng chưa áp dụng IFRS 9 Công cụ tài chính, bất kỳ tham
chiếu nào trong chuẩn mực này đến IFRS 9 phải được hiểu như một tham chiếu đến IAS 39 Công
cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường.

112
Hủy bỏ các chuẩn mực khác

C10 Chuẩn mực này thay thế các chuẩn mực sau:

(a) IAS 11 Hợp đồng xây dựng;

(b) IAS 18 Doanh thu;

(c) IFRIC 13 Chương trình khách hàng trung thành;

(d) IFRIC 15 Thỏa thuận về xây dựng bất động sản;

(e) IFRIC 18 Chuyển giao tài sản từ khách hàng; và

(f) SIC-31 Doanh thu - Các giao dịch hàng đổi hàng liên quan tới dịch vụ quảng cáo.

113
Phụ lục D
Sửa đổi các Chuẩn mực khác

Phần phụ lục này mô tả các sửa đổi đối với các chuẩn mực khác mà IASB thực hiện khi hoàn thiện IFRS 15.
Đơn vị phải áp dụng những sửa đổi này cho kỳ báo cáo thường niên bắt đầu vào hoặc sau ngày 1/1/2018.
Nếu đơn vị áp dụng IFRS 15 cho kỳ sớm hơn, những sửa đổi này phải được áp dụng cho kỳ sớm hơn đó.

*****

Những sửa đổi được đưa vào phụ lục này khi Chuẩn mực này được ban hành vào năm 2014 đã được đưa
vào phần nội dung của các chuẩn mực phù hợp trong ấn bản này.

114
Phê chuẩn của Hội đồng đối với IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng ban hành vào tháng
5/2014

IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng đã được thông qua để ban hành bởi 16 thành viên của Hội
đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc.

Hans Hoogervorst Chủ tịch

Ian Mackintosh Phó chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Martin Edelmann

Jan Engström

Patrick Finnegan

Gary Kabureck

Suzanne Lloyd

Amaro Luiz de Oliveira Gomes

Patricia McConnell

Takatsugu Ochi

Darrel Scott

Chungwoo Suh

Mary Tokar

Wei-Guo Zhang

Prabhakar Kalavacherla đã từng là thành viên của IASB khi hội đồng bỏ phiếu vào tháng 11/2013 để bắt
đầu quy trình bỏ phiếu kín cho IFRS 15. Tuy nhiên, IFRS 15 chỉ được hoàn thiện và sẵn sàng để thông
qua bởi các thành viên của IASB chỉ sau khi ông Kalavacherla đã nghỉ hưu sau khi hoàn thành nhiệm kỳ
của mình vào 31/12/2013.

115
Phê chuẩn của Hội đồng đối với IFRS 15

Phê chuẩn của Hội đồng đối với Ngày có hiệu lực của IFRS 15 ban hành vào tháng 9/2015

Ngày có hiệu lực của IFRS 15 đã được thông qua để xuất bản bởi 14 thành viên của Hội đồng Chuẩn mực
Kế toán Quốc tế.

Hans Hoogervorst Chủ tịch

Ian Mackintosh Phó chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Amaro Luiz De Oliveira Gomes

Martin Edelmann

Patrick Finnegan

Gary Kabureck

Suzanne Lloyd

Takatsugu Ochi

Darrel Scott

Chungwoo Suh

Mary Tokar

Wei-Guo Zhang

116
Phê chuẩn của Hội đồng đối với Bản giải thích của IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
được ban hành vào tháng 4/2016

Bản giải thích của IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng đã được thông qua để ban hành bởi 13
trong số 14 thành viên của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Ông Ochi phản đối. Ý kiến phản đối của
ông Ochi được nêu ra sau phần Các cơ sở của kết luận.

Hans Hoogervorst Chủ tịch

Ian Mackintosh Phó chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Martin Edelmann

Patrick Finnegan

Amaro Gomes

Gary Kabureck

Suzanne Lloyd

Takatsugu Ochi

Darrel Scott

Chungwoo Suh

Mary Tokar

Wei-Guo Zhang

117
IFRS 16
Thuê tài sản

Vào tháng 4/2001, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (Ủy ban) đã thông qua IAS 17 Thuê tài sản, trước
đây đã được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành vào tháng 12/1997. IAS 17 Thuê tài sản thay thế
cho IAS 17 Hạch toán thuê tài sản đã được ban hành vào tháng 9/1982.

Vào tháng 4/2001, IASB đã thông qua SIC-15 Thuê hoạt động - Các ưu đãi, đầu tiên được Ủy ban diễn giải
thường trực (SIC) của IASC ban hành vào tháng 12/1998.

Vào tháng 12/2001, IASB đã ban hành SIC-27 Đánh giá bản chất của giao dịch liên quan đến hình thức pháp
lý của thuê tài sản. SIC-27 đầu tiên được SIC phát triển để đưa ra hướng dẫn về nhiều nội dung, trong đó
có việc xác định liệu một thỏa thuận liên quan đến hình thức pháp lý của thuê tài sản đáp ứng định nghĩa
của thuê tài sản theo IAS 17 hay không.

Vào tháng 12/2003, IASB đã ban hành IAS 17 sửa đổi là một phần của chương trình khởi đầu của các dự
án kỹ thuật của họ.

Vào tháng 12/2004, IASB đã ban hành IFRIC 4 Xác định liệu một thỏa thuận có bao gồm thuê tài sản. Ủy
ban diễn giải đã lập Hướng dẫn đối với xác định liệu giao dịch không có hình thức pháp lý của thuê tài sản
nhưng chuyển giao quyền sử dụng một tài sản để đổi lại một khoản thanh toán hoặc các khoản thanh toán
là, hoặc bao gồm, thuê tài sản cần được hạch toán theo IAS 17.

Vào tháng 1/2016, IASB đã ban hành IFRS 16 Thuê tài sản. IFRS 16 thay thế cho IAS 17, IFRIC 4, SIC-15 và
SIC-27. IFRS 16 quy định nguyên tắc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và công bố thuê tài sản.

Các Chuẩn mực khác đã thực hiện các thay đổi nhỏ là hệ quả của IFRS 16, bao gồm Các thay đổi để Tham
chiếu đến Khung khái niệm trong các chuẩn mực IFRS (được ban hành tháng 3/2018).

118
NỘI DUNG

Từ đoạn

Mục tiêu 1

Phạm vi 3

Ngoại trừ ghi nhận 5

Xác định thuê tài sản 9

Thời hạn thuê 18

Bên thuê 22

Ghi nhận 22

Xác định giá trị 22

Trình bày 47

Công bố 51

Bên cho thuê 61

Phân loại thuê tài sản 61

Thuê tài chính 67

Thuê hoạt động 81

Công bố 89

Giao dịch bán và tái thuê 98

Đánh giá liệu chuyển giao tài sản là một giao dịch bán 99

Phụ lục

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 16 Thuê tài sản (IFRS 16) gồm các đoạn 1–103 và các phụ lục A–
D. Tất cả các đoạn có hiệu lực ngang nhau. Các đoạn được in đậm nêu ra các nguyên tắc chính. Các thuật
ngữ được định nghĩa trong Phụ lục A được in nghiêng khi chúng xuất hiện lần đầu tiên trong Chuẩn mực.
Định nghĩa của những thuật ngữ khác được bao gồm trong Bảng thuật ngữ Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế. Chuẩn mực nên được hiểu trong ngữ cảnh mục tiêu của nó và Cơ sở cho kết luận, Lời nói đầu cho
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và Khung khái niệm cho báo cáo tài chính. IAS 8 Chính sách kế toán,
Thay đổi ước tính kế toán và Sai sót đưa ra cơ sở cho việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nếu
thiếu hướng dẫn rõ ràng.

119
Mục tiêu

1 Chuẩn mực này quy định nguyên tắc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và công bố thuê tài sản.
Mục tiêu là đảm bảo bên thuê và bên cho thuê cung cấp thông tin phù hợp theo cách thức phản
ánh trung thực giao dịch đó. Thông tin này là cơ sở cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh
giá tác động của thuê tài sản đối với tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của
đơn vị.

2 Đơn vị nên cân nhắc thời hạn và điều kiện của hợp đồng và toàn bộ những sự kiện và tình huống
thích hợp khi áp dụng Chuẩn mực này. Đơn vị nên áp dụng nhất quán Chuẩn mực này đối với hợp
đồng có đặc điểm tương tự và trong những tình huống tương tự.

Phạm vi

3 Đơn vị nên áp dụng Chuẩn mực này đối với tất cả thuê tài sản, bao gồm thuê tài sản quyền sử dụng
trong cho thuê lại, ngoại trừ:

(a) thuê tài sản để khai thác hoặc để sử dụng khoáng sản, dầu, khí thiên nhiên và nguồn lực
không thể tái tạo tương tự;

(b) thuê tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 Nông nghiệp mà bên thuê nắm giữ;

(c) thỏa thuận trao quyền dịch vụ trong phạm vi của IFRIC 12 Thỏa thuận trao quyền dịch vụ;

(d) giấy phép tài sản trí tuệ được bên cho thuê cấp trong phạm vi của IFRS 15 Doanh thu từ
hợp đồng với khách hàng; và

(e) quyền được nắm giữa bởi bên thuê theo thỏa thuận cấp phép trong phạm vi của IAS 38
Tài sản vô hình cho các mục như phim hình ảnh động, bản ghi hình, vở kịch, bản thảo,
bằng sáng chế, và quyền tác giả.

4 Bên thuê có thể, nhưng không bắt buộc, áp dụng Chuẩn mực này đối với thuê tài sản vô hình khác
với loại tài sản được mô tả trong đoạn 3(e).

Ngoại trừ ghi nhận (đoạn B3-B8)

5 Bên thuê có thể chọn không áp dụng yêu cầu trong đoạn 22-49 đối với:

(a) thuê ngắn hạn; và

(b) thuê tài sản mà tài sản cơ sở có giá trị thấp (như được mô tả trong các đoạn B3-B8).

6 Nếu bên thuê chọn không áp dụng các yêu cầu trong đoạn 22-49 cho thuê tài sản hoặc là ngắn hạn
hoặc có giá trị thấp, bên thuê cần ghi nhận các khoản thanh toán tiền thuê gắn kèm với thuê tài
sản đó là chi phí theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê hoặc theo cơ sở có hệ

120
thống khác. Bên thuê cần áp dụng cơ sở có hệ thống khác nếu cơ sở đó đại diện hơn cho cách thức
thu được lợi ích của bên thuê.

7 Nếu bên thuê hạch toán thuê tài sản ngắn hạn theo đoạn 6, bên thuê cần cân nhắc thuê tài sản là
khoản thuê tài sản mới cho mục đích của Chuẩn mực này nếu:

(a) có sửa đổi thuê tài sản; hoặc

(b) có bất kỳ thay đổi nào về thời hạn thuê (ví dụ, bên thuê thực hiện một quyền chọn trước
đây không được bao gồm trong xác định thời hạn thuê).

8 Xếp loại là thuê tài sản ngắn hạn cần được thực hiện cho nhóm tài sản cơ sở có quyền sử dụng liên
quan. Một nhóm tài sản cơ sở là một tập hợp các tài sản cơ sở có bản chất và sử dụng tương tự
nhau trong hoạt động của đơn vị. Xếp loại thuê tài sản đối với tài sản cơ sở có giá trị thấp có thể
được thực hiện trên cơ sở từng thuê tài sản.

Xác định thuê tài sản (đoạn B9-B33)

9 Tại thời điểm bắt đầu của hợp đồng, đơn vị cần đánh giá liệu hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê
tài sản. Hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản nếu hợp đồng chuyển giao quyền kiểm soát
việc sử dụng tài sản xác định trong một khoảng thời gian để nhận được khoản tiền thuê. Đoạn
B9-B31 đưa ra hướng dẫn về việc đánh giá liệu hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản.

10 Một khoảng thời gian có thể được thể hiện bằng số lượng sử dụng của tài sản xác định (ví dụ, số
lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra khi sử dụng thiết bị).

11 Đơn vị cần đánh giá lại liệu hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản chỉ khi thời hạn và điều kiện
của hợp đồng được thay đổi.

Tách biệt các cấu phần của hợp đồng

12 Đối với hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản, đơn vị cần hạch toán mỗi cấu phần thuê tài sản
trong hợp đồng là thuê tài sản tách biệt với các cấu phần không phải là thuê tài sản, trừ khi đơn vị
áp dụng phương diện thực tế trong đoạn 15. Đoạn B32-B33 đưa ra hướng dẫn về việc tách biệt
các cấu phần của hợp đồng.

Bên thuê

13 Đối với hợp đồng bao gồm cấu phần thuê tài sản và một hoặc nhiều cấu phần thuê tài sản hoặc
không phải thuê tài sản bổ sung, bên thuê nên phân bổ khoản tiền thuê trong hợp đồng cho mỗi
cấu phần thuê tài sản trên cơ sở giá độc lập tương đối của cấu phần thuê tài sản và tổng giá độc
lập của các cấu phần không phải thuê tài sản.

14 Giá độc lập tương đối của cấu phần thuê tài sản và không phải thuê tài sản cần được xác định trên
cơ sở giá của bên cho thuê, hoặc một nhà cung cấp tương tự, sẽ tính cho đơn vị đối với cấu phần

121
đó, hoặc cho cấu phần tương tự, một cách riêng biệt. Nếu giá độc lập có thể quan sát được không
sẵn có, bên thuê cần ước tính giá độc lập, tối đa hóa việc sử dụng thông tin có thể quan sát được.

15 Một phương diện thực tế là khi bên thuê có thể lựa chọn, theo nhóm tài sản cơ sở, không tách
biệt cấu phần không phải thuê tài sản với cấu phần thuê tài sản, và vì thế hạch toán cấu phần thuê
tài sản và cấu phần không thuê tài sản kèm theo là một cấu phần thuê tài sản đơn lẻ. Bên thuê
không được áp dụng phương diện thực tế này cho các công cụ phái sinh đính kèm đáp ứng được
các tiêu chí trong đoạn 4.3.3 của IFRS 9 Công cụ tài chính.

16 Trừ khi áp dụng phương diện thực tế trong đoạn 15, bên thuê cần hạch toán cấu phần không phải
thuê tài sản theo Chuẩn mực có thể áp dụng khác.

Bên cho thuê

17 Đối với hợp đồng có chứa cấu phần thuê tài sản và một hay nhiều cấu phần bổ sung là thuê tài sản
hoặc không phải thuê tài sản, bên cho thuê cần phân bổ khoản thanh toán tiền cho thuê trong hợp
đồng áp dụng đoạn 73-90 của IFRS 15.

Thời hạn thuê (đoạn B34-B41)

18 Đơn vị cần xác định thời hạn thuê là thời hạn không thể hủy ngang của thuê tài sản, cùng với:

(a) thời hạn gắn liền với quyền chọn gia hạn hợp đồng thuê nếu bên thuê chắc chắn thực
hiện quyền chọn đó; và

(b) thời hạn gắn liền với quyền chọn để chấm dứt thuê tài sản nếu bên thuê chắc chắn
không thực hiện quyền chọn đó.

19 Khi đánh giá liệu bên thuê bên thuê có chắc chắn thực hiện quyền chọn gia hạn thuê tài sản, hoặc
không thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản, đơn vị cần cân nhắc tất cả các yếu tố và tình
huống có liên quan tạo nên lợi ích kinh tế cho bên thuê thực hiện quyền chọn gia hạn thuê tài sản,
hoặc không thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản như được mô tả trong đoạn B37-B40.

20 Bên thuê cần đánh giá liệu họ chắc chắn thực hiện quyền chọn gia hạn thuê tài sản, hoặc không
thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản, khi xuất hiện sự kiện quan trọng hoặc thay đổi quan
trọng trong các tình huống:

(a) trong tầm kiểm soát của bên thuê; và

(b) tác động đến việc liệu bên thuê chắc chắn thực hiện quyền chọn không được bao gồm
trước đó trong xác định thời hạn thuê, hoặc không thực hiện quyền chọn được bao gồm
trước đó trong xác định thời hạn thuê (như được mô tả trong đoạn B41).

21 Đơn vị cần điều chỉnh thời hạn thuê nếu có thay đổi trong thời hạn không hủy ngang của thuê tài
sản. Ví dụ, thời hạn không hủy ngang của thuê tài sản sẽ thay đổi nếu:

122
(a) bên thuê thực hiện quyền chọn không được bao gồm trước đó trong xác định thời hạn thuê;

(b) bên thuê không thực hiện quyền chọn được bao gồm trước đó trong xác định thời hạn thuê;

(c) sự kiện xảy ra ràng buộc về hợp đồng đối với bên thuê để thực hiện quyền chọn không
được bao gồm trước đó trong xác định thời hạn thuê; hoặc

(d) sự kiện xảy ra ngăn cản về hợp đồng đối với bên thuê thực hiện quyền chọn được bao gồm
trước đó xác định thời hạn thuê.

