You are on page 1of 164

Mở đầu ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN ...................................................................2


A. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN ..................................12
I. Khái niệm văn bản ..................................................................................12
II. Các đặc trưng cơ bản của văn bản .........................................................12
B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN ..............................................15
I. Văn bản khoa học ....................................................................................16
II. Văn bản chính luận ................................................................................21
III. Văn bản hành chính - công vụ ..............................................................26
Chương 2. TẠO LẬP VĂN BẢN .............................................................................41
A. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN ..................................................41
I. Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản ......................41
II. Lập đề cương cho văn bản .....................................................................43
III. Viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn ................................................47
IV. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản ...........................................................59
B. VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌC ..............................................................63
I. Định nghĩa luận văn khoa học ................................................................63
II. Phân loại luận văn khoa học ..................................................................63
III. Các bước viết luận văn khoa học .........................................................64
Chương 3. TIẾP NHẬN VĂN BẢN .........................................................................86
A. TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN ...................................................................86
I. Khái niệm ................................................................................................86
II. Yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản ..................................................87
III. Các bước tóm tắt một văn bản ..............................................................87
IV. Tự động tóm tắt một văn bản điện tử ...................................................93
B. TỔNG THUẬT VĂN BẢN ......................................................................94
I. Khái niệm ................................................................................................94
II. Yêu cầu của việc tổng thuật các văn bản ...............................................95
III. Các bước tổng thuật các văn bản ..........................................................96
Chương 4. CHÍNH TẢ ............................................................................................107
I. Chữ quốc ngữ ........................................................................................107
II. Chính tả. ...............................................................................................109
Chương 5. KĨ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU .................................................122
I. Rèn luyện kĩ năng dùng từ ....................................................................122
II. Rèn luyện kĩ năng đặt câu ....................................................................140
Mở đầu
I. Khái quát về tiếng Việt
1. Khái niệm "Tiếng Việt"
Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta
có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh). Mỗi dân tộc
ấy có ngôn ngữ riêng.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của Việt
Nam.
2. Nguồn gốc tiếng Việt và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt
(cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa. Tiếng Việt xuất hiện từ rất sớm
trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông
nghiệp.
Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên
một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này, thời cổ vốn là một trung
tâm văn hóa trên thế giới.
Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; có quan hệ họ
hàng xa hơn với nhóm tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc trường
Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến Điện...
Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là
thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là ti,
trong tiếng Khơ-me là đay, trong tiếng Môn là tai.
Từ cội nguồn ấy, Tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống,
gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân
tộc tự cường và tự chủ.
3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt
a. Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam cho đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở

2
Việt Nam là tiếng Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp
trong sinh hoạt hàng ngày. Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng
bước phát triển tiếng Việt để giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm
giữ.
Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc:
-Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ
ngữ Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán-Việt;
-Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên
dưới 70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa. Việt hoá là phương
thức tự bảo tồn và phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ
ngoại lai. Theo hướng đó, tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc,
vừa ngày càng được hoàn thiện, tiến nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã
phát triển hiện nay trên thế giới.
Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và văn ngôn Hán;
có ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng.
b. Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp
Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp,
tiếng Việt và văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: Chữ Pháp, chữ Hán, chữ
Nôm, chữ Quốc ngữ.
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng
tiếng Pháp vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng
giảm, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần
chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ
Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và
văn hoá. Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và
chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp. Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp
nhằm củng cố nền thống trị của Thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc
phải dùng tiếng Việt làm phương tiện chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc

3
dạy tiếng Pháp cho người Việt, thì việc dạy tiếng Việt cho viên chức hành
chính Pháp được đặt ra. Do chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp nên người Pháp
chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt. Điều này làm cho
chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện giáo dục chung.
Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ là
chuyển ngữ nhưng với thái độ rè rặt. Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng
ấu (lớp một); từ lớp sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp-
Việt; từ năm thứ thứ tư đến năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp
trung học, tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.
Bối cảnh xã hội việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát
triển chữ quốc ngữ nề văn hoá bằng chữ quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt đã
hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều.
Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới đã được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt
như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn số…hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit,
cao su, cà phê…
Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi
nổi của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa
dạng, ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức
vươn lên làm tròn trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới.
c. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2
tháng 9 năm 1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình
trong một nước Việt Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn
tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả
lĩnh vực đối ngoại
Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và
một văn tự là chữ quốc ngữ.
Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu
khoa học từ thấp tới cao. Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng
không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

4
4. Chữ viết tiếng Việt
a. Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ
Chữ viết là những tập hợp, những hệ thống ký hiệu bằng hình, có thể
nhìn thấy được, dùng để ghi lại (biểu hiện cho) một mặt nào đó (âm hoặc ý)
của những đơn vị, những yếu tố của ngôn ngữ.
Trong đời sống nhân loại, chữ viết có vai trò cực kì to lớn. Trước hết,
nó bù đắp cho những hạn chế về mặt không gian và thời gian của ngôn ngữ,
giúp cho người ở cách xa nhau vẫn có thể nói và nghe được nhau để hiểu
nhau; đồng thời, thế hệ của những người hôm nay biết được thế hệ trước, thế
hệ sau biết thế hệ hôm nay.
Chữ viết là phương tiện ghi ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp bổ sung
dựa trên kênh nhận thức thị giác, nên khi không nói và nghe được nhau, nếu
biết sử dụng chữ viết, người ta vẫn trao đổi thông tin được với nhau.
Chức năng ghi lại ngôn ngữ đã giúp chữ viết có vai trò và công năng
làm giảm thiểu tối đa công sức, nhân lực, tiền của … trong việc truyền bá
kiến thức, phát tán thông tin (nếu so với dùng lời nói trực tiếp), nhưng lại làm
tăng cường đến mức tối đa hiệu quả và phạm vi mà các thông tin, các kiến
thức được truyền bá.
Xét về phương diện lịch sử, xã hội và văn hóa, chính chữ viết có vai trò
làm công cụ thúc đẩy sự hình thành ngôn ngữ văn hóa, hình thành nên nền
văn học viết của các dân tộc, góp phần làm thống nhất và hình thành ngôn
ngữ dân tộc, xác định chuẩn ngôn ngữ của ngôn ngữ các dân tộc.
Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là
một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn
minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ
phát triển tới trình độ cao.
Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng
Việt và văn hóa Việt Nam.
b. Chữ Nôm
Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “Thời Đào Đường, có người
Việt ở Phương Nam cử sứ giả qua nhiều tầng thông dịch vào triều biếu con

5
rùa thần có lẽ đã sống hàng nghìn năm, trên lưng có khắc chữ như con nòng
nọc, ghi chép việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lại, gọi là Quy
dịch”. Với những thông tin trên, ta thấy từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ
viết, đã am tường thiên văn lịch pháp, có tri thức tối thiểu cho việc tổ chức xã
hội và phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngôn ngữ của người Việt và người
Hán chắc chắn là rất khác nhau, vì vậy phải qua nhiều tầng thông dịch mới
hiểu được nhau. Cũng có nghĩa là tiếng Hán và tiếng Việt khác nhau về cội
nguồn và thuộc hai ngữ hệ. Điều đó khẳng định trên địa bàn nước Văn Lang
cổ đại có một ngôn ngữ bản địa và cũng đã có chữ viết.
Trong thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, chữ Hán giữ
vị trí độc tôn. Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi
yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở lên bức thiết, cha
ông ta đã sáng chế ra một lối chữ ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm có thể hình thành từ khoảng cuối
thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, bước đầu được sử dụng từ thế kỷ X đến thế kỷ XII,
khi nước nhà đã bước sang kỷ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh,
tiền Lê, Lý, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa.
Với sự ra đời của chữ Nôm, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc
đã hình thành và phát triển để lại nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, một mặt do
giai cấp phong kiến thống trị sùng bái chữ Hán, khinh rẻ và kìm hãm tiếng nói
và chữ viết của dân tộc, mặt khác do chữ Nôm có những nhược điểm nhất
định (như ghi âm thiếu chính xác, cách viết không được được quy định thống
nhất) cho nên tác dụng của nó không được phát huy đầy đủ. Khoảng cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu được thông dụng, chữ Hán
không còn được dùng nữa thì chữ Nôm cũng kết thúc vai trò lịch sử của nó.
c. Chữ quốc ngữ
Từ giữa thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ người Âu đã đến Việt Nam truyền
đạo. Họ học tiếng Việt, dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt để phục vụ
cho việc giảng đạo, việc dịch và in các sách đạo.

6
Ban đầu, việc ghi âm tiếng Việt còn chưa thống nhất. Mãi về sau, gần
suốt nửa đầu thế kỷ XVII, họ mới xây dựng nên một lối viết tương đối thống
nhất. Chữ quốc ngữ ra đời từ đó.
Trong sự ra đời của chữ quốc ngữ, có phần công sức cộng tác của nhiều
người Việt Nam, nhưng vai trò của những giáo sĩ người Âu, nhất la A.đơ Rốt,
rất đáng lưu ý. Năm 1651, họ đã cho soạn thảo và xuất bản ở Rô-ma hai bộ
sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Có giá trị hơn cả là cuốn từ điển Việt-Bồ Đào
Nha- La tinh.
Ngày 10/4/1878, Thông tư của Giám đốc Nội vụ Béleard đã chính thức
gọi chữ mà các giáo sĩ phương Tây tạo ra là quốc ngữ.
Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có những biến đổi nhất định để
đạt tới độ hoàn thiện như hiện nay.
5. Chức năng xã hội của tiếng Việt
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Đó là trong giao tiếp thường ngày; trong giao tiếp về chính trị,
kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao...
Tiếng Việt là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ.
Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt và nó mang rõ
dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt.
Tiếng Việt là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng
Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày
càng được khẳng định.
6. Đặc điểm, phương thức ngữ pháp của tiếng Việt
a. Đặc điểm của tiếng Việt
Theo tiêu chí đặc trưng hình thái, ngôn ngữ được phân thành nhiều loại
hình khác nhau như: Loại hình ngôn ngữ hòa kết (chủ yếu là các ngôn ngữ
thuộc hệ Ấn Âu), loại hình ngôn ngữ chắp dính (các ngôn ngữ họ Thổ, họ
Ugô – Phần Lan…), loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (ngôn ngữ Swahili - ở

7
miền Đông Nam Phi) và loại hình ngôn ngữ đơn lập (còn gọi là ngôn ngữ phi
hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết. Tiếng Việt,
tiếng Hán là những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình này). Theo đó, Tiếng
Việt có những đặc điểm sau:
- Là ngôn ngữ phân tiết tính
- Là ngôn ngữ không biến hình
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu.
b. Phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện
ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Trong các ngôn ngữ, có nhiều phương thức ngữ pháp được sử dụng,
nhưng thường gặp nhất là các phương thức:
- Phương thức phụ tố: Là dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn
ngữ là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính đó. Ví dụ
trong tiếng Anh dùng hậu tố -s- để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ như
book - books
- Phương thức luân chuyển ngữ âm: Là phương thức biến đổi một bộ
phận của chính tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp của chính tố. Ví dụ trong tiếng Anh luân chuyển - a- thành -
e – để chỉ ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ như woman (người đàn bà)
– women (những người đàn bà).
- Phương thức thay thế căn tố: Là phương thức thay đổi hẳn vỏ ngữ âm
của đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Anh good (tốt) – better (tốt hơn)
- Phương thức trọng âm: Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để
biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng
Nga, ’pyku (danh cách, số nhiều) – py’ku (sở hữu cách – số ít)
- Phương thức lặp: Là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ
ngữ âm của chính tố để biể thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ trong tiếng Việt, dùng
người người để chỉ số nhiều

8
- Phương thức hư từ: Là phương thức dùng hư từ két hợp với từ để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ tiếng Việt dùng hư từ những để chỉ chỉ ý nghĩa
số nhiều
Phương thức trật tự từ: Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Phương thức ngữ điệu: Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Đừng đợi anh! Và Đừng! Đợi anh!
Tiếng Việt dùng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau:
- Phương thức lặp
- Phương thức trật tự từ
- Phương thức hư từ
- Phương thức ngữ điệu
7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để sự giàu đẹp phong phú của nó,
làm cho nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề
có lịch sử lâu đời và được đặt ra thường xuyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
dạy: "Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng
khắp".
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần:
- Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ
viết của dân tộc; phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh
hoa tiếng nói của dân tộc ở tất cả các phương diện của nó: ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp và phong cách.
- Phải rèn luyện một tư duy thường trực và thói quen trong sử dụng
tiếng Việt sao cho đạt tới sự đúng đắn, chính xác, sáng sủa, mạch lạc nhằm
đạt hiệu quả giao tiếp cao.

9
- Sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của
tiếng Việt. Đó là chuẩn mực về phát âm và chữ viết, chuẩn mực về từ ngữ, về
ngữ pháp và chuẩn mực về phong cách.
- Không phủ nhận và thủ tiêu những sự sáng tạo trong sử dụng, những
cách dùng độc đáo, những độc đáo mới mẻ và sự uyển chuyển, linh hoạt trong
cách sử dụng. Tuy nhiên, những đóng góp và sáng tạo đó phải dựa trên những
quy luật; những sự uyển chuyển, linh hoạt đó phải dược thực hiện trong
những điều kiện nhất định để giao tiếp xã hội không bị rối loạn vàngười đọc,
người nghe
- Luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ các
ngôn ngữ khác đảm bảo các yêu cầu về tính truyền thống và hiện đại để phát
triển tiếng Việt hiện đại.
II. Giới thiệu học phần Tiếng Việt thực hành
1. Vị trí, vai trò của học học phần Tiếng Việt thực hành trong
chương trình giáo dục đại học
Tiếng Việt thực hành là môn khoa học ngôn ngữ ứng dụng với đối
tượng nghiên cứu là kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Nội dung của tiếng Việt thực
hành trang bị cho sinh viên kiến thức về tiếng Việt ứng dụng làm phương tiện
nhận thức, tư duy và giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày; là công cụ để sinh
viên học tập, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức chuyên môn; đồng thời
giúp sinh viên biết tạo lập và tiếp nhận văn bản.
Tiếng Việt thực hành ở bậc đại học hướng tới mục tiêu sau:
- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát về văn bản, tạo lập
văn bản, thuật lại nội dung văn bản, chữ viết trên văn bản, yêu cầu dùng từ,
câu trong hoạt động giao tiếp và ngôn ngữ dùng trong văn bản hành chính.
- Phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (chủ yếu là kĩ năng viết,
đọc) cho sinh viên; biết vận dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn
bản, đặc biệt là văn bản hành chính, văn bản khoa học.

10
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho sinh viên; tạo thói quen về sử dụng
tiếng Việt chuẩn xác trong giao tiếp.
- Tạo sự tương tác, hỗ trợ giữa môn tiếng Việt thực hành với môn
Văn bản quản lí nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản; Kỹ năng giao
tiếp hành chính.
2. Kết cấu môn học
Nội dung học phần Tiếng Việt thực hành được trình bày theo hướng bắt
đầu giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về văn bản đến những loại văn bản
cụ thể; từ những kỹ năng chung nhất đến những thao tác cụ thể; từ những yêu
cầu chung về dùng từ, đặt câu đến những yêu cầu cụ thể về sử dụng ngôn ngữ
trong một loại văn bản cụ thể.

11
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN

A. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN

I. Khái niệm văn bản

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó có
thể tồn tại ở hai dạng: nói và viết. Ở dạng nói, thường gọi là ngôn bản. Ở dạng
viết, thường gọi là văn bản.
Một sản phẩm được gọi là văn bản không phụ thuộc vào dung lượng
câu chữ của nó. Nó thường bao gồm tập hợp nhiều câu, nhưng trường hợp tối
thiểu chỉ có một câu (ví dụ: một câu ca dao, một câu tục ngữ, một câu châm
ngôn, một câu khẩu hiệu… được ghi lại). Còn tối đa, văn bản có thể là một
tập sách, hoặc một bộ sách nhiều tập.
Khi giao tiếp, người ta sinh sản sinh ra văn bản. Và chính các văn bản
ấy lại trở thành công cụ chuyển tải các ý tưởng cũng như các cảm xúc của họ,
làm cho hoạt động giao tiếp được thực hiện. Do đó, có thể nói, văn bản vừa là
sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

II. Các đặc trưng cơ bản của văn bản

1. Tính chỉnh thể.

Dù dung lượng của văn bản thế nào thì nó cũng cần phải là một sản
phẩm ngôn ngữ mang tính chỉnh thể. Văn bản là sự tập hợp của nhiều câu,
nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần… nhưng các bộ phận này phải được
tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Tính chỉnh thể của văn bản được
bộc lộ ở cả hình thức lẫn nội dung.

1.1 Về nội dung:

Văn bản phải đáp ứng được hai yêu cầu:


Thứ nhất, có tính trọn vẹn: Nghĩa là, văn bản dù ngắn hay dài cũng
trình bày được một nội dung trọn vẹn, khiến cho người khác hiểu được một sự
việc, một tư tưởng hay cảm xúc nào đó. Tính trọn vẹn này có tính chất tương

12
đối và ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động
giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Thứ hai, có tính nhất quán về chủ đề: Mỗi văn bản tập trung vào việc
thể hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này có thể được phát triển qua các chủ
đề bộ phận, nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung.
Tính trọn vẹn về nội dung và tính chất nhất quán về chủ đề khiến cho
văn bản dù lớn đến đâu vẫn mang một tiêu đề (tên gọi) chung.

1.2 Về mặt hình thức;

Tính chỉnh thể của văn bản bộc lộ ở kết cấu: tiêu đề, phần mở, phần
thân, phần kết (ở các văn bản đủ lớn); ở các thể thức (như trong văn bản hành
chính), ở dấu hiệu chữ viết. Nó còn thể hiện ở chỗ: không cần thêm vào trước
hoặc sau văn bản một câu hay một bộ phận nào khác để cho văn bản “hoàn
chỉnh” hơn.

2. Tính liên kết.

Đó là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn,
giữa các phần, các bộ phận của văn bản. Chính tính liên kết này cũng là cơ sở
để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản. Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương
diện của văn bản: liên kết nội dung và các phương tiện hình thức của sự liên
kết
Nếu văn bản thiếu sự liên kết về nội dung thì nó sẽ mắc lỗi hoặc lạc
(tức là các câu, các đoạn không hướng về cùng một chủ đề).

3. Tính mục đích

Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục tiêu
giao tiếp của văn bản và trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích
gì? Viết để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc
tổ chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức
văn bản theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng). Ví dụ: Hịch

13
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết ra nhằm kích thích lòng tự hào dân
tộc, đánh thức tinh thần trách nhiệm của tướng sĩ đối với Tổ quốc, với nhân
dân. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch nhằm tố cáo tội ác của Thực dân
Pháp và phát xít Nhật; vạch mặt những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
trong giặc ngoài đang nhăm nhe muốn bóp nghẹt nền dân chủ vừa mới ra đời;
đồng thời khẳng đinh ý chí quyết tâm của nhân dân ta sẵn sàng chiến đấu đến
cùng để bảo vệ đất nước và thành quả cách mạng.
Mục đích của văn bản có thể được bộc lộ trực tiếp (theo cơ chế hiển
ngôn) hoặc gián tiếp (theo cơ chế hàm ngôn). Nó quy định việc lựa chọn chất
liệu nội dung, cách thức tổ chức các chất liệu nội dung cũng như việc lựa
chọn các phương tiện ngôn ngữ.
Như vậy: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở
dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính
hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu
giao tiếp nhất định.
Sau đây là một ví dụ về văn bản:
Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên
đường chuyển quân của bộ đội ta, máy bay Mỹ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc
diệt cỏ, trong đó có 42 triệu lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích
miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang toàn tên những màu sắc đẹp của cầu
vồng: xanh, hồng, tía, đỏ, da cam,...
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm sói
mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm họa môi
trường vô cùng khốc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhất mà chất độc da cam gây ra là hậu quả
đối với con người. Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn nằm trong đất, trong
thức ăn và trong chính cơ thể con người, gây ra những bệnh nguy hiểm cho
người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu

14
đường, quái thai, dị tật bẩm sinh,…Ước tính cả nước hiện có khoảng 70.000
người lớn và từ 200.000 đến 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da
cam. Đó là chưa kể đến nhiều em bé mất từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay từ
lúc mới sinh, chưa kịp sống trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
(Theo tạp chí Tia sáng)

B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN

Mỗi văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa
các nhân vật giao tiếp nhất định và hướng vào một mục tiêu giao tiếp nhất
định. Vì vậy, mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện
ngôn ngữ nhất định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữ viết...) Tất cả
các văn bản có những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trên đây họp
thành một loại, một kiểu hay một phong cách văn bản.
Phong cách học tiếng Việt phân loại các phong cách ngôn ngữ như
sau:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ cổ động
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tương ứng với các phong cách ngôn ngữ trên là các loại văn bản:
- Văn bản khoa học
- Văn bản hành chính
- Văn bản nghị luận
- Văn bản báo chí
- Văn bản cổ động - tuyên truyền
- Văn bản nghệ thuật

15
- Văn bản sinh hoạt (ví dụ như một bức thư cá nhân) hoặc một bài nói.
Mỗi văn bản đều có những đặc điểm riêng. Cần nắm được những đặc
điểm cơ bản đó để tạo lập và lĩnh hội tốt các văn bản phù hợp với với các
hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Dưới đây, sẽ trình bày một số điểm khái
quát về ba loại văn bản thường được dùng.

I. Văn bản khoa học

1. Khái niệm về văn bản khoa học:

Văn bản khoa học là văn bản được dùng trong lĩnh vực hoạt động
khoa học, với chức năng chủ yếu là thông tin - nhận thức. Nó bao gồm:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên luận, luận án, luận văn,
các chuyên đề, các công trình khoa học...
- Các văn bản khoa học giáo khoa: sách giáo khoa, tài liệu dạy học...
- Các văn bản phổ cập khoa học: các bài báo, các tài liệu phổ biến,
truyền thụ một cách sơ giản, dễ hiểu về các kiến thức khoa học...
Hoặc cũng có thể phân chia văn bản khoa học theo các loại sau:
* Ở dạng viết:
- Các công trình nghiên cứu khoa học.
- Các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo khoa học.
- các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học.
- Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Các bài thi, luận văn, đồ án tốt nghiệp…
* Ở dạng nói:
- Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu, trong các buổi thảo luận
khoa học, hội nghị khoa học.
- Lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học và báo cáo khoa
học.
- Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được đọc lên hoặc
in ra. Mọi thông báo khoa học có thể được chuẩn bị trước ra giấy rồi sau đó
16
thông thường là đọc lên theo văn bản viết. Do đó có lối nói: đọc báo cáo, đọc
bài giảng…

2. Đặc trưng của văn bản khoa học

Văn bản khoa học phản ánh hoạt động và thành quả của tư duy trừu
tượng của con người. Nó thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những
luận điểm, luận cứ chính xác, mạch lạc với những khái niệm xác định. Do đó,
văn bản khoa học có những đặc trưng sau:
- Tính trừu tượng - khái quát cao
- Tính lôgic nghiêm ngặt
- Tính chính xác khách quan.

2.1 Tính trừu tượng, khái quát cao

Văn bản khoa học có tính trừu tượng, khái quát cao, bởi vì khoa học
phải thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện
thực khách quan. Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại
trong các sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những ở những cái
gì riêng lẻ, bộ phận, cá biệt.
Ví dụ: Từ “sâu” được dùng trong văn bản khoa học và văn bản nghệ
thuật
- Ở ao chuôm, nước sâu khoảng 1m nên thả 300 con cá (văn bản khoa
học): “Sâu” có nghĩa là “có độ sâu”, “có khoảng cách từ mặt nước đến đáy
nước”. Từ này được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tếng hò
(văn bản nghệ thuật)
“Sâu” ở đây được hiểu là “diễn ra trong tâm hồn, trong những rung động nội
tâm kín đáo của con người”. Từ này được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa phái
sinh.

2.2 Tính logíc nghiêm ngặt

17
Văn bản khoa học phải đảm bảo tính logíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi
mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu
hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy luật chặt chẽ từ tư duy
logic hình thức đến tư duy logic biện chứng.
Tính logic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị
của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn
vị này.Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết
luận được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây
ra mâu thuẫn và những đoạn văn rieng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng
sự vận động của tư duy từ cái riêng đến cái chung hoặc từ cái chung đến cái
riêng.
Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng minh và tinh có lí do đầy đủ , nên
logic trong khoa học là logic được chứng minh. Tư duy khoa học không chấp
nhận một sự mâu thuẫn hay phi logic nào.

2.3 Tính chính xác, khách quan

Văn bản khoa học phải đạt tính chính xác, khách quan, bởi vì khoa học
yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên
và xã hội.
Tính chính xác của văn bản khoa họcphải được hiểu là tính đơn nghĩa
trong cách hiểu và diễn đạt đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là
ngôn ngữ diễn đạt các luận điểm khoa học phải đồng nhất với tư duy khoa
học.

3. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản khoa học

Nhìn chung, ngôn ngữ của văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy
trừu tượng, có tính khái quát cao, có tính khách quan và trung hoà về sắc thái
cảm xúc.

3.1 Về từ vựng:

18
- Văn bản khoa học sử dụng nhiều và chính xác thuật ngữ chuyên
ngành.
Ví dụ: Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến;
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo
nhất định; tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định.
- Có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ trừu tượng (nhất là trong các
văn bản khoa học thuộc hai lĩnh vực triết học và toán học). Ở đây, từ ngữ phải
đơn nghĩa, trung tính về sắc thái biểu cảm. Những từ này dùng để biểu đạt
những khái niệm chung, tách khỏi mọi cái cá biệt, cái ngẫu nhiên, mà chỉ chú
ý đến thuộc tính chung của sự vật. Từ loại được dùng nhiều hơn cả là danh từ
(theo thống kê, số lượng danh từ trong văn bản khoa học thường nhiều gấp 4
lần so với động từ); các đại từ thường mang ý nghĩa khái quát (ngôi thứ 3 và
ngôi thứ nhất số nhiều).
Ví dụ: Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế
giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật
của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống
kí hiệu khác.
(Giáo trình Triết học Mác-Lênin)
- Sử dụng lớp từ đa phong cách với nghĩa đen, nghĩa định danh để
đảm bảo tính chính xác, khách quan của sự vật được nói đến. Ví dụ: ánh sáng,
màu sắc, so sánh, đo, cân... Rất ít sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm,
những từ thể hiện sự bình giá cá nhân. Không sử dụng từ địa phương, tiếng
lóng, từ tục tĩu...

3.2 Về cú pháp:

- Văn bản khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh với kết cấu
chặt chẽ, rõ ràng. Loại câu phổ biến nhất là câu ghép chính phụ với các cặp từ
quan hệ chỉ nguyên nhân (vì...nên...), mục đích (để...nên...), nhượng bộ
(tuy...nhưng...), tăng tiến (không những...mà còn..). Những trường hợp tách

19
các vế của câu ghép có độ dài quá lớn thành các câu độc lập cũng gặp khá
nhiều.
Ví dụ: Nếu một đường thẳng mà song song với một đường thẳng nào
đó của một mặt phẳng chứa nó, thì nó song song với mặt phẳng ấy.
- Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn có mặt cả những câu khuyết
chủ ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định...
Ví dụ: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự
nhiên khác không sẽ được một phân số mới bằng giá trị phân số đã cho.
hoặc: Muốn cho cloruahiđrô chóng tan trong nước, người ta phải tăng
bề mặt tiếp xúc giữa hai chất đó.
- Sử dụng nhiều kiểu câu đẳng thức có "là" chỉ bản chất của sự vật, rất
thích hợp cho việc nhận xét, đánh giá, lí giải các hiện tượng, những vấn đề,
những quy luật của tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Siêu âm là những âm có tần số lớn hơn 20.000Hz

3.3 Về kết cấu:

Văn bản khoa học thường được xây dựng theo một khuôn mẫu quy
định nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo. Đặc biệt, trong những
công trình khoa học hoàn chỉnh như một luận văn, một cuốn sách chuyên
khảo, từng phần nói trên lại phải nói đáp ứng một loạt các yêu cầu có tính bắt
buộc khác.
Ví dụ: Phần mở đầu của một luận văn khoa học thường bao gồm những
nội dung sau:
1, Lí do chọn đề tài;
2, Lịch sử vấn đề;
3, Đối tượng và mục đích nghiên cứu;
4, Các luận điểm cơ bản và những đóng góp mới của luận văn;
5, Phương pháp nghiên cứu
6, Bố cục.

3.4 Về phương pháp diễn đạt:


20
- Cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích; tránh những yếu tố dư thừa, những
trợ từ, quán ngữ đưa đẩy, đặc biệt là đối với những văn bản khoa học tự
nhiên.
- Luôn vươn tới sự khúc chiết trong việc trình bày bằng cách sử dụng
các từ, các cụm từ chỉ ra mối quan hệ logic trong kết cấu của toàn văn bản.
Đó là những từ ngữ được coi như là công cụ của các hình thức phán đoán, suy
lí khoa học: như vậy, trước hết, sau đó, tuy nhiên, bởi vậy. một mặt, mặt khác,
nói chung, nhìn chung, tóm lại, thứ nhất, thứ hai, từ, cho đến, bước sang,
trong một số trường hợp khác, thoạt nhìn, tưởng như, song thực ra, trở lên,
bây giờ....
- Luôn tìm cách làm nổi bật thông báo bằng cách dùng những biện
pháp tu từ, như: phép tách biệt (vế câu), phép đối chiếu nếu...thì... chỉ quan hệ
đối chiếu để nhấn mạnh, phép dùng phụ ngữ: chỉ sự khẳng định, sự phủ định,
độ tin cậy như rõ ràng là, chắc chắn là, đúng là, không phải là...
Ví dụ: Nếu như liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu
của các phát ngôn thì liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo.

