You are on page 1of 272

Dịch bởi : Jason Ho

@ nhóm "Kẹo Dâu Hư Đốn - KeoDau.net


Dành tặng cho vợ tôi, Tammy Maureen Roberts Peterson, người mà tôi hết lòng yêu thương
sâu sắc 50 năm qua, và là một người đáng ngưỡng mộ, với lòng thành kính của tôi, vượt qua
tất cả mọi lý do.
Ghi chú của Tác giả trong thời Đại Dịch

Thực rắc rối khi phải xuất bản một cuốn sách chính luận trong thời đại khủng
hoảng toàn cầu gây ra bởi trận dịch COVID-19. Ngày nay, thậm chí là nghĩ về
những vấn đề khác ngoài căn bệnh tràn lan đang diễn ra dƣờng nhƣ đƣợc coi là
ngớ ngẩn. Tuy nhiên, việc gắn kết tất cả suy nghĩ chứa đựng trong bất kỳ cuốn
sách nào đã đƣợc xuất bản hiện nay với cơn đại dịch — mà rồi đại dịch cũng sẽ
qua — dƣờng nhƣ là một sai lầm, vì các vấn đề bình thƣờng trong cuộc sống sẽ
quay trở lại với thực tại cấp bách hiện nay (và tôi thực lòng biết ơn). Điều đó có
nghĩa là một tác giả ngày nay chắc chắn sẽ mắc phải một sai lầm này (chú tâm
quá mức vào cơn đại dịch, mà không chắc khi nào sẽ kết thúc, và do đó, xuất
bản một cuốn sách có tuổi thọ tính theo ngày) hay một sai lầm khác (phớt lờ cơn
đại dịch, giống nhƣ câu thành ngữ "không thấy đƣợc con voi nằm dƣới tấm
thảm").

Sau khi cân nhắc tất cả, đồng thời bàn bạc với các nhà xuất bản, tôi quyết định
viết cuốn sách này dựa theo kế hoạch đƣợc đặt ra cách đây vài năm, và để tập
trung vào giải quyết các vấn đề nổi trội trong thời đại ngày nay (do dó, thà mắc
sai lầm thứ 2 còn hơn là sai lầm thứ 1). Giả định trong trƣờng hợp những ai
chọn đọc sách giấy hay nghe sách nói có thể chuyển sự chú ý sang các vấn đề
khác ngoài con coronavirus đang hiện diện và sự tàn phá mà nó gây ra.
Nhập đề

Vào ngày 5 tháng 2 năm 2020, tôi tỉnh dậy trong khu săn sóc đặc biệt ở một
bệnh viện ở Moscow. Có nhiều sợi dây nối dài 6 inch buộc tôi vào thành
giƣờng, bởi vì trong tình trạng vô thức, tôi đã cố giẫy giụa để rút các ống thông
và rời khỏi phòng ICU (phòng Hồi sức Cấp cứu). Tôi bối rối và hoang mang,
không biết mình đang ở đâu, bao quanh bởi những ngƣời nói thứ tiếng gì đó xa
lạ, trong khi con gái tôi là Mikhaila thì không có mặt, còn chồng nó là Andrey
thì bị giới hạn thời gian thăm viếng và không đƣợc phép có mặt khi tôi tỉnh dậy.
Tôi cũng cảm thấy tức giận và lao vào con gái khi nó tới thăm tôi vài giờ sau
đó. Tôi cảm thấy bị phản bội, cho dù đó không phải là sự thực. Mọi ngƣời đã có
đáp ứng nhu cầu của tôi với sự nhẫn nại cao độ, và trƣớc những thách thức khó
khăn về hậu cần tới từ việc tìm kiếm một dịch vụ chăm sóc y tế ở một quốc gia
hoàn toàn xa lạ. Tôi không nhớ đƣợc gì về những thứ đã xảy ra trong vài tuần
trƣớc đó, không lâu giữa thời khắc tôi nhập viện ở Toronto, vào giữa tháng 12.
Một trong số ít điều tôi có thể nhớ, trong những ngày đầu năm, là khoảng thời
gian tôi dành ra để viết cuốn sách này.

Tôi viết và biên tập hầu nhƣ toàn bộ cuốn sách này trong khoảng thời gian cơn
đại dịch tấn công gia đình tôi, gây ra các tình trạng sụt giảm sức khỏe nghiêm
trọng, phần lớn chủ đề là về các cuộc thảo luận công khai, và vì lý do đó cần
nhiều lời giải thích chi tiết.

Đầu tiên, vào tháng 1 năm 2019, Mikhaila phải tìm bác sỹ phẫu thuật để thay
thế phần lớn gót chân nhân tạo mà nó phải mang từ 10 năm trƣớc, vì cuộc phẫu
thuật ban đầu không hoàn hảo, gây cho nó chứng đau đớn nghiêm trọng và khó
khăn khi di chuyển thƣờng xuyên, và sau đó cái gót chân gần nhƣ trật khỏi vị
trí. Tôi dành ra một tuần cùng nó tại bệnh viện ở thành phố Zurich, Thụy Sỹ, để
lo về các thủ tục và quá trình hồi phục ban đầu của nó.

Đầu tháng 3, vợ tôi, Tammy, trải qua cuộc phẫu thuật định kỳ cho căn bệnh ung
thƣ thận ở Toronto. Một tháng rƣỡi sau cuộc phẫu thuật đó, liên quan đến việc
cắt bỏ 1/3 thận, chúng tôi đƣợc thông báo rằng bà thực sự đang mắc một căn
bệnh ác tính cực kỳ hiếm gặp, tỷ lệ tử vong trong một năm lên tới gần 100%.

Hai tuần sau, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ tiếp 2/3 quả thận còn lại của bà, cùng
với một phần đáng kể hệ thống bạch huyết ở bụng do bị di chứng. Cuộc phẫu
thuật dƣờng nhƣ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thƣ, nhƣng tạo ra sự
rò rỉ chất lỏng (lên đến 4 lít, hoặc 1 gallon, một ngày) từ hệ thống bạch huyết
hiện đang bị tổn thƣơng — một tình trạng đƣợc gọi là Tràn dịch màng bụng
dịch dƣỡng trấp (chylous ascites, hay còn gọi là cổ trƣớng nhũ trấp) — so với
tình trạng nguy hiểm ban đầu. Chúng tôi đã đến gặp một nhóm y bác sỹ ở
Philadelphia, và trong vòng 96 giờ kể từ lần đầu tiên tiêm thuốc nhuộm dầu hạt
anh túc, với mục đích là tăng cƣờng hình ảnh thu đƣợc từ quét CAT (hay còn
gọi là chụp cắt lớp CT) và MRI (chụp cộng hƣởng từ), việc chấm dứt hoàn toàn
tình trạng mất nƣớc của Tammy đã thành công. Bƣớc đột phá này xảy ra vào
đúng vào ngày kỷ niệm 30 năm ngày cƣới của chúng tôi. Bà hoàn toàn hồi phục
nhanh chóng — một minh chứng cho sự may mắn mà không ai trong chúng ta
có thể có đƣợc, cũng nhƣ sức mạnh và sức đề kháng đáng ngƣỡng mộ của chính
bà.

Thật không may, trong khi những sự kiện này diễn ra, sức khỏe của tôi bắt đầu
suy sụp. Tôi bắt đầu dùng thuốc chống lo âu vào đầu năm 2017, sau khi mắc
phải chứng bệnh, là phản ứng tự miễn dịch với thứ mà tôi đã dùng trong kỳ nghỉ
Lễ Giáng Sinh năm 2016*. Dị ứng với thực phẩm khiến tôi liên tục lo âu, cũng
nhƣ khiến tôi cảm thấy lạnh cóng, bất kể tôi đang mặc quần áo gì hay đắp bao
nhiêu chăn. Hơn nữa, nó làm giảm đáng kể huyết áp của tôi tới nỗi bất cứ khi
nào tôi cố gắng đứng vững, tôi bị xây xẩm và buộc phải cúi ngƣời xuống nhiều
lần trƣớc khi đứng lên. Tôi cũng gần nhƣ thƣờng xuyên mất ngủ. Bác sĩ tại gia
kê đơn thuốc benzodiazepine cũng nhƣ thuốc ngủ cho tôi. Tôi chỉ sử dụng thuốc
ngủ một vài lần trƣớc khi ngừng hoàn toàn; các triệu chứng khủng khiếp mà tôi
đang gặp phải, bao gồm cả chứng mất ngủ, gần nhƣ bị loại bỏ hoàn toàn ngay
lập tức nhờ điều trị bằng benzodiazepine, khiến cho việc sử dụng các chất hỗ trợ
cho giấc ngủ không còn cần thiết nữa. Tôi tiếp tục dùng benzodiazepine gần
đúng 3 năm, bởi vì cuộc sống dƣờng nhƣ căng thẳng một cách bất thƣờng trong
khoảng thời gian đó (khoảng thời gian mà tôi thay đổi từ cuộc sống an nhàn của
một giáo sƣ đại học đồng thời là một bác sĩ lâm sàng sang hiện thực hỗn loạn
của một nhân vật công chúng), và bởi vì tôi tin rằng loại thuốc benzodiazepine
này là một chất tƣơng đối vô hại.
*Căn bệnh đã phá hủy mắt cá chân của Mikhaila, khiến phải phẫu thuật thay mới, cũng nhƣ hông của nó, cũng
có liên quan đến hệ miễn dịch, và vợ tôi có một số triệu chứng về khớp tƣơng tự nhƣ nó. Tôi đề cập đến vấn đề
này để làm sáng tỏ lý do tại sao hình dung về một chƣơng trình đáp ứng hệ miễn dịch lại xuất hiện trong tâm trí
và có ý nghĩa nhất định.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào tháng 3 năm 2019, khi trận chiến chống chọi
lại căn bệnh của vợ tôi bắt đầu. Sự lo âu của tôi tăng lên đáng kể sau khi
Mikhaila nhập viện, phẫu thuật và hồi phục nhƣ đã nói ở trên. Do đó, tôi yêu
cầu bác sĩ tại gia tăng liều lƣợng benzodiazepine lên, để tôi không bị bận tâm và
cũng không muốn làm ngƣời khác phải lo lắng về mình. Thực không may, tôi bị
phản tác dụng khi cảm xúc tiêu cực tăng lên đáng kể sau khi điều chỉnh liều
lƣợng. Tôi yêu cầu tăng liều một lần nữa (vào thời điểm này, chúng tôi đang cố
gắng đối phó với ca phẫu thuật thứ 2 của Tammy và các biến chứng của căn
bệnh, và tôi cho rằng vấn đề đó càng làm nghiêm trọng hơn chứng lo âu của
mình) nhƣng không có tác dụng. Tôi cho rằng tất cả những điều này không phải
do bị lờn thuốc mà (đƣợc chẩn đoán sau đó) là do sự tái phát của khuynh hƣớng
trầm cảm đã đeo bám tôi trong nhiều năm*. Do đó, tôi ngừng sử dụng hoàn toàn
benzodiazepine vào tháng 5 cùng năm, thử 2 liều ketamine trong vòng một tuần,
theo gợi ý của bác sĩ tâm thần đã tƣ vấn cho tôi. Ketamine, một loại thuốc gây
mê/ảo giác, đôi khi có tác động tích cực là chấm dứt và áp đảo chứng trầm cảm.
Nó chẳng mang lại gì cho tôi ngoài hai chuyến đi dài 90 phút tới địa ngục. Tôi
cảm nhận đƣợc mọi thứ xấu xa tội lỗi tới tận xƣơng tủy, mà không thu đƣợc kết
quả gì từ những trải nghiệm tích cực của mình.
*Tôi dùng các chất ức chế tái hấp thu serotonin nhƣ Celexa trong gần 2 thập niên, thu đƣợc rất nhiều lợi ích,
trƣớc khi ngừng hẳn vào đầu năm 2016, vì một sự thay đổi chế độ ăn uống dƣờng nhƣ khiến việc dùng thuốc
không còn cần thiết.

Vài ngày sau lần trải nghiệm ketamine thứ 2, tôi bắt đầu phải chịu những ảnh
hƣởng của việc ngừng đột ngột sử dụng benzodiazepine, điều này dƣờng nhƣ
quá sức chịu đựng — chứng lo âu vƣợt xa những gì tôi đã từng trải qua, tâm
trạng bồn chồn không thể kiểm soát và cần phải di chuyển (chánh thức đƣợc gọi
là Hội chứng nằm ngồi không yên — Akathisia), đầu óc tràn ngập suy nghĩ về
sự tự hủy hoại, và hoàn toàn không có bất kỳ hạnh phúc nào. Một ngƣời bạn của
gia đình — là một bác sĩ — đã khai sáng cho tôi về mối nguy hiểm của việc
ngừng sử dụng đột ngột thuốc benzodiazepine. Do đó, tôi bắt đầu dùng lại thuốc
benzodiazepine một lần nữa — nhƣng với liều lƣợng nhỏ hơn trƣớc đây. Nhiều
triệu chứng của tôi bắt đầu thuyên giảm, nhƣng không phải là tất cả. Để đối phó
với các triệu chứng còn lại, tôi cũng bắt đầu dùng một loại thuốc chống trầm
cảm mà trƣớc đây tôi rất hay dùng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là khiến tôi
kiệt sức tới mức phải ngủ thêm 4 tiếng mỗi ngày — điều này gây hại cho các
vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của Tammy — cũng nhƣ làm tăng cảm giác
thèm ăn của tôi lên gấp 2 hoặc 3 lần.

Sau khoảng 3 tháng sống chung với chứng lo âu khủng khiếp, mất ngủ không
kiểm soát đƣợc, chứng cuồng ăn quá mức hành hạ dữ dội, tôi đã đến khám tại
một phòng khám ở Hoa Kỳ chuyên cai nghiện nhanh chóng thuốc
benzodiazepine. Mặc dù có chỉ định của nhiều bác sĩ tâm thần, phòng khám chỉ
quản lý việc làm chậm lại quá trình sử dụng hay chỉ giảm liều lƣợng
benzodiazepine của tôi, những tác động tiêu cực mà tôi đã trải qua và những tác
động này là không thể kiểm soát đƣợc bằng cách điều trị nội trú.

Tuy nhiên, tôi ở lại phòng khám đó từ giữa tháng 8, chỉ vài ngày sau khi
Tammy hồi phục các biến chứng sau phẫu thuật, tới cuối tháng 11, khi tôi trở về
nhà ở Toronto, mặc cho tình trạng càng tệ hơn nhiều. Vào thời điểm này, chứng
Akathisia (chứng nằm ngồi không yên đƣợc ám chỉ trƣớc đó) gia tăng tới mức
khiến tôi không thể ngồi hoặc nghỉ ngơi ở bất kỳ tƣ thế nào trong thời gian dài
mà không bị đau đớn. Vào tháng 12, tôi vào kiểm tra sức khỏe tại một bệnh viện
địa phƣơng, và chính vào thời điểm đó, nhận thức về các sự kiện trƣớc khi tôi
thức tỉnh lại ở Moscow chấm dứt. Sau này tôi đƣợc biết, Mikhaila và Andrey đã
đƣa tôi rời khỏi bệnh viện Toronto vào đầu tháng 1 năm 2020, tin rằng phƣơng
pháp điều trị mà tôi nhận đƣợc ở đó gây hại cho tôi nhiều hơn là có lợi (một ý
kiến mà tôi hoàn toàn đồng tình).

Tình trạng của tôi khi tỉnh lại ở Nga rất phức tạp bởi thực tế là tôi cũng bị viêm
phổi kép từ khi còn ở Canada, mặc dù căn bệnh không đƣợc phát hiện và điều
trị kịp thời cho tới khi tôi nằm trong phòng ICU ở Moscow. Tuy nhiên, tôi tới
đó chủ yếu là để yêu cầu phòng khám tạo điều kiện cho tôi cai nghiện thuốc
benzodiazepine, bằng cách sử dụng một quy trình đƣợc coi là quá nguy hiểm ở
Bắc Mỹ. Vì tôi không thể chịu đựng đƣợc bất kỳ sự giảm liều lƣợng nào —
ngoài lần giảm ban đầu vài tháng trƣớc đó — phòng khám đƣa tôi vào trạng thái
hôn mê y tế để tôi có thể tránh đƣợc các triệu chứng tồi tệ nhất khi cai nghiện.
Chế độ bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 và kéo dài trong 9 ngày, trong thời gian đó, tôi
đƣợc hỗ trợ bằng một cái máy để điều hòa nhịp thở. Ngày 14 tháng 1, tôi đƣợc
phục hồi và đặt nội khí quản. Tôi thức dậy trong vài giờ, và nói với Mikhaila
rằng tôi không còn bị chứng Akathisia nữa, mặc dù tôi không còn nhớ đƣợc gì
về điều này.

Vào ngày 23 tháng 1, tôi đƣợc chuyển tới một phòng ICU khác chuyên về phục
hồi chức năng thần kinh. Tôi có thể nhớ lại mình chợt tỉnh dậy vào ngày 26
trong một lúc, cho tới khi tôi tỉnh lại hoàn toàn vào ngày 5 tháng 2 — tôi phải
trải qua 10 ngày mê sảng với cƣờng độ mạnh. Sau khi hồi phục, tôi chuyển tới
một trung tâm phục hồi chức năng khác ở ngoại ô Moscow. Ở đó, tôi phải học
lại cách đi lên xuống cầu thang, cài nút quần áo, tự nằm lên giƣờng, để tay ở vị
trí thích hợp trên bàn phím máy tính và gõ phím. Tôi dƣờng nhƣ mất khả năng
nhìn đúng cách — hay chính xác hơn là cách sử dụng tay chân để tƣơng tác với
những gì tôi nhận thức đƣợc. Vài tuần sau, khi các vấn đề trong nhận thức và
phối hợp vận động về cơ bản đã giảm bớt, Mikhaila, Andrey, con của chúng, và
tôi chuyển tới Florida để dành một khoảng thời gian hồi phục yên bình dƣới ánh
nắng mặt trời (sau cái lạnh u ám giữa mùa đông Moscow). Điều này xảy ra ngay
trƣớc khi toàn thế giới lo ngại về đại dịch COVID19.

Ở Florida, tôi cố cai thuốc do bệnh viện ở Moscow kê đơn, mặc dù tôi vẫn thấy
tê ở bàn tay và bàn chân trái, run rẩy hai chi cũng nhƣ các cơ ở trán, co giật và
chứng lo âu hành hạ. Tất cả những triệu chứng này tăng lên khá rõ rệt khi lƣợng
thuốc uống của tôi giảm xuống, tới mức khoảng 2 tháng sau, tôi phải dùng lại
liều lƣợng đƣợc chỉ định ban đầu ở Nga. Đây là một thất bại về mặt vật chất, vì
quá trình giảm bớt liều lƣợng với sự lạc quan trƣớc đó mà giờ thì kết quả là thất
bại, cũng nhƣ khiến tôi trở lại trạng thái phải phụ thuộc vào thuốc mà tôi đã phải
trả giá đắt để cố loại bỏ. Thực may mắn vì tôi đã có gia đình và bạn bè kề bên
trong suốt thời gian này, và công ty của họ đã hết lòng tạo điều kiện cho ngƣời
thân và bạn bè giúp tôi có động lực tiếp tục điều trị trong khi các triệu chứng tôi
gặp phải ngày càng tăng, đặc biệt là vào buổi sáng.
Vào cuối tháng 5, 3 tháng sau khi rời Nga, tình trạng của tôi trở nên tồi tệ hơn
thay vì cải thiện, và việc dựa dẫm vào những ngƣời tôi yêu thƣơng là điều
không thể chấp nhận đƣợc và không công bằng. Mikhaila và Andrey đã liên lạc
với một phòng khám ở Serbia để thực hiện một phƣơng pháp mới nhằm giải
quyết triệt để vấn đề cai thuốc benzodiazepine, và chúng đã sắp xếp để chuyển
tôi đến đó, chỉ 2 ngày sau khi Serbia mở cửa trở lại trong thời gian đóng cửa vì
đại dịch.

Tôi không dám tuyên bố rằng những sự kiện xảy ra với vợ tôi, tôi, và những
ngƣời liên quan tới việc chăm sóc bà, là tốt đẹp gì. Những gì đã xảy ra với bà
thực sự khủng khiếp. Bà phải trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm
trọng và gần nhƣ nguy hiểm đến tính mạng, và sau đó phải chống chọi với bệnh
tật và thiếu vắng sự chăm sóc của tôi. Về phần mình, tôi cảm thấy khó chịu với
việc sắp mất đi ngƣời bạn đời trong 50 năm qua; thảm cảnh về những hậu quả
khủng khiếp của mất mát đó đối với các thành viên khác trong gia đình, bao
gồm cả con cái; những hậu quả tồi tệ và khủng khiếp của việc lệ thuộc vào chất
kích thích mà tôi đã vô tình vấp phải. Tôi sẽ không hạ thấp bất kỳ vấn đề nào
bằng cách tuyên bố rằng chúng tôi đã trở thành những ngƣời tốt khi sống nhờ
nó. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng việc cận kề sinh tử của vợ tôi đã thúc đẩy tôi
tham gia một số vấn đề liên quan tới sự sáng tạo và phát triển tinh thần ngay lập
tức nhằm giúp đỡ bà với tất cả những gì có thể có, và tôi phải viết ra để giữ gìn
nguyên ý nghĩa trong khi chỉ chỉnh sửa một vài từ trong cuốn sách này ngay cả
trong tình trạng đau khổ tột cùng. Chắc chắn là nhờ ngƣời thân và bạn bè
(những ngƣời đƣợc nêu tên cụ thể trong phần kết của cuốn sách) mà chúng tôi
vẫn còn sống, và cũng nhờ sự giúp đỡ của họ mà tôi có thể toàn tâm toàn ý viết
nên cuốn sách này — ngoại trừ tháng tôi nằm hôn mê ở Nga. Cuốn sách này
cung cấp cho tôi cả lý do để sống và một phƣơng tiện để kiểm tra khả năng tồn
tại của các luồng suy nghĩ mà tôi đã đấu tranh.

Tôi không cho là tôi đã từng tuyên bố — trong cuốn sách trƣớc đây — rằng
nhất thiết phải sống theo toàn bộ các quy tắc mà tôi đã trình bày. Tôi cho là
những gì tôi đã tuyên bố — những gì mà tôi hy vọng là đã khẳng định — là thế
này: Khi ta bị nuốt chửng bởi sự hỗn loạn; khi tự nhiên gieo lời nguyền lên ta
hay ngƣời ta yêu thƣơng bằng bệnh tật; hoặc khi chế độ chuyên chế toàn trị làm
mất đi thứ gì đó có giá trị mà ta đã tốn công xây dựng, ta nên cố thấu hiểu phần
còn lại của câu chuyện. Tất cả những bất hạnh đó chỉ là một nửa đau đớn của
câu chuyện về gánh nặng tồn tại, không lƣu ý tới yếu tố anh hùng cứu thế hay
sự cao quý về tinh thần nhân loại đòi hỏi phải gánh vác một trách nhiệm. Ta bỏ
qua phần đó trong câu chuyện nguy hiểm mà chúng tôi đang gặp, bởi vì cuộc
sống quá khó khăn nên việc đánh mất bản chất anh hùng của sự tồn tại có thể
khiến ta phải trả giá bằng mọi thứ. Ta sẽ không muốn điều đó xảy ra. Thay vào
đó, ta cần lấy lại tinh thần, nhìn nhận mọi thứ một cách cẩn thận và đúng đắn,
và sống theo cách mà ta có thể sống.
Trong bản thân ta tồn tại những nguồn sức mạnh mà ta có thể tận dụng, mặc dù
đôi khi không thể hoạt động nhƣ ý. Nếu ta có thể chấp nhận lỗi lầm của mình, ta
có thể học đƣợc nhiều thứ. Ta có thuốc men và bệnh viện, cũng nhƣ các bác sĩ
và y tá, những ngƣời chân thành và dũng cảm quan tâm đến việc săn sóc và giúp
đỡ ta vƣợt qua mỗi ngày. Và sau đó ta có đƣợc nhân cách và lòng dũng cảm của
riêng mình, và nếu nhƣ những ngƣời đó bị đánh bại tơi tả và ta thì sẵn sàng bỏ
cuộc, lúc đó ta sẽ đƣợc có nhân cách và lòng dũng cảm của những ngƣời mà ta
quan tâm và chăm sóc cho ta. Và có thể, chỉ có thể, với tất cả những sự giúp đỡ
đó, ta mới có thể vƣợt qua. Tôi có thể cho các bạn biết điều gì đã cứu tôi — đó
chính là tình yêu mà tôi dành cho gia đình; tình yêu mà họ dành cho tôi; sự
khích lệ mà họ đã gởi tới tôi, cùng với sự giúp đỡ của những ngƣời bạn; trên
thực tế, tôi vẫn còn một công việc có ý nghĩa mà có thể giúp tôi vƣợt qua khi ở
trong vực thẳm. Tôi buộc mình phải ngồi vào máy tính. Tôi phải cố gắng tập
trung, hít thở, không nói năng gì và "cắm mặt vào máy" trong suốt những tháng
dài vô tận bị ám ảnh bởi nỗi sợ và nỗi kinh hoàng. Và tôi hầu nhƣ gặp thất bại.
Hơn một nửa thời gian tôi cho là mình sẽ chết tại một trong nhiều bệnh viện nơi
tôi lƣu trú. Và tôi tin rằng, chẳng hạn, nếu tôi trở thành con mồi cho nỗi oán
hận, tôi sẽ chết một lần và mãi mãi — và rằng tôi thật may mắn khi tránh đƣợc
số phận nhƣ vậy.

Phải chăng (mặc dù không phải lúc nào ta cũng có thể thoát đƣợc hoàn cảnh
khủng khiếp mà ta đang gặp phải) tất cả chúng ta đều không thể đối phó với
trạng thái lƣỡng lự, nỗi khủng khiếp của tự nhiên, tính chuyên chế của nền văn
hóa, cái ác trong chính bản thân ta và những thứ khác nếu ta trở nên tốt đẹp và
can đảm hơn? Nếu ta cố gắng hƣớng tới những giá trị cao hơn? Nếu ta trung
thực hơn? Chẳng phải các yếu tố trải nghiệm có lợi sẽ tự thể hiện xung quanh ta
nhiều hơn sao? Có phải không, nếu ta đặt mục tiêu đủ cao, ta đủ can đảm,
không mệt mỏi mà hƣớng tới chân lý, điều mà cái Thiện đƣợc tạo ra sẽ...à,
không để biện minh cho nỗi kinh hoàng? Điều đó không hoàn toàn đúng, nhƣng
vẫn có khả năng xảy ra. Các thái độ và hành vi nhƣ vậy ít nhất có thể cung cấp
cho ta ý nghĩa đủ để ngăn chặn việc gặp phải nỗi kinh hoàng và nỗi kinh hoàng
đó làm ta mục ruỗng đồng thời biến thế giới xung quanh thành địa ngục.

Tại sao lại là Vượt Lên Trật Tự? Về mặt nào đó, điều này khá dễ hiểu. Trật tự là
một lãnh thổ đã đƣợc khai phá. Ta đang trong một trật tự, có nghĩa là khi các
hành động mà ta cho là phù hợp tạo ra kết quả mà ta hƣớng tới. Ta coi trọng
những kết quả nhƣ vậy một cách tích cực, là vì, thứ nhất, rằng ta đã tiến gần hơn
tới những gì ta mong muốn, và thứ hai, rằng lý thuyết của ta về cách thế giới
vận hành vẫn còn chính xác ở mức có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, tất cả các
trạng thái trong trật tự, bất kể an toàn và thoải mái tới đâu, đều vẫn còn tồn tại
thiếu sót. Kiến thức của ta về cách thế giới vận hành vẫn vĩnh viễn không đầy
đủ — một phần vì ta thiếu hiểu biết một cách sâu sắc về đại dƣơng những gì ta
chƣa biết, một phần vì ta cố chấp mù quáng, và một phần vì thế giới liên tục
thay đổi một cách bất ngờ. Hơn nữa, trật tự mà ta cố áp đặt lên thế giới có thể
trở nên quá cứng nhắc, là hệ quả do những nỗ lực thiếu sáng suốt nhằm cố loại
bỏ những gì ta chƣa và không muốn biết. Khi những nỗ lực nhƣ vậy đi quá xa,
chủ nghĩa toàn trị sẽ tiến tới đe dọa, do đƣợc thúc đẩy bởi mong muốn thực hiện
toàn quyền kiểm soát ở những khía cạnh không thể kiểm soát đƣợc, ngay cả về
nguyên tắc. Điều này có nghĩa là mạo hiểm hạn chế mọi thay đổi về tâm lý và
xã hội cần thiết để duy trì sự thích nghi với thế giới luôn biến đổi không ngừng
gây nguy hiểm. Và vì vậy, ta không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với nhu cầu
vƣợt ra khỏi trật tự, sang một mặt đối lập của nó: Hỗn Loạn.

Nếu trật tự là nơi mà những gì ta muốn đƣợc khai sáng — khi ta hành động phù
hợp với sự khôn ngoan đặc biệt của mình — thì hỗn loạn là nơi mà ta không
mong đợi hoặc vẫn còn tiến lên phía trƣớc một cách mù quáng so với tiềm năng
xung quanh. Thực tế là nếu một điều gì đó đã từng xảy ra nhiều lần trong quá
khứ thì không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra theo cùng một cách trong
tƣơng lai (¹). Luôn vĩnh viễn tồn tại một lãnh vực nằm ngoài những gì ta có thể
biết và dự đoán. Hỗn loạn là mới lạ, bất thƣờng, không thể đoán trƣớc, luôn
biến đổi, luôn gián đoạn, và thƣờng là, suy sụp, nhƣ những gì ta đã cho là hiển
nhiên thì chúng tự bộc lộ tính chất không đáng tin cậy. Đôi khi chúng thể hiện
một cách nhẹ nhàng, bộc lộ những bí ẩn trong các trải nghiệm khiến ta tò mò,
thích thú nhƣ bị thôi miên. Điều này đặc biệt có thể xảy ra, mặc dù không phải
là không thể tránh khỏi, khi ta tiếp cận những gì ta không hiểu một cách tự
nguyện, với sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và kỷ luật bản thân. Những lần khác, điều bất
ngờ này dần trở nên khủng khiếp một cách đột ngột và vô tình, và ta trở nên
không hoàn thiện, rồi tan rã, và chỉ có thể ghép các mảnh bản thân trở lại với
nhau trong một nỗ lực cực kỳ khó khăn — nếu đƣợc.
(¹): Đây là tiên đề "Vấn đề về cảm ứng" lừng danh của triết gia ngƣời Scotland David Hume.

Về bản chất, trạng thái trật tự hay trạng thái hỗn loạn đều đối nghịch lẫn nhau.
Đó là cách nhìn nhận sai lầm. Tuy nhiên, trong cuốn sách trƣớc đây của tôi, 12
Quy Luật cho Cuộc Đời, tôi tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để khắc
phục hậu quả của tình trạng hỗn loạn. Và bởi vì chỉ có chính Chúa mới thấu
hiểu đƣợc điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, cho nên ta phải chuẩn bị cho mọi tình
huống có thể xuất hiện. Và vấn đề xảy ra là, nó khiến ta kiệt sức, nếu ta phải
liên tục chuẩn bị đối phó quá mức. Nhƣng tôi không tuyên bố rằng sự hỗn loạn
cần phải đƣợc loại bỏ (là điều không thể xảy ra trong mọi trƣờng hợp), mặc dù
những cái chƣa biết cần đƣợc xem xét cẩn thận, nhƣ tôi đã nhiều lần nhấn mạnh
trong cuốn sách trƣớc. Bất cứ cái gì không đƣợc đổi mới thì đều đình trệ, và
chắc chắn là với trƣờng hợp một cuộc sống mà thiếu vắng đi sự tò mò — là loại
bản năng đẩy ta vào những cái chƣa biết — thì chỉ là một dạng tồn tại đã bị thu
hẹp đi nhiều. Cái gì mới cũng thú vị, hấp dẫn và khiêu khích, trong giả định
rằng tần suất nó xuất hiện không làm trạng thái hiện tại của ta suy yếu và mất ổn
định đáng kể.
Giống nhƣ cuốn 12 Quy Luật cho Cuộc Đời, cuốn sách hiện tại này là bản giải
thích các quy tắc đƣợc rút ra từ một danh sách dài hơn gồm 42 quy tắc, đƣợc
phổ biến lần đầu tiên trên trang web hỏi đáp Quora. Không giống nhƣ cuốn sách
trƣớc, "Vƣợt Lên Trật Tự" mở rộng thêm chủ đề khái quát làm thế nào để tránh
đƣợc những nguy cơ từ việc bảo vệ và kiểm soát quá mức mà vẫn có lợi. Bởi vì
chỉ dựa vào những gì ta hiểu là không đủ (khi ta phát hiện ra những thứ xung
quanh mà ta đang cố kiểm soát tuy nhiên lại đi sai hƣớng), ta cần giữ một chân
trong tình trạng trật tự trong khi dự kiến bƣớc chân kia ra xa hơn. Và vì vậy, ta
đƣợc thúc đẩy để khám phá và tìm ra ý nghĩa sâu sắc nhất của việc đứng ở
đƣờng biên giới, đủ an toàn để giữ cho nỗi sợ trong tầm kiểm soát nhƣng luôn
học hỏi, không ngừng học hỏi, khi đối mặt với những ta chƣa quen hoặc thích
nghi. Chính bản năng có ý nghĩa này — một điều gì đó sâu sắc hơn nhiều so với
một suy nghĩ đơn thuần — là kim chỉ nam cho ta trong cuộc sống, để ta không
bị choáng ngợp bởi môi trƣờng xung quanh, hoặc hệ thống giá trị và niềm tin
đƣợc phô trƣơng quá hạn hẹp hay quá hợm hĩnh, lố lăng và còi cọc theo năm
tháng đồng thời gây nguy hiểm không kém.

Vậy cụ thể thì tôi viết về cái gì? Quy luật I mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc ổn
định và có thể dự đoán đƣợc của xã hội với sức khỏe tâm lý cá nhân, đồng thời
đƣa ra trƣờng hợp những cấu trúc nhƣ vậy cần đƣợc những ngƣời có tính sáng
tạo cập nhật nếu muốn duy trì sức sống của mình. Quy luật II phân tích hình ảnh
giả kim thuật cổ xƣa tồn tại hàng thế kỷ qua, dựa vào một số câu chuyện — từ
xa xƣa cho tới hiện đại — để làm sáng tỏ bản chất và quá trình phát triển
nguyên vẹn của nhân cách con ngƣời. Quy luật III cảnh báo những nguy cơ của
việc né tránh các luồng thông tin (quan trọng đối với sự trẻ hóa liên tục của tinh
thần) đƣợc báo hiệu bởi sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu cực nhƣ đau đớn,
lo âu và sợ hãi.

Quy luật IV lập luận rằng ý nghĩa giúp duy trì nhân loại vƣợt qua những giai
đoạn khó khăn không phải nằm ở hạnh phúc thoáng qua, mà ở sự tự nguyện
chấp nhận trách nhiệm trƣởng thành đối với bản thân và ngƣời khác. Quy luật V
sử dụng một ví dụ duy nhất, đƣợc rút ra từ trải nghiệm với tƣ cách là một nhà
tâm lý học lâm sàng của tôi, để minh họa cho sự cần thiết của các cá nhân và xã
hội đối với việc tuân theo các mệnh lệnh xuất phát từ lƣơng tâm. Quy luật VI
mô tả sự nguy hiểm của việc quy kết nguyên nhân phức tạp của các vấn đề xã
hội và cá nhân cho các biến số đơn lẻ nhƣ giới tính, giai cấp hoặc quyền lực.

Quy luật VII phác thảo mối quan hệ cốt yếu giữa sự phấn đấu có kỷ luật theo
một hƣớng duy nhất với việc rèn luyện tính cách cá nhân để đạt đƣợc khả năng
kiên cƣờng khi đối mặt với nghịch cảnh. Quy luật VIII tập trung vào tầm quan
trọng sống còn của kinh nghiệm về thẩm mỹ nhƣ là một bản hƣớng dẫn cho cái
gì là đúng, là tốt và duy trì trong quá trình trải nghiệm thế giới của nhân loại.
Quy luật IX đƣa ra trƣờng hợp rằng những trải nghiệm trong quá khứ, những
trải nghiệm trong hiện tại vẫn còn chứa đầy đau đớn và sợ hãi, có thể bị loại bỏ
khỏi nỗi kinh hoàng bằng cách tự nguyện khai phá và kiểm tra lại bằng lời nói.

Quy luật X lƣu ý tầm quan trọng của việc trao đổi minh bạch để duy trì thiện
chí, sự tôn trọng lẫn nhau và sự hợp tác chân thành mà nếu không có thì cái tình
thực sự không thể duy trì đƣợc. Quy luật XI mô tả thế giới trải nghiệm của nhân
loại theo cách giải thích những thứ thúc đẩy 3 kiểu phản ứng tâm lý phổ biến
nhƣng cực kỳ nguy hiểm, mô tả hậu quả thảm khốc của việc trở thành con mồi
cho cảm xúc và đƣa ra một lộ trình thay thế. Quy luật XII cho thấy rằng lòng
biết ơn khi đối mặt với những bi kịch không thể tránh khỏi của cuộc sống nên
đƣợc coi là biểu hiện chân chính của lòng dũng cảm và đạo đức đáng ngƣỡng
mộ, cần thiết để tiếp tục cuộc hành trình khó khăn của ta*.
*Độc giả quan tâm có thể lƣu ý rằng cuốn sách này và cuốn sách trƣớc đó — mặc dù đƣợc xuất bản riêng rẽ —
cũng đƣợc thiết kế từ một ý tƣởng chung để thể hiện sự cân bằng mà cả hai cuốn đều cố mô tả. Đó là vì lý do
mà (ít nhất là trong các phiên bản bằng tiếng Anh), cuốn đầu tiên đƣợc phủ ngoài bởi màu trắng và cuốn thứ hai
là màu đen. Cả hai tạo thành một tập hợp biểu tƣợng, giống nhƣ âm-dƣơng của Đạo giáo.

Tôi hy vọng rằng tôi có phần khôn ngoan hơn trong việc giải thích bộ 12 Quy
luật thứ 2 này so với 4 năm trƣớc, khi tôi viết cuốn đầu tiên — đặc biệt là vì
những phản hồi mang tính xây dựng mà tôi nhận đƣợc trong quá trình nỗ lực
cung cấp ý tƣởng cho khán giả trên khắp thế giới, một cách trực tiếp, trên kênh
YouTube và thông qua podcast và blog của tôi. Do đó, tôi hy vọng mình đã cố
gắng làm sáng tỏ một số vấn đề mà có lẽ chƣa đƣợc trình bày một cách rõ ràng
trong cuốn sách trƣớc đây, cũng nhƣ trình bày nhiều điều điều mới mẻ. Cuối
cùng, tôi hy vọng rằng mọi ngƣời thấy cuốn sách này hữu ích đối với cá nhân
họ nhƣ khi họ nhận đƣợc trong bộ 12 Quy luật đầu tiên. Đối với tôi, đó là một
sự hài lòng vô cùng to lớn khi có rất nhiều độc giả chia sẻ rằng họ đã rút ra sức
mạnh từ những suy nghĩ và câu chuyện mà tôi có vinh dự đƣợc mang ra và chia
sẻ.
QUY LUẬT I

KHÔNG LÀM TỔN HẠI TỚI CÁC CƠ CHẾ XÃ HỘI HOẶC THÀNH
TỰU SÁNG TẠO MỘT CÁCH BẤT CẨN

CÔ ĐƠN VÀ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

Tôi từng quan sát một bệnh nhân sống một mình hàng năm trời*. Ông bị cô lập
về nhiều mặt ngoài hoàn cảnh sống của mình. Ông có mối quan hệ cực kỳ hạn
chế với gia đình. Cả hai cô con gái của ông đều đã chuyển ra nƣớc ngoài, không
giữ liên lạc thƣờng xuyên và ông không còn ngƣời thân nào khác, ngoại trừ cha
và chị gái ghẻ lạnh mình. Vợ và mẹ của các con ông đã qua đời nhiều năm
trƣớc, và mối quan hệ duy nhất mà ông cố gắng thiết lập khi gặp tôi trong suốt
hơn 15 năm đã chấm dứt trong bi kịch khi ngƣời bạn đời mới quen của ông thiệt
mạng trong một vụ tai nạn ô tô.
*Tôi cố thay đổi một chút dữ liệu từ hồ sơ khám lâm sàng của mình đủ để đảm bảo quyền riêng tƣ của khách
hàng đồng thời cố gắng duy trì truyền đạt sự thực cần thiết về những gì tôi cho là có liên quan tới chủ đề.

Khi chúng tôi bắt đầu gặp nhau, phải nói là thực khó khăn để giao tiếp đƣợc
suôn sẻ. Ông không quen với sự tinh tế trong giao tiếp xã hội, vì vậy hành vi
của ông, bằng lời nói và cử chỉ, thiếu nhịp điệu và sự hài hòa đặc trƣng của
ngƣời thông thạo giao tiếp xã hội. Thời thơ ấu, ông bị cả cha và mẹ bỏ rơi cả về
mặt sinh lý và tâm lý. Cha ông — hầu nhƣ vắng mặt suốt ngày — có xu hƣớng
bỏ bê và đối xử tàn bạo với ông, trong khi mẹ ông mắc chứng nghiện rƣợu kinh
niên. Ông cũng thƣờng xuyên bị hành hạ và quấy rối ở trƣờng, và không hề
đƣợc một giáo viên nào bảo vệ trong suốt những năm học tập. Những trải
nghiệm này khiến bệnh nhân của tôi có xu hƣớng trầm cảm, hoặc ít nhất là tồi tệ
hơn những gì tôi có thể chẩn đoán. Do đó, ông hay tỏ ra thất thần, cáu kỉnh và
hơi dễ thay đổi tâm trạng nếu cảm thấy bị hiểu lầm hoặc bị gián đoạn bất ngờ
trong cuộc trò chuyện. Những phản ứng nhƣ vậy giúp đảm bảo rằng tình trạng
là mục tiêu bị bắt nạt tiếp tục bƣớc vào đời sống trƣởng thành của ông, đặc biệt
là ở nơi làm việc.

Tuy nhiên, tôi sớm nhận thấy rằng mọi chuyện diễn ra khá tốt đẹp trong các
buổi gặp mặt nếu tôi chủ yếu giữ im lặng. Ông sẽ ghé, hàng tuần hoặc 2 tuần
một lần, và tâm sự về những gì đã xảy ra khiến ông bận tâm trong các ngày
trƣớc đó. Nếu tôi duy trì sự im lặng trong 50 phút đầu tiên của buổi gặp mặt
thƣờng kéo dài 1 tiếng, chăm chú lắng nghe, thì chúng tôi có thể trò chuyện một
cách tƣơng đối bình thƣờng, trao đổi qua lại trong 10 phút còn lại. Cách thức
này tiếp tục diễn ra trong hơn một thập niên, khi tôi ngày càng học đƣợc cách
khép miệng lại (một điều không hề dễ dàng đối với tôi). Tuy nhiên, khi nhiều
năm trôi qua, tôi nhận thấy rằng tỷ lệ thời gian ông dành để thảo luận về các vấn
đề tiêu cực với tôi đã giảm xuống. Các buổi trò chuyện của chúng tôi — trên
thực tế, đa số là ông độc thoại — luôn bắt đầu với những thứ làm ông bận tâm,
và hiếm khi tiến triển sang các chủ đề khác hơn. Nhƣng ông vẫn làm việc chăm
chỉ ở bên ngoài, tiếp xúc nhiều bạn bè hơn, tham gia các buổi triển lãm nghệ
thuật và lễ hội âm nhạc, đồng thời tái hồi phục tài năng sáng tác nhạc và chơi
guitar bị bỏ quên từ lâu. Khi trở nên hòa nhập với xã hội hơn, ông bắt đầu đƣa
ra các giải pháp cho những vấn đề mà ông thảo luận với tôi, và trong phần cuối
của buổi gặp mặt, ông và tôi trao đổi một số khía cạnh tích cực trong cuộc sống
của ông. Tiến trình diễn ra lúc đầu rất chậm, nhƣng ông đã tiến bộ liên tục. Khi
ông tới gặp tôi lần đầu tiên, chúng tôi không thể ngồi cùng nhau tại một bàn
trong quán cà phê — hoặc, trên thực tế, trong bất kỳ không gian công cộng nào
— để trực tiếp trò chuyện với nhau mà ông không bị tê liệt và im lặng tuyệt đối.
Khi chúng tôi kết thúc liệu trình, ông đã có thể đọc bài thơ mình sáng tác trƣớc
một nhóm nhỏ ngƣời nghe, và thậm chí thử sức diễn hài độc thoại.

Trên thực tế, cá nhân ông là bài học tốt nhất về điều mà tôi nhận ra trong hơn 20
năm tƣ vấn tâm lý của mình: mọi ngƣời phụ thuộc vào việc giao tiếp liên tục với
ngƣời khác để giữ cho tâm trí của họ luôn đƣợc trật tự. Tất cả chúng ta đều cần
suy nghĩ để giữ cho mọi thứ đƣợc nhƣ ý, nhƣng ta chủ yếu suy nghĩ bằng cách
giao tiếp. Ta cần nói chuyện về những gì đã xảy ra, để ta có thể phân biệt với
những mối quan tâm tầm thƣờng bị thổi phồng quá mức, có thể khiến luồn tƣ
duy của ta bị ảnh hƣởng bởi các trải nghiệm thực sự quan trọng. Ta cần nói
chuyện về bản chất của hiện tại và kế hoạch cho tƣơng lai, để ta biết ta đang ở
đâu, về đâu và lý do tại sao lại ta lại đi. Ta phải truyền đạt các chiến lƣợc và
chiến thuật mà ta đã soạn sẵn trƣớc sự đánh giá của những ngƣời khác, để đảm
bảo tính hiệu quả và khả năng hoàn thiện của chúng. Ta cũng cần lắng nghe bản
thân khi nói chuyện, để có thể sắp xếp các phản ứng cùng động cơ thúc đẩy cơ
thể và cảm xúc thành một trật tự rõ ràng và có tổ chức, để đối phó với những
mối quan tâm đƣợc phóng đại một cách phi lý. Ta cần nói chuyện — cả để nhớ
và để quên.

Bệnh nhân của tôi rất cần ai đó lắng nghe ông. Ông cũng cần phải hoàn toàn hòa
nhập vào các nhóm xã hội lớn hơn và phức tạp hơn — một thứ gì đó mà ông đã
lên kế hoạch trƣớc trong các buổi gặp mặt cùng tôi, và sau đó tự mình thực hiện.
Nếu ông sa vào cạm bẫy của việc bôi nhọ giá trị các mối quan hệ và tƣơng tác
giữa các cá nhân vì tiểu sử bị cô lập và đối xử hà khắc, ông sẽ có rất ít cơ hội để
lấy lại sức khỏe và hạnh phúc của mình. Thay vào đó, ông đã học hỏi theo hình
ảnh "sợi dây thừng", từng bó dây quyện chặt vào nhau, mà gia nhập vào thế giới
rộng lớn.

LƯƠNG TRI LÀ MỘT CƠ CHẾ XÃ HỘI


Đối với bác sỹ Sigmund Freud và Carl Jung, hai nhà tâm lý học chiều sâu vĩ đại,
lƣơng tri là đặc điểm trong tâm trí một cá nhân. Theo quan điểm của họ, mọi
ngƣời đều đƣợc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với tình huống, khi các nhân
cách phụ (subpersonality) tồn tại trong mỗi ngƣời đƣợc tích hợp và cân bằng
theo các biểu hiện một cách hợp lý. Cái Nó ("Id" trong tiếng Đức, nghĩa là "nó",
phần bản năng của tâm trí, đại diện cho tự nhiên, trong tất cả sức mạnh ngoại lai
tồn tại bên trong ta); Cái Siêu Tôi (đại diện cho trật tự xã hội đƣợc nội tại hóa
đôi khi bị áp bức); và Cái Tôi (cái nhân cách nhỏ nhoi bị đè bẹp giữa hai tên bạo
chúa nhƣng thiết yếu đó) — tất cả đều có chức năng chuyên biệt đối với Freud,
ngƣời đầu tiên khái niệm hóa sự tồn tại của chúng. Cái Nó, Cái Tôi, Cái Siêu
Tôi tƣơng tác với nhau nhƣ hành pháp, lập pháp, và các nhánh tƣ pháp của một
chánh phủ hiện đại. Jung, mặc dù chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ Freud, lại phân tích
sự phức tạp của tâm trí theo một cách khác. Đối với ông, Cái Tôi của một cá
nhân phải tìm đƣợc vị trí thích hợp của nó trong mối quan hệ với cái bóng
("shadow", mặt tối của nhân cách), anima (tính nữ) hay animus (tính nam), là
các mặt trái ngƣợc thƣờng bị kìm nén của nhân cách, và bản ngã (bản thể bên
trong của khả năng lý tƣởng). Nhƣng tất cả các thuộc tính khác nhau này, theo
quan điểm của Jung và Freud, đều có một điểm chung: chúng tồn tại trong nội
tâm của nhân loại, bất kể môi trƣờng xung quanh là gì. Tuy nhiên, nhân loại là
những sinh vật sống theo xã hội — một cách hoàn toàn xuất sắc — và không
thiếu trí tuệ cùng sự hƣớng dẫn từ bên ngoài gắn liền với thế giới xã hội. Tại sao
phải dựa vào nguồn lực hạn chế của bản thân để nhớ đƣờng, hoặc tìm đƣờng đi
trong vùng đất mới, khi mà ta có thể dựa vào những biển báo và bảng chỉ dẫn
do ngƣời khác đặt ở đó một cách công phu? Freud và Jung, với sự tập trung cao
độ vào tâm lý tự chủ của mỗi cá nhân, lại tập trung quá ít vào vai trò của cộng
đồng trong việc duy trì sức khỏe tâm thần cá nhân.

Chính vì những lý do đó mà tôi đánh giá vị trí của tất cả các bệnh nhân mới
khám lâm sàng của mình theo một vài khía cạnh phụ thuộc phần lớn vào thế
giới xã hội khi tôi bắt đầu gặp họ lần đầu tiên: Họ đƣợc giáo dục phù hợp với
khả năng trí tuệ hay tham vọng của họ hay chƣa? Việc sử dụng thời gian rảnh
của họ có ý nghĩa và hiệu quả không? Họ đã lập kế hoạch chắc chắn và rõ ràng
cho tƣơng lai chƣa? Họ (và những ngƣời thân) có gặp bất kỳ vấn đề nghiêm
trọng nào về sức khỏe thể chất hoặc kinh tế hay không? Họ có bạn bè và hòa
nhập tốt vào xã hội không? Một mối quan hệ thân mật ổn định và thỏa mãn?
Mối quan hệ trong gia đình có gần gũi và đúng chức năng không? Sự nghiệp —
hoặc, ít nhất là một công việc — có đủ ổn định tài chánh và, nếu có thể, là một
cơ hội để thỏa mãn mọi nhu cầu? Nếu câu trả lời cho bất kỳ 3 câu hỏi nào trở
lên trong số những câu hỏi này là không, tôi cho rằng bệnh nhân mới chƣa đủ
hòa nhập vào thế giới xã hội và có nguy cơ chìm vào vòng xoáy bất ổn về mặt
tâm lý. Nhân loại tồn tại giữa xã hội chứ không phải là tồn tại thuần túy trong
tâm trí cá nhân. Cá nhân không nhất thiết phải đƣợc kết nối chặt chẽ với ngƣời
khác nếu họ có thể duy trì hành vi đƣợc chấp nhận ở mức tối thiểu. Nói một
cách đơn giản: Ta phải đẩy các vấn đề về lƣơng tri ra bên ngoài. Một ngƣời
khỏe mạnh về mặt tinh thần không chỉ vì tâm trí họ toàn vẹn, mà bởi vì họ liên
tục đƣợc nhắc nhở về cách suy nghĩ, hành vi và cách giao tiếp với những ngƣời
xung quanh.

Nếu ta bắt đầu đi chệch ra khỏi con đƣờng thẳng và hẹp — nếu ta bắt đầu có
hành vi không đúng — mọi ngƣời sẽ phản ứng lại với những sai sót của ta trƣớc
khi chúng trở nên quá lớn, và động viên, cƣời, vỗ về và chỉ trích để ta trở lại vị
trí ban đầu. Họ sẽ nhƣớng mày, hoặc mỉm cƣời (hoặc không), hoặc tỏ ra nghiêm
nghị (hoặc không). Nói cách khác, nếu ngƣời khác có thể chịu đựng đƣợc việc
ta ở bên cạnh, họ sẽ liên tục nhắc nhở rằng không nên cƣ xử sai trái, và cũng
nhƣ liên tục kêu gọi ta phải cố gắng chấp hành. Tất cả những gì ta phải làm là
xem xét, lắng nghe và phản hồi các tín hiệu một cách thích hợp. Sau đó, mọi
ngƣời có thể vẫn còn động lực để gắn bó bên nhau đủ để ta không bắt đầu cuộc
hành trình dài lao xuống dốc. Đó là lý do để đánh giá cao việc ta hòa mình vào
thế giới với mọi ngƣời — bạn bè, các thành viên trong gia đình cũng nhƣ kẻ thù
— bất chấp chứng lo âu và thất vọng mà các tƣơng tác xã hội thƣờng tạo ra.

Nhƣng làm thế nào ta có thể phát triển đƣợc sự đồng thuận rộng rãi về hành vi
xã hội nhằm củng cố sự ổn định về tâm lý của mình? Đó có vẻ là một nhiệm vụ
khá khó khăn — nếu không muốn nói là bất khả thi — khi đối mặt với mặc cảm
tự ty liên tục lao về phía ta. "Ta theo đuổi cái này hay cái kia?" "Giá trị của tác
phẩm này so với giá trị của tác phẩm kia nhƣ thế nào?" "Ai có năng lực hơn,
sáng tạo hơn, hoặc quyết đoán hơn,- và do đó nên đƣợc hƣởng quyền lợi?" Câu
trả lời cho những câu hỏi nhƣ vậy phần lớn đƣợc hình thành dựa trên kết quả
của việc đàm phán chuyên sâu — bằng lời nói và cử chỉ — điều chỉnh hành vi,
hợp tác và cạnh tranh giữa các cá nhân. Những gì ta cho là có giá trị và đáng
đƣợc quan tâm sẽ trở thành một phần của khế ƣớc xã hội; một phần của phần
thƣởng và hình phạt tƣơng ứng cho việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; một phần
của những điều liên tục chỉ ra và nhắc nhở: "Đây là những hành vi đƣợc đánh
giá cao. Nhìn vào cái đó (nhận thức rằng) chứ không phải cái gì khác. Hãy theo
đuổi điều đó (hành động vì mục tiêu đó) chứ không phải theo đuổi thứ khác".
Việc tuân thủ những chỉ dẫn và lời nhắc nhở đó nói chung là lƣơng tri — và là
điều cần thiết cho mỗi ngƣời chúng ta ngay từ những giai đoạn đầu của cuộc
đời. Nếu không có thế giới xã hội làm trung gian, ta sẽ không thể tự tổ chức tâm
trí cho mình, và ta chỉ đơn giản là bị choáng ngợp bởi thế giới này.

MỤC TIÊU CỦA VIỆC CHỈ NGÓN TAY

May mắn cho tôi khi có đƣợc một cô cháu gái, Elizabeth Scarlett Peterson
Korikova, sinh vào tháng 8 năm 2017. Tôi theo dõi thực cẩn thận quá trình phát
triển của cháu, cố gắng hiểu cháu đang làm gì và chơi cùng với cháu. Khi cô bé
khoảng 1 tuổi rƣỡi, cô bé thể hiện ra các hành vi đáng yêu không chịu nổi —
khúc khích cƣời khi bị chọc, đập tay, xoa đầu và xoa mũi. Tuy nhiên, theo tôi,
điều đáng chú ý nhất trong tất cả những hành vi mà cô bé thể hiện ở độ tuổi đó
là khả năng chỉ ngón tay.

Cô bé khám phá ra ngón trỏ, sử dụng để chỉ vào tất cả các đồ vật trên thế giới
mà cô bé thấy thú vị. Cô bé rất vui khi làm nhƣ vậy, đặc biệt là khi cô bé chỉ tay
và thu hút sự chú ý của những ngƣời lớn xung quanh. Điều này cho thấy, theo
một cách không trùng lặp với bất kỳ cách nào khác, rằng hành động và ý định
của cô bé có ý nghĩa — ít nhất có thể xác định một phần trong đó là xu hƣớng
của một hành vi hoặc thái độ nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời khác. Không có
gì lạ khi cô bé đã thành công. Ta cạnh tranh để đƣợc chú ý, về mặt cá nhân, xã
hội và tài chánh. Không có đơn vị tiền tệ nào có giá trị vƣợt qua đƣợc điều đó.
Trẻ em, ngƣời lớn và toàn xã hội sẽ khô héo nhƣ một cành nho khi không có
điều đó. Để ngƣời khác chú ý vào những gì ta thấy quan trọng hoặc thú vị thì
trƣớc tiên, là phải xác nhận tầm quan trọng của những gì ta đang tham gia,
nhƣng điều quan trọng hơn, thì phải xác nhận ta là trung tâm đáng đƣợc coi
trọng của trải nghiệm có ý thức và là ngƣời có đóng góp cho tập thể. Chỉ tay
cũng là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngôn ngữ. Đặt tên cho một
thứ gì đó — sử dụng từ chỉ sự vật — về cơ bản là để chỉ tay tới nó, để chỉ rõ nó
so với mọi thứ khác, để cô lập nó và sử dụng cho mục đích cá nhân hay xã hội.

Khi cháu gái tôi chỉ tay, cô bé thực hiện một cách công khai. Khi cô bé chỉ vào
một cái gì đó, cô bé có thể ngay lập tức quan sát phản ứng của ngƣời thân gần
gũi với cô bé. Có thể nói, chỉ tay vào một thứ mà không ai khác quan tâm thì
đúng là vô vọng. Vì vậy, cô bé nhắm ngón trỏ vào thứ gì đó mà cô bé thấy thú
vị và sau đó nhìn xung quanh xem có ai quan tâm không. Cô bé đã học đƣợc
một bài học quan trọng khi còn nhỏ: Nếu ta không giao tiếp để thu hút ngƣời
khác, thì giá trị khi giao tiếp — thậm chí giá trị khi ta xuất hiện — có nguy cơ
giảm xuống bằng 0. Chính bằng cách đó, cô bé bắt đầu khám phá sâu sắc hơn
thứ bậc giá trị phức tạp hình thành nên gia đình và xã hội rộng lớn hơn xung
quanh cô bé.

Scarlett hiện đang học nói — một hình thức chỉ trỏ (và thăm dò) phức tạp hơn.
Mỗi từ là một ngón trỏ, theo cách đơn giản hóa hoặc khái quát hóa. Đặt tên cho
một cái gì đó không chỉ để làm cho nó tỏa sáng trên nền vô hạn của những thứ
có thể gọi tên, mà còn để gom lại thành nhóm hoặc phân loại nó, cùng lúc với
nhiều hiện tƣợng khác về tiện ích hoặc ý nghĩa rộng lớn của nó. Ví dụ: ta sử
dụng từ "sàn", nhƣng không sử dụng một từ riêng biệt cho tất cả các loại sàn mà
ta có thể gặp phải (bằng bê tông, bằng gỗ, bằng đất, bằng kính), và ít hơn rất
nhiều lần so với tất cả các biến thể vô tận của màu sắc, kết cấu và bóng râm tạo
nên các chi tiết của mặt sàn đang chịu trọng lƣợng của ta. Ta sử dụng một hình
đại diện có độ phân giải thấp: Nếu mặt sàn giữ cho ta đứng thẳng, ta có thể di
chuyển thoải mái bên trên và mặt sàn nằm bên trong một tòa nhà, thì phải gọi nó
là một "tầng" mới đủ chính xác. Từ này phân biệt sàn nhà với tƣờng, nhƣng
cũng hạn chế sự thay đổi trong tất cả các loại sàn tồn tại dựa trên một khái niệm
duy nhất — các bề mặt bằng phẳng trong nhà, ổn định, có thể đi lại đƣợc.

Những từ mà ta sử dụng là công cụ để xây dựng nên trải nghiệm của ta, về mặt
chủ quan và cá nhân — nhƣng đều đƣợc xã hội quyết định. Tất cả chúng ta sẽ
không biết và sử dụng từ "tầng" trừ khi tất cả chúng ta đồng ý rằng có điều gì đó
đủ mô tả về các mặt sàn để chứng minh ý nghĩa của chúng. Vì vậy, việc đơn
thuần đặt tên cho một thứ gì đó (và tất nhiên, đồng ý về tên gọi) là một phần
quan trọng của quá trình mà theo đó thế giới phức tạp vô hạn của các hiện tƣợng
và hiện thực đƣợc giảm xuống thành thế giới chức năng của giá trị. Và chính sự
tƣơng tác liên tục với các cơ chế xã hội đã làm cho việc giảm thiểu — các thông
số kỹ thuật này — trở nên khả thi.

TA NÊN CHỈ TAY TỚI CÁI GÌ?

Thế giới xã hội thu hẹp và đặc tả toàn bộ thế giới này cho ta, đánh dấu lên cái gì
là quan trọng. Nhƣng "quan trọng" có nghĩa là gì? Nó đƣợc xác định nhƣ thế
nào? Mỗi cá nhân đều đƣợc nhào nặn bởi thế giới xã hội. Nhƣng các cơ chế xã
hội cũng đƣợc nhào nặn bởi yêu cầu của các cá nhân tạo ra cơ chế đó. Phải cần
có sự sắp xếp thỏa đáng giữa khả năng cung cấp của ta với những yêu cầu cơ
bản của cuộc sống. Ta không thể sống mà không có thức ăn, nƣớc uống, không
khí sạch và nơi trú ẩn. Ít hiển nhiên hơn thì ta yêu cầu đƣợc đồng hành, đƣợc
chơi cùng, đƣợc tiếp xúc và thân mật. Đây là tất cả các nhu cầu sinh học cũng
nhƣ tâm lý (và đây không phải là một danh sách đầy đủ). Ta phải biểu thị rồi
sau đó tận dụng các yếu tố của thế giới mà có khả năng cung cấp cho ta những
nhu cầu này. Và thực tế là ta đƣợc thêm một loạt các ràng buộc xã hội sâu sắc
khác vào tình huống: Ta phải nhận thức và hành động theo cách đáp ứng các
nhu cầu sinh học và tâm lý của ta — nhƣng, vì không ai có thể sống một cách
biệt lập, nên ta phải đáp ứng chúng theo cách đƣợc ngƣời khác chấp thuận. Điều
này có nghĩa là các giải pháp ta áp dụng cho các vấn đề sinh học cơ bản cũng
phải đƣợc chấp nhận và có thể thực hiện đƣợc về mặt xã hội.

Cũng cần phải xem xét sâu hơn về mức độ giới hạn phổ quát cần thiết cho các
giải pháp khả thi và các kế hoạch có thể thực hiện đƣợc. Đầu tiên, nhƣ tôi đã ám
chỉ, về nguyên tắc, kế hoạch phải giải quyết đƣợc các vấn đề thực tế. Thứ hai,
nó phải hấp dẫn ngƣời khác — thƣờng là khi đối mặt với các kế hoạch cạnh
tranh khác — nếu không ngƣời khác sẽ tỏ thái độ không hợp tác và có thể phản
đối ta. Do đó, nếu tôi đánh giá cao một cái gì đó, tôi phải xác định giá trị của nó
để những ngƣời khác có thể đƣợc hƣởng lợi cùng. Tôi không thể chỉ dành phần
tốt cho mình: nó phải tốt cho tôi và cho những ngƣời xung quanh tôi. Và ngay
cả nhƣ vậy vẫn chƣa đủ — có nghĩa là còn nhiều ràng buộc hơn nữa về cách thế
giới vận hành. Cách tôi nhìn và đánh giá thế giới, gắn liền với những kế hoạch
mà tôi đang thực hiện, phải có ích cho tôi, gia đình tôi và cộng đồng rộng lớn
xung quanh. Hơn nữa, kế hoạch đó cần phải đƣợc thực hiện ngay hôm nay,
không phải làm theo cách chia nhỏ ra để dành cho ngày mai, tuần sau, tháng sau
và năm sau (thậm chí cả 10 năm sau hay một thế kỷ tới). Một giải pháp tốt cho
một vấn đề liên quan tới việc chịu đựng nỗi đau phải có khả năng đƣợc thực
hiện nhiều lần, không bị sa vào lối mòn của việc lặp đi lặp lại — giải pháp đó
phải đƣợc áp dụng với mọi ngƣời qua các thời đại.

Những ràng buộc phổ quát này, biểu hiện về mặt sinh học và áp đặt về mặt xã
hội, làm giảm mức độ phức tạp của thế giới xuống một thứ gần đúng với phạm
vi giá trị phổ biến có thể hiểu đƣợc. Điều đó đặc biệt quan trọng, bởi vì luôn có
những vấn đề không giới hạn và tồn tại những giải pháp tiềm năng theo giả
thuyết cũng không giới hạn, nhƣng có một số lƣợng tƣơng đối hạn chế các giải
pháp có thể thực hiện đƣợc trên thực tế, đồng thời về mặt tâm lý và xã hội. Trên
thực tế, các giải pháp bị hạn chế ngụ ý sự tồn tại của một cái gì đó giống nhƣ là
một phẩm giá tự nhiên — có lẽ mang tính bất định, vì ngôn ngữ của nhân loại
có thể thay đổi, nhƣng vẫn đƣợc đặc trƣng bởi một thứ gì đó vững chắc và phổ
biến có thể nhận biết đƣợc ở cấp cơ sở. Chính hiện thực về phẩm giá tự nhiên
này đã làm cho việc phủ nhận các cơ chế xã hội một cách thiếu suy nghĩ vừa sai
lầm vừa nguy hiểm: sai lầm và nguy hiểm bởi vì các cơ chế đó đƣợc phát triển
để giải quyết những vấn đề cần phải giải quyết để có thể tiếp tục cuộc sống. Bản
thân cơ chế là không hoàn hảo — nhƣng cải thiện cho tốt hơn, thay vì tệ hơn,
thực sự là một vấn đề khó khăn.

Vì vậy, tôi phải đem sự phức tạp của thế giới này, giảm nó xuống còn một điểm
duy nhất để tôi có thể hành động, đồng thời quan tâm tới mọi ngƣời và tƣơng lai
của họ trong khi tôi hành động. Làm cách nào để tôi có thể quản hết nổi? Bằng
cách giao tiếp và đàm phán. Bằng cách gia công vấn đề nhận thức cực kỳ phức
tạp cho các nguồn lực của thế giới rộng lớn xung quanh. Các cá nhân mà tạo ra
xã hội đều có tính hợp tác và cạnh tranh về mặt ngôn ngữ (mặc dù tƣơng tác
ngôn ngữ không có nghĩa là làm cạn kiệt các phƣơng tiện hợp tác và cạnh
tranh). Các từ ngữ đƣợc xây dựng theo công thức chung và mọi ngƣời phải
đồng ý để sử dụng chúng. Khuôn khổ ngôn từ giúp ta phân định thế giới là hệ
quả của bối cảnh của giá trị đƣợc xây dựng về mặt xã hội — nhƣng cũng bị ràng
buộc bởi tính thiết yếu tàn bạo của chính thực tại. Điều này giúp định hình nên
bối cảnh đó chứ không chỉ là bất kỳ bối cảnh cũ nào. Đây là nơi mà các cấu trúc
phân cấp — chức năng, năng suất — hòa nhập rõ ràng hơn vào bức tranh toàn
cảnh.

Những gì quan trọng phải đƣợc thực hiện, hoặc mọi ngƣời sẽ chết đói hoặc chết
khát hoặc bệnh hoạn — vì cô đơn, không giao tiếp, tiếp xúc với ai. Những việc
cần làm phải đƣợc cụ thể hóa và lên kế hoạch. Các kỹ năng thiết yếu phải đƣợc
phát triển. Việc đặc tả, lập kế hoạch và phát triển các kỹ năng, cũng nhƣ việc
thực hiện kế hoạch, phải đƣợc tiến hành trong không gian xã hội, với sự hợp tác
từ những ngƣời khác (và đối mặt với sự cạnh tranh của họ). Do đó, một số sẽ
giúp giải quyết vấn đề tốt hơn, và một số khác thì sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề.
Sự khác biệt về khả năng này (cũng nhƣ sự đa dạng của các vấn đề còn tồn tại
và không thể đào tạo tất cả mọi ngƣời trong tất cả các lãnh vực cần kỹ năng)
nhất thiết phải tạo ra một cấu trúc phân cấp — lý tƣởng nhất là dựa trên năng
lực thực sự liên quan đến mục tiêu. Hệ thống phân cấp nhƣ vậy, về bản chất, là
một công cụ có cấu trúc xã hội , và phải đƣợc sử dụng để hoàn thành hiệu quả
các nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu. Điều này cũng là một cơ chế xã hội đồng
thời tạo ra sự tiến bộ và hòa bình.

TIẾP CẬN TỪ DƯỚI LÊN

Sự đồng thuận tạo nên những giả định có hoặc không đƣợc truyền miệng về giá
trị đặc trƣng cho các hình thái xã hội có nguồn gốc xa xƣa, phát triển qua hàng
trăm triệu năm. Tới cuối cùng, câu hỏi "Ta nên hành động nhƣ thế nào?" chỉ là
phiên bản ngắn hạn, tức thời của một câu hỏi cơ bản xuyên suốt, "Ta nên tồn tại
nhƣ thế nào?" Do đó, việc nhìn vào quá khứ xa xôi — đi sâu vào chuỗi tiến hóa,
tới những thứ cơ bản — và suy ngẫm về việc thiết lập cái gì là quan trọng, là
một điều có ích. Các sinh vật đa bào cổ xƣa nhất về mặt thủy tổ muôn loài (đủ
xa xƣa cho mục đích của nghiên cứu) có xu hƣớng nảy sinh ra các tế bào cảm
giác chƣa phân hóa một cách tƣơng đối(¹). Các tế bào này lập bản đồ trực tiếp
các sự kiện hoặc đặc điểm nhất định của môi trƣờng trên đầu ra của các tế bào
vận động tƣơng đƣơng, về cơ bản là mối quan hệ một đối một. Kích thích lên A
có nghĩa là phản ứng lại A, và không có gì khác, trong khi kích thích lên B có
nghĩa là phản ứng lại B. Đối với các sinh vật phức tạp và khác biệt — các quần
xã lớn hơn và thƣờng dễ nhận biết của thế giới tự nhiên — chức năng cảm giác
và vận động chuyên biệt tách biệt với nhau, sao cho các tế bào đảm nhận chức
năng cảm giác phát hiện ra các mô hình trên thế giới và các tế bào đảm nhận
chức năng vận động tạo ra các mô hình của đầu ra vận động. Sự khác biệt này
cho phép nhận biết và lập bản đồ nhiều loại mô hình hơn, cũng nhƣ thực hiện
nhiều hành động và phản ứng hơn. Một loại tế bào thứ ba — tế bào thần kinh —
cũng đôi khi xuất hiện, đóng vai trò trung gian tính toán giữa hai loại tế bào
trên. Trong số các sinh vật đã thiết lập mức hoạt động của tế bào thần kinh, kiểu
đầu vào "giống nhau" có thể tạo ra kiểu đầu ra khác nhau (tùy thuộc vào, ví dụ:
những thay đổi trong môi trƣờng sống của sinh vật hoặc tình trạng tâm sinh lý
bên trong).

Khi hệ thần kinh ngày càng tinh vi và ngày càng có nhiều lớp trung gian thần
kinh xuất hiện, thì mối quan hệ giữa thực tại đơn giản và khối lƣợng vận động
ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi, và không thể đoán trƣớc. Giả định, cùng
một sự vật hoặc một tình huống có thể đƣợc nhận thức theo nhiều cách, và hai
sự vật đƣợc nhìn nhận theo cùng một cách vẫn có thể dẫn đến những hành vi rất
khác nhau. Ví dụ, rất khó để thực hiện càng giống càng tốt các thí nghiệm
cƣỡng ép triệt để các sinh vật bị cô lập tới mức có thể dễ dàng đoán trƣớc đƣợc
chúng sẽ cƣ xử ra sao qua các cuộc thí nghiệm đó. Khi các lớp mô thần kinh
trung gian giữa cảm giác và vận động nhân lên, chúng cũng bắt đầu phân biệt.
Các hệ thống tạo động lực cơ bản, thƣờng đƣợc gọi là bộ truyền động, bắt đầu
xuất hiện (đói, khát, hung hăng, v.v...), bổ sung thêm tính đặc trƣng và biến đổi
về cảm giác và hành vi. Tới lƣợt nó, các động cơ thúc đẩy quá mức — không có
ranh giới rõ ràng — lại là những hệ thống của cảm xúc. Các hệ thống nhận thức
xuất hiện muộn hơn nhiều, đầu tiên đƣợc hình thành, có thể cho là trí tƣởng
tƣợng, và sau đó — và chỉ có ở nhân loại — dƣới dạng ngôn ngữ đầy đủ. Do đó,
trong quần thể sinh vật phức tạp nhất, có một hệ thống cấu trúc phân cấp bên
trong, từ phản xạ thông qua động cơ cho tới hành động thông qua ngôn ngữ
(trong trƣờng hợp cụ thể của nhân loại), phải đƣợc tổ chức trƣớc khi nó có thể
hoạt động nhƣ một thể thống nhất và hƣớng tới cùng một mục tiêu(²).

Hệ thống phân cấp này đƣợc tổ chức nhƣ thế nào — một cấu trúc phần lớn tiếp
cận từ dƣới lên, trong một khoảng thời gian dài của quá trình tiến hóa? Ta quay
ngƣợc trở lại câu trả lời tƣơng tự đƣợc đề cập trƣớc đó: thông qua sự hợp tác và
cạnh tranh liên tục — một nỗ lực liên tục để dành lấy nguồn lực và vị trí — xác
định cuộc đấu tranh để tồn tại và sinh sản. Điều này xảy ra trong một khoảng
thời gian dài không thể tƣởng tƣợng đƣợc đặc trƣng cho quá trình tiến hóa, cũng
nhƣ thời gian sống ngắn hơn nhiều của mỗi cá thể. Việc thƣơng lƣợng cho vị trí
sắp xếp các sinh vật vào các hệ thống phân cấp có mặt khắp nơi chi phối quyền
truy cập vào các nguồn lực quan trọng nhƣ nơi trú ẩn, nuôi dƣỡng và bạn tình.
Tất cả các sinh vật có độ phức tạp hợp lý hoặc bản chất xã hội tối thiểu đều có
vị trí đặc biệt, và chúng biết điều đó. Tất cả các sinh vật xã hội cũng học hỏi
những gì đƣợc các thành viên khác trong nhóm cho là có giá trị, và bắt nguồn từ
đó, cũng nhƣ từ sự hiểu biết về vị trí bản thân, xuất hiện rõ ràng một sự hiểu
biết tiềm ẩn và tinh vi về giá trị của bản thân. Nói một cách ngắn gọn: Hệ thống
phân cấp bên trong chuyển các dữ kiện thành hành vi phản ánh hệ thống phân
cấp bên ngoài của tổ chức xã hội. Ví dụ, rõ ràng là những con tinh tinh trong
một quần thể hiểu rõ thế giới xã hội của chúng và các tầng lớp phân cấp ở mức
độ chi tiết. Chúng biết điều gì là quan trọng và ai có quyền truy cập đặc quyền.
Chúng hiểu những điều nhƣ thể sự sống còn và sinh sản của chúng phụ thuộc
vào nó, nhƣ nó vốn có(³).

Trẻ sơ sinh đƣợc trang bị các phản xạ tƣơng đối xác định đƣợc nhƣ: bú, quấy
khóc, giật mình. Tuy nhiên, những phản xạ này cung cấp điểm khởi đầu cho vô
số kỹ năng vận động phát triển đi liền với sự trƣởng thành của nhân loại. Tới 2
tuổi (và thƣờng sớm hơn nhiều đối với nhiều loại kỹ năng), trẻ có thể định
hƣớng bằng tất cả các giác quan của mình, đứng vững đi thẳng, sử dụng bàn tay
với các ngón tay cái đối nhau phục vụ cho tất cả các mục đích, và truyền đạt
những mong muốn và nhu cầu bằng cả lời nói và ngôn ngữ — và tất nhiên đây
chỉ là một phần nhỏ trong danh sách. Một loạt các khả năng hành vi đƣợc tích
hợp vào một loạt các cảm xúc và động cơ thúc đẩy phức tạp (tức giận, buồn bã,
sợ hãi, vui vẻ, ngạc nhiên, và hơn thế nữa) và sau đó đƣợc sắp xếp lại để thực
hiện bất kỳ mục đích cụ thể nào nhằm truyền cảm hứng cho đứa trẻ trong thời
điểm này và với tần suất ngày càng tăng trong khoảng thời gian dài sắp tới.

Trẻ sơ sinh đang phát triển cũng phải trau dồi và hoàn thiện hoạt động của trạng
thái truyền động hiện đang chiếm ƣu thế của mình trong sự hài hòa với tất cả
các trạng thái truyền động khác bên trong đứa trẻ (ví dụ, các mong muốn riêng
biệt nhƣ ăn, ngủ và chơi phải học cách cùng tồn tại để mỗi thứ có thể tự thể hiện
một cách tối ƣu nhất), và phù hợp với các nhu cầu, thói quen, và cơ hội ở môi
trƣờng ngoài xã hội. Việc rèn giũa và hoàn thiện này bắt đầu từ mối quan hệ
mẫu tử và hành vi chơi đùa tự nhiên trong bối cảnh xã hội bị giới hạn. Sau đó,
khi đứa trẻ đã trƣởng thành tới mức hệ thống phân cấp bên trong các chức năng
cảm xúc và vận động có thể đƣợc thêm vào, thậm chí chỉ là tạm thời, trong bối
cảnh đƣợc đƣa ra bởi một mục tiêu trừu tƣợng có ý thức và có tính truyền đạt
(nhƣ "hãy cho chúng ta chơi cùng nào"), thì đứa trẻ đã sẵn sàng chơi với những
ngƣời khác — và làm nhƣ vậy, theo thời gian, theo một cách cƣ xử ngày càng
cầu kỳ và phức tạp.

Chơi đùa với ngƣời khác (nhƣ nhà tâm lý học tiến hóa vĩ đại Jean Piaget đã
nhận xét) phụ thuộc vào việc thiết lập chung một mục tiêu với các bạn chơi của
đứa trẻ. Thiết lập một mục tiêu chung cho tập thể — nhƣ đạt điểm khi hoàn
thành một trò chơi — gắn liền với các quy tắc chi phối sự hợp tác và cạnh tranh
trong mối quan hệ với mục tiêu hoặc số điểm đạt đƣợc đó, tạo thành một mô
hình thực sự thu nhỏ của xã hội. Tất cả các hình thái xã hội có thể đƣợc coi nhƣ
là các biến thể của chủ đề trò chơi này — E pluribus unum* — và trong tất cả
các hình thái xã hội tử tế và có chức năng, các quy tắc cơ bản của một trò chơi
công bằng, dựa trên sự có đi có lại giữa các tình huống và thời gian hoàn thành,
chắc chắn sẽ đƣợc áp dụng. Bản thân trò chơi, giống nhƣ giải pháp cho các vấn
đề, phải đƣợc lặp lại để tồn tại lâu dài và phải có những nguyên tắc có thể áp
dụng và ràng buộc vững chắc những thứ tạo thành khả năng lặp lại đó. Chẳng
hạn, Piaget nghi ngờ rằng các trò chơi đƣợc tiến hành một cách tự nguyện sẽ
cạnh tranh vƣợt trội hơn các trò chơi đƣợc áp đặt và chơi dƣới sự đe dọa của vũ
lực, và cho rằng một số năng lƣợng đƣợc sử dụng cho chính trò chơi đó, bất kể
bản chất của nó là gì, phải bị lãng phí khi tiến hành. Có bằng chứng cho thấy sự
xuất hiện của các thỏa thuận tự nguyện nhƣ-trò chơi trong những loài họ hàng
với ta nhƣng không phải con ngƣời.
*Một trong số đông

Các quy tắc chung của một trò chơi công bằng bao gồm khả năng điều chỉnh
cảm xúc cùng động lực trong khi hợp tác và cạnh tranh để theo đuổi mục tiêu
trong suốt trò chơi (đó là một phần của việc có khả năng tham gia trò chơi),
cũng nhƣ kỹ năng và ý chí thiết lập tƣơng tác có lợi có đi có lại theo thời gian
và tình huống, nhƣ ta đã thảo luận. Và cuộc sống không chỉ đơn giản là một trò
chơi, mà là một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi đều có điểm chung (là bất cứ
điều gì định nghĩa nên một trò chơi) và một cái gì đó độc đáo (hoặc có nhiều trò
chơi đôi khi không vì lý do gì). Tối thiểu, là có một điểm khởi đầu (lớp mẫu
giáo, điểm hòa nhau 0–0, buổi hẹn đầu, bắt đầu một công việc mới) cần đƣợc
cải thiện; một thủ tục để tiến hành cải thiện; và một mục tiêu đáng mơ ƣớc (tốt
nghiệp trung học, đạt đƣợc điểm số để dành chiến thắng, một mối quan hệ lãng
mạn lâu dài, một sự nghiệp danh giá). Vì sự tƣơng đồng đó, một phẩm giá —
hay nói đúng hơn là một siêu-phẩm giá — xuất hiện, từ dƣới lên, bao trùm tất cả
các trò chơi. Do đó, ngƣời chơi giỏi nhất không phải là ngƣời chiến thắng trong
bất kỳ trò chơi nhất định nào, mà bên cạnh nhiều thứ khác, họ phải là ngƣời
đƣợc nhiều tay chơi khác mời tham gia một loạt trò chơi với đủ các thể loại
phong phú nhất. Chính vì lý do này, ta có thể không thấu hiểu đƣợc vào thời
điểm đó, mà nói với con cái rằng: "Không phải vấn đề là con thắng hay thua trò
chơi. Mà là cách con chơi trò chơi đó!"* Ta nên chơi nhƣ thế nào để trở thành
thứ mà ngƣời chơi khác mong muốn nhất? Cấu trúc nào phải đƣợc xây dựng
bên trong bản thân ta để có thể chơi đƣợc nhƣ vậy? Hai câu hỏi đó có mối quan
hệ với nhau, bởi vì cấu trúc cho phép ta chơi đúng cách (với độ chính xác ngày
càng tăng một cách tự nhiên hoặc theo thói quen) sẽ chỉ xuất hiện trong quá
trình liên tục thực hành nghệ thuật chơi đúng cách. Ta có thể học cách chơi ở
đâu? Khắp mọi nơi...nếu ta đủ may mắn và tỉnh táo.
*Ngay cả loài chuột cũng hiểu điều này. Jaak Panksepp, một trong những ngƣời sáng lập ra nhánh phụ của lãnh
vực tâm lý đƣợc gọi là khoa học thần kinh cảm xúc và là một nhà nghiên cứu cực kỳ sáng tạo, can đảm và tài
năng, đã dành nhiều năm để phân tích vai trò của vận động đối với sự phát triển và xã hội hóa của loài chuột
(tham khảo J. Panksepp, Affective Neuroscience: The Foundations of Human and Animal Emotions [New York:
Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1998], đặc biệt là Chƣơng về các trò chơi, trang 280–99). Chuột thích chơi.
Chúng đặc biệt thích những trò chơi bạo lực và nhảy nhót, đặc biệt là chuột đực đang phát triển. Chúng thích thú
tới mức tự nguyện làm việc — chẳng hạn nhƣ kéo một đòn bẩy liên tục — để có cơ hội bƣớc vào một đấu
trƣờng nơi một con chuột đang phát triển khác chờ đợi để chơi. Khi hai con chuột xa lạ chƣa trƣởng thành gặp
nhau lần đầu trong tình huống này, chúng sẽ kích động lẫn nhau và sau đó thiết lập sự thống trị. Nếu một con
chuột chỉ lớn hơn con kia 10%, nó có thể dành chiến thắng khá nhiều trong mọi cuộc thi thể chất, mọi trận đấu
vật — nhƣng chúng vẫn đấu với nhau để tìm ra kẻ chiến thắng và con chuột lớn hơn gần nhƣ chắc chắn sẽ đè
bẹp con chuột nhỏ hơn. Nếu ta có xu hƣớng coi việc thiết lập hệ thống cấp bậc tƣơng đƣơng với sự thống trị
bằng quyền lực, thì lúc đó trò chơi sẽ kết thúc. Con chuột lớn hơn, mạnh hơn đã chiến thắng. Kết thúc câu
chuyện. Nhƣng đó không có nghĩa là kết thúc cuối cùng, trừ khi lũ chuột chỉ gặp nhau một lần. Chuột sống
trong môi trƣờng quần xã và tƣơng tác với các cá thể giống nhau nhiều lần. Do đó, trò chơi, khi đã bắt đầu, sẽ
tiếp tục — và các quy tắc không phải chi phối quá nhiều tới trò chơi đơn lẻ nhƣ trò chơi lặp lại. Khi đã thiết lập
đƣợc quyền thống trị, lũ chuột có thể chơi — một việc mà chúng làm theo cách rất khác với chiến đấu chân
chính (giống nhƣ chơi vật lộn với một con chó cƣng rất khác với việc bị một con chó dữ tấn công). Bây giờ, con
chuột lớn hơn có thể đè bẹp con chuột nhỏ hơn mọi lúc. Tuy nhiên, điều đó phá vỡ các quy luật (thực sự, là các
siêu-quy luật: những quy luật chỉ có thể quan sát đƣợc trong quá trình lặp lại các trò chơi). Mục đích của các trò
chơi lặp lại không phải là để thống trị, mà là để tiếp tục chơi. Điều này không có nghĩa là sự thống trị ban đầu là
không có ý nghĩa. Điều quan trọng nhất là theo cách sau: Khi hai con chuột gặp nhau lần thứ hai, cả hai đều sẽ
thực hiện một vai trò duy nhất. Con chuột nhỏ hơn bây giờ có nghĩa vụ mời ngƣời bạn lớn hơn của mình tới
chơi, và con chuột lớn hơn có nghĩa vụ phải chấp nhận lời mời. Con chuột nhỏ sẽ nhảy nhót xung quanh một
cách tinh nghịch, để biểu thị ý định của mình. Con chuột lớn hơn có thể lùi lại, hành động lạnh lùng và tỏ ra hơi
xa cách (bây giờ là đặc quyền của nó); nhƣng nếu nó là một kẻ tử tế, nó sẽ tham gia vào cuộc chơi, nhƣ trong
thâm tâm nó thực sự muốn chơi. Tuy nhiên — và đây là vấn đề quan trọng — nếu con chuột lớn hơn không để
con chuột nhỏ hơn dành chiến thắng trong các trận đấu vật lặp đi lặp lại theo một tỷ lệ đáng kể thời gian
(Panksepp ƣớc tính 30 đến 40% thời gian), con chuột nhỏ hơn sẽ không còn mời nó tham gia chơi nữa. Lúc nào
cũng thua, đối với những kẻ nhỏ bé, thì không còn gì là vui nữa. Vì vậy, nếu con chuột lớn hơn chiếm ƣu thế
bằng sức mạnh (nhƣ kẻ bắt nạt), thì nó sẽ thua ở cấp độ cao nhất (cấp độ mà niềm vui tiếp tục trong thời gian dài
nhất có thể), ngay cả khi nó thƣờng xuyên dành "chiến thắng" hơn ở cấp độ thấp hơn. Điều này ám chỉ điều gì?
Quan trọng nhất, sức mạnh đó đơn giản không phải là cơ sở ổn định để xây dựng hệ thống phân cấp đƣợc thiết
kế để chi phối tối ƣu các tƣơng tác lặp đi lặp lại. Và điều này không chỉ đúng với loài chuột. Những con đực
alpha trong ít nhất một số nhóm linh trƣởng nhất định có tính thân thiện hơn nhiều so với những đồng loại thấp
kém hơn. Quyền lực cũng không có tác dụng đối với chúng (tham khảo F.B.M de Waal và M. Suchak,
“Prosocial Primate: Prosocial Primate: Selfish and Unselfish Motivation”, Philosophical Transactions of the
Royal Society of London: Biological Science 365 [2010]: 2711–22. Tham khảo thêm F. de Waal, The Surprising
Science of Alpha Males, TEDMED 2017).

LỢI THẾ CỦA KẺ NGỐC

Sẽ rất hữu ích nếu ta ở vị trí cuối cùng của hệ thống phân cấp. Điều đó có thể
giúp phát triển lòng biết ơn và sự khiêm tốn. Biết ơn: Có những ngƣời có
chuyên môn vƣợt quá khả năng của ta, và ta nên tỏ ra khôn ngoan mà hài lòng
về điều đó. Có rất nhiều ngóc ngách có giá trị cần lấp đầy, với nhiều vấn đề
phức tạp và nghiêm trọng mà ta phải giải quyết. Trên thực tế, có những ngƣời
lấp đầy những ngóc ngách đó bằng kỹ năng và kinh nghiệm đáng tin cậy, và họ
thực sự biết ơn vì điều đó. Khiêm tốn: Ta nên nhận thức đƣợc rằng sự thiếu hiểu
biết và kêu gọi học hỏi thì tốt hơn là cho rằng bản thân đủ kiến thức và có nguy
cơ dẫn tới mù quáng. Tốt hơn hết là kết bạn với những gì ta không biết hơn là
với những gì ta đã biết, vì có một nguồn cung vô hạn về cái chƣa biết nhƣng cái
đã biết thì rất là hạn chế. Khi ta bị ràng buộc hoặc bị dồn vào chân tƣờng — xảy
ra thƣờng xuyên bởi sự cố chấp và hủ lậu của bản thân đối với một số giả định
đƣợc tôn thờ trong vô thức — tất cả những gì có thể giúp đƣợc ta là những gì ta
chƣa học đƣợc.

Tâm thế của một ngƣời mới bắt đầu rất cần thiết và hữu ích. Vì lý do này, lá bài
Tarot Kẻ Ngốc (The Fool), rất đƣợc những kẻ tin vào trực giác, những kẻ lãng
mạn, thầy bói và những tên vô lại yêu thích, vì chứa đựng bên trong lá bài là
một sự tích cực, mà một biến thể minh họa của nó đã mở ra chƣơng này. Kẻ
Ngốc là một thanh niên trẻ, đẹp trai, mắt ngƣớc lên, trên chuyến hành trình lên
núi, mặt trời chiếu sáng rực rỡ lên ngƣời anh ta — đang bƣớc một chân trƣớc
mép vực một cách bất cẩn (hay cố ý). Tuy nhiên, chính xác sức mạnh của anh ta
là sẵn sàng mạo hiểm rơi xuống vực; có nguy cơ một lần nữa ở dƣới đáy. Không
ai có khả năng học hỏi lại sẵn sàng trở thành một kẻ mới khờ khạo cả. Chính vì
lý do này, bên cạnh các nguyên mẫu khác, Carl Jung đã coi Kẻ Ngốc là nguyên
mẫu tiền thân của nhân vật Chúa Cứu Thế, một cá nhân đã toàn thiện.

Ngƣời mới, kẻ ngốc, luôn đƣợc yêu cầu phải kiên nhẫn và khoan dung — với
chính mình và bình đẳng với ngƣời khác. Những biểu hiện của việc thiếu hiểu
biết, thiếu kinh nghiệm và thiếu kỹ năng đôi khi vẫn có thể bị cho là thiếu trách
nhiệm và bị ngƣời khác lên án, đó là một sự công bằng. Nhƣng sự thiếu sót của
kẻ ngốc thƣờng đƣợc coi là hệ quả tất yếu của tính dễ bị tổn thƣơng của mỗi cá
nhân, chứ không phải là một thất bại thực sự về đạo đức. Phần lớn những điều
vĩ đại đều bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt, ngốc nghếch, và vô dụng. Bài học này
phổ biến trong cả văn hóa cổ điển và văn truyền thống. Ví dụ, hãy xem xét các
anh hùng nhà Disney nhƣ Pinocchio và Simba, cũng nhƣ phù thủy Harry Potter
của J. K. Rowling. Pinocchio nguyên thủy là một con rối bằng gỗ, bị ngƣời khác
điều khiển. Vua Sƣ Tử có nguồn gốc là một sƣ tử con ngây thơ, vô tình là con
tốt cho ngƣời chú xảo quyệt và độc ác chơi đùa. Cậu phù thủy học sinh là một
đứa trẻ mồ côi thiếu tình thƣơng, với một cái tủ đầy bụi trong phòng ngủ, và
Voldemort — đƣợc coi là hiện thân của Satan — là kẻ thù không đội trời chung.
Tƣơng tự nhƣ vậy, các anh hùng vĩ đại trong thần thoại thƣờng xuất hiện trong
hoàn cảnh éo le nhất (ví dụ nhƣ đứa trẻ của một nô lệ ngƣời Israel, hay đứa trẻ
đƣợc sinh ra trong một máng cỏ thấp hèn) và gặp nhiều nguy hiểm (hãy xem xét
quyết định của Pharaoh khi ra lệnh giết toàn bộ những đứa con đầu lòng, những
đứa trẻ sơ sinh nam của dân Israel, hay sắc lệnh tƣơng đƣơng của Vua Herod,
xuất hiện sau này). Nhƣng ngƣời mới của ngày hôm nay sẽ là bậc thầy của ngày
mai. Do đó, điều này là thiết yếu, ngay cả đối với những ngƣời đã hoàn thành
hầu hết công việc (nhƣng những ngƣời muốn mình hoàn thành công việc thì
nhiều hơn), để phân biệt với những ngƣời chƣa thành công; đánh giá cao sự
phấn đấu về năng lực; tính cẩn thận cùng với sự khiêm tốn thực sự trong trò
chơi hiện tại này; đồng thời phát triển kiến thức, sự tự chủ và kỷ luật cần thiết
để thực hiện bƣớc đi tiếp theo.

Tôi từng đến một nhà hàng ở Toronto cùng với vợ, con trai và con gái khi viết
cuốn sách này. Khi tôi ngồi vào bàn, một ngƣời phục vụ trẻ tuổi hỏi rằng liệu
anh ta có thể nói vài lời với tôi không. Anh ta nói với tôi rằng anh ta đã coi
video của tôi, nghe podcast và đọc sách của tôi, và kết quả là anh ta đã thay đổi
thái độ đối với công việc tƣơng đối thấp kém này (nhƣng vẫn hữu ích và cần
thiết). Anh ta ngừng chỉ trích những gì đang làm hoặc bản thân vì đã làm điều
đó, mà thay vào đó, anh ta quyết định biết ơn mọi thứ và tìm kiếm bất cứ cơ hội
nào có thể xuất hiện ngay trƣớc mắt anh ta. Anh ta quyết tâm để bản thân trở
nên siêng năng và tỏ ra đáng tin cậy hơn, để theo dõi điều gì sẽ xảy ra nếu anh
ta làm việc chăm chỉ nhất có thể. Anh ta nói với tôi, với một nụ cƣời tƣơi tắn,
rằng anh ta đã đƣợc thăng chức tới 3 lần trong 6 tháng.

Chàng trai trẻ nhận ra rằng mọi nơi anh ta thấy đều ẩn chứa nhiều tiềm năng
hơn (đặc biệt là khi anh ta bị nỗi oán giận và giễu cợt mà anh ta cảm thấy che
mờ đi nhận thức). Rốt cuộc, nhà hàng đó không phải chỉ là một nơi chốn đơn
giản — đo còn là một phần của một tổ chức đa quốc gia, một chuỗi nhà hàng
lớn, chất lƣợng cao. Để làm tốt công việc ở một nơi nhƣ vậy, ngƣời phục vụ
phải hòa hợp với đầu bếp, đƣợc ngƣời trong ngành công nhận là rất rắc rối và
khó tính một cách ghê gớm. Họ cũng phải tỏ ra lịch sự và thu hút khách hàng.
Họ phải chú ý tới mọi thứ một cách liên tục. Họ phải tự điều chỉnh theo các
khối lƣợng công việc rất khác nhau — thời gian gấp rút và thời gian chết chắc
chắn đi kèm với vòng đời của một ngƣời phục vụ. Họ phải có mặt đúng giờ,
luôn tỉnh táo và điềm tỉnh. Họ phải đối xử với cấp trên của mình bằng sự tôn
trọng và làm điều tƣơng tự đối với những ngƣời — chẳng hạn nhƣ ngƣời rửa bát
— dƣới họ trong cơ cấu quyền hành. Và nếu họ làm tất cả những điều này, và
tình cờ đang làm việc trong một nội bộ vững mạnh, họ sẽ sớm trở thành một
phần không thể thay thế. Khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên cũng sẽ bắt đầu
phản ứng ngày càng tích cực đối với họ. Những cánh cửa — thậm chí là vô hình
— bình thƣờng vẫn đóng đối với họ, sẽ đƣợc mở ra. Hơn nữa, các kỹ năng mà
họ có đƣợc sẽ chứng tỏ khả năng vận động vƣợt trội, cho dù họ có tiếp tục thăng
tiến trong hệ thống cấp bậc nhà hàng hay không, thay vào đó là quyết định học
tiếp lên hay thay đổi hoàn toàn con đƣờng sự nghiệp của họ (trong trƣờng hợp
đó, họ sẽ rời đi với những lời khen ngợi hết lời từ những ngƣời chủ cũ và tăng
đáng kể khả năng khai phá cơ hội tiếp theo).

Đúng nhƣ dự đoán, chàng trai trẻ mà tâm sự với tôi rất vui mừng vì những gì đã
xảy ra với anh ta. Mối quan tâm về địa vị của anh ta đã đƣợc giải quyết một
cách chắc chắn nhờ sự thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp, và số tiền kiếm
thêm đƣợc cũng không bị ảnh hƣởng. Anh ta đã chấp nhận, và do đó đã vƣợt
qua vai trò nhƣ là một ngƣời mới bắt đầu. Anh ta đã không còn hoài nghi về nơi
anh ta đứng trên thế giới này và những ngƣời xung quanh, đồng thời chấp nhận
cấu trúc và vị trí mà anh ta đạt đƣợc. Anh ta bắt đầu nhìn thấy đƣợc khả năng
của bản thân và cơ hội tiềm ẩn, mà trƣớc đó anh ta về cơ bản là bị che mờ bởi
lòng kiêu hãnh của mình. Anh ta ngừng phỉ báng cơ chế xã hội mà anh ta thấy
mình là một phần tử xuống đó và bắt đầu thực hiện đúng vai trò của mình. Và
sự khiêm tốn đó đã đƣợc đền đáp dần dần.

TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC NGANG HÀNG

Thật tốt khi là một ngƣời mới bắt đầu, nhƣng còn tốt hơn theo một cách khác để
là một thứ bình đẳng giữa các loại bình đẳng. Ngƣời ta nói, với phần lớn sự thật,
rằng một mối giao tiếp chân chính chỉ có thể diễn ra giữa những ngƣời ngang
hàng với nhau. Điều này là do rất khó để truyền đạt thông tin trên một hệ thống
phân cấp. Những ngƣời có vị trí tốt (và đây là một nguy cơ lớn khi thăng tiến)
sử dụng năng lực hiện tại của họ — ý kiến ấp ủ, kiến thức thực tế, kỹ năng hiện
tại của họ — để đặt ra yêu cầu đạo đức cho địa vị của họ. Do đó, họ có ít động
lực để thừa nhận lỗi, học hỏi hoặc thay đổi — và có rất nhiều lý do để không
làm nhƣ vậy. Nếu một cấp dƣới tiết lộ sự thiếu hiểu biết của một ngƣời có địa vị
cao hơn mình, anh ta có nguy cơ làm ngƣời đó xấu hổ, đặt câu hỏi về giá trị tầm
ảnh hƣởng và địa vị của cấp trên, đồng thời tiết lộ họ là ngƣời kém cỏi, lỗi thời
hoặc giả dối. Vì lý do này, việc tiếp xúc với cấp trên, một cách thận trọng và
riêng tƣ, về một vấn đề nào đó là rất khôn ngoan (và có lẽ tốt nhất là ta nên có
một giải pháp trong tay — và không nên đƣa ra một cách quá hời hợt).

Các rào cản đồng thời tồn tại ngăn cản luồng thông tin xác thực truyền xuống
theo hệ thống phân cấp. Ví dụ: sự bực bội mà những kẻ có vị trí thấp hơn trong
chuỗi phân cấp cảm nhận đƣợc, có thể khiến họ tỏ ra chán ghét hay hành động
thiếu hiệu quả đối với thông tin truyền từ trên xuống — hoặc, trong trƣờng hợp
xấu nhất, sẽ khiến họ bất chấp tất cả mà làm ngƣợc lại với những gì họ học
đƣợc. Ngoài ra, những ngƣời thiếu kinh nghiệm hoặc ít học hỏi, hoặc những
ngƣời mới ngày đầu làm việc và do đó thiếu hiểu biết về môi trƣờng xung
quanh, có thể dễ dàng bị ảnh hƣởng tùy theo vị trí và việc thực thi năng lực,
thay vì chất lƣợng tranh luận và nhận xét dựa theo thẩm quyền. Ngƣợc lại, đồng
nghiệp ngang hàng phải xác tín. Lòng ân cần của họ phải đƣợc đáp lại một cách
cẩn thận. Vây quanh bởi các đồng nghiệp ngang hàng là tồn tại trong một trạng
thái bình đẳng, cần thiết cho việc thể hiện sự cho đi và nhận lại để duy trì tính
bình đẳng. Do đó, điều tốt nhất là nên tồn tại giữa một hệ thống phân cấp.

Đây là một phần lý do tại sao tình bạn lại quan trọng nhƣ vậy, và tại sao chúng
hình thành từ rất sớm trong cuộc sống. Thông thƣờng, đứa trẻ 2 tuổi tự quan
tâm bản thân, mặc dù chúng cũng có khả năng thực hiện các hoạt động qua lại
đơn giản. Cũng chính cháu gái Scarlett mà tôi đề cập trƣớc đó, sẽ vui vẻ đƣa
cho tôi một trong những con thú nhồi bông yêu thích, gắn với một núm vú giả,
khi tôi yêu cầu. Sau đó, tôi sẽ cầm nó hoặc ném nó lại (đôi khi cô bé cũng ném
lại cho tôi — hoặc ít nhất là tƣơng đối gần tôi). Cô bé rất thích trò chơi này.
Chúng tôi cũng chơi trò này với một cái muỗng — một công cụ mà cô bé mới
bắt đầu làm học làm chủ. Cô bé chơi trò tƣơng tự với mẹ và bà — với bất kỳ ai
tình cờ ở gần, là ngƣời thân quen để cô bé không cảm thấy ngại ngùng. Đây là
bƣớc khởi đầu của những hành vi biến bản thân thành mối quan tâm chia sẻ
hoàn thiện giữa những đứa trẻ trƣởng thành.

Con gái tôi, Mikhaila, mẹ của Scarlett, đƣa con mình tới khu vực giải trí ngoài
trời trên tầng cao thuộc căn hộ trung tâm thành phố của gia đình vài ngày trƣớc
khi tôi viết đoạn này. Một số trẻ em khác đang chơi ở đó, hầu hết chúng đều lớn
hơn cô bé, và có rất nhiều đồ chơi. Scarlett, trong khi ngồi kề bên mẹ, dành thời
gian tích trữ càng nhiều đồ chơi càng tốt và rõ ràng là không thích để những đứa
trẻ khác đi chung để lấy đồ chơi. Cô bé thậm chí còn trực tiếp lấy một quả bóng
từ một đứa trẻ khác để thêm vào bộ sƣu tập cho mình. Đây là hành vi điển hình
của đứa trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Khả năng phản ứng của chúng, mặc dù hầu nhƣ
chƣa có (và có thể tự thể hiện theo những cách đáng yêu), bị hạn chế về mặt
phát triển.

Tuy nhiên, khi đƣợc 3 tuổi, hầu hết trẻ em đều có khả năng chia sẻ thực sự.
Chúng có thể kìm nén niềm vui đủ lâu để chờ tới lƣợt mình trong khi chơi một
trò chơi mà mọi ngƣời không thể chơi cùng một lúc. Chúng có thể bắt đầu hiểu
mục đích của một trò chơi có nhiều ngƣời chơi và tuân theo các quy tắc, mặc dù
chúng không thể trình bày rõ ràng bằng lời về những quy tắc đó là gì. Chúng bắt
đầu kết bạn với các đứa trẻ khác khi tiếp xúc nhiều lần trong mối quan hệ chơi
đùa có đi có lại. Tình bạn này biến thành những mối quan hệ mãnh liệt đầu tiên
mà trẻ có đƣợc bên ngoài khuôn khổ gia đình. Bối cảnh của các mối quan hệ
nhƣ vậy, có xu hƣớng hình thành một cách mạnh mẽ giữa những ngƣời bằng
tuổi (hoặc ít nhất là ngang nhau trong giai đoạn phát triển), thể hiện rằng một
đứa trẻ học cách gắn bó chặt chẽ với bạn bè đồng trang lứa và bắt đầu học cách
cƣ xử đúng mực với ngƣời khác trong khi đổi lại chúng cũng đòi hỏi điều tƣơng
tự.

Sự liên kết lẫn nhau này là cực kỳ quan trọng. Một đứa trẻ mà không có nổi một
ngƣời bạn thân đặc biệt có nhiều khả năng bị các vấn đề về tâm lý sau này, cho
dù thuộc về loại trầm cảm/lo âu hay chống đối xã hội, trong khi những đứa trẻ
có ít bạn bè cũng có nhiều khả năng gặp thất nghiệp và không thể lập gia đình
khi trƣởng thành. Không có bằng chứng nào cho thấy tầm quan trọng của tình
bạn giảm dần theo độ tuổi*. Tất cả các nguyên nhân gây tử vong dƣờng nhƣ đều
giảm nhiều ở những ngƣời trƣởng thành có kết nối xã hội chất lƣợng cao, ngay
cả khi tình trạng sức khỏe nói chung không đƣợc ổn. Điều này vẫn đúng ở
ngƣời cao tuổi trong trƣờng hợp mắc các bệnh nhƣ tăng huyết áp, tiểu đƣờng,
khí phế thũng và viêm khớp, trƣờng hợp bệnh tim ở ngƣời già và cả ngƣời trẻ.
Điều thú vị là, có một số bằng chứng cho thấy rằng chính việc hỗ trợ cho xã hội,
nhiều hơn mức nhận đƣợc, sẽ mang lại những lợi ích này (và, không có gì đáng
ngạc nhiên khi những ngƣời cho nhiều hơn có xu hƣớng nhận đƣợc nhiều hơn).
Vì vậy, thực sự dƣờng nhƣ cho đi thì thực sự tốt hơn là nhận lại.
*Điều này xuất phát từ cuộc thăm dò ý kiến trên trang YouGov vào ngày 30 tháng 7 năm 2019, với tiêu đề
"Millennial là thế hệ cô đơn nhất", đặc biệt đáng lo ngại khi chỉ ra rằng có 25% khảo sát là không có ngƣời quen
và 22% không có bạn bè, nếu khảo sát là đúng.

Những ngƣời ngang hàng với nhau chia sẻ cả những gánh nặng và niềm vui
trong cuộc sống. Gần đây, khi vợ tôi, Tammy và tôi gặp vấn đề nghiêm trọng về
sức khỏe, chúng tôi may mắn đƣợc các thành viên trong gia đình (anh chị rể;
mẹ và chị gái của tôi; con cái của chúng tôi) và những ngƣời bạn thân kề bên và
giúp đỡ trong khoảng thời gian khó khăn đó. Họ sẵn sàng tạm dừng cuộc sống
thƣờng nhựt để hỗ trợ trong khi chúng tôi gặp khủng hoảng. Trƣớc đó, khi cuốn
sách 12 Quy Luật cho Cuộc Sống của tôi thành công và trong lịch trình diễn
thuyết mở rộng sau đó, Tammy và tôi đã gần gũi với những ngƣời mà chúng tôi
có thể chia sẻ vận may của mình. Đây là những ngƣời bạn và là thành viên trong
gia đình, tỏ ra thực sự hài lòng với những gì đang xảy ra và theo dõi các sự kiện
trong cuộc sống của chúng tôi một cách nhiệt tình, và sẵn sàng thảo luận về
những phản ứng mạnh mẽ của đƣợc công chúng. Điều này nâng cao tầm quan
trọng và ý nghĩa của mọi việc chúng tôi đang làm và giảm bớt sự cô lập đƣợc
tạo ra do sự thay đổi mạnh mẽ của hoàn cảnh sống, dù tốt hơn hay xấu hơn.

Mối quan hệ đƣợc thiết lập với các đồng nghiệp có cùng địa vị tại nơi làm việc
cũng rất quan trọng, ngoài tình bạn. Để duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
có nghĩa là phải trao sự tin tƣởng tới đúng ngƣời có tín nhiệm; chia sẻ tính bình
đẳng ở những công việc không ai muốn nhƣng vẫn phải làm; luôn đi làm đúng
giờ, hoàn thành đúng thời hạn và công việc đạt chất lƣợng cao, ngay cả khi hợp
tác với ngƣời khác; luôn xuất hiện khi đƣợc trông đợi; và nói chung, để lấy
đƣợc sự tin tƣởng thì ta phải thể hiện nhiều hơn trong công việc chính thức mà
ta đƣợc giao. Việc đồng nghiệp của ta có chấp thuận hay không chính là phần
thƣởng và động lực để ta lặp đi lặp lại hành vi này, và điều đó — giống nhƣ sự
có đi có lại, nhất thiết phải là một phần của tình bạn — giúp duy trì chức năng
tâm lý ổn định. Tốt hơn hết là ta nên trở thành một ngƣời mà mọi ngƣời có thể
dựa vào, để khi trong những lúc cá nhân gặp khó khăn, những ngƣời bạn từng
làm việc bên cạnh luôn sẵn lòng tiến lên giúp đỡ ta.

Thông qua tình bạn và các mối quan hệ đồng nghiệp, ta có thể sửa đổi thói quen
ích kỷ của mình, học cách hạ cái tôi của mình xuống. Trừu tƣợng hơn, nhƣng
cũng quan trọng hơn, là ta có thể học cách vƣợt qua khuynh hƣớng ngây thơ và
quá thấu cảm (khuynh hƣớng hy sinh bản thân một cách bất công và không
chính đáng cho đám đồng nghiệp ăn thịt ngƣời khác) khi ta đƣợc khuyến khích
đứng lên vì chính bản thân mình. Kết quả là, nếu may mắn, ta đạt đƣợc mối
quan hệ có đi có lại thực sự, và đạt đƣợc một số lợi thế mà nhà thơ Robert
Burns nổi tiếng đã nói đến:

O wad some Pow’r the giftie gie us To see oursels as ithers see us!
It wad frae mony a blunder free us,
An’ foolish notion:
What airs in dress an’ gait wad lea’e us,
An’ ev’n devotion!