Bên thuê

Ghi nhận

22. Vào ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần ghi nhận tài sản quyền sử dụng
và khoản nợ phải trả thuê tài sản.

Xác định giá trị

Xác định giá trị ban đầu

Xác định giá trị ban đầu của tài sản quyền sử dụng

23 Vào ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần xác định giá trị tài sản quyền sử dụng theo
giá gốc.

24 Giá gốc của tài sản quyền sử dụng cần bao gồm:

(a) giá trị xác định ban đầu cho nợ phải trả thuê tài sản, như được mô tả tại đoạn 26;

(b) bất kỳ khoản thanh toán tiền thuê được trả tại ngày hoặc trước ngày tài sản thuê sẵn sàng
sử dụng, trừ đi bất kỳ ưu đãi thuê tài sản nào nhận được;

(c) bất kỳ chi phí trực tiếp ban đầu nào mà bên thuê chịu; và

(d) ước tính về chi phí mà bên thuê chịu do việc tháo dỡ và loại bỏ tài sản cơ sở, phục hồi mặt
bằng của tài sản hoặc phục hồi tài sản cơ sở về tình trạng cần thiết theo điều khoản và điều
kiện của thuê tài sản, trừ khi chi phí này phát sinh để sản xuất hàng tồn kho. Bên thuê phát
sinh nghĩa vụ đối với chi phí đó tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng hoặc là hệ quả của
việc sử dụng tài sản cơ sở trong một giai đoạn cụ thể.

25 Bên thuê cần ghi nhận chi phí được mô tả trong đoạn 24(d) là một phần của giá gốc tài sản quyền
sử dụng khi bên thuê phát sinh nghĩa vụ đối với chi phí này. Bên thuê áp dụng IAS 2 Hàng tồn kho
đối với chi phí phát sinh trong một kỳ cụ thể là hệ quả của việc sử dụng tài sản quyền sử dụng để
sản xuất hàng tồn kho trong kỳ đó. Nghĩa vụ đối với chi phí này được hạch toán theo Chuẩn mực
này hoặc theo IAS 2 được ghi nhận và xác định giá trị theo IAS 37 Khoản dự phòng, nợ tiềm tàng
và tài sản tiềm tàng.

123
Xác định giá trị ban đầu của nợ phải trả thuê tài sản

26 Tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản
bằng giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê chưa được trả vào ngày đó. Các khoản
thanh toán tiền thuê cần được chiết khấu sử dụng lãi suất ngầm định trong thuê tài sản, nếu lãi
suất đó có thể sẵn sàng được xác định. Nếu lãi suất đó không thể sẵn sàng được xác định, bên
thuê nên sử dụng lãi suất tương đương đi vay của bên thuê.

27 Vào ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, khoản thanh toán tiền thuê được tính trong xác định giá
trị nợ phải trả thuê tài sản bao gồm các khoản thanh toán dưới đây đối với quyền sử dụng tài sản
cơ sở trong thời hạn thuê chưa được trả vào ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng:

(a) khoản thanh toán cố định (bao gồm khoản thanh toán cố định về bản chất như được mô tả
trong đoạn B42), trừ đi bất kỳ khoản phải thu nào từ ưu đãi thuê tài sản;

(b) khoản thanh toán tiền thuê khả biến phụ thuộc vào chỉ số hoặc lãi suất, được xác định giá
trị ban đầu sử dụng chỉ số hoặc lãi suất tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng (như được mô
tả trong đoạn 28);

(c) giá trị dự kiến bên thuê phải trả theo bảo lãnh cho giá trị còn lại;

(d) giá thực hiện của quyền chọn mua nếu bên thuê chắc chắn sẽ thực hiện quyền chọn đó
(được đánh giá có xem xét đến các yếu tố được mô tả trong đoạn B37–B40); và

(e) khoản thanh toán cho các khoản phạt vì chấm dứt thuê tài sản, nếu điều khoản thuê phản
ánh việc bên thuê thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản.

28 Khoản thanh toán tiền thuê khả biến phụ thuộc vào chỉ số hoặc lãi suất được mô tả trong đoạn
27(b) bao gồm, ví dụ, khoản thanh toán gắn với chỉ số giá tiêu dùng, khoản thanh toán gắn với lãi
suất chuẩn (chẳng hạn như LIBOR) hoặc khoản thanh toán biến đổi để phản ánh những biến động
về đơn giá thuê trên thị trường.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của tài sản quyền sử dụng

29 Sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần xác định giá trị tài sản quyền sử dụng theo
mô hình giá gốc, trừ khi bên thuê áp dụng một trong các mô hình xác định giá trị được mô tả
trong đoạn 34 và 35.

Mô hình giá gốc

30 Để áp dụng mô hình giá gốc, bên thuê phải xác định giá trị tài sản quyền sử dụng theo giá gốc:

(a) trừ đi bất kỳ khấu hao lũy kế và khoản lỗ do suy giảm giá trị lũy kế nào; và

124
(b) điều chỉnh cho bất kỳ xác định lại giá trị của nợ phải trả thuê tài sản nào được mô tả trong
đoạn 36(c).

31 Bên thuê cần áp dụng yêu cầu về khấu hao trong IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong
việc khấu hao tài sản quyền sử dụng, theo yêu cầu trong đoạn 32.

32 Nếu hợp đồng thuê tài sản chuyển giao quyền sở hữu tài sản cơ sở sang bên thuê vào cuối thời
hạn thuê hoặc nếu giá gốc tài sản quyền sử dụng phản ảnh rằng bên thuê sẽ thực hiện quyền chọn
mua, bên thuê cần khấu hao tài sản quyền sử dụng từ ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng đến khi
kết thúc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cơ sở. Nếu không, bên thuê cần khấu hao tài sản
quyền sử dụng từ ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng đến ngày sớm hơn giữa thời điểm kết thúc
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cơ sở hoặc khi kết thúc thời hạn thuê.

33 Bên thuê cần áp dụng IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản để xác định liệu tài sản quyền sử dụng có bị
suy giảm giá trị và ghi nhận đối với bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị nào được xác định.

Mô hình xác định giá trị khác

34 Nếu bên thuê áp dụng mô hình giá trị hợp lý theo IAS 40 Bất động sản đầu tư đối với bất động sản
đầu tư, bên thuê cũng phải áp dụng mô hình giá trị hợp lý đó đối với tài sản quyền sử dụng đáp
ứng định nghĩa của bất động sản đầu tư trong IAS 40.

35 Nếu tài sản quyền sử dụng liên quan đến một nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị mà bên
thuê áp dụng mô hình đánh giá lại trong IAS 16 đối với các tài sản này, bên thuê có thể chọn áp
dụng mô hình đánh giá lại đối với tất cả tài sản quyền sử dụng liên quan đến nhóm bất động sản,
nhà xưởng và thiết bị đó.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của nợ phải trả thuê tài sản

36 Sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê phải xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản
bằng cách:

(a) tăng giá trị ghi sổ để phản ánh tiền lãi tính trên nợ phải trả thuê tài sản;

(b) giảm giá trị ghi sổ để phản ánh các khoản thanh toán tiền thuê đã trả; và

(c) đánh giá lại giá trị ghi sổ để phản ảnh bất kỳ việc đánh giá lại hoặc sửa đổi thuê tài sản
được quy định trong đoạn 39-46, hoặc để phản ánh khoản thanh toán tiền thuê có bản
chất cố định được điều chỉnh (xem đoạn B42).

37 Tiền lãi tính trên nợ phải trả thuê tài sản của mỗi kỳ trong suốt thời hạn thuê phải là số tiền tạo
nên lãi suất định kỳ cố định trên số dư còn lại của nợ phải trả thuê tài sản. Lãi suất định kỳ là lãi
suất chiết khấu được mô tả trong đoạn 26, hoặc, nếu áp dụng, lãi suất chiết khấu được điều chỉnh
mô tả trong đoạn 41, đoạn 43 hoặc đoạn 45(c).

125
38 Sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần ghi nhận vào lãi hoặc lỗ, trừ khi chi phí được
tính vào giá trị ghi sổ của tài sản khác áp dụng Chuẩn mực khác, cả hai khoản sau:

(a) tiền lãi trên nợ phải trả thuê tài sản; và

(b) khoản thanh toán tiền thuê khả biến không được bao gồm trong xác định giá trị của nợ phải
trả thuê tài sản trong kỳ có sự kiện hoặc điều kiện làm phát sinh các khoản thanh toán đó.

Đánh giá lại nợ phải trả thuê tài sản

39 Sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê cần áp dụng đoạn 40-43 để xác định lại giá trị nợ
phải trả thuê tài sản để phản ánh thay đổi của khoản thanh toán tiền thuê. Bên thuê cần ghi nhận
giá trị xác định lại của nợ phải trả thuê tài sản là một khoản điều chỉnh cho tài sản quyền sử dụng.
Tuy nhiên, nếu giá trị ghi sổ của tài sản quyền sử dụng được giảm xuống còn bằng không và có xác
định giá trị giảm thêm của nợ phải trả thuê tài sản, bên thuê phải ghi nhận giá trị còn lại bất kỳ khi
xác định lại giá trị vào lãi hoặc lỗ.

40 Bên thuê cần xác định lại giá trị nợ phải trả thuê tài sản bằng cách chiết khấu các khoản thanh toán
tiền thuê điều chỉnh sử dụng lãi suất chiết khấu điều chỉnh nếu hoặc:

(a) có sự thay đổi về thời hạn thuê, như được mô tả trong đoạn 20-21. Bên thuê phải xác định
khoản thanh toán tiền thuê điều chỉnh trên cơ sở thời hạn thuê điều chỉnh; hoặc

(b) có sự thay đổi trong đánh giá quyền chọn mua tài sản cơ sở, đánh giá cân nhắc đến các sự
kiện và tình huống được mô tả trong đoạn 20-21 trong bối cảnh của quyền chọn mua. Bên
thuê cần xác định khoản thanh toán tiền thuê điều chỉnh để phản ánh thay đổi trong khoản
phải trả theo quyền chọn mua.

41 Khi áp dụng đoạn 40, bên thuê cần xác định lãi suất chiết khấu điều chỉnh là lãi suất ngầm định
trong thuê tài sản trong thời hạn thuê còn lại, nếu lãi suất đó có thể được xác định dễ dàng, hoặc
là lãi suất đi vay tương đương của bên thuê tại ngày đánh giá lại, nếu lãi suất ngầm định không thể
xác định được dễ dàng.

42 Bên thuê cần xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản bằng cách chiết khấu khoản thanh toán tiền
thuê điều chỉnh nếu hoặc:

(a) có sự thay đổi trong khoản dự tính phải trả trong bảo lãnh cho giá trị còn lại. Bên thuê cần
xác định khoản thanh toán tiền thuê điều chỉnh để phản ánh thay đổi trong khoản dự tính
phải trả trong bảo lãnh cho giá trị còn lại.

(b) có sự thay đổi trong khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai bắt nguồn từ sự thay đổi
trong chỉ số hoặc lãi suất sử dụng để xác định khoản thanh toán đó, ví dụ bao gồm thay đổi
để phản ánh thay đổi đơn giá thuê thị trường sau đợt xem xét giá thuê thị trường. Bên thuê
cần xác định lại giá trị nợ phải trả thuê tài sản để phản ánh khoản thanh toán tiền thuê điều

126
chỉnh chỉ khi có thay đổi dòng tiền (nghĩa là khi điều chỉnh khoản thanh toán tiền thuê có
hiệu lực). Bên thuê cần xác định khoản thanh toán tiền thuê sửa đổi đối với thời hạn thuê
còn lại dựa trên khoản thanh toán theo hợp đồng được sửa đổi.

43 Khi áp dụng đoạn 42, bên thuê cần sử dụng lãi suất chiết khấu không thay đổi trừ khi thay đổi
khoản thanh toán tiền thuê bắt nguồn từ sự thay đổi của lãi suất thả nổi. Trong trường hợp đó,
bên thuê cần dùng lãi suất chiết khấu sửa đổi phản ánh thay đổi về lãi suất.

Sửa đổi thuê tài sản

44 Bên thuê cần hạch toán sửa đổi thuê tài sản là thuê tài sản riêng biệt nếu đồng thời:

(a) sự thay đổi tăng phạm vi của thuê tài sản bằng cách thêm quyền để sử dụng một hay nhiều
tài sản cơ sở; và

(b) khoản thanh toán thuê tài sản tăng một giá trị tương ứng với giá độc lập của phạm vi thuê
tăng lên và bất kỳ điều chỉnh phù hợp đối với giá độc lập đó để phản ánh tình huống của
hợp đồng cụ thể.

45 Đối với sửa đổi thuê tài sản không được hạch toán là thuê tài sản riêng biệt, vào ngày có hiệu lực
của sửa đổi thuê tài sản, bên thuê cần:

(a) phân bổ khoản thanh toán trong hợp đồng sửa đổi theo đoạn 13-16;

(b) xác định thời hạn thuê của thuê tài sản sửa đổi theo đoạn 18-19; và

(c) xác định lại giá trị nợ phải trả thuê tài sản bằng cách chiết khấu khoản thanh toán tiền thuê
điều chỉnh sử dụng lãi suất chiết khấu điều chỉnh. Lãi suất chiết khấu điều chỉnh được xác
định là lãi suất ngầm định trong thuê tài sản trong thời hạn thuê còn lại, hoặc là lãi suất đi
vay tương đương của bên thuê tại ngày sửa đổi có hiệu lực, nếu lãi suất ngầm định trong
thuê tài sản không thể được xác định dễ dàng.

46 Đối với sửa đổi thuê tài sản không được hạch toán là thuê tài sản riêng biệt, bên thuê cần hạch
toán xác định lại nợ phải trả thuê tài sản bằng cách:

(a) giảm giá trị ghi sổ của tài sản quyền sử dụng để phản ánh việc chấm dứt một phần hoặc
toàn bộ thuê tài sản đối với sửa đổi thuê tài sản làm giảm phạm vi thuê tài sản. Bên thuê
cần ghi nhận vào lãi hoặc lỗ bất kỳ thu nhập hoặc lỗ nào liên quan đến việc chấm dứt một
phần hoặc toàn bộ thuê tài sản.

(b) thực hiện điều chỉnh tương ứng đối với tài sản quyền sử dụng cho tất cả các sửa đổi khác
của thuê tài sản.

Trình bày

47 Bên thuê cần trình bày trong báo cáo tình hình tài chính, hoặc công bố trong thuyết minh:

127
(a) tài sản quyền sử dụng tách biệt với tài sản khác. Nếu bên thuê không trình bày tài sản quyền
sử dụng tách biệt trong báo cáo tình hình tài chính, bên thuê cần:

(i) bao gồm tài sản quyền sử dụng trong cùng khoản mục mà tài sản cơ sở tương ứng sẽ
được trình bày nếu chúng được bên thuê sở hữu; và

(ii) công bố khoản mục nào trong báo cáo tình hình tài chính bao gồm tài sản quyền sử
dụng đó.

(b) khoản nợ phải trả thuê tài sản riêng biệt với khoản nợ phải trả khác. Nếu bên thuê không
trình bày khoản nợ phải trả thuê tài sản riêng biệt trong báo cáo tình hình tài chính, bên
thuê cần công bố khoản mục nào trong báo cáo tình hình tài chính bao gồm khoản nợ phải
trả đó.

48 Yêu cầu trong đoạn 47(a) không áp dụng cho tài sản quyền sử dụng đáp ứng định nghĩa của bất
động sản đầu tư, những tài sản này sẽ được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính là bất động
sản đầu tư.

49 Trong báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, bên thuê cần trình bày chi phí lãi vay tính
trên nợ phải trả thuê tài sản riêng biệt với chi phí khấu hao tài sản quyền sử dụng. Chi phí lãi vay
trên nợ phải trả thuê tài sản là một cấu phần của chi phí tài chính mà đoạn 82(b) của IAS 1 Trình
bày báo cáo tài chính yêu cầu phải trình bày riêng biệt trong báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn
diện khác.