II. Văn bản chính luận

1. Khái niệm về văn bản chính luận

Chính luận là loại văn bản trình bày những ý kiến có tính chất bình
luận, đánh giá về các vấn đề, sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...Chức năng cơ bản của nó là tuyên truyền, thuyết
phục, lôi cuốn, động viên.
Ở dạng viết có: các văn bản hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên
ngôn; các bài bình luận, xã luận trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Ở dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong
đón tiếp ngoại giao, phát biểu trong các hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói
chuyện thời sự, chính sách.

21
Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là những văn bản chính luận mẫu mực cả về
nội dung cũng như hình thức thể hiện.

2. Tính diễn cảm và phong cách cá nhân trong phong cách chính
luận

Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách chính luận là ngôn ngữ
tổng hợp vừa của lí trí vừa của tình cảm, nó thuyết phục người đọc bằng
những luận cứ, luận điểm vững chắc, đồng thời cũng sử dụng những yếu tố
diễn cảm trong ngôn ngữ để làm tăng thêm sức thuyết phục đó. Chính vì vậy
mà trong một số văn bản chính luận ta có thể tìm thấy các vẻ riêng của phong
cách cá nhân từng tác giả. Đọc văn bản chính luận, sẽ thấy có người viết trong
sáng, chặt chẽ; có người viết sâu sắc, súc tích....
Ví dụ: Đọc văn bản chính luận của Hồ Chủ tịch sẽ thấy ngôn ngữ của
Người tiêu biểu cho sự trong sáng, giản dị, tế nhị mà lại rất sinh động, thấm
thía.

2. Đặc trưng cơ bản của văn bản chính luận

2.1 Tính bình giá công khai

Phong cách chính luận phải đạt tính bình giá công khai của tác giả, tức
là biểu thị một cách rõ ràng, trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện. Văn
bản nghệ thuật cũng bao hàm thái độ bình giá, nhưng là bình giá ngầm, gián
tiếp thông qua hệ thống hình tượng.

2.2 Tính lập luận chặt chẽ

Phải đạt được tính lập luận chặt chẽ là vì phong cách chính luận muốn
thuyết phục người đọc thì cần phải giải thích, thuyết minh một cách có lí lẽ,
có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải dựa trên cơ sở những luận cứ, luận điểm
khoa học. Về điểm này, phong cách chính luận gần gũi với phong cách khoa
học.

22
2.3 Tính truyền cảm

Phong cách chính luận phải đạt tính truyền cảm mạnh mẽ, tức là sự
diễn đạt hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục
bằng cả lí trí, bằng cả tình cảm, đạo đức.
Các đặc trưng chung của văn bản chính luận là tính bình giá công
khai, tính lập luận chặt chẽ. Văn bản chính luận luôn thể hiện một cách rõ
ràng và trực tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề hay sự kiện. Chúng thuyết
phục người đọc (người nghe) vừa bằng các lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực
được sắp xếp trong một trình tự có tính lôgic cao, vừa bằng cảm xúc chân
thành của người viết thông qua các cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh.

3. Đặc điểm ngôn ngữ văn bản chính luận

3.1 Về từ vựng

- Để thể hiện sự bình giá, sự bộc lộ thái độ trong phong cách chính
luận, người nói, khi dùng từ chính trị - là lớp từ cơ bản của phong cách này-
cần luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về
từng vấn đề của đời sống xã hội.
Ví dụ: Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào
cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch... Đạo đức cách mạng là
hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng,
lắng nghe ý kiến quần chúng.
(Hồ Chí Minh)
- Để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người nói
thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu sắc thái tu
từ.
Ví dụ: Từ câu chuyện này mở rộng phạm vi ra, tâm và tài không chỉ là
sự đòi hỏi với doanh nhân, doanh nghiệp mà còn đòi hỏi ở bất kì công việc
nào của mỗi chúng ta. Làm một con đường, xây một ngôi nhà nếu không có
tâm sẽ làm rối, bớt xén vật liệu "rút ruột công trình" khiến cho những ngôi

23
nhà vừa xây xong đã sập, có những con đường mới đưa vào sử dụng được
một thời gian ngắn đã lún, nứt. Người thầy thuốc giỏi đến mấy mà không có
tâm không những không cứu chữa được người bệnh có khi còn làm cho họ
chết oan vì sự cẩu thả vô trách nhiệm. Người lái xe khách không có tâm, coi
thường tính mạng của hành khách, "bắt khách" quá tải, chạy ẩu, gây ra tai
hoạ thảm khốc.
(Báo Nhân dân, ngày 26/8/2007)
- Đối tượng tiếp nhận chính luận đông đảo về số lượng và đa dạng về
trình độ. Vì vậy, ngôn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng,
chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. Để mọi
người hiểu được cần tránh dùng những từ ngữ địa phương, tiếng lóg, biệt ngữ,
những từ ngữ chưa thông dụng.
Văn bản chính luận, ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng cả lớp từ có tính
chất thuật ngữ của các ngành khoa học, tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận
chính trị hay kinh tế, văn hoá ... Bên cạnh đó, trong văn bản chính luận cũng
có thể sử dụng các đơn vị từ vựng giàu màu sắc tu từ thuộc phong cách khẩu
ngữ, song cần lưu ý là chúng phải có tính phổ cập rộng rãi.

3.2 Về cú pháp

- Văn bản chính luận sử dụng nhiều kiểu câu, nhưng phổ biến hơn cả
là kiểu câu dài, có nhiều vế, gắn bó với nhau bằng các quan hệ từ. Bên cạnh
các câu trần thuật chiếm đa số, các câu nghi vấn và cảm thán cũng có thể có
mặt với tần số khá cao.
Ví dụ: Tại sao giặc Pháp lại dự định như trên? Chúng nhìn nhận
quyền lợi của nhân dân ta? Chúng trả lại chế độ dân chủ? Không. Chúng chỉ
muốn thi hành một chính sách lừa phỉnh, xỏ lá, để chia rẽ mặt trận thống nhất
chống Pháp, Nhật.
(Trường Chinh)
Hoặc: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã
trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả

24
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập
ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận có xu hướng sử dụng những
kiểu câu mới mẻ:
Dùng bộ phận giải ngữ cho từ: Chúng tôi - Chính phủ lâm thời của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố...
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu nhân- quả có bởi: Không, nước Pháp không trở nên giàu
có hơn bởi sự bóc lột thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu danh hoá: Nó sẽ được sự kính trọng của tất cả các dân
tộc thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý phương tiện: Với sự đồng tình ủng hộ của
anh em, cuộc chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý nghĩa tình huống - sự vật: Trong điều kiện
nông nghiệp hiện nay, muốn tăng năng suất cây trồng nhất thiết phải đẩy
mạnh việc ứng dụng khoa học về di truyền nông nghiệp.
(Báo Nông nghiệp)
Sử dụng một số kiểu câu thuộc phong cách khẩu ngữ: Sau cuộc biến
động ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ,
lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản
cho họ.
(Hồ Chí Minh)

3.3 Về phương pháp diễn đạt

Văn bản chính luận đứng hàng thứ hai sau văn bản nghệ thuật trong
việc sử dụng các phương tiện diễn cảm, các biện pháp tu từ. Các phương tiện

25
này không phải với mục đích làm cho văn bản có tính hình tượng như trong
ngôn ngữ văn chương, mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình giá, phục vụ
cho việc bình giá. Khác với văn bản khoa học và văn bản hành chính, văn bản
chính luận có dấu ấn cá nhân rõ nét.
Ví dụ: Ở nông thôn, nước ví như sông, mà chủ nghĩa xã hội - như
thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng.
(Hồ Chí Minh)

III. Văn bản hành chính - công vụ

1. Khái niệm.

Văn bản hành chính công vụ là văn bản dùng trong lĩnh vực pháp luật
và hoạt động quản lý nhà nước; nhằm ghi nhận và truyền đạt các thông tin
pháp lý, thông tin quản lý từ Nhà nước đến nhân dân, từ nhân dân đến Nhà
nước; từ cơ quan này đến cơ quan khác; từ nước này đến nước khác.
Văn bản quản lí nhà nước là một loại hình cụ thể của văn bản hành
chính - công vụ

2. Đặc trưng của văn bản hành chính - công vụ.

2.1. Tính chính xác, mạch lạc

Văn bản hành chính là văn bản chứa đựng những thông tin hết sức quan
trọng, liên quan tới sự tồn, vong, thành, bại của Nhà nước, của một cơ quan,
tổ chức…Do đó, việc diễn đạt thông tin phải chuẩn xác, mạch lạc là yêu cầu
số một.

Ngôn ngữ trong văn bản hành chính phải phản ánh đúng nội dung cần
truyền đạt, phản ánh tường tận, sáng tỏ các vấn đề, không để người đọc,
người nghe không hiểu hoặc hiểu nhầm, hiểu sai ý. Giữa các ý, các phần trong
văn bản phải có sự gắn kết, tiếp nối theo một trật tự hợp lí, lôgic.

Cụ thể là:

26
- Dùng từ, ngữ chính xác, nhất quán, đơn nghĩa. Cần phân biệt các từ gần
âm, các gần nghĩa, các từ ghép Hán Việt có yếu tố đồng nhất… vì rất dễ bị
nhầm lẫn trong khi sử dụng.

- Diễn đạt ý chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Không dung nạp cách diễn đạt
ý đại khái, chung chung hay mập mờ.

- Viết câu chặt chẽ về ngữ pháp; chính xác, ngắn gọn, chặt chẽ, lôgíc về
nghĩa. Do đó phải sắp xếp từ đúng trật tự cần thiết, dùng quan hệ từ chính
xác, dấu câu phù hợp, …

- Chính xác về chính tả.

2.2. Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu cũng là một đặc trưng nổi bật của văn bản hành chính -
công vụ. Đặc trưng này được biểu hiện ở cả thể thức và ngôn ngữ của văn
bản.

- Về mặt thể thức: Văn bản được soạn thảo theo thể thức quy định của
Nhà nước. So với các phong cách ngôn ngữ khác, phong cách hành chính -
công vụ có tính quy ước rất cao. Thời kỳ Nhà nước phong kiến độc lập (938 -
1858) văn bản hành chính Việt Nam được xây dựng theo khuôn mẫu văn bản
hành chính của người Hán. Tiêu biểu nhất là bộ Luật Hồng Đức (Lê Triều
hình luật) với 721 điều, chia thành 6 quyển 16 chương.
Thời kỳ thuộc Pháp văn bản hành chính kiểu Hán tự dần được thay thế
theo lối Pháp kể cả chữ viết và cách hành văn.
Hiện nay, mỗi văn bản hành chính phải có 9 hoặc 10 thành phần được
đặt ở những vị trí quy định. Từng thể loại văn bản có mẫu trình bày riêng,
đánh dấu từ thời kỳ từ Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Khuôn mẫu của văn bản có tính khả biến theo thời gian, thể hiện rõ sự
can thiệp của Nhà nước đối với các quy chuẩn của từng thể loại văn bản.
Ngay cả trong chế độ mới, thể thức và ngôn ngữ văn bản hành chính vẫn thay

27
đổi thường xuyên do sự điều chỉnh các chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã
hội.
Ví dụ: Thành phần Quốc hiệu của văn bản cũng có sự thay đổi theo từng
thời gian:
+ Từ 1945 - 1975: Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
+ Từ 1976 - nay: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Về ngôn ngữ: Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính thể hiện ở việc
thường dùng lặp đi lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc có sẵn mà
không bị coi là lỗi lặp từ, lặp câu.
Ví dụ:
- Căn cứ Quyết định số..../QĐ-XYZ ngày ..../.../... của .... về việc... ;
- Theo đề nghị của ....,
- Các .... có tên trên căn cứ Quyết định thi hành.

Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, kỉ cương, chuẩn mực của
văn bản; giúp cho việc tăng năng suất và chất lượng soạn thảo văn bản, tránh
được những sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản; giúp thuận lợi cho việc
lập hồ sơ, sắp xếp tài liệu trong công tác văn thư, lưu trữ. Tính khuôn mẫu
cũng giúp cho người thực hiện văn bản dễ tiếp nhận nội dung thông tin, biết
chỗ nào là quan trọng cần chú ý, chỗ nào có thể lướt qua. Và ở một mức độ,
tính khuôn mẫu cũng đem lại sự cân đối, thẩm mĩ cho văn bản.

Một văn bản hành chính công vụ được soạn thảo đúng thể thức là một
trong những yếu tố quyết định hiệu lực pháp lý của văn bản.

2.3 Tính nghiêm túc, trang trọng, lịch sự

Văn bản chính là phương tiện giao tiếp, là phát ngôn chính thức của các
cơ quan nhằm ban hành mệnh lệnh hoặc giải quyết công việc. Ngôn ngữ trong
văn bản hành chính phải hết sức nghiêm túc, đó là ngôn ngữ của lí chí. Và
tính nghiêm túc được coi như một dấu hiệu đặc biệt của văn bản hành chính.

28
Đối với văn bản thuộc các phong cách khác như văn bản nghệ thuật,
văn bản chính luận, văn bản báo chí... thì hình thức, kết cấu của văn bản hoàn
toàn phụ thuộc vào ý tưởng riêng của tác giả. Với văn bản hành chính, điều
này không được phép. Văn bản phải được soạn thảo theo một khuôn mẫu nhất
định do Nhà nước quy định. Mỗi văn bản phải có đầy đủ 9 hoặc 10 thành
phần (tiêu ngữ, tác giả, số kí hiệu, địa danh, tên loại, ....) được đặt ở những vị
trí nhất định. Mỗi thể loại văn bản cụ thể lại có mẫu riêng cho việc soạn thảo.

Thể thức của một văn bản khẳng định tính nghiêm túc của văn bản. Sự
tùy tiện thay đổi hình thức của văn bản là điều không thể cho phép, nó làm
mất đi tính nghiêm túc, và mất tính hiệu lực của văn bản (nói cách khác, một
văn bản không được soạn thảo đúng thể thức sẽ không có giá trị về mặt pháp
lý).
Về phương diện sử dụng ngôn ngữ, tính nghiêm túc vốn là thuộc tính
của ngôn ngữ sách vở, đi ngược lại với tính cảm xúc, tính bình giá chủ quan
vốn là những thuộc tính của ngôn ngữ hàng ngày. Lời nói trong văn bản hành
chính - công vụ là lời nói được coi là nghiêm túc bậc nhất và cũng do đó
mang tính chất đơn điệu, lạnh lùng. Ngôn ngữ hành chính - công vụ dùng
truyền đạt các tư tưởng mang tính hành chính và mang tính luật pháp. Nó
không phải là sự trao đổi cá nhân. Để đảm bảo tính nghiêm túc, cần lưu ý:
- Tuyệt đối không dùng tiếng lóng, từ tục tĩu…
- Tránh lối diễn đạt dông dài, bỡn cợt hoặc đưa những ý kiến bình giá
dễ dãi, chủ quan đối với nội dung thông tin của văn bản.
- Xưng hô đúng tôn ti, trật tự hành chính.
- Thông tin trong văn bản phải được phản ánh đúng hiện thực khách
quan, không hư cấu.
- Tất cả các bên tham gia giao tiếp đều phải tôn trọng văn bản như là
với tư cách, một công cụ của luật pháp.
Tính nghiêm túc của văn bản gắn liền với chuẩn mực, vị thế, tôn ti
mang tính hệ thống của các cơ quan Nhà nước.

29
Là phương tiện giao tiếp chính giữa các cơ quan, tổ chức.... nên trang
trọng, lịch sự lễ độ cũng là yêu cầu cần thiết đối với văn bản hành chính -
công vụ. Tính lịch sự trong văn bản phản ánh trình độ văn hóa trong giao tiếp
của các Nhà nước và của các cơ quan, tổ chức.
- Trước hết, hình thức văn bản phải đảm bảo tính thẩm mĩ. Nghĩa là
được trình bày đúng thể thức; cân đối, sáng sủa.
- Cách xưng hô phải đúng thứ bậc hành chính. Việc đưa ra các yêu cầu,
đề nghị, mệnh lệnh phải phân định rõ dạng cầu hoặc dạng khiến. Việc đề đạt
các yêu cầu hay nguyện vọng cần phải được diễn đạt theo lối cầu thị, cầu
tiến....

- Trình bày thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, không đánh đố người đọc.
Và đặc biệt là diễn đạt phải trong sáng để không bị suy diễn theo những nghĩa
thô tục.

- Dùng ngôn ngữ gọt rũa, văn hoá. Ưu tiên sử dụng từ Hán Việt vì lớp từ
này mang sắc thái biểu cảm trang trọng, nghiêm túc, lịch sự. Không dùng từ
thô tục, khiếm nhã vì chúng dễ gây nên phản ứng xấu ở người đọc.

- Thường sử dụng cách diễn đạt có tính chất nghi thức, thể hiện phép lịch
sự xã giao. Ví dụ:

+ Trân trọng kính mời...

+ Kính đề nghị…

+ Xin trân trọng thông báo…

+ Rất mong được…xem xét và giải quyết .

- Khi ban hành mệnh lệnh cho cấp dưới thi hành hoặc trong các quyết
định khiển trách đối với người phạm lỗi, cần thể hiện thái độ đúng mực với
đối tượng, không tỏ thái độ hách dịch, trịch thượng hoặc dọa nạt, khinh bỉ…
Đối với văn bản của cấp dưới gửi cấp trên, tránh lối diễn đạt thể hiện sự
khúm núm, sợ hãi hay nịnh bợ; song cũng không xưng hô, trình bày một cách
30
xách mé, hạ thấp cấp trên. Đặc biệt với các văn bản phải đưa ra lời từ chối
nên lưu ý cách diễn đạt để tránh có tác động xấu đến tâm lí người đọc. Ví dụ:

Nên viết: Tổng Công ty rất tiếc phải từ chối lời đề nghị của Xí nghiệp
v/v xin thay đổi phương hướng kinh doanh vì điều kiện hiện nay chưa cho
phép.

Không nên viết: Tổng Công ty không thể chấp nhận lời đề nghị của Xí
nghiệp v/v xin thay đổi phương hướng kinh doanh vì điều kiện hiện nay chưa
cho phép.

- Lời văn trang trọng sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với các chủ thể thi
hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản.

2.4. Tính khách quan

Văn bản hành chính phải trình bày thông tin một cách khách quan,
không thiên vị vì nó là tiếng nói quyền lực của Nhà nước chứ không phải là
tiếng nói của cá nhân, dù rằng văn bản có thể được giao cho một cá nhân hay
một nhóm cá nhân soạn thảo.
Là người phát ngôn thay cho công quyền, người soạn thảo văn bản
không được tự ý đưa những quan điểm riêng của mình vào văn bản, mà phải
nhân danh cơ quan trình bày đúng ý chí của Nhà nước, ý tưởng của tập thể
hay của của lãnh đạo. Do đó, ngôn ngữ phải khách quan. Tính khách quan của
văn bản hành chính gắn liền với tính chính xác của văn bản.
Tính khách quan được biểu hiện cụ thể như sau:
- Thông tin trình bày trong văn bản phải đúng với hiện thực khách
quan, không bị hư cấu. Nghĩa là việc tô hồng hay bôi đen, bóp méo thông tin
đều đi ngược với yêu cầu khách quan của văn bản.

- Ngôn ngữ phải khách quan, không dùng từ biểu cảm, ít dùng đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, không dùng các danh từ chỉ mối quan hệ thân
thuộc để xưng hô giữa các cơ quan hay các cá nhân trong quá trình giải quyết

31
việc công. Dùng từ chỉ chức vụ, chức danh hoặc dùng tên cơ quan để xưng hô
trong văn bản.

Ví dụ: Hay dùng các cụm từ chỉ các đối tượng chung như: “Sở Kế hoạch
và Đầu tư đề nghị…”, “Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu…”. Nếu văn bản có
ghi: “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu...”, “Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị...”,
“Trưởng phòng Đào tạo thông báo...” thì đó cũng là ý chí Nhà nước. Họ chỉ
với tư cách Nhà nước, đại diện cho tập thể, thay mặt tập thể ra văn bản mà
thôi.

- Thể hiện ý chí Nhà nước ở mức tối đa, giảm yếu tố cá nhân ở mức tối
thiểu.

- Không dùng từ địa phương hay các từ mang phong cách cá nhân.

- Không dùng các câu, từ mang sắc thái biểu cảm; tuyệt đối không sử
dụng các biện pháp tu từ, những hình ảnh bóng bẩy, cầu kì.... Ngôn ngữ hành
chính là ngôn ngữ của lí trí, và nói chung đơn điệu, lạnh lùng. Tính đơn điệu
lạnh lùng này làm cho tính khách quan càng được biểu hiện rõ nét.

2.5. Tính phổ thông, đại chúng

Đối tượng tiếp nhận của văn bản quản lí nhà nước, đặc biệt của nhóm
văn bản quy phạm pháp luật, là nhiều tầng lớp nhân dân trong cả nước. Vì
vậy, ngôn ngữ biểu đạt phải mang tính phổ thông, đại chúng, dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ tiếp thu đối với quần chúng nhân dân. Tất nhiên, tính phổ thông, đại chúng
không hề mâu thuẫn với tính khuôn mẫu, chuẩn mực. Cần lưu ý tránh hiện
tượng sử dụng ngôn ngữ suồng sã, thông tục với quan điểm cho rằng như thế
mới đạt yêu cầu đại chúng. Không dùng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa
phương, các từ nước ngoài chưa được Việt hoá ở phạm vi toàn quốc. Cần viết
cho phù hợp với trình độ người tiếp nhận. Không nên viết ở tầm quá thấp cho
người có trình độ cao sẽ làm giảm giá trị văn bản, làm mất thiện cảm của

32
người tiếp nhận. Cũng không nên viết ở tầm quá cao cho người có trình độ
thấp bởi người đọc sẽ khó tiếp nhận văn bản một cách thấu đáo, chính xác.

Trên đây là một số đặc điểm cơ bản, đồng thời cũng là những tiêu chí của
việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính,
ngoài ra còn một số đặc điểm khác nữa như tích ngắn gọn, súc tích, tính có
hiệu lực cao... Nhưng nói chung, thực hiện tốt những đặc điểm trên đây là đạt
được yêu cầu cần thiết của ngôn ngữ văn bản quản lí nhà nước.

IV. Văn bản báo chí


1. Khái niệm văn bản báo chí
Có nhiều cách hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo
chí.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình,
internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin
quảng cáo…
- Phong cách văn bản thông tấn, báo chí là phong cách ngôn ngữ làm
phương tiện thông tin, tuyên truyền cho đại chúng về những vấn đề thời sự,
kinh tế, xã hội, chính trị...
- Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo -
và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm
báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội
cần quan tâm.
- Theo Luật Báo chí 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng
thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo in là loại
hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để
phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. Báo nói là loại hình báo chí sử
dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ
33
thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. Báo hình là loại hình báo chí sử dụng
hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn,
phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. Báo điện
tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn
trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
2. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí
a. Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính
xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ
suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu
sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường
trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang
thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu:
“Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”.
Rõ ràng, từ “với” ở đây là không thể chấp nhận được (vì cụm từ “chia tay
với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”.
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít
nhất 2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm
vững ngữ pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi;
thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự
kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai
yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời
hiện thực thì ngôn ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng
của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược
lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải
thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới
mức gây hịa cho người khác hoặc xã hội.

34
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ
đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo
chí đông tới mức không xác định được và họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem các
cơ quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn
ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
b. Tính thời sự
Văn bản báo chí luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên
mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Do đó, các thông tin phải đảm bảo tính
chính xác, và độ tin cậy.
c. Tính cụ thể.
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng
hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng
chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là
người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới
trong tác phẩm của mình. Đoạn trích sau đây trong phóng sự “Hai giờ dưới
lòng đất” của nhà báo Huỳnh Dũng là một minh chứng:
“…Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán gì. Đi
như hầm địa đạo Củ Chi là cùng. Nhưng… sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến
mất. Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạn tứ tung. Cốp! Lùng tịt như tôi mà cũng còn
va đầu vào đá. Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom. Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi
thôi sao? Tống, Lực đâu rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm xuống, bò. Có
tiếng nước róc rách. Đường lò ướt nhẹp. Tôi với phải một sợi dây cáp ở đầu
một cái dốc”. Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống!”. Một mệnh lệnh vang
lên. A!Tống, Lực đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử
thách nau một tý” cho nhà báo có thêm thực tế”. Thấy tôi thở phì phò, thợ lò
bảo: “Đây là lò ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy!” Dễ nhất! Tôi
suýt la lên. Cả tiếng đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá. Dễ nhất mà
thợ lò phải bò như những con rắn mối trong hang.

35
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả
một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn văn
trên, độc giả thấy mình như cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian
nan, vất vả dưới lòng đất. Và đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông
sâu sắc với nỗi cực nhọc trong công việc của những người thợ lò.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự
xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện
được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian,
thời gian xác định; với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề
nghiệp, chức vụ, giới tính… cụ thể). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì
nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ
dàng. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ,
cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”,
“ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,v.v…
d. Tính đại chúng.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã
hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa
tuổi, giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp
nhận thông tin, vừ là nơi học có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì vậy,
ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có
tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi,
thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga
V.G.Kostomrov: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công
chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm
thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối
tượng hạn hẹp nào đó, báo chí có thể thực hiện được chức năng tác động vào
mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do
khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên

36
ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn
từ tiếng nước ngoài.
e. Tính ngắn gọn.
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng
thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe.
Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả hai bên: cho người viết,
vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời;
cho người đọc (người nghe), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta luôn
cố gắng thu được càng nheiefu thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt.
Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là
các lỗi về sử dụng ngôn từ (thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ
khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí có liên quan tới
việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành
phần chính của câu”.
Câu nói nổi tiếng của đại văn hào nga A. P. Chekhov có lẽ chính xác
hơn cả với phong cách ngôn ngữ báo chí: “Ngắn gọn là chị của thành công”.
g. Tính định lượng
Các tác phâm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị
giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc
lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh
được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian
và thời gian.
Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài
không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài
“không đặt trước” biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với
việc công bố. Rồi ngay trong các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi,
khi tuyển sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định lượng
của mình thông qua việc viết một hay một số văn bản với độ dài cho sẵn.

37
Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được
thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng
thích nghi với mọi điều kiện thời gian cũng như không gian được dành cho
việc công bố chúng.
h. Tính bình giá.
Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn
phải thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình
giá (có lẽ trong các thể loại báo chí chỉ có tin vắn, tin ngắn là không có tính
bình giá, tức là tác giả thể hiện sắc thái biểu cảm trung tính). Sự bình giá này
có thể là tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào
nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngôn gừ
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả
ngay từ tiêu đề như: “Góc tối ở thành phố cảng”, “Bông hoa Thủ đô giữa núi
rừng Tây Bắc”, “Lặng lẽ quá ... liên hoan phim”, “Giai điệu buồn của một
đêm nhạc trẻ”, “Đó cũng là một cách sống đẹp” ... Còn trong các phần khác
(cả mở đầu, triển khai lẫn kết thúc) những câu văn mang sắc thái đánh giá của
người viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã
luận, phóng sự, ghi chép, ký, ...
i. Tính biểu cảm.
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ
ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động
hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ:
“Ở những cua” cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm
cổ chép như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là “chuyện
thường ngày ở huyện”. (Hà Nội mới cuối tuần, 18/4/1998);
“Sông Tô mà không lịch”. (Văn hóa, 17/5/1999).
Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong
phú và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự
vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ

38
thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ, v.v... hay chỉ đơn giản là việc thể
hiện sự bình giá có tính chất cá nhân.
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô
khan mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong
muốn, vì chúng mới chỉ tác động và lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là
hiện thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm
hồn của người nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm
xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ
đợi.
k. Tính khuôn mẫu
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm “khuôn mẫu”. Đó là những công
thức ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hóa quy trình
thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao
giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm
nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng
hạn trong văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các
khuôn mẫu như:
- Theo AFP, ngày... tại... trong cuộc gặp gỡ... Tổng Bí thư .... đã kêu
gọi...
- TTXVN, ngày... người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian
và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức
thời.
Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa
học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt,
uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoải mãn
6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Nhưng thứ tự
trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tùy thuộc vào từng
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

39
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn
kết hợp hài hòa với các thành tố biểu cảm cho nên ngon ngữ báo chí thường
rất mềm mại, hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa
học và văn bản hành chính, là nơi người ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành
tố khuôn mẫu mà thôi.
Trên đây là một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Với những
tính chất đặc thù như vậy, ngôn ngữ báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được
xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ.