(Ôi, xin Ơn Trên ban cho ta sức mạnh


Để hiểu đƣợc ta nhƣ thiên hạ hiểu ta!
Hãy để cho sai lầm bản thân giải thoát ta,
Khỏi quan niệm ngu ngốc:
Những gì ta thể hiện ra ngoài trang phục và dáng vẻ,
Và cả sự tận tâm!)

KẺ ĐỨNG ĐẦU

Thực tốt để trở thành một ngƣời có thẩm quyền. Nhân loại thực ra rất mong
manh. Vì chấp vào đó, nên cuộc sống nói chung mới trở nên khó khăn và đau
khổ. Việc cải thiện nỗi khổ đó — đảm bảo rằng mọi ngƣời đều có thực phẩm,
nƣớc sạch, vệ sinh và một nơi để trú ẩn cho những ngƣời mới — đều cần một
nỗ lực chủ động và khả năng để giải quyết. Nếu có một vấn đề cần giải quyết và
nhiều ngƣời cùng tham gia đƣa ra giải pháp, thì một hệ thống phân cấp phải và
sẽ nảy sinh, thƣờng để những ngƣời tham gia — kể cả những ngƣời có năng lực
cũng nhƣ những kẻ chưa có đều có thể đóng góp khả năng tốt nhất của họ —
học cách trở thành ngƣời có ích trong quá trình này. Nếu vấn đề là thực sự tồn
tại, thì những ngƣời giỏi giải quyết vấn đề đó nhất nên đứng ra lãnh đạo. Đó
không phải là quyền lực. Đó là quyền hạn đi kèm với khả năng thích hợp.

Giờ đây, thực hiển nhiên khi trao quyền cho những ngƣời tài giỏi, nếu họ có thể
giải quyết các vấn đề cần thiết; và nếu có thể, việc ta trở thành một trong những
ngƣời có trách nhiệm khi có một vấn đề khó khăn xảy ra cũng là điều thích hợp
tƣơng tự. Đây có thể đƣợc coi là một triết lý về trách nhiệm. Một ngƣời có trách
nhiệm sẽ quyết định nhận vấn đề về cho bản thân, và sau đó làm việc siêng năng
— thậm chí đƣợc thúc đẩy bởi tham vọng — để tìm ra giải pháp, cùng với
những ngƣời khác, theo phƣơng pháp hiệu quả nhất có thể (quan trọng là hiệu
quả, vì luôn có những vấn đề khác cần phải giải quyết, và tính hiệu quả cho
phép bảo tồn các nguồn tài nguyên quan trọng mà sau đó có thể đƣợc dành cho
những nơi khác).

Tham vọng — và đi kèm với mục đích — thƣờng bị đánh đồng với ham muốn
quyền lực, và bị nguyền rủa bởi những lời đánh giá nhạt nhòa, bị gièm pha và bị
trừng phạt. Và tham vọng đôi khi chính xác là mong muốn gây ảnh hƣởng quá
mức lên ngƣời khác. Nhƣng có một sự khác biệt quan trọng giữa đôi khi và luôn
luôn. Có thẩm quyền không phải đơn thuần là quyền lực, và việc nhầm lẫn giữa
hai thứ này là vô ích, thậm chí vô cùng nguy hiểm. Khi một ngƣời áp quyền lực
của mình lên ngƣời khác, họ sẽ ép buộc cƣỡng bức ngƣời khác. Họ dùng lời đe
dọa hoặc trừng phạt để cấp dƣới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hành
động theo nhu cầu, mong muốn cá nhân của họ, phản bội các giá trị bản thân.
Ngƣợc lại, khi một ngƣời có thẩm quyền, họ làm vậy vì năng lực của họ — một
năng lực đƣợc ngƣời khác thừa nhận và đánh giá khách quan, và nói chung là
mọi ngƣời tự nguyện tuân theo, với một sự an lòng nhất định, và với ý thức rằng
công lý đang đƣợc thực thi.

Những kẻ đói khát quyền lực — chuyên chế và độc ác, thậm chí là thái nhân
cách — muốn kiểm soát ngƣời khác để thỏa mãn ngay lập tức tính ích kỷ của
chủ nghĩa khoái lạc; để cho lòng đố kỵ có thể phá hủy mục tiêu; để nỗi uất hận
hiển hiện ra ngoài. Nhƣng những ngƣời tốt thƣờng có tham vọng (siêng năng,
trung thực, và tập trung cùng với ý chí) thay vì bị chiếm hữu bởi mong muốn
giải quyết các vấn đề nghiêm túc, chân chính. Biến thể của tham vọng cần đƣợc
khuyến khích bằng mọi cách có thể. Chính vì lý do này, về mặt giả thuyết đặc
trƣng cho xã hội hiện đại, việc tự do xác định hiệu quả theo phản xạ sự phấn
đấu của nam giới và trẻ em trai để dành chiến thắng trong "chế độ chuyên chế
gia trƣởng", về cơ bản là phản tác dụng (và, phải nói là, rất tàn nhẫn: hầu nhƣ
trong đào tạo, không có gì tệ hơn việc coi một ngƣời đang phấn đấu cho năng
lực bản thân nhƣ là một bạo chúa). "Chiến thắng", ở một trong những khía cạnh
cơ bản và quan trọng nhất về mặt xã hội, là việc vƣợt qua đƣợc những trở ngại
vì lợi ích cộng đồng to lớn. Ai mà có đƣợc tâm thế của một kẻ chiến thắng sẽ
cố cải thiện chính trò chơi đó, cho tất cả ngƣời chơi khác. Chấp nhận một thái
độ hoài nghi ngây thơ hay cố tình mù quáng về sự chịu đựng, hoặc phủ nhận
rằng sự chịu đựng đó hoàn toàn đúng, trên thực tế chính là tự đặt bản thân — có
lẽ có mục đích, nhƣ nhân loại thƣờng hay có nhiều động cơ đen tối — vào vị trí
nhƣ một kẻ thù của chính việc cải thiện sự chịu đựng đó. Tôi có thể nghĩ tới vài
thái độ tàn bạo hơn.

Bây giờ, có lẽ phải cho quyền lực đi kèm với thẩm quyền. Tuy nhiên, và quan
trọng là, thẩm quyền thực sự hạn chế việc tự tiện thực thi quyền lực. Ràng buộc
này thể hiện khi ngƣời đại diện có thẩm quyền quan tâm và chịu trách nhiệm đối
với những ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi việc sử dụng quyền lực. Ngƣời con trƣởng
chịu trách nhiệm đối với những đứa em của mình — thay vì độc đoán, hành hạ
và trêu chọc — có thể học cách thực thi thẩm quyền và hạn chế lạm dụng quyền
lực. Ngay cả những ngƣời nhỏ tuổi nhất cũng có thể thi hành thẩm quyền hạn
thích hợp lên chú chó cƣng của gia đình. Chấp nhận thẩm quyền là học đƣợc
rằng quyền lực đòi hỏi sự quan tâm và năng lực — và đồng thời phải trả một cái
giá rất đắt. Một ngƣời nào đó mới đƣợc thăng chức lên vị trí quản lý sẽ sớm
nhận ra rằng các quản lý thƣờng chịu đựng căng thẳng khi lãnh đạo nhiều cấp
dƣới, hơn là cấp dƣới bị căng thẳng bởi một ngƣời quản lý duy nhất. Kinh
nghiệm nhƣ vậy sẽ giúp tiết chế tính lãng mạn nhƣng nguy hiểm về sức hấp dẫn
của quyền lực, đồng thời giúp dập tắt mong muốn mở rộng vô hạn của nó. Và,
trong hiện thực, những ngƣời nắm giữ các vị trí quyền lực trong các hệ thống
phân cấp chức năng thƣờng đƣợc đánh giá cao bởi trách nhiệm mà họ phải chịu
đối với những ngƣời mà họ giám sát, tuyển dụng và cố vấn.

Tất nhiên, không phải ai cũng cảm nhận đƣợc gánh nặng này. Một ngƣời đã có
đƣợc thẩm quyền có thể quên đi nguồn gốc của mình và bắt đầu tỏ ra khinh
thƣờng đối với một ngƣời mới chập chững, điều này gây phản tác dụng. Đó còn
là một sai lầm, đặc biệt vì nó có nghĩa là ngƣời đã có thẩm quyền không thể
mạo hiểm một cách tiếp cận mới (có nghĩa là chấp nhận vai trò của một kẻ ngu
ngốc bị coi thƣờng). Chính sự kiêu ngạo của họ cản trở con đƣờng học tập để
hoàn thiện. Những bạo chúa thiển cận, mù quáng, hẹp hòi và ích kỷ chắc chắn
có tồn tại, nhƣng chúng không chiếm đa số, ít nhất là trong xã hội chức năng.
Nếu không moi thứ sẽ đình trệ.

Ngƣợc lại, ngƣời có thẩm quyền luôn nhớ về khoảng thời gian khi còn là một
ngƣời mới chập chững, giữ lại sự thấu hiểu với ngƣời mới và lời hứa về tiềm
năng, và sử dụng ký ức đó nhƣ nguồn thông tin cá nhân cần thiết để hạn chế sự
khao khát quyền lực. Một trong những điều khiến tôi không ngừng ngạc nhiên
là niềm vui khi những ngƣời tử tế có khả năng mang lại cơ hội cho những ngƣời
mà họ hiện đang thực thi quyền lực. Tôi đã trải nghiệm nhiều lần: với tƣ cách cá
nhân, với tƣ cách là một giáo sƣ đại học và nhà nghiên cứu (và quan sát thấy
nhiều ngƣời khác trong hoàn cảnh của tôi cũng làm nhƣ vậy); trong kinh doanh
và trong các môi trƣờng chuyên nghiệp khác. Trong thâm tâm tôi thực sự vui
mừng khi rèn giũa những ngƣời trẻ đáng ngƣỡng mộ vốn đã có năng lực trở
thành ngƣời có kỹ năng cao, có giá trị xã hội, trở thành một chuyên gia tự chủ,
có trách nhiệm. Điều đó không khác gì niềm vui khi nuôi dạy con cái, và đó là
một trong những động lực chính cho một tham vọng đúng đắn. Vì vậy, vị trí của
một kẻ đứng đầu, khi đƣợc tận dụng đúng cách, là một trong những điểm thu
hút cơ bản, là cơ hội để xác định các cá nhân xứng đáng khi họ bắt đầu cuộc đời
nghề nghiệp, và cung cấp cho họ các phƣơng tiện hiệu quả để thăng tiến.

CƠ CHẾ XÃ HỘI LÀ CẦN THIẾT — NHƯNG KHÔNG HIỆU QUẢ

Sự khôn ngoan là biết rõ các quy tắc trong trò chơi xã hội, nội tại hóa chúng và
tuân theo chúng. Do đó, sự khác biệt về địa vị là không thể tránh khỏi, vì tất cả
những nỗ lực đáng giá đều có mục tiêu và những ngƣời theo đuổi chúng có
những khả năng khác nhau trong mối quan hệ với mục tiêu đó. Dù sao, chấp
nhận thực tế mất cân bằng này và luôn phấn đấu — dù hiện tại ta đang ở dƣới
cùng, giữa hay trên cùng trong hệ thống phân cấp — là một yếu tố quan trọng
của sức khỏe tâm thần. Nhƣng vẫn còn tồn tại một nghịch lý. Các giải pháp của
ngày hôm qua và ngày hôm nay, mà hệ thống phân cấp hiện tại đang phụ thuộc,
sẽ không nhất thiết phải là giải pháp vào ngày mai. Việc lặp lại một cách thiếu
suy nghĩ về những gì đã trải qua trong quá khứ — hoặc tệ hơn, cứ khăng khăng
rằng mọi vấn đề đã đƣợc giải quyết vĩnh viễn — sẽ gây ra mối nguy lớn khi thế
giới rộng lớn bên ngoài liên tục thay đổi khiến thay đổi cục bộ trở nên cấp thiết.
Do đó, tôn trọng sự chuyển đổi sáng tạo phải đi kèm với sự quan tâm thích đáng
đối với các cấu trúc phân cấp giải quyết vấn đề mà ta đã để lại trong quá khứ.
Đó không phải là một ý kiến độc đoán về mặt đạo đức cũng không phải là một
tuyên bố tƣơng đối về mặt đạo đức. Đó là một thứ rất giống với kiến thức về các
quy luật tự nhiên song hành đƣợc xây dựng trong cấu trúc thực tế của ta. Những
sinh vật mang tính xã hội cao nhƣ ta phải tuân thủ các quy tắc, để giữ gìn sức
khỏe và giảm thiểu mối nguy hại, đau khổ và xung đột không cần thiết. Tuy
nhiên, ta cũng phải chuyển đổi những quy tắc đó một cách cẩn thận, khi hoàn
cảnh môi trƣờng thay đổi xung quanh ta.

Điều này cũng ngụ ý rằng nhân cách lý tƣởng không thể là sự phản ánh về tình
trạng xã hội hiện tại. Trong điều kiện bình thƣờng, có thể nói rằng khả năng
tuân thủ nghiêm ngặt vƣợt trội hơn khả năng không tuân thủ. Tuy nhiên, việc từ
chối tuân theo khi môi trƣờng xã hội xung quanh đã trở nên bệnh hoạn —
không hoàn thiện, cổ hủ, mù quáng, hoặc mục ruỗng — thậm chí còn có giá trị
cao hơn, cũng nhƣ khả năng đƣa ra các lựa chọn thay thế hợp lệ và sáng tạo.
Điều này để lại cho tất cả chúng ta một câu đố hóc búa về đạo đức lẽ thƣờng:
Khi nào thì ta chỉ đơn giản tuân theo quy ƣớc, làm những gì ngƣời khác đòi hỏi
hoặc yêu cầu; và khi nào thì ta dựa vào đánh giá của cá nhân mình, với tất cả
những hạn chế và thành kiến, và từ chối những yêu cầu của tập thể? Nói cách
khác: Làm thế nào để ta thiết lập sự cân bằng giữa chủ nghĩa bảo thủ và khả
năng phục hồi sức sáng tạo?

Đầu tiên và quan trọng nhất trên mặt trận tâm lý là vấn đề khí chất. Một số
ngƣời có khuynh hƣớng bảo thủ, và một số ngƣời khác lại thích nhận thức và
hành động cấp tiến hơn(¹¹). Điều này không có nghĩa là quá trình xã hội hóa
không có khả năng thay đổi khuynh hƣớng đó; nhân loại là những sinh vật rất
dẻo dai, với một thời gian dài phát triển trƣớc thời kỳ tiền khai hóa, và những
hoàn cảnh gặp phải có thể thay đổi ta rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không làm
thay đổi thực tế là có những ngóc ngách tồn tại tƣơng đối lâu dài trong môi
trƣờng sống của nhân loại mà các loại khí chất khác nhau đã thích nghi để tồn
tại.

Những ngƣời có khuynh hƣớng bảo thủ, về mặt chánh trị, là những ngƣời bảo
vệ trung thành cho tất cả những giá trị trong quá khứ. Và họ có phần đúng khi
nói nhƣ vậy, bởi vì những giá trị đó đã tạo ra thành công cho cá nhân, sự hòa
hợp cho xã hội và sự ổn định về lâu dài. Nhƣng đôi khi họ sai: thứ nhất, bởi vì
hiện tại và tƣơng lai khác với quá khứ; thứ hai, bởi vì thậm chí các cấu trúc
phân cấp chức năng ngày xƣa (tất yếu?) thƣờng trở thành con mồi cho bộ máy
nội bộ xâu xé. Những kẻ đứng đầu có thể làm nhƣ vậy thông qua thao túng và
thực thi quyền lực bất chính, hành động theo cách chỉ có lợi cho họ, ít nhất là
trong ngắn hạn; nhƣng kiểu thăng tiến đó chỉ làm suy yếu chức năng của hệ
thống phân cấp mà họ là một phần trên danh nghĩa. Những kẻ nhƣ vậy thƣờng
không hiểu hoặc không quan tâm tới cơ chế chức năng mà họ đã góp phần tạo ra
và để nó thực hiện tất cả. Họ khai thác những gì có thể từ sự giàu có trƣớc mắt
và để lại dấu đổ nát sau khi thức dậy.

Chính sự băng hoại quyền lực này đã bị phản đối mạnh mẽ bởi những ngƣời
thuộc phe cấp tiến/cánh tả và đúng nhƣ vậy. Nhƣng điều cực kỳ quan trọng là
phải phân biệt giữa một hệ thống phân cấp có năng suất và chức năng (cùng
những ngƣời tạo ra nó) với lớp vỏ thoái hóa của một thể chế lớn một thời. Để
tạo ra sự khác biệt đó đòi hỏi phải có sẵn năng lực quan sát và phân biệt, chứ
không phải vô tâm phụ thuộc vào khuynh hƣớng ý thức hệ. Điều đó đòi hỏi phải
biết rằng tồn tại một mặt sáng trong hệ thống phân cấp xã hội mà ta đang sống,
cũng nhƣ mặt tối (và nhận thức rằng việc tập trung vào cái này để loại trừ cái
kia là thành kiến nguy hiểm). Điều đó cũng đòi hỏi kiến thức rằng ở khía cạnh
cấp tiến hơn, sáng tạo hơn — cần thiết cho sự tái tạo lại những gì vô đạo đức và
lỗi thời — cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn. Một phần của nguy cơ chính là
khuynh hƣớng của những ngƣời có tƣ tƣởng cấp tiến chỉ nhìn thấy tiêu cực
trong các thể chế có nền tảng tốt. Mối nguy hơn nữa bắt nguồn từ việc đối chiếu
với tham nhũng nhƣng bảo thủ gây mất ổn định và phá hủy các hệ thống phân
cấp chức năng: có những kẻ cấp tiến phi đạo đức, cũng nhƣ có những lãnh đạo,
quản lý và giám đốc điều hành bất chánh. Những cá nhân này có xu hƣớng thiếu
hiểu biết sâu sắc về sự phức tạp của hiện trạng thực tế, vô thức về sự thiếu hiểu
biết của chính họ và vô ơn với những gì quá khứ đã để lại cho họ. Sự thiếu hiểu
biết và thiếu khôn ngoan nhƣ vậy thƣờng gắn liền với việc sẵn sàng sử dụng
những lời giễu cợt để biện minh cho việc từ chối tham gia vào những quy ƣớc
khắt khe nhƣng cần thiết hoặc những rủi ro và khó khăn của một nỗ lực chung
tay thực sự. Chính sự băng hoại của chủ nghĩa cấp tiến này khiến những ngƣời
bảo thủ — và không chỉ những ngƣời bảo thủ — tỏ ra thận trọng trƣớc sự thay
đổi.

Vài năm trƣớc khi viết cuốn sách này, tôi đã có một cuộc thảo luận với một cô
gái trẻ mới ngoài 20 — cháu gái của một ngƣời đã gửi email cho tôi sau khi
xem một số bài giảng trực tuyến. Cô tỏ ra không vui vẻ gì và tâm sự rằng cô đã
phải nằm trên giƣờng suốt 6 tháng qua. Cô muốn nói chuyện với tôi vì cô đang
tuyệt vọng. Theo cô, điều duy nhất khiến cô không tìm tới tự tử là trách nhiệm
nuôi dƣỡng con thú cƣng kỳ lạ, một con mèo đồng cỏ giống Châu Phi. Đây là
thứ cuối cùng còn sót lại khiến cô quan tâm níu kéo, trong nỗi hối tiếc hiện tại
tƣơng tự nhƣ khi cô bỏ học trung học. Cô không đƣợc cha mẹ chăm sóc chu
đáo, họ đã để cô trôi dạt theo dòng đời thảm họa trong khoảng thời gian vài
năm.

Bất chấp sự suy sụp của mình, cô tự lập ra cho mình một kế hoạch. Cô nghĩ tới
việc đăng ký học bổ túc trong 2 năm để có thể tốt nghiệp trung học, là tiền đề để
đăng ký vào một trƣờng cao đẳng thú y. Nhƣng cô không đƣa ra đƣợc những
yêu cầu chi tiết cần thiết để thực hiện tham vọng này. Cô thiếu một ngƣời cố
vấn. Cô không có nổi một ngƣời bạn thực sự. Thực dễ dàng để cô tự rơi vào tình
trạng cô lập chính mình. Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện vui vẻ, trong
khoảng 45 phút. Cô là một ngƣời tốt bụng. Tôi đề nghị thảo luận chi tiết hơn về
tƣơng lai của cô nếu cô hoàn thành chƣơng trình lập kế hoạch trực tuyến do các
đồng nghiệp có chuyên môn và tôi thiết kế*. Tất cả đều diễn ra tốt đẹp cho đến
khi cuộc thảo luận chuyển sang xu hƣớng chính trị.
*Đây là một phần của chƣơng trình Self-Authoring Suite, một bộ các chƣơng trình dành cho cá nhân đƣợc thiết
kế để giúp họ soạn ra các rắc rối trong quá khứ của họ (Past Authoring), sai lầm và phẩm giá trong nhân cách
hiện tại của họ (Present Authoring, có 2 phần), ƣớc muốn và tham vọng của họ cho tƣơng lai (Future
Authoring). Tôi đặc biệt đề nghị phần sau.

Sau khi thảo luận về tình hình cá nhân, cô bắt đầu nói lên sự bất bình đối với
tình trạng của thế giới nói chung — với các thảm họa đang rình rập, theo ý kiến
của cô, về những tác động lên môi trƣờng của nhân loại. Về nguyên tắc, không
có gì sai khi bày tỏ mối quan tâm tới các vấn đề trên hành tinh này. Đó không
phải là vấn đề. Tuy nhiên, thực sai lầm khi đánh giá quá cao kiến thức của ta về
những thứ nhƣ vậy — hoặc thậm chí chỉ là khảo sát chúng — khi ta ở độ tuổi
giữa 20 mà không có đóng góp tích cực gì cho cuộc sống và ta đang gặp khó
khăn trong việc thoát ra khỏi cái giƣờng. Trong những điều kiện nhƣ vậy, ta cần
phải xác định đƣợc ƣu tiên của mình một cách thẳng thắn và thiết lập sự khiêm
tốn cần thiết để tiến hành giải quyết các vấn đề cá nhân.

Khi cuộc trao đổi diễn ra, tôi thấy mình không còn tham gia vào một cuộc trò
chuyện với một cô gái trẻ đang lạc lối tìm đến nhờ tƣ vấn. Thay vào đó, tôi trở
thành một đối thủ ngang hàng trong một cuộc tranh luận với một nhà tƣ tƣởng,
ngƣời biết điều gì là sai, điều gì cần lên tiếng; biết ai là kẻ có lỗi trong khủng
hoảng toàn cầu đó; biết rằng sẽ trái đạo đức nếu tham gia vào sự hủy diệt này;
và cuối cùng, cô tin rằng tất cả chúng ta đều có tội và phải chịu đựng đau khổ.
Tiếp tục cuộc trò chuyện tại thời điểm đó có nghĩa là (1) tôi không nói chuyện
với cô gái trẻ này nhiều nhƣ với bất cứ điều gì hoặc bất kỳ ai nhập vào cô trong
khi đƣa những ý tƣởng chung chung, vô vị và đầy hoài nghi, và (2) ngụ ý rằng
cuộc thảo luận về những chủ đề nhƣ vậy trong hoàn cảnh đều có thể chấp nhận
đƣợc và có hiệu quả.

Cả hai kết quả đều không còn ý nghĩa gì nữa. Vì vậy, tôi dừng lại (không có
nghĩa là toàn bộ cuộc gặp mặt đã bị lãng phí). Tôi kết luận rằng một số điều đã
khiến cô rơi vào tình trạng tê liệt đạo đức kéo dài hàng tháng trời không phải là
mặc cảm tội lỗi về việc góp phần vào những tác động tiêu cực của nhân loại đối
với thế giới rộng lớn, mà là ý thức về sự vƣợt trội của đạo đức phải bận tâm tới
những vấn đề nhƣ vậy (bất chấp nguy cơ về mặt tâm lý khi chấp nhận cái nhìn
tiêu cực về khả năng của nhân loại). Nghe có vẻ sáo rỗng, nhƣng ta cần phải
biết đi trƣớc khi biết chạy. Thậm chí ta phải biết bò trƣớc khi biết đi. Đây là một
phần của việc chấp nhận vị trí với tƣ cách là một ngƣời mới, ở tầng dƣới cùng
của hệ thống phân cấp mà ta khinh thƣờng một cách thản nhiên và kiêu ngạo.
Hơn nữa, thái độ phản-nhân loại một cách sâu sắc thƣờng đi kèm với những giọt
nƣớc mắt rơi vì suy thoái môi trƣờng hay ngƣời này đối xử vô nhân đạo với
ngƣời khác, ảnh hƣởng rõ rệt tới thái độ tâm lý xác định mối quan hệ của họ với
ngƣời khác.

Từ thời xa xƣa, ta đã phải tự tổ chức — về mặt sinh học và xã hội — các hệ


thống phân cấp chức năng vừa xác định nhận thức và hành vi của ta, vừa xác
định các tƣơng tác của ta với thế giới tự nhiên và xã hội. Lòng biết ơn sâu sắc
đối với món quà đó là cách đáp trả thích hợp duy nhất. Mọi cấu trúc, bao gồm
tất cả chúng ta, đều có mặt tối của nó — cũng giống nhƣ bản chất mỗi cá nhân
— nhƣng điều đó không có nghĩa là những lời chỉ trích bất cẩn, chung chung để
tự phục vụ cho bản thân về hiện trạng là cần thiết (cần thay đổi tình trạng phản
đối trong vô thức đối với những thứ thiết yếu).

TÍNH THIẾT YẾU CỦA CÂN BẰNG

Bởi vì làm những gì ngƣời khác từng làm và luôn làm nên thƣờng hiệu quả, và
bởi vì, đôi khi, hành động cấp tiến có thể tạo ra thành công không thể lƣờng
trƣớc đƣợc, nên ngƣời bảo thủ và ngƣời cấp tiến không ngừng tuyên truyền cho
chính bản thân họ. Một cơ chế xã hội đa chức năng — một hệ thống phân cấp
đƣợc dành để sản xuất thứ gì đó có giá trị, ngoài việc đơn thuần bảo vệ sự tồn
tại của chính nó — có thể tận dụng các nguyên mẫu bảo thủ để cẩn thận thực
hiện các quy trình có giá trị đã đƣợc chứng nhận, và các nguyên mẫu cấp tiến để
xác định phƣơng pháp lỗi thời có thể đƣợc thay thế bằng một cái gì đó mới và
có giá trị hơn. Do đó, về mặt xã hội, sự cân bằng giữa chủ nghĩa bảo thủ và tính
độc đáo, có thể đƣợc thực hiện một cách hợp lý, bằng cách kết hợp hai nguyên
mẫu lại với nhau. Muốn vậy phải xác định cách tốt nhất để thực hiện, và điều
này đòi hỏi một sự khôn ngoan vƣợt lên trên khuynh hƣớng thể cách đơn thuần.
Bởi vì một mặt, đặc điểm gắn liền với sự sáng tạo và chấp nhận hiện trạng, mặt
khác, có xu hƣớng loại trừ lẫn nhau, nên rất khó để tìm đƣợc một ngƣời duy
nhất cân bằng cả hai một cách hợp lý, để họ cảm thấy thoải mái khi làm việc với
mỗi nguyên mẫu và cùng với các đồng nghiệp tham dự, một cách không thiên
vị, để tận dụng các dạng tài năng và xu hƣớng tƣơng ứng. Nhƣng sự phát triển
của khả năng hợp nhất có thể bắt đầu với sự mở rộng của một trí tuệ có ý thức:
nhận thức rõ ràng rằng chủ nghĩa bảo thủ là tốt (với một loạt các mối nguy hiểm
đi kèm), và sự chuyển đổi sáng tạo — thậm chí cấp tiến — cũng tốt (với một tập
hợp các nguy hiểm có liên quan). Học hỏi chuyên sâu về điều này — thực sự
đánh giá cao nhu cầu của cả hai quan điểm — có nghĩa là khả năng đánh giá
những gì mà ngƣời thực sự trái quan điểm đƣa ra, và có thể nhận ra khi nào cán
cân đã quá nghiêng về một bên. Điều này cũng đúng với việc thấu hiểu mặt tối
của cả hai quan điểm. Để quản lý các công việc phức tạp một cách hợp lý, cần
phải có tầm nhìn đủ lạnh lùng để tách biệt những kẻ đói khát quyền lực và
những kẻ ăn bám giả tạo khỏi những ngƣời bảo thủ chân chính; và tách biệt một
kẻ nổi loạn ảo tƣởng sức mạnh, vô trách nhiệm mà không cần lý do khỏi những
ngƣời thực sự có tính sáng tạo. Và để quản lý tốt có nghĩa là phải tách những
yếu tố đó ra khỏi giới hạn trong tâm hồn của chính một ngƣời cũng nhƣ những
ngƣời khác.

Và làm thế nào để thực hiện điều này? Đầu tiên, ta có thể ý thức hiểu rằng hai
phƣơng thức tồn tại này hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Một ngƣời không thể
thực sự tồn tại nếu không có ngƣời kia, cho dù có tồn tại trong căng thẳng đối
đầu. Điều này có nghĩa là, trƣớc tiên, kỷ luật — chấp nhận hiện trạng, dƣới hình
thức này hay hình thức khác — cần đƣợc hiểu là tiền đề cần thiết cho sự chuyển
đổi sáng tạo, chứ không phải là kẻ thù. Do đó, cũng nhƣ thứ bậc các giả định tạo
nên cấu trúc cơ chế xã hội và định hình nên nhận thức cá nhân, thì chuyển đổi
sáng tạo cũng phụ thuộc hoàn toàn vào các hạn chế. Nó phải đối đầu với các
giới hạn. Nếu nó không đấu tranh chống lại một ngoại lực nào đó, thì nó vô tác
dụng và ngƣời ta chẳng cần nó làm gì. Chính vì lý do này mà thần đèn vĩ đại,
ngƣời ban tặng những điều ƣớc — nguyên mẫu của Chúa, trong một mô hình
thu nhỏ — bị mắc kẹt trong giới hạn của một cây đèn nhỏ bé và là nô lệ cho ƣớc
vọng của ngƣời giữ đèn hiện tại. Thần đèn — cái thiên tài — là sự kết hợp giữa
khả năng và tiềm năng, và kìm nén tột độ.

Giới hạn, ràng buộc, ranh giới độc đoán — bản thân quy luật, kỷ luật thép — do
đó không chỉ đảm bảo sự hài hòa xã hội và ổn định tâm lý, chúng còn thúc đẩy
khả năng sáng tạo đổi mới trật tự. Do đó, những gì ẩn nấp dƣới mong muốn
tuyên truyền về tự do hoàn toàn — nhƣ đƣợc thể hiện và phát biểu bởi những kẻ
theo chủ nghĩa vô chính phủ, hoặc những kẻ theo chủ nghĩa hƣ vô — không
phải là một mong muốn tích cực, phấn đấu cho sự thể hiện nâng cao khả năng
sáng tạo, nhƣ trong một bức tranh biếm họa lãng mạn của một nghệ sĩ. Thay
vào đó, đó là một mong muốn tiêu cực — một mong muốn hoàn toàn vô trách
nhiệm, đơn giản là không tƣơng xứng với tự do thực sự. Đó là lời biện hộ dối
trá của việc phản đối các quy luật. Nhƣng "Chết vì Trách nhiệm" không phải là
một khẩu hiệu hấp dẫn — quá ái kỷ để phủ nhận một cách hiển nhiên — trong
khi "Chết vì phạm Luật" lại đƣợc tôn vinh nhƣ một anh hùng.

Cùng với trí tuệ của chủ nghĩa bảo thủ chân chính là nguy cơ hiện trạng có thể
trở nên thối nát và lạm dụng tham nhũng vì mục đích cá nhân. Bên cạnh sự rực
rỡ của nỗ lực sáng tạo là chủ nghĩa anh hùng sai lệch của hệ tƣ tƣởng phẫn uất,
trùm lên trang phục của một kẻ nổi loạn trong khi khẳng định vị thế đạo đức cao
siêu và từ chối mọi trách nhiệm chân chính. Chủ nghĩa bảo thủ thông thái và
thận trọng cùng với sự thay đổi cẩn thận và quyết liệt giữ cho thế giới có trật tự.
Nhƣng mỗi thứ đều có mặt tối của nó, và điều quan trọng là, một khi nhận ra
đƣợc, là ta phải đặt ra câu hỏi cho chính mình: Ta là cái thực hay cái ảo? Và câu
trả lời, ta đều có thể là thực cũng có thể là ảo — và có lẽ còn nhiều điều hơn
những gì ta có thể nhận ra. Đó là một phần của việc hiểu đƣợc sự phức tạp mà
ta đang mang trong mình.

TÍNH CÁ NHÂN TRONG HỆ THỐNG CẤP BẬC — VÀ KHẢ NĂNG


CHUYỂN ĐỔI

Vậy, nhân cách cân bằng giữa tôn trọng các cơ chế xã hội và tính bình đẳng với
sự chuyển đổi sáng tạo đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Không dễ dàng để xác định,
trong sự phức tạp của vấn đề. Vì lý do đó, ta sẽ chuyển sang các câu chuyện làm
ví dụ. Các câu chuyện cung cấp cho ta một khuôn mẫu rộng lớn. Chúng phác
thảo một khuôn mẫu có giá trị lớn, nếu ta có thể nắm bắt, nhƣng đủ chung
chung (không giống nhƣ một quy luật hoặc bộ quy luật cụ thể) để áp dụng ngay
cả trong các tình huống mới gặp. Trong những câu chuyện ví dụ, ta nắm bắt
đƣợc cách quan sát về nhân cách lý tƣởng. Ta kể lại các câu chuyện về thành
công và thất bại trong các chuyến phiêu lƣu lãng mạn. Trong các câu chuyện
này, thành công đƣa ta tới những gì tốt đẹp, tới miền đất hứa; thất bại đƣa ta,
cùng những ngƣời đồng hành, tới vực thẳm. Điều tốt đƣa ta tiến lên phía trƣớc,
và cái ác kéo ta lùi lại, thậm chí đi xuống. Những câu chuyện tuyệt vời là về các
nhân vật hành động và do đó, chúng phản ánh các cấu trúc và quy trình vô thức
giúp ta chuyển thế giới của hiện thực khó lƣờng thành thế giới xã hội đa chức
năng của các giá trị bền vững, tƣơng hỗ lẫn nhau*.
*Ta có thể thấy điều này trong xu hƣớng của những ngƣời theo hệ phái Tin Lành Mỹ khi đối mặt với một vấn đề
hiện sinh mới, "Chúa Jesus sẽ làm gì?" Đây là một cách tiếp cận dễ dàng để làm theo, nhƣng chỉ ra chính xác
giá trị của câu chuyện: Một khi câu chuyện đã đƣợc nội tại hóa, nó đƣợc sử dụng làm khuôn mẫu để tạo ra nhận
thức và hành vi mới. Có thể ngây thơ hoặc tự phụ khi tƣởng tƣợng những hành vi mà chính nguyên mẫu Đấng
Cứu Thế thực hiện trong giới hạn của một cuộc sống bình thƣờng, nhƣng mục đích cơ bản trên thực tế của
những câu chuyện kể về tôn giáo là để thúc đẩy mọi ngƣời làm theo.

Hệ thống phân cấp giá trị đƣợc thể hiện đúng cách — bao gồm giá trị của chủ
nghĩa bảo thủ song song với sự chuyển đổi sáng tạo — đƣợc thể hiện nhƣ một
nhân vật trong câu chuyện — nhƣ một nhân cách lý tƣởng. Mỗi hệ thống phân
cấp đều có một thứ đứng trên đỉnh cao. Chính vì lý do này mà một câu chuyện
mô tả hành động của một nhân vật anh hùng (và ngay cả khi nhân vật đó là một
kẻ phản anh hùng, thì cũng không quan trọng: nhân cách phản anh hùng phục
vụ chức năng xác định anh hùng thông qua sự tƣơng phản, nhƣ nhân cách anh
hùng là những gì đối nghịch với một kẻ phản anh hùng). Anh hùng là cá nhân
đứng ở đỉnh cao, là kẻ chiến thắng, một nhà vô địch, đại diện cho trí tuệ, xứng
đáng với thành công cuối cùng, ngƣời nói ra sự thực trong hoàn cảnh nguy hiểm
và hơn thế nữa. Những câu chuyện ta sáng tác ra, ta đọc, ta nghe và ghi nhớ, tập
trung vào các hành vi và thái độ mà ta thấy thú vị, hấp dẫn và đáng đƣợc noi
theo do trải nghiệm cá nhân với những ngƣời đáng ngƣỡng mộ hoặc đáng ghét
(từ thái độ và hành vi cụ thể của họ), hoặc do ta thích chia sẻ những gì thu hút
sự chú ý của ta với những ngƣời xung quanh. Đôi khi ta có thể rút ra bài học
hấp dẫn trực tiếp từ trải nghiệm cá nhân của ta với ngƣời khác; đôi khi ta tạo ra
một nhân vật hỗn hợp đa nhân cách, thƣờng trộn lẫn với các cá nhân thành lập
ra các nhóm xã hội mà ta tham gia vào.

Bệnh nhân mà tôi kể phần đầu đã có đƣợc một cuộc sống hữu ích nhƣ là ví dụ
về sự cần thiết việc tham gia vào xã hội. Tuy nhiên, câu chuyện đó không làm lu
mờ tầm quan trọng của thái độ và hành vi đã biến đổi của ông. Trong khi ông tái
xây dựng cuộc sống xã hội, trở thành một ngƣời tham gia tích cực vào các hoạt
động tập thể, ông đồng thời phát triển một chuyên môn có tính sáng tạo đem lại
lợi ích không ngờ. Tuy ông không đƣợc tốt nghiệp trung học bậc chính quy, và
không có một tính cách ấn tƣợng rõ rệt nào, nhƣng việc theo đuổi các hoạt động
xã hội mới lạ thu hút ông lại chủ yếu hƣớng tới nỗ lực mang tính thẩm mỹ.

Đầu tiên ông phát triển khiếu thẩm mỹ về hình thức, đối xứng, sáng tạo và cái
đẹp với tƣ cách là một nhiếp ảnh gia. Việc theo đuổi lợi thế xã hội này rất đa
dạng: ông tham gia một câu lạc bộ thƣờng hay tổ chức các buổi đi bộ chụp ảnh
2 tuần/lần, họ lập thành nhóm khoảng 20 ngƣời hoặc hơn tới các khu vực thú vị
ở thành phố, họ tạm trú lại đó vì vẻ đẹp tự nhiên hoặc sự độc đáo. Ông đã học
đƣợc một chút kha khá về thiết bị chụp ảnh, về mặt kỹ thuật, nhờ các chuyến đi
nhƣ vậy. Các thành viên trong nhóm cũng đánh giá công việc lẫn nhau —
thƣờng mang tính chất xây dựng, điều này dƣờng nhƣ có nghĩa là tất cả họ tụ
tập ở đó để chỉ ra những lỗi đã mắc phải cũng nhƣ những gì có giá trị để trở nên
thành thạo hơn.

Tất cả các hoạt động này giúp bệnh nhân của tôi học cách giao tiếp có hiệu quả
về các chủ đề có thể gây khó khăn về mặt tâm lý (đối diện với những lời chỉ
trích, kết hợp với tầm nhìn sáng tạo, có thể dễ dàng tạo ra các phản ứng nhạy
cảm quá mức phản tác dụng) và, cũng nhƣ, để phân biệt ngày càng rõ hơn các
bức ảnh sáo mòn, buồn tẻ hoặc nhàm chán với các bức ảnh chất lƣợng thực sự.
Sau một vài tháng, nhận thức của ông đã phát triển đầy đủ để bắt đầu dành
chiến thắng trong các cuộc thi tại địa phƣơng và kiếm đƣợc một khoản hoa hồng
nhỏ từ nghề tay trái này. Ngay từ đầu, tôi đã tƣ vấn kỹ lƣỡng từ khía cạnh phát
triển nhân cách khi ông tham gia câu lạc bộ nhiếp ảnh, nhƣng tôi thực sự bị ấn
tƣợng bởi khả năng tiến triển nhanh chóng về khiếu thẩm mỹ và kỹ thuật nhiếp
ảnh của ông, đồng thời rất thích khoảng thời gian mà chúng tôi dành cho các
buổi bàn luận về công việc này.

Sau vài tháng hoạt động trên mặt trận nhiếp ảnh, bệnh nhân của tôi bắt đầu tự
sản xuất và cho tôi xem những bức ảnh khác mà ông đã tạo ra — những bức ảnh
trong lần đầu tiên đƣợc viền bằng những nét trừu tƣợng bằng bút một cách
nghiệp dƣ. Về cơ bản, chúng bao gồm các vòng lặp với nhiều kích thƣớc khác
nhau, đƣợc nối liên tục, trên một trang duy nhất: nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc,
mặc dù đƣợc kiểm soát nhiều hơn và rõ ràng là có mục đích hơn là những nét vẽ
nguệch ngoạc đơn thuần. Nhƣ tôi đã từng đánh giá với những bức ảnh (và câu
lạc bộ nhiếp ảnh), tôi coi chúng là những thứ hữu ích về mặt tâm lý — nhƣ một
phần mở rộng của khả năng sáng tạo — nhƣng không phải là những nỗ lực nghệ
thuật đáng giá theo đúng nghĩa của chúng. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục công
việc đó, tạo ra vài bức ảnh mỗi tuần, đồng thời mang những gì ông đã tạo ra khi
chúng tôi gặp mặt. Độ tinh xảo và vẻ đẹp từ những bức ảnh ông tạo ra tăng lên
với tốc độ nhanh chóng. Chẳng bao lâu, ông đã có thể vẽ những bức ảnh bằng
bút và mực đen trắng phức tạp, đối xứng và khá ấn tƣợng với vẻ đẹp nội tại đủ
để phục vụ nhƣ những thiết kế cho áo thun khả thi về mặt thƣơng mại.

Tôi nhận thấy rõ kiểu tiến triển này trong trƣờng hợp của hai bệnh nhân khác,
đều đƣợc đặc trƣng bởi bản chất sáng tạo (ẩn rất kỹ trong một trƣờng hợp;
trƣờng hợp kia thì đã phát triển, đƣợc nuôi dƣỡng và rõ ràng hơn). Ngoài ra, tôi
đã đọc các tài liệu của Carl Jung về các ca lâm sàng và sự phát triển tính cách,
ông lƣu ý rằng việc sáng tạo ra các hình hình học ngày càng có trật tự và phức
tạp — thƣờng là hình tròn nằm trong hình vuông hoặc ngƣợc lại — thƣờng đi
kèm với sự gia tăng tổ chức của nhân cách. Điều này không chỉ đúng với bệnh
nhân của tôi, bằng chứng là ông đã có đƣợc chuyên môn về nhiếp ảnh và phát
triển kỹ năng nhƣ một nghệ sĩ đồ họa, mà còn với hai ngƣời khác mà tôi rất vui
khi đƣợc phục vụ với tƣ cách là một nhà trị liệu lâm sàng. Do đó, những gì tôi
quan sát đƣợc không chỉ là tái tạo lại tâm hồn nhƣ một hệ quả của quá trình xã
hội hóa (và đánh giá các cơ chế xã hội) mà chủ yếu còn là sự biến đổi song song
các quá trình bên trong, đƣợc biểu thị bằng sự gia tăng rõ rệt về năng lực nhận
thức và tạo ra những gì thanh lịch, đẹp và có giá trị xã hội. Các bệnh nhân của
tôi không chỉ học đƣợc cách tuân theo những yêu cầu đôi khi tùy tiện nhƣng vẫn
thiết yếu của thế giới xã hội, mà còn cung cấp cho thế giới một thứ mà họ sẽ
không thể tiếp cận nếu nó không dành cho công việc sáng tạo riêng của họ.

Cháu gái Scarlett của tôi cũng thể hiện những hành vi, nếu không phải là khả
năng sáng tạo, thì ít nhất cô bé cũng đánh giá cao khả năng sáng tạo, bên cạnh
khả năng xã hội hóa nhƣ một tác nhân chỉ hƣớng có giá trị. Khi ngƣời ta thảo
luận về một câu chuyện — đƣợc trình bày dƣới dạng một bộ phim, một vở kịch
hoặc một cuốn sách — họ thƣờng cố đi tìm và đồng thuận một quan điểm thống
nhất (rất phức tạp vì đông ngƣời thƣờng đƣa ra nhiều quan điểm hơn một cá
nhân đơn lẻ; đồng thuận bởi vì cuộc thảo luận thƣờng kéo dài cho tới khi đa số
đƣa ra cùng một ý kiến về chủ đề đang bàn). Vào lần đầu tiên, khi ta xem xét
một câu chuyện, ta thƣờng hiển nhiên cho rằng câu chuyện đó là một hình thức
giao tiếp hay giải trí, nhƣng câu chuyện càng trở nên bí ẩn khi ta ngồi suy ngẫm
lâu hơn. Nếu câu chuyện thực sự có một quan điểm, thì rõ ràng là nó đang chỉ
vào thứ gì đó. Nhƣng đó là cái gì, và bằng cách nào? Những thứ cấu thành việc
chỉ hƣớng, khi đó là một hành động hƣớng tới một sự vật cụ thể hoặc hƣớng tới
một ngƣời bởi một ngƣời cụ thể thì thực là quá rõ ràng, nhƣng khi đó là một cái
gì đó tiêu biểu cho hành vi tích lũy của một nhân vật trong một câu chuyện thì
thực là quá mơ hồ.

Hành động và thái độ của các nhân vật anh hùng trong sách của nhà văn J. K.
Rowling một lần nữa là ví dụ phổ biến cho quá trình này. Harry Potter, Ron
Weasley và Hermione Granger đại diện cho thái độ sẵn sàng và khả năng tuân
theo các quy luật (với khả năng chuyên môn là phù thủy học sinh) đồng thời
cũng sẵn sàng phá luật. Trong khi đó, các giáo viên đều có xu hƣớng khen
thƣởng cho cả hai loại hành vi có vẻ nghịch lý này. Ngay cả các bảo bối đƣợc
sử dụng bởi các phù thủy trẻ trong quá trình học tập cũng đại diện cho tính hai
mặt này. Ví dụ: Bản Đồ Đạo Tặc (cung cấp cho ngƣời xem vị trí chính xác mọi
ngóc ngách của tòa lâu đài Hogwarts, trƣờng học phù thủy, cũng nhƣ khuôn
viên mà cƣ dân đang sinh sống), đƣợc kích hoạt bởi câu thần chú biểu thị điều
ngƣợc lại với hành vi đạo đức: "Tôi trang trọng thề rằng tôi đang làm việc xấu"
(I solemnly swear that I am up to no good) và bị vô hiệu hóa, để che dấu chức
năng bí mật của nó bởi câu thần chú: "Phá luật thành công".

Thực khó hiểu khi một món bảo bối lại yêu cầu những câu thần chú ám chỉ thực
hành một việc "không tốt" nhƣ vậy — rõ ràng là một bảo bối có mục đích xấu
xa. Tuy nhiên, giống nhƣ việc Harry và bạn bè thƣờng xuyên cẩn thận phá luật
nhƣng vẫn đƣợc khen thƣởng, Bản Đồ Đạo Tặc thay đổi theo quan niệm về đạo
đức với mục đích của ngƣời dùng. Có một hàm ý mạnh mẽ xuyên suốt bộ
truyện rằng những gì tốt đẹp không thể chỉ gói gọn trong những luật vô tâm
hoặc cứng nhắc, bất kể tuân theo kỷ luật nhƣ thế nào hay luật cần tuân theo
quan trọng tới mức nào. Loạt phim Harry Potter không coi sự phụ thuộc vào trật
tự xã hội giống nhƣ một con robot là điều cao nhất trong các phẩm chất đạo
đức. Những thứ thay thế sự tuân thủ thì quá mờ nhạt để có thể hiểu, tựa nhƣ
"Tuân theo luật trừ khi làm suy yếu mục đích của luật tự xƣng đó — trong
trƣờng hợp đó, có nguy cơ hành động theo cách trái với những gì đã đã đƣợc
thỏa thuận là đạo đức". Đây là một bài học dễ dàng đƣợc dạy thông qua các
hành vi thể hiện hơn là đƣợc truyền tải bằng cách học vẹt hay biến thể quy luật.
Các siêu-quy luật (có thể đƣợc coi là bộ quy luật về các quy luật, chứ không
phải là bản thân các quy luật) không nhất thiết phải đƣợc truyền đạt theo cách
giống nhƣ bản thân các quy luật đơn giản.

Scarlett, sau khi thành thạo các vận động thể chất thì tập trung vào việc chỉ tay,
đã sớm học đƣợc cách nắm bắt đƣợc điểm phức tạp của các câu chuyện. Cô bé
đánh dấu một cái gì đó bằng ngón trỏ khi mới 18 tháng. Tuy nhiên, khi đƣợc 2
tuổi rƣỡi, cô bé có thể hiểu và bắt chƣớc theo các câu chuyện phức tạp hơn.
Khoảng 3 tuổi, khi đƣợc hỏi, cô bé khăng khăng mình là Pocahontas, chứ không
phải Ellie (tên mà cha cô bé yêu thích) hay Scarlett (mẹ cô bé thích hơn). Theo
nhƣ tôi biết, đây là một hành động đáng kinh ngạc chỉ tới từ những suy nghĩ
tinh vi. Cô bé đƣợc tặng một con búp bê Pocahontas, và nó đã trở thành một
trong những món đồ chơi yêu thích của cô bé, cùng với một con búp bê khác
(cũng rất đƣợc yêu thích), mà đƣợc đặt tên theo bà của cô bé, là vợ tôi Tammy.
Khi cô bé chơi với con búp bê nhỏ, Ellie là mẹ. Tuy nhiên, với Pocahontas, thì
lại khác. Con búp bê đó không phải là một đứa trẻ, và Ellie không phải là mẹ
của nó. Thay vào đó, cháu gái tôi tự coi mình là Pocahontas trƣởng thành - bắt
chƣớc tạo hình con búp bê nhân vật chính trong bộ phim cùng tên của Disney,
mà cô bé coi say sƣa tận 2 lần.

Nhân vật Pocahontas của Disney mang dấu ấn tƣơng đồng với các nhân vật
chính của loạt phim Harry Potter. Nàng đƣợc cha hứa hôn với Kocoum, một
chiến binh dũng cảm, là hiện thân của tất cả những đức tính nghiêm túc của bộ
tộc, nhƣng hành vi và thái độ của anh lại quá ràng buộc đối với tính cách bộc
trực của nàng. Thay vào đó, Pocahontas phải lòng John Smith, thuyền trƣởng
của một con tàu từ Châu Âu, và hình ảnh con tàu là đại diện cho kiến thức nằm
ngoài lãnh thổ đã biết nhƣng (có khả năng) có giá trị lớn. Nghịch lý thay,
Pocahontas đang theo đuổi một trật tự đạo đức cao hơn khi từ chối Kocoum và
chọn Smith — hành vi phá luật trầm trọng (các giá trị đƣợc đánh giá cao nhất
trong bộ luật của hệ thống phân cấp thuộc về nền văn hóa hiện tại) — rất giống
với các nhân vật trong Harry Potter. Quan điểm đạo đức trong cả hai câu
chuyện: hãy tuân theo các quy luật cho tới khi ta đủ khả năng trở thành một tấm
gƣơng sáng đại diện, nhƣng hãy sẵn sàng phá luật khi chính những quy luật đó
giờ đây trở thành chƣớng ngại tồi tệ nhất đối với hiện thân của các đức tính tốt
đẹp. Và Elizabeth Scarlett, chƣa đầy 3 tuổi, với trí thông mình đủ để hiểu những
gì cơ bản theo những bộ phim Disney mà cô bé theo dõi và sử dụng vật trợ giúp
để nhập vai (búp bê Pocahontas). Sự minh mẫn của cô bé trong vấn đề này thì
khó mà dò ra đƣợc.

Cùng ý tƣởng — tôn trọng luật, ngoại trừ việc tuân theo luật đó chính là coi
thƣờng, phớt lờ hoặc mù quáng đối với một nguyên tắc đạo đức thậm chí còn
cao hơn — đƣợc thể hiện qua 2 câu chuyện trong Phúc Âm khác nhau với một
sức mạnh tuyệt vời (đƣợc truyền tải, bất kể ý kiến của ta nhƣ thế nào, nhƣ
những câu chuyện truyền thống hoặc cổ điển trung tâm miêu tả một nhân vật
đáng để nói theo). Trong câu chuyện đầu tiên, Chúa Christ đƣợc mô tả, ngay khi
còn là một đứa trẻ, nhƣ một bậc thầy của truyền thống Do Thái. Điều này làm
cho ngài trở thành hình mẫu về giá trị của quá khứ, và là điển hình cho một
ngƣời bảo thủ chân chính. Trong Sách Luke 2:42-52*, gia đình của Chúa Jesus
lên đƣờng đến Jerusalem hàng năm vào ngày Lễ Vƣợt Qua của ngƣời Do Thái:
*Tất cả các trích đoạn đều lấy từ Kinh Thánh bản của Vua James, nếu khác sẽ ghi chú thêm

Khi Ngƣời đƣợc 12 tuổi, cả gia đình cùng lên đền, nhƣ ngƣời ta thƣờng làm
trong ngày lễ.
Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Jesus thì ở lại Jerusalem, mà cha mẹ
chẳng hay biết.
Ông bà cứ tƣởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đƣờng,
mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và ngƣời quen thuộc.
Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Jerusalem mà tìm.
Sau 3 ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các
thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.
Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của
cậu.
Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Ngƣời nói với Ngƣời: "Con ơi, sao
con lại xử với cha mẹ nhƣ vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực
lòng tìm con!"
Ngƣời đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở
nhà của Cha con sao?"
Nhƣng ông bà không hiểu lời Ngƣời vừa nói.
Sau đó, Ngƣời đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục
các ngài. Riêng mẹ Ngƣời thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
Còn Đức Jesus ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối
với Thiên Chúa và ngƣời ta.

Tuy nhiên, một nghịch lý xuất hiện khi toàn bộ các tƣờng thuật trong Phúc Âm
đƣợc xem xét — một nghịch lý gắn liền với sức ép giữa tôn trọng truyền thống
và biến đổi sáng tạo cần thiết. Bất chấp bằng chứng về sự hiểu biết sâu sắc và
thậm chí sớm của Ngài và đánh giá cao các luật, Đấng Christ khi trƣởng thành
liên tục vi phạm và gây tai tiếng vào các truyền thống của ngày Lễ Sabbath — ít
nhất là theo quan điểm của những ngƣời theo chủ nghĩa truyền thống trong cộng
đồng của Ngài, và gây nguy nan cho chính Ngài. Chẳng hạn, Ngài dẫn các môn
đồ đi qua một cánh đồng ngô, nhổ và ăn các loại ngũ cốc (Sách Luke 6: 1). Ngài
biện minh cho điều này khi những ngƣời Pharisee phản đối bằng cách đề cập tới
câu chuyện Vua David hành động tƣơng tự, cho dân của ông ăn khi cần thiết
bằng bánh dành riêng cho các thầy tế lễ (Sách Luke 6: 4). Chúa Jesus Christ nói
rõ với những ngƣời đối thoại rằng "Con ngƣời cũng là Chúa vào ngày Sabbath
(Sách Luke 6: 5).

Một tài liệu cổ đƣợc gọi là Codex Bezae*, một biến thể rất khác của Tân Ƣớc,
đƣa ra một phép suy luận ngay sau phần Sách Luke đƣợc trình bày ở trên, làm
sáng tỏ sâu sắc về cùng một vấn đề. Codex Bezea cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn
về mối quan hệ phức tạp cũng nhƣ nghịch lý giữa việc tôn trọng luật và hành vi
sáng tạo có đạo đức là cần thiết và quyến rũ, mặc dù thể hiện tính đối lập với
các luật đó. Codex Bezae có một tƣờng thuật về việc Đấng Christ nói với một
ngƣời, giống nhƣ Ngài, đã phá vỡ một quy tắc thiêng liêng: "Vào cùng ngày đó,
khi quan sát một ngƣời làm việc trong ngày Sabbath, [Chúa Jesus] phán cùng
ngƣời ấy rằng: Hỡi Ngƣời, nếu thực sự biết điều mình làm, thì ngƣời đƣợc ban
phƣớc; nhƣng nếu ngƣời không biết, thì ngƣời sẽ bị nguyền rủa, và là kẻ vi
phạm Luật"(¹²).
*Thuật ngữ "Codex" là một cuốn sách cổ chép tay bằng giấy da bê, giấy cói, hoặc phổ biến nhất là giấy thƣờng.
Thuật ngữ này hiện nay thƣờng đƣợc dành cho các bản thảo đƣợc viết tay, nhƣ trong trƣờng hợp của Codex
Bezae. Codex Bezae chứa đựng các phiên bản bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Latin của Sách Công Vụ và hầu hết 4
Sách Phúc Âm, nhƣng khác biệt về nội dung, bao gồm các phần mà 4 Sách Phúc Âm và Sách Công Vụ bỏ qua
và khác biệt về phong cách viết.

Phần này có ý nghĩa gì? Nó tóm tắt ý nghĩa của Quy Luật I một cách hoàn hảo.
Nếu ta hiểu luật — sự cần thiết, tính linh thiêng, và tình trạng hỗn loạn mà luật
đem lại, cách luật đoàn kết các cộng đồng tuân theo, cái giá phải trả cho việc
ban hành luật, và nguy cơ phá luật — nhƣng ta phải sẵn sàng gánh vác đầy đủ
trách nhiệm để đƣa ra một ngoại lệ, bởi vì ta thấy đó là để phục vụ một lợi ích
cao hơn (và nếu ta là một ngƣời có đủ tƣ cách để quản lý sự khác biệt đó), chính
là ta đang phục vụ cái tinh thần của luật đó, chứ không chỉ đơn thuần là luật, và
đó là một hành vi nâng cao về mặt đạo đức. Nhƣng nếu ta từ chối nhận ra tầm
quan trọng của luật mà ta đang vi phạm và hành động vì lợi ích của bản thân, thì
ta chắc chắn là ngƣời bị thiệt hại. Sự bất cẩn mà ta thể hiện liên quan tới truyền
thống bản thân sẽ khiến ta và những ngƣời xung quanh ảnh hƣởng hoàn toàn và
đau đớn theo thời gian.

Điều này phù hợp với những tình cảm và hành động khác của Đấng Christ đƣợc
mô tả trong các Sách Phúc Âm. Sách Matthew 12:11 chép: "Ngài bèn phán
cùng họ rằng: Ai trong vòng các ngƣơi có một con chiên, nếu đang ngày
Sabbath, bị té xuống hầm, thì há không kéo nó lên sao?" Sách Luke chƣơng 6
mô tả Ngài chữa lành một ngƣời đàn ông với bàn tay gầy gò trong một ngày
Sabbath khác, nói rõ "Đức Jesus liền phán cùng họ rằng: Ta hỏi các ngƣơi:
Trong ngày Sabbath, nên làm điều lành hay là làm điều dữ, nên cứu ngƣời hay
là giết ngƣời? " (Sách Luke 6: 9). Sự kết hợp đau đớn về mặt tâm lý giữa hai lập
trƣờng đạo đức (giữ ngày Sabbath và lệnh làm điều tốt) là một điều gì đó khiến
những ngƣời Pharisee phẫn nộ, và là một phần của chuỗi các sự kiện cuối cùng
dẫn đến việc Đấng Christ bị bắt và bị đóng đinh. Những câu chuyện này miêu tả
tình thế tiến thoái lƣỡng nan tồn tại vĩnh viễn đặc trƣng cho cuộc sống nhân
loại: cần phải tuân thủ kỷ luật bản thân và tuân theo luật — khiêm tốn làm
những gì ngƣời khác làm; nhƣng cũng cần sử dụng óc phán đoán, tầm nhìn và
sự thực để hƣớng dẫn lƣơng tâm cho biết cái gì là đúng, khi luật dần trở nên tha
hóa. Đó là khả năng chế phục sự kết hợp này đặc trƣng cho nhân cách đã phát
triển toàn diện: một anh hùng thực sự.

Phải chấp nhận một số luật độc đoán nhất định — hay hoan nghênh nó, tùy vào
quan điểm của ta — để đoàn kết thế giới lại với nhau. Chấp nhận một chút sáng
tạo và nổi loạn nhất định — hoặc chào đón nó, tùy thuộc vào quan điểm của ta
— để duy trì quá trình tái tạo. Mọi quy luật đều từng là một hành động sáng tạo,
phá vỡ các quy luật khác. Mọi hành động sáng tạo đều có khả năng tự biến đổi,
theo thời gian, thành một quy luật hữu ích. Chính sự tƣơng tác sống động giữa
các cơ chế xã hội và thành tựu sáng tạo đã giữ cho thế giới cân bằng trên đƣờng
ranh giới giữa quá trật tự và quá hỗn loạn. Đây là một câu hỏi khó khủng khiếp,
một gánh nặng hiện sinh thực sự. Ta phải ủng hộ và coi trọng quá khứ, và ta cần
làm điều đó với thái độ biết ơn và tôn trọng. Tuy nhiên, đồng thời, ta phải mở
rộng tầm mắt — những ngƣời có tầm nhìn nhất định — và sửa chữa các cơ chế
cổ xƣa giúp ổn định và hỗ trợ ta trên con đƣờng tiến lên. Vì vậy, ta cần phải
chịu một nghịch lý liên quan tới việc tôn trọng những bức tƣờng giữ ta an toàn
đồng thời chấp nhận vừa đủ những cái mới có tính thay đổi để cơ chế của ta vẫn
tồn tại và lành mạnh. Chính thế giới này phụ thuộc vào tất cả những nỗ lực hoàn
thiện của ta để giữ đƣợc tính ổn định và tính năng động — kể cả sự thiêng liêng
— của khả năng kép đó.

Không bôi nhọ các cơ chế xã hội hoặc thành tựu sáng tạo một cách bất cẩn.
QUY LUẬT II

HÌNH DUNG RA CON NGƯỜI MÀ TA CÓ THỂ TRỞ THÀNH, VÀ RỒI


TẬP TRUNG TÂM TRÍ VÀO ĐÓ

TA LÀ AI — VÀ TA CÓ THỂ LÀ AI?

Làm thế nào để ta biết ta là ai? Rốt cuộc, ta là một thực thể phức tạp hơn nhiều
và ngoài tầm hiểu biết của chính bản thân; phức tạp hơn bất kỳ thứ gì khác tồn
tại, ngoại trừ những kẻ khác; phức tạp nằm ngoài tầm với của niềm tin. Và càng
phức tạp hơn khi xen lẫn trong đó câu hỏi ta là ai và ta có thể là ai. Ta không chỉ
là một thực thể tồn tại. Ta là một thực thể đang trên đƣờng hoàn thiện — và
mức độ tiềm năng của quá trình đó cũng vƣợt quá sự hiểu biết của ta. Tôi tin
rằng mọi ngƣời đều có ý thức rằng họ sở hữu những thứ mà họ chƣa đƣợc phép
nhận ra. Tiềm năng đó thƣờng bị che lấp bởi sức khỏe kém, những bi kịch và
bất hạnh rủi ro từ cuộc sống. Nhƣng tiềm năng cũng có thể bị vùi lấp bởi việc
không tận dụng hết những cơ hội mà cuộc sống này ban tặng — tiếp tay cho
những sai lầm đáng tiếc thuộc đủ thể loại, bao gồm cả những thất bại về kỷ luật,
đức tin, trí tƣởng tƣợng và cam kết bản thân. Ta là ai? Và quan trọng hơn, ta có
thể là ai, nếu ta là tất cả những gì ta có thể tƣởng tƣợng đƣợc?

Những câu hỏi nhƣ vậy là không thể trả lời đƣợc hay ta có thể lấy đƣợc hƣớng
dẫn từ đâu? Rốt cuộc, ta quan sát hành vi của bản thân — từ thành công và thất
bại — trong hàng chục (có lẽ hàng trăm) ngàn năm qua. Trong suốt khoảng thời
gian đó, pháp sƣ, nhà tiên tri, nhà thần bí học, nghệ sĩ, nhà thơ và kẻ du ca chắt
lọc những thứ quan trọng từ những quan sát nhƣ vậy — hay từ một số bản chất
tập trung của những thứ tạo thành con ngƣời ta trên thực tế và trong tiềm năng.
Khi làm nhƣ vậy, họ cung cấp cho ta các đại diện từ cái bản chất quan trọng đó,
đƣa nó vào những thứ bình dị để cho ta không thể bỏ qua cũng nhƣ không thể
quên đƣợc. Những kẻ sáng tạo đó viết và diễn các vở kịch, để kể cho ta các câu
chuyện thu hút trí tƣởng tƣợng của ta, và họ lấp đầy giấc mơ của ta bằng những
tầm nhìn về những thứ có thể xảy ra. Những cái sâu sắc và thậm thúy nhất sẽ
đƣợc ghi nhớ, đƣợc thảo luận, sẽ đƣợc rèn giũa trong tập thể, và trở thành trọng
tâm cho các nghi lễ gắn kết tất cả chúng ta qua nhiều thế kỷ, tạo thành nền tảng
chính đại diện cho nền văn hóa. Đây là các câu chuyện dựa trên một hệ thống
niềm tin phức tạp về nghi lễ, tôn giáo và triết học thể hiện các xã hội tinh vi,
đông dân, và thành công đƣợc xây dựng.

Những câu chuyện mà ta không thể bỏ qua mà cũng không thể quên là vì lý do
này: Họ nói tới một vấn đề mà ta biết, nhƣng lại không biết rằng ta biết. Nhà
triết học Hy Lạp cổ đại Socrates tin rằng việc học là một hình thức để ghi nhớ.
Socrates cho rằng linh hồn, về bản chất, là bất tử, biết mọi thứ trƣớc khi nó
đƣợc tái sinh khi còn là một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi mới sinh ra, tất cả
những kiến thức trƣớc đây đã bị lãng quên và phải đƣợc nhớ lại thông qua các
trải nghiệm trong cuộc sống. Có nhiều điều để nói về giả thuyết này, thực kỳ lạ
khi nó vẫn hiển hiện ở thời hiện đại. Còn những cái mà ta có thể làm — những
cái mà cơ thể và trí óc ta có khả năng làm đƣợc — vẫn ngủ yên, ngay ở cấp độ
di truyền. Tiếp xúc với trải nghiệm mới sẽ kích hoạt các tiềm năng ngủ yên này,
giải phóng những khả năng đƣợc tích hợp sẵn trong suốt chiều dài lịch sử tiến
hóa của ta(¹). Đây có lẽ là cách cơ bản nhất mà cơ thể ta có thể giữ lại sự khôn
ngoan trong quá khứ và dựa vào nó khi cần thiết. Đó là cách mà, mặc dù không
phải là cách duy nhất, tiềm năng của nhân loại còn tồn tại mãi. Vì vậy, thực
thâm thúy khi nói rằng học hỏi chính là một cách để ghi nhớ.

Rõ ràng, cũng nhƣ việc ―ghi nhớ‖ (nhƣ việc bật mí những khả năng bẩm sinh
tiềm ẩn), ta có thể học hỏi đƣợc nhiều cái mới mẻ. Đây là một trong những yếu
tố chính giúp ta khác biệt với các loại động vật. Ngay cả những động vật có vú
tinh vi và thông minh nhƣ tinh tinh và cá heo cũng có xu hƣớng lặp lại các hành
vi đặc trƣng của giống loài từ thế hệ này sang thế hệ khác, với rất ít thay đổi.
Ngƣợc lại, nhân loại có thể liên tục tìm kiếm và khám phá những cái mới, xem
xét và học cách thích nghi, và biến nó thành một phần của chính mình. Ta cũng
có thể chuyển những thứ đã biết ở một cấp độ đại diện thành kiến thức ở cấp độ
khác. Ta có thể quan sát hành động của một sinh vật sống — động vật hoặc
nhân loại — sau đó thì bắt chƣớc, chuyển nhận thức của ta về hành động của
chúng thành hành động mới của ta. Ta thậm chí có thể khái quát hóa các hành
động bắt chƣớc nhƣ vậy, nắm bắt đƣợc "tinh thần" của sự việc cũng nhƣ đối
tƣợng mà ta đang quan sát, và tạo ra cái nhìn và hành động mới theo một cách
tƣơng tự nhƣ tinh thần đó*. Đây là một phần của cái nền cho kiến thức tiềm ẩn
đƣợc thể hiện sâu sắc làm cơ sở cho kiến thức thực sự của ta. Ta cũng có thể
quan sát một đối tƣợng nào đó hành động hoặc một sự việc đang xảy ra và viết
ra những gì ta thấy, chuyển hành động sang ngôn ngữ tồn tại lâu hơn điều nó
muốn thể hiện — và sau đó truyền đạt lại nếu thiếu vắng đối tƣợng hay sự việc
đang đƣợc mô tả. Cuối cùng, và là cái bí ẩn nhất, ta có thể tƣởng tƣợng rồi thực
hiện một hành động mà đơn giản là chƣa từng thấy trƣớc đây, một thứ thực sự
nguyên bản. Và ta có thể mã hóa để tƣợng trƣng cho tất cả khả năng đó — hành
động tƣơng ứng và sự biến đổi — trong những câu chuyện ta kể về những đối
tƣợng mà ta ngƣỡng mộ, cũng nhƣ đối tƣợng mà ta ghét. Và đó là cách ta xác
định ta là ai, và ta có thể là ai.
*Hãy xem xét những kẻ mạo danh chuyên nghiệp. Họ không nhất thiết phải sao chép chính xác các hành vi,
động tác di chuyển của những ngƣời bị mạo danh, mà chính là cái thần — điểm chung trong tất cả các hành vi
của mục tiêu nổi tiếng. Điều này cũng đúng khi trẻ em chơi đùa khi trƣởng thành. Đó là cái thần mà họ hƣớng
tới, không phải hành vi cá nhân.

Những câu chuyện ghi dấu ấn khó quên vì chúng truyền đạt những phƣơng thức
tồn tại một cach tinh vi — vấn đề phức tạp và giải pháp phức tạp không kém —
mà ta có thể nhận thức, từng mảnh từng mảnh, nhƣng không thể diễn đạt đầy
đủ. Chẳng hạn, chính vì lý do này mà câu chuyện về Moises và đoàn dân Israel
di tản khỏi Ai Cập trong Kinh Thánh đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp cho
những nô lệ da đen tìm kiếm sự giải phóng ở Hoa Kỳ:

Hãy xuống núi đi, Moises, tới vùng đất Ai Cập


Và nói với vị Pharaoh
Rằng hãy để dân ta đi.(²)

Sách Xuất Hành trong Kinh Thánh đƣợc các nhà tƣ tƣởng phân tâm học và tôn
giáo coi là nguyên mẫu (mô hình hoặc nền tảng), do đó là một ví dụ về sự biến
đổi tâm lý và xã hội mà không thể cải thiện đƣợc. Câu chuyện nổi lên nhƣ một
sản phẩm của trí tƣởng tƣợng và đƣợc biến đổi bằng cách liên tục truyền miệng
và đúc kết thành một dạng thức có ý nghĩa cuối cùng đƣợc áp dụng cùng một
lúc về mặt chính trị, kinh tế, lịch sử, cá nhân và tinh thần. Đây là định nghĩa
chính của chiều sâu trong văn hóa — đạt đến đỉnh cao trong các câu chuyện
truyền thống cổ xƣa. Thực tế về chiều sâu đó có nghĩa là các tài liệu có thể đƣợc
sử dụng một cách đa dạng nhƣ một cái khung có ý nghĩa cho bất kỳ quá trình
biến đổi sâu sắc nào mà mọi cá nhân hay xã hội nào cũng phải trải qua (đang ổn
định, rơi vào hỗn loạn, tái lập sự ổn định) và giúp cho việc truyền tải thực tại đa
chiều, bối cảnh, ý nghĩa mạnh mẽ và động lực.

CÁI KHÔNG THỂ QUÊN HIỆN RA

Làm thế nào để một câu chuyện khắc sâu tới nỗi khó mà quên đƣợc? Điều gì
xảy ra trƣớc khi nó đƣợc tiết lộ? Đó ít nhất là hệ quả của một thời gian dài quan
sát. Hãy tƣởng tƣợng một nhà khoa học theo dõi hành vi của một bầy sói, hoặc
một quần thể tinh tinh — bất kỳ nhóm động vật xã hội phức tạp nào. Họ cố
gắng xác định các quy tắc trong hành vi của cá nhân và nhóm (làm mẫu) để
khớp với các quy tắc đó — gói gọn chúng bằng ngôn ngữ. Trƣớc tiên, nhà khoa
học kể lại một loạt giai thoại về các hành vi của động vật, biểu tƣợng cho hành
vi chung của loài. Sau đó, họ trừu tƣợng hóa, khái quát hóa các giai thoại bằng
những mô tả giống-quy luật. Tôi nói "giống-quy luật" bởi vì các loài động vật
không tuân theo quy luật. Các quy luật yêu cầu ngôn ngữ. Động vật chỉ đơn
thuần hành động theo thƣờng thức. Chúng không thể xây dựng, hiểu hoặc tuân
theo các quy luật.

Nhƣng còn nhân loại thì sao? Ta có thể quan sát chính mình hành động, nhƣ
một nhà khoa học — chính xác hơn, nhƣ một ngƣời kể chuyện. Sau đó ta kể
những câu chuyện này cho nhau nghe. Những câu chuyện đó là sự chắt lọc của
các hành vi đƣợc quan sát (nếu không đƣợc chắt lọc, chúng sẽ không thú vị; kể
một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại hàng ngày không tạo nên một câu chuyện
hay). Sau khi câu chuyện đƣợc thiết lập, ta phân tích nó, tìm kiếm các mô hình
và quy luật ẩn sâu hơn. Nếu phân tích thành công, ta khái quát qua các giai thoại
với việc xây dựng các quy tắc, và sau đó ta có thể học cách ý thức tuân theo các
quy tắc đó. Đây là cách mọi thứ sẽ xảy ra. Tất cả chúng ta đều phản ứng bằng
cách phán xét khi một đứa trẻ hoặc ngƣời lớn — hay cả một xã hội — đang
chệch hƣớng, tỏ ra bất công hoặc trở nên tồi tệ. Lỗi hệ thống tác động tới ta về
mặt cảm xúc. Đó là một khuôn mẫu mà mỗi cá nhân và xã hội thích nghi đồng
thời phụ thuộc đã bị vi phạm và phá vỡ. Ta khó chịu, thất vọng, tổn thƣơng hoặc
đau buồn vì bị phản bội. Điều này không có nghĩa là mỗi chúng ta, phản ứng
theo cảm tính, nêu ra thành công một triết lý toàn diện về thiện và ác. Có thể ta
chƣa bao giờ chỉ ra những thứ sai trái. Tuy nhiên, giống nhƣ trẻ em không quen
với một trò chơi mới nhƣng vẫn có thể chơi, ta biết rằng các quy luật đang bị
phá vỡ.

Điều đó đƣợc miêu tả trong Sách Xuất Hành, câu chuyện cổ xƣa về cuộc chạy
trốn của những nô lệ ngƣời Do Thái khỏi những ngƣời chủ Ai Cập. Moses, dẫn
dắt mọi ngƣời trốn thoát, liên tục đƣợc những ngƣời đi theo kêu gọi để chú ý tới
những khác biệt về mặt đạo đức khi gắng sức cùng nhau và tìm kiếm lời khuyên
từ ông. Do đó, ông dành một thời gian rất dài để quan sát và suy ngẫm về hành
vi của họ. Cứ nhƣ thể nhà tiên tri xứ sở sa mạc này phải khám phá ra những luật
lệ mà ông và những ngƣời Israel đang phải đấu tranh để hành động, trƣớc khi
ông nhận đƣợc điều răn từ Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng: Mọi xã hội đều đƣợc đặc
trƣng bởi hành vi theo khuôn mẫu; nếu không, đó chỉ là một xung đột thuần túy
và không tồn tại một "xã hội" nào cả. Nhƣng trên thực tế, trật tự xã hội ngự trị ở
một mức độ nào đó không có nghĩa là một xã hội nhất định thấu hiểu một cách
rõ ràng về hành vi của bản thân, quy tắc đạo đức của chính mình. Do đó, không
phải ngẫu nhiên mà trong câu chuyện này, Moises đóng vai trò là quan tòa cho
những ngƣời đi theo — với thời lƣợng và cƣờng độ đủ để bản thân kiệt sức —
trƣớc khi ông nhận đƣợc 10 Điều Răn:

Hôm sau, ông Moises ngồi xử kiện cho dân. Dân đứng bên ông Moises từ sáng
tới chiều.
Nhạc phụ của ông Moises thấy tất cả những gì ông đã làm cho dân thì nói: "Anh
đang làm gì cho dân vậy? Tại sao chỉ có một mình anh ngồi xử, trong khi cả dân
đứng chầu chực anh từ sáng tới chiều?"
Ông Moises nói với nhạc phụ: "Ấy là vì dân đến với con để thỉnh ý Thiên Chúa.
Khi họ có việc gì, họ đến với con; con phân xử cho đôi bên và cho biết những
thánh chỉ và lề luật của Thiên Chúa."
Nhạc phụ ông Moises nói với ông: "Anh làm nhƣ thế không tốt đâu!
Chắc chắn anh sẽ kiệt sức, và cả dân đang ở đây với anh cũng vậy; vì công việc
quá nặng đối với anh, anh không thể làm nổi một mình.
(Sách Xuất Hành 18: 13-18)
Khó khăn trong việc phân biệt và phán đoán, quan sát và cân nhắc, là một phần
không thể thiếu trong phẩm cấn của vị tiên tri trong Kinh Thánh để tiếp nhận
mặc khải của Thiên Chúa. Nếu không có cơ sở hành vi cho những quy tắc đó —
không có tiền lệ lịch sử đƣợc hệ thống hóa theo đạo đức truyền thống, không có
quy ƣớc, và không có hàng giờ quan sát liên tục các khuôn mẫu đạo đức — thì
các điều răn chỉ đơn giản là không thể hiểu đƣợc để truyền đạt, và sẽ không
đƣợc kín cẩn tuân theo.

Một câu chuyện khắc sâu vào tâm khảm có khả năng nắm bắt đƣợc bản chất của
nhân loại và chắt lọc, truyền đạt và làm sáng tỏ, mang tới bản chất thực sự của
ta và ta nên tập trung vào cái gì. Ta đƣợc nghe kể các câu chuyện, ta đƣợc thúc
đẩy phải chú ý và bắt chƣớc theo. Ta học cách nhìn nhận và hành động theo
phong cách của các anh hùng trong các câu chuyện mà ta say mê. Các câu
chuyện này đề cập tới những năng lực nằm sâu trong bản chất của ta nhƣng có
nguy cơ không bao giờ phát triển đƣợc nếu không có sự kêu gọi đó. Ta là nhà
thám hiểm bị động, là ngƣời tình, là nhà lãnh đạo, nghệ sĩ và kẻ nổi loạn, nhƣng
cần phải thấu hiểu rằng ta là tất cả bằng cách nhìn thấy sự phản chiếu của
nguyên mẫu đó dƣới dạng các vở chính kịch hay văn học. Đó là một phần của
việc trở thành một sinh vật một nửa thuộc về tự nhiên và một nửa thuộc về văn
hóa. Một câu chuyện khắc sâu vào tâm khảm giúp ta nâng cao khả năng thấu
hiểu hành vi, vƣợt ra ngoài thói quen và sự mong đợi, hƣớng tới sự hiểu biết
giàu trí tƣởng tƣợng và sau đó đƣợc diễn đạt bằng lời nói. Một câu chuyện nhƣ
vậy giới thiệu, theo cách lãng mạn nhất, cho ta một cuộc phiêu lƣu cuối cùng,
mối tình thần thánh đầy lãng mạn, và cuộc chiến vĩnh cửu giữa thiện và ác. Tất
cả điều này giúp ta có thể thấu hiểu đƣợc đâu là thái độ và hành động đạo đức,
đâu là vô luân, cả về mặt cá nhân hay xã hội. Điều này luôn luôn đƣợc nhìn thấy
ở khắp mọi nơi.

Với câu hỏi: Ta là ai — hoặc ít nhất, Ta có thể là ai? Thì đây là câu trả lời: Ta là
một phần của lực lƣợng đối đầu với nỗi kinh hoàng của cái chƣa biết, một cách
liên tục, tự nguyện và vĩnh cửu; là một phần của lực lƣợng vĩnh cửu cố gắng
vƣợt qua sự non nớt để trở nên đủ nguy hiểm, theo cách có thể kiểm soát, để
hiểu đƣợc cái ác đồng thời nuôi dƣỡng cái ác trong chính hang ổ của nó; và là
một phần của lực lƣợng vĩnh cửu phải đối mặt với sự hỗn loạn và biến nó thành
trật tự có hiệu quả, hoặc khi trật tự đã trở nên cực đoan, thêm vào đó một chút
hỗn loạn để trật tự hoạt động hiệu quả trở lại.

Và tất cả những điều này, rất khó để có thể hiểu đƣợc một cách có ý thức nhƣng
lại rất quan trọng đối với sự sống còn của ta, đƣợc truyền tải dƣới dạng những
câu chuyện mà ta không thể không tham gia vào. Và chính rằng theo cách này,
ta hiểu ra đƣợc điều gì có giá trị, điều gì ta nên hƣớng tới và trở thành.

MATERIA PRIMA: TA CÓ THỂ LÀ AI (I)


Tôi muốn thử giải thích ý nghĩa của hình minh họa, dựa trên một bản khắc gỗ
cổ về giả kim thuật, ở đầu chƣơng này. Việc mô tả những gì hình minh họa biểu
thị cho thấy một hình ảnh có thể chứa nhiều thông tin mà ngƣời xem không có
bất kỳ hiểu biết rõ ràng nào về nội dung nó muốn truyền tải (một bức ảnh nhƣ
vậy, trên thực tế, tốt hơn nên đƣợc coi nhƣ là giai đoạn đầu trong quá trình tìm
kiếm sự thông thái). Giả kim thuật sƣ cổ đại*, ngƣời đã tạo ra bức tranh này,
dƣờng nhƣ đang mơ màng, theo một nghĩa rất thực, trong khi vẽ — mơ về thứ
mà một ngƣời có thể là, và quá trình màn giả kim xảy ra.
*Giả kim thuật — hành trình tìm kiếm hòn đá triết học, một tạo tác có thể biến đổi mọi loại kim loại cơ bản
thành vàng, cũng nhƣ trao cho ngƣời sở hữu sức khỏe và khả năng bất tử — đƣợc thực hành hàng ngàn năm qua
bởi những kẻ lạc loài, các nhà thần bí, pháp sƣ và các nhà thực hành thời kỳ tiền khoa học, những ngƣời tiên
phong trong việc thiết lập những gì thuộc về ngành khoa học thực sự ngày nay. Tuy nhiên, khi thuật giả kim
phát triển, "hòn đá" cuối cùng cũng đƣợc coi nhƣ là một khái niệm hơn là một vật thể, vì các giả kim thuật sƣ
ngày càng nhận ra rằng sự phát triển của tinh thần mới là mục tiêu theo đuổi quan trọng hơn vàng. Tôi đã viết về
điều này trong cuốn sách Maps of Meaning: The Architecture of Belief (New York: Routledge, 1999), trong đó
có các tài liệu tham khảo liên quan tới công trình về giả kim thuật do Jung và các sinh viên của ông thực hiện.

Ở dƣới cùng của bức ảnh là một quả cầu có cánh. Trên quả cầu có một con rồng
đang nằm. Đứng trên con rồng là một hình ngƣời hai đầu — một đầu là nam,
đầu còn lại là nữ. Đầu nam đƣợc liên kết với hình ảnh của Mặt Trời; đầu nữ, với
Mặt Trăng. Ở giữa đồng thời trên hai đầu là biểu tƣợng cho sao Thủy: biểu
tƣợng cho thần thánh, hành tinh và kim loại. Một loạt các biểu tƣợng bổ sung
làm tròn hình ảnh. Mọi thứ đƣợc miêu tả đều đƣợc bao bọc trong một hộp hình
quả trứng. Sự sắp xếp này chỉ ra rằng hình ảnh của nhiều thứ bên trong một sự
vật — sự đa dạng trong một thể thống nhất — giống nhƣ một chú gà con nằm
gọn trong một quả trứng duy nhất nhƣng có nhiều bộ phận sinh học khác biệt và
phức tạp, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sau này của nó. Toàn bộ bức ảnh
đƣợc gắn nhãn "materia prima" — tiếng Latin có nghĩa là "nguyên tố nguyên
thủy".

Các giả kim thuật sƣ coi "materia prima" là chất cơ bản mà từ đó mọi thứ khác
— bao gồm vật chất và tinh thần — xuất hiện, hoặc đƣợc tạo ra. Ta có thể coi
yếu tố cơ bản đó là tiềm năng mà ta phải đối mặt trong tƣơng lai, bao gồm cả
bản thân ta — hoặc tiềm năng mà ta đã lãng phí để nâng cao giá trị bản thân và
ngƣời khác. Đó cũng đƣợc coi nhƣ là sự hiểu biết giúp ta xây dựng bản thân và
thế giới, thay vì theo đuổi vật chất. Mỗi cách diễn giải — tiềm năng và sự hiểu
biết — đều có lợi thế của nó.

Có nghĩa là gì khi nói rằng thế giới này có thể đƣợc coi nhƣ có tiềm năng hay
thông thái? Ví dụ: hãy nghĩ về những gì sẽ xảy ra, khi ta ghé qua hộp thƣ và lấy
thƣ. Và hãy xem lá thƣ đó đƣợc "làm bằng gì". Về mặt vật chất, nó chỉ đơn
thuần đƣợc làm từ giấy và mực. Nhƣng vật chất nền đó về cơ bản là không quan
trọng. Không thành vấn đề nếu tin nhắn đƣợc gởi bằng email hay thƣ thoại —
hay bằng mã Morse. Những gì quan trọng là nội dung bên trong. Và điều đó có
nghĩa là mỗi một phần của bức thƣ đều là một vùng chứa nội dung — tiềm năng
hoặc hiểu biết, tích cực, trung dung hoặc tiêu cực. Chẳng hạn, có thể bức thƣ đó
là thông báo điều tra từ cục thuế quốc gia. Điều này có nghĩa là, mặc dù lá thƣ
nằm trên tay ta vô hại, nhƣng bức thƣ lại đƣợc kết nối chặt chẽ và gắn bó với
một cấu trúc khổng lồ, phức tạp và đƣợc gởi có mục đích mà có thể không làm
ta bận tâm. Ngoài ra, có lẽ bức thƣ đó mang lại một niềm vui nhƣ một bức thƣ
bất ngờ từ một ngƣời yêu dấu hay một tấm séc đƣợc chờ đợi từ lâu. Từ quan
điểm nhƣ vậy, một bức thƣ là một vật chứa — một vật chứa bí ẩn tiềm năng —
từ đó một thế giới hoàn toàn mới hiện ra.

Mọi ngƣời đều hiểu ý tƣởng này, ngay cả khi họ không biết gì về nó. Ví dụ: nếu
ta đang gặp rắc rối với cơ quan thuế và nhận đƣợc công văn chính thức từ họ,
huyết áp của ta sẽ tăng (hoặc giảm nhanh), tim đập mạnh, lòng bàn tay đổ mồ
hôi và sợ hãi dữ dội, thậm chí ta có thể cho là sắp chết tới nơi. Đó là phản ứng
theo bản năng, gắn liền với việc chuẩn bị cho hành động, đi kèm với việc tiếp
xúc với nguy hiểm. Và bây giờ ta phải quyết định: có định mở lá thƣ và đối mặt
với "nội dung" là gì không? Và, sau khi làm nhƣ vậy, ta có nghĩ cách vƣợt qua
vấn đề khủng khiếp nhƣ vậy không, và bắt đầu thực hiện? Hay ta sẽ bỏ qua hiện
tại, giả vờ rằng mọi thứ đều ổn (mặc dù ta biết, về mặt cảm xúc — do hậu quả
của sự lo lắng — rằng thực tế không phải vậy), và phải trả cái giá không thể
tránh khỏi về mặt tâm lý và thể chất? Đó là con đƣờng trƣớc đây sẽ yêu cầu ta
tự nguyện đối mặt với những gì ta sợ — con quái vật trừu tƣợng khủng khiếp —
và theo giả thuyết, để ta trở nên mạnh mẽ và hòa nhập hơn. Chính lộ trình thứ
hai sẽ khiến vấn đề tồn tại ở dạng thức phi thƣờng và buộc ta phải chịu đựng,
nhƣ một con vật nhỏ bé sợ hãi đối mặt với ánh mắt hung ác của kẻ săn mồi
trong màn đêm.

Một quả cầu có cánh, bên trong trang trí bằng một hình vuông, một hình tam
giác và các chữ số 3 và 4 nằm ở góc 1/3 dƣới cùng của bức ảnh đƣợc đề cập*.
Thực thể hoặc vật thể kỳ dị này đƣợc các giả kim thuật sƣ gọi là "hỗn loạn
cầu"(³). Đó là một vật chứa — vật chứa ban đầu của nguyên tố nguyên thuỷ —
vật chứa bao gồm thế giới và tinh thần, trƣớc khi nó trở nên khác biệt. Đó là
tiềm năng, hoặc sự hiểu biết. Đó là điều thu hút sự chú ý của ta một cách vô
thức và buộc ta phải quan tâm tới một sự vật trƣớc khi ta biết tại sao sự vật đó
lại thu hút sự quan tâm của ta. Đó là khi và nơi mà cái mới tự mở đƣờng để trở
thành một cái chắc chắn và có thể dự đoán đƣợc (cho dù tốt hơn hay tệ hơn); từ
từ thấm vào ta, với ít sự kiểm soát tự nguyện — nhƣ thể có cánh — khi trí
tƣởng tƣợng và sự chú ý của di chuyển từ liên tƣởng này tới liên tƣởng khác,
một cách không thể đoán trƣớc nhƣng có ý nghĩa; và đó là thứ ta đang nhìn
nhƣng ta không biết ta đang đối mặt với cái gì. Cuối cùng, ta không thể rời mắt
khi bị ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng, ngay cả khi tiềm năng kinh dị đó đồng thời
nâng tầm quan trọng của sự thú vị cho cuộc sống.
*Ta sẽ tiếp cận bức ảnh theo hƣớng từ dƣới lên, nhƣ thể mỗi yếu tố đang nổi lên từ bề mặt. Những hình ảnh
thuộc loại này (và chúng là cùng một loại) thƣờng đại diện cho một quá trình phát triển về tâm lý và tâm linh, sử
dụng biểu tƣợng cơ bản nhƣ một cái cây vƣơn mình lên trên. Một điều tƣơng tự có thể đƣợc quan sát thấy trong
các hình ảnh về Đức Thế Tôn ở phƣơng Đông, đứng trên một đài sen nổi trên mặt nƣớc phẳng lặng, với thân cây
vƣơn dài vào sâu bên dƣới mặt nƣớc âm u và rễ của nó cắm sâu xuống đất, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với
mức thấp nhất của độ sâu.

Thật kỳ lạ, hỗn loạn cầu quen thuộc với khán giả hiện đại (ngay cả khi họ không
biết), vì loạt sách và phim Harry Potter. Tác giả J. K. Rowling dồn hết tâm trí để
mô tả sự kiện thể thao Quidditch, giúp xác định và đoàn kết toàn trƣờng
Hogwarts. Điểm quan trọng của môn Quidditch là điều khiển một quả bóng
(Quaffle) qua một trong ba vòng đệm đƣợc bảo vệ bởi đội đối phƣơng, trong khi
bay về sân chơi trên những chiếc chổi ma thuật. Nếu thành công sẽ dành đƣợc
10 điểm cho đội. Đồng thời, hai ngƣời chơi riêng biệt (mỗi đội một ngƣời) giữ
một vai trò khác — một trò chơi trong trò chơi. Đƣợc chọn vì kỹ năng đặc biệt
trong việc tập trung và bay lƣợn, hai đối thủ này — đƣợc gọi là Tầm thủ — cố
gắng xác định vị trí, đuổi theo và bắt lấy một quả bóng có cánh, gọi là Snitch,
có bề ngoài giống hệt với hỗn loạn cầu nằm ở dƣới cùng bức ảnh của giả kim
thuật sƣ. Snitch có màu vàng — cho thấy giá trị đặc biệt và độ tinh khiết* — và
xoay quanh một cách hỗn loạn, với tốc độ rất nhanh, lao thẳng, lƣợn qua lại, lên
xuống, đua với các Tầm thủ khi họ đuổi theo nó trên cây chổi. Nếu Tầm thủ bắt
đƣợc Snitch, đội của họ sẽ đạt đƣợc 150 điểm (thƣờng là đủ để đảm bảo chiến
thắng) và toàn bộ trò chơi kết thúc. Điều này cho thấy rằng việc truy đuổi và bắt
đƣợc Snitch — ám chỉ hỗn loạn cầu — là một mục tiêu có tầm quan trọng hơn
bất kỳ mục tiêu nào khác*. Tại sao trò chơi của Rowling, đƣợc kể lại bởi trí
tƣởng tƣợng sâu sắc của bà, lại có cấu trúc theo cách đó? Ý tƣởng của bà là gì
khi biểu thị điều đó? Có hai cách trả lời những câu hỏi này (mặc dù cả hai câu
trả lời đều quan trọng với nhau):
* Điều quan tâm thực sự cần lƣu ý — đặc biệt là liên quan tới cuộc thảo luận về sự nguy hiểm của sự sáng tạo
đƣợc trình bày trong Quy luật I — là Tầm thủ đuổi theo Snitch cả bên trong và bên ngoài ranh giới sân chơi
đƣợc đƣa ra cho tất cả những ngƣời chơi khác. Khi ở bên ngoài, họ có thể bay lung tung qua nền gỗ của sân vận
động Quidditch. Điều này sẽ không thành vấn đề, nếu họ không đồng thời bị truy đuổi bởi một quả bóng
Bludger, một quả bóng bay chắc chắn, khổng lồ, không chỉ có khả năng đánh bật họ khỏi chổi bay mà còn đâm
xuyên qua và làm hƣ hại nghiêm trọng bóng Snitch. Nếu họ thành công trong việc bắt Snitch, họ sẽ dành đƣợc
chiến thắng. Nhƣng họ có nguy cơ làm hỏng chính nền tảng của trò chơi khi làm nhƣ vậy — cũng giống nhƣ
những kẻ sáng tạo làm khi theo đuổi tầm nhìn sáng tạo nhƣng đột phá của mình.

Đầu tiên: Trong Quy luật I, ta đã thảo luận về ý tƣởng rằng ngƣời chiến thắng
thực sự của bất kỳ trò chơi nào là ngƣời chơi công bằng. Điều này là do chơi
công bằng, bất chấp đặc thù của bất kỳ trò chơi nhất định nào, là một thành tích
có thứ tự cao hơn là một chiến thắng đơn thuần. Cố gắng chơi công bằng, theo
nghĩa cuối cùng — tuân theo tinh thần của luật, cũng nhƣ lá thƣ — là một dấu
hiệu thực sự của sự phát triển nhân cách, đƣợc đánh giá là quan tâm tới sự có đi
có lại. Tầm thủ khi đuổi theo Snitch phải bỏ qua các chi tiết của trò chơi
Quidditch, trong khi cố gắng tìm và bắt giữ Snitch, giống nhƣ ngƣời chơi trò
chơi thế giới thực phải bỏ qua các đặc điểm của trò chơi đó khi chấp nhận
những gì tạo thành một cuộc chơi thực sự có đạo đức, bất kể điều gì đang diễn
ra trên sân chơi. Vì vậy, ngƣời chơi có đạo đức, giống nhƣ Tầm thủ, kiên quyết
theo đuổi những gì có giá trị nhất giữa những nghĩa vụ phức tạp và các cuộc
cạnh tranh.

Thứ hai: Trong số các giả kim thuật sƣ, hỗn loạn cầu đƣợc liên kết với vị thần
có cánh Mercury, ngƣời đóng vai trò là sứ giả từ cõi thiêng liêng, hƣớng dẫn các
linh hồn tới địa giới và mang lại may mắn. Chính vì lý do này mà biểu tƣợng cổ
tƣợng trƣng cho sao Thủy đƣợc đặt ở điểm cao (vị trí quan trọng nhất) của bức
ảnh. Đó là một nỗ lực để chỉ ra biểu tƣợng của quy trình hƣớng dẫn mà bức ảnh
đại diện. Nhiều thế kỷ trƣớc, trƣớc buổi bình minh của ngành hóa học hiện đại,
Thần Mercury đại diện cho những gì truyền cảm hứng hoặc thu hút sự quan tâm
một cách không tự nguyện. Thần là linh hồn sở hữu một ngƣời khi họ bị một sự
kiện, hoàn cảnh hay ngƣời khác thu hút tới nỗi không dứt ra đƣợc. Hãy tƣởng
tƣợng rằng có những quá trình rất phức tạp đang diễn ra trong tâm trí ta một
cách vô thức, làm nổi bật những sự kiện có giá trị tiềm năng và phân biệt chúng
với mọi thứ khác liên tục diễn ra xung quanh ta. Trong trƣờng hợp đó, hãy
tƣởng tƣợng rằng tồn tại các quá trình phân biệt giá trị, đồng thời chúng đủ phức
tạp và tích hợp để đƣợc khái niệm hóa thành một nhân cách. Đó chính là Thần
Mercury. Sự lôi cuốn mà Thần dành cho sự chú ý của ta tự bộc lộ ý nghĩa —
nghĩa là điều gì đó xảy ra xung quanh đáng để ta tham gia, hoặc chứa đựng điều
gì đó có giá trị. Tầm thủ — ngoài đời thực, cũng nhƣ trong loạt phim Harry
Potter với trò chơi Quidditch — họ là ngƣời coi trọng ý nghĩa đó hơn bất cứ thứ
gì khác. Do đó, Tầm thủ là ngƣời đang chơi trò chơi mà mọi ngƣời khác đang
chơi (và là ngƣời có kỷ luật và thành thạo trong trò chơi), nhƣng cũng là ngƣời
đang chơi một trò chơi ngầm, có bậc cao hơn: theo đuổi điều quan trọng nhất.
Do đó, Snitch (giống nhƣ hỗn loạn cầu) mang ý nghĩa chính là "vật chứa", và do
đó, là một phần thƣởng tuyệt vời đáng để truy đuổi và nắm bắt. Trong bối cảnh
này, ta có thể nhớ lại Luật Vàng: "Các ngƣơi muốn ngƣời ta làm cho mình thế
nào, thì làm cho ngƣời ta thế ấy" (Sách Luke 6:31). Không có gì quan trọng hơn
là học cách phấn đấu trong nghịch cảnh và bức bối để chơi một trò chơi công
bằng. Vì vậy có thể nói, đây là những gì cần đƣợc theo đuổi trong bất kỳ trò
chơi nào (mặc dù điều quan trọng là cố gắng dành đƣợc chiến thắng trong trò
chơi)*.
*Cũng cần lƣu ý rằng, về mặt này, kim loại thủy ngân có thể đƣợc sử dụng trong khai thác và tinh chế vàng.
Vàng hòa tan trong thủy ngân, và do đó, thủy ngân có thể đƣợc sử dụng để hút ra một lƣợng nhỏ kim loại quý
thƣờng đƣợc tìm thấy trong quặng. Sau đó, thủy ngân đƣợc đun sôi (nó có nhiệt độ sôi thấp) để chỉ còn lại vàng.
Mối liên kết giữa thủy ngân với vàng đã làm nảy sinh ý tƣởng biểu tƣợng rằng kim loại lỏng có "ái lực" với
những thứ quý giá nhất: rằng thủy ngân sẽ tìm kiếm những gì cao quý, tinh khiết và không dễ phai tàn — giống
nhƣ bản thân vàng — và kết hợp với nó. Vì vậy, ý tƣởng nền tảng chính là việc theo đuổi ý nghĩa, đƣợc hƣớng
dẫn bởi Thần Mercury, sứ giả của các vị thần (theo vô thức), sẽ cho phép Tầm thủ thu thập những thứ có giá trị
cao nhất, chẳng hạn nhƣ vàng. Đối với các giả kim thuật sƣ, những ngƣời đã tạo ra bức họa giống nhƣ bức ảnh
mà ta đang phân tích, giá trị cao nhất đó là sự tiến hóa cuối cùng của linh hồn, hay tinh thần, hay nhân cách.

Nếu nhƣ may mắn, ta đều bị thúc đẩy về phía trƣớc bởi một điều gì đó thu hút
sự chú ý của ta — tình yêu với một ngƣời; một môn thể thao; một ngành chính
trị, xã hội học, hoặc vấn đề kinh tế, hoặc một câu hỏi thuộc khoa học; đam mê
nghệ thuật, văn học, hoặc phim ảnh — thứ gì đó yêu cầu ta vì những lý do mà ta
không thể kiểm soát cũng nhƣ không thể hiểu đƣợc (thử cố gắng khiến bản thân
hứng thú với thứ mà ta không quan tâm để xem nó hoạt động nhƣ thế nào). Các
hiện tƣợng kìm hãm ta (phenomena: xuất phát gốc từ tiếng Hy Lạp phainesthai,
"xuất hiện, hoặc đƣợc đƣa ra ánh sáng") giống nhƣ những ngọn đèn dọc theo
con đƣờng tăm tối: chúng là một phần của các quá trình vô thức nhằm tích hợp
và thúc đẩy sự tiến hóa của ta về mặt tinh thần, thúc đẩy sự phát triển tâm lý của
chúng ta. Ta không chọn những gì ta quan tâm. Những thứ đó đã chọn ta. Một
cái gì đó hiện ra khỏi bóng tối thì đều hấp dẫn, đáng để sống vì nó; sau cùng, đó
chính là thứ thúc đẩy ta đi xa hơn trên con đƣờng, tới biểu hiện có ý nghĩa tiếp
theo — và nó tiếp tục nhƣ vậy, khi ta tiếp tục tìm kiếm, phát triển, tiến hóa và
lớn mạnh. Đó là một hành trình đầy nguy hiểm, nhƣng cũng là cuộc phiêu lƣu
của cuộc đời ta. Hãy nghĩ tới việc theo đuổi ngƣời ta yêu: có nắm đƣợc đôi tay
họ hay không, chính là yếu tố then chốt trong quá trình này. Cũng hãy nghĩ về
chuyến đi du lịch, hoặc công việc ta đang làm, cho dù vì niềm vui hay thiết yếu.
Trong tất cả các trƣờng hợp đó, ta trải nghiệm những thứ mới mẻ. Đôi khi điều
đó gây đau đớn; đôi khi tốt đẹp hơn bất cứ điều gì khác đã từng xảy ra với ta.
Dù bằng cách nào, thì đó cũng là biểu hiện của sự thông thái. Tất cả đều là một
phần tiềm năng của thế giới, kêu gọi ta trở thành một Thực thể, thay đổi ta mãi
mãi — cho dù tốt hơn hay xấu hơn — trong chuyến hành trình theo đuổi của ta.

Trên đỉnh hỗn loạn cầu có một con rồng đang nằm. Đó là do bởi vì những thứ
thú vị và ý nghĩa (hay đi chung với những thứ mới lạ và bất ngờ) thể hiện dƣới
một hình thức vừa nguy hiểm vừa đầy hứa hẹn, đặc biệt là khi độ thu hút từ nó
rất mãnh liệt và không thể cƣỡng lại đƣợc. Tất nhiên, mối nguy hiểm đƣợc biểu
thị bằng sự hiện diện của một loài bò sát ăn thịt bất tử; lời hứa hẹn đƣợc ám chỉ
ở đây nhƣ là một kho báu lớn đƣợc bảo vệ bởi nguyên mẫu con rồng. Nhƣ vậy,
bức vẽ thể hiện một diễn tiến về tâm lý. Đầu tiên, ta thấy mình hứng thú với một
sự vật. Sự vật đó (hỗn loạn cầu) chứa đựng hoặc đƣợc cấu tạo bởi tiềm năng hay
sự thông thái. Nếu ta truy đuổi và nắm đƣợc sự vật đó, sẽ giải phóng sự thông
thái đó ra. Từ kiến thức đó, ta xây dựng nên thế giới mà ta cảm nhận đƣợc, và
xây dựng bản thân nhƣ những ngƣời có nhận thức. Vì vậy, hỗn loạn cầu là vật
chứa mà từ đó cả vật chất (thế giới) và tinh thần (lính hồn của ta) xuất hiện. Có
một số dấu hiệu về thần số học trên mặt của hỗn loạn cầu: số 3, đi kèm với một
hình tam giác, theo truyền thống đƣợc liên kết với tinh thần (vì biểu tƣợng cho
Chúa Ba Ngôi), và số 4, liên kết với thế giới vật chất (vì tƣợng trƣng cho 4 yếu
tố truyền thống: đất, nƣớc, khí và lửa). Tới lƣợt mình, con rồng đậu trên đỉnh
của hỗn loạn cầu, đại diện cho sự nguy hiểm và tiềm năng của kiến thức bên
trong.

Trên con rồng là một nhân vật đƣợc gọi là Rebis, một thân đơn có hai đầu, một
đầu nam, một đầu nữ. Rebis là một biểu tƣợng của nhân cách đƣợc tiến hóa đầy
đủ xuất hiện từ việc nhất tâm theo đuổi một cách can đảm một sự vật có ý nghĩa
(hỗn loạn cầu) nhƣng đồng thời hứa hẹn đầy nguy hiểm (con rồng). Rebis có
một khía cạnh tƣợng trƣng cho nam tính, thƣờng đại diện cho sự khám phá, trật
tự và hợp lý (đƣợc biểu thị bởi Mặt Trời, có thể đƣợc nhìn thấy ở bên trái của
cái đầu nam) và một khía cạnh tƣợng trƣng cho nữ tính, đại diện cho sự hỗn
loạn, hứa hẹn, quan tâm, đổi mới và cảm xúc (đƣợc biểu thị bởi Mặt Trăng, ở
bên phải của cái đầu nữ). Trong tiến trình xã hội hóa bình thƣờng, là điển hình
khi một khía cạnh này trở nên phát triển hơn khía cạnh kia (vì nam giới đƣợc xã
hội hóa theo cách thức của nam giới, về mặt sinh học, và nữ giới theo cách thức
của nữ giới). Tuy nhiên, ta có khả năng — nếu nhƣ khám phá đủ, tiếp xúc đủ
với hỗn loạn cầu và con rồng — để phát triển cả hai yếu tố. Điều đó tạo nên một
lý tƣởng — hoặc tƣơng tự nhƣ trực giác của một giả kim thuật sƣ.

Ngoài những cái chƣa biết — là tiềm năng tạo nên thế giới — xuất hiện hình
dạng khủng khiếp nhƣng đầy hứa hẹn của con rồng, cái nguy hiểm và lời hứa
hợp nhất với nhau. Đó là sự phân đôi vĩnh cửu đƣợc lặp lại bởi sự hiện diện của
hai biểu tƣợng còn lại ở bên phải và phía trên đuôi con rồng: Sao Mộc, đại diện
cho tích cực, và Sao Thổ, đại diện cho tiêu cực. Từ cuộc đối đầu với nguy hiểm
và lời hứa xuất hiện các khía cạnh nam tính và nữ tính của tâm lý, tƣơng tác với
nhau trong sự hài hòa. Hƣớng dẫn quá trình này là linh hồn của Mercurius, thể
hiện mình là ý nghĩa của thế giới, hoạt động thông qua vô thức để thu hút sự
khám phá về những gì sẽ hợp nhất các yếu tố bất hòa và đối đầu khác nhau của
nhân cách. Tất cả điều này có thể đƣợc kể, theo cách thích hợp, nhƣ một câu
chuyện về sự tiến hóa của nhân cách lý tƣởng — một nỗ lực, bằng hình ảnh, để
mô tả những gì ta có thể trở thành.

TỪ ĐA THẦN TỚI ĐỘC THẦN, VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA PHẨM


HẠNH ANH HÙNG: TA CÓ THỂ LÀ AI (II)

Bây giờ ta sẽ cố gắng tiến hành mô tả "bạn có thể là ai" từ một góc độ khác, lấy
từ một trong những câu chuyện cổ xƣa mà ta may mắn có đƣợc để tái khám phá.
Trong trƣờng ca sáng thế Enuma Elish (tạm dịch: Khi ở trên Cao) của nền văn
minh Lƣỡng Hà cổ đại, ta có huyền thoại anh hùng gần nhƣ hoàn chỉnh nhất
từng đƣợc biết tới, ƣớc tính khoảng 4000 năm tuổi dƣới dạng văn bản và lâu đời
hơn nhiều so với các câu chuyện truyền miệng khác. Câu chuyện bắt đầu khi nữ
thần nguyên thủy Tiamat, hiện thân của vùng nƣớc mặn (dƣới hình dạng của
một con rồng ngự dƣới biển sâu), hòa nhập và phối ngẫu với tính nam nguyên
thủy, Apsu, hiện thân của vùng nƣớc ngọt. Sự kết hợp này tạo ra cảnh giới ban
đầu, nơi sinh sống của tầng lớp các vị thần đầu tiên, những đứa con của Tiamat
và Apsu.

Để hiểu đƣợc phần đầu của câu chuyện này, ta cần biết một vài điều cơ bản mà
ngƣời xƣa coi là đúng. Những điều này khác hẳn với sự thực thuộc về khoa học
hiện đại. Trƣớc buổi bình minh của thế giới quan khoa học, chỉ 600 năm trƣớc,
ngƣời ta coi thực tại là trải nghiệm của một ngƣời. Điều mà ta trải nghiệm, về
mặt khái niệm, có thể tách biệt với thực tại như thế giới khách quan — bản thể
vật chất thuần túy — bởi nội dung phong phú toàn diện hơn, bao gồm những
trải nghiệm chủ quan nhƣ cảm xúc, mơ ƣớc, tầm nhìn và các trạng thái nhƣ đói,
khát và đau đớn truyền động lực. Thực tại mà ta trải nghiệm thì tốt hơn so với
một cuốn tiểu thuyết hay một bộ phim, vì ta phải tập trung vào sự giao tiếp và
chia sẻ các trạng thái chủ quan cũng nhƣ khách quan, hơn là thực tại nhƣ thế
giới khách quan, mà ta có thể ví nhƣ là một mô tả khoa học về thực tại vật lý. Ví
dụ, trên thực tế là sự mất mát, cụ thể là ngƣời mà ta yêu thƣơng, so với việc ghi
tên ngƣời chết đó trong hồ sơ bệnh viện. Đó là một bi kịch về trải nghiệm thực
tại. Đó là bởi vì trải nghiệm của riêng ta thực sự thuộc về văn hóa, đƣợc kể lại,
là hiện thân và giống nhƣ một câu chuyện, nên ta thƣờng bị thu hút bởi những
mô tả hƣ cấu. Phim ảnh, kịch nói, kịch opera, phim truyền hình — thậm chí lời
bài hát — giúp ta đối phó với những trải nghiệm đã qua, thƣờng khác biệt và
rộng lớn hơn nguồn tài liệu đơn thuần mà từ đó trải nghiệm giả định của ta xuất
hiện.