50 Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bên thuê cần phân loại:

(a) khoản tiền thanh toán cho phần gốc của nợ phải trả thuê tài sản vào dòng tiền hoạt
động tài trợ vốn;

(b) khoản tiền thanh toán cho phần lãi vay của nợ phải trả thuê tài sản theo yêu cầu của
IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào tiền lãi đã trả; và

(c) khoản thanh toán tiền thuê ngắn hạn, khoản thanh toán đối với thuê tài sản có giá
trị thấp và khoản thanh toán tiền thuê khả biến không bao gồm trong xác định giá
trị nợ phải trả thuê tài sản vào dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Công bố

51 Mục tiêu của công bố là để bên thuê công bố thông tin trong thuyết minh, cùng với thông tin
được cung cấp trong báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lãi hoặc lỗ và báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, làm cơ sở cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tác động của thuê tài sản lên tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của bên thuê. Đoạn 52-60 chỉ ra yêu cầu để đáp
ứng mục tiêu này như thế nào.

128
52 Bên thuê cần công bố thông tin về thuê tài sản trong thuyết minh riêng hoặc phần riêng biệt trong
báo cáo tài chính. Tuy nhiên, bên thuê không cần lặp lại thông tin đã được trình bày đâu đó trong
báo cáo tài chính, với điều kiện là thông tin được liên kết bằng cách tham chiếu chéo trong thuyết
minh riêng hoặc phần riêng biệt về thuê tài sản.

53 Bên thuê cần công bố các khoản sau cho kỳ báo cáo:

(a) chi phí khấu hao cho các tài sản quyền sử dụng theo nhóm tài sản cơ sở;

(b) chi phí lãi vay trên khoản nợ phải trả thuê tài sản;

(c) chi phí liên quan đến thuê tài sản ngắn hạn được hạch toán theo đoạn 6. Chi phí này không
cần bao gồm chi phí liên quan đến thuê tài sản với thời hạn thuê không quá một tháng;

(d) chi phí liên quan đến các thuê tài sản có giá trị thấp được hạch toán áp dụng đoạn 6. Chi
phí này không cần bao gồm chi phí liên quan đến các thuê tài sản ngắn hạn của các tài sản
có giá trị thấp bao gồm trong đoạn 53(c);

(e) chi phí liên quan đến thanh toán tiền thuê khả biến không được bao gồm trong xác định
giá trị của khoản nợ phải trả thuê tài sản;

(f) thu nhập từ cho thuê lại tài sản đối với tài sản quyền sử dụng;

(g) tổng dòng tiền chi ra để thanh toán thuê tài sản;

(h) phát sinh thêm tài sản quyền sử dụng;

(i) khoản thu nhập hoặc khoản lỗ phát sinh từ giao dịch bán và tái thuê tài sản; và

(j) giá trị ghi sổ của tài sản quyền sử dụng vào cuối kỳ báo cáo theo nhóm tài sản cơ sở.

54 Bên thuê cần cung cấp các công bố cụ thể trong đoạn 53 dưới định dạng bảng, trừ khi hình thức
khác phù hợp hơn. Giá trị được công bố cần bao gồm chi phí mà bên thuê đã gộp trong giá trị ghi
sổ của tài sản khác trong kỳ báo cáo.

55 Bên thuê cần công bố giá trị cam kết thuê tài sản đối với thuê tài sản ngắn hạn được hạch toán
theo đoạn 6 nếu danh mục thuê tài sản ngắn hạn mà họ cam kết vào cuối kỳ báo cáo khác với danh
mục thuê tài sản ngắn hạn có chi phí thuê được công bố theo đoạn 53(c) liên quan.

56 Nếu tài sản quyền sử dụng thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư, bên thuê cần áp dụng yêu
cầu công bố trong IAS 40. Trong trường hợp đó, bên thuê không phải cung cấp công bố trong đoạn
53(a), (f), (h) hoặc (j) đối với tài sản quyền sử dụng đó.

57 Nếu bên thuê xác định giá trị tài sản quyền sử dụng theo giá trị đánh giá lại theo IAS 16, bên thuê
cần công bố thông tin theo yêu cầu trong đoạn 77 của IAS 16 đối với tài sản quyền sử dụng đó.

129
58 Bên thuê cần công bố bản phân tích kỳ hạn của khoản nợ phải trả thuê tài sản theo đoạn 39 và
B11 của IFRS 7 Các công cụ tài chính: Công bố riêng biệt với phân tích kỳ hạn của nợ phải trả tài
chính khác.

59 Bên cạnh công bố được yêu cầu trong đoạn 53-58, bên thuê cần công bố thông tin định tính và
định lượng bổ sung về hoạt động thuê tài sản cần thiết để đáp ứng mục tiêu công bố trong đoạn
51 (như được mô tả trong đoạn B48). Thông tin bổ sung này có thể bao gồm, nhưng không giới
hạn, thông tin giúp những người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá:

(a) bản chất hoạt động thuê tài sản của bên thuê;

(b) dòng tiền chi ra trong tương lai mà bên thuê có thể phải chi ra không được phản ánh trong
xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản. Bao gồm các khoản phát sinh từ:

(i) khoản thanh toán tiền thuê khả biến (như được mô tả trong đoạn B49);

(ii) quyền chọn gia hạn và quyền chọn chấm dứt (như được mô tả trong đoạn B50);

(iii) bảo lãnh cho giá trị còn lại (như được mô tả trong đoạn B51); và

(iv) thuê tài sản chưa bắt đầu mà bên thuê được cam kết.

(c) giới hạn hoặc điều khoản thuê tài sản; và

(d) giao dịch bán và tái thuê tài sản (như được mô tả trong đoạn B52).

60 Bên thuê hạch toán thuê tài sản ngắn hạn hoặc thuê tài sản có giá trị thấp theo đoạn 6 cần công
bố sự kiện đó.

Bên cho thuê

Phân loại thuê tài sản (đoạn B53-B58)

61 Bên cho thuê cần phân loại từng thuê tài sản của mình là thuê hoạt động hoặc thuê tài chính.

62 Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu có sự chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và
lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cơ sở. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu
không có sự chuyển giao đáng kể tất cả rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cơ sở.

63 Phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phụ thuộc vào bản chất của giao dịch
hơn là hình thức hợp đồng. Ví dụ về tình huống đơn lẻ hoặc kết hợp thường dẫn đến thuê tài sản
được phân loại là thuê tài chính như sau:

(a) thuê tài sản chuyển giao quyền sở hữu tài sản cơ sở cho bên thuê vào cuối thời hạn thuê;

(b) bên thuê có quyền chọn mua tài sản cơ sở ở mức giá dự kiến thấp hơn đáng kể giá trị hợp
lý tại ngày mà quyền chọn có thể được thực hiện để mức giá trở nên tương đối chắc chắn,
tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, quyền chọn sẽ được thực hiện.
130
(c) thời hạn thuê chiếm phần lớn tuổi thọ kinh tế của tài sản cơ sở ngay cả khi quyền sở hữu
không được chuyển giao;

(d) tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê có giá
trị ít nhất chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản cơ sở; và

(e) tài sản cơ sở có bản chất đặc thù mà chỉ có bên thuê có thể sử dụng nó mà không cần sửa
đổi lớn.

64 Dấu hiệu của trường hợp đơn lẻ hoặc kết hợp thường dẫn đến thuê tài sản được phân loại là thuê
tài chính như sau:

(a) nếu bên thuê có thể hủy bỏ hợp đồng thuê tài sản, bên thuê chịu trách nhiệm bồi thường
cho bên cho thuê về khoản thiệt hại phát sinh từ việc hủy bỏ đó;

(b) khoản thu nhập hoặc khoản tổn thất do biến động giá trị hợp lý của giá trị còn lại thuộc về
bên thuê (ví dụ, dưới dạng một khoản giảm giá thuê bằng với hầu hết số tiền thu được từ
việc bán tài sản khi kết thúc thuê tài sản); và

(c) bên thuê có khả năng tiếp tục thuê tài sản trong thời hạn tiếp theo ở mức giá thuê thấp
hơn đáng kể giá thị trường.

65 Ví dụ và dấu hiệu trong đoạn 63-64 không phải luôn bao gồm toàn bộ các trường hợp. Nếu đặc
điểm khác chỉ rõ thuê tài sản không chuyển giao đáng kể tất cả rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở
hữu tài sản cơ sở, thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động. Ví dụ trường hợp nếu quyền sở
hữu tài sản cơ sở chuyển giao vào cuối thời hạn thuê tài sản đổi lấy một khoản thanh toán khả
biến bằng với giá trị hợp lý của nó, hoặc nếu có khoản thanh toán tiền thuê khả biến, dẫn tới bên
cho thuê không chuyển giao đáng kể tất cả rủi ro và lợi ích.

66 Phân loại thuê tài sản được thực hiện tại ngày bắt đầu của giao dịch thuê và chỉ được đánh giá lại
khi có sửa đổi thuê tài sản. Thay đổi ước tính (ví dụ, thay đổi trong ước tính tuổi thọ kinh tế hoặc
giá trị còn lại của tài sản cơ sở), hoặc thay đổi tình huống (ví dụ, bên thuê phá sản), không dẫn đến
sự phân loại mới của thuê tài sản cho mục đích kế toán.

Thuê tài chính

Ghi nhận và xác định giá trị

67 Vào ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên cho thuê cần ghi nhận tài sản nắm giữ theo thuê
tài chính trong báo cáo tình hình tài chính và trình bày chúng như là khoản phải thu với giá trị
bằng đầu tư thuần trong thuê tài sản.

Xác định giá trị ban đầu

131
68 Bên cho thuê cần sử dụng lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê để xác định giá trị khoản đầu
tư thuần trong thuê tài sản. Trong trường hợp cho thuê lại tài sản, nếu lãi suất ngầm định trong
cho thuê lại tài sản không thể dễ dàng xác định, bên cho thuê trung gian có thể sử dụng lãi suất
chiết khấu được sử dụng trong thuê tài sản chính (điều chỉnh cho bất kỳ chi phí trực tiếp ban đầu
nào liên quan đến cho thuê lại tài sản) để xác định giá trị khoản đầu tư thuần trong cho thuê lại tài
sản.

69 Chi phí trực tiếp ban đầu, ngoại trừ chi phí do bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý chịu, được
bao gồm trong xác định giá trị ban đầu của khoản đầu tư thuần trong thuê tài sản và làm giảm thu
nhập được ghi nhận trong suốt thời hạn thuê. Lãi suất ngầm định trong thuê tài sản được định
nghĩa theo cách chi phí trực tiếp ban đầu được tự động bao gồm trong khoản đầu tư thuần trong
thuê tài sản; không cần thiết thêm chúng vào một cách riêng rẽ.

Xác định giá trị ban đầu của khoản thanh toán tiền thuê được bao gồm trong đầu tư thuần trong thuê
tài sản

70 Tại ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, khoản thanh toán tiền thuê được bao gồm trong
xác định giá trị đầu tư thuần trong thuê tài sản bao gồm các khoản thanh toán sau đây cho quyền
sử dụng tài sản cơ sở trong suốt thời hạn thuê mà không được trả tại ngày tài sản thuê sẵn sàng
sử dụng:

(a) khoản thanh toán cố định (bao gồm khoản thanh toán cố định về bản chất như được mô tả
trong đoạn B42), trừ đi bất kỳ khoản phải trả ưu đãi thuê tài sản;

(b) khoản thanh toán tiền thuê khả biến phụ thuộc vào chỉ số hoặc lãi suất, ban đầu được xác
định áp dụng chỉ số hoặc lãi suất tại ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng;

(c) bất kỳ khoản bảo lãnh cho giá trị còn lại được trả cho bên cho thuê từ bên thuê, bên có liên
quan với bên thuê hoặc bên thứ ba không có liên quan đến bên cho thuê và bên này có khả
năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

(d) giá thực hiện quyền chọn mua nếu bên thuê chắc chắn thực hiện quyền chọn đó (đánh giá
có cân nhắc đến yếu tố được mô tả trong đoạn B37); và

(e) thanh toán cho khoản phạt do chấm dứt thuê tài sản, nếu thời hạn thuê phản ánh bên thuê
thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản.

Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý

71 Tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý phải ghi nhận đối
với cho thuê tài chính của mình khoản mục sau:

(a) doanh thu là giá trị thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản cơ sở và giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê thuộc về bên cho thuê, được chiết khấu theo lãi suất thị trường;

132
(b) giá vốn hàng bán là giá gốc, hoặc giá trị ghi sổ nếu có khác biệt, của tài sản cơ sở trừ đi giá
trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo; và

(c) lãi hoặc lỗ bán (là khoản chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn) theo chính sách kế toán áp
dụng IFRS 15 về bán hoàn toàn tài sản. Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý cần ghi
nhận lãi hoặc lỗ bán đối với cho thuê tài chính vào ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử
dụng, bất kể việc bên cho thuê có chuyển giao tài sản cơ sở hay không như mô tả trong
IFRS 15.

72 Nhà sản xuất hoặc đại lý thường đề nghị khách hàng lựa chọn mua hoặc thuê tài sản. Thuê tài
chính tài sản từ bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý làm phát sinh lãi hoặc lỗ tương đương với
lãi hoặc lỗ phát sinh từ một vụ bán hoàn toàn tài sản cơ sở, theo giá bán thông thường, phản ánh
bất kỳ khoản chiết khấu thương mại hoặc theo số lượng áp dụng.

73 Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý đôi khi báo giá mức lãi suất danh nghĩa thấp hơn thực tế
để thu hút các khách hàng. Sử dụng lãi suất như vậy sẽ dẫn đến việc bên cho thuê ghi nhận quá
cao phần lãi trên tổng thu nhập từ giao dịch vào ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng. Nếu
báo giá mức lãi suất danh nghĩa thấp hơn thực tế, bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý phải
ghi nhận khoản lãi bán tài sản chỉ ở mức sẽ thu được nếu áp dụng lãi suất thị trường.

74 Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý cần ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi hoặc lỗ chi phí
phát sinh liên quan đến việc có được thuê tài chính vào ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng
bởi vì chúng chủ yếu liên quan đến việc kiếm được lợi nhuận từ bán tài sản của nhà sản xuất hoặc
đại lý. Chi phí phát sinh bởi bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý liên quan đến việc có được
thuê tài chính được loại ra khỏi định nghĩa chi phí trực tiếp ban đầu và do đó được loại ra khỏi đầu
tư thuần trong thuê tài sản.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

75 Bên cho thuê cần ghi nhận doanh thu tài chính trong suốt thời hạn thuê, dựa trên cách thức
phản ánh tỷ suất sinh lời định kỳ cố định trên khoản đầu tư thuần trong thuê tài sản của bên
cho thuê.

76 Bên cho thuê hướng đến việc phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời hạn thuê theo một cơ
sở hợp lý và có hệ thống. Bên cho thuê cần đối trừ khoản thanh toán tiền thuê liên quan đến kỳ
hạch toán với đầu tư gộp trong thuê tài sản để giảm đi cả khoản vốn gốc và doanh thu tài chính
chưa thực hiện.

77 Bên cho thuê cần áp dụng yêu cầu trong IFRS 9 về việc ngừng ghi nhận và suy giảm giá trị đối với
khoản đầu tư thuần trong thuê tài sản. Bên cho thuê cần thường xuyên xem xét giá trị còn lại
không được đảm bảo ước tính được sử dụng trong tính khoản đầu tư gộp trong thuê tài sản. Nếu
có sự sụt giảm trong giá trị còn lại không được đảm bảo ước tính, bên cho thuê cần điều chỉnh việc

133
phân bổ thu nhập trong thời hạn thuê và ghi nhận ngay bất kỳ khoản sụt giảm nào với con số luỹ
kế.

78 Bên cho thuê phân loại tài sản theo thuê tài chính là giữ để bán (hoặc bao gồm trong một nhóm
tài sản cần thanh lý được phân loại là giữ để bán) theo IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt
động bị ngừng cần hạch toán tài sản này tuân theo Chuẩn mực đó.

Sửa đổi thuê tài sản

79 Bên cho thuê cần hạch toán sửa đổi thuê tài chính là thuê tài sản riêng biệt nếu đồng thời:

(a) sửa đổi làm tăng phạm vi thuê tài sản bằng cách thêm quyền sử dụng một hoặc nhiều tài
sản cơ sở; và

(b) khoản thanh toán thuê tài sản tăng một khoản tương ứng với giá độc lập của phạm vi thuê
tăng lên và bất kỳ điều chỉnh phù hợp đối với giá độc lập đó để phản ánh tình huống của
hợp đồng cụ thể.