40
Chương 2. TẠO LẬP VĂN BẢN

A. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN

Tạo lập văn bản là một quy trình, bao gồm những bước sau:

I. Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản

Trước khi viết một văn bản cần có sự định hướng về văn bản. Việc
định hướng này chính là việc xác định những nhân tố giao tiếp của văn bản.
Các nhân tố giao tiếp của văn bản bao gồm: Nhân vật giao tiếp, nội
dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp.
1. Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào hoạt động giao
tiếp. Đó là người nói và người nghe, người viết và người đọc, người tạo lập và
người tiếp nhận văn bản. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp
và quan hệ liên cá nhân. Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật
giao tiếp đối với chính sự phát - nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là
quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa những
nhân vật giao tiếp với nhau.
2. Nội dung giao tiếp: Là vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
3. Hoàn cảnh giao tiếp: được hiểu theo hai cách. Ở cách hiểu hẹp:
Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh thời gian, không gian diễn ra hoạt động giao
tiếp. Ở cách hiểu rộng: Hoàn cảnh giao tiếp là môi trường văn hoá, xã
hội...chi phối hoạt động giao tiếp.
4. Mục đích giao tiếp: là cái đích mà các nhân vật giao tiếp đặt ra
trong cuộc giao tiếp. Mục đích giao tiếp bao gồm: Đích thuyết phục (giao tiếp
làm thay đổi trạng thái nhận thức của các nhân vật giao tiếp), đích truyền cảm
(giao tiếp làm thay đổi trạng thái tình cảm của các nhân vật giao tiếp), đích
hành động (thông qua giao tiếp, các nhân vật giao tiếp thúc đẩy nhau hành
động).
5. Cách thức giao tiếp: Hoạt động giao tiếp được thực hiện bằng
những phương tiện giao tiếp nào (phương tiện ngôn ngữ; phương tiện kí hiệu,

41
tín hiệu; phương tiện vật chất cụ thể), trực tiếp hay gián tiếp, giao tiếp chính
thức hay giao tiếp không chính thức?
Việc xác định các nhân tố giao tiếp có thể có hai trường hợp sau:
Một số các nhân tố đã được xác định sẵn
Đây là trường hợp văn bản được tạo lập theo một đề cho trước hoặc
theo một đề tài nhất định.
Ví dụ: Hãy soạn thảo một công văn hành chính của UBND xã gửi
UBND huyện về vấn đề trợ cấp sau cơn bão.
Trong quá trình soạn thảo công văn, sinh vên đã xác định được:
- Nhân vật giao tiếp: Cơ quan nhận: UBND huyện; cơ quan gửi:
UBND xã.
- Nội dung giao tiếp: Vấn đề trợ cấp sau cơn bão.
- Mục đích giao tiếp: Mong muốn nhận được sự ủng hộ của cấp trên.
- Cách thức giao tiếp: Hoạt động giao tiếp được thực hiện bằng VB
tức bằng phương tiện giao tiếp gián tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: có tính nghi thức, thuộc phong cách hành chính
- công vụ
Người tạo lập văn bản phải tự xác định các nhân tố giao tiếp của văn
bản
Người viết cần xác định rõ:
- Nhân vật giao tiếp: Văn bản hướng tới nhân vật giao tiếp nào và
người viết có vai trò và tư cách nào khi viết văn bản.
Văn bản hành chính là phương tiện giao tiếp có tính nghi thức giữa
Nhà nước với nhân dân, nhân dân với Nhà nước; tổ chức, cơ quan này với tổ
chức cơ quan khác; nước này với nước khác. Do đó trong giao tiếp hành
chính điều quan trọng là phải xác định được vị thế giao tiếp: cơ quan cấp trên
gửi cơ quan cấp dưới hay ngược lại hay ngang cấp. Trong giao tiếp hành
chính, người viết không được thể hiện tính cá nhân của mình mà phải là tiếng
nói của tổ chức cơ quan mà người đó đại diện.

42
- Văn bản trình bày nội dung gì, viết về vấn đề gì và đạt đến mục đích
gì trong giao tiếp:
Ở giao tiếp hành chính, nội dung giao tiếp có tính công vụ (bí mật hay
không bí mật), mục đích giao tiếp là lợi ích cơ quan, đoàn thể hay quốc gia.
- Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào (không gian, thời gian), VD
có khẩn hay không
- Cách thức giao tiếp như thế nào, lựa chọn và sử dụng những phương
tiện giao tiếp như thế nào, kiểu loại văn bản như thế nào. Khi soạn thảo văn
bản hành chính, phải xác định loại văn bản để xây dựng đúng khuôn mẫu gồm
những thành phần thể thức quy định.
Việc xác định đúng những nhân tố giao tiếp nêu trên rất quan trọng.
Xác định càng chính xác văn bản càng đạt hiệu quả giao tiếp. Chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong cuốn “Cách viết” đã từng chỉ rõ: Khi viết cần xác định
các vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Viết
rồi phải thế nào?

II. Lập đề cương cho văn bản

1. Định nghĩa: Lập đề cương tức là xác lập ý và sắp xếp ý.

Xác lập ý: Xác lập các ý lớn và ý nhỏ để triển khai các ý lớn.
Sắp xếp ý: Ý nào trình bày trước, ý nào trình bày sau, ý nào bao gồm ý
nào.

2. Mục đích của việc lập đề cương

- Người viết có cái nhìn khái quát, tổng thể về văn bản trước khi viết
văn bản. Điều này tránh cho văn bản bị lạc đề, xa rời đích giao tiếp; người
viết chủ động trong việc triển khai các phần của văn bản, tránh tình trạng viết
một cách ngẫu hứng.
- Người viết có điều kiện bổ sung, sửa đổi, sắp xếp lại các ý.

3. Các loại đề cương

Có 2 loại đề cương: Đề cương sơ giản và đề cương chi tiết.


43
3.1. Đề cương sơ giản

Đối với văn bản lớn: Chỉ nêu tên gọi của các mục, các phần, các
chương. Đối với văn bản nhỏ: Chỉ nêu các ý lớn mà chưa cụ thể hoá nhỏ cùng
các lí lẽ và dẫn chứng.
Ví dụ 1: Khi xây dựng bản Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong
cán bộ công nhân viên chức - lao động quận Tây Hồ năm 2007, người soạn
thảo xây dựng đề cương sơ giản như sau:
- Mục đích, yêu cầu của việc tổ chức phong trào thi đua
- Nội dung thi đua
- Biện pháp tổ chức thi đua
- Tổ chức thực hiện
Ví dụ 2: Đề cương bản Báo cáo tổng kết lớp TH vừa học vừa làm
HCVP K42
- Đặc điểm tình hình lớp HCVP K42
- Thực hiện kế hoạch đào tạo và kết quả học tập
- Kết quả phân loại hạnh kiểm
- Kết quả thi và xét tốt nghiệp

3.2. Đề cương chi tiết:

Không chỉ bao gồm những ý lớn mà còn bao gồm những ý nhỏ triển
khai các ý lớn tức bao gồm những lí lẽ và dẫn chứng.
Ví dụ: Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết lớp trung học vừa học vừa
làm HCVP K42:
I. Đặc điểm tình hình:
- Quyết định trúng tuyển
- Giáo viên chủ nhiệm lớp
- Sĩ số của lớp và những biến động trong hai năm học
II. Thực hiện kế hoạch đào tạo và kết quả học tập:
- Tên các môn học trong chương trình

44
- Kết quả các môn học được sắp xếp theo năm loại: Xuất sắc,
giỏi, khá, trung bình, yếu.
III. Phân loại hạnh kiểm
- Kết quả thi và xét tốt nghiệp:
- Kết quả thi tốt nghiệp ba môn: Chính trị, Văn bản và Lưu trữ
đánh giá theo năm loại
- Kết quả công nhận tốt nghiệp: Quyết định của nhà trường cộng
nhận các học viên tốt nghiệp và phân loại tốt nghiệp.
- Kết luận: Khoá học đã thành công tốt đẹp.

4. Các thao tác lập đề cương

Khi lập đề cương, cần xác lập các thành tố nội dung và sắp xếp chúng
theo một trình tự hợp lí.

4.1. Xác lập các thành tố nội dung

Các thành tố nội dung là các ý lớn, ý nhỏ hay nói cách khác là luận
điểm, luận cứ; chủ đề chung và chủ đề bộ phận. Việc xác lập này dựa vào
những quan hệ lôgích sau:
- Quan hệ hướng nội hay nội tại: Phân xuất vấn đề thành những phương
diện khác nhau tức quan hệ giữa đối tượng với các thành tố cấu thành đối
tượng.
Ví dụ: Báo cáo tổng kết năm học của lớp có những thành tố nội dung:
Những kết quả đã đạt được và những hạn chế. Trong thành tố nội dung những
kết quả đã đạt được có thể phân xuất tiếp thành những thành tố sau: Về học
tập, về đạo đức, về hoạt động đoàn thể.
Như vậy việc phân xuất thành những thành tố nội dung có thể thực hiện
ở những cấp độ khác nhau.
Những thành tố nội dung có thể có quan hệ đối lập hoặc bổ sung.

45
- Quan hệ hướng ngoại: Quan hệ của vấn đề với những vấn đề khác để
từ đó xác lập những thành tố nội dung của văn bản. Những quan hệ này có thể
là quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả...
Ví dụ: Với vấn đề là những kết quả đã đạt được trong năm qua của lớp
HCVP K42 đặt trong mối quan hệ hướng ngoại nguyên nhân - hệ quả để đưa
ra thành tố nội dung: Nguyên nhân của những kết quả đó.

4.2. Sắp xếp các thành tố nội dung

Sắp xếp theo lôgíc có tính khách quan hay chủ quan của người viết.
Theo lôgíc khách quan: Theo trình tự thời gian, vị trí không gian, quan
hệ toàn thể bộ phận hay điều kiện - hệ quả...
Ví dụ: Với vấn đề là : Dân ca Việt Nam, 3 thành tố nội dung được sắp
xếp theo logic khách quan như sau:
- Dân ca Bắc Bộ
- Dân ca Trung Bộ
- Dân ca Nam Bộ
Theo lôgíc chủ quan: Theo tâm lí cảm xúc, theo sự đánh giá chủ quan
của người viết.
Với vấn đề những kết quả đã đạt được trong năm qua của lớp HCVP
K42, các thành tố nội dung được sắp xếp theo logic chủ quan (theo sự đánh
giá về mức độ quan trọng) như sau:
- Thành tích về học tập
- Thành tích về các hoạt động đoàn thể.

5. Nguyên tắc khi lập đề cương

Khi lập đề cương, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

5.1. Nguyên tắc thiết thực

- Biểu hiện: Các thành tố nội dung đưa ra phải hướng vào chủ đề chung
của văn bản, phù hợp với nội dung vấn đề, mục đích giao tiếp và cách thức

46
giao tiếp đã được xác định trong phần định hướng; không được xa rời trọng
tâm hoặc đưa ra những ý quá vụn vặt.
Ví dụ: Khi lập đề cương để viết bản thông báo về việc tham gia giải
chạy báo Hà Nội mới, người viết chỉ cần xác lập những thành tố nội dung:
Căn cứ ra thông báo, thành phần tham gia, thời gian và địa điểm, trang phục.
Nếu xác lập thành tố nội dung lợi ích của việc tham gia giải chạy báo Hà Nội
mới là không cần thiết.
Đối với văn bản hành chính, nguyên tắc này còn thể hiện việc tuân thủ
những thành phần thể thức quy định.
- Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, người viết sẽ mắc lỗi xa đề hoặc
lạc đề hoặc nội dung phát triển không đầy đủ.

5.2. Nguyên tắc giá trị tương đương

- Biểu hiện: Các ý cùng giá trị phải có mối quan hệ tương đương, phải
được trình bày với cùng một loại kí hiệu. Ngược lại, những ý không cùng giá
trị, không được thiết lập quan hệ tương đương.
Ví dụ: Nếu viết về vai trò của thể thao đối với cuộc sống con người,
nếu thiết lập những thành tố nội dung:
+ Thể thao tăng cường sức khoẻ cho con người
+ Thể thao tạo ra những giá trị tinh thần to lớn
+ Thể thao giúp con người sống vui
Thì thành tố nội dung thứ ba đã được bao gồm trong thành tố nội
dung thứ hai.
- Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, các thành tố nội dung sẽ trùng
lặp, mâu thuẫn, lộn xộn.

III. Viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn

Đề cương là bộ khung, là bản thiết kế để xây dựng văn bản. Viết văn
bản chính là sự hiện thực hoá đề cương.

47
Khi viết một văn bản phải tiến hành các hoạt động viết từ, câu, đoạn
văn và liên kết các đoạn văn. Nhưng trong phần nầy chỉ đề cập đến việc viết
đoạn văn, văn bản mà không nói đến viết từ, câu bởi sẽ được đề cập đến ở
chương sau.

1. Viết đoạn văn

1.1. Định nghĩa:

Đoạn văn là đơn vị để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn
bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó
theo định hướng giao tiếp chung của văn bản.

1.2. Yêu cầu về đoạn văn trong văn bản

a) Về hình thức: Đoạn văn phải được tách ra một cách rõ ràng về hình
thức với dấu hiệu mở đầu là lùi đầu dòng và viết hoa; dấu hiệu kết thúc là dấu
chấm và xuống dòng.
b) Về nội dung: Đoạn văn phải có tính nhất thể và có tính mạch lạc.
Tính nhất thể của đoạn thể hiện ở việc các câu phải tập trung thể hiện
ý chủ đề. Tránh viết những câu xa đề, lạc ý.
Ví dụ: Trong đoạn văn bàn về chi phí đại học quá cao mà người viết
dành nhiều câu nói về tình trạng lạm phát là bị xa đề.
Đoạn văn mạch lạc là đoạn văn mà các câu cần phải gắn bó chặt chẽ ,
được trình bày theo một trình tự hợp lôgích. Ví dụ theo trình tự thời gian, theo
mức độ quan trọng, theo quan hệ toàn thể - bộ phận, nguyên nhân - kết quả,
cái chung - cái riêng... Nhờ đó đoạn văn có một kết cấu nhất định: diễn dịch,
quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành.
Sự gắn bó chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng hình
thức là những phương thức liên kết: Thế, nối, lặp, liên tưởng.
Ví dụ về đoạn văn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên:
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho
người học tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng

48
từ hai đến năm đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố
đều trong một học kì. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức
trình độ theo năm học được thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của
môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học
phần phải được kí hiệu bằng một mã riêng do trường quy định .
Trên đây là đoạn văn có kết cấu song hành. Các câu được liên kết với
nhau bằng phương thức liên kết lặp từ vựng.
Ví dụ về đoạn văn không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên:
Về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước chưa có chính sách đầu
tư hợp lí và tạo nguồn ngân sách để duy trì hoạt động và phát triển tổ chức y
tế cơ sở, nhất là chính sách về tiền lương. Nghị định 123 HĐBT quy định
lương cán bộ y tế cơ sở: 50% kinh phí huyện trả, 50% kinh phí xã trả toàn
tỉnh chỉ có khoảng 30% số xã thực hiện được, còn nói chung các xã không
thực hiện được, lí do đơn giản là xã nghèo, không có nguồn thu cho nên cán
bộ y tế chỉ được trả 50% do kinh phí huyện cấp. Cho nên cán bộ y tế phải tự
thân vận động, từ đó dẫn đến việc quản lí họ lỏng lẻo.

1.3. Các thao tác viết đoạn văn

a) Căn cứ vào đề cương đã lập, mỗi thành tố nội dung trong đề cương
nên viết thành một đoạn văn. Các thành tố nội dung có tính cấp độ, ý lớn bao
gồm ý nhỏ. Chính vì vậy đoạn văn cũng có tính cấp độ, một đoạn lớn bao
gồm nhiều đoạn nhỏ.
Ví dụ: Với đề cương của Bản kế hoạch tổ chức phong trào thi đua
trong công nhân viên chức, lao động quận Tây Hồ:
- Mục đích, yêu cầu của việc tổ chức phong trào thi đua
- Nội dung thi đua
- Biện pháp tổ chức thi đua
- Tổ chức thực hiện
Người viết nên triển khai thành bốn đoạn lớn tương ứng với bốn nội
dung nêu trên.

49
Trong các đoạn lớn đó có các đoạn nhỏ. Ví dụ trong đoạn viết về việc
tổ chức thực hiện có hai đoạn văn nhỏ: Đối với Liên đoàn Lao động quận
Đối với công đoàn cơ sở
b) Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn văn
Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn văn tức là chọn mô
hình kết cấu của đoạn văn.
Mô hình kết cấu của đoạn văn được phân chia thành hai nhóm: Đoạn
văn có câu chủ đề (diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp); đoạn văn
không có câu chủ đề (song hành).
Việc lựa chọn mô hình kết cấu của đoạn văn phụ thuộc vào:
- Vị trí và quan hệ của đoạn văn đó với đoạn văn trước.
Ví dụ đoạn văn mở đầu một chương hay phần nào đó trong văn bản
thường có câu chủ đề ở đầu đoạn tức người viết lựa chọn kết cấu diễn dịch
hay tổng phân hợp. Ngược lại đoạn văn kết thúc chương hay phần nào đó
trong văn bản thường có câu chủ đề ở cuối đoạn tức người viết lựa chọn kết
cấu quy nạp, móc xích hay tổng phân hợp.
- Nội dung vấn đề trình bày trong đoạn.
- Phong cách ngôn ngữ của người viết và phong cách chức năng của
văn bản.
Phong cách ngôn ngữ của người viết ở đây được hiểu là thói quen, sở
trường và cả khả năng ngôn ngữ của người viết.
Phong cách chức năng của văn bản tức văn bản thuộc loại nào: văn
bản hành chính, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận, văn
bản khoa học.
c) Viết đoạn văn có câu chủ đề
Câu chủ đề là câu quan trọng nhất trong đoạn văn.
Về nội dung: Nó diễn đạt một cách ngắn gọn, khái quát nội dung của
cả đoạn văn còn các câu khác chỉ làm nhiệm vụ khai triển hoặc nêu luận cứ để
đi đến kết luận được trình bày ở câu chủ đề. Do vậy khi viết câu chủ đề không

50
được đưa quá nhiều chi tiết, quá nhiều nội dung cụ thể vào trong câu bởi nó
gây khó khăn trong việc phát triển của đoạn văn. Tuy nhiên câu chủ đề cũng
không được quá khái quát bởi nó không định hướng cho người đọc về nội
dung lập luận trong đoạn văn.
Vị trí: Câu chủ đề có thể ở đầu đoạn văn hay cuối đoạn văn hay ở cả
đầu và cuối đoạn văn.
Về cấu tạo: Câu chủ đề thường đầy đủ thành phần chính, có thể được
mở rộng thêm thành phần phụ nhưng không được quá dài.
- Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn văn:
Trường hợp này thường thấy trong văn bản hành chính, nghị luận,
khoa học. Câu chủ đề có nhiệm vụ nêu nội dung chính của cả đoạn văn, thông
báo trước nội dung của cả đoạn văn, liên kết với đoạn văn đứng trước nó...
Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn là đoạn văn có kết cấu diễn dịch,
người viết lựa chọn hướng triển khai từ khái quát đến cụ thể.
Sau khi viết câu chủ đề với những yêu cầu về nội dung, cấu tạo nêu
trên, người viết viết những câu khai triển.
Về nội dung: Câu khai triển giải thích, chứng minh nội dung câu chủ
đề bằng lí lẽ, dẫn chứng. Câu triển khai với câu chủ đề có thể có 2 kiểu quan
hệ: quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp. Quan hệ trực tiếp tức là câu triển
khai phục vụ trực tiếp cho ý chủ đề. Quan hệ gián tiếp tức là câu triển khai
nhằm mở rộng, giải thích cho một câu khai triển khác. Chính việc đan xen
nhiều kiểu quan hệ này tạo nên cấu trúc nhiều tầng bậc. Ta có thể mô hình
hoá như sau:
A (Nội dung câu chủ đề) Nội dung câu 1

Nội dung câu 2

Nội dung câu 3

51
Các câu khai triển có mối quan hệ song hành (mỗi câu biểu đạt một
khía cạnh, một phương diện của nội dung câu chủ đề), liên kết chiều ngược
(tức trong câu sau có chứa yếu tố ngôn ngữ liên kết với câu trước nó. Ví dụ:
như ở trên, như đã nêu, nêu trên, ...) hoặc liên kết chiều xuôi (tức ở câu trước
xuất hiện những yếu tố ngôn ngữ liên kết với những câu sau nó. Ví dụ: như
sau đây, dưới đây...). Nói cách khác là quan hệ tương đối độc lập hoặc quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Về cấu tạo: Câu triển khai thường dài, có nhiều thành phần phụ, có thể
là câu không đầy đủ thành phần.
- Đoạn văn có câu chủ đề ở cuối đoạn
Người viết lựa chọn hướng triển khai nội dung của đoạn từ cụ thể đến
khái quát, từ luận cứ đến kết luận. Câu cuối cùng là câu chủ đề của đoạn. Như
vậy đoạn văn có kết cấu quy nạp hoặc móc xích. Đoạn văn có kết cấu móc
xích: Các câu lồng móc vào nhau, một bộ phận nội dung cua câu trước được
nhắc lại trong câu sau. Thông thường viết những câu có kết cấu móc xích
người ta đi tìm quan hệ nhân quả, tìm nguồn gốc của sự kiện đưa ra, tìm
nguyên nhân hay những điều kiện của sự việc.
Viết đoạn văn kiểu này, người viết phải có kĩ năng viết câu kết. Câu
kết đồng thời phải thực hiện một số nhiệm vụ:
+ Báo hiệu sự kết thúc của đoạn văn;
+ Tóm lược những luận điểm quan trọng nhất vừa được trình bày trong
đoạn văn;
+ Gợi lên cho người đọc những suy nghĩ tiếp theo về nội dung chính
được nêu trong đoạn văn.
Câu kết có thể theo hai hướng: kết đóng hoặc kết mở. Kết đóng tức
người viết tóm lược nội dung chính được trình bày trong đoạn văn bằng các
từ như: Nói tóm lại, nhìn chung, nói cho cùng, xét cho cùng, như vậy... Kết
mở tức người viết dành một bộ phận nội dung tóm lược nội dung chính trong

52
đoạn văn và một bộ phận nội dung để gợi mở cho người đọc có thể bằng hình
thức hỏi
Ví dụ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất.
Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật
thì phải có văn hoá. Vậy việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
Ví dụ: Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân ta
hùng mạnh.Mặt trận nhân dân rộng rãi. Công nhân, nông dân và trí thức
được rèn luyện và thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lại, lực lượng
của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn.
(Hồ Chí Minh)
- Đoạn văn có câu chủ đề kép:
Người viết triển khai một quy trình ba bước: Viết câu mở đầu để nêu
một nhận định khái quát. Những câu tiếp theo triển khai nội dung này (chứng
minh, giải thích) và dùng câu cuối đoạn để nâng thành kết luận. Tức người
viết phối hợp hai cấu trúc diễn dịch và quy nạp để tạo nên cấu trúc tổng phân
hợp.
Trong xã hội truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác
quái rất ghê .Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng
tiền. Có tiền, Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều; Kiều mới cứu được
cha và sau này mới báo được ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi
đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu, Nguyễn Du nhìn về mặt
tác hại, vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác, bất chính đều
do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà
làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm;
Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ácđộc. Cả một xã hội chạy theo tiền.
d) Viết đoạn văn không có câu chủ đề

53
Đoạn văn không có câu chủ đề có cấu trúc song hành, các câu tương
đối độc lập với nhau, mỗi câu triển khai một phương diện của chủ đề đoạn
văn.
Viết đoạn văn không có câu chủ đề, người viết cần phân tách chủ đề
của đoạn văn (đã được hình thành từ khi lập đề cương) thành những phương
diện khác nhau, những khía cạnh khác nhau, mỗi câu thể hiện một khía cạnh
ấy. Thường trong đoạn văn có cấu trúc song hành, các câu có cấu trúc giống
nhau.
Ví dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh)

1.4 Các mặt liên kết trong đoạn văn

a. Liên kết hình thức


Để gắn bó các câu trong một đoạn văn, về hình thức, người ta sử dụng
những phương tiện liên kết thuộc những phương thức liên kết nhất định. Có
một số phương thức liên kết cơ bản sau đây:
* Phương thức lặp
- Lặp từ vựng: Câu đứng sau lặp lại một hoặc một số từ ngữ của câu
đứng trước
Ví dụ: Tài sản quý nhất của đất nước là con người. Tài sản quý nhất
của con người là trí tuệ.
- Lặp ngữ pháp: Câu sau lặp lại mô hình, cấu trúc của câu đi trước
Ví dụ: Sự thật là từ mùa thu năm 1940 nước ta trở thành thuộc địa của
Nhật chứ không phải của Pháp. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ
tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
- Lặp ngữ âm: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Nhà thơ
đã có lần ca ngợi: bóng tre trùm mát rượi.
* Phương thức thế

54
- Thế bằng đại từ: Câu đi sau dùng đại từ thay thế cho một từ, một hay
trọn vẹn một

2. Liên kết các đoạn văn

Văn bản là một chỉnh thể bao gồm nhiều đoạn văn. Nếu chỉ biết viết
những đoạn văn thì chưa thể xây dựng một văn bản hoàn chỉnh. Ta cần phải
biết liên kết các đoạn văn. Thông thường có hai cách liên kết các đoạn văn:

2.1. Dùng những phương tiện liên kết câu

- Dùng những phương tiện liên kết câu ở các câu giáp giới giữa hai đoạn. Ta
có thể sơ đồ hoá như sau:
ĐV1 có C1
C2
C3
ĐV2 có C1
C2
C3
C4
Dùng phương tiện liên kết câu để liên kết câu thứ ba của đoạn thứ nhất
và câu thứ nhất của đoạn thứ hai để liên kết hai đoạn văn.
Những phương tiện liên kết thuộc những phương thức liên kết câu như:
Phương thức nối, lặp, thế, liên tưởng.
+ Phương thức nối: Dùng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng
chuyển tiếp như: Trước hết, sau cùng, nói tóm lại, bên cạnh đó... để nối các
câu.
Ví dụ: Theo nghĩa hẹp: “Cải cách hành chính” là một quá trình thay
đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ
và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương pháp hành chính
mới trong lĩnh vực quản lí của bộ máy hành chính nhà nước.

55
Như vậy, cải cách hành chính ở nước ta là trọng tâm của công cuộc
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao
gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: thể chế hành chính, cơ cấu
tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và đội ngũ công
chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của
nền hành chính công phục vụ nhân dân.
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng một số vấn
đề cơ bản về hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 31)
+ Phương thức lặp: Một số từ ngữ hoặc cấu trúc được lặp lại trong các
câu kế tiếp nhau.
Ví dụ:: Văn minh, trên một ý nghĩa nào đó là biểu hiện của văn hoá.
Một con người, một xã hội có văn hoá thường gắn với các nền văn minh. Nền
văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng gắn rất chặt chẽ với bản sắc dân
tộc Việt Nam.
Song, như Hồ Chí Minh đã phân tích, văn minh không trùng khít với
văn hoá. Văn minh thực tế là cơ cấu xã hội, là trình độ kĩ thuật của một giai
đoạn phát triển của một dân tộc, của khu vực, của loài người[…]
(GS.TS Đỗ Huy, 1997, Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 342)
+ Phương thức thế: Dùng đại từ hay những từ ngữ đồng nghĩa trong câu
sau để thay thế cho những từ ngữ hoặc nội dung của cả câu trước.
Ví dụ: Nền hành chính nhà nước thể hiện được tính dân chủ và hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả phải là nền hành chính quán triệt đầy đủ nguyên
tắc hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – đó là sự tuân thủ
pháp luật, trong đó không có chủ thể nào là ngoại lệ của sự tuân thủ đó.
Một nền hành chính như vậy phải thực thi có hiệu lực quyền hành
pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất, không phân chia mà
chỉ có sự phân công rành mạch giữa các tổ chức thực hiện quyền lực đó[…]

56
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng một số vấn
đề cơ bản về hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 24)
+ Phương thức liên tưởng: Dùng những từ ngữ có mối quan hệ liên
tưởng (chỉnh thể - bộ phận, nhân - quả, đồng nhất, đối lập...) trong các câu kế
tiếp nhau để nối kết.
Ví dụ: Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn
đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội
dung, thì cần phải được định nghĩa trong văn bản.
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng một
số vấn đề cơ bản về hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 139)
- Dùng những phương tiện liên kết câu ở đầu các đoạn văn. Có thể sơ
đồ hoá như sau:
ĐV1 có C1
C2
C3
ĐV2 có C1
C2
C3
Ví dụ: Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: giá của 10 chiếc
tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Minít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì
dự định đóng từ nay đến năm 2000 cũng đủ để thực hiện một chương trình
phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh
sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em riệng cho châu Phi mà thôi.
Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực giáo dục: chỉ 2 chiếc tàu ngầm
mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới...

2.2. Dùng câu chuyển tiếp và đoạn chuyển tiếp để liên kết các đoạn

2.2.1. Dùng câu chuyển tiếp

57
Về vị trí: Câu chuyển tiếp có thể đứng đầu đoạn văn sau hoặc đứng
cuối đoạn văn trước.
Về nội dung: Thường có hai phần: Phần đầu tóm lược nội dung chính
của đoạn đi trước và phần sau mở ra nội dung của đoạn đi sau. Như vậy, câu
chuyển tiếp không có tác dụng về mặt ngữ nghĩa trong đoạn văn mà có tác
dụng liên kết.
Về hình thức: Đoạn văn chuyển tiếp thường có chứa các từ chuyên
dụng để chuyển tiếp như: Sau đây, trước hết, trở lên...
Ví dụ: Bên cạnh những thuận lợi nêu ở trên, Nhà trường cũng đứng
trước những khó khăn, thách thức.

