You are on page 1of 3

BÀI ÔN SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)


Câu 1: Hiê ̣n tươ ̣ng giao thoa ánh sáng là sự kế t hơ ̣p của hai sóng ánh sáng thỏa mãn điề u kiê ̣n
A. cùng pha và cùng biên đô ̣. B. cùng tầ n số và đô ̣ lê ̣ch pha không đổ i.
C. cùng tầ n số và cùng điề u kiê ̣n chiế u sáng. D. cùng tầ n số và cùng biên đô ̣.
Câu 2: Một tụ điện C  0,2mF . Để mạch có tần số dao động riêng 500Hz thì hệ số tự cảm L phải có giá trị bằng bao nhiêu
? Lấy  2  10 .
A. 0,4mH. B. 0,3mH. C. 0,5mH. D. 1mH.
Câu 3: Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi:
A. Điện dung tụ tăng gấp đôi . B. Điên dung giảm còn 1 nửa .
C. Độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi. D. Chu kì giảm một nửa.
Câu 4: Trong y học người ta dùng bức xạ nào sau đây để chụp vết gẫy của xương trong cơ thể người?
A. Tia tử ngoại. B. Tia catốt. C. Tia gamma. D. Tia Rơnghen.
Câu 5: Bộ phận nào dưới đây không có trong sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện ?
A. Mạch khuếch đại B. Mạch biến điệu C. Anten D. Mạch tách sóng.
Câu 6: Quan sát những người thợi hàn điện, khi làm việc họ thường dùng mặt nạ có tấm kính tím để che mặt. Họ làm như
vậy là để
A. ngăn chặn tia X chiếu tới mắt là hỏng mắt. B. tránh làm cho da tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và chống lóa mắt.
C. chống hàm lượng lớn tia hồng ngoại tới mặt, chống lóa mắt. D. chống bức xạ nhiệt là hỏng da mặt.
Câu 7: Chọn đáp án đúng khi sắp xếp theo sự tăng dần của tần số của một số bức xạ trong thang sóng điện từ ?
A. Tia tử ngoại, tia X, tia α, ánh sáng nhìn thấy, tia gamma. B. Tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia bêta, tia gamma.
C. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia X, tia gamma. D. Tia α, tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
Câu 8: Chiếu một chùm ánh sáng trắng tới lăng kính. Phát biểu nào sau đây là đúng với các tia ló?
A. Các ti ló lệch nhau. B. Tia đỏ lệch nhiều nhất, tia tím lệch ít nhất.
C. Tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất. D. Tia màu lam không bị lệch.
Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young. Cho biết S1S2 = a = 1 mm, khoảng cách giửa hai khe S1S2 đến
màn là 2 m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,50 µm. Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng
bậc 4 là
A. 4 mm. B. 2 mm. C. 3 mm. D. 5 mm.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất của sóng điện từ?
A. Truyền được trong mọi môi trường, trừ chân không. B. Lan truyền với tốc độ ánh sáng trong chân không.
C. Có mang năng lượng. D. Là sóng ngang.
Câu 11: Tia tử ngoại phát ra mạnh nhất từ
A. Hồ quang điện. B. Màn hình máy tính. C. Lò sưởi điện. D. Lò vi sóng.
Câu 12: Sự xuấ t hiê ̣n cầ u vồ ng sau cơn mưa do hiê ̣n tươ ̣ng nà o ta ̣o nên?
A. Hiê ̣n tươ ̣ng khúc xa ̣ ánh sáng. B. Hiê ̣n tươ ̣ng giao thoa ánh sáng.
C. Hiê ̣n tươ ̣ng phả n xa ̣ ánh sáng. D. Hiê ̣n tươ ̣ng tán sắ c ánh sáng.
Câu 13: Mạch dao động điện từ tự do có tần số f. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng từ trường và điện trường biến thiên cùng pha.
B. Năng lượng từ trường biến thiên với tần số 2f.
C. Năng lượng điện trường biến thiên với chu kỳ T’ = 1/(2f).
D. Năng lượng điện trường cực đại bằng năng lượng từ trường cực đại.
Câu 14: Cho các ánh sáng đơn sắc màu tím, màu lam, màu lục, màu da cam đi qua lăng kính với những góc tới khác nhau.
Chiết suất của lăng kính nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc
A. Màu lam. B. Màu lục. C. Màu tím. D. Màu da cam.
Câu 15: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được.
Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là
5 f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
C C
A. 1 . B. 1 . C. 5 C1. D. 5C1.
5 5
Câu 16: Ánh sáng đơn sắc