80 Đối với sửa đổi thuê tài chính không được hạch toán là thuê tài sản riêng biệt, bên cho thuê cần
hạch toán sửa đổi như sau:

(a) nếu thuê tài sản có thể được phân loại là thuê hoạt động có sửa đổi có hiệu lực tại ngày
bắt đầu của giao dịch thuê, bên cho thuê cần:

i. hạch toán sửa đổi thuê tài sản là thuê tài sản mới từ ngày sửa đổi có hiệu lực; và

ii. xác định giá trị ghi sổ của tài sản cơ sở là đầu tư thuần trong thuê tài sản ngay trước
ngày có hiệu lực của sửa đổi thuê tài sản.

(b) nếu không, bên cho thuê cần áp dụng yêu cầu của IFRS 9.

Thuê hoạt động

Ghi nhận và xác định giá trị

81 Bên cho thuê cần ghi nhận các khoản thanh toán tiền thuê từ hợp đồng cho thuê hoạt động là
thu nhập theo phương pháp đường thẳng hoặc theo một cơ sở có hệ thống khác. Bên cho thuê
cần áp dụng cơ sở có hệ thống khác nếu cơ sở đó đại diện tốt hơn cho cách thức mà lợi ích từ
việc sử dụng tài sản cơ sở bị giảm đi.

82 Bên cho thuê cần ghi nhận chi phí, bao gồm khấu hao, phát sinh trong việc có được thu nhập từ
cho thuê tài sản là chi phí trên báo cáo lãi hoặc lỗ.

83 Bên cho thuê cần cộng chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh để có được thuê hoạt động vào giá trị
ghi sổ của tài sản cơ sở và ghi nhận những chi phí đó là chi phí trên báo cáo lãi hoặc lỗ theo thời
hạn thuê với cùng một cơ sở như thu nhập từ cho thuê tài sản.

134
84 Chính sách khấu hao đối với tài sản cơ sở có thể khấu hao là đối tượng cho thuê hoạt động cần
nhất quán với chính sách khấu hao thông thường của bên cho thuê với tài sản tương tự. Bên cho
thuê cần tính khấu hao theo quy định của IAS 16 và IAS 38.

85 Bên cho thuê cần áp dụng IAS 36 để xác định liệu tài sản cơ sở là đối tượng cho thuê hoạt động có
bị suy giảm giá trị và hạch toán bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị được xác định.

86 Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc đại lý không ghi nhận bất kỳ khoản lãi bán tài sản khi tham gia
vào cho thuê hoạt động bởi vì nó không tương đương với giao dịch bán tài sản.

Sửa đổi thuê tài sản

87 Bên cho thuê cần hạch toán sửa đổi thuê hoạt động là thuê tài sản mới từ ngày sửa đổi có hiệu
lực, có cân nhắc đến bất kỳ khoản trả trước hoặc các khoản thanh toán thuê tích lũy liên quan đến
thuê tài sản ban đầu như là một phần của các khoản thanh toán tiền thuê cho thuê tài sản mới.

Trình bày

88 Bên cho thuê cần trình bày tài sản cơ sở là đối tượng cho thuê hoạt động trong báo cáo tình hình
tài chính tùy theo bản chất của tài sản cơ sở.

Công bố

89 Mục tiêu của công bố là để bên cho thuê công bố thông tin trong thuyết minh, cùng với thông
tin được cung cấp trong báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lãi hoặc lỗ và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, đưa ra cơ sở cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tác động của thuê tài sản đối
với tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và dòng tiền của bên cho thuê. Đoạn 90-97 nêu ra
yêu cầu về cách đáp ứng mục tiêu này.

90 Bên cho thuê cần công bố các khoản dưới đây cho kỳ báo cáo:

(a) đối với thuê tài chính:

(i) lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản;

(ii) thu nhập tài chính trên đầu tư thuần trong thuê tài sản; và

(iii) thu nhập liên quan đến các khoản thanh toán tiền thuê khả biến không được bao
gồm trong xác định giá trị đầu tư thuần trong thuê tài sản.

(b) đối với thuê hoạt động, thu nhập cho thuê tài sản, công bố riêng biệt thu nhập liên quan
đến các khoản thanh toán tiền thuê khả biến không phụ thuộc vào chỉ số hoặc lãi suất.

91 Bên cho thuê cần thực hiện công bố được quy định trong đoạn 90 dưới dạng bảng biểu, trừ khi
hình thức khác phù hợp hơn.

135
92 Bên cho thuê cần công bố thông tin định tính và định lượng bổ sung về các hoạt động cho thuê
của mình cần thiết để đáp ứng mục tiêu công bố trong đoạn 89. Thông tin bổ sung này bao gồm,
nhưng không giới hạn, thông tin giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá:

(a) bản chất của hoạt động cho thuê tài sản của bên cho thuê; và

(b) cách bên cho thuê quản lý những rủi ro đi kèm với bất kỳ quyền mà công ty giữ lại trong tài
sản cơ sở. Cụ thể, bên cho thuê cần công bố chiến lược quản lý rủi ro cho quyền mà họ còn
giữ lại trong tài sản cơ sở, bao gồm bất kỳ phương thức nào mà bên cho thuê dùng để giảm
thiểu rủi ro. Các phương thức đó có thể bao gồm, ví dụ, thỏa thuận mua lại, bảo lãnh cho
giá trị còn lại hoặc các khoản thanh toán tiền thuê khả biến cho việc sử dụng vượt quá giới
hạn được xác định.

Thuê tài chính

93 Bên cho thuê cần cung cấp sự giải thích về mặt định tính và định lượng đối với thay đổi đáng kể
trong giá trị ghi sổ của khoản đầu tư thuần trong thuê tài chính.

94 Bên cho thuê cần công bố một bản phân tích kỳ hạn của các khoản thanh toán tiền thuê phải thu,
thể hiện các khoản thanh toán tiền thuê chưa chiết khấu sẽ nhận được hàng năm cho ít nhất năm
năm đầu tiên và tổng số tiền cho các năm còn lại. Bên cho thuê cần đối chiếu các khoản thanh
toán tiền thuê chưa chiết khấu với đầu tư thuần trong thuê tài sản. Việc đối chiếu cần xác định
doanh thu tài chính chưa thực hiện liên quan đến phải thu các khoản thanh toán tiền thuê và bất
kỳ giá trị còn lại không được bảo lãnh nào đã được chiết khấu.

Thuê hoạt động

95 Đối với tài sản là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là đối tượng cho thuê hoạt động, bên cho
thuê cần áp dụng yêu cầu công bố của IAS 16. Khi áp dụng yêu cầu công bố của IAS 16, bên cho
thuê cần phân tách mỗi nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thành tài sản là đối tượng cho
thuê hoạt động và tài sản không là đối tượng cho thuê hoạt động. Theo đó, bên cho thuê cần đưa
ra các công bố mà IAS 16 yêu cầu đối với tài sản là đối tượng cho thuê hoạt động (theo nhóm tài
sản cơ sở) riêng biệt với tài sản được bên cho thuê sở hữu nắm giữ và sử dụng.

96 Bên cho thuê cần áp dụng yêu cầu công bố của IAS 36, IAS 38, IAS 40 và IAS 41 cho tài sản là đối
tượng cho thuê hoạt động.

97 Bên cho thuê cần công bố một bản phân tích kỳ hạn của các khoản thanh toán tiền thuê, trình bày
các khoản thanh toán tiền thuê chưa được chiết khấu được nhận hàng năm cho ít nhất năm năm
đầu tiên và tổng số tiền cho các năm còn lại.

Giao dịch bán và tái thuê

136
98 Nếu đơn vị (người bán-bên thuê) chuyển giao một tài sản cho một đơn vị khác (người mua-bên
cho thuê) và thuê lại tài sản đó từ người mua-bên cho thuê, cả hai người bán-bên thuê và người
mua-bên cho thuê cần hạch toán hợp đồng chuyển giao và thuê tài sản theo đoạn 99-103.

Đánh giá liệu chuyển giao tài sản là một giao dịch bán

99 Đơn vị cần áp dụng yêu cầu để xác định khi nào nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn theo IFRS 15
để xác định liệu chuyển giao tài sản có được hạch toán là giao dịch bán tài sản.

Việc chuyển giao tài sản là một giao dịch bán

100 Nếu chuyển giao tài sản của người bán-bên thuê thỏa mãn cyêu cầu của IFRS 15 để được hạch
toán là một giao dịch bán tài sản:

(a) người bán-bên thuê cần xác định giá trị tài sản quyền sử dụng phát sinh từ việc thuê lại tài
sản theo tỷ lệ có liên quan đến quyền sử dụng mà người bán-bên thuê giữ trong giá trị ghi
sổ của tài sản trước đó. Theo đó, người bán-bên thuê cần chỉ ghi nhận giá trị của bất kỳ thu
nhập hoặc lỗ liên quan đến quyền được chuyển giao sang cho người mua-bên cho thuê.

(b) người mua-bên cho thuê cần hạch toán mua tài sản theo chuẩn mực có liên quan, và hạch
toá thuê tài sản theo yêu cầu về việc hạch toán của bên cho thuê trong Chuẩn mực này.

101 Nếu giá trị hợp lý của khoản thanh toán nhận được từ việc bán tài sản không bằng giá trị hợp lý
của tài sản, hoặc khoản thanh toán cho thuê tài sản không theo mức giá thị trường, đơn vị cần
thực hiện các điều chỉnh sau để xác định giá trị khoản doanh thu từ việc bán tài sản ở giá trị hợp
lý:

(a) bất kỳ khoản dưới giá trị thị trường cần được hạch toán là trả trước cho các khoản thanh
toán tiền thuê; và

(b) bất kỳ khoản trên giá trị thị trường cần được hạch toán là phần tài trợ bổ sung mà người
mua-bên cho thuê cấp cho người bán-bên thuê.

102 Đơn vị cần xác định giá trị bất kỳ điều chỉnh tiềm năng theo yêu cầu của đoạn 101 trên cơ sở có
thể dễ dàng xác định hơn giữa:

(a) khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán từ việc bán tài sản và giá trị hợp
lý của tài sản; và

(b) khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thanh toán theo hợp đồng đối với thuê
tài sản và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán đối với thuê tài sản ở mức giá thị trường.

Việc chuyển giao tài sản không phải là một giao bán

103 Nếu việc chuyển giao tài sản từ người bán-bên thuê không thỏa mãn yêu cầu của IFRS 15 để được
hạch toán là một giao dịch bán tài sản:

137
(a) người bán-bên thuê cần tiếp tục ghi nhận tài sản được chuyển giao và cần ghi nhận một
khoản nợ phải trả tài chính bằng với khoản tiền nhận được từ việc chuyển giao. Đơn vị cần
hạch toán nợ phải trả tài chính theo IFRS 9.

(b) người mua-bên cho thuê không được ghi nhận tài sản được chuyển giao và cần ghi nhận
một tài sản tài chính bằng với số tiền thanh toán cho việc chuyển giao. Đơn vị cần hạch toán
tài sản tài chính theo IFRS 9.

138
Phụ lục A

Định nghĩa các thuật ngữ

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực.

Ngày tài sản thuê sẵn Ngày mà bên cho thuê chuyển giao tài sản cơ sở ở trạng thái sẵn sàng sử dụng
sàng sử dụng cho bên thuê.

Tuổi thọ kinh tế Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sử dụng để đem lại lợi ích kinh
tế bởi một hoặc nhiều người sử dụng tài sản; hoặc là số lượng sản phẩm hay
đơn vị tương đương có thể thu được từ tài sản do một hoặc nhiều người sử
dụng tài sản.

Ngày sửa đổi thuê tài Ngày mà các bên đồng ý về sửa đổi thuê tài sản.
sản có hiệu lực

Giá trị hợp lý Cho mục đích áp dụng yêu cầu kế toán tại bên cho thuê theo Chuẩn mực này,
giá trị một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả được
thanh toán, giữa các bên có hiểu biết và tự nguyện trong một giao dịch ngang
giá.

Thuê tài chính Thuê tài sản có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu của tài sản cơ sở.

Khoản thanh toán cố Khoản thanh toán bởi bên thuê cho bên cho thuê cho quyền sử dụng tài sản
định cơ sở trong kỳ hạn thuê, không bao gồm các khoản thanh toán tiền thuê khả
biến.

Đầu tư gộp trong thuê Là tổng của:


tài sản
a) Các khoản thanh toán tiền thuê mà bên cho thuê có thể được nhận theo
hợp đồng thuê tài chính; và

b) Bất kỳ giá trị còn lại không được đảm bảo thuộc về bên cho thuê.

Ngày bắt đầu của giao Là ngày sớm hơn giữa ngày ký hợp đồng thuê và ngày cam kết của các bên
dịch thuê đối với điều khoản và điều kiện chính của hợp đồng thuê.

Chi phí trực tiếp ban Chi phí phát sinh để có được một hợp đồng thuê tài sản, chi phí này sẽ không
đầu phát sinh nếu không có được hợp đồng thuê tài sản, trừ khi các chi phí đó phát

139
sinh bởi nhà sản xuất hoặc đại lý cho thuê liên quan đến hợp đồng thuê tài
chính.

Lãi suất ngầm định Là lãi suất chiết khấu để tính giá trị hiện tại của (a) các khoản thanh toán tiền
trong thuê tài sản thuê và (b) giá trị còn lại không được đảm bảo sao cho tổng của chúng đúng
bằng (i) giá trị hợp lý của tài sản cơ sở và (ii) các chi phí trực tiếp ban đầu tại
bên cho thuê.

Thuê tài sản Một hợp đồng, hoặc một phần của hợp đồng, chuyển giao quyền sử dụng tài
sản (tài sản cơ sở) trong một khoảng thời gian để nhận được khoản thanh
toán.

Ưu đãi cho thuê Các khoản thanh toán bên cho thuê trả cho bên thuê liên quan đến hợp đồng
thuê hoặc khoản bên cho thuê hoàn trả hay gánh chịu chi phí cho bên thuê.

Sửa đổi thuê tài sản Sự thay đổi phạm vi hoặc khoản thanh toán của thuê tài sản, nó không phải là
một phần của các điều khoản và điều kiện ban đầu của thuê tài sản (ví dụ:
thêm hoặc chấm dứt quyền sử dụng một hoặc nhiều tài sản cơ sở, kéo dài
hoặc rút ngắn thời hạn thuê theo hợp đồng).

Các khoản thanh toán Các khoản thanh toán được thực hiện bởi bên thuê cho bên cho thuê liên
tiền thuê quan đến quyền sử dụng tài sản cơ sở trong suốt thời hạn thuê, bao gồm các
khoản sau:

(a) Các khoản thanh toán tiền thuê cố định (gồm các khoản về bản chất
là khoản thanh toán tiền thuê cố định), trừ đi các khoản ưu đãi cho
thuê;

(b) Các khoản thanh toán tiền thuê khả biến phụ thuộc vào một chỉ số
hoặc tỷ lệ;

(c) Giá thực hiện quyền mua nếu bên thuê chắc chắn thực hiện quyền
đó; và

(d) Các khoản thanh toán tiền phạt để chấm dứt hợp đồng thuê, nếu điều
khoản hợp đồng phản ánh việc bên thuê thực hiện quyền chọn chấm
dứt hợp đồng thuê.

Đối với bên thuê, các khoản thanh toán tiền thuê cũng bao gồm số tiền dự
kiến bên thuê phải trả cho sự đảm bảo giá trị còn lại. Các khoản thanh toán
tiền thuê không bao gồm các khoản thanh toán được phân bổ cho các cấu
phần không có tính chất thuê của hợp đồng, trừ khi bên thuê chọn kết hợp

140
các cấu phần không có tính chất thuê với một cấu phần thuê và hạch toán
chúng như một cấu phần thuê đơn lẻ.

Đối với bên cho thuê, các khoản thanh toán tiền thuê cũng bao gồm phần giá
trị còn lại được đảm bảo bên thuê cung cấp cho bên cho thuê, một bên liên
quan đến bên thuê hoặc bên thứ ba không liên quan đến bên cho thuê có tài
chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc thanh toán tiền thuê không bao gồm
các khoản thanh toán được phân bổ cho các cấu phần không có tính chất thuê.

Thời hạn thuê Là thời hạn không hủy ngang mà bên thuê có quyền sử dụng tài sản cơ sở,
cùng với:

(a) Thời hạn được gắn liền với một quyền chọn gia hạn thuê tài sản nếu bên
thuê chắc chắn thực hiện quyền chọn đó; và

(b) Thời hạn được gắn liền với một quyền chọn chấm dứt thuê tài sản nếu bên
thuê chắc chắn không thực hiện quyền chọn đó.