2.2.2. Dùng đoạn văn chuyển tiếp

Bên cạnh loại đoạn văn chỉnh thể (loại đoạn văn có tính độc lập tương
đối cao về ngữ nghĩa, không cần dựa vào những đoạn văn khác vẫn có thể
hiểu được nội dung của chúng một cách tương đối đầy đủ trọn vẹn; là một
tiểu văn bản, chứa đựng một tiểu chủ đề và thường có cấu trúc diễn dịch, quy
nạp hoặc tổng phân hợp) còn có loại đoạn văn chuyển tiếp.
Về nội dung: Đoạn văn này có hai phần nội dung giống như câu chuyển
tiếp. Nó không có tiểu chủ đề.
Về dung lượng: Đoạn văn chuyển tiếp thường chỉ gồm một vài câu.
Để viết đoạn văn chuyển tiếp, trước hết cần xác định vị trí của nó tức
là dùng để nối đoạn văn nào với đoạn văn nào trong văn bản. Sau đó xác
định nội dung chuyển tiếp tức là thâu tóm nội dung của đoạn văn trước và
xác định nội dung đoạn văn đi sau. Sau khi xác định được nội dung của nó,
người viết có thể ghép hai nội dung đó vào trong một câu hoặc tách thành hai
câu nhưng trong đoạn văn chuyển tiếp thường có chứa các yếu tố liên kết
chiều ngược hoặc chiều xuôi.
Ví dụ: Trở lên là mấy điều về bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể
và truyền miệng của nhân loại nói chung. Sau đây là mấy việc làm cụ thể để
bảo tồn di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

58
IV. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản

Lỗi khi viết văn bản thuộc nhiều loại khác nhau: Lỗi chính tả, về dùng
từ, về đặt câu, về cấu tạo đoạn văn và văn bản. Ở đây chỉ bàn đến lỗi về đoạn
văn và văn bản.

1. Lỗi ở cấp độ đoạn văn

Các lỗi trong đoạn văn thuộc ba loại sau đây:

1.1. Lỗi về liên kết chủ đề

1.1.1. Lạc chủ đề: Các câu trong đoạn văn không tập trung về một chủ
đề mà phân tán, nói về những vấn đề khác. Thông thường là câu mở đoạn nêu
chủ đề, các câu sau chuyển sang nói về vấn đề khác.
Chữa lỗi: Cần triển khai những phương diện của chủ đề đoạn văn bằng
cách viết những câu có nội dung chứng minh hoặc giải thích, nêu nguyên
nhân...
Ví dụ: Về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước chưa có chính sách
đầu tư hợp lí và tạo nguồn ngân sách để duy trì hoạt động và phát triển tổ
chức y tế cơ sở, nhất là chính sách về tiền lương. Nghị định 123/ HĐBT quy
định lương cán bộ y tế cơ sở: 50% kinh phí huyện trả, 50% kinh phí xã trả,
toàn tỉnh chỉ có khoảng 30% số xã thực hiện được, còn nói chung các xã
không thực hiện được, lí do đơn giản là xã nghèo, không có nguồn thu cho
nên cán bộ y tế chỉ được trả 50% do kinh phí huyện cấp. Cho nên cán bộ y tế
phải tự thân vận động, từ đó dẫn đến việc quản lí họ lỏng lẻo.
Hai câu sau không phát triển ý chủ đề đã được nêu trong câu đầu đoạn
văn là Đảng và Nhà nước chưa có chính sách hợp lí để phát triển tổ chức y tế
cơ sở mà lại nói về sự khó khăn của cấp xã và việc quản lí cán bộ y tế.
1.1.2. Thiếu hụt chủ đề: Các câu trong đoạn văn không triển khai đầy
đủ các nội dung chủ đề được nêu trong câu chủ đề.
Ví dụ: Ở nước ta hiện nay áp dụng cả hai hệ thống công chức: hệ
thống công chức theo chức nghiệp và hệ thống công chức theo việc làm. Đối

59
với công chức điều khiển, chỉ huy hoặc cán bộ bầu cử của khối cơ quan tổ
chức chính trị, đoàn thể xã hội thì áp dụng chế độ theo việc làm.
Chữa lỗi: Cần xác định phương diện của chủ đề chưa được đề cập đến
và viết thêm những câu triển khai nội dung đó.
Trong đoạn văn trên chưa triển khai ý chủ đề hệ thống công chức theo
chức nghiệp. Cần viết thêm câu triển khai ý chủ đề này.
Ví dụ: Đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ thì theo hệ thống
chức nghiệp.

1.2. Lỗi về liên kết lôgíc

1.2.1. Lỗi đứt mạch: Ý của các câu trong đoạn văn bị đứt quãng, từ câu
nọ chuyển sang câu kia không có sự chuyển tiếp.
Chữa lỗi: Cần viết thêm câu chuyển tiếp ý hoặc viết thêm ý hạn định
nội dung.
Ví dụ: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mắc các chứng
bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch.Chỉ tính riêng tỉnh Bạc Liêu năm
2002 đã có tới hơn 5000 trường hợp phải tới điều trị tại các cơ sở y tế do
dùng nước bị ô nhiễm.
(Dẫn theo Hoàng Anh - Phạm Văn Thấu).
Trong đoạn văn trên từ phạm vi thế giới, người viết chuyển ngay sang
phạm vi một tỉnh trong một quốc gia mà không có sự chuyển tiếp.
Chữa lỗi: Thêm câu chuyển tiếp, ví dụ: Ở Việt Nam có rất nhiều người
mắc các bệnh trên.
1.2.2. Lỗi mâu thuẫn về ý: Nội dung của các câu trong đoạn văn không
phù hợp với nhau.
Ví dụ: Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ
do các công chức lãnh đạo giao. Họ là những người làm công tác phục vụ
trong bộ máy nhà nước. Họ có trình độ chuyên môn ở mức độ thấp, nhiệm vụ
chính của họ là tư vấn cho lãnh đạo.

60
Đoạn văn trên mâu thuẫn giữa ý người thừa hành nhiệm vụ và làm
công tác phục vụ với ý tư vấn cho lãnh đạo.
Chữa lỗi: Cần loại bỏ ý mâu thuẫn với chủ đề đoạn văn.
Đoạn văn trên cần chữa lại câu 3: Họ có trình độ chuyên môn ở mức
độ thấp, nhiệm vụ chính của họ là tuân thủ theo sự hướng dẫn của cấp trên.

1.3. Lỗi về liên kết hình thức:

1.3.1. Không dùng những phương tiện liên kết để liên kết các câu
Chữa lỗi: Cần sử dụng những phương tiện liên kết câu thuộc những
phương thức liên kết lặp, thế, nối, liên tưởng... để nối các câu.
Ví dụ: Các công văn, tài liệu dùng trong nội bộ cơ quan gọi là văn
bản nội bộ. Bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thông báo, giấy công tác,
giấy giới thiệu.
Cần sử dụng phương thức lặp từ vựng để nối hai câu trên: Văn bản nội
bộ bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thong báo, giấy công tác, giấy giới
thiệu.
1.3.2. Sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp
Chữa lỗi: Cần xác định chính xác mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu
trong đoạn văn để sử dụng phương tiện liên kết cho phù hợp.
Ví dụ: Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ có tác dụng thiết
thực trong việc tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của cho Nhà nước và
nhân dân. Vì vậy, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ sẽ biến giá trị
tiềm năng của tài liệu lưu trữ thành của cải vật chất cho xã hội, nâng cao
mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hai câu trên không có quan hệ nhân quả nên người viết sử dụng từ ngữ
chuyển tiếp vì vậy là không phù hợp. Cần thay bằng ngữ nói cách khác.

2. Lỗi ở cấp độ văn bản

2.1. Lỗi không tách đoạn

61
Người viết viết đoạn văn quá lớn, gồm nhiều thành tố nội dung khác
nhau.
Chữa lỗi: Cần tách thành những đoạn văn nhỏ hơn để người đọc dễ tiếp
thu. Mỗi đoạn văn trình bày một ý.
Ví dụ: Công văn là hình thức văn bản được sử dụng rộng rãi nhất vào
việc giao dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị -
xã hội với nhau và với công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức mình. Có nhiều loại công văn: Thường để trình với cấp trên
một dự thảo văn bản, đề án; đề nghị một vấn đề cụ thể để cấp trên giải quyết;
giải quyết, trả lời đề nghị của cấp dưới; đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm
tra cấp dưới thực hiện một quy định của cấp trên hoặc giữa các cơ quan trao
đổi ý kiến, phối hợp giải quyết công việc.
Đoạn văn trên trình bày 2 ý: Định nghĩa về công văn và việc phân loại
công văn. Cần tách đoạn văn trên thành hai đoạn văn.

2.2 Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

Người viết tuỳ tiện tách đoạn khi đang trình bày dở dang một ý.
Chữa lỗi: Ghép những đoạn cùng trình bày một ý thành một đoạn văn.
Ví dụ: Việc dẫn, trích dẫn văn bản để làm căn cứ pháp lí trong các
văn bản quy phạm pháp luật; các quyết định cá biệt hoặc trong các văn bản
hành chính thông thường khi viện dẫn , trích dẫn văn bản khác vào nội dung
để làm căn cứ pháp lí, làm minh chứng phải ghi thật chính xác, đầy đủ tên
văn bản, số, kí hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, văn bản của cơ quan, tổ
chức nào, về việc gì để tiện cho việc tra cứu khi cần đến.
Khi trích dẫn đoạn văn, câu, cụm từ trong văn bản để làm minh chứng
phải viết đúng nguyên văn của đoạn văn, cụm từ trích dẫn và đặt trong dấu
ngoặc kép.
Hai đoạn văn trên cùng trình bày một ý (việc trích dẫn trong văn bản
hành chính) nên không tách thành hai đoạn mà sáp nhập vào thành một đoạn
văn.

62
2.3 Lỗi không liên kết đoạn

Mỗi đoạn văn trình bày một ý nhưng các đoạn luôn có sự liên kết về
nội dung về hình thức thể hiện tính liên kết và tính chỉnh thể của văn bản.
Thiếu sự liên kết, các đoạn văn trong văn bản sẽ rời rạc, sự lập luận thiếu
lôgíc.
Ví dụ: Đặc điểm của hoạt động công vụ là hàng ngày, thường xuyên
cho nên nền hành chính nhà nước phải đảm bảo thường xuyên, liên tục để ổn
định xã hội và không bị gián đoạn trong bất kì tình huống chính trị, xã hội
như thế nào.
Hành chính nhà nước phải thích ứng, phải luôn có những thay đổi để
không bị lạc hậu do đời sống kinh tế, chính trị luôn biến động.
Hai đoạn văn trên nói về hai vấn đề: đoạn văn đầu nói về tính liên tục,
tính ổn định của hành chính nhà nước, đoạn văn sau nói về tính thích ứng của
hành chính nhà nước. Giữa hai đoạn văn cần có sự chuyển tiếp.
Ví dụ: Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng.

B. VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌC

I. Định nghĩa luận văn khoa học

Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công
nghệ do một một người hay một nhóm người viết, nhằm:
- Rèn luyện về phương pháp và kĩ năng nghiên cứu khoa học;
- Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập;
- Bảo vệ công khai trước Hội đồng để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc
học vị thạc sĩ, tiễn sĩ.

II. Phân loại luận văn khoa học

Luận văn khoa học bao gồm:

1. Tiểu luận môn học, thu hoạch (báo cáo) thực tập:

63
Là chuyên khảo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực
tiễn tại một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đề
xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra;

2. Khoá luận và Đồ án tốt nghiệp:

Là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một
khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa
học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư;

3. Luận văn thạc sĩ:

Là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí
của học viên cao học để bảo vệ trước hội đồng khoa học giành học vị thạc sĩ;

4. Luận án tiến sĩ:

Là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí
của nghiên cứu sinh để bảo vệ trước hội đồng khoa học giành học vị tiến sĩ.

III. Các bước viết luận văn khoa học

1. Chọn đề tài

Đề tài luận văn có thể do khoa, bộ môn; các giảng viên, giáo viên gợi ý
hay do bản thân sinh viên, học viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với
các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên, học viên tự
tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực,
sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của
mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng
trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng
nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những
quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực
tế...
Đề tài được chọn phải:

64
- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây
dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại …;
những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …
- Có ý nghĩa thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc
trong sản xuất, kinh doanh, quản lý …; xây dựng luận cứ cho các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương …;
- Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở
thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng
dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;
- Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu .
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn
và đặt tên cho đề tài. Tên đề tài chỉ được phép hiểu một nghĩa. Khi đặt tên đề
tài, người nghiên cứu cần hạn chế sử dụng những cụm từ chỉ mục đích như:
Góp phần vào…, nhằm nâng cao…, để phát huy tính độc lập của học
sinh….Việc sử dụng những cụm từ này một cách tuỳ tiện sẽ che lấp những
nội dung mà bản thân người nghiên cứu chưa có một sự hình dung rõ rệt.
Ngoài ra, tên đề tài cũng không nên đặt bằng những cụm từ “rỗng” về thông
tin như: Bước đầu tìm hiểu về…, thử tìm hiểu về…, một số vấn đề về…, một
vài suy nghĩ về…
Tên đề tài có thể phản ánh đối tượng nghiên cứu (Ví dụ: Câu cầu khiến
trong văn bản hành chính), nhiệm vụ nghiên cứu (Ví dụ: Nghiên cứu và biên
soạn hệ thống thuật ngữ du lịch) mục tiêu nghiên cứu (Ví dụ: Đặc điểm khu
hệ thú Ba Vì).

2. Lập đề cương nghiên cứu

Đề cương cần được xây dựng để trình giáo viên hướng dẫn hay cơ quan
và tổ chức tài trợ phê duyệt.
Trong đề cương, cần thuyết minh những điểm sau:
- Lí do chọn đề tài: Trình bày ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
của đề tài.

65
- Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được
xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Vũ Cao Đàm (1999) Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr 26.
Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản
hành chính” là câu cầu khiến.
+ Mục đích nghiên cứu là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối
tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu.
Ví dụ: Mục đích nghiên cứu của đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản
hành chính” là giúp cho người soạn thảo văn bản hành chính có phương pháp
viết đúng câu cầu khiến ở cả hai dạng: cầu và khiến.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra để đạt được
mục đích nghiên cứu của đề tài. Vũ Cao Đàm (1999) Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr 29.
Ví dụ: Đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính” có những
nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Nghiên cứu đưa ra phương pháp viết câu cầu khiến trong văn bản
hành chính ở hai dạng: cầu và khiến;
2) Thống kê các kiểu lỗi trong văn bản hành chính và đề nghị cách
chữa lỗi.
- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
+ Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm phương pháp thu thập thông tin
và phương pháp xử lí thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu
và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm: Phương pháp phân tích tài
liệu, phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp tóm tắt tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp quan sát
khách quan, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, phương pháp trắc

66
nghiệm, phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm kiểm
tra, thực nghiệm đối nghịch, thực nghiệm so sánh, thực nghiệm song hành)
Phương pháp xử lí thông tin: Phương pháp thống kê, diễn dịch, quy
nạp, loại suy, phân tích, tổng hợp...
+ Nguồn tài liệu: Tài liệu có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: Tài
liệu công bố, tài liệu không công bố rộng rãi và tài liệu không xuất bản.
Ví dụ: Với đề tài “Ngôn ngữ luật pháp trong tiếng Việt (có so sánh
đối chiếu với tiếng Anh)”, tác giả Lê Hùng Tiến xác định:
Tài liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ bộ Luật Dân sự, các Luật Kinh tế,
Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Lao động do nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành. Các bản dịch các bộ luật trên sang tiếng Anh đều do các
phiên dịch viên chuyên nghiệp dịch thuật và đã được xuất bản chính thức.
- Dự kiến các nội dung nghiên cứu:
Phần này gồm có các chương, mục được dự tính. Nguyên tắc khi xây
dựng các chương mục là tên các chương phải phù hợp với tên đề tài và tên các
mục phải phù hợp với tên chương. Phần nội dung chi tiết thường bao gồm tên
một số chương và tên một vài mục trong chương để:
+ Trình bày cơ sở lí luận của đề tài: Cơ sở lí luận của đề tài gồm những
khái niệm công cụ, những phạm trù chứa đựng những khái niệm đã xây dựng,
những quy luật về bản chất đối tượng nghiên cứu.
Để xác lập được cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu, cần phải phát hiện
được những từ khoá trong tên đề tài; từ đây nhận dạng các khái niệm, từ khái
niệm nhận dạng các phạm trù và quy luật về bản chất đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Trong tên đề tài “Câu cầu khiến trong văn bản hành chính” có
những từ khoá: Câu cầu khiến, văn bản hành chính. Từ đó xác định những
khái niệm công cụ: Phong cách ngôn ngữ hành chính, hành động cầu khiến
và câu cầu khiến trong tiếng Việt.

67
+ Cụ thể hoá những nhiệm vụ nghiên cứu. Các nhiệm vụ nghiên cứu
được trình bày theo lôgic khách quan (thứ tự thời gian hoặc không gian) hay
theo lôgic chủ quan (theo mức độ quan trọng ).
Ví dụ: Trong đề cương đề tài nghiên cứu “Câu cầu khiến trong văn
bản hành chính”, ngoài chương 1 trình bày Cơ sở lí luận của đề tài, các tác
giả dự kiến 2 chương:
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP VIẾT CÂU CẦU KHIẾN
TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
2.1.Xác định chính xác hành động cầu khiến trong giao tiếp hành chính
2.2.Xác định mục đích ban hành và đối tượng tiếp nhận văn bản
2.3. Phương pháp viết câu cầu khiến ở dạng cầu
2.3.1.Hành động cầu và câu cầu khiến viết theo dạng cầu
2.3.2. Tác dụng của lối diến đạt theo dạng cầu, các truờng hợp dùng
dạng cầu trong giao tiếp hành chính
2.3.3. Cách tổ chức câu theo dạng cầu
2.4. Phương pháp viết câu cầu khiến ở dạng khiến
2.3.1.Hành động khiến và câu cầu khiến viết theo dạng khiến
2.3.2. Tác dụng của lối diến đạt theo dạng khiến, các truờng hợp dùng
dạng khiến trong giao tiếp hành chính
2.3.3. Cách tổ chức câu theo dạng khiến
2.5. Chuyển đổi kiểu câu
2.4.1.Chuyển đổi câu tường thuật sang câu cầu khiến
2.4.2.Chuyển câu dạng khiến thành câu dạn cầu
Chương 3: Các kiểu lỗi về câu trong văn bản hành chính
3.1. Lỗi về cấu tạo
3.1.1 Các biểu hiện lỗi về cấu tạo
3.1.2. Cách chữa
3.2. Lỗi về ý nghĩa

68
3.2.1 Các biểu hiện lỗi về ý nghĩa
3.2.2. Cách chữa
3.3. Lỗi về phong cách
3.3.1 Các biểu hiện lỗi về phong cách
3.3.2. Cách chữa

3. Thu thập và xử lí thông tin

Sau khi đề cương đã được duyệt, người nghiên cứu cần thu thập và xử
lí thông tin.

3.1. Thu thập thông tin

Người nghiên cứu cần thu thập thông tin (lời nói, chữ viết, hình ảnh) từ
các kho lưu trữ, thư viện, trung tâm thông tin, internet hay tiếp xúc cá nhân.
Đỗi với tài liệu, người nghiên cứu phải lập bản thư mục hoặc lập các phiếu
thư mục theo mẫu của thư viện để tiện tra cứu.
Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu (tổng
hợp, phân tích, tóm tắt…) để thu thập những thông tin về cơ sở lí thuyết liên
quan đến đề tài nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, số liệu
thống kê, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài nghiên cứu, đối tượng
khảo sát từ nguồn ngữ liệu.
Người nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
(quan sát, điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm…) để thu thập thông tin về thực
trạng của đối tượng khảo sát.

3.2. Xử lí thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin định tính (xác định về mặt tính
chất hoặc biến đổi tính chất) và định lượng (xác định số lượng hoặc biến đổi
số lượng), người nghiên cứu cần xử lí thông tin để đưa ra được quy luật của
sự vật.
Đối với các thông tin định lượng, người nghiên cứu sử dụng bảng
thống kê, biểu đồ, đồ thị… để đưa ra quy luật của sự vật.

69
Đối với thông tin định tính, người nghiên cứu sử dụng các phương
pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… để rút ra kết luận.

4. Viết luận văn

4.1. Cấu trúc thường gặp của một luận văn khoa học

Một luận văn khoa học thường có các phần theo thứ tự sau: Trang bìa
chính và phụ, mục lục, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
4.1.1. Trang bìa chính và phụ
Có nội dung gần giống nhau và được viết theo thứ tự (từ trên xuống):
Tên trường; tên khoa, bộ môn; tên tác giả luận văn khoa học; tên đề tài; tên
luận văn khoa học (tiểu luận môn học, khoá luận tốt nghiệp...); nơi thực hiện,
năm thực hiện. Bìa chính là tờ bìa cứng ngoài cùng có màu khác nhau theo
quy định. Bìa phụ là trang đầu tiên của luận văn. Ở bìa phụ có thêm phần
chuyên ngành, mã số chuyên ngành; tên người hướng dẫn khoa học (ở góc
phải) ở dưới tên luận văn khoa học.
4.1.2. Mục lục
Gồm khoảng 02 trang tiếp ngay sau bìa phụ, ghi rõ tên các chương,
mục với vị trí trang tương ứng, giúp người đọc có thể xem nhanh những nội
dung chính của luận văn và mở đọc những mục cần thiết. Không nên ghi mục
lục quá chi tiết để khỏi chiếm nhiều trang.
4.1.3. Phần mở đầu
- Lí do chọn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu
- Lịch sử vấn đề
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Bố cục của luận văn khoa học
4.1.4. Phần nội dung

70
Phần nội dung chiếm vị trí trung tâm trong luận văn khoa học; bao
gồm các chương cụ thể, mỗi chương giải quyết một nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể, các chương được đánh thứ tự theo số Ả rập.
Số chương trong phần nội dung có thể dao động từ 2 đến 5 chương.
Tuy nhiên, không nên có quá nhiều chương bởi số chương lớn tạo cảm giác
phạm vi nghiên cứu quá rộng.
Thông thường, chương 1 trình bày cơ sở lí luận của đề tài và các
chương tiếp theo trình bày những kết quả đạt được về mặt lí thuyết và kết quả
áp dụng sau khi thu thập và xử lí thông tin. Những kết quả này phải tương
ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu mà người nghiên cứu đã đặt ra trong
phần mở đầu.
Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, cuối mỗi chương phải có
tiểu kết.
4.1.5. Phần kết luận
Phần kết luận tổng hợp tất cả các kết luận được rút ra từ việc nghiên
cứu đề tài cùng với một vài kiến nghị, dự báo xu hướng phát triển với độ dài
từ một đến hai trang. Những kết luận này là phần rất quan trọng của luận văn,
cùng với các giải pháp, kiến nghị, đề xuất, đây chính là kết quả nghiên cứu đề
tài của tác giả. Do vậy, tác giả phải dành nhiều thì giờ, suy nghĩ nghiêm túc
để viết chính xác và cụ thể phần kết luận này.
4.1.6. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí... đã được
đọc và được sử dụng về ý tưởng vào luận văn khoa học và phải được chỉ rõ
việc sử dụng đó trong luận văn khoa học.
Trong luận văn khoa học, người ta thường kết hợp trình bày các chú
thích với cách sắp xếp tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo trích dẫn trong
luận văn cần được trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc vuông.

4.1.7. Phụ lục

71
Là sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát, ngữ liệu...có
tác dụng minh hoạ cho các nội dung của luận văn nhưng nếu đưa vào trong
phần nội dung luận văn thì không đẹp, chiếm nhiều trang nên được đưa vào
phần cuối cùng của luận văn và không tính số trang. Phụ lục phải được đánh
số trang riêng.

4.2. Hình thức luận văn khoa học

Luận văn khoa học từ bìa cho đến trang nội dung phải được đánh máy
một mặt và trình bày một cách chân phương, nghiêm túc trên giấy trắng khổ
A4. Tuyệt đối không được thêm các hình vẽ ở các trang bìa, cũng như không
được kẻ thêm vạch hay viết thêm tên người hướng dẫn, tên tác giả ở phía trên
và phía dưới ở các trang bên trong.

Dùng kiểu chữ VnTime (TCVN3) hoặc Times New Roman (Unicode),
cỡ chữ 13 - 14, dãn dòng 1,5 line, lề trên 3 cm, lề dưới 3,5 cm (nếu đánh số
trang ở dưới), lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Một trang như vậy chỉ khoảng 26
dòng.

4.3. Trình bày lịch sử vấn đề

4.3.1 Định nghĩa:


Trình bày lịch sử vấn đề là việc đánh giá một cách tổng quát về những
công trình của các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài, nói một cách cụ thể
là nhìn lại những đóng góp cũng như những hạn chế của các tác giả đi trước
về phương pháp nghiên cứu cũng như giải pháp cho vấn đề cụ thể.
4.3.2 Yêu cầu của trình bày lịch sử vấn đề:
+ Người viết cần có sự đánh giá về những công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài chứ không phải là sự liệt kê những công trình nghiên cứu;
+ Người viết cần có sự đánh giá về những công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài từ trước đến nay (cái nhìn lịch đại) chứ không phải chỉ
những công trình nghiên cứu hiện nay (cái nhìn đồng đại).
4.3.3 Mục đích của việc trình bày lịch sử vấn đề:
72
Người viết tiếp thu những thành tựu nghiên cứu trước đó và xác định
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể để giải quyết những hạn chế của những
công trình đó. Như vậy, việc trình bày lịch sử vấn đề làm nổi rõ ý nghĩa của
đề tài về mặt lí luận và thực tiễn.
4.3.4 Cách trình bày lịch sử vấn đề:
Khi viết phần trình bày lịch sử vấn đề, người viết nên phân loại các
công trình nghiên cứu theo nội dung của chúng rồi lần lượt trình bày theo các
nội dung ấy. Khi trình bày các nội dung, nên lần lượt điểm theo trình tự thời
gian từ những bài viết sớm nhất cho đến những bài viết gần đây nhất. Với
những công trình quan trọng cần có sự trình bày kĩ lưỡng, với những công
trình ít quan trọng thì chỉ cần trình bày lướt qua, có thể gộp một số công trình
có cùng quan điểm vào dể trình bày chung.
Sau khi điểm qua toàn bộ các nội dung có liên quan đến đề tài, người
viết cần có sự đánh giá khái quát về những thành tựu đã đạt được đồng thời
chỉ rõ những vấn đề cần được nghiên cứu thêm hoặc những vấn đề mới cần
được nghiên cứu.
Ví dụ: Phần trình bày lịch sử vấn đề của luận văn thạc sĩ với đề tài:
"Câu trong văn bản hành chính":
Văn bản hành chính là loại văn bản thuộc phong cách hành chính -
công vụ, một phong cách chức năng của hoạt động lời nói. Phong cách hành
chính - công vụ trong đó có đơn vị câu đã được nhiêù nhà phong cách học đề
cập đến.
Các nhà phong cách học nước ngoài như R.Jakopson, N.M.Kogina,
V.M. Bugoxolapxki, L.G.Báclát...khi bàn về phong cách học nói chung,
phong cách hành chính- công vụ nói riêng đều ít nhiều nêu ra những đặc
điểm về ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ trong đó có những đặc
điểm về câu.
Năm 1969, trong “Góp vào vấn đề phân loại các khuôn sáo ngôn ngữ
tiếng Nga trong nhà trường”, V.M. Bugoxolapxki cho rằng trong phong cách

73
hành chính - công vụ luôn có hiện tượng dùng lặp đi lặp lại những câu, những
từ những cấu trúc có sẵn và đó là các khuôn sáo hành chính. Khuôn sáo hành
chính là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn luôn được tái hiện, có tương
quan với những hoàn cảnh thường được lặp đi lặp lại với những khái niện phổ
biến và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng.
Năm 1972, trong “Về tính hệ thống lời nói của phong cách khoa hóco
với một số phong cách khác”, N.M. Kogina tìm ra màu sắc phong cách đặc
biệt của văn bản hành chính - công vụ, đó là yêu cầu phải thực hiện. Từ đó
câu dùng trong văn bản hành chính cũng phải thể hiện được đặc điểm này.
Năm 1978, L.G. Báclát trong “Tiếng Nga, phong cách học” cũng nói
sự bất biến về hình thức của văn bản hành chính công vụ trong đó có đơn vị
câu không tránh khỏi yêu càu này. Báclát cho rằng: Cú pháp của phong cách
hành chính - công vụ phản ánh xu hướng phân loại, trình bày chi tiết, xu
hướng xem xét các quan hệ nhân - quả, điều kiện - kết quả trong sự thống
nhát cảu các mặt xác nhận và quy định.
Ở Việt Nam, các nhà phong cách học khi nghiên cứu đã thật sự quan
tâm đến phong cách hành chính - công vụ và những năm gần đây, một số kiến
thức về phong cách hành chính công vụ trở thành một nội dung được giảng
dạy trong nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học.
Tiêu biểu cho các nhà phong cách học ở Việt Nam là Võ Bình, Lê
Anh Hiền, Nguyễn Thái Hoà, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt. Trong
các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra những đặc điểm về
câu trong văn bản hành chính.
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt” xuất bản năm 1983 đã khẳng định phong cách hành chính chỉ dùng
câu tường thuật, không dùng câu nghi vấn, câu biểu cảm và ưa lối viết câu
phức hợp.