Khi tham khảo phần đầu tiên của Enuma Elish yêu cầu ta phải hiểu đƣợc nhận
thức cơ bản thứ hai của ngƣời xƣa: bản chất xã hội cơ bản thuộc các phạm trù
nhận thức. Đó là lý do tại sao mọi thứ đều đƣợc nhân cách hóa trong các cuốn
sách dành cho trẻ em: Mặt Trời, Mặt Trăng, đồ chơi, động vật — thậm chí cả
máy móc. Ta thấy không có gì lạ bởi vì nó phản ánh rất sâu sắc khuynh hƣớng
tri giác của ta. Ta mong muốn trẻ em nhìn vào và hiểu thế giới theo cách này, và
bản thân ta có thể dễ dàng quay trở lại làm y nhƣ vậy. Cần làm rõ một thứ ở
đây: Thực sự thì không chính xác lắm khi nói rằng thực tại đƣợc miêu tả trong
sách dành cho trẻ em đƣợc nhân cách hóa. Thay vào đó, có trƣờng hợp (và đây
thực sự là một sự đảo ngƣợc của giả định đƣợc đề cập tới), ta thƣờng nhận thức
thực tại nhƣ đƣợc nhân cách hóa một cách trực tiếp và tự nhiên, và sau đó phải
hấp thụ để loại bỏ hiện tƣợng nhân cách hóa đó, để ta có thể nhận ra đƣợc "thực
tại khách quan"*. Do đó, ta thấu hiểu thực tại, nhƣ thể nó đƣợc cấu tạo từ các
nhân cách đó. Bởi vì phần lớn những gì ta gặp phải trong thực tại cƣờng điệu
này, trong xã hội phức tạp này, trên thực tế đều là nhân cách — và nhân cách
giới tính, tại đó, phản ánh quá trình hàng tỷ năm kể từ khi xuất hiện sinh sản
hữu tính lần đầu tiên (đủ thời gian cho sự tồn tại cấu thành cấu trúc nhận thức
sâu sắc của ta). Ta hiểu nam giới và mƣờng tƣợng ra tính nam. Ta hiểu nữ giới,
và mƣờng tƣợng ra tính nữ. Cuối cùng, ta hiểu trẻ em, và mƣờng tƣợng phổ
biến nhất chính là đứa bé trai. Những phân chia cơ bản này đƣợc phản ánh rõ
ràng trong Enuma Elish, cũng nhƣ đƣợc phản ánh trong, hay chính xác hơn là
nền tảng cho sự hiểu biết của ta về những câu chuyện mà chúng ta đều biết.
*Đây là một phần lý do tại sao mà khoa học phát triển rất lâu sau tôn giáo và nghi lễ — chỉ mới gần đây thôi, và
cũng không thể giải thích tất cả mọi thứ.

Tiamat, nữ thần nguyên thủy, đại diện cho hỗn loạn, một nữ quái, một con rồng.
Bà là nỗi kinh hoàng của thiên nhiên, là sáng tạo và phá hoại, là mẹ sinh ra và
cũng là kẻ tiêu diệt ta. Apsu, chồng của bà, là ngƣời cha vĩnh hằng. Ngài là trật
tự mà ta dựa vào để đƣợc bảo vệ, và theo đó ta đồng thời bị cai trị một cách
chuyên chế*. Hai vị thần nguyên thủy này hòa vào nhau trong một sự kết hợp
hữu ích và hữu tính, "hòa quyện hai dòng nƣớc", theo cách diễn đạt cổ xƣa.
Theo cách này, họ sinh ra lứa con cháu đầu tiên của mình, các vị cựu thần của
nền văn minh Lƣỡng Hà. Các vị thần này đại diện cho các yếu tố của thế giới,
khác biệt hơn so với cha mẹ nguyên thủy — chẳng hạn nhƣ trời và đất, bùn và
phù sa, chiến tranh và lửa**. Tuy nhiên, họ cũng bất cẩn, ồn ào và bốc đồng
nhƣ những đứa trẻ 2 tuổi (xét cho cùng, họ là những nguồn sức mạnh nguyên
thủy theo đúng nghĩa đen). Họ liên tục vận động không ngừng, thiếu suy nghĩ
và vô thức tập thể đã dẫn tới một thảm họa: họ quyết định gây chiến và sau đó
giết chết Apsu, và kết quả là họ nỗ lực xây dựng một nơi định cƣ ổn định trên
đống tàn tích của cha mình.
*Hơn nữa, trong thế giới thần thoại, không giống nhƣ thế giới khách quan và logic, các sự vật có thể đồng thời
là một sự vật khác và đối lập với chúng. Và sự thể hiện này trong thế giới thần thoại chính xác hơn mục tiêu,
theo cách thức trải nghiệm đƣợc mô tả trƣớc đây: Chẳng hạn nhƣ Tự Nhiên vừa là Tạo Hóa vừa là Kẻ Hủy Diệt,
cũng nhƣ nền Văn Hóa vừa là Ngƣời Bảo Vệ vừa là tên Bạo Chúa. Quan điểm này có thể bị phản đối: Tự Nhiên
và Văn Hóa không phải là những thứ cá biệt. Chúng có thể đƣợc phân biệt, để các mặt đối lập đƣợc tách biệt
hẳn ra, đƣợc thấu hiểu và xử lý. Điều này đều đúng: nhƣng các mặt nghịch lý thƣờng đƣợc trải nghiệm đồng
thời và thống nhất với nhau. Điều này xảy ra khi có ai đó bị phản bội, chẳng hạn nhƣ trong một mối tình. Quái
vật và ngƣời đàn ông, Medusa và ngƣời phụ nữ đáng yêu thƣờng đƣợc hợp nhất theo kinh nghiệm trong cùng
một nhân vật hợp nhất theo giả thuyết. Đây có thể là một khám phá khủng khiếp khi xuất hiện trong đời sống
thực tế.
** Ý tƣởng tƣơng tự cũng đƣợc thể hiện trong thế giới quan của Đạo giáo, khi âm và dƣơng tự phân hóa thành
ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy. Tƣơng tự, ngƣời Hy Lạp cổ đại tin rằng Đất và Trời (Gaia và Uranus) đã
sinh ra các Titan, các vị thần có sức mạnh và quyền năng to lớn đại diện cho các nguyên tố.

Tiamat — bản thân là hỗn loạn — bị kích thích bởi các trận chiến ngu ngốc từ
những đứa con của mình, và đằng đằng sát khí khi chồng mình bị tàn sát vô
lƣơng tâm. Nữ Thần Kinh Hoàng xây dựng một đội quân gồm 11 con quái vật
để đối phó với các đứa con ngỗ ngƣợc, đƣa một con quỷ tên là Kingu, kẻ mà bà
lấy làm chồng thứ hai, lên lãnh đạo và giao cho hắn Phiến Đá Định Mệnh
(Tablet of Destinies) (biểu thị quyền lực của ngƣời thống trị tối thƣợng của vũ
trụ). Mối quan hệ giữa tấn kịch ấn tƣợng rực rỡ này với cách ta hiểu, hoặc hiểu
sai, những món quà từ nền văn hóa của ta là quá rõ ràng: sự phá hủy một cách
bất cẩn lên các giá trị truyền thống chính là lời mời cho sự xuất hiện (trở lại) của
hỗn loạn. Khi cái ngu ngốc thiếu hiểu biết phá hủy nền văn hóa, con quái vật sẽ
xuất hiện.

Trong khi Tiamat bận rộn sắp xếp lại đội quân, các vị cựu thần tiếp tục hoạt
động, kết đôi, sinh ra con cháu của riêng họ. Một trong những vị tân thần,
Marduk, xuất hiện với tài năng đặc biệt, mạnh mẽ và đầy hứa hẹn. Ngài đƣợc
sinh ra với nhiều con mắt bao quanh đầu. Ngài có thể nhìn thấy mọi nơi. Ngài
có thể làm phép thuật. Ngài là một cái gì đó hoàn toàn mới — sớm đƣợc ghi
nhận bởi cha mẹ mình. Trong khi Marduk trƣởng thành, các vị cựu thần lao vào
đối đầu với Tiama. Họ nỗ lực đánh bại bà. Tất cả đều thất bại thảm hại. Cuối
cùng, có ai đó gợi ý rằng Marduk, mặc dù vẫn còn trẻ, nên ra trận để đối đầu với
bà nội khủng khiếp của mình. Ngài đồng ý với ý tƣởng này, nhƣng chỉ với điều
kiện là nếu ngài chiến thắng, ngài phải đƣợc trao quyền nắm giữ Phiến Đá Định
Mệnh, và ngồi trên đỉnh cao thống trị của các vị thần.

Đó là cách mà câu chuyện cổ này mô tả sự xuất hiện của thuyết độc thần bên
cạnh thuyết đa thần. Enuma Elish dƣờng nhƣ là một bản tƣờng thuật đƣợc kịch
tính hóa về các quá trình tâm lý hoặc tâm linh bao gồm sự biến đổi này. Nền
văn minh Lƣỡng Hà cổ đại phải đối mặt với việc cần thiết kết hợp và thống nhất
nhiều bộ tộc và sắc dân đa dạng, mỗi ngƣời đều có các vị thần riêng của mình.
Do đó, vị thần nảy sinh từ cuộc xung đột giữa tất cả các vị thần đó ("Thần của ai
mới là tối cao?") Là một vị thần siêu cấp — một vị thần đứng trên tất cả các vị
thần khác. Ví dụ nhƣ, có tới 50 cái tên khác nhau đặc trƣng cho Marduk. Sự
xuất hiện của một trong số các vị thần này là một quá trình rất phổ biến, đƣợc
học giả về thần thoại Mircea Eliade mô tả nhƣ cuộc chiến giữa các vị thần trên
thiên đàng, một mô típ thần thoại điển hình, đƣợc ám chỉ trƣớc đó trong thế giới
của trí tƣởng tƣợng, với cuộc đấu tranh đích thực của các khái niệm về thần
thánh và các giá trị trên Trái Đất. Các bộ tộc đoàn kết với nhau. Mỗi bộ tộc đều
có các vị thần của họ. Các nhóm đa dạng này tham gia chiến tranh, theo khái
niệm cụ thể, vì những gì họ tin tƣởng — đôi khi trong nhiều thế hệ. Điều đó
giống nhƣ thể các vị thần mà họ dõi theo đang chiến đấu để thống trị trong các
thời kỳ quá độ cuộc sống của một cá nhân đơn lẻ, sử dụng những ngƣời tôn thờ
họ làm đại diện. Điều đó đƣợc thể hiện qua các câu chuyện cổ xƣa. Nếu và khi
các vị thần đạt đƣợc thỏa thuận về vị trí tƣơng đối của họ — đặc biệt hơn, nếu
họ sắp xếp mình vào một hệ thống thứ bậc — thì điều đó có nghĩa là hòa bình
đã thực sự đƣợc thiết lập, bởi vì hòa bình là sự thiết lập một hệ thống phân cấp
chung về thần tính, về giá trị. Do đó, một câu hỏi vĩnh viễn xuất hiện bất cứ khi
nào những ngƣời thuộc các nền tảng văn hóa khác nhau đƣợc yêu cầu phải giải
quyết trên cơ sở tƣơng đối lâu dài: Tất cả các vị thần có điểm gì chung khiến họ
trở thành thần thánh? Về bản chất, Thần là gì?

Đó là một câu hỏi rất khó. Một mặt, câu hỏi về giá trị: Điều gì quan trọng nhất?
Mặt khác, câu hỏi về chủ quyền: Nguyên tắc nào nên cai trị? Đây là những câu
hỏi đƣợc đặt ra bởi những ngƣời đang cân nhắc về nguồn gốc cuối cùng của ý
nghĩa thiêng liêng. Khó khăn của họ có nghĩa là họ, bằng cách mở rộng câu hỏi
về Thần, phải đƣợc trả lời qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thiên niên kỷ. Câu trả lời
xuất hiện đầu tiên ở dạng một câu chuyện kể. Ngƣời Lƣỡng Hà có trực giác
sáng suốt rằng vị thần tối cao — tức là điều tốt đẹp nhất — có liên quan tới khả
năng tập trung cẩn thận (các con mắt quay quanh đầu của Marduk) và sử dụng
ngôn ngữ hiệu quả (những lời phép màu của Marduk, có khả năng tạo ra vũ trụ),
ngoài lòng dũng cảm và sức mạnh để tự nguyện đƣơng đầu và vƣợt qua hỗn
loạn, vƣợt qua những cái chƣa biết. Có thể coi đây là những nét đặc trƣng của
trung tâm tinh thần vĩ đại của nhân loại, ít nhất là trong chừng mực tinh thần đó
là cao quý và đáng ngƣỡng mộ.
Ngƣời Ai Cập cổ đại đã hình thành một ý tƣởng quan trọng tƣơng tự về nhiều
mặt — mà ta sẽ thảo luận chi tiết ở phần sau — liên kết vị thần Horus cứu tinh,
con trai của Osiris, với con chim ƣng có đôi mắt sắc bén, và giúp Ngài với tầm
nhìn sẵn sàng tìm kiếm, phát hiện, thấu hiểu và đánh bại cái ác (đƣợc tƣợng
trƣng bằng hình ảnh con mắt nổi tiếng của ngƣời Ai Cập). Đại diện cho thực tại
đó — tập trung, trên tất cả, ngay cả với những gì quái dị và ác độc, và phát
ngôn một cách khôn ngoan và trung thực — có thể là thành tựu quan trọng duy
nhất của nhân loại, bất kể thực tại đƣợc tiết lộ đó đáng sợ tới mức nào. Điều đó
cho phép ta đƣa sự hiểu biết tƣờng minh của mình tới gần hơn với bản thể sâu
thẳm nhất, tạo ra sự kết hợp chân thực hơn giữa cơ thể và tinh thần thông qua
việc thấu hiểu một phần và bắt chƣớc theo câu chuyện. Có lẽ, quan trọng nhất,
điều đó cho phép ta nhận ra tầm quan trọng to lớn của lời nói trong việc biến
tiềm năng thành hiện thực, và giúp ta hiểu rằng vai trò của ta trong sự biến đổi
đó theo một nghĩa quan trọng nào đó cũng giống nhƣ là thần thánh.

Sau khi đƣợc đƣa lên vị trí tối cao, Marduk trực tiếp thách thức Tiamat, bao vây
bà bằng một tấm lƣới khổng lồ, đánh bại bà và cắt bà thành nhiều mảnh, tạo
hình trời và đất từ tàn tích của bà. Trên thực tế, ngƣời ta còn tôn Marduk là
―ngƣời tạo ra những thứ tinh xảo, là kết quả của cuộc xung đột với Tiamat". Về
mặt này, có thể lƣu ý rằng hàng chục ngàn năm trƣớc, nhân loại đã thực sự tạo
ra đƣợc một thế giới để định cƣ thoát khỏi những loài quái vật, tạo ra những
ngôi nhà đầu tiên từ những bộ hài cốt của đám quái vật khổng lồ mà họ đã dùng
hết can đảm để chiến đấu. Marduk đánh bại binh đoàn quái vật hung ác của bà
mình, trong đó có tên thủ lãnh Kingu, đoạt lấy Phiến Đá Định Mệnh, và trở
thành vị thần tối cao của vũ trụ. Sau đó, ngài trở về nhà, kéo theo kẻ thù bị đánh
bại. Ngƣời dân ăn mừng chiến thắng và hoàn toàn ủng hộ sự lãnh đạo của ngài,
rồi ngài giao cho họ những nhiệm vụ khác nhau. Sau khi tham khảo ý kiến của
thần trí tuệ Ea, Marduk quyết định tạo ra nhân loại, về cơ bản là để hỗ trợ các vị
thần trong một nhiệm vụ vĩnh hằng là duy trì sự cân bằng thích hợp giữa trật tự
và hỗn loạn — giải phóng các vị thần đó khỏi nhiệm vụ và chuyển gánh nặng
của họ lên tất cả chúng ta — trên đôi vai nhân loại*.
*Ea tạo nên nhân loại từ dòng máu của Kingu, loài quái vật khủng khiếp nhất trong số những con quái vật của
Tiamat. Một sinh viên sáng giá đã tốt nghiệp và là đồng nghiệp sau này của tôi đã từng gợi ý rằng điều này là do
trong tất cả các tạo vật của Thần, chỉ có nhân loại mới có khả năng lừa dối; chỉ có nhân loại mới có thể tự
nguyện mang điều ác và sự bất hòa vào thế giới này.

Câu chuyện về cơ bản là vậy: khi trật tự (Apsu) bị đe dọa hoặc bị phá hủy một
cách bất cẩn, các thế lực hỗn loạn khủng khiếp ban đầu xuất hiện một lần nữa
dƣới chiêu bài hủy diệt, tàn ác và khủng khiếp nhất của chúng. Sau đó, một anh
hùng, đại diện cho phẩm chất cao nhất, phải xuất hiện hoặc đƣợc bầu chọn để
đối đầu với lực lƣợng hỗn loạn này. Họ thành công, thu đƣợc hoặc sản xuất một
cái gì đó có giá trị lớn. Những phẩm chất mà anh hùng đại diện là quan trọng
nhất trong số các lực lƣợng vĩ đại tạo nên tâm hồn con ngƣời. Hãy nghĩ về nó
theo một cách khác: anh hùng là nguyên tắc hiện thân của hành động và nhận
thức phải cai trị tất cả các yếu tố tâm lý nguyên thủy nhƣ dục vọng, thịnh nộ,
đói, khát, khủng bố, và niềm vui. Để duy trì hỗn loạn một cách hiệu quả (hoặc
thậm chí tốt hơn bằng cách thuần hóa và khai thác), phẩm chất anh hùng này
phải đƣợc coi là quan trọng nhất trong tất cả những thứ có thể đƣợc tổ chức để
thúc đẩy nhân loại. Điều này có nghĩa là, ít nhất, nó phải đƣợc thực hiện liên
tục, mà những gì "đƣợc coi là quan trọng" thực sự có nghĩa. Chính bằng cách
đó, tinh thần Marduk vẫn chiếm hữu mỗi cá nhân can đảm tham gia vào các quá
trình gặp gỡ và đối đầu để tạo dựng và đổi mới vĩnh viễn xã hội. Điều này xảy
ra khi mỗi đứa trẻ học cách điều chỉnh và hợp nhất cảm xúc và động lực thành
một nhân cách mạch lạc, và sau đó bƣớc ra ngoài để thách thức thế giới mà
chúng chƣa đƣợc biết tới.

Có chút thay đổi về hình thức, là câu chuyện về Thánh George: Cƣ dân của một
thành thị cổ đại phải lấy nƣớc từ một cái giếng bên cạnh cái hang của một con
rồng. Tuy nhiên, để lấy đƣợc nƣớc, họ phải hiến tế cho con rồng — là một con
cừu, nhƣng trong trƣờng hợp không có cừu thì phải hiến tế một thiếu nữ. Các
thiếu nữ trong thành thị đó phải bốc thăm khi số lƣợng con cừu dần cạn kiệt.
Một ngày nọ, lá thăm rơi vào tay con gái của nhà vua. Thánh George xuất hiện,
đối mặt với con rồng với dấu thánh giá — biểu tƣợng của Chúa Cứu Thế vĩnh
hằng, vị anh hùng nguyên mẫu — và giải thoát cô công chúa khỏi bị diệt vong.
Sau đó, cƣ dân thành thị đều cải đạo sang Cơ Đốc giáo. Chiến thắng trƣớc loài
rồng — kẻ săn mồi, đƣợc ví nhƣ là kẻ thống trị lãnh thổ chƣa đƣợc khai phá —
là chiến thắng trƣớc tất cả các thế lực đã đe dọa nhân loại và xã hội, vƣợt qua
quá trình tiến hóa và lịch sử, cũng nhƣ ta phải đối mặt với cái ác trừu tƣợng
hơn, dù tồn tại bên ngoài hay bên trong ta. Về phần mình, dấu thập giá là gánh
nặng của cuộc đời. Đó là một nơi ở của sự phản bội, tra tấn và chết chóc. Do đó,
dấu thập giá là một biểu tƣợng cơ bản của tính dễ bị tổn thƣơng chết ngƣời.
Trong bi kịch Cơ Đốc giáo, đó cũng là nơi mà tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc vƣợt
qua, nhƣ một hệ quả của việc chấp nhận nó. Sự chấp nhận tự nguyện này cũng
tƣơng đƣơng với việc dành chiến thắng trƣớc con rồng, đại diện cho sự hỗn
loạn, chết chóc, và những cái chƣa biết. Do đó, bằng cách chấp nhận đau khổ
của cuộc sống, cái ác có thể đƣợc khắc phục. Nếu không sẽ phải đối mặt với địa
ngục, ít nhất là ở dạng tâm lý nhƣ: cơn thịnh nộ, oán giận, mong muốn trả thù
và hủy diệt.

Tƣơng tự trong các câu chuyện kể về Thánh Patrick, ngƣời đã đánh đuổi những
con rắn ra khỏi Ireland, và Thánh Michael, ngƣời đã đánh bại Kingu của Cơ
Đốc giáo, "con rắn cổ đại đƣợc gọi là ma quỷ" (Sách Khải Huyền 12: 9). Đây
cũng là câu chuyện đƣợc J.R.R. Tolkien kể lại trong The Hobbit, bắt nguồn từ
bài thơ cổ về anh hùng Beowulf, là câu chuyện về một anh hùng đánh bại cặp
quái vật thông minh — là mẹ và con trai. Trong The Hobbit, ngƣời anh hùng
phát triển một nhân cách và trí tuệ (kỳ lạ thay, nhƣ một tên trộm) lên đƣờng
thực hiện nhiệm vụ khám phá kho báu cổ xƣa đƣợc bảo vệ bởi con rồng. Câu
chuyện về Perseus và Medusa, một kẻ có cái nhìn khủng khiếp tới mức khiến
ngƣời nhìn bị biến thành đá, lại là một biến thể khác, cũng nhƣ Pinocchio, ngƣời
đã giải cứu cha mình ra khỏi bụng một con quái vật dƣới đại dƣơng, rồi chết và
rồi đƣợc tái sinh. Điều tƣơng tự đƣợc miêu tả trong phần đầu tiên của các bộ
phim Avengers gần đây, trong đó Iron Man — ngƣời đàn ông tự biến mình
thành một siêu anh hùng — đánh bại đôi quân Chitauri ngoài hành tinh (liên
minh với Loki ác độc). Sau đó anh ta chết, rồi tái sinh và lấy đƣợc thiếu nữ (là
cô Pepper Potts). Cần phải hiểu rằng: Những câu chuyện nhƣ vậy thậm chí
không thể hiểu nổi (nhất là đối với trẻ em, cũng nhƣ ngƣời lớn) nếu lịch sử tiến
hóa của ta có một sự khác biệt quan trọng, và nếu toàn bộ nền văn hóa của ta
không đƣợc định hình một cách rõ ràng và hàm súc, bởi những nguyên mẫu cổ
đại này.

Tất cả những anh hùng này hành động theo khuôn mẫu mà có lẽ là khám phá vĩ
đại nhất mà tổ tiên nguyên thủy của nhân loại từng tạo ra: nếu ta có tầm nhìn và
lòng can đảm (và khi cần thiết, một cây gậy cứng cáp càng tốt), ta có thể xua
đuổi loài rắn khủng khiếp nhất. Không nghi ngờ gì nữa, tổ tiên vĩ đại của ta đã
bắt đầu đe dọa loài rắn bằng gậy khi ta còn sống trên cây. Không nghi ngờ gì
nữa, chính tổ tiên ta, với lòng tự nguyện đuổi loài rắn, đã đạt đƣợc lợi ích từ sự
dũng cảm và lòng ngƣỡng mộ từ các thiếu nữ gần đó (cũng tƣơng đƣơng với các
loại thực vật cổ đại) — và có lẽ đây là lý do tại sao rồng tích trữ trinh nữ cũng
nhƣ vàng. Tuy nhiên, cái gì tạo ra loài rắn xấu xa nhất trong tất cả các loài rắn
và cây gậy cứng cáp nhất trong tất cả các loại cây gậy, có thể đƣợc coi là những
câu hỏi trọng tâm mang tính tôn giáo của nhân loại. Có một điều thú vị là trong
The Hobbit, con rắn xấu xa nhất "chỉ" là một con rồng, nhƣng trong The Lord of
the Rings, con rắn xấu xa nhất, có thể nói, chính là tên phù thủy ác độc Sauron
làm biểu tƣợng trừu tƣợng. Khi nhân loại ngày càng tinh vi hơn trong khả năng
trừu tƣợng, ta ngày càng đánh giá cao thực tế là quái vật săn mồi có thể có nhiều
vỏ bọc, chỉ một số trong số đó là động vật với hình dạng thực của nó. Văn học
là một hình thức phức tạp hơn đƣợc cho là không ngừng lặp đi lặp lại nhận thức
này.

ANH HÙNG, CON RỒNG, CÁI CHẾT VÀ TÁI SINH: TA CÓ THỂ LÀ


AI (III)

Trong tập thứ hai thuộc loạt truyện giả tƣởng của tác giả J.K. Rowling, Harry
Potter and The Chamber of Secrets, lâu đài Hogwarts bị đe dọa bởi những thế
lực hỗn loạn, lạ thƣờng, do những hành vi sai trái từ một số phù thủy mạnh mẽ
và trƣởng thành trƣớc đó (nhƣ đã thiết lập trong tập một). Giờ đây có một điều
quan trọng, Harry là trẻ mồ côi: một phần không thể thiếu của hình mẫu anh
hùng. Cậu bé có cha mẹ là ngƣời thƣờng, gia đình Dursley mập mạp và tầm
thƣờng, mù quáng, tầm nhìn hạn hẹp và bảo bọc quá mức đối với (và do đó, rất
nguy hiểm) Dudley, đứa con trai bất hạnh nhƣng tự cao tự đại và hay bắt nạt của
họ. Nhƣng Harry cũng có cha mẹ trên thiên đàng của mình, cha mẹ thực sự của
cậu bé — tƣợng trƣng cho Tự Nhiên và Văn Hóa (các biến thể của hỗn loạn và
trật tự). Họ tồn tại nhƣ một phần của tiềm năng kỳ diệu bên trong nội tại của cậu
— tiềm năng kỳ diệu của tất cả chúng ta, trên thực tế, vì tất cả chúng ta đều là
con của Tự Nhiên và Văn Hóa, với tiềm năng to lớn bao hàm, cũng nhƣ là
những đứa con trần tục hơn của một cặp cha mẹ cụ thể của ta.

Khi Harry trở lại Hogwarts sau kỳ nghỉ hè, cậu bé phát hiện ra những tiếng
động lạ đáng ngại phát ra từ đâu đó trong tòa nhà. Đồng thời, nhiều học sinh và
cƣ dân khác nhau của Hogwarts đƣợc tìm thấy đã bị tê liệt — chính xác là biến
thành đá — ở các địa điểm khác nhau xung quanh tòa nhà. Hóa đá: Điều đó có
nghĩa là gì? Chắc chắn có nghĩa là không thể di chuyển — nhƣng cũng biểu thị
một lớp nghĩa sâu sắc hơn. Đó còn là bị săn đuổi; biến thành một con thỏ đối
mặt với một con sói; biến thành đối tƣợng đang kinh hoàng và khiếp sợ trƣớc
ánh nhìn của kẻ săn mồi. Nhiều loài động vật ăn cỏ, không có khả năng tự vệ,
đối mặt với cái chết tàn bạo sắp xảy ra, tê liệt vì sợ hãi, nhƣ bị đóng băng tại
chỗ, tùy thuộc vào khả năng ngụy trang và bất động để khiến chúng vô hình
trƣớc ý định tấn công của loài ăn thịt với răng dính máu và có móng sắc nhƣ
dao cạo gần đó. Trong các dạng động vật ăn thịt, loài bò sát vẫn có ảnh hƣởng
đặc biệt đối với nhân loại (vì lý do đó, ta thƣờng rất thích thú với các loài khủng
long). Nhƣng với dũng khí không hơn gì một con thỏ chắc chắn không phải là
tất cả mọi thứ ta có.

Cuối cùng, Harry biết đƣợc rằng lực lƣợng biến bạn mình thành đá là một con
rắn khổng lồ, một con kỳ đà, ánh mắt của nó tạo ra một sức mạnh làm ta tê liệt.
Cậu bé phát hiện ra rằng con rắn này liên tục bò trƣờn quanh nền móng của
Hogwarts, trong hệ thống cấp nƣớc khổng lồ bên trong lâu đài vĩ đại này. Con
kỳ đà này tƣơng tự nhƣ con rồng khổng lồ mà Beowulf phải đối mặt, anh hùng
trong câu chuyện cổ xƣa, từng là nguyên mẫu cho Tolkien viết ra các cuộc
phiêu lƣu, có lẽ là anh em họ hàng gần nhất với trí tƣởng tƣợng sâu rộng của
J.K. Rowling ở thế kỷ 20. Con kỳ đà cũng là con cá mập trắng ăn thịt trong bộ
phim Jaws, ẩn nấp dƣới làn nƣớc đen của màn đêm, sẵn sàng kéo những kẻ
đang bơi lội không cẩn thận xuống dƣới; sự mong manh của ngôi nhà và các tổ
chức của ta, có thể sụp đổ và tƣớc bỏ các bức tƣờng bảo vệ ta trong một khoảnh
khắc khủng khiếp duy nhất; và toàn diện hơn, thế giới ngầm cổ xƣa, với các
cánh cổng mở rộng khi mọi thứ có thể đoán trƣớc sụp đổ. Ở tầng sâu nhất, đó là
hỗn loạn và tiềm năng liên tục ẩn nấp trong trật tự của thế giới tâm lý và xã hội
quen thuộc của ta.

Sau nhiều lần tìm kiếm, Harry vào đƣợc mê cung đƣờng ống và đƣờng hầm của
thế giới ngầm này, phát hiện ra căn phòng trung tâm. Đặc biệt, cậu bé thâm
nhập vào đƣợc trong hệ thống cống, chính là hành động diễn giải lại câu thần
chú giả kim thuật cổ xƣa, in sterquilinis invenitur: trong rác rƣởi sẽ tìm thấy*.
Điều này có nghĩa là gì? Thứ cần tìm nhất sẽ đƣợc tìm thấy ở nơi ta không ngờ
tới nhất**. Ở đó, dƣới lòng đất, Ginny (nàng trinh nữ), em gái của ngƣời bạn
thân nhất của cậu bé và là mối quan tâm lãng mạn cuối cùng của Harry, nằm bất
tỉnh. Cô bé là biểu tƣợng của trinh nữ — hay tính nữ, linh hồn — bị giam giữ
mãi mãi bởi con rồng, nhƣ trong câu chuyện về Thánh George. Harry, ngƣời
anh hùng mồ côi, phải đánh thức và giải cứu cô bé (cũng nhƣ Bilbo của Tolkien
giúp lấy vàng từ Rồng Smaug khủng khiếp; cũng nhƣ Hoàng tử Phillip của
Disney giải cứu Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng — cả hai đều giải cứu kho báu
quý giá nhất khỏi nanh vuốt của một con rồng khổng lồ)***.
*Trong nhiều thập niên, ngƣời ta biết rõ (hay mãi mãi hiểu ngầm) rằng việc tự khởi xƣớng đối mặt với những
cái đáng sợ hay chƣa biết là có thể chữa khỏi. Do đó, phƣơng pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng ám ảnh sợ hãi
và lo âu là tiếp xúc với những gì gây ra nỗi sợ. Phƣơng pháp điều trị đó có hiệu quả - nhƣng việc tiếp xúc phải
tự nguyện. Nó giống nhƣ thể hệ thống lo âu của não bộ cho rằng bất cứ thứ gì đƣợc thúc đẩy thì không phải là
động vật ăn thịt (hoặc, nếu nó là động vật ăn thịt, nó là loại có thể dễ dàng bị đá sang một bên và bị đánh bại).
Giờ đây ta biết rằng ngay cả phản ứng cảm xúc và cơ thể đối với căng thẳng cũng khác hoàn toàn khi căng thẳng
đó đƣợc tự nguyện đối mặt hơn là vô tình gặp phải. Trong trƣờng hợp thứ hai, cá nhân bị đe dọa sẽ tập trung lại
và sẵn sàng phòng thủ (tham khảo M. D. Seery, "Challenge or Threat? Cardiovascular Indexes of Resilience and
Vulnerability to Potential Stress in Humans", Neuroscience & Biobehavioral Reviews 35 [2011]: 1603–4). Điều
đó có thể trở thành tƣ thế không lành mạnh kinh niên của một ngƣời bị hóa đá. Trong trƣờng hợp trƣớc đây, cá
nhân đảm nhận vai trò của ngƣời chiến thắng có thể xảy ra và tiến bộ ngay lập tức. Những hành động nhƣ vậy
thực sự cứu nhân loại khỏi nỗi kinh hoàng của bóng đêm (và cái ác ẩn nấp trong trái tim nhân loại). Ta quan sát
liên tục thực tế đó, qua hàng thiên niên kỷ, là điều cho phép ta thể hiện nó, một cách trừu tƣợng, trong các câu
chuyện tôn giáo tuyệt vời, và sau đó để bắt chƣớc theo, trong giới hạn của một cuộc đời cụ thể và độc đáo của
ta.
**Có nghĩa là sẽ rất hữu ích nếu ta chịu khó quan sát cả ở những nơi mà khó có thể quan sát.
***Tôi làm rõ một vài ý ở đây. Tôi đƣa ra trƣờng hợp trong Phần Nhập đề, trong Quy luật I, trong cuốn sách 12
Quy Luật cho Cuộc Đời, và trong Maps of Meaning rằng sự hỗn loạn có xu hƣớng xuất hiện ở dạng biểu tƣợng
là tính nữ — nhƣng ở đây tôi đang nói về sự hỗn loạn, trong vỏ bọc phức tạp. Tôi có thể giải thích điều này
bằng cách giải thích cặn kẽ về bức tranh giả kim thuật mà ta thảo luận trƣớc đó — tuy nhiên, lần này bằng cách
đọc theo hƣớng từ trên xuống. Mối đe dọa càng sâu sắc — sự hỗn loạn càng sâu — thì càng có nhiều khả năng
nó xuất hiện dƣới hình dạng kẻ thù truyền kiếp của nhân loại, là loài rắn. Có lẽ đƣợc nghĩ nhƣ thế này: những ẩn
số chƣa đƣợc biết tới — những yếu tố của một thực thể lạ và nguy hiểm ngoài sức tƣởng tƣợng, và biểu hiện của
chúng có thể là giết chết hoặc hủy hoại tâm lý — là những yếu tố có nhiều khả năng đƣợc thể hiện dƣới dạng
phức tạp. Ngoài lãnh vực này, theo một nghĩa nào đó, thậm chí còn cơ bản hơn cả giới tính, làm xuất hiện tính
nữ và tính nam nguyên thủy, mặc dù có vẻ nhƣ tính nữ vẫn giữ mối liên hệ cơ bản với cái chƣa biết. Tôi nghĩ
rằng điều này chủ yếu liên quan tới bí ẩn tuyệt đối của sự ra đời: với mối quan hệ giữa sự xuất hiện của các hình
thức mới từ tính nữ và sự xuất hiện của các hình thức mới từ cái chƣa biết. Có lẽ điều đó giải thích mối quan hệ
chủ yếu của mối quan hệ giữa con rắn trong Vƣờn Địa Đàng và Eve, hơn là giữa con rắn và Adam. Có lẽ, (và tôi
đang suy đoán lung tung ở đây, cố gắng vƣợt qua sự thiếu hiểu biết của bản thân, cố gắng giải thích mối quan hệ
về biểu tƣợng rõ ràng và toàn diện), nó mãi mãi là trƣờng hợp tính nữ thu hút con rắn (cũng nhƣ những kẻ săn
mồi nguy hiểm khác), đặc biệt là khi họ đang chăm sóc con non của mình, và mối nguy hiểm ngày càng gia tăng
khiến họ phải đối mặt đã đốt cháy mãi mãi mối nguy hiểm của tính nữ trong mối quan hệ với con rắn trong trí
tƣởng tƣợng của ta. Điều này có nghĩa là quyết định có một mối quan hệ với một phụ nữ sẽ làm tăng khả năng
tiếp xúc với nguy hiểm từ cái chƣa biết (điều có vẻ rõ ràng là đúng trong trƣờng hợp tất cả các mối đe dọa mà
trẻ em phải đối mặt), tren thực tế là bản thân nữ giới. Giờ đây, phụ nữ cũng là lực lƣợng biết từ chối (đặc biệt là
ở nhân loại, nơi phụ nữ rất kén chọn [ví dụ, xem Y. Bokek-Cohen, Y. Peres, và S. Kanazawa, "Rational Choice
and Evolutionary Psychology as Explanations for Mate Selectivity", Journal of Social, Evolutionary, and
Cultural Psychology 2 (2008): 42–55]). Việc nắm giữ sức mạnh từ chối tối thƣợng đó khiến Tự Nhiên trở nên
độc ác (và, phải nói là khôn ngoan). Có lẽ đó cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ vào mối quan hệ giữa tính
nữ và con rắn.

Và tất nhiên, kẻ dấu mặt là một kẻ săn mồi vĩ đại — kẻ mà Harry phải đối mặt
— và tất nhiên, kẻ săn mồi đó canh giữ một kho báu lớn, vô số vàng bạc châu
báu hay một trinh nữ đang say ngủ, bởi vì một cá nhân đủ can đảm tự nguyện để
đối đầu với con rắn trong hang ổ của nó là có khả năng tiếp cận với sự giàu có
không kể xiết đang tồn tại trong tiềm năng, chờ đợi ta trong cuộc phiêu lƣu của
cuộc đời mình, tránh xa vùng an toàn và những cái đã biết. Ai dám thắng* —
nếu họ không bị diệt vong. Và ai chiến thắng cũng khiến bản thân trở nên khao
khát và hấp dẫn không thể cƣỡng lại, đặc biệt là vì sự phát triển của nhân cách
mà cuộc phiêu lƣu tất yếu tạo ra. Và đây là điều khiến ta mãi mãi hơn con thỏ.

Và Harry, giống nhƣ Bilbo, chỉ có thể chế ngự đƣợc điều này — chỉ có thể nhận
thức đƣợc con rắn, khi nó vô hình đối với những ngƣời khác — bởi vì cậu bé có
một mặt tối. Bilbo của Tolkien phải trở thành một tên trộm trƣớc khi có thể trở
thành anh hùng. Ông phải kết hợp sự quái dị của bản thân, để có thể thay thế sự
vô hại ngây thơ của mình, trƣớc khi đủ cứng cáp để đối mặt với nỗi kinh hoàng.
Harry bị cái ác chạm vào theo một cách khác, vì một phần linh hồn của phù
thủy hắc ám vô song Voldemort đƣợc gắn vào bên trong cậu bé (mặc dù cả cậu
bé và Voldemort ban đầu đều không nhận thức đƣợc điều này). Đó là lý do tại
sao cậu phù thủy trẻ có thể nói chuyện với con rắn và nghe (cảm nhận) đƣợc nó
nói chuyện. Để phù hợp với điều này, cậu bé có kỷ luật và can đảm, nhƣng cũng
sẵn sàng phá luật khi cần thiết.

Trong khi ở trong tầng hầm của Hogwarts, Harry bị tấn công bởi con rắn, nằm
dƣới sự kiểm soát của Voldemort. Do đó, Voldemort có cùng mối quan hệ với
con rắn ở Hogwarts giống nhƣ, thực kỳ lạ và không thể hiểu nổi, Satan với con
rắn ban cho khải thị trong câu chuyện về Vƣờn Địa Đàng trong Sáng Thế Ký.
Tại sao lại nhƣ vậy? Nên có thể nói, một dạng hỗn loạn và nguy hiểm phức tạp
chính là mối đe dọa từ loài bò sát săn mồi. Nhƣng một dạng khác, trừu tƣợng
hơn — tâm lý hơn, tâm linh hơn — chính là cái ác của nhân loại: mối nguy
hiểm mà ta gây ra cho nhau. Tại một thời điểm nào đó trong lịch sử tiến hóa và
nền văn hóa của mình, ta bắt đầu hiểu rằng cái ác của nhân loại đúng ra có thể
đƣợc coi là lớn nhất trong tất cả các loài rắn. Vì vậy, biểu tƣợng diễn tiến có thể
là (1) rắn là kẻ săn mồi độc ác, sau đó (2) kẻ thù bên ngoài của con ngƣời là
rắn/ác quỷ/kẻ săn mồi, sau đó (3) bóng tối chủ quan, cá nhân hoặc tâm lý/báo
thù/lừa đảo nhƣ con rắn/ác quỷ/kẻ săn mồi. Mỗi hình ảnh trong số cac hình ảnh
này, đã mất không biết bao nhiêu thế kỷ, có lẽ hàng thiên niên kỷ để hình thành
nên khái niệm, tạo nên một sự gia tăng hữu hình về độ tinh vi của hình ảnh ma
quỷ.

Tất cả những biểu hiện của sự hỗn loạn và nguy hiểm nhƣ vậy dƣờng nhƣ đƣợc
phát hiện, xử lý và tƣơng tác một cách tƣợng trƣng lần đầu tiên bởi các hệ thống
thần kinh cổ đại đã tiến hóa để bảo vệ ta khỏi các loài bò sát săn mồi. Và bị hóa
đá — đƣợc thúc đẩy bởi hệ thống đó — có thể giờ đây là để giải quyết vấn đề,
bằng cách dấu đi một cá nhân đang bị săn, nhƣng nó lại để cơ hội khác cho kẻ
săn mồi vào ngày mai. Thay vào đó, mối nguy hiểm phải đƣợc săn lùng và tiêu
diệt— và thậm chí điều đó là quá cụ thể để tạo thành một giải pháp lâu dài cho
chính vấn đề của cái ác (chứ không phải là một giải pháp cho bất kỳ nguyên
mẫu cụ thể nào của cái ác). Một cách sâu sắc và trừu tƣợng nhất (song song với
ý tƣởng rằng kẻ săn mồi vĩ đại nhất, con rắn lớn nhất, là cái ác ẩn náu bên
trong), sự hủy diệt của cái ác đƣợc biểu hiện nhƣ một cuộc sống có đức hạnh
kiềm chế sự ác độc ở dạng trừu tƣợng và toàn diện nhất của nó. Chẳng hạn,
chính vì lý do này mà Hoàng tử Phillip trong Người Đẹp Ngủ Trong Rừng nổi
tiếng của Disney đƣợc trang bị vũ khí cho cuộc chiến với Rồng khổng lồ tƣợng
trƣng cho sự hỗn loạn, bởi Tự Nhiên nhân từ (dƣới hình dạng các tiên nữ đi
cùng và hỗ trợ chàng thoát khỏi Maleficent, Tiên Hắc Ám) với Kiếm Chân Lý
và Khiên Đức Hạnh.

Harry trực tiếp đối đầu với con rắn, ở trong Phòng chứa bí mật, sâu bên dƣới lâu
đài phù thủy, bị dồn vào chân tƣờng và gặp nguy hiểm lớn. Vào thời điểm sinh
tử đó, con phƣợng hoàng của thầy hiệu trƣởng thông thái của Hogwarts xuất
hiện, đƣa cho ngƣời anh hùng trẻ tuổi một thanh kiếm, và sau đó tấn công con
rắn khổng lồ, giúp Harry có thời gian để tập trung. Harry giết con rắn bằng vũ
khí, nhƣng bị thƣơng nặng do bị con quái cắn trúng trong quá trình này. Đây là
một dƣ âm thần thoại sâu sắc khác: Ví dụ, trong Sáng Thế Ký, cuộc gặp gỡ với
con rắn chứng tỏ điểm yếu của cả đàn ông và phụ nữ, những ngƣời nhận thức
đƣợc sự mong manh của mình và cái chết không thể tránh khỏi ngay sau khi họ
tỉnh dậy và có đƣợc tri giác. Đó cũng là một sự thực phũ phàng: kẻ săn mồi nuốt
chửng, con rồng tàn phá, hỗn loạn hủy diệt. Mối đe dọa là có thực. Ngay cả
chân lý, đức hạnh và lòng dũng cảm cũng không đủ, nhƣng chúng là ván cƣợc
tốt nhất của ta. Và đôi khi một vết thƣơng nhỏ là liều thuốc cần thiết để ngăn
chặn cái chết của chính nó. May mắn thay, phƣợng hoàng có những giọt nƣớc
mắt thần kỳ, có khả năng hồi sinh, nó nhỏ nƣớc mắt vào vết thƣơng của Harry.
Vì vậy, cậu phù thủy trẻ tuổi hồi sinh, đánh bại Voldemort (một nhiệm vụ khó
khăn hơn nhiều so với việc chỉ đơn thuần là đánh bại con rắn khổng lồ), giải cứu
Ginny và trƣờng học.

Với việc giới thiệu chim phƣợng hoàng trong câu chuyện về Thánh George,
Rowling đã tiết lộ một yếu tố khác trong trực giác thiên tài của bà. Phƣợng
hoàng là loài chim có khả năng tái sinh mãi mãi. Do đó, nó tồn tại trong suốt
nhiều thời đại, là biểu tƣợng của Chúa Christ, ngƣời mà chung đặc điểm với
chim phƣợng hoàng. Tƣơng tự, yếu tố của nhân cách cá nhân phải chết đi và tái
sinh, khi nó học đƣợc bài học, một cách đau đớn, thông qua trải nghiệm bi thảm
phá hủy cái nền tảng vững chắc trƣớc đó, thay thế bằng sự nghi ngờ, và sau đó
— khi đối mặt thành công — là kiến thức mới và hoàn thiện hơn. Một sự
chuyển đổi tự nguyện chết và tái sinh — sự thay đổi cần thiết để thích ứng khi
những điều kiện khủng khiếp xuất hiện — do đó, là một giải pháp cho sự cứng
nhắc có thể hủy diệt nền tảng sai lầm, trật tự quá mức và sự lố lăng.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ HÀNH ĐỘNG


Mọi ngƣời trao đổi thông tin về cách hành động theo nhiều cách. Họ quan sát
lẫn nhau và bắt chƣớc những gì họ nhìn thấy đƣợc. Khi họ bắt chƣớc, họ sử
dụng cơ thể của mình để đại diện cho cơ thể của ngƣời khác. Nhƣng sự bắt
chƣớc này không phải là sự bắt chƣớc vô tâm, đƣợc tự động hóa. Thay vào đó,
sự bắt chƣớc này là khả năng xác định các quy tắc hoặc khuôn mẫu trong hành
vi của ngƣời khác, và sau đó bắt chƣớc những khuôn mẫu đó. Chẳng hạn, khi
một cô gái trẻ đóng vai trò làm mẹ, cô không lặp lại cử chỉ điệu bộ, những gì mà
cô đã quan sát mẹ mình làm trƣớc đây. Thay vào đó, cô hành động "nhƣ thể" cô
là một ngƣời mẹ. Nếu ta hỏi cô đang làm gì, cô sẽ nói cô đang giả làm mẹ,
nhƣng nếu ta để cô mô tả điều đó có nghĩa là gì, đặc biệt nếu cô là một đứa trẻ
nhỏ, thì cô sẽ khó có thể mô tả nó một cách hoàn chỉnh so với phần hành động.
Điều này có nghĩa là cô có thể hành động nhiều hơn những gì cô có thể nói —
giống nhƣ tất cả chúng ta. Nếu ta quan sát nhiều cô gái nhỏ, đóng vai nhiều bà
mẹ, ta có thể hiểu rất rõ ý nghĩa của "mẹ", ở dạng thuần túy nhất, ngay cả khi ta
chƣa bao giờ nhìn thấy một ngƣời mẹ thực sự. Nếu ta giỏi ngôn từ, thì có lẽ ta
có thể mô tả những yếu tố cần thiết trong hành vi của ngƣời mẹ và truyền tải
chúng. Ta có thể làm điều đó tốt nhất dƣới dạng một câu chuyện kể.

Việc thể hiện một khuôn mẫu hành vi bằng hành động dễ dàng và trực tiếp hơn
là bằng lời nói. Bắt chƣớc toàn bộ quá trình thực hiện điều đó một cách trực
tiếp, hành động để hành động. Bắt chƣớc, có thể tạo ra những hành vi mới
tƣơng tự nhƣ những hành vi đã thúc đẩy sự bắt chƣớc, đồng thời tiến thêm một
bƣớc nữa. Phim truyền hình — chính thức hóa sự bắt chƣớc, đƣợc thực hiện
trên một sân khấu — chính xác là hành động mô tả hành vi, nhƣng đƣợc chắt
lọc gần hơn bao giờ hết với bản chất. Văn học làm cho quá trình truyền tải đó
khó khăn thêm một bƣớc, miêu tả hành động trong trí tƣởng tƣợng của ngƣời
viết và ngƣời đọc, hoàn toàn không có cả diễn viên thực và sân khấu thực. Chỉ
những ngƣời kể chuyện vĩ đại nhất mới có thể chế ngự đƣợc sự biến đổi đó, đại
diện cho những hành vi quan trọng nhất và cần thiết nhất trong những điều thú
vị nhất, bằng những từ ngữ sâu sắc và đáng nhớ. Nhiều thế hệ ngƣời kể chuyện
tuyệt vời, kể lại, sửa đổi và biên tập những câu chuyện tuyệt vời, do đó, cuối
cùng sẽ cùng nhau tạo ra một câu chuyện hay nhất. Một khi các nền văn hóa trở
nên có ngôn ngữ (điều mới xảy ra gần đây, từ khía cạnh lịch sử), những câu
chuyện lại đƣợc viết ra. Đại khái là tại thời điểm này, huyền thoại và nghi lễ
đƣợc cho là tự biến đổi thành tôn giáo.

Việc bắt chƣớc và truyền đạt những hành vi vĩ đại nhất, đáng nhớ nhất đòi hỏi
sự chắt lọc và truyền đạt những khuôn mẫu trí tuệ sâu sắc nhất của nhân loại.
Nếu một hành động vĩ đại và đáng nhớ đƣợc thực hiện bởi một cá nhân đặc biệt
đáng ngƣỡng mộ, một anh hùng bản địa, thì những hành động vĩ đại và đáng
nhớ nhất có thể sẽ là những hành động đƣợc thực hiện bởi một linh hồn (thể
hiện một phần bởi những cá nhân cụ thể), ngƣời đã nêu gƣơng cho những gì mà
tất cả các anh hùng bản địa ở khắp mọi nơi có đặc điểm chung. Đến lƣợt anh
hùng của mọi anh hùng — một siêu-anh hùng — sẽ phải tồn tại, về mặt logic,
phổ biến ở tất cả những nơi đòi hỏi chủ nghĩa anh hùng. Nơi đó có thể đƣợc coi
là siêu thế giới — mặc dù nó là thực, thậm chí siêu thực (có nghĩa là, thực tế
hơn trong sự trừu tƣợng ở khắp các địa điểm hơn là nhận thức trực tiếp của ta về
một thời gian hoặc địa điểm cụ thể). Chính xác là siêu-thế giới siêu thực này
bao gồm những tƣơng tác liên tục giữa hỗn loạn và trật tự, mà vĩnh viễn đóng
vai trò là chiến trƣờng giữa thiện và ác, đặc trƣng cho ngƣời anh hùng. Tới lƣợt
mình, hình mẫu bất diệt mà ngƣời anh hùng thể hiện — dựa trên những hành vi
mà cả cá nhân và xã hội đều phụ thuộc — là hình mẫu cao nhất trong tất cả các
vị thần. Ngài vừa là con, vừa là ngƣời trung gian giữa các thế lực song hành đó,
biến hỗn loạn thành trật tự có thể sinh sống đƣợc (cũng nhƣ biến đổi trật tự
thành hỗn loạn, để nó đƣợc đổi mới, khi dần trở nên lạc hậu và mục ruỗng),
cũng nhƣ chiến đấu dũng cảm để điều tốt đẹp chiếm ƣu thế.

Mọi ngƣời đều yêu cầu một câu chuyện để xây dựng nhận thức và hành vi của
họ theo cách mà nếu không sẽ là hỗn loạn bao trùm. Mọi câu chuyện đều đòi
hỏi một nơi bắt đầu tồi tệ và một nơi kết thúc tốt hơn. Không có gì có thể đƣợc
đánh giá khi không có đích tới cuối cùng với giá trị cao hơn đó. Không có nó,
mọi thứ chìm vào vô nghĩa và buồn chán hoặc biến chất và xoáy vào khủng
hoảng, lo âu và đau đớn. Tuy nhiên, khi thời gian thay đổi tất cả mọi thứ không
thể tránh khỏi, mọi câu chuyện cụ thể, đƣợc dự đoán về giá trị đều có thể thất
bại, trong bối cảnh và ngôn ngữ cụ thể, và cần đƣợc thay thế bằng một thứ gì đó
mới hơn, hoàn thiện hơn, nhƣng khác biệt hơn. Do đó, nhân vật trong một câu
chuyện nhất định (hay ai đó có liên quan sâu sắc tới cốt truyện và nhân vật) vẫn
phải cúi đầu trƣớc tinh thần biến đổi sáng tạo ban đầu và cần phải phá hủy đồng
thời tái tạo lại câu chuyện đó. Chính vì lý do đó mà tinh thần vĩnh viễn vƣợt qua
giáo điều, chân lý vƣợt qua giả định, Marduk vƣợt qua các vị cựu thần, sự sáng
tạo tái định hịnh xã hội, và Chúa Christ vƣợt qua luật pháp (Harry Potter cũng
vậy, cùng với những ngƣời bạn can đảm nhƣng liên tục phá luật). Nhƣng điều
quan trọng cần nhớ, nhƣ ta đã thảo luận trong Quy luật I: Những ngƣời phá vỡ
các quy luật về mặt đạo đức là những ngƣời trƣớc tiên đã nắm vững và tự kỷ
luật bản thân để hiểu sự cần thiết của các quy luật đó, và phá vỡ chúng theo tinh
thần hơn là tuân thủ luật lệ.

Tập thứ hai của loạt truyện, Rowling đề xuất rằng con quỷ săn mồi có thể bị
khuất phục bởi một linh hồn sẵn sàng hy sinh và tái sinh. Bộ truyện hoàn chỉnh
kết thúc với sự lặp lại đƣợc biến đổi một cách sáng tạo của cùng một thông
điệp. Sự tƣơng đồng với Cơ Đốc giáo là hiển nhiên, và về bản chất thông điệp
cũng giống nhau: Linh hồn sẵn sàng biến đổi, sâu đến mức cần thiết, là kẻ thù
hiệu quả nhất của những con rắn quỷ về ý thức hệ và chủ nghĩa toàn trị, dƣới
hình thức cá nhân và xã hội. Một nhân cách lành mạnh, năng động và hơn hết là
trung thực sẽ biết nhận ra chỗ nào bị lỗi. Nó sẽ tự nguyện loại ra — để cho chết
— những nhận thức, suy nghĩ lạc hậu, và thói quen, nhƣ là những thứ cản trở
đối với sự thành công và phát triển hơn nữa của nó. Đó là linh hồn sẽ để cho
niềm tin lạc hậu của nó bị thiêu rụi, thƣờng là một cách đau đớn, để nó có thể tái
sinh, tiến lên, và đổi mới. Đó cũng là linh hồn sẽ truyền những gì nó đã học
đƣợc trong quá trình chết và tái sinh đó, để những ngƣời khác có thể đƣợc tái
sinh cùng với nó.

Nhắm vào một mục tiêu. Chọn mục tiêu tốt nhất mà ta có thể lên ý tƣởng. Tiến
về phía nó. Tập trung vào những sai sót và quan niệm sai lầm của ta trên đƣờng
đi, đối mặt với chúng và sửa chữa chúng. Vạch ra một đƣờng thẳng cho câu
chuyện của ta. Quá khứ, hiện tại, tƣơng lai — tất cả đều quan trọng. Ta cần
chọn con đƣờng của mình. Ta cần biết mình đã ở đâu để không lặp lại những sai
lầm trong quá khứ. Ta cần biết mình đang ở đâu, nếu không ta sẽ không thể vẽ
một đƣờng thẳng từ điểm xuất phát tới đích. Ta cần biết mình đang đi đâu, nếu
không ta sẽ chìm trong bất ổn, không thể đoán trƣớc và hỗn loạn, đồng thời đói
khát hy vọng và niềm cảm hứng. Dù tốt hơn hay tệ hơn, ta đang trong một cuộc
hành trình. Ta đang có một cuộc phiêu lƣu — và bản đồ của ta tốt hơn nên
chính xác. Tự nguyện đƣơng đầu với những gì cản đƣờng ta. Con đƣờng — đó
là con đƣờng của cuộc sống, con đƣờng đời đầy ý nghĩa, con đƣờng thẳng và
hẹp tạo nên chính ranh giới giữa trật tự và hỗn loạn, và việc đi ngang qua đó sẽ
đƣa mọi thứ vào trạng thái cân bằng.

Hãy hƣớng tới những gì sâu sắc, đáng quý và cao cả. Nếu ta có thể tìm thấy một
con đƣờng tốt hơn trên đƣờng đi, khi ta đã bắt đầu tiến về phía trƣớc, thì hãy
chuyển hƣớng đi. Nhƣng hãy cẩn thận; không dễ dàng để phân biệt giữa việc
thay đổi con đƣờng đi và đơn giản là từ bỏ con đƣờng của mình. (Một gợi ý:
nếu con đƣờng mới mà ta nhìn thấy phía trƣớc, sau khi học đƣợc những gì ta
cần phải học trên con đƣờng hiện tại, và có vẻ thách thức hơn, thì ta có thể chắc
chắn một cách hợp lý rằng ta không bị ảo tƣởng hoặc phản bội bản thân khi thay
đổi ý định). Theo cách này, ta sẽ uốn lƣợn về phía trƣớc. Đó không phải là cách
hiệu quả nhất để đi du hành, nhƣng không có giải pháp thay thế thực sự nào,
cho rằng mục tiêu của ta chắc chắn sẽ thay đổi trong khi ta theo đuổi chúng, khi
ta học đƣợc những gì ta cần học trong khi tự rèn luyện kỷ luật.

Sau đó, ta sẽ thấy mình quay ngƣợc thời gian, từng bƣớc một cách duyên dáng,
để nhắm chính xác hơn bao giờ hết vào mục tiêu, đánh dấu X vào cái hồng tâm
nhỏ bé đó; để hƣớng tới giá trị cao nhất mà ta có thể hình dung đƣợc. Ta sẽ theo
đuổi một mục tiêu vừa di chuyển vừa lùi lại: di chuyển, bởi vì ta không có trí
tuệ để nhắm đúng hƣớng khi ta nhắm lần đầu tiên; lùi lại, bởi vì bất kể ta tiến
gần tới việc hoàn thiện những gì đang thực hành đến đâu, những khung cảnh
mới hoàn hảo có thể sẽ mở ra trƣớc mắt ta. Tuy nhiên, kỷ luật và sáng tạo sẽ
giúp ta tiến lên không ngừng. Với ý chí và sự may mắn, ta sẽ tìm thấy một câu
chuyện có ý nghĩa và hiệu quả, cải thiện bản thân theo thời gian và thậm chí có
thể mang lại cho ta nhiều khoảnh khắc hài lòng và vui vẻ. Với ý chí và may
mắn, ta sẽ là anh hùng của câu chuyện đó, ngƣời du hành có kỷ luật, ngƣời sáng
tạo, và là ân nhân của gia đình và xã hội rộng lớn này.

Hình dung ra con ngƣời mà ta có thể trở thành, rồi sau đó tập trung tâm trí vào
đó.
QUY LUẬT III

ĐỪNG DẤU NHỮNG THỨ KHÔNG MONG MUỐN TRONG LÀN


SƯƠNG MÙ

NHỮNG CÁI DĨA CHẾT TIỆT

Tôi yêu quý ba vợ tôi. Tôi cũng tôn trọng ông. Ông cực kỳ ổn định về mặt cảm
xúc — một trong những ngƣời cứng rắn hoặc may mắn (có lẽ mỗi thứ một
chút), có thể để cho thử thách và khó khăn trong cuộc sống cuốn lấy nhƣng ông
vẫn tiếp tục tiến về phía trƣớc mà không cần phàn nàn đồng thời có rất nhiều
năng lực. Giờ đây ông chỉ là một ông già, Dell Roberts — đã 88 tuổi. Ông đƣợc
thay khớp gối một lần và đang có kế hoạch thay khớp bên kia. Ông đã đƣợc đặt
stent vào động mạch vành và thay van tim. Ông còn bị chứng "bàn chân rớt" và
đôi khi trƣợt ngã vì nó. Nhƣng một năm trƣớc, ông vẫn còn đang lăn lộn, đẩy
tảng đá granit nặng nề xuống mặt băng bằng một cây gậy đƣợc thiết kế đặc biệt
cho những ngƣời không còn có thể cúi xuống dễ dàng nhƣ trƣớc đây nữa.

Khi vợ ông, Beth, hiện đã qua đời, tiến triển chứng mất trí nhớ ở độ tuổi còn
khá trẻ, ông đã chăm sóc bà mà không phàn nàn hay oán than gì. Thật là ấn
tƣợng. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng tôi không thể nào vƣợt qua đƣợc. Ông
quan tâm bà tới mức cho dù có khó khăn thế nào thì ông vẫn có thể nhấc bà lên
khỏi bất kỳ cái ghế nào mà bà ngồi. Không lâu sau thì bà mất khả năng nói
chuyện. Nhƣng rõ ràng qua cách ánh mắt bà sáng lên khi ông bƣớc vào phòng
chứng minh rằng bà vẫn yêu ông — và ông cũng vậy. Ông không phải là tuýp
ngƣời dễ dàng né tránh khi mọi việc trở nên khó khăn. Hoàn toàn ngƣợc lại.

Khi Dell còn trẻ, trong vài thập niên, ông là một nhà buôn bán bất động sản ở
Fairview, Alberta — thị trấn nhỏ nơi tôi lớn lên (thực tế là chúng tôi sống ngay
bên kia đƣờng với gia đình Roberts). Trong thời gian đó, ông thƣờng về nhà ăn
trƣa, theo thông lệ chung. Beth thƣờng chuẩn bị cho ông món súp (có thể là
món Campbell, món mà mọi ngƣời hay ăn và phản ứng — "M’m! M’m!
Ngon!"), và một bánh mì sandwich. Một ngày nọ, không hề báo trƣớc, ông la
vợ: "Tại sao ta lại luôn ăn trong mấy cái dĩa nhỏ bé này? Ta ghét ăn trong mấy
cái dĩa nhỏ này!"

Bà đã bày bánh mì sandwich trên dĩa lót bánh mì và bơ, có đƣờng kính trung
bình khoảng 6 hay 7 inch, thay vì đĩa ăn tối cỡ lớn từ 10 tới 12 inch. Ngay sau
đó, bà kể lại chuyện này với các con gái của mình, trong tình trạng bị sốc nhẹ.
Câu chuyện này đã đƣợc kể lại nhiều lần để gây cƣời trong các buổi họp mặt gia
đình kể từ đó. Rốt cuộc, bà đã phục vụ ông bữa trƣa trên mấy cái dĩa nhỏ đó
trong ít nhất 20 năm trời vào thời điểm ông to tiếng. Bà không biết rằng ông
đang khó chịu với cách sắp xếp bàn ăn của mình. Ông chƣa bao giờ phản đối.
Và có điều gì đó vô cùng thú vị về điều này.

Có thể là ngày hôm đó ông đã bị tác động bởi một vấn đề khác hoàn toàn và
không thực sự quan tâm tới mấy cái dĩa. Và theo một nghĩa nào đó, đây chỉ là
một vấn đề tầm thƣờng. Nhƣng nhìn theo cách khác, nó không hề tầm thƣờng
chút nào, vì hai lý do. Đầu tiên, nếu một vấn đề xảy ra hàng ngày, tất đó là vấn
đề quan trọng, và trong trƣờng hợp này bữa trƣa diễn ra hàng ngày. Do đó, nếu
có một vấn đề gây khó chịu lâu ngày, dù chỉ là nhỏ nhặt, thì cần phải đƣợc giải
quyết ngay. Thứ hai, các vấn đề nhỏ gây kích thích này thƣờng rất phổ biến
(nhƣ tôi đã nói, nếu chúng xảy ra liên tục, thì không phải nhỏ) và liên tục trong
nhiều năm mà không cần thảo luận hoặc giải quyết.

Đó là vấn đề: Hãy dồn cả trăm, cả ngàn vấn đề nhỏ nhặt nhƣ vậy, thì cuộc sống
của ta thật khốn khổ và cuộc hôn nhân có thể sẽ kết thúc. Đừng giả vờ rằng ta
đang hài lòng với vấn đề đó nếu ta thực sự không hài lòng và về nguyên tắc cần
phải thƣơng lƣợng một giải pháp hợp lý. Đó là một cuộc đấu tranh chết tiệt.
Thật khó chịu vì điều đó có thể xảy ra mọi lúc, đôi khi chỉ là một cọng rơm trên
lƣng lạc đà. Và đặc biệt đúng đối với những sự kiện diễn ra hàng ngày mà mọi
ngƣời thƣờng coi thƣờng — ngay cả mấy cái dĩa ăn trƣa của ta. Cuộc sống là
một tập hợp những gì lặp đi lặp lại, và ta cần phải làm cho đúng.

KHÔNG ĐÁNG ĐỂ ĐÔI CO

Tới đây là một câu chuyện tƣơng tự nhƣng nghiêm trọng hơn. Tôi có một bệnh
nhân, tới gặp tôi để tƣ vấn kế hoạch chuyển sang hoạt động tƣ nhân sau nhiều
năm làm kế toán cho một công ty lớn. Cô rất đƣợc kính trọng trong nghề
nghiệp, và là một ngƣời có năng lực, tốt bụng và cẩn thận. Nhƣng cô cũng
không có đƣợc niềm vui trong công việc. Ban đầu, tôi cho rằng sự bất hạnh của
cô xuất phát từ mối lo âu về quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Nhƣng cô vẫn
chu toàn đƣợc mà không gặp trở ngại nào trong thời gian chúng tôi gặp mặt,
trong khi các vấn đề khác lại nổi lên hàng đầu.

Vấn đề của cô không tới từ sự thay đổi nghề nghiệp. Mà đó là do cuộc hôn nhân
của cô. Cô tả chồng mình là ngƣời cực kỳ coi trọng bản thân và đồng thời quan
tâm quá mức tới cách anh xuất hiện trong mắt ngƣời khác. Theo một cách nào
đó, đây là một sự kết hợp mâu thuẫn, mặc dù đủ phổ biến để nhận thấy mặt đối
lập trong một tính cách: Nếu ta quá nghiêng quá về một hƣớng, thì sẽ luôn có
một thứ khác bên trong ta cũng nghiêng về hƣớng ngƣợc lại cho cân bằng. Vì
vậy, bất chấp lòng tự ái của ngƣời chồng (ít nhất là từ quan điểm của ngƣời vợ),
anh ta vẫn cố gắng lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời mà anh gặp — trừ các thành
viên trong gia đình. Anh cũng có thói quen uống quá nhiều — một thói quen
làm tôn lên những khuyết điểm về tính khí.
Bệnh nhân của tôi không cảm thấy thoải mái khi ở nhà riêng. Cô không thực sự
sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với chồng (cặp đôi này không có con). Trƣờng hợp của
cô cung cấp một ví dụ điển hình về cách vấn đề bên ngoài có thể phản ánh sâu
sắc nội tại bên trong (đó là lý do tại sao tôi khuyên những ngƣời đang gặp rắc
rối về tâm lý rằng họ có thể bắt đầu hồi phục bằng cách dọn dẹp — và sau đó
làm đẹp, nếu có thể — nhà của họ) . Tất cả đồ đạc trong nhà, mà cô tả là sặc sỡ,
trang trí công phu nhƣng không thoải mái, đƣợc chọn lựa bởi chồng cô. Hơn
nữa, anh rất thích sƣu tầm tranh theo phong cách nghệ thuật đại chúng những
năm 60 và 70, và tƣờng nhà chật ních những bức tranh này, mà anh đã dành thời
gian lùng kiếm trong các phòng trƣng bày và các cuộc tụ tập khác trong nhiều
năm qua, trong khi cô ngồi đợi trong xe hơi bên ngoài.

Cô nói với tôi rằng cô không quan tâm tới đồ đạc và đồ trang trí dƣ thừa, nhƣng
điều đó không thực sự đúng. Chính xác là cô không để tâm tới chúng — không
một chút nào. Cả sự trang nhã hay đồ đạc cũng nhƣ vô số tác phẩm nghệ thuật
tạo nên bộ sƣu tập của chồng cô đều không thu hút đƣợc sở thích của cô. Cô có
khuynh hƣớng thẩm mỹ tối giản (hoặc có lẽ sở thích đó là hệ quả của việc trang
trí thái quá của chồng). Cô cho rằng những thứ cô thích chƣa bao giờ là rõ ràng,
và có lẽ đó là một phần của vấn đề: bởi vì cô không biết mình thích gì (và cũng
mơ hồ về những cái không thích), nên cô thƣờng không đƣa ra đƣợc ý kiến cá
nhân. Rất khó để dành chiến thắng trong một cuộc tranh luận, hoặc thậm chí bắt
đầu tranh cãi, nếu ta chƣa xác định rõ ràng những gì ta muốn (hoặc không) và
cần (hoặc không).

Tuy nhiên, cô chắc chắn không thích cảm giác nhƣ một ngƣời xa lạ trong chính
ngôi nhà của mình. Vì lý do đó, cô không bao giờ đƣợc bạn bè tới thăm, đó
cũng là một vấn đề không nhỏ, góp phần vào cảm giác bị cô lập của mình.
Nhƣng đồ đạc và tranh vẽ lại tiếp tục đƣợc mua về, sau mỗi lần đi mua sắm ở
Canada lẫn nƣớc ngoài, và với mỗi lần mua sắm, trong nhà và trong cuộc hôn
nhân này, những gì thuộc về cô càng ít đi trong khi những gì thuộc về chồng cô
thì càng có nhiều hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân của tôi chƣa bao giờ gây chiến. Cô
chƣa bao giờ nổi cơn thịnh nộ. Cô không bao giờ chạm tay vào cac1 bức sơn
dầu đặc biệt phản cảm treo trên tƣờng phòng khách. Trong những năm của cuộc
sống hôn nhân, cô chƣa bao giờ bộc phát cơn thịnh nộ thực sự; cô chƣa bao giờ
đối mặt trực tiếp và rõ ràng với thực tế rằng cô rất ghét ngôi nhà của mình và
phải phụ thuộc vào khẩu vị của chồng. Thay vào đó, cô để anh làm theo cách
riêng, lặp đi lặp lại, có chiều hƣớng tăng dần, bởi vì cô đã tuyên bố rằng những
cái tầm thƣờng nhƣ vậy không đáng để đấu tranh. Và với mỗi thất bại, bất đồng
tiếp theo trở nên cấp thiết hơn — mặc dù có ít khả năng xảy ra, bởi vì cô hiểu
rằng một khi bắt đầu một cuộc tranh luận nghiêm túc, sẽ có nguy cơ mở rộng ra
tất cả những rắc rối trong cuộc hôn nhân này, và rằng một cuộc chiến thực sự
mà không có ranh giới sẽ có khả năng xảy ra. Sau đó, mọi thứ sai trái có thể
bùng nổ, cần phải đƣợc đối mặt và xử lý, bằng cách này hay cách khác. Vì thế,
cô tiếp tục im lặng. Nhƣng cô thƣờng xuyên phải kìm nén và không ngừng oán
giận, và cảm thấy rằng mình đã lãng phí phần lớn cơ hội của cuộc đời.

Thực là một sai lầm khi coi đồ đạc và tranh theo phong cách nghệ thuật đại
chúng chỉ là vật chất đơn giản. Chúng là một kho chứa thông tin quan trọng và
thực tế hơn nhiều về tình trạng của một cuộc hôn nhân, và chắc chắn bệnh nhân
của tôi đã có trải nghiệm nhƣ vậy. Mỗi một món đồ nghệ thuật là một chiến
thắng cụ thể về nhận thức (mặc dù có thể phải trả giá đắt) và một thất bại (hoặc
ít nhất, một cuộc tranh luận đã không xảy ra và do đó, một cuộc chiến đã kết
thúc trƣớc khi đƣợc bắt đầu). Và có tới hàng tá, hàng chục, hàng trăm đồ đạc
nhƣ vậy trong nhà: chúng là thứ vũ khí trong một cuộc chiến tàn phá dài hàng
thập niên. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu cặp vợ chồng chia tay sau 30 năm
kết hôn. Tôi tin rằng ngƣời chồng sẽ giữ lại tất cả các đồ nội thất và nghệ thuật
kia.

Đây là một suy nghĩ, một suy nghĩ kinh hoàng và chán nản, để thúc đẩy cải
thiện trong cuộc hôn nhân, làm ta sợ khó khăn khi tranh luận thực sự. Mỗi vấn
đề nhỏ ta gặp vào mỗi buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối với ngƣời bạn đời sẽ
đƣợc lặp lại trong mỗi 15 ngàn ngày tạo nên một cuộc hôn nhân dài 40 năm.
Các bất đồng tầm thƣờng nhƣng lâu dài về cách nấu nƣớng, các món ăn, làm
việc nhà, trách nhiệm về tài chính, hoặc tần suất thân mật sẽ đƣợc nhân lên gấp
nhiều lần, trừ khi ta giải quyết thành công vấn đề. Có lẽ ta nghĩ (ít nhất là vào
thời điểm này) rằng tốt nhất là tránh đối đầu và chung sống trong hòa bình
nhƣng rõ ràng là sai lầm. Tuy nhiên, đừng lầm lẫn: ta già đi khi bị cuốn theo
cũng nhanh chóng nhƣ khi ta già đi nhƣng ta có phấn đấu. Nhƣng khi ta bị cuốn
theo, ta bị mất phƣơng hƣớng, và xác suất ta đạt đƣợc những gì cần và muốn
bằng cách cuốn theo trong vô định là rất thấp. Mọi thứ dƣờng nhƣ sụp đổ,
nhƣng tội lỗi của nhân loại cũng tăng theo sự suy đồi của họ: thế nên ta hay nói,
càng lớn tuổi thì càng khôn ngoan. Cũng có thể là sự e ngại có ý thức về nỗi
kinh hoàng trong cùng một địa ngục nhỏ đƣợc lặp đi lặp lại chính xác là những
gì cần thiết để buộc ta phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc hôn nhân và
tranh luận trong niềm tin tuyệt vọng để giải quyết. Tuy nhiên, đây là phần dễ
nhất của vấn đề, đặc biệt là trong ngắn hạn, để bỏ qua cái gai của lƣơng tâm và
những thất bại nhỏ nhặt, ngày này qua ngày khác. Đây không phải là một chiến
lƣợc tốt. Chỉ với một mục tiêu cẩn thận cùng sự phấn đấu không ngừng nghỉ
mới có thể loại bỏ thảm họa do cố ý mù quáng, ngăn chặn đợt thủy triều của sự
hỗn loạn, và ngăn không cho kết cụ thảm khốc — của gia đình và xã hội — xảy
ra.

THA HÓA: PHẬN SỰ VÀ SỨ MỆNH

Tha hóa ở dạng mà ta đang thảo luận, theo quan điểm của tôi, gắn liền với sự
lừa dối — nói thẳng ra là lừa đảo — và quan trọng hơn, chính là sự tự lừa dối.
Giờ đây, các nhà logic học nghiêm khắc coi việc tự lừa dối bản thân là điều
không thể xảy ra. Họ không thể hiểu làm thế nào mà một ngƣời lại có thể đồng
thời tin vào một điều lẫn điều ngƣợc lại. Tuy nhiên, các nhà logic học không
phải là nhà tâm lý học — và rõ ràng là họ không nhận thấy, hoặc không tính đến
việc bản thân họ có các thành viên trong gia đình, ví dụ, những ngƣời mà họ đôi
khi cảm thấy vừa yêu vừa ghét. Hơn nữa, không rõ "tin" nghĩa là gì khi thảo
luận về niềm tin của nhân loại, cũng nhƣ "đồng thời" nghĩa là gì. Tôi có thể tin
vào điều này ngày hôm nay và điều khác vào ngày mai và rồi bỏ qua tất cả, ít
nhất là trong ngắn hạn. Và trong nhiều trƣờng hợp, tôi đã trải nghiệm điều gần
nhƣ đồng thời tin vào một điều và điều ngƣợc lại khi đọc các bài báo của các
sinh viên trong trƣờng đại học, trong đó ngƣời viết đƣa ra một khẳng định trong
một đoạn và rồi ở đoạn tiếp theo lại đƣa ra một khẳng định hoàn toàn trái
ngƣợc. (Đôi khi điều đó xảy ra trong cùng một câu)

Về mặt lý thuyết, có nhiều điều kiện hoặc hoàn cảnh để sự tự lừa dối có thể xảy
ra. Các nhà phân tâm học đã khám phá ra nhiều vấn đề trong số này, mà đi đầu
là Freud. Freud tin rằng phần lớn bệnh tâm thần là do bị kìm nén, là một hình
thức tự lừa dối bản thân đƣợc cho là hợp lý. Đối với ông, ký ức về các sự kiện
gây đau thƣơng bị đƣa tới diệt vong trong vô thức, nơi chúng chạy lung tung và
gây ra rắc rối, giống nhƣ những kẻ phá hoại trong ngục tối. Freud hiểu rằng
nhân cách con ngƣời không phải là đơn nhất. Thay vào đó, nó bao gồm một
nhóm từng mảnh linh hồn rời rạc, không phải lúc nào cũng đồng ý hoặc thậm
chí giao tiếp với nhau. Sự thực của tuyên bố này là hiển nhiên, theo một cách
đơn giản: ta có thể suy nghĩ về mọi thứ — ta có thể mô phỏng các hành vi hoặc
sự kiện tiềm năng — mà không cần phải thực hiện ngay lập tức. Sự phân ly giữa
suy nghĩ và hành động là cần thiết thậm chí là để suy nghĩ trừu tƣợng tồn tại.
Do đó, ta có thể suy nghĩ rõ ràng hoặc nói ra một điều nhƣng lại làm một điều
khác. Điều này chỉ tốt khi đó đơn thuần là suy nghĩ trƣớc khi hành động, nhƣng
khi ta hứa hoặc tuyên bố tin vào điều gì đó và sau đó lại hành động theo cách
thể hiện rằng ta thực sự có niềm tin vào điều gì đó khác thì thực là sai trái. Đó là
một hình thức lừa dối, một sự khác biệt trong tính cách, mâu thuẫn giữa các
phƣơng thức tồn tại. Hình thức này thậm chí còn đƣợc đặt tên: khẳng định một
niềm tin và sau đó hành động (hoặc nói) theo một cách khác hoặc thậm chí theo
hƣớng ngƣợc lại tạo thành một mâu thuẫn biểu hiện, theo một số triết gia hiện
đại⁽ ¹⁾ , hay là một lời nói dối ngầm, theo ý kiến của tôi. Việc nắm giữ các
niềm tin trái ngƣợc nhau cũng trở thành một vấn đề khi ngƣời nắm giữ cố gắng
hành động cùng lúc với việc phát hiện ra một nghịch lý khiến nỗ lực đó không
thể thực hiện đƣợc, thƣờng là do một sự bất bình từ phía họ.

Freud đã liệt kê một danh sách phong phú các hiện tƣợng giống nhƣ sự đàn áp
— cơ chế tích cực loại bỏ vật chất tâm lý tiềm năng có ý thức ra khỏi nhận thức
— mà ông gọi là "cơ chế phòng vệ". Cơ chế này bao gồm tính phủ nhận ("sự
thực này không quá xấu"), hình thành phản ứng ("Tôi thực sự, thực sự, rất
thƣơng mẹ"), hoán vị ("sếp la tôi, tôi la vợ, vợ la con, con đánh con mèo"), nhận
dạng ("Tôi bị bắt nạt, vì vậy tôi có động cơ trở thành kẻ bắt nạt"), hợp lý hóa
(một lời giải thích tự phục vụ cho một hành vi có chất lƣợng kém), trí thức hóa
(thích một Woody Allen thời kỳ đầu, hài hƣớc và loạn thần kinh), thăng hoa
("Tôi luôn có thể vẽ phụ nữ khỏa thân"), và phóng chiếu ("Tôi không có nhạy
cảm; cô đúng là phiền phức"). Freud là một triết gia xuất chúng về sự lừa dối.
Ông không ngại chỉ ra mối quan hệ giữa đặc tính không trung thực với bệnh tâm
thần. Tuy nhiên, theo tôi, những ý tƣởng về sự tự lừa dối của ông mắc phải hai
lỗi lớn.

Lỗi thứ nhất: Freud không nhận thấy rằng những tội lỗi còn thiếu sót góp phần
gây ra bệnh tâm thần nhiều nhƣ, hoặc còn hơn nữa, những tội lỗi đƣợc liệt kê ở
trên mà tạo thành sự đàn áp. Khi đƣa ra đánh giá, ông chỉ nghĩ theo cách thông
thƣờng. Nói chung, mọi ngƣời tin rằng chủ động làm điều xấu (đó là tội lỗi
thuộc về phận sự), thì còn tệ hơn là thụ động không làm điều tốt (đó là tội lỗi
thuộc về thiếu sót). Có lẽ điều này là do luôn tồn tại điều tốt mà ta không làm;
do đó, thiếu sót là không thể tránh khỏi. Trong mọi trƣờng hợp, vẫn có những
lúc cố ý mù quáng tạo ra những thảm họa nghiêm trọng hơn, do đó dễ dàng
đƣợc lý giải, hơn là chủ động đàn áp hoặc vô ý đối với một điều gì đó khủng
khiếp nhƣng đã hiểu trƣớc đó (cái sau là một tội lỗi, vì đã có ý thức đƣợc vấn
đề). Vấn đề trƣớc đây — cố ý mù quáng — xảy ra khi ta có thể biết một điều gì
đó nhƣng ngừng khai thác nó, để rồi không phát hiện ra vấn đề gâ khó khăn
đáng kể cho ta. Các phát ngôn viên chánh trị gọi sự thiếu hiểu biết có chọn lọc
này là "sự khƣớc từ giả tạo", đó là một cụm từ chỉ sự hợp lý hóa một cách trí
thức đối với một trật tự bệnh hoạn nhất. Cần lƣu ý rằng sự mù quáng nhƣ vậy
thƣờng đƣợc coi nhƣ hoàn toàn là một tội ác. Ví dụ: nếu ta là một giám đốc điều
hành và ta nghi tên thủ quỹ đang xào nấu các số liệu nhƣng không cho điều tra
vì ta không muốn biết, ta vẫn có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
— nếu thấy thích đáng. Không nhìn xuống gầm giƣờng khi ta nghi ngờ mãnh
liệt rằng có một con quái vật đang rình rập ở đó thì không phải là một chiến
lƣợc khuyến khích.

Lỗi thứ hai: Freud cho rằng trải nghiệm đã qua là những thứ đã hiểu. Để cho
phù hợp với giả định đó, ông tin rằng tồn tại một dấu vết ký ức, ở đâu đó trong
tâm trí, thể hiện chính xác quá khứ, giống nhƣ một đoạn băng ghi hình khách
quan vậy. Đây sẽ là những giả định hợp lý, nếu trải nghiệm của ta chỉ đơn giản
là một chuỗi các sự kiện có thực và hiển nhiên một cách khách quan đƣợc
truyền qua các giác quan, đƣợc suy xét, đánh giá và sau đó là thực hiện. Nếu tất
cả đều là sự thực, thì trải nghiệm đau thƣơng sẽ đƣợc thể hiện chính xác trong
trí nhớ, ngay cả khi bị đẩy ra khỏi nhận thức bởi các cơ chế vô thức (hoặc có ý
thức — nhƣng Freud lại cho là cái trƣớc thì hợp lý hơn) vì bản chất đƣợc thấu
hiểu nhƣng kinh hoàng của nó. Tuy nhiên, cả thực tế và quá trình xử lý thực tế
của ta đều không khách quan hoặc rõ ràng nhƣ Freud giả định.
Ví dụ, hãy tƣởng tƣợng rằng ta bị vợ hoặc chồng phớt lờ chuyện tình cảm —
nhiều hơn mức ta có thể chịu đựng — trong vài tháng. Sau đó, ta bắt gặp họ
đang nghiêng ngƣời qua hàng rào, nói chuyện một cách thân thiện (hay chỉ nói
chuyện bình thƣờng thôi) với một ngƣời hàng xóm hấp dẫn. Làm thế nào mà ta
xử lý những vấn đề dị thƣờng, mới lạ nhƣ vậy, hay thậm chí một trải nghiệm
đau thƣơng là vấn đề của nhận thức rất hiếm khi xảy ra, theo đó là thấu hiểu và
tƣ duy có ý thức, sau đó là cảm xúc hoặc động lực xuất phát từ tƣ duy đó, cuối
cùng là hành động. Thay vào đó, vấn đề xảy ra tƣơng tự nhƣ vấn đề ta đã thảo
luận ở Quy luật I và Quy luật II: Ta xử lý một thế giới của những gì chƣa biết
theo hƣớng từ dƣới lên. Có thể nói, ta bắt gặp những kho chứa thông tin mà việc
tiếp nhận toàn bộ không có nghĩa là hiển nhiên. Do đó, khi chứng kiến ngƣời
bạn đời nói chuyện với ngƣời hàng xóm, tình hình không giống nhƣ ta hay nghĩ
theo một hình thức triết học hoàn toàn rõ ràng và đƣợc phát triển đầy đủ: "Tôi
chịu đựng tình trạng cô đơn và thiếu thốn về thể xác trong nhiều tháng gây ra
bởi ngƣời bạn đời. Dù không nói chi tiết nhƣng thƣờng xuyên khiến tôi thất
vọng và đau đớn. Giờ đây họ đang xát muối vào vết thƣơng, theo nhƣ tôi quan
tâm, bằng cách tiếp xúc với một ngƣời lạ so sánh trong khi phớt lờ tôi". Nhiều
khả năng là sự tức giận, đau buồn và cô đơn đã tích tụ trong ta sau mỗi lần bị
phớt lờ, từng chút một, cho tới khi ta không thể chịu đựng nổi nữa — và giờ thì
bùng nổ.

Sự xuất hiện đột ngột của cảm xúc tiêu cực không nhất thiết có nghĩa là ta, thậm
chí giờ đây, hoàn toàn nhận thức đƣợc sự tích tụ của nó. Có thể ta (nhƣ trƣờng
hợp của ba vợ tôi, hoặc bệnh nhân của tôi) đã trải qua sự thất vọng tích tụ dần
tới mức ta thấy mình càng lúc càng bực bội và không vui, nhƣng điều đó không
nhất thiết có nghĩa là ta đã nhận ra nguyên nhân. Và nguyên nhân là gì?
Các khả năng có phạm vi rộng tới khó chịu. Có lẽ ta không bỏ qua tất cả. Thay
vào đó, ta đang gặp khó khăn trong công việc, và vấn đề đó, nói chung, làm
giảm sự tự tin của ta. Do đó, ta trở nên nhạy cảm với bất kỳ dấu hiệu phớt lờ
nào, thậm chí là do ta tƣởng tƣợng ra, trong cuộc hôn nhân này. Vì vậy, điều ta
phải xác định, không phải là lý do tại sao ngƣời bạn đời không còn để ý tới ta
nữa, nhƣng chính những vấn đề về sếp, đồng nghiệp hay sự nghiệp mới là thứ
đang gây bất ổn cho ta. Điều đó khiến nguyên nhân thực sự của sự khó chịu
cách xa các triệu chứng (cảm giác bị phớt lờ ) khiến ta trở nên bực bội, nhạy
cảm và tổn thƣơng. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong những
trƣờng hợp nhƣ vậy thƣờng không rõ ràng. Có lẽ thực sự ta đang bị phớt lờ,
đúng nhƣ bạn nghi ngờ. Có lẽ đó là dấu hiệu của một mối quan hệ ngoài luồng
sắp xảy ra và là biểu hiện của một quỹ đạo dẫn tới ly hôn. Cả hai điều đó, nếu
đúng, đều là những vấn đề nghiêm trọng. Không có gì lạ khi ta cảm thấy khó
chịu. Nhƣng ta có thể vẫn ngoan cố không muốn cho rằng sự nghiệp hay cuộc
hôn nhân của mình đang gặp khó khăn. Và điều đó không có gì đáng ngạc
nhiên. Nhƣng nó tỏ ra không có tác dụng.
Trên hết, đó là sự phức tạp chung trong cuộc sống, làm phức tạp thêm quá trình
tìm kiếm sự sáng suốt. Hãy xem xét câu hỏi "Điều gì thực sự đã xảy ra?" trong
một cuộc hôn nhân thất bại, ly hôn và cuộc chiến dành quyền nuôi con. Câu trả
lời cho câu hỏi đó rất phức tạp nên việc giải quyết các bất đồng thƣờng đòi hỏi
sự đánh giá của tòa án và đánh giá của nhiều bên. Ngay cả khi đó, một hoặc
thậm chí cả hai nhân vật chính cũng không tin rằng sự thực đã đƣợc đƣa ra.
Điều này một phần là do các sự kiện nói chung và các sự kiện riêng biệt giữa
các cá nhân cụ thể không tồn tại nhƣ những sự kiện đơn giản khách quan, độc
lập với nhau. Mọi thứ phụ thuộc vào ý nghĩa của nó — đối với thông tin mà nó
thực sự đại diện — vào ngữ cảnh mà nó đƣợc đem vào, phần lớn trong số đó
không có sẵn để nhận thức hoặc xem xét khi sự kiện đƣợc đề cập xảy ra. Ý
nghĩa của những gì hai vợ chồng nói với nhau giờ đây phụ thuộc vào tất cả
những gì cả hai đã từng nói với nhau, mọi thứ họ đã từng làm cùng nhau và nội
dung trong trí tƣởng tƣợng của cả hai — và điều đó không làm giảm đi tính
phức tạp. Ý nghĩa đó thậm chí có thể phụ thuộc quan trọng vào cách, ví dụ, mẹ
của ngƣời vợ đối xử với cha (hoặc bà của cô đối xử với ông nội), cũng nhƣ mối
quan hệ giữa nam và nữ trong nền văn hóa rộng lớn này. Đó là lý do tại sao các
cuộc tranh luận trong nƣớc thƣờng vƣợt ra ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt là khi
một mô hình giao tiếp liên tục và hiệu quả chƣa bao giờ đƣợc thiết lập. Một vấn
đề dẫn tới một vấn đề sâu sắc hơn, và vấn đề đó lạ dẫn tới sâu hơn, cho tới khi
nổ ra một cuộc tranh cãi về việc sử dụng dĩa ăn nào cho hợp lý vào giờ ăn trƣa,
đồng thời biến thành một cuộc chiến không giới hạn về việc liệu cuộc hôn nhân
đang đƣợc đề cập có nên hòa giải hay không. Và chắc chắn là nỗi sợ rơi xuống
một cái lỗ có kích thƣớc nhƣ vậy (đặc biệt là khi có nhiều điều vẫn chƣa đƣợc
nói ra) thúc đẩy khuynh hƣớng giữ mọi thứ cho riêng mình còn hơn là phải nói
ra.

SƯƠNG MÙ LÀ GÌ?

Hãy tƣởng tƣợng ta đang sợ hãi. Ta có lý do để sợ. Ta sợ chính bản thân mình.
Ta sợ ngƣời khác. Ta sợ cả thế giới này. Ta hoài niệm về những ngày xƣa ngây
thơ; về khoảng thời gian trƣớc khi học đƣợc bài học rằng thực tại kinh hoàng xé
xác chân lý đã định hình nên tuổi thơ ta thành từ mảnh. Kiến thức ta có đƣợc từ
bản thân, từ ngƣời khác, hay từ thế giới này gây ra cay đắng còn hơn là khai
sáng. Ta bị phản bội, đau đớn và thất vọng. Ta đánh mất niềm tin vào hy vọng,
vì hy vọng liên tục tan vỡ (và đó là định nghĩa chính xác của từ vô vọng). Điều
cuối cùng ta muốn chính là đƣợc biết thêm nữa. Tốt hơn là hãy để cho những
cái bị che đậy chìm vào màn tối bí ẩn. Cũng nhƣ, tốt hơn là tránh suy nghĩ quá
nhiều (hay mọi lúc) về những gì có thể xảy ra. Cuối cùng, khi sự thiếu hiểu biết
trở thành chân phúc lạc, thì dại dột tất trở thành thông thái.

Quan trọng hơn, hãy tƣởng tƣợng rằng ta sợ hãi tới nỗi ta thậm chí không để
bản thân tìm hiểu những gì ta muốn. Biết nhiều thì hy vọng nhiều, và rồi hy
vọng càng nhiều thì càng có nguy cơ tan vỡ. Ta có lý do để duy trì tình trạng
thiếu hiểu biết của mình. Có lẽ do ta sợ rằng không có gì đáng giá để mong
muốn; ta sợ rằng nếu ta xác định đƣợc chính xác cái ta muốn, ta sẽ đồng thời
khám phá (một cách sáng suốt) cái cấu thành nên thất bại; ta sợ rằng thất bại là
cái giá cuối cùng; và ta sợ rằng nếu ta xác định đƣợc thất bại và rồi vẫn thất bại,
ta sẽ biết đƣợc rằng vƣợt qua cái bóng của sự nghi ngờ ta sẽ thất bại, đó chính là
tội lỗi của ta.

Vậy, ta không để cho bản thân biết đƣợc cái ta muốn. Ta chế ngự bằng cách từ
chối nghĩ tới nó. Ta đôi khi hạnh phúc, thỏa mãn, bận bịu và lúc khác lại bất
hạnh, thất vọng, và cảm thấy hƣ vô, nhƣng ta sẽ không dò xét sâu hơn vào lý do,
bởi vì rồi ta sẽ biết, và sẽ tiếp xúc một lần nữa với hy vọng tan vỡ và sự thất
vọng tràn trề. Ta lại sợ, nhƣng với một lý do khác, để ngƣời khác biết đƣợc cái
ta muốn. Đầu tiên, nếu họ phát hiện ra cái ta muốn, rồi nói với ta, và rồi ta sẽ
biết, thậm chí nếu ta đang đấu tranh chống lại việc đạt đƣợc kiến thức đó. Thứ
hai, nếu họ biết, họ có thể phủ nhận với ta cái ta thực sự muốn, thậm chí là cần,
và làm đau ta nhiều hơn họ nghĩ nếu ham muốn sâu thẳm của ta (và do đó, là
tính dễ bị tổn thƣơng của ta) vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Làn sƣơng mù bao phủ là từ chối khả năng tập trung — hay tham dự — vào các
xúc cảm và các trạng thái động lực khi chúng trỗi dậy, và từ chối giao tiếp với
bản thân và ngƣời thân xung quanh ta. Một tâm trạng tồi tệ biểu hiện ra tất cả
mọi thứ. Một trạng thái lo âu hay buồn bã biểu hiện ra tất cả mọi thứ, và không
giống nhƣ những thứ mời gọi ta khám phá. Cái giá khả dĩ nhất có thể xảy ra của
việc liên kết thành công một xúc cảm tích lũy dần mà không biểu lộ ra theo thời
gian là nƣớc mắt — một sự thừa nhận tính dễ bị tổn thƣơng và cơn đau (mà
cũng là cảm giác mà ngƣời ta không thích thể hiện, thƣờng khi họ cảm thấy tức
giận và không tin tƣởng). Ai lại muốn đào sâu vào cơn đau, nỗi buồn và tội lỗi
khi nƣớc mắt bắt đầu rơi cơ chứ? Và bất kỳ sự tự nguyện chối từ chú tâm vào
trạng thái cảm xúc của ta không chỉ là chƣớng ngại vật duy nhất để đối phó. Ví
dụ, nếu ngƣời bạn đời của ta (hay bất kỳ ai mà ta đang quấy rầy) nói ra một vấn
đề gần nhƣ là một sự thực đau đớn, rồi đƣa ra một lời nhận xét sắc bén xúc
phạm để khép vấn đề lại. Đó là một phần của bài kiểm tra: một ngƣời bị xúc
phạm có quan tâm tới ta hay nỗi đau của ta để đào sâu vào quá khứ tới một vài
trở ngại và sự thực cay đắng đƣợc chôn dấu hay không? Và rõ ràng đó là một
phần của chức năng phòng thủ: nếu ta có thể đuổi ai đó khỏi một vấn đề gì đó
mà bản thân ta không muốn khám phá, làm cho cuộc sống hiện tại của ta dễ
dàng hơn. Buồn thay, nếu cơ chế phòng thủ đó thành công, và đi đôi với cảm
giác bị bỏ rơi, cô độc, và tự phản bội thì thực là đáng thất vọng. Do đó ta vẫn
phải sống cùng với những ngƣời khác, và họ cũng vậy. Và ta có những đam mê,
ham muốn, và nhu cầu, tuy nhiên thƣờng không rõ ràng và ổn định. Và ta
thƣờng bị thúc đẩy phải theo đuổi những đam mê này, bởi vì thực khó để sống
mà không có đam mê, nhu cầu hay ham muốn gì. Ta có bao giờ sống với chiến
lƣợc dƣới những điều kiện nhƣ vậy? Mỗi khi ngƣời thân làm cho ta không cảm
thấy hạnh phúc, hãy biểu hiện ra sự thất vọng; mỗi khi vấn đề không nhƣ ý, hãy
để bản thân tỏ thái độ phẫn uất nhất có thể; hãy chắc chắn rằng những kẻ gây
lầm lỗi với ta phải sững sờ trƣớc hành động phản đối của ta; phải buộc họ đón
nhận nhiều khó khăn nhất có thể mỗi khi họ khiến ta thất vọng; và cuối cùng,
hãy để họ dò dẫm một cách mù lòa trong làn sƣơng mù mà ta phủ kín bản thân
cho tới khi họ vấp phải các cạnh sắc bao bọc bên ngoài ƣớc mơ và sở thích thầm
kín của ta và tự làm họ bị thƣơng. Và có thể các phản ứng này là để kiểm tra —
kiểm tra liên kết sâu sắc để tin tƣởng với việc thiếu vắng lòng can đảm: "Nếu
bạn thực sự yêu quý tôi, bạn phải can đảm đối mặt với bề ngoài khủng khiếp mà
tôi thể hiện ra xung quanh bản thân mình để khám phá ra tôi thực sự". Và có lẽ,
thậm chí là tồn tại một vấn đề nhƣ vậy để ngầm hiểu và tuyên bố, cho dù chúng
có thể. Một thử nghiệm cam kết chắc chắn vẫn có thể có tính hữu dụng của
riêng nó. Vạn vật không bao giờ có chuyện trao đi miễn phí. Nhƣng ngay cả
một bí ẩn nhỏ nhoi không cần thiết cũng có con đƣờng riêng của mình.

Và ta vẫn phải sống cùng với bản chất của mình. Có lẽ, ta sẽ đƣợc bảo vệ trong
ngắn hạn khỏi tác hại thiếu sót bởi việc từ chối phơi mình ra ánh sáng. Sau
cùng, mỗi ý tƣởng đều là một lời phán xét: một viên thẩm phán tuyên bố:
"Ngƣơi không chịu tiết lộ tiềm năng thực sự của mình". Không có ý tƣởng nào
ƣ? Không có lời phán xét. Nhƣng cái giá phải trả cho nó là việc trở nên vô mục
đích. Đó là cái giá quá đắt. Không có mục đích ƣ? Sau đó, không có cảm xúc
tích cực, cũng nhƣ hầu hết động lực thúc đẩy ta tiến về phía hy vọng toàn vẹn
chính là trải nghiệm của việc tiếp cận cái mà ta thực sự muốn và cần. Và tệ hơn
nữa, khi ta trở nên vô mục đích: đó là một chứng lo âu kinh niên choáng ngợp,
vì mục đích có chủ ý sẽ giúp hạn chế những cái có khả năng là sự hỗn loạn quá
sức chịu đựng của khả năng chƣa đƣợc khai thác cộng với quá nhiều sự lựa
chọn.

Nếu ta làm sáng tỏ cái mà ta muốn và cam kết bản thân để theo đuổi nó, ta có
thể gặp thất bại. Ta không thể chạm tới mục tiêu nếu ta không chịu nhìn cho kỹ
vào mục tiêu đó. Ta không thể bắn trúng một mục tiêu mà không cần nhắm. Và
trong cả hai trƣờng hợp: ta sẽ không tích lũy đƣợc lợi thế của việc ngắm mục
tiêu, nhƣng lại bỏ lỡ nó. Ta sẽ không nhận đƣợc lợi ích từ việc học hỏi, màchắc
chắn sẽ diễn ra, khi mọi thứ không theo ý muốn của ta. Thành công với nỗ lực
đƣợc trao trọn thƣờng đi theo vòng lặp là phải luôn cố gắng, cảm thấy hụt hẫng,
rồi hiệu chỉnh lại (vời kiến thức mới đƣợc tiếp thu một cách đau đớn thông qua
thất bại), và rồi nỗ lực lần nữa và cảm thấy hụt hẫng — thƣờng lặp đi lặp lại, ad
nauseam (tới phát chán). Đôi khi toàn bộ quá trình học hỏi, khó tránh khỏi thất
bại, sẽ dẫn dắt ta thấy đƣợc mục tiêu tới tham vọng của ta nhƣng theo một
hƣớng đi khác nhƣng tốt hơn (không phải do dễ hơn; không phải do ta bỏ cuộc;
không phải do ta tránh né — mà là do ta học đƣợc, thông qua các trải nghiệm
thăng trầm, rằng cái ta theo đuổi không đƣợc thấy tại nơi ta tìm kiến, hay chỉ
đơn giản là không thể đạt đƣợc bằng cách chọn theo đuổi cái mục tiêu đó).

Vậy thì, ta phải làm gì — hay ta nên làm gì — để che dấu mọi thứ về ta trong
làn sƣơng mù? Thừa nhận dòng cảm xúc của ta. Đó là một vấn đề rất cần độ
tinh xảo (và không phải đơn giản nghĩa là "nhƣợng bộ" cảm xúc). Đầu tiên, phải
ghi chú lại, ít thông tin nhất có thể, cảm xúc tức giận (cho dù nhỏ) hay đau đớn
do cô độc, hay lo âu, về một vấn đề không đáng kể, hoặc ghen tỵ một cách
không chính đáng hay thấy xấu hổ. Việc thừa nhận các cảm xúc nhƣ vậy chính
là tiết lộ ra sự ngu dốt, sự thiếu sót, và tính dễ bị tổn thƣơng. Thứ hai, thực đáng
lo ngại khi cho phép khả năng cảm xúc của ta, cho dù có áp đảo và thuyết phục,
lại bị đặt sai chỗ và, do sự thiếu hiểu biết của ta, dẫn dắt ta đi sai hƣớng. Có khả
năng là ta đã hiểu sai hoàn toàn tình huống, vì những lý do mà ta vẫn duy trì
trạng thái vô thức về cơ bản. Chính vì những lý do đó mà lòng tin là điều quan
trọng: nhƣng sự tin tƣởng lại phụ thuộc vào quá trình trƣởng thành và là một bi
kịch. Một ngƣời ngây thơ luôn tin tƣởng bởi vì họ tin rằng mọi ngƣời trên thế
giới này, về cơ bản, là đáng tin cậy. Nhƣng bất kỳ ngƣời nào đã thực sự còn
sống đều — hoặc đã từng — phản bội.

Ai dày dạn kinh nghiệm đều hiểu rằng nhân loại có khả năng lừa dối và sẵn
sàng lừa dối. Tri kiến đó mang lại cho họ một sự bi quan hợp lý về bản chất
nhân loại, về mỗi cá nhân và về nhiều mặt khác, nhƣng nó cũng mở ra cánh cửa
cho một loại niềm tin khác vào nhân loại: một niềm tin dựa trên lòng dũng cảm,
thay vì sự ngây thơ. Tôi tin tƣởng các bạn — Tôi sẽ đƣa tay ra cho các bạn —
bất chấp nguy cơ bị phản bội, bởi vì có thể, thông qua sự tin tƣởng, mang lại
những điều tốt nhất ở bạn, và có lẽ là ở tôi. Vì vậy, tôi sẽ chấp nhận rủi ro đáng
kể để mở ra cánh cửa hợp tác và đàm phán. Và ngay cả khi các bạn phản bội tôi,
theo một cách không thể tha thứ (giả sử ở một mức độ nhất định, tôi sẽ chấp
nhận lời xin lỗi chân thành và cam kết từ phía các bạn), tôi vẫn tiếp tục đƣa tay
ra. Và tôi sẽ trình bày với các bạn cảm giác của tôi lúc đó và cách tôi giải quyết
vấn đề.

Một sự khiêm tốn nhất định cần thiết phải đi kèm với những bộc phát thô thiển
nhƣ vậy. Ta không nên nói — ít nhất không phải là lý tƣởng — "Gần đây mình
đã phớt lờ tôi". Thay vào đó, ta nên nói, "Tôi cảm thấy bị cô lập, cô đơn và tổn
thƣơng, và không thể không cảm thấy rằng mình đã không còn chú ý đến tôi
trong vài tháng qua nhƣ tôi mong muốn hoặc điều đó là tốt nhất cho chúng ta
nhƣ một cặp vợ chồng. Nhƣng tôi không chắc liệu mình đang tƣởng tƣợng ra tất
cả những điều này vì đang buồn hay đang thực sự chứng kiến những gì đang
diễn ra". Tuyên bố thứ hai thể hiện rõ vấn đề, nhƣng tránh lập trƣờng buộc tội,
thƣờng đóng vai trò là biện pháp phòng thủ đầu tiên chống lại một cuộc tranh
luận nghiêm túc, bắt đầu xuất hiện. Và rất có thể ta đã sai về cái đang gây ra cho
ta cảm giác đó. Nếu ta đang rơi vào, ta cần phải biết điều đó, bởi vì không có
ích gì khi tuyên truyền những lỗi lầm đang gây đau đớn cho ta và những ngƣời
khác đồng thời cản trở tƣơng lai của ta. Tốt nhất ta nên tìm hiểu cái gì là thực —
tốt nhất là nên phân tán làn sƣơng mù — và dò tìm các cạnh sắc bao phủ xung
quanh là thực hay ảo. Và hãy luôn cảm nhận nguy cơ rằng một số trong số đó là
có thực. Nhƣng tốt hơn là ta nên nhìn thấy chúng rõ còn hơn là để chúng bị che
khuất bởi làn sƣơng mù, vì ít nhất đôi khi ta có thể tránh đƣợc nguy hiểm.

SỰ KIỆN VÀ KÝ ỨC

Các sự kiện, diễn ra trƣớc mắt ta, không đơn giản là thông báo cho ta lý do tại
sao chúng diễn ra, và ta không nhớ đƣợc quá khứ để ghi lại một cách khách
quan các sự kiện và tình huống đƣợc xác định rõ ràng. Cái sau là bất khả trong
mọi trƣờng hợp. Thông tin dựa theo trải nghiệm của ta là tiềm ẩn, giống nhƣ
vàng lẫn trong quặng — ta từng thảo luận trong Quy luật II. Thông tin đó phải
đƣợc chiết xuất và tinh chế với một nỗ lực thực lớn, và thƣờng xuyên phối hợp
với những ngƣời khác, trƣớc khi có thể đƣợc sử dụng để cải thiện hiện tại và
tƣơng lai. Ta sử dụng quá khứ một cách hiệu quả thì quá khứ sẽ giúp ta lặp lại
những trải nghiệm đáng mơ ƣớc — và tránh lặp lại những trải nghiệm không
mong muốn. Ta muốn biết cái gì đã xảy ra nhƣng quan trọng hơn, ta muốn biết
tại sao. Tại sao là khôn ngoan. Tại sao cho phép ta tránh mắc phải sai lầm lặp đi
lặp lại, và nếu may mắn sẽ giúp ta lặp lại thành công.

Việc trích xuất thông tin hữu ích từ kinh nghiệm là rất khó. Nó đòi hỏi các động
lực thuần túy nhất ("mọi thứ nên đƣợc thực hiện tốt hơn, không phải tệ hơn") để
tiến hành một cách đúng đắn. Nó đòi hỏi phải sẵn sàng đối mặt với tội lỗi một
cách thẳng thắn đồng thời xác định thời điểm và lý do tại sao việc rời khỏi con
đƣờng thích hợp lại xảy ra. Nó đòi hỏi phải sẵn sàng thay đổi, mà hầu nhƣ luôn
luôn không thể phân biệt đƣợc với quyết định bỏ lại thứ gì đó (hoặc ai đó, hoặc
ý tƣởng nào đó). Do đó, phản ứng đơn giản nhất có thể tƣởng tƣợng đƣợc là
quay đi chỗ khác và từ chối suy nghĩ, đồng thời tạo ra những trở ngại với giao
tiếp chân chính mà không thể vƣợt qua.