Bên thuê Đơn vị có được quyền sử dụng tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian và
phải trả tiền thuê.

Lãi suất đi vay tương Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả để vay khoản tiền cần thiết với thời hạn và
đương của bên thuê sự đảm bảo tương tự nhằm có được một tài sản có giá trị tương đương với
tài sản quyền sử dụng trong một môi trường kinh tế tương tự.

Bên cho thuê Đơn vị cung cấp quyền sử dụng tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian để
được nhận tiền cho thuê.

Đầu tư thuần trong Khoản đầu tư gộp trong hợp đồng thuê được chiết khấu theo lãi suất ngầm
hợp đồng thuê tài sản định trong hợp đồng thuê.

Thuê hoạt động Một hợp đồng thuê không chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu của tài sản cơ sở.

Khoản thanh toán Các khoản thanh toán bên thuê trả cho bên cho thuê để đổi lấy quyền sử dụng
quyền chọn gia hạn tài sản cơ sở trong suốt thời hạn của quyền chọn gia hạn hay quyền chọn
hoặc chấm dứt chấm dứt một hợp đồng thuê mà không bao gồm trong thời hạn thuê.

Thời gian sử dụng Tổng thời gian một tài sản được sử dụng để thực hiện hợp đồng với khách
hàng (kể cả các giai đoạn không liên tục).

141
Bảo lãnh cho giá trị Là việc bảo lãnh đối với bên cho thuê bởi một bên không liên quan đến bên
còn lại cho thuê về giá trị (hoặc một phần giá trị) của tài sản cơ sở khi kết thúc hợp
đồng thuê rằng sẽ thu hồi được tối thiểu một số tiền cụ thể.

Tài sản quyền sử dụng Một tài sản thể hiện quyền của bên thuê sử dụng tài sản cơ sở trong thời hạn
thuê.

Hợp đồng thuê ngắn Một hợp đồng thuê, tại ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, có thời
hạn hạn thuê không quá 12 tháng. Một hợp đồng thuê bao gồm quyền chọn mua
thì không phải là hợp đồng thuê ngắn hạn.

Cho thuê lại Một giao dịch trong đó tài sản cơ sở được cho thuê lại bởi bên thuê (‘bên cho
thuê trung gian’) cho bên thứ ba, và hợp đồng thuê (‘hợp đồng thuê ban đầu’)
giữa bên cho thuê ban đầu và bên thuê ban đầu vẫn còn hiệu lực.

Tài sản cơ sở Một tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê, trong đó quyền sử dụng tài sản
được bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê.

Doanh thu tài chính Là chênh lệch giữa:


chưa thực hiện
(a) Khoản đầu tư gộp trong thuê tài sản; và

(b) Khoản đầu tư thuần trong thuê tài sản.

Giá trị còn lại không Là phần giá trị còn lại của tài sản cơ sở khi việc hiện thực bởi bên cho thuê
được bảo lãnh không được đảm bảo hoặc chỉ được bảo lãnh bởi một bên liên quan với bên
cho thuê.

Khoản thanh toán tiền Phần thanh toán biến đổi của bên thuê cho bên cho thuê để sử dụng tài sản
thuê khả biến cơ sở trong thời hạn thuê, do những thay đổi trong thực tế hoặc tình huống
xảy ra sau ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, mà không phải là yếu
tố thời gian

142
Phụ lục B

Hướng dẫn áp dụng

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực. Phụ lục mô tả việc áp dụng của đoạn
1-103 và có cùng hiệu lực như các phần khác của Chuẩn mực.

Áp dụng cho danh mục

B1 Chuẩn mực này quy định việc hạch toán thuê tài sản đơn lẻ. Tuy nhiên, với phương
diện thực tế, đơn vị có thể áp dụng Chuẩn mực này cho một danh mục thuê tài
sản với những đặc tính tương tự nếu đơn vị kỳ vọng hợp lý rằng tác động đến báo
cáo tài chính của việc áp dụng Chuẩn mực này cho danh mục đó sẽ không khác
biệt trọng yếu so với áp dụng Chuẩn mực này cho từng thuê tài sản đơn lẻ thuộc
danh mục đó. Nếu hạch toán danh mục, đơn vị cần sử dụng ước tính và giả định
phản ánh quy mô và thành phần của danh mục.

Kết hợp hợp đồng

B2 Khi áp dụng Chuẩn mực này, đơn vị cần kết hợp hai hoặc nhiều hợp đồng mà đơn
vị tham gia vào cùng thời điểm hoặc gần thời điểm với cùng một đối tác (hoặc các
bên có liên quan đến đối tác) và hạch toán các hợp đồng là một hợp đồng đơn lẻ
nếu một hay nhiều tiêu chuẩn sau được thỏa mãn:

(a) các hợp đồng được thương thảo là một gói với một mục tiêu thương mại
tổng thể mà nó không thể hiểu được nếu không xem xét các hợp đồng cùng
với nhau;

(b) giá trị của khoản thanh toán được trả cho một hợp đồng phụ thuộc vào giá
hoặc việc thực hiện hợp đồng khác; hoặc

(c) quyền sử dụng tài sản cơ sở được thể hiện trong các hợp đồng (hoặc một
số quyền sử dụng tài sản cơ sở được thể hiện trong mỗi hợp đồng) hình
thành một cấu phần thuê tài sản đơn lẻ như được mô tả trong đoạn B32.

Ngoại trừ ghi nhận: hợp đồng thuê mà tài sản cơ sở có giá trị thấp (đoạn 5-8)

B3 Trừ khi được quy định rõ trong đoạn B7, Chuẩn mực này cho phép bên thuê áp
dụng đoạn 6 để hạch toán hợp đồng thuê mà tài sản cơ sở có giá trị thấp. Bên thuê

143
cần đánh giá giá trị của tài sản cơ sở dựa trên giá trị của tài sản đó khi nó là tài sản
mới, bất kể tuổi đời của tài sản đang được cho thuê.

B4 Việc đánh giá liệu tài sản cơ sở có giá trị thấp được thực hiện trên cơ sở số tuyệt
đối. Thuê tài sản có giá trị thấp thoản mãn điều kiện để hạch toán theo đoạn 6 bất
kể việc liệu thuê tài sản là trọng yếu đối với bên thuê. Việc đánh giá này không bị
ảnh hưởng bởi quy mô, bản chất hoặc các tình huống của bên thuê. Theo đó, các
bên thuê khác nhau được kỳ vọng rằng sẽ có cùng kết luận về việc liệu một tài sản
cơ sở cụ thể nào có phải là giá trị thấp.

B5 Tài sản cơ sở có thể là có giá trị thấp chỉ khi nếu:

(a) bên thuê có thể thu được lợi ích từ việc sử dụng chỉ mỗi tài sản cơ sở hoặc
kết hợp với nguồn lực khác sẵn có ở bên thuê; và

(b) tài sản cơ sở không phụ thuộc cao vào, hoặc không liên quan cao đến, tài
sản khác.

B6 Hợp đồng thuê tài sản cơ sở không đủ tiêu chuẩn là thuê tài sản có giá trị thấp nếu
bản chất của tài sản, khi nó mới, thường không phải tài sản có giá trị thấp. Ví dụ,
các hợp đồng thuê xe hơi không đủ tiêu chuẩn là hợp đồng thuê tài sản có giá trị
thấp bởi vì xe hơi mới thường không có giá trị thấp.

B7 Nếu bên thuê cho thuê lại tài sản, hoặc dự tính cho thuê lại tài sản, hợp đồng thuê
chính không đủ tiêu chuẩn là hợp đồng thuê tài sản có giá trị thấp.

B8 Ví dụ tài sản cơ sở có giá trị thấp có thể bao gồm máy tính bảng và máy tính cá
nhân, đồ gỗ văn phòng nhỏ và điện thoại.

Xác định thuê tài sản (đoạn 9-11)

B9 Để đánh giá liệu hợp đồng có chứa đựng quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản
xác định (xem đoạn B13-B20) cho một giai đoạn, đơn vị cần đánh giá liệu, thông
qua thời gian sử dụng, khách hàng có cả hai điều sau:

(a) quyền thu được đáng kể tất cả lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản xác
định đó (như được mô tả trong đoạn B21-B23); và

144
(b) quyền chỉ đạo việc sử dụng tài sản được xác định đó (như được mô tả trong
đoạn B24-B30).

B10 Nếu khách hàng có quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản xác định chỉ cho một
phần của thời hạn hợp đồng, hợp đồng này bao gồm thuê tài sản cho phần đó của
thời hạn.

B11 Một hợp đồng nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ có thể dưới dạng thỏa thuận liên
doanh, hoặc đại diện cho một thỏa thuận liên doanh như được định nghĩa trong
IFRS 11 Thỏa thuận liên doanh. Trong trường hợp này, thỏa thuận liên doanh được
xem là khách hàng trong hợp đồng. Theo đó, trong đánh giá liệu hợp đồng như
vậy có bao gồm thuê tài sản hay không, đơn vị cần đánh giá liệu thỏa thuận liên
doanh có quyền để kiểm soát việc sử dụng tài sản xác định đó trong giai đoạn sử
dụng.

B12 Đơn vị cần đánh giá liệu hợp đồng có bao gồm thuê tài sản cho mỗi cấu phần thuê
tài sản tiềm năng có thể tách riêng. Tham chiếu đến đoạn B32 hướng dẫn về việc
tách riêng các cấu phần thuê tài sản.

Tài sản xác định

B13 Tài sản thông thường được xác định bằng cách quy định rõ ràng trong hợp đồng.
Tuy nhiên, tài sản cũng có thể được xác định bằng cách quy định ngầm vào thời
điểm tài sản sẵn sàng để khách hàng sử dụng.

Quyền thay thế đáng kể

B14 Ngay cả khi tài sản được quy định cụ thể, khách hàng không có quyền sử dụng tài
sản xác định nếu nhà cung cấp có quyền đáng kể để thay thế tài sản trong suốt
thời gian sử dụng. Quyền thay thế tài sản của nhà cung cấp là đáng kể chỉ khi cả
hai điều kiện sau tồn tại:

(a) nhà cung cấp có khả năng thực tế thực hiện thay thế bằng tài sản thay thế
trong suốt thời gian sử dụng (ví dụ, khách hàng không thể ngăn cản nhà
cung cấp thay thế tài sản và tài sản thay thế sẵn có cho nhà cung cấp hoặc
nhà cung cấp có thể tìm ra nguồn trong một khoảng thời gian hợp lý); và

145
(b) Nhà cung cấp sẽ có lợi về kinh tế từ việc thực hiện các quyền của họ để
thay thế tài sản (nghĩa là các lợi ích kinh tế gắn liền với việc thay thế tài
sản được kỳ vọng vượt quá chi phí gắn liền với việc thay thế tài sản).

B15 Nếu nhà cung cấp có quyền hoặc nghĩa vụ thay thế tài sản chỉ tại ngày hoặc sau
ngày cụ thể hoặc sự kiện cụ thể xảy ra, quyền thay thế của nhà cung cấp không
đáng kể bởi vì nhà cung cấp không có khả năng thực tế để thay thế tài sản thay
thế trong suốt thời gian sử dụng.

B16 Sự đánh giá của đơn vị về việc liệu quyền thay thế của nhà cung cấp là đáng kể
dựa trên các sự kiện và các tình huống ở thời điểm bắt đầu của hợp đồng và cần
loại trừ xem xét đến sự kiện trong tương lai mà, tại thời điểm bắt đầu của hợp
đồng, không được xem là có thể xảy ra. Ví dụ về sự kiện trong tương lai mà, tại
thời điểm bắt đầu của hợp đồng, không được xem là có thể xảy ra và, do đó, cần
được loại trừ khỏi việc đánh giá bao gồm:

(a) thỏa thuận từ một khách hàng tương lai sẽ trả mức giá trên giá thị trường
cho việc sử dụng tài sản;

(b) sự giới thiệu của công nghệ mới mà không được phát triển đáng kể tại
thời điểm bắt đầu hợp đồng;

(c) sự khác biệt đáng kể giữa việc sử dụng tài sản của khách hàng, hoặc hiệu
quả hoạt động của tài sản, và việc sử dụng hoặc hiệu quả hoạt động được
xem xét là có thể xảy ra tại thời điểm bắt đầu hợp đồng; và

(d) sự khác biệt đáng kể giữa giá thị trường của tài sản trong suốt thời gian sử
dụng, và giá thị trường được xem xét là có khả năng xảy ra vào thời điểm
bắt đầu hợp đồng.

B17 Nếu tài sản được đặt ở cơ sở của khách hàng hoặc ở nơi khác, các chi phí của việc
thay thế thông thường cao hơn khi được đặt ở cơ sở của nhà cung cấp và, do đó
có khả năng cao hơn là sẽ vượt quá lợi ích được gắn liền với việc thay thế tài sản.

B18 Quyền hoặc nghĩa vụ của nhà cung cấp thay thế tài sản để sửa chữa và bảo hành,
nếu tài sản không vận hành tốt hoặc nếu nâng cấp kỹ thuật có sẵn không ngăn cản
khách hàng có quyền sử dụng tài sản xác định.

146
B19 Nếu khách hàng không thể xác định dễ dàng liệu nhà cung cấp có quyền thay thế
đáng kể, khách hàng cần giả định rằng bất kỳ quyền thay thế nào cũng là không
đáng kể.

Các phần của tài sản

B20 Một phần năng lực của tài sản là một tài sản xác định nếu nó tách biệt về mặt vật
chất (ví dụ, một tầng của một tòa nhà). Một phần năng lực hoặc phần khác của tài
sản nếu không tách biệt về mặt vật chất (ví dụ, phần năng lực của cáp quang)
không phải là một tài sản xác định, trừ khi nó đại diện đáng kể cho tất cả năng lực
của tài sản đó và do đó đem lại cho khách hàng quyền thu được đáng kể tất cả lợi
ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản.

Quyền thu lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản

B21 Để kiểm soát việc sử dụng tài sản xác định, khách hàng cần phải có quyền thu được
đáng kể tất cả lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong suốt thời gian sử dụng
(ví dụ, bằng việc sử dụng độc quyền tài sản trong suốt thời gian đó). Khách hàng
có thể thu lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp theo nhiều
cách, chẳng hạn như bằng việc sử dụng, giữ hoặc cho thuê lại tài sản. Lợi ích kinh
tế từ việc sử dụng tài sản bao gồm đầu ra chính và sản phẩm phụ của nó (bao gồm
dòng tiền tiềm năng có thể có được từ những thứ này) và lợi ích kinh tế khác từ
việc sử dụng tài sản có thể hiện thực hóa từ giao dịch thương mại với bên thứ ba.

B22 Khi đánh giá quyền thu được đáng kể tất cả lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản,
đơn vị cần xem xét lợi ích kinh tế bắt nguồn từ việc sử dụng tài sản trong phạm vi
được định nghĩa về quyền khách hàng để sử dụng tài sản (xem đoạn B30). Ví dụ:

(a) nếu hợp đồng giới hạn việc sử dụng một chiếc xe chỉ trong một lãnh thổ
cụ thể trong suốt thời gian sử dụng, đơn vị cần xem xét chỉ lợi ích kinh tế
từ việc sử dụng xe trong lãnh thổ đó; và không vượt quá lãnh thổ đó.

(b) nếu hợp đồng chỉ định cụ thể là khách hàng chỉ có thể lái xe đến một số
dặm đường cụ thể trong suốt thời gian sử dụng, đơn vị chỉ cần xem xét lợi
ích kinh tế từ việc sử dụng xe trong số dặm cho phép, và không vượt quá
số đó.

147
B23 Nếu hợp đồng yêu cầu khách hàng thanh toán cho nhà cung cấp hoặc bên khác
một phần của dòng tiền phát sinh từ việc sử dụng tài sản là khoản thanh toán tiền
thuê, dòng tiền đó cần được cân nhắc là một phần của lợi ích kinh tế mà khách
hàng thu được từ việc sử dụng tài sản. Ví dụ, nếu khách hàng được yêu cầu thanh
toán cho nhà cung cấp một tỷ lệ phần trăm doanh thu từ việc sử dụng mặt bằng
bán lẻ là khoản thanh toán tiền thuê cho việc sử dụng đó, yêu cầu này không ngăn
cản khách hàng có quyền thu được đáng kể tất cả lợi ích kinh tế từ việc sử dụng
mặt bằng bán lẻ. Điều này là do dòng tiền phát sinh từ doanh thu đó được cân
nhắc là lợi ích kinh tế mà khách hàng thu được từ việc sử dụng mặt bằng bán lẻ,
trong đó một phần sau đó được thanh toán cho nhà cung cấp là khoản thanh toán
tiền thuê cho quyền sử dụng đó.