74
Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà trong “Phong cách học
tiếng Việt” đã chỉ ra 9 nét đặc trưng của câu trong văn bản hành chính - công
vụ.
Tác giả Hữu Đạt với cuốn “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” cho
rằng kết cấu của câu trong văn bản hành chính thiên về kết cấu diễn dịch.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phong cách hành chính
công vụ vừa kể trên, những năm gần đây xuất hiện nhiều tài liệu hướng dẫn
soạn thảo văn bản hành chính , trong đó có dành một mục bàn về cách hành
văn của văn bản hành chính. Tiêu biểu là: “Soạn thảo và sử lí văn bản trong
công tác của người lãnh đạo và quản lí” của Nguyễn Văn Thâm, “Hướng dẫn
kĩ thuật nghiệp vụ hành chính” của Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê
Xuân Lam, Bùi Xuân Lự, “Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lí nhà nước”
của Lưu Kiếm Thanh...
Qua việc điểm lại các công trình nghiên cứu về văn bản hành chính,
có thể đánh giá một cách khách quan rằng đơn vị câu trong văn bản hành
chính đã được dành cho một sự quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, những kết luận
trong các công trình ấy còn mang tính khái quát, sơ lược. Vì thế, trong luận
văn này, chúng tôi sẽ cố gắng chi tiết hoá những đặc điểm về câu trong văn
bản hành chính trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những tác
giả trên.
( Đỗ Thị Thanh Nga (2003), Câu trong văn bản hành chính, Luận văn
thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr 6 – 8.

4.4. Ngôn ngữ trong luận văn khoa học

Ngôn ngữ trong luận văn khoa học thể hiện những đặc trưng của
phong cách khoa học: Tính trừu tượng, khái quát cao; tính chính xác, khách
quan; tính lôgic nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sự biểu hiện này có những mức độ
khác nhau trong những kiểu và thể loại văn bản khác nhau của phong cách
khoa học.
Ngôn ngữ trong luận văn khoa học có những đặc điểm sau đây:

75
4.4.1. Về mặt từ ngữ:
a) Sử dụng các loại từ trong luận văn khoa học
- Sử dụng các từ loại trong luận văn khoa học
+ Danh từ: Theo Đinh Trọng Lạc, trong phong cách khoa học, trung
bình danh từ được dùng nhiều gấp bốn lần động từ. Điều này có thể giải thích
là do khuynh hướng định danh của phong cách này. (Đinh Trọng Lạc,
Nguyễn Thái Hoà (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, tr. 86.
Do phong cách khoa học mang đặc trưng tính trừu tượng, khái quát
cao nên phần lớn danh từ được dùng là danh từ trừu tượng.
Ví dụ: Trong lưu trữ học: phông lưu trữ, đơn vị bảo quản...; trong
hành chính học: nền hành chính, thể chế hành chính, thủ tục hành chính...
Ngoài việc sử dụng các danh từ, tiểu luận và luận văn khoa học còn sử
dụng lối định danh hoá bằng việc kết hợp các danh từ như sự, cuộc, tính ...với
các động từ hoặc tính từ.
Ví dụ: sự sáng tạo, sự phát triển, tính khái quát...
+ Đại từ: Đại từ ngôi ba có tính chất phiếm chỉ (người ta) và đại từ
ngôi một (chúng ta, chúng tôi, ta) được sử dụng nhiều thể hiện tính khách
quan của phong cách khoa học.
Ví dụ: “Theo tiêu chuẩn thời gian, chúng ta cần chú ý các nội dung
như sau:
Khi xác định giá trị tài liệu cần chú ý đến những thời kì đặc biệt,
những giai đoạn lịch sử của Đảng và của dân tộc, của cơ quan, địa
phương...” (Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng (2001), Giáo
trình lưu trữ, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr. 67.
- Sử dụng các lớp từ về mặt phạm vi sử dụng trong luận văn khoa học
+ Thuật ngữ: Các luận văn khoa học dùng nhiều thuật ngữ. “Thuật ngữ
là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó gồm những từ và cụm từ cố định
là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh

76
vực chuyên môn của con người”. (Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học
Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 270.
Ví dụ: Thuật ngữ trong triết học: duy tâm, duy vật, vật chất, ý
thức...Thuật ngữ trong hành chính học: Quyết định hành chính, thể chế hành
chính, ngạch công chức, công sở...
+ Từ ngữ khoa học chung: Là thành tố quan trọng của từ ngữ trong
luận văn khoa học bên cạnh thuật ngữ. Từ ngữ khoa học chung là những từ
ngữ được dùng nhiều trong một số ngành khoa học.
Ví dụ: số lượng, yếu tố, hệ thống, chức năng, quá trình...
- Sử dụng các lớp từ về mặt nguồn gốc trong luận văn khoa học
+ Từ Hán Việt được sử dụng nhiều trong luận văn khoa học do tính
chất trừu tượng, khái quát cao của phong cách khoa học.
Ví dụ:“Hành chính và kinh tế là hai lĩnh vực hoạt động có mối quan
hệ khăng khít và phục vụ lẫn nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, nền hành chính
quốc gia giữ chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và là yếu tố quyết định
sự ổn định cũng như nhịp điệu sự phát triển kinh tế”. Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành chính
học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 32
+ Từ gốc Ấn - Âu: xuất hiện rất nhiều trong luận văn khoa học và
thường là những thuật ngữ quốc tế. Ví dụ: vectơ, gien, axit...
- Sử dụng các lớp từ về mặt phong cách học trong luận văn khoa học
+ Lớp từ khoa học (thuật ngữ, từ ngữ khoa học chung) là thành tố
quan trọng nhất của ngôn ngữ trong luận văn khoa học như chúng tôi đã trình
bày ở trên.
+ Phần lớn những từ ngữ còn lại là những từ ngữ thuộc lớp từ ngữ đa
phong cách, trung hoà về màu sắc biểu cảm.
b) Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong luận văn khoa học
- Để đảm bảo yêu cầu tính chính xác, khách quan, từ ngữ trong luận
văn khoa học chỉ cho phép hiểu một nghĩa (nghĩa đen hay nghĩa sự vật –

77
lôgic). Tuy nhiên, trong các khoa học xã hội việc sử dụng nghĩa hình tượng
đúng chỗ có thể giúp ích cho việc diễn đạt tư duy khái niệm.
Ví dụ: “Cách nhận diện từ như trên cũng phù hợp với quy luật hoạt
động của tiếngViệt. Như ta đã biết, khi dùng vào trong các câu nói, các cụm
từ cố định tiếng Việt dễ dàng được chẻ đôi bằng cách chèn thên một từ khác
vào giữa”. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, tr. 116
- Từ ngữ trong luận văn khoa học chủ yếu được dùng với ý nghĩa khái
quát do mục đích của khoa học là phát hiện ra những quy luật tồn tại trong
những sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Thiếp thường là để chúc mừng (chúc mừng năm mới, ngày lễ,
ngày sinh...) nên được in sẵn, trình bày trang nhã, không loè loẹt, văn
viết gọn nhưng chứa đựng tình cảm chân thành. Tạ Hữu Ánh
(2002),Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan nhà nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 215.
Thiếp ở đây được dùng với ý nghĩa khái quát.
4.4.2. Về mặt ngữ pháp:
a) Sử dụng các loại câu trong luận văn khoa học
- Câu ghép: Rất thích hợp cho việc diễn đạt sự vận động của tư tưởng,
mối quan hệ của những sự vật, hiện tượng. Câu ghép chính phụ được sử dụng
nhiều để diễn đạt một cách chính xác các mối quan hệ lôgic: nguyên nhân -
kết quả, điều kiện - hệ quả, tăng tiến, bổ sung, đối lập...
(1) Ví dụ: Nếu những văn bản, phương án được cơ quan, bộ phận
tham mưu, giúp việc đưa ra thì nó thực hiện dưới hình thức là những đề nghị,
kiến nghị. Nếu do cán bộ lãnh đạo đưa ra thì được thực hiện dưới hình thức
quyết định, chỉ thị...)Tạ Hữu Ánh (2002),Công tác hành chính – văn phòng
trong cơ quan nhà nước, Sđd, tr. 27
- Câu tường thuật được sử dụng phổ biến trong luận văn khoa học ở cả
hai dạng: khẳng định và phủ định.

78
Câu khẳng định được sử dụng để trình bày nhận định của người
nghiên cứu về sự tồn tại của đặc trưng nào đó (hoạt động, trạng thái, tính chất,
quan hệ) của sự vật.
Ví dụ: Vị thế lãnh đạo là một khái niệm được nghiên cứu rộng rãi
trong các lĩnh vực khoa học như: xã hội học, chính trị học và tâm lí học.
Nguyễn Bá Dương (2003), Tâm lí học quản lí dành cho người lãnh đạo, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 118.
Câu khẳng định trên diễn đạt quan hệ đồng nhất.
Câu phủ định được sử dụng để trình bày nhận định của người nghiên
cứu về sự không tồn tại của đặc trưng nào đó của sự vật (câu phủ định miêu
tả) hoặc sự bác bỏ, cải chính một quan niệm nào đó (câu phủ định bác bỏ).
Ví dụ: Phong cách lãnh đạo dân chủ không bao giờ phủ định quyền
hạn của người lãnh đạo. )Nguyễn Bá Dương (2003),Tâm lí học quản lí dành
cho người lãnh đạo, Sđd, tr. 196.
- Câu hỏi được sử dụng nhưng chủ yếu là câu hỏi chính danh, câu hỏi
tu từ rất hạn chế xuất hiện.
Ví dụ: Cho đến nay, vấn đề tâm lí dân tộc vẫn là mảnh đất ít được
khai phá. Con người Việt Nam truyền thống và đương đại là ai? Câu hỏi này
trước đây ít người dám trả lời.) Nguyễn Bá Dương (2003),Tâm lí học quản lí
dành cho người lãnh đạo, Sđd, tr. 244
- Câu cầu khiến rất hãn hữu xuất hiện trong luận văn khoa học.
- Câu cảm thán do đặc trưng ngữ nghĩa (tính biểu cảm) không phù hợp
với đặc trưng của phong cách khoa học nên rất hãn hữu xuất hiện trong luận
văn khoa học.
b) Sử dụng các phương tiện liên kết câu trong luận văn khoa học
Luận văn khoa học sử dụng rất nhiều phương tiện liên kết giữa các câu
và các đoạn, các phần của văn bản nhằm tạo ra tính mạch lạc, tính lôgic trong
cách trình bày. Những phương tiện liên kết có tác dụng:
- Chỉ ra sự phát triển của lập luận: trước hết.... sau đó..., cuối cùng...;

79
- Chỉ ra mối quan hệ giữa các thông tin trước và thông tin sau: Như
trên đã nói...,trên đã trình bày...;
- Chỉ ra kết luận: Nhìn chung..., nói tóm lại..., cuối cùng...;
- Chỉ ra sự thay đổi chủ đề: Chuyển sang vấn đề..., Vấn đề tiếp theo
là...

4.5. Sắp xếp tài liệu tham khảo

Hiện nay đang tồn tại nhiều phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo
khác nhau: Phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo theo tiêu chuẩn
quốc tế ISBD...Trong các tiểu luận và các bài viết đăng trong các tạp chí
chuyên ngành, người viết có quyền tự do lựa chọn cách sắp xếp danh mục tài
liệu tham khảo mà họ thấy phù hợp.
Ở tập bài giảng này, chúng tôi xin trình bày cách sắp xếp tài liệu tham
khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng
(Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức...). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng
trong luận văn bằng thứ tiếng nào thì xếp vào khối thứ tiếng đó. Giữ nguyên
văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kể cả tài
liệu tiếng Trung, Nhật, Lào...
b) Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng
theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ tên tác giả:
- Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo Họ tác giả (Kể cả
tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt);
- Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà
không đảo lộn trật tự họ tên tác giả ;
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào
vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B …
c) Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau :

80
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, ( dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản )
- Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách...
ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn
- “ Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
4.6. Phương pháp chú thích khoa học
Trong văn bản khoa học, khi lí giải vấn đề, người ta thường trích dẫn
nhiều loại thông tin từ các nguồn khác nhau để tăng sức thuyết phục cho lập
luận của mình. Thông tin trích dẫn cần được chú thích rõ để người đọc kiểm
tra tính xác thực cũng như tìm hiểu thêm những thông tin về chúng.

Chú thích khoa học đối với thông tin trích dẫn từ sách phải có các nội
dung sau :

- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản, (dấu phẩy cuối nơi xuất bản)
- Số thứ tự của trang được trích dẫn. (dấu chấm kết thúc)

81
Chú thích khoa học đối với thông tin trích dẫn từ bài báo trong tạp chí,
bài trong một cuốn sách... gồm các nội dung sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn )
- “ Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên )
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Số thứ tự của trang được trích dẫn. (dấu chấm kết thúc)
Các nguồn khác: Nếu trích dẫn không phải ở trong sách, cần có chú
thích về tác phẩm đó cần có sau khi đã ghi tiêu đề. Ví dụ như: video, film,
phần mềm.
Tài liệu trên internet: Chưa có một chuẩn chính thức nào đối với tài
liệu trên internet. Chú thích nên có tên tác giả và tiêu đề, kèm theo là địa chỉ
liên kết tới website đó.
Vị trí của phần chú thích: Chú thích bằng kiểu chữ khác, nhỏ hơn kiểu
chữ của văn bản và được đặt ngay ở cuối trang có thông tin chú thích hoặc
chú thích được đặt ở cuối văn bản.
Ngoài ra còn có cách chú thích thông tin trích dẫn kết hợp với trình
bày danh mục tài liệu tham khảo. Trong cách này, người ta dùng móc vuông
có chứa một hoặc hai con số ngay sau thông tin trích dẫn. Nếu là một con số
thì số đó ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, nếu là hai con
số thì con số trước ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, con
số thứ hai là số thứ tự của trang được trích dẫn, giữa hai số ngăn cách bằng
dấu phẩy.
BÀI TẬP
Bài tập 1. Hãy xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản trong Công văn
sau:

82
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC VĂN THƯ VÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC ––––––––––––––––––––––
––––––––––– Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2005
Số: 424/VTLTN-VP
V/v gửi hồ sơ khen thưởng các tập thể
và cá nhân trong đợt thi đua đặc biệt do
Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát động
Kính gửi: Các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thực hiện Công văn số 2745/BNV-TĐKT ngày 27/12/2004 của Bộ
Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về công tác thi đua hướng tới kỷ
niệm 60 năm ngày truyền thống ngành TCNN, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước yêu cầu các đơn vị bình xét các tập thể và cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ
Nội vụ tặng Bằng khen trong đợt thi đua đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ
phát động.
Tiêu chuẩn đối với tập thể:
1. Là đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ công tác được giao năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 (đạt
danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2004);
2. Không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật, bị xử lý kỉ
luật;
3. Tập thể có môi trường văn hoá lành mạnh, nơi làm việc xanh - sạch
- đẹp; tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút đông đảo
cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Tiêu chuẩn đối với cá nhân:
1. Là người tiêu biểu nhất của đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
công tác năm 2004 và 6 tháng đấu năm 2005 (năm 2004 đạt danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cơ sở);
2. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định
của cơ quan;

83
3. Tham gia nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do
cơ quan phát động.
Đề nghị các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước trước ngày 19/7/2005.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng bao gồm: Văn bản đề nghị của đơn vị đề
nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân, biên bản họp xét thi đua của đơn vị/.

Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG


- Như trên;
- Lưu: VP, VT. Trần Hoàng

Bài tập 2. Một tác giả trẻ đã sắp xếp thư mục tham khảo cho một chuyên
khảo khoa học của mình như sau:

1. An Chi 1996. Chuyện Đông chuyện Tây. Kiến thức ngày nay, số 196, tr 59-
61.
2. Bùi Thiết. Từ điển hội lễ Việt Nam. Hà Nội: Văn hoá, 1993.
3. Bùi Thiết 1986. Góp một vài nhận xét về tổ chức giáp ở nông thôn người
Việt. Tạp chí Dân tộc học, số 2 tr 59 – 66.
4. Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu
Hà Nội: Nxb Văn học.1995
5. Doãn Chính, Trương Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình 1994. Đại
cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
6. Kim Định. Nguồn gốc văn hoá Việt Nam. Sài Gòn: Nguồn sáng, 1973.
7. Kim Định. Tinh hoa ngũ điển. Sài Gòn: Nguồn sáng 1973.
7. Hoàng Thị Châu 1966. Mối liên hệ về ngôn ngữ ngôn ngữ cổ đại ở Đông
Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội,
phần ngữ văn, số 2 tr 25 – 35.
Hãy sắp xếp lại thư mục tham khảo trên theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

Bài tập 3. Cho câu luận đề:


84
“Con người sống trong xã hội ngày nay có được nhiều ưu thế hơn so
với thế hệ trước, chẳng hạn được hưởng một mức sống cao hơn, được chăm
sóc y tế tốt hơn nhưng đồng thời anh ta cũng phải đối mặt với nguy cơ về ô
nhiễm môi trường, sự xuống cấp của những giá trị xã hội cũng như sự lệ
thuộc quá nhiều của con người vào máy móc”.
Căn cứ vào câu luận đề trên, anh (chị) hãy lập một đề cương chi tiết.

Bài tập 4. Phân tích các lỗi và chữa lại đoạn văn sau:

Tuy mỗi trạm y tế xã đã có 3 - 5 cán bộ y tế hoạt động, nhưng năng


lực, trình độ còn hạn chế, đại bộ phận có trình độ sơ cấp thậm chí có một số
anh chị em hoạt động ở trạm y tế xã, mới được đào tạo chuyên môn 3 tháng, 6
tháng, do đó không thế đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
thêm vào đó có một bộ phận cán bộ tinh thần thái độ phục vụ kém đã không ít
trường hợp xảy ra những tai biến không đáng có chỉ vì do thiếu tinh thần trách
nhiệm, do kém cỏi về trình độ chuyên môn, tình trạng bố trí cán bộ không
đúng ngành nghề đào tạo còn khá phổ biến ở các trạm y tế các xã trong tỉnh vì
lí do là thiếu cán bộ như lấy y tá ra bán thuốc, trong khi đó quy định của Nhà
nước cán bộ đứng quầy bán thuốc trình độ dược tá được đào tạo 12 tháng trở
lên, hay y tá đi đỡ đẻ vì không đủ y sĩ sản hay nữ hộ sinh.
(Dẫn theo Bùi Minh Toán)
Bài tập 5. Hãy thêm một câu kết thích hợp vào các đoạn văn dưới đây:
Thế nhưng, không hiểu vì sao con người vẫn tiếp tục đau khổ. Thực
vậy, khoa học đã thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của con người ra
các phương hướng bên ngoài và cho phép con người nắm bắt được một số
quy luật của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, bản thân con người vẫn thấy nội
tâm không được thanh thản, và xã hội cảm thấy rất phức tạp, đầy rẫy vấn đề,
luôn luôn mắc sai lầm, với bao hậu quả bất hạnh.

85
Chương 3. TIẾP NHẬN VĂN BẢN

A. TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN

I. Khái niệm

Tóm tắt một văn bản là sự cô đúc nội dung của văn bản vào trong một
số câu nhất định theo một mục đích đã định trước.
Người tóm tắt phải thực hiện việc ép, nén nội dung của văn bản. Do
vậy, văn bản tóm tắt phải ngắn hơn văn bản ban đầu.
Việc lựa chọn thông tin đưa vào trong văn bản tóm tắt phụ thuộc vào
mục đích của người tóm tắt. Tóm tắt văn bản có hai mục đích: Để dễ nhớ nội
dung văn bản như tóm tắt bài học và để tiện đưa tin.
Ví dụ: Tóm tắt các văn bản luật được Quốc hội thông qua năm 2005 để
đưa tin ở cổng giao tiếp điện tử của UBND tỉnh Bắc Ninh:
“Tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua
15 Luật:
1 - Bộ Luật Dân sự, gồm 7 phần, với 777 điều quy định về vị trí pháp
lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
2 - Luật Dược, gồm 11 chương với 73 điều ; quy định việc kinh
doanh thuốc, đăng ký, lưu hành thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông
tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lý thuốc gây nghiện;
thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu
chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.
3 - Luật Thương mại, gồm 9 chương, 324 điều; Luật điều chỉnh: hoạt
động thương mại trên lãnh thổ nước việt Nam, ngoài lãnh thổ Việt Nam trong
trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài.
Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này;
hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với

86
thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện
hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.”
(…)

II. Yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản

1. Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thực văn bản gốc.

Có nghĩa là văn bản tóm tắt phải nêu được các nội dung chính và mối liên hệ
giữa các nội dung đó. Người viết không được xuyên tạc hoặc thêm thắt những
nội dung không có trong văn bản gốc.

2. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn.

Người viết văn bản tóm tắt thường sử dụng những câu ngắn nhưng đầy đủ
thành phần nhằm tăng cường tối đa lượng thông tin trong câu. Cần hạn chế
dùng câu tỉnh lược để văn bản tóm tắt dễ hiểu, tuy nhiên, nếu ngữ cảnh cho
phép xác định đúng quy chiếu thì có dùng câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ
nhằm rút ngắn văn bản tóm tắt. Người viết tóm tắt cần loại bỏ những thông tin
không cần thiết với mục đích tóm tắt.

3. Người viết tóm tắt cần diễn đạt các nội dung tóm tắt theo cách
riêng của mình, tránh dùng lại nguyên văn các câu hoặc các đoạn trong
văn bản gốc.

III. Các bước tóm tắt một văn bản

Khi tóm tắt một văn bản, phải tiến hành các bước sau:

1. Tìm hiểu văn bản gốc:

Khi tìm hiểu văn bản gốc, người tóm tắt phải đọc nhiều lần để xác định:
+ Loại văn bản: Văn bản gốc thuộc loại văn bản nào trong các loại văn
bản: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo
chí, văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt.

87
+ Bố cục của văn bản: Xác định các phần, chương, đoạn trong văn bản
gốc. Việc hình dung trước bố cục này sẽ giúp người tóm tắt nhận ra được
từng phần trong văn bản gốc và quan tâm đến những phần đáng chú ý nhất.
+ Chủ đề chung của văn bản và các chủ đề bộ phận (nói cách khác là
những nội dung cơ bản, ý chính)
Cách xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận:
• Xác định chủ đề chung:
Chủ đề chung là chủ đề của văn bản. Do đó, chủ đề chung phải được
thể hiện xuyên suốt qua toàn bộ văn bản. Theo Bùi Minh Toán, “Ý đồ của
người viết hay đích hướng tới của văn bản chính là chủ đề của văn bản ấy”.
(TVTH – Tr 38)
Mỗi kiểu loại văn bản khác nhau có cách thể hiện chủ đề riêng của
mình. Chủ đề của văn bản nghị luận chính là luận đề trong văn bản (nêu vấn
đề đưa ra để bàn luận), câu luận đề này thường nằm ở phần mở đầu hay phần
kết luận của văn bản.Ví dụ: Chủ đề của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
được thể hiện ở câu luận đề ở cuối tác phẩm: “Vì những lẽ trên, chúng tôi-
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- trịnh trọng tuyên
bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.”
Chủ đề của văn bản hành chính nằm ở phần trích yếu nội dung (dưới
tên loại trong văn bản có tên loại hoặc dưới số, kí hiệu trong văn bản không
có tên loại). Ví dụ: Chủ đề của Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17
tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng
viên lên giảng viên chính năm 2006 chính là việc thi nâng ngạch giảng viên
lên giảng viên chính năm 2006.
Chủ đề của văn bản khoa học thường nằm trong chính tên của văn bản.
Ví dụ: Tiêu đề của bài Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam

88
Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ trong Tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 2002 phản
ánh chủ đề của văn bản này.
• Xác định các chủ đề bộ phận:
Trong đoạn văn có câu chủ đề (đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp,
cấu trúc diễn dịch và cấu trúc quy nạp), chủ đề bộ phận nằm trong câu chủ đề
của đoạn. Về vị trí, câu chủ đề nằm ở cả đầu và cuối đoạn (Trong đoạn văn có
cấu trúc tổng phân hợp), hoặc nằm ở đầu đoạn (Trong đoạn văn có cấu trúc
diễn dịch), hoặc nằm ở cuối đoạn (Trong đoạn văn có cấu trúc quy nạp). Về
nội dung, câu chủ đề khái quát nội dung của tất cả các câu trong đoạn văn. Về
hình thức và cấu tạo, câu chủ đề thường đầy đủ thành phần chính và có các từ
ngữ như: Khái quát , tổng quan, kết luận…
Ví dụ: Việc tổ chức công chức theo việc làm khiến cho bộ máy hành
chính dễ mất ổn định. Bởi vì có nhiều vị trí không thể đào tạo được. Trong
thực tế, với cách tổ chức này, công chức chỉ có “lên” mà không có “xuống”.
Vì vậy, làm phức tạp thêm cho công tác tổ chức, đôi khi phải thành lập thêm
tổ chức mới để bố trí cho người lãnh đạo, chỉ huy mới được lên chức.
Đoạn văn trên có câu mở đầu nêu ý chủ đề của cả đoạn.
Ví dụ: Nền hành chính nước ta bao gồm hệ thống thứ bậc chặt chẽ
và thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, nguyên tắc cấp dưới
phục tùng, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra của cấp trên. Đó là sự khác biệt
cơ bản với hệ thống dân cử hay hệ thống xét xử. Tính thứ bậc ấy trở thành
một cơ chế điều chỉnh năng động do Hiến pháp và pháp luật quy định.
(Trích “Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành chính học”, tr 23)
Đoạn văn trên có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn.
Ví dụ: Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng.
Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến
năm khác, “giọt nước nhỏ lâu đã cũng mòn”. Cho nên không khỏi có một số
đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.
(Hồ Chí Minh)

89
Trong đoạn văn không có câu chủ đề (đoạn văn có cấu trúc song hành),
chủ đề bộ phận không nằm trong một câu nhất định nào đó trong đoạn văn mà
toát ra từ nội dung của tất cả các câu, mỗi câu triển khai một phương diện của
chủ đề. Người tóm tắt phải xác định được nội dung chung của tất cả các câu.
Ví dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh)
Chủ đề của đoạn văn trên: Thực dân Pháp đã gây nhiều tội ác đối với
phong trào yêu nước của nhân dân ta.

2. Viết tóm tắt:

Người ta thường sử dụng hai hình thức tóm tắt: Tóm tắt thành đề cương
và tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh.

2.1. Tóm tắt thành đề cương

- So sánh đề cương trong tóm tắt văn bản với đề cương trong tạo lập
văn bản:
+ Giống nhau: Đều phản ánh những nội dung chính của văn bản, là cái
khung của văn bản.
+ Khác nhau: Tóm tắt thành đề cương đi ngược lại với xây dựng đề
cương khi tạo lập văn bản. Khi tạo lập văn bản, từ cái khung, người viết xây
dựng thành văn bản hoàn chỉnh còn khi tóm tắt, từ văn bản hoàn chỉnh ta chỉ
giữ lại phần khung.
- Những nội dung cần tóm tắt:
+ Tên văn bản và xuất xứ của văn bản (Tác giả, nhà xuất bản, nơi xuất
bản, năm xuất bản)
+ Những nội dung cơ bản trong văn bản gốc
Với những văn bản mà người viết triển khai chủ đề chung và chủ đề bộ
phận bằng một hệ thống những đề mục, người viết chỉ cần ghi lại những đề

90
mục đó. Với những văn bản mà người viết không trình bày bằng hệ thống
những đề mục, người viết cần xác định chủ đề chung của văn bản và các chủ
đề bộ phận; diễn đạt các chủ đề đó bằng các câu hoàn chỉnh hoặc bằng các
cụm danh từ; trình bày chúng bằng một hệ thống các kí hiệu.
Ví dụ: Tóm tắt thành đề cương Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB
ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng
ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006 như sau:
Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên
chính năm 2006
1. Công văn được gửi tới:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn việc tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính
năm 2006 như sau:
2.1.Các Bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, cao đẳng đăng kí
người dự thi trên cơ sở cơ cấu theo tỉ lệ (giảng viên chính trong các trường
đại học và cao đẳng chiếm 40%);
2.2. Điều kiện dự thi nâng ngạch;
2.3. Hồ sơ dự thi nâng ngạch;
2.4. Tổ chức sơ tuyển;
2.5. Hội đồng sơ tuyển lập danh sách những giảng viên có đủ điều kiện
thi;
2.6. Nội dung và hình thức thi;
2.7. Phần thi ngoại ngữ;
2.8. Quy định về miễn thi ngoại ngữ;
2.9. Kinh phí cho kì thi;

91
2.10. Địa điểm, thời gian thi;
2.11. Tài liệu phục vụ thi.

2.2. Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh

Người viết tóm tắt cũng phải trình bày tên văn bản, xuất xứ của văn bản
và những nội dung cơ bản trong văn bản gốc. Nhưng khi tóm tắt thành văn
bản, người viết phải diễn đạt chủ đề chung và chủ đề bộ phận bằng những câu
hoàn chỉnh nhưng ngắn gọn. Sau đó nối các câu đó bằng những phương tiện
liên kết câu (thuộc những phương thức liên kết câu như phương thức lặp,
phương thức thế, phương thức nối, phương thức liên tưởng) để tạo thành một
văn bản hoàn chỉnh. Người viết tóm tắt đôi khi phải trích dẫn nguyên văn để
đảm bảo tính khách quan của văn bản tóm tắt.
Ví dụ: Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh Công văn số 2078/BGD&ĐT
- TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi
nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006
Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên
chính năm 2006
Công văn được gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, cao đẳng
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, để có cơ sở xây dựng kế
hoạch tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm 2006, Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các trưòng đại
học và cao đẳng về việc đăng kí người dự thi trên cơ sở cơ cấu tỉ lệ (giảng
viên chính trong các trưòng đại học và cao đẳng chiếm 40%); điều kiện dự
thi nâng ngạch; hồ sơ dự thi nâng ngạch; tổ chức sơ tuyển và lập danh sách
những giảng viên có đủ điều kiện thi; nội dung và hình thức thi; phần thi
ngoại ngữ và quy định về miễn thi ngoại ngữ; kinh phí cho kì thi; địa điểm,
thời gian thi và tài liệu phục vụ thi.