Giáo viên: Nguyễn Quang Hùng - ĐT: 0907400268


A. có cùng bước sóng trong các môi trường trong suốt. B. không bị đổi hướng khi truyền qua lăng kính.
C. có cùng tốc độ khi truyền qua các môi trường trong suốt. D. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Câu 17: Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau
A. có độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ là giống nhau.
B. thì khác nhau về số lượng, màu sắc, vị trí các vạch và cường độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
C. có số lượng vạch giống nhau nhưng sự sắp xếp vị trí các vạch quang phổ khác nhau.
D. có vị trí các vạch quang phổ giống nhau nhưng số lượng vạch khác nhau.
4
Câu 18: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung pF và cuộn cảm có độ tụ cảm biến thiên. Để
9 2
có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100 m thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu ?
A. 0,0645 H. B. 0,0635 H. C. 0,0615 H. D. 0,0625 H.
Câu 19: Tính chất nào sau đây không đúng với sóng điện từ?
A. Sóng điện từ truyền được trong chân không. B. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số.
C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Sóng điện từ có bước sóng dài không có tính giao thoa, nhiễu xạ.
Câu 20: Mạch dao động LC lý tưởng có biểu thức dòng điện trong mạch là i = cos (2.10 5t) mA. Điện tích cực đại ở tụ điện là
A. 5.10–7 C. B. 4.10–9 C. C. C. 2.10–9 C. D. 5.10–9 C.
Câu 21: Tìm phát biểu sai ?
A. Các hồ quang điện với nhiệt độ trên 40000C thường được dùng làm nguồn tia tử ngoại.
B. Thuỷ tinh và nước là trong suốt đối với tia tử ngoại.
C. Đèn dây tóc nóng sáng đến 20000C là nguồn phát ra tia tử ngoại.
D. Mặt Trời chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nên ta trông thấy sáng và cảm giác ấm áp.
Câu 22: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng vàng bằng Young, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,3mm, khoảng cách từ
hai khe sáng đến màn D = 1 m, khoảng vân đo được i = 2 mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm trên là
A. 0,6 µm. B. 0,5 µm. C. 0,4 µm. D. 1,5 µm.
Câu 23: Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì
A. Bước sóng không đổi, nhưng tần số thay đổi. B. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay đổi.
C. Cả tần số và bước sóng đều không đổi. D. Tần số không đổi, nhưng bước sóng thay đổi.
Câu 24: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J
A. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.
B. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.
D. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
Câu 25: Vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một ánh sáng đơn sắc có tần số f = 4.1014 Hz, thì bước
sóng trong chân không là
A. 0,75 mm. B. 0,75 m. C. 0,75 μm. D. 0,75 nm.
Câu 26: Bức xạ nào sau đây dùng để chữa bệnh ung thư nông trong y học?
A. Tia X. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. Tia gamma.
Câu 27: Mô ̣t vâ ̣t phát ra tia hồ ng ngoa ̣i và o môi trường xung quanh phải có nhiêṭ đô ̣
A. trên 1000C. B. cao hơn nhiêṭ đô ̣ môi trường. C. trên 00K. D. trên 00C.
Câu 28: Các bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng từ 3.10 m đến 3.10 m là
-9 -7

A. tia Rơnghen B. tia tử ngoại C. ánh sáng nhìn thấy D. tia hồng ngoại
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Khung dao động với tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm L đang dao động điện từ tự do. Người ta đo được
điện tích cực đại trên một bản tụ là Qo = 5 μC và dòng điện cực đại trong khung là Io = 1,25 A. Bước sóng của
sóng điện từ cộng hưởng với khung là bao nhiêu?
Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có   0, 75 μm. Khoảng
cách giữa hai khe sáng là 0,5mm và khoảng cách từ hai khe sáng đến màn quan sát là 1m . Trên màn quan sát, hãy
tính khoảng vân và khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung
tâm ?

Giáo viên: Nguyễn Quang Hùng - ĐT: 0907400268


Bài 3: Một mạch dao động điện từ lý tưởng đang dao động tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ
điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất 10-6 s thì điện tích trên bản tụ này bằng nửa giá trị cực đại. Tính chu
kỳ dao động của mạch?
Bài 4: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ
mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng
từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 2 cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M,
tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất bằng bao nhiêu?
Bài 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,49 µm và
λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng bề rộng đếm được 57 vân sáng, trong đó 5 vân sáng cùng màu với vân
trung tâm và 2 trong 5 vân này nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc
của λ1 nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2 bằng bao nhiêu?
Bài 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe Y-âng là a = 1 mm, khoảng cách từ
2 khe đến màn D = 2 m. Chùm sáng chiếu vào khe S có 2 bước sóng trong đó λ1 = 0,4 μm. Trên màn xét khoảng
MN = 4,8 mm đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại
M, N. Tìm giá trị bước sóng λ2?
Bài 7: Trong thí nghiệm Y-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,6 μm. Trên màn
quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức
xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là bao nhiêu?

Giáo viên: Nguyễn Quang Hùng - ĐT: 0907400268

You might also like