Quyền chỉ đạo việc sử dụng

B24 Một khách hàng có quyền chỉ đạo việc sử dụng tài sản xác định trong suốt thời
gian sử dụng chỉ khi một trong hai điều sau xảy ra:

(a) khách hàng có quyền chỉ đạo cách thức và mục đích mà tài sản được sử
dụng trong suốt thời gian sử dụng (như được mô tả trong đoạn B25-B30);
hoặc

(b) quyết định có liên quan về cách thức và mục đích mà tài sản được sử dụng
được xác định trước và:

(i) khách hàng có quyền vận hành tài sản (hoặc chỉ đạo bên khác vận
hành tài sản theo cách mà họ xác định) trong suốt thời gian sử dụng,
mà nhà cung cấp không có quyền thay đổi những hướng dẫn vận
hành đó;

(ii) khách hàng thiết kế tài sản (hoặc các khía cạnh cụ thể của tài sản)
theo cách thức mà xác định trước tài sản sẽ được sử dụng như thế
nào và cho mục đích gì trong suốt thời gian sử dụng.

Cách thức và mục đích mà tài sản được sử dụng

B25 Khách hàng có quyền chỉ đạo cách thức và mục đích tài sản được sử dụng nếu,
trong phạm vi quyền sử dụng được định nghĩa trong hợp đồng, khách hàng có thể
thay đổi cách thức và mục đích tài sản được sử dụng trong suốt thời gian sử dụng.

148
Khi thực hiện đánh giá này, đơn vị cần cân nhắc quyền ra quyết định liên quan
nhiều nhất đến việc thay đổi cách thức và mục đích tài sản được sử dụng trong
suốt thời gian sử dụng. Quyền ra quyết định là liên quan khi nó tác động đến các
lợi ích kinh tế phát sinh từ việc sử dụng. Quyền ra quyết định liên quan nhiều nhất
có thể khác nhau đối với các hợp đồng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của tài
sản và thời hạn và điều khoản của hợp đồng.

B26 Ví dụ của quyền ra quyết định mà, phụ thuộc vào các tình huống, cấp quyền thay
đổi cách thức và mục đích tài sản được sử dụng, nằm trong phạm vi quyền sử dụng
của khách hàng được xác định, bao gồm:

(a) quyền thay đổi kiểu đầu ra mà tài sản sản xuất ra (ví dụ, quyết định liệu
việc dùng một thùng đựng hàng vận chuyển để vận chuyển hàng hóa hay
để trữ hàng, hoặc quyết định cơ cấu sản phẩm được bán tại không gian
bán lẻ);

(b) quyền thay đổi khi nào đầu ra được sản xuất (ví dụ, quyết định khi nào
hạng mục của máy móc thiết bị hay nhà máy năng lượng sẽ được sử dụng);

(c) quyền thay đổi nơi đầu ra được sản xuất (ví dụ, quyết định đích đến của
xe tải hoặc tàu thủy, hay quyết định nơi thiết bị được sử dụng); và

(d) quyền thay đổi liệu có sản xuất đầu ra hay không và số lượng sản phẩm
đầu ra đó (ví dụ, quyết định liệu có sản xuất điện năng từ nhà máy điện và
bao nhiêu điện năng sản xuất từ nhà máy điện đó).

B27 Ví dụ của quyền ra quyết định mà không trao quyền thay đổi cách thức và mục
đích tài sản được sử dụng bao gồm các quyền chỉ được giới hạn ở việc vận hành
hoặc bảo trì tài sản. Quyền đó có thể được nắm giữ bởi khách hàng hoặc nhà cung
cấp. Mặc dù quyền để vận hành hoặc bảo trì tài sản là thiết yếu cho việc sử dụng
hiệu quả tài sản, chúng không phải là quyền ra quyết định cách thức và mục đích
tài sản được sử dụng và thường phụ thuộc vào quyết định về cách thức và mục
đích mà tài sản được sử dụng. Tuy nhiên, quyền vận hành một tài sản có thể cấp
cho khách hàng quyền chỉ đạo việc sử dụng của tài sản nếu quyết định có liên quan
về cách thức và mục đích tài sản được sử dụng đã được xác định trước (xem đoạn
B24(b)(i)).

149
Quyết định được xác định trong và trước thời gian sử dụng

B28 Quyết định có liên quan về cách thức và mục đích tài sản được sử dụng có thể
được xác định trước theo một số cách. Ví dụ, quyết định có liên quan có thể được
xác định trước bởi thiết kế của tài sản hoặc bởi giới hạn hợp đồng về việc sử dụng
tài sản.

B29 Khi đánh giá liệu khách hàng có quyền chỉ đạo việc sử dụng tài sản hay không, đơn
vị cần xem xét chỉ quyền ra quyết định về việc sử dụng tài sản trong suốt thời gian
sử dụng, trừ khi khách hàng đã thiết kế tài sản (hoặc đặc tính cụ thể của tài sản)
như được mô tả trong đoạn B24(b)(ii). Do vậy, trừ khi điều kiện trong đoạn
B24(b)(ii) tồn tại, đơn vị không cần xem xét quyết định đã được xác định trước
thời gian sử dụng. Ví dụ, nếu khách hàng chỉ có thể chỉ định đầu ra của tài sản
trước thời gian sử dụng, khách hàng không có quyền chỉ đạo việc sử dụng của tài
sản đó. Khả năng chỉ định đầu ra trong hợp đồng trước thời gian sử dụng, mà
không có bất kỳ quyền ra quyết định nào khác liên quan đến việc sử dụng tài sản,
tạo cho một khách hàng những quyền tương tự như bất kỳ khách hàng nào khác
mua sản phẩm hay dịch vụ.

Quyền được bảo vệ

B30 Hợp đồng có thể bao gồm điều khoản và điều kiện được thiết kế để bảo vệ quyền
lợi của nhà cung cấp đối với tài sản hoặc các tài sản khác, để bảo vệ nhân sự của
họ, hoặc để đảm bảo là nhà cung cấp tuân thủ với pháp luật hoặc các quy định.
Đó là ví dụ về quyền được bảo vệ. Ví dụ, một hợp đồng có thể (i) chỉ định lượng
sử dụng tối đa một tài sản hay giới hạn địa điểm và thời gian khách hàng có thể sử
dụng tài sản, (ii) yêu cầu khách hàng tuân thủ các thông lệ vận hành cụ thể, hoặc
(iii) yêu cầu khách hàng thông báo cho nhà cung cấp về thay đổi cách thức tài sản
sẽ được sử dụng. Quyền được bảo vệ thường xác định phạm vi quyền sử dụng của
khách hàng nhưng không, trong sự cách ly, ngăn cản khách hàng có quyền chỉ đạo
việc sử dụng tài sản.

B31 Sơ đồ sau có thể trợ giúp đơn vị trong việc đánh giá liệu hợp đồng là, hoặc bao
gồm, thuê tài sản.

150
Có một tài sản được xác định không? Không
Cân nhắc các đoạn B13–B20

Khách hàng có quyền thu được đáng kể tất cả các


Khách hàng
lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong suốt Không
thời gian sử dụng không?
Cân nhắc các đoạn B21–B23.

Khách hàng, nhà cung cấp hay không có bên nào


Có có quyền điều khiển cách thức và mục đích mà tài Nhà cung cấp
sản được sử dụng trong suốt thời gian sử dụng?
Cân nhắc các đoạn B25–B30.

Không; cách thức và mục đích


sử dụng tài sản sẽ được sử
dụng được xác định trước

Khách hàng có quyền vận hành tài sản trong suốt


thời kỳ sử dụng, mà nhà cung cấp không có quyền
thay đổi các hướng dẫn vận hành đó không?
Cân nhắc đoạn B24(b)(i).

Không

Khách hàng có đã thiết kế tài sản theo một cách Không


xác định cách và cho mục đích nào tài sản sẽ
được sử dụng trong suốt thời gian sử dụng
không?
Cân nhắc đoạn B24(b)(ii).

Hợp đồng có bao gồm thuê tài sản Hợp đồng không bao gồm thuê tài sản

151
Tách biệt các cấu phần của hợp đồng (đoạn 12-17)

B32 Quyền để sử dụng tài sản cơ sở là một cấu phần thuê tài sản tách biệt nếu đồng
thời:

(a) bên thuê có thể có được lợi ích từ việc sử dụng tài sản cơ sở đơn lẻ hoặc
kết hợp với các nguồn lực khác có sẵn cho bên thuê. Các nguồn lực có
sẵn là hàng hóa hoặc dịch vụ được bán hoặc được thuê riêng biệt (từ bên
cho thuê hoặc các nhà cung cấp khác) hoặc các nguồn lực mà bên thuê
đã có được (từ bên cho thuê hoặc từ giao dịch hoặc sự kiện khác); và

(b) tài sản cơ sở không phụ thuộc nhiều vào, cũng không có liên quan nhiều
đến, tài sản cơ sở khác trong hợp đồng. Ví dụ, sự kiện mà bên thuê có
thể quyết định không thuê tài sản cơ sở mà không ảnh hưởng đáng kể
đến quyền sử dụng tài sản cơ sở khác trong hợp đồng có thể chỉ ra rằng
tài sản cơ sở đó không phụ thuộc cao vào, cũng không có liên quan đến
tài sản cơ sở khác.

B33 Hợp đồng có thể bao gồm khoản phải trả bởi bên thuê cho hoạt động và chi phí
mà không chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên thuê. Ví dụ, bên cho thuê
có thể gộp trong tổng giá trị phải trả khoản phí tính cho các công việc hành chính,
hoặc những chi phí khác mà bên cho thuê phát sinh gắn liền với thuê tài sản, mà
chi phí này không chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên thuê. Khoản phải
trả như vậy không làm phát sinh một cấu phần riêng biệt của hợp đồng, nhưng
được xem là một phần của tổng giá trị khoản thanh toán được phân bổ cho các
cấu phần được xác định riêng biệt của hợp đồng.

Thời hạn thuê (đoạn 18-21)

B34 Khi xác định thời hạn thuê và đánh giá thời hạn không thể hủy ngang của thuê tài
sản, đơn vị cần áp dụng định nghĩa của hợp đồng và xác định giai đoạn mà hợp
đồng có hiệu lực thi hành. Thuê tài sản không có hiệu lực thi hành nữa khi bên
thuê và bên cho thuê có quyền chấm dứt thuê tài sản mà không cần sự cho phép
từ bên kia mà không có khoản phạt đáng kể nào.

B35 Nếu chỉ bên thuê có quyền chấm dứt thuê tài sản, quyền đó được xem là quyền
chọn chấm dứt thuê tài sản sẵn có đối với bên thuê mà đơn vị xem xét khi xác
định thời hạn thuê. Nếu chỉ bên cho thuê có quyền chấm dứt thuê tài sản, thời

152
hạn không thể hủy ngang của thuê tài sản bao gồm thời kỳ được bao phủ bởi
quyền chọn chấm dứt thuê tài sản đó.

B36 Thời hạn thuê bắt đầu tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng và bao gồm bất kỳ
thời gian miễn phí thuê nào mà bên cho thuê cung cấp cho bên thuê.

B37 Tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, đơn vị đánh giá liệu bên thuê chắc chắn
sẽ thực hiện quyền chọn gia hạn thuê tài sản hoặc để mua tài sản cơ sở, hoặc
không thực hiện quyền chọn chấm dứt thuê tài sản. Đơn vị xem xét tất cả các sự
kiện và tình huống có liên quan tạo ra lợi ích kinh tế cho bên thuê để thực hiện,
hoặc không thực hiện, quyền chọn, bao gồm bất kỳ những thay đổi được kỳ vọng
nào trong các sự kiện và tình huống từ ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng cho
đến ngày thực hiện quyền chọn. Ví dụ của các yếu tố cần xem xét bao gồm, nhưng
không giới hạn:

(a) các điều khoản và điều kiện của hợp đồng cho bất kỳ giai đoạn tùy chọn
được so sánh với mức giá thị trường, chẳng hạn như:

(i) giá trị các khoản thanh toán cho thuê tài sản trong bất kỳ giai đoạn
tùy chọn nào;

(ii) giá trị của bất kỳ các khoản thanh toán khả biến cho thuê tài sản
hoặc các khoản thanh toán tiềm tàng, chẳng hạn như khoản thanh
toán bắt nguồn từ khoản phạt chấm dứt hợp đồng và bảo lãnh cho
giá trị còn lại; và

(iii) các điều khoản và điều kiện của bất kỳ các quyền chọn nào có thể
thực hiện sau các giai đoạn tùy chọn ban đầu (ví dụ, quyền chọn
mua mà có thể thực hiện vào cuối kỳ gia hạn theo mức giá mà hiện
tại thấp hơn mức giá thị trường).

(b) sự cải tạo đáng kể tài sản thuê đã được tiến hành (hoặc được kỳ vọng sẽ
tiến hành) trong thời hạn hợp đồng mà những cải thiện này được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế quan trọng cho bên thuê khi quyền chọn gia hạn
hoặc chấm dứt thuê tài sản, hoặc mua tài sản cơ sở, trở nên có thể thực
hiện được;

(c) chi phí liên quan đến việc chấm dứt thuê tài sản, chẳng hạn như chi phí
đàm phán, chi phí di dời, chi phí xác định tài sản cơ sở khác phù hợp cho

153
nhu cầu của bên thuê, chi phí tích hợp một tài sản mới vào hoạt động của
bên thuê, hoặc khoản phạt chấm dứt thuê và chi phí tương tự, bao gồm
chi phí gắn liền với việc hoàn trả tài sản cơ sở về trạng thái hoặc địa điểm
được quy định trong hợp đồng;

(d) tầm quan trọng của tài sản cơ sở đó đối với các hoạt động của bên thuê,
xem xét, ví dụ như, liệu tài sản cơ sở là một tài sản đặc biệt, vị trí của tài
sản cơ sở và tính sẵn có của lựa chọn thay thế phù hợp; và

(e) điều kiện đi kèm với việc thực hiện quyền chọn (nghĩa là khi quyền chọn
có thể được thực hiện chỉ khi một hay nhiều điều kiện được đáp ứng) và
khả năng điều kiện đó tồn tại.

B38 Quyền chọn gia hạn hoặc chấm dứt thuê tài sản có thể kết hợp với một hoặc
nhiều tính năng khác của hợp đồng (ví dụ, bảo lãnh cho giá trị còn lại) là việc bên
thuê đảm bảo cho bên cho thuê một thu nhập tối thiểu hoặc cố định mà thực
chất là tương tự bất kể quyền chọn có được thực hiện hay không. Trong các
trường hợp như vậy, và bất kể hướng dẫn về khoản thanh toán có bản chất cố
định trong đoạn B42, đơn vị cần giả định là bên thuê chắc chắn sẽ thực hiện
quyền chọn gia hạn thuê tài sản, hoặc không thực hiện quyền chọn chấm dứt
thuê tài sản.

B39 Thời hạn không thể hủy ngang của thuê tài sản càng ngắn, càng có khả năng là
bên thuê sẽ thực hiện quyền chọn gia hạn thuê tài sản, hoặc không thực hiện
quyền chọn chấm dứt thuê tài sản. Điều này là do các chi phí gắn liền với việc có
được một tài sản thay thế có thể tương xứng càng cao, thời hạn không thể hủy
ngang càng ngắn.

B40 Thông lệ trong quá khứ của bên thuê liên quan đến khoảng thời gian mà bên thuê
thường sử dụng các loại tài sản cụ thể (bất kể được thuê hay sở hữu), và lý do
kinh tế cho việc làm như vậy, có thể cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá liệu
bên thuê chắc chắn thực hiện, hoặc không thực hiện, một quyền chọn. Ví dụ, nếu
bên thuê thường sử dụng các loại tài sản cụ thể trong một khoảng thời gian cụ
thể hoặc nếu bên thuê có thông lệ thường thực hiện các quyền chọn thuê tài sản
của các loại tài sản cơ sở cụ thể, bên thuê cần xem xét lý do kinh tế của thông lệ
quá khứ đó trong đánh giá liệu bên thuê có chắc chắn thực hiện một quyền chọn
thuê tài sản của các tài sản đó.