92
IV. Tự động tóm tắt một văn bản điện tử

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, người ta đã
nghiên cứu xây dựng một hệ thống tự động tóm tắt một văn bản điện tử. Quy
trình máy tính tự động tóm tắt một văn bản khoa học như sau:

1. Xác định rõ xuất xứ của văn bản

Lệnh cho máy tự động nhận dạng các yếu tố thư mục rồi mô tả văn bản
theo các nguyên tắc biên mục. Đó là: Tên tác giả, tên sách, nơi xuất bản, năm
xuất bản, số trang.

2. Cho máy tính tự động tóm tắt văn bản

Có hai trường hợp sau đây:

2.1. Văn bản đã có sẵn những đoạn văn mang tính chất tóm tắt

Để phát hiện những đoạn văn mang tính chất tóm tắt này, máy phải
nhận dạng xem có các từ ngữ tổng quan, tóm lại hay bài viết này giới thiệu...,
chủ đề của bài viết này là..., kết kuận được rút ra là...Máy tự động lấy hết các
câu có các từ ngữ này.
Những đoạn chữ không bình thường (in đậm hoặc in nghiêng) cần được
chú ý vì đó là chỗ nhấn mạnh. Máy tự động cắt lấy các tiêu đề lớn nhỏ này.
Trước đó máy tự động thêm vào đoạn câu: Bài viết này gồm các đoạn, phần
sau:

2.2. Văn bản không có những đoạn văn tóm tắt

Máy giữ lại những câu có từ ngữ tổng quan, bài viết này, bài viết cũng,
kết luận...và những câu được in đậm hoặc in nghiêng.
Kết quả là người ta thu được một văn bản tóm tắt với tỉ lệ 1/10 so với
văn bản gốc. Tuy nhiên có một số câu thành câu cụt hoặc thừa từ nên cần có
sự hỗ trợ của phần mềm Grammatical autocorrect for Vietnamese để tạo tính
mạch lạc của văn bản.

93
B. TỔNG THUẬT VĂN BẢN

I. Khái niệm

Tổng thuật văn bản là việc giới thiệu và trình bày những nội dung cơ
bản rút ra từ một số văn bản gốc có cùng chủ đề hay có mối quan hệ với nhau
về chủ đề. Chính vì vậy, việc tóm tắt văn bản và các thao tác của nó đã tạo ra
tiền đề cho việc tổng thuật văn bản.
Không phải tất cả các nội dung cơ bản trong một văn bản đều được đưa
vào bài tổng thuật mà sự lựa chọn những nội dung cơ bản trong văn bản gốc
phụ thuộc vào mục đích của việc làm tổng thuật.
Tổng thuật là giới thiệu những nội dung cơ bản rút ra từ một văn bản
nhưng không phải là sự liệt kê những nội dung cơ bản đó mà người viết cần
có sự khái quát hoá, tổng hợp hoá và phân loại để thấy được những nội dung
chung và những nội dung riêng của từng văn bản. Chú ý là những nội dung
chung đó không phải và không nhất thiết là chung cho mọi văn bản được tổng
thuật.
Trong tổng thuật, ngoài những nội dung cơ bản của các văn bản còn có
thể kèm theo sự đánh giá chủ quan của người viết về nội dung nào đó trong
tổng thuật hoặc sự giới thiệu về tác giả hoặc tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của
các văn bản được tổng thuật.
Những văn bản được tổng thuật có thể có xuất xứ rất khác nhau (có thể
cùng 1 tác giả hay của những tác giả khác nhau, có thể ra đời trong những
hoàn cảnh khác nhau) nhưng phải có cùng một chủ đề hoặc có mối quan hệ
mật thiết về chủ đề.
So sánh tóm tắt và tổng thuật:
Tóm tắt Tổng thuật
Trình bày những nội dung cơ bản của Trình bày những nội dung cơ bản của
một văn bản. Như vậy văn bản tóm nhiều văn bản. Do vậy, tổng thuật có
tắt có dạng thức một văn bản - một tính khái cao hơn, đối tượng phức tạp

94
chủ đề. hơn, nội dung nhiều hơn. Như vậy
văn bản tổng thuật có dạng thức đa
văn bản - đa chủ đề (dấu hiệu phân
giới giữa các văn bản gốc đã bị nhòe
đi và chủ đề của chúng bị hoà tan
trong chủ đề chung của văn bản tổng
thuật)
Trình bày những nội dung cơ bản Chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản
trong văn bản gốc phục vụ cho mục trong các văn bản phục vụ cho mục
đích của người tóm tắt. Do vậy tóm đích của người làm tổng thuật. Việc
tắt văn bản không tạo ra tri thức mới. lựa chọn này có tính định hướng rõ
ràng (Tổng thuật là phương tiện định
hướng cho người dùng tin, giúp cho
họ nắm bắt được những gì cần thiết).
Tổng thuật tạo ra tri thức mới, thông
tin mới ở đây là tính hệ thống toát lên
từ văn bản tổng thuật.
Thực hiện một cách thuần tuý, khách Có thể thực hiện một cách thuần tuý,
quan, không kèm theo sự đánh giá khách quan hoặc có thể có sự đánh
chủ quan của người viết. giá chủ quan, sự giới thiệu về văn
bản, hoàn cảnh ra đời, tác giả của
người viết tổng thuật.

II. Yêu cầu của việc tổng thuật các văn bản

1. Những văn bản được tổng thuật phải có cùng chủ đề hoặc có mối
quan hệ nào đó về chủ đề.
2. Cũng giống như tóm tắt, tổng thuật không được xuyên tạc nội dung
của các văn bản gốc. Nhưng tổng thuật cũng không phải là việc liệt kê những

95
nội dung cơ bản theo một trình tự nào đó mà người viết phải tập hợp và phân
loại những nội dung đó (nội dung giống nhau và khác nhau).

III. Các bước tổng thuật các văn bản

1. Tìm hiểu các văn bản gốc

Đọc và suy ngẫm tất cả những văn bản gốc nhiều lần cho đến khi nắm
được những nội dung cơ bản trong các văn bản; xác định hoàn cảnh ra đời của
chúng.
Tìm hiểu nội dung của từng văn bản, tìm hiểu chủ đề chung và những
chủ đề bộ phận. Bước này đã được thực hiện trong tóm tắt văn bản.

2. Tập hợp và phân loại những nội dung cơ bản trong những văn
bản gốc

Sau khi đã có những nội dung cơ bản của từng văn bản, người viết tập
hợp và phân loại chúng, xác định những nội dung chung và những nội dung
riêng trong các văn bản nói cách khác là những nội dung giống nhau và những
nội dung khác nhau.

3. Viết tổng thuật

Có hai cách viết tổng thuật:

3.1 Viết tổng thuật một cách khách quan:

Người viết tổng thuật giới thiệu bằng ngôn ngữ của mình lần lượt
những nội dung cơ bản (nội dung chung và những nội dung riêng) trong
những văn bản gốc.

3.2 Viết tổng thuật thể hiện sự đánh giá chủ quan:

Người viết tổng thuật có thể hiện sự đánh giá chủ quan của mình về
nội dung tổng thuật hoặc giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm được tổng thuật.
Trong cả hai cách trình bày, người viết cần đảm bảo chính xác nội dung của
văn bản gốc, có thể trích dẫn một số câu hay một số đoạn cần thiết.
Ví dụ: Tổng thuật các bài viết về dân số
96
Bài 1. Sự bùng nổ dân số và chiến lược dân số Việt Nam đến năm
2000
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách quá nhanh, là một trong
những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại ngày nay, nó có ảnh hưởng
rộng lớn và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới gia tăng với nhịp độ chưa từng thấy,
Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên
đến 4,4 tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm
80 của thế kỉ này (thế kỉ XX) thì đến giữa thế kỉ XXI ( năm 2050) dân số thế
giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người.
Dân số ngày càng tăng nhanh đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của
mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó
là: Không có đủ lương thực, thưc phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó
dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dấn đến suy thoái sức
khoẻ, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hoá.
Dân số tăng trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm,
thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống
cộng đồng, của gia đình và cá nhân ngày càng giảm sút.
Biện pháp tích cực nhất để chống bùng nổ dân số là kế hoạch hoá sinh
đẻ, hạ tỉ lệ sinh đẻ xuống 1 - 1,5% ở các nước có tỉ lệ sinh đẻ cao. Từ những
năm 60, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia
đình. Tuy nhiên, sau năm 1975, công tác này mới được tiến hành trên phạm vi
cả nước. Kết quả tổng hợp lớn nhất của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ở
Việt Nam trong 30 năm qua là đã giảm con số trung bình của mối phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ từ trên 6 con (vào những năm 60) xuống khoảng 4 con
hiện nay. Mặc dù cố gắng nhưng kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.
Đến cuối năm 1993, dân số cả nước đã lên đến 71 triệu ngưòi. Nếu cứ giữ tốc
độ tăng dân số cả năm lên 2% như hiện nay thì cứ khoảng 30 năm số dân Việt
Nam sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm 2050 có trên 280 triệu người.

97
(Theo Giáo trình dịch Việt Anh, Đại học Mở Hà Nội)

Bài 2. Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn

Dân số thế giới cuối thế kỉ XX đã là 6 tỉ ngưòi và đến thập kỉ thứ nhất
của thế kỉ XXI Do sự bùng nổ dân số, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ cuối thế
kỉ XX chiếm 9/10 số tăng trưỏng cảu toàn cầu.
Theo dự đoán của các nhà bác học đến năm 2000, trong số những nước
đông dân nhất sẽ là các nước đang phát triển: Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan,
Bănglađet, Việt Nam, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì…Nigiêria ở châu Phi, Braxin và
Mêhicô ở châu Mĩ Latinh. Trong 25 thành phố đông dân nhất (10 triệu ngưòi
vào cuối thế kỉ này) thì phần lớn cũng là những thành phố thuộc các nước
đang phát triển và đô thị lớn nhất trên thế giới sẽ là Mêhicô. Trong đó 10
thành phố lớn nhất sẽ có Xao Paolô, Riô Đê Gianêrô, Bombay, Cancuta,
Giacacta và Cairô.
Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu
tuổi trung bình dân số trẻ hơn (hiện nay hơn một nửa dân số ở tuổi dưới 25).
Sự bùng nổ dân số đáp ứng nhu cầu về sức lao động. Song mặt khác, nó gây
trở ngại cho việc khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế và xã hội, gây khó
kăn cho việc cung ứng nhu yếu phẩm và tạo ra việc làm, ảnh hưởng đến việc
xoá nạn mù chữ, khó có thể nâng cao dân trí và mức sống. Nói tóm lại, nó làm
tiêu tan hết những tích luỹ vốn nhỏ nhoi của các nước đang phát triển.
Phần lớn các nhà khoa học cho rằng nạn bùng nổ dân số sẽ dẫn đến tình
trạng di cư bất hợp pháp trong tương lai. Theo dự báo đến năm 2100 dân số
của hành tinh chúng ta sẽ lên đến mức khoảng 10 tỷ, mật độ dân ở Trái đất sẽ
là 120 người /km2 .
Các nhà khoa học cho rằng vận may cứu vớt nhân loại chỉ đến nếu con
người biết giải quyết vấn đề gia tăng dân số, lối thoát duy nhất là tự nguyện
hoặc cưỡng bức hạn chế sinh đẻ.
Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đã trở thành quốc sách đối
với nhiều nước đang phát triển. Con người đã nhận ra nguy cơ của việc tăng

98
dân số. Tỉ lệ tăng dân số có chiều hướng đang giảm đi trên phạm vi thế giới.
Nếu ở thập kỷ 60 là 2% thì cuối thập kỷ 70 chỉ còn là 1,7%, đầu thập kỷ 80 là
1,6% và đến cuối thế kỷ XX này là 1,5%. Tất nhiên đây là kết quả của chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ở các nước đang phát triển. Song sự
tăng giảm dân số không chỉ tuỳ thuộc vào chính sách kế hoạch hoá gia đình
mà còn tuỳ thuộc vào nhiều mặt của kinh tế, văn hoá, giáo dục, đô thị hoá và
đưa phụ nữ vào guồng máy sản suất. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng dân
số thế giới 100 năm nữa sẽ ở mức 10-12 tỷ và tuổi thọ trung bình sẽ đạt 75
tuổi.
Tất cả đều là dự đoán. Song câu nói “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm
nay” rất đúng với dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Bước 1: Tìm hiểu các văn bản gốc
Văn bản Sự bùng nổ dân số và chiến lược dân số Việt Nam đến năm
2000 gồm những ý chính sau:
Ý 1: Sự bùng nổ dân số là một vấn đề toàn cầu
Ý 2: Ảnh hưởng tiêu cực của sự gia tăng dân số đối với đời sống xã hội
Ý 3: Biện pháp để chống bùng nổ dân số
Văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn gồm những ý chính sau:
Ý 1: Sự gia tăng dân số quá nhanh trên toàn thế giới
Ý 2: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của sự gia tăng dân số đến xã hội
Ý 3: Biện pháp để giải quyết vấn đề gia tăng dân số
Bước 2: Tập hợp và phân loại các nội dung cơ bản trong các văn bản
gốc
Hai văn bản trên đều có ba ý chính với nội dung gần giống nhau, chỉ
khác nhau ở ý thứ hai: Văn bản Sự bùng nổ dân số và chiến lược dân số Việt
Nam đến năm 2000 chỉ đề cập đến những tác động tiêu cực của gia tăng dân
số đối với đời sống xã hội còn văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn
đề cập đến cả tác động tích cực.
Bước 3: Viết tổng thuật

99
Sự bùng nổ dân số là một vấn đề cấp thiết của thời đại. Bàn về vấn đề
này, các bài viết đều đưa ra những con số cụ thể về sự gia tăng dân số quá
nhanh trên toàn thế giới đặc biệt là ở những nước đang phát triển cùng với sự
phân tích những tác động tiêu cực và tích cực của nó với đời sống xã hội. Các
tác giả đều cho rằng biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề dân số là chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

100
BÀI TẬP
Bài tập 1. Tóm tắt văn bản hành chính sau thành văn bản hoàn chỉnh
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC VĂN THƯ VÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC –––––––––––––––––––––––
–––––––––––
Số: 424/VTLTNN-VP Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2005
V/v gửi hồ sơ khen thưởng các tập thể và
cá nhân trong đợt thi đua do Bộ trưởng
Bộ Nội vụ phát động.
Kính gửi: Các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thực hiện Công văn số 2745/BNV-TĐKT ngày 27/12/2004 của Bộ Nội
vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về công tác thi đua hướng tới kỷ niệm
60 năm ngày truyền thống ngành TCNN, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
yêu cầu các đơn vị bình xét các tập thể và cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội
vụ tặng Bằng khen trong đợt thi đua đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát
động.
Tiêu chuẩn đối với tập thể:
1. Là đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ công tác được giao năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 (đạt
danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2004);
2. Không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật, bị xử lý kỉ luật;
3. Tập thể có môi trường văn hoá lành mạnh, nơi làm việc xanh - sạch -
đẹp; tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút đông đảo
cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Tiêu chuẩn đối với cá nhân:
1. Là người tiêu biểu nhất của đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
công tác năm 2004 và 6 tháng đấu năm 2005 (năm 2004 đạt danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cơ sở);

101
2. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định
của cơ quan;
3. Tham gia nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do cơ
quan phát động.
Đề nghị các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước trước ngày 19/7/2005. Hồ sơ đề nghị khen thưởng bao
gồm: Văn bản đề nghị của đơn vị đề nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân,
biên bản họp xét thi đua của đơn vị/.
Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
- Lưu: VP, VT.

Trần Hoàng
Bài tập 2. Rút ngắn phần văn bản sau đây:
Sau năm 1986, đời sống văn hoá ở Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ
sang cơ chế thị trường. Cùng với việc mở rộng cơ chế thị trường, một quá
trình đô thị hoá đã diễn ra mau lẹ. Với Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, khoá
VIII, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với cơ chế
thị trường, một chủ nghĩa bình quân trước kia đã từng có tác dụng duy trì
nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong nền sản xuất năng xuất thấp đang
được các tiêu chuẩn thương mại và cạnh tranh thay đổi và có tác dụng giải
phóng khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân và
bù đắp dần sự thiếu hụt các giá trị về văn hoá kinh doanh của nền văn hóa
truyền thống. Song sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của quá
trình đô thị hoá cũng là nguyên nhân làm phát triển méo mó nhân cách và các
quan hệ văn hoá. Khi cá nhân được giải phóng năng lượng sáng tạo, các mối
quan hệ cộng đồng, với truyền thống, với họ hàng và thân tộc có khuynh
hướng lỏng lẻo dần.

102
Bài tập 3: Hãy tổng thuật các bài viết chủ đề môi sinh, môi trường
được cho dưới đây:
A) Bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi trường
Xung quanh chúng ta là thế giới vật chất. Tài nguyên và môi trường luôn
luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Để bảo đảm cuộc sống,
con ngườu chẳng những dựa vào hoàn cảnh tự nhiên mà còn phải biết cải tạo
tự nhiên đê phục vụ cho cuộc sống của mình, giữa thiên nhiên và con người
có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thể tách rời.
Thế giới vật chất bao la vô cùng, vô tận, nhưng hành tinh của chúng ta
thì nhỏ bé và có hạn. Tài nguyên trong lòng đất cũng có hạn và đang ngày
một cạn kiệt.
Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì
lợi ích trước mắt, không tuân thủ qui luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả
xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng đã bị đốt cháy trơ
trụi. Nạn đốt rừng đầu nguồn đã gây ra lũ cho nhiều vùng, đặc biệt là các
vùng ven sông và vùng đồng bằng.
Việc săn bắn thú rừng ngày càng tăng, những loài động vật hiếm quý
bị con người tiêu diệt bất chấp lệnh cấm của nhà nước làm cho nhiều chủng
loại ngày nay đã mất đi, chỉ còn rất ít như tê giác, khỉ hình người, cá voi, hải
cẩu, vv…
Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên
nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không
còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản
thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe doạ: Chất thải công
nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp
chất của các - bon làm ô nhiễm, tầng ô - zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng,
các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống trái đất. Nhiệt độ khí
quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dễ dâng lên do sự tan băng ở Bắc

103
và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân
bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh
của chúng ta.
Nhiều tổ chức quốc tế cùng với chính phủ nhiều nước đã có nhiều lời
kêu gọi và việc làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ những nguồn tài nguyên,
những loài động vật trên trái đất. Mặt khác nhiều quốc gia đã áp dụng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật vào việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhên. Thế giới ngày nay đang bước vào việc tìm kiếm nguồn năng lượng nào
ít chất thải nhất để giảm bớt sự ô nhiễm bầu khí quyển, giữ gìn sự trong lành
của thiên nhiên. Như vậy vừa bảo đảm cho cuộc sống của con người vừa bảo
vệ thiên nhiên lâu dài.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
B) Bảo vệ môi sinh
Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động, nói một cách khẩn thiết:
thiên nhiên đang kêu cứu. Thảm hoạ huỷ diệt đang đe doạ loài người. Nếu
lương tri loài người đã thức tỉnh thì quả là đúng lúc.
Chẳng thế mà tháng 10 năm 1992 một hội nghị cỡ nguyên thủ quốc gia
đã họp ở Riô Đê Gianerô với chương ttình nghị sự chỉ bàn về boa vệ môi
sinh. Và chúng ta gần như hàng tháng được nghe, đọc, nhìn từ các phương
tiện thông tin đại chúng, nào là tầng ôzôn bị thủng, nào là thiên tai, lụt lội, núi
nở, bão lốc… Tựa như thiên nhiên đang nổỉ giận và hậu quả khốc liệt của việc
đối xử tàn tệ với thiên nhiên đang diễn ra.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự gia tăng dân số, việc khai
thác tài nguyên một cách vô tổ chức, việc tăng nhanh quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá, hoá học hoá nông nghiệp, tác động to lớn của con người vào
thiên nhiên từ nhiều mặt mang lại tính toàn cầu trong đó có vấn đề chất thải,
đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh quyển, đụng chạm đến mọi quốc gia và quả đất
là “ngôi nhà” chung của loài người.

104
Riêng năm 1970, con người đã sản sinh ra 40 tỷ tấn chất thải trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt. Tính đến cuối thế kỷ XX này, khối lượng chất thải
sẽ lên đến 100 tỷ tấn/năm.
Sinh quyển khí quyển, nguồn nước, tóm lại toàn bộ môi sinh bị nhiễm
bẩn do kim loại và các hợp chất bị thải loại, phân bón, chất độc hoá học, các
chất thải phóng xạ, nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Những
chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí không ngừng tăng lên.
Riêng chất thải ở thể rắn mỗi năm có tới 10 - 12 tỷ tấn. Chỉ một công
dân Mỹ sống ở thành phố mỗi năm thải 1 tấn rác.
Mỗi năm lượng nước thải trên thế giới khoảng 1000k3, để xử lý khối
lượng nước bẩn này cần một lượng nước sạch gấp 20 lần. Như vậy là con
người đã sử dụng một lượng đáng kể nước ngọt dự trữ thiên nhiên có trong
các ao hồ (40.000 km3).
Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ đổ thải ra đại
dương.
Do kết quả sử dụng nhiệt năng, mỗi năm khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn
khí cacbonic và các khí độc khác (đó là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trận
mưa bụi cacbonic).
Hậu quả là nửa cuối thế kỷ XX, sinh quyển đã trở nên tồi tệ rõ rệt.
Ở một số nước và một số vùng rộng lớn, tình trạng ô nhiễm đã thực sự
là mối hiểm hoạ. Trách nhiệm này thuộc về các nước công nghiệp phát triển,
các nước này đã gây ra 2/3 sự ô nhiễm bẩn (trong số đó Hoa Kỳ gây ra 30%,
các nước Tây Âu gây ra 20%).
Vấn đề bảo vệ sinh thái bao gồm nhiều mặt: bảo vệ sức khoẻ, kinh tế,
giáo dục và nhiều vấn đề khác.
- Hướng thứ nhất: Phát minh những thiết bị lọc, hạn chế sử dụng các
nguyên liệu có chứa lưu huỳnh, tái sử dụng rác các loại.
- Hướng thứ hai: Thay thế công nghệ sản xuất cổ truyền, bằng các
“công nghệ sạch”, không có chất thải độc hại.

105
- Hướng thứ ba: Kiểm soát và phân bổ hợp lý các ngành công nghiệp
gây nhiễm bẩn nhất (luyện kim đen và màu, công nghiệp dầu và hoá dầu,
công nghiệp giấy) đối với môi sinh.
Vấn đề môi sinh cần được giải quyết ở những quy mô khác nhau, trên
quy mô thế giới, quy mô từng nước, từng ngành. Vấn đề này mang tính toàn
cầu. Các nhà bác học đã cho rằng nhiệt độ không khí đã tăng 3 đến 4 độ C
khiến cho khí hậu toàn cầu thay đổi đáng kể. Tầng ozôn đã bị rách, thủng
hàng nghìn km2. Các nhà du hành vũ trụ có dịp được quan sát Trái đất từ vũ
trụ đã ví Trái đất như quả cầu bé nhỏ và mỏng manh.
Bảo vệ sinh quyển tức là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

106
Chương 4. CHÍNH TẢ
I. Chữ quốc ngữ

1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm

- Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ
cái La-tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g,
h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: Là những âm âm mà khi phát âm, luồng hơi đi từ trong
phổi ra không gặp trở ngại gì đáng kể (Chú ý là nguyên âm là những âm
không thể đánh vần được)
Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03
nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e,
ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư
+ Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê (yê, ia,
ya), ươ (ưa), uô (ua).
- Phụ âm: Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu
gặp phải cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài (Chú ý phụ âm là những âm
có thể đánh vần được)
Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n,
nh, ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai
nhóm: phụ âm đầu và phụ âm cuối.
Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng
Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` (ghi thanh huyền), ~ (ghi
thanh ngã), . (ghi thanh nặng), ? (ghi thanh hỏi), ' (ghi thanh sắc), không dùng
dấu để ghi thanh ngang (không).

2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong
chữ quốc ngữ

107
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có phần
hợp lý hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân
sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên
tắc ngữ âm vị học. Nguyên tắc ngữ âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm
và chữ phải có quan hệ tương ứng "1-1". Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ
quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiên:
- Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị.
- Mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ cần một âm
duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
Về căn bản, chữ quốc ngữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều
kiện đó.
Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn tồn tại một số bất hợp lý. Đó là 2 trường
hợp sau:
a) Vi phạm nguyên tắc tương ứng "1-1" giữa ký hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ:
-Âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q.
-Âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y.
-Âm // (gờ) được biểu thị bằng: G, GH.
-Âm // (ngờ) được biểu thị bằng: NG, NGH.
b) Vi phạm tính đơn trị ( mỗi ký hiệu chỉ có một giá trị) của ký hiệu.
Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác
nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó.
Ví dụ:
- Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm //:
(g); nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu
thị âm /z/ (gi): gia, giữ...; khi G đi cùng với H, thì biểu thị âm // (gh): ghi,
ghế...; khi đứng trước I hoặc IÊ thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn,
giết...
Ngoài ra, còn có tình trạng:

108
- Dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư.
- Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh,
kh, nh, ng, ngh, ph, th, tr.
Những bất hợp lý này là một nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả.

II. Chính tả.

1. Đặc điểm chính tả và nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt

1. 1. Đặc điểm kết hợp chính tả tiếng Việt

1.1.1 Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch
rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt
nhau.
Ví dụ:
Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo
(gồm 15 âm tiết).
1.1.2Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập hay
là một yếu tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì hình
thái của âm tiết không bao giờ thay đổi.
1.1.3 Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi
viết chữ, phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối
với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ
âm tiếng Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.

109
- Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định
được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết.
Ví dụ:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
H U Ấ N
T O À T
TH U YỀ N
B # ƯỚ C
# O À #
# # ÙA #
TH U Ỷ #

Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh
điệu kên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế....
Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên
âm đôi):
+ ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, yến,
suối, chứa...;
+ ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai
ký hiệu không có dấu phụ: phía, của, múa...;
+ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu đều có dấu phụ: nước, bưởi...
Mẹo ghi thanh điệu đúng:
- Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên
nguyên âm đó;
- Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu:

110
+ Vần đang xét, về nguyên tắc có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một
trong các phụ âm (m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh
điệu trên (hoặc dưới) ký hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hoà(ng), quyế
(t), quyể(n), giườ(ng)....;
+ Vần đang xét về nguyên tắc, không thể kết hợp được với một trong
các phụ âm kể trên làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dưới) ký hiệu
nguyên âm ngay bên trái ký hiệu nguyên âm cuối cùng: hoài, hỏi, hảo, mày,
múa, phía, chứa...

1.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt

1.2.1 Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của
âm tiết .
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm ký hiệu âm chính
của âm tiết.
- Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị
trí rõ rệt. Xem mục b dưới đây).
- Các ký hiệu: p, t, m, n, c (ch), ng (nh), i, (y), u (o) biểu thị các âm
cuối.
1.2.2 Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm.
Tuy có những chỗ chưa hợp lý, song chữ quốc ngữ đã thiết lập được
một bộ quy tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng
tùy tiện, nước đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở
thành thói quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc
ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối phát nguyên từ những trường hợp
vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó:
*K, C, Q
- K viết trước nguyên âm e, ê, i (y); hoặc nguyên âm đôi iê, ia: kiên,
kia, kẻ, kĩ...
- C viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, căn, cân, cô, cư...).

111
- Q viết trước âm đệm: u (quả, quang, quân, quet....).
(Riêng trường hợp ka- ki, Bắc Kạn, ka-li theo thói quen k vẫn được viết
trước a)
*G – GH; NG - NGH
- G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư (nga, ngăn, go,
gô, ngơ, gù, ngưng...)
- GH, NGH viết trước các nguyên âm e, ê, i (nghe, ghế, nghiên...) hoặc
trước các nguyên âm đôi ia, iê (nghĩa, nghiên....)
*IÊ, YÊ, IA, YA
- IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên tiến...
- YÊ viết sau âm đêm, trước âm cuối: tuyên, quyên... hoặc khi mở đầu
âm tiết: yên, yết...
- IA viết sau đầu, không có âm cuối: chia, phía...
- YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.
*UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: ủa, của, múa...
- UÔ viết trước âm cuối: suối, suốt, chuối...
*ƯA, ƯƠ
- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa...
- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương....
*O, U làm âm đệm
- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen, quyên...
- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
+ Viết O trước các nguyên âm : a, ă, i (hoa, khoăn, toet....)
+ Viết U trước các nguyên âm : â, ê, y, ya, yê (huân, khuynh, khuya,
nguyên, huê...)
* I,Y làm âm chính (không có quy định thống nhất)
Theo xu hướng hiện đại:
- I, Y đều làm phần vần cho một âm tiết và dùng thay thế cho nhau.

112
Ví dụ: kĩ thuật - kỹ thuật
lí thuyết - lý thuyết
thẩm mĩ - thẩm mỹ
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay những âm tiết này thường viết bằng I,
chỉ trừ một vài trường hợp viết bằng Y. Đó là từ kỹ sư… hay tên riêng Lê Thị
Lý, nước Mỹ…
- I viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kinh, minh.....
- Y viết sau âm đệm: quy, quynh....
- I, Y đều có khả năng độc lập tạo nên âm tiết:
+ I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới...
+ Y đối với từ Hán Việt: y tá, ý kiến, quân y, y lệnh, y phục...