Thật không may, về lâu dài, sự mù quáng cố ý này khiến cuộc sống trở nên âm
u và đầy sƣơng mù; khiến nó hƣ vô, vô hình, vô tƣớng, và hỗn loạn — và khiến
ta hoang mang và ngạc nhiên(²). Tất cả đều là sự kết hợp kỳ lạ giữa tâm lý và
thực tại, chủ quan lẫn khách quan. Có cái gì đó đáng sợ, hay ta đang sợ hãi?
Một cái gì đó đẹp đẽ, hay ta đang áp đặt vẻ đẹp lên nó? Khi ta trở nên tức giận
với ai đó, có phải vì họ đã làm sai, hay do ta thiếu kiểm soát? Những câu hỏi
nhƣ vậy xác định trạng thái hoang mang đang chiếm giữ ta thƣờng xuyên ta rơi
xuống đáy thế giới. Trạng thái đó có thể có một yếu tố khách quan, bởi vì sự sa
ngã thƣờng là do một cái gì đó có thực, chẳng hạn nhƣ cái chết, căn bệnh hiểm
nghèo, hoặc bị thất nghiệp; nhƣng nó cũng mang tính chủ quan, gắn liền với các
trạng thái bao gồm đau đớn, nghi ngờ, bối rối và không thể đƣa ra lựa chọn —
hoặc thậm chí nhận thức — một con đƣờng phía trƣớc.
Nền tảng của Thực Thể là chủ thể đồng thời là khách thể — cùng lúc là động
lực, cảm xúc và vật chất — trƣớc khi tri giác đƣợc làm sáng tỏ, trƣớc khi thế
giới đƣợc giải thích rõ ràng. Ngƣời vợ vẫn không hiểu. Nội dung buổi nói
chuyện của cô vẫn chƣa đƣợc khám phá, vì sợ rằng khi khám phá ra có thể tiết
lộ sự tình. Ngôn từ mơ hồ và vô tƣớng nên khó có thể mô tả đƣợc tình hình.
Động lực cá nhân của riêng ta bắt đầu ở dạng ẩn nấp, và vẫn nhƣ vậy, bởi vì ta
không muốn biết cái ta đang làm. Hạt gạo vẫn chƣa tách ra khỏi trấu. Vàng vẫn
nằm trong nanh vuốt của rồng, cũng giống nhƣ nàng trinh nữ. Hòn đá triết học
vẫn chƣa đƣợc khám phá dƣới rãnh sâu; và thông tin còn ẩn dấu trong vòng
xoáy hỗn loạn, vẫy gọi ta, mà vẫn chƣa đƣợc khám phá. Sự thiếu sót nhƣ vậy
chính là tình nguyện từ chối một ý thức mở rộng. Rốt cuộc, con đƣờng dẫn tới
Chén Thánh bắt đầu từ nơi tối tăm nhất của khu rừng, và những gì ta cần vẫn
còn đƣợc cát dấu ở nơi mà ta ít muốn nhìn vào nhất.

Nếu ta chất một đống rác trong tủ quần áo, tới một ngày nào đó, khi ta chƣa
chuẩn bị, cánh cửa tủ sẽ mở ra và tất cả rác rƣởi chất đống bên trong sẽ chôn vùi
ta, và ta có thể không còn đủ thời gian hay năng lƣợng trong cuộc sống để đối
đầu với nó, phân loại nó, giữ lại cái ta cần và loại bỏ những cái không cần. Đây
là ý nghĩa của việc bị chôn vùi dƣới đống hành lý quá cƣớc. Đây là sự trở lại
của Tiamat, Nữ thần Hỗn mang vĩ đại của nền văn minh Lƣỡng Hà, kẻ hủy diệt
những kẻ hành động sai trái.

Thế giới đầy rẫy những nguy hiểm và trở ngại tiềm ẩn — và cả những cơ hội.
Để mọi thứ ẩn trong sƣơng mù vì ta sợ gặp phải nguy hiểm không giúp ích đƣợc
gì khi số phận buộc ta luôn phải lao đầu vào cái ta từ chối nhìn vào. Lao mình
vào những cành cây sắc nhọn, vấp ngã lên các tảng đá và chạm đích các đền thờ
tôn nghiêm, cuối cùng ta lại từ chối thừa nhận rằng ta có thể xóa tan đám mây
mù bằng ánh sáng ý thức của bản thân, nếu ta không cố ý dấu đi. Sau đó, ta sẽ
nguyền rủa nhân loại, thực tại và chính Đức Chúa Trời vì đã tạo ra một mê cung
đầy trở ngại và rào cản không thể xuyên thủng. Ta sẽ ngày càng trở nên tha hóa
bởi các động cơ đen tối, không đƣợc khai sáng — sinh ra bởi thất bại, đƣợc
phóng đại bởi sự thất vọng — và đỉnh điểm là những kẻ chống lại ta xứng đáng
nhận đƣợc nỗi phẫn uất từ ta. Thái độ này, trạng thái hoạt động và trạng thái bất
động mà nó tạo ra chắc chắn sẽ tàn phá cuộc sống của ta, cộng đồng của ta,
quốc gia của ta và thế giới này. Tới lƣợt điều đó sẽ tàn phá bản thân Thực Thể
(và đó sẽ chính xác là điều mà những động cơ đen tối nhất chƣa từng đƣợc khai
phá trong bản thân ta mong muốn).

Với việc chú ý và tìm kiếm cẩn thận, ta có thể đƣa cán cân nghiêng về lại phía
cơ hội và chống lại các trở ngại đủ để biến cuộc đời thành đáng sống, bất chấp
sự mong manh và đau khổ của cuộc đời. Nếu ta thực sự muốn, có lẽ ta sẽ nhận
đƣợc, nếu ta yêu cầu. Nếu ta thực sự tìm kiếm, có lẽ ta sẽ tìm thấy cái mà ta tìm
kiếm. Nếu ta gõ cửa, thực sự muốn vào, có lẽ cánh cửa sẽ mở ra. Nhƣng sẽ có
những lần trong cuộc đời ta đòi hỏi ta phải hy sinh tất cả mọi thứ để đối mặt với
cái thực tại hiển hiện ngay trƣớc mắt, thay vì chạy trốn khỏi hiện thực tàn khốc
mà thứ tệ nhất là sự giả dối mà ta cố che lấp.

Đừng che dấu những thứ không mong muốn trong làn sƣơng mù.
QUY LUẬT IV

CHÖ Ý RẰNG CƠ HỘI CŨNG LẨN TRỐN KHI TA TỪ BỎ TRÁCH


NHIỆM

BIẾN BẢN THÂN THÀNH VÔ GIÁ

Với vai trò vừa là nhà tâm lý học lâm sàng vừa là một giáo sƣ dạy học, tôi đã
hƣớng dẫn cho nhiều ngƣời trong công cuộc phát triển sự nghiệp của họ. Đôi
khi những ngƣời tôi huấn luyện tham khảo ý kiến của tôi khi họ phát hiện đồng
nghiệp, cấp dƣới hoặc vị sếp không hoàn thành đúng công việc. Họ phải làm
việc cùng, hay bị giám sát, hoặc phải quản lý những kẻ tự ái, kém năng lực, có
ác tâm, hoặc độc tài. Các vấn đề nhƣ vậy luôn xảy ra và phải đƣợc giải quyết
hợp lý bằng bất cứ giá nào để khiến chúng dừng lại. Tôi không khuyến khích
mọi ngƣời tử vì đạo. Sẽ là một ý kiến tồi nếu ta hy sinh bản thân một cách bất
cần để ngƣời khác lấy công. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp nhƣ vậy — nếu
ta là một ngƣời khôn ngoan và chu đáo — ta vẫn có thể nhận thấy rằng những
đồng nghiệp tuy làm việc kém hiệu quả nhƣng phải hoàn thành rất nhiều nhiệm
vụ có giá trị. Sau đó, ta có thể tự hỏi bản thân, "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nhận
trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó?" Đó là một câu hỏi rất khó khắn. Các công
việc còn chƣa hoàn thành thƣờng cấp thiết đồng thời mang lại rủi ro và khó
khăn. Nhƣng điều đó cũng có nghĩa là nó đáng giá và mang ý nghĩa đặc biệt,
phải không? Và ta, cho dù có thƣờng xuyên mù quáng, cũng phải nhìn ra đƣợc
rằng là có tồn tại rắc rồi nào đó. Do đó, làm thế nào để ta biết rằng đó không
phải là vấn đề của ta? Tại sao ta nhận thấy vấn đề này mà không phải là ai
khác? Đây là một câu hỏi đáng để đào sâu vào xem xét.

Nếu ta muốn trở thành một tạo vật vô giá tại nơi làm việc — trong bất kỳ cộng
đồng nào — thì chỉ cần làm những điều hữu ích mà không có ai khác làm. Đi
làm sớm hơn và về trễ hơn đồng nghiệp (nhƣng đừng chối bỏ mạng sống của
mình) (¹). Sắp xếp lại các công việc mà ta thấy rằng đang bừa bãi và lộn xộn.
Hãy thực sự làm việc, khi ta đang trong giờ làm, thay vì tỏ ra giống nhƣ ta đang
làm việc. Và cuối cùng, hãy tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của mình — hoặc
đối thủ cạnh tranh — bên cạnh những cái ta đã biết. Làm nhƣ vậy sẽ biến ta trở
thành một vật vô giá — một nhân vật chủ chốt thực sự. Mọi ngƣời sẽ nhìn nhận
và bắt đầu đánh giá cao công lao mà ta đã chăm chỉ làm ra.

Ta có thể phản đối, "Chà, tôi không đủ năng lực để đảm nhận công việc quan
trọng". Điều gì sẽ xảy ra nếu ta bắt đầu xây dựng bản thân mình thành một
ngƣời có tầm hạn chế? Ta có thể bắt đầu bằng cách cố gắng giải quyết một vấn
đề nhỏ — vấn đề đang gây phiền não cho ta mà bạn nghĩ rằng mình có thể khắc
phục đƣợc. Ta có thể bắt đầu bằng cách chiến đấu với một con rồng có kích
thƣớc vừa đủ mà ta có khả năng đánh bại. Một con rắn nhỏ có thể không có thời
gian để tích trữ nhiều vàng, nhƣng vẫn có thể dành đƣợc một số kho báu, cùng
với xác suất hợp lý cho thành công trong một nhiệm vụ nhƣ vậy (và không có
quá nhiều khả năng chết trong biển lửa hoặc đau đớn cùng cực). Có vài trƣờng
hợp, nhận trách nhiệm thừa là một cơ hội để trở thành một ngƣời thực sự vô giá.
Và sau đó, nếu ta muốn thƣơng lƣợng để đƣợc tăng lƣơng, hoặc có khả năng tự
chủ hơn — hoặc do có nhiều thời gian rảnh để làm việc — ta có thể đến gặp
ông chủ và nói, "Dƣới đây là 10 điều cần đƣợc thực hiện, mỗi cái đều rất quan
trọng, và tôi hiện đang cố gắng hoàn thành tất cả. Nếu ngài chịu giúp đỡ, tôi sẽ
tiếp tục. Tôi thậm chí có thể cải thiện. Và mọi thứ, bao gồm cả cuộc sống của
ngài, hay của tôi, đều sẽ đƣợc cải thiện". Và sau đó, nếu sếp của ta có ý thức —
và đôi khi các vị sếp cũng vậy — thì cuộc đàm phán coi nhƣ thành công. Đó là
cách mọi thứ vận hành. Và đừng quên rằng không thiếu những ngƣời tốt thực sự
cảm thấy vui mừng nếu họ có thể giúp đỡ một ai đó hữu dụng và đáng tin cậy.
Đó là một trong những thú vui thực sự vị tha của cuộc sống, đừng nên đánh giá
thấp chiều sâu của lòng vị tha, hoặc coi thƣờng sự chế nhạo rẻ tiền vốn tự che
đậy mình là một kẻ chán đời.

Có vẻ nhƣ ý nghĩa duy trì sự sống hiệu quả nhất đƣợc tìm thấy trong việc chấp
nhận trách nhiệm. Khi mọi ngƣời nhìn lại những gì họ đã đạt đƣợc, nếu họ gặp
may mắn, họ sẽ nghĩ: "Chà, tôi đã làm đƣợc điều đó, và điều đó thật là có giá
trị. Vấn đề đó không phải là dễ dàng. Nhƣng nó xứng đáng". Một thực tế nghịch
lý và kỳ lạ là có mối quan hệ qua lại giữa giá trị của một vấn đề và khó khăn khi
hoàn thành vấn đề đó. Hãy tƣởng tƣợng về cuộc trò chuyện sau: "Bạn có muốn
gặp khó khăn không?" "Không, tôi muốn mọi thứ thực dễ dàng." "Theo kinh
nghiệm của bạn, làm điều gì đó dễ dàng có đáng giá không?" "Chà, không,
không thƣờng xuyên lắm." "Vậy thì có lẽ bạn thực sự muốn một cái gì đó khó
khăn." Tôi nghĩ đó là bí mật cho lý do tồn tại của một Thực Thể: khó khăn là
cần thiết.

Chính vì lý do này mà ta tự nguyện và vui vẻ đặt ra những giới hạn cho bản
thân. Ví dụ: mỗi khi ta chơi một trò chơi, ta tùy ý chấp nhận một độ khó riêng.
Ta thu hẹp và giới hạn bản thân, đồng thời khám phá các khả năng mới đƣợc
đƣa ra. Đó là các yếu tố tạo nên trò chơi. Nhƣng các yếu tố không hoạt động
nếu không có các quy luật kèm theo. Ta tiếp nhận các luật này một cách tự
nguyện, một cách vô lý, nhƣ trong cờ vua: "Tôi chỉ có thể di chuyển quân mã
theo hình chữ L. Thật nực cƣời. Nhƣng vui làm sao!" Bởi vì nếu ta có thể di
chuyển bất kỳ ô nào ở bất kỳ đâu thì không còn là niềm vui kỳ lạ nữa. Đó không
còn là một trò chơi nữa nếu ta muốn làm gì thì làm. Tuy nhiên, nếu ta chấp nhận
một số hạn chế thì trò chơi sẽ bắt đầu. Hãy chấp nhận các yếu tố, nói một cách
rộng hơn, nhƣ một phần cần thiết cho Thực thể tồn tại và là một phần đáng mơ
ƣớc của cuộc sống. Giả sử ta có thể vƣợt qua độ khó bằng cách chấp nhận các
hạn chế. Và sau đó ta có thể chơi trò chơi dành riêng cho mình đúng cách.
Và tất cả điều này không chỉ đơn thuần là nhập tâm, và nó hoàn toàn không phải
chỉ là một trò chơi. Nhân loại cần phải hiểu ý nghĩa, nhƣng tự thân vấn đề cũng
cần phải giải quyết. Từ góc độ tâm lý, việc tìm ra điều gì đó có ý nghĩa — điều
đáng (để) hy sinh, điều đáng phải đƣơng đầu và đảm nhận là rất đáng hoan
nghênh. Nhƣng sự đau khổ và sự ác độc đặc trƣng cho cuộc sống là có thực, với
những hậu quả khủng khiếp là có thực — và khả năng giải quyết vấn đề của ta,
bằng cách đối mặt và giải quyết, cũng là có thực. Bằng cách chịu trách nhiệm, ta
có thể tìm thấy một con đƣờng có ý nghĩa, cải thiện tâm lý cá nhân và sửa đổi
những sai lầm khó chấp nhận. Vì vậy, ta nhận phần bánh của mình và ăn hết.

TRÁCH NHIỆM VÀ Ý NGHĨA

Ý tƣởng cuộc đời là bể khổ là một sai lầm tƣơng đối phổ biến trong tƣ duy tôn
giáo. Khổ là cái đầu tiên trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo cũng nhƣ một khái
niệm chính của Ấn Độ giáo. Có một truyền thống cho rằng từ Ấn cổ đại diện
cho sự đau khổ — dukkha (trong tiếng Pali) hoặc duhka (trong tiếng Phạn) —
đƣợc bắt nguồn từ dus (có nghĩa là xấu) và kha (có nghĩa là cái lỗ) — đặc biệt
đó là cái lỗ trên bánh xe ngựa kéo, để dành cho một cái trục xuyên qua. Vị trí
thích hợp cho một cái lỗ nhƣ vậy chính là hồng tâm, ngay mục tiêu. Ngƣợc lại,
cỗ xe lại đi trên chuyến đi rất gập ghềnh — với những cú va chạm tỷ lệ thuận
với mức độ bù đắp về độ lớn. Đối với tôi, điều này gợi nhớ tới thuật ngữ
hamartia trong tiếng Hy Lạp, thƣờng đƣợc dịch là "tội lỗi", trong bối cảnh của
tƣ tƣởng Cơ Đốc giáo.

Ban đầu hamartia là một thuật ngữ trong môn bắn cung, và nó có nghĩa là bắn
trƣợt đích hoặc mục tiêu. Có nhiều cách mà một mục tiêu có thể bị bỏ sót.
Thông thƣờng, trong việc điều trị tâm lý lâm sàng của tôi — và trong cuộc sống
cá nhân của tôi — tôi quan sát thấy rằng mọi ngƣời không nhận đƣợc cái họ cần
(hoặc có lẽ, quan trọng không kém, là cái họ muốn) bởi vì họ không bao giờ nói
rõ với bản thân hay ngƣời khác cái đó là gì. Rốt cuộc, không thể bắn trúng mục
tiêu, trừ khi ta nhắm vào nó. Nói rộng hơn: Mọi ngƣời thƣờng khó chịu vì
những gì họ thậm chí không cố gắng làm còn hơn là bởi những tội lỗi mà họ đã
tích cực phạm phải khi hòa nhã vào thế giới(²). Ít nhất nếu ta sai khi làm điều gì
đó, ta có thể rút ra đƣợc bài học từ việc làm sai. Nhƣng để tiếp tục thụ động khi
đối mặt với cuộc đời, ngay cả khi ta bào chữa cho việc thụ động của mình nhƣ
một cách để tránh tội lỗi — đó là một sai lầm lớn. Nhƣ nhạc sĩ nhạc blues vĩ đại
Tom Waits đã hát (trong bài "A Little Rain"): "Ta phải mạo hiểm với điều gì đó
quan trọng".

Ví dụ, đó là một sai lầm khổng lồ đƣợc thực hiện bởi nhân vật hƣ cấu Peter Pan.
"Pan" — một cái tên giống với vị thần đại diện cho tự nhiên hoang dã trong
thần thoại Hy Lạp — có nghĩa là "bao gồm tất cả mọi thứ". Peter Pan, cậu bé có
phép thuật, có khả năng làm đƣợc mọi thứ. Bản thân cậu có tiềm năng, giống
nhƣ mọi đứa trẻ, và điều đó khiến cậu trở nên kỳ diệu, giống nhƣ cách mà mọi
đứa trẻ đều kỳ diệu. Nhƣng thời gian làm biến mất điều kỳ diệu đó, biến tiềm
năng hấp dẫn của tuổi thơ thành thực tại trần tục nhƣng chân thực hơn của tuổi
trƣởng thành. Có thể nói, mẹo ở đây là đánh đổi khả năng ban đầu đó để lấy một
thứ gì đó có ý nghĩa, hiệu quả, lâu dài và bền vững. Peter Pan từ chối làm nhƣ
vậy. Điều này một phần là do hình mẫu chính của cậu là Thuyền trƣởng Hook.
Thuyền trƣởng Hook là nguyên mẫu Bạo Chúa, một căn bệnh của truyền thống
trật tự — một loại ký sinh trùng độc tài, khiếp sợ trƣớc cái chết. Hắn có lý do
của mình. Tử thần rình rập Hook trong hình dạng một con cá sấu với cái đồng
hồ trong bụng. Đó là thời gian: ticktock, ticktock. Đó là cuộc sống dần biến mất,
khi từng giây trôi qua. Con cá sấu cũng có sở thích giống của Hook. Đó cũng là
cuộc sống. Không chỉ những kẻ hèn nhát mới khiếp sợ trƣớc cái ẩn nấp dƣới
vực sâu hỗn loạn. Đó còn là một con ngƣời hiếm hoi mà không phải trải qua
thất vọng, bệnh tật và cái chết của ngƣời thân yêu khi tuổi thơ kết thúc. Những
trải nghiệm nhƣ vậy có thể để lại cho những ngƣời đã từng trải qua sự cay đắng,
phẫn uất, khát máu và độc tài — giống nhƣ Hook. Với một hình mẫu nhƣ
thuyền trƣởng, không có gì lạ khi Peter Pan không muốn lớn lên. Trở thành vua
của nhóm Các Cậu Bé Lạc Loài thì tốt hơn. Chìm đắm trong tƣởng tƣợng với
Tinkerbell, ngƣời cung cấp mọi thứ mà một đối tác nữ có thể cung cấp — ngoại
trừ việc cô không tồn tại — thì tốt hơn.

Wendy, tình yêu lớn nhất đời Pan, chọn cách lớn lên, bất chấp sự ngƣỡng mộ
của cô dành cho ngƣời bạn Peter. Cô lấy chồng, đối mặt với — thậm chí là chào
đón — quá trình trƣởng thành của mình, và những dấu hiệu tiềm ẩn của thƣơng
tổn và cái chết. Cô có ý thức lựa chọn hy sinh tuổi thơ cho thực tại của tuổi
trƣởng thành, nhƣng đổi lại là một cuộc sống thực. Peter vẫn còn là một đứa trẻ:
chắc chắn là do ma thuật, nhƣng vẫn là một đứa trẻ — và cuộc sống, có giới
hạn, hữu hạn và duy nhất, đã bỏ qua cậu. Trong vở kịch Peter Pan hoặc Cậu Bé
Không Bao Giờ Lớn của J. M. Barrie, Pan đƣợc miêu tả là một kẻ không sợ
chết, khi cậu phải đối mặt trên Đá Lang Thang (Marooners’ Rock). Các khán
giả thiếu tập trung có thể hiểu thái độ của cậu bé chỉ là can đảm. Xét cho cùng,
Pan nói, "Chết sẽ là một cuộc phiêu lƣu cực kỳ lớn"*. Nhƣng ngƣời kể chuyện
vô hình sâu sắc về mặt tâm lý thì lại đƣa ra một tuyên bố: "Sống sẽ là một cuộc
phiêu lƣu vô cùng lớn" (thực sự, một tuyên bố về những gì có thể đã xảy ra với
Cậu Bé Vua mà Wendy đã chọn), nhƣng lƣu ý, ngay sau đó, "nhƣng cậu không
bao giờ có thể hiểu đƣợc nó"**. Giả thuyết về việc Pan không sợ chết không
phải là biểu hiện của lòng dũng cảm, mà là biểu hiện về cơ bản của bản chất tự
tử ở cậu, một căn bệnh của thời đại (mà cậu thƣờng xuyên thể hiện bằng cách từ
chối trƣởng thành).
*Peter Pan, Hồi III
**Peter Pan, Hồi V, Cảnh 2, (đoạn cuối)

Hoàn toàn không phải là một điều tốt khi là ngƣời lớn tuổi nhất trong bữa tiệc
của các cậu bé. Đó là sự tuyệt vọng, ngụy trang nhƣ một sự nổi loạn lạnh lùng
— đồng thời có một sự chán nản, nhạy cảm và kiêu ngạo đi cùng. Tất cả ập vào
Neverland. Theo cách tƣơng tự, tiềm năng hấp dẫn của một thanh niên 25 tuổi
vô định hƣớng nhƣng tài năng bắt đầu trở thành vô vọng và thảm hại ở tuổi 30,
đồng thời chấm dứt ở tuổi 40. Ta phải hy sinh một phần tiềm năng phong phú
của mình để đổi lấy một cái gì đó có thực trong cuộc sống. Hãy luôn nhắm tới
một mục tiêu nào đó. Hãy kỷ luật bản thân. Hoặc phải gánh chịu hậu quả. Và hệ
quả là gì? Là bể khổ cuộc đời, là sống đời vô nghĩa. Có mô tả nào về địa ngục
tốt hơn thế?

Đời là bể khổ (duhka) đối với những ngƣời theo đạo Phật —có lẽ tƣơng tự nhƣ
những ngƣời theo Ấn giáo. Về phần mình, Kinh Thánh tiếng Hebrew ghi lại lịch
sử đau khổ của dân tộc Do Thái, với tƣ cách mỗi cá nhân và một quốc gia, mặc
dù không đƣợc bỏ qua các chiến công của họ. Ngay cả những ngƣời đƣợc chính
Đức YHWH kêu gọi tiến vào cuộc phiêu lƣu của cuộc đời cũng không cách nào
thoát khỏi thảm họa. Có lẽ Abraham, nguyên mẫu Tổ phụ, đã có trực giác về
điều này. Ông rõ ràng là một Peter Pan khác. Lời kể trong Kinh Thánh khẳng
định rằng Abraham đã ở trong lều của cha mình một cách an toàn cho tới khi
ông đƣợc 75 tuổi (một sự khởi đầu muộn, thậm chí theo tiêu chuẩn ngày nay).
Sau đó, đƣợc Đức Chúa Trời kêu gọi — có thể nói, đƣợc truyền cảm hứng bởi
tiếng nói bên trong để rời khỏi gia đình và đất nƣớc — ông tiến về ngƣỡng cửa
cuộc đời. Và ông gặp phải điều gì, sau khi nghe theo lời kêu gọi của Chúa để
tiến vào cuộc phiêu lƣu? Đầu tiên, là nạn đói. Sau đó là chế độ chuyên chế ở Ai
Cập; khả năng mất đi ngƣời vợ xinh đẹp cho những kẻ nắm quyền; đày ải khỏi
quốc gia nuôi dƣỡng mình; xung đột lãnh thổ với bà con của mình; chiến tranh,
và cháu trai mình bị bắt cóc; tình trạng không có con kéo dài (bất chấp lời Chúa
hứa sẽ biến ông trở thành tổ phụ của một quốc gia vĩ đại); và cuối cùng, là xung
đột khủng khiếp giữa vợ chồng ông.

Cốt truyện về Abraham đã có tác động lớn đến tôi khi tôi bắt đầu nghiên cứu và
đánh giá sâu hơn về câu chuyện. Cốt lõi của câu chuyện là sự kết hợp kỳ lạ giữa
tính bi quan và tính khích lệ chân chính dựa trên thực tế. Tính bi quan? Ngay cả
khi ta đƣợc chính Đức Chúa Trời kêu gọi để dấn thân ra ngoài thế giới, nhƣ
Abraham, thì cuộc sống vẫn sẽ khó khăn một cách lạ thƣờng. Ngay cả trong
trƣờng hợp tốt nhất có thể tƣởng tƣợng đƣợc, những trở ngại gần nhƣ không thể
vƣợt qua sẽ xuất hiện và cản trở con đƣờng của ta. Tính khuyến khích? Ta sẽ có
cơ hội bộc lộ bản thân mạnh mẽ và giỏi giang hơn những gì ta có thể tƣởng
tƣợng. Có một tiềm năng ẩn trong ta (rất rõ ràng trong thời thơ ấu) sẽ xuất hiện
khi hoàn cảnh đòi hỏi và biến đổi ta — Đức Chúa Trời muốn — thành một
ngƣời chiến thắng.

Có một ý tƣởng rất cũ mà gần đây tôi mới hiểu ra, ít nhất là một phần. Đó là thứ
ta có thể thấy đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức văn học, tranh ảnh và ca kịch,
cả cổ xƣa lẫn hiện đại. Vấn đề liên quan trới trách nhiệm và ý nghĩa, nhƣng ý
nghĩa thực sự của vấn đề dƣờng nhƣ bị che dấu, giống nhƣ cách mà những giấc
mơ tiên tri có thể mang lại nhƣng thƣờng ở dạng tiềm ẩn. Vấn đề gắn liền với
huyền thoại phức tạp về ngƣời anh hùng: Ngƣời nói những lời có phép thuật,
nhìn thấy cái ngƣời khác không thể (hoặc từ chối nhìn thấy), đánh bại ngƣời
khổng lồ, dẫn dắt dân tộc, tiêu diệt con rồng, khám phá ra kho báu và giải cứu
trinh nữ. Đó là tất cả các biến thể của cùng một khuôn mẫu hành vi và tri giác,
là một phác thảo của khuôn mẫu phổ biến thích ứng để hiện hữu. Ngƣời anh
hùng cũng chính là ngƣời đã giải cứu cha mình khỏi bụng quái vật. Ý tƣởng
này, đƣợc diễn đạt rất phổ biến dƣới dạng một câu chuyện kể, có ý nghĩa nhƣ
thế nào?

GIẢI CỨU CHA: OSIRIS VÀ HORUS

Hãy xét về thần thoại cổ Ai Cập về Osiris, Set, Isis và Horus*. Ngƣời Ai Cập
coi Osiris là vị thần sáng lập của thế giới. Ta có thể coi ngài là sự kết hợp của
tất cả các đặc điểm tính cách của tất cả những ngƣời đã thiết lập nên nền văn
minh Sông Nile đáng kinh ngạc. Osiris đƣợc tôn thờ là ngƣời anh hùng thành
lập nên nền văn hóa, là vị tân thần có công sáng tạo nên thế giới, là vị thần đầy
sức sống đã sản sinh ra một trong những nền văn minh vĩ đại và lâu dài đầu tiên
trên thế giới. Nhƣng giống nhƣ vạn vật, ông già đi, và cố tình trở nên mù quáng.
Ngƣời Ai Cập khẳng định rằng vị thần cực kỳ quan trọngtrong thần thoại của họ
sở hữu cả hai thuộc tính này — và sự khăng khăng đó đã tạo nên một chân lý vĩ
đại. Vị thần sáng lập vĩ đại trở nên lạc hậu nhƣng quan trọng hơn, ông bắt đầu
nhắm mắt khi biết rõ rằng lẽ ra ông nên mở to mắt ra. Osiris ngừng tập trung tới
việc vƣơng quốc đang đƣợc vận hành nhƣ thế nào. Đó là sự mù quáng cố tình,
và không có gì phải đổ lỗi cho tuổi tác. Đó là một sự cám dỗ khủng khiếp, vì nó
tạo điều kiện cho những rắc rối trong tƣơng lai mà ta có thể phải đối mặt ngày
hôm nay. Nếu nhƣ rắc rối, giống nhƣ lãi suất ngân hàng hàng tháng ta lãnh,
không tăng lên từng ngày thì sẽ ổn hơn — nhƣng tất cả chúng ta đều biết rằng
làm gì có chuyện đó.
*Tôi đã cung cấp một bản phân tích mở rộng trong cuốn sách đầu, Maps of Meaning, cũng nhƣ từng đề cập
trong cuốn sách thứ hai 12 Quy Luật cho Cuộc Đời, Quy luật 7: Theo đuổi những gì có nghĩa (không phải những
gì thích hợp)

Quyết định nhắm mắt của Osiris khi lẽ ra phải để tập trung chính xác là một cái
giá quá đắt: khuất phục ngƣời anh em độc ác của mình, Set. Ta có thể nói, ý
tƣởng rằng ta có một ngƣời anh em ác độc là một tiên đề về thế giới quan của
ngƣời Ai Cập — chắc chắn là hệ quả của một nền văn minh lâu đời, phức tạp
đang quan sát những khiếm khuyết của chính bản thân — và vẫn còn phù hợp
cho tới ngày nay. Một khi hệ thống phân cấp chức năng phù hợp đã đƣợc thiết
lập, cơ hội sẽ mở ra cho các vị trí quyền lực bị soán ngôi, không phải bởi những
ngƣời có năng lực theo yêu cầu của nhiệm vụ, mà bởi những kẻ sẵn sàng sử
dụng thủ thuật thao túng, lừa dối và cƣỡng ép để đạt đƣợc địa vị và kiểm soát tất
cả. Đó là tất cả tác dụng của phản lực mà ngƣời Ai Cập cố gắng khái niệm hóa
trong hình tƣợng của Set, kẻ thù của sự khai sáng, giác ngộ, tầm nhìn và ý
thức(³). Tham vọng lớn nhất của Set là thống trị Ai Cập, thay thế hợp pháp vị trí
của Pharaoh. Bằng cách làm ngơ trƣớc âm mƣu của ngƣời anh em độc ác của
mình — bằng cách từ chối nhìn thấy — Osiris đã cho phép Set tập hợp đƣợc
sức mạnh. Điều này đã đƣợc chứng minh là gây chết ngƣời (hoặc một lỗi lầm
nghiêm trọng do một vị thần gây ra). Set đã chờ đợi cơ hội tốt đến với mình, và
rồi hắn bắt đƣợc Osiris trong lúc ngài tỏ ra yếu đuối nhất. Sau đó, hắn xé ngài ra
thành từng mảnh và rải khắp các vùng đồng bằng Ai Cập. Cuối cùng thì hắn
không thể (không) giết đƣợc Osiris, đó chính là sự thôi thúc vĩnh viễn của nhân
loại đối với cơ chế xã hội. Đó là một lực lƣợng không bao giờ chết. Nhƣng có
thể phân tán thành nhiều mảnh — khiến ngài trở nên bất lực — và đó chính xác
là những gì Set thực hiện.

Osiris, vị thần đại diện cho trật tự, đã sụp đổ. Điều này xảy ra mọi lúc, trong
cuộc sống cá nhân bình đẳng của mọi ngƣời và trong lịch sử của gia đình, thành
phố và quốc gia. Mọi thứ đổ vỡ khi cuộc tình đổ vỡ, sự nghiệp sa sút, hoặc các
giấc mơ đang ấp ủ lụi tàn; khi tuyệt vọng, lo âu, bất định và vô vọng tồn tại
trong chính bản thể của trật tự; và khi chủ nghĩa hƣ vô và vực thẳm đáng sợ
xuất hiện, phá hủy các giá trị ổn định và đáng mơ ƣớc của cuộc sống hiện tại.
Trong hoàn cảnh nhƣ vậy, hỗn loạn nổi lên. Và đó là lý do tại sao Nữ thần Isis,
Nữ hoàng của Thế giới ngầm và là phối ngẫu của Osiris, xuất hiện khi Osiris bị
Set tiêu diệt. Isis lùng sục khắp vùng đồng bằng, tìm kiếm các mảnh thân thể
quan trọng của Osiris. Bà tìm thấy cái dƣơng vật rời của ngài — vật chứa tinh,
từ tinh sinh ra ý niệm, là nguyên lý sinh sản — và tự làm cho mình có thai. Điều
đó có nghĩa là gì? Nữ hoàng của Thế giới ngầm, Nữ thần của sự hỗn loạn, cũng
là một thế lực đổi mới vĩnh hằng. Tất cả những tiềm năng bị ràng buộc bởi hệ
thống kiến thức trƣớc đó, về phạm trù, về giả định — tất cả các giới hạn vô hình
áp đặt lên cƣ dân trong trạng thái trật tự đó — đƣợc giải phóng, cho dù tốt hơn
hay tệ hơn, khi hệ thống đó tan thành từng mảnh. Do đó, khi trọng tâm không
còn giữ đƣợc nữa — ngay cả vào thời khắc đen tối nhất — thì khả năng đổi mới
sẽ tự hiện ra. Chính vì lý do này mà nguyên mẫu Anh hùng đƣợc sản sinh khi
mọi thứ đang ở tình trạng tồi tệ nhất.

Isis, hiện đang mang thai, trở về nhà ở Thế giới ngầm và sinh ra Horus, con trai
hợp pháp của vị vua đã mất từ lâu, bị xa lánh khi ông trƣởng thành từ vƣơng
quốc giờ đã điêu tàn (điều mà tất cả chúng ta đều phải trải qua trong quá trình
trƣởng thành). Thiên bẩm của ông chính là ở mắt — một con mắt nổi tiếng của
Ai Cập — trong khi biểu tƣợng đại diện của ông là con chim ƣng, một loài chim
luôn nhắm chính xác vào con mồi, tấn công mục tiêu với độ chính xác chết
ngƣời và sở hữu tầm nhìn nhạy bén vô song trong vƣơng quốc các loài sinh vật
sống . Tuy nhiên, quan trọng hơn, Horus có ý chí và khả năng nhìn thấu mọi
thứ. Đó còn là lòng dũng cảm: sự từ chối thu mình lại khỏi cái khiến bản thân
đƣợc biết đến, cho dù nó có vẻ khủng khiếp tới mức nào. Horus là vị thần vĩ đại
đại diện cho sự tập trung, và ngƣời Ai Cập đã xác định, theo cách kể chuyện kỳ
lạ của họ — trong một hình thức tƣ duy giàu trí tƣởng tƣợng trải dài qua hàng
ngàn năm — rằng khả năng tập trung phải thống trị tất cả các khả năng khác.
Horus khác với Osiris, cha của ông, ở sự sẵn sàng nhìn thấu mọi chuyện. Chẳng
hạn, ông nhìn thấy chú của mình là Set, với chính xác các biểu hiện ra bên
ngoài. Set có ác tâm thuần túy; là đại diện cho cái ác. Tuy nhiên, khi trƣởng
thành, Horus trở lại vƣơng quốc và đối đầu với chú của mình. Họ tham gia vào
một trận chiến sử thi. Vị thần trẻ tuổi và là ngƣời thừa kế hợp pháp của ngai
vàng nhìn thấy cơ hội đang rình rập nơi mà trách nhiệm thoái trào, và không
muốn phải nhìn đi chỗ khác. Đây không phải là kỳ tích dành cho những kẻ nhát
gan — không phải khi nó đƣợc tới kết luận hợp lý cuối cùng; không phải khi sự
tha hóa và cố ý mù quáng bị vạch trần, tới tận cùng cốt lõi. Niềm tin nhìn vào
cái ác với đôi mắt không đƣợc che chắn là điều nguy hiểm, bất kể điều đó cần
thiết nhƣ thế nào. Điều này đƣợc thể hiện bằng thất bại ban đầu của Horus:
Trong trận đánh, Set đã làm hƣ một bên mắt của ngƣời cháu can đảm.

Bất chấp thiệt hại mà ông phải chịu, Horus vẫn chiến thắng. Điều quan trọng là
cần phải nhắc lại, trƣớc chiến thắng này, việc ông gia nhập trận chiến một cách
tự nguyện. Đó là phƣơng châm của việc can thiệp tâm lý lâm sàng — kết quả
của việc quan sát quá trình cải thiện sức khỏe tâm thần qua nhiều trƣờng phái tƣ
duy tâm lý thực tế — rằng việc tự nguyện đối mặt với chƣớng ngại vật đáng sợ,
bị ghét bỏ hoặc bị coi thƣờng, có thể đƣợc chữa khỏi. Ta phải trở nên mạnh mẽ
hơn bằng cách tự nguyện đối mặt với những gì cản trở sự tiến bộ cần thiết của
ta. Điều này không có nghĩa là "cắn miếng lớn thì không thể nhai" ("tự nguyện
tham gia trận chiến" có nghĩa là "tìm kiếm xung đột một cách bất cẩn"). Ta
đƣợc hay khuyên bảo là nên chấp nhận thử thách với tần suất thu hút chính xác
và thúc đẩy sự tỉnh táo, đồng thời thúc đẩy trau dồi lòng dũng cảm, kỹ năng và
tài năng, đồng thời tránh đối đầu với những thách thức nằm ngoài tầm hiểu biết
hiện tại.

Làm thế nào để có thể đánh giá tần suất mà những thách thức cần đƣợc tìm
kiếm? Chính bản năng về ý nghĩa — một cái gì đó sâu sắc và lâu đời hơn nhiều
so với một suy nghĩ đơn thuần — là nguyên nhân dẫn tới câu trả lời. Những gì
ta đang cố gắng có buộc ta tiến về phía trƣớc mà không quá sợ hãi hay không?
Nó có thu hút đƣợc sự quan tâm của ta mà không làm ta say mê hay không? Nó
có loại bỏ gánh nặng của thời gian đang trôi qua hay không? Nó có phục vụ
những ngƣời ta yêu thƣơng và thậm chí có thể mang lại một số điều tốt cho kẻ
thù của ta hay không? Đó là trách nhiệm. Kiềm chế cái ác. Giảm bớt đau khổ.
Đối mặt với khả năng hiển hiện trƣớc mặt ta mỗi giây trong cuộc sống với mong
muốn làm cho cuộc sống tốt hơn, bất kể gánh nặng mà ta phải gánh chịu, bất
chấp nỗi bất công và cái ác độc đoán của cuộc đời. Tất cả các cách tiếp cận khác
chỉ đơn thuần là làm sâu thêm vực thẳm đã có sẵn, tăng thêm sức nóng của lò
lửa và tiêu diệt những kẻ đang sống bên trong để liên tục làm trầm trọng thêm
các vấn đề vốn đã nghiêm trọng của họ. Mọi ngƣời đều biết điều đó. Lƣơng tâm
của mọi ngƣời tuyên bố điều đó. Bạn bè thực sự hay ngƣời thân yêu của mọi
ngƣời đều quan sát thấy điều đó và thất vọng khi thấy ai đó mà họ quan tâm
không làm đƣợc những việc cần phải làm.

Horus lấy lại con mắt của mình khi đánh bại Set và trục xuất hắn ra ngoài biên
giới của vƣơng quốc. Set không bị giết. Hắn vĩnh hằng nhƣ Osiris, vĩnh hằng
nhƣ Isis và Horus. Cái ác đe dọa ở tất cả các cấp độ của trải nghiệm luôn là một
sự vật — hoặc con ngƣời — mà ai cũng phải đối mặt, về mặt tâm lý và xã hội.
Nhƣng trong một thời khắc, cái ác có thể bị vƣợt qua, bị trục xuất và bị đánh
bại. Khi đó hòa bình và hòa hợp có thể tồn tại lâu dài miễn là mọi ngƣời không
quên những gì đã xảy ra.

Horus lấy lại con mắt của mình. Một ngƣời thích hợp, trong hoàn cảnh nhƣ vậy,
sẽ biết ơn sự may mắn, đặt con mắt vào lại cái hốc trống rỗng và tiếp tục sống.
Nhƣng đó không phải là những gì Horus làm. Thay vào đó, ông trở lại Thế giới
ngầm, tới bụng của con thú, tới Vƣơng quốc của Ngƣời chết, nơi ông biết sẽ tìm
thấy linh hồn của Osiris. Mặc dù ông có thể đối mặt với cái chết — thậm chí đã
chết, theo một nghĩa nào đó — Osiris sinh sống tại miền hỗn loạn của Thế giới
ngầm. Ngƣời cha đã chết đang nằm trong bụng con thú. Horus tìm thấy vị vua
vĩ đại một thời và trao cho ngài con mắt bị moi ra bởi Set. Một lần nữa — vì sự
hy sinh và tầm nhìn của con trai mình — vị thần vĩ đại lại có thể nhìn thấy.
Horus sau đó mang cha mình, với thị lực đã đƣợc phục hồi và cùng ngài trở về
vƣơng quốc, để họ có thể cùng nhau thống trị. Ngƣời Ai Cập khẳng định rằng
chính sự kết hợp giữa tầm nhìn, lòng dũng cảm và truyền thống đƣợc phục hồi
đã tạo nên vƣơng quốc có chủ quyền thực sự. Chính sự kết hợp giữa trí tuệ và
tuổi trẻ đã tạo nên bản chất sức mạnh của một Pharaoh, một linh hồn bất tử,
nguồn gốc của mọi quyền lực.

Khi ta đối mặt với thử thách, ta vật lộn với thế giới và tái tạo lại bản thân. Điều
này khiến ta trở nên tốt hơn. Điều này làm cho ta ngày càng trở thành ngƣời nhƣ
ta có thể. Ta có thể là ai? Ta có thể là tất cả những gì mà nhân loại theo đuổi. Ta
có thể là một hình mẫu đại diện mới nhất, theo cách độc đáo của riêng ta, hay
theo các tổ tiên anh hùng vĩ đại trong quá khứ. Vậy giới hạn cho vấn đề đó là
gì? Ta không biết. Các cấu trúc về tôn giáo của ta gợi ý về điều đó. Làm thế nào
mà một con ngƣời có thể thay đổi nhƣ vậy đƣợc? Làm thế nào mà một ngƣời
quyết tâm chịu hoàn toàn trách nhiệm về thảm kịch và sự tàn ác của thế giới để
thể hiện bản thân mình nhƣ vậy? Câu hỏi tối thƣợng của Nhân Loại không phải
là ta là ai, mà là ta có thể là ai.

Khi ta nhìn xuống vực thẳm, ta sẽ thấy một con quái vật. Nếu vực thẳm nhỏ, thì
con quái vật đó nhỏ. Nhƣng nếu vực thẳm đó sâu rộng, thì đó sẽ là một con quái
vật khổng lồ. Đó có thể là một con rồng — có thể là một con ác long. Khái niệm
hóa con quái vật dƣới vực thẳm chính là một loài thú săn mồi ẩn trong bóng tối,
chuẩn bị và sẵn sàng xé xác con mồi bất cẩn. Đó chính là hình ảnh có niên đại
hàng triệu năm tiến hóa, đƣợc mã hóa và khắc sâu vào cấu trúc sinh học của ta
nhƣ là một khái niệm có thể đƣợc mã hóa. Và đó không những là con quái vật
của tự nhiên, mà còn là tên bạo chúa của nền văn hóa, là cái ác trong tâm của
mỗi cá nhân. Đó là tất cả các điều trên, với ƣu thế sau cùng, là nỗi kinh hoàng
mà ta có thể hình dung. Và nó nằm trong bản chất của nhân loại, không những
không thu mình lại và nằm lặng im nhƣ một con mồi vô vọng, hay trở thành một
kẻ trở mặt và phục vụ cho bản thân cái ác, mà còn dám đứng lên đối đầu với các
con sƣ tử trong hang ổ. Đó là bản chất của tổ tiên ta; các thợ săn, ngƣời bảo hộ,
nhà tiên tri, kẻ du hành, nhà phát minh, chiến binh, và các quốc phụ vô cùng can
đảm đó. Đó là các vị cha mà ta phải cứu; là hình mẫu tổ tiên mà ta phải noi
theo. Và hình mẫu của họ sẽ đƣợc khai phá trong nơi tối tăm sâu thẳm nhất, là
nơi mà ta phải dấn thân vào nếu muốn nhận trách nhiệm đầy đủ và trở thành
ngƣời mà ta có thể.

VÀ RỒI ĐÓ CÓ THỂ LÀ AI?

Hãy đồng ý để bắt đầu với việc mỗi ngƣời trong chúng ta có một nghĩa vụ đạo
đức tối thiểu đối với bản thân. Có thể ta sẽ tỏ ra ích kỷ khi chỉ quan tâm tới bản
thân. Nhƣng rồi nổi lên một số câu hỏi: Ta định nghĩa "quan tâm" là gì? Ta
đang nói tới "Bản thân" nào? Ta sẽ cân nhắc bản chất ích kỷ thuần túy để bắt
đầu với bản chất tƣ lợi vô nhiễm. Đơn giản thôi. Đối với ngƣời mới, đó có nghĩa
là ta đƣợc tự do làm mọi thứ ta muốn — bởi vì ta không cần phải quan tâm tới
ngƣời khác. Nhƣng rồi ta sẽ đối mặt với vấn đề: "Khoan đã. Nhƣ vậy không
đúng". Tại sao không? À, vậy thì ta quan tâm tới cái bản thân của ai? Ta có
đang quan tâm tới cái "ta" đặc biệt chỉ tồn tại trong giây phút này? Rồi thì
chuyện gì xảy ra tiếp đây? Bởi vì tƣơng lai chắc chắn đang tới, cho mọi ý định
và mục tiêu, nhƣ là mặt trời mọc vào sớm mai. Và ta đƣợc khuyên bảo tốt nhất
là nên sẵn sàng cho giây phút đó.

Ta biết đƣợc rủi ro nếu ta chọn làm quá hiện tại với tất cả chi phí tính cho sau
này. Hãy tƣởng tƣợng rằng ta thốt ra một lời thiếu suy nghĩ trong lúc nóng giận.
Ta nghĩ, "Tới đâu thì tới", và rồi thốt ra một tràn những gì đang nghĩ, không cần
biết nó bất công hay tàn nhẫn nhƣ thế nào. Ta trải nghiệm một loạt các cảm xúc
hiếu chiến và nhiệt thành kèm theo, cũng nhƣ thỏa mãn nhu cầu trút giận. Tuy
nhiên, ngay sau đó, ta gặp rắc rối, và rắc rối bám theo ta trong thời gian dài. Ta
không hành động rõ ràng vì lợi ích của ta, ngay cả khi ta làm cái mà thói ích kỷ
của ta muốn làm. Và không ai có ý thức tới nỗi lại đi nói với con cái họ rằng,
"Này nhóc, chỉ cần làm chính xác những gì mà con cảm thấy thỏa mãn, và mặc
kệ mọi thứ khác. Chả có gì quan trọng". Ta không dạy con mình nhƣ vậy, bởi vì
ta biết chắc rằng hậu quả sẽ tìm tới con của ta, cũng nhƣ bản thân ta. Thực tế là
mọi thứ mà làm ta thỏa mãn trong nhất thời không có nghĩa là hoàn toàn vì lợi
ích của ta. Vì nếu nhƣ vậy thì cuộc đời này quá đơn giản rồi. Nhƣng luôn luôn
có một cái ta trong hiện tại, ta trong tƣơng lai, ta của năm sau, ta của 5 năm tới,
ta trong cả thập niên nữa — và ta đƣợc yêu cầu bởi nhu cầu cấp thiết khắc
nghiệt để mang "tất cả cái ta" đó vào một bản thể. Đó là lời nguyền liên quan tới
việc khám phá tƣơng lai của nhân loại, và cùng với đó, là tính cấp thiết của quá
trình làm việc — bởi vì làm việc có nghĩa là hy sinh các niềm vui giả định ở
hiện tại để dành cho tiềm năng phát triển ở tƣơng lai.

Giờ đây, thiết thục hơn khi ta giảm dần tầm quan trọng của "tất cả cái ta" tồn tại
trong tƣơng lai không xa, bởi vì tƣơng lai thì bất định. Bạn không cần phải lo về
hậu quả của các hành động ngay tức thời của ta trong 20 năm sau, bởi vì có xác
suất rất cao là ta đang hiện tại ở đây (đang đọc cuốn sách này) và phần nào có
rất ít cơ hội ta vẫn còn ở đây vào lúc đó. Và rồi vẫn tồn tại các sai lầm trong
việc tiên đoán khi nhìn xa về tƣơng lai. Nhƣng tính bất định gắn liền với khoảng
cách thời gian không ngăn đƣợc những kẻ nhạy cảm chuẩn bị trƣớc cho tƣơng
lai của họ. Đây là những gì mà tƣơng lai định nghĩa: Nếu ta quan tâm tới bản
thân, chính là ta đã mang trên vai gánh nặng (hay đặc quyền) trách nhiệm với xã
hội. Cái ta mà ta đang quan tâm tới chính là mối liên hệ tồn tại trong dòng thời
gian. Có thể nói, tính cấp thiết khi xem xét bản chất xã hội của một cá nhân,
chính là gánh nặng và là một cơ hội dƣờng nhƣ giúp định hình nên các đặc
trƣng độc đáo ở mỗi con ngƣời.

Các loài động vật khác không tính xa tới tƣơng lai nhƣ cách ta hay làm. Nếu ta
từng đi tham quan đồng bằng thảo nguyên Châu Phi, và quan sát một đàn ngựa
vằn, ta sẽ luôn thấy đƣợc một bầy sƣ tử nằm chờ xung quanh. Và nếu bầy sƣ tử
vẫn tiếp tục nằm dài và thƣ giãn, thì đàn ngựa vằn thực sự không để tâm tới
chúng. Từ cách nhận thức của nhân loại, ta sẽ cho rằng đây là loại thái độ vô lo.
Thay vào đó, đàn ngựa vằn chỉ nên hoạt động khi bầy sƣ tử đã đi ngủ rồi mới
phải. Rằng chúng phải chạy ngay tới một cái xó nào đó trên thảo nguyên rộng
lớn và lập kế hoạch. Và rồi từng đàn ngựa vằn phải phi hết tốc lực vào bầy sƣ tử
đang ngủ và dậm nát chúng cho tới chết. Vậy thì sẽ chấm dứt đƣợc vấn đề về
mấy con sƣ tử này. Nhƣng đó không phải là cách nghĩ của ngựa vằn. Chúng
nghĩ, "Ôi, nhìn mấy con sƣ tử đang ngủ này xem! Chúng thực là vô hại!" Ngựa
vằn dƣờng nhƣ không có cảm giác gì về thời gian. Chúng không thể khái niệm
hóa đƣợc bản thân theo sự mở rộng của thời gian. Nhƣng nhân loại không chỉ có
thể chế ngự đƣợc quá trình khái niệm hóa nhƣ vậy, mà họ còn không thể lay
chuyển đƣợc nó. Ta khám phá ra tƣơng lai, một khoảng thời gian dài trƣớc đây
— và giờ tƣơng lai là nơi mỗi ngƣời chúng ta sống trong tiềm năng. Ta coi đó
nhƣ là thực tại. Đó là thực tại chỉ có thể xảy ra — nhƣng là cái có xác suất cao
để trở thành cái hiện tại cuối cùng, và ta đƣợc thúc đẩy để cân nhắc.

Ta mắc kẹt với bản thân. Ta mang gánh nặng với cái ta hiện tại và cái ta trong
tƣơng lai. Điều đó có nghĩa là nếu ta đối xử với bản thân đúng cách, ta phải xem
xét tới việc lặp lại của bản thân qua các mốc thời gian. Ta đƣợc chủ định sẵn
phải chơi một trò chơi định mệnh với bản thân hiện tại mà không đƣợc can thiệp
vào trò chơi vào ngày mai, tháng sau, năm sau, và tiếp nữa. Do đó, cái thói ích
kỷ hạn hẹp đƣợc định sẵn là không có lợi. Đó là một trong các lý do mà một
phẩm giá cá nhân nghiêm ngặt lại là một mâu thuẫn về nhiều mặt. Đó là dựa
trên thực tế điểm khác biệt ngỏ nhặt giữa cách ta nên đối xử với bản thân —
một khi ta nhận ra đƣợc ta là mối liên hệ mở rộng theo thời gian — và cách mà
ta nên đối xử với ngƣời khác.

Ví dụ nhƣ, trong một cuộc hôn nhân, ta cũng phải đối mặt với cùng một vấn đề
với ngƣời bạn đời nhƣ khi ta làm với bản thân: Ta mắc kẹt với hậu quả của một
trò chơi lặp đi lặp lại. Ta có thể đối xử với ngƣời bạn đời theo cách cũ ngay tại
thời điểm này, cho dù đó là cách thiếu suy nghĩ hay kinh khủng, nhƣng ta vẫn
phải thức dậy cùng với họ vào ngày mai, vào tháng sau, và cả thập niên sau đó
nữa (và bều không phải là cùng một ngƣời, vậy thì có ai đó không gặp may rồi).
Nếu ta đối xử với một ngƣời một cách tận tụy mà không có tác dụng trong một
khoảng thời gian, thì chính là ta đang chơi một trò chơi thoái hóa, và cả vợ lẫn
chồng đều phải chịu đựng đau khổ vì nó. Vấn đề này không khác biệt lắm về
mặt thực tế so với thất vại trong việc chung sống hòa bình với cái tôi tƣơng lai.
Hậu quả đều giống hệt nhau.

HẠNH PHÖC VÀ TRÁCH NHIỆM

Ngƣời ta thƣờng muốn đƣợc hạnh phúc, và không lo nghĩ. Tôi đã từng nhiều lần
chờ đợi một cách sâu sắc hạnh phúc quay lại — hy vọng ở hiện tại này — và tôi
chắc chắn rằng không chỉ mình tôi là nhƣ vậy. Tuy nhiên, tôi không tin là ta nên
theo đuổi hạnh phúc. Nếu làm vậy, ta sẽ lao ngay vào một vòng lẩn quẩn các
vấn đề, bởi vì "hạnh phúc" là nhất thời. Nếu ta đặt mọi ngƣời vào tình huống mà
họ cảm thấy tích cực, họ chỉ sẽ tập trung vào hiện tại và tỏ ra bốc đồng. Nhƣng
hiện tại không có nghĩa là mọi thứ, và thực không may, mọi thứ lại đƣợc coi
nhƣ là nằm trong chừng mực mà ta có thể. Hậu quả là, không chắc đƣợc rằng
cái mà tối ƣu hóa cuộc sống của ta theo thời gian đều là hạnh phúc. Nhân tiện,
tôi không chối bỏ sự thèm khát đƣợc hạnh phúc. Nếu hạnh phúc đến với ta, thì
hãy tận hƣởng với lòng biết ơn và cánh tay mở rộng (nhƣng hãy cẩn thận, bởi vì
hạnh phúc sẽ làm ta trở nên gấp gáp và bất cẩn).

Vậy thì cái gì đƣợc cho là một sự thay thế phức tạp hơn hạnh phúc? Hãy cho đó
là sống phụ thuộc vào trách nhiệm, bởi vì trách nhiệm giúp ta thiết lập mọi thứ
đúng đắn trong tƣơng lai. Cũng nhƣ hãy tƣởng tƣợng rằng ta phải hành động
một cách chân thành, cao quý, đáng tin cậy và nhằm phục vụ một lợi ích tối cao,
để thể hiện đúng trách nhiệm. Lợi ích tối cao se là sự tối ƣu hóa cùng lúc chức
năng của ta và chức năng của những ngƣời xung quanh, theo thời gian, nhƣ ta
đã thảo luận trƣớc đó. Đó chính là cái lợi ích tối cao. Hãy tƣởng tƣợng rằng ta ý
thức đƣợc mục tiêu đó, rằng ta xác định rõ mục tiêu đó là minh bạch. Vậy thì
xuất hiện một câu hỏi: "Về mặt tâm lý, hậu quả của trách nhiệm sẽ là gì?"

Đầu tiên, coi nhƣ hầu hết các cảm xúc tích cực mà mọi ngƣời trải nghiệm không
đến từ việc đạt đƣợc một cái gì đó. Đó đơn giản chỉ là phần thƣởng (chính xác
hơn, là thỏa mãn) khi đói, và sẽ phức tạp hơn một cơn thỏa mãn đơn giản khi nó
có liên hệ với việc hoàn thành một công việc khó khăn và đáng giá. Ví dụ nhƣ,
hãy tƣởng tƣợng khi ta tốt nghiệp lớp 12. Ngày Tốt Nghiệp là một sự kiện. Đó
còn là một ngày lễ kỷ niệm. Nhƣng qua ngày hôm sau, điều đó chấm dứt, và
ngay lập tức ta phải đối mặt với hàng loạt vấn đề (giống nhƣ ta lại thấy đói chỉ
vài giờ sau khi ăn một bữa no). Ta không còn là vua trong trƣờng học nữa: ta
giờ trở thành lớp dƣới đáy của lực lƣợng lao động, hoặc là tân binh trong một
học viện sau trung học. Ta rơi vào vị trí của Sisyphus. Ta nỗ lực và đấu tranh để
dùng đôi vai này đẩy tảng đá lên dốc, nhƣng thay vào đó, ta lại nhận ra mình
vẫn đang đứng ở chân núi.

Đó là một sự chuyển hóa gần nhƣ tức thì, là hậu quả của việc đạt đƣợc mục
đích. Giống nhƣ một phần thƣởng hấp tấp, việc đạt đƣợc mục đích sản sinh ra
một cảm xúc tích cực. Nhƣng, cũng giống nhƣ phần thƣởng, việc đạt đƣợc mục
đích thƣờng không đáng tin cậy. Do đó làm xuất hiện một câu hỏi khác: "Nguồn
cảm xúc tích cực nào là đáng tin cậy?" Câu trả lời là khi ngƣời ta trải nghiệm
cảm xúc tích cực trong mối quan hệ với việc theo đuổi một mục tiêu có giá trị.
Hãy tƣởng tƣợng ta có một mục tiêu. Ta nhắm vào một cái gì đó. Ta xây dựng
chiến lƣợc, và rồi ta thực hiện. Và khi ta thực hiện chiến lƣợc, ta quan sát cách
vận hành. Đó chính là quá trình sản sinh ra cảm xúc tích cực đáng tin cậy nhất.
Hãy tƣởng tƣợng theo thời gian, thái độ và hành động làm việc hiệu quả nhất
(theo học thuyết Darwin trong một cuộc thi đấu) cuối cùng cũng hoàn thành
thống trị tất cả. Hãy tƣởng tƣợng rắng đó là sự thực về mặt tâm lý và xã hội
cùng một lúc. Hãy tƣởng tƣợng rằng điều đó không chỉ xảy ra trong cuộc sống
riêng của ta, mà còn trải qua nhiều thế kỷ, khi mọi ngƣời tƣơng tác và nói
chuyện với nhau và xây dựng nên chế độ cụ thể của một trạng thái chính.

Điều này bao hàm cái cốt yếu: thiếu trách nhiệm thì không hạnh phúc. Không
có mục tiêu giá trị thì không có cảm xúc tích cực. Ta có thể nói, "Vậy thì chính
xác cái gì mới tạo thành một mục tiêu hợp lệ?" Hãy tƣởng tƣợng ta đang theo
đuổi một phần thƣởng, nhƣng trong ngắn hạn và không đáng kể. Phần khôn
ngoan trong ta sẽ so sánh việc theo đuổi một mục tiêu có thể đạt đƣợc có là
hành động vì lợi ích tốt nhất cho đoàn thể của bản thân ta trong tƣơng lai hay
các đoàn thể của ngƣời khác. Có lẽ ta sẽ không sẵn sàng để bản thân nhận ra sự
không ngoan đó: Ta không mong muốn mang nặng trách nhiệm — không phải
lúc này, tập trung hấp tấp vào phần thƣởng. Tuy nhiên, ta tự lừa dối bản thân,
đặc biệt là sâu thẳm trong tâm hồn ta, nếu ta tin rằng việc tránh né nhƣ vậy là
một thành công. Phần khôn ngoan và cổ xƣa trong ta, thực sự quan tâm tới khả
năng sống còn của ta, cũng khó mà chấp nhận dễ dàng hay bỏ ngoài tai. Nhƣng
ta lại bất chấp mà tập trung vào mục tiêu không đáng kể, và phát triển một chiến
lƣợc khá nông cạn để đạt đƣợc mục đích, chỉ để phát hiện ra thực không thỏa
mãn khi ta không quan tâm đủ. Điều đó không thành vấn đề với ta — ít nhất là
không sâu sắc. Hơn nữa, thực tế của việc ta đang không theo đuổi mục tiêu
đúng ra ta nên theo đuổi khiến ta cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, và cảm thấy nhỏ bé.

Đó không phải là một chiến lƣợc có ích. Nó không có tác dụng gì với ta. Tôi
chƣa từng gặp ai cảm thấy thỏa mãn khi họ biết rằng họ không làm cái việc mà
họ nên làm. Ta chỉ là loài sinh vật có nhận thức tạm thời: Ta biết rằng ta vẫn
đang tiếp tục chơi một trò chơi lặp đi lặp lại không lối thoát mà ta không dễ
dàng tránh khỏi. Cho dù ta có muốn hoàn toàn làm giảm giá trị của tƣơng lai, nó
vẫn là một phần của cái giá ta phải trả để có đƣợc nhận thức sâu sắc và khả
năng khái niệm hóa bản thân theo khoảng thời gian cuộc đời mà ta đang kiểm
soát. Ta bị mắc kẹt trong đó. Không có lối thoát cho tƣơng lai — và khi ta mắc
kẹt với một cái gì đó và không thể thoát khỏi nó, thái độ đúng đắn chính là quay
ngƣợc lại và đối đầu với nó. Nhƣ vậy mới có tác dụng. Và vì thế, thay vì theo
đuổi cái mục tiêu không đáng kể trong ngắn hạn, ta phải thiết lập ra một mục
tiêu dài hạn, để từ đó hành động một cách đúng đắn trong mối quan hệ với mục
tiêu dài hạn của mọi ngƣời.

CHẤT THÊM GÁNH NẶNG

Có một cách đúng đắn để hành xử — một phẩm giá — và ta đƣợc chủ định phải
tranh luận với nó. Ta không thể không tính toán cho bản thân và ngƣời khác
theo thời gian, và ta phải báo cáo liên tục cách ta hành xử lẫn hành vi sai trái
cho bản thân. Cái mà có tác dụng cho nhiều bối cảnh thời gian và không gian và
cho nhiều ngƣời (kể cả bản thân) — đó là mục tiêu. Đó là một phẩm giá nổi bật,
khó mà xây dựng đƣợc rõ ràng, nhƣng không thể thoát khỏi sự tồn tại và hậu
quả của nó, và đó là một phần không thể thoái thác nằm sâu trong trò chơi của
Thực Thể. Các tay chơi lớn đều hấp dẫn. Ngƣời hấp dẫn hấp dẫn đồng đội. Ta
càng khớp với khuôn mẫu — cái khuôn mẫu nổi bật — thì ta càng có cơ hội
sống sót và bảo vệ gia đình. Sân chơi lựa chọn các tay chơi dựa trên cách hành
xử đạo đức cơ bản. Và do đó ta đƣợc chuẩn bị sẵn về mặt sinh học để phản hồi
lại một cách tích cực để mô phỏng lại Tay Chơi Vĩ Đại — và để không chấp
nhận, ngay cả khi dùng vũ lực, những kẻ lừa dối và gian lận. Và đó là lƣơng tâm
của ta — phần bản năng dành cho phẩm giá đạo đức — giúp ta chỉ ra độ lệch
của con đƣờng mà ra đi. Khi con cái ta có mục đích vƣợt qua một đối thủ trong
một đá banh, hay thất bại trong việc chuyền bóng cho đồng đội để ghi bàn, ta sẽ
cau mày. Ta cảm thấy xấu hổ, bởi vì ta vừa chứng kiến ngƣời ta yêu thƣơng
phản bội ta — và khi con cái ta tự phản bội mình. Có một cái tƣơng tự nảy sinh
khi ta vi phạm ý thức đúng đắn của bản thân. Đó là do cùng một bản năng, và là
tốt nhất để can dự vào. Nếu không đi đúng hƣớng, ta sẽ chỉ đi lang thang tới
mép vực và chịu đựng trong khổ sở — và tất nhiên là không có chuyện phần sâu
sắc nhất trong ta cho phép điều đó xảy ra mà không phản đối.

Ta có thể hợp lý hóa vấn đề: "Không có cái mép vực nào ở đây hết. Tôi không
thấy cái mép vực nào hết. Và cái mép vực mà tôi sẽ không cắm đầu xuống trong
10 năm nữa thì còn ở rất lâu xa". Nhƣng luôn luôn có một phần tinh thần sâu
sắc nhất trong ta lên tiếng: "Nghĩ nhƣ vậy thì không đúng đâu. Chắc chắn là
không. Những thứ trong tƣơng lai 10 năm sau vẫn có thực, cho dù có xa vời cỡ
nào (cho phép tiên đoán không tránh khỏi sai sót). Nếu có một thảm họa đang
chờ đón ta, thì hiện tại đây ta chƣa sẵn sàng chuẩn bị đối đầu. Chƣa sẵn sàng
phản đối". Nếu hành vi của ta gợi ý rằng ta đang nghiêng về một phía, thì ta sẽ
cảm thấy tội lỗi và hoảng loạn, nếu ta may mắn và ít nhất là thức tỉnh. Và cám
ơn Chúa vì điều đó. Nếu cái giá của việc phản bội bản thân, trong cái cảm giác
sâu sắc nhất, là tội lỗi, là xấu hổ và lo âu, thì lợi ích của việc không phản bội
bản thân chính là việc tìm ra đƣợc ý nghĩa — ý nghĩa để tồn tại. Đó là cơ hội có
giá trị nhất rình rập tại nơi mà trách nhiệm đã thoái ẩn.

Nếu ta can dự vào lƣơng tâm của mình, ta sẽ bắt đầu xác định đƣợc có vài thứ ta
đang làm đã đi sai hƣớng. Chính xác hơn: nếu lƣơng tâm ta cảnh báo về khả
năng ta đang làm sai, và rồi ta bắt đầu tham gia vào một cuộc đối thoại thực sự
với cùng ngƣời đại diện đó, ta sẽ bắt đầu hoàn thiện một bức tranh rõ ràng về
những gì đang bị sai — và đồng thời đƣợc ngụ ý rằng cái gì là đúng. Ít ra cái
đúng còn là mặt đối lập của cái sai — và cái sai thì rõ ràng là hiển nhiên và
trắng trợn. Do đó, cái đúng có thể đƣợc hoàn thiện và mài giũa thông qua toàn
tâm tập trung vào cái sai. Ta hành động và phản bội bản thân, và ta cảm thấy
thực tồi tệ. Nhƣng ta không biết chính xác lý do tại sao. ta cố gắng tránh nghĩ về
nó, bởi vì càng không nghĩ tới thì càng ít đau đớn và dễ dàng hơn, cho dù là
trong ngắn hạn. Ta cố hết sức để phớt lờ nó, nhƣng chỉ làm gia tăng cảm giác
phản bội bản thân của ta và hơn nữa ngăn cách ta với bản thân mình.

Vậy thì, có lẽ, ta sẽ xem xét lại và đối đầu với vấn đề không lấy gì làm thoải
mái này. Ta ghi chú lại sự chia tách này và hỗn loạn kèm theo. Ta tự hỏi bản
thân — cầu nguyện để đƣợc khám phá — cái mà ta đang làm sai là gì. Và rồi
câu trả lời xuất hiện. Nhƣng nó không nhƣ ta mong muốn. Và do đó, một phần
trong ta phải chết đi, để ta có thể thay đổi. Nhƣng cái phần phải chết lại đấu
tranh để sống, thúc đẩy cơ sở lý luận của nó về phía trƣớc và cầu xin cho đƣợc
tồn tại. Và nó sẽ tìm mọi cách để thực hiện — viện cớ vào những lời nói dối đặc
biệt nhất, vào cái kỷ niệm cay đắng nhất, oán giận nhất trong quá khứ, và vào
các thái độ đầy hoài nghi một cách vô vọng nhất trong tƣơng lai (về giá trị của
cuộc sống). Nhƣng ta vẫn kiên trì, phân biệt, đánh giá, và quyết định chính xác
lý do tại sao những gì ta làm lại sai, và ngƣợc lại ta bắt đầu thấu hiểu cái gì có
thể là đúng. Và rồi ta xác định bắt đầu hành động theo lƣơng tâm. Ta quyết định
rằng lƣơng tâm ta sẽ là bạn đồng hành, mặc cho đó là thể đối địch với ta. Ta
mang tất cả những cái ta khám phá đƣợc rằng là đúng vào hành động, và ta bắt
đầu hành trình đi về phía trƣớc. Ta bắt đầu theo dõi bản thân, một cách cẩn thận
hơn để chắc chắn rằng cái ta làm là đúng — lắng nghe những cái ta nói, nhìn
bản thân hành động, cố gắng tránh đi lệch khỏi con đƣờng thẳng hẹp trƣớc mặt.
Đó sẽ là mục tiêu của ta.

Một ý tƣởng bắt đầu thành hình: "Tôi sẽ sống đúng với cuộc đời tôi. Tôi chỉ
nhắm tới những thứ tốt đẹp. Tôi chỉ nhắm tới lợi ích tối cao mà tôi có thể đạt
đƣợc". Giờ đây, toàn bộ các phần trong ta mà quan tâm tới cái bản thể trong
tƣơng lai đều đã sẵn sàng. Ta đƣợc cố định vào một hƣớng. Ta không còn là
một bản thể bị chia cắt nữa. Ta đứng vững trên nền tảng vững chắc. Ta không
còn nản lòng hay dễ khuyên can nữa. Lòng cƣơng quyết của ta chiến thắng cái
chủ nghĩa hƣ vô và sự tuyệt vọng của ta. Ta nỗ lực, với khuynh hƣớng nghi ngờ
và phân biệt, để bảo vệ bản thân khỏi các lời phê phán đầy hoài nghi và không
chính đáng từ kẻ khác. Đó là mục tiêu cao nhất, là đỉnh ngọn núi, là ngôi sao
sáng trong bóng tối, vẫy gọi từ phía chân trời. Sự tồn tại mong manh của nó trao
cho ta hy vọng — và đó là ý nghĩa mà nếu thiếu đi thi thì ta sẽ không thể sống
trọn vẹn.

Có còn nhớ cậu bé Pinocchio? Khi Geppetto muốn biến một con rối bằng gỗ mà
ông đã tạo ra thành ngƣời thực, đầu tiên ông dõi mắt về phía chân trời và thầm
ƣớc các vì sao. Đó cũng là ngôi sao đã mang lại sự sống cho Pinocchio ngay từ
đầu phim và ánh sáng của ngôi sao đó cũng đƣợc phản chiếu trên cái phù hiệu
bằng vàng cảnh báo Jiminy Cricket ở cuối phim. Đó là cùng một ngôi sao, về
mặt biểu tƣợng, đã khai sinh ra Chúa Christ từ màn đêm sâu thẳm. Geppetto
nhìn về phía ngôi sao và ƣớc. Điều ƣớc đó là con rối mà ông tạo ra, đƣợc ngƣời
ta điều khiển bằng dây, sẽ trở thành ngƣời thực. Câu chuyện về con rối cùng các
cám dỗ và thử thách dành cho cậu chính là một vở kịch tâm lý. Ta đều thấu hiểu
nó, ngay cả khi ta không thể trình bày rõ ràng cái thấu hiểu đó. Thực sự cần
thiết để dõi mắt về phía chân trời, thiết lập một mục tiêu siêu việt, nếu ta muốn
thoát khỏi việc trở thành một con rối, nằm dƣới quyền điều khiển của các thế
lực ta không hiểu và có lẽ không muốn hiểu. Và rồi tất cả các hệ thống ngầm
hay nhân cách phụ, mà mặt khác đang theo đuổi khả năng thành toàn của riêng
chúng, sẽ gia nhập cùng nhau dƣới sự bảo hộ của một lý tƣởng thực sự, và hậu
quả sẽ là một cuộc chiến gần nhƣ toàn diện. Dƣới điều kiện nhƣ vậy, tất cả các
phần trong ta đều phải tham dự vào. Đó là một thuyết tâm lý học tƣơng đƣơng
với thuyết độc thần. Đó là sự trỗi dậy của một bản thể cao hơn mà có thể đó
chính là kẻ phụng sự chân chính của Thiên Chúa, trong bất kỳ thực tại siêu hình
nào có khả năng làm nền tảng cho những cái hiển nhiên đối với bản thể trần tục
mù quáng và hạn chế của ta.

Vậy đâu là phƣơng thuốc cho cuộc đời thống khổ và tàn ác này? Đó là một mục
tiêu cao nhất có thể. Vậy thì đâu là điều kiện tiên quyết để theo đuổi một mục
tiêu cao nhất có thể? Đó là ý chí chấp nhận mức độ trách nhiệm cao nhất — và
kèm theo các trách nhiệm mà ngƣời khác bỏ qua hay coi thƣờng. Ta có thể tự
hỏi: "Tại sao tôi nên đƣa vai ra gánh toàn bộ sức nặng? Cái đó không có gì khác
ngoài phải hy sinh, sự gian nan, và chuốc thêm rắc rối". Nhƣng điều gì khiến ta
chắc rằng ta không muốn vác thêm gánh nặng? Ta cần phảivùi đầu, một cách
tích cực, vào một công việc nặng nhọc, sâu sắc, quan trọng và khó khăn. Rồi
sau đó, khi ta tỉnh giấc giữa màn đêm với nhiều mối nghi ngờ bủa vây, ta vẫn tự
tin mà nói rằng: "Tuy còn nhiều sai sót, nhƣng ít ra tôi vẫn đang làm việc. Ít ra
tôi vẫn quan tâm tới bản thân. Ít ra tôi vẫn hữu dụng trong gia đình, và đối với
những ngƣời khác. Ít ra tôi vẫn đang di chuyển, tiến về phía trƣớc, dƣới sức
nặng mà tôi đang gánh vác". Ta có thể đạt đƣợc một ít lòng tự trọng theo cách
đó — nhƣng đó không phải là cấu trúc tâm lý nông cạn có liên quan tới cách ta
phân tách bản thân lúc đó. Điều đó sâu sắc hơn nhiều — và nó không chỉ thuộc
về tâm lý học. Nó có thực, cũng nhƣ nó thuộc về tâm lý học.

Cuộc đời ta trở nên đầy ý nghĩa theo tỷ lệ chính xác với chiều sâu trách nhiệm
mà ta sẵn sàng mang trên vai. Đó là bởi vì ta đang thực tâm tham gia vào việc
làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Ta giảm tới mức thấp nhất nỗi đau không cần
thiết. Ta động viên những ngƣời xung quanh, bằng hành động hay lời nói. Ta
xua đuổi tà ác ra khỏi tim ta và tim ngƣời khác. Một ngƣời thợ nề có thể tự hỏi
về công việc xếp từng viên gạch lên một cách đơn điệu của mình, từng viên
một. Nhƣng có lẽ anh không chỉ đơn thuần là xếp từng viên gạch. Có lẽ anh
đang xây nên một bức tƣờng. Và bức tƣờng đó là một phần của tòa nhà. Và tòa
nhà đó có thể là một ngôi giáo đƣờng. Và mục đích của ngôi giáo đƣờng chính
là để tôn vinh cho Điều Thiện Tối Cao. Và dƣới hoàn cảnh nhƣ vậy, mỗi viên
gạch đều góp phần vào tính thiêng liêng. Và nếu những gì ta làm hàng ngày vẫn
chƣa đủ, thì có lẽ ta vẫn chƣa nhắm tới việc xây nên ngôi giáo đƣờng. Và đó là
do ta chƣa nhắm tới mục tiêu cao cả. Bởi vì nếu ta đã nhắm tới đó, ta sẽ trải
nghiệm đƣợc cảm giác có ý nghĩa trong mối liên hệ với mục tiêu đủ cao, và đó
sẽ biện minh cho sự khốn khổ và hạn chế của cuộc đời ta. Nếu ta theo đuổi
những thứ có ý nghĩa, ta sẽ cảm thấy mải mê với cuộc sống này. Ta đang đi trên
một con đƣờng có ý nghĩa. Thứ bản năng tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc và đáng tin
cậy nhất — nếu không bị biến thái bởi việc tự lừa dối và tội lỗi (không còn cách
nào khác để miêu tả) — biểu lộ rõ ràng khi ta đang đi trên con đƣờng đức hạnh
cao cả nhất.

Cảm giác về ý nghĩa là một chỉ báo cho biết rằng ta đang đi đúng đƣờng. Chỉ
báo này là, mà toàn bộ phức cảm tạo ra bản thể ta, đang xếp hàng và hƣớng tới
mục tiêu đáng để theo đuổi — mục tiêu làm cân bằng thế giới này, mục tiêu tạo
ra sự hòa hợp. Đó là thứ mà khi ta nghe đƣợc thể hiện trong âm nhạc, và ý nghĩa
sâu sắc mà âm nhạc tạo ra. Có thể ta là một kẻ nổi loạn ƣa nghe nhạc
deathmetal. Ta luôn tỏ ra hoài nghi và bi quan sâu sắc. Ta không tìm ra ý nghĩa
ở bất cứ đâu. Ta ghét bỏ mọi thứ, chỉ tin vào nguyên tắc. Nhƣng khi tay nghệ sỹ
guitar lead và ban nhạc deathmetal của anh ta bắt đầu làm rung chuyển sân khấu
bởi các giai điệu đó — từng nốt nhạc hòa vào nhau — và ta hoàn toàn bị thu
hút! "A, Tôi không tin vào bất cứ thứ gì — nhƣng, Chúa ơi, bản nhạc này!" Và
cho dù lời nhạc có hủy diệt, có hƣ vô, có hoài nghi, có cay đắng hay vô vọng tới
đâu thì cũng không quan trọng, bởi vì giai điệu đánh thức và gọi tên linh hồn ta,
tràn ngập bởi ý nghĩa thân mật, đồng thời lay động ta, nên ta hòa cơ thể mình
vào giai điệu, và rồi ta gật đầu dậm chân theo giai điệu, tham gia bất chấp bản
thân. Đó là những giai điệu âm thanh, đƣợc xếp chồng lên nhau một cách hài
hòa, chuyển động theo cùng một hƣớng, đoán trƣớc hay không thể đoán trƣớc,
trong sự cân bằng hoàn hảo: trật tự và hỗn loạn, trong điệu nhảy vĩnh hằng. Và
ta nhảy cùng nó, cho dù ta có bị khinh thƣờng tới nhƣờng nào. Ta hòa bản thân
vào giai điệu định hƣớng đó. Và đó là khi ta nhận ra đƣợc ý nghĩa để tồn tại.

Ta bị trói buộc bởi một bản năng — một linh hồn — dẫn dắt ta tiến tới lợi ích
tối cao. Nó kêu gọi ta tránh khỏi địa ngục và lên thiên đƣờng. Và bởi vì nó ở đó,
cho nên ta nhận thấy bản thân mình thƣờng xuyên bị vỡ mộng. Mọi ngƣời làm
ta thất vọng. Ta phản bội bản thân; ta đánh mất mối liên hệ có ý nghĩa với nơi
làm việc, đồng nghiệp hay sếp. Ta nghĩ, "Thế giới này sai rồi. Lúc nào cũng làm
ta gặp rắc rối lớn". Tuy nhiên, nỗi thất vọng này có thể đƣợc coi nhƣ là chỉ báo
của định mệnh. Nó nhắc về cái trách nhiệm đã thoái ẩn — về những thứ chƣa
hoàn thành, về những thứ vẫn cần phải được hoàn thành. Ta bị kích thích về
cáo nhu cầu đó. Chánh phủ làm phiền ta, công việc làm ta cay đắng và bực bội,
gia đình làm ta không hạnh phúc, và những kẻ vô trách nhiệm xung quanh làm
ta thất vọng. Sau cùng, có những thứ luôn đòi hỏi đƣợc hoàn thiện. Ta phẫn nộ
vì những thứ cần làm nhưng chưa được làm. Tuy nhiên, cơn giận đó — cơn
phẫn nộ đó — lại là một cánh cửa để giải thoát. Quan sát cái trách nhiệm bị
thoái thác đó là chỉ báo của định mệnh và ý nghĩa. Phần trong ta đƣợc định
hƣớng tới cái lợi ích tối cao đang chỉ ra sự chia rẽ giữa cái lý tƣởng ta có thể
hình dung — cái lý tƣởng ám ảnh ta — với cái thực tại ta đang trải nghiệm. Ở
đây có một chỗ gián đoạn, và nó cần phải đƣợc liền mạch. Ta có thể nhƣờng
chỗ cho cơn thịnh nộ, và đổ lỗi cho kẻ khác — cho dù họ không có lỗi lầm gì.
Hay ta có thể hiểu đƣợc rằng nỗi thất vọng của ta là một chỉ báo từ sâu thẳm
trong bản thân rằng có một cái gì đó sai trái cần phải đƣợc sửa chữa cho đúng
— và, có lẽ, bởi bản thân ta. Cái mối quan tâm, sự khó chịu, sự phân tâm đó là
gì? Đó không phải là lời kêu gọi tới hạnh phúc. Đó là lời kêu gọi hành động và
du hành vào đới sống thực tại. Một lần nữa, hãy xem xét câu chuyện trong Kinh
Thánh về Abraham. Thiên Chúa xuất hiện trƣớc mặt Abraham và nói,

Vả, Đức Jehova có phán cùng Abraham rằng: Ngƣơi hãy ra khỏi quê hƣơng,
vòng bà con và nhà cha ngƣơi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
Ta sẽ làm cho ngƣơi nên một dân lớn; ta sẽ ban phƣớc cho ngƣơi, cùng làm nổi
danh ngƣơi, và ngƣơi sẽ thành một nguồn phƣớc.
Ta sẽ ban phƣớc cho ngƣời nào chúc phƣớc ngƣơi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngƣơi;
và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngƣơi mà đƣợc phƣớc. (Sáng Thế Ký 12:1–3)

Abraham mắc sai lầm khi ở trong lều của cha mình quá lâu năm. Nhƣng nếu
Thiên Chúa đã kêu gọi, thì tốt hơn ta nên chú ý tới, cho dù có trễ (và đó là hy
vọng thực sự, cho ai vẫn tin rằng họ đã quá trễ). Abraham rời bỏ quê hƣơng, và
ngƣời thân, nhà của cha và dấn thân ra ngoài thế giới, đi theo tiếng gọi của lời
thì thầm; đi theo tiếng gọi của Chúa. Và đó không phải là lời kêu gọi tới hạnh
phúc. Đó hoàn toàn là một thảm họa đẫm máu mà ta đã thảo luận trƣớc đó: nạn
đói, chiến tranh, và xung đột quốc gia. Và đó khiến cho một cá nhân thích hợp
(không chỉ là Abraham) nghi ngờ tính khôn ngoan khi nghe theo lời Chúa và
lƣơng tâm, và nghi ngờ việc nhận lấy trách nhiệm tự trị và gánh nặng của cuộc
phiêu lƣu. Tốt hơn hết là nằm ở nhà mà ăn nho trong sự bảo bọc của Cha mình.
Tuy nhiên, lời kêu gọi ta dấn thân ra ngoài thế giới — tới định mệnh của mình
— thƣờng không dễ dàng. Đó thƣờng là đấu tranh và xung đột. Đó thƣờng là sự
tranh dành cay đắng và là vở kịch chết ngƣời của các bên đối lập. Đó là cuộc
phiêu lƣu để đời có thể xảy ra — không thể tránh khỏi — sẽ khiến ta bức bối,
làm ta thất vọng và lung lay, khi ta tập trung chú ý vào tiếng gọi của lƣơng tâm,
mang gánh nặng trách nhiệm trên vai, nỗ lực thiết lập bản thân và thế giới cho
đúng. Nhƣng luôn tồn tại một ý nghĩa sâu xa, sẽ dẫn dắt và che chở ta, chở đợi
đƣợc khám phá. Đó là nơi mà mọi thứ đều xếp hàng chờ ta; là nơi mà mọi thứ
đã từng tan vỡ thành từng mảnh sẽ hòa nhập lại với nhau; là nơi mà mục tiêu
cuối cùng sẽ tự hiển hiện ra trƣớc mắt; là nơi mà những gì đúng đắn và tốt đẹp
sẽ đƣợc hỗ trợ, còn những thứ yếu đuối, bức bối, ngạo mạn và mang tính hủy
diệt đều bị loại bỏ. Đó là nơi mà cuộc đời đáng sống sẽ đƣợc phát hiện mãi mãi
— và là nơi mà ta, vơi tƣ cách cá nhân, có thể tìm ra chỉ khi ta sẵn sàng.

Hãy lƣu ý rằng cơ hội lẩn khuất tại nơi mà trách nhiệm thoái trào.
QUY LUẬT V

ĐỪNG LÀM NHỮNG GÌ TA GHÉT

TRẬT TỰ BỆNH LÝ TRONG VỎ BỌC HÀNG NGÀY

Tôi từng tƣ vấn cho một bệnh nhân, ngƣời này phải chịu đựng hàng loạt các trò
ngu ngốc nhƣ là một phần trong công việc của cô tại một tập đoàn khổng lồ. Cô
là một ngƣời nhạy cảm và chân thành, phải cố điều khiển và chống cự với cuộc
sống khó khăn trƣớc mắt, đồng thời mơ ƣớc đƣợc thực sự làm việc và đóng góp
trong một môi trƣờng phù hợp với tính cách chân thành và nhạy cảm của cô. Cô
trở thành đối tƣợng, khi đang làm việc trong môi trƣờng công ty với một tranh
chấp trực tiếp kéo dài và thông qua email, cho thuật ngữ "flip chart", có nghĩa là
"bảng lật" (một cụm từ phổ biến, miêu tả một mặt phẳng đứng trên một giá đỡ
ba chân, thƣờng đƣợc kẹp các xấp giấy) trên thực tế là một thuật ngữ về việc bị
lạm dụng. Đối với nhiều ngƣời vẫn còn khó có thể tin đƣợc rằng các cuộc trò
chuyện nhƣ vậy lại chiếm nhiều giờ làm việc các nhân viên công ty, hãy tìm
kiếm nhanh trên Google. Kết quả sẽ hiện ra "xúc phạm bằng flip chart". Ta sẽ
ngay lập tức thấy đƣợc mối quan tâm về vấn đề đang thực sự tồn tại và phổ biến
này. Cấp trên của cô nhiều lần tổ chức cuộc họp để bàn luận về vấn đề này.

"Flip" từng có thời gian đƣợc sử dụng nhƣ là một thuật ngữ xúc phạm ngƣời
Philippine (hiện tại thì tôi ít thấy ai sử dụng). Ngay cả cách phát âm cũng không
có liên quan gì tới cụm từ ―flip chart‖, cấp trên của cô chắc chắn cảm thấy họ
tốn thời gian bàn luận về bản chất định kiến giả định của cụm từ đó và cố tìm
một thuật ngữ thay thế, về việc sử dụng chính thức một cụm từ khác giữa các
nhân viên. Tất cả điều này bất chấp thực tế rằng không có nhân viên quốc tịch
Philippine hay có gốc gác Philippine nào phàn nàn về việc sử dụng thuật ngữ
này trong công ty. Theo Công ty Global Language Monitor (Giám sát Ngôn ngữ
Toàn cầu, truy cập theo đƣờng dẫn languagemonitor.com), mà các giám sát trực
thuộc không chấp nhận việc sử dụng ngôn từ đúng đắn về mặt chánh trị, thuật
ngữ thích hợp giờ đây gọi là "tắc chữ" (writing block), bất chấp thực tế rằng
thuật ngữ "flip chart" không đƣợc coi là bị "tắc".

Trong bất kỳ trƣờng hợp nào, công ty đã quyết định sử dụng một thuật ngữ mới
là "easel pad" (có nghĩa giá vẽ), mà có vẻ nhƣ chính xác hơn về mặt chi tiết —
giải pháp tƣơng đối thanh lịch này không làm giảm đi sự ngu ngốc của vấn đề.
Sau cùng, ta còn có hàng loạt thuật ngữ nhƣ "flip-flopped" (lật ngửa), "flippant"
(lầm lỳ), "flipflops" (dép Lào), "flippers" (chân nhái) và còn nhiều nữa, ít nhất
là có hai thuật ngữ trong số vừa kể trên còn có ý xúc phạm khi nói ra hơn thuật
ngữ "flip chart", nếu nhƣ ta lo lắng về bản thân với những thứ nhƣ vậy. Giờ đây,
ta có thể tự hỏi: "Đâu là sự khác nhau khi ta tạo ra một thay đổi nhỏ trong việc
sử dụng thuật ngữ? Đó là một vấn đề không đáng kể. Tại sao ngƣời ta lại lo lắng
về thực tế rằng một thay đổi nhỏ nhƣ vậy lại đƣợc đem ra bàn luận? Tại sao lại
không phớt lờ nó, bởi vì tốt nhất là nên phớt lờ những thứ điên rồ, và tập trung
vào những thứ quan trọng hơn?" Tất nhiên, bởi vì ta có thể tuyên bố rằng tập
trung vào những ngƣời có liên quan tới những vấn đề nhƣ vậy thì cũng tốn thời
gian nhƣ tham gia vào cuộc thảo luận ngay từ đầu. Và tôi sẽ nói rằng đó chính
là câu hỏi hóc búa mà Quy luật V cố đƣa ra ánh sáng. Khi nào thì ta mới dừng
tham dự vào một quá trình đáng lo ngại khi ta trông thấy, hoặc ta tƣởng là trông
thấy, mở ra trƣớc mắt ta?

Khi lần đầu tiên bệnh nhân viết thƣ kể cho tôi nghe về thực tế không chỉ là một
chuỗi quá trình thảo luận về việc sử dụng thuật ngữ "flip chart" đƣợc đón nhận
bởi các đồng nghiệp của cô, mà còn là một cuộc cạnh tranh phân loại ngay lập
tức xuất hiện để xác định và truyền đạt các từ ngữ bổ sung cũng có thể gây khó
chịu*. "Blackboard" (bảng đen) cũng chịu chung số phận, nhƣ từ "master key"
(chìa khóa tổng) (từ đầu tiên có lẽ là do chứa tiền tố "black" (đen) — ngay cả
khi nó thực sự đen — thì quá phân biệt chủng tộc trong thời đại siêu nhạy cảm
ngày nay; cái sau là bởi do mối liên hệ giả định tới lịch sử chiếm hữu nô lệ).
Bệnh nhân của tôi cố làm cho hợp lý những gì cô đang chứng kiến: "Những
cuộc thảo luận nhƣ vậy tạo ra cho mọi ngƣời cảm giác bề ngoài là tốt, cao quý,
từ bi, cởi mở và khôn ngoan. Vì vậy, nếu vì lợi ích của cuộc tranh luận mà bất
cứ ai không đồng ý, làm thế nào ngƣời đó có thể tham gia cuộc thảo luận mà
không bị coi là phản nhiệt huyết, đầu óc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc và độc
ác?"
*Tôi đã đƣợc bệnh nhân cho phép truyền đạt rõ ràng và trực tiếp tất cả thông tin theo cách này.

Cô cũng tỏ ra hỗn loạn bởi vì không ai tại nơi làm việc bị làm phiền bởi bất kỳ
nhóm ngƣời nhất định nào cũng có thể tự ban phát cho mình quyền cấm nói bất
cứ từ ngữ nào (và coi thƣờng hoặc thậm chí kỷ luật những ngƣời sử dụng) mà
không nhận thấy bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nào từ phía họ đồng thời
không nhận thức đƣợc sự nguy hiểm của việc kiểm duyệt đó, có thể dễ dàng mở
rộng ra các hình thức khác, chẳng hạn nhƣ ý kiến cá nhân, chủ đề của cuộc trò
chuyện — hoặc sách. Cuối cùng, cô tin rằng toàn bộ cuộc thảo luận tạo thành
một ví dụ điển hình cho "tính đa dạng", "tính toàn diện" và "tính công bằng" —
các thuật ngữ trở thành câu thần chú thực sự cho các bộ phận nhƣ Quản lý Nhân
sự hoặc Nghiên cứu và Phát triển (bộ phận sau là nơi cô làm việc). Cô coi đó là
"động cơ truyền bá tƣ tƣởng và tuyên truyền ý thức hệ trong công ty" và là một
phần của cách thức mà tính đúng đắn chánh trị đƣợc định hình, và hơn hết,
nhiều chƣơng trình học đại học đã mở rộng phạm vi hoạt động sang một nền
văn hóa rộng lớn hơn. Tuy nhiên, quan trọng hơn, cô viết thƣ hỏi tôi rằng, "Đó
có phải là trƣờng hợp mà ở đó đủ là đủ, đúng không?" Ta dừng lại ở đâu và khi
nào? Nếu giả định một số ít ngƣời thậm chí tìm ra một số từ có tính xúc phạm
nhiều hơn nữa, khi đó thì sao? Ta có tiếp tục cấm nói nữa không?"
Những gì mà bệnh nhân của tôi nhận thức đƣợc — ít nhất là nhƣ cô lo lắng —
là đó không phải một sự kiện đơn nhất, về mặt giả thuyết, có khả năng hƣớng
những ngƣời tham dự vào con đƣờng nguy hiểm, nhƣng một chuỗi các sự kiện
có thể xác định rõ ràng và có liên quan nhân quả, tất cả đều đi theo cùng một
hƣớng. Các sự kiện đó dƣờng nhƣ tạo thành một khuôn mẫu nhất quán, gắn liền
với một hệ tƣ tƣởng đƣợc định hƣớng trong một ý thức hệ, một cách rõ ràng và
ẩn ý. Hơn nữa, tác động của quá trình định hƣớng đó đã tự thể hiện ra, bằng mọi
hình thức, trong một khoảng thời gian hợp lý, không chỉ trong thế giới doanh
nghiệp mà bệnh nhân của tôi sinh sống, mà còn trong thế giới rộng lớn hơn của
các thể chế chánh trị và xã hội xung quanh công ty mà cô làm việc. Mặc dù bị
cô lập trong bộ phận làm việc (chính là tâm điểm cơn sốt hệ tƣ tƣởng của công
ty đang đƣợc đề cập), cô có thể thấy xung quanh mình bằng chứng về các quy
trình làm phiền tới cô cũng có ảnh hƣởng bất lợi tới ngƣời khác. Và sau đó là
ảnh hƣởng tới lƣơng tâm của cô. Điều quan trọng là phải hiểu đƣợc rằng các
vấn đề này không phải là những khái niệm tiểu luận triết học đối với cô. Chúng
thực sự làm phiền và làm đảo lộn cuộc sống của cô.

Tất nhiên, đó là trƣờng hợp mất tinh thần do đƣợc yêu cầu làm những việc ngu
ngốc và đầy ghen ghét. Ai đó đƣợc giao một nhiệm vụ vô nghĩa hoặc thậm chí
là phản tác dụng sẽ thu mình lại, nếu họ có bất kỳ ý thức nào, và nhận thấy bản
thân có rất ít động lực để thực hiện nhiệm vụ. Tại sao? Bởi vì mỗi sợi dây tế bào
riêng biệt của họ phải đấu tranh chống lại tính cấp thiết. Ta làm việc mà ta đang
làm bởi vì ta nghĩ việc đó là quan trọng, trong mối quan hệ so sánh với các việc
khác cũng có thể quan trọng. Ta tôn trọng những thứ ta đánh giá là đáng để hy
sinh thân mình và theo đuổi. Cái giá trị thiêng liêng đó là động lực cho ta hành
động, bất chấp thực tế là hành động đôi khi gây nguy hiểm và khó khăn. Khi ta
đƣợc kêu gọi làm những việc mà ta ghét và cảm thấy ngu ngốc, đồng thời ta bị
ép buộc phải hành động ngƣợc lại với cấu trúc giá trị đã từng là động lực cho ta
tiến về phía trƣớc một cách vững vàng đồng thời bảo vệ ta khỏi đắm chìm vào
hoang mang và kinh hoàng. "Đối với bản thân ta là chân lý"(¹), nhƣ Polonius đã
tuyên bố, trong vở kịch Hamlet của Shakespeare. Cái "bản thân" đó — cái tinh
thần nguyên vẹn đó — thực sự là con thuyền cứu ta trong cơn cuồng phong và
sóng nƣớc dâng cao. Hành động vi phạm giới luật của bản thân — niềm tin cơ
bản của bản thân — chính là nhảy ra khỏi con tàu đó để tiến vào bãi cạn của
diệt vong. Hành động vi phạm giới luật của cái bản thân cơ bản đó chính là ăn
gian ngay trong trò chơi ta chơi với bản thân, để chịu đựng nỗi trống rỗng của
việc bị phản bội, để cảm nhận một cách trừu tƣợng và rồi trải nghiệm hình thức
thế hiện sự mất mát chắc chắn sẽ tới.

Bệnh nhân của tôi phải trả giá cái giá nhƣ thế nào để phục tùng mệnh lệnh độc
đoán từ cấp trên của cô? Cô từng là một ngƣời nhập cƣ từ một quốc gia thành
viên của khối Soviet cũ và đã có trải nghiệm hƣơng vị đầy đủ từ một ý thức hệ
độc tài. Hậu quả là, cô không thể xác định làm thế nào để cô có thể phản đối
những gì đang xảy ra, và khiến cô cảm thấy vừa yếu đuối vừa là đồng lõa. Hơn
nữa, không một ngƣời nhạy cảm nào có thể duy trì động lực làm việc ở bất cứ
nơi nào nhƣ công ty cô đang cộng tác, nơi những điều vô lý của một loại khái
niệm không chỉ liên tục xảy ra mà còn đƣợc khuyến khích, hoặc thậm chí còn tệ
hơn, là đƣợc yêu cầu. Loại "hành động" nhƣ vậy chính là tự chế giễu năng suất
làm việc — ngay cả chính ý tƣởng về một công việc hiệu quả (trên thực tế, đó là
một phần của động cơ cho hành vi đó: những kẻ ghen tị với năng lực và năng
suất thực sự có mọi lý do để phá hoại và dèm pha). Vì vậy, cô phải làm gì với
tình trạng mất tinh thần mà cô đang chịu đựng?

Bệnh nhân của tôi cảm thấy không đủ tin tƣởng vào vị trí của cô hoặc vào khả
năng của cấp trên để tiến hành một cuộc thảo luận chân thành với họ về các
phản đối của cô, mặc dù rõ ràng từ những cuộc trò chuyện với tôi, cô rất mong
muốn thoát khỏi tình huống này. Hậu quả là, cô bắt đầu thực hiện những hoạt
động phòng thủ. Nhƣ ta đã thảo luận, cô đang tham gia phát triển các dự án
nghiên cứu tại gia. Do đó, có khả năng cô bắt đầu tách ra, làm việc với tƣ cách
là một diễn giả tại các hội nghị của công ty. Mặc dù cô chƣa từng đối đầu trực
tiếp với vấn đề "flip chart" (và có lẽ sẽ thực khôn ngoan khi tránh đối đầu với
nó), cô lại bắt đầu lên tiếng chống lại kiểu khoa học giả tạo đặc trƣng cho nhiều
ý tƣởng mà các cấp quản lý trong công ty, đặc biệt là trong bộ phận Quản lý
Nhân sự, coi đó là hợp lệ. Cô tổ chức một số buổi diễn thuyết, chỉ trích xu
hƣớng phổ biến của "phong cách học tập" — một lý thuyết dựa trên ý tƣởng
rằng có từ 4 đến 8 phƣơng thức khác nhau mà các cá nhân ƣa thích và sẽ hỗ trợ
họ nếu họ sử dụng để cố làm chủ một ý tƣởng mới. Ví dụ nhƣ, chúng bao gồm
thị giác, thính giác, lời nói, thể chất và logic, và nhiều cái khác nữa.

Vấn đề của lý thuyết phong cách học tập là gì? Về cơ bản: không tồn tại bất kỳ
bằng chứng khả thi nào. Đầu tiên, mặc dù các sanh viên có thể thể hiện một sở
thích thu thập thông tin từ một cách, trên thực tế thông tin đƣợc truyền tải dƣới
hình thức đó không cải thiện kết quả học tập của họ. Thứ hai (và hợp lý hơn vấn
đề đầu tiên), không có bằng chứng cho thấy các giáo viên có thể đánh giá chính
xác "phong cách học tập" của sanh viên(³). Vì vậy, mặc dù không có khả năng
bệnh nhân của tôi đối mặt trực tiếp với cái vấn đề ngu ngốc đang làm phiền lòng
cô, sau một thời gian dài lên chiến lƣợc và làm nhiều việc, cô đã xoay sở để đẩy
lùi rất hiểu quả sự thiếu hiểu biết đặc trƣng cho những gì vƣợt qua kiến thức
thuộc về tâm lý học trong một nhóm nhỏ các đồng nghiệp của cô (cũng nhƣ
những ngƣời làm trong công ty khác, gặp những vấn đề tƣơng tự). Cô còn hoàn
thành một số công việc khi còn làm phóng viên cho một tờ báo lớn ở Albania,
quê hƣơng của cô, và coi đó là công việc ƣu tiên cao hơn. Mức lƣơng của công
việc tƣơng đối khá thấp, nhƣng cô đã tạo dựng đƣợc danh tiếng đáng kể ở đó, và
đấu tranh hết sức mình để cho xuất bản những gì cô tin tƣởng, cảnh báo các
công dân của một quốc gia từng thuộc khối Cộng Sản đứng lên chống lại quan
điểm toàn trị bắt đầu thu hút những ngƣời phƣơng Tây.
Cái giá nào mà cô phải trả để quyết định đứng dậy và chiến đấu? Khi bắt đầu,
cô phải đối mặt với nỗi sợ bị trả thù, cũng nhƣ thực tế rằng nỗi sợ nhƣ vậy —
kết hợp với sự chán ghét sâu sắc đối với việc vận động ý thức hệ đặc trƣng tại
nơi làm việc — sẽ hủy diệt niềm hứng thú làm việc tại công sở của cô, cũng nhƣ
sẽ khiến cho cô cảm thấy không thích đáng và hèn nhát. Sau đó, cô phải nới
rộng các hoạt động nghề nghiệp của mình: đầu tiên, chấp nhận rủi ro trở thành
diễn giả tại các buổi hội thảo ở công ty (và ngƣời ta thƣờng chán ghét việc phải
nói trƣớc công chúng — đó là một nỗi sợ thƣờng thấy, thƣờng cản trở việc tiến
thân trong công việc một cách nghiêm trọng); thứ hai, làm chủ văn hóa, cho
phép cô phát biểu trong phong thái hiểu biết và đáng tin cậy; thứ ba, trình bày
văn bản, với tính chất phê phán, nhất định sẽ xúc phạm một tỷ lệ lớn trong số
các khán giả (chính xác là những kẻ đã chấp nhận hay đang tuyên truyền những
lý thuyết mà cô đánh giá là không có uy tín). Tất cả các điều này có nghĩa là cô
phải đối mặt với nỗi sợ của mình — khi bất động cũng nhƣ khi hành động. Các
hành vi này thử thách cô một cách sâu sắc — nhƣng kết quả lại là cơ hội để cô
mở rộng nhân cách và năng lực của cô, cũng nhƣ kiến thức cần có để cô đóng
góp cho xã hội.

Tôi tin rằng ngƣời ta nên làm việc thiện, cho dù việc thiện đó có nhỏ nhặt thế
nào, bởi vì có liên hệ với việc lan tỏa điều thiện trên khắp thế giới hơn mọi
ngƣời nghĩ, và tôi cũng nghĩ nhƣ vậy về cái ác. Ta ít nhiều đều có trách nhiệm
đối với tình trạng chung của thế giới, hơn là ta tin hoặc cảm thấy thoải mái tin
tƣởng. Nếu không chú ý cẩn thận, nền văn hòa sẽ đi tới chỗ bị tha hóa. Chế độ
chuyên chế phát triển một cách chậm chạp, và đòi hỏi ta nhƣờng từng bƣớc nhỏ
một. Nhƣng ta nhƣờng một bƣớc thì chúng sẽ lấn thêm một bƣớc. Mỗi lần ta
phản bội lƣơng tâm, mỗi lần ta im lặng (thay vì cảm thấy phẫn nộ khi ta im
lặng), và mỗi lần ta hợp thức hóa thì chỉ càng làm suy yếu thêm khả năng khàng
cự và làm tăng thêm xác suất ta phải nhƣờng thêm một bƣớc nữa cho chế độ
toàn trị. Đó là trƣờng hợp thƣờng thấy khi những ngƣời thúc đẩy niềm vui khi
họ có đƣợc sức mạnh — và những kẻ nhƣ vậy luôn tồn tại. Tốt hơn là hãy luôn
hƣớng về phía trƣớc, tỉnh táo, khi cái giá phải trả còn thấp — và, có lẽ, khi phần
thƣởng tiềm tàng vẫn chƣa biến mất. Tốt hơn hết là hãy đứng thẳng và hƣớng về
phía trƣớc, trƣớc khi bị tổn hại một cách không thể cứu vãn. Không may, nhân
loại thƣờng hành động bất chấp lƣơng tâm — ngay cả khi họ biết điều đó — và
địa ngục có xu hƣớng từng bƣớc càng gần, khi xuất hiện hết phản bội này tới
phản bội khác. Và nên tƣởng nhớ tới một số rất ít ngƣời dám đứng lên chống lại
những cái mà họ cho là sai trái khi hậu quả cho việc dũng cảm đó là bị khinh bỉ.
Điều này cần phải xem xét một cách sâu sắc, nếu ta quan tâm tới việc sống một
cuộc sống có đạo đức và cẩn thận: nếu ta không lên tiếng phản đối khi những vi
phạm trái với lƣơng tâm còn chƣa đáng kể, tại sao lại cho rằng ta sẽ không sẵn
sàng tham gia khi những vi phạm này thực sự vƣợt ra khỏi tầm tay?

Một phần của việc Vƣợt Lên Trật Tự là việc có hiểu biết khi ta có đƣợc một lý
do. Một phần của việc Vƣợt Lên Trật Tự là thấu hiểu rằng lƣơng tâm ta có một
yêu cầu chính yếu bắt ta phải hành động, thay thế nghĩa vụ xã hội thông thƣờng
của ta. Nếu ta quyết định đứng lên và từ chối mệnh lệnh, nếu ta làm việc mà
ngƣời khác không tán thành nhƣng ta tin tƣởng tuyệt đối là đúng, thì ta phải tự
tin vào chính bản thân mình. Có nghĩa là ta phải nỗ lực sống một cuộc đời có ý
nghĩa, chân thành và hiệu quả (chính xác là loại đặc trƣng cho ngƣời khác mà ta
có xu hƣớng tin tƣởng). Nếu ta hành động trong danh dự, để chứng minh bản
thân mình là một ngƣời đáng tin cậy, thì ta phải quyết định từ chối tuân thủ hoặc
hành động theo cách trái với kỳ vọng của công chúng để giúp xã hội duy trì
chính vị thế của bản thân. Bằng cách đó, ta có thể trở thành một phần của lực
lƣợng chân lý chấm dứt chế độ toàn trị và ngăn ngừa sự tha hóa. Mỗi cá nhân có
tự chủ, tỉnh táo và tuân theo lƣơng tâm của mình, chính là một lực lƣợng giúp
ngăn cản các thế lực, các cấu trúc cần thiết dẫn dắt các mối quan hệ chuẩn mực
xã hội, khỏi trở nên mù quáng và nguy hại.

Tôi thực tâm không muốn kết thúc phần này dựa trên ghi chú lạc quan một cách
sai lầm. Tôi biết đƣợc từ những thƣ từ trao đổi thêm với bệnh nhân rằng cô đã
chuyển công việc của mình từ công ty này sang công ty khác nhiều lần trong
những năm sau đó. Mỗi lần thay đổi nhƣ vậy, cô lại tìm thấy một vị trí tốt hơn,
có thể làm việc hiệu quả, hợp lý và có ý nghĩa. Tuy nhiên, dù có đƣợc thành
công, cô vẫn bị sa thải trong công cuộc tái cơ cấu của công ty, và kể từ đó cô
nhận thấy các công ty khác vẫn bị ám ảnh triệt để bởi việc sử dụng ngôn từ và
bản sắc chánh trị nhƣ công ty ban đầu. Khắp nơi đều tồn tại một con rồng hung
ác, và chúng thực khó bị đánh bại. Những nỗ lực của cô — công việc lột trần
các lý thuyết ngụy khoa học; công việc nhƣ là một phóng viên — đã giúp cô
chống chọi lại chứng trầm cảm và củng cố lòng tự trọng của cô.

CỦNG CỐ VỊ TRÍ

Khi nền văn hóa tan rã — bởi vì bản thân nền văn hóa từ chối tập trung vào căn
bệnh lý riêng của mình; bởi vì ngƣời anh hùng đƣợc khải thị chƣa xuất hiện —
để cho hỗn loạn tàn phá mọi thứ. Dƣới các điều kiện nhƣ vậy, mỗi cá nhân có
thể tự nguyện, nếu họ dám, vùi vào hố sâu và tái khám phá các nguyên tắc vĩnh
hằng để tái tạo lại tầm nhìn và cuộc sống. Cái thay đổi chính là nỗi tuyệt vọng,
sự tha hóa, và chủ nghĩa hƣ vô — tự nguyện khuất phục mà không cần suy tính
trƣớc những lời giả dối của chủ nghĩa không tƣởng độc tài toàn trị và sống nhƣ
một nô lệ khốn khổ, dối trá và phẫn uất.