154
B41 Đoạn 20 nêu rằng, sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, bên thuê đánh giá lại
thời hạn thuê khi xảy ra một sự kiện quan trọng hoặc một thay đổi quan trọng
trong các tình huốn nằm trong tầm kiểm soát của bên thuê và tác động đến việc
liệu bên thuê chắc chắn sẽ thực hiện quyền chọn trước đây không có trong việc
xác định thời hạn thuê, hoặc không thực hiện quyền chọn mà trước đây có trong
việc xác định thời hạn thuê. Ví dụ của sự kiện hoặc thay đổi trong các tình huống
quan trọng bao gồm:

(a) cải tiến đáng kể tài sản thuê không được dự định vào ngày tài sản thuê
sẵn sàng sử dụng mà cải thiện này được kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế
đáng kể cho bên thuê khi quyền chọn gia hạn hoặc chấm dứt thuê tài sản,
hoặc mua tài sản cơ sở, trở nên có thể thực hiện;

(b) sửa đổi đáng kể, hoặc tùy biến, tài sản cơ sở mà không được dự định tại
ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng;

(c) thời điểm bắt đầu cho thuê lại tài sản cơ sở trong giai đoạn nằm ngoài
thời điểm kết thúc thời hạn thuê xác định trước đây; và

(d) quyết định kinh doanh của bên thuê liên quan trực tiếp đến việc thực
hiện, hoặc không thực hiện quyền chọn (ví dụ, quyết định gia hạn việc
thuê một tài sản bổ sung, hoặc thanh lý một tài sản thay thế hoặc thanh
lý đơn vị kinh doanh mà tài sản quyền sử dụng được thuê).

Khoản thanh toán tiền thuê có bản chất cố định (đoạn 27(a), 36(c) và 70(a))

B42 Khoản thanh toán tiền thuê bao gồm bất kỳ khoản thanh toán tiền thuê có bản
chất cố định. Các khoản thanh toán tiền thuê có bản chất cố định là những khoản
thanh toán mà, về hình thức bao gồm khả năng biến đổi, nhưng về bản chất, là
không thể tránh được. Các khoản thanh toán tiền thuê có bản chất cố định tồn
tại, ví dụ, nếu:

(a) khoản thanh toán được cơ cấu là khoản thanh toán tiền thuê khả biến,
nhưng không thật sự có sự biến đổi trong khoản thanh toán đó. Các
khoản thanh toán đó có các điều khoản biến đổi mà không có bản chất
kinh tế thật sự. Ví dụ của những loại thanh toán như vậy bao gồm:

155
(i) khoản thanh toán chỉ được trả nếu tài sản được chứng minh là có
khả năng vận hành trong suốt hợp đồng thuê tài sản, hoặc chỉ khi
một sự kiện xảy ra mà sự kiện đó không thật sự có khả năng không
xảy ra; hoặc

(ii) khoản thanh toán ban đầu được cấu trúc là khoản thanh toán tiền
thuê khả biến liên kết với việc sử dụng tài sản cơ sở nhưng khả năng
biến thiên sẽ được giải quyết vào thời điểm nào đó sau ngày tài sản
thuê sẵn sàng sử dụng để khoản thanh toán trở thành cố định cho
thời hạn thuê còn lại. Khoản thanh toán như vậy trở thành khoản
thanh toán cố định về bản chất khi khả năng biến thiên được xử lý.

(b) có hơn một nhóm các khoản thanh toán mà bên thuê có thể trả, nhưng
chỉ một trong các khoản thanh toán đó là thực tế. Trong trường hợp này,
đơn vị cần xem xét nhóm các khoản thanh toán thực tế đó là khoản thanh
toán tiền thuê.

(c) có hơn một nhóm các khoản thanh toán thực tế mà bên thuê có thể trả,
nhưng bên thuê phải trả ít nhất một trong các nhóm khoản thanh toán
đó. Trong trường hợp này, đơn vị cần xem xét nhóm các khoản thanh
toán tổng hợp về giá trị thấp nhất (trên cơ sở chiết khấu) là khoản thanh
toán tiền thuê.

Sự tham gia của bên thuê với tài sản cơ sở trước ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng

Chi phí của bên thuê liên quan đến việc xây dựng hoặc thiết kế tài sản cơ sở

B43 Đơn vị có thể thương lượng thuê tài sản trước khi tài sản cơ sở sẵn sàng để sử
dụng bởi bên thuê. Đối với một số thuê tài sản, tài sản cơ sở có thể cần được xây
dựng hoặc thiết kế lại để bên thuê sử dụng. Phụ thuộc vào các điều khoản và điều
kiện của hợp đồng, bên thuê có thể được đề nghị trả khoản tiền liên quan đến
việc xây dựng hoặc thiết kế của tài sản.

B44 Nếu bên thuê chịu các chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc thiết kế tài sản
cơ sở, bên thuê cần hạch toán các chi phí đó áp dụng các Chuẩn mực có liên quan,
chẳng hạn như IAS 16. Chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc thiết kế tài sản
cơ sở không bao gồm khoản thanh toán mà bên thuê trả cho quyền sử dụng tài

156
sản cơ sở. Khoản thanh toán cho quyền sử dụng tài sản cơ sở là khoản thanh toán
cho thuê tài sản, bất kể thời gian của khoản thanh toán đó.

Quyền pháp lý đối với tài sản cơ sở

B45 Bên thuê có thể có được quyền pháp lý đối với tài sản cơ sở trước khi quyền đó
được chuyển giao cho bên cho thuê và tài sản được cho thuê đến bên thuê. Bản
thân việc thu được quyền pháp lý không quyết định cách hạch toán giao dịch.

B46 Nếu bên thuê kiểm soát (hoặc có được sự kiểm soát của) tài sản cơ sở trước khi
tài sản đó được chuyển giao cho bên cho thuê, giao dịch là một giao dịch bán và
tái thuê tài sản được hạch toán theo đoạn 98-103.

B47 Tuy nhiên, nếu bên thuê không đạt được sự kiểm soát tài sản cơ sở trước khi tài
sản được chuyển giao cho bên cho thuê, giao dịch không phải là một giao dịch
bán thuê lại tài sản. Ví dụ, đó có thể là trường hợp nhà sản xuất, bên cho thuê và
bên thuê đàm phán một giao dịch mua một tài sản từ nhà sản xuất bởi bên cho
thuê, và kế đó tài sản được cho thuê đến bên thuê. Bên thuê có thể đạt được
quyền pháp lý đối với tài sản cơ sở trước khi quyền đó được chuyển giao cho bên
cho thuê. Trong trường hợp này, nếu bên thuê đạt được quyền pháp lý đối với
tài sản cơ sở nhưng không có được sự kiểm soát tài sản trước khi nó được chuyển
giao cho bên cho thuê, giao dịch không được hạch toán là giao dịch bán và tái
thuê tài sản, mà chỉ là thuê tài sản.

Công bố của bên thuê (đoạn 59)

B48 Khi xác định liệu thông tin bổ sung về hoạt động thuê tài sản là cần thiết để đáp
ứng mục tiêu công bố trong đoạn 51, bên thuê cần xem xét:

(a) liệu thông tin có thích hợp cho người sử dụng báo cáo tài chính. Bên thuê
cần cung cấp thông tin bổ sung được nêu trong đoạn 59 chỉ khi thông tin
đó dự kiến là thích hợp cho người sử dụng báo cáo tài chính. Trong bối
cảnh này, đây có thể là thông tin giúp người sử dụng hiểu được:

(i) tính linh hoạt của thuê tài sản. Thuê tài sản có khả năng linh hoạt
nếu, ví dụ, bên thuê có thể giảm khả năng xảy ra bằng cách thực
hiện quyền chọn chấm dứt hoặc gia hạn thuê tài sản với các điều
khoản và điều kiện có lợi.

157
(ii) giới hạn của thuê tài sản, ví dụ, bằng cách yêu cầu bên thuê duy trì
các chỉ số tài chính cụ thể.

(iii) độ nhạy cảm của thông tin báo cáo đối với các biến số chính. Thông
tin báo cáo có thể nhạy cảm với, ví dụ, khoản thanh toán tiền thuê
khả biến trong tương lai.

(iv) đối mặt với các rủi ro khác phát sinh từ thuê tài sản.

(v) khác biệt với thông lệ ngành. Khác biệt đó có thể bao gồm, ví dụ,
các điều khoản và điều kiện bất thường hoặc độc nhất tác động
đến danh mục thuê tài sản của bên thuê.

(b) liệu thông tin đó có xuất hiện từ những thông tin được trình bày trong
báo cáo tài chính chính cơ bản hoặc được công bố trong thuyết minh.
Bên thuê không cần lặp lại thông tin đã được trình bày đâu đó trong báo
cáo tài chính.

B49 Thông tin bổ sung liên quan đến khoản thanh toán tiền thuê khả biến mà, tùy
theo các tình huống, có thể cần thiết để thỏa mãn mục tiêu công bố trong đoạn
51 có thể bao gồm thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá, ví
dụ:

(a) lý do bên thuê sử dụng khoản thanh toán tiền thuê khả biến và sự phổ
biến của khoản thanh toán đó;

(b) độ lớn tương đối của khoản thanh toán tiền thuê khả biến so với khoản
thanh toán cố định;

(c) biến số chính mà khoản thanh toán tiền thuê khả biến phụ thuộc vào và
cách thức khoản thanh toán dự kiến biến đổi để đáp ứng lại thay đổi
trong biến số chính đó; và

(d) ảnh hưởng về mặt vận hành và tài chính của khoản thanh toán tiền thuê
khả biến.

B50 Thông tin bổ sung liên quan đến quyền chọn gia hạn hoặc quyền chọn chấm dứt
mà, tùy theo các tình huống, có thể cần thiết để thỏa mãn mục tiêu công bố trong

158
đoạn 51 có thể bao gồm thông tin giúp những người sử dụng báo cáo tài chính
đánh giá, ví dụ:

(a) lý do bên thuê sử dụng quyền chọn gia hạn hoặc quyền chọn chấm dứt
và sự phổ biến của quyền chọn đó;

(b) độ lớn tương đối của khoản thanh toán quyền chọn thuê tài sản đối với
khoản thanh toán tiền thuê;

(c) sự phổ biến của việc thực hiện quyền chọn không được bao gồm trong
xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản; và

(d) tác động vận hành và tài chính khác của quyền chọn đó.

B51 Thông tin bổ sung liên quan đến bảo lãnh cho giá trị còn lại mà, tùy theo tình
huống, có thể cần thiết để thỏa mãn mục tiêu công bố trong đoạn 51 có thể bao
gồm thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá, ví dụ:

(a) lý do của bên thuê cung cấp bảo lãnh cho giá trị còn lại và sự phổ biến
của bảo lãnh đó;

(b) độ lớn của việc bên thuê đối mặt với rủi ro về giá trị còn lại;

(c) bản chất của tài sản cơ sở mà bảo lãnh đó được cung cấp; và

(d) tác động vận hành và tài chính khác của bảo lãnh đó.

B52 Thông tin bổ sung liên quan đến giao dịch bán và tái thuê mà, tùy tình huống, có
thể cần thiết để thỏa mãn mục tiêu công bố trong đoạn 51 có thể bao gồm thông
tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá, ví dụ:

(a) lý do của bên thuê đối với giao dịch bán và tái thuê và sự phổ biến của
các giao dịch đó;

(b) các điều khoản và điều kiện chính của từng giao dịch bán và tái thuê;

(c) khoản thanh toán không được bao gồm trong xác định giá trị nợ phải trả
thuê tài sản; và

159
(d) tác động đến dòng tiền của các giao dịch bán và tái thuê trong kỳ báo
cáo.

Phân loại thuê tài sản của bên cho thuê (đoạn 61-66)

B53 Phân loại thuê tài sản đối với bên cho thuê trong Chuẩn mực này dựa trên mức
độ mà thuê tài sản chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản
cơ sở. Rủi ro bao gồm khả năng tổn thất từ không sử dụng hết công suất hoặc sự
lạc hậu về công nghệ và biến động trong thu nhập do điều kiện kinh tế thay đổi.
Lợi ích có thể diễn tả bằng sự kỳ vọng về hoạt động sinh lời trong tuổi thọ kinh tế
của tài sản cơ sở và thu nhập từ sự tăng giá trị hoặc việc hiện thực hóa giá trị còn
lại.

B54 Hợp đồng thuê tài sản có thể bao gồm các điều khoản và điều kiện để điều chỉnh
khoản thanh toán tiền thuê đối với thay đổi cụ thể xảy ra giữa ngày bắt đầu của
giao dịch thuê và ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng (chẳng hạn như thay đổi về
chi phí tài sản cơ sở của bên cho thuê hoặc thay đổi về chi phí để tài trợ cho thuê
tài sản của bên cho thuê). Trong trường hợp đó, cho mục đích phân loại thuê tài
sản, tác động của bất kỳ thay đổi như vậy cần được ngầm định là đã xảy ra tại
ngày bắt đầu của giao dịch thuê.

B55 Khi thuê tài sản bao gồm cả hai thành phần đất đai và nhà cửa, bên cho thuê cần
đánh giá sự phân loại của mỗi yếu tố là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động riêng
biệt áp dụng đoạn 62-66 và B53- B54. Khi xác định liệu thành phần đất đai là thuê
hoạt động hoặc thuê tài chính, điểm xem xét quan trọng là đất đó thường có tuổi
thọ kinh tế không xác định.

B56 Bất kỳ khi nào cần phân loại và hạch toán thuê tài sản đất đai và nhà cửa, bên
cho thuê cần phân bổ khoản thanh toán tiền thuê (bao gồm bất kỳ khoản thanh
toán trọn gói trả trước) giữa thành phần đất đai và nhà cửa theo tỷ lệ giá trị hợp
lý tương đối của lợi ích thuê tài sản trong thành phần đất đai và nhà cửa của thuê
tài sản tại ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng. Nếu khoản thanh toán tiền thuê
không thể phân bổ được một cách đáng tin cậy giữa hai thành phần này, toàn bộ
thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính, trừ khi rõ ràng là cả hai thành phần
đều là thuê hoạt động, trong trường hợp này toàn bộ thuê tài sản được phân loại
là thuê hoạt động.

160
B57 Đối với thuê tài sản đất đai và nhà cửa trong đó giá trị của thành phần đất đai
không trọng yếu đối với thuê tài sản, bên cho thuê có thể hạch toán đất đai và
nhà cửa là một đơn vị riêng rẽ cho mục đích phân loại thuê tài sản và phân loại
đơn vị riêng rẽ này là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động theo đoạn 62-66 và B53-
B54. Trong trường hợp như vậy, bên cho thuê cần xem tuổi thọ kinh tế của nhà
cửa là tuổi thọ kinh tế của toàn bộ tài sản cơ sở.

Phân loại cho thuê lại tài sản

B58 Trong phân loại cho thuê lại tài sản, bên cho thuê trung gian cần phân loại cho
thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động như sau:

(a) nếu thuê tài sản chính là thuê tài sản ngắn hạn mà đơn vị, là bên thuê,
đã hạch toán theo đoạn 6, cho thuê lại tài sản cần được phân loại là thuê
hoạt động.

(b) nếu không, cho thuê lại tài sản cần được phân loại bằng cách tham chiếu
đến tài sản quyền sử dụng phát sinh từ thuê tài sản chính, hơn là tham
chiếu đến tài sản cơ sở (ví dụ, khoản mục bất động sản, nhà xưởng hoặc
thiết bị là đối tượng thuê tài sản).

161
Phụ lục C

Ngày hiệu lực và chuyển tiếp

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của chuẩn mực và có cùng hiệu lực như các phần khác của
chuẩn mực.

Ngày có hiệu lực

C1 Đơn vị cần áp dụng Chuẩn mực này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào ngày
hoặc sau ngày 1/1/2019. Việc áp dụng sớm hơn được cho phép đối với các
đơn vị áp dụng IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng vào ngày hoặc
trước ngày áp dụng lần đầu của Chuẩn mực này. Nếu đơn vị áp dụng sớm
Chuẩn mực này, họ cần công bố sự kiện đó.

Chuyển tiếp

C2 Cho mục đích của các yêu cầu trong các đoạn C1-C19, ngày áp dụng lần đầu
là ngày bắt đầu của kỳ báo cáo năm mà đơn vị áp dụng Chuẩn mực này lần
đầu tiên.

Định nghĩa thuê tài sản

C3 Với phương thức thiết thực, đơn vị không được yêu cầu tái đánh giá liệu một
hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản vào ngày áp dụng lần đầu. Thay vì
vậy, đơn vị được phép:

(a) áp dụng Chuẩn mực này đối với các hợp đồng mà trước đây đã được
xác định là thuê tài sản theo IAS 17 Thuê tài sản và IFRIC 4 Xác định
liệu một thỏa thuận bao gồm thuê tài sản. Đơn vị cần áp dụng yêu cầu
chuyển tiếp trong đoạn C5-C18 đối với các thuê tài sản đó.