2. Quy tắc viết hoa trong văn bản

2.1 Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt

Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi tên riêng của người: địa danh, tên cơ quan, tổ chức...;
- Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người, Tổng thống, Phu nhân...
Chức năng thứ nhất và thứ ba nhìn chung được thực hiện một cách nhất
quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng ghi tên riêng của người, địa
danh, tên cơ quan, tổ chức... là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử
dụng.
Ví dụ:
- Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm
Hằng, Phan vũ Diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan - vũ - diễm - Hằng
v.v...
- Cùng một tên tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà-nội, Hà
nội v.v...

113
- Cùng một tên tổ chức cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác
nhau: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường Đại học bách khoa Hà Nội v.v...
Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt đã có những quy định về việc
viết hoa trong văn bản.

2.2 Những quy định thông thường về việc viết hoa

Trên văn bản, viết hoa là một quy định bắt buộc. Theo đó có những quy
định chính tả cho việc viết hoa. Không thể tùy tiện viết hoa các con chữ đầu
âm tiết của từ. Nói cách khác, viết hoa thể hiện trình độ văn hóa của người
viết.
Những quy định thông thường về cách viết hoa như sau:
a. Viết hoa dùng để ngăn cách ý nghĩa (nội dung) của câu này với câu
khác hay ngăn cách các đoạn văn trên văn bản. Vì thế, chữ cái đầu âm tiết của
từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn cần phải viết hoa.
Thí dụ:
Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ
thực vật trong phạm vi cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí
hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản riêng.
b. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối thoại.
Thí dụ:
- Mời đồng chí tham dự họp triển khai kế hoạch công tác của phòng
kinh doanh.
- Được. Tôi sẽ đến ngay.
c. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ - sau dấu ngoặc kép - trong
lời trích dẫn trực tiếp.
Thí dụ:

114
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
d. Trong văn bản thơ, con chữ đầu âm tiết của từ đầu dòng thơ, cần
phải viết hoa.
Thí dụ:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh.
e.Viết hoa họ tên người, tên tự, tên hiệu.
Họ của người Việt Nam có thể do một từ biểu thị (Đinh, Lê, Lý,
Nguyễn...) mà cũng có thể do hai từ (họ ghép) biểu thị (Trần Lê..., Nguyễn
Hoàng...). Tên người cũng vậy (Lan, Minh Khai...). Trước từ chỉ tên người có
thể có từ "Văn" hay "Thị" để biểu thị giới tính (Hoàng Thị Hà, Lê Việt
Tuấn...) hoặc sau họ và tên người có thể có tên tự, tên hiệu: (Nguyễn Du, tự
Tố Như, hiệu Thanh Hiên).
Quy định chung hiện nay là viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ chỉ họ,
chỉ tên, chỉ giới tính, chỉ tên tự, tên hiệu.
Ví dụ: Tôn Thất Bách
Nguyễn Thị Minh Khai
g. Viết hoa tên địa lí, tên các tổ chức chính trị-xã hội, hiệp hội...
Địa danh có thể là một từ do một âm tiết tạo thành (Huế, Vinh...) có thể
hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết tạo thành (Hà Nội, Điện Biên Phủ...). Có
những từ ghép chỉ địa danh liên kết (Cao - Bắc - Lạng, Thanh - Nghệ - Tĩnh,
Thừa Thiên - Huế...) thì cần viết con chữ đầu của các âm tiết và giữa các tên
địa lí có dấu gạch ngang.
Tên các tổ chức hành chính, hiệp hội....
Thí dụ:
Hội phật giáo.
Hội cựu chiến binh.
Ngân hàng thương mại Việt Nam.

115
Nhưng, để thể hiện sự trang trọng, có thể viết hoa các con chữ đầu âm
tiết của một từ ghép trong tên gọi của một tổ chức.
Thí dụ:
Hội Phật giáo.
Hội Cựu chiến binh.
Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Hoặc viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ thông dụng nhưng được
dùng với nghĩa kính trọng.
Thí dụ: Bàn tay con nắm tay Cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp cùng Phu nhân sang thăm hữu
nghị chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
h. Viết hoa tên các ấn phẩm sách, báo, văn kiện, tạp chí....
Tên các ấn phẩm như tên sách, tên báo, tên tạp chí, văn kiện được in
trên các bìa sách hoặc trang báo phụ thuộc vào kiểu con chữ, hoa văn màu sắc
mà người trình bày tùy chọn không có những quy định bắt buộc. Thí dụ:
-Tên báo: Nhân Dân, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, phụ nữ Việt
Nam...
-Tên tạp chí: Hoa Học trò, Quê hương, Tuổi trẻ Hạnh phúc....
-Tên sách: Tên sách cũng có cách trình bày tương tự như trên. Tên gọi
văn kiện thường dùng con chữ in hoa chân phương: BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG LẦN THỨ VIII.
Cần lưu ý: nếu trong văn bản viết tay, hoặc văn bản in có đề cập đến
tên gọi các tác phẩm, sách, báo, văn kiện... thì cách viết hoa (hoặc in hoa) như
sau:
- Tên người, địa danh, tên triều đại... dùng làm tên gọi của các tác phẩm
thì viết hoa tên người, địa danh, tên triều đại đó.
Thí dụ:

116
Hồ Chí Minh toàn tập
Hậu Hán thư.
Tam Quốc chí.
Nghệ An kí.
- Nếu trong câu đề cập đến tên tác phẩm, tác giả trong dấu ngoặc kép,
thì chỉ viết hoa con chữ đầu của âm tiết tạo từ, hoặc cụm từ chỉ tên tác phẩm
đó.
Thí dụ:
Trong tác phẩm "Dấu chân người lính", nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã khắc họa rõ nét những đức tính cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
i. Viết hoa tên người, địa danh, tổ chức... tiếng nước ngoài phiên âm ra
tiếng Việt.
Việc phiên âm tên người, địa danh, tên tổ chức nước ngoài ra tiếng Việt
chủ yếu dựa vào cách phát âm và ghi lại cách phát âm đó bằng con chữ tiếng
Việt. Người ta chỉ viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ (giữa các âm tiết có thể
dùng gạch nối).
Thí dụ:
Putin (hoặc Pu-tin) Italya (hoặc I - ta - li - a)
V.I.Lênin (hoặc Lê-nin) Matxcơva (hoặc Mát - xcơ-va)
Phơriđrich Ăngghen (hoặc Phơ - ri - đrích Ăng-ghen)
Hiện nay việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ghi lại bằng
con chữ tiếng Việt đang là vấn đề chưa được giải quyết; chẳng hạn khi phiên
âm có thể viết liền các âm tiết (Italia, Mianma...) mà cũng có thể ngăn cách
các âm tiết bằng dấu gạch nối.
Thí dụ: Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp đại sứ Mi - an - ma.

2.3 Văn bản của Văn phòng Chính phủ quy định về việc viết hoa
trong văn bản hành chính.

3. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

117
Trong các văn bản khoa học chúng ta thường gặp các tên riêng nước
ngoài và các thuật ngữ quốc tế. Có ba cách xử lý các từ ngữ này, phụ thuộc
vào loại hình văn bản trong đó chúng xuật hiện: để nguyên dạng, chuyển tự
hoặc phiên âm.
a. Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí chuyên
môn, trong các tiểu luận, luận văn đại học và sau đại học. Chẳng hạn, theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thư mục của luận văn sau đại
học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái… đều phải để nguyên dạng, không
dịch.
b. Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ
cái Việt Nam) cũng được dùng trong các văn bản chuyên môn.
Khi chuyển tự ta viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và
cũng không đánh dấu thanh.
c. Cách phiên âm được dùng trong các sách báo phổ cập. Khi phiên âm
cần viết rời từng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối,
các âm tiết không đánh dấu thanh.
Ví dụ: Xanh Pê-tec-bua, Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Vla-đi-mia I-lich-Lê
-nin…
Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La-tinh thì giữ nguyên
dạng như trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết
(như các dấu phụ trong õ, ẽ,….).
Nếu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La-tinh thì dùng lối
chuyển tự được quy ước sang chữ cái la-tinh.
Chú ý:
- Tên sông, núi v.v… không thuộc riêng một nước nào và tên các tổ
chức quốc tế thì viết theo dạng chữ thống nhất và phổ biến nhất trên thế giới
(kể cả tên viết tắt, nếu có), ví dụ: Mekong, UNESCO, Himalaya… Nhưng nếu
là tên có ý nghĩa và thường được dịch nghĩa thì viết theo lối dịch nghĩa, ví dụ:
Biển Đen (hay Hắc Hải), Liên Hợp Quốc…

118
- Một số tên riêng, nhất là tên đất, tên nhân vật lịch sử đã quen dùng từ
lâu thì nói chung, giữ nguyên cách gọi cũ, ví dụ: Pháp, Đức, Hy Lạp, Thích
Ca…
- Trong các sách giáo khoa ở các lớp dưới, có thể áp dụng đồng thời hai
cách tên riêng nước ngoài: viết nguyên dạng (hoặc chuyển tự) và phiên âm -
đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: Shakespeare (Sêch-xpia), Curie (Quy-ri),
Tchaikovskiy (Chai-cốp-xki)….

119
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Khi chép lại phần văn bản sau, đã có người nhầm lẫn về chính tả.
Hãy sửa lại cho đúng.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, bãi bỏ hoặc đình trỉ việc thi
hành một phần hoặc toàn bộ Văn bản Quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân
dân cấp Tỉnh trái hiến pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ
quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình trỉ thi hành một phần hoặc
toàn bộ Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các
Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề
nghị ủy ban Thường vụ quốc hội bãi bỏ.
Bài 2. Chữa lỗi sai về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng với
nguyên bản.
Các cơ quan, tổ chức dưới đây được dùng con dấu có quốc huy:
- Chủ tịch Nước,Văn phòng Chủ tịch Nước.
- ỦY ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội, hội đồng dân tộc của
quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, văn phòng Quốc hội.
- Tòa án Nhân dân các Cấp và các tòa án khác; cơ quan thi hành án các cấp.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước thuộc Chính phủ.
- Hội đồng Nhân dân, ỦY ban Nhân dân các cấp.
- Phòng công chứng nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
Ương.
- Đoàn Đại biểu Quốc hội các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại
diện và các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.

120
- Các cơ quan thường xuyên làm công tác đối ngoại với nước ngoài
thuộc Bộ ngoại giao, sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
(Nghị định của Chính Phủ quy định về việc quản lí và sử dụng con dấu).
Bài 3. Nhận xét về cách viết hoa trong phần văn bản sau, chỉ ra những
trường hợp viết hoa không đúng theo quy định của văn phòng Chính
phủ.
Điều 36: Thành phần hội đồng đánh giá hồ sơ, tài liệu lưu trữ quy định
như sau:
a/ Ở cơ quan trung ương gồm có:
- Chánh văn phòng đại diện Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang
bộ, cơ quan trực thuộc hội đồng Chính phủ hoặc thủ trưởng các đoàn thể nhân
dân: Chủ tọa.
- Đại diện của cơ quan có hồ sơ, tài liệu lưu trữ: ủy viên.
Đối với các loại hồ sơ có tính chất đặc biệt quan trọng thì chủ tịch Hội
đồng đánh giá phải thỉnh thị Phủ thủ tướng (nếu là cơ quan trung ương) hoặc
ủy ban Hành chính Khu, Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (nếu là cơ
quan địa phương)."
Bài 4. Chữa lỗi viết hoa trong phần văn bản sau để đúng với nguyên bản.
Hệ thống Văn bản Quy phạm pháp luật bao gồm:
1/ Văn bản do quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
Văn bản do ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.
2/ Văn bản do các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương
ban hành để thi hành Văn bản Quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban
thường vụ quốc hội:
a) Lệnh, Quyết định của chủ tịch Nước;
b) Nghị quyết, Nghị định của Chính Phủ;
Quyết định, Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

121
d) Nghị quyết của hội đồng Thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao; Quyết
định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
đ) Nghị quyết, Thông tư Liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức chính trị - xã hội;
3/ Văn bản do hội đồng nhân dân ủy ban Nhân dân ban hành để thi
hành Văn bản Quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội
và Văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; văn bản do ủy ban nhân dân ban
hành để thi hành Nghị quyết của hội đồng Nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của hội đồng Nhân dân;
b) Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân.

Chương 5. KĨ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU


I. Rèn luyện kĩ năng dùng từ

1. Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản

Lựa chọn và sử dụng từ, ngữ trong văn bản cần phải dựa trên những cơ sở
thống nhất, những cơ sở tạo điều kiện cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Cơ sở của
việc lựa chọn đó chính là yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Từ, ngữ sử dụng
trong văn bản cần phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

1.1 Dùng từ phải đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo

Từ là đơn vị hai mặt: nội dung và hình thức. Nói đến từ, trước hết phải nói
tới mặt âm thanh và hình thức cấu tạo. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi
hình thái. Vì vậy, hình thức của từ cũng mang tính cố định, bất biến ở mọi vị trí.
Khi sử dụng từ ngữ, điều đầu tiên chúng ta phải đảm bảo là phải đúng về âm thanh
và cấu tạo mà xã hội công nhận. Việc dùng từ không đúng về mặt hình thức sẽ làm
cho người nghe, người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung thông tin cần truyền
đạt
Ví dụ:
Không nói Cần nói
Kìm chế Kiềm chế

122
Bửn thỉu Bẩn thỉu
Tiểu số Thiểu số
Góa phụ Quả phụ
Nhận chức Nhậm chức
Cấu kết Câu kết
Tiệt chủng Tuyệt chủng

Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa của từ mang tính quy ước.
Trong việc sử dụng từ ngữ, một mặt cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu sử dụng từ
đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, song lại tránh cách dùng cứng nhắc, máy móc.
Hoàn toàn được phép sáng tạo, uyển chuyển trong dùng từ.
Ví dụ: Tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ, nhưng trong thực tế sử
dụng vẫn cho phép đảo trật tự các thành tố cấu tạo từ mà nghĩa của từ lại không
thay đổi, như cay đắng - đắng cay, đợi chờ - chờ đợi….
Hoặc tách rời các hình vị để tạo ra những kết cấu mới, như ăn mặc sung
sướng - ăn sung mặc sướng….
Dùng từ đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo còn được hiểu là khi nói cần
phát âm chuẩn;

1.2 Dùng từ phải đúng về nghĩa

Ý nghĩa của từ là một trong hai mặt của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận
và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thông thường các ý nghĩa này được ghi lại
trong các từ điển giải thích. Khi sử dụng từ ngữ, cần bảo đảm đúng các mặt sau:
- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự việc, sự vật, hành động, tính chất) cần
nói tới.
- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt.
- Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết, người nói đối với hiện thực
khách quan, đối với người đọc văn bản.
Nói cách khác, dùng từ phải đúng cả về nghĩa biểu vật và đúng cả về nghĩa
biểu thái.

123
Từ có nghĩa gốc và có cả nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa phái sinh). Sử dụng
từ theo nghĩa chuyển cần dựa trên nghĩa gốc của từ.

1.3 Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp.

Từ là đơn vị tạo câu. Khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý
nghĩa mà còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ
pháp của từ thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của từ trong
câu. Khi cho các từ kết hợp với nhau, bố trí từ đảm nhận một chức năng ngữ pháp
nào đó trong câu, cần phải tính toán và tuân theo các đặc điểm ngữ pháp của từ.
Từ được coi là dùng đúng về quan hệ kết hợp cần:
- Phải phù hợp với những từ khác trong câu
Ví dụ: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên vụ mùa đã bị thiệt hại nặng nề.
- Được sắp xếp đúng vị trí.
Ví dụ: Những văn bản về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè của Bộ Y tế đã
được triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước là một câu sắp xếp từ ngữ không
đúng về trật tự.
Cần viết: Những văn bản của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè
đã được triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước.
- Dùng quan hệ từ đúng.
Ví dụ: Quy chế làm việc Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là một câu dùng
thiếu quan hệ từ nên dẫn đến sai về quan hệ ngữ pháp.
Cần viết: Quy chế làm việc của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

1.4 Dùng từ phải phù hợp với phong cách chức năng.

Tiếng Việt có nhiều phong cách ngôn ngữ, mỗi phong cách thường có
một yêu cầu khác nhau về sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Trong từ vựng,
đại đa số các từ là từ đa phong cách (từ được sử dụng trong nhiều phong cách)
nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số phong cách chức năng
nhất định.

124
Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ hành chính với tính
chính xác, khuôn mẫu và trang trọng. Ví dụ: nay ban hành, trân trọng đề
nghị, nghiêm cấm, bãi bỏ, đình chỉ... Văn bản khoa học lại có nhiều thuật ngữ
khoa học tương ứng với các ngành khoa học nhất định. Ví dụ: giao thoa, điện
trở, gen trội; âm tiết, ngữ cố định, trạng ngữ…
Việc dùng từ không đúng với phong cách chức năng của văn bản sẽ
lảm giảm hiệu quả tác động của văn bản.
Ví dụ: Trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, nhờ tai mắt của quần
chúng, các tội phạm buôn bán ma túy đã được quét sạch.

2. Sử dụng từ Hán Việt

2.1. Khái niệm từ Hán Việt:

- Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán,
được phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán.
- Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ
tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng
Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của
tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán.

2.2 Lỗi thường gặp trong sử dụng từ Hán Việt.

2.2.1 Lỗi về cấu tạo từ


Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng
mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt
âm thanh và cấu tạo từ đã được cộng đồng quy ước.
Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh:
- Tự cải biến cấu tạo của từ
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu
hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay
đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.

125
Ví dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu
như sau: Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.
Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn
tuy đảo vị trí các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng
lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân
tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa
văn trên thổ cẩm của người Thái; còn văn hoa có nghĩa "văn vẻ, hoa mĩ", thí
dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa
văn sẽ đúng hơn.
Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan
đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán
Việt như sau:
Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ
Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết,
(nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) thí dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động
dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/ cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V),
nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/ hướng ngoại (V), cải hoán
(H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển (H)/ triển khai (V)
v.v... Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến những trường
hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như:
vãng lai khác lai vãng.
- Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép
Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ
mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng
đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Ví dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp
nghĩa của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là "quyền tác giả".
hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3
từ: vốn, pháp luật, quy định.

126
Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và
kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.
Ví dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng
Đa + x, ví dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ... với đa có
nghĩa là "nhiều". Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một
yếu tố khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ
quán là một người đa chồng thì đa chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp
ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm
cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng
cụm từ thuần Việt lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương đương đa
phu chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng
trong trường hợp chỉ một người cụ thể.
- Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.
Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo nhất định. Tuy nhiên,
khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.
Ví dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.
Tham quan là một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán,
tham có hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh
khác nhau. Với nghĩa "tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham
chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận... Với nghĩa "tham khảo",
tham có mặt trong : tham bác, tham khảo, tham quan, tham vấn... Trong tiếng
Việt tham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh
nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm
quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm
quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói:
Tổ chức đi tham quan là đúng
Tổ chức đi thăm quan là không đúng
Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:
Liệt vị

127
Đơn phương độc mã
Bệnh mãn tính
Sáng lạn, sán lạn
Hoạch toán
Trìu tượng
Đảo ngũ

- Nhầm lẫn các từ, gần âm
Bàn hoàn - bàng hoàng
bàng quang - bàn quan
bao biện - ngụy biện

2.2.2 Lỗi về nghĩa
Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán
Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng
sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con
đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là
một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng
không đúng ngữ cảnh giao tiếp.
Ví dụ:
Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất nhiều
người dùng với nghĩa "cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là
cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.
Cam lai có nghĩa là "ngọt lại", nhưng có người hiểu nghĩa là "cam lai
ghép". Chẳng hạn, thơ Bác có viết:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.
thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở
lại với con người.

128
Hoặc có cách dùng từ bao biện với nghĩa là “dùng những lập luận có vẻ
như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu:
Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy.
Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự
của người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến”.
Ở câu trên, phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là
nguỵ biện, sự thật không phải như vậy.”
2.2.3. Lỗi về phong cách
Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc
biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách
ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ
chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn
chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn
ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu
ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.
Ví dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua
khó khăn.
Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết: Dự trù kinh phí tổ chức
ngày Nhà giáo Việt Nam
mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.

2.3. Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

- Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa.


- Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ.
- Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
- Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa, cần thấy rằng
bên cạnh sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau:
+ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
+ Khác nhau về sắc thái biểu cảm

129
+ Khác nhau về màu sắc phong cách.
- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng
âm.
- Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ vào
từ điển để lựa chọn âm đọc đúng.
- Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao
tiếp.

3. Dùng từ trong văn bản hành chính

Xuất phát từ chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý
nhà nước và pháp luật, văn phong của văn bản hành chính - công vụ đòi hỏi
đảm bảo tính chính xác, rõ ràng. Nhìn chung, màu sắc trung tính của các
phương tiện ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong văn bản này. Ngôn ngữ
được lựa chọn làm sao để không bị hiểu thành đa nghĩa, đảm bảo tính khách
quan, không diễn đạt theo lối biểu cảm; vừa mang tính khuôn mẫu vừa thể
hiện sự nhã nhặn, lịch sự, trang trọng.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ thường có sự quy
định chặt chẽ, phổ thông, dễ hiểu và tuân thủ tính thứ bậc trong nền hành
chính.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ có hai dấu hiệu cơ
bản, đó là màu sắc tu từ trung tính và tần số sử dụng các phương tiện khuôn
mẫu (khuôn sáo hành chính), các thuật ngữ hanh chính rất cao. Đồng thời, các
thuật ngữ của văn bản hành chính - công vụ cụ thể hơn, ít trừu tượng hơn so
với phong cách khoa học.
"Khuôn sáo hành chính" là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn
luôn được tái hiện, có tương quan với những hoàn cảnh được lặp đi lặp lại với
những khái niệm phổ biến và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng. Còn theo
tác giả Nguyễn Văn Thâm, những câu, những từ, những cấu trúc được dùng
lặp đi, lặp lại rất đặc trưng cho văn bản hành chính được gọi là các "từ khóa".
Khuôn sáo hành chính đối lập với phương tiện cá nhân tác giả. Đặc điểm của

130
văn bản hành chính - công vụ là sự chiếm ưu thế của khuôn sáo hành chính,
của các phương tiện khuôn mẫu và sự tối giảm các phương tiện ngôn ngữ cá
nhân tác giả.
Trong văn bản hành chính - công vụ, từ ngữ được lựa chọn một cách
khắt khe, cẩn trọng bởi tính chính xác, nghiêm túc và hiệu lực pháp lý của văn
bản hành chính quy định.
Những từ ngữ diễn đạt khái niệm chung chung, mơ hồ, đa nghĩa, mang
tính hình ảnh biểu tượng không được phép dùng. Đặc biệt sau văn bản hành
chính - công vụ là phương tiện giao tiếp chính thức giữa các cơ quan nhà
nước nên từ ngữ phải mang tính phổ thông chuẩn mực, trung tính thuộc văn
viết. Không dùng từ thuộc phong cách khẩu ngữ, phong cách văn chương
nghệ thuật; tránh sử dụng từ cổ, thận trọng với việc dùng từ mới; không dùng
từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu vì chúng làm mất đi tính trang trọng, thể
chế, pháp quy nghiêm túc của văn bản. Cần sử dụng đúng các thuật ngữ
chuyên ngành.
Những yêu cầu cụ thể:
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến; mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định;
tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định. Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Khi
sử dụng từ trong tiếng Việt để hình thành ngôn ngữ văn bản hành chính cần
chú ý:
1. Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa
Nghĩa của từ là sự phản ánh trong từ một hiện tượng hay sự vật nhất
định (đồ vật, tính chất, quan hệ, quá trình v.v.)
Nghĩa của từ bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp.
Nghĩa từ vựng của từ là tương quan của từ với khái niệm tương ứng; là
vị trí, sự tương quan ngữ nghĩa của từ đó trong hệ thống nghĩa từ vựng của
ngôn ngữ. Nghĩa từ vựng có thể bao gồm nghĩa sự vật (chỉ sự vật, hiện tượng
khách quan) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, tình cảm của con người).

131
Nghĩa ngữ pháp là các thuộc tính ngữ pháp của từ (từ loại, khả năng kết
hợp với các từ loại khác nhau v.v.)
a. Dùng đúng nghĩa từ vựng
- Cần dùng từ đúng nghĩa từ vựng sao cho từ phải biểu hiện được tính
chính xác nội dung cần thể hiện.
Ví dụ: "Nhà nước khuyến mại và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
trong việc sử dụng và khai khẩn hợp lý thành phần môi trường"
Trong câu này, thay vì "khuyến mại, khai khẩn" phải dùng "khuyến
khích, khai thác".
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, các từ phá hại, phá hoại, phá hủy, hủy hoại, hủy diệt
v.v. đều có nghĩa là "làm cho hư hỏng, thiệt hại", nhưng ở các mức độ khác
nhau.
Phá hại là "làm cho hư hại (thường là hoa màu)".
Phá hoại là "cố ý làm cho hỏng, cho bị thiệt hại nặng".
Phá hủy là "làm cho bị hư hỏng nặng, không dùng được nữa hoặc
không còn tồn tại".
Hủy hoại là "làm cho hư hỏng, tan nát".
Hủy diệt là "diệt hoàn toàn trong một phạm vi rộng lớn".
Vì vậy, cần nắm bắt chính xác nghĩa của từ để sử dụng cho đúng với
từng trường hợp cụ thể.
- Ngôn ngữ thông dụng và dễ hiểu.
Hiện nay, có rất nhiều từ đã trở thành từ cổ. Thay và đó là những từ
mới vừa thông dụng, dễ hiểu đồng thời làm cho cách diễn đạt mang tính thời
sự. Tránh dùng từ cổ trong văn bản hành chính.
Ví dụ: Căn cứ Quyết định số....
Không dùng Chiểu theo Quyết định số....
Báo cáo quý I, không dùng Báo cáo Tam cá nguyệt thứ nhất
- Không dùng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa

132
Hiện tượng từ đa nghĩa rất phổ biến trong tiếng Việt. Nếu dùng từ đa
nghĩa có thể làm mất tính chính xác của văn bản, tạo ra những cách hiểu
không thống nhất đối với văn bản.
Ví dụ: Đề nghị các gia đình có người ở đến Trụ sở Công an Phường
đăng kí tạm trú.
Cách dùng từ người ở dễ phát sinh cách hiểu khác là "người sống trong
các gia đình". Cần dùng từ người giúp việc sẽ chính xác về thông tin.
Hoặc "Phải xử phạt đối với những hành vi không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ những quy định về đăng ký hộ khẩu khi thay đổi nơi ăn ở".
Trong câu này, từ "ăn ở" dùng không chính xác, dễ làm phát sinh các
cách hiểu khác nhau, cần thay bằng từ "cư trú".
- Không sử dụng từ ngữ mang sắc thái văn chương, gợi hình ảnh:
Ví dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn mùa
màng, sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân.
- Dùng từ đúng nghĩa biểu thái, phù hợp với phong cách hành chính:
Ví dụ: Yêu cầu các đồng chí công an viên đến ngay xóm N trói gô cổ
mấy thanh niên đang gây rối trật tự về Trụ sở UBND xã để giải quyết.
Câu trên, dùng cụm từ trói gô cổ không đúng với tính nghiêm túc của
văn bản hành chính.
b. Dùng đúng nghĩa ngữ pháp
Khi sử dụng từ, cần xác định nó thuộc loại từ nào; với loại từ đó nó có
nghĩa như thế nào và có thể phối hợp với những loại từ nào trong cùng một
câu; vị trí của nó trong câu v.v.
Nếu sử dụng không đúng nghĩa ngữ pháp của từ có thể làm cho câu bị
tối nghĩa hoặc bị hiểu theo nội dung khác với ý đồ của người soạn thảo. Cần
lưu ý:
+ Để tạo nên câu và những đơn vị của câu, các từ được sử dụng luôn
quan hệ với nhau về nghĩa và ngữ pháp, tùy thuộc vào khả năng kết hợp của

133
chúng. Khả năng kết hợp này do bản chất ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ quy
định. Cần nắm bắt điều đó để sử dụng từ cho đúng.
Ví dụ: "Lượng mưa năm nay kéo dài nên úng lụt xảy ra ở nhiều địa
phương".
Trong câu này "lượng mưa" không thể kết hợp với "kéo dài", mà chỉ
có thể kết hợp với "lớn", "nhỏ"; "kéo dài" không thể kết hợp với "lượng mưa"
mà chỉ phù hợp với "mùa mưa".
+ Phải có từ quan hệ thích hợp trong câu
Ví dụ: “Quy chế làm việc Trường ĐHSP Hà Nội” là một câu sai vì
thiếu quan hệ từ “của”. Phải viết: “Quy chế làm việc của Trường ĐHSP Hà
Nội.”
Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách
nhiệm thực hiện" là một câu thiếu quan hệ từ "cho"
+ Sắp xếp từ trong câu phải đúng trật tự
Ví dụ: Thời gian qua, những văn bản về việc phòng chống tiêu cực
trong thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được các cơ sở đào tạo thực hiện
nghiêm túc.
Câu trên sắp xếp như vậy sẽ mơ hồ về nghĩa. Cần sắp xếp lại:
Thời gian qua, những văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
phòng chống tiêu cực trong thi cử đã được các cơ sở đào tạo thực hiện
nghiêm túc.
+ Một biểu hiện khác của việc dùng từ đúng ngữ pháp, đúng quan hệ
kết hợp là không dùng lặp từ, thừa từ.
Ví dụ: "Cải cách thủ tục hành chính là nhu cầu đòi hỏi cấp bách đang
được thực tiễn đặt ra".
Hay: "Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra là rất nghiêm
trọng, không thể xác định cụ thể bằng các số liệu hay con số cụ thể".
Là những câu dùng thừa từ.

