You are on page 1of 4

KIỂM TRA MÔN THUẾ

Họ tên: Hoàng Hương Giang

MSV: 11191395

Lớp học phần: Thuế_10

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của thuế GTGT, tại sao nói VAT có tính trung
lập cao. So sánh giữa thuế GTGT và thuế doanh thu?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có các đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Thuế GTGT là thuế gián thu

Đặc điểm nổi bật của thuế GTGT đầu tiên phải kể đến là thuế GTGT là một loại
thuế gián thu

Thuế GTGT được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ và được thu vào
khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Người nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người chịu thuế
GTGT là người tiêu dùng cuối cùng

2. Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ
nhưng chỉ tính trên giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa,
dịch vụ, bởi vậy, thuế GTGT không tính trùng phần giá trị gia tăng đã tính thuế ở
giai đoạn luân chuyển trước khi tính thuế GTGT của giai đoạn sau.

3. Thuế GTGT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập.

Do thuế GTGT tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người chịu thuế lại là
người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ giảm
đi. 

4. Thuế GTGT thường được đánh theo nguyên tắc điểm đến

Theo đó, đối tượng đánh thuế GTGT căn cứ vào thân phận cư trú của người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa trên nguồn gốc tạo ra hàng hóa, dịch vụ.
Quyền đánh thuế GTGT thuộc về quốc gia nơi có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ, bất
kể hàng hóa, dịch vụ đó được sản xuất ra ở đâu.

5. Thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng

Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa,
dịch vụ phục vụ đời sống con người.

Số lượng các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế GTGT theo thông lệ quốc tế
thường rất ít.

Nói GTGT có tính trung lập cao vì:

Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,
không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm
vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, vì vậy sắc thuế này không ảnh
hưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh theo các
ngành nghề cụ thể.

So sánh thuế GTGT và thuế Doanh thu:

Giống nhau: 
Hai loại thuế GTGT và thuế doanh thu đều là thuế gián thu - thuế đánh vào người
tiêu dùng hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, thuế này do người sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ nộp cho ngân sách Nhà nước nhưng thực chất người tiêu dùng là
người chịu thuế, nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước,
họ đã cộng số thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để người
tiêu dùng trả nên họ phải nộp đầy đủ số thuế thu hộ này vào ngân sách Nhà nước.

- Khác nhau:
+ Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ở
từng khâu.
Còn thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
qua mỗi lần lân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
+  Thuế GTGT có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước còn thuế doanh thu thì không.
+  Thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không phụ thuộc vào sự
tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Còn thuế doanh thu sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ càng qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì thuế mà người tiêu dùng
phải chịu càng cao.
+ Thuế GTGT thường có ít thuế suất hơn nên việc thực hiện đơn giản hơn.

Câu 2:
1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm

- Bán trong nước 80.000 bộ bàn ghế học sinh với giá hạch toán doanh thu là 700.000
đồng/bộ

Doanh thu bán bàn ghế: 80 000 x 700 000 = 56 000 triệu

Thuế GTGT đầu ra: 56 000 x 10% = 5 600 triệu

- Xuất khẩu 10.000 bộ bàn ghế học sinh trị với trị giá FOB là 30 USD / bộ

Doanh thu thuế xuất khẩu: 10 000 x 30 x 23 000 = 6 900 triệu

Thuế xuất khẩu: 6 900 x 0% = 0

Thuế GTGT đầu ra: 6 900 x 10% = 690 triệu

- Xuất khẩu 1.000 sản phẩm là chân tay gỗ giả với trị giá FOB là 2000 USD/ sản
phẩm.

Doanh thu xuất khẩu: 1 000 x 2 000 x 23 000 = 46 000 triệu

Thuế xuất khẩu: 46 000 x 0% = 0

Thuế GTGT đầu ra: 0

- Bán cho một cơ sở thương mại trong nước 2.000 sản phẩm là chân, tay gỗ giả với
giá chưa VAT là 30 triệu đồng/sản phẩm.

Doanh thu: 2000 x 30 triệu = 60 000 triệu

Thuế GTGT: 0 vì chân tay gỗ giả không chịu thuế GTGT

2.Chi phí tương ứng với khối lượng hàng tiêu thụ trong kỳ là

- Tổng giá chưa VAT nguyên vật liệu mua vào là 120.000 triệu đồng

-> Chi phí được trừ: 120 000 triệu

- Thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu tổng hợp theo hóa đơn GTGT đầu vào là
300 triệu đồng, cơ sở không hạch toán riêng được cho từng loại sản phẩm.
Thuế GTGT đầu vào: 300 triệu

- Khấu hao TSCĐ là 300 triệu đồng; Thuế GTGT của TSCĐ dùng sản xuất trong kỳ
là 100 triệu đồng

Thuế GTGT đầu vào: 100 triệu

- Giá chưa thuế của dịch vụ mua ngoài là 1 500 triệu đồng.

+ Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng chịu thuế GTGT là 20 triệu đồng

+ Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng không chịu thuế GTGT là 30 triệu đồng.

Thuế GTGT đầu vào: 20 + 30 = 50 triệu

- Tiền lương và các chi phí hợp lý khác 20.000 triệu đồng.

Doanh thu: 56 000 + 46 000 + 6 900 + 60 000 = 168 900 triệu

Thuế xuất khẩu: 0

Chi phí được trừ: 120 + 1 500 – 20 – 30 + 20 000 = 21 570 triệu

Thu nhập khác: 300 triệu

Thuế GTGT: 5 600 + 690 – 100 = 6 190 triệu

Thu nhập tính thuế = Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí được trừ

= 168 900 + 300 – 6 190 = 163 010 triệu.

Thuế TNDN là: 163 010 x 20% = 32 602 triệu.

You might also like