(b) không áp dụng Chuẩn mực này đối với các hợp đồng mà trước đây
không được xác định là có bao gồm thuê tài sản theo IAS 17 v2 IFRIC
4.

C4 Nếu đơn vị chọn phương thức thiết thực trong đoạn C3, đơn vị cần công bố
sự kiện đó và áp dụng phương thức thiết thực cho tất cả các hợp đồng. Theo
đó, đơn vị cần áp dụng các yêu cầu trong các đoạn 9-11 chỉ cho các hợp đồng
được ký kết (hoặc được thay đổi) tại ngày hoặc sau ngày áp dụng lần đầu.

162
Bên thuê

C5 Bên thuê cần áp dụng Chuẩn mực này đối với thuê tài sản:

(a) hồi tố đối với mỗi kỳ báo cáo trước đây được trình bày theo IAS 8
Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót; hoặc

(b) hồi tố đối với ảnh hưởng luỹ kế của việc áp dụng lần đầu chuẩn mực
này được ghi nhận tại ngày áp dụng lần đầu theo đoạn C7-C13.

C6 Bên thuê cần áp dụng lựa chọn được mô tả trong đoạn C5 thống nhất cho tất
cả thuê tài sản với tư cách là bên thuê.

C7 Nếu bên thuê chọn lựa áp dụng Chuẩn mực này theo đoạn C5(b), bên thuê
không cần điều chỉnh thông tin so sánh. Thay vì vậy, bên thuê cần ghi nhận
ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng lần đầu Chuẩn mực này là điều chỉnh số
dư đầu kỳ của lợi nhuận chưa phân phối (hoặc yếu tố khác của vốn chủ sở
hữu, nếu phù hợp) tại ngày áp dụng đầu tiên.

Thuê tài sản trước đây đã được phân loại là thuê hoạt động

C8 Nếu bên thuê chọn áp dụng Chuẩn mực này theo đoạn C5(b), bên thuê cần:

(a) ghi nhận khoản nợ phải trả thuê tài sản vào ngày áp dụng lần đầu đối
với thuê tài sản trước đây được phân loại là thuê hoạt động theo IAS
17. Bên thuê cần xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản đó bằng giá
trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê còn lại, được chiết khấu
sử dụng lãi suất đi vay tương đương của bên thuê tại ngày áp dụng
lần đầu.

(b) ghi nhận tài sản quyền sử dụng tại ngày áp dụng lần đầu đối với thuê
tài sản trước đây được phân loại là thuê hoạt động theo IAS 17. Bên
thuê cần chọn, trên cơ sở từng thuê tài sản, để xác định giá trị tài sản
quyền sử dụng đó bằng:

(i) (i) giá trị còn lại như thể là Chuẩn mực này đã được áp dụng từ
ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng, nhưng được chiết khấu
sử dụng lãi suất đi vay tương đương của bên thuê tại ngày áp
dụng lần đầu; hoặc

(ii) giá trị bằng với nợ phải trả thuê tài sản, được điều chỉnh với
(ii)
giá trị của bất kỳ khoản thanh toán tiền thuê trả trước hoặc

163
dồn tích liên quan đến thuê tài sản đó được ghi nhận trong
bảng cân đối kế toán ngay trước ngày áp dụng lần đầu.

(c) áp dụng IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản đối với tài sản quyền sử dụng
tại ngày áp dụng lần đầu, trừ khi bên thuê áp dụng phương thức thiết
thực trong đoạn C10(b).

C9 Cho dù yêu cầu trong đoạn C8, đối với thuê tài sản trước đây được phân loại
là thuê hoạt động theo IAS 17, bên thuê:

(a) không được yêu cầu thực hiện bất kỳ điều chỉnh chuyển tiếp nào đối
với thuê tài sản mà tài sản cơ sở có giá trị thấp (như được mô tả trong
các đoạn B3-B8) được hạch toán theo đoạn 6. Bên thuê cần hạch
toán đối thuê tài sản đó theo Chuẩn mực này từ ngày áp dụng lần
đầu.

(b) không được yêu cầu thực hiện bất kỳ điều chỉnh chuyển tiếp nào đối
với thuê tài sản trước đây được hạch toán là bất động sản đầu tư sử
dụng mô hình giá trị hợp lý trong IAS 40 Bất động sản đầu tư. Bên
thuê cần hạch toán tài sản quyền sử dụng và nợ phải trả thuê tài sản
phát sinh từ thuê tài sản đó theo IAS 40 và Chuẩn mực này từ ngày
áp dụng lần đầu.

(c) cần xác định giá trị tài sản quyền sử dụng bằng giá trị hợp lý tại ngày
áp dụng lần đầu đối với thuê tài sản trước đây được hạch toán là
thuê hoạt động theo IAS 17 và hạch toán là bất động sản đầu tư sử
dụng mô hình giá trị hợp lý trong IAS 40 từ ngày áp dụng đầu tiên.
Bên thuê cần hạch toán tài sản quyền sử dụng và nợ phải trả thuê tài
sản phát sinh từ thuê tài sản đó theo IAS 40 và Chuẩn mực này từ
ngày áp dụng lần đầu.

C10 Bên thuê có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp thiết thực khi áp dụng
hồi tố Chuẩn mực này tuân theo đoạn C5(b) đối với thuê tài sản trước đây
được phân loại là thuê hoạt động theo IAS 17. Bên thuê được phép áp dụng
các phương pháp thiết thực này trên cơ sở từng thuê tài sản:

(a) bên thuê có thể áp dụng cùng một lãi suất chiết khấu đối với một
danh mục thuê tài sản với các đặc điểm tương tự hợp lý (chẳng hạn
như thuê tài sản với thời hạn thuê còn lại tương tự đối với một nhóm
tài sản cơ sở tương tự trong một môi trường kinh tế tương tự).

164
(b) bên thuê có thể dựa trên đánh giá của họ liệu thuê tài sản có bị lỗ
theo IAS 37 Dự phòng, nợ tiềm tàng và các tài sản tiềm tàng ngay
trước ngày áp dụng lần đầu như là một giải pháp thay thế cho việc
thực hiện soát xét sự suy giảm giá trị. Nếu bên thuê chọn phương
pháp thiết thực này, bên thuê cần điều chỉnh tài sản quyền sử dụng
tại ngày áp dụng lần đầu với giá trị của bất kỳ khoản dự phòng nào
đối với thuê tài sản bị lỗ được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài
chính ngay trước ngày áp dụng lần đầu.

(c) bên thuê có thể chọn không áp dụng yêu cầu trong đoạn C8 đối với
thuê tài sản có thời hạn thuê kết thúc trong vòng 12 tháng từ ngày
áp dụng lần đầu. Trong trường hợp này, bên thuê cần:

(i) hạch toán thuê tài sản theo cùng một cách với thuê tài sản ngắn
hạn được mô tả trong đoạn 6; và

(ii) bao gồm chi phí phát sinh của thuê tài sản đó trong công bố về
chi phí thuê tài sản ngắn hạn trong kỳ báo cáo năm có ngày áp
dụng lần đầu.

(d) bên thuê có thể loại trừ chi phí trực tiếp ban đầu khi xác định giá trị
tài sản quyền sử dụng tại ngày áp dụng lần đầu.

(e) bên thuê có thể sử dụng ước chừng, chẳng hạn như việc xác định
thời hạn thuê nếu hợp đồng có lựa chọn gia hạn hoặc kết thúc thuê
tài sản.

Thuê tài sản trước đây được phân loại là thuê tài chính

C11 Nếu bên thuê chọn áp dụng Chuẩn mực này theo đoạn C5(b), đối với thuê tài
sản đã được phân loại là thuê tài chính theo IAS 17, giá trị còn lại của tài sản
quyền sử dụng và nợ phải trả thuê tài sản tại ngày áp dụng lần đầu là giá trị
còn lại của tài sản và nợ phải trả thuê tài sản ngay trước ngày xác định giá trị
theo IAS 17. Đối với thuê tài sản, bên thuê cần hạch toán tài sản quyền sử
dụng và nợ phải trả thuê tài sản theo Chuẩn mực này từ ngày áp dụng lần
đầu.

Công bố

C12 Nếu bên thuê chọn áp dụng Chuẩn mực này theo đoạn C5(b), bên thuê cần
công bố thông tin về việc áp dụng lần đầu theo đoạn 28 của IAS 8, loại trừ

165
thông tin theo đoạn 28(f) của IAS 8. Thay cho thông tin theo đoạn 28(f) của
IAS 8, bên thuê cần công bố:

(a) lãi suất đi vay tương đương bình quân gia quyền của bên thuê được
áp dụng đối với khoản nợ phải trả thuê tài sản được ghi nhận trong
báo cáo tình hình tài chính vào ngày áp dụng lần đầu; và

(b) giải thích về bất kỳ chênh lệch nào giữa:

(i) cam kết thuê hoạt động được công bố theo IAS 17 vào cuối kỳ
báo cáo năm ngay trước ngày áp dụng lần đầu, được chiết khấu
sử dụng lãi suất đi vay tương đương tại ngày áp dụng lần đầu
như được mô tả trong đoạn C8(a); và

(ii) khoản nợ phải trả thuê tài sản được ghi nhận trong báo cáo
tình hình tài chính tại ngày áp dụng lần đầu.

C13 Nếu bên thuê sử dụng một hay nhiều phương pháp thiết thực trình bày trong
đoạn C10, họ cần công bố sự kiện đó.

Bên cho thuê

C14 Ngoại trừ mô tả trong đoạn C15, bên cho thuê không được yêu cầu thực hiện
bất kỳ điều chỉnh chuyển tiếp nào đối với thuê tài sản mà họ là một bên cho
thuê và cần hạch toán thuê tài sản theo Chuẩn mực này từ ngày áp dụng lần
đầu.

C15 Bên cho thuê trung gian cần:

(a) đánh giá lại cho thuê lại tài sản đã được phân loại thuê hoạt động
theo IAS 17 và tiếp tục cho thuê tại ngày áp dụng lần đầu, để xác định
liệu cho thuê lại tài sản cần được phân loại như là thuê hoạt động
hay thuê tài chính theo Chuẩn mực này. Bên cho thuê trung gian cần
thực hiện đánh giá này tại ngày áp dụng lần đầu trên cơ sở thời hạn
hợp đồng còn lại và điều kiện của thuê tài sản chính và cho thuê lại
tài sản tại ngày đó.

(b) đối với cho thuê lại tài sản đã được phân loại là thuê hoạt động theo
IAS 17 nhưng là thuê tài chính theo Chuẩn mực này, cần hạch toán
cho thuê lại tài sản như là thuê tài chính đã được thỏa thuận tại ngày
áp dụng lần đầu.

166
Giao dịch bán và thuê lại trước ngày áp dụng lần đầu

C16 Đơn vị không cần đánh giá lại giao dịch bán và thuê lại được thỏa thuận trước
ngày áp dụng lần đầu để xác định liệu chuyển giao tài sản cơ sở đáp ứng các
yêu cầu trong IFRS 15 để được hạch toán là giao dịch bán.

C17 Nếu giao dịch bán và thuê lại được hạch toán là giao dịch bán và thuê tài
chính theo IAS 17, người bán-bên thuê cần:

(a) hạch toán thuê lại tài sản theo cùng một cách họ hạch toán đối với
bất kỳ thuê tài chính nào khác hiện hữu tại ngày áp dụng lần đầu; và

(b) tiếp tục phân bổ bất kỳ thu nhập nào từ giao dịch bán trên thời hạn
thuê.

C18 Nếu một giao dịch bán và thuê lại được hạch toán là một giao dịch bán và
thuê hoạt động theo IAS 17, người bán-bên thuê cần:

(a) hạch toán thuê lại tài sản theo cùng một cách mà họ hạch toán đối
với bất kỳ thuê hoạt động nào khác hiện hữu tại ngày áp dụng lần
đầu; và

(b) điều chỉnh thuê lại tài sản quyền sử dụng đối với bất kỳ các khoản
thu nhập hoặc lỗ được hoãn lại nào liên quan đến thời hạn thuê ngoài
thị trường được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính ngay
trước ngày áp dụng lần đầu.

Giá trị đã được ghi nhận trước đây liên quan đến hợp nhất kinh doanh

C19 Nếu bên thuê trước đây đã ghi nhận tài sản hoặc nợ phải trả áp dụng IFRS 3
Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các điều khoản thuê hoạt động thuận lợi
và bất lợi có được từ một phần của hợp nhất kinh doanh, bên thuê cần dừng
ghi nhận tài sản hoặc nợ phải trả đó và phải điều chỉnh giá trị còn lại của tài
sản quyền sử dụng với một giá trị tương ứng tại ngày áp dụng lần đầu.

Tham chiếu đến IFRS 9

C20 Nếu đơn vị áp dụng Chuẩn mực này nhưng vẫn chưa áp dụng IFRS 9 Công cụ
tài chính, bất kỳ tham chiếu nào trong Chuẩn mực này đến IFRS 9 cần được
hiểu là tham chiếu đến IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Xác định giá trị.

Thu hồi các chuẩn mực khác

167
C21 Chuẩn mực này thay thế các Chuẩn mực và các Diễn giải sau:

(a) IAS 17 Thuê tài sản;

(b) IFRIC 4 Xác định liệu thỏa thuận có bao gồm thuê tài sản;

(c) SIC-15 Thuê hoạt động - Ưu đãi; và

(d) SIC-27 Đánh giá bản chất của giao dịch liên quan đến hình thức pháp
lý của thuê tài sản.

168
Phụ lục D

Sửa đổi Chuẩn mực khác

Phụ lục này đưa ra điều chỉnh đối với chuẩn mực khác là hệ quả của việc IASB ban hành Chuẩn mực
này. Đơn vị cần áp dụng sửa đổi cho năm tài chính bắt đầu tại ngày hoặc sau ngày 1/1/2019. Nếu đơn
vị áp dụng Chuẩn mực này cho kỳ sớm hơn, họ cũng cần áp dụng sửa đổi này cho kỳ sớm hơn đó.

Đơn vị không được phép áp dụng IFRS 16 trước khi áp dụng IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách
hàng (xem đoạn C1).

Theo đó, đối với Chuẩn mực có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, sửa đổi trong phụ lục này được trình bày
dựa trên nội dung của trong bản công bố lần đầu của Chuẩn mực đó, khi sửa đổi bởi IFRS 15. Nội dung
của Chuẩn mực trong phụ lục này không bao gồm bất kỳ sửa đổi nào khác không có hiệu lực tại ngày
1/1/2016.

Đối với Chuẩn mực không có hiệu lực tại ngày 1/1/2016, sửa đổi trong phụ lục này được trình bày dựa
trên nội dung trong bản công bố lần đầu của chuẩn mực đó, khi sửa đổi bởi IFRS 15. Nội dung của
Chuẩn mực đó trong phụ lục này không bao gồm bất kỳ sửa đổi nào khác không có hiệu lực tại ngày
1/1/2016.

*****

169
Khoá học CertIFR
Lịch khai giảng tháng 06/2021

01
Chứng chỉ Lập báo cáo Tài chính Quốc tế
(CertIFR) là chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán
công chứng Anh quốc ACCA cấp.

02 40 giờ học cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm


thực tiễn về Tài chính Kế toán.

03 Phương pháp giảng dạy đa dạng.

04 Chỉ cần học một khoá học và thi một kỳ thi


duy nhất để lấy được chứng chỉ.

Quét mã QR để xem chi


tiết chương trình CertIFR
Khoá học DipIFR
Lịch khai giảng tháng 09/2021

01
Chứng chỉ Diploma về chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế IFRS do Hiệp hội Kế toán
công chứng Anh quốc ACCA cấp.

02
64 giờ học cùng chuyên gia giàu kinh
nghiệm thực chiến trong lĩnh vực Tài chính
Kế toán.

03 Phương pháp giảng dạy đa dạng.

04 Chỉ cần học một khoá học và thi một kỳ


thi duy nhất để lấy được chứng chỉ.

Quét mã QR để xem chi


tiết chương trình DipIFR
FTMSGlobal - Tự hào là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt
chuẩn bạch kim do ACCA Anh Quốc chứng nhận
FTMS Hà Nội: Tầng 2, toà nhà C'Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng,
Đống Đa, Hà Nội

0973.861.386 - Ms. Trang


ftmshanoioffice@gmail.com
https://www.ftmsglobal.edu.vn
https://www.facebook.com/ftmsglobalhn

You might also like