134
2. Sử dụng từ đúng phong cách chức năng. (Sử dụng từ đúng văn
phong hành chính công vụ)
- Sử dụng đúng văn phong hành chính công vụ là lựa chọn, sử dụng từ
đúng với kiểu thể loại văn phong hành chính, với hoàn cảnh giao tiếp có tính
nghi thức.
- Sử dụng các lớp từ trong văn bản hành chính:
a. Từ trong văn bản hành chính theo nguồn gốc:
+ Trong văn bản hành chính, từ HánViệt được sử dụng phổ biến.
Theo thống kê của tác giả bài viết "Tìm hiểu tính chính xác của ngôn
ngữ luật pháp tiếng Việt" Nguyến Thế Truyền, tỷ lệ từ Hán - Việt trong văn
bản pháp luật khoảng 85%.
Sự ưu tiên sử dụng từ HánViệt so với các lớp từ khác do đặc điểm của
lớp từ này.
- Từ Hán - Việt có tính trang trọng hơn từ thuần Việt tương ứng.
Ví dụ: Kết hôn - Lấy nhau
Công vụ - Việc công
Hành khất - Ăn mày
Phụ nữ - Đàn bà
- Tính trừu tượng, khái quát: từ Hán Việt biểu thị nhiều nội dung mà
trong tiếng Việt tương ứng với một tổ hợp từ
Ví dụ: Công chức - Cán bộ Nhà nước
Nguyên đơn - Người khởi kiện
Lưu ý khi sử dụng:
- Không lạm dụng từ Hán Việt mà sử dụng trong trường hợp cần thiết
khi không có từ tương ứng hoặc có nhưng tránh từ thông tục nhằm gìn giữ sự
trong sáng của tiếng Việt.
Ví dụ: Không dùng hỏa xa mà dùng xe lửa
Không dùng cự ly mà dùng khoảng cách

135
- Sử dụng từ đúng nghĩa, đúng âm: hiểu rõ nghĩa của nó. (Tra từ điển
những từ chưa thật hiểu nghĩa).
+ Từ thuần Việt: Thông số không cao trong văn bản hành chính đặc
biệt trong văn bản quy phạm pháp luật do đặc điểm của từ tiếng Việt có sắc
thái biểu cảm trung hòa hoặc khiếm nhã; có màu sắc ý nghĩa cụ thể; sinh
động và dùng ở nhiều phong cách.
Văn bản hành chính có thể sử dụng từ thuần Việt thay cho từ Hán Việt
nếu từ đó dễ hiểu, đại chúng mà không ảnh hưởng đến tính nghiêm túc khách
quan của văn bản hành chính.
Ví dụ: “Dự án cải tạo sân bay quốc tế Nội Bài giai đoạn 1” là tên một
văn bản hành chính có dùng từ thuần Việt sân bay mà không dùng từ phi
trường, văn bản vẫn đảm bảo tính trang trọng, dễ hiểu.
+ Từ gốc ấn - Âu .
Những từ đã được Việt hóa, (có dấu thanh điệu: cà-phê, xăng….) có thể
được sử dụng trong văn bản hành chính.
Những từ gốc ấn - Âu là những thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng
tương đối rộng rãi trên phạm vi quốc tế có thể sử dụng.
Lưu ý: Phiên âm những từ gốc La tinh thì tôn trọng dạng chính tả có
tính quốc tế (giữ nguyên dạng)
Những từ gốc ấn - Âu chưa thông dụng thì hạn chế sử dụng nếu cần
dùng phải có sự giải thích
Ví dụ: barem (biểu điểm)
b. Từ trong văn bản hành chính theo phạm vi sử dụng.
- Từ toàn dân:
Văn bản hành chính sử dụng từ toàn dân (từ phổ thông), nhằm mục
đích: tạo ra cách hiểu thống nhất để thực hiện thống nhất.
- Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế trong một vài địa
phương mà không được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước.

136
Văn bản hành chính hạn chế dùng từ địa phương vì từ địa phương
không phổ biến, có địa phương hiểu, có địa phương không hiểu.
Tuy nhiên, văn bản hành chính vẫn phải sử dụng từ địa phương khi có
sự thay đổi về phạm vi sử dụng hoặc không có từ toàn dân tương ứng. Sự vật
chỉ có ở địa phương đó mà thôi.
Ví dụ: Kế hoạch mở rộng rừng đước giai đoạn 1
- Tiếng lóng: Là do một, một nhóm người tự đặt ra, tự quy ước với
nhau nhằm biểu thị một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Không sử dụng
tiếng lóng trong văn bản hành chính vì làm mất đi tính nghiêm túc và tính dễ
hiểu của văn bản hành chính.
Ví dụ: Nghiêm cấm tàng trữ và sử dụng ma túy.
Không thể nói…. nghiêm cấm tàng trữ và sử dụng cơm đen.
- Thuật ngữ khoa học: Là những từ có nội dung là các khái niệm thuộc
một lĩnh vực chuyên môn nhất định: khoa học, kĩ thuật, y tế… Văn bản hành
chính hạn chế sử dụng những thuật ngữ khoa học. Chỉ sử dụng những từ ngữ
thông dụng. Nếu cần thiết phải dùng thuật ngữ thì cần có sự giải thích nghĩa
một cách rõ ràng.
Ví dụ: Văn bản viết hoa của Văn phòng Chính phủ sử dụng thuật ngữ
của ngôn ngữ như: từ, âm tiết.
c. Từ trong văn bản hành chính theo mục đích sử dụng
- Từ vựng tích cực: Từ đang được sử dụng với tần số cao trong một
cộng đồng ngôn ngữ.
Lớp từ này được văn bản hành chính sử dụng một cách rộng rãi.
Đáp ứng yêu cầu về tính phổ biến của văn bản đảm bảo phát huy hiệu
lực của văn bản hành chính.
Ví dụ: Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, trừ
trường hợp cần thiết do thủ tướng chính phủ quyết định (luật xuất bản) .
- Từ vựng tiêu cực: xuất hiện với tần số thấp trong cộng đồng ngôn ngữ
nên ít xuất hiện.

137
- Từ cổ: Từ được hình thành trong giai đoạn trước đây nhưng hiện tại
đã có từ thay thế.
Ví dụ: Chiểu - Căn cứ
Ông chủ - Người sử dụng lao động
Người làm thuê - Người lao động
Văn bản hành chính không được sử dụng từ cổ.
- Từ mới: Từ mới được tạo ra đề diễn đạt nội dung mới hoặc diễn đạt
một nội dung không mới nhưng bằng cấu trúc khác.
Tạo từ mới để diễn đạt những vấn đề mới, hoặc thay thế từ cổ.
Ví dụ: "Vốn pháp định" (hình thành từ vốn, pháp luật, quy định)
"Người có quyền và lợi ích liên quan" thay thế "người dự sự".
- Văn bản hành chính chỉ sử dụng từ mới khi nó được định nghĩa, giải
thích một cách rõ ràng (sử dụng trong từ điển tiếng Việt). Không sử dụng khi
nghĩa chưa xác định.
d. Từ về mặt phong cách chức năng: Có nhiều phong cách ngôn ngữ
trong tiếng Việt.
+ Từ trung hòa.
Có những từ ngữ được dùng trong mọi phong cách được gọi là từ đa
phong cách (từ trung hòa): Văn bản hành chính được sử dụng những từ này.
Ví dụ: Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do
khác. Hội thẩm bị bãi nhiêm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức, hành vi vi
phạm pháp luật không còn xứng đáng làm hội thẩm.
+ Từ hội thoại.
Tránh sử dụng từ hội thoại trong ngôn ngữ văn bản hành chính. (Từ hội
thoại được sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, có tính nôm na, giản dị đôi khi
khiếm nhã).
Ví dụ: Ăn ở = cư trú
Giấy tờ = văn bản
Chơi bạc = đánh bạc

138
Lúc này = hiện nay
+ Từ khoa học: (Xem mục b)
+ Từ báo chí: ít sử dụng (chỉ sử dụng khi đề cập đến những nội dung
mang tính chuyên môn). Như Luật Báo chí sử dụng một số từ ngữ báo chí.
+ Từ hành chính: Văn bản hành chính sử dụng với tần số cao từ hành
chính.
Đó là những từ chỉ người theo chức trách, tên cơ quan, tên gọi văn bản
quản lí nhà nước; từ khuôn sáo hành chính (mở đầu, kết thúc, chuyển tiếp)…..
Hoặc từ được dùng một cách đặc biệt; từ chỉ cá nhân (người), pháp
nhân (cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức có quyền lợi và trách nhiêm), phía, bên
(người, nhóm người, nhà nước, cơ quan trong quan hệ với người, nhóm
người, cơ quan, nhà nước khác)
Ví dụ: Cục phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được cấp kinh phí sự nghiệp, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước.
Ví dụ: Trước khi công nhận và đăng kí, ủy ban nhân dân nhắc nhở cho
hai bên rõ nghĩa vụ và quyền hạn của vợ chồng như đã quy định trong luật
hôn nhân và gia đình.
3. Sử dụng từ viết tắt.
Hiện nay có 2 cách viết tắt điển hình: viết các chữ cái đứng đầu các âm
tiết trong từ tiếng Việt hoặc viết các chữ cái đứng đầu từ trong tiếng Anh sau
khi đã dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh.
Trong văn bản quản lý nhà nước, từ viết tắt thường được sử dụng trong
một số trường hợp:
- Để trình bày một số đề mục hình thức văn bản quản lý nhà nước, như:
ký hiệu, chữ ký;
- Để trình bày tên cơ quan, tổ chức hoặc một số thuật ngữ chuyên
ngành.

139
- Để thể hiện một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần.
Muốn sử dụng từ ngữ theo lối viết tắt, cần lưu ý:
- Tên cơ quan, tổ chức hoặc tên loại văn bản: Theo hướng dẫn tại Quyết
định số09/1998/QĐ-VPCP ngày 22/11/1998 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về việc viết hoa trong văn bản
của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ (Phụ lục IV); Thông tư liên tịch số
55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng
Chính phủ (Phụ lục I) và theo cách viết tắt tị một số văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước.
Ví dụ: ASEAN: Hiệp hội quốc gia các nước Đông Nam Á
FAO: Tổ chức Lương thực thế giới và Nông nghiệp Liên hợp
quốc.
Lt: Luật
TT: Thông tư
CĐ: Công điện
NQLT: Nghị quyết liên tịch
- Trường hợp viết tắt các cụm từ được sử dụng nhiều trong văn bản,
trước khi viết tắt phải viết đầy đủ cụm từ đó để tránh sự phỏng đoán nghĩa của
người thực hiện văn bản.
Ví dụ: Hội đồng nhân dân (sau đây xin được viết tắt là HĐND).
Truyền hình từ vệ tinh (sau đây viết là TVRO)

II. Rèn luyện kĩ năng đặt câu

1. Những yêu cầu chung của việc đặt câu

1.1 Câu xét theo quan hệ hướng nội.

- Câu phải được viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Câu phải đúng về nghĩa:
+ Phản ánh đúng hiên thực khách quan khách quan

140
+ Có các vế câu hợp lôgic ngữ nghĩa
+ Diễn đạt trong sáng
+ Có thông tin mới
- Câu phải được điền dấu câu cho phù hợp với chính tả tiếng Việt và
nội dung của câu.

1.2 Câu xét về quan hệ hướng ngoại.

- Câu cần hướng tới chủ đề của văn bản. Đó là cơ sở để tạo tính trọn
vẹn về nội dung.
- Câu cần phải được hoàn chỉnh về mặt hình thức.
- Câu cần được liên kết với nhau hài hòa bởi các phương thức sau đây:
+ Lặp từ ngữ:
"Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ"
+ Lặp cấu trúc:
"Căn cứ Nghị định số 38/ CP ngày 18-5-1996 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động công chứng nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04-6-1993 của Chính phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;"
+ Phương thức thế:
"Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, HĐND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ
đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa
phương. Chính phủ quy định việc sử dụng đất này".
+ Phương thức liên tưởng:
(+) Liên tưởng đồng loại:
"Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với
việc quản lý và sử dụng đất đai trong cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát việc
quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình."

141
(+) Liên tưởng bộ phận với toàn thể và ngược lại:
"Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái
phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt
buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm".
(+) Liên tưởng đối lập:
"Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền
hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng
khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích
quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt
Nam''.
(+) Liên tưởng nhân quả:
'' Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động
cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý nghiêm minh theo quy
định của pháp luật''
(+) Liên tưởng định vị:
''Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở
rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước. Ra sức tăng cường quan hệ với các
nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố
quan hệ với các nước bạn bè truyền thống..., phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Củng cố môi
trường hòa bình và tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại
thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
+ Phương thức nối:
(+) Nối bằng quan hệ từ:

142
"Trong những năm qua, UBND thành phố đã triển khai thực hiện Nghị
quyết 06/CP ngày 29-01-1993 của Chính phủ về phòng chống và kiểm soát
ma túy. Các ngành, các cấp và các đoàn thể đã có nhiều biện pháp tích cực
để ngăn chặn tệ nạn buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất này. Song, do tổ
chức triển khai thực hiện chưa chặt chẽ, thiếu biện pháp cương quyết đồng
bộ, chưa thống nhất nội dung, nhận thức, chưa có quy trình cai nghiện và
chữa trị đúng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng... nên kết quả
đạt được còn rất hạn chế".
(+) Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp:
"Thực hiện dán tem hàng nhập khẩu là biện pháp tích cực để chống
nhập lậu và tiêu thụ hàng nhập lậu. Công tác này có liên quan đến nhiều tổ
chức, cá nhân và có các loại hình kinh doanh, lại phải triển khai trong thời
gian rất ngắn. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy, UBND thành
phố yêu cầu các cấp, các ngành cần coi đây là một công tác trọng tâm đột
xuất; phải tập chung chỉ đạo sát sao và thống nhất theo yêu cầu của Chỉ thị
này và Thông tư số 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 16-3-1998
của liên bộ Tài chính - Thương mại - Nội vụ - Tổng cục Hải quan".

2. Các loại lỗi câu thường gặp

2.1 Lỗi về cấu tạo câu

2.1.1 Thiếu các thành phần nòng cốt của câu


Thành phần nòng cốt của câu là thành phần nhất thiết phải có mặt để
chuỗi từ ngữ kết hợp với nhau đủ điều kiện trở trành câu, nghĩa là chúng có
thể độc lập về nội dung ngữ nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện.
Thành phần nòng cốt của câu gồm: Chủ ngữ, vị ngữ và đôi khi là một
số bổ ngữ xuất hiện có tính chất bắt buộc trong câu. Đối với phong cách ngôn
ngữ văn chương nghệ thuật hoặc khẩu ngữ, do có sự hỗ trợ của ngữ cảnh và
người nghe không cần căn cứ vào đầy đủ thành phần nòng cốt vẫn có thể lĩnh
hội trọn vẹn nội dung ý nghĩa của phát ngôn (tức là sự xuất hiện câu tỉnh lược
đặt trong một ngữ cảnh cụ thể vẫn có thể thực hiện được hoạt động giao tiếp).
143
Có thể chia kiểu lỗi sai này thành các loại cụ thể như sau:
+ Câu thiếu chủ ngữ
Ví dụ: Ngày càng đạt được nhiều thành tựu về khoa học và kĩ thuật.
+ Câu thiếu vị ngữ
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế của cả nước.
+ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Ví dụ: Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong những ngày lễ lớn
trong năm 2007.
+ Thiếu một vế của câu ghép
Câu ghép là loại câu thường được sử dụng trong trường hợp cần trình
bày những sự việc có tính độc lập tương đối nhưng lại có sự liên quan mật
thiết với nhau. Thành phần của câu ghép ít nhất cũng gồm hai cụm chủ vị
nòng cốt, được nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc các quan hệ từ. Chính vì cấu
tạo ngữ pháp của nó phức tạp như vậy nên người không nắm chắc quy tắc ngữ
pháp mắc lỗi viết thiếu vế (thiếu cụm chủ vị nòng cốt) khi khai triển câu.
Ví dụ: Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành rất
nhiều văn bản quy định về công tác soạn thảo văn bản hành chính nhằm đưa
công tác này đi vào nề nếp.
Muốn tránh lỗi người viết cần thận trọng khi sử dụng câu ghép. Nếu
các vế câu có khả năng độc lập cao thì có thể bỏ quan hệ từ, tách ra thành các
câu đơn; nếu nhất thiết phải dùng câu ghép thì không nên quá sa đà vào việc
phát triển các ý phụ của một vế mà bỏ sót các vế khác.
2.1.2 Sắp xếp sai trật tự từ trong câu
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ, chức năng ngữ pháp
của từ thường do vị trí của chúng trong câu quy định. Trật tự từ là một trong
những phương thức ngữ pháp quan trọng của tiếng Việt.
Sự thay đổi vị trí của từ trong câu thường kéo theo sự thay đổi về nghĩa
của câu. Trong thực tế tạo lập văn bản, rất nhiều trường hợp do đặt sai vị trí

144
của từ trong câu mà dẫn đến hậu quả câu không biểu hiện đúng ý đồ của
người viết hoặc câu trở thành đa nghĩa hay tối nghĩa.
Ví dụ: Phong trào bảo vệ thiên nhiên trong các nhà trường phổ thông
đã dược phát động ngay từ đầu năm học.
hoặc Năm 2006, những văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội của
Chính phủ đã được các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện.
Đối với văn bản hành chính, văn bản khoa học thì càng phải cẩn trọng
trong việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
2.1.3 Dùng sai cặp từ quan hệ trong câu ghép
Trong câu ghép, thường dùng một số cặp quan hệ từ tiêu biểu để biểu
thị quan hệ ngữ nghĩa:
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì ... nên, do ... cho nên, chỉ vì...
thành thử.
+ Quan hệ tương ứng: Bao nhiêu... bấy nhiêu, càng ... càng, sao .... vậy.
+ Quan hệ tương phản: Tuy ... nhưng, mặc dù.... vẫn, dù.... song. v.v...
Trong khi viết câu, có nhiều người đã không sử dụng đúng các cặp từ
quan hệ với những quan hệ ngữ nghĩa tương ứng kể trên.
Ví dụ: Tuy anh ta xấu mã nhưng còn xấu cả nết.
Những trường hợp viết câu như vậy khiến câu văn trở nên ngô nghê,
gây ức chế cho người tiếp nhận và tất nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả tác động
của văn bản.

2.2 Sử dụng dấu câu sai phong cách ngôn ngữ.

Có nhiều phong cách chức năng của hoạt động lời nói:
Mỗi phong cách ngôn ngữ có một yêu cầu riêng về cách sử dụng từ ngữ
và đặt câu. Đa số các kiểu câu đều có thể được dùng để kiến tạo văn bản. Tuy
nhiên có một số loại phong cách ngôn ngữ chỉ thích hợp với loại câu này mà
không thích hợp với loại câu khác.

145
Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ ưu tiên sử dụng
câu tường thuật và câu cầu khiến; không sử dụng câu nghi vấn và rất hãn hữu
sử dụng câu cảm thán.
Ví dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn mùa
màng, ổn định đời sống cho nhân dân.
(Chỉ thị v/v phòng chống bão
lụt)

2.3 Các lỗi về dấu câu.

Tiếng Việt có 11 loại dấu câu với các chức năng khác nhau và ở các vị
trí khác nhau. Lỗi về câu chính là những trường hợp sử dụng dấu câu không
đúng vị trí và chức năng vốn có của nó.
Ví dụ: Bộ đội ta tấn công vào đồn địch tổn thất nhiều.

2.4 Lỗi về nghĩa

- Phản ánh sai hiện thực khách quan


Ví dụ: Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
- Câu viết không hợp tư duy của người Việt
Ví dụ: Báo cáo tổng kết năm đang được hoàn chỉnh bởi Phòng HCTC.
- Câu không có thông tin mới
Ví dụ: Ngày hôm nay có buổi sáng, buổi chiều và cả đêm.
- Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần không hợp lôgic.
Ví dụ: Trong thanh niên nói chung, trong bóng đá nói riêng, chúng ta
đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
BÀI TẬP
Bài 1. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại những
từ dùng sai.
1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí
của các hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản...

146
2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông
đường bộ để gây phiền hà, hoạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất,
mức độ vi phạm mà bị sử lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự.
3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận
tiện cho các nhà doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam.
Bài 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
1. Công dân có ............. tố cáo những............... hành chính của tổ chức,
cá nhân và những ................ của người có ................ xử phạt hành chính với
cơ quan nhà nước có............
Cho các từ sau: Quyền hành Quyền lợi
Quyền hạn Phạm vi
Thẩm quyền Vi phạm
Trách nhiệm Quyền
2. Người nào phát hiện .............. đường bộ bị hư hỏng hoặc bị ..........,
hành lang an toàn bị ............... phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương,
cơ quan ............ đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để .........., trong
trường hợp .............., có............... báo hiệu ngay cho người ............. giao
thông biết.
Cho các từ sau:
Giao thông Cấp thiết Lấn chiếm
Công trình Cần thiết Điều khiển
Xâm lấn Phương pháp Quản lí
Xâm hại Biện pháp Giải quyết
Điều khiển Xử lý Tham gia
Thường trực Tín hiệu
Bài 3. Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với những từ thuần Việt sau:
Ép buộc Cách làm Hàng ngày
Trưng bày Giữ gìn Xây dựng
Phát ngôn Kinh phí

147
Bài 4. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai:
1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào
doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp
với chức trách, nhiệm vụ và quy mô mới....
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo,
tịch thu tang chứng, đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của
tổng công ti.
4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả
năng của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.

Bài 5. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Trước tiên
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích
lịch sử.
Tạm ngừng cấp điện trong 02 ngày để sửa chữa đường dây
Tạm ngừng cắt điện trong 02 ngày đế sửa chữa đường dây
Bài 6 Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai chữa lại những
trường hợp dùng từ sai.
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình
thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình;

148
thi hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã
được quy định và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng
công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước
theo phân cấp quản lí chất lượng công trình xây lắp.
2. Các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc
doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh
doanh. Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây
dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép
xây dựng theo quy định của Quy chế này.
Bài 7 Đánh dấu (x) vào những từ đúng.
(nghe) phong phanh tiền tuyến
nghe) phong thanh tuyền tuyến
(bệnh) mạn tính giám sát
(bệnh) mãn tính giám soát
đảo ngũ sáng lạn
đào ngũ xán lạn
nhậm chức danh nghiệp
nhận chức doanh nghiệp
khẳng định hoạch toán
khảng định hạch toán
trìu tượng quả phụ
trừu tượng góa phụ
tham quan (Viện) kiểm soát
thăm quan (Viện) kiểm sát
khúc chiết góa bụa
khúc triết góa phụ
sáp nhập liệt vị
sát nhập việt vị

149
Bài 8.Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản hành
chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe
của quân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y
học Việt Nam theo phương hướng dự phòng, kết hợp chữa bệnh với phòng
bệnh, phát triển và kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế
nhân dân với y tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi
người dân được chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình
chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá
nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho
sức khỏe của quân dân.
Bài 9. Điền dấu câu thích hợp, viết hoa đúng và trình bày văn bản sau
đúng thể thức như nguyên bản.
công văn của văn phòng chính phủ.
số 1022vpcp ttbc ngày 22 tháng 03 năm 2000
về việc thi hành nghiêm các quyết định hành chính
Kính gửi các đồng chí bộ trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ
trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh
thành phố trực thuộc tw quyết định 19 2000 qđ ttg ngày 3/2/2000 của thủ
tướng chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của luật
doanh nghiệp đã được dư luận báo chí nhân dân biểu thị thái độ hoan nghênh
và tích cực thực hiện tuy nhiên vẫn tồn tại một số đơn vị thực hiện thiếu
nghiêm túc quyết định này thủ tướng chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ
trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ trưởng các cơ quan trực thuộc
chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
thực hiện nghiêm quyết định 10 2000 qđttg và tất cả các nghị định quyết định
hành chính đã được chính phủ ban hành trong khi triển khai thấy các vấn đề
cần kiến nghị điều chỉnh thì báo cáo thủ tướng chính phủ không được tự ý
làm trái thủ tướng chính phủ giao bộ kế hoạch và đầu tư ban đổi mới quản lý

150
doanh nghiệp trung ương rà soát lại các văn bản có liên quan để tiếp tục hủy
bỏ các giấy phép trái với luật doanh nghiệp và kiến nghị xử lý những vướng
mắc khi thực hiện quyết định 19 2000qđttg của thủ tướng chính phủ và nghị
định 02 2000nđcp nghị định 03 2000 nđcp của chính phủ ban hành ngày
3/2/2000.

151
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
––––––––––––––––––––––

Nguyễn Thị Thanh A

CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội, 2003

152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
–––––––––––––––––

Nguyễn Thị Thanh A

CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ


Mã số : 05.0408

Người hướng dẫn khoa học: GS - TS Bùi Minh Toán

Hà Nội, 2003
153
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
––––––––––– Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 6077/BGDĐT-ĐH&SĐH –––––––––––––––––––––––
V/v. Đăng kí tham gia tập huấn, Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2007
bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng
viên các môn khoa học Mác–
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kính gửi: - Giám đốc các đại học, học viện;


- Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.

Thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Thiện Nhân tại hội thảo “Giảm tải, nâng cao chất lượng dạy và học các môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao
đẳng”, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Mục đích:
Nhằm nâng cao năng lực của độ ngũ giảng viên về phương pháp giảng
dạy, học tập đáp ứng yêu cầu thực hiện giảng dạy theo hướng chuyển quá
trình dạy thành quá trình tự học của sinh viên để đáp ứng việc tăng thời gian
tự học, thảo luận, hội thảo đối với các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2. Yêu cầu:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm và phương
pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

154
- Nắm vững những kiến thức chuyên sâu, hiện đại về phương pháp
giảng dạy đại học, kỹ năng sử dụng các phương pháp trong giảng dạy các
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng:
Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các môn Triết học Mác-Lênin,
Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Thời gian tổ chức các khoá học:
Các khoá học sẽ được luân phiên tổ chức trong năm 2008, thời gian của
mỗi khoá học dự kiến 15 ngày học tập trung.
5. Kinh phí:
Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh toán các khoản chi phí gồm: Chi trả cho
báo cáo viên (tiền giảng và phương tiện đi lại), cơ sở vật chất, biên soạn tài
liệu và xây dựng chương trình.
Các trường cử cán bộ đi học tạo điều kiện kinh phí về ăn ở, phương tiện
đi lại, mua tài liệu học tập theo quy định tài chính hiện hành.
Để đảm bảo chất lượng, kế hoạch của các lớp học, Bộ Giáo dục và Đào
tạo yêu cầu Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học,
cao đẳng đăng ký danh sách giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh (theo mẫu gửi kèm) tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm. Trên cơ sở đăng ký của các trường, cơ sở đào tạo sẽ triệu tập
giảng viên tham gia các khoá học theo hình thức luân phiên.
Danh sách giảng viên tham gia khoá học xin gửi về Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Vụ Đại học và Sau Đại học), 49 Đại Cồ Việt - Hà Nội trước ngày
30/7/2007.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Như trên; THỨ TRƯỞNG
- Ban Tuyên giáo TW (để b/c);

155
- BT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Vụ Kế hoạch Tài chính, Phòng KT
(VP Bộ);
- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên lí luận chính trị - ĐHQG Hà Nội Bành Tiến Long
(để t/h);
- Lưu VT, Vụ ĐH & SĐH.

156
VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Nội vụ)

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU


1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu
chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng
(…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: "…") và khi
xuống dòng.
2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (; )
và dấu phẩy (,) khi xuống dòng. Ví dụ:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ,
II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI
1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng
chỉ tên người. Ví dụ:
- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác
Hồ, Cụ Hồ…
2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc
của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
1. Tên địa lý Việt Nam
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…)

157
với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết
tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk …; quận Hải
Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu
Giát….; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết
hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ
đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ,
biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở
thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy…
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết
hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.
Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ
phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu
của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng
được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì
phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết
hoa tên địa lý Việt Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…
b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách
đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài

158
quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II.
Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức
năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án
Đê điều;…
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của
Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh Nam Định;…
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Thông tin và Truyền thông;…
- Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;…
- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng
công ty Hàng không Việt Nam;…
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam…
- Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban
nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…
- Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và
Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học

159
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội;
Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn
An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Viện Ứng dụng công nghệ;…
- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công
nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;
Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;…
- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước;
Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…
- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện
tử Chính phủ;…
- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe
máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bản an toàn
giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền
Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công
ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội;
Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…
- Trường hợp viết hoa đặc biệt:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung
ương Đảng.
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết
tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội Các quốc

160
gia Đông Nam Á (ASEAN);…
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết
tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên
ngữ không thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG…
V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và
các từ chỉ thứ hạng.
Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng, Huân
chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân
chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc
ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy
thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân;…
2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
Ví dụ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp….
- Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng,
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh
Văn phòng, Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…
- Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H, Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M…
3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng
trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản
Việt Nam),...

161
4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt
Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,…
5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện
và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì phải ghi
bằng chữ và viết hoa chữ đó.
Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng
tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…
Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…
6. Tên các loại văn bản
Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất
tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.
Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật
Dân sự, Luật Giao dịch điện tử;…
Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết
hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm.
Ví dụ:
- Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…
- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…
7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.
Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng
sản;…
8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành
tên gọi.
Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,…

162
b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo
thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên
đán;…
Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết
thay cho tết Nguyên đán).

163
164

You might also like