Thay vì nếu ta ƣớc đƣợc gia nhập vào một tập đoàn khổng lồ — ngay cả khi ta
coi bản thân nhƣ là một bánh răng nhỏ — ta vẫn đƣợc yêu cầu không nên làm
những gì ta ghét. Ta phải củng cố vị trí của mình, bất kể nó có xấu tính hay nhỏ
nhặt tới mức nào, đối đầu với sự yếu kém đƣợc sắp xếp để làm suy yếu tinh thần
của ta, đối đầu với cơn hỗn loạn đang trỗi dậy, giải phóng ngƣời cha sắp chết
của ta từ vực sâu, và sống một cuộc đời chân thực và trung thực. Nếu không thì
Mẹ Tự nhiên sẽ quay mặt đi, xã hội sẽ lộ ra nhƣợc điểm, và ta sẽ trở thành con
rối, đƣợc điều khiển bởi thế lực ma quái đằng sau bức màn — và một điều nữa:
đó là lỗi của ta. Không ai đƣợc chủ định sẵn sinh ra đã trở thành con rối.

Ta không vô vọng. Ngay cả trong đống đổ nát của một cuộc sống tan vỡ thành
từng mảnh, vũ khí hữu ích nhất cũng sẽ đƣợc phát hiện. Tƣơng tự nhƣ vậy, ngay
cả một tên khổng lồ có vẻ ngoài ghê gớm cũng không thể toàn năng nhƣ nó
tuyên bố. Hãy cho phép khả năng rằng ta sẽ chiến đấu chống lại chúng; rằng ta
sẽ phản kháng và duy trì linh hồn tốt đẹp của mình — và có lẽ là công việc của
ta. (Nhƣng một công việc tốt hơn sẽ xuất hiện nếu ta có thể chấp nhận ý tƣởng
chuyển đổi). Nếu ta sẵn sàng khái niệm hóa bản thân thành một ngƣời có thể —
và có lẽ, quan trọng hơn, thành một ngƣời nên — đứng thẳng ngƣời một cách
nhanh chóng, thì ta có thể cảm nhận đƣợc vũ khí trong tầm tay. Nếu những cái
ta làm khiến ta bốc đồng chỉ trích ngƣời khác; nếu những cái ta làm phá hủy
động lực tiến lên phía trƣớc của ta; nếu trạng thái hành động hay bất động của ta
làm cho ta khinh thƣờng bản thân, hoặc tệ hơn, khinh thƣờng thế giới; nếu cách
ta sống cuộc đời mình khiến ta khó cảm thấy hạnh phúc mỗi khi thức dậy vào
buổi sáng; nếu ta bị dày vò bởi cảm giác sâu thẳm khi tự phản bội bản thân —
có lẽ ta sẽ chọn cách phớt lờ giọng nói thì thầm nghiêng về phía, khi ta xem xét,
một cái gì đó chỉ thu hút đƣợc những kẻ yếu và ngây thơ.

Nếu ta đi làm, hay đƣợc kêu gọi làm những gì khiến ta khinh thƣờng bản thân
— yếu đuối và xấu hổ, giống nhƣ đang đả kích ngƣời ta yêu thƣơng, không sẵn
sàng làm việc hiệu quả, và làm cuộc sống của ta thêm bệnh hoạn — có thể đó là
thời gian để thiền định, cân nhắc, lập chiến lƣợc và đặt mình vào vị trí mà ta có
khả năng từ chối*. Có lẽ ta sẽ thu đƣợc sự tôn trọng từ những kẻ đứng bên kia
ranh giới đạo đức, ngay cả khi ta phải trả cái giá quá cao cho hành động của
mình. Có lẽ họ sẽ nghĩ lại về lập trƣờng của mình — nếu không phải thời gian
bây giờ (khi họ trở nên căn rứt lƣơng tâm).
*Có lẽ không chỉ một lần, bởi vì điều đó khiến phản ứng của ta trở nên quá bốc đồng; có lẽ không chỉ hai lần,
bởi vì vẫn không thể cấu thành bằng chứng để mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến thực sự; mà chắc chắn là lần
thứ ba, khi một khuôn mẫu đã hoàn toàn đƣợc xây dựng xong.

TÍNH THỰC TẾ

Có lẽ ta cũng nên đặt bản thân vào một nƣớc đi khác — ví dụ, tìm một công
việc khác, và ghi chú lại, "Công việc này đang giết chết linh hồn tôi, và công
việc này không thực sự dành cho tôi. Đã tới lúc bƣớc những bƣớc chân kỹ
lƣỡng và cần thiết để sắp xếp lại hồ sơ xin việc, và lao đầu ra ngoài tìm kiếm
một công việc mới" (nhƣng ta chỉ phải thành công đúng một lần). Có lẽ ta có
thể tìm thấy một công việc lƣơng cao hay thú vị hơn, và tại nơi làm việc mới đó,
ta có đƣợc các đồng nghiệp không chỉ không tìm cách tiêu diệt mà giúp hồi sinh
linh hồn ta một cách tích cực. Có lẽ nghe theo những yêu cầu của lƣơng tâm
này, trên thực tế, là kế hoạch tốt nhất có thể mà ta có — ở mức tối thiểu, nếu
không thì ta phải sống chung với cảm giác tự lừa dối bản thân và với việc ta
chịu đựng thứ mà ta thực sự không thể tha thứ nỗi. Chịu đựng nhƣ vậy thì
không lấy gì làm tốt đẹp.

Tôi có thể bị đuổi việc. Vậy thì chuẩn bị hành trang để ra ngoài tìm kiếm một
công việc khác, hy vọng là tốt hơn (hoặc chuẩn bị tinh thần tra tấn đầu óc cấp
trên bằng một cuộc tranh luận rõ ràng đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng). Và đừng bắt
đầu bằng việc giả định rằng từ bỏ công việc của mình, ngay cả khi bản thân tự
nguyện, phải là điều tồi tệ nhất.

Tôi sợ phải rời đi. Vậy thì, tất nhiên là ai cũng sợ, nhƣng nỗi sợ đó phải so sánh
với cái gì? Sợ tiếp tục một công việc mà tại đó cái bản thể trung tâm của ta đang
bị đe dọa; mà tại đó ta trở nên yếu hèn, bị khinh thƣờng nhiều hơn, cảm thấy
cay đắng hơn, càng bị áp lực và chế độ độc tài đè đầu hơn qua nhiều năm? Có
rất ít lựa chọn trong cuộc sống mà không xảy ra rủi ro gì, và ta phải cần thiết
hƣởng thụ một cách triệt để rủi ro của việc ở lại cũng nhƣ rủi ro của việc rời
khỏi. Tôi từng chứng kiến nhiều ngƣời rời đi, đôi khi sau nhiều năm lên kế
hoạch, và gặp kết thúc tốt đẹp, cả về mặt tâm lý và thực dụng, sau khoảng thời
gian mắc kẹt trong khó khăn.

Có lẽ không ai muốn thuê tôi. Vậy thì, tỷ lệ bị từ chối khi nộp hồ sơ vào một
chỗ làm mới là đặc biệt cao. Tôi thƣờng nói với các bệnh nhân rằng giả định tỷ
lệ là 50:1, vậy thì kỳ vọng của họ đã đƣợc đặt đùng cách. Trong nhiều trƣờng
hợp, ta sẽ đƣợc nhận vào vị trí mà ta đạt tiêu chuẩn. Nhƣng cái này thì rất hiếm
đồi với tư cách cá nhân. Thay vào đó, là điều kiện để tồn tại, một vòng lặp hậu
quả của cái gọi là sự phục tùng tùy tiện đối với các điều kiện xung quanh có giá
trị đặc trƣng cho xã hội. Đó là hậu quả của thực tế là hồ sơ xin việc của ta thực
dễ để phổ biến nhƣng khó đƣợc thông qua; rằng có một luật bất thành văn là
nhiều công việc thƣờng đƣợc ƣu tiên dành cho các ứng viên nội bộ (và vì vậy
mọi chuyện cứ tiếp diễn); và rằng nhiều công ty có thói quen giữ lại một số
lƣợng hồ sơ của ứng viên, đề phòng trƣờng hợp họ cần tuyển dụng nhanh. Đó là
một vấn đề có tính toán, một vấn đề về thống kê, một vấn đề thuộc về nền tảng
— và không nhất thiết đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì sai sót ở ta. Ta phải
liên tục kết hợp tất cả chủ nghĩa hiện thực bi quan đó vào kỳ vọng của mình, để
không trở nên thất vọng một cách vô lý. 150 hồ sơ ứng tuyển, hãy chọn cẩn
thận; từ 3 tới 5 cuộc phỏng vấn thì sẽ thành công. Đó có thể là một nhiệm vụ
kéo dài một năm hoặc hơn nữa. Nhƣng ít hơn nhiều so với một cuộc đời đầy
đau khổ với quỹ đạo đi xuống. Nhƣng cũng không phải là không có gì. Ta cần
củng cố vị trí của bản thân, lên kế hoạch và thu hút sự hỗ trợ từ những ngƣời
thực sự hiểu ta đang làm gì và tập hợp lại các đánh giá thực tế về khó khăn cũng
nhƣ các lựa chọn.
Giờ đây, cũng có thể do ta thiếu quá trình phát triển kỹ năng và ta phải cải thiện
hiệu suất làm việc để ta có thể nhận đƣợc nhiều cơ hội tuyển dụng ở nơi khác.
Nhƣng không có mất mát trong đó. Ta không thể nói "không" một cách hiệu
quả trong một lực lƣợng tha hóa khi các lựa chọn rời khỏi của ta thậm chí không
tồn tại. Do đó, ta có nghĩa vụ đạo đức là đặt mình vào vị trí của sức mạnh đƣợc
so sánh, và sau đó phải làm những gì cần thiết để tận dụng sức mạnh đó. Ta
cũng phải suy nghĩ về những tình huống xấu đi và thảo luận với những ngƣời sẽ
bị ảnh hƣởng bởi quyết định của ta. Nhƣng một lần nữa, thực đáng giá khi nhận
ra rằng ta nên ở yên một chỗ có thể không thực sự là tình huống tồi tệ nhất: tình
trạng sẽ lôi kéo ta và đầu độc ta chậm rãi theo nhiều năm. Đó không phải là một
cái chết tốt đẹp gì, ngay cả khi nó diễn ra từ từ, và có rất ít ngƣời phát biểu đƣợc
sự vô vọng khiến con ngƣời ta già đi nhanh chóng và mong mỏi chấm dứt sự
nghiệp, hoặc tệ hơn, là cuộc sống. Đó chính là việc không tự cải thiện mình.
Nhƣ một câu thành ngữ cổ xƣa từng nói: Nếu ta muốn chặt đuôi một con mèo,
đừng bao giờ khứa từng khứa một. Có thể ta sẽ phải trải qua vài năm đau đớn
khi nhận ra tình trạng suy thoái nặng nề, và yêu cầu bản thân lao ra ngoài tìm
kiếm 4, 5 hay 10 công việc mới một tuần, để rồi biết đƣợc rằng hồ sơ của mình
sẽ bị đẩy qua một bên mà không cần phải nhìn tới lần thứ hai. Nhƣng ta cần
phải thắng trò chơi xổ số này một lần, và vài năm khó khăn với hy vọng đánh
bại một cuộc đời chán nản khi gắn liền với một sự nghiệp áp lực và thoái hóa.

Và hãy để tôi làm rõ một điều: Đây không phải là một vấn đề đơn giản về việc
ta có ghét công việc của mình hay không, bởi vì công việc đó đòi hỏi ta phải
thức dậy sớm, hay lê thân xác đi làm ngay cả khi thời tiết quá nóng hoặc quá
lạnh, có gió hay khô hạn tới đâu, hay ta lƣời và chỉ muốn cuộn mình trong chăn
mà tận hƣởng. Đó không phải là vấn đề về sự thất vọng xuất hiện khi ta đƣợc
yêu cầu làm những thứ tầm thƣờng hay cần thiết nhƣ đổ rác, chà sàn, chà nhà
tắm, hoặc bất kỳ công việc nào xứng đáng nhƣng không đòi hỏi năng lực cao —
kể cả thâm niên. Cơn phẫn nộ xuất hiện bởi công việc cần thiết nhƣ vậy thƣờng
chỉ đơn thuần là bội bạc, không có khả năng chấp nhận một vị trí thấp kém ngay
từ đầu, không sẵn sàng chấp nhận một vị trí của kẻ khờ, hay kiêu ngạo và thiếu
nguyên tắc. Từ chối lời kêu gọi của lƣơng tâm không có nghĩa tƣơng tự nhƣ
việc bực bội về một vị trí thấp kém không những mong muốn.

Sự từ chối đó — cái việc phản bội lại tâm hồn đó — thực sự là việc đòi hỏi
phải làm một công việc vô lý, vô nghĩa và phản tác dụng một cách rõ ràng; là
đối xử bất công với kẻ khác và nói dối về điều đó; là dối trá, là phản bội bản thể
tƣơng lai của ta; là tự tra tấn và lạm dụng không cần thiết (và thầm lặng quan sát
ngƣời khác chịu đựng cùng nỗi khổ đó). Sự chối bỏ đó là nhắm mắt và quay
lƣng, là chấp thuận và thực hiện công việc phản bội lại các giá trị sâu sắc nhất
của ta và ăn gian ngay trong chính trò chơi của ta. Và không nghi ngờ gì khi địa
ngục đang chờ đón ta, với tƣ cách cá nhân và xã hội, khi ta chấp nhận các thái
độ và hành vi gây tổn hại tới lƣơng tâm của ta.
Đừng làm những thứ ta ghét.
QUY LUẬT VI

CHÔN VÙI Ý THỨC HỆ

SAI NƠI

Sau khi tôi xuất bản cuốn sách mới nhất, vợ tôi Tammy và tôi bắt tay vào tổ
chức một chuyến vòng quanh các quốc gia nói tiếng Anh và một phần Châu Âu,
chủ yếu là ở phía Bắc, để diễn thuyết. Hầu hết các sân khấu mà tôi đứng diễn
thuyết đều cổ xƣa và tuyệt đẹp, mỗi điểm nhấn của sân khấu đều mang đậm tính
lịch sử về nghệ thuật kiến trúc và văn hóa, nhiều nhóm nhạc mà chúng tôi yêu
thích và các nghệ sỹ khác đều đứng trên đó biểu diễn. Chúng tôi đã đặt 160 sân
khấu — có sức chứa vào khoảng 2500 tới 3000 ngƣời (mặc dù có vài địa điểm
nhỏ hơn ở Châu Âu, và lớn hơn ở Úc). Tôi tỏ ra rất ngạc nhiên vì trên thực tế ở
các buổi diễn thuyết của tôi có rất đông khán giả — và dƣờng nhƣ chúng tôi
nhận thấy rằng khán giả ở khắp mọi nơi. Điều ngạc nhiên tƣơng tự xuất hiện
trên YouTube và podcast của tôi — trên các kênh của riêng tôi, trong các buổi
phỏng vấn với ngƣời khác và trong vô số các đoạn clip nhỏ mà mọi ngƣời đã tự
nguyện cắt từ các cuộc nói chuyện và thảo luận dài hơi với báo chí. Những đoạn
clip nhƣ vậy đƣợc theo dõi tới hàng trăm triệu lần. Và cuối cùng, khi cuốn sách
kể trên đƣợc xuất bản, dự kiến sẽ bán đƣợc khoảng 4 triệu bản chỉ tính riêng
phiên bản tiếng Anh, và sẽ đƣợc dịch sang 50 ngôn ngữ khác. Thực khó có thể
tƣởng tƣợng đƣợc tại sao tôi lại tìm thấy cho mình một số lƣợng lớn khán giả
nhƣ vậy.

Chuyện gì đang diễn ra? Bất kỳ cá nhân nhạy cảm nào cũng sẽ sửng sốt — đó
là nói một cách nhẹ nhàng — bởi những điều kể trên. Dƣờng nhƣ công việc của
tôi chính là phát hiện ra những điểm còn thiếu sót trong cuộc sống của nhiều
ngƣời. Giờ đây, nhƣ tôi đã trình bày trƣớc đây, phần lớn nội dung tôi đƣa ra đều
là ý tƣởng của các nhà tâm lý học vĩ đại và các nhà tƣ tƣởng khác, và điều đó có
ít nhiều ích lợi. Nhƣng tôi cũng liên tục xem xét những sự kiện đặc trƣng khác
(nếu có) có thể thu hút sự chú ý của mọi ngƣời, và tôi thƣờng dựa vào hai nguồn
cung cấp thông tin để cố gắng xác định chính xác sự kiện đó. Đầu tiên là phản
hồi tôi nhận trực tiếp từ các cá nhân có liên quan, khi tôi gặp họ ngay sau các
buổi diễn thuyết hay khi họ thấy tôi trên đƣờng, trong quán cafe, trong sân bay,
hay các nơi công cộng khác.

Tại một thành phố nhỏ ở miền Trung Tây nƣớc Mỹ (tôi cho đó là ở Louisville),
một cậu thanh niên tới gặp tôi sau một buổi diễn thuyết và tâm sự, "Tôi nói
nhanh thôi. Hai năm trƣớc, tôi ra tù. Không nhà. Tuyệt vọng. Tôi bắt đầu tìm
nghe ông nói chuyện. Giờ đây tôi đã có việc làm toàn thời gian, và tôi có nhà,
và vợ tôi đã có với tôi đứa con đầu lòng — một bé gái. Cám ơn ông". Và câu
nói "Cám ơn ông" đi cùng với cái bắt tay chặt và đôi mắt nhìn trực tiếp, và câu
chuyện đƣợc kể giống nhƣ đang thú tội. Ngƣời ta thƣờng kể cho tôi nghe những
câu chuyện tƣơng tự nhƣ vậy trên đƣờng, đôi khi có nƣớc mắt, mặc dù tôi cho là
thực tế sẽ khốc liệt hơn là các câu chuyện kể lại này. Họ chia sẻ các câu chuyện
tốt đẹp của cá nhân (loại mà ta chỉ chia sẻ với những ngƣời ta tin tƣởng). Và tôi
cảm thấy thực vinh dự khi là ngƣời đƣợc nghe các câu chuyện đó, mặc dù đôi
khi đòi hỏi về mặt cảm xúc để liên tục trở thành ngƣời tiếp nhận các câu chuyện
cá nhân, bất kể (hoặc thậm chí có thể vì) thực tế là chuyện rất tích cực. Tôi cảm
thấy thật đau lòng khi nhận ra ngƣời ta ít khi nhận đƣợc sự động viên và hƣớng
dẫn, và đôi khi điều tốt đẹp có thể xuất hiện nếu ta cố gắng thêm một chút nữa.
"Tôi tin anh có thể làm đƣợc" là một khởi đầu tốt, để đi một chặng đƣờng dài
hƣớng tới việc cải thiện một số nỗi đau không cần thiết trên thế giới này.

Vì vậy, đó là một dạng câu chuyện mà tôi đƣợc nghe liên tục qua nhiều biến
thể. Khi chúng tôi gặp nhau, một đối một, mọi ngƣời cũng nói với tôi rằng họ
thích buổi diễn thuyết của tôi và những gì tôi viết bởi vì chúng cung cấp cho họ
những từ họ cần để diễn đạt những điều họ đã biết, nhƣng không thể nói rõ. Sẽ
rất hữu ích cho mọi ngƣời khi có thể trình bày một cách rõ ràng những gì họ
ngầm hiểu. Tôi thƣờng bị ám ảnh bởi mối nghi ngờ về những gì đang làm, vì
trên thực tế ngƣời ta cảm thấy yên tâm vì từ ngữ tôi dùng tồn tại phù hợp với
niềm tin sâu sắc nhƣng chƣa đƣợc nhận ra trƣớc đây hoặc chƣa đƣợc giải đáp
của họ, giúp tôi duy trì niềm tin vào những gì tôi đã học và suy nghĩ đồng thời
chia sẻ ra công chúng. Giúp đỡ ngƣời khác thu hẹp khoảng cách giữa những gì
họ biết nhƣng không thể trình bày rõ ràng dƣờng nhƣ là một nhiệm vụ hợp lý và
có giá trị đối với một trí thức đại chúng. Và rồi có một mảnh ghép cuối cùng
của thông tin dựa trên những gì mà tôi đã biết trƣớc đây. Tôi tập hợp lại các kết
quả có đƣợc từ các buổi diễn thuyết trực tiếp và có nhiều cơ hội để truyền tải
thông điệp từ các câu chuyện đó. Đó là một vinh dự và là một món quà để có
thể truyền tải nhiều lần tới nhiều ngƣời. Điều đó cung cấp một cơ hội thực tế để
đánh giá chiều hƣớng suy nghĩ, tinh thần của thời đại. Điều đó cũng cho phép
tôi xây dựng và ngay lập tức kiểm tra các ý tƣởng mới về khả năng truyền đạt
và khả năng thu hút sự chú ý, và do đó, đánh giá chất lƣợng của chúng — ít
nhất là một phần. Điều này xảy ra trong suốt buổi nói chuyện khi tôi quan tâm
tới cách khán giả phản hồi.

Trong cuốn sách 12 Quy luật Cuộc Đời, Quy luật 9: Tin rằng ngƣời ta đang lắng
nghe biết điều gì đó mà ta không biết, Tôi đề xuất rằng khi phát biểu trƣớc đám
đông ta lúc nào cũng nên quan tâm tới các cá nhân cụ thể — đám đông chỉ là
một thứ gì đó giống nhƣ ảo giác. Tuy nhiên, khi ta tăng thêm sức tập trung trực
quan vào mỗi cá nhân bằng cách lắng nghe đám đông trƣớc mắt, ta có thể nghe
họ lào xào xung quanh, cƣời, ho, hay bất cứ hành động nào, trong khi ta tập
trung nhận thức vào mỗi cá nhân cụ thể. Những gì ta muốn thấy ở một ngƣời
khi ta đối mặt với họ chính là sự chú ý. Những gì ta muốn nghe từ đám đông
chính là sự thinh lặng. Đạt đƣợc điều đó nghĩa là thín giả của ta không bị phân
tâm bởi thứ họ có thể nghĩ tới trong khi đang tập trung. Nếu ta là một trong số
khán giả tại một buổi diễn, và ta không hoàn toàn nhập tâm vào nội dung trình
diễn, ta có xu hƣớng bận tâm tới những thứ gây ea cho ta khó chịu, và cựa quậy
liên tục. Ta có xu hƣớng tập trung vào luồng tƣ duy của riêng ta. Ta bắt đầu
nghĩ về những thứ cần làm vào ngày mai. Ta thì thầm với ngƣời bên cạnh. Và
dƣ âm này sẽ tiếp tục nhân rộng lên trên khán đài, tạo thành âm thanh có thể
nghe đƣợc. Nhƣng nếu ta là một diễn giả, đứng nhập tâm trên sân khấu, và rồi
sự chú ý của mọi ngƣời tập trung nhƣ tia laser vào những gì ta nói, và không
một ai thốt ra lời nào. Trong trƣờng hợp đó, ta có thể cho rằng ý tƣởng đó thực
mãnh liệt.

Trong khi quan sát và lắng nghe đám đông mà tôi từng đứng trƣớc phát biểu
theo cách tôi vừa mô tả, tôi chú ý rằng việc đề cập tới một chủ đề cụ thể mang
tới cho mọi khán giả (và ý tôi là nhƣ vậy mà không nghi ngờ gì) một khoảng
lặng: trách nhiệm — một chủ đề xuyên suốt trong Quy luật IV của cuốn sách
này: Chú ý rằng cơ hội cũng lẩn trốn khi ta từ bỏ trách nhiệm. Phản ứng đó là
lôi cuốn — và không hoàn toàn dễ đoán trƣớc. Trách nhiệm không phải để bán.
Cha mẹ phải nỗ lực suốt đời để làm cho con cái họ cảm thấy họ có trách nhiệm.
Xã hội nỗ lực theo cùng một cách, thông qua xây dựng các học viện giáo dục,
các trƣờng huấn nghệ, các tổ chức thiện nguyện, và các câu lạc bộ. Thậm chí ta
có thể xem xét việc khắc sâu trách nhiệm vào trong tâm trí lá mục đích cơ bản
của xã hội. Nhƣng mọi thứ lại trở nên sai lầm. Ta phạm phải một lỗi, hay một
chuỗi các tội lỗi. Ví dụ nhƣ, ta tốn nhiều thời gian (gần nhƣ 50 năm cuộc đời),
kêu gào quyền lợi, và ta không còn đòi hỏi nhƣ ngƣời trẻ khi bƣớc vào xã hội
hóa. Ta sẽ nói cho họ biết rằng trong hàng thập niên để đòi hỏi những cái họ nợ
xã hội. Ta ngụ ý rằng những cái có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sẽ đƣợc
trao cho họ vì những đòi hỏi nhƣ vậy, trong khi ta lại làm điều trái ngƣợc: hãy
để cho họ biết đƣợc rằng ý nghĩa giúp duy trì cuộc sống trong tất cả bi kịch và
tuyệt vọng của nó chính là phải mang trên vai một gánh nặng cao quý. Bởi vì ta
không làm nhƣ vậy, họ sẽ phải trƣởng thành bằng cách tìm kiếm sai chỗ. Và
điều đó khiến họ dễ bị tổn thƣơng: dễ bị tổn thƣơng bởi các câu trả lời dễ dàng
và dễ bị tác động bởi lực lƣợng phẫn nộ gây bàng hoàng. Bài học lịch sử để lại
gì cho ta ở lại vị trí này? Làm thế nào mà tính dễ bị tổn thƣơng này, sự nhạy
cảm này, lại xuất hiện?

CÓ LẼ NGÀI ĐANG NGỦ

Trong những năm cuối thế kỷ 19, triết gia ngƣời Đức Friedrich Nietzsche đã có
một câu nói nổi tiếng "Chúa đã chết". Lời phát biểu này nổi tiếng tới nỗi ta có
thể thấy chính đƣợc viết lên tƣờng phòng tắm công cộng, tại đây chúng đƣợc
biến tấu thành: "Chúa đã chết" — Nietzsche. "Nietzsche đã chết" — Chúa.
Nietzsche không đƣa ra tuyên bố này với thái độ ái kỷ hay đắc thắng. Ý kiến
của nhà tƣ tƣởng vĩ đại này xuất phát từ việc ông lo sợ rằng tất cả các giá trị
Thiên Chúa giáo đóng vai trò là nền tảng của văn minh phƣơng Tây bị biến
thành đối tƣợng nguy hiểm cho mọi sự chỉ trích lý trí thông thƣờng, và rằng tiên
đề quan trọng nhất mà tôn giáo này đã tiên đoán — sự tồn tại của một vị thần
siêu việt toàn năng — đã bị thách thức nghiêm trọng. Nietzsche còn cho rằng
mọi thứ sẽ sớm sụp đổ, là một thảm họa cả về mặt tâm lý và xã hội.

Không cần phải là một đọc giả cẩn thận mới ghi chú lại rằng Nietzsche miêu tả
Chúa, trong cuốn sách The Gay Science (tạm dịch là "Khoa Học Vui"), là "một
vị thần thánh thiện và toàn năng nhất mà thế giới từng có", và nhân loại hiện đại
là "những kẻ sát nhân trong số những kẻ sát nhân" (¹). Đó không phải là cách
phân loại mà ta có thể mong đợi từ một nhà lý luận đắc thắng ăn mừng sự suy
tàn của chủ nghĩa mê tín. Thay vào đó, lại là một trạng thái hoàn toàn tuyệt
vọng. Trong các tác phẩm khác, cụ thể là The Will to Power (tạm dịch là "Ý Chí
tới Quyền Lực"), Nietzsche miêu tả những gì xảy ra trong các thế kỷ tiếp theo là
hành động sát nhân(²0. Ông tiên đoán (và đó là từ chính xác để miêu tả) rằng hai
hậu quả nghiêm trọng sẽ trỗi dậy — đối lập rõ ràng, mặc dù mỗi thứ đều có liên
kết chặt chẽ theo luật nhân quả với nhau — và cả hai đều có liên kết với cái chết
của niềm tin, tôn giáo, và nghi lễ truyền thống.

Nietzsche tin rằng, trong khi mục đích sống của nhân loại trở nên bất định bên
ngoài cấu trúc có mục đích của niềm tin về chủ nghĩa độc thần và thế giới có ý
nghĩa mà nó đƣa ra, ta sẽ trải nghiệm sự trỗi dậy tàn khốc của chủ nghĩa hƣ vô.
Để thay thế, ông đề xuất, ngƣời ta sẽ chuyển sang đồng nhất với một hệ tƣ
tƣởng toàn trị cứng nhắc: ý tƣởng rằng nhân loại sẽ thay thế cho Đấng Toàn
Năng siêu việt. Mối nghi ngờ làm suy yếu và lòng tin sẽ tan vỡ: Tiên lƣợng của
Nietzsche dành cho cả hai điều thay thế sẽ trỗi dậy sau cái chết của Chúa.

Tiểu thuyết gia siêu việt ngƣời Nga Fyodor Dostoyevsky đƣa ra cùng một câu
hỏi nhƣ Nietzsche — cùng thời đại với ông — trong tác phẩm tiêu biểu The
Possessed (tạm dịch là "Lũ Ngƣời Quỷ Ám", còn đƣợc biết tới với tựa đề
Demons hay The Devils)(³). Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết, Nikolai
Stavrogin, kết hợp với cùng một lý tƣởng đã khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản
làm cách mạng, mặc dù hắn sống cuộc đời hƣ cấu của mình nhiều thập niên
trƣớc khi cái nơi hỗn loạn hoàn toàn mà sau này sẽ trở thành Liên Bang Soviet.
Sự xuất hiện của các lý tƣởng này không phải là một sự phát triển tích cực, theo
quan điểm của Dostoyevsky. Ông thấy rằng việc chấp nhận một ý thức hệ bao
quát cứng nhắc và không tƣởng, đƣợc tiên đoán dựa trên một số tiên đề rõ ràng
hiển nhiên, đƣa ra một mối nguy hiểm về chánh trị và tâm linh với khả năng tàn
bạo tiềm tàng vƣợt xa các chế độ quân chủ, tôn giáo, hoặc thậm chí là ngoại đạo
đã từng xuất hiện trong quá khứ. Dostoyevsky, cũng nhƣ Nietzsche, đã tiên
đoán trƣớc tất cả điều này gần nửa thế kỷ trƣớc khi xảy ra Cách Mạng Nga của
Lenin. Mức độ khó hiểu về khả năng tiên tri vẫn là ví dụ điển hình về cách mà
ngƣời nghệ sỹ và trực giác của họ mang tƣơng lai không xa ra ánh sáng cho
ngƣời khác chiêm nghiệm.

Nietzsche và Dostoyevsky đều thấy trƣớc đƣợc chủ nghĩa cộng sản sẽ xuất hiện
với vẻ ngoài hấp dẫn nhƣng đầy đe dọa — một thay thế đƣợc cho là hợp lý,
mạch lạc và đạo đức cho tôn giáo và chủ nghĩa hƣ vô — và để lại hậu quả thảm
khốc. Nietzsche viết, theo phong cách tuyệt vời , mỉa mai và khắc nghiệt của
ông, rằng "Trên thực tế, thậm chí tôi ƣớc một vài trải nghiệm sẽ chỉ ra cho mọi
ngƣời thấy đƣợc rằng trong một xã hội đi theo chủ nghĩa xã hội, cuộc sống tự
phủ nhận bản thân, và tự loại mình ra khỏi gốc rễ. Thế giới này đủ lớn và nhân
loại đã đủ mệt mỏi cho một bài học thực hành dạng này và demonstratio ad
absurdum (minh chứng cho điều vô lý) — ngay cả khi nó chỉ đƣợc chứng thực
bằng hàn vạn sinh mạng — dƣờng nhƣ đáng giá đối với tôi". Chủ nghĩa xã hội
mà Nietzsche đƣa ra không phải là một phiên bản tƣơng đối nhẹ nhàng ở Vƣơng
quốc Anh, vùng Scandinavia, hay Canada, đôi khi thực sự nhấn mạnh vào việc
cải thiện cuộc sống của tầng lớp lao động, mà là một chủ nghĩa tập thể toàn diện
ở Nga, Trung Hoa, và một số các quốc gia nhỏ hơn. Cho dù ta thực sự học đƣợc
một "bài học thực hành" — minh chứng cho sự vô lý của một học thuyết — thì
hậu quả từ lời tiên tri "hàng vạn sinh mạng" của Nietzsche vẫn còn dƣ âm.

Nietzsche dƣờng nhƣ không nghi ngờ gì mà chấp nhận ý tƣởng rằng thế giới
này vừa khách quan vừa vô giá trị đƣợc đặt ra bởi các ngành khoa học vật lý
mới nổi. Điều này để lại cho ông một lối thoát duy nhất khỏi chủ nghĩa hƣ vô và
chủ nghĩa toàn trị: sự xuất hiện của sức mạnh trong mỗi cá nhân vừa đủ để tạo
ra giá trị cho bản thân, phóng chiếu ra thực tại vô giá trị và rồi tuân theo đó.
Ông đƣa ra một khái niệm nhân loại mới — the Übermensch (ngƣời cao cấp
hơn hay siêu nhân) — sẽ trở nên cần thiết sau dƣ âm cái chết của Chúa, vì thế
mà xã hội này sẽ không lao thẳng vào bãi đá ngầm của tuyệt vọng và lý thuyết
chánh trị đƣợc hệ thống quá mức. Mỗi cá nhân mà nhận lấy con đƣờng này, sự
thay thế cho chủ nghĩa hƣ vô và chủ nghĩa toàn trị này, phải tự xây dựng một vũ
trụ các giá trị cho chính bản thân họ.

Tuy nhiên, các nhà phân tâm học nhƣ Freud và Jung lại phản bác ý tƣởng đó,
chứng minh rằng ta không hoàn toàn sở hữu bản thân để tạo ra các giá trị từ lựa
chọn có ý thức. hơn nữa, có rất ít bằng chứng cho rằng bất cứ ai trong chúng ta
có tài năng thiên bẩm để tạo dựng bản thân từ ex nihilo — có nghĩa là từ hƣ
không — đặc biệt là với các hạn chế nghiêm trọng từ trải nghiệm của ta, thiên
kiến trong nhận thức của ta, và từ tuổi thọ ngắn ngủi của ta. Ta có một bản chất
— hay ngƣợc lại, bản chất có ta — và chỉ có kẻ ngốc mới dám tuyên bố rằng ta
có đủ khả năng làm chủ bản thân để tạo ra, thay vì khám phá ra, những gì ta cho
là có giá trị. Ta thƣờng có đủ chỗ để chứa các trải nghiệm có khả năng mặc khải
— nhƣ là các trải nghiệm về tôn giáo, nghệ thuật và sáng tạo. Ta liên tục khám
phá ra cái mới mẻ về bản thân, khiến chúng ra thích thú — và cả sự thất vọng,
khi ta để cảm xúc và động lực vƣợt qua bản thân. Ta tranh luận với bản chất của
mình. Ta đàm phán với bản chất của mình. Nhƣng thực không rõ ràng khi các
cá nhân có khả năng mang các giá trị mới mà Nietzsche rất khao khát đƣợc trở
thành.

Cũng nhƣ có các vấn đề khác với góc nhìn của Nietzsche. Nếu mỗi chúng ta đều
sống bằng các giá trị đƣợc tạo thành và phóng chiếu ra ngoài của riêng bản thân,
vậy thì cài gì sẽ liên kết tất cả chúng ta? Đó là một vấn đề trung tâm quan trọng
mang tính triết học. Làm thế nào mà một xã hội toàn Übermenschen lại có thể
tránh đƣợc việc mâu thuẫn lẫn nhau, trừ khi có một trung gian để so sánh các
giá trị đƣợc tạo ra của họ? Cuối cùng, không có gì là rõ ràng nếu các siêu nhân
nhƣ vậy thực sự tồn tại. Thay vào đó, gần một thế kỷ rƣỡi, với cuộc khủng
hoảng ý nghĩ sống thời hiện đại và sự trỗi dậy của các quốc gia toàn trị nhƣ Đức
Quốc Xã, Liên Bang Soviet, và Trung Cộng, ta lại thấy đƣợc bản thân mình rơi
vào tình trạng hƣ vô và ám ảnh ý thức hệ nhƣ mà Nietzsche và Dostoyevsky lo
sợ, đối mặt với hậu quả thảm khốc cả về mặt xã hội và tâm lý nhƣ họ tiên đoán.

Cũng không tự hiển nhiên rằng giá trị đó, mặc dù mang tính chủ quan, lại không
phải là một bộ phận cấu thành thực tại, bất chấp các tiện ích không thể phủ nhận
của phƣơng pháp khoa học. Tiên đề khoa học trung tâm mà thời đại Khai Sáng
để lại cho ta — rằng thực tại là lãnh vực độc quyền của sự kiện — đặt ra một
thách thức chết ngƣời đối với thực tế trải nghiệm tôn giáo, nếu trải nghiệm sau
này về cơ bản là chủ quan (và có vẻ nhƣ chính xác là nhƣ vậy). Nhƣng tồn tại
một sự việc làm phức tạp tình hình nằm giữa chủ quan và khách quan: Điều gì
sẽ xảy ra nếu có những trải nghiệm của một ngƣời biểu hiện tại một thời điểm
(là trƣờng hợp tiết lộ nhiều điều), nhƣng lại hình thành một khuôn mẫu có ý
nghĩa làm mẫu số chung? Điều này chỉ ra rằng tồn tại một sự việc đang xảy ra
nhƣng không hẳn là chủ quan, ngay cả khi không thể dễ dàng ghi chú lại bằng
phƣơng pháp khoa học. Thay vào đó, chỉ có thể coi giá trị của một sự vật hoặc
sự việc có đầy đủ đặc trƣng riêng — phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian, nơi
chốn, và trải nghiệm cụ thể của mỗi cá nhân về sự vật hoặc sự việc đó — rằng
không thể sửa chữa hay sao chép theo phƣơng pháp đƣợc yêu cầu để coi đó là
một đối tƣợng của khoa học. Tuy nhiên, đó không có nghĩa rằng giá trị đó là
không có thực: Mà có nghĩa là nó phức tạp tới nỗi chƣa thể hoặc không bao giờ
có thể điều chỉnh cho phù hợp với quan điểm chung của khoa học. Thế giới này
là một nơi chốn kỳ lạ, và có những lúc đặc trƣng mô tả ẩn dụ và tƣờng thuật của
nền văn hóa cũng nhƣ biểu hiện vật chất không thể thiếu đối với khoa học lại
tác động lẫn nhau — khi cuộc sống và nghệ thuật phản ánh qua lại.

Cái tinh thần — cái linh hồn — đƣợc tạo thành hoặc là nguyên liệu cho trải
nghiệm tạo thành thực tại không thể chối cãi: không ít bằng chứng nằm trong
các hành động của ta. Tất cả chúng ta đều giả định một tiên đề thực tế của sự
tồn tại cá nhân và trải nghiệm có ý thức, và ta mở rộng phép lịch sự tƣơng tự đối
với những ngƣời khác. Nhƣng không có nghĩa là vô lý khi cho rằng sự tồn tại và
trải nghiệm đó có một cấu trúc cơ bản sâu xa về mặt vật lý và sinh học. Những
ngƣời có khuynh hƣớng phân tích tâm lý chắc chắn cũng cho là nhƣ vậy, cũng
nhƣ nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học sinh học, đặc biệt nếu họ tập trung vào
động cơ và cảm xúc. Cấu trúc đó, đƣợc các nhà khoa học và điều tra dân số nói
chung chấp nhận nhƣ một quy luật bình đẳng, phát biểu rằng trải nghiệm tôn
giáo là một phần của chức năng cơ bản của cấu trúc đó — và chức năng tôn
giáo đó có đủ tính tƣơng đồng giữa các cá thể để khiến ta ít nhất hiểu đƣợc "trải
nghiệm tôn giáo" nghĩa là gì — đặc biệt nếu ta đã trải qua vào một thời điểm
nào đó trong đời.

Vậy thì cái cấu trúc đó ám chỉ điều gì? Có thể đó là ý nghĩa thực sự của cuộc
sống luôn sẵn sàng để đƣợc khám phá, nếu mỗi cá nhân có thể tự mình khám
phá — cho dù trong giao tiếp với ngƣời khác, quá khứ hay hiện tại. Do đó, ta
cũng có thể hiểu rằng ý nghĩa thực sự của cuộc sống không phải đƣợc tìm thấy
trong các sự kiện khách quan, mà còn tại các sự kiện mang tính chủ quan
(nhƣng vẫn mang tính phổ quát). Ví dụ nhƣ, sự tồn tại của lƣơng tâm cung cấp
một số bằng chứng cho ý nghĩ đó, cũng nhƣ trên thực tế là các trải nghiệm tôn
giáo có thể đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp hóa học một cách đáng tin cậy, cũng
nhƣ thông qua các thực hành nhƣ nhảy múa, tụng kinh, ăn chay và thiền định.
Ngoài ra, trên thực tế là các ý tƣởng tôn giáo có khả năng tụ tập nhiều ngƣời
đứng dƣới một cái dù đạo đức duy nhất (mặc dù những ý tƣởng nhƣ vậy có thể
khác nhau giữa các tôn giáo) cũng cho thấy đƣợc một vấn đề mang tính phổ
quát kêu gọi từ bên trong. Tại sao ta lại dễ dàng cho rằng không có gì là thực,
với tính chất rõ ràng phổ biến và cần thiết của tôn giáo — đồng thời, gần nhƣ
chắc chắn rằng khả năng xác định giá trị là một chức năng tiến hóa từ thời xa
xƣa, đƣợc lựa chọn bởi chính thực tại mà ta đang cố gắng xác định và thấu
hiểu?

Ta đã thấy đƣợc hậu quả của các lựa chọn thay thế của chủ nghĩa toàn trị, trong
đó tập thể đƣợc cho là phải chịu gánh nặng cuộc sống, vạch ra con đƣờng thích
hợp và biến thế giới hoang tàn thành một thế giới trong mơ nhƣ đã hứa. Những
ngƣời cộng sản đã tạo ra một thế giới quan đầy hấp dẫn để thu hút những ngƣời
có tƣ tƣởng công bằng, cũng nhƣ những kẻ đố kỵ và độc ác. Có lẽ chủ nghĩa
cộng sản thậm chí có thể là một giải pháp khả thi cho vấn đề về sự phân phối
của cải bất bình đẳng vốn là đặc trƣng cho thời đại công nghiệp, nếu tất cả
những kẻ bị áp bức theo giả thuyết đều là ngƣời tốt và tất cả các ông chủ thuộc
giai cấp tƣ sản, cũng theo giả thuyết, đều là những kẻ xấu xa. Thực không may
cho những ngƣời cộng sản, một tỷ lệ đáng kể những kẻ bị áp bức đều là những
kẻ vô năng, vô lƣơng tâm, ngu muội, phô trƣơng, cuồng quyền, bạo lực, phẫn
nộ và ghen tỵ, trong khi một tỷ lệ đáng kể những ngƣời bị tố cáo là đàn áp lại
đƣợc giáo dục tốt, có năng lực, sáng tạo, thông minh, trung thực và biết quan
tâm ngƣời khác. Khi sự tàn phá điên cuồng tràn qua Liên Bang Soviet, những kẻ
giết ngƣời đầy thù hận và ghen ghét đang phân chia lại tài sản, trong khi phần
lớn những ngƣời nông dân có năng lực và đáng tin cậy, bị tịch thu một cách tàn
bạo. Một hậu quả không mong muốn của sự kiện "tái phân phối" của cải đó là
việc 6 triệu ngƣời Ukraine chết đói trong những năm 1930, giữa một vùng đất
phì nhiêu nhất trên thế giới.

Kẻ phản diện lớn khác của thế kỷ 20, tất nhiên, Đức Quốc Xã, cũng là những kẻ
có tƣ tƣởng mạnh mẽ và nguy hiểm. Có ý kiến cho rằng quần áo của Hitler đƣợc
lấy cảm hứng từ triết học của Nietzsche. Tuyên bố này đƣợc cho là ngụy tạo sự
thực, vì chắc chắn họ đang cố gắng tạo ra các giá trị cho riêng mình, không phải
với tƣ cách là các cá nhân đƣợc phát triển theo triết gia này. Nhƣng sẽ hợp lý
hơn khi cho rằng Nietzsche đã định hình nên các điều kiện văn hóa và lịch sử
khiến cho các ý tƣởng giống với ý tƣởng đƣợc phát huy bởi Đức Quốc Xã gia
tăng ảnh hƣởng. Đức Quốc Xã cố gắng tạo ra một nhân loại hoàn hảo thời kỳ
hậu Cơ Đốc, hậu tôn giáo, một hình mẫu Aryan lý tƣởng, và chắc chắn đã xây
dựng lý tƣởng đó theo cách chống lại các yêu cầu của Do Thái giáo hay Cơ Đốc
giáo. Do đó, hình mẫu Aryan hoàn hảo có thể và chắc chắn đã đƣợc Đức Quốc
Xã khái niệm nhƣ là một "siêu nhân". Điều này không có nghĩa mặc định là lý
tƣởng của Đức Quốc Xã có bất kỳ điểm chung nào với lý tƣởng của triết học
Nietzsche. Hoàn toàn ngƣợc lại: Nietzsche là một ngƣời ngƣỡng mộ nhiệt thành
tính cá nhân và coi ý tƣởng về một nhân loại cao cấp hơn là sự sáng tạo vừa vô
lý vừa ghê tởm của nhà nƣớc.

SỰ QUYẾN RŨ CHẾT NGƯỜI CỦA MỘT MẪU TƯỢNG SAI LẦM

Hãy xem xét trƣờng hợp những kẻ chƣa đi xa tới mức áp dụng những ý thức hệ
sai lầm nhƣ chủ nghĩa Marx-Lenin hay Đức Quốc Xã, nhƣng vẫn duy trì niềm
tin vào những chủ nghĩa thông thƣờng đặc trƣng cho thế giới hiện đại: chủ
nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nữ quyền (và tất cả các chủ nghĩa
nghiên cứu về các dân tộc và giới tính), chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa vì
môi trƣờng, và nhiều thứ chủ nghĩa khác. Nói một cách thực tế, họ đều là những
kẻ theo thuyết độc thần — hoặc những kẻ tôn thờ thuyết đa thần nhƣng lại chọn
ít vị thần nhất có thể. Những vị thần này là những tiên đề và niềm tin nền tảng
cần phải đƣợc chấp nhận, tiên nghiệm, chứ không phải đƣợc chứng minh, trƣớc
khi hệ thống niềm tin có thể đƣợc thông qua, và khi đƣợc chấp nhận và áp dụng
vào thế giới, hãy cho phép xuất hiện ảo tƣởng rằng kiến thức đã đƣợc tạo ra.

Quy trình mà qua đó sản sinh ra hệ thống các loại chủ nghĩa có thể đƣợc tạo ra
rất đơn giản trong giai đoạn ban đầu nhƣng quá phức tạp trong ứng dụng để sản
xuất trên thực tế noi theo (và thay thế) lý thuyết. Ý thức hệ bắt đầu bằng cách
chọn một vài khái niệm trừu tƣợng, trong đó các đại diện có độ nét kém rút vào
các khối lớn, không phân biệt của thế giới. Một số ví dụ bao gồm "nền kinh tế",
"quốc gia", "môi trƣờng", "chế độ gia trƣởng", "ngƣời dân", "ngƣời giàu", "kẻ
nghèo", "ngƣời bị áp bức" và "những kẻ áp bức". Việc sử dụng các thuật ngữ
đơn lẻ ngầm hiểu là để đơn giản hóa các hiện tƣợng vô cùng đa dạng và phức
tạp trên thực tế (các phức tạp bị che đậy đó là một phần lý do khiến các thuật
ngữ trở nên nặng nề về mặt cảm xúc). Có nhiều lý do, ví dụ, tại sao mọi ngƣời
lại nghèo. Thiếu tiền là một nguyên nhân rõ ràng — nhƣng cái hiển nhiên giả
định đó là một phần của vấn đề với ý thức hệ. Thiếu giáo dục, gia đình tan vỡ,
khu phố nhiều tội phạm, nghiện rƣợu, lạm dụng ma túy, tội phạm và tham
nhũng (và hình thái bóc lột về kinh tế và chánh trị đi kèm), bệnh tâm thần, thiếu
kế hoạch sống (hoặc thậm chí không nhận ra rằng việc xây dựng kế hoạch nhƣ
vậy là cần thiết và có thể thực hiện), vô tâm hời hợt, vị trí địa lý không thuận
lợi, biến đổi trong bối cảnh kinh tế và hậu quả là sự biến mất của toàn bộ các
hình thái nỗ lực, khuynh hƣớng rõ rệt của những ngƣời giàu vẫn giàu hơn và
những kẻ nghèo trở nên nghèo thêm, khả năng sáng tạo/sở thích kinh doanh
thấp, thiếu sự khuyến khích — đó chỉ là một vài trong số những vấn đề đa dạng
tạo ra nghèo đói, và giải pháp cho (giả sử rằng tồn tại một giải pháp) mỗi vấn đề
không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau. Cũng không phải các phản diện ẩn
đằng sau mỗi nguyên nhân giả định và có thể phân biệt đƣợc lại là các phản
diện giống nhau (giả sử rằng đó là các phản diện đã từng biết).

Tất cả các vấn đề nhƣ vậy đòi hỏi phải phân tích cụ thể, tiếp theo là tạo ra nhiều
giải pháp tiềm năng, tiếp theo nữa là đánh giá cẩn thận các giải pháp đó để đảm
bảo rằng chúng hoạt động có hiệu quả nhƣ mong muốn. Thực hiếm thấy bất kỳ
vấn đề xã hội nghiêm trọng nào đƣợc giải quyết một cách có phƣơng pháp nhƣ
vậy. Cũng hiếm khi thấy các giải pháp, thậm chí bằng quy trình có phƣơng
pháp, tạo ra kết quả nhƣ dự kiến. Ta thƣờng hay gặp khó khăn lớn trong việc
đánh giá các vấn đề một cách chi tiết để hiểu đƣợc nguyên nhân gây ra chúng,
tiếp theo là khó khăn không kém trong việc tạo ra và thử nghiệm các giải pháp
cụ thể, đủ để ngăn chặn, ngay cả những kẻ ngoan cố, không dám giải quyết một
căn bệnh dịch thực sự của nhân loại . Vì ý thức hệ có thể đặt họ vào phía đúng
về mặt đạo đức của phƣơng trình mà không cần thực sự nỗ lực cần thiết để tiến
hành một cách hợp lệ, nên ngay lập tức sẽ dễ dàng hơn và hài lòng hơn khi điều
chỉnh vấn đề thành một việc đơn giản và hợp tấu cùng với một kẻ bất lƣơng,
ngƣời mà bị phản đối về mặt đạo đức.

Sau khi tàn phá thế giới thành những mảng lớn không phân biệt, rồi mô tả (các)
vấn đề đặc trƣng cho từng bộ phận và xác định một phản diện phù hợp, các nhà
lý thuyết chủ nghĩa mới đƣa ra một số lƣợng nhỏ các nguyên tắc hoặc phƣơng
pháp giải thích (có thể thực sự đóng góp một phần nào đó vào hiểu biết hoặc sự
tồn tại của các thực thể trừu tƣợng đó). Sau đó, họ cung cấp cho thế giới một số
lƣợng nhỏ sức mạnh nhân quả chính yếu, trong khi đó phớt lờ các lực lƣợng
khác có tầm quan trọng tƣơng đƣơng hoặc hơn. Hiệu quả nhất là sử dụng một hệ
thống động cơ chính hoặc một thực tại xã hội học quy mô lớn hoặc một hình
dung cho các mục đích nhƣ vậy. Cũng có ích khi áp dụng các nguyên tắc giải
thích đó cho một lý do chƣa đƣợc nhấn mạnh gây tiêu cực, phẫn nộ và phá hoại,
sau đó thảo luận về nguyên nhân và lý do tồn tại cho những điều cấm kỵ đối với
một nhà tƣ tƣởng và những kẻ đi theo (không nhắc tới các nhà phê bình). Tiếp
theo, một nhà lý thuyết giả tạo sẽ xoay quanh một lý thuyết hậu kiểm về cách
mà mọi hiện tƣợng, dù phức tạp đến đâu, đều có thể đƣợc coi là hậu quả phụ
của hệ thống tổng hợp mới. Cuối cùng, một trƣờng phái tƣ duy mới xuất hiện để
tuyên truyền cho phƣơng pháp giản lƣợc tƣ duy thuật toán (cụ thể khi một nhà
tƣ tƣởng hy vọng duy trì quyền thống trị lên thế giới thực lẫn thế giới khái
niệm), và những ngƣời từ chối chấp nhận một tƣ duy thuật toán nhƣ vậy hoặc
những kẻ đánh giá cách sử dụng chúng là bị quỷ ám.

Những trí thức bất tài và tham nhũng phát triển mạnh nhờ hoạt động và trò chơi
nhƣ vậy. Những ngƣời chơi đầu tiên của một trò chơi nhất định thuộc loại này
thƣờng là những ngƣời sáng giá nhất trong số những ngƣời tham gia. Họ dệt
nên một câu chuyện xung quanh nguyên tắc lựa chọn nhân quả, chứng minh
rằng động lực cơ bản theo giả thuyết đã đóng góp sâu sắc nhƣ thế nào vào bất
kỳ lãnh vực hoạt động nhất định nào của nhân loại. Đôi khi điều này thậm chí
còn có vẻ hữu ích, vì các hoạt động nhƣ vậy có thể làm sáng tỏ cách mà động cơ
dành để thảo luận hoặc xem xét điều cấm kỵ có thể đóng một vai trò lớn hơn
trong việc ảnh hƣởng tới hành vi và nhận thức của nhân loại so với trƣớc đây,
đƣợc cho là có thể chấp nhận đƣợc (ví dụ nhƣ đây là điều đã xảy ra với Freud,
và cách ông nhấn mạnh về tình dục). Những kẻ tôn thờ họ, mong muốn một
cách tuyệt vọng tham gia vào một hệ thống thống trị mới có tiềm năng làm chủ
(hệ thống cũ đang bị những kẻ chiếm đóng hiện tại làm cho tan hoang), trở nên
say mê với câu chuyện đó. So với những ngƣời họ tôn thờ, những kẻ này kém
thông minh hơn, họ biến những thuật ngữ tinh vi nhƣ "góp phần vào" hoặc "bị
ảnh hƣởng" thành "nguyên nhân gây ra". (Những) ngƣời khởi xƣớng, hài lòng
với sự xuất hiện của những kẻ tôn thờ mình, cũng bắt đầu chuyển câu chuyện
của họ theo hƣớng đó. Hoặc họ có phản đối, nhƣng không còn quan trọng nữa.
Một giáo phái cuồng tín mới đã xuất hiện.

Loại lý thuyết này đặc biệt hấp dẫn đối với những kẻ thông minh nhƣng lƣời
biếng. Sự hoài nghi cũng đóng vai trò nhƣ một sự trợ giúp, và sự kiêu ngạo
cũng vậy. Ngƣời chơi mới sẽ đƣợc dạy rằng làm chủ một trò chơi nhƣ vậy sẽ
cấu thành nền giáo dục, và sẽ học cách phản biện các lý thuyết thay thế, ngày
càng nhiều các phƣơng pháp khác nhau, thậm chí cả ý tƣởng trên thực tế. Nếu
một từ vựng bất khả xâm phạm đi kèm với lý thuyết, thì càng tốt. Sau đó, các
nhà phê bình tiềm năng sẽ mất một khoảng thời gian quý báu, thậm chí chỉ để
học cách giải mã các lập luận. Và có một khía cạnh âm mƣu nhanh chóng lan
tràn khắp các trƣờng học nơi "nền giáo dục" nhƣ vậy vận hành, và nơi mà hoạt
động nhƣ vậy ngày càng phổ biến tất cả những gì đƣợc phép: Đừng đánh giá
một lý thuyết — và cũng đừng coi nó đặc biệt. Đừng trở thành cái trái với
quyền lợi của dân chúng. Thậm chí: Đừng để bị điểm kém, hoặc bị đánh giá
thấp, vì bày tỏ quan điểm cấm kỵ (và ngay cả khi điều này không xảy ra trong
thực tế, nỗi sợ rằng nó có thể khiến nhiều sinh viên và giáo sƣ, hoặc nhân viên
và ngƣời sử dụng lao động phải bị kiểm soát).

Freud, nhƣ ta đã đề cập trƣớc đó, cố gắng giảm bớt động cơ liên quan tới tình
dục, ham muốn tình dục. Điều tƣơng tự cũng có thể đƣợc thực hiện khá hiệu
quả bởi bất kỳ ai có đủ hiểu biết về văn hóa, thông minh và thông thạo lời ăn
tiếng nói. Điều này là do "tình dục" (giống nhƣ bất kỳ thuật ngữ đa nghĩa nào)
có thể đƣợc định nghĩa chặt chẽ hoặc nới lỏng khi cần thiết bởi những ngƣời sử
dụng cho các nhu cầu giải thích toàn diện. Bất kể đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào,
tình dục là một hiện tƣợng sinh học cực kỳ quan trọng — là chìa khóa cho cuộc
sống phức tạp — và do đó, ảnh hƣởng của nó có thể thực tế đƣợc phát hiện hoặc
đƣợc phát minh một cách chính đáng trong bất kỳ lãnh vực nỗ lực quan trọng
nào và sau đó đƣợc phóng đại (trong khi các yếu tố đáng kể bên ngoài khác bị
giảm tầm quan trọng). Theo cách này, nguyên tắc giải thích duy nhất có thể
đƣợc mở rộng vô hạn, phù hợp với các yêu cầu đƣợc đặt ra với nó.

Chính Marx đã làm điều tƣơng tự khi cho rằng nhân loại về cơ bản là những cá
thể sống dựa theo tầng lớp kinh tế, và lịch sử là một chiến trƣờng vĩnh cửu cho
giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản. Mọi thứ đều có thể đƣợc giải thích bằng tƣ
duy đƣợc lập trình theo chủ nghĩa Marx. Ngƣời giàu càng giàu vì họ bóc lột kẻ
nghèo. Kẻ nghèo càng nghèo vì bị ngƣời giàu bốc lột. Tất cả những cái gọi là
bất bình đẳng về kinh tế đều là không ai thích, gây kém hiệu quả, và là hậu quả
của nền tảng bất công và tha hóa. Tất nhiên, trong trƣờng hợp của Freud, vẫn có
một vài giá trị theo cách Marx quan sát. Tầng lớp là một yếu tố quan trọng trong
hệ thống xã hội phân quyền, và có xu hƣớng duy trì ổn định và chắc chắn theo
thời gian. Ngƣời có điều kiện về kinh tế, hay kẻ thiếu, đều có ý nghĩa quan
trọng. Và thực tế đáng nguyền rủa trên thang phân phối Pareto — khuynh
hƣớng ngƣời nào có nhiều sẽ đƣợc nhiều hơn (dƣờng nhƣ đƣợc áp dụng vào bất
kỳ hệ thống kinh tế nào) — có nghĩa là tài sản đƣợc tích trữ trong tay của một
nhóm nhỏ. Những ngƣời mà có tƣ duy rằng thiểu số sẽ làm thay đổi nền tảng,
bất kể sự ổn định tầng lớp nhƣ đã nói ở trên, và đó là điểm cần nhấn mạnh,
nhƣng trên thực tế, ngƣời giàu đƣợc so sánh lúc nào cũng là thiểu số — một
nhóm nhỏ — dƣờng nhƣ là cái bất biến kinh khủng. Tuy nhiên, bất kể các phẩm
giá giả định, cái chủ nghĩa Marx đầy đủ vẫn là một thảm họa ở bất kỳ đâu mà
nó đƣợc áp dụng — và điều đó thúc đẩy các tín đồ ngày nay nỗ lực khoác lên
cho nó bộ áo mới và tiếp tục tiến lên phía trƣớc, nhƣ chƣa có gì quan trọng từng
xảy ra. Các nhà tƣ tƣởng bị Marx gây ảnh hƣởng mạnh và đồng thời cũng gây
ảnh hƣởng lên các học giả ngày nay (nhƣ Michel Foucault và Jacques Derrida)
biến đổi về bản chất tính đơn giản hóa của chủ nghĩa Marx bằng cách thay thế
"kinh tế" bằng "quyền lực" — nếu nhƣ quyền lực là động lực duy nhất đứng
đằng sau hành vi của nhân loại (ngƣợc lại với cơ quan có thẩm quyền, hay có
qua có lại với thái độ và hành động).
Sự giảm thiểu về ý thức hệ của hình thái đó là dấu hiệu của một trí thức giả hiệu
nguy hiểm nhất. Các hệ tƣ tƣởng tƣơng đƣơng với trí tuệ của những kẻ cực
đoan, cứng nhắc và không thể khuất phục. Lòng tự tôn và yêu sách đạo đức đối
với kế sách cho xã hội của họ cũng sâu sắc và nguy hiểm. Nó thậm chí còn tồi
tệ hơn dự kiến: hệ tƣ tƣởng tự khẳng định tính chất hợp lý. Vì vậy, họ cố tự cho
mình là đúng và chu đáo. Ít nhất một kẻ cực đoan còn bày tỏ sự tận tâm đối với
thứ mà họ tùy tiện tin tƣởng. Họ còn chân thành hơn rất nhiều. Hơn nữa, những
kẻ cực đoan bị ràng buộc vào mối quan hệ với tính siêu việt. Có nghĩa là Chúa,
trọng tâm trong vũ trụ đạo đƣc của họ, tồn tại bên ngoài và vƣợt qua tầm hiểu
biết của họ, dựa theo lòng tham của những kẻ cực đoan. Ngƣời Do Thái cánh
hữu, Hồi giáo kiên định, và Cơ Đốc bảo thủ đều thừa nhận rằng Chúa về bản
chất là một điều bí ẩn. Sự nhƣợng bộ này ít nhất tạo ra một số ranh giới cho các
yêu sách của họ, với tƣ cách cá nhân, đối với chánh nghĩa và quyền lực (vì
ngƣời cực đoan chân chính ít nhất vẫn phải phục tùng một điều gì đó mà họ
không thể tuyên bố là hiểu hoàn toàn, chứ đừng nói là làm chủ). Tuy nhiên, theo
những nhà tôn sùng ý thức hệ, không gì tồn tại bên ngoài tầm hiểu biết và khả
năng làm chủ của họ. Một thuyết ý thức hệ có thể giải thích tát cả mọi thứ: ở
quá khứ, hiện tại, và tƣơng lai. Điều đó có nghĩa là một nhà tôn sùng ý thức hệ
có thể coi bản thân họ bị ám ảnh bởi một sự thực toàn diện (cái này bị cấm đối
với một kẻ cực đoan tự nhất quán). Không có lời tuyên bố nào là độc tài hơn và
không có tình huống nào mà sự tự hào thái quá tồi tệ nhất có thể bộc lộ ra ngoài
(và không chỉ tự hào mà còn cả lừa dối, một khi ý thức hệ không giải thích đƣợc
thế giới hoặc dự đoán đƣợc tƣơng lai của nó).

Vậy đâu là tính đạo đức của câu chuyện này? Hãy cẩn thận với các trí thức sáng
chế ra một thuyết độc thần bên ngoài các lý thuyết động cơ của họ. Hãy cẩn
thận, nói theo thuật ngữ kỹ thuật, với nguyên nhân đơn biến (biến đơn) trong
các vấn đề đa dạng, phức tạp. Tất nhiên, quyền lực đóng một vai trò trong lịch
sử, cũng nhƣ kinh tế. Nhƣng tƣơng tự đó là lòng đố kỵ, tình yêu, thèm khát, tình
dục, hợp tác, khai sáng, tức giận, ghê tởm, buồn bã, lo âu, tôn giáo, lòng trắc
ẩn, bệnh dịch, công nghệ, hận thù và cơ hội — không có cái nào có thể tự sụt
giảm thành một cái khác. Tuy nhiên, sức quyến rũ của việc làm nhƣ vậy rất rõ
ràng: đơn giản, dễ dàng, và ảo tƣởng làm chủ (có thể gây ra hệ quả đặc biệt hữu
ích về mặt tâm lý và xã hội, cụ thể là trong ngắn hạn) — và, đừng quên rằng,
thƣờng xuyên khám phá ra một phản diện, hoặc nhiều phản diện khác nhau, để
dựa vào đó động cơ tiềm ẩn cho ý thức hệ có thể bị loại bỏ.

MỐI HẬN THÙ

Mối hận thù — lòng oán giận thù địch — diễn ra khi một cá nhân gặp thất bại
hay thiếu may mắn trong cuộc sống, đƣợc đổ lỗi cho hệ thống bên trong đã tạo
ra cái thất bại hay tình trạng thảm hại đó, và hay, cụ thể hơn, đổ lỗi cho ngƣời
có đƣợc thành công hay địa vị cao trong cùng một hệ thống. Cái hệ thống đó
đƣợc nhiều ngƣời đồng ý coi nhƣ là bất công. Ngƣời thành công thì đƣợc cho là
tham nhũng và bốc lột, vì họ là những ngƣời hƣởng lợi không đáng, cũng nhƣ
những ngƣời ủng hộ tự nguyện, có ý thức, phục vụ lợi ích bản thân và vô đạo
đức, nếu hệ thống không công bằng. Một khi chuỗi tƣ tƣởng nhân quả này đã
đƣợc chấp nhận, tất cả các cuộc tấn công nhằm vào những ngƣời thành công có
thể đƣợc hiểu là nỗ lực chính đáng về mặt đạo đức nhằm thiết lập lại công lý —
thay vì nói, các nỗ lực nhƣ vậy có thể đƣợc định nghĩa là biểu hiện của lòng đố
kỵ và ham muốn mà theo truyền thống có thể đƣợc định nghĩa là đáng xấu hổ.

Có một đặc điểm điển hình khác của việc theo đuổi ý thức hệ: nạn nhân đƣợc
các ý thức hệ lên tiếng ủng hộ luôn vô tội (đôi khi đúng là nạn nhân vô tội), và
thủ phạm luôn xấu xa (thủ phạm độc ác cũng không thiếu). Nhƣng trên thực tế
là luôn tồn tại những nạn nhân và thủ phạm thực sự nên không có lý do gì để
đƣa ra những tuyên bố chung chung vô tội vạ về tình trạng nạn nhân và thủ
phạm trên toàn cầu — đặc biệt là loại hình không tính tới tình trạng đƣợc cho là
vô tội của bị cáo. Đừng nên mang mặc cảm tội lỗi tập thể — và chắc chắn là
không có tội lỗi nào thuộc về đa thế hệ. Đó là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy
mục đích xấu xa của kẻ lên tiếng tố cáo và là điềm báo về một thảm họa trong
xã hội. Nhƣng ƣu điểm là những kẻ tôn sùng ý thức hệ, với chi phí trên thực tế
thấp, có thể coi họ vừa là kẻ thù của kẻ áp bức vừa là kẻ bảo vệ kẻ bị áp bức. Ai
lại đòi hỏi sự phân biệt rõ ràng rằng việc xác định tội lỗi hay sự vô tội của cá
nhân khi một phần thƣởng nhƣ vậy vẫy gọi chứ?

Đi theo con đƣờng mà lòng hận thù đƣa ra là phải mạo hiểm trong cay đắng.
Đây không phải là một hệ quả nhỏ của việc xác định kẻ thù bên ngoài lẫn bên
trong. Ví dụ, nếu sự giàu có là vấn đề đang đƣợc đề cập và những ngƣời giàu có
đƣợc coi là lý do của sự nghèo đói và tất cả các vấn đề khác của thế giới, thì
những ngƣời giàu có sẽ trở thành kẻ thù — không thể phân biệt đƣợc, theo một
nghĩa sâu xa nào đó, từ một mức độ xấu xa mang hàm ý tích cực về ý nghĩa tâm
lý và xã hội. Nếu quyền lực là vấn đề, thì những ngƣời thiết lập bất kỳ quyền
lực nào đều là nguyên nhân số một dẫn tới sự đau khổ trên thế giới. Nếu nam
tính là vấn đề, thì tất cả nam giới (hoặc thậm chí cả khái niệm nam giới) phải bị
tấn công và phỉ báng*. Sự phân chia thế giới thành ma quỷ bên ngoài và thánh
nhân bên trong biện minh cho sự căm ghét tự cho mình là chánh đáng — là điều
bắt buộc bởi đạo đức của chính hệ thống ý thức hệ đó. Đó là một cái bẫy khủng
khiếp: Một khi nguồn gốc của cái ác đã đƣợc xác định, nhiệm vụ của một ngƣời
công chánh chính là diệt trừ nó. Đây là một lời mời lý tƣởng cho cả sự hoang
tƣởng và tính bức hại. Một thế giới nơi chỉ có ta và những ngƣời nghĩ nhƣ ta là
tốt cũng là một thế giới mà ta bị bao vây bởi những kẻ thù muốn hủy diệt ta,
những kẻ bắt ta phải chiến đấu.
*Và đừng nghĩ rằng trò chơi không thể chơi (hoặc không đƣợc chơi) theo cách ngƣợc lại. Điều tƣơng tự cũng áp
dụng cho nữ tính ở nhiều nơi trên thế giới: Ví dụ: trong tiếng Ả Rập, từ awrah biểu thị các bộ phận thân mật
trên cơ thể, các bộ phận này phải đƣợc che phủ bằng quần áo. Từ gốc của thuật ngữ là awr có nghĩa là một cái gì
đó gần giống với "điểm yếu", "không hoàn hảo" hoặc "khiếm khuyết". "Nakedness" (trần trụi) là bản dịch tiếng
Anh thông dụng nhất. Các nghĩa khác bao gồm "sự giả dối", "sự giả tạo" hoặc "sự mù quáng". Theo từ điển
đƣợc biên soạn bởi Mohammad Moin, một học giả Iran nổi tiếng về văn học Ba Tƣ và các nghiên cứu về Iran,
awrah vừa có nghĩa là "khỏa thân" hoặc "xấu hổ" và "phụ nữ trẻ". Chẳng hạn nhƣ vì những lý do nhƣ vậy mà
phụ nữ bị những ngƣời theo dòng Wahhabi của Hồi giáo — dòng Hồi giáo cực đoan, khắc khổ và theo chủ
nghĩa thuần khiết — đƣợc coi là phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho sự xấu xa và cám dỗ trên thế giới tới mức họ
bị hạn chế các hoạt động di chuyển một cách mạnh mẽ và nghiêm ngặt, ngay cả khi họ không đƣợc phép thể
hiện mình theo bất kỳ cách quan trọng nào trƣớc công chúng.

Sẽ an toàn về mặt đạo đức hơn nhiều khi nhìn lại chính bản thân và những sai
sót của thế giới, ít nhất là ở mức độ mà một ngƣời trung thực và sáng suốt có
thể xem xét. Ta có thể nhận thức rõ ràng hơn rất nhiều về sự vật và con ngƣời,
đồng thời đâu là sự đổ lỗi khi ta quan sát bản ghi trong mắt mình, thay vì đốm
sáng trên tay anh trai. Có khả năng những khiếm khuyết của chính ta là rõ ràng
và đa dạng, và có thể đƣợc giải quyết một cách có lợi, nhƣ bƣớc vào một trong
các nhiệm vụ cứu vớt thế giới của Đấng Cứu Thế. Tự mình gánh lấy tội lỗi của
thế giới — chịu trách nhiệm về thực tại là mọi thứ đã không đƣợc nhƣ ý muốn
trong cuộc sống của ta và ở những nơi khác — là một phần của con đƣờng theo
gót chân của Đấng Cứu Thế: một phần của việc bắt chƣớc theo hình mẫu anh
hùng với ý nghĩa sâu xa nhất. Đó là một vấn đề tâm lý hoặc tâm linh hơn là một
vấn đề xã hội hoặc chánh trị. Hãy xem xét các nhân vật đƣợc tạo ra bởi các tác
giả viết tiểu thuyết hạng hai: họ đơn giản chia nhân vật của mình thành ngƣời
tốt và kẻ xấu. Ngƣợc lại, các nhà văn tinh tế đặt sự phân chia bên trong nội tâm
các nhân vật mà họ tạo ra, để mỗi ngƣời trở thành trung tâm đại diện cho cuộc
đấu tranh vĩnh cửu giữa ánh sáng và bóng tối. Sẽ phù hợp hơn nhiều về mặt tâm
lý (và ít nguy hiểm hơn về mặt xã hội) khi cho rằng ta là kẻ thù — rằng chính
những điểm yếu và thiếu sót của ta đang gây hại cho thế giới này — hơn là cho
rằng ta và nhóm bạn đồng hành có lòng tốt thánh thiện, và sau đó theo đuổi kẻ
thù mà ta sẽ có xu hƣớng nhìn thấy ở khắp mọi nơi.

Không thể chống lại chế độ gia trƣởng, giảm áp bức, thúc đẩy bình đẳng,
chuyển đổi chủ nghĩa tƣ bản, cứu môi trƣờng, xóa bỏ khả năng cạnh tranh, giảm
quy mô chính phủ, hoặc điều hành mọi tổ chức nhƣ một doanh nghiệp. Những
khái niệm nhƣ vậy chỉ đơn giản là độ chi tiết quá thấp. Nhóm làm phim hài
Monty Python từng đƣa ra những bài học châm biếm khi chơi sáo: thổi qua một
đầu và di chuyển ngón tay của ta lên xuống trên các lỗ. Đúng. Nhƣng vô ích.
Các chi tiết cần thiết lại không có. Tƣơng tự nhƣ vậy, các quy trình và hệ thống
quy mô lớn phức tạp không tồn tại theo cách đủ thực tế để có thể thực hiện
chuyển đổi đơn nhất toàn diện. Ý tƣởng mà họ đƣa ra là sản phẩm của các giáo
phái thế kỷ 20. Niềm tin của những tôn giáo này vừa ngây thơ vừa manh tính ái
kỷ, và chủ nghĩa vận động mà họ quảng bá là sự thay thế của một kẻ oán hận và
lƣời biếng để đạt đƣợc thành tích trên thực tế. Tiên đề duy nhất của những kẻ
tôn sùng ý thức hệ là các vị thần, đƣợc phục vụ một cách mù quáng bởi những
kẻ cuồng tín.

Tuy nhiên, giống nhƣ Chúa, ý thức hệ đã chết. Sự cực đoan đẫm máu của thế kỷ
20 đã giết chết nó. Ta nên để nó qua đi, và bắt đầu xem xét và giải quyết các
vấn đề nhỏ hơn, đƣợc xác định chính xác hơn. Ta nên khái niệm hóa nó ở quy
mô mà ta có thể giải quyết, không phải bằng cách đổ lỗi cho ngƣời khác, mà
bằng cách cố gắng tuyên bố mang tính cá nhân trong khi đồng thời chịu trách
nhiệm về kết quả.

Nên khiêm tốn. Dọn dẹp phòng ngủ. Chăm sóc gia đình. Làm theo lƣơng tâm.
Sống một đời thẳng thắn. Tìm điều gì đó hiệu quả và thú vị để làm và cam kết
hoàn thành. Khi ta có thể làm đƣợc tất cả những điều đó, hãy tìm một vấn đề
lớn hơn và cố gắng giải quyết vấn đề đó nếu dám. Nếu tiếp tục đạt hiệu quả, hãy
chuyển sang các dự án mang tính tham vọng hơn cao hơn. Và, thực cần thiết khi
chuẩn bị bắt đầu một quy trình…từ bỏ ý thức hệ.
QUY LUẬT VII

ÍT NHẤT MỘT ĐIỀU LÀ TA PHẢI LÀM VIỆC SIÊNG NĂNG NHẤT


CÓ THỂ RỒI SAU ĐÓ QUAN SÁT ĐIỀU GÌ XẢY RA

GIÁ TRỊ CỦA NHIỆT LƯỢNG VÀ ÁP LỰC

Khi than đá chịu đựng nhiệt lƣợng và áp lực, sâu bên dƣới mặt đất, các phân tử
tái sắp xếp thành một liên kết tinh thể lặp lại hoàn hảo đƣợc gọi là kim cƣơng.
Nguyên tử carbon giúp chuyển hóa than đá cũng trở nên bền vững tối đa trong
hình dạng của viên kim cƣơng (kim cƣơng là chất rắn cứng nhất). Nó còn có
khả năng phản chiếu ánh sáng. Tính bền vững và vẻ lấp lánh kết hợp lại đã trao
cho kim cƣơng các đặc tính giúp chứng minh cho việc kim cƣơng đƣợc coi nhƣ
là biểu tƣợng cho giá trị. Các đặc tính có giá trị là thuần khiết, liên kết hoàn hảo,
và lấp lánh dƣới ánh sáng — và cũng thực sự đúng nếu nhƣ phẩm chất của nhân
loại cũng trong sáng nhƣ viên ngọc quý này. Tất nhiên, ánh sáng biểu thị cho vẻ
đẹp sáng sủa của ý thức tập trung cao độ. Nhân loại chỉ có đƣợc ý thức nếu có
ánh sáng. Hầu hết ý thức ta có đƣợc đều là hình ảnh trực quan và do đó phải phụ
thuộc vào ánh sáng. Đƣợc khai sáng có nghĩa là phải thức tỉnh và tập trung —
để duy trì trạng thái liên kết với tính thiêng liêng thƣờng thức. Đeo một viên
kim cƣơng trên ngƣời chính là tự nguyện liên kết với ánh sáng của Mặt Trời,
nhƣ các vị vua và hoàng hậu, với hình ảnh đƣợc đúc lên một đồng xu vàng nhƣ
mặt trời, một tiêu chuẩn gần nhƣ phổ quát về giá trị.

Nhiệt lƣợng và áp lực chuyển hóa vật chất nền của than đá thành một viên kim
cƣơng có kết cấu tinh thể hoàn hảo và giá trị quý hiếm. Một con ngƣời cũng
tƣơng tự nhƣ vậy. Ta đều biết rằng linh hồn con ngƣời đƣợc điều khiển bởi
nhiều lực lƣợng bí ẩn và thƣờng không chịu ràng buộc với một linh hồn khác.
Ta làm những việc ta ƣớc rằng ta đã không làm và không làm những việc mà ra
biết ta nên làm. Ta muốn có thân hình đẹp, nhƣng lại ngồi lỳ trên ghế sofa ăn
Cheetos và tỏ ra tuyệt vọng. Ta hoang mang, vô phƣơng hƣớng, và tê liệt do
thiếu quyết đoán. Ta bị dẫn dắt đi khắp nơi bởi hâm muốn, mặc cho tình trạng ý
chí của ta, và ta lãng phí thời gian, hoãn lại công việc, và cảm thấy kinh hoàng
vì hiện thực, nhƣng ko chịu thay đổi.

Chính vì những lý do nhƣ vậy mà ngƣời cổ đại dễ tin rằng linh hồn con ngƣời bị
ám ảnh bởi các bóng ma — bị ám ảnh bởi các linh hồn cổ xƣa, ác quỷ, và thần
thánh — và không nhất thiết phải có lợi ích tốt nhất cho nhân loại. Kể từ thời
đại của các nhà phân tâm học, các lực lƣợng đối lập này, các linh hồn ám ảnh và
đội khi ác độc này, đƣợc khái niệm hóa thành các trạng thái xung động, cảm
xúc, và động lực về mặt tâm lý — hay các phức cảm, hoạt động giống nhƣ các
nhân cách bộ phận hợp nhất bên trong con ngƣời bởi ký ức chứ không phải ý
định. Cấu trúc thần kinh của ta là một cấu trúc phân quyền. Những tên đầy tớ
đầy bản năng quyền lực ở dƣới cùng, điều khiển cơn khát, cơn đói, phẫn nộ, nỗi
buồn, phấn khởi và đam mê, có thể dễ dàng nâng cấp lên và trở thành chủ nhân
của ta, và dễ dàng gây chiến với kẻ khác. Khả năng chịu đựng và sức mạnh của
một linh hồn không dễ gì có thể duy trì.

Có một câu châm ngôn rằng, một ngôi nhà mà bản thân bị chia tách thì không
thể đứng vững. Giống nhƣ một kẻ nguyên vẹn nhƣng tàn tạ không thể đứng
vững khi bị thử thách. Hắn đánh mất tính thống nhất ở cấp độ tổ chức tâm lý
cao nhất. Hắn mất đi sự kết hợp cân bằng thích hợp giữa các thuộc tính vốn là
một đặc điểm khác của một tâm hồn nóng nảy, và không thể giữ bản thân đƣợc
toàn vẹn. Ta biết tới vấn đề này khi nói "Hắn đã đánh mất nó" hoặc "Hắn vừa
mới sụp đổ". Trƣớc khi hắn nhặt các mảnh cuộc đời và sắp xếp lại, một ngƣời
nhƣ vậy có khả năng trở thành con mồi cho các nhân cách bộ phận thống trị.
Đây có thể là một linh hồn giận dữ, hoặc lo âu, hoặc đau đớn, nhảy vào để
chiếm lấy hắn khi hắn mất bình tĩnh. Ta có thể thấy điều này xảy ra rõ ràng nhất
ở trƣờng hợp trẻ 2 tuổi nổi giận. Đứa bé tạm thời đánh mất chính mình, và hiện
tại đang ở trạng thái cảm xúc thuần khiết. Đó là một việc bất thình lình khiến
bản thân đứa trẻ 2 tuổi vô cùng khó chịu và là một trong những mức độ nghiêm
trọng khiến ngƣời khác phải khiếp sợ nếu biểu hiện ra ở ngƣời lớn. Các hệ
thống động cơ cổ xƣa chi phối sự tức giận chỉ đơn thuần đẩy nhân cách đang
phát triển của đứa trẻ sang một bên, và điều khiển tâm trí và cơ thể hoạt động
của đứa bé để làm theo cách của chúng. Đây là một thất bại thực sự và đáng tiếc
cho một cái tôi tập trung vẫn còn mỏng manh, đang đấu tranh chống lại các thế
lực mạnh mẽ về mặt tâm lý và hội nhập xã hội.

Thiếu sự kết hợp từ bên trong cũng làm gia tăng đau khổ, lo âu, khiến cho bản
thân thiếu động lực, thiếu niềm vui đi kèm với sự do dự và tính bất định. Thiếu
khả năng quyết định mọi điều trên, ngay cả khi chúng đƣợc mong muốn, tƣơng
đƣơng với việc bị chúng dày vò. Nếu không có các mục tiêu đƣợc xác định rõ
ràng và không tự mâu thuẫn, thù rất khó có đƣợc cảm giác gắn kết tích cực
khiến cuộc sống trở nên đáng giá. Các mục tiêu rõ ràng cũng hạn chế và đơn
giản hóa thế giới, giảm tính bất định, lo âu, tủi hổ và các lực lƣợng sinh lý tự ăn
mòn cơ thể do căng thẳng phóng thích. Ngƣời không thể hòa nhập vì vậy
thƣờng nhẹ dạ và không có định hƣớng — và đây mới chỉ là bƣớc khởi đầu.
Tính nhẹ dạ và thiếu phƣơng hƣớng có thể âm mƣu nhanh chóng tạo ra sự bất
lực và trầm cảm kéo dài đặc trƣng cho sự vô dụng. Đây không chỉ đơn thuần là
một trạng thái tâm lý. Hậu quả thể chất của bệnh trầm cảm, thƣờng xảy ra do
việc tiết quá mức hormone căng thẳng cortisol, về cơ bản không thể phân biệt
đƣợc với quá trình lão hóa nhanh (nhƣ tăng cân, các vấn đề tim mạch, tiểu
đƣờng, ung thƣ và bệnh Alzheimer)(¹).

Hậu quả xã hội cũng nghiêm trọng không kém phần sinh học. Một ngƣời không
có kết nối với bản thân tốt sẽ phản ứng thái quá trƣớc các gợi ý nhỏ nhất của nỗi
thất vọng hoặc thất bại. Họ không thể tham gia vào các cuộc đàm phán hiệu
quả, ngay cả đàm phán với bản thân, bởi vì họ không thể chịu đựng đƣợc tính
bất định khi thảo luận về một tƣơng lai tiềm năng. Họ không thể hài lòng, bởi vì
họ không thể có đƣợc những gì họ muốn, và họ không thể có đƣợc những gì họ
muốn bởi vì họ sẽ không chọn thứ này thay vì một thứ khác. Họ cũng có thể dễ
dàng bị tác động bởi những lập luận yếu ớt nhất. Một trong số các tính cách cá
nhân hiếu chiến đó sẽ bám vào những lý lẽ nhƣ vậy, thƣờng là đi ngƣợc lại với
lợi ích tốt nhất của họ, và tận dụng chúng, dƣới dạng nghi ngờ, để củng cố lập
trƣờng trái ngƣợc nhau. Do đó, một ngƣời có mâu thuẫn sâu sắc có thể bị tác
động, theo cách nói ẩn dụ, với áp lực của duy nhất một ngón tay đặt lên ngực họ
(mặc dù họ có thể dễ dàng vƣợt qua một chƣớng ngại nhƣ vậy). Để tiến về phía
trƣớc với một quyết tâm, cần phải đƣợc tổ chức — để hƣớng tới một mục tiêu
đơn lẻ và có thể xác nhận đƣợc.

Nhắm tới mục tiêu. Hƣớng tới mục tiêu. Tất cả là một phần của quá trình trƣởng
thành và kỷ luật, và là nội dung cần đƣợc đánh giá đúng mức. Nếu ta không
nhắm tới bất cứ mục tiêu nào, ta sẽ dễ dàng bị tác động bởi mọi thứ xung quanh.
Nếu ta không nhắm tới bất kỳ mục tiêu nào, ta sẽ không có nơi nào để đi, không
có việc gì để làm và không tồn tại bất kỳ thứ gì có giá trị cao trong cuộc sống
của ta, vì giá trị đòi hỏi xếp hạng các lựa chọn và lòng hy sinh từ thấp hơn tới
cao cả hơn. Ta có thực sự muốn trở thành thứ mà ta có thể? Nhƣ vậy có quá lắm
không? Hay trở thành thứ đặc biệt thì không có gì tốt (và rồi, có lẽ để thêm vào
một thứ khác)? Và rồi có phải điều đó không xuất hiện nhƣ là một sự giải thoát
— ngay cả khi đó là sự hy sinh?

LỰA CHỌN TỒI TỆ NHẤT

Khi tôi học cao học tại Đại học McGill ở Montreal để lấy bằng bác sỹ lâm sàng,
tôi nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về tính cách ở những ngƣời mà họ tiếp tục theo
học các chƣơng trình khó hơn và dài từ 5 tới 6 năm. Các kỹ năng xã hội của họ
dần đƣợc cải thiện. Nhận thức của họ trở nên rõ ràng hơn. Họ nhận ra một ý
thức sâu sắc về mục đích cá nhân. Họ thể hiện chức năng hữu ích trong mối
quan hệ với ngƣời khác. Họ trở nên có kỷ luật và có tổ chức hơn. Họ đã có
nhiều niềm vui hơn. Bất chấp thực tế rằng các khóa học sau đại học thƣờng có
chất lƣợng thấp hơn so với tiềm năng, các khóa học lâm sàng không đƣợc trả
công và khó kiếm, và các mối quan hệ với giảng viên hỗ trợ tốt nghiệp đôi khi
(nhƣng không có nghĩa là luôn luôn) chỉ là phụ. Công việc nhận đƣợc khi mới
tốt nghiệp ban đầu thƣờng còn non nớt và bỡ ngỡ. Nhƣng kỷ luật áp đặt lên họ
bởi tính cấp thiết của việc nghiên cứu — và đặc biệt hơn là việc chuẩn bị luận
án — đã sớm cải thiện tính cách của họ. Viết một bản luận án dài, phức tạp và
mạch lạc, ít nhất một phần, có nghĩa là phải trở nên phức tạp hơn, rõ ràng hơn
và sâu sắc hơn về tính cách.
Khi tôi trở thành một giáo sƣ và bắt đầu cố vấn cho các sinh viên đại học và sau
đại học, tôi quan sát thấy điều tƣơng tự. Những sinh viên tâm lý học chƣa tốt
nghiệp liên kết với một phòng thí nghiệm (nhận làm thêm công việc) lại đạt
đƣợc điểm cao hơn những ngƣời không chịu chất thêm gánh nặng cho bản thân.
Đảm nhận nhiệm vụ nhƣ các nhà nghiên cứu nghiệp dƣ đã giúp cho họ thiết lập
nên một chỗ đứng và một cộng đồng, đồng thời yêu cầu họ phải có kỷ luật bản
thân, đặc biệt là bằng cách yêu cầu sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.
Tôi đã quan sát một quá trình tƣơng tự khi làm việc với tƣ cách là một nhà tâm
lý học lâm sàng. Tôi thƣờng khuyến khích bệnh nhân của mình chọn con đƣờng
tốt nhất hiện có cho họ, ngay cả khi nó khác xa với lý tƣởng của họ. Đôi khi đó
có nghĩa là chấp nhận tạm thời giảm đi tham vọng hoặc niềm kiêu hãnh, nhƣng
lại có lợi thế là thay thế thứ gì đó thứ gì đó trong tƣởng tƣợng bằng một thứ có
thực. Cải thiện sức khỏe tâm thần hầu nhƣ luôn luôn kèm theo sau.

Có điều gì đáng để cam kết không? Bây giờ tôi đã đủ lớn tuổi để thấy đƣợc vấn
đề gì sẽ xảy ra trong các cách cƣ xử khác nhau mà câu hỏi này có thể đƣợc trả
lời. Trong suốt sự nghiệp của tôi, với tƣ cách là sinh viên đại học, nghiên cứu
sinh, giáo sƣ, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà nghiên cứu, và trong những lần học
hỏi bổ sung thêm kiến thức khác nhau, tôi đã thấy những con đƣờng phát triển
song song giống nhau biểu hiện nhiều lần. Về nguyên tắc, cả hai con đƣờng
phát triển đều có sẵn cho tất cả mọi ngƣời — cho những ngƣời chỉ phát triển
một nửa, những kẻ ngu ngốc lang thang, hoài nghi, thắc mắc, nghi ngờ và hy
vọng mà tất cả chúng ta đều đã từng, ở các mức độ khác nhau khi còn trẻ hoặc
trên bờ vực của tuổi trƣởng thành. Thực hiển nhiên khi tôi cam kết giữ vững giá
trị: từ nhân cách, tình thƣơng, gia đình, tình vạn, và sự nghiệp, những điều quan
trọng hơn hết thảy (và có lẽ theo trật tự đó). Có thể nói, những ai không vó khả
năng hoặc không sẵn sàng xây dựng nên một khu vƣờn đƣợc chăm sóc tốt, trong
bất kỳ lãnh vực nào, đều phải chịu đựng đau khổ vì nó. Tuy nhiên, cam kết thì
phải đòi hỏi ràng buộc bằng máu thịt. Để theo đuổi học vị bằng cấp có nghĩa là
phải hy sinh bản thân và lao vào nghiên cứu, và lựa chọn một nguyên tắc đƣợc
trao có nghĩa là phải bỏ qua khả năng tồn tại một con đƣờng khác trong việc
nghiên cứu. Tƣơng tự với việc lựa chọn đồng nghiệp hay đội nhóm nghiên cứu
chung. Chủ nghĩa hoài nghi về những vấn đề nhƣ vậy, hay bản tính thiếu quyết
đoán và nghi ngờ, dễ dàng tìm thấy một đồng minh thực sự đối địch trong một
lý trí hƣ vô và vô tâm phá hoại mọi thứ: Tại sao phải bận tâm? Sự khác biệt nào
sẽ đƣợc tạo ra sau hàng ngàn năm nữa? Yếu tố nào quyết định một con đƣờng
lại thích hợp hơn một con đƣờng khác — hoặc thích hợp nhất?

Có khả năng ta sẽ cảm thấy mãn nguyện, hoặc thậm chí hạnh phúc, với một
đồng nghiệp này hoặc đồng nghiệp khác, với một nhóm bạn này hay nhóm bạn
khác, hoặc với công việc này hay công việc khác. Theo một nghĩa nào đó, niềm
thỏa mãn mà sự sắp xếp này mang tới có thể đƣợc thúc đẩy bởi các lựa chọn
khác nhau. Các lựa chọn đó còn bị thiếu sót sâu sắc: các đồng nghiệp lãng mạn
có thể sẽ phức tạp và hay thay đổi, nhƣ những ngƣời bạn, và mỗi sự nghiệp hay
công việc thì đƣợc đặc trƣng bởi sự phản kháng, nỗi thất vọng, sự tha hóa, hệ
thống phân quyền độc tài, chánh trị nội bộ, và sự ngu ngốc tuyệt đối trong việc
ra quyết định. Ta có thể kết luận từ việc thiếu đi giá trị lý tƣởng hay độc đáo
rằng không có gì lại quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác — hoặc để rút ra kết
luận thậm chí còn vô vọng hơn rằng không có gì là quan trọng cả. Nhƣng những
ngƣời đƣa ra kết luận nhƣ vậy, cho dù họ có đƣợc trang bị lý lẽ mạch lạc hợp lý
tốt tới đâu đi nữa, thì cũng phải trả cái giá rất đắt. Mọi ngƣời đau khổ vì điều đó
nếu họ từ bỏ trƣớc khi hoàn thành xong chƣơng trình đại học hoặc nghiên cứu
về thƣơng mại. Và điều này có nghĩa là "từ bỏ", không phải là thất bại, mặc dù
cả hai khó có thể phân biệt. Đôi khi mọi ngƣời thất bại vì họ không thể quản lý
nổi công việc, mặc dù họ có ý định cần thiết và kỷ luật tốt. Chẳng hạn, để hành
nghề luật sƣ hiệu quả thì ta cần phải có một năng lực ngôn ngữ nhất định, còn
muốn trở thành thợ mộc thì phải có kiến thức sử dụng dụng cụ cơ khí. Đôi khi
nhân loại không biết cách chọn lựa cho phù hợp tới mức ngay cả khi đã cam kết
cũng không đủ để mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Nhƣng thất bại là hệ quả
của việc không đủ tận tâm, lý giải công phu nhƣng vô nghĩa, và từ chối trách
nhiệm. Và thƣờng thì không có kết quả gì tốt đẹp sau đó.

Những ngƣời không chọn cho mình một công việc hoặc một sự nghiệp thƣờng
trở nên vô cảm và sống trôi dạt. Họ có thể cố gắng biện minh cho sự trôi dạt đó
bằng vẻ ngoài của sự nổi loạn lãng mạn hoặc sự hoài nghi về thế giới ở lứa tuổi
vị thành niên. Họ có thể chuyển sang nhân dạng thông thƣờng bằng cách khám
phá nghệ thuật tiên phong hoặc trở thành đầy tớ cho nỗi tuyệt vọng và vô mục
đích bằng cách nghiện rƣợu và ma túy cũng nhƣ bằng cách thỏa mãn tức thời.
Nhƣng không ai trong số đó tạo nên thành công khi đã 30 tuổi (chứ đừng nói tới
một ngƣời già hơn 10 năm). Điều tƣơng tự cũng xảy ra đối với những ngƣời
không thể lựa chọn và sau đó cam kết với một đối tác lãng mạn duy nhất, hoặc
không thể hoặc không muốn trung thành với bạn bè của họ. Họ trở nên cô đơn,
tự cô lập mình và đau khổ, để rồi tất cả những điều đó chỉ đơn thuần làm tăng
thêm chiều sâu cay đắng cho sự hoài nghi đã thúc đẩy họ tự cô lập ngay từ đầu.
Đó không phải là loại vòng luẩn quẩn mà ta muốn dấn thân vào trong cuộc
sống.

Những ngƣời mà tôi biết đã hoàn thành chƣơng trình đại học hoặc chƣơng trình
thƣơng mại thì có tình trạng tốt đẹp hơn. Không nhất thiết phải là "giỏi". Không
nhất thiết phải làm việc tối ƣu. Không nhất thiết phải hồi hộp khi sống với lựa
chọn của mình, hoặc tỏ ra nghi ngờ và phân vân. Thậm chí không tỏ ra chắc
chắn khi tiếp tục theo đuổi những gì họ đang nghiên cứu. Nhƣng tốt hơn nhiều
so với những kẻ rút lui và sống trôi dạt. Nhờ đó mà những ngƣời chịu đựng các
cam kết và hy sinh nhƣ vậy đã trƣởng thành và biến thành những ngƣời tốt hơn
nhiều. Vậy, kết luận là gì? Có rất nhiều điều mà ta có thể tự cam kết. Bất kỳ một
cam kết nhất định nào, với rất nhiều lựa chọn thay thế, có thể tùy tiện tạo ra một
trƣờng hợp mang tính chất vô nghĩa, do sự tha hóa của các hệ thống đòi hỏi cam
kết đó. Nhƣng trƣờng hợp tƣơng tự không thể xảy ra dựa trên thực tại của cam
kết đó: Những ai không chọn cho mình một hƣớng đi đều sẽ bị lạc. Sẽ tốt hơn
nhiều nếu ta trở thành một ai đó còn hơn là duy trì mọi thứ hiện tại nhƣng vô
nghĩa. Điều này bất chấp giới hạn và nỗi thất vọng thực sự kéo mọi thứ theo
sau. Ở mọi nơi, cơn tuyệt vọng cùng cực luôn là một lựa chọn tồi. Nhƣng ai đã
từng trải nghiệm qua chủ nghĩa hoài nghi (hoặc chính xác hơn, thay thế nó bằng
một thứ thậm chí còn hơn là một mối nghi ngờ trầm trọng — đó là, nghi ngờ
rằng chính lòng nghi ngờ đó mới là chỉ dẫn đáng tin cậy cuối cùng) đều biết rõ:
lựa chọn tồi tệ nhất trong số đó chính là không nghi ngờ gì hết.

NGUYÊN TẮC VÀ TÍNH THỐNG NHẤT

Nguyên tắc giúp cho ta có đƣợc khả năng tập trung vào một thứ bắt đầu từ khi
ta còn trẻ. Ngay từ sớm, đứa trẻ bắt đầu tự nguyện sắp xếp lại vô vàn cảm xúc
và động cơ cấu thành bản năng sinh tồn cơ bản thành các chiến lƣợc hợp tác và
cạnh tranh có sự tham gia của những ngƣời khác — và những đứa trẻ có đƣợc
nền tảng tốt và may mắn có thể sắp xếp theo cách đồng thời lành mạnh về mặt
tâm lý lẫn xã hội. Khi trải nghiệm tự định hƣớng của trẻ bị gián đoạn bởi sự
xuất hiện của hệ thống bản năng (khi trẻ đói, tức giận, mệt mỏi hoặc lạnh),
ngƣời biết cách làm cha mẹ sẽ bƣớc vào, giải quyết vấn đề đã phá vỡ tính thống
nhất mong manh của đứa trẻ hoặc tốt hơn là dạy đứa trẻ tự giải quyết vấn đề.
Khi đứa trẻ đã có thể tự giải quyết vấn đề một chấn cẩn thận, chúng đã sẵn sàng
gia nhập vào thế giới xã hội. Điều này diễn ra vào năm 4 tuổi, hoặc có thể
không bao giờ xảy ra. Một đứa trẻ phải có đủ khả năng tự tổ chức để đƣợc các
bạn đồng trang lứa chơi chung ở tuổi lên 4 hoặc có nguy cơ bị xã hội tẩy chay
vĩnh viễn. Một đứa trẻ vẫn còn nóng nảy ở độ tuổi đó chính xác là một mối
nguy.

Quá trình hòa nhập đƣợc thúc đẩy hơn nữa bởi các bạn đồng trang lứa — hay
bạn bè — để đứa trẻ đƣợc đào tạo tốt hoặc đủ may mắn để đƣợc chấp nhận. Khi
một đứa trẻ chơi một trò chơi với những ngƣời khác, chính là chúng đang tự kỷ
luật mình. Chúng đang học cách phục tùng tất cả những xung động cạnh tranh
theo các yêu cầu của trò chơi đó — có một điều là, bất chấp sự đa dạng tiềm ẩn
của các nguyên tắc; học cách tự nguyện phục tùng bản thân theo các nguyên tắc
và mục tiêu đƣợc xác định rõ. Để chơi theo cách nhƣ vậy, chúng phải biến mình
thành một đơn vị chức năng nhỏ của một cỗ máy xã hội lớn hơn. Điều này có
thể đƣợc hiểu là sự hy sinh tính cá nhân, nếu tính cá nhân đƣợc định nghĩa là vô
hạn lựa chọn dựa trên việc thỏa mãn tính bốc đồng. Nhƣng đó còn là quá trình
phát triển chính xác hơn nhiều của tính cá nhân, đƣợc xem xét ở một cấp độ cao
hơn: một cá nhân hòa nhập hoạt động đúng cách sẽ làm dịu những mong muốn
ở hiện tại với những nhu cầu cần thiết trong tƣơng lai (bao gồm cả tính cấp thiết
phải chơi tốt với những ngƣời chơi khác). Đó là cách mà các trò chơi đa dạng
thời thơ ấu làm dịu đi những tiếng hò hét ở giai đoạn ấu thơ. Tất nhiên, phần
thƣởng cho sự phát triển đó là đứa trẻ hòa nhập vào xã hội một cách an toàn và
có đƣợc niềm vui khi chơi trò chơi.

Cần lƣu ý điểm này, đây không phải là sự đàn áp. Điểm này phải đƣợc làm rõ
ràng, vì mọi ngƣời tin rằng những điều mà kỷ luật áp đặt bởi sự lựa chọn bằng
cách nào đó ngăn cản ta thực hiện sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Chính niềm tin này,
phần lớn — thƣờng đƣợc thể hiện liên quan tới sự sáng tạo — đã khiến rất
nhiều bậc cha mẹ sợ làm hƣ con mình mà tìm cách kỷ luật chúng. Nhƣng kỷ
luật thích hợp để tổ chức hơn là phá hủy. Một đứa trẻ, tỏ ra sợ hãi phải vâng lời
hoặc bị loại bỏ khỏi mọi cơ hội có thể có do hành vi sai trái, sẽ không bị kỷ luật,
nhƣng bị lạm dụng. Ngƣợc lại, một đứa trẻ có đƣợc kỷ luật đúng mức — bởi
cha mẹ, những ngƣời lớn khác và đáng kể nhất là bởi những đứa trẻ khác — sẽ
không chiến đấu, đánh bại, và sau đó vĩnh viễn kìm hãm sự hung hăng của
mình. Một đứa trẻ nhƣ vậy thậm chí không gia tăng cấp độ hung hăng, hoặc
biến nó thành một thứ gì đó khác biệt. Thay vào đó, chúng tích hợp nó vào khả
năng chơi trò chơi ngày càng tinh vi của mình, cho phép chúng tăng khả năng
cạnh tranh và nâng cao khả năng tập trung, đồng thời khiến chúng toàn tâm
phục vụ các mục đích cao cả hơn bên trong tâm hồn đang phát triển của mình.
Một đứa trẻ có đƣợc khởi đầu tốt khi gia nhập xã hội không vì thế mà thiếu tính
hiếu chiến. Chúng chỉ trở nên cực kỳ giỏi trong việc năng nổ, biến động cơ gây
rối thành sự kiên trì tập trung và khả năng cạnh tranh có kiểm soát để tạo nên
một tay chơi giỏi. Vào buổi bình minh của tuổi vị thành niên, một đứa trẻ nhƣ
vậy có thể tự tổ chức các trò chơi phức tạp hơn bao giờ hết — các hoạt động
chung, hƣớng tới mục tiêu mà mọi ngƣời đều tự nguyện chơi và mọi ngƣời đều
thích và cùng hƣởng lợi, ngay cả khi chỉ một ngƣời hoặc một đội có thể giành
đƣợc chiến thắng tại một thời điểm. Khả năng này chính là một nền văn minh ở
dạng sơ khai, ở cấp độ ngƣời chơi và đội nhóm. Đây là nơi mà cả sự hợp tác và
cơ hội cạnh tranh để dành chiến thắng đều đồng thời thể hiện cùng lúc. Đó đều
là sự chuẩn bị cần thiết cho các lựa chọn về lâu dài hơn để có thể trƣởng thành
hoàn toàn.

Chắc chắn có khả năng — và hợp lý — để nghi ngờ và tranh luận về loại trò
chơi nào là tốt nhất hiện nay; nhƣng bất hợp lý khi đƣa ra tất cả các trò chơi
không cần thiết. Giống nhƣ, khi ta tranh luận về phẩm hạnh nào là phẩm hạnh
cần thiết, thì cũng bất khả khi tranh luận phẩm hạnh nào là không cần thiết.
Nghi ngờ về việc trò chơi nào là thích đáng hiện giờ không còn là cái nhìn mang
tính tƣơng đối. Đó là một cái nhìn sắc sảo về bối cảnh. Ví dụ, trên thực tế, hạnh
phúc là không thích hợp khi ta đang ở trong một đám tang, nhƣng không có
nghĩa là bản thân hạnh phúc là vô giá trị. Giống nhƣ, tuyên bố rằng phẩm hạnh
vừa là cái tất nhiên vừa là cái cần thiết, thì không hẳn là độc tài. Đó chỉ đơn
thuần là quan sát rằng các giá trị đơn chiều cơ bản và nguyên thủy phải đƣợc
gom lại dƣới các cấu trúc tổ chức xã hội tạo thành cái hài hòa và thanh bình để
tồn tại đồng thời tiếp tục đƣợc duy trì. Đó là mang tất cả các sự đa dạng đối địch
nhau thành một khối nằm dƣới các học thuyết thống nhất của Cơ Đốc giáo, mà
đã giúp định hình nền văn minh ở Châu Âu. Có lẽ, đó có thể là các học thuyết
của Phật giáo, Khổng giáo, và Ấn Độ giáo ở phía Đông cũng đều đƣợc thống
nhất lại tạo thành nền văn minh. Nhƣng dù sao đi nữa vẫn không thể thiếu vắng
bất kỳ học thuyết nào. Không có trò chơi, thì không có hòa bình, chỉ có hỗn
loạn. Hơn nữa, trò chơi tồn tại là phải đƣợc hoàn thành (nhƣ ta đã thảo luận
trong Quy luật V). Có nghĩa là trò chơi phải đƣợc cấu thành từ một chuỗi các lề
luật có thể chấp nhận đƣợc — bởi các ràng buộc mà mọi ngƣời phải tuân theo
trong một thời gian dài. Có khả năng rằng nhiều trò chơi nhƣ vậy tồn tại, theo lý
thuyết, nhƣng ít nhất phải nói một cách công bằng là có rất ít trò chơi nhƣ vậy.
Trong bất kỳ trƣờng hợp nào, các giáo luật của Cơ Đốc giáo và các giáo luật của
Phật giáo hoàn toàn không có nghĩa là đƣợc soạn tùy tiện, càng không có nghĩa
là mê tín dị đoan, và có ý nghĩa hơn nhiều các quy luật của một trò chơi mà
đƣợc soạn một cách tùy tiện và mang màu sắc mê dị đoan. Để nghĩ rằng thái
bình có thể tồn tại mà không cần tồn tại một trò chơi bao trùm đƣợc chấp nhận
một cách tự nguyện chính là không hiểu gì về một mối nguy hiểm luôn hiện hữu
về một chủ nghĩa bộ tộc bị chia cắt thành những thứ mà ta có thể thoái lui một
cách dễ dàng và tàn khốc.

Một khi thế giới xã hội này ép buộc một đứa trẻ tích hợp nhiều nhân cách phụ
lại, chúng có thể chơi với các ngƣời chơi khác. Sau đó, chúng nên sẵn sàng
tham gia vào nhiều trò chơi nghiêm túc hơn, cụ thể là một công việc hay một
chuyên môn nào đó, với nhiều quy luật, kỹ năng, và kỳ vọng cấu thành nên trò
chơi đó. Chúng còn phải học hỏi — khi lớn lên — điệu vũ của giới tính. Chúng
phải tích hợp nhân cách xã hội của mình với ngƣời khác, để cặp đôi mà chúng
cùng với ngƣời chơi khác tạo ra có thể tồn tại hiệu quả và hòa bình trong một
thời gian dài ở xã hội — trong khi duy trì ý chí tự giác để thực hiện điều đó. Đó
là tiến trình tích hợp mang tính xã hội và tâm lý của cặp đôi sẽ đồng hành với
chúng trong quá trình học hỏi, liên kết với lƣơng tri bên ngoài. Tuân thủ theo
tiến trình này sẽ giúp chúng có đƣợc một tuổi trƣởng thành khỏe mạnh về mặt
tâm lý và hoàn toàn đạt hiệu quả cao về mặt xã hội, có khả năng tƣơng tác qua
lại với ngƣời khác (và, có lẽ, tạm thời đình chỉ yêu cầu tƣơng tác cần thiết để
nuôi dạy con cái).

Nhƣng câu chuyện về tích hợp và xã hội hóa chƣa dừng lại ở đây. Bởi vì có 2
vấn đề xảy ra cùng lúc, trong suốt khoảng thời gian học hỏi đáng giá (học hỏi để
chơi một trò chơi và học hỏi để chơi tốt một môn thể thao xảy ra cùng lúc, trong
khi chơi). Ban đầu, kẻ học việc phải trở thành một đầy tớ phục vụ cho truyền
thống lâu năm, phục vụ cho một cấu trúc, phục vụ cho một giáo điều, nhƣ là
một đứa trẻ muốn chơi một trò chơi thì phải tuân theo các luật lệ trong trò chơi
đó. Ở mức độ cao nhất của trò chơi, mối quan hệ giữa thầy-trò này tƣơng tự nhƣ
một liên minh nhằm tri ân, cho dù ở dạng này hay dạng khác, với các thể chế
thƣờng đƣợc coi là gia trƣởng. Chƣơng trình huấn nghiệp này chính là nhiệt
lƣợng và áp lực (nhƣ một công nhân mới học việc đƣợc hƣớng dẫn bởi các đồng
nghiệp làm lâu năm, cũng nhƣ các sinh viên luật đƣợc hƣớng dẫn bởi các nhà
tuyển dụng, cũng nhƣ các bác sỹ nội trú tập sự đƣợc hƣớng dẫn bởi các bác sỹ
chính, y tá, và bệnh nhân). Mục đích của nhiệt lƣợng và áp lực này chính là
hƣớng dẫn cho phần nhân cách chƣa đƣợc phát triển hoàn thiện (không mang
tính "cá nhân" vào thời điểm này) đi theo một con đƣờng duy nhất, với mục tiêu
là chuyển hóa một tay chơi mới vô nguyên tắc thành một bậc thầy hoàn thiện.

Tuy nhiên, bậc thầy, ngƣời mà đã từng là sản phẩm hoàn hảo của chƣơng trình
huấn nghiệp, không còn là một đầy tớ cho bất cứ giáo điều nào nữa. Thay vào
đó, giờ đây họ bắt các giáo điều phục vụ cho mình, mà giờ họ có trách nhiệm
phải duy trì cũng nhƣ quyền đƣợc thay đổi, một khi cần thiết phải thay đổi. Điều
này khiến cho một bậc thầy, ngƣời từng để bản thân phải phụ thuộc, nổi lên
thành một kẻ tôn thờ một linh hồn — gió (linh thần) muốn thổi đâu thì thổi
(Sách John 3:8). Một bậc thầy có thể cho phép trực giác, cũng nhƣ kiến thức có
đƣợc do giữ vững nguyên tắc đƣợc họ áp dụng, sẽ giúp họ phê bình ý tƣởng của
bản thân và đánh giá giá trị thực sự của họ. Do đó, họ có thể nhận thức rõ ràng
hơn về khuôn mẫu nền tảng hay các nguyên tắc phụ thuộc vào giáo điều tự kỷ
luật, và truyền cảm hứng từ đó, thay vì trung thành mù quáng vào các luật lệ
hiện có. Họ thậm chí có thể dựa vào tổ hợp nhân cách và quá trình huấn luyện
của mình để biến đổi hoặc chuyển hóa các nguyên tắc nền tảng trực giác sâu
sắc, để phục vụ cho một thể thống nhất cao hơn.

GIÁO ĐIỀU VÀ LINH THẦN

Các nguyên tắc giới hạn mang tính tiên quyết trong trò chơi và trong sự phát
triển của một thể thống nhất thƣờng đƣợc xem xét nhiều nhất. Chớ Phạm Phải
— là các luật lệ đƣợc đặt ra ngăn mọi ngƣời phạm lỗi, trong khi trò chơi đang
diễn ra. Tuân thủ các luật lệ này sẽ giúp phát triển nhân cách toàn diện — nhân
cách với một bản chất cụ thể (ta đã từng thảo luận điều này, quá trình phát triển
ha muốn cá nhân nhƣ là một tay chơi giỏi trong nhiều trò chơi, hay một chuỗi
các trò chơi). Nhƣ là trƣờng hợp trong nhiều tình huống, đột nhiên xuất hiện
một ý tƣởng nằm ẩn bên trong các câu chuyện tạo nên nền tảng văn hóa của ta.
Bằng chứng cụ thể nằm trong Phúc Âm của Thánh Mark, là lời bình cho một
trong Luật Trò Chơi có tầm ảnh hƣởng nhất từng đƣợc đề ra — Mƣời Điều Răn
của Moises (và bao quát hơn, là lời bình cho toàn bộ bản thân các giới luật). Các
điều răn đó nhƣ sau:

1. Trƣớc mặt Ta, chớ có thờ thần khác.


2. Chớ tạc tƣợng chính mình.
3. Chớ mƣợn danh Đức Chúa Trời mà làm chơi.
4. Nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.
5. Hiếu kính cha mẹ.
6. Chớ phạm tội giết ngƣời.
7. Chớ phạm tội tà dâm.
8. Chớ phạm tội trộm cắp.
9. Chớ làm chứng dối cho kẻ lân cận mình.
10. Chớ tham nhà của kẻ lân cận mình.

Điều răn đầu tiên mô tả tính cấp thiết của việc nhắm tới một thể thống nhất khả
dĩ tối cao; điều răn thứ hai mô tả mối nguy hiểm khi thờ sai mẫu tƣợng (bằng
cách nhầm lẫn giữa tính đại diện, hay hình ảnh, với đặc tính không thể nói ra mà
nó đại diện); điều răn thứ ba mô tả sai phạm khi lợi dụng phẩm hạnh của Đức
Chúa Trời để gây tội ác; điều răn thứ tƣ mô tả tính cần thiết khi dành thời gian
để làm những việc có giá trị hay thiêng liêng; điều răn thứ năm giúp kết nối gia
đình lại với nhau, do trẻ em trong nhà thể hiện lòng danh dự, lòng tôn trọng, và
lòng biết ơn đối với sự hy sinh của cha mẹ; điều răn thứ sáu ngăn cấm tội sát
nhân (là rõ ràng) nhƣng, bằng cách đó, cũng có tác dụng bảo vệ cộng đồng khỏi
mối nguy tiềm ẩn từ thù hận trải qua nhiều thế hệ; điều răn thứ bảy thi hành tính
thiêng liêng trong lời hứa hôn nhân, vì cho rằng sự ổn định và giá trị của gia
đình là điều tối quan trọng; điều răn thứ tám cho phép những ngƣời trung thực,
chăm chỉ gặt hái thành quả từ những nỗ lực của họ mà không sợ rằng những gì
họ đã tạo ra sẽ bị tùy tiện tƣớc đoạt (và do đó, làm cho xã hội ngày càng văn
minh); điều răn thứ chín duy trì tính toàn vẹn của luật pháp, giảm bớt hoặc loại
bỏ việc sử dụng luật pháp nhƣ là một thứ vũ khí; và điều răn thứ mƣời là lời
nhắc nhở rằng lòng đố kỵ và thù hận có một sức mạnh hủy diệt khủng khiếp.

Cần phải xem xét Mƣời Điều Răn này nhƣ một bộ luật tối thiểu cho một xã hội
ổn định — một trò chơi xã hội đƣợc lặp đi lặp lại. Mƣời Điều Răn là bộ luật
đƣợc đề cập trong Xuất Hành Ký, và là một phần của câu chuyện khó quên đó.
Nhƣng đồng thời cũng chỉ ra một vấn đề khác — một vấn đề xuất hiện và vƣợt
qua các lề luật và cấu thành bản chất. Ý tƣởng cốt lõi là vậy: để bản thân tự
nguyện khuất phục trƣớc một tập hợp các lề luật đƣợc xã hội xác định — các lề
luật truyền thống — và một thể thống nhất vƣợt qua các lề luật sẽ xuất hiện. Thể
thống nhất đó tạo thành hình mẫu mà ta có thể trở thành, nếu ta tập trung vào
một mục tiêu cụ thể và nhìn thấu nó.

Có một câu chuyện liên quan tới ý tƣởng này trong Phúc Âm của Thánh Mark.
Câu chuyện bắt đầu với cuộc hành trình của Chúa Jesus Christ tới Đền thờ
Jerusalem, nơi Ngài đánh đuổi những kẻ hám tiền và đám thƣơng gia, đồng thời
thuyết giảng trƣớc đám đông bằng một sức lôi cuốn không thể cƣỡng lại. Và câu
chuyện diễn ra, "Khi nghe đƣợc những lời này, các thầy cả tế lễ và các thầy
thông giáo tìm cách giết Ngài. Họ sợ Ngài, vì cả đoàn dân đều thán phục sự dạy
dỗ của Ngài" (Sách Mark 11:18). Do đó, họ bắt đầu âm mƣu, chất vấn nhà tiên
tri lạ thƣờng này, hy vọng sẽ buộc tội Ngài dị giáo và do đó phán Ngài tử hình,
"Kế đó, họ sai mấy ngƣời thuộc về phe Pharisee và đảng Herod tới, để bắt lỗi
Ngài trong lời nói" (Sách Mark 12:13). Ít nhất, Chúa Christ đã đối phó với
những kẻ chất vấn một cách thành thạo, khiến chúng bực bội và im lặng. Phần
kết thúc với những câu hỏi đƣợc cho là khó nhất và nguy hiểm nhất, đƣợc đặt ra
bởi một kẻ chất vấn đặc biệt xảo quyệt nhƣng hắn cũng có thể miễn cƣỡng mà
ngƣỡng mộ Ngài. Dƣới đây là đoạn trích trong Sách Mark, Chƣơng 12, từ câu
28 tới câu 34:

Bấy giờ, có một thầy thông giáo nghe Chúa và ngƣời Sadducee biện luận với
nhau, biết Đức Chúa Jesus đã khéo đáp, bèn tới gần hỏi Ngài rằng: Trong các
điều răn, điều nào là đầu hết?
Đức Chúa Jesus đáp rằng: Này là điều đầu nhất: Hỡi dân Israel, hãy nghe, Chúa,
Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một.
Ngƣơi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là
Đức Chúa Trời ngƣơi.
Này là điều thứ hai: Ngƣơi phải yêu kẻ lân cận nhƣ mình. Chẳng có điều răn
nào lớn hơn hai điều đó.
Thầy thông giáo trả lời rằng: Thƣa thầy, thầy nói phải, hiệp lý lắm, thực Đức
Chúa Trời là có một, ngoài Ngài chẳng có Chúa nào khác nữa;
Thực phải kính mến Chúa hết lòng, hết trí, hết sức và yêu kẻ lân cận nhƣ mình,
ấy là hơn mọi của lễ thiêu cùng hết thảy của các lễ.
Đức Chúa Jesus thấy ngƣời trả lời nhƣ ngƣời khôn, thì phán rằng: Ngƣơi chẳng
cách xa nƣớc Đức Chúa Trời đâu. Rồi không ai dám hỏi Ngài nữa.

Tất cả điều này có nghĩa là gì? Nhân cách đƣợc tích hợp bởi sự tuân thủ có kỷ
luật đối với một bộ luật thích hợp (mặc dù có lẽ là vô tình) đồng thời đƣợc
hƣớng dẫn hoặc bắt chƣớc lý tƣởng tối cao — chính lý tƣởng đó tạo thành bất
kỳ yếu tố chung nào thuộc về "đạo đức", làm cho tất cả các lề luật trở nên tốt
đẹp, công bình và cần thiết . Lý tƣởng đó, theo câu trả lời của Chúa Jesus
Christ, mang tính đơn nhất ("Chúa Độc Tôn") đƣợc thể hiện một cách triệt để
(đƣợc yêu thƣơng bằng "cả trái tim", "linh hồn", "trí tuệ" và "sức mạnh"), và sau
đó đƣợc thể hiện nhƣ một tình yêu đồng nhất với bản thân và tất cả nhân loại.

Văn hóa phƣơng Tây đƣợc củng cố một cách "vô thức" bởi một vở kịch sâu sắc,
phản ánh tất cả các vấn đề này, bởi nguồn gốc trong khái niệm về Cơ Đốc-Do
Thái giáo. Về mặt tâm lý, Chúa Christ là một đại diện, hiện thân của một bậc
thầy về giáo điều và sự trỗi dậy (do hậu quả) của linh thần. Linh thần này là lực
lƣợng sáng tạo làm phát sinh những điều kiện trở thành giáo điều, qua thời gian.
Linh thần này cũng là thứ không ngừng vƣợt qua truyền thống lâu đời nhƣ vậy,
khi có thể. Chính vì lý do đó mà quá trình học hỏi đó kết thúc với một kiệt tác
xuất hiện, việc tạo ra kiệt tác đó không chỉ biểu thị cho việc đạt đƣợc kỹ năng
cần thiết mà còn có đƣợc khả năng tạo ra bộ kỹ năng mới.
Mặc dù Chúa Christ đƣợc coi nhƣ là một nhà cách mạng, nhƣ ta đã thảo luận
trong Quy luật I, nhƣng Ngài vẫn đƣợc miêu tả rõ ràng trong các sách Phúc Âm
nhƣ là một bậc thầy của truyền thống, khi mô tả chính Ngài, "Các ngƣơi đừng
tƣởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá,
song để làm cho trọn" (Sách Matthew 5:17, bản của Vua James). Do đó, Chúa
Christ giới thiệu chính Ngài vừa là sản phẩm của truyền thống, vừa là cái sáng
tạo và biến đổi truyền thống. Mô hình sáng tạo xung đột tƣơng tự này lan tràn
trong Cựu Ƣớc, phần lớn là một loạt các câu chuyện về linh thần đối lập với tiên
tri, đối với quá trình băng hoại không thể tránh khỏi của giáo điều đƣợc sử dụng
để phục vụ cho quyền lực. Đó là một nhân cách dõi theo mô hình đó, là ngƣời
thực sự đƣợc coi là có giác quan tâm lý sâu sắc nhất nền văn hóa phƣơng Tây.

Nếu ta làm một việc chăm chỉ nhất có thể, ta sẽ có đƣợc khả năng thay đổi. Ta
cũng sẽ dần dần trở thành một thể thống nhất, thay vì vô số hỗn tạp nhƣ ta đã
từng. Một thể thống nhất, đƣợc phát triển đúng cách, không chỉ là một thực thể
có nguyên tắc đƣợc hình thành bởi sự hy sinh, cam kết và tập trung. Đó còn là
thực thể tạo ra, phá hủy và biến đổi các nguyên tắc đó — chính bản thân nền
văn minh — bằng cách thể hiện sự thống nhất của nhân cách và xã hội. Chính
Lời Chân Lý đó, mà chức năng là lặp lại trật tự, thoát khỏi hỗn loạn, vĩnh viễn
phụ thuộc vào đó.

Làm một việc chăm chỉ nhất có thể và quan sát mọi sự diễn ra.
QUY LUẬT VIII

LÀM CHO ÍT NHẤT MỘT CĂN PHÕNG TRONG NHÀ NHÌN ĐẸP
NHẤT CÓ THỂ

DỌN DẸP PHÕNG THÔI LÀ CHƯA ĐỦ

Tôi nổi tiếng là hay khuyên ngƣời khác dọn dẹp phòng ốc của họ. Có lẽ bởi vì
tôi nghiêm túc với lời khuyên tầm thƣờng đó, và bởi vì tôi biết rằng đó là một
nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với những gì ngƣời ta có thể tƣởng tƣợng.
Nhân tiện, tôi đã không dọn dẹp phòng của mình — văn phòng tại nhà của tôi
(mà tôi thƣờng giữ tình trạng tƣơng đối nguyên sơ) — trong khoảng 3 năm nay.
Cuộc sống của tôi rơi vào hỗn loạn trong khoảng thời gian đó bởi vô số chuyện
mà tôi đã phải trải qua — tranh luận chánh trị, chuyển đổi nghề nghiệp, liên tục
đi đây đó, hàng đống thƣ, chuỗi bệnh tật — mà tôi phải công nhận là quá tải. Và
trên thức tế, tôi và vợ mới vừa cho sửa sang lại phần lớn ngôi nhà của mình, và
tôi vẫn chƣa tìm đƣợc chỗ để thích hợp cho một vài thứ nên rốt cuộc vẫn phải
để trong văn phòng, cho nên mọi thứ càng lúc càng hỗn loạn vô tổ chức.

Có một meme trôi nổi trên internet, buộc tội tôi đạo đức giả vì lý do này: một
bức ảnh đƣợc chụp lại từ một video tôi quay trong văn phòng của mình, với một
đống lộn xộn xung quanh (và tôi không thể tuyên bố rằng trông tôi còn đỡ hơn
căn phòng). Tôi là ai mà lại đi dạy bảo ngƣời khác dọn dẹp phòng ốc của họ
trƣớc khi cố gắng sửa chữa phần còn lại của thế giới, trong khi chính bản thân
tôi không thể tự mình làm điều đó? Và lời phản đối nhắm vào tôi có ý nghĩa
trực tiếp khi đồng bộ bản thân tôi với thời điểm vô trật tự khi đó, đồng thời
ngƣời ta có thể thấy đƣợc tình trạng của tôi phản chiếu qua tình trạng của căn
phòng. Mỗi ngày càng chồng chất nhiều hơn, khi tôi đi du lịch và thu thập mọi
thứ xung quanh mình. Tôi hay viện cớ vào hoàn cảnh khó khăn của mình, và cố
gắng sắp xếp nhiều thứ khác trong thời gian văn phòng của tôi đang bừa bộn,
nhƣng tôi vẫn có nghĩa vụ đạo đức là phải quay lại đó và dọn dẹp. Và vấn đề
không chỉ là tôi muốn dọn dẹp đống lộn xộn. Tôi cũng muốn làm cho thực đẹp
đẽ: căn phòng của tôi, ngôi nhà của tôi, và sau đó, có lẽ, bằng bất cứ cách nào
đó mà tôi có thể quản lý đƣợc cộng đồng mà tôi xây dựng. Chỉ có Chúa mới biết
nó đang kêu gào vì bản thân.

Làm một cái gì đó trở nên đẹp đẽ thì khó, nhƣng nó đáng giá một cách kinh
ngạc. Nếu ta học cách làm cho một điều gì đó trong cuộc sống trở nên đẹp đẽ —
cho dù chỉ là một điều nhỏ nhoi — thì ta đã thiết lập đƣợc mối quan hệ với cái
đẹp. Từ đó, ta có thể bắt đầu mở rộng mối quan hệ đó sang các yếu tố khác
trong cuộc sống và thế giới của ta. Đó đƣợc coi là một lời mời tới một cái gì đó
thiêng liêng. Đó là việc tái kết nối với tuổi thơ không phai nhạt, với vẻ đẹp thực
sự và uy nghi của Thực Thể mà ta không còn cảm thấy nữa. Ta phải thực sự
dám để bản thân mình thử làm điều đó.

Nếu ta học các ngành liên quan tới nghệ thuật (văn học và nhân chủng học), ta
làm điều đó để có thể làm quen với trí tuệ thu thập đƣợc từ nền văn minh của ta.
Đây là một ý tƣởng rất hay — một điều thực sự cần thiết — bởi vì mọi ngƣời đã
tìm ra cách để sống thọ. Những gì họ đã tạo ra thực kỳ lạ nhƣng cũng phong
phú tới nỗi không thể so sánh đƣợc, vậy tại sao không sử dụng nó nhƣ là một
bản hƣớng dẫn? Tầm nhìn của ta sẽ rộng hơn và kế hoạch của ta toàn diện hơn.
Ta sẽ giám sát ngƣời khác một cách thông minh và trọn vẹn hơn. Ta sẽ chăm
sóc bản thân hiệu quả hơn. Ta sẽ thấu hiểu hiện tại sâu sắc hơn, bắt nguồn từ
quá khứ, và đi đến kết luận cẩn thận hơn nhiều trong tƣơng lai. Ta cũng sẽ coi
tƣơng lai nhƣ một thực tế cụ thể hơn (bởi vì ta sẽ phát triển một số cảm giác
thực sự về thời gian) và ít có khả năng hy sinh tƣơng lai mình cho một niềm vui
bốc đồng. Ta sẽ phát triển theo chiều sâu, phát triển thần thái hấp dẫn và tính
tình chu đáo thực sự. Ta sẽ nói năng chính xác hơn và những ngƣời khác có xu
hƣớng sẽ lắng nghe và hợp tác hiệu quả với ta, giống nhƣ cách ta làm với họ. Ta
sẽ trở thành con ngƣời nhƣ chính mình ong muốn, và tránh đƣợc khả năng trở
thành một công cụ buồn tẻ và dễ bị ngƣời khác gây áp lực, một công cụ thịnh
hành nhƣng lỗi mốt và phụ thuộc ý thức hệ.

Mua một tác phẩm nghệ thuật. Tìm một tác phẩm có tác động tới ta và mua nó.
Nếu đó là một sản phẩm nghệ thuật chân chính, nó sẽ xâm chiếm và thay đổi
cuộc sống của ta. Một tác phẩm nghệ thuật thực sự là một cánh cửa dẫn vào tính
siêu việt, và ta cần điều đó trong cuộc sống của mình, bởi vì ta là cái hằng hữu,
bị giới hạn và bị ràng buộc bởi việc thiếu hiểu biết. Trừ khi ta có thể kết nối với
tính siêu việt, nếu không ta vẫn không có đƣợc sức mạnh để chiến thắng khi
những thử thách trong cuộc sống càng trở nên khó khăn. Ta cần thiết lập một
mối liên kết với các tác động bên ngoài, giống nhƣ một ngƣời đàn ông lang
thang trên biển khơi vật lộn với thiên nhiên để bảo toàn mạng sống, và lời mời
nghệ thuật xâm nhập vào cuộc sống là một trong những cách mà ta có thể thành
toàn.

Chính vì những lý do đó mà ta cần phải hiểu vai trò của nghệ thuật và ngừng
ngay suy nghĩ về nghệ thuật nhƣ một lựa chọn, một thứ xa xỉ, hoặc tệ hơn là
một ảnh hƣởng. Nghệ thuật là nền tảng của chính nền văn hóa. Đó là nền tảng
của quá trình mà ta hợp nhất về mặt tâm lý và thiết lập một mối hòa hảo với
những ngƣời khác. Nhƣ ngƣời ta đã nói, "Ngƣời ta sống chẳng phải chỉ nhờ
bánh mà thôi" (Sách Matthew 4:4). Điều đó hoàn toàn đúng. Ta tồn tại chính là
nhờ vẻ đẹp. Ta tồn tại trong các tác phẩm văn học. Ta tồn tại bằng nghệ thuật.
Ta không thể nào sống mà không có mối liên hệ nào đó với các vị thần thánh —
và vẻ đẹp chính là thần thánh — bởi vì thiếu vắng cái đẹp thì cuộc sống quá
ngắn ngủi, quá ảm đạm và quá bi thảm. Và ta phải nhạy bén, tỉnh táo và chuẩn
bị cách để có thể tồn tại, định hƣớng thế giới một cách đúng đắn và không phá
hủy mọi thứ, kể cả bản thân ta — và vẻ đẹp có thể giúp ta đánh giá cao sự kỳ
diệu của Thực Thể và thúc đẩy ta trên con đƣờng tìm kiếm lòng biết ơn khi
nhân loại dễ dàng bị thù hận phá hoại.

KÝ ỨC VÀ TẦM NHÌN

Kiêu hãnh của con công là vinh quang Thiên Chúa.


Dục vọng của con dê là đại lƣợng Thiên Chúa.
Phẫn nộ của sƣ tử là trí tuệ Thiên Chúa.
--Trần trụi của phụ nữ là tạo tác Thiên Chúa.
Dƣ sầu thì cƣời. Quá vui lại khóc.
Sƣ tử gầm, chó sói tru, biển thịnh nộ, và gƣơm hủy diệt, hết thảy là số phận vĩnh
hằng vƣợt ngoài tầm mắt nhân loại.
— WILLIAM BLAKE, CHƢƠNG: "PROVERBS OF HELL". Trích trong tác phẩm "The Marriage
of Heaven and Hell"

Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi gần nhƣ biết tất cả các đƣờng nét và chi tiết của
các ngôi nhà trong khu phố. Tôi biết những con hẻm ở phía sau, những khu vực
sau hàng rào, vị trí của từng vết nứt trên vỉa hè và những con đƣờng tắt có thể đi
từ nơi này tới nơi khác. Kiến thức địa lý của tôi không lớn, nhƣng tôi đã khám
phá kỹ lƣỡng và kiến thức của tôi về nó rất chi tiết. Bây giờ khi tôi trƣởng
thành, điều này không còn chính xác nữa. Tôi từng sống ở Fairview, thị trấn mà
tôi lớn lên trong phần lớn thời thơ ấu và niên thiếu, chỉ trong 9 năm, nhƣng tôi
vẫn có thể nhớ đƣợc chi tiết khu phố mà tôi sống. Tôi từng sống ở Toronto, trên
cùng một con phố, lâu hơn gấp đôi, nhƣng tôi lại chỉ có cảm giác mơ hồ về
những ngôi nhà xung quanh mình.

Tôi không nghĩ đó là một điều tốt. Tôi ít có cảm giác ở nhà hơn vì nó. Giống
nhƣ khi tôi đi bộ xuống phố và nhìn lƣớt qua một ngôi nhà địa phƣơng, tôi nghĩ
về "ngôi nhà" nhƣ một biểu tƣợng (bởi vì, trên thực tế, chƣa tạo ra sự khác biệt
nào cho tôi thấy đƣợc về đặc điểm cụ thể của mỗi ngôi nhà?), và sau đó tầm
nhìn của tôi lại chuyển sang thứ khác. Tôi không còn nhìn thấy ngôi nhà, với
các mái lợp đặc trƣng, màu sắc, hoa cỏ trang trí và các chi tiết kiến trúc cụ thể,
mặc dù tôi có thể quan tâm nếu tập trung nhìn cẩn thận. Đến thời điểm này
trong đời, tôi đã nhìn thấy rất nhiều ngôi nhà ở nhiều nơi khác nhau tới nỗi tôi
biết một ngôi nhà có chức năng gì khi tôi đi ngang qua nó — điều này rất ít khi
xảy ra. Do đó, tôi bỏ qua những nét đặc trƣng và vẻ đẹp hấp dẫn của các chi tiết
— đặc điểm độc đáo của nó, dù đẹp hay xấu — và giữ định hƣớng vừa đủ khi
tôi đi ngang qua ngôi nhà đồng thời tiếp tục suy nghĩ, tôi hay làm nhƣ vậy ở các
nơi khác. Có một sự mất mát trong đó. Tôi chỉ đơn giản là không ở đó, trong
khu phố tôi ở khi trƣởng thành theo cách mà tôi đã từng khi còn là một đứa trẻ ở
quê nhà. Tôi tách biệt khỏi thực tại của thế giới. Và cảm giác thân thuộc sâu sắc
dần phai nhạt đi vì điều đó.
Đối với tôi, tri giác đã đƣợc thay thế bằng trí nhớ chức năng, thực dụng. Điều
này giúp tôi làm việc hiệu quả hơn, theo một số cách, nhƣng cái giá phải trả là
một trải nghiệm nghèo nàn về sự phong phú của thế giới. Tôi nhớ khi tôi bắt
đầu làm giáo sƣ cấp cơ sở ở Boston, khi đó con tôi khoảng 2 hay 3 tuổi. Tôi rất
bận tâm tới công việc, cố gắng theo đuổi, thăng tiến trong sự nghiệp, cố gắng
kiếm đủ tiền để nuôi gia đình bằng một khoản thu nhập duy nhất. Tôi đi làm về,
đi dạo cùng Tammy và các con, Mikhaila và Julian. Tôi thấy rất khó để duy trì
kiên nhẫn với họ. Tôi lúc nào cũng có quá nhiều việc phải làm — hoặc tin rằng
tôi đã làm — và tự kỷ luật bản thân qua nhiều năm nỗ lực liên tục để tập trung
vào công việc. Nếu chúng tôi đi dạo, tôi muốn biết chính xác chúng tôi sẽ đi
đâu, mất bao lâu để đến đó và chính xác khi nào chúng tôi quay trở lại. Đây là
thái độ không nên áp dụng khi cố gắng có đƣợc khoảng thời gian vui vẻ và hợp
lý với lũ trẻ mới chập chững. Không nên nếu ta thực sự muốn đắm mình trong
trải nghiệm cùng gia đình. Không nên nếu ta muốn quan sát và tham gia vào
niềm vui khám phá cùng gia đình. Không nên trừ khi ta muốn mạo hiểm đánh
mất một thứ gì đó quan trọng.

Tôi rất khó có thể thƣ giãn và tập trung vào hiện tại khi nhìn theo lũ trẻ chạy
trên con đƣờng quanh co qua khu phố, không có đích đến, không có mục đích
hay lịch trình cụ thể, chạm trán với một con chó, các con bọ, hoặc giun đất,
hoặc trong một số trò chơi mà chúng tạo ra trên đƣờng đi. Tuy nhiên, bây giờ và
sau này, tôi có thể nắm lấy cùng một hệ quy chiếu đó (một trong những món
quà tuyệt vời đƣợc cung cấp bởi trẻ nhỏ) và nhìn thấy thế giới nguyên sơ nơi
chúng sinh sống, vẫn chƣa bị ràng buộc bởi trí nhớ đƣợc huấn luyện và tạo hiệu
quả, có khả năng tạo ra niềm vui thuần khiết trong sự mới mẻ của mọi thứ.
Nhƣng tôi vẫn bị ám ảnh bởi những lo lắng về tƣơng lai của mình để rồi vô tình
bị cuốn vào mối bận tâm về việc nên hoàn thành công việc tiếp theo.

Tôi hoàn toàn biết rằng mình đang bỏ lỡ vẻ đẹp, ý nghĩa và sự gắn kết, bất kể có
lợi ích nào đƣợc mang lại do sự thiếu kiên nhẫn của tôi. Tôi tỉ mỉ, nhạy bén, tập
trung và không muốn lãng phí thời gian, nhƣng cái giá mà tôi phải trả là sự mù
quáng đòi hỏi hiệu quả, thành tích và trật tự. Tôi không còn nhìn thấy thế giới
này nữa. Tôi chỉ thấy đƣợc một chút điều tôi cần để hƣớng tới nó với tốc độ tối
đa và chi phí thấp nhất. Không gì đáng ngạc nhiên. Tôi có trách nhiệm của một
ngƣời trƣởng thành. Tôi có một công việc khó khăn. Tôi phải chăm sóc gia đình
của mình, và điều đó có nghĩa là hy sinh hiện tại và hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng
việc có con nhỏ bên cạnh và nhận ra đƣợc mối bận tâm mãnh liệt của chúng với
hiện tại, và niềm đam mê của chúng với những gì xung quanh trực tiếp tác động
tới chúng, khiến tôi ý thức rất rõ về sự mất mát đi kèm với sự trƣởng thành. Các
nhà thơ vĩ đại nhận thức rất rõ ràng về điều này và họ làm tất cả có thể để nhắc
nhở ta rằng:
Từng có thời khi đồng cỏ, bụi cây, con suối,
Mặt đất, mọi cảnh tƣợng chung,
Đối với tôi trong ánh sáng thiên thể,
Vinh quang tƣơi mới của giấc mộng dài.
Trƣớc đây không phải là bây giờ; — Hãy quay lại nơi tôi có thể,
Vào ban đêm hoặc ban ngày.
Thứ tôi từng thấy, giờ đây lại không…
Tôi nghe tiếng gọi của các thiên thần; Tôi thấy các thiên thần trên tầng trời cƣời
với nhau trong thánh lễ;
Trái tim tôi đang ở kỳ lễ hội,
Đầu tôi đang đội một tràng hoa,
Niềm hạnh phúc trọn vẹn, tôi đang cảm thấy — tôi cảm nhận đƣợc tất cả.
Ôi ngày chán nản! nếu tôi ủ rũ Trong khi mặt đất đang trang hoàng,
Buổi sáng tháng 5 ngọt ngào này,
Những đứa trẻ đang chạy chơi khắp phía,
Trên hàng ngàn thung lũng xa và rộng,
Rừng hoa tƣơi mới; trong khi mặt trời tỏa sáng ấm áp,
Và Đứa bé nhảy lên trên cánh tay Mẹ: — Tôi nghe, tôi nghe, với niềm vui tôi
nghe!
— Nhƣng có một Cây, trong cánh rừng, chỉ một cây,
Một cánh rừng mà tôi trông thấy,
Chúng đều nói về một cái gì đó đã biến mất;
Hoa pansé dƣới chân cũng kể lại câu chuyện:
Còn ai đang chạy trốn khỏi ánh mắt nhìn?
Bây giờ ở đâu, vinh quang và ƣớc mơ?
—WILLIAM WORDSWORTH, "ODE: INTIMATIONS OF IMMORTALITY FROM
RECOLLECTIONS OF EARLY CHILDHOOD"

Trên thực tế, một số ngƣời không bao giờ đánh mất cái nhìn huy hoàng thời thơ
ấu. Điều này đặc biệt đúng với các nghệ sỹ (và, trên thực tế, dƣờng nhƣ đó là
một phần quan trọng làm nên chất nghệ sỹ của họ). William Blake, họa sỹ, nhà
thiết kế và là nhà thơ ngƣời Anh, là một trong số những ngƣời nhƣ vậy. Ông có
một thế giới quan rất độc đáo. Nhận thức của Blake tƣơng tự nhƣ triết gia
Immanuel Kant về cái gọi là "vật tự thân" hơn hầu hết những kẻ phàm tục khác,
để lại cho hâu thế một sự phản chiếu nhạt nhòa của môi trƣờng xung quanh mà
các nhận thức ngày càng hạn chế khi trƣởng thành của ta mang lại. Blake cũng
rất nhạy cảm với các phép ẩn dụ hay phép cƣờng điệu khi áp dụng cho các sự
kiện dƣờng nhƣ biệt lập — cách thức mà mỗi sự kiện đều chứa đầy những hàm
ý thơ mộng vang vọng vô tận:
Mỗi nông phu đều hiểu
Mỗi giọt nƣớc mắt rơi
Là con của vĩnh hằng
Rơi từ nữ thần sáng
Quay lại với niềm vui
Gầm rú nhƣ con sóng
Vỗ lên bờ Thiên cung
Trẻ khóc dƣới đòn roi
Ghi thù lên cái chết
Áo rách kẻ lang thang
Phấp phới trên nền trời
Nhƣ giọt lệ Thiên cung
Ngƣời lính với gƣơm súng
Đối đầu trong vô vọng
Với Thái dƣơng mùa hè
Mùi hôi từ kẻ nghèo
Còn đáng giá hơn vàng
Trên khắp biển Châu Phi
Một con bọ rơi ra
Từ tay ngƣời lao động
Sẽ đƣợc mua và bán
Trên khắp vùng ki bo
Hoặc nếu đƣợc bảo vệ
Từ trên tầng Thiên cung
Thì quốc gia có đáng
Để bán và mua không
Ai mà dám chế nhạo
Đức tin của trẻ thơ
Tuổi già và cái chết
Sẽ chế nhạo lại ngay
Ai mà dám dạy trẻ
Khơi dậy lòng nghi ngờ
Nấm mồ đang thối rửa
Sẽ không còn xa đâu
Ai có lòng tôn trọng
Đức tin của trẻ thơ
Sẽ dành đƣợc chiến thắng
Trƣớc Địa ngục Tử thần
—WILLIAM BLAKE, "AUGURIES OF INNOCENCE" (DÒNG 67–90)

Tầm nhìn của một nghệ sỹ thực thụ nhƣ Blake là quá rộng, bởi vì những gì nằm
ngoài nhận thức hạn chế về trí nhớ của ta là vô hạn. Đó là cái tổng thể không thể
thăm dò đƣợc của thế giới, của quá khứ, hiện tại và tƣơng lai gắn kết với nhau:
tầng này kết nối với tầng khác, không có gì tồn tại biệt lập, mọi thứ đều ngụ ý
điều gì đó quan trọng nhƣng nằm ngoài tầm hiểu biết của ta, và tất cả đều nói
lên điều bí ẩn bao trùm Thực Thể. Theo giả thuyết, một ngƣời có nhìn xa trông
rộng tập trung vào một thứ mà tất cả ta đều thấy: có lẽ là một bình hoa, với tất
cả vẻ đẹp phức tạp của nó, mỗi bông nở ra từ hƣ vô, trƣớc khi tan biến và quay
trở lại; một bụi cỏ khô vào mùa xuân, và sự xuất hiện trở lại vào mùa hè, mùa
thu và mùa đông, quan sát và khắc họa cái bí ẩn tuyệt đối về sự tồn tại của nó,
với các sắc thái ánh sáng và màu sắc khác nhau, cũng nhƣ sự giống nhau cơ bản
về hình thức, mà ta có thể dễ dàng nhầm lẫn với thực tại toàn diện và không thể
hiểu đƣợc của sự vật ở đó.

Làm sao ta biết đƣợc mỗi con chim đã bay ngang nền trời kia, có phải là một thế
giới bao la đầy thi vị, động lại trong năm giác quan của ta không?
—WILLIAM BLAKE, TRÍCH ĐOẠN "A MEMORABLE FANCY", TẬP THƠ "The Marriage of
Heaven and Hell"

Ví dụ, để cảm nhận bức tranh Irises của Van Gogh — hình minh họa bắt đầu
chƣơng này — ta hãy nhìn qua cửa sổ để trở lại cõi vĩnh hằng mà nhận thức của
ta đã từng tiết lộ, để ta có thể nhớ lại thế giới kỳ diệu đã thực sự truyền cảm
hứng cho ta nhƣ thế nào, dƣới tác động trần tục quen thuộc mà ta đã cố giảm
bớt. Chia sẻ thế giới quan của nghệ sỹ sẽ giúp ta có đƣợc nguồn cảm hứng có
thể khơi dậy niềm vui thích với thế giới, ngay cả khi cuộc sống cực nhọc và lặp
đi lặp lại hàng ngày đã biến cái đẹp thành cái hạn hẹp và thực dụng.

Nhƣng với mối tình đầu,


Những hồi ức mờ ảo,
Nhƣ chúng đã từng là
Suối nguồn sáng cho ta,
Vầng thái dƣơng cho ta;
Nâng đỡ ta, âu yếm và truyền lực
Những năm tháng ồn ào, trong khoảnh khắc
Thinh lặng vĩnh hằng: chân lý tỉnh thức
Chƣa bao giờ tan biến;
Không hờ hửng, cũng không cố điên cuồng,
Không già dặn, cũng không phải ngây thơ,
Không là thù hận, không phải niềm vui,
Có thể triệt tiêu, phá hủy hoàn toàn!
—WILLIAM WORDSWORTH, TẬP THƠ "ODE: INTIMATIONS OF IMMORTALITY FROM
RECOLLECTIONS OF EARLY CHILDHOOD"

Tất cả đều rất đáng sợ. Thực đáng sợ khi nhận thức đƣợc lớp vỏ của bản thân
mà ta trở thành. Thực đáng sợ khi nhìn thoáng qua, dù chỉ trong giây lát, cái
thực tại siêu việt tồn tại bên ngoài. Ta nghĩ rằng ta viền những bức tranh hoàn
mỹ của mình bằng những khung tranh sang trọng, cầu kỳ để tôn vinh vẻ đẹp,
nhƣng lại không biết rằng ta làm điều đó để khẳng định với bản thân rằng vinh
quang của bức tranh chỉ dừng lại ở khung tranh. Ràng buộc đó, cái biên giới đó,
khiến thế giới mà ta thoải mái và quen thuộc vẫn nguyên vẹn không thay đổi. Ta
không muốn vẻ đẹp đó vƣợt qua những giới hạn áp đặt lên và làm xáo trộn mọi
thứ quen thuộc.

Ta cũng làm nhƣ vậy với các viện bảo tàng, nơi trú ẩn dành cho các thiên tài: ta
cô lập cái đẹp — mọi thứ, về nguyên tắc, có thể đƣợc phân phối đi khắp thế
giới. Tại sao mỗi thị trấn nhỏ không thể có một ngôi đền dành riêng cho một tác
phẩm nghệ thuật tuyệt vời, thay vì thu thập các tác phẩm theo cách mà bất kỳ ai
cũng không thể tham gia cùng một lúc? Có phải một kiệt tác là đủ cho một căn
phòng, hoặc thậm chí cho một tòa nhà không? 10 tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời,
hoặc 100 tác phẩm nghệ thuật trong một căn phòng là một chuyện vô lý, vì mỗi
tác phẩm đều chứa đựng một thế giới riêng. Sƣu tập hàng loạt các tác phẩm nhƣ
vậy chính là làm giảm đi tính chất đặc biệt và giá trị riêng biệt của các tác phẩm
vô giá đồng thời không thể thay thế đƣợc. Chính nỗi sợ hãi đã lôi kéo ta giam
cầm nghệ thuật. Và không có gì là lạ.

Ta đã tính đến đồng cỏ bạt ngàn chƣa?


Ta đã nhìn thấy mặt đất mênh mông chƣa?
Ta học bao lâu để có thể đọc?
Ta có tự hào khi hiểu đƣợc bài thơ?
Dừng lại đây với tôi, dù đêm hay ngày, cùng nhau sở hữu những bài thơ gốc,
Cùng nhau sở hữu cái đẹp của Trái Đất và Thái Dƣơng, (còn lại hàng triệu Thái
Dƣơng)
Ta sẽ không còn cầm đồ vật ở tay thứ 2 hay thứ 3, cũng không đƣợc nhìn qua
mắt ngƣời chết, cũng nhƣ không đƣợc nuôi những bóng ma trong sách vở,
Ta cũng không đƣợc nhìn qua mắt nhau, cũng nhƣ không đƣợc lấy đồ vật của
nhau,
Ta lắng nghe tất cả các giác quan và lọc ra khỏi bản thân.
—WALT WHITMAN, "SONG OF MYSELF"

Vẻ choáng ngợp khi mở lòng mình trƣớc vẻ đẹp của thế giới mà ta, khi trƣởng
thành, đã vẽ lên bằng sự đơn giản. Tuy nhiên, khi không làm nhƣ vậy — ví dụ
nhƣ việc không đi dạo đúng phƣơng pháp với lũ trẻ — ta đánh mất đi sự hùng vĩ
đồng thời nỗi kinh hoàng mà thế giới không có nghệ thuật có khả năng liên tục
tạo ra sẽ biến cuộc sống của ta thành ảm đạm.

VÙNG ĐẤT TA BIẾT, VÙNG ĐẤT TA KHÔNG BIẾT, VÀ VÙNG ĐẤT


TA KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG RA

Ta sống ở vùng đất mà ta biết, theo đúng khái niệm thực dụng. Nhƣng hãy
tƣởng tƣợng tới những thứ nằm bên ngoài. Ở đó, tồn tại một không gian bao la
của những điều ta chƣa biết, nhƣng ngƣời khác lại có thể hiểu, ít nhất là một
phần. Sau đó, bên ngoài những điều mà ai đó biết, còn có một không gian của
những điều mà không ai biết. Thế giới của ta là lãnh thổ đã biết, đƣợc bao
quanh bởi cái chƣa biết, đƣợc bao quanh bởi cái hoàn toàn không biết — thậm
chí bị bao vây bởi cái hoàn toàn không thể biết đƣợc. Tất cả cùng nhau hợp
thành một cảnh quan kinh điển. Cái chƣa biết xuất hiện ở giữa cái đã biết. Sự
tiết lộ đó — đôi khi thú vị, nhƣng thƣờng khá đau đớn — là nguồn kiến thức
mới. Nhƣng tồn tại một câu hỏi cơ bản là: Kiến thức đó đƣợc tạo ra nhƣ thế
nào? Cái mới lãnh hội và cái có thể hiểu đƣợc không chỉ nhảy từ cái hoàn toàn
chƣa biết tới cái diễn đạt rõ ràng bằng lời. Kiến thức phải trải qua nhiều giai
đoạn phân tích — vô số biến đổi — trƣớc khi trở thành cái phổ biến.

Giai đoạn đầu tiên là hành động thuần túy — hành động theo phản xạ, ở cấp độ
cơ bản nhất. Nếu một cái làm ta ngạc nhiên, ta sẽ phản ứng trƣớc tiên bằng cơ
thể. Ta thu ngƣời lại phòng thủ, hoặc đóng băng, hoặc chạy trốn trong hoảng sợ.
Đó là tất cả các hình thức phản ứng đại diện ở dạng sơ khai. Thu mình lại có
nghĩa là chuẩn bị tấn công con mồi. Bị đóng băng có nghĩa là đang bị đe dọa.
Hoảng sợ có nghĩa là nỗi kinh hoàng cần phải chạy trốn. Thế giới bắt đầu tự
hiện thực hóa bằng hành động xuất hiện theo bản năng, vô thức và không thể
kiểm soát đƣợc. Nhận thức đầu tiên là về khả năng, về tiềm năng, chứ không
phải là khái niệm. Nó đƣợc biểu lộ, nhƣng nó vẫn mang tính đại diện. (Bản thân
đó không còn là thứ mà ta đã đề cập trƣớc đó nữa, mà là sự chuyển hóa thành
một phản ứng vật lý tƣơng xứng. Đó là một sự diễn tả).

Có thể ta đang ở nhà, vào ban đêm. Giả sử ta ở một mình. Càng về khuya trời
càng tối. Một tiếng động bất ngờ làm ta giật mình và đứng hình. Đó là sự
chuyển đổi đầu tiên: tín hiệu nhiễu không xác định (một mẫu) sang vị trí đóng
băng. Sau đó, nhịp tim của ta tăng lên, để chuẩn bị cho hành động (không xác
định). Đó là lần biến đổi thứ hai. Ta đang chuẩn bị di chuyển. Kế tiếp, trí tƣởng
tƣợng của ta lấp đầy bóng tối bằng một vật thể đang tạo ra tiếng ồn. Đó là lần
biến đổi thứ ba, một phần của chuỗi thực tại hoàn chỉnh: các phản ứng đƣợc
biểu lộ (đóng băng và nhịp tim tăng) rồi sau đó là biểu hiên ra hình ảnh giàu trí
tƣởng tƣợng. Phần sau là một phần của giai đoạn ta có thểể mở rộng bằng cách
vƣợt qua nỗi kinh hoàng và nỗi sợ đứng hình (giả sử không có gì quá bất ngờ
xảy ra) và điều tra vùng lãnh thổ đó, từng là một phần của ngôi nhà thân thiện,
nơi mà tiếng ồn phát ra. Bây giờ ta đã tham gia vào một cuộc phiêu lƣu khám
phá tích cực — một tiền thân của quá trình nhận thức trực tiếp (hy vọng là
không có gì quá gay cấn); sau đó là kiến thức rõ ràng về nguồn gốc; và sau đó
trở lại bình yên thƣờng ngày và thái độ tự mãn, nếu tiếng ồn đó không có ý
nghĩa gì. Đó là cách thông tin chuyển từ cái chƣa biết sang cái đã biết. (Ngoại
trừ việc đôi khi tiếng ồn không đáng kể. Nhƣng sau đó, rắc rối lại tới).
Nghệ sỹ là những ngƣời đứng trên ranh giới của sự chuyển hóa từ những cái
chƣa biết thành tri thức. Họ tự nguyện xâm nhập vào cái chƣa biết, và họ lấy
một phần của nó và biến nó thành một hình ảnh. Có thể họ làm điều đó thông
qua vũ đạo và khiêu vũ — bằng cách đại diện cho biểu hiện của thế giới dƣới
ngôn ngữ hình thể, và có thể truyền đạt, mặc dù không phải bằng lời nói, với
ngƣời khác. Có thể họ làm điều đó bằng cách hành động, đó là một hình thức
hiện thân và bắt chƣớc tinh vi, hoặc bằng cách vẽ hoặc điêu khắc. Có lẽ họ chế
ngự nó thông qua việc viết kịch bản hoặc bằng cách viết một cuốn tiểu thuyết.
Sau tất cả, những ngƣời trí thức, với triết lý và phê bình, trừu tƣợng hóa và trình
bày rõ ràng các đại diện và quy luật của tác phẩm.

Hãy xem xét vai trò của những ngƣời sáng tạo tại các thành phố lớn. Họ thƣờng
bị chết đói, bởi vì hầu nhƣ không thể thành công về mặt thƣơng mại với tƣ cách
là một nghệ sỹ, và sự đói khát phần nào là động lực thúc đẩy họ (đừng đánh giá
thấp tiện ích của tính cấp thiết). Trong hoàn cảnh nghèo khó, họ đi khắp thành
phố, và khám phá ra một số khu vực hoang sơ bình thƣờng, nhƣng đã từng có
những ngày tháng huy hoàng. Họ đi dạo, xem xét và thăm dò, và họ nghĩ, "Bạn
biết đấy, sửa sang một chút thì khu vực này sẽ trở nên tuyệt vời hơn". Sau đó,
họ chuyển đến, ghép một số phòng trƣng bày lại với nhau và bày biện một số
tác phẩm nghệ thuật. Họ không kiếm đƣợc tiền, nhƣng họ văn minh hóa cái
không gian hoang sơ này lên. Khi làm nhƣ vậy, họ nâng cao và biến những cái
nguy hiểm tiềm tàng thành cái tối tân. Sau đó, mọc lên quán cà phê, và có thể là
một shop hàng hiệu. Điều tiếp theo mà ta biết, những ngƣời có học thức chuyển
tới. Họ cũng thuộc loại sáng tạo, nhƣng bảo thủ hơn (có lẽ ít tuyệt vọng hơn; ít
nhất là sợ rủi ro hơn — vì vậy họ không phải là những ngƣời đầu tiên xuất hiện
ở ranh giới). Sau đó, các nhà phát triển xuất hiện. Và sau đó các chuỗi cửa hàng
mọc lên, và tầng lớp trung lƣu hoặc thƣợng lƣu tự lập cộng đồng. Sau đó, các
nghệ sỹ lại phải di chuyển, vì họ không còn đủ khả năng trả tiền thuê. Đó là một
mất mát cho ngƣời tiên phong, nhƣng không sao, mặc dù có khắc nghiệt, bởi vì
với tất cả sự ổn định và khả năng dự đoán, các nghệ sỹ không cần phải ở đó
nữa. Họ cần phải trẻ hóa một số khu vực khác. Họ cần một tầm nhìn khác để
chinh phục. Đó là môi trƣờng tự nhiên của họ.

Cái bề mặt đó, nơi các nghệ sỹ luôn biến hỗn loạn thành trật tự, có thể là một
nơi rất gai góc và nguy hiểm. Sống ở đó, một nghệ sỹ liên tục có nguy cơ rơi
hoàn toàn vào hỗn loạn, thay vì biến đổi hỗn loạn. Nhƣng các nghệ sỹ luôn sống
ở đó, trên ranh giới giữa sự hiểu biết của nhân loại. Nghệ thuật mang mối quan
hệ tƣơng tự với xã hội mà giấc mơ mang tới cho đời sống tinh thần. Ta rất sáng
tạo khi ta mơ. Đó là lý do tại sao, khi ta nhớ về một giấc mơ, ta nghĩ, "Cái đó
xuất phát từ đâu trên thế giới?" Rất lạ kỳ và không thể hiểu nổi, rằng một cái gì
đó có thể xảy ra trong đầu ta và ta không biết nó xuất hiện ở đó bằng cách nào
hoặc nó có ý nghĩa gì. Đó là một điều kỳ diệu: tiếng nói của tự nhiên thể hiện
trong tâm hồn ta. Và nó diễn ra hàng đêm. Giống nhƣ nghệ thuật, giấc mơ là
ranh giới giữa trật tự và hỗn loạn. Vì vậy, giấc mơ là một nửa của hỗn loạn. Đó
là lý do tại sao khó có thể lãnh nỗi đƣợc giấc mơ. Giấc mơ là một tầm nhìn,
không phải là một sản phẩm ghép nối hoàn chỉnh. Những ngƣời hiện thực hóa
các tầm nhìn lai tạp thành những sản phẩm nghệ thuật là những ngƣời bắt đầu
biến cái ta không hiểu thành cái ta ít nhất có thể bắt đầu thấu hiểu. Đó là vai trò
của một ngƣời nghệ sỹ, chiếm vị trí tiên phong. Đó là cấu trúc sinh học của họ.
Họ là tác nhân khai hóa ban đầu.

Các nghệ sỹ không hiểu một cách đầy đủ về cái họ đang làm. Họ không thể, nếu
họ đang làm một cái gì đó thực sự mới. Nếu không, họ chỉ có thể nói cái họ
muốn và thực hiện nó. Họ không yêu cầu thể hiện bằng vũ đạo, âm nhạc và
tranh ảnh. Nhƣng họ đƣợc hƣớng dẫn bởi cảm giác, bởi trực giác — bởi việc
chính họ phát hiện ra các khuôn mẫu — và tất cả đều đƣợc thể hiện, chứ không
phải đƣợc diễn đạt rõ ràng, ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình. Khi sáng
tạo, các nghệ sỹ phải đấu tranh, dành giựt và vật lộn với một vấn đề — thậm chí
có thể đó là vấn đề mà họ không hiểu hết — và cố đƣa một cái gì đó mới vào
trọng tâm một cách rõ ràng. Nếu không, họ chỉ là những kẻ tuyên truyền, đảo
ngƣợc nghệ thuật, cố biến đổi cái mà họ đã thể hiện rõ thành hình ảnh và nghệ
thuật nhằm mục đích dành chiến thắng về mặt ý thức hệ bằng ngụy biện . Đó là
một tội lớn, lợi dụng cái cao hơn phục vụ cho mục đích của cái thấp hơn. Đó là
chủ nghĩa toàn trị, sự phụ thuộc của nghệ thuật và văn học vào chánh trị (hoặc
có mục đích xóa nhòa sự khác biệt giữa chúng).

Các nghệ sỹ phải đấu tranh với cái mà họ không hiểu, hoặc họ không phải là
nghệ sỹ. Thay vào đó, họ là những kẻ giả tạo, hoặc lãng mạn (thƣờng là những
thất bại lãng mạn), hoặc ái kỷ, hoặc diễn trò (tất nhiên không theo nghĩa sáng
tạo). Khi thành thực, họ có khả năng bị ám ảnh bởi trực giác một cách đặc biệt
theo cách riêng — bị ám ảnh bởi nó, sẵn sàng theo đuổi nó ngay cả khi đối mặt
với sự phản đối và khả năng bị từ chối, chỉ trích, thất bại về tài chánh là rất lớn.
Khi họ thành công, họ làm cho thế giới này trở nên dễ hiểu hơn (đôi khi thay thế
một cái gì đó "dễ hiểu" hơn, nhƣng hiện tại đang lỗi thời, bằng một cái gì đó
mới và tốt hơn). Họ đƣa cái chƣa biết tới gần hơn với thế giới xã hội có ý thức
này. Và sau đó mọi ngƣời nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật, xem các vở
kịch và nghe những câu chuyện, và họ bắt đầu biết về chúng, nhƣng họ không
biết bằng cách nào hoặc tại sao. Và mọi ngƣời tìm thấy các giá trị tuyệt vời
trong đó — có lẽ có giá trị hơn bất cứ điều gì khác. Có lý do chính đáng cho
rằng những tạo vật đắt giá nhất trên thế giới — những tạo vật mà theo nghĩa
đen, hoặc gần với nghĩa đen, là vô giá — là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt
vời.

Tôi từng tới thăm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. Bảo tàng
chứa một bộ sƣu tập các bức tranh thời Phục Hƣng tuyệt vời và nổi tiếng — mỗi
bức trị giá hàng trăm triệu Mỹ kim, sẵn sàng để mua bán. Khu vực trƣng bày là
một ngôi đền, một nơi thiêng liêng — dành cho những ngƣời mộ đạo cũng nhƣ
những kẻ vô thần. Viện Bảo tàng là một trong các viện bảo tàng đắt tiền và uy
tín nhất, nằm trên các khu vực bất động sản có chất lƣợng và tiềm năng cao
nhất, tại một thành phố năng động và thú vị nhất trên thế giới. Bộ sƣu tập đã
đƣợc tập hợp lại trong một khoảng thời gian dài với rất nhiều khó khăn. Phòng
trƣng bày chật ních ngƣời, nhiều ngƣời coi đó giống nhƣ đi hành hƣơng vậy.

Tôi tự hỏi mình, "Những ngƣời này có dự định gì khi lựa chọn trong hàng trăm
các bảo tàng, trải qua những quãng đƣờng xa xôi, đi tới đây, và ngắm những
bức tranh này? Và họ tin rằng họ đang làm gì?" Có một bức tranh Đức Mẹ Vô
Nhiễm Nguyên Tội, đƣợc vẽ một cách xuất sắc. Đức Mẹ đang bay về trời, trong
hình dạng đẹp đẽ, bao phủ xung quang là mây và một vòng mây thánh trên đầu,
cùng những khuôn mặt của Đức Chúa Hài Đồng. Nhiều ngƣời tụ tập xung
quanh, mê mẩn nhìn ngắm tác phẩm. Tôi nghĩ, "Họ không biết bức tranh đó có
ý nghĩa gì. Họ không hiểu ý nghĩa biểu tƣợng của vòng thánh, hoặc ý nghĩa của
các khuôn mặt Chúa Hài Đồng, hoặc ý tƣởng về sự tôn vinh Đức Mẹ. Và cuối
cùng thì Chúa cũng đã chết — hoặc câu chuyện kể cũng vậy. Tại sao bức tranh
vẫn giữ đƣợc nguyên giá trị? Tại sao bức tranh lại ở trong căn phòng này, trong
tòa nhà này, cùng với các bức tranh khác, tại thành phố này — đƣợc bảo vệ cẩn
thận, không cho chạm vào? Tại sao bức tranh này — và tất cả các bức tranh
khác — lại có giá quá cao và đƣợc những ngƣời giàu có mong muốn? Tại sao
những tác phẩm này lại đƣợc cất giữ cẩn thận trong một ngôi đền hiện đại và
đƣợc mọi ngƣời từ khắp nơi trên thế giới hành hƣơng tới thăm, nhƣ thể đó là
một nghĩa vụ — ngay cả khi cần thiết?"

Ta đối xử với những đồ vật này như thể chúng vật thiêng. Ít nhất đó là cách ta
hành động tại ranh giới chúng đƣa ra. Ta nhìn họ trong sự ngu dốt và ngạc
nhiên, và nhớ lại cái ta đã quên; nhớ lại lờ mờ cái mà ta không còn có thể nhìn
thấy nữa (cái mà ta có lẽ không còn muốn nhìn thấy nữa). Cái chƣa biết sẽ tỏa
sáng qua tạo tác của các nghệ sỹ vĩ đại. Cái chƣa biết đáng kinh ngạc bắt đầu
đƣợc hiện thực hóa nhƣng vẫn giữ đƣợc sức mạnh siêu việt dồi dào và đáng sợ
của nó. Đó là vai trò của nghệ thuật, và đó là vai trò của các nghệ sỹ. Không có
gì là lạ khi ta giữ kín các tác phẩm ma thuật, nguy hiểm, đóng khung nó, ra
ngoài mọi thứ khác. Và nếu bất cứ đâu xảy ra chuyện một tuyệt phẩm bị hƣ hại
thì tin tức sẽ lan rộng ra toàn thế giới. Ta cảm thấy có một chấn động thoáng
qua từ hèn tảng văn hóa của ta. Giấc mơ mà hiện thực của ta phụ thuộc vào sẽ
rung chuyển và chuyển động. Ta thấy bản thân không khỏi lo lắng.

MỘT CĂN PHÕNG

Tôi sống với vợ trong một ngôi nhà nhỏ liền kề, với một phòng khách không
rộng hơn 14 m². Nhƣng chúng tôi đã làm việc cật lực để trang hoàng cho căn
phòng đó trở nên đẹp hơn. Trong phòng khách treo một số bức tranh lớn (chắc
chắn không phải ai cũng thích: đó là các tác phẩm theo trƣờng phái hiện thực/ấn
tƣợng của Liên Bang Soviet, một số tranh minh họa cho Thế Chiến II, một số
tranh tƣợng trƣng cho chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản), cũng nhƣ một loạt
các bức tranh nhỏ theo trƣờng phái lập thể và các quốc gia Nam Mỹ, là các tác
phẩm chịu ảnh hƣởng nặng nề của truyền thống bản địa. Trƣớc khi chúng tôi cải
tạo lại, căn phòng đã chứa ít nhất 25 bức tranh, trong đó có khoảng mƣời lăm
bức nhỏ (khoảng 30x30cm). Thậm chí còn có một bức — giống nhƣ tranh khắc
thời Trung Cổ, mặc dù đƣợc vẽ trên vải — trên trần nhà, tôi gắn lên bằng nam
châm. Bức tranh đó là từ một Nhà thờ ở Romania. Bức lớn nhất cao 1.8m và
rộng khoảng 2.4m (Tôi vẫn biết rằng việc gom tất cả các bức tranh này lại với
nhau trong một không gian nhỏ nhƣ vậy là mâu thuẫn với quan điểm trƣớc đây
của tôi về việc dành một căn phòng hoặc thậm chí cả một tòa nhà cho một tác
phẩm nghệ thuật duy nhất, nhƣng tôi chỉ có một ngôi nhà duy nhất, vì vậy tôi
khẩn thiết cầu xin: Nếu tôi muốn sƣu tập tranh, thì tranh phải đƣợc đặt ở nơi tôi
có thể đặt). Phần diện tích còn lại của ngôi nhà, chúng tôi sử dụng 36 màu và
nhiều loại sơn bóng khác nhau trên tƣờng và trang trí trong toàn bộ tòa nhà —
tất cả từ một bảng màu phù hợp với một bức tranh hiện thực lớn về sân ga ở
Chicago vào những năm 1950, đƣợc tạo ra bởi cùng một nghệ sỹ, ngƣời đã giúp
chúng tôi lên kế hoạch và sau đó cải tạo lại ngôi nhà.

Tôi đã mua các tác phẩm theo phong cách Soviet trên eBay từ những ngƣời
buôn bán đồ cũ ở Ukraine, chuyên về các đồ tạo tác thời Soviet. Tại một thời
điểm, tôi có một mạng lƣới khoảng 20 ngƣời ở Ukraine gởi cho tôi các bức ảnh
chụp bất cứ bức tranh nào mà họ lấy ra từ đống đổ nát của bộ máy hành chính
Liên Bang Soviet. Hầu hết đều kinh khủng. Nhƣng có một số ít lại rất tuyệt vời.
Ví dụ, tôi có một bức tranh tuyệt vời về Yuri Gagarin, ngƣời đầu tiên lên không
gian, đứng trƣớc tên lửa và một hệ thống radar, và bức tranh khác từ những năm
1970 về một ngƣời lính đơn độc viết thƣ cho mẹ của mình trƣớc một đài phát
thanh lớn. Đó thực sự là sự tƣởng nhớ lại bằng sơn dầu các sự kiện bởi các nghệ
sỹ tài năng. (Liên Bang Soviet giữ cho các học viện hoạt động liên tục từ thế kỷ
19 trở đi và mặc dù có các hạn chế to lớn đƣợc đƣa ra, những ngƣời tốt nghiệp
đều trở thành những họa sĩ có tay nghề cao). Các bức tranh thuộc Liên Bang
Soviet cuối cùng đã xuất hiện trong ngôi nhà của chúng tôi. Hầu hết chúng đều
nhỏ và cực kỳ rẻ, và tôi đã mua hàng chục bức.

Thời kỳ Soviet đã tạo ra chủ nghĩa ấn tƣợng cho riêng mình, thƣờng mô tả
phong cảnh, thô và khắc nghiệt hơn các phiên bản cổ điển của Pháp nhƣng phù
hợp với sở thích của tôi và gợi nhớ về nơi tôi lớn lên ở miền Tây Canada. Trong
khi tìm kiếm, tôi đã tham khảo một số lƣợng lớn các bức tranh, tôi cho là, hơn
bất kỳ ai khác trong lịch sử. Trong ít nhất 4 năm, bắt đầu từ năm 2001, tôi đã
tìm kiếm trên eBay, tham khảo khoảng 1000 bức tranh mỗi ngày*, tìm kiếm 1
hoặc 2 bức trong số đó có chất lƣợng thực sự. Đó thƣờng là phong cảnh của
Nga hoặc Soviet xuất hiện trong một bài hát — các bức tranh đẹp hơn những
bức tôi từng thấy trong các phòng trƣng bày hoặc bộ sƣu tập của bảo tàng ở
Toronto. Tôi đƣa chúng vào danh sách các mục mà tôi quan tâm — một tính
năng trên eBay — in ra, đặt lên sàn và sau đó nhờ vợ tôi, Tammy, giúp tôi thu
hẹp lựa chọn của mình. Cô ấy có con mắt tinh tƣờng và đƣợc đào tạo bài bản
nhƣ một nghệ sỹ. Chúng tôi loại ra những bức có sai sót và mua các bức còn lại.
Do đó, con tôi lớn lên đƣợc bao quanh bởi nghệ thuật, và chắc chắn đã để lại ấn
tƣợng sâu đậm. Nhiều bức tranh hiện đƣợc treo trong nhà chúng. (Chúng có xu
hƣớng tránh những tuyên truyền mang tính chánh trị của Soviet, mà tôi quan
tâm tới vì ý nghĩa lịch sử và cuộc chiến tranh đang diễn ra đƣợc thể hiện trên
vải giữa các loại hình nghệ thuật — một hệ quả từ tài năng không thể phủ nhận
của họa sỹ — và tránh việc tuyên truyền rằng nghệ thuật tàn lụi khi phải phục
vụ chánh trị. Tôi có thể nói rằng nghệ thuật tỏa sáng nhờ tuyên truyền khi năm
tháng trôi qua. Đó là điều rất thú vị để quan sát).
*1000 bức mỗi ngày nhân với 300 ngày một năm và nhân tiếp cho 4 năm là vào khoảng 1 triệu 200
ngàn bức tranh. Tôi thống kê sơ sơ (cũn không quan trọng lắm, chủ yếu là khá hài hƣớc), hầu nhƣ bởi
vì tôi nghĩ rằng không dễ dàng gì đƣợc ngắm một số lƣợng tranh lớn nhƣ vậy trƣớc khi công nghệ
internet tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ.

Vào khoảng thời gian đó, tôi cũng đã cố gắng trang trí cho văn phòng của mình
trƣờng đại học của mình thực đẹp. Sau khi tôi đƣợc chuyển văn phòng, tôi cùng
với một nghệ sỹ đã giúp thiết kế lại nội thất ngôi nhà (tôi cũng mua nhiều bức
tranh lớn để treo trong nhà từ ngƣời nghệ sỹ này) nỗ lực thay đổi cái văn phòng
cũ trông nhƣ thảm họa với 4 bƣc tƣơng kín mít bức bối chiếu sáng bằng đèn
huỳnh quang những năm 1970 trở thành một nơi mà ai đó cũng muốn ngồi tại
đó trong vòng 30 năm mà không muốn chết. Đội ngũ giảng viên bị cấm thực
hiện bất kỳ sửa đổi lớn nào đối với không gian này, do yêu cầu của công đoàn
(hoặc yêu cầu giải trình từ ban quản trị). Vì vậy, tôi và ngƣời bạn nghệ sỹ phải
nghĩ ra một kế hoạch thay thế.

Chúng tôi quyết định chèn thêm một số móc nặng, mạ niken vào khối gạch
không nung, theo cặp cách nhau khoảng 1.2m và cách mặt đất 2.1m, sau đó treo
lên đó các tấm gỗ tốt đã đƣợc chà nhám và nhuộm màu dày 2 phân có phủ vẹc
ni anh đào một bên. Thành phẩm là: một văn phòng ốp gỗ, với chi phí khoảng
tám miếng ván ép giá 75 USD, cộng với một số nhân công. Chúng tôi sẽ tiến
hành lắp đặt vào một ngày cuối tuần, khi không còn ai khác xung quanh. Sau
đó, chúng tôi dự định sơn lại tấm la phông (coi chừng chất amiăng ẩn phía trên).
Văn phòng cũ có dựng một cái trần nhà giả, với lƣới thông gió rỉ sét và đèn
huỳnh quang; cái xấu và buồn tẻ làm suy nhƣợc tinh thần nói chung là hậu quả
của việc tiết kiệm chi phí này chắc chắn sẽ làm giảm năng suất làm việc hơn rất
nhiều so với những thủ thuật kiến trúc rẻ tiền và tiết kiệm tiền nhất. Mọi ngƣời
trông nhƣ là một xác chết dƣới bóng đèn huỳnh quang. Đúng là tiết kiệm không
đáng, lại phải chi nhiều hơn.

Chúng tôi sơn trần nhà bằng một loại sơn có tên là Hammerite, sẽ trông giống
nhƣ kim loại bị dập sau khi khô lại. Điều đó biến cái thẩm mỹ mang tính công
nghiệp không thể tránh khỏi, vốn có thể hấp dẫn nếu đƣợc xử lý một cách khôn
ngoan, thành một cái gì đó nghệ thuật và độc đáo. Điều này có thể đƣợc thực
hiện với chi phí tối thiểu. Một tấm thảm tốt, loại Ba Tƣ (cũng rất rẻ trên eBay),
một số rèm cửa chất lƣợng cao với giá hợp lý và một bàn làm việc đàng hoàng:
một ngày cuối tuần làm việc trong bí mật, và một văn phòng mà một ngƣời văn
minh có thể sống trong đó mà không cần phải rƣớc bực bội vào ngƣời.

Nhƣng tôi đã mắc một lỗi nghiêm trọng. Tôi từng nói chuyện với một trong
những giảng viên lâu năm của khoa tâm lý học về kế hoạch của mình. Trƣớc
đây tôi và cô đã thảo luận về sàn nhà tại khu vực chúng tôi ở quá xấu và tình
trạng ảm đạm của tất cả các văn phòng, và tôi cho là chúng tôi đã đồng ý với
nhau rằng cần phải cải thiện. Chúng tôi thậm chí đã trao đổi về việc trang trí lại
văn phòng nằm trong góc của cô. Tôi bắt đầu hào hứng chia sẻ những dự định
của mình. Cô trông không hài lòng thay vì phải hạnh phúc, và bất nhờ nói, "Anh
không thể làm nhƣ vậy". Tôi lắc đầu không tin và nghĩ: "Tại sao? Tôi đang lên
kế hoạch làm cho một thứ cực kỳ xấu xí trở nên đẹp đẽ hơn, nột cách nhanh
chóng, không gây rắc rối, và tiết kiệm chi phí — và câu trả lời của cô là, "Anh
không thể làm nhƣ vậy!?" Tôi nói, "Ý cô là sao?" Cô nói, "Chà, nếu anh làm, thì
những ngƣời khác cũng sẽ muốn bắt chƣớc theo". Bốn câu trả lời nảy lên trong
đầu tôi: Một: "Không, họ sẽ không đâu". Hai: "Mọi ngƣời đều có thể làm theo,
bởi vì nó rất tiết kiệm". Ba: ―Tôi nghĩ ta đều là ngƣời trƣởng thành lành mạnh,
có một cuộc trò chuyện hữu ích về việc cải thiện môi trƣờng làm việc trong
trƣờng đại học, nhƣng thực ra lại đang tranh cãi nhƣ mấy đứa trẻ con học mẫu
giáo". Bốn: "Tôi nghĩ rằng tôi đã nói chuyện với một ngƣời có lý lẽ, nhƣng tôi
rõ ràng đã sai". Cô kết thúc cuộc trò chuyện với một lời đe dọa trực tiếp: "Đừng
ép tôi". Thực ngu ngốc. Tôi đã xin phép. (Cũng không hẳn: Tôi đang cố gắng
truyền đạt một cái gì đó có động lực, đẹp đẽ và thi vị. Nhƣng nó lại biến thành
trò chơi quyền lực.) Tuy nhiên, tôi không thốt thành lời bất kỳ câu nào trong 4
câu trả lời tôi nghĩ trong đầu — mặc dù tôi rất muốn nói ra tất cả — và ngay lập
tức đã thay đổi chiến lƣợc.

Ngƣời bạn nghệ sĩ cùng với tôi vốn đã hiểu nhiều hơn về sự điên rồ và thiếu
thẩm mỹ của bộ máy quan liêu cấp trung, vì vậy chúng tôi lên kế hoạch B kín
đáo hơn. Kế hoạch này liên quan tới việc lựa chọn cẩn thận màu sơn cho các
bức tƣờng(chứ không phải là loại gỗ đƣợc ƣa chuộng hơn nhiều), với một số
bức tranh có điểm nhấn nếu có thể, và phù hợp với thảm và màn cửa xếp nếp.
Tôi vẫn phải đấu tranh với ban điều hành để có thể chọn đƣợc màu sắc chính
xác (phù hợp với thẩm mỹ mang tính công nghiệp của văn phòng), nhƣng đã
dành đƣợc chiến thắng trong trận chiến đó. Kế hoạch B không tốt bằng kế hoạch
A, nhƣng vẫn tốt hơn nhiều so với hiện trạng. Sau đó, tôi làm thêm một trần nhà
giả bằng đồng, sử dụng gạch nhựa giả kim loại kết dính nhẹ dùng để trang trí
khá chính xác, treo một vài bức tranh và thêm một vài bức tƣợng cho phù hợp.
Sinh viên, đồng nghiệp, và khách ra vào tăng lên gấp đôi. Văn phòng của tôi là
nơi tôn vinh sáng tạo và vẻ đẹp, chứ không phải là một nhà máy khủng khiếp
đƣợc chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang đỏ nhƣ máu. Do đó, khách tới thăm tỏ
ra rất ngạc nhiên — bất ngờ, xen lẫn thoải mái và hài lòng.

Không lâu sau, tôi phát hiện ra rằng các khoa hiện đang đƣa những nhân viên
mới tiềm năng vào văn phòng của tôi để cho họ thấy loại tự do sáng tạo có thể
có ở Đại học Toronto. Tôi nghĩ điều đó thực hài hƣớc. Tôi nghĩ về tất cả những
cái đó trong một thời gian dài. Lực kháng cự mà tôi gặp phải phần nào cũng
không thể hiểu nổi sức mạnh của nó. Tôi tự hỏi, "Chúa ơi, mọi ngƣời có vẻ sợ
những gì tôi đang làm trong văn phòng này. Có lẽ có một lý do — một lý do
quan trọng — mà tôi không hiểu nổi". Sau đó, tôi biết đƣợc một câu chuyện của
nhà sinh vật học Robert Sapolsky. Đó là về linh dƣơng đầu bò. Linh dƣơng đầu
bò là loài động vật sống theo bầy đàn và rất khó phân biệt từng cá thể (có thể
không phải đối với những linh dƣơng đầu bò khác, mà chắc chắn đối với những
ngƣời muốn nghiên cứu chúng). Chúng hòa lẫn vào nhau. Trong quá khứ, điều
đó đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà sinh vật học là cần quan
sát các cá thể động vật trong thời gian để đƣa ra một số kết luận về hành vi của
chúng. Họ sẽ quan sát một con linh dƣơng đầu bò, cúi xuống để ghi chú, và
không thể xác định vị trí của con vật đó khi họ ngƣớc lên nhìn lại.

Cuối cùng, họ đã tìm ra một giải pháp tiềm năng. Các nhà sinh vật học lái xe
Jeep đến gần đàn linh dƣơng, trang bị một thùng sơn đỏ và một cây gậy có giẻ
lau trên đó. Họ chấm một đốm đỏ lên một trong hai bên hông của linh dƣơng
đầu bò. Giờ đây, họ có thể theo dõi các hoạt động của cá thể đó và hy vọng sẽ
học đƣợc điều gì đó mới về hành vi của chúng. Nhƣng hãy đoán xem điều gì đã
xảy ra với con linh dƣơng đầu bò đã đƣợc đánh dấu? Những kẻ săn mồi, luôn
rình rập xung quanh đàn, đã hạ gục nó. Sƣ tử — một mối đe dọa lớn của linh
dƣơng đầu bò - không thể hạ gục dễ dàng một con linh dƣơng đầu bò trừ khi
chúng có thể xác định đƣợc nó. Chúng không thể săn những con vật theo bầy
đàn không thể phân biệt đƣợc. Chúng không thể truy tìm 4 con linh dƣơng đầu
bò cùng một lúc. Chúng phải tổ chức cuộc săn lùng xung quanh một cá thể có
thể nhận dạng đƣợc. Vì vậy, khi sƣ tử săn đuổi những con nhỏ hoặc những con
đi khập khiễng, chúng không hề tiêu diệt những kẻ yếu đuối, theo bản chất tự
nhiên nào đó thể hiện lòng vị tha. Chúng thà chọn một con linh dƣơng đầu bò
hoàn hảo, mạnh khỏe, ngon lành và mọng nƣớc hơn là một con nhỏ, già hay ốm
yếu. Nhƣng chúng phải có khả năng xác định con mồi trƣớc. Ý nghĩa của câu
chuyện này là gì? Hãy tô trát bản thân trở nên sặc sỡ, nổi bật và những con sƣ tử
sẽ hạ gục ta. Bởi vì những con sƣ tử luôn rình rập ở đó.

Nếu ta thò cổ lên cao, thì thanh gƣơm sẽ lao tới. Rất nhiều nền văn hóa tồn tại
một câu mang nghĩa nhƣ thế. Phiên bản tiếng Anh? "Cây thuốc phiện mọc cao
hơn phần còn lại là cây đầu tiên bị lƣỡi hái cắt bỏ đầu". Ở Nhật Bản: "Cây đinh
nào nhô lên trên so với các cây đinh còn thì sẽ bị búa đập vào đầu tiên". Đó là
một quá trình quan sát không thƣờng xuyên: bởi vì tính phổ biến của nó. Nỗ lực
có tính nghệ thuật, sáng tạo thì rủi ro cao, trong khi khả năng thu lại lợi nhuận
thấp. Nhƣng xác suất thu đƣợc lợi nhuận đặc biệt cao vẫn tồn tại, và nỗ lực sáng
tạo, trong khi vừa nguy hiểm vừa khó có thể thành công, cũng hoàn toàn quan
trọng đối với quá trình chuyển đổi giúp ta có thể giữ vững vị trí của mình. Mọi
thứ đều có thể thay đổi. Chủ nghĩa truyền thống thuần túy bị tiêu diệt vì lý do
đó. Ta cần cái mới, chỉ để duy trì vị trí của mình. Và ta cần nhìn lại những cái
mà ta đã trở nên mù quáng, bằng chính kiến thức và chuyên môn của ta, để
không bị mất liên lạc với Nƣớc Trời và chết trong sự chán nản, buồn bực, kiêu
ngạo, mù quáng trƣớc cái đẹp, và lòng hoài nghi đến chết ngƣời. Hơn nữa, có
phải ta là con mồi bất lực, đang thu mình lại và tự bảo vệ, bằng cách ẩn nấp và
ngụy trang, hay ta là con ngƣời?

KHÔNG CẦN TRANG HOÀNG

Mọi ngƣời thƣờng khó chịu bởi nghệ thuật trừu tƣợng, hoặc các loại hình nghệ
thuật dƣờng nhƣ dành hết tâm sức để tạo ra những phản ứng tiêu cực nhƣ ghê
tởm hay kinh dị chỉ vì muốn gây sốc. Tôi vô cùng tôn trọng những lý tƣởng về
vẻ đẹp truyền thống và do đó, tôi thông cảm cho các phản ứng nhƣ vậy, và có
một điều ít ai nghi ngờ là nhiều kẻ chỉ đơn thuần coi thƣờng truyền thống đã cố
tình che đậy cảm xúc của mình bằng việc áp đặt lên nghệ thuật. Tuy nhiên, thời
gian trôi qua sẽ phân biệt sự khác nhau giữa nghệ thuật thực sự đƣợc truyền cảm
hứng với các loại gian lận, ngay cả khi nghệ thuật không hoàn hảo và những cái
không quan trọng thƣờng bị bỏ lại phía sau. Cũng dễ mắc một lỗi ngƣợc lại:
rằng tác phẩm nghệ thuật phải đẹp và dễ dàng đƣợc đánh giá cao, không cần nỗ
lực hay thử thách: nó phải mang tính trang hoàng; phải phù hợp với đồ nội thất
phòng khách. Nhƣng nghệ thuật không phải là thứ đồ trang trí. Đó là thái độ của
kẻ mới nhập môn còn ngây thơ, hoặc của một ngƣời dửng dƣng trƣớc vẻ đẹp
của nghệ thuật cho phép họ tiến bộ và học hỏi.

Nghệ thuật là khai phóng. Ngƣời nghệ sỹ huấn luyện mọi ngƣời để có thể nhìn
thấy đƣợc vẻ đẹp ẩn sâu. Ví dụ, hầu hết mọi ngƣời tiếp xúc với nghệ thuật đều
coi tác phẩm thuộc trƣờng phái ấn tƣợng là vừa đẹp vừa tƣơng đối truyền thống.
Quan điểm này chiếm đa số bởi vì ta đều nhìn nhận thế giới hiện tại, ít nhất một
phần, theo cách mà chỉ những ngƣời theo trƣờng phái ấn tƣợng mới có thể chế
ngự đƣợc vào nửa sau của thế kỷ 19. Ta không thể không làm nhƣ vậy, bởi vì
tính thẩm mỹ thuộc trƣờng phái ấn tƣợng đã ăn sâu vào mọi thứ: quảng cáo,
phim, áp phích, truyện tranh, ảnh — tất cả các hình thức nghệ thuật thị giác bây
giờ. Giờ đây tất cả chúng ta đều thấy đƣợc vẻ đẹp của ánh sáng mà chỉ những
ngƣời theo trƣờng phái ấn tƣợng mới có thể hiểu đƣợc. Họ đã dạy ta nhiều điều.
Nhƣng khi những ngƣời theo trƣờng phái ấn tƣợng lần đầu tiên trƣng bày các
bức tranh của họ — trong Salon des Refusés năm 1863, khi các Salon truyền
thống khác tại Paris đều từ chối — các tác phẩm đã phải chịu đựng tiếng cƣời
và sự khinh miệt. Ý tƣởng về việc nhận thức theo cách đó (đặc biệt là chú ý tới
ánh sáng, về cơ bản, hơn là hình thức) cực đoan tới mức khiến mọi ngƣời cũng
có các cảm xúc cực đoan cho phù hợp.

Tôi thƣờng bị ấn tƣợng bởi việc làm thế nào mà chủ nghĩa lập thể, theo một
cách cực đoan và kỳ lạ hơn nhiều so với chủ nghĩa ấn tƣợng, trở thành một phần
phổ biến trong ngôn ngữ trực quan của ta. Tôi còn nhìn thấy những mặt phẳng
đa chiều của thể loại này ngay cả trong các cuốn truyện tranh. Điều này cũng
đúng với chủ nghĩa siêu thực, vốn đã trở nên phổ biến cần nhƣ đƣợc tích hợp tới
mức khuôn sáo. Cần phải nhắc lại rằng: Nghệ sỹ phải dạy cho mọi ngƣời cách
nhìn nhận. Rất khó để nhận thức đƣợc thế giới, và ta thực may mắn khi có
những thiên tài dạy ta cách làm điều đó, kết nối ta lại với cái ta đã mất và khai
sáng thế giới này cho ta. Chính vì những lý do tâm lý nhƣ vậy mà những dòng
thƣ của Chúa Christ lại đƣợc coi trọng:

Lúc ấy các môn đồ đến hỏi Đức Chúa Jesus rằng: "Ai là ngƣời cao trọng hơn
hết trong vƣơng quốc thiên đàng?‖
Ngài gọi một đứa trẻ đến, để đứng giữa các môn đồ
Và phán: "Thực, Ta bảo các con, nếu các con không biến đổi và trở nên nhƣ con
trẻ, các con sẽ không bao giờ đƣợc vào vƣơng quốc thiên đàng đâu". (Sách
Matthew 18:1-3)

Vẻ đẹp dẫn ta quay trở lại với những cái ta đã đánh mất. Vẻ đẹp nhắc nhở ta về
những cái vẫn còn trƣờng tồn mãi mãi, miễn nhiễm với lòng hoài nghi. Vẻ đẹp
vẫy gọi ta theo cách thức nhắm thẳng vào mục tiêu. Vẻ đẹp nhắc nhở ta rằng tồn
tại giá trị thấp và giá trị cao cả. Có nhiều điều làm cho cuộc sống này đáng
sống: tình yêu, niềm vui, lòng dũng cảm, lòng biết ơn, công việc, tình bạn, chân
lý, ân sủng, hy vọng, đức hạnh, và trách nhiệm. Nhƣng vẻ đẹp là một trong
những điều tuyệt vời nhất trong số này.

Ánh hào quang đã từng rất rực rỡ


Đừng bao giờ rời khỏi tầm mắt tôi,
Mặc dù không cách gì mang thời gian quay lại
Vinh quang và huy hoàng trong cỏ hoa;
Ta sẽ không buồn đau, ngƣng tìm kiếm
Sức mạnh ẩn trong cái còn lại phía sau;
Trong sự đồng cảm nguyên thủy
Đã từng tồn tại ở đó;
Trong luồng tƣ duy êm dịu mùa xuân đó
Khỏi đau khổ của con ngƣời;
Với đức tin nhìn thấu cái chết,
Trong những năm mang lại một tâm trí triết học.
—WILLIAM WORDSWORTH, TRÍCH TRONG TẬP THƠ "ODE: INTIMATIONS OF
IMMORTALITY FROM RECOLLECTIONS OF EARLY CHILDHOOD"

Cố trang hoàng cho một căn phòng trong nhà đẹp nhất có thể.
QUY LUẬT IX

NẾU KÝ ỨC CŨ VẪN CÕN LÀM PHIỀN TA, HÃY CẨN THẬN VIẾT
RA HẾT

NHƯNG CÓ PHẢI QUÁ KHỨ ĐÃ THA CHO TA?

Hãy tƣởng tƣợng ta đã từng làm một số việc thực sự khủng khiếp trong quá khứ.
Ta đã phản bội hoặc làm tổn thƣơng ngƣời khác. Ta làm tổn hại danh tiếng của
họ bằng những lời đàm tiếu. Ta cƣớp công của họ. Ta tƣớc đoạt vật chất hay
tinh thần của họ. Ta lừa dối họ. Hoặc thay vào đó, hãy hình dung rằng ta đã
từng là mục tiêu của các hành động nhƣ vậy — và ta đã trở nên khôn ngoan để
cố gắng tránh lặp lại các trải nghiệm đó. Trong cả hai trƣờng hợp (với tƣ cách là
thủ phạm hay nạn nhân), các sự kiện thực tế và những ký ức liên quan đều khơi
gợi lên nỗi sợ hãi, tội lỗi và xấu hổ. Tại sao lại nhƣ vậy?

Ở trƣờng hợp đầu tiên, chính là ta đã phản bội chính mình. Ta không tham gia
đúng cách các loại trò chơi trung và dài hạn, nên ta đang phải gánh chịu hậu
quả. Ta không phải là loại ngƣời mà ngƣời khác chọn để làm bạn. Thậm chí ta
còn không phải là loại ngƣời mà chính bản thân ta muốn kề bên. Trƣờng hợp
thứ hai, ta bị ngƣời khác ngƣợc đãi thậm tệ. Tuy nhiên, không quan trọng là ta
đang đau khổ vì bản thân tự phản bội hay do bàn tay của ngƣời khác. Điều quan
trọng là ta không muốn bất kỳ sự tái phát nào.

Bây giờ, nếu ta tái hiện lại một đoạn ký ức hoặc nếu đoạn ký ức đó đƣợc tự do
quay trở lại hoàn toàn, kéo theo nỗi kinh hoàng, xấu hổ và cảm giác tội lỗi, thì
điều này có nghĩa là một cái gì đó đặc trƣng. Nó có nghĩa là ta đã rơi vào một
cái hố — chính xác hơn là một vực thẳm — hoặc ta bị đẩy vào đó. Và điều đó
thực tồi tệ. Nhƣng điều tồi tệ hơn là ta hoàn toàn không biết lý do. Có lẽ ta đã
tin tƣởng ngƣời khác một cách quá dễ dàng. Có lẽ ta đã quá ngây thơ. Có lẽ ta
đã cố tình mù quáng. Có lẽ ta gặp phải hiềm khích thực sự từ phía ngƣời khác
hoặc chính bản thân (và đó là tình huống tồi tệ và khó vƣợt qua nhất). Nhƣng
khi phân tích lại, cho dù ta vô tình ngã xuống hay bị xô đẩy cũng không tạo ra
sự khác biệt nào — không ảnh hƣởng tới các hệ thống cảm xúc hiện diện trong
quá trình tiến hóa và giờ đây đang bảo vệ ta. Chúng chỉ quan tâm tới một điều
duy nhất: đó là ta không lặp lại sai lầm.

Các cảnh báo mà hệ thống này kích hoạt dựa trên nỗi sợ hãi (từ này chƣa chính
xác — dựa trên sự khủng bố thì đúng hơn, loại khủng bố không giới hạn thời
gian và địa điểm) và tất cả những gì chúng quan tâm là nhắc nhở ta về mối nguy
hiểm vẫn còn tồn tại. Một phần của thực tế và nguy hiểm vẫn chƣa đƣợc xác
định, lờ mờ và thiếu chi tiết. Ta không đủ nhạy bén, cảnh giác, nguy hiểm, khôn
ngoan hay tử tế — ai biết cần biết chứ? — Vì vậy, hệ thống chống lại khủng
hoảng bảo vệ ta tự tin vào khả năng vƣợt qua cùng một mê cung đó nếu nó một
lần nữa xuất hiện trƣớc mặt ta.

Học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ. Hoặc không ngừng hình dung lại nỗi kinh
hoàng, trong trí tƣởng tƣợng của ta.

Thông thƣờng, mọi ngƣời thƣờng không quá kìm nén những điều khủng khiếp
đã xảy ra trong quá khứ nhƣ từ chối suy nghĩ thông suốt, cố đẩy chúng ra khỏi
tâm trí hoặc làm bản thân bận rộn bằng các hoạt động khác. Họ có lý do của họ.
Và đôi khi những ngƣời bị tổn thƣơng dƣờng nhƣ không thể hiểu đƣợc chuyện
gì đã xảy ra với họ. Chẳng hạn, đối với đứa trẻ đã từng bị lạm dụng thì rất khó
xây dựng một thế giới quan đủ tinh vi về mặt triết học để mở rộng toàn bộ động
lực của con ngƣời. Chúng chỉ đơn giản là không thể hiểu tại sao ai đó có thể
hành hạ chúng về mặt thể xác hoặc bị lạm dụng tình dục. Nếu chúng còn quá
nhỏ, rất có thể chúng thậm chí không hiểu rõ ràng những gì đang xảy ra. Hiểu
những vấn đề nhƣ vậy là một thách thức đặc biệt, ngay cả đối với ngƣời lớn.
Nhƣng điều đó không quan trọng, cho dù rất tiếc khi phải công nhận tính bất
công đó. Từ chối những gì đã xảy ra hoặc không thể nhớ đều để lại một khoảng
trống trong ký ƣc — một khu vực vẫn đang hoạt động nhƣng chƣa đƣợc khám
phá và đầy rẫy nguy hiểm. Có một sự thực về mặt tâm lý rằng bất cứ vấn đề gì
đủ đe dọa hoặc có hại cho ta, một khi gặp phải, sẽ không bao giờ có thể quên
đƣợc nếu vấn đề đó chƣa bao giờ đƣợc thấu hiểu(¹).

Để định hƣớng cho bản thân trong thế giới này, ta cần biết mình đang ở đâu và
sẽ đi về đâu. Ta đang ở đâu: khái niệm đó phải bao gồm toàn bộ trải nghiệm của
ta về thế giới từ trƣớc cho tới nay. Nếu ta không biết mình đã đi qua những con
đƣờng nào thì rất khó để tính ra đƣợc rằng ta đang ở đâu. Nơi ta đang đi tới: đó
là phóng chiếu cái lý tƣởng tối hậu của ta — không đơn giản chỉ là một câu hỏi,
chẳng hạn, về thành tích, tình yêu, sự giàu có hay quyền lực, mà là sự phát triển
nhân cách khiến cho mọi kết quả do may mắn có nhiều khả năng xảy ra hơn và
tất cả các kết quả kém may mắn sẽ có ít khả năng xảy ra. Ta lập bản đồ thế giới
để có thể di chuyển từ vị trí hiện tại của mình — từ điểm A — tới nơi ta cần tới
— là điểm B. Ta sử dụng bản đồ để đi đúng hƣớng cần đi và chạm trán các trở
ngại lẫn thành công trên chặng đƣờng.

Mọi thành công đều xuất phát từ lòng hăng say và quá trình xây dựng lòng tự
tin. Ta không chỉ hƣớng tới mong muốn cuối cùng của mình, ta còn muốn thực
hiện một cách đúng đắn (và do đó, không chỉ là việc tiến về phía trƣớc mà còn
là cách xác thực tấm bản đồ của ta). Ngƣợc lại, những trở ngại và thất bại là nỗi
lo âu gây kích động, chán nản và đau đớn. Chúng chỉ ra rằng ta thiếu hiểu biết
một cách sâu sắc. Chúng chỉ ra rằng ta không đủ thấu hiểu về nơi ta tới, ta đang
ở đâu hay ta sẽ về đâu. Chúng chỉ ra rằng cái mà ta đã khó khăn lắm mới xây
dựng nên và mong muốn đƣợc bảo vệ, vẫn còn nhiều thiếu sót — ở một mức độ
vừa nghiêm trọng vừa không đƣợc thấu hiểu.

Ta phải nhớ lại các trải nghiệm của mình và rút ra phẩm hạnh từ đó. Nếu không,
ta vẫn còn kẹt lại trong quá khứ, bị cản trở bởi những hồi tƣởng, lƣơng tâm bị
dày vò, luôn hoài nghi vì đánh mất cái đáng lẽ đã có, không thể tha thứ cho bản
thân, đồng thời không thể chấp nhận đƣợc các thử thách và bi kịch mà ta phải
đối mặt. Ta phải hồi tƣởng lại bản thân hoặc phải chịu đau khổ tỷ lệ thuận với
sự thiếu hiểu biết và cố tình né tránh của ta. Ta phải gom từng mảnh ký ức trong
quá khứ mà ta đã tránh. Ta phải khơi gợi lại mọi cơ hội đã mất. Ta phải ăn năn
vì đã đánh mất mục tiêu, suy ngẫm về các sai sót, phải thu lại những gì đáng lẽ
ta đã có đƣợc trƣớc đó, và đƣa bản thân trở lại đúng con đƣờng. Và tôi không
nói rằng điều này luôn luôn có thể xảy ra. Tôi từng thấy những ngƣời mất mát
tới nỗi không còn đủ sức sống để tồn tại. Cái nhân cách trong tình trạng hiện tại
trở nên quá tầm thƣờng để có thể đối đầu với cái mà bản thân từng khỏe mạnh
hơn trong quá khứ có thể tránh đƣợc. Và lòng hoài nghi về tƣơng lai hợp lý hóa
khả năng trốn tránh và tự lừa dối. Đó chính là địa ngục, với hố sâu không đáy.
Sự khiêm tốn cần thiết để vƣợt ra khỏi địa ngục nhƣ vậy tồn tại cùng một tỷ lệ
chính xác với mức độ các lỗi lầm chƣa đƣợc đền bù trong quá khứ. Và bất cứ ai,
cho dù đã thức tỉnh một phần, đều cũng phải rùng mình trong kinh hoàng do
điều đó gây ra. Dƣờng nhƣ ta không đƣợc phép trốn tránh trách nhiệm hiện thực
hóa tiềm năng. Và nếu ta đã từng phạm sai lầm trong quá khứ, và để lại hậu quả
rõ ràng — bất kể lý do là gì — thì ta cũng phải trả giá cho điều đó khi không thể
quên đƣợc, và trong dòng cảm xúc đƣợc tạo ra từ lƣơng tâm bị cắn rứt do những
hành vi sai trái trong quá khứ.

Hãy tƣởng tƣợng rằng khi ta còn rất nhỏ, tấm bản đồ về thế giới mà ta sử dụng
để hƣớng dẫn cái nhân cách chƣa trƣởng thành tƣơng ứng với việc kém phát
triển, giống nhƣ bức vẽ về ngôi nhà của một đứa trẻ: luôn là những nét thẳng và
nằm ngay giữa, chỉ vẽ mặt tiền phía trƣớc; luôn luôn (hay gần giống) có một
cửa ra vào và hai cửa sổ; luôn luôn là hình vuông đại diện cho bức tƣờng và
hình tam giác đại diện cho mái nhà; luôn luôn có một ống khói và khói bốc lên
(khá ngạc nhiên, bởi vì ống bốc khói hiện tại không phổ biến). Mặt trời đang tỏa
sáng không thể chê vào đâu đƣợc — một vòng tròn với những tia sáng phát ra
từ đó. Có một vài bông hoa — những dòng kẻ đơn với hình tròn nhỏ ở trên cùng
và hai chiếc lá ở nửa trên "thân cây". Đó là một hình ảnh đại diện đơn giản cho
một ngôi nhà. Nó giống nhƣ là một dạng chữ tƣợng hình hơn là hình vẽ; mang
nhiều khái niệm hơn là một bản phác thảo. Nó là thứ đại diện cho ý tƣởng về
một ngôi nhà, hoặc có thể là gia đình nói chung. Tuy nhiên, hầu nhƣ là vậy:
Đứa trẻ đã vẽ bức tranh biết đó là một ngôi nhà, và những đứa trẻ khác cùng với
ngƣời lớn nhìn thấy bức tranh biết đó là một ngôi nhà. Bức tranh đã thực hiện
một thủ thuật. Nó đã hoàn thành mục đích của mình. Đó là một tấm bản đồ dễ
hiểu.
Nhƣng tất cả các sự kiện kinh hoàng thƣờng xảy ra trong các ngôi nhà. Không
dễ dàng gì để trở thành đại diện cho một cái gì đó yên bình. Có thể ngôi nhà có
ngƣời lớn trong đó — cha mẹ, ông bà, chú bác hoặc cô dì — những ngƣời luôn
nói những điều tƣơng tự nhƣ "Không bao giờ — ý tôi là không bao giờ — nói
với bất kỳ ai về những gì xảy ra ở đây". Một vài hình vuông, một hình tam giác,
một đám hoa và một hình cầu làm mặt trời chỉ thể hiện một cách không đầy đủ
về nỗi kinh hoàng đặc trƣng cho một nơi để ở nhƣ vậy. Có thể những gì đang
xảy ra bên trong ngôi nhà nằm ngoài khả năng chịu đựng và sự hiểu biết của
mọi ngƣời. Nhƣng làm sao cái đáng sợ lại có thể vƣợt quá sự hiểu biết? Làm thế
nào mà một chấn thƣơng có thể tồn tại mà không cần sự thấu hiểu? Không thấu
hiểu có phải là điều kiện tiên quyết để trải nghiệm bản thân theo một nghĩa nào
đó hay không? Đây đều là những bí ẩn lớn. Nhƣng mọi thứ đều không đƣợc trải
nghiệm ở cùng một mức độ quan niệm. Tất cả chúng ta đều tê liệt bởi những cái
chƣa biết, mặc dù điều đó có vẻ mâu thuẫn. Nhƣng cơ thể biết những gì tâm trí
chƣa nắm bắt. Và nó nhớ. Và nó đòi hỏi phải thiết lập sự hiểu biết. Và ta đơn
giản là không có cách nào để thoát khỏi nhu cầu đó. Nếu có một cái gì đó xảy ra
với ta — hoặc, có lẽ tệ hơn, ta rơi vào một tình huống nào đó — khiến ta bị tê
liệt trong nỗi kinh hoàng và khiến ta buồn nôn khi phải nhớ lại, ta bị ràng buộc
bởi số phận không thể thay đổi để biến nỗi kinh hoàng nguyên thủy thành sự
hiểu biết, hoặc phải gánh chịu hậu quả.

ĐỪNG RƠI HAI LẦN XUỐNG CÙNG MỘT VỰC THẲM

Tôi có một bệnh nhân, bắt đầu gặp tôi tƣ vấn sau khi trải qua nạn lạm dụng tình
dục thời thơ ấu dƣới bàn tay của một ngƣời anh họ lớn tuổi, mà cô phải sống
chung. Cô tỏ ra buồn bã và khóc rất nhiều khi kể lại trải nghiệm của mình. Tôi
hỏi vụ lạm dụng đầu tiên xảy ra khi cô bao nhiêu tuổi. Cô nói rằng cô đƣợc 4
tuổi. Cô mô tả kẻ tấn công cô lớn hơn, mạnh hơn và già hơn cô rất nhiều. Tôi
cho phép trí tƣởng tƣợng của mình tự do đi lang thang khi cô kể lại sự việc, liên
tƣởng tới các giả định mà tôi tin là đúng với bản chất theo lời kể của cô. Tôi đã
hình dung ra những âm mƣu bất chính, tàn bạo và tội ác của một ngƣời trƣởng
thành hoặc một thanh niên mới lớn. Sau đó, tôi hỏi cô rằng tuổi tác giữa cô và
tên hung thủ chênh lệch bao nhiêu. Cô trả lời, "Hai năm. Anh ta hơn tôi hai
tuổi". Đó là một bất ngờ thực sự. Nó thay đổi hình ảnh trong tâm trí tôi gần nhƣ
hoàn toàn.

Tôi kể với cô những gì tôi đã hình dung, bởi vì tôi muốn cô biết những gì nảy ra
trong đầu khi nghe cô kể chuyện. Sau đó, tôi nói, "Cô biết không, cô và cậu ta
bây giờ đều đã trƣởng thành, và chuyện đã xảy ra từ rất lâu rồi. Nhƣng cô lại kể
cho tôi câu chuyện theo cách mà cô chỉ mới lên bốn, khi vụ lạm dụng tình dục
vừa mới xảy ra — hoặc ít nhất là với nhiều cảm xúc giống nhƣ vậy. Và không
nghi ngờ gì khi cô nhớ về ngƣời anh họ nhƣ một kẻ lớn hơn, khỏe hơn và già
hơn cô rất nhiều. Rốt cuộc, một đứa trẻ 6 tuổi, qua lời kể của một đứa trẻ 4 tuổi,
lại trở nên già đi rất nhiều. Nhƣng anh họ của cô chỉ mới 6 tuổi — gần nhƣ chỉ
là một đứa trẻ nhƣ cô. Vì vậy, có một cách khác mà cô có thể cân nhắc khi nhớ
lại chuyện đã xảy ra. Đầu tiên, hãy nhớ lại những đứa trẻ 6 tuổi mà bây giờ cô
hay gặp. Cô biết rằng chúng vẫn chƣa trƣởng thành và không thể chịu trách
nhiệm cho hành động của mình nhƣ ngƣời lớn, mặc dù chúng đôi khi cố ý gây
ra tội. Tôi không cố giảm thiểu mức độ nghiêm trọng chuyện xảy ra với cô và
tôi không thắc mắc về cảm xúc của cô khi đó. Nhƣng tôi yêu cầu cô xem xét
tình huống nhƣ thể cô đã có ý thức về biến cố giữa hai đứa trẻ mà cô hiện đang
biết rõ. Trẻ em rất tò mò. Chúng thƣờng hay chơi trò bác sĩ. Và nếu những
ngƣời lớn xung quanh không chú ý tới chúng đúng mức, thì các trò chơi nhƣ
vậy có thể đi quá giới hạn. Có thể không khi cho rằng cô không bị quấy rối bởi
một thế lực mạnh mẽ và tàn ác — nhƣ các vụ cƣỡng hiếp hiện tại? Có thể, thay
vào đó, cô và anh họ không đƣợc giám sát kỹ càng và đúng cách.

Theo một cách quan trọng nào đó, những ký ức mà cô giữ lại về các trải nghiệm
thời thơ ấu đã không thay đổi khi cô trƣởng thành. Cô vẫn đang trải qua nỗi
kinh hoàng của một đứa trẻ 4 tuổi, bơ vơ trong tay của một kẻ đủ để đƣợc coi là
trƣởng thành. Nhƣng bản thân con ngƣời 27 tuổi của cô hiện tại cần phải cập
nhật ký ức đó. Cô không còn gặp rủi ro khi bị đối xử nhƣ vậy nữa, theo bất kỳ
cách nào. Và cô sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu điều chỉnh lại những việc đã
xảy ra. Giờ đây, cô có thể coi đó là hậu quả tiềm ẩn từ bản tính tò mò mà không
có sự chú ý của ngƣời lớn. Điều này làm thay đổi quan điểm của cô về ngƣời
anh họ, hoàn cảnh và bản thân cô. Giờ đây cô có thể nhìn nhận sự kiện này từ
góc độ của một ngƣời lớn. Điều này đã giải thoát cô khỏi phần lớn nỗi kinh
hoàng và xấu hổ vẫn còn gắn liền với ký ức, và quá trình này diễn ra với tốc độ
nhanh chóng đáng kể. Cô tự nguyện đối mặt với nỗi kinh hoàng từ quá khứ, tìm
ra một lời giải đáp nhân quả ít gây tổn thƣơng hơn nhiều — trong đó thiếu vắng
hình ảnh ngƣời anh họ mạnh mẽ và ác độc, còn cô là nạn nhân của một thế lực
tàn bạo nhƣ vậy. Tất cả sự chuyển đổi này xảy ra trong một lần duy nhất. Đó có
thể là sức mạnh của câu chuyện xoay quanh những sự kiện khủng khiếp xảy ra
trong quá khứ của ta.

Trải nghiệm này để lại cho tôi một vấn đề khó khăn mang tầm triết học sâu sắc.
Các trải nghiệm mà bệnh nhân mang tới văn phòng tôi vẫn không thay đổi trong
nhiều thập kỷ. Những ký ức khi cô bƣớc ra ngoài đã bị thay đổi rõ rệt. Vậy thì
cái nào mới là thực? Có thể dễ dàng lập luận rằng câu chuyện ban đầu của cô
mới chính xác hơn. Rốt cuộc, đó là một dấu ấn trực tiếp để lại trên cuốn sách
mở trong tâm trí của một đứa trẻ 4 tuổi. Dấu ấn này chƣa từng bị thay đổi bởi
bất kỳ can thiệp điều trị nào trƣớc đó. Vậy đó không phải là nội dung xác thực
sao? Nhƣng cũng có trƣờng hợp một sự kiện xảy ra vào một ngày nào đó có ý
nghĩa này nhƣng vào một ngày khác lại mang ý nghĩa khác. Chẳng hạn nhƣ việc
ta hiểu rõ hơn động cơ đã thúc đẩy hành vi không thể giải thích đƣợc của cha
mẹ ta khi chính ta bƣớc vào giai đoạn làm cha mẹ? Và ký ức nào thì chính xác
hơn: bức tranh toàn cảnh về động cơ trƣởng thành mà ta có khi còn nhỏ, hay
những hồi ức đã đƣợc sửa đổi trở thành hiện thực khi trƣởng thành? Nếu là cái
sau — điều đó thì có vẻ không hợp lý (và có vẻ chắc chắn đúng trong trƣờng
hợp bệnh nhân của tôi) — thì làm thế nào mà một ký ức bị thay đổi có thể chính
xác hơn một ký ức giữ nguyên tình trạng ban đầu?

BỊ ÁM ẢNH BỞI CÁC BÓNG MA

Tôi chợt hồi tƣởng lại một bệnh nhân khác, ngƣời đã nhớ lại và đã thay đổi rất
nhiều. Các ký ức của anh bị che đậy một cách sâu sắc và bí ẩn, đồng thời quá
trình lấy lại trí nhớ của anh thuộc loại chậm một cách đáng ngạc nhiên và khó
có thể xảy ra hơn. Anh là một thanh niên đồng tính ngƣời Mỹ gốc Phi đang mắc
phải một loạt các triệu chứng khó hiểu về thể chất và tinh thần. Gần đây có một
bác sĩ tâm thần đã chẩn đoán anh mắc chứng tâm thần phân liệt, nhƣng cô của
anh, ngƣời đã đƣa anh tới bệnh viện để thực hiện đánh giá, tin rằng bác sỹ đã
quá vội vàng khi thực hiện chẩn đoán cho cháu trai mình. Bà liên lạc với tôi để
xin ý kiến tƣ vấn và đƣa anh tới văn phòng của tôi. Tôi đã ngồi quan sát anh
một mình.

Anh tỏ ra nhút nhát và dè dặt, nhƣng ăn mặc gọn gàng và cẩn thận, và có vẻ
nhận thức đầy đủ khi tôi bắt đầu thu thập lý lịch của anh. Hơn nữa, anh còn đeo
kính — và cặp kính đƣợc chăm sóc cẩn thận, không có dán băng dính trên gọng
hay khung và với tròng kính hoàn toàn sạch. Theo nhƣ tôi đƣợc biết, các kết quả
quan sát nhƣ vậy đều có liên quan. Ngƣời mắc chứng tâm thần phân liệt thƣờng
tỏ ra mất khả năng tự chăm sóc bản thân một cách hiệu quả, do đó quần áo
thƣờng không đẹp và kính mắt bị hỏng — đặc biệt là với tròng kính bị mờ — là
những đặc điểm nổi bật. Ngoài ra, anh cũng có một công việc toàn thời gian với
độ phức tạp hợp lý (một điều hiếm gặp khác đối với ngƣời bị tâm thần phân
liệt), và anh có thể trò chuyện liên tục mà không gặp vấn đề gì, ngoại trừ tính
tình nhút nhát của mình. Tôi chấp nhận tƣ vấn cho anh với tƣ cách là bệnh nhân
và chúng tôi bắt đầu gặp gỡ thƣờng xuyên.

Tôi quyết định phải gặp anh một vài lần trƣớc khi có thể xác định tại sao bác sĩ
tâm lý lại chẩn đoán anh mắc chứng rối loạn nghiêm trọng nhƣ vậy. Anh bắt
đầu kể với tôi rằng a bị trầm cảm và mắc chứng lo âu trong 4 năm qua. Không
có gì bất thƣờng rõ rệt trong đó. Các triệu chứng của anh xuất hiện sau khi trải
qua một cuộc chiến nghiêm trọng với ngƣời bạn trai của mình và chấm dứt vĩnh
viễn mối quan hệ của họ, kéo dài trong vài năm. Cũng không có gì là bất thƣờng
cả. Hai ngƣời họ đã sống cùng nhau. Mối quan hệ thân thiết của họ rất quan
trọng đối với anh, về phƣơng diện tình cảm lẫn thực tế — và việc mối quan hệ
thân thiết này tan rã đã tạo ra sự bất hạnh và bối rối ở hầu hết mọi ngƣời, đồng
thời có thể gây ra chứng lo âu và trầm cảm nghiêm trọng, kéo dài hơn ở những
ngƣời có khuynh hƣớng nhút nhát. Tuy nhiên, thời lƣợng nhƣ vậy thực là khác
thƣờng. Mọi ngƣời thƣờng thu thập lại các mảnh vỡ và quay lại cuộc sống
thƣờng nhựt trong vòng chƣa đầy một năm. Cho dù đó không phải là một quy
luật bất di bất dịch, nhƣng 4 năm là một khoảng thời gian khá dài. Điều đó khơi
gợi bản tính tò mò trong tôi. Anh cũng tiết lộ một vấn đề rất khác thƣờng. Anh
kể rằng cơ thể anh hay bị co giật một cách kỳ lạ — hàng đêm — khi anh cố
gắng ngủ. Cơ thể anh sẽ co lại thành tƣ thế của một bào thai, và cánh tay anh bắt
chéo trên mặt. Sau đó, anh thả lỏng ngƣời, chỉ để coi mình có lặp lại tƣ thế đó
không. Tuy nhiên, việc này biến mất trong nhiều giờ tiếp theo. Ngoài việc lo
lắng vì sự khó hiểu của chứng co giật này, nó còn ảnh hƣởng xấu tới giấc ngủ
của anh. Vấn đề này đã xảy ra trong khoảng thời gian tƣơng tự nhƣ lo âu và
trầm cảm, và trằn trọc không ngon giấc, nếu không phải do chính chứng co giật
là một yếu tố góp phần. Tôi hỏi anh nghĩ gì về những chuyện đang xảy ra. Anh
nói trong tiếng cƣời, "Gia đình nghĩ tôi bị ám, nhƣng tôi không chắc họ đúng
hay sai nữa".

Hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân này hơi khác thƣờng. Cha mẹ của anh,
những ngƣời nhập cƣ tới Canada từ miền Nam Hoa Kỳ, không đƣợc giáo dục ở
một mức độ tốt, rất mê tín và sùng đạo, và dƣờng nhƣ tin thực lòng rằng có ma
ám con trai họ. Tôi hỏi anh, "Anh có vô tình nói với bác sĩ tâm lý về vấn đề bị
ma nhập không?" Anh nói, "Tôi nghĩ là có", "Chà, điều đó giải thích tại sao họ
lại chẩn đoán anh mắc bệnh tâm thần phân liệt". Theo kinh nghiệm của tôi, lời
giải thích đó, song song với các triệu chứng kỳ lạ về thể chất, là đã đủ*. Tuy
nhiên, sau khi gặp gỡ ngƣời đàn ông này vài lần, tôi thấy rõ rằng bất cứ vấn đề
gì khiến anh phiền lòng không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
Anh hoàn toàn có lý trí và minh mẫn. Nhƣng cái gì đã gây ra những các cơn co
giật kỳ lạ giống nhƣ động kinh hàng đêm này? Tôi chƣa bao giờ gặp phải tình
trạng tƣơng tự. Giả thuyết đầu tiên là anh bị chứng tê liệt rất nặng khi ngủ. Đây
là một lý do phổ biến và hợp lý. Triệu chứng này thƣờng xảy ra khi mọi ngƣời
nằm ngửa khi ngủ (anh thƣờng hay mắc phải). Một ngƣời bị tê đi nửa ngƣời khi
ngủ, nhƣng không đủ để thoát khỏi giấc mơ, cũng nhƣ không thoát khỏi tình
trạng mất khả năng cử động, đặc trƣng của giai đoạn ngủ có mắt chuyển động
nhanh (REM: Rapid Eye Movement). Khi ta rơi vào giấc mơ, các vùng não chi
phối chuyển động tích cực tƣơng tự khi ta thức thƣờng bị kích thích (ta trải
nghiệm điều này giống nhƣ cảm giác chuyển động khi ở trong giấc mơ). Ta
không chuyển động đồng bộ với quá trình kích hoạt não đó là vì hệ cơ tự
nguyện của ta bị tắt, về mặt sinh lý, bởi một cơ chế thần kinh hóa chuyên biệt
đảm nhận chính xác chức năng đó(²). Nếu không, ta sẽ phải ra khỏi giƣờng đồng
thời hành động nhƣ thể ta đang mơ và khiến bản thân nhanh chóng gặp rắc rối.

Trong một giai đoạn tê liệt khi đang ngủ, ngƣời mắc bệnh tỉnh dậy vừa đủ để
nhận thức một nửa về thế giới thực, nhƣng nửa còn lại vẫn còn ở trong trạng
thái tê liệt của chứng REM và đang mơ. Tất cả các loại trải nghiệm kỳ lạ này có
thể xảy ra trong trạng thái nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ nhiều ngƣời từng tuyên bố đã bị
ngƣời ngoài hành tinh bắt cóc và khám nghiệm(³). Hiện tƣợng ác mộng không
thể giải thích đƣợc này (trừ sự tồn tại của những ngƣời ngoài hành tinh tò mò và
có xu hƣớng mổ xẻ) đƣợc cho là lý do cho tình trạng tê liệt này và những hình
dung kỳ quái và đáng sợ đi kèm theo nó(4). Anh trông có vẻ sáng sủa, có học
thức và ham học hỏi, nên tôi tặng anh cuốn sách The Terror That Comes in the
Night(5), trong đó làm sáng tỏ những hiện tƣợng kỳ lạ có thể đi kèm với chứng
tê liệt khi ngủ. Tác giả cuốn sách, David Hufford, mô tả nỗi kinh hoàng vào ban
đêm mà tiêu đề cuốn sách đề cập tới nhƣ một biến thể của trải nghiệm "Old
Hag" (một thuật ngữ trong văn học dân gian). Những ngƣời đã từng có trải
nghiệm nhƣ vậy (lên tới 15% dân số) mô tả nỗi sợ hãi và tê liệt, cảm giác nghẹt
thở và chạm trán với các thực thể xấu xa. Bệnh nhân của tôi đã đọc cuốn sách,
nhƣng nói với tôi rằng anh không tin những gì Hufford viết trong sách đã mô tả
chính xác trải nghiệm của anh. Anh cũng cảm thấy nhƣ vậy về giả thuyết tê liệt
khi ngủ nói chung. Thứ nhất, cơn co giật xảy ra trƣớc khi anh chìm vào giấc
ngủ; thứ hai, anh không gặp phải tình trạng không thể cử động.

Khi tôi tiếp tục tìm hiểu, tôi biết thêm nhiều điều về anh. Ví dụ, tôi đƣợc biết
rằng anh học chuyên ngành lịch sử khi còn là một sinh viên đại học, và đã tốt
nghiệp. Tôi biết rằng cha mẹ anh đặc biệt rất nghiêm khắc với anh trong suốt
thời thơ ấu và thời niên thiếu của anh. Họ không bao giờ cho phép anh qua đêm
ở nhà bạn bè, và họ theo dõi hành vi của anh rất chặt chẽ cho tới khi anh vào đại
học. Anh cũng kể cho tôi nghe một chút về cuộc chiến xảy ra ngay trƣớc khi
mối quan hệ cuối cùng của anh tan vỡ. Anh cùng bạn trai trở về căn hộ sau khi
uống vài ly và tranh cãi dữ dội ở nơi công cộng. Ở nhà, tranh cãi leo thang
thành xung đột. Họ bắt đầu xô đẩy nhau, với bạo lực ngày càng gia tăng. Sau
khi bị xô một cái rất mạnh, anh ngã xấp xuống sàn phòng khách. Trong khi
đang nằm đó, anh quét chân bạn trai mình ra khỏi sàn bên dƣới. Sau đó, bệnh
nhân của tôi đứng dậy và đi ra cửa. Vài ngày sau anh quay lại để thu dọn đồ đạc
và chuyển đi. Đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ nhƣ một cặp đôi của họ.

Nhƣng có một yếu tố thuộc về tính cách của anh trong cuộc xung đột này không
đƣợc rõ ràng. Do đó mà anh đã bị tấn công rất nặng nề bởi ngƣời bạn trai. Anh
bình luận xen vào trong khi kể cho tôi nghe câu chuyện rằng anh không tin nhân
loại hành xử rất bạo lực. Tôi nói, "Ý anh là sao? Anh đã tốt nghiệp đại học
chuyên ngành lịch sử. Rõ ràng là anh đã đọc qua nhiều tài liệu về sự khủng
khiếp và tàn bạo của quá khứ nhân loại. Anh xem tin tức…" Anh nói rằng, trên
thực tế, anh không theo dõi tin tức thƣờng xuyên. Tôi trả lời, "Thôi đƣợc rồi,
nhƣng còn những gì anh học đƣợc trên giảng đƣờng thì sao? Ở đó không dạy
cho anh biết rằng trên thực tế, nhân loại là một giống loài hung hăng hay sao?"
Anh nói, "Tôi đọc sách, nhƣng tôi cất mọi thứ tôi đọc đƣợc vào một ngăn và
không nghĩ gì thêm về nó". Tôi cho đó là một câu trả lời ấn tƣợng, đặc biệt là
khi kết hợp với những điều khác mà anh đã nói với tôi. "Khi tôi còn là một đứa
trẻ," anh nói, "Tôi có một ý nghĩ rằng nhân loại chỉ có mặt tốt. Cha mẹ tôi đã
dạy rằng ngƣời trƣởng thành đều là những thiên thần". Tôi hỏi, "Ý anh là sao?
Ngƣời trƣởng thành đó không bao giờ làm điều gì xấu hay sai trái à?" Anh nói,
"Không, ông không hiểu đâu. Cha mẹ tôi đã dạy tôi và chị gái cùng anh trai tôi
rằng ngƣời trƣởng thành thực sự là những thiên thần của Chúa, và họ chỉ có mặt
tốt". Tôi nói, "Vậy anh tin tất cả lời này à?" Anh nói rằng anh rất tin vào điều
đó, một phần vì anh đã đƣợc che chở quá nhiều, một phần vì bố mẹ anh đã quá
lời, và một phần, tất nhiên, vì anh coi đó là niềm an ủi.

Tôi đề nghị rằng phải tìm cách thay đổi sự ngây thơ của anh. Nó không hay chút
nào. Anh đã quá trƣởng thành và thông minh để có thể duy trì niềm tin vào một
giấc mộng trẻ thơ nhƣ vậy. Chúng tôi cùng nhau thảo luận chi tiết về vấn đề
này, kể về các sự kiện kinh hoàng ở thế kỷ 20, các vụ xả súng hàng loạt và
những nỗi kinh hoàng khác gần đây trong quá khứ. Tôi yêu cầu anh giải thích
các biến cố đã xảy ra, và chú ý hơn tới bất kỳ ví dụ nào về sự tức giận và thù
địch xuất phát từ chính anh. Tuy nhiên, anh phủ nhận sự tồn tại của cảm xúc
tiêu cực và không thể đƣa ra bất kỳ lời giải thích thuyết phục nào cho các biến
cố đó.

Rồi tôi giới thiệu cho anh cuốn sách Ordinary Men(6). Cuốn sách đó kể lại một
cách chi tiết về việc một nhóm cảnh sát bình thƣờng từ Đức đã bị biến thành
những tên đao phủ máu lạnh ở Ba Lan trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Hầu nhƣ im lặng không nói gì không có nghĩa là quy trách nhiệm cho đám máu
lạnh đó. Tôi nghiêm túc nói với anh rằng anh phải đọc cuốn sách nhƣ thể các sự
kiện trong đó thực sự đang xảy ra, và hơn thế nữa, nhƣ thể anh và những ngƣời
anh quen biết đều có khả năng thực hiện những hành vi tàn ác tƣơng tự. Đã tới
lúc anh phải trƣởng thành. Chúng tôi thiết lập đƣợc một mối quan hệ rất vững
chắc cho tới thời điểm này, và khi tôi nói với anh rằng cái thế giới quan đầy
màu hồng của anh đang mang tới cho anh mối nguy hiểm đủ để hủy hoại toàn
bộ cuộc sống của anh, và anh rất coi trọng những gì tôi nói. Lần tiếp theo tôi
gặp anh, khoảng một tuần sau đó, anh đã đọc xong cuốn sách. Mặt anh cứng lại.
Anh trông già dặn hơn và khôn ngoan hơn. Tôi đã thấy điều này xảy ra thƣờng
xuyên trong quá trình trị liệu lâm sàng của mình khi mọi ngƣời đối mặt với
bóng tối trong bản thân, thay vì — ta hay nói — sống tách biệt với chúng. Họ
không còn có thói quen nhìn đời nhƣ những con nai nhìn vào ánh đèn pha nữa.
Họ trở thành những ngƣời đƣa ra quyết định cho cuộc đời mình, hơn là đƣa mặt
ra cho cuộc đời tác động lên. Sau đó, tôi yêu cầu anh đọc cuốn sách The Rape of
Nanking, kể về hành vi tàn bạo của lính Nhật ở Trung Hoa vào năm 1937. Đó là
một cuốn sách kinh hoàng. Ngƣời phụ nữ viết ra nó đã tự tử. Bệnh nhân của tôi
cũng đọc đƣợc sự kiện và chúng tôi cùng thảo luận về cuốn sách này. Anh tỏ ra
buồn hơn, nhƣng khôn ngoan hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng về đêm của anh
vẫn không thuyên giảm.

Tuy nhiên, quan điểm của anh về ngƣời trƣởng thành giống nhƣ là các thiên
thần, tuyên bố rằng sống tách biệt với cái ác, cùng với sự hiện diện của cơn co
giật không thể giải thích đƣợc đã bắt đầu quay một số bánh xe nằm sâu bên
trong não tôi. Nhiều năm trƣớc đó, tôi có một bệnh nhân khác (một phụ nữ trẻ
điển hình) mắc chứng động kinh cuồng loạn — một trƣờng hợp kinh điển của
chứng cuồng loạn do Freud phát hiện ra, với các triệu chứng trên cơ thể kèm
theo các vấn đề về tâm lý. Cô lớn lên ở vùng nông thôn miền Trung Tây, trong
một bầu không khí bảo thủ của trào lƣu Cơ Đốc giáo thời Victoria. Cô lên cơn
"co giật" ngay trong văn phòng của tôi — một cơn co giật tổng quát. Chứng
kiến cảnh tƣợng đó khiến tôi lạnh sống lƣng. Tôi bần thần nhìn cô vật vã và co
giật dữ dội trong vài phút, mắt trợn ngƣợc. Nhƣng tôi không tỏ ra lo lắng. Tôi
không cảm thấy thông cảm với cô. Tôi không cảm thấy gì cả. Tôi nghĩ, ―Tại sao
cảnh tƣợng này lại không ảnh hƣởng tới tôi? Bệnh nhân của tôi, đang lên cơn co
giật rất nghiêm trọng kia kìa". Tôi đã không gọi xe cấp cứu. Khi cô tỉnh lại và
ngồi xuống, vẻ mặt thất thần, tôi nói với cô rằng tôi đã phản ứng với cơn co giật
của cô cả về thể chất lẫn cảm xúc nhƣ thể nó có thật, mặc dù biểu hiện của nó
hoàn toàn đáng tin cậy. Trƣớc đây, sau khi rơi vào các cơn co giật tƣơng tự (Có
ý thức? Vô thức? Hay cả hai?), cô hầu nhƣ không cần phải đƣợc chuyển tới một
khu điều trị tâm thần. Cô cũng mạo hiểm với chẩn đoán rối loạn tâm thần và
đơn thuốc kèm theo đó. Chúng tôi đã có một số cuộc thảo luận rất nghiêm túc
về những gì cô đang làm. Tôi cho cô biết rằng tôi không chẩn đoán cô bị động
kinh — rằng tôi đã chứng kiến và trải nghiệm đó khá là giả, mặc dù trông có vẻ
khá là thực đối với cô. (Nhân tiện, cô đƣợc kiểm tra chứng động kinh, và kết
quả không phân minh).

Vì vậy, chính xác là cô đã bị "chuyển dạng hóa", hay rối loạn về mặt thể chất do
ảnh hƣởng của các triệu chứng tâm lý. Freud lƣu ý rằng rối loạn chuyển dạng
nhƣ vậy thƣờng mang tính biểu tƣợng — rằng cách thức mà biểu hiện của
khuyết tật hay dị tật cơ thể có một số mối quan hệ ý nghĩa với chấn thƣơng đã
gây ra nó. Chứng động kinh cuồng loạn của cô dƣờng nhƣ bắt nguồn từ xung
đột và thiếu hiểu biết về tình dục, ở một mức độ đáng kể từ sự non nớt của trẻ
con và một số trò chơi nguy hiểm từ phía cô. Chúng tôi đã đạt đƣợc rất nhiều
tiến bộ trong các cuộc thảo luận. Cô không hề giống một kẻ không thông minh,
và phần khôn ngoan bên trong cô đã chiếm ƣu thế. Cơn co giật kéo theo một
màn kịch nguy hiểm không kém cũng kết thúc. Tuyệt vời hơn nữa, cô đã tránh
việc phải nhập viện điều trị tâm thần và tiếp tục với sự nghiệp đại học của mình.
Vì vậy nên tôi mới biết đƣợc rằng những kẻ mắc chứng cuồng loạn theo trƣờng
phái Freud tồn tại, bởi vì tôi vừa mới làm việc với một ca nhƣ vậy.

Tôi bắt đầu đƣa ra giả thuyết rằng bệnh nhân hiện tại của tôi cũng đang mắc
chứng rối loạn chuyển dạng cơ thể tƣơng tự. Tôi biết về cuộc chiến đã chấm dứt
mối quan hệ cuối cùng của anh, ngay trƣớc khi các triệu chứng của anh bắt đầu
xuất hiện. Có lẽ bằng cách nào đó các cử động kỳ lạ của anh có liên quan tới sự
kiện đó? Tôi cũng nghe anh kể rằng anh đã dọn dẹp — rằng anh đặt mọi thứ vào
một góc của tâm trí, để không còn nghĩ về chúng nữa. Tôi không có nhiều kinh
nghiệm về thôi miên nhƣng đủ hiểu biết rằng những ngƣời có cơ chế phòng vệ
chia thành ngăn nhƣ anh có khuynh hƣớng dễ dàng bị thôi miên, và thuật thôi
miên đƣợc áp dụng thành công (mặc dù đã nhiều năm trƣớc) đối với hội chứng
rối loạn chuyển dạng cơ thể. Freud đã sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho
các bệnh nhân mắc chứng cuồng loạn, dƣờng nhƣ xảy ra khá nhiều trong thời kỳ
Victoria, ít nhất là trong tầng lớp thƣợng lƣu(7). Vì vậy, tôi nghĩ mình có thể thử
thôi miên để chữa trị cho bệnh nhân này.

Giờ thì, tôi thƣờng sử dụng các kỹ thuật thƣ giãn điều hƣớng cho bệnh nhân,
cho họ ngồi thoải mái trên ghế bành trong văn phòng, yêu cầu họ tập trung vào
các bộ phận khác nhau của cơ thể, từ lòng bàn chân, từ từ lên chân và thân
mình, rồi đi một vòng ngắn xuống cánh tay, lên đỉnh đầu, tập trung vào hơi thở
và thƣ giãn. Sau 7 hoặc 8 phút thƣ giãn điều hƣớng, tôi sẽ đếm ngƣợc từ 10 tới
1, yêu cầu sau mỗi hay hai tiếng đếm thì họ phải thƣ giãn sâu hơn. Đây là một
phƣơng pháp điều trị nhanh chóng, hợp lý cho chứng cuồng loạn, lo âu và mất
ngủ. Tôi quyết định bắt đầu theo cách này, bởi vì về cơ bản thôi miên sử dụng
cùng một kỹ thuật, chỉ là thêm các câu hỏi về chấn thƣơng trong quá khứ hoặc
các vấn đề có liên quan khác khi cá nhân đã hoàn toàn thƣ giãn. Hiệu quả khác
nhau đáng kể ở mỗi cá nhân(8). (Đó là lý do tại sao những ngƣời chuyên biểu
diễn thuật thôi miên sẽ cho 20 ngƣời lên sân khấu đứng, đƣa ra các gợi ý thôi
miên ban đầu, và sau đó chỉ giữ lại một số ngƣời rõ ràng là đáp ứng đủ điều
kiện). Do đó, tôi đã nói với bệnh nhân rằng tôi nghĩ việc thôi miên anh để hồi
tƣởng lại về đêm anh chiến đấu với bạn trai của mình có thể sẽ rất hữu ích. Tôi
đã nói với anh lý do (gợi ý rằng những cơ co giật vào ban đêm của anh có thể
liên quan tới sự kiện đó). Sau đó, tôi nói với anh chính xác cách chúng tôi sẽ
tiến hành, và anh có thể tự do từ chối hoặc đồng ý. Tôi sẽ dừng lại bất cứ khi
nào anh yêu cầu tôi; và anh sẽ nhớ lại mọi chuyện khi chúng tôi kết thúc liệu
trình.

Anh đồng ý, nên tôi tiến hành, "Hãy ngồi thoải mái trên ghế. Thả lỏng hai tay
trên tay vịn hoặc đặt trong lòng — bất cứ đâu mà anh cảm thấy thoải mái nhất.
Từ từ nhắm mắt lại. Lắng nghe cẩn thận những gì diễn ra xung quanh, sau đó
tập trung vào hơi thở của mình. Hít một hơi thực sâu… Nín thở… Rồi thở ra.
Chuyển sự chú ý xuống cơ thể từ nhịp thở cho tới đùi, cẳng chân, và bàn chân.
Chân dán chặt xuống sàn. Tập trung tới các ngón chân, lòng bàn chân, mắt cá
chân và nhớ hít thở chậm, đều và sâu. Hãy để tất cả mọi căng thẳng bên trong
tràn ra ngoài qua lòng bàn chân. Đừng quên hít thở chậm, đều đặn và sâu. Tập
trung tới bắp chân và ống chân…" và nhƣ vậy, chuyển chú ý lên toàn bộ cơ thể.
Nhƣ thƣờng lệ.

Bệnh nhân của tôi rơi vào trạng thái thôi miên hoàn toàn một cách tự nhiên
trƣớc khi tôi bắt đầu đứng dậy. Đầu anh ngửa ra sau. Tôi hỏi liệu anh có nghe
thấy tôi nói gì không. "Vâng", anh nói, nhỏ tới mức gần nhƣ không nghe đƣợc.
Tôi phải tiến lại và đặt tai của mình lại gần miệng của anh để có thể nghe đƣợc
những gì anh đang nói. Tôi hỏi anh có biết đang ở đâu không. "Trong văn
phòng của ông", anh nói. Tín hiệu tốt. Tôi nói, "Chúng ta đang quay trở lại thời
điểm mà anh đánh nhau với bạn trai mình, trƣớc khi anh chuyển ra ngoài. Kể
cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra". Anh bắt đầu nói, "Chúng tôi vừa quay trở về
căn hộ. Cả hai đều đã có hơi men. Chúng tôi đã tranh cãi về vấn đề tài chánh và
tƣơng lai tại quán bar. Cả hai đều rất tức giận. Chúng tôi đã bƣớc qua ngƣỡng
cửa — tại đó". Anh chỉ về phía cửa bằng cánh tay của mình, mặc dù gần nhƣ
mềm nhũn, giống nhƣ phần còn lại của cơ thể. Tôi quan sát đôi mắt của anh đảo
đi đảo lại, giống nhƣ ánh mắt của một ngƣời mắc chứng ngủ mắt đảo nhanh
(REM), bên dƣới đôi mí mắt khép hờ. "Tôi lùi lại. Chúng tôi đang đi về phía
phòng khách. Tôi đã đẩy anh ta. Sau đó anh ta đẩy lại tôi. Tôi lại đẩy anh ta.
Anh ta đẩy tôi lùi lại bàn cà phê và tôi ngã xuống sàn. Anh ta nhặt chiếc đèn sàn
lên và đƣa lên cao. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta. Tôi chƣa bao giờ thấy một
biểu hiện thù địch nhƣ vậy. Tôi cuộn ngƣời tròn lại thành một quả bóng và bắt
chéo tay lên mặt để bảo vệ mình". Anh kể lại tất cả một cách rất chậm rãi, với
cử chỉ tối thiểu và lúng túng trong suốt thời gian bị thôi miên, chỉ tay nhƣ thể
anh đang tƣởng tƣợng mình đang trong căn hộ. Thực kỳ lạ, nhƣ thể anh đang
sống lại trải nghiệm trong thời gian thực. Tôi liếc nhìn đồng hồ. Từ quá trình
giải thích, chuẩn bị, thƣ giãn và kể lại đã đƣa chúng tôi đến mốc thời gian một
giờ — thời lƣợng một phiên tƣ vấn bình thƣờng của tôi. Tôi nói, "Tôi không
muốn đƣa anh đi quá xa. Chúng ta sắp hết thời gian. Khi anh sẵn sàng và cảm
thấy thoải mái nhất, anh có thể mở mắt và tỉnh lại hoàn toàn. Chúng ta có thể
tiếp tục vào tuần tới". Nhƣng anh không đáp lại. Đầu anh tiếp tục ngửa về phía
trƣớc, và mắt anh không ngừng di chuyển. Tôi gọi tên anh. Nhƣng vô ích.

Điều này làm tôi lo lắng, khá thẳng thắn. Tôi chƣa từng nghe nói một ngƣời nào
đó lại không thể thoát ra khỏi trạng thái thôi miên khi đƣợc yêu cầu. Tôi không
biết phải làm gì. Tuy nhiên, may mắn thay, anh là bệnh nhân cuối cùng mà tôi
gặp vào buổi tối hôm đó, vì vậy tôi vẫn dƣ thời gian. Tôi nghĩ, "Chà, anh đang
trong trạng thái xuất thần hoàn toàn và thực sự chìm đắm vào trong câu chuyện.
Có lẽ anh cần phải kể toàn bộ câu chuyện. Hãy để chúng ta tiếp tục và coi
chuyện gì sẽ xảy ra. Khi nào anh xong chuyện, tôi sẽ cố đƣa anh về một lần
nữa". Tôi ra ngoài hành lang để nói chuyện với ngƣời cô đang ngồi chờ của anh,
và thông báo với bà rằng chúng tôi cần thêm một chút thời gian. Tôi trở lại văn
phòng của mình và ngồi xuống gần anh. Tôi nói, "Chuyện gì xảy ra sau đó?"
Anh trả lời, "Nét mặt của anh ta — trƣớc đây tôi chƣa bao giờ thấy ai nhƣ vậy.
Khi đó tôi buộc phải nhận ra rằng bạn trai tôi có thể thực sự muốn làm tôi bị
thƣơng; rằng một ngƣời — ngay cả khi đã trƣởng thành — có thể thực sự muốn
gây hại cho ngƣời khác. Đó là lần đầu tiên tôi thực sự biết rằng các sự kiện nhƣ
vậy có thể xảy ra". Anh bắt đầu khóc, nhƣng vẫn tiếp tục kể: "Tôi gạt chân anh
ta, đứng dậy và bắt đầu chạy. Anh ta đuổi theo tôi từ phòng khách, ra tới hành
lang, và qua cửa trƣớc. Tôi chạy nhanh hơn, và vƣợt lên cách xa anh ta. Lúc đó
khoảng 4 giờ sáng. Trời vẫn còn tối. Tôi vô cùng sợ hãi. Tôi vƣợt lên anh ta đủ
xa để nấp sau vài chiếc xe đậu gần đó. Anh ta không thể tìm thấy tôi. Tôi quan
sát anh ta tìm kiếm một lúc lâu. Sau đó anh ta bỏ cuộc và quay về". Anh thổn
thức một hồi lâu. "Khi tôi chắc chắn rằng anh ta đã đi khỏi, tôi tới chỗ mẹ tôi và
ngủ lại đó. Tôi không thể tin đƣợc những gì đã xảy ra. Anh ta đã có thể giết tôi,
và anh ta sẽ cố tình làm điều đó. Tôi không thể chịu đựng đƣợc. Tôi đã cố gạt
nó ra khỏi tâm trí và không bao giờ nghĩ về nó nữa".

Anh im lặng. Tôi gọi tên anh lần nữa. Anh có phản ứng. Tôi hỏi, "Anh có biết là
đang ở trong văn phòng tôi và ngồi trên cái ghế mà anh thƣờng ngồi không?"
Anh gật đầu. "Anh kể xong câu chuyện chƣa?" Anh gật đầu khẳng định. Tôi
nói, "Anh làm tốt lắm. Anh rất dũng cảm khi trải qua mọi chuyện. Anh đã sẵn
sàng để thay đổi quan điểm chƣa?" Anh nói rằng anh đã sẵn sàng. Tôi nói, "Cứ
từ từ. Khi anh đã sẵn sàng, hãy từ từ quay trở về một cách tỉnh táo. Anh sẽ cảm
thấy thoải mái và khỏe mạnh. Anh sẽ nhớ lại tất cả những chuyện anh vừa kể tôi
nghe và tất cả những chuyện đã xảy ra ở đây". Anh gật đầu. Một lúc sau anh mở
mắt ra. Tôi hỏi anh chuyện gì đã xảy ra — và anh nhớ đƣợc gì. Anh kể lại ngắn
gọn các sự kiện vào buổi tối, bao gồm cả việc chúng tôi thảo luận về thôi miên.
Sau đó tôi gọi ngƣời cô và nói với bà rằng anh cần phải đƣợc nghỉ ngơi ở nhà
với ngƣời thân, bởi vì buổi tƣ vấn đã rất căng thẳng. Ngƣời trƣởng thành không
phải là thiên thần, và mọi ngƣời không chỉ có thể làm tổn thƣơng nhau — họ
còn có đam mê làm tổn thƣơng ngƣời khác hết sức mình. Nhƣng bệnh nhân của
tôi không biết phải làm gì với sự thực nghiệt ngã nhƣ vậy, đƣợc che chở và bị
cha mẹ lừa dối — mù quáng khi anh cho phép bản thân thu mình lại trong cơ
chế phòng vệ "chia thành ngăn" nhƣ hiện tại. Cơ chế này đã không ngăn cản các
yếu tố hỗn loạn bên trong con ngƣời anh đang cố thoát ra và mang lại ý thức về
sự thực, về tác hại và mọi điều xấu xa hơn. Anh thấy mình bị ép buộc phải sao
chép chính xác các động tác phòng thủ cơ thể mà anh đã thực hiện trong cuộc
chiến với ngƣời bạn trai.

Vào tuần sau, bệnh nhân của tôi không xuất hiện trong buổi gặp mặt tƣ vấn. Tôi
bèn nghĩ, "Ôi, Chúa ơi. Có lẽ tôi đã làm cho anh cảm thấy tổn thƣơng nghiêm
trọng". Tuy nhiên, anh lại có mặt đúng giờ vào tuần tiếp theo. Anh xin lỗi vì đã
bỏ lỡ buổi gặp tuần rồi, và kể rằng anh cảm thấy vô cùng khó chịu và hậu quả là
không thể tham dự hoặc thậm chí là liên lạc với tôi. Tôi hỏi lý do tại sao. Anh
nói, "Một ngày sau khi chúng ta gặp nhau, tôi đang ngồi trong một nhà hàng ở
trung tâm thành phố, và tôi đã nhìn thấy bạn trai cũ của mình!" Đó là một sự
trùng hợp kỳ lạ. "Điều đó thực sự làm tôi khó chịu, ông biết đấy", anh tiếp tục,
"nhƣng không có chuyện gì xảy ra cả, và tôi đã cố bình tĩnh trở lại sau một hoặc
hai ngày. Và ông đoán thử?". "Sao?", tôi hỏi tiếp. "Tôi chỉ còn bị co giật một
đêm trong tuần này! Và cơn co giật chỉ tồn tại đƣợc vài phút!" Tôi nói, "Thực
tuyệt vời! Điều đó thực sự tuyệt vời! Thực là nhẹ nhõm! Vậy thì anh nghĩ điều
gì đã thay đổi?" Anh nói, "Điều thực sự xảy ra với tôi trong cuộc chiến đó
không phải là bất đồng về tƣơng lai. Đó không phải là xung đột thể xác thông
thƣờng — cái việc đẩy qua đẩy lại đó. Mà là trên thực tế, anh ta thực sự muốn
làm tôi bị thƣơng. Tôi có thể nhìn thấy điều đó trên khuôn mặt anh ta. Cái nhìn
của anh ta thực sự khiến tôi kinh hãi. Tôi không thể xử lý đƣợc. Nhƣng tôi có
thể hiểu rõ nó hơn từ bây giờ".

Tôi hỏi anh rằng liệu tôi có thể thôi miên anh một lần nữa hay không. "Rõ ràng
là anh đã cảm thấy tốt hơn", tôi nói, "nhƣng tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta
hoàn thành chuyện này". Anh đồng ý, và chúng tôi bắt đầu. Anh rơi vào trạng
thái xuất thần một cách dễ dàng. Nhƣng lần này, anh kể lại câu chuyện một cách
ngắn gọn. Anh hoàn thành toàn bộ chỉ trong 15 phút, trái ngƣợc với lần thôi
miên trƣớc phải mất gần 90 phút. Anh đã rút ra đƣợc kết luận quan trọng: thực
tế rằng anh đang gặp nguy hiểm; thực tế là có ai đó muốn làm anh bị tổn
thƣơng; thực tế là anh ấy đã thành công khi tự bảo vệ mình — trên thực tế, có
thể nói, thế giới này là nơi sinh sống của ma quỷ cũng nhƣ các thiên thần. Khi
tôi yêu cầu anh thoát ra khỏi trạng thái xuất thần, giống nhƣ cách tôi đã làm
trƣớc đó, anh mở mắt gần nhƣ ngay lập tức, bình tĩnh và hoàn toàn nhận thức
đƣợc.

Tình trạng thay đổi của anh là một điều đáng chú ý. Tuần tiếp theo, anh nói rằng
các triệu chứng của mình đã biến mất hoàn toàn. Không còn co giật — và không
còn niềm tin chƣa đƣợc khắc phục vào lòng tốt của nhân loại. Anh đã trƣởng
thành và trải nghiệm đối mặt với thực tế của chính mình, cũng nhƣ bản chất của
thế giới. Đó là một cái gì đó đáng để xem xét. Ý thức chấp nhận sự hiện diện
của cái ác đã chữa khỏi cho anh sau nhiều năm đau khổ. Giờ đây, anh đã hiểu và
thừa nhận có những mối nguy hiểm tiềm tàng đang vây quanh mình để lên
đƣờng đi khắp thế giới một cách an toàn và hợp lý. Những gì anh đã học nhƣng
từ chối thừa nhận để tự ép mình vào ảo tƣởng bản thân đã không còn cần thiết
nữa. Anh đã biến những gì đã biết thành một phần tính cách của mình — một
phần của tấm bản đồ sẽ hƣớng dẫn cho các hành động của anh về sau — và giải
thoát bản thân anh khỏi các bóng ma đang chiếm hữu.

ÁC TÂM KHÔNG THỂ LÃNH HỘI

Tôi có một bệnh nhân khác, một thanh niên bị bắt nạt khủng khiếp trong năm
đầu tiên ở trƣờng dạy nghề. Khi đến gặp tôi lần đầu tiên, anh hầu nhƣ không thể
nói chuyện và đang dùng một liều cao thuốc chống loạn thần. Khi ngồi vào
chiếc ghế trƣớc bàn làm việc trong văn phòng của tôi, anh sẽ vặn đầu và vai qua
lại một cách rất bất thƣờng và máy móc. Khi tôi hỏi anh đang làm gì, anh nói
với tôi rằng đang cố gắng làm cho các hình ảnh hình dạng biến mất. Rõ ràng,
anh có thể cảm nhận đƣợc một số hình ảnh hình học xuất hiện trƣớc mặt mình,
và cảm thấy bắt buộc phải thao tác với chúng. Tôi không bao giờ hiểu chính xác
cái đó biểu thị điều gì, ngoại trừ việc anh đang nhốt mình trong thế giới của
riêng mình.

Tôi đã dành vài tháng để làm việc với anh và tiến hành theo cách có cấu trúc
hơn trƣớc đây — tạm thời, tôi đã phát triển đƣợc các công cụ để làm nhƣ vậy.
Bệnh nhân này chỉ có thể giao tiếp một chút khi chúng tôi bắt đầu làm việc cùng
nhau, nhƣng đã đủ để bắt đầu đẩy cho quả bóng lăn. Một cô gái nào đó ở trƣờng
đã phải lòng anh. Anh tuyên bố với cô rằng tấm lòng của cô sẽ không đƣợc đáp
lại. Cô trở nên vô cùng thù hận, và dự định biến cuộc sống của anh thành địa
ngục. Cô tung tin đồn về thói quen tình dục của anh. Cô khuyến khích một số
bạn nam đe dọa hành hung anh ở trƣờng. Cô có bạn bè sẵn sàng làm nhục anh
liên tục và không thƣơng tiếc khi đi xung quanh khuôn viên trƣờng. Nhận thấy
sự đau khổ của anh, cha mẹ anh đã báo cho nhà trƣờng, nhƣng không thể làm gì
để ngăn chặn sự bắt nạn đang diễn ra. Không thể hoặc không muốn chịu đựng
áp lực ngày càng gia tăng mà những ngƣời bạn anh mới kết bạn gần đây bắt đầu
tránh mặt và sau đó hoàn toàn bỏ rơi anh. Anh bắt đầu suy sụp, và khi hành vi
của anh trở nên xa lạ, tình trạng bị ruồng bỏ của anh ngày càng trầm trọng. Và
anh hoàn toàn sụp đổ.

Tôi yêu cầu anh cho tôi biết chính xác chuyện gì đã xảy ra — để cố nắm cho
đƣợc vấn đề trong khi lên câu trả lời cho anh. Tôi muốn thấu hiểu vấn đề, nếu
có, khiến anh dễ bị tổn thƣơng trong tình huống mà anh gặp phải, và chính xác
thì điều gì đã xảy ra khi anh bị hành hạ bởi một ngƣời đã từng ngƣỡng mộ mình
nhƣng bị anh hắt hủi. Và tôi xây dựng cấu trúc này để anh có thể viết, cũng nhƣ
nói chuyện (chính xác hơn là để anh có thể nói về những cái anh đang viết). Các
đồng nghiệp và tôi đã phát triển một bài tập viết trực tuyến* để cung cấp một số
cấu trúc hữu ích cho những ngƣời đang tìm kiếm và thấu hiểu về quá khứ của
họ. Tôi yêu cầu bệnh nhân trẻ này dùng thử. Bởi vì anh không còn động lực và
tự suy nghĩ để hoàn thành quá trình này ở nhà nên tôi yêu cầu anh hoàn thành
bài viết này tại văn phòng của tôi. Tôi đƣa anh nhìn vào máy tính và yêu cầu
anh đọc to từng câu hỏi trong phần bài tập trƣớc khi viết ra câu trả lời, và sau đó
đọc to cả câu trả lời đó. Nếu tôi không hiểu đƣợc anh viết cái gì hay cảm thấy
cần phải chi tiết hơn, tôi đề nghị anh làm rõ bằng cách viết thêm chi tiết hơn và
đọc cho tôi nghe các phần sửa đổi đó.
*Các bạn theo dõi chƣơng trình The Past Authoring Program tại trang web www.selfauthoring.com.
Tiến sĩ James W. Pennebaker của Đại Học Texas tại Austin, và một loạt các đồng nghiệp làm việc độc
lập và trực tiếp với ông đã chứng minh rằng viết lách làm giảm đi tính bất định đang tồn tại (không có
cách nói chung nào đơn giản hơn), làm giảm lo âu, cải thiện sức khỏe tinh thần, và tăng cƣờng chức
năng miễn dịch. Tất cả các tác động này xuất hiện liên quan tới sự suy giảm do căng thẳng xuất hiện
trong hoàn cảnh phức tạp gây ra và do đó, các hormone — có hại quá mức — đƣợc sản sinh ra. Ví dụ,
Pennebaker đã chứng minh rằng các sinh viên mà viết liên tiếp trong 3 ngày, về những sự kiện tồi tệ
nhất mà họ đã trải qua trong cuộc đời, đầu tiên thì tâm trạng có suy giảm (không nghi ngờ khi đƣợc
khơi gợi bằng cách viết ra các ký ức nhƣ vậy) nhƣng họ đã cải thiện đáng kể trong khoảng thời gian
tiếp theo. Các nhà nghiên cứu khác cho thấy những tác động tƣơng tự khi cho sinh viên viết ra dự
đoán về tƣơng lai của họ. Ban đầu, Pennebaker cho rằng đó là một thứ gì đó giống với biểu hiện cảm
xúc, hay thanh lọc xúc cảm ("catharsis" theo định nghĩa của Freud), tạo ra các tác động tích cực này
— cơ hội để bày tỏ sự tức giận hay hối tiếc hoặc buồn bã — nhƣng phát hiện ra, nhƣ là kết quả của
quá trình phân tích ngữ nghĩa cẩn thận, rằng sự phát triển của nhận thức và hiểu biết nhân quả về lý
do tồn tại và ý nghĩa của các sự kiện cũng có tác dụng chữa bệnh. Tác động của việc viết ra dự đoán
về tƣơng lai dƣờng nhƣ tƣơng tự, ở chỗ các kế hoạch sẽ giảm thiểu tính bất định, đƣa ra một cấu trúc
đơn giản hơn và đƣợc xác định rõ ràng hơn xung quanh những cái có thể đã xảy ra trong nhiều tuần và
nhiều tháng tới nhƣng chƣa đƣợc lên kế hoạch. Tham khảo sách Expressive Writing: Words That Heal
của tác giả J. W. Pengebaker và J. F. Evans (Enumclaw, Wash.: Idyll Arbor Inc., 2014).

Bài tập mở đầu bằng cách yêu cầu anh chia cuộc sống của mình thành nhiều
giai đoạn quan trọng — là quá khứ đƣợc anh phân loại theo đơn vị hoặc chủ đề.
Ví dụ, đó có thể là giai đoạn từ 2 tuổi tới mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, đại học, v.v. — mặc dù một số ngƣời có khuynh hƣớng,
đặc biệt là khi họ trƣởng thành, chia trải nghiệm của họ theo các mối quan hệ
khác nhau mà họ đã từng tham gia. Sau khi anh chia nhỏ quá khứ của mình theo
cách anh chọn, bài tập yêu cầu anh xác định các trải nghiệm chính trong mỗi
giai đoạn đó: các sự kiện mà anh tin tƣởng, khi nhìn lại, định nghĩa anh là một
ngƣời nhƣ thế nào, tốt hơn hay tệ hơn. Rõ ràng, các sự kiện thuộc loại thứ hai có
khả năng đƣợc ghi lại trong trí nhớ bởi các cảm xúc tiêu cực nhƣ lo âu, tức giận
hoặc mong muốn trả thù — và có lẽ, bởi một xu hƣớng mạnh mẽ là tránh ghi
nhớ và xem xét hoàn toàn.

Bệnh nhân của tôi chia cuộc đời anh thành những giai đoạn có liên quan tới anh,
sau đó xác định các sự kiện chính, cả tích cực lẫn tiêu cực, và nêu rõ đặc điểm
của từng giai đoạn. Tiếp theo, anh phân tích các sự kiện theo luật nhân quả, để
hiểu tại sao một số chuyện lại diễn ra tốt đẹp, trong khi những chuyện khác lại
xấu đi một cách khủng khiếp. Anh tập trung cao độ vào những chuyện đã dẫn
tới các sự kiện đáng lo ngại nhất trong quá khứ — đánh giá các đặc điểm cụ thể
về hành vi của bản thân, động cơ của ngƣời khác, cũng nhƣ đặc trƣng thời gian
và địa điểm. Anh xem xét những gì các tác động đó tạo ra, tốt hơn hay xấu hơn
(bởi vì ta có thể học hỏi nhiều thứ từ các trải nghiệm khó khăn), và suy nghĩ về
những gì có thể đã xảy ra nếu đƣợc thực hiện theo một cách khác. Kết quả dẫn
tới, ít nhất về nguyên tắc, là việc khai thác các trải nghiệm trong quá khứ để có
đƣợc ý nghĩa thực sự về nhận thức và hành vi, từ đó cập nhật bản đồ trong cuốn
tự truyện về cuộc đời anh. Khi tài liệu của anh tiến triển từ việc sinh hoạt hàng
ngày cho tới việc học ở trƣờng công lập — anh chia cuộc đời mình thành các
giai đoạn đƣợc xác định theo cấp học — anh ngày càng trở nên sáng suốt hơn.
Hồi tƣởng lại cuộc đời đã đƣa tâm trí anh trở lại với nhau. Khi anh viết, đọc
những gì anh viết và trả lời các câu hỏi mà tôi đặt ra cho anh trong quá trình
lắng nghe, lời kể của anh về quá khứ trở nên chi tiết hơn và anh hiểu về nó sâu
sắc hơn. Chúng tôi đã thảo luận về các sự kiện không mong muốn mà trẻ em
gây ra cho nhau, và điều đó dẫn chúng tôi tới chủ đề về cái ác và xấu xa —
trong thế giới của ngƣời trƣởng thành cũng vậy. Anh tỏ ra rất ngây thơ về việc
này. Anh có niềm tin rằng mọi ngƣời đều tốt (mặc dù trải nghiệm của anh
chứng minh cái ngƣợc lại). Anh không hiểu rõ lý thuyết về động cơ cho sự hủy
diệt, cái ác và đam mê gây ra hỗn loạn.

Chúng tôi du hành qua cuộc sống của anh, khai thác một bản tƣờng thuật đặc
biệt chi tiết về mọi thứ mà anh đã phải chịu đựng dƣới bàn tay của kẻ hành hạ
mình. Anh trở nên đủ tinh tế để nói rõ một số hiểu biết ban đầu về động cơ của
cô. Cô đã bị hắt hủi và hậu quả khiến cô bị tổn thƣơng, xấu hổ và tức giận. Anh
không nhận ra rằng việc anh từ chối tình cảm có thể tạo ra tác động nhƣ thế nào
đối với mọi ngƣời nói chung. Hơn nữa, anh dƣờng nhƣ không hiểu rằng anh có
quyền tự bào chữa cho mình. Chúng tôi đã nói về những gì anh đã có thể làm
khác đi, hoặc có thể làm trong tƣơng lai, để bảo vệ bản thân. Anh nhận ra rằng
bản thân mình bị xúc phạm quá nhiều ở trƣờng mà không tìm cách giúp đỡ. Anh
có thể báo cho nhân viên hành chánh ở trƣờng biết chuyện gì đang xảy ra. Anh
có thể đối mặt trực tiếp công khai với kẻ hành hạ mình, và yêu cầu cô dừng lại.
Anh có thể cho bạn học biết rằng lý do duy nhất khiến anh bị dày vò là vì anh
đã từ chối một cuộc hẹn, và đối phƣơng thì quá mong manh và dễ vỡ nên không
thể xử lý đƣợc lời từ chối và bịa ra những lời nói dối để trả thù. Trong cơn cùng
cực, anh có thể buộc tội cô quấy rối và phỉ báng. Không có chiến lƣợc nào trong
số những chiến lƣợc này chắc chắn sẽ có hiệu quả, nhƣng đáng để thử, và chắc
chắn đó là điều hợp lý và cần thiết trong mọi trƣờng hợp.

Khi anh ôn lại kỷ niệm những tháng gần đây ở trƣờng, các triệu chứng rối loạn
tâm thần của anh thuyên giảm đáng kể. Ở mỗi buổi học mà anh có tham dự, anh
trở nên minh mẫn hơn. Anh ngừng biểu hiện những hành vi kỳ lạ. Anh đăng ký
vào trƣờng học hè và hoàn thành các môn học còn lại. Đó là một sự phục hồi
gần nhƣ kỳ diệu.

ĐƯA TIỀM NĂNG VÀO TRONG THỰC TIỄN

Không có gì là lạ khi mọi ngƣời lo lắng, đôi khi không thể chịu đựng nổi, về
mọi chuyện xảy ra trƣớc mắt họ. Lo lắng đó là hệ quả của cả một quá trình thăm
dò nhiều con đƣờng kéo dài từ bây giờ cho tới tƣơng lai. Các mối bận tâm
thƣờng vô tình tự xếp vào hàng để ta xem xét: các vấn đề rắc rối trong công
việc, các vấn đề với bạn bè và những ngƣời thân yêu, các vấn đề thực tiễn sống
còn về kinh tế và vật chất. Mỗi mối bận tâm đòi hỏi nhiều quyết định: Những
vấn đề nào cần phải giải quyết? Hành động nên tiến hành theo trình tự nào?
Chiến lƣợc nào nên đƣợc sử dụng? Tất cả đều đòi hỏi một cái gì đó giống nhƣ
lựa chọn — tự do lựa chọn, tự do ý chí. Và việc lựa chọn hành động dƣờng nhƣ
là tự nguyện; nó là một điều đơn giản (mặc dù không thỏa mãn về mặt tâm lý)
để chống lại việc ý chí bị tê liệt.

Ngƣợc lại, để ra quyết định, một cách tự nguyện và tự do, là một công việc khó
khăn và đòi hỏi khắt khe. Nó không giống nhƣ các quy trình tự động của con
đƣờng đi theo phản xạ hoặc theo thói quen hƣớng ta về phía trƣớc một cách
thiếu suy nghĩ. Về cơ bản, ta có vẻ nhƣ không bị quá khứ thúc đẩy, giống nhƣ
một chiếc đồng hồ cơ học, trong đó lò xo điều khiển các bánh răng di chuyển
các cây kim báo giờ. Thay vào đó, khi ra quyết định, chính là ta chủ động đối
đầu với tƣơng lai. Ta dƣờng nhƣ đƣợc định sẵn để đối mặt với một cái gì đó
giống với tiềm năng chƣa đƣợc định hình đồng thời để xác định một cái gì đó sẽ
xuất hiện nhƣ là hiện tại — và sau đó là quá khứ.

Theo nghĩa đen, ta nhận thức đƣợc gì thì sẽ làm cho thế giới trở nên nhƣ thế đó.
Làm nhƣ vậy có lẽ chính là thực tại chủ thể của nhân loại, và có lẽ của chính
Thực Thể. Ta phải đối mặt với vô số triển vọng — đa dạng thực tại, mỗi thực tại
gần nhƣ là hữu hình — và bằng cách chọn con đƣờng này chứ không phải là
con đƣờng khác, sẽ làm giảm thiểu vô số kể thực tại thành một thực tại đơn
nhất. Khi làm nhƣ vậy, ta đƣa thế giới này từ đang vô định thành Thực Thể. Đó
là một bí ẩn sâu sắc nhất. Tiềm năng nào đang đối mặt với ta? Và cái gì tạo nên
khả năng kỳ lạ của ta trong việc định hình khả năng đó, và biến cái gì đó thành
hiện thực cụ thể từ những cái bất định, theo một nghĩa nào đó, chỉ là tƣởng
tƣợng?

Có một cái gì đó khác, có lẽ tƣơng đƣơng với việc hấp thụ liên quan tới vấn đề
này, điều đó dƣờng nhƣ không thể xảy ra, với tính bất định của vai trò mà ta
dƣờng nhƣ đảm nhận trong việc định hình thực tế. Các lựa chọn của ta không
chỉ đóng một vai trò quyết định trong việc biến sự đa dạng của tƣơng lai thành
thực tế của hiện tại, mà — cụ thể hơn — đạo đức trong việc ta lựa chọn đóng
vai trò đó. Hành động dựa trên mong muốn chịu trách nhiệm; để làm cho mọi
thứ tốt hơn; để tránh bị cám dỗ và đối mặt với cái ta muốn tránh; để hành động
một cách tự nguyện, can đảm và trung thực — làm cho các phẩm chất cấu thành
Thực Thể trở nên tốt hơn nhiều, về mọi mặt, cho bản thân và cho ngƣời khác, so
với cái nảy sinh do hệ quả của sự trốn tránh, oán giận, tìm kiếm sự trả thù hoặc
đam mê gây ra hỗn loạn. Điều này có nghĩa là nếu ta hành động một cách có
đạo đức, theo các giác quan sâu sắc nhất và phổ quát nhất, thì thực tại hữu hình
xuất phát từ tiềm năng mà ta phải đối mặt sẽ tốt hơn thay vì đáng sợ — hoặc ít
nhất là tốt nhất có thể.

Mọi ngƣời dƣờng nhƣ đều biết điều này. Ta thƣờng bị dằn vặt bởi lƣơng tâm về
cái ta biết rằng ta nên làm nhƣng lại không làm. Ta bị dày vò bởi cái ta đã làm
nhƣng biết rằng ta không nên làm. Đấy không phải là một trải nghiệm mang
tính phổ quát sao? Có ai có thể thoát khỏi lƣơng tâm day dứt vào lúc 4 giờ sáng
sau khi thực hiện một hành vi trái với đạo đức hay mang tính hủy hoại, hoặc
không hành động khi cần phải hành động không? Và đâu là nguồn gốc cho cái ý
thức không thể bào chữa đƣợc đó? Nếu ta là nguồn gốc cho các giá trị của chính
mình và là chủ nhân trong ngôi nhà của chính mình, thì ta có thể hành động
hoặc ngồi im theo sự lựa chọn của ta mà không phải chịu đựng sự hối tiếc, buồn
phiền và xấu hổ. Nhƣng tôi chƣa bao giờ gặp ai có thể chế ngự đƣợc vấn đề đó.
Ngay cả những ngƣời có thái độ nhân cách cao nhất dƣờng nhƣ cũng có ít nhiều
động cơ để che đậy hành vi ác ý bằng một lớp màn dối trá (với độ dày của lớp
màn đó tƣơng ứng với mức độ nghiêm trọng của lời dối trá đƣợc đề cập tới).
Ngay cả những kẻ ác độc nhất, khi xuất hiện, cũng phải tìm ra lời biện minh cho
cái ác bên trong mình.

Nếu ta không giữ mình với tiêu chí trách nhiệm đó, thì ngƣời khác sẽ coi bản
thân ta là ngƣời thiếu đạo đức và không liêm chính. Và mọi thứ không kết thúc
ở đó. Giống nhƣ việc ta bắt mọi ngƣời (bao gồm cả chính bản thân) phải chịu
trách nhiệm về những sai trái mà họ đã làm hoặc điều thiện mà họ đã không
làm, ta cũng tin rằng (hoặc ít nhất là hành động theo lời đề nghị) rằng một ngƣời
đã đƣợc tự do đƣa ra quyết định đúng đắn, xứng đáng với bất cứ lợi ích gì tới từ
quyết định đó. Chính vì lẽ đó mà ta tin rằng mỗi ngƣời chỉ nên nhận thành quả
lao động chân chính và tự nguyện của mình. Có vẻ nhƣ có một cái gì đó tự
nhiên và không thể tránh khỏi về các phán xét nhƣ vậy; một cái gì đó đang tồn
tại bên trong có tính phổ quát và không thể tránh khỏi, về mặt tâm lý và xã hội.
Điều đó có nghĩa là tất cả mọi ngƣời — từ trẻ em, ngƣời lớn, bản thân ta và
những ngƣời khác — sẽ nổi dậy chống lại việc bị coi nhƣ một bánh răng, không
có khả năng lựa chọn và không có đƣợc tự do, và rằng (tƣơng tự) trên thực tế
không thể thiết lập một mối quan hệ tích cực với bất kỳ ngƣời nào khác (hoặc
thậm chí là cá nhân ta) mà không có sự ghi nhận từ ý chí tự do và trách nhiệm
của mỗi cá nhân.

LỜI NHƯ ĐẤNG CỨU THẾ

Ý tƣởng song song rằng tất cả chúng ta, với tƣ cách là những cá nhân có chủ
quyền, trƣớc tiên, tự nguyện tham gia vào hoạt động sáng tạo và thứ hai, so sánh
chất lƣợng của quá trình sáng tạo với phẩm chất đạo đức từ sự lựa chọn đƣợc
phản ánh qua vô số cách cƣ xử trong các mối quan hệ của ta, riêng tƣ lẫn công
khai. Các ý tƣởng này cũng đƣợc gói gọn và thể hiện trong câu chuyện kể, là
các mẫu chuyện cơ bản, thuộc nền tảng văn hóa của ta. Các câu chuyện này —
bất kể ý nghĩa siêu hình cuối cùng ra sao — ít nhất một phần là hệ quả của việc
quan sát bản thân ta hành động trong nhiều giai đoạn lịch sử nhân loại, và từ đó
chắt lọc ra các khuôn mẫu hành động cơ bản. Ta là những ngƣời đo đạc, làm ra
bản đồ; là các nhà địa lý, quan tâm tới cách phân bổ địa hình. Nhƣng ta cũng,
một cách tỉ mỉ và chính xác hơn, là thủy thủ và các nhà thám hiểm. Ta nhớ lại
những nơi mà ta khởi hành, nơi mà ta đã đi qua khi câu chuyện của ta bắt đầu.
Ta nhớ lại các cạm bẫy lẫn thành công của quá khứ để có thể tránh cái trƣớc và
lặp lại cái sau. Để làm đƣợc nhƣ vậy, ta cần biết ta đã ở đâu, hiện đang ở đâu và
đang đi theo hƣớng nào. Ta rút gọn câu chuyện đó thành một cấu trúc nhân quả:
ta cần biết điều gì đã xảy ra và tại sao, và ta cần phải hiểu theo cách đơn giản và
thực tế nhất có thể.
Chính vì các lý do nhƣ vậy mà ta bị thu hút bởi những ngƣời kể chuyện —
những ngƣời có thể chia sẻ trải nghiệm của họ một cách ngắn gọn và chính xác,
đi đúng vào trọng tâm vấn đề. Tại điểm đó — phẩm chất của câu chuyện — là
những gì họ học đƣợc về ngƣời và nơi họ đã hoặc đang hiện diện, họ sẽ đi đâu
và tại sao họ lại đi. Loại thông tin nhƣ vậy luôn thu hút tất cả chúng ta. Đó là
cách (và lý do) ta rút ra đƣợc sự khôn ngoan từ rủi ro của những ngƣời đi trƣớc,
những ngƣời vẫn còn sống để kể lại câu chuyện của họ: "Cuộc sống lúc đó là
nhƣ thế này. Đó là cái ta muốn, và đó là lý do. Đó là cái ta đã hình dung và cách
ta lập chiến lƣợc, lên kế hoạch và sau đó tiến hành. Đôi khi, ta thành công và đi
tới đƣợc đích. Nhƣng thƣờng thì (là cái quan trọng đối với một câu chuyện tuyệt
vời): đó là cách mà những cái ta không mong đợi đã xảy ra, đó là cách ta bị
đánh gục trên con đƣờng mình đi, đó là bi kịch mà ta gặp phải và sai lầm mà ta
mắc phải — và đó là cách mà ta đƣa thế giới trở lại gần với nhau hơn (hoặc
không làm đƣợc nhƣ vậy)". Ta đánh giá cao các câu chuyện nhƣ vậy, đặc biệt là
khi chúng đạt tới đỉnh cao của khả năng khái quát hóa, đại diện cho trận chiến
anh hùng với những cái chƣa biết, hoặc nhƣ là quá trình giải thể của một trật tự
chuyên chế thành vòng xoáy hỗn loạn để tái sinh và để (tái) lập một xã hội trật
tự mới (10). Điều này có thể đƣợc nhìn thấy ở khắp mọi nơi rằng mọi ngƣời kể
cho nhau và lắng nghe các câu chuyện một cách say mê: và theo đúng nghĩa đen
thì điều đó ở khắp mọi nơi(¹¹).

Các câu chuyện nền tảng của phƣơng Tây ít nhiều đƣợc phát hiện ra trong kho
tàng Kinh Thánh. Bộ sƣu tập nổi tiếng gồm các cuốn sách cổ và có ảnh hƣởng
đó mở ra với chính Đức Chúa Trời, trong lốt Chúa Cha, đƣợc miêu tả nhƣ một
thực thể có trật tự đối mặt với hỗn loạn và tạo ra một trật tự mới có thể tồn tại
đƣợc:

Và, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa
Trời vận hành trên mặt nƣớc (Sáng Thế Ký 1:2)

Sự vô hình, hƣ không, bóng tối và nƣớc (một tập hợp các thuộc tính khó hiểu) là
kết quả khi chuyển ngữ một cụm từ tiếng Do Thái trong Kinh Thánh, là tohu
wa-bohu (‫) ו ָֹבהּותהו‬, đƣợc tạo thành từ hai từ, tohuw và bohuw. Tohuw thậm chí
còn phức tạp hơn so với nghĩa vô hình đơn thuần, v.v...; nó cũng còn có nghĩa là
"thứ bị vứt bỏ", "phù du" (có thể là thứ có khả năng bị vứt bỏ, nói theo liệu pháp
tâm lý), và "khô cằn" (không thể ở đƣợc và vô ích) (¹²). Từ này cũng có liên
quan tới một từ Do Thái khác, là tehom ( ‫)תְּ הֹום‬, có nghĩa là "sâu thẳm". Tới lƣợt
từ tehom có nghĩa là "vực thẳm" và đƣợc liên kết với một thuật ngữ trƣớc đó
của ngƣời Sumer, là Tiamat(¹³), tên của nữ thần/mẹ rồng vĩ đại, là ngƣời đã tạo
ra thế giới cùng với ngƣời phối ngẫu của mình, thần nƣớc mặn Apsu, trong thần
thoại sáng thế vùng Lƣỡng Hà Enuma Elish.

Theo Sáng Thế Ký, có một cái gì đó tồn tại — một thứ tiềm ẩn đƣợc liên kết
tƣợng trƣng với vực thẳm, với độ sâu đại dƣơng — nhƣng cũng có thể liên kết
với sa mạc, với rồng, với tình mẫu tử/mẫu hệ, với hƣ không, vô hình và bóng
tối(14). Thơ ca và phép ẩn dụ đã nỗ lực đƣa ra những dạng thức mang tính khái
niệm ban đầu có trật tự thành dạng vô hình vô tƣớng. Vực thẳm là một cái gì đó
gây kinh hoàng, là nơi tận cùng của trái đất, là cái mà khi ta nhìn vào chỉ thấy
chết chóc và bản thân mong manh của ta, và cái triệt tiêu nguồn hy vọng. Đại
dƣơng sâu thẳm nhƣng là nguồn gốc của sự sống. Sa mạc là nơi bị bỏ hoang, bị
cô lập, là nỗi cô đơn, cũng nhƣ là khoảng đan xen giữa chế độ chuyên chế và
miền đất hứa. Con rồng là hình ảnh cổ xƣa đại diện cho loài săn mồi — một loài
hình dạng con rắn nhƣng bay nhƣ chim và leo cây nhƣ mèo với khả năng khạc
ra lửa(15) — ẩn náu vĩnh viễn trong khu rừng bên ngoài ranh giới quen thuộc
của bộ tộc và làng mạc. Nó cũng nhƣ con thủy quái Leviathan ẩn trong đại
dƣơng sâu thẳm — con quái vật khủng khiếp mà Đức Jehovah đề cập tới trong
Sách Job 41: 25–34 và ở nhiều đoạn khác trong Cựu Ƣớc(16).

Đức Chúa Trời có một năng lực, hoặc một Ngôi Vị thay thế, hoặc một công cụ
hỗ trợ Ngài mà Ngài có thể dựa vào khi đối mặt với những cái tiềm ẩn và hƣ vô.
Đó là Lời, theo quan điểm Cơ Đốc — nhƣng chắc chắn đó là khả năng diễn
thuyết, bất kể khuôn khổ tôn giáo nào, dù là Do Thái hay Cơ Đốc. Sáng Thế Ký
liên tục khẳng định tầm quan trọng của diễn thuyết. Hành động sáng tạo bắt đầu
bằng cụm từ "và Đức Chúa Trời đã phán" mỗi ngày (với sự nhấn mạnh thêm về
việc đặt tên: "và Đức Chúa Trời đã phán"). Bảy ngày sáng tạo bắt đầu:

Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.


Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt-lành, bèn phân sáng ra cùng tối.
Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và
buổi mai; ấy là ngày thứ nhất
(Sáng Thế Ký 1:3–5)

Gần nhƣ ngay lập tức sau khi Đức Chúa Trời lần đầu tiên xuất hiện, các hành
động sáng tạo của Ngài và tác phẩm sáng tạo ban đầu (do đó, gần nhƣ ngay lập
tức sau khi ta đƣợc Ngài giới thiệu), Ngài đã tạo ra con ngƣời. Ba đặc điểm của
sự sáng tạo đó nổi bật lên, ngoài tính tức thời: sự khăng khăng rằng nhân loại
phải có quyền tối cao* đối với phần còn lại của quá trình sáng tạo; sự nhấn
mạnh kinh ngạc và không thể hiểu nổi rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra ngƣời nam
và ngƣời nữ nhƣ nhau theo hình ảnh của Ngài (đƣợc nêu hai lần; trong Sáng thế
ký 1:27); và sự khẳng định không kém phần kỳ diệu và chắc chắn rằng quá trình
sáng tạo ra nhân loại là tốt. Trên hết, nếu Đức Chúa Trời là, nhƣ Ngài đƣợc mô
tả ban đầu, thì điều đó ngụ ý rằng những ngƣời đàn ông và phụ nữ đƣợc tạo ra
theo hình ảnh của Ngài có chung với Ngài một đặc tính quan trọng — hoặc hơn
thế nữa, họ có chung một số phận, tính cấp thiết hay trách nhiệm tƣơng tự.
*Trách nhiệm, quản lý, phục vụ; không phải từ sức mạnh thể chất (Kinh Thánh Cambridge dành cho
Trƣờng học và Đại học); quyền lực của việc quản lý và kiểm soát; nhƣng quan trọng nhất, quyền
thống trị giống nhƣ Đức Chúa Trời đã dành cho nhân loại.

Ngôi Lời — công cụ mà Đức Chúa Trời sử dụng để biến đổi chiều sâu của tiềm
năng — là một lời nói đầy chân lý. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ nó nhất thiết phải liên
minh với lòng can đảm để đối đầu với khả năng chƣa thực hiện đƣợc trong tất
cả tiềm năng khủng khiếp của nó, để bản thân thực tại có thể đƣợc xuất hiện. Có
lẽ cả Chân Lý và Dũng Cảm này cuối cùng cũng phải đƣợc gộp lại theo nguyên
tắc rộng lớn hơn của Tình Thƣơng — tình yêu dành cho Thực Thể, bất chấp
tính mong manh, độc tài của nó, và cả lòng phản bội; tình yêu với mục tiêu là
mang những gì tốt nhất cho những gì tốt nhất trong vạn vật. Đó là sự kết hợp
của Chân Lý, Dũng Cảm và Tình Thƣơng cấu thành Lý Tƣởng, mà trên thực tế
sự hiện diện tích cực trong mỗi cá nhân sẽ tận dụng tiềm năng trong tƣơng lai
của nó. Và ai sẽ phủ nhận điều này? Không một ai lại dạy ngƣời con trai yêu
quý phải co rúm trong kinh hãi và hèn nhát trƣớc những cái xuất hiện chắn
trƣớc mặt mình. Không một ai lại dạy ngƣời con gái yêu quý rằng sự gian dối sẽ
khiến cả thế giới trở nên đúng đắn, và bất cứ cái gì làm việc hiệu quả nhanh
chóng đều phải đƣợc thực hành, tôn vinh và bắt chƣớc. Và không ai nói với
ngƣời mà họ quan tâm rằng phản ứng thích hợp với Thực Thể là lòng thù hận và
đam mê tạo ra đau đớn, khổ sở, hỗn loạn và thảm họa. Do đó, có thể cho rằng từ
việc phân tích hành vi của bản thân mà ta biết đƣợc sự khác biệt giữa con đƣờng
thiện và con đƣờng tà, và rằng ta tin tƣởng trên tất cả (bất chấp ý thức phản
kháng và lập luận kiêu hãnh của ta) vào sự tồn tại của cả hai. Nhƣng còn hơn
thế nữa: sự khăng khăng của Đức Chúa Trời đối với cái thiện của vạn vật phản
ánh sự thực rằng Chân Lý, Dũng Cảm và Tình Thƣơng đã đƣợc kết hợp trong
hành động sáng tạo của Ngài. Do đó, có một lời tuyên bố đầy phẩm hạnh đƣợc
khắc sâu trong Sáng Thế Ký về hành trình sáng thế: vạn vật xuất hiện từ lãnh
vực khả dĩ trong hành trình sáng tạo (có thể cho là thần thánh hay nhân loại) đều
tốt miễn là động cơ sáng tạo ra nó là tốt. Tôi không tin rằng lại có một lập luận
táo bạo trong tất cả các loại triết học hay thần học hơn đƣợc điều này: Tin
tƣởng, và hành động, là nền tảng của đức tin.

Có một lập luận đƣợc trình bày ở phần sau của Kinh Thánh, trong Tân Ƣớc.
Đấng Christ nói những lời sau đây với những môn đồ theo Ngài. Đó là một lời
bình luận về tiềm năng để hoàn thành cuộc đời mình, để đòi lại những gì ta đánh
mất — hoặc thậm chí khám phá ra cái mà ta không biết đang tồn tại:

Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ đƣợc, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ
cửa thì sẽ mở cho.
Vì hễ ai xin thì nhận đƣợc, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.
Ai trong anh em là một ngƣời cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà
cho nó?
Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp?
Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt
lành, phƣơng chi Cha trên trời, Ngƣời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin
Ngƣời?
(Sách Luke 11:9–13)

Đó không phải là một tuyên bố ngẫu nhiên. Đó không phải là tuyên bố ngây
thơ. Đó không phải là một vấn đề cầu xin cho hiện tại, mà chƣa đƣợc hƣởng.
Đức Chúa Trời không ban cho những ƣớc muốn bình thƣờng*. Đầu tiên, đó
thực sự là vấn đề về việc Cầu Xin. Điều này có nghĩa là ta phải sẵn sàng buông
bỏ bất cứ thứ gì không phù hợp với mong muốn. Nếu không thì không có Cầu
Xin. Đó chỉ là một ý thích, một ham muốn chƣa trƣởng thành và thƣờng xuyên
phẫn uất: "Ồ, tôi có thể có những gì tôi muốn, mà không cần phải làm gì hết".
Nhƣ vậy là không đủ. Vì vậy, cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa là làm mọi điều cần
thiết để thu thập những gì còn dang dở và hoàn thành nhiệm vụ ngay lập tức Và
cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa, cũng chính là để xác định chính xác những thứ ta
hằng mong muốn. Và đó phải là thứ xứng đáng với Chúa. Vậy còn lý do nào
khác để đạt đƣợc nó không? Còn cách khả dĩ nào khác để đạt đƣợc nó không?

Hãy tƣởng tƣợng trong một khoảnh khắc ta đƣợc cung cấp tất cả những thứ ta
cần. Có khả năng là có nhu cầu thích hợp bên trong bản thân ta đang chờ để
đƣợc giải phóng. Tồn tại tất cả các yếu tố bên ngoài, đang chờ đợi để thông báo
và dạy cho ta biết. Nhƣng tất cả những điều đó đều cần thiết — tốt, xấu, hay
không thể chịu đựng đƣợc. Ta đều biết rằng khi gặp chuyện không suôn sẻ, ta
nên phân tích vấn đề, giải quyết, hối tiếc, ăn năn, và thay đổi. Một vấn đề chƣa
đƣợc giải quyết hiếm khi nằm im ở đó. Nó sẽ mọc thêm những cái đầu mới,
giống nhƣ một con hydra. Một lời nói dối — một hành động tránh né — đẻ ra
nhiều tội lỗi còn hơn thế nữa. Một hành động tự lừa dối sản sanh ra nhu cầu
phải củng cố niềm tin tự lừa dối đó bằng những ảo tƣởng mới. Một mối quan hệ
bị tàn phá, không đƣợc giải quyết, làm tổn hại danh tiếng của ta — cũng làm tổn
hại tới niềm tin của ta vào chính bản thân ta — và làm giảm khả năng xuất hiện
một mối quan hệ tốt đẹp mới. Vì vậy, việc ta từ chối hoặc thậm chí không có
khả năng đối mặt với các tội lỗi trong quá khứ sẽ mở rộng căn nguyên của tội
lỗi đó ra — mở rộng những cái chƣa biết bao quanh ta, biến cái chƣa biết đó
thành một loài săn mồi ám ảnh ta.

Và, trong khi mọi chuyện đang diễn ra, ta sẽ trở nên yếu hơn. Ta chƣa xứng tầm
bởi vì ta không chịu thay đổi. Ta không trở thành ngƣời mà ta có thể trở thành
do kết quả của sự thay đổi đó — và tệ hơn: giờ đây ta tự dạy mình, bằng ví dụ
của chính bản thân, rằng việc quay lƣng lại nhƣ vậy là có thể chấp nhận đƣợc,
và do đó ta có nhiều khả năng phạm phải các tội lỗi tƣơng tự trong Tƣơng Lai.
Và những cái ta đã từng đối mặt nhƣng thất bại giờ đây lại trở nên lớn hơn. Đây
không phải là một vòng lặp nhân quả, loại vòng lặp phản hồi tích cực, mà ta
muốn thấy mình bị mắc kẹt bên trong. Vì vậy, ta phải thú nhận, ít nhất là với
chính mình, và ăn năn, ít nhất là trong bản thân ta, và ta phải thay đổi, bởi vì ta
đã sai. Và ta phải khiêm tốn cầu xin, gõ cửa và tìm kiếm. Và đó là rào cản lớn
đối với sự giác ngộ mà về nguyên tắc ta đều có khả năng. Điều này không có
nghĩa là dễ dàng có đƣợc sự can đảm cần thiết để đối đầu với những điều khủng
khiếp của cuộc sống. Nhƣng giải pháp thay thế còn tệ hơn.

Định mệnh của ta chính là chuyển hóa từ hỗn loạn sang trật tự. Nếu quá khứ của
ta không phải là trật tự, thì hỗn loạn sẽ tiếp tục theo ám ta. Có một loại thông tin
— thông tin quan trọng — nằm trong ký ức có ảnh hƣởng tiêu cực đến ta. Nó
nhƣ thể một phần của tính cách vẫn còn nằm tiềm ẩn, bên ngoài thế giới, khiến
bản thân chỉ bộc lộ trong khoảnh khắc gián đoạn cảm xúc. Những thứ gây đau
thƣơng nhƣng vẫn không thể giải thích đƣợc chỉ ra rằng tấm bản đồ thế giới
điều hƣớng cho ta là không đủ theo một số cách quan trọng. Cần phải hiểu rõ về
tiêu cực để có thể tránh đƣợc kh tiến tới tƣơng lai nếu ta không muốn tiếp tục bị
dày vò bởi quá khứ. Và nó không phải là biểu hiện của cảm xúc liên quan tới
các sự kiện không vui có sức mạnh chữa bệnh. Đó là sự phát triển của một lý
thuyết nhân quả phức tạp: Tại sao tôi lại gặp rủi ro? Điều gì đã xảy ra với thế
giới khiến nó ngày càng trở nên nguy hiểm? Tôi đã làm gì hoặc không làm gì để
rơi vào tình trạng dễ bị tổn thƣơng nhƣ vậy? Làm cách nào để tôi có thể thay
đổi hệ thống phân cấp giá trị mà tôi đang hiện diện để tôi có thể nhìn thấy và
thấu hiểu cái tiêu cực? Tôi phải để cho tấm bản đồ cũ nát này hủy hoại tới mức
nào trƣớc khi tôi có thể thay đổi đủ để nhận lấy toàn bộ trải nghiệm của mình?
Tôi có đủ niềm tin để vƣợt qua cái nhân cách nên hoặc phải chết của mình và để
cho một cái nhân cách mới và khôn ngoan hơn xuất hiện không? Ở một mức độ
nào đó, ta là giả định của chính ta. Họ xây dựng lên thế giới này cho ta. Khi
những tiên đề cơ bản về đức tin bị thách thức ("nhân chi sơ tánh bổn thiện"),
nền móng rung chuyển và bức tƣờng sụp đổ. Ta có mọi lý do để tránh đối mặt
với sự thực cay đắng. Nhƣng biến cái đang có — và cái đã có — trở nên rõ ràng
và đƣợc thấu hiểu đầy đủ chỉ có thể bảo vệ ta. Nếu ta đang phải chịu đựng
những ký ức không ngừng hành hạ bản thân, thì có khả năng — khả năng đó có
thể là sự cứu rỗi cho ta — đang chờ đƣợc khám phá ở đó.

Nếu các ký ức cũ không ngừng làm phiền ta, hãy viết ra hết, một cách cẩn thận.
QUY LUẬT X

LÊN KẾ HOẠCH VÀ CHĂM CHÖ TIẾN HÀNH ĐỂ DUY TRÌ TÍNH


LÃNG MẠN TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA TA

CUỘC HẸN KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG NỔI

Tôi không phải là một nhà trị liệu tâm lý lâm sàng cho các cặp đôi. Nhƣng đôi
khi, khi tôi gặp một bệnh nhân, và đôi khi cần thiết phải đƣa đối tác hôn nhân
của họ vào một hoặc nhiều buổi trị liệu. Tôi chỉ tiến hành khi đƣợc yêu cầu trực
tiếp. Tôi cũng nói rõ rằng các cặp vợ chồng nên tìm gặp các chuyên gia tƣ vấn
hôn nhân nếu đó là mục tiêu trọng tâm của họ. Tuy nhiên, nếu một trong những
vấn đề chính mà bệnh nhân của tôi đang mắc phải là việc không hài lòng trong
đời sống hôn nhân, thì việc chỉ nói chuyện với một ngƣời trong các cặp vợ
chồng sẽ gây phản tác dụng. Cuối cùng, thƣờng xảy ra trƣờng hợp (và thực sự
không có gì là lạ) khi đối tác đƣợc đề cập không tin tƣởng vào chuyên gia trị
liệu của nửa kia — cụ thể là tôi — và một buổi gặp có mặt cả ba chúng tôi sẽ
trải qua một chặng đƣờng dài để có thể khắc phục điều đó.

Trƣớc khi gặp một cặp vợ chồng, tôi sẽ thảo luận một số quy tắc cơ bản để cải
thiện mối quan hệ với bệnh nhân của mình. Hãy đề nghị rằng họ quyết định
dành thời gian cho chuyện tình cảm: 4 giờ một tuần hoặc tƣơng tự nhƣ vậy (ở
đây tôi đang nói về những ngƣời trƣởng thành, với mối quan tâm chia sẻ đầy đủ
trách nhiệm). Có lẽ bao nhiêu đó đã đủ. Nếu nhiều hơn nữa thì càng tốt . Nhƣng
không cần quá nhiều thời gian trong bảy ngày, và tình huống phải đƣợc thiết lập
một cách chính xác và cẩn thận. Và khi tất cả đƣợc thực hành lần đầu — khi
đàm phán lẫn thực hiện một cách có ý thức — mọi chuyện sẽ dần trở nên tồi tệ
và ngu ngốc, với tất cả nỗi đau, phẫn uất và mong muốn trả thù hiện diện. Và
rồi cảm xúc tiêu cực nhƣ vậy có thể đƣợc nuôi dƣỡng và mối quan hệ có thể bị
tổn hại — đôi khi vĩnh viễn.

Có lẽ bệnh nhân của tôi và đối tác hôn nhân đã trở nên xa lạ với nhau trong
khoảng thời gian vài năm trƣớc khi chúng tôi bắt đầu thảo luận về hoàn cảnh lần
đầu tiên. Họ không hạnh phúc, và họ ghét cả tôi — thậm chí có thể còn nhiều
hơn là họ ghét nhau. Họ ngồi đó, nhìn xa xăm, khoanh tay và đảo mắt (hy vọng
không phải là cái sau: đó là một dấu hiệu xấu)(1). Không xê dịch một xen nào.
Tôi hỏi lần cuối cùng họ làm điều gì đó lãng mạn với nhau là khi nào; lần cuối
cùng họ hẹn hò cùng nhau là khi nào. Họ cƣời một cách buồn bã, nếu mọi thứ
chƣa đi quá xa, hoặc thẳng thắn chế giễu. Tuy nhiên, tôi đề nghị, họ nên cố gắng
đi chơi với nhau nhiều hơn; hoặc hơn thế nữa, họ nên bắt đầu coi việc hẹn hò
trở thành một thông lệ thƣờng xuyên. Cái đề xuất đầu tiên là đã đủ tệ; cái thứ
hai càng không thể dung thứ. Họ chỉ ra: "Chúng tôi sẽ không có một buổi hẹn
chết tiệt nào nữa. Chúng tôi đã hẹn hò trƣớc khi kết hôn, khi thấy thích hợp. Từ
đó chỉ còn là chiến đấu với nhau".

Và đây là lời khuyên của tôi dành cho cái phản ứng giận dữ, cay đắng và nông
cạn đó: "Vậy thì đây là ý của cả hai: Hai ngƣời sẽ không bao giờ đồng hành
cùng nhau trong toàn bộ cuộc sống hôn nhân của mình nữa. (Quá nhiều cho sự
lãng mạn và thân mật.) Thay vào đó, cả hai sẽ quyết định từ bỏ. Vậy thì tại sao
không chịu mạo hiểm thời gian? Đƣa nhau đi ngắm cảnh đẹp. Choàng tay qua
ngƣời bạn đời hoặc nắm tay nhau (và tất nhiên là không tự nắm tay mình). Tôi
biết cả hai đang giận nhau, và có lẽ vì lý do chính đáng. Tôi đã gặp cả hai
ngƣời: Tôi hiểu tại sao cả hai đều cảm thấy nhƣ vậy (*cƣời*). Nhƣng chỉ cần
thử một lần thôi. Cũng không cần phải tỏ ra thích thú. Cả hai không cần phải
chờ đợi trở nên tốt hơn hay từ giã cơn giận, hay có một khoảng thời gian vui vẻ.
Cả hai ngƣời chỉ cần chịu đựng đƣợc nó".

Cả hai đều tỏ ra tức giận vì tôi đã đề xuất một ý tƣởng khó chịu nhƣ vậy. Nhƣng
họ miễn cƣỡng đồng ý, và vào buổi gặp tiếp theo họ thông báo cho tôi rằng:
"Mọi chuyện xảy ra y nhƣ đã cảnh báo với ông: chúng tôi đã có một khoảng
thời gian hoàn toàn khó chịu. Chúng tôi cãi nhau trƣớc khi ra ngoài, khi đang ở
ngoài, và một lần nữa, cho tới khi chúng tôi trở về nhà. Chắc chắn sẽ không có
chuyện chúng tôi mạo hiểm hẹn hò một lần nữa". Họ thƣờng tự hào khi cùng đi
tới một kết luận giống nhƣ vậy, vì cả hai đều đồng ý trƣớc rằng toàn bộ ý tƣởng
này là vô nghĩa. Vì vậy, tôi mới hỏi: "Đó là kế hoạch, đúng không? Cả hai sẽ
sống với nhau trong 60 năm. Cùng nhau cố gắng một chút để lên lịch cho một
buổi hẹn hò. Cả hai không hòa hợp với nhau, vì vậy có một xác suất cực kỳ nhỏ
là có thể hai ngƣời sẽ cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, hai ngƣời lại tỏ ra tức giận
với tôi chỉ vì lời đề nghị trẻ con đó, và cả hai ngƣời đều có động cơ để biến nó
thành một mớ bòng bong khủng khiếp. Vậy nên, mọi chuyện giờ xong rồi. Và
bây giờ hai ngƣời quyết định rằng đây chính là cách cƣ xử với nhau trong
những năm tới: sống bất chấp và cay đắng thay vì coi trọng lẫn nhau hay sao?

"Thay vào đó, ta hãy thử nghĩ theo cách này: Cả hai ngƣời đều không có kỹ
năng hẹn hò. Do đó, một buổi thôi thì chƣa đủ. Có thể hai ngƣời phải cần 15
buổi hẹn hò — hoặc 40 — bởi vì hai ngƣời đã đánh mất sở trƣờng của mình,
cần phải luyện tập, và phải phát triển thói quen lẫn thiện chí. Có lẽ cả hai đều
không tỏ ra lãng mạn ngay từ đầu; hoặc nếu đã từng, thì những ngày đó đã trôi
qua từ rất lâu rồi. Đây là một kỹ năng mà hai ngƣời phải học, không phải là một
món quà từ thần Cupid".

Giả sử ta đã kết hôn — hoặc tƣơng đƣơng. Giả sử rằng ta có một khúc dạo đầu
lãng mạn hai lần một tuần. Có thể ít hơn; có thể nhiều hơn: nhƣng ta cứ lấy
trung bình hai lần một tuần. Vậy thì là 100 lần một năm. Ta hãy hình dung rằng
sẽ sống đời hôn nhân trong 30 năm nữa. 30 x 100 là 3000 lần. Vậy thì chẳng lẽ
không có khả năng ta có thể dành một phần nhỏ thời gian đó để hoàn thiện kỹ
thuật quyến rũ, giao tiếp, và quan hệ hay sao? Vậy thì có vấn đề gì khi ta thực
tập 15 cuộc hẹn hò trong đau khổ trƣớc khi tiến với một cuộc hẹn có thể chấp
nhận đƣợc? Đó chỉ là 15 lần trong số 3000 trên lý thuyết. Đó chỉ là một nửa thời
gian lãng mạn mà ta có thể dành cho nhau. Có lẽ ta phải thử nhiều hơn nữa để
xác định xem mọi thứ có thể ổn định lại giữa hai ngƣời hay không. Tại sao hai
ngƣời có thể cho rằng một việc phức tạp nhƣ duy trì cuộc hôn nhân này lại có
thể thực hiện đƣợc mà không cần cam kết, luyện tập hay nỗ lực?

"Vì vậy, có lẽ buổi hẹn đầu thực tồi tệ và kinh khủng. Hai ngƣời không bao giờ
muốn lặp lại điều đó nhƣng vẫn cố thực hiện, bởi vì hai ngƣời thà cứu vãn cuộc
hôn nhân của mình hơn là dứt bỏ hoàn toàn. Và có thể cuộc hẹn tiếp theo sẽ có
cải thiện hơn 5%. Và có thể sau một vài lần nỗ lực lặp đi lặp lại, hai ngƣời sẽ
nhớ đƣợc ít nhất một khoảnh khắc ngắn ngủi tại sao lại từng yêu ngƣời bạn đời.
Có lẽ hai ngƣời sẽ xoay sở đƣợc cái gì đó thú vị hơn một chút so với việc
choàng tay qua ngƣời bạn đời, và có thể nhận lại đƣợc một chút đền đáp từ một
ngƣời thực sự quan tâm tới mình ở đâu đó bên trong trái tim chai sạn của họ. Và
nếu hai ngƣời tiến hành trong thời gian dài, nhƣ những lời thề ban đầu khi kết
hôn, có lẽ hai ngƣời sẽ đƣa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo".

Và có lẽ cặp đôi này có đủ ý thức để tính toán và suy ngẫm về chừng đó thời
gian đã lãng phí, cũng nhƣ những cay đắng, uất hận và bế tắc trong cuộc sống
thiếu vắng sự lãng mạn, và họ đồng ý tiếp tục hẹn hò vào một ngày khác, hoặc
hai, ba, hay mƣời tiếp theo — và cho tới buổi gặp thứ mƣời, họ xuất hiện, mỉm
cƣời và nói với tôi rằng họ đã có một khoảng thời gian khá vui vẻ. Và sau đó
chúng tôi, thậm chí còn nghiêm túc hơn, khi thảo luận về tính cấp thiết để duy
trì tình yêu và lòng tôn trọng, cũng nhƣ khơi gợi đam mê và thỏa mãn. Làm thế
nào để ta tìm ra điểm bí ẩn bên trong đối tác hôn nhân về lâu dài? Ta có thể tập
trung ý chí, trí tƣởng tƣợng lãng mạn và sự tƣơi mới trong mỗi lần bên nhau
thân mật, trong 3000 lần tiếp theo không? Điều đó sẽ đòi hỏi một nỗ lực thực
chu đáo.

Đối với mỗi ngƣời, sự thực là một bí ẩn khó dò. Một cách cẩn thận, ta có thể
tiếp tục khám phá lại điều bí ẩn bên trong ngƣời bạn đời mà ta đã chọn để duy
trì tinh thần nhƣ lần đầu tiên đƣa ta đến với họ. Một cách cẩn thận, ta có thể
tránh đƣợc việc coi đối phƣơng nhƣ là một kẻ sống tạm bợ dƣới cùng một mái
nhà, nếu một trong hai dám làm khác thì sẽ bị trừng phạt, và khinh thƣờng khả
năng dự đoán hậu quả mà cả hai bạn đang phải đối mặt hiện đang ẩn náu bên
dƣới bề mặt. Nếu may mắn, ta có thể khơi lại cái nhìn sét đánh khi ta lần đầu
tiên bị thu hút bởi đối phƣơng, cuộc sống của ta sẽ nhƣ thế nào nếu ta nỗ lực để
trở thành phiên bản tốt hơn ta hiện tại. Đó là những gì sẽ xảy ra khi cả hai rơi
vào tấm lƣới mê hoặc của tình yêu. Trong một thời gian, cả hai đều trở nên tốt
hơn trong mắt nhau, nhƣng rồi sau đó ma thuật mất dần đi. Cả hai đều nhận
đƣợc trải nghiệm đó nhƣ nhận đƣợc một món quà. Cả hai mở món quà ra và có
thể nhìn thấy những gì không ai nhìn thấy đƣợc. Tình yêu nhƣ vậy chỉ là một tia
sét thoáng qua, còn mối quan hệ vẫn là sự thực. Tình yêu đƣợc gửi tới nhƣ một
món quà, từ số phận, nhƣng đòi hỏi một nỗ lực to lớn để nhận lấy và duy trì. Và
một khi đã thấu hiểu đƣợc thì mục tiêu là quá rõ ràng.

CĂN NGUYÊN

Khía cạnh tình dục của một mối quan hệ thƣờng có thể cho ta biết rất nhiều điều
về tổng quan, nhƣng không phải lúc nào cũng vậy. Tôi từng biết có những cặp
vợ chồng khắc nhau nhƣ chó với mèo nhƣng lại có một đời sống tình dục thành
công rực rỡ (ít nhất là trong thời gian ngắn), lẫn những cặp đôi khác rất hợp với
nhau về tính cách nhƣng họ lại không thể tìm ra tia lửa mồi lên ngọn đuốc tình
dục. Nhân loại cùng các mối quan hệ của họ quá phức tạp để có thể giảm thiểu
xuống còn một khía cạnh duy nhất — nhƣng vẫn phải lƣu ý rằng một cuộc hôn
nhân tốt đẹp thƣờng đi kèm với một ham muốn chung, thỏa mãn lẫn nhau.
Không may, ham muốn không phải là thứ mà ta có thể cô lập và điều chỉnh:
"Hãy cho chúng tôi thời gian sửa chữa lại đời sống tình dục của mình" là một
quyết tâm quá hạn hẹp trong tham vọng hoàn thành mục tiêu.

Phải có một chiến lƣợc rộng hơn, cho toàn bộ mối quan hệ để duy trì sự lãng
mạn với đối tác hôn nhân theo thời gian. Bất kể chiến lƣợc đó có thể là gì, thành
công hay không phụ thuộc vào khả năng đàm phán của ta. Để đàm phán, trƣớc
tiên ta và đối tác phải biết đƣợc nhu cầu và mong muốn của đối phƣơng —và
thứ hai, sẵn sàng thảo luận thẳng thắn với nhau. Có rất nhiều trở ngại nghiêm
trọng cho cả việc muốn biết ta cần gì hay muốn gì cũng nhƣ thảo luận về nó.
Nếu ta cho phép bản thân biết đƣợc nhu cầu của mình, thì ta cũng sẽ biết chính
xác khi nào ta không đạt đƣợc nhu cầu đó. Tất nhiên, ta sẽ có đƣợc lợi ích, vì ta
cũng sẽ biết khi nào ta thành công. Nhƣng ta cũng có thể thất bại, và ta cũng có
thể sợ hãi trƣớc khả năng không đạt đƣợc cái ta cần (và muốn) tới mức ta luôn
cảm thấy mơ hồ và không xác định đƣợc mong muốn của mình. Và cơ hội để ta
đạt đƣợc cái ta muốn nếu ta không hoàn thành mục tiêu đó là rất nhỏ.

Mục tiêu có thể là một vấn đề đối với ta. Nếu ta có một đối tác, vấn đề sẽ trở
nên phức tạp. Ngƣời ta chọn cũng không tỏ ra thông minh gì hơn ta, ngoại trừ
trong một số trƣờng hợp nhỏ (và trên thực tế, thậm chí còn có nhiều khả năng
dấu kín mong muốn sâu thẳm hơn ta). Việc ta không xác định đƣợc mong muốn
của mình có nghĩa là ngƣời bạn đời không may kia sẽ phải đoán xem điều gì sẽ
làm ta hài lòng hay không hài lòng, và có thể sẽ bị trừng phạt nếu làm sai. Hơn
nữa, với tất cả những cái mà ta muốn — hay không muốn — thì hầu nhƣ chắc
chắn rằng ngƣời bạn đời kia sẽ làm ngƣợc lại. Do đó, ta sẽ có động cơ để đổ lỗi
cho họ, ít nhất là thầm kín, hoặc không nói ra, hoặc trong vô thức, vì đã không
quan tâm đủ tới cảm nhận của ta. Đôi khi ta sẽ nghĩ — hoặc cảm nhận mà
không cần suy nghĩ — rằng, "Nếu ngƣời ta thực sự yêu tôi, thì tôi sẽ không cần
phải nói cho họ biết điều gì sẽ làm tôi hạnh phúc". Đây không phải là một cách
tiếp cận thực tiễn để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Nhƣ vậy là đã đủ tệ, nhƣng có một vấn đề thứ hai và không kém phần nghiêm
trọng hơn đang rình rập. Nếu ta đã giải quyết đƣợc vấn đề khi biết mình muốn
gì, thừa nhận điều đó với bản thân dƣới hình thức tự nói ra và nói cho ngƣời
khác biết mong muốn của mình, thì vô tình ta lại cấp cho họ một nguồn sức
mạnh nguy hiểm. Ngƣời mà ta trao gởi tâm tình giờ đây có thể đáp ứng mong
muốn của ta, nhƣng cũng có thể tƣớc đoạt cái ta muốn, làm ta xấu hổ vì mong
muốn hoặc làm tổn thƣơng ta theo một cách nào đó, bởi vì chính ta đã tự khiến
mình bị tổn thƣơng. Những kẻ ngây thơ bị ám ảnh bởi ảo tƣởng rằng ai cũng là
ngƣời tốt, và không có ai — đặc biệt là ai đó đƣợc yêu thƣơng — sẽ có động cơ
gây ra đau đớn và khốn khổ, hoặc để trả thù, do hậu quả của mù quáng, hoặc chỉ
vì niềm vui. Nhƣng những kẻ đã đủ trƣởng thành để vƣợt qua đƣợc sự ngây ngô
của mình học đƣợc bài học rằng họ có thể bị tổn thƣơng và phản bội dƣới bàn
tay của ngƣời khác và cả bản thân. Vậy tại sao lại còn tăng tỷ lệ bị tổn thƣơng
khi mở cửa cho ai đó bƣớc vào? Để bảo vệ bản thân khỏi sự phản bội nhƣ vậy,
tính ngây ngô thƣờng bị thay thế bằng lòng hoài nghi. Nhƣng việc thay thế nhƣ
vậy không phải là trí khôn cuối cùng, và cảm ơn Chúa vì điều đó. Lòng tin
tƣởng sẽ vƣợt qua mối hoài nghi, và tin tƣởng thực sự càng không phải là ngây
thơ. Lòng tin giữa những kẻ không còn ngây thơ là một dạng của lòng can đảm,
bởi vì họ đã ý thức đƣợc rằng sự phản bội luôn luôn có thể xảy ra. Điều này áp
dụng với một lực lƣợng cụ thể trong giới hạn của một mối quan hệ thân mật.
Tin tƣởng chính là mời phía đối tác thể hiện ra cái tốt đẹp nhất bên trong họ, với
chính ta và lòng tin tƣởng đƣợc ta trao cho tự do làm chất xúc tác lôi kéo họ.
Đây là một công việc kinh doanh đầy rủi ro, nhƣng giải pháp thay thế chính là
ta không thể có đƣợc mối quan hệ thân mật thực sự, đồng thời phải hy sinh
những gì đáng lẽ có thể là hai tâm trí hoạt động song song đối thoại với nhau để
giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống cho một tâm trí phấn đấu
trong cô đơn.

Tình cảm đòi hỏi tin tƣởng — và lòng tin càng sâu sắc thì tính lãng mạn càng
nồng ấm. Nhƣng lòng tin cũng có những yêu cầu riêng, ngoài lòng can đảm cần
có từ những cá nhân đủ khôn ngoan để không tin tƣởng nhƣng thừa dũng cảm
để mạo hiểm đặt niềm tin vào một đối tác nhất định. Yêu cầu đầu tiên trong số
đó chính là trung thực. Ta không thể duy trì lòng tin vào bản thân nếu ta nghiện
nói dối. Tƣơng tự nhƣ vậy, ta không thể duy trì lòng tin vào bản thân nếu ta
hành động theo hƣớng phải nói dối khi mọi chuyện đổ bể. Tƣơng tự nhƣ vậy, ta
không thể duy trì lòng tin vào đối tác của mình nếu họ nói dối, hoặc ra mặt phản
bội ta hay âm thầm phản bội. Vì vậy, lời thề khiến một cuộc hôn nhân có khả
năng duy trì tính lãng mạn trƣớc hết là quyết định không nói dối ngƣời bạn đời
của mình.
Ngoài ra còn có những lợi ích thiết thực to lớn, nếu đƣợc thực hành đúng cách.
Sẽ có lúc trong cuộc đời ta làm cái mà lẽ ra ta không nên làm hoặc không làm
đƣợc cái mà lẽ ra ta phải làm. Ta có thể cần lời khuyên. Ta có thể cần hỗ trợ. Ta
có thể cần chính xác cái mà đối tác có thể cung cấp, chỉ cần ta dám cho phép họ
giúp đỡ. Và thì tới một lúc nào đó họ sẽ thấy mình đang hiện diện đúng vị trí cũ.
Cuộc sống này quá khó khăn để có thể thƣơng lƣợng một mình. Nếu ta nói với
đối tác của mình sự thực, và ta cố gắng thực hiện để có thể nói lên sự thật về
cách ta hành động, thì ta sẽ có đƣợc một ngƣời nào đó để dựa vào khi nƣớc biển
dâng lên cao và đe dọa con tàu lẫn vị thuyền trƣởng. Đó thực sự là một vấn đề
sống-chết. Trong một mối quan hệ mà tính lãng mạn vẫn còn nguyên vẹn, sự
thực phải đƣợc tôn làm vua.

NẾN PHỤC SINH CỦA CHÖA CHRIST

Tôi có một ngƣời bạn ngƣời Canada nhƣng gốc gác ở vùng Scandinavia. Anh
kết hôn với một phụ nữ Canada, và cũng là ngƣời gốc Scandinavia. Họ quyết
định tổ chức đám cƣới ở Thụy Điển, nhƣ một lời tri ân đối với tổ tiên. Trên
danh nghĩa, cả hai đều theo đạo Cơ Đốc, vì vậy họ đã kết hôn trong một buổi lễ
thuần Cơ Đốc. Trong khi trao lời thề, cô dâu và chú rể cầm một ngọn nến thắp
sáng ở giữa họ. Tôi đã dành một thời gian dài để suy nghĩ về ý nghĩa của nghi lễ
đó.

Có một ý tƣởng cổ xƣa trong Sáng Thế Ký 2: 21–22, rằng Eve đƣợc tạo ra từ
Adam — từ xƣơng sƣờn của ngƣời đàn ông. Ngƣời phụ nữ xuất hiện từ bên
trong ngƣời đàn ông: ngƣợc lại điều này thể hiện một cái gì đó bí ẩn giống nhƣ
trình tự sinh học quy chuẩn, nơi con đực mới sanh xuất hiện từ trong con cái.
Điều này cũng làm phát sinh một suy đoán, cố gắng giải thích cho sự kỳ lạ của
hoạt động sáng tạo này, dựa trên giả thuyết rằng Adam, ngƣời đàn ông nguyên
thủy do Chúa tạo ra, là lƣỡng tính — nửa nam tính và nửa nữ tính — và chỉ sau
đó mới đƣợc tách ra thành hai giới tính. Điều này không chỉ ngụ ý ngăn cách sự
toàn thiện đƣợc tạo ra bởi thần thánh, mà còn là ám chỉ ngƣời nam và ngƣời nữ
đều không hoàn chỉnh cho tới khi họ đƣợc kết hợp lại với nhau(²). Trên thực tế,
ngọn nến thắp sáng đƣợc giữ trên cao, ngụ ý rằng một cái gì đó cao cả hơn —
một cái gì đó thiêng liêng hơn — đang đại diện hay tiến hành sự kết hợp đó.
Ánh sáng, ánh sáng trên thiên đƣờng, ánh sáng xuất hiện trong bóng tối, soi
sáng, và khai sáng. Trƣớc khi phát minh ra đèn điện hiện đại, nến thƣờng đƣợc
sử dụng cho mục đích này. Các loại cây thƣờng xanh, sự lựa chọn tiêu chuẩn
cho cây Giáng sinh, tƣợng trƣng cho sự sống bất tận, vì chúng không "chết"
hàng năm theo cách giống nhƣ các loại cây rụng lá. Do đó, những cây nhƣ vậy
tƣợng trƣng cho Cây Sự Sống, là nền tảng của vũ trụ(³). Vậy nên ta thắp sáng
Cây Sự Sống, vào khoảng thời gian quanh mốc 21/12, là tháng tối tăm nhất
trong năm, ít nhất là ở Bắc Bán Cầu (4). Đó là lý do tại sao Giáng Sinh lại đƣợc
đặt ở vị trí đó trên tờ lịch; sự xuất hiện trở lại của luồng ánh sáng đƣợc liên kết
với sự ra đời của Đấng Cứu Thế Vũ Trụ — biểu thị cho ánh sáng tái hiện vĩnh
viễn trong bóng tối của sông Styg.

Chúa Christ từ đầu đã đƣợc coi nhƣ là một Adam thứ hai (toàn thiện), và giống
nhƣ suy đoán về bản chất lƣỡng tính của Adam trƣớc khi Đức Chúa Trời tạo ra
các giới tính độc lập, có một suy đoán về tính toàn thiện linh thiêng của Chúa
Christ là hệ quả của quá trình cân bằng lý tƣởng giữa các yếu tố nam và nữ*(5).
Điều đó rất khó khăn cho các cá nhân muốn liên kết với nhau để ngừng trốn
tránh trong tuyệt vọng, để sống trong chân lý và sửa chữa bản thân trong ánh
sáng bởi sự tồn tại của họ. Chính vì lý do này mà cả hai phía đều tuyên thệ một
lời thề vĩnh hằng nhƣng đáng sợ ("Vậy, loài ngƣời không nên phân rẽ những kẻ
mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!" [Sách Matthew 19: 6]). "Anh ràng buộc với
em," một bên tuyên bố thỏa thuận. "Và em cũng vậy," ngƣời kia nói, và cả hai
đều nghĩ, với ý thức, rằng mỗi ngƣời nên thay đổi bản thân và thay đổi lẫn nhau,
để tránh mọi đau khổ không cần thiết. Vậy, nguyên tắc thiêng liêng nào mà cả
hai bên khi hôn nhân đều phải cúi đầu? Đó không phải là quá trình khai sáng
đƣợc trừu tƣợng hóa bằng lời nói. Không phải là họ chỉ đƣợc nghĩ trong đầu và
nói ra sự thực. Mà họ còn phải hành động. Và đó là ý tƣởng cổ xƣa cho rằng
Ngôi Lời nên đƣợc biến đổi thành xác thịt.
*Ý tƣởng tƣơng tự đã từng xuất hiện liên tục trong nhiều thế kỷ dƣới dạng thuật giả kim, vốn có xu
hƣớng đại diện cho nhân loại hoàn hảo (ngƣời sở hữu viên đá triết gia, theo nghĩa tâm linh hay tâm lý
học) nhƣ là kết quả của một cuộc hôn nhân thần bí giữa các yếu tố nữ tính và nam tính trong tâm hồn.
Ta đã thảo luận chi tiết về vấn đề này trong Quy luật II: Hãy hình dung ta có thể là ai và rồi chỉ nhắm
tới mục tiêu đó, liên quan đến hình dạng của Rebis.

Những cá nhân tạo nên một cặp vợ chồng có thể tham gia đấu tranh tới hết đời
liên quan tới một câu hỏi duy nhất: "Ai là kẻ phụ thuộc vào ai trong một cuộc
hôn nhân?" Rốt cuộc, ai cũng có lý do, nhƣ mọi ngƣời thƣờng làm, rằng một sự
sắp xếp nhƣ vậy là một trò chơi có tổng bằng không, với một ngƣời chiến thắng
và một kẻ thua cuộc. Nhƣng một mối quan hệ không nhất thiết phải tồn tại chỉ
để trả lời câu hỏi ngƣời này hay ngƣời kia dành chiến thắng, hoặc thậm chí là
thay nhau dành chiến thắng cho công bằng. Thay vào đó, các cặp đôi có thể
quyết định rằng mỗi ngƣời hay cả hai đều phải tuân theo một nguyên tắc, một
nguyên tắc bậc cao hơn, cấu thành sự kết hợp giữa hai ngƣời họ trong tinh thần
soi sáng và chân lý. Cái hình bóng ma quái đó, sự kết hợp lý tƣởng của cái tốt
đẹp nhất trong cả hai tính cách, nên phải đƣợc coi là kẻ thống trị cuộc hôn nhân
— và trên thực tế, là một cái gì đó gần gũi với tính thiêng liêng không thể tiếp
cận đƣợc. Đó là tính biểu tƣợng mà nghi lễ thắp nến này thể hiện: Không ngƣời
nào cai trị ngƣời kia. Thay vào đó, cả hai đều cúi đầu trƣớc nguyên tắc soi sáng.
Trong hoàn cảnh đó, không phải là một ngƣời phải tuân theo những gì ngƣời kia
muốn (hay ngƣợc lại). Thay vào đó, cả hai nên hƣớng tới một tƣơng lai tích cực
nhất có thể và đồng ý rằng nói ra sự thật là con đƣờng tốt nhất để tiến về phía
trƣớc. Định hƣớng con đƣờng ta đi và tính trung thực đó sẽ tạo ra một cuộc đối
thoại mang tính chuyển đổi, đôi khi bằng lời nói hoặc không, nếu cả hai thỏa
thuận với cam kết tuân thủ theo kết quả của cuộc đối thoại đó. Sự phục tùng tự
nguyện đối với nguyên tắc soi sáng cao cả này vừa có tính thống nhất vừa mang
lại sức sống.

Hãy hình dung rằng ta vừa tham gia một buổi lễ nhƣ vậy. Sự có mặt của ta biểu
thị điều gì? Ta có tin vào những ý tƣởng vừa diễn ra không? Ta có tin rằng
ngƣời nam và ngƣời nữ đã từng là một sinh thể duy nhất, sau đó bị tách ra, và
đƣợc khôi phục lại nhƣ một thể thống nhất? Ta có tin vào những điều thơ mộng
và ẩn dụ thay vì chỉ đơn thuần tuân theo lý trí máy móc, lại mong niềm tin đó
dẫn ta tới những chân lý sâu sắc. Ta có muốn tìm ra ngƣời tri kỷ cho mình
không? Rõ ràng đó là một câu chuyện lãng mạn, nhƣng có lý do sâu xa cho sự
tồn tại của các câu chuyện hƣ cấu nhƣng lãng mạn. Có thể ta hẹn một ai đó đi
coi một bộ phim lãng mạn. Trong bộ phim, nam chính và nữ chính đều tìm thấy
một ngƣời tâm giao cho họ. Nếu may mắn, trong khi đang coi phim, ta suy nghĩ,
"Chà, có lẽ ngƣời đang ngồi kế đây cũng là một ngƣời dành cho mình". Dù gì,
đó cũng có thể là điều mà ngƣời hẹn hò với ta đang mong đợi. Có lẽ là quá hƣ
cấu để xuất hiện trong thế giới thực. Nhƣng cái phần lãng mạn bên trong ta bất
chấp tất cả mà khao khát nó.

Có một khao khát không thể tránh khỏi trong bản chất của ta về tính toàn thiện
mà ngƣời khác có thể có. Ngƣợc lại, có cảm giác rằng ta đang thiếu cái gì đó, và
chỉ có sự kết hợp lãng mạn thích hợp mới có thể trao. Nói cũng đúng — ta thực
sự đang thiếu một cái gì đó. Nếu ta không làm vậy, tình dục sẽ không bao giờ
tiến triển. Toàn bộ quá trình sinh học của số phận, kể từ khi quá trình sanh sản
diễn ra thông qua quá trình phân chia tế bào đơn thuần, dƣờng nhƣ đƣợc thúc
đẩy bởi một quá trình, là nên kết hợp hai sinh vật khác nhau để tạo thành một
phiên bản mới thì tốt hơn là chỉ nhân bản cái hiện thân hiện tại của họ. Ta có
những đặc điểm riêng, điểm mù riêng, thành kiến riêng. Một trong số đó thƣờng
là ẩn. Chúng thƣờng đƣợc kết hợp chặt chẽ với tài năng độc đáo của ta: ta hiếm
khi đạt đƣợc lợi thế mà không gặp bất lợi tƣơng ứng, và ta là một cá nhân cụ
thể, với các thuộc tính cụ thể. Nếu ta tự chủ, bạn khó thể tránh khỏi cái nhìn
phiến diện, sai lệch. Điều đó thƣờng không phải là điều tốt nhất.

Có những giấc mộng trong hôn nhân nhƣng chƣa thành hiện thực khiến ta trở
nên hoài nghi — là hệ quả của lòng non nớt và ngây thơ của ta. Hôn nhân là
một lời thề. Ta cùng nhau công bố: "Ta sẽ không bỏ rơi lẫn nhau, dù ốm đau
hay khỏe mạnh, nghèo đói hay giàu có". Còn là một lời đe dọa: "Ta sẽ không bỏ
rơi lẫn nhau, bất kể điều gì xảy ra". Ta bị còng lại với nhau, giống nhƣ hai con
mèo giận dữ nằm chung ở đáy cái thùng rác bị đậy nắp. Về nguyên tắc, không
có bất kỳ lối thoát nào. Nếu ta có bất kỳ một ý thức nào (ngoài sự lạc quan về
một cuộc đời mới với tình yêu hôn nhân), ta sẽ nghĩ, "Ôi, Chúa ơi. Đó là một
tình trạng kinh hoàng". Phần trong ta tuyên bố mong muốn đƣợc tự do (nhƣng
thực sự là muốn trốn tránh mọi trách nhiệm đáng sợ và tới hết đời nào), mong
muốn một cửa sập để có thể thoát ra, khi cần thiết. Điều đó dƣờng nhƣ rất thuận
tiện — và đúng là có những cuộc hôn nhân không nhƣ ý — nhƣng đó là một lựa
chọn nguy hiểm tột cùng. Ta có thực sự muốn tiếp tục tự vấn bản thân trong
suốt phần đời còn lại của mình — bởi vì ta sẽ luôn luôn có lựa chọn bỏ đi —
nếu lựa chọn của ta là đúng? Trong tất cả các khả năng có thể xảy ra, ta lại chọn
không. Có 7 tỷ ngƣời trên thế giới này. Ít nhất 100 triệu ngƣời có thể hợp ý ta.
Ta chắc chắn là không có đủ thời gian để thử tất cả và xác suất ra tìm thấy
ngƣời bạn đời tốt nhất, về mặt lý thuyết, là bằng không. Nhƣng ta sẽ không tìm
thấy đƣợc nhiều khả năng nhƣ vậy, nếu không biết rằng ta đang gặp rắc rối thực
sự. Hơn nữa, nếu ta tìm thấy một lối thoát, thì nhiệt độ sinh ra từ căn phòng mà
ta và ngƣời bạn đời đang ở cùng sẽ không đủ để làm chất xúc tác cho sự thay
đổi cần thiết từ cả hai ngƣời — là sự trƣởng thành, sự phát triển của trí tuệ —
bởi vì sự trƣởng thành và sự phát triển của trí tuệ đòi hỏi một mức độ đau khổ
nhất định, và có thể thoát khỏi đau khổ miễn là có một cánh cửa để ta thoát ra.

Ta không thể hòa hợp với ngƣời bạn đời — điều đó thực không dễ dàng, trừ khi
ta chấp nhận chịu cô độc và im lặng (và thậm chí sau đó nghĩ cách trả thù) — vì
ta là một loại ngƣời khác hẳn. Chính xác là không có một ai, chỉ đơn giản là hòa
hợp với ngƣời khác. Và ta không chỉ khác biệt với ngƣời bạn đời của mình mà
giữa hai ngƣời còn đầy rẫy bất cập. Và nhƣ vậy thì vẫn còn chƣa đủ tệ. Ngoài ra
còn có một thực tế là ngay cả những ngƣời có thiện chí và nhân cách tốt bị cầm
tù trong hôn nhân cũng sẽ phải đối mặt với những điều trần tục, bình dị, buồn tẻ,
bi kịch và khủng khiếp cùng nhau, bởi vì cuộc sống này — và chắc chắn tới một
lúc nào đó — sẽ gây khó khăn cho ta hết mức. Ngay cả khi ta cố tập trung vào
bản thân và đạt đƣợc thành công tốt đẹp, thì cũng sẽ có những khoảnh khắc tàn
khốc, và kéo dài. Có lẽ cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn nếu ta sống chung với nhau
— theo nhƣ tôi có thể nói, đó là hy vọng của tất cả mọi ngƣời — nhƣng những
khoảnh khắc tàn khốc vẫn sẽ còn đó. Điều gì sẽ khiến ta tự nguyện giải quyết
các khác biệt lẫn nhau và đi tới thiết lập một thỏa thuận thực sự, một sự đồng
thuận thực sự? Ta sẽ phải liên tục thƣơng lƣợng với ngƣời bạn đời để cố xây
dựng cho đƣợc một mái ấm yên bình và hạnh phúc. Và nếu nhƣ ta không làm
vậy? Cả hai sẽ tự tay bóp cổ lẫn nhau trong vòng 60 năm tiếp theo.

Trên thực tế, tôi đã từng thấy nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đó. Hãy thử
tƣởng tƣợng rằng có 5 ngƣời trong một vòng tròn. Hãy hình dung rằng mỗi
ngƣời đều đặt tay lên cổ ngƣời trƣớc mặt. Tất cả đều đang siết chặt với một lực
vừa đủ để giết ngƣời trong một khoảng thời gian vài thập kỷ tới. Đây là một
quyết định, đƣợc hình thành trong nhiều năm tranh cãi và từ chối thỏa thuận:
"Tôi sẽ giết anh/cô. Cho dù phải mất cả đời". Rất có thể ta hay một ngƣời nào
đó sẽ muốn thực hiện ngay hành động này. Có lẽ không, và hy vọng là không
(có lẽ ta sẽ không có can đảm thừa nhận khi ta biết nó là sự thật) - nhƣng trên
thực tế tình huống này rất phổ biến. Nếu ta không thể đàm phán trong hòa bình
với ngƣời bạn đời của mình, thì chắc chắn ta sẽ rơi vào tình huống đó. Có ba
trạng thái cơ bản trong xã hội này: độc đoán (bắt ngƣời khác làm cái ta muốn),
nô lệ (ta làm cái ngƣời khác muốn), hoặc hai bên phải thƣơng lƣợng trƣớc khi
làm một cái gì đó. Trạng thái độc đoán rõ ràng là không tốt cho những kẻ bị ép
buộc có tƣ duy nô lệ, nhƣng nó cũng không tốt cho những kẻ độc đoán. Bởi vì
trong thâm tâm họ không có gì khác ngoài sự giễu cợt, tâm địa độc ác, và cơn
giận cùng tính bốc đồng không đƣợc kiểm soát. Mang tƣ duy nô lệ cũng không
có tốt lành gì. Những kẻ nô lệ sẽ phải chịu khốn khổ, tức giận xen lẫn bất bình.
Họ sẽ tận dụng bất kỳ và tất cả cơ hội nào dành sẵn cho họ để trả thù những tên
bạo chúa áp đặt lên đầu họ, những kẻ phải đón nhận hậu quả là chịu sự nguyền
rủa và làm tổn hại tới từ các nô lệ. Làm gì có chuyện dễ dàng đón nhận điều tốt
đẹp nhất tới từ một ngƣời mà ta tùy tiện phang gậy lên đầu họ, đặc biệt là khi họ
cố tỏ ra thân thiện (và quá trình tra tấn về mặt tinh thần là thủ đoạn tàn nhẫn
nhất của một tên độc tài). Nhƣng có thể chắc chắn rằng, ta luôn có xu hƣớng
muốn trở thành một tên độc tài, rằng nô lệ sẽ trả thù ta ngay khi họ có thể, cho
dù điều đó có ít ý nghĩa hơn nhiều so với khả năng của họ.

Có lần vợ tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện khủng khiếp, về một cặp vợ
chồng mà cô quan sát đƣợc khi làm tình nguyện viên trong khu chăm sóc toàn
diện. Ngƣời chồng sắp chết, và vợ ông đang cắt móng tay cho ông — hơi quá
sát với phần da. Với mỗi cú nhấp, lại có máu chảy ra. Khi ta thấy đƣợc cảnh đó,
phần thông thái bên trong ta lại nói lên một sự thực khủng khiếp: "Tôi biết
chính xác chuyện gì đang xảy ra ở đó". Đó chính là giai đoạn kết thúc không thể
tránh khỏi của một mối quan hệ tàn bạo. Điều đó diễn ra một cách rất tinh tế.
Không lớn tiếng, giết ngƣời trong âm thầm. Không ai hay biết, ngoại trừ cặp vợ
chồng đó và ngƣời đang lặng lẽ quan sát cẩn thận một ngƣời đàn ông đang hấp
hối và một ngƣời vợ đã xác định sẵn, vì bất cứ lý do gì, sẽ khiến cho cái chết
của ông tồi tệ hơn. Đó không phải là một kết thúc ta hằng mong muốn. Ta muốn
thƣơng lƣợng. Vậy câu hỏi đƣợc đặt ra là, "Điều gì sẽ khiến ta đủ tuyệt vọng để
bắt buộc phải đàm phán?" Và đó là một trong cần bí ẩn cần phải đƣợc giải quyết
nếu ta muốn duy trì sự lãng mạn trong mối quan hệ của mình.

THƯƠNG LƯỢNG, ĐỘC ĐOÁN, HAY CHỊU ĐỰNG

Thƣơng lƣợng là một việc đặc biệt khó khăn. Ta thảo luận về các vấn đề liên
quan tới việc xác định cái ta muốn và sau đó lấy hết can đảm để nói cho ai đó
biết chính xác vấn đề đó. Và có một số thủ thuật mà mọi ngƣời thƣờng sử dụng
để tránh phải thƣơng lƣợng. Có lẽ ta sẽ hỏi ngƣời bạn đời rằng họ muốn gì —
trong một tình huống khó khăn. Và câu trả lời phổ biến là, "Tôi không biết".
Tuy nhiên, đó là điều không thể chấp nhận đƣợc, trong một cuộc thảo luận
mang tính thiện chí. Đôi khi "Tôi không biết" là câu trả lời thực sự vô nghĩa —
ngƣời thốt ra đƣợc cụm từ này đang bị thua thiệt — nhƣng thay vào đó, câu này
thƣờng mang nghĩa: "Tôi không muốn nói nữa, vì vậy hãy biến đi và để tôi
yên". Sự khó chịu hay hoàn toàn tức giận, đủ để ngăn cản ngƣời hỏi tiếp,
thƣờng đi kèm với câu trả lời này. Điều đó có thể khiến cho cuộc thảo luận tạm
dừng mãi mãi. Có thể chuyện này đã xảy ra hàng chục lần trong quá khứ,
thƣờng xuyên tới nỗi ta — là ngƣời hỏi trong trƣờng hợp này — bị ngƣời bạn
đời từ chối đủ điều, cảm thấy mình trở nên hèn nhát hoặc là nạn nhân của một
lòng trắc ẩn đặt sai chỗ, và ta không còn sẵn sàng nhận lấy câu trả lời "Tôi
không biết" nữa. Nhƣng ta vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Ta có thể
nói, "Chà, đoán xem, ném đại một thứ chết tiệt nào đó lên bàn đi, vì Chúa. Tôi
đách quan tâm nó là gì. Ngay cả khi nó sai, ít nhất là ta nên thẳng thắn với
nhau". "Tôi không biết" không chỉ có nghĩa là "Biến đi và để tôi yên". Câu đó
cũng thƣờng có nghĩa là "Tại sao lại không đi đi, làm mọi cách cần thiết để tìm
ra vấn đề gì đang bị sai rồi quay lại nói với tôi — nếu đủ sáng suốt". Tuy nhiên,
nhƣ vậy không phải là thô lỗ — hoặc ngay cả khi có thô lỗ, ta vẫn cần phải biết
ngƣời bạn đời của ta muốn gì, và họ cũng vậy, và tình hình sẽ ra sao cho cả hai
nếu ta thậm chí không thể bắt đầu cuộc thảo luận? Đó không phải là thô lỗ. Đó
là một hành động tỏ ra yêu thƣơng nhƣng mang tính tàn nhẫn.

Tỏ ra bền bỉ trong điều kiện nhƣ vậy là một điều cấp thiết, một cách khủng
khiếp, tƣơng tự nhƣ phải trải qua phẫu thuật. Thực khó khăn và đau đớn bởi vì
ta cần phải có can đảm và thậm chí là điên rồ để tiếp tục thảo luận khi ta bị
ngƣời bạn đời yêu cầu phải biến đi (hoặc tệ hơn). Tuy nhiên, đó là một tín hiệu
tốt — một hành động đáng ngƣỡng mộ — bởi vì một ngƣời mà bị làm phiền bởi
cái mà họ không muốn nói tới thì rất có thể sẽ bị chia rẽ bên trong vì vấn đề
đang bàn. Phần muốn trốn tránh là phần rất dễ nổi giận. Nhƣng nổi lên một
phần muốn nói, để giải quyết vấn đề. Nhƣng làm nhƣ vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều về
mặt nhận thức, thử thách về mặt đạo đức và căng thẳng về mặt cảm xúc. Ngoài
ra, còn đòi hỏi lòng tin tƣởng và mọi ngƣời thử thách lòng tin tƣởng, ít nhất
bằng cách thể hiện sự tức giận khi đƣợc tiếp cận một vấn đề nhạy cảm chỉ để
xác định xem có ai đó dám quan tâm tiếp cận để vƣợt qua 1 hay 2 hay 3 hay 10
rào cản nghiêm trọng để đạt tới giới hạn khủng khiếp của mọi thứ. Và hành
động né tránh, kèm theo sau là nỗi tức giận không phải là cách duy nhất đƣợc
ghi trong sách.

Rào cản nghiêm trọng tiếp theo là nƣớc mắt. Nƣớc mắt rất dễ bị nhầm lẫn với
cơn đau đớn do nỗi buồn gây ra, và nƣớc mắt rất hiệu quả trong việc đƣa những
ngƣời tốt bụng tới chỗ chết vì lòng trắc ẩn không đúng chỗ của họ. (Tại sao lại
đặt nhầm chỗ? Bởi vì nếu ta để yên cho một ngƣời nào đó bởi vì họ khóc, họ sẽ
từ bỏ đau khổ ngay sau đó, tiếp tục quay lại với vấn đề chƣa đƣợc giải quyết
cho tới khi họ giải quyết đƣợc, mà điều đó có thể là không bao giờ). Tuy nhiên,
nƣớc mắt cũng thƣờng có nghĩa là tức giận vì họ đang buồn bã hay đau khổ. Ví
dụ, nếu ngƣời mà ta đang dí tới cùng, mặt họ dần đỏ lên, ngoài những giọt nƣớc
mắt, thì có lẽ họ đang tức giận chứ không phải bị tổn thƣơng (đó không phải là
một trƣờng hợp không thể tránh khỏi, nhƣng đó là một biểu hiện phổ biến).
Nƣớc mắt là một cơ chế bảo vệ hiệu quả, vì ta cần phải có một trái tim sắt đá để
chống lại, nhƣng nƣớc mắt có xu hƣớng là nỗ lực cuối cùng nhằm để tránh né.
Nếu ta có thể vƣợt qua những giọt nƣớc mắt, ngay lập tức ta sẽ có đƣợc một
cuộc đối thoại thực sự, nhƣng ngƣời đối thoại phải rất kiên quyết để tránh sự
xúc phạm và tổn thƣơng đƣợc tạo ra bởi cơn tức giận (cơ chế phòng vệ một),
lòng thƣơng hại và tính trắc ẩn do nƣớc mắt khơi gợi lên (cơ chế phòng vệ hai).
Nó đòi hỏi một ngƣời phải tích hợp đƣợc mặt tối của họ (cứng cỏi, kiên cƣờng
và khả năng vô cảm khi cần thiết) và có thể sử dụng nó vì lợi ích lâu dài. Đừng
nhầm lẫn một cách khờ khạo giữa "tốt bụng" với "tốt đẹp".

Hãy nhớ các lựa chọn trạng thái mà ta đã thảo luận trƣớc đây: thƣơng lƣợng,
độc đoán, hoặc chịu đựng. Trong số đó, thƣơng lƣợng là trạng thái ít kinh khủng
nhất, mặc dù thƣơng lƣợng không phải chuyện đùa, vì nó là phần khó khăn nhất
trong cả ba trạng thái, trong ngắn hạn, bởi vì ta phải chiến đấu với nó, và chỉ có
Chúa mới biết ta phải tiến vào sâu tới mức nào, và ta sẽ phải loại bỏ bao nhiêu
mô bệnh để có thể tiến tới thƣơng lƣợng. Tất cả những gì ta biết, là ta đang
chiến đấu với linh hồn ngƣời bà của vợ mình, ngƣời đã bị đối xử khủng khiếp
bởi một ông chồng nghiện rƣợu, lẫn hậu quả của sự lạm dụng và mất lòng tin
giữa hai giới tính chƣa đƣợc giải quyết, do đó còn vang vọng qua nhiều thế hệ.
Trẻ em là những kẻ bắt chƣớc đáng kinh ngạc. Chúng học rất nhiều, một cách
âm thầm, rất lâu trƣớc khi chúng có thể sử dụng ngôn ngữ, và chúng bắt chƣớc
cả cái xấu lẫn cái tốt. Chính vì lý do này mà ngƣời ta nói rằng tội lỗi của ngƣời
cha sẽ truyền cho con cái tới ba hay bốn thế hệ (Dân Số Ký 14:18).

Tất nhiên, hy vọng có thể đƣa ta vƣợt qua nỗi đau của việc phải thƣơng lƣợng,
nhƣng hy vọng là chƣa đủ. Ta cũng cần phải tuyệt vọng, và đó là một phần lợi
ích của việc "cho tới khi cái chết chia lìa đôi ta". Ta bị mắc kẹt với nhau, nếu ta
nghiêm túc — và nếu nhƣ ta không nghiêm túc, thì ta vẫn còn là một đứa trẻ.
Đó là trọng tâm của lời thề: khả năng cứu rỗi lẫn nhau, ít nhất là ở đây, trên Trái
Đất này. Trong một cuộc hôn nhân thực sự trƣởng thành, nếu sức khỏe của ta
không ổn, ta vẫn ở đó trong 60 năm tiếp theo, giống nhƣ Moises trên sa mạc tìm
kiếm Miền Đất Hứa, và có rất nhiều khó khăn cần phải vƣợt qua — tất cả —
trƣớc khi đạt đƣợc hoà bình. Vì vậy, ta thực sự trƣởng thành hơn khi kết hôn, và
ta hƣớng tới sự bình yên nhƣ thể tâm hồn ta phụ thuộc vào nó (và có lẽ điều đó
còn nghiêm trọng hơn việc cuộc sống của ta phụ thuộc vào nó), và ta phải làm
cho cuộc hôn nhân thành công tốt đẹp hoặc ta sẽ chìm vào đau khổ. Ta sẽ bị
cám dỗ bởi việc phải tránh né, tức giận và nƣớc mắt, hoặc bị dụ dỗ sử dụng cái
bẫy ly hôn để ta không phải đối mặt với những cái phải đối mặt. Nhƣng thất bại
của ta sẽ ám ảnh ta trong khi ta đang tức giận, khóc lóc hoặc đang trong quá
trình ly thân, cũng nhƣ trong mối quan hệ tiếp theo mà ta gặp, với tất cả các vấn
đề chƣa đƣợc giải quyết và kỹ năng thƣơng lƣợng chƣa đƣợc cải thiện một chút
nào.

Ta có thể giữ cho khả năng trốn thoát nằm sâu trong tâm trí mình. Ta có thể
tránh phải cam kết về lâu dài. Nhƣng rồi ta không thể đạt đƣợc sự chuyển hóa,
quá trình này có thể đòi hỏi mọi thứ ta có thể tập hợp đƣợc. Tuy nhiên, khó
khăn tiềm ẩn trong một cuộc thƣơng lƣợng mang theo một lời hứa hẹn to lớn, là
một phần trong một cuộc sống thành công triệt để: Ta có thể có một cuộc hôn
nhân thành công. Ta có thể biến nó thành hiện thực. Đó là một thành tựu — hữu
hình, đầy thách thức, với một thành tích đặc biệt, và khó có thể xảy ra. Không
có nhiều thành tựu chân chính tầm cỡ nhƣ vậy trong đời; với con số 4 nhỏ nhoi
là một ƣớc tính hợp lý. Có thể, nếu ta nỗ lực vì nó, chính là ta đã thiết lập một
cuộc hôn nhân vững chắc. Đó là thành tựu đầu tiên. Nhờ đó, ta đã tạo dựng
đƣợc một mái ấm vững chắc và đáng tin cậy, chân thành và vui tƣơi mà ta có
thể dành cho con trẻ. Sau đó, ta có thể tiến tới việc có con trong một cuộc hôn
nhân vững chắc để có thể ổn định. Đó là thành tựu thứ hai. Sau đó, ta đã mang
trên mình nhiều trách nhiệm hơn, mà sẽ đòi hỏi những phẩm chất tốt nhất từ ta.
Và rồi, ta sẽ có những mối quan hệ mới với chất lƣợng cao nhất, nếu ta may
mắn và cẩn thận. Sau đó, ta sẽ đƣợc bao quanh bởi các đứa cháu khi ta về già.
Trong nền văn hóa của thời đại này, ngƣời ta sống nhƣ thể sắp chết ở tuổi 30.
Nhƣng với ta thì không. Ta phải sống rất lâu, nhƣng tất cả cũng sẽ kết thúc
trong nháy mắt, và đáng lẽ ra ta đã hoàn thành đƣợc cái mà nhân loại đạt đƣợc
khi họ sống một cuộc sống viên mãn, với cuộc hôn nhân, con cháu lẫn tất cả
những rắc rối và đau khổ đi kèm hơn quá nửa đời ngƣời. Ta sẽ có nguy cơ bỏ lỡ
nó.

Ta thƣờng gặp những ngƣời trẻ, thiếu khôn ngoan nhƣng chứa đầy lòng hoài
nghi, và họ nói, một cách trực tiếp rõ ràng — xen lẫn tự hào — "Tôi không
muốn có con". Nhiều thanh niên 19 tuổi nói điều đó, nhƣng có thể chấp nhận
đƣợc, ở một khía cạnh nào đó, bởi vì họ chỉ mới 19, và họ còn thời gian, và họ
thì biết đƣợc tới đâu ở tuổi 19? Và một số thanh niên 27 tuổi nói điều đó, nhƣng
không quá nhiều, đặc biệt nếu họ là nữ và có vẻ ít thành thật nhất với bản thân.
Và một số ngƣời 45 tuổi lại nói điều tƣơng tự, sử dụng thì quá khứ, và một số
ngƣời trong số họ, có lẽ là đang thực lòng mình; nhƣng hầu hết thì đang ăn
mừng đóng cửa chuồng sau khi đàn gia súc đã chạy trốn. Không ai sẵn lòng nói
sự thực về vấn đề này. Cần lƣu ý một cách thẳng thắn rằng ta đặc biệt nói dối
phụ nữ trẻ, về cái mà họ có khả năng mong muốn nhất trong cuộc sống là điều
cấm kỵ trong nền văn hóa của ta, với việc khăng khăng một cách kỳ lạ khó hiểu
rằng một ngƣời điển hình trong xã hội cảm thấy hài lòng nhất khi họ tập trung
vào sự nghiệp (bản thân điều này rất hiếm, vì hầu hết mọi ngƣời đều có việc làm
chứ không hẳn là nghề nghiệp). Nhƣng đó không phải là loại phụ nữ ta hay gặp,
theo trải nghiệm lâm sàng và chuyên môn chung của tôi, bất kể tài năng hay
sáng suốt, đƣợc đào tạo, có kỷ luật, con cƣng của cha mẹ, ảo tƣởng tuổi trẻ, hay
bị tẩy não bởi nền văn hóa, những ngƣời sẽ không thực hiện bất kỳ sự hy sinh
cần thiết nào để cho ra đời một đứa trẻ vào thời điểm họ 29, 35, hoặc tệ hơn, 40
tuổi.
Đó là một con đƣờng dẫn tới sự khốn khổ mà tôi thực sự khuyên mọi ngƣời nên
tránh, chủ yếu nhắm tới những ngƣời phụ nữ đọc cuốn sách này (mặc dù ngƣời
bạn trai hay ngƣời chồng, nếu muốn tỏ ra khôn ngoan, thì cũng nên lƣu ý).
Quyết định rằng ta muốn có con khi 29 hoặc 30 tuổi, và rồi không thể có con
nữa: Tôi không khuyên mọi ngƣời điều đó. Ta sẽ không hồi phục lại đƣợc nữa.
Ta quá mong manh để có thể chơi đùa với những cái mà cuộc sống này có thể
mang lại cho ta. Mọi ngƣời đều nghĩ rằng, khi họ còn trẻ và thiếu khôn ngoan,
"Chà, việc có thai là điều tất nhiên". Điều đó chỉ đúng nếu ta hoàn toàn không
muốn và không nên có con, và ta quan hệ tình dục trên ghế sau xe khi mới 15
tuổi. Sau đó và chắc chắn, ta sẽ thấy mình gặp rắc rối. Nhƣng có thai thành công
không phải là một kết luận rõ ràng, không phải nhƣ bất kỳ hình dung nào. Ta có
thể thúc đẩy việc cố gắng có con ở độ tuổi lớn hơn — và nhiều ngƣời đƣợc
khuyên hoặc tự khuyến khích bản thân thực hiện chính xác điều đó — nhƣng có
tới 30% các cặp vợ chồng gặp khó khăn khi mang thai(4).

Ta gặp phải điều tƣơng tự — đó là mối lo lắng về những gì cuộc sống sẽ hay sẽ
không đƣa ra — khi những ngƣời có cuộc hôn nhân bị đình trệ bắt đầu phát
triển một ảo tƣởng rằng một cuộc tình lãng mạn sẽ giải quyết những nhu cầu
chƣa đƣợc đáp ứng của họ. Khi tôi có các bệnh nhân đang cân nhắc một động
thái nhƣ vậy — hoặc hiện tại đang dính vào một vụ ngoại tình — tôi đã cố đƣa
họ trở lại bình thƣờng. "Hãy làm rõ một vài vấn đề này. Không chỉ trong tuần
này, hoặc tháng này. Ông đã 50 tuổi. Ông có một cô nhân tình mới 24 tuổi, và
cô ta sẵn sàng phá vỡ cuộc hôn nhân của ông. Cô ta đang nghĩ gì vậy? Cô ta là
ai chứ? Cô ta thì biết gì?" "Chà, tôi thực sự bị thu hút bởi cô ta." "Đúng, nhƣng
cô ta bị rối loạn nhân cách. Nghiêm trọng, bởi vì cô ta đang làm cái quái gì với
ông, và tại sao cô ta lại sẵn sàng phá vỡ cuộc hôn nhân này? ‖ "Chà, cô ta không
quan tâm nếu tôi đã từng kết hôn." "Ồ, tôi hiểu rồi. Là do, cô ta thực sự không
muốn có một mối quan hệ lâu dài với ai đó, với bất kỳ mức độ nào. Bằng cách
nào đó, điều đó sẽ diễn ra tốt đẹp với ông, phải không? Chỉ cần nghĩ về vấn đề
đó. Có một chút bất công cho vợ của ông. Rất nhiều lời nói dối sẽ đi kèm theo.
Ông đã có con — chúng sẽ nói gì khi tất cả đổ bể, vì chắc chắn mọi chuyện sẽ
đổ bể? Và ông nghĩ gì về 10 năm liên tục hầu tòa trƣớc mắt, sẽ khiến ông tiêu
tốn mất gần 1/3 triệu USD vào cuộc chiến dành quyền nuôi con lẫn việc chiếm
hết thời gian và sự tập trung của ông?"

Tôi đã từng chứng kiến những ngƣời bị vƣớng vào cuộc chiến hậu ly hôn chẳng
thà bị bệnh ung thƣ còn hơn. Không phải chuyện giỡn chơi khi để cánh tay của
ta vƣớng vào cơ chế nguy hiểm của tòa án. Ta sẽ thực sự ƣớc mình chết cho rồi
trong phần lớn thời gian. Vì Chúa, toàn bộ câu chuyện "ngoại tình" của ông sẽ
kết thúc nhƣ vậy đó. Điều đó còn ảo tƣởng hơn thế nữa, vì tất nhiên, nếu ta kết
hôn với một ai đó, ta thƣờng thấy họ thực xấu xí, bởi vì họ phải chia sẻ những
khó khăn thực sự trong cuộc sống với ta. Ta dành những phần dễ dàng cho
ngƣời bạn đời đang ngoại tình sau lƣng ta: vô trách nhiệm, nhà hàng đắt tiền,
những đêm ăn chơi không ranh giới, ăn mặc bảnh bao chuẩn bị hẹn hò đồng
thời với việc thiếu đi tính thực tế đi kèm với đặc quyền khiến một ngƣời phải trả
giá cho những rắc rối thực sự tồn tại trong khi ngƣời khác hƣởng lợi từ sự thiếu
vắng của ta. Ta không thực sự sống với một ai đó khi ta ngoại tình với họ. Ta có
vô số món tráng miệng (ít nhất là lúc mới bắt đầu), và tất cả những gì ta phải
làm là múc kem lên trên mỗi món và ăn ngấu nghiến. Chính là vậy. Cả hai nhìn
vào các điều kiện tốt nhất của nhau, không có gì khác ngoài tình dục trong tâm
trí và không có gì khác can thiệp vào cuộc sống của ta. Ngay sau khi chuyển
thành mối quan hệ lâu dài, phần lớn mối quan hệ tình cảm sẽ ngay lập tức quay
trở lại thành vấn đề khiến ta bận tâm về cuộc hôn nhân. Ngoại tình chẳng có ích
gì, và cuối cùng mọi ngƣời đều bị tổn thƣơng ghê gớm. Đặc biệt là con trẻ — và
đối với chúng, ta phải thể hiện một lòng trung thành chính yếu.

Tôi không cố tỏ ra phi lý về hôn nhân và gia đình. Ta không thể trông mong
mọi cơ chế xã hội đều áp dụng tốt cho tất cả mọi ngƣời. Đôi khi, ta kết hôn với
một kẻ vũ phu tâm thần, một kẻ nói dối không chớp mắt bẩm sinh, một tên tội
phạm, một kẻ nghiện rƣợu, một kẻ bạo dâm (và có thể là một ngƣời nhƣng kiêm
đủ năm cái xấu kể trên). Vậy thì ta phải thoát ra. Nhƣng đó không phải là một
cái cửa sập. Đó là một thảm họa, giống nhƣ một cơn bão, và ta nên di chuyển ra
khỏi quỹ đạo của nó. Ta có thể bị cám dỗ: "Chà, ta chỉ sống chung với nhau
thôi, thay vì kết hôn thì sao? Ta sẽ sống thử. Điều đó có thể hợp lý". Nhƣng
chính xác thì có nghĩa gì, khi ta mời ai đó tới sống với ta, thay vì thực hiện cam
kết với nhau? Và ta hãy tỏ ra nghiêm khắc và thực tế một cách thích hợp về khả
năng đánh giá của mình, thay vì giả vờ rằng ta đang lái chiếc xe cũ để thử
nghiệm. Đây là ý nghĩa: "Giờ đây, ta giả định rằng chúng ta đều vó cảm tình với
nhau. Ta sẽ kết hôn. Nhƣng trên danh nghĩa là cả hai đều không ràng buộc nhau,
ta sẽ bảo lƣu quyền hoán đổi để có một lựa chọn tốt hơn vào bất kỳ thời điểm
nào đó". Và nếu ta không cho rằng đó là ý nghĩa của việc chung sống cùng với
nhau — nhƣ một tuyên bố có đạo đức rõ ràng và đầy đủ — thì hãy xem liệu ta
có thể xây dựng một cái gì đó hợp lý hơn không.

Ta có thể nghĩ, "Coi này, Bác sỹ, tôi nghi ngờ điều đó". Vì vậy, tại sao ta không
xem xét tới các số liệu thống kê, thay vì tập trung vào ý kiến thiển cận nhƣng
hợp lý của tôi? Tỷ lệ chia tay ở những cặp đôi không kết hôn nhƣng đang sống
cùng nhau — đƣợc coi nhƣ là kết hôn về mọi mặt ngoại trừ ý nghĩa chính thức
— cao hơn đáng kể so với tỷ lệ ly hôn ở các cặp đôi đã kết hôn(5). Và ngay cả
khi ta kết hôn và trở nên chân thành, có thể nói nhƣ vậy, với cá nhân mà ta đã
gắn kết, ta vẫn có nhiều khả năng ly hôn hơn là chƣa bao giờ sống cùng nhau
nhƣ ban đầu(6). Vậy ý tƣởng sống thử với nhau thì sao? Nghe có vẻ hấp dẫn,
nhƣng không có tác dụng.

Tất nhiên, có thể những ngƣời, mà dễ có nguy cơ ly hôn cao vì lý do tính khí,
cũng nhƣ có nhiều khả năng sống chung hơn, trƣớc hôn nhân hoặc không cần
kết hôn, ít khi hoặc nằm ngoài khả năng sống chung mà không đem lại kết quả
gì. Để gỡ rối đƣợc hai yếu tố nhân quả này là một điều không dễ dàng gì.
Nhƣng trên thực tế lại không quan trọng. Việc chung sống mà không có một
thỏa thuận cam kết lâu dài, đƣợc xã hội công nhận, đƣợc tổ chức theo lễ nghi,
đƣợc cân nhắc một cách nghiêm túc, lại không tạo ra đƣợc một cuộc hôn nhân
bền chặt hơn. Và không có gì tốt về điều đó — đặc biệt là đối với con trẻ, những
ngƣời phải chịu đựng tồi tệ hơn nhiều trong các gia đình cha mẹ đơn thân
(thƣờng vắng mặt nam giới)(7). Các giai đoạn. Vì vậy, tôi sẽ không coi đó là
một giải pháp thay thế hợp lý thong xã hội. Và tôi nói điều đó với tƣ cách là một
ngƣời đã chung sống với vợ tôi trƣớc khi tôi cƣới cô. Tôi không hoàn toàn vô
tội trong vấn đề này. Nhƣng điều đó không có nghĩa là tôi luôn đúng. Đó là một
cái gì đó khác, vƣợt xa cái tầm thƣờng. Ta chỉ là không có đƣợc nhiều cơ hội
trong đời để xây dựng một mối quan hệ thân mật diễn ra bình thƣờng. Có thể ta
phải mất 2 hoặc 3 năm để gặp đƣợc Ngƣời Thích Hợp đúng tiềm năng, và thêm
2 hoặc 3 năm nữa để xác định xem họ có thực sự là ngƣời nhƣ ta nghĩ hay
không. Tổng cộng ta mất 5 năm. Ta già đi nhanh hơn rất nhiều so với những gì
ta nghĩ, bất kể bây giờ ta bao nhiêu tuổi, và hầu hết những gì ta có thể làm với
gia đình — với hôn nhân, với con cái, v.v… — là từ khoảng 20 tới khoảng 35.
Do đó, ta có bao nhiêu cơ hội tốt trong vòng 5 năm? 3 cơ hội? Có thể là 4 nếu ta
may mắn?

Điều này có nghĩa là ta càng chờ đợi thì cơ hội càng giảm. Nếu ta là một ngƣời
góa vợ, hoặc một góa phụ, và ta phải hẹn hò khi đã 40 hay 50 tuổi, thì hãy cứ
nhƣ vậy. Ta mắc kẹt trong bi kịch, và đó chính là cuộc sống. Nhƣng tôi đã quan
sát bạn bè xung quanh tôi làm điều đó, và đó không phải là một định mệnh mà
tôi sẽ tình cờ mong ƣớc cho bất kỳ ai tôi yêu quý. Ta hãy tiếp tục xem xét vấn
đề này: Tất cả những ngƣời từ 16 tới 18 tuổi đều có nhiều điểm chung. Họ chƣa
nên hình nên dạng. Họ cũng rất dễ uốn nắn. Đó không phải là một sự xúc phạm.
Đó là sự thật. Đó cũng là lý do tại sao họ có thể học đại học và kết bạn suốt đời
(không có ý giễu cợt gì) với một ngƣời cùng phòng trong vòng một học kỳ. Tuy
nhiên, vào thời điểm ta ở độ tuổi trung niên, ta trở thành một con ngƣời kỳ dị và
độc nhất. Tôi biết những ngƣời tôi đã gặp vào thời điểm đó trong đời tôi qua
hơn một thập niên, mà dƣờng nhƣ tôi vẫn coi là những ngƣời mới quen. Đó là
một chức năng thuần túy của sự phức tạp do tuổi tác ngày càng tăng. Và đó chỉ
là tình bạn, không phải tình yêu — không phải là việc sống chung hay thậm chí
là sự gắn kết giữa hai gia đình tách biệt nhau.

Vì vậy, ta có một cuộc hôn nhân và con cái, mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp bởi vì
ta đủ kiên cƣờng và sợ hãi về một địa ngục đang chờ đợi trƣớc mặt bất cứ ai
không thƣơng lƣợng và hy sinh cái cần thiết để thiết lập hòa bình. Chắc chắn
giờ đây ta đang chuẩn bị nhiều hơn cho sự nghiệp của mình — hoặc công việc.
Đó là thành tựu thứ ba trong số 4 thành tựu mà ta có thể đạt đƣợc, với một vận
may và một tinh thần bất khuất, chỉ tồn tại trong nháy mắt của ta. Ta học đƣợc
cách thiết lập sự hòa hợp hiệu quả trong giới hạn chặt chẽ thuộc các mối quan
hệ thân mật và riêng tƣ nhất của ta, và ta có thể mang sự khôn ngoan đó tới nơi
làm việc. Ta là ngƣời tƣ vấn cho những ngƣời trẻ tuổi hơn, một đồng nghiệp vô
cùng hữu ích và là một cấp dƣới đáng tin cậy, và thay vì ta làm tan nát nơi ta
sống hay làm việc, thì ta cải thiện nó. Và nếu tất cả mọi ngƣời đều làm điều đó
thì thế giới sẽ trở thành một nơi ít bi thảm và bất hạnh hơn nhiều. Nói không
chừng thế giới sẽ trở nên tốt hơn. Và có lẽ ta sẽ học đƣợc cách tận dụng hiệu
quả thời gian rảnh rỗi ngoài khoảng thời gian dành cho gia đình và công việc.
Và đó là thành tựu thứ tƣ trong số 4 thành tựu — và thành tựu này, giống nhƣ
các thành tựu khác, đều có thể phát triển hơn nữa. Có lẽ ta sẽ ngày càng giỏi
hơn trong những việc tƣơng tự để có thể giải quyết ngày càng nhiều vấn đề khó
khăn hơn, và trở thành một công trạng, theo cách riêng của ta, đối với tinh thần
nhân loại. Và đó mới là cuộc sống thực sự.

Trở lại với hôn nhân. Ta lên kế hoạch và chăm chỉ duy trì tính lãng mạn trong
mối quan hệ nhƣ thế nào? Chà, ta buộc phải quyết định: "Ta có muốn một chút
lãng mạn trong cuộc sống hay không?" Nếu ta thực sự nghĩ về điều đó, không
oán giận — không vui vẻ khi tƣớc đoạt niềm khoái lạc của ngƣời bạn đời, giờ
đây đang bị xa lánh, với một nỗ lực nhƣ vậy — thì câu trả lời thƣờng là có. Tình
dục và lãng mạn: cuộc phiêu lƣu, khoái lạc, thân mật và niềm phấn khích mà
mọi ngƣời thƣờng hình dung về quá trình trải nghiệm đó, khi họ cảm thấy mình
có nhu cầu đƣợc chạm vào tính thiêng liêng đó. Ta thực sự muốn điều đó.
Những niềm vui trong cuộc sống thƣờng rất hiếm và rất đáng quý, nên ta phải
luôn trân trọng mà không cần biết tới lý do. Làm thế nào để ta đạt đƣợc điều đó?
Với một chút may mắn, điều đó sẽ xảy ra giữa ta và ngƣời ta thích; nếu may
mắn hơn, và có thỏa thuận cam kết đầy đủ, điều đó sẽ xảy ra giữa ta và ngƣời ta
yêu. Nhƣng đạt đƣợc điều này không hề dễ dàng. Nếu ta quyết định lập gia đình
với ai đó, ta sẽ phải thƣơng lƣợng rất nhiều để giữ cho cả hai trạng thái "thích"
và "yêu" cùng tồn tại.

KINH TẾ TRONG GIA ĐÌNH

Dƣới đây là một số cân nhắc dựa trên thực tế. Các vấn đề này có vẻ nhƣ quá xa
rời chủ đề lãng mạn. Tuy nhiên, ta cần phải thảo luận rõ ràng vì ta đã vƣợt qua
đƣợc — hoặc đánh mất đi — vai trò truyền thống của mình và chƣa đƣa ra đƣợc
sự thay thế phù hợp. Trƣớc đó — có lẽ là trƣớc khi phát minh ra thuốc tránh
thai, đó là một cuộc cách mạng về sinh học — đàn ông làm những việc của nam
giới, bất kể họ là gì, và phụ nữ làm những việc của nữ giới, bất kể họ là ai. Vai
trò truyền thống hữu ích hơn nhiều so với những gì mà ngƣời hiện đại, những
ngƣời đánh giá quá cao khả năng chịu đựng của họ đối với tự do và lựa chọn, có
xu hƣớng nhận ra. Trong một xã hội ít thay đổi nhanh chóng, ai cũng đều có
một số ý thức về nhiệm vụ của mình. Điều đó không loại bỏ sự căng thẳng
(không có gì loại bỏ đƣợc sự căng thẳng), nhƣng ít nhất là có một khuôn mẫu.
Nếu không có một khuôn mẫu nào cho việc một trong hai ngƣời nên làm khi
sống chung với ai đó, thì ta bắt buộc phải tranh luận về điều đó — hoặc thƣơng
lƣợng về điều đó, nếu ta có khả năng, nhƣng trên thực tế có lẽ ta không phải là
loại ngƣời nhƣ vậy. Chỉ có một số ít ngƣời có khả năng đó.

Nếu ta chuẩn bị lập gia đình với ngƣời ta yêu và kỳ vọng, và muốn tiếp tục giữ
đƣợc tình cảm này, ta sẽ phải, bằng cách nào đó, xác định rõ ai sẽ làm gì. Đó là
sự thay thế cho các vai trò. Ai sẽ dọn giƣờng? Dọn khi nào? Giƣờng phải đƣợc
dọn theo mức độ hoàn hảo nhƣ thế nào để hai bên đều có thể chấp nhận đƣợc?
Và nếu điều này không đƣợc xử lý tốt, cuộc trò chuyện sẽ nhanh chóng trở nên
phản tác dụng: "Tôi dọn xong giƣờng rồi đó". "Chà, anh làm ẩu tả quá". "Tôi
chƣa từng thấy cô hài lòng về bất cứ chuyện gì. Nếu cô nghĩ tôi dọn giƣờng ẩu
thì tôi không dọn nữa, cô tự đi mà dọn!" "Chà, có lẽ anh nên nâng tiêu chuẩn
của mình lên đi, không chỉ về cái giƣờng này thôi đâu!" Sẽ mất rất nhiều ngày
để có thể giải quyết đƣợc vấn đề — nếu nó có thể đƣợc giải quyết — và đó cũng
chỉ mới là chuyện xung quanh cái giƣờng. Và đó mới chỉ là 10 phút đầu tiên của
buổi sáng. Và còn rất nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết hơn chỉ là vấn đề về
cái giƣờng. Nhƣng nếu không đƣợc giải quyết, thì đó sẽ luôn là vấn đề vào sáng
hàng ngày, mỗi ngày trong tuần, trong tháng, trong năm, mọi ngƣời đều tức giận
ngay khi thức dậy và bƣớc vào phòng ngủ với những thứ khác bắt đầu không
theo trật tự. Điều đó không có gì là tốt.

Sự nghiệp của ai sẽ đƣợc ƣu tiên? Khi nào và tại sao? Ai dạy con và răn đe kỷ
luật? Ai dọn dẹp nhà cửa? Ai trải bàn ăn? Ai dọn rác? Ai lau nhà tắm? Ai lập và
quản lý tài khoản ngân hàng chung? Ai đi chợ? Mua quần áo? Đồ nội thất? Ai
phải trả tiền? Ai chịu trách nhiệm về các khoản thuế? Vân vân và vân vân. Có lẽ
phải hơn 200 điều cần phải giải quyết trong một gia đình bình thƣờng — phức
tạp nhƣ ta đang điều hành một doanh nghiệp, cộng với khó khăn là phải cố gắng
quản lý nó cùng với một thành viên trong gia đình, lặp đi lặp lại hàng ngày. Rốt
cuộc, cuộc đời ta chủ yếu bao gồm những việc đƣợc lặp đi lặp lại thƣờng xuyên.
Ta có thể thƣơng lƣợng phân chia trách nhiệm cho từng nhiệm vụ hoặc đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau, trong khi tranh cãi không ngừng, kèm theo tính bƣớng
bỉnh, tỏ ra im lặng cùng các nỗ lực nửa vời trong việc "hợp tác". Điều đó không
tốt cho tính lãng mạn trong mối quan hệ hôn nhân của ta. Do đó, điều đặc biệt
quan trọng là phải đặt các vấn đề nội bộ trong kinh tế gia đình vào một nền tảng
vững chắc.

Đó là một tập hợp các vấn đề cực kỳ khó giải quyết, bởi vì nó có nghĩa là ta
phải ý thức đƣợc cách sắp xếp các thứ bậc trách nhiệm giữa các thành viên
trong gia đình. Ta đƣợc yêu cầu phải thƣơng lƣợng mọi chi tiết nhỏ nhặt và tầm
thƣờng (nhƣng nếu ta coi đó là điều tầm thƣờng thì rõ ràng là ảo tƣởng): Ai
chuẩn bị bữa ăn? Khi nào thì nên chuẩn bị bữa ăn? Có nghĩa gì khi thay thế
bằng các nhiệm vụ khác? Làm thế nào để ta cảm ơn ngƣời đã chuẩn bị bữa ăn?
Ai sắp chén dĩa vào máy rửa? Ai rửa chén dĩa? Ta phải dọn chén dĩa dơ nhanh
nhƣ thế nào sau khi ăn xong? Chén dĩa nào sẽ đƣợc xài? Ta sẽ ăn món gì? Còn
con cái sẽ có vai trò gì? Ta có ngồi ăn cùng nhau không? Ta có thƣờng dùng
bữa chung với nhau không? Mỗi câu hỏi đều có thể trở thành một cuộc chiến
đẫm máu. Ngƣời nghĩ cái này, ngƣời kia nghĩ cái khác, ai biết ai đúng ai sai? Vì
vậy, ta phải đấu tranh, phải đi tới thống nhất chung một ý kiến. Để làm đƣợc
nhƣ vậy là rất khó. Có lẽ phải trải qua hàng chục hàng trăm cuộc tranh cãi.
Nhƣng họ tranh cãi nhƣ vậy với một mục đích, và mục đích đó là để tìm cho ra
một giải pháp khả thi, để những cuộc tranh cãi về vấn đề đó không còn cần thiết
nữa. Điều đó làm cho việc thiết lập hòa bình trở thành mục tiêu, và hòa bình
không thể đƣợc thiết lập ngoại trừ việc thông qua đàm phán, và điều đó đòi hỏi
một thỏa thuận cam kết đủ vững chắc để chống chọi lại các xung đột nghiêm
trọng và sâu sắc.

Điều tiếp theo ta phải làm — từ kinh nghiệm trị liệu tâm lý lâm sàng và cuộc
hôn nhân 30 năm của tôi — chính là có một cuộc đối thoại thực sự với ngƣời
bạn đời của mình khoảng 90 phút một tuần, về các vấn đề xảy ra trên thực tế lẫn
các vấn đề cá nhân. "Có chuyện gì xảy ra với em tại nơi làm việc?" "Anh có
quan tâm tới chuyện gì đang xảy ra với lũ trẻ không?" "Nhà mình có cần sửa
chữa gì không?" "Có điều gì phiền phức mà ta có thể cùng giải quyết không?"
Chỉ cần ta chịu giao tiếp thuần túy một cách thiết thực: một phần vì ta có một
câu chuyện, ngƣời bạn đời của ta có một câu chuyện, và cả hai đều có một câu
chuyện chung. Để biết câu chuyện của ta, ta phải kể ra, và để ngƣời bạn đời có
thể hiểu đƣợc, họ phải chịu lắng nghe. Điều đó thực sự cần thiết để việc giao
tiếp đó diễn ra liên tục. Quá trình giao tiếp không nhất thiết phải diễn ra trong
90 phút. Có thể là 15 phút một ngày. Nhƣng ta phải giữ đƣợc tín hiệu luôn sẵn
sàng để giao tiếp, vì vậy ta sẽ luôn biết đƣợc ngƣời kia đang ở đâu, và ngƣợc
lại. Nếu ta giảm xuống dƣới 90 phút một tuần, ta sẽ tạo ra một đống các vấn đề
tồn đọng và câu chuyện chung của cả hai sẽ không đƣợc nhắc tới. Tại một thời
điểm nào đó, lƣợng công việc tồn đọng đó lớn tới mức ta không biết mình là ai
và chắc chắn ta cũng không biết ngƣời bạn đời của mình là ai, rồi lại trở nên xa
lánh nhau. Mối quan hệ của ta mất đi sự gắn kết. Đó là một tình huống tồi tệ.

Khi tôi giúp ai đó giải quyết cuộc hôn nhân của họ, thì chúng tôi luôn cố tập
trung vào các vấn đề thƣờng nhựt. Tôi không quan tâm tới các kỳ nghỉ, những
dịp đặc biệt, hoặc bất cứ thứ gì khác thƣờng. Không phải những thứ đó không
quan trọng, nhƣng các thói quen hàng ngày lại là thứ quan trọng hơn. Chúng
phải đƣợc thiết lập một cách đúng đắn. Tôi muốn đƣợc tƣờng tận các hoạt động
trong ngày của cả hai. Có thể cả hai thức dậy cùng nhau; dùng bữa cùng nhau.
Ta thực hiện đều đặn nhƣ vậy mỗi ngày. Có lẽ là việc thức dậy, chuẩn bị cho
một ngày mới, và dùng bữa cùng nhau sẽ tiêu tốn của ta 5 tiếng một ngày. Nhƣ
vậy nó sẽ chiếm 1/3 khoảng thời gian khi ta thức và do đó, cũng chiếm 1/3 thời
gian của cuộc đời ta. Đó là 35 tiếng mỗi tuần — cả một tuần làm việc; cả một sự
nghiệp. Hãy tiến hành cho đúng. Hãy tự hỏi bản thân mình và hỏi lẫn nhau: Ta
muốn xây dựng khoảng thời gian này nhƣ thế nào? Làm thế nào mà ta có thể
khiến cho mỗi buổi sáng khi thức dậy ta cảm thấy dễ chịu? Ta có thể tiếp xúc
với nhau một cách lịch sự, quan tâm nhau và có lẽ không nên tập trung vào các
thiết bị điện tử trong khi đang dùng bữa cùng nhau không? Ta có thể làm cho
bữa ăn trở nên ngon miệng hơn và bầu không khí vui vẻ hơn không? Hãy xem
xét việc ta về nhà vào mỗi buổi tối. Tôi cho rằng quy trình này sẽ tiêu tốn mất
10 phút. Vì vậy, nó chiếm 1 tiếng mỗi tuần; 50 tiếng một năm — tƣơng đƣơng
với một tuần rƣỡi ta làm việc toàn thời gian. Ta dành khoảng thời gian một tuần
rƣỡi làm việc mỗi năm để đƣợc ai đó chào đón mỗi khi ta đi làm về và bƣớc vào
cửa. Điều đó chiếm một phần khá lớn trong sự tồn tại của ta. Điều gì hạnh phúc
hơn, khi có ai đó đón ta ở cửa và thể hiện ra một niềm vui nhất định khi gặp ta,
hay là ta bị phớt lờ vì mọi ngƣời đều đang dán mắt vào điện thoại, hoặc phủ đầu
ta bằng vô số lời phàn nàn? Ta muốn nhƣ thế nào để không cảm thấy chán nản
khi về đến nhà? Có những việc mà cả hai làm cùng nhau đều rất tầm thƣờng;
những điều ta làm hàng ngày. Nhƣng chúng là toàn bộ cuộc sống của ta. Nếu ta
thực hiện chúng một cách đúng đắn thì ta đã xây dựng bản thân hiệu quả hơn rất
nhiều so với những gì ta có thể nhận ra. Nếu ta có thể dành chiến thắng trong
cuộc chiến nhằm thiết lập lại sự hài hòa cho nền kinh tế gia đình, chính là ta vừa
dành đƣợc thắng lợi chung cuộc. Và sau đó, ta có thể tập trung vào việc xây
dựng các kỳ nghỉ lãng mạn nhƣ ở trong một khách sạn sang trọng, hay một ngôi
nhà nhỏ ở vùng quê, hoặc một khu nghỉ dƣỡng trọn gói, hoặc một cuộc phiêu
lƣu hấp dẫn.

Hãy bắt đầu bằng cách hiểu đúng các vấn đề này và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy
ra. Chẳng hạn, ta sẽ có những lần dùng bữa trong bình yên, và ta sẽ không chết
vì thất vọng hay cao huyết áp. Ta sẽ phải chiến đấu để đạt đƣợc thành tựu nhƣ
vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là ta có chiến đấu hay không (bởi vì
chắc chắn ta phải chiến đấu), mà là kết quả của việc ta có đạt đƣợc hòa bình hay
không. Để đạt đƣợc hòa bình là phải đƣa ra một giải pháp thƣơng lƣợng. Và ta
bắt buộc phải đi tới đƣợc một giải pháp thƣơng lƣợng về mọi trách nhiệm và cơ
hội mà cả hai phải chia sẻ với tƣ cách là một cặp vợ chồng — và về mọi trở ngại
mà cả hai có thể gặp phải. Ít nhất thì ta cũng sẽ có ngƣời để tâm sự khi cuộc đời
trở nên phức tạp. Và ta có lợi thế là có đƣợc hai cái đầu suy nghĩ cùng một lúc,
mặc dù đôi khi không nhìn thẳng vào mắt nhau. Tất cả có nghĩa là vấn đề về
việc thấu hiểu ta muốn gì và thảo luận điều đó với đối phƣơng phải đƣợc giải
quyết trƣớc khi tính lãng mạn trong mối quan hệ của ta có thể đƣợc duy trì.

Các mục tiêu khác giữ cho ta có lý trí. Đó là một phần lý do tại sao nói kết hôn
là một ý tƣởng tốt. Tại sao? Chà, ta là ngƣời mất một nửa lý trí, và vợ/chồng ta
cũng vậy (tốt, có thể không phải một nửa — nhƣng rất nhiều). Tuy nhiên, hãy
hy vọng rằng đó không phải là một nửa giống nhau. Sau này ta có thể gặp các
cặp đôi có cùng điểm yếu, và họ gộp các điểm thất bại vào với nhau. Chẳng
hạn, có thể cả hai đều quá thích uống rƣợu, và họ cùng nhau nghiện rƣợu. Điều
ta muốn, để tránh số phận nhƣ vậy, là một ngƣời trong cặp đôi thích rƣợu,
nhƣng không phải là cả hai. Điều này sẽ gây ra một số xung đột nhất định trong
ngắn hạn, nhƣng kết quả về lâu dài (tránh một trong cả hai bạn trở thành một kẻ
nghiện rƣợu) có thể có lợi. Ngƣời không uống rƣợu sẽ uống một hoặc hai ly
trong một dịp xã giao, chỉ để tránh thái độ quá cứng nhắc, còn ngƣời thích uống
rƣợu sẽ đƣợc kiềm chế nếu nhƣ không kiểm soát đƣợc.

Nói chung, đó là một sự tình cờ may mắn, khi các đặc điểm cá nhân có thể đƣợc
phân bổ một cách ngẫu nhiên, và nếu ta kết hợp với ngƣời khác, thì sẽ có thể
tìm thấy sức mạnh nào đó ở nơi ta yếu và ngƣợc lại. Khi kết hợp hai ngƣời lại
để tái tạo Nhất Thể — là tính tƣợng trƣng — thì ta có cơ hội tạo ra một bản thể
mới hợp lý và lành mạnh hơn. Điều đó tốt cho cả hai, thậm chí còn tốt hơn cho
con cái của họ (giúp chúng thích nghi với cuộc sống và có đƣợc hành vi lành
mạnh), và cũng tốt cho tình bạn và thế giới rộng lớn này.

Có rất nhiều hoạt động hƣớng tới sự thống nhất các chức năng là kết quả của
đối thoại và giao tiếp. Nếu ta đủ trƣởng thành, ta sẽ biết rằng mọi ngƣời đều
đang tuyệt vọng và đau khổ. Khi ta còn trẻ và chƣa có nhiều kinh nghiệm, ta có
thể đƣa ra hai giả định, một cách khá phiến diện và đơn giản là không đúng với
thực tế. Đầu tiên là luôn có một ngƣời hoàn hảo đâu đó ngoài kia. Ta thậm chí
có khả năng gặp phải một ngƣời hoàn hảo, ngƣời mà ta nhìn thấy đƣợc qua ảo
tƣởng của mình, và yêu họ một cách tuyệt vọng và ngu ngốc (ngu ngốc bởi vì ta
chỉ yêu thích cái hoàn hảo theo ý của ta, chứ không phải là của ngƣời đó — điều
này rất dễ gây nhầm lẫn cho mục tiêu ta trao tình cảm). Thứ hai là có ai đó
ngoài kia hoàn hảo đối với ta. Từ 2 giả định này, ta đang mắc ít nhất 3 lỗi, cũng
không phải tệ lắm, vì ta chỉ đƣa ra 2 giả định.

Ngay từ đầu, không có bất kỳ ai ngoài kia là hoàn hảo. Chỉ có những ngƣời
tuyệt vọng và đau khổ ngoài kia — có lẽ khá nghiêm trọng, mặc dù không phải
lúc nào cũng vô phƣơng cứu chữa cộng thêm một chút đặc trƣng riêng của từng
cá nhân. Ngoài ra, nếu có ai đó hoàn hảo ngoài kia, họ sẽ nhìn ta một cái rồi bỏ
chạy và hét lên. Trừ khi ta đang lừa dối, tại sao ta lại muốn kết thúc với ai đó tốt
hơn ta? Ta nên thực sự cảm thấy kinh hãi nếu ta đƣợc chấp nhận là một ngƣời
để hẹn hò. Đó là một ý tƣởng kinh hoàng — hẹn hò với một kẻ ít nhất cũng gặp
nhiều rắc rối nhƣ ta. Điều đó không tệ bằng việc ở một mình với chính bản thân,
vẫn còn nằm ở ngoài cái chảo lửa đang cháy — và ít nhất ngọn lửa có thể biến
đổi ta. Vì vậy, ta tiến tới kết hôn, nếu ta có đủ can đảm — nếu ta có bất kỳ tầm
nhìn dài hạn, khả năng thề nguyện và chấp nhận trách nhiệm nào; nếu ta thực sự
trƣởng thành — thì cả hai sẽ hòa hợp với nhau. Và thậm chí có trƣờng hợp tham
gia vào một quá trình không rõ ràng nhƣ vậy khiến cả hai trở thành một ngƣời
có lý trí với khả năng phát triển. Vậy nên, ta nói. Về mọi thứ. Dù có đau đớn tới
đâu. Và ta thiết lập nền hòa bình. Và ta phải cảm ơn Chúa Quan Phòng nếu ta
chế ngự đƣợc, bởi vì xung đột là một điều kiện mặc định.

CUỐI CÙNG LÀ LÃNG MẠN

Không có nhiều điểm nhấn trong chƣơng này khi nói về tính lãng mạn — ít nhất
là không phải về việc duy trì tính lãng mạn. Lãng mạn là một cuộc chơi, và cuộc
chơi sẽ không diễn ra dễ dàng khi có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Cuộc chơi này
đòi hỏi phải hòa bình, và hòa bình đòi hỏi phải thƣơng lƣợng. Và ta vẫn có thể
gặp may mắn ngay cả khi ta đƣợc tham gia.

Vấn đề lãng mạn trong hôn nhân — thân mật và tình dục — là một vấn đề phức
tạp, với một con rồng dữ tợn ẩn nấp bên dƣới mọi câu hỏi. Ví dụ: Nếu lấy nhau
rồi thì ai sẽ phụ thuộc vào ai trong chuyện tình dục? Câu trả lời không phải là
"không quan hệ tình dục". Đó không phải là câu trả lời, bởi vì một phần của
thỏa thuận là để xây dựng một cuộc sống lãng mạn theo cách đẹp lòng cả hai.
Đó là một tiền đề ngầm làm ổn định cuộc sống hôn nhân. Có lẽ không phải là
quan hệ tình dục 15 lần một ngày, và có lẽ không phải là quan hệ tình dục miễn
cƣỡng mỗi năm một lần. Đó là một ranh giới nào đó giữa các thái cực, và đó là
nơi ta phải bắt đầu thƣơng lƣợng.

Quan sát của tôi là một cặp vợ chồng trƣởng thành điển hình — khi họ có đủ
các yếu tố nhƣ công việc, con cái và kinh tế mà ta vừa thảo luận, và tất cả các
nỗi lo, trách nhiệm và mối quan tâm — có thể xoay sở 1 hoặc 2 lần một tuần,
hoặc thậm chí 3 lần một tuần (thực tế là không có khả năng này), để có đƣợc
một đoạn kết lãng mạn. Với tần suất đó, nếu đƣợc xử lý tốt, dƣờng nhƣ có thể
chấp nhận đƣợc đối với cả hai. Tôi cho rằng 2 thì tốt hơn 1 lần, và 1 lần thì tốt
hơn nhiều so với không có lần nào. Không có lần nào là rất tệ. Nếu ta tiến về 0,
thì một trong hai ngƣời đang cai trị ngƣời kia, và ngƣời kia thì chỉ biết phục
tùng. Nếu ta tiến về 0, thì một trong hai ngƣời sẽ ngoại tình — cả về thể xác,
tình cảm, trong trí tƣởng tƣợng. Tôi không muốn nói giảm nói tránh vấn đề này.
Một cái gì đó phải cho đi, và cái gì đó không còn, ở đâu đó, khi tính lãng mạn
biến mất và tần suất thân mật rớt chạm đáy; phải xuất hiện một dấu hiệu mạnh
mẽ tuyên bố rằng "thực sự không tốt". Tôi không khuyên mọi ngƣời ngoại tình,
nhƣng đó là những gì ta thiết lập nếu đời sống tình dục dần biến mất. Có lẽ ta
muốn đi theo con đƣờng đó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngoại tình vì ta
muốn đóng vai một kẻ tử vì đạo: "Vợ tôi bỏ tôi để đi ngoại tình, thực tội nghiệp
cho tôi". Và tại sao cô ta lại làm nhƣ vậy? "Chà, có lẽ là do đời sống tình dục
của chúng tôi" (và đây là một câu trả lời có thể cần đào sâu thêm một chút).
"Chính xác thì ý ông muốn nói gì?" "Chà, chúng tôi đã không quan hệ trong
vòng 2 năm nay, và cô ta đã đi ngoại tình".

Đây không phải là một cú sốc. Ta nên bắt đầu bằng cách giả định rằng bạn đời
của ta là một con ngƣời tƣơng đối bình thƣờng và có một mức độ thỏa mãn tình
dục nhất định với một yêu cầu hợp lý — cứ cho là khoảng 2 lần một tuần, trong
điều kiện bận rộn. Vào những ngày đầu hôn nhân, có thể không có vấn đề gì khi
bày tỏ sự quan tâm lãng mạn tới ngƣời bạn đời, nhƣng trên thực tế lại có quá
nhiều điều phải làm để sống. Hẹn hò là đau đớn, ngay cả khi ta còn độc thân.
Tôi hoàn toàn biết rằng ở đó cũng có chút phiêu lƣu, nhƣng có rất nhiều cái xảy
ra trong các bộ phim, chứ không phải chỉ trên các trang web hẹn hò trên
internet, trong các tin nhắn, quán cà phê, nhà hàng và quán bar, nơi những cuộc
gặp gỡ khó xử đầu tiên xảy ra. Ta thực sự phải cố gắng, và ta sẽ, nếu còn độc
thân, bởi vì ta cô đơn, thèm khát sự chú ý và khao khát sự gần gũi thể xác.
(Trung bình, những ngƣời độc thân quan hệ tình dục ít hơn nhiều so với những
ngƣời đã kết hôn, mặc dù tôi cho rằng một tỷ lệ nhỏ đang sống nhƣ những tên
cƣớp. Nhƣng tôi thấy rằng ngay cả những ngƣời thành công theo cách đó cũng
không tự giúp đƣợc mình).

Do đó, là một ngƣời độc thân, ta bắt buộc phải hẹn hò, bởi vì ta cô đơn và thiếu
thốn, nhƣng đó không phải là vấn đề đơn giản. Ta phải dành không gian trong
cuộc sống cho việc hẹn hò. Ta phải lên kế hoạch. Ta phải tận dụng trí tƣởng
tƣợng, phải xài tiền, tìm một ngƣời hẹn hò có thể chấp nhận đƣợc, và nhƣ ngƣời
ta thƣờng hay nói, phải hôn nhiều con ếch mới mong tìm đƣợc hoàng tử (hoặc
tìm đƣợc công chúa). Mọi ngƣời thƣờng cảm thấy nhẹ nhõm khi họ kết hôn, bởi
vì họ không phải làm tất cả những nỗ lực thƣờng xuyên phản tác dụng nữa.
Nhƣng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là giờ đây ta đã rời khỏi cuộc chơi;
rằng ta có thể mặc đồ lót và mang vớ trắng rồi nằm dài và cho rằng tất cả các
thú vui giả định của Hugh Hefner sẽ tự động xuất hiện trong ngôi nhà của ta.
Vẫn còn cần rất nhiều nỗ lực, trừ khi ta muốn chuyện tình cảm tan biến. Ta phải
nói về nó. Ta phải có một cuộc đối thoại khó khăn và đáng xấu hổ: "Lịch sẽ thế
nào đây, em yêu? Thứ ba và thứ năm? Thứ tƣ và thứ sáu? Thứ hai và thứ bảy?"
Rồi ta nghĩ, "Ôi, Chúa ơi. Giống nhƣ cắt rồi đem phơi khô vậy. Thực tầm
thƣờng và dễ đoán. Giống nhƣ mọi thứ đều đƣợc lên kế hoạch trƣớc vậy, thực
dụng, phản lãng mạn và máy móc. Nó thực vô nghĩa, và biến tình dục trở thành
một nghĩa vụ. Niềm vui ở đâu? Đâu là tính ngẫu hứng, những bản nhạc jazz nhẹ
nhàng, những ly cocktail, và niềm sôi động hấp dẫn tới bất ngờ? Bộ lễ phục và
chiếc váy nhỏ màu đen ở đâu?" Đó là những gì ta mong đợi? Ngay cả trong vô
thức, trong những tƣởng tƣợng ngu ngốc của ta? Ta thƣờng lên kế hoạch nhƣ
thế nào khi hẹn hò? Bao giờ? Và (hãy nhớ rằng ta là ngƣời lớn) ta có muốn 2
công việc (2 nghề nghiệp, 2 mức thu nhập), 2 đứa trẻ, với một mức sống hợp lý
— cùng tính tự nhiên? Và ta không định làm cho mọi thứ đƣợc "ổn định" hơn
sao?

Chúc may mắn. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra — theo kinh nghiệm nghiên
cứu lâm sàng (và cá nhân) của tôi — không phải là do không nỗ lực nhiều.
Chuyện xảy ra là các nhu cầu thiết yếu tuyệt đối của cuộc sống sẽ đƣợc ƣu tiên
hơn là các nhu cầu thiết yếu trong mơ. Có lẽ sẽ có một danh sách 10 điều ta sẽ
làm trong một ngày, và tình dục đứng thứ 11. Không phải ta không nghĩ tình
dục là quan trọng, nhƣng ta đừng bao giờ đặt nó ở vị trí dƣới vị trí thứ năm
trong danh sách 10 điều. Ta phải tạo ra một không gian và thời gian riêng, và ta
phải thực hiện một cách có ý thức. Ta có thể nghĩ rằng, "Sẽ nhƣ thế nào khi
dành một khoảng thời gian lãng mạn với ngƣời mà tôi đã từng bị thu hút?" Ta
phải nghĩ cho thực kỹ. Có thể trƣớc khi bƣớc lên giƣờng, ta nên đi tắm, thoa
một chút son môi, một chút nƣớc hoa, mặc một bộ quần áo hấp dẫn và gợi tình.
Hãy ta là đàn ông, hãy mua một số bộ đồ lót cho vợ mình và nếu ta là phụ nữ,
hãy can đảm mặc lên ngƣời. Nếu ta là đàn ông, thì dành một hoặc hai lời khen
ngợi cho lòng dũng cảm đó thì không phải là một ý kiến tồi. Có thể ta thực hiện
việc này mỗi năm một lần. Ta đang cố gắng xây dựng lại sự tự tin. Hãy lắp thử
một số đèn có ánh sáng dịu nhẹ và đẹp mắt — cũng có thể thắp vài ngọn nến (ta
phải xài nến, và nên đƣợc khuyến khích phải mua nến; và lòng hoài nghi nên
đƣợc giữ ở mức tối thiểu tuyệt đối, nếu ta không muốn phá vỡ những cái mong
manh). Đây là một quy tắc: đừng bao giờ trừng phạt ngƣời bạn đời của ta vì đã
làm điều gì đó mà ta muốn họ tiếp tục làm. Đặc biệt là nếu cần một chút lòng
can đảm thực sự — vƣợt lên trên trách nhiệm — để xoay sở.

Thay vì hình dung ta ngoại tình với ngƣời khác, hãy thử lên kế hoạch cho một
tình huống lãng mạn mà ta có thể tƣởng tƣợng, bởi vì đó là kiểu mà mọi ngƣời
thƣờng tƣởng tƣợng khi họ nghĩ tới việc ngoại tình (nếu họ có trí tƣởng tƣợng).
Hãy thử ngoại tình với vợ hoặc chồng của ta xem. Có thể ngƣời chồng sắp xếp
lại phòng ngủ trong khi ngƣời vợ đang chuẩn bị trong phòng tắm. Ta đã đề cập
tới nến. Một chút âm nhạc thì sao? Một chút dọn dẹp cho căn phòng sạch sẽ và
— theo ý Chúa — hấp dẫn về mặt thẩm mỹ thì sao? Đó là một sự khởi đầu. Và
có thể, cả hai sẽ không trở nên già cỗi và phát tƣớng, yếu đuối và đạo đức giả,
nhanh nhất có thể chỉ để hắt hủi nhau, điều mà nhiều cặp đôi chắc chắn đã làm.
Và sau đó, ta có thể có đƣợc cái ta cần, và thậm chí đạt đƣợc cái ta muốn.
Nhƣng ta sẽ phải thừa nhận mong muốn của bản thân đồng thời tiến hành
thƣơng lƣợng với ngƣời bạn đời. Ta thích gì? Ngƣời kia thích gì? Và cả hai có
định cho nhau biết không? Ta có sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi thực hành sai
không? Ta có sẵn sàng học một chiêu số khác, ngay cả khi ta cảm thấy mình
nhƣ một kẻ ngốc khi lần đầu tiên thử?

Không có cái gì là dễ dàng trong chuyện này. Mọi ngƣời đối xử với nhau nhƣ
thể mà họ không còn gì để nói với nhau, điều này không có ích gì cho hôn nhân.
Có lẽ, nếu ta đang ở trong tâm trạng muốn thƣơng lƣợng và tiếp cận với thiện
chí, ta có thể quyết định cái ta cần và muốn, và sắp xếp chính xác các điều
khoản thƣơng lƣợng cho phù hợp. Ta có thể tự hỏi mình, "Hãy nhìn xem, tôi
phải thiết lập nhƣ thế nào để tôi có thể tiếp tục quan tâm tới ngƣời bạn đời trong
20 năm tới, để tôi không phải lang thang nhƣ một thằng ngốc, nhƣ rất nhiều
ngƣời đã từng làm? Điều kiện tiên quyết tối thiểu để tôi thỏa mãn tình dục là
gì?" Ta có thể cố thuyết phục bản thân rằng điều đó là không cần thiết; mà ta có
thể phải cố bằng tất cả những gì ta có, ngay cả khi ta không có gì hết. Nhƣng ta
không thể. Sẽ không nếu ta có bất kỳ lòng tự trọng hay ý thức nào. Luôn có một
cái gì đó mà ta sẽ muốn và cần. Nếu ta cởi mở trao đổi về một vấn đề, đồng thời
để bản thân cởi mở với các thông tin tƣơng tự từ ngƣời bạn đời, thì cả hai sẽ
không chỉ có thể nhận đƣợc những gì mà bản thân muốn từ nhau, mà thậm chí
còn hơn cả những gì cả hai có thể mong đợi.

Lên kế hoạch cho một số ngày đặc biệt cho cả hai, sau đó tiến hành theo kế
hoạch và tiếp tục cho tới khi ta thành thạo. Hãy thƣơng lƣợng và tiến hành theo
những gì đã thƣơng lƣợng. Cho phép bản thân nhận thức đƣợc cái gì ta muốn và
cần, và lịch sự cho ngƣời bạn đời biết bí mật đó. Rốt cuộc thì ta còn định nói
cho ai biết nữa chứ? Hãy cống hiến hết mình cho một lý tƣởng cao đẹp hơn mà
một mối quan hệ chân thành nhất thiết phải phụ thuộc vào, và nghiêm túc làm
điều đó để giữ cho tâm hồn ta nguyên vẹn. Hãy duy trì những lời thề trong hôn
nhân, để ta đủ liều lĩnh thƣơng lƣợng một cách chân thành. Đừng để ngƣời bạn
đời phản đối ta bởi ta thiếu hiểu biết hoặc từ chối giao tiếp với ta. Đừng ngây
thơ mà mong đợi tình yêu tự duy trì vẻ đẹp của nó mà không cần quá trình nỗ
lực hết mình từ phía ta. Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình theo cách mà ta thấy
có thể chấp nhận đƣợc, và không nên tỏ ra độc đoán hay ép mình phải phục
tùng. Quyết định cái ta cần để giữ cho bản thân hài lòng cả trên giƣờng lẫn bên
ngoài phòng ngủ. Và có lẽ — chỉ là có lẽ — ta sẽ duy trì đƣợc tình yêu của đời
mình và sẽ có đƣợc một ngƣời bạn đời tâm giao, và tảng đá lạnh giá mà ta đang
nằm lên ở tận cùng vũ trụ này sẽ ấm áp hơn và dễ chịu hơn một chút. Và ta sẽ
rất cần điều đó, bởi vì thời điểm khó khăn luôn luôn tồn tại trên đƣờng ta đi, và
tốt hơn hết là ta nên có một cái gì đó để chống chọi lại, nếu không sự tuyệt vọng
sẽ ghé thăm và ta sẽ không thể nào đi tới đích.

Lên kế hoạch và chăm chú tiến hành để duy trì tính lãng mạn trong mối quan hệ
của ta.
QUY LUẬT XI

ĐỪNG ĐỂ BẢN THÂN TRỞ NÊN PHẪN UẤT, GIẢ DỐI, HAY NGẠO
MẠN

CÂU CHUYỆN LÀ MỘT LẼ

Ta có lý do để nổi giận, giả dối, và ngạo mạn. Ta đối mặt, hay sẽ phải đối mặt,
với các lực lƣợng hỗn loạn khủng khiếp, và đôi khi ta sẽ không thể chịu đựng
nổi. Lo âu, nghi ngờ, xấu hổ, đau đớn, và bệnh hoạn, địa ngục của ý thức, hố
sâu buồn khổ tới tan nát cõi lòng, giấc mộng không thành và nỗi tuyệt vọng,
thực tại bị phản bội, phải phục tùng một chủ thể độc tài trong xã hội, nỗi ô nhục
về tuổi tác cho tới tận khi chết — làm thế nào mà ta có thể không bị thái hóa,
hay cảm thấy giận dữ, và tội lỗi, đồng thời ghét bỏ ngay cả hy vọng cơ chứ? Ta
phải biết cách kháng cự lại sự suy tàn đó, cái sự thái hóa khiến ta rơi vào bẫy
của cái ác đó. Để làm đƣợc vậy — để có thể thấu hiểu phần nhân cách bên trong
ta và sự quyến rũ của bóng tối — ta cần phải biết đƣợc ta đang chống lại cái gì.
Ta cần phải hiểu rõ động cơ để ta chống lại cái ác — và bộ ba giận dữ, giả dối
và ngạo mạn chính là yếu tố gây nên sự tan rã và cấu thành cái ác nhƣ tôi từng
phát biểu.

Liệu có thể thấu hiểu thế giới này theo cách có thể cung cấp sự bảo vệ khỏi các
cám dỗ khi ta ở trên các con đƣờng hạ tiện đó không? Đây là một tiên đề dựa
trên trí tuệ nhân loại rằng việc xây dựng một công thức có thể thấu hiểu rõ ràng
hơn về một vấn đề là điều cần thiết. Ta chỉ bắt đầu nỗ lực khi có một sự thay đổi
theo khái niệm — một sự thay đổi khó khăn và bối rối đối với các nhà duy vật
tận tâm mà ta đang tiến hóa tới. Đầu tiên, xuất hiện một câu hỏi: Thế giới được
cấu tạo bằng gì? Để trả lời, ta cần phải xem xét thực tế — là thế giới này — vì
nó phải đƣợc trải nghiệm đầy đủ bởi một ngƣời còn sống và tỉnh táo, với tất cả
kinh nghiệm chủ quan phong phú vẫn còn nguyên vẹn — các giấc mơ, trải
nghiệm thông qua các giác quan, cảm giác, động lực và ảo cảnh. Đây là cái mà
thế giới tự thể hiện — hoặc tốt nhất là ta trực tiếp đối mặt — với ý thức cá nhân
độc đáo của ta.

Hãy xem xét các hoạt động khi ta thức dậy vào mỗi buổi sáng. Nếu đƣợc hỏi ta
nhận thức đƣợc gì, ngay lúc đó, thì ta sẽ đề cập tới những đồ vật cụ thể mà bất
kỳ ai khác cũng có thể nhìn thấy, nếu họ thức dậy trên giƣờng bên cạnh ta. Ta
có thể mô tả tất cả những gì ta thu thập đƣợc xung quanh phòng ngủ — bàn,
ghế, quần áo (để lộn xộn hoặc sắp xếp gọn gàng, tùy thuộc vào tánh khí và sở
thích và, có lẽ, tình trạng của ta đêm qua). Trên thực tế, có lẽ ta sẽ trả lời một
cách rất khách quan, khẳng định về cơ bản giống nhƣ là thấy đƣợc đồ nội thất
trên một sân khấu. Tất nhiên, vẫn có sự thực trong câu trả lời của ta, mặc dù có
lẽ ta ít chú ý tới những thứ quen thuộc xung quanh mình. Tại sao lại lãng phí
thời gian và năng lƣợng để nhận thức những cái mà ta chỉ đơn giản là nhớ lại?

Tuy nhiên, đồ đạc và các vật dụng khác trong phòng ngủ không thực sự giống
nhƣ những gì ta cảm nhận đƣợc khi mới thức dậy. Ta đã quen thuộc với nơi đó
và đồ đạc kèm theo. Không có lý do gì để tiếp tục nỗ lực hiểu một cách có ý
thức những cái ta đã hiểu. Thay vào đó, ta có trách nhiệm nhận thức môi trƣờng
xung quanh về mặt tâm lý. Ta bắt đầu xem xét cách ta sẽ tự ứng xử trên sân
khấu giờ đây ta đang đứng, và hệ quả của nó là gì. Những gì ta nhìn thấy khi
thức dậy là một loạt các khả năng, nhiều khả năng liên quan tới một ngày gần
đây, có những thứ khác liên quan tới tuần, tháng và năm sau. Điều ta thực sự
quan tâm khi thức dậy là câu trả lời cho một câu hỏi: "Tôi sẽ làm gì với các khả
năng đang diễn ra trƣớc mắt, phức tạp, đáng lo ngại, thú vị, buồn tẻ, hạn chế,
không giới hạn, may mắn, hay thảm khốc?"

Tiềm năng là tất cả những gì ta có thể có ở ngoài kia. Đó là lãnh thổ của một
khả năng không thể nhận thức đƣợc, và không ai biết đƣợc mức độ đầy đủ của
nó. Về nguyên tắc, dƣờng nhƣ không có giới hạn nào đối với cái có thể đƣợc tạo
ra từ cái chƣa thể hiện ra. Mọi thứ đều có thể tự trở thành ngôi nhà cho chính
nó. Ta cũng có thể coi những gì ta sẽ chạm trán chính là một ngôi nhà chứa
đựng kho báu vĩnh cửu — một cái sừng dê kết đầy hoa trái. Nhƣng đó mới chỉ
là một nửa câu chuyện (và ở đây có sự va chạm). Nếu tiềm năng ta đối mặt biểu
hiện không đúng cách (một phần do lỗi của ta; một phần là do thế giới này quá
độc đoán), thì ta có thể thấy mình đang gặp rắc rối khủng khiếp. Ngoài kia,
trong những cái chƣa biết — trong tƣơng lai, đó là cái ta thực sự phải đối mặt,
khi ý thức của ta thức tỉnh — đang chờ đợi điều tốt đẹp, nhƣng đôi khi ta gặp
phải thứ khủng khiếp, đau đớn, địa ngục và chết chóc. Do đó, dù tiềm năng có
thể là gì, nó không tuân theo các quy tắc đơn giản của logic vật chất. Các đối
tƣợng chơi theo luật trò chơi mà ta coi là thực (khi cho rằng những gì là thực
cũng hợp lý) chỉ có thể là một vật tại một thời điểm, và chắc chắn không phải là
bản thân đồng thời là đối lập của chúng. Tuy nhiên, tiềm năng không phải nhƣ
vậy. Tiềm năng không thể đƣợc phân loại theo cách đó. Tiềm năng chính là bi
kịch và hài kịch, là thiện và ác, là thứ ở giữa vạn vật, cùng một lúc. Tiềm năng
cũng không phải hữu hình, theo nghĩa những thứ mà ta coi là hữu hình. Tiềm
năng thậm chí còn không tồn tại — ngoại trừ việc nó là thứ có thể tồn tại. Có lẽ
tốt nhất nên coi tiềm năng là cấu trúc của thực tại, trƣớc khi thực tại cụ thể tự
xuất hiện trong hiện tại, nơi thực tại xuất hiện một cách hiển nhiên nhất. Nhƣng
những sinh vật nhƣ nhân loại không thể cản lại hiện tại. Do đó, nó có thể không
phải là hiện tại chân thực nhất — ít nhất là theo nhƣ ta ý thức đƣợc. Ta phải
chiến đấu để "tồn tại ngay bây giờ", đó là lời khuyên của các nhà hiền triết. Bỏ
lại các tiện nghi, thay vào đó ta hƣớng tâm trí của mình vào tƣơng lai: Cái gì có
thể là? Nỗ lực để trả lời câu hỏi đó — mới thực sự là cuộc sống. Đó là cuộc gặp
gỡ thực sự với thực tại. Cái gì là? Đó là một quá khứ bị động, đã xong chuyện.
Cái gì có thể là? Đó là sự xuất hiện của một biến thể mới, một cuộc phiêu lƣu
mới, do kết hợp giữa ý thức sống với với việc mở rộng ra một khả năng nghịch
lý.

Và nếu đó là khả năng có thực nhất, chứ không phải là thực tại (bằng chứng là
nó có thể xảy ra với ta), thì tìm hiểu về một khả năng là điều quan trọng nhất
trong tất cả các cuộc điều tra. Nhƣng làm thế nào để chúng ta tìm hiểu một cái
gì đó không có ở đây, không có ở đó, hoặc bất cứ nơi nào? Làm thế nào để ta
kiểm tra những cái chƣa xuất hiện; khám phá những cái chỉ có thể là nhƣng
chƣa thực sự là? Và làm thế nào ta có thể trao đổi với nhau một cách dễ hiểu về
nỗ lực đó, trao đổi thông tin về các khái niệm, phƣơng pháp tiếp cận và chiến
lƣợc hiệu quả nhất? Câu trả lời cho điều đó, theo nhƣ tôi có thể nói, là bằng
cách giao tiếp thông qua các câu chuyện về cái gì là, tƣơng đƣơng với, cái gì có
thể là. Và điều đó ngụ ý rằng nếu một khả năng là yếu tố cuối cùng của thực tại
mà ta đang tranh cãi, thì đó là những câu chuyện chứa đựng sự khôn ngoan mà
ta nhất định cần phải biết.

Ta có xu hƣớng nghĩ về cuộc đời nhƣ những câu chuyện và truyền đạt các trải
nghiệm của mình theo cách tƣơng tự. Ta cho mọi ngƣời biết một cách tự hào
rằng ta đang ở đâu (để tạo tiền đề) và sẽ đi đâu, để ta có thể tạo ra hiện tại từ
một khả năng xuất hiện khi ta hoàn thành đích đến. Không ai nhận ra đƣợc một
tài liệu nhƣ vậy là khác thƣờng. Nhƣng ta lại đang thể hiện nhiều hơn là miêu tả
cuộc sống của mình và của ngƣời khác, nhƣ là một chuỗi các sự kiện. Nó là một
cái gì đó sâu sắc hơn thế. Khi ta mô tả hành động của một ngƣời bất kỳ, ta mô tả
cách họ nhận thức, đánh giá, suy nghĩ và hành động — và khi ta làm nhƣ vậy,
một câu chuyện mới sẽ mở ra (và ta càng giỏi trong việc mô tả thì tài liệu của ta
càng giống một câu chuyện). Hơn nữa, các trải nghiệm của ta trên thế giới này
đƣợc tập hợp bởi các con số đại diện cho chính xác những gì ta phải đối mặt.
Cái thế giới chƣa biết, bất ngờ và mới lạ — thế giới của các khả năng — đƣợc
thể hiện dƣới dạng một vở kịch, cũng nhƣ là thế giới mà ta hằng mong đợi và cố
định hình, đồng thời chính ta, với tƣ cách là các diễn viên phải đối mặt với cái
chƣa biết và cái có thể dự đoán trƣớc đƣợc. Ta sử dụng các câu chuyện để đại
diện cho tất cả những điều này.

Chẳng lẽ ta lại đi giao tiếp bằng cách kể lại các câu chuyện (và mọi ngƣời khác
đều hiểu chúng) bởi vì những gì mà mọi ngƣời đang trải qua về cơ bản là một
câu chuyện? Điều đó có nghĩa là trên thực tế, thế giới của trải nghiệm, không
thể phân biệt đƣợc với một câu chuyện — rằng nó không thể đƣợc trình bày
theo một cách mà lại chính xác hơn một câu chuyện? Về nguyên tắc, ta tìm cách
thích ứng với thế giới này— thích ứng với thực tại của nó. Vì vậy, nếu ta tự
nguyện xây dựng thế giới này nhƣ một câu chuyện, thì có lẽ thế giới này đƣợc
xây dựng một cách chính xác nhất, hoặc ít nhất là thực tế nhất, nhƣ một câu
chuyện (chính xác và thực tế thì không dễ phân biệt đƣợc nhƣ vậy). Ngƣợc lại,
ta có thể tranh luận rằng quan điểm khoa học về thế giới này thì chính xác hơn,
theo một nghĩa nào đó, và quan điểm khoa học về cơ bản không phải nhƣ một
câu chuyện. Nhƣng, theo nhƣ tôi nghĩ, nó vẫn đƣợc lồng trong một câu chuyện:
một câu chuyện có nội dung nhƣ "theo đuổi chân lý một cách cẩn thận và không
thiên vị sẽ khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi ngƣời,
giảm đau khổ, kéo dài tuổi thọ và tạo ra của cải". Tại sao lại là khoa học thực
hành? Tại sao bất kỳ ai cũng phải chịu những khó khăn và khắc nghiệt của việc
đào tạo về khoa học mà không cần có động lực? Chẳng hạn, có nhiều cách kiếm
tiền hiệu quả hơn nếu ta có trí thông minh và tính kỷ luật để trở thành một nhà
nghiên cứu chân chính. Và xét về động cơ nội tại, tình yêu khoa học không
chính xác có nghĩa là không quan tâm tới việc học hỏi. Những ngƣời trải
nghiệm vĩ đại và các tác gia viết về khoa học mà tôi biết đều tỏ ra đam mê trên
hành trình theo đuổi của họ. Một cái gì đó đầy cảm xúc thúc đẩy họ. Họ hy
vọng rằng quá trình học hỏi của họ sẽ mang lại một kết quả thực sự tích cực:
làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Điều đó cung cấp cho toàn bộ
hành trình theo đuổi với một yếu tố tƣờng thuật, động cơ đi kèm với bất kỳ cốt
truyện thú vị nào và sự biến đổi của nhân vật tạo ra các tình tiết hay nhất của
câu chuyện.

Ta khái niệm hóa các sự kiện ta trải qua nhƣ một câu chuyện. Nói đại khái thì
câu chuyện đó mô tả nơi ta đang đứng ở hiện tại, cũng nhƣ nơi ta sẽ tới, các
chiến lƣợc và cuộc phiêu lƣu mà ta thực hiện và trải nghiệm trên đƣờng đi, cũng
nhƣ thất bại và quá trình hoàn thiện của ta trong suốt cuộc hành trình đó. Ta
nhận thức và hành động bên trong một cấu trúc nhƣ vậy mọi lúc, bởi vì ta luôn
ở đâu đó, luôn tìm cách đi tới một nơi nào đó khác, và luôn đánh giá xem ta
đang ở đâu và những gì đang diễn ra xung quanh có liên quan tới mục tiêu của
ta. Một phần của tƣ duy trong các câu chuyện này là xu hƣớng coi thế giới này
nhƣ việc ta lựa chọn các nhân vật trong một trò chơi, mỗi nhân vật trong số đó
đại diện cho một nơi ta đang ở hoặc sẽ tới, các sự cố bất ngờ mà ta có thể gặp
phải hoặc chính bản thân chúng ta với tƣ cách là các tác nhân. Ta nhìn thấy mục
tiêu của ta nhƣng đã đƣợc nhân cách hóa lên ở khắp mọi nơi(¹) — và ta chắc
chắn sẽ giới thiệu về thế giới này theo cách đó cho con cái của ta xem. Đó là lý
do tại sao Thomas Đầu Máy Xe Lửa có một khuôn mặt và một nụ cƣời, và ông
mặt trời cũng có một khuôn mặt và một nụ cƣời. Đó là lý do tại sao — ngay cả
ở những ngƣời trƣởng thành — luôn có hình ảnh một ngƣời đàn ông trên mặt
trăng, và các vị thần nằm rải rác trên các vì sao. Mọi thứ đều đã đƣợc hoạt hình
hóa. Điều đó phản ánh xu hƣớng của ta là coi vạn vật nhƣ thể chúng có nhân
cách chủ đích, bất kể chúng là gì, là vật hữu hình hay vô tri. Đó là lý do tại sao
ta nhìn cái đầu xe của mình rồi tƣởng tƣợng ra một khuôn mặt, điều này chắc
chắn là có.

Ta hành động (nhận thức bằng các giác quan, tƣ duy, phản ứng) theo cách đó
bởi vì mỗi thành viên trong tổ hợp nhân loại đều làm những thứ gần giống nhƣ
họ đang làm ở hiện tại, dù có tệ hay tốt hơn. Đó là một trƣờng hợp điển hình.
Hầu nhƣ mọi thứ ta gặp phải trong quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh học
cho tới hình thái hiện tại đều mang tính xã hội. Nếu ta không tƣơng tác với mọi
ngƣời, thì ta sẽ tƣơng tác với động vật. Có thể ta săn bắn, hoặc chăn nuôi, hoặc
chơi với chúng, khi chúng đã đƣợc thuần hóa — hoặc có thể chúng săn đuổi ta,
và ta phải hiểu rõ chúng để thoát khỏi chúng hoặc để tự vệ. Tất cả sự tƣơng tác
trong bộ tộc, giữa các bộ tộc và giữa các loài khác nhau đã nhào nặn nên bộ não
của ta, định hình các phạm trù cơ bản của ta, khiến chúng lệ thuộc vào xã hội,
không còn mang tính khách quan — không giống nhƣ các phạm trù khoa học.
Nó không giống nhƣ thể ta đƣợc sinh ra với kiến thức về bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học. Không. Ta chỉ đạt đƣợc bƣớc tiến đó mới cách đây vài trăm
năm, và phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực có ý thức để hình thành. Hơn
nữa, mặc dù chính những ngƣời đã làm những việc cần thiết cực kỳ chăm chỉ để
thiết lập nên hệ thống phân loại hóa học đáng chú ý đó, nhƣng lại rất khó để
ngƣời khác học theo. Về bản chất, nó không thú vị đến thế (ít nhất là đối với
hầu hết mọi ngƣời), bởi vì không có câu chuyện nào liên quan đến nó. Nó chỉ
đơn thuần là một sự trình bày chính xác và hữu ích về thực tại khách quan của
cái gì là, nằm ngoài cái bóng của lòng nghi ngờ, nhƣng nó còn là một cuộc đấu
tranh để làm chủ nhận thức về loại trừu tƣợng đó.

Ngƣợc lại, nếu ai đó đang kể cho ta nghe một câu chuyện, ngay lập tức sẽ thu
hút lấy sự chú ý của ta. Đó có thể là một câu chuyện phức tạp và khá khó hiểu
— một câu chuyện đòi hỏi ra phải tập trung nghe hàng tiếng đồng hồ. Thậm chí
đó có thể là câu chuyện về cách phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học cũng nhƣ thành công và thất bại đi kèm với quá trình này. Điều đó không
quan trọng. Nếu đƣợc kể một cách mạch lạc, câu chuyện vẫn hấp dẫn và có khả
năng đƣợc ghi nhớ nhiều. Nếu ta muốn dạy một đứa trẻ điều gì đó và muốn
chúng tham gia, hãy kể cho chúng nghe một câu chuyện. Chúng sẽ liên tục yêu
cầu ta đƣợc tham gia. Có thể chúng sẽ không nắm lấy ống quần của ta và cầu
xin, "Ba ơi, một dòng nữa từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trƣớc khi đi
ngủ!" Nhƣng chúng rất có động lực để đƣợc nghe kể một câu chuyện — đôi khi
thậm chí là cùng một câu chuyện mỗi đêm. Đó là dấu hiệu cho thấy chiều sâu và
tầm quan trọng của những câu chuyện. Ta có thể nghĩ, đó chỉ là một câu chuyện
đơn giản, nhƣng đối với đứa trẻ đang chăm chú lắng nghe, thì có nghĩa là chúng
đang xử lý nhiều cấp độ thông tin đƣợc thể hiện trong bất kỳ một câu chuyện tử
tế nào — những thông tin mà ta rất khó nhận biết, nếu ta đang kể một câu
chuyện truyền thống và sâu sắc.

Tất cả chúng ta đều là con ngƣời. Điều đó có nghĩa là đôi khi trải nghiệm của ta
khá giống nhau. Nếu không, tất cả chúng ta sẽ không phải là con ngƣời. Ta
thậm chí sẽ không thể giao tiếp với nhau đƣợc. Giao tiếp, nghịch lý thay, là phải
có những điều về ta và những ngƣời khác có thể đƣợc hiểu mà không cần phải
nói ra. Hãy tƣởng tƣợng khi ta nói với ai đó, "Sáng nay tôi thực sự rất tức giận".
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ta muốn tiếp tục trò chuyện và họ cũng
đồng ý, họ có thể hỏi ta lý do; nhƣng họ lại không hỏi ta, "Ý anh là sao khi anh
nói 'tức giận'?" Họ không hỏi vế sau bởi vì họ đã biết, từ trải nghiệm của bản
thân, rằng "tức giận" nghĩa là gì. Nó có thể đƣợc giả định, thay vì phải giải
thích. Trên thực tế, lý do duy nhất ta có thể nói về bất cứ điều gì là bởi vì có
một số điều ta không bao giờ phải nói về nó. Ta chỉ có thể coi chúng là điều
hiển nhiên. Ví dụ, trên thế giới này, ta đều biết rằng có những bộ cảm xúc cơ
bản đƣợc chia sẻ bởi nhân loại với nhau — và của nhiều loài động vật⁽ ²⁾ . Mọi
ngƣời đều hiểu việc một con gấu mẹ gầm gừ đứng chắn trƣớc đàn con của
mình, nhe răng ra cho tất cả mọi ngƣời nhìn thấy. Chính những điều mà ta
không cần phải mô tả chính xác nhất làm nên con ngƣời chúng ta, tạo nên bản
chất, có thể thay đổi đƣợc mặc dù vẫn tồn tại thông qua các hoạt động trong môi
trƣờng và xã hội.

Vì vậy, về một câu chuyện — trên thực tế chính là câu chuyện trong câu
chuyện. Ta sẽ bắt đầu bằng cách gặp gỡ các nhân vật mà sự tồn tại của họ cấu
thành nên sự hiểu biết của ta về tiềm năng của thế giới. Và, với sự may mắn, khi
ta gặp họ, ta sẽ bắt đầu thấu hiểu đƣợc mối quan hệ của họ với sự oán giận, kiêu
ngạo và giả dối, vừa đủ để kiến thức đó cung cấp cho ta khả năng bảo vệ.

CÁC NHÂN VẬT VĨNH CỬU TRONG CỔ TÍCH NHÂN LOẠI

CON RỒNG HỖN LOẠN


Khi con trai tôi, Julian, đƣợc khoảng 4 tuổi, thằng bé bị ám ảnh khi coi bộ phim
Pinocchio — đặc biệt là phân cảnh miêu tả con cá voi, Monstro, biến thành một
con rồng biết phun lửa. Chắc thằng bé đã coi đoạn đó hàng trăm lần. Và rõ ràng
nó không thích phân cảnh đó. Rõ ràng là nó sợ cái cảnh cao trào đó. Tôi có thể
nhìn thấy nỗi sợ đó xuất hiện trên khuôn mặt của thằng bé. Nó có lý do chính
đáng cho nỗi sợ hãi của mình. Các nhân vật mà thằng bé đã xác định yêu thích
đều cùng một loại. Ở đó xuất hiện một mô-típ mạnh mẽ về mối nguy hiểm và
lòng hy sinh. Tuy nhiên, đó lại là phân cảnh khiến thằng bé thích thú nhất.

Sao thằng bé lại thích xem đi xem lại bộ phim đó nhƣ vậy? Đặc biệt là khi nó lại
tỏ ra sợ hãi? Tại sao một đứa trẻ lại tự nguyện làm việc đó? Julian đang sử dụng
tất cả các khả năng tâm trí mới phát triển của mình, giống nhau cả về ý thức lẫn
vô thức, để xử lý các mối quan hệ trong một câu chuyện nhƣ vậy. Pinocchio và
các câu chuyện tƣơng tự thƣờng nặng nề, với nhiều tầng lớp ý nghĩa và phức tạp
theo cách thu hút trí tƣởng tƣợng của trẻ em và gây ám ảnh tâm trí. Đó không
phải là ngẫu nhiên. Trẻ em còn quá nhỏ và non nớt, và ở một khía cạnh nào đó,
chúng không biết gì cả, vì chúng có rất ít trải nghiệm bản thân. Nhƣng chúng
cũng là những sinh vật rất cổ xƣa, theo một nghĩa rất khác. Việc chúng bị cuốn
vào các câu chuyện cổ tích và các câu chuyện nhƣ Pinocchio là dấu hiệu cho
thấy trẻ em cảm nhận đƣợc mức độ chiều sâu trong các câu chuyện đó, ngay cả
khi ta, với tƣ cách là một ngƣời lớn đứng quan sát, cũng không nhận ra đƣợc.
Con cá voi đó chính là Con Rồng Hỗn Loạn. Đó là biểu tƣợng cho tiềm năng,
cho một khả năng, cho dù nó là gì. Các biểu tƣợng nhƣ vậy xuất hiện ở khắp
mọi nơi, và trẻ em quan sát thấy, ngay cả khi chúng không biết ý nghĩa là gì.
Chẳng hạn nhƣ trong câu chuyện kinh điển Công Chúa Ngủ Trong Rừng của
Disney, Tiên Hắc Ám, Maleficent, đã bắt giữ Hoàng tử Phillip. Bà xích anh
trong ngục tối bên dƣới tòa lâu đài và kể cho anh nghe một câu chuyện cổ tích
hấp dẫn. Bà tỏ ra thích thú khi diễn tả cho anh về ngƣời đàn ông già nua và
tuyệt vọng mà anh sẽ trở thành, trong 6 hay 7 thập niên tiếp theo, khi bà quyết
định giải phóng anh khỏi phòng giam. Bà miêu tả anh chẳng là gì khác ngoài
một kẻ bắt chƣớc một anh hùng, và đã làm rất tốt đƣợc một thời gian, bà rời đi
và khóa cửa phòng giam, leo lên cầu thang quay trở lại cung điện, cƣời một
cách độc ác trong suốt thời gian đó. Bà chính là đại diện tiêu biểu cho biểu
tƣợng Ngƣời Mẹ Ăn Thịt trong Phức Cảm Oedipus kinh điển, cố ngăn cản con
trai mình thể hiện số phận bằng cách giam anh trong nhà.

Hoàng tử trốn thoát khỏi ngục tối, với sự giúp đỡ tích cực: ba bà tiên hiền lành,
những ngƣời đã từng là bạn của Maleficent. Tiên Hắc Ám nhìn thấy anh lên
ngựa và đi theo con đƣờng trải đầy hiểm nguy, vƣợt qua đội quân của bà, băng
qua các cây cầu đổ nát, và đi xuống con đƣờng dẫn ra bên ngoài tòa lâu đài đầy
cạm bẫy chết ngƣời của bà. Bà ngày càng mất tinh thần, nhảy từ tháp này sang
tháp khác, cho tới khi bà tới đƣợc vị trí cao nhất. Ở đó, bà tức giận đứng thẳng
lên, gọi lên ngọn lửa từ địa ngục, và biến hình thành một con rồng khổng lồ biết
phun lửa. Tất cả mọi ngƣời xem phim đều chấp nhận điều đó nhƣ một lẽ mặc
định: "Tất nhiên là Tiên Hắc Ám biến thành một con rồng rồi. Có gì đâu mà lạ".
Chính xác là tại sao niềm tin đó lại đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi nhƣ vậy?
Về mặt ý nghĩa, sự biến đổi này không có ý nghĩa gì cả. Trong một khoảnh
khắc, bà đang đứng. Giây tiếp theo, bà xoay xung quanh vài lần và — bùm! —
bà biến thành một loài bò sát khổng lồ biết phun lửa. Có lẽ tất cả đang nghĩ khi
đã đọc tới đây rằng, "Tại sao ông lại thắc mắc chuyện này? Ngay cả đứa trẻ 4
tuổi cũng hiểu mà!" Tôi không có vấn đề gì với việc một Tiên Hắc Ám biến
hình thành một con rồng. Điều hiển nhiên là nó có thể xảy ra ngay cả trong một
bộ phim nổi tiếng và đƣợc chấp nhận ở một mức độ giá trị nhất định — tất
nhiên là rất khó thu hút sự chú ý của mọi ngƣời vào ý tƣởng rằng một cái gì đó
rất kỳ lạ đã xảy ra.

Tuy nhiên, nếu Nữ hoàng Elizabeth II đột nhiên biến thành một con thằn lằn
khổng lồ biết phun lửa tại một trong các buổi dạ tiệc bất tận của mình, thì sẽ gây
kinh hoàng hơn. Mọi ngƣời — thậm chí là vua của một vƣơng quốc lớn —
không chỉ biến thành loài bò sát nguy hiểm và tấn công khách khứa của họ (chà,
không phải ở hầu hết các bữa tiệc). Nhƣng nếu bối cảnh là một câu chuyện, thì
ta lại chấp nhận nó. Tuy nhiên, điều đó không giải thích đƣợc cái bí ẩn. Không
chỉ có bất kỳ sự biến đổi cổ xƣa nào cũng có thể xảy ra trong một câu chuyện.
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Maleficent mặc một bộ đầm màu hồng lấp lánh và
bắt đầu rải hoa hồng trên con đƣờng mà Hoàng tử Phillip phi nƣớc đại xuống để
thoát khỏi sự giam cầm của bà. Điều đó không thuộc về bản chất của
Maleficent, cũng không nằm trong kỳ vọng về một câu chuyện mà mọi khán giả
ngầm mang tới cho mỗi bộ phim. Nhƣng không có vấn đề gì khi bà biến thành
một con rồng. Tại sao? Một phần là bởi vì bản chất của bà có thể và liên tục
biến từ chiêu bài nguy hiểm nhƣng vẫn dễ hiểu thành hỗn loạn hoàn toàn.
Chẳng hạn, khi ngọn lửa trại ta vừa đốt để nƣớng xúc xích và ngồi xung quanh
hát vang các bài hát thì bất ngờ có một luồng không khí khô nóng đột ngột thổi
lên và khu rừng khô cằn lâu năm mà ta đang cắm trại bốc cháy thành một địa
ngục kinh hoàng. Các nguy hiểm mà ta có thể xử lý đột nhiên biến thành nguy
hiểm mà ta không sao giải quyết đƣợc. Đó là lý do tại sao không có gì ngạc
nhiên khi Tiên Hắc Ám biến thành Con Rồng Hỗn Loạn.

Hãy tƣởng tƣợng, trong một khoảnh khắc, ta trở thành một sinh vật tiền sử. Ta
cắm trại vào ban đêm và địa điểm đó trở thành một lãnh thổ đã xác định là của
ta — an toàn trong thời gian này. Bạn bè của ta ở đó, họ là ngƣời cùng chung bộ
tộc. Ta có giáo. Ta có lửa. Mọi thứ đều an toàn — hoặc ít nhất là những gì đã
trôi qua đều an toàn trong những điều kiện nhƣ vậy. Nhƣng nếu ta bất cẩn đi
lang thang cách đống lửa trại chỉ 50m, thì một sinh vật khủng khiếp với hàm
răng và bộ vảy sẽ ăn thịt ta. Đó là những sự việc xảy ra ở ngoài kia, tồn tại nhƣ
một ẩn số khủng khiếp. Ý tƣởng đó đã ăn sâu vào bên trong ta. Ta biết rằng
nhân loại bẩm sinh rất sợ những loài bò sát săn mồi — và đó là một lý do chính
đáng. Không chỉ đơn thuần là ta sẵn sàng sợ chúng (mà chắc chắn là nhƣ vậy):
nỗi sợ hãi tự nó là bẩm sinh(³). Luôn tồn tại bên trong ta một hình ảnh về một kẻ
săn mồi khủng khiếp ẩn náu trong bóng đêm, dù ta có muốn hay không. Đó là lý
do tại sao trẻ em hay sợ bóng tối khi chúng đủ lớn để tự đi đứng xung quanh(4).
"Trong đó có một con quái vật kìa ba!", chúng hay nói với ta điều này, nhất là
vào ban đêm. Và ngƣời cha sẽ đảm bảo với đứa con của mình rằng không có
một con quái vật gì hết. Ngƣời lớn sai, còn trẻ con thì đúng. Có thể không có
một con quái vật nào ẩn trong bóng tối ngay lúc đó, nhƣng thực không dễ chịu
gì khi ta mới chỉ cao chƣa tới 1m và trông thực ngon lành, và có thể — chắc
chắn sẽ có — một con quái vật ẩn tại đó trong tƣơng lai. Đó là lý do tại sao sẽ
hữu ích hơn nếu ta cho con cái mình biết trực tiếp hoặc thông qua hành động
rằng luôn tồn tại một thứ gì đó độc ác và nguy hiểm trong bóng tối, và rằng
nhiệm vụ của mỗi cá nhân là phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với nó và hoàn
thành nguyên mẫu ngƣời bảo vệ. Đó là điều mà cả ngƣời lớn lẫn trẻ em có thể
thực hiện để tạo ra kết quả tuyệt vời.

Khoảng một năm rƣỡi trƣớc khi thằng bé coi đƣợc bộ phim Pinocchio, tôi đƣa
Julian tới Bảo Tàng Khoa Học Boston. Có một bộ xƣơng khủng long bạo chúa
ở đó. Theo nhƣ tôi đƣợc biết thì nó gây ấn tƣợng bởi kích thƣớc khổng lồ.
Nhƣng đối với thằng bé, nó thậm chí còn lớn hơn rất nhiều. Thằng bé sẽ không
tiến tới gần hơn khoảng cách 30m. Nhƣng ở khoảng cách 45m, sự tò mò đã thúc
đẩy Julian tiến về phía trƣớc. Nhƣng thằng bé dừng lại khi chúng tôi muốn tiến
tới gần hơn. Đó cũng là một hiện tƣợng thuộc về phản ứng thần kinh. Sự tò mò
đã khiến thằng bé tiến về phía trƣớc, về phía con quái vật, để thằng bé có thể thu
thập một số thông tin hữu ích — cho tới khi nỗi sợ làm nó nhƣ bị đóng băng.
Tôi có thể quan sát đƣợc chính xác cái ranh giới đó nằm ở đâu. Có lẽ ranh giới
đó giúp nó xác định đƣợc sẽ cần phải đi bao xa để giữ an toàn cho bản thân nếu
lỡ thứ đó đột nhiên quay lại bắt lấy nó.

Có một ý tƣởng ăn sâu vào tâm trí nhân loại rằng tiềm năng có thể là một nơi
chốn kinh hoàng tột độ, nơi cƣ ngụ của kẻ săn mồi vĩnh hằng — hoặc nơi ở của
vô số kẻ săn mồi. Thực tế mà nói, đó là chân lý, vì nhân loại đã là động vật săn
mồi từ thuở sơ khai, mặc dù ta đã gây khó khăn rất nhiều cho những kẻ săn mồi
khác một khi ta đƣợc trang bị phòng vệ hiệu quả. (Cá nhân tôi thì rất vui vì điều
đó. Tôi đã từng cắm trại ở nơi có rất nhiều gấu xám. Thật vui khi thấy chúng
xuất hiện ở trên hành tinh này, nhƣng tôi thích những con gấu xám nhút nhát,
không quá đói và đứng đủ xa để phong cảnh trở nên đẹp nhƣ tranh vẽ hơn).
Nhƣng luôn tồn tại các lực lƣợng thuộc về lãnh vực tâm linh lẫn tâm lý hoạt
động nhƣ một kẻ săn mồi luôn rình rập tiêu diệt ta — và chúng có thể gây ra
mối nguy hiểm lớn hơn. Cái ác trong trái tim nhân loại khiến họ trở thành tội
phạm cũng thuộc vào loại đó, cũng nhƣ cái ác đã thúc đẩy chiến tranh độc tài để
trả thù, lòng tham, hoặc thỏa mãn cơn khát máu cùng sự hủy diệt. Và cái ác đó
cũng tồn tại trong trái tim ta, đó là con rồng khổng lồ — cũng giống nhƣ việc
chế ngự cái ác đó sẽ tạo nên một thành tựu cá nhân vĩ đại nhất nhƣng đồng thời
cũng khó xảy ra nhất.

Về mặt thần kinh học, ta đƣợc cấu tạo để giải thích thế giới ở một mức độ rất
sâu theo phƣơng pháp ấn tƣợng này. Một vùng cổ xƣa thuộc não bộ đƣợc gọi là
vùng dƣới đồi(4) — một vùng nhỏ, nằm trên đỉnh tủy sống — điều chỉnh nhiều
phản ứng cơ bản nhận biết đƣợc biểu hiện của chúng trong việc hình thành mối
nguy hiểm và phát hiện tiềm năng. Một trong hai module của nó chịu trách
nhiệm tự bảo tồn (đói, khát và, quan trọng nhất đối với mục đích sống còn của
ta, phòng vệ hành vi tấn công khi đối mặt với mối đe dọa) cũng nhƣ sinh sản
(kích thích tình dục và hành vi tình dục cơ bản). Vùng thứ hai chịu trách nhiệm
khám phá*. Một nửa vùng dƣới đồi thúc đẩy ta sử dụng những cái đã đƣợc
khám phá trƣớc đó để thỏa mãn và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống,
bao gồm khả năng tự bảo vệ mình trong trƣờng hợp bị tấn công. Nửa còn lại thì
luôn hỏi, Có gì ở ngoài đó? Nó có chức năng gì? Nó có nguy hiểm không, và
nguy hiểm nhƣ thế nào? Thói quen của nó là gì? Rồi, câu chuyện đó là gì? Ăn,
uống và cảm thấy vui vẻ, cho tới khi hết nguồn cung cấp — nhƣng hãy luôn coi
chừng lũ quái vật. Sau đó, phiêu lƣu vào thế giới chƣa từng đƣợc biết đầy nguy
hiểm nhƣng đầy hứa hẹn và khám phá ra những gì ở đó. Tại sao? Chà, ta đã biết
rất nhiều điều ta cần biết, mặc dù gần nhƣ ta không biết đủ là gì. Ta hiểu điều
đó, bởi vì cuộc sống luôn không đƣợc nhƣ ý muốn, và bởi vì ta đang đi trên con
đƣờng dẫn tới diệt vong. Rõ ràng, trong điều kiện nhƣ vậy, ta phải nên học hỏi
thêm nhiều điều. Vì vậy, ta đƣợc định hƣớng để khám phá. Thực tại, về cơ bản,
xuất hiện nhƣ là một ngôi nhà chứa đầy vô vàn kho báu đƣợc bảo vệ bởi một kẻ
săn mồi vĩnh cửu, do đó, là một đại diện hoàn hảo cho cách ta bị ràng buộc để
phản ứng với thế giới ở mức độ chiều sâu cơ bản nhất bên trong Thực Thể của
ta.

TỰ NHIÊN: THẾ LỰC SÁNG TẠO VÀ HỦY DIỆT

Tất cả chúng ta đều mang một phần hình ảnh của tự nhiên. Đó có thể là một
phong cảnh đẹp — thiên nhiên nhân từ và đầy sức sống. Đó là loại hình ảnh
đƣợc làm cơ sở cho quan điểm môi trƣờng đầy cảm tính về thế giới. Xuất thân
từ vùng Bắc Alberta, tôi không có cùng quan điểm về tự nhiên, vì ở thị trấn quê
nhà Fairview của tôi, thiên nhiên liên tục âm mƣu hoặc chống lại cƣ dân của nó
bằng cách đóng băng đến chết 6 tháng trong năm, và ăn thịt họ bằng các loại
côn trùng ít nhất là 2 tháng nữa. Vì vậy, đó thuộc về phần kém lãng mạn của tự
nhiên, mang sắc đỏ của máu đọng trên răng và móng. Đó còn là một phần của tự
nhiên, liên quan tới các loại thƣơng tích, bệnh tật, chết chóc, đãng trí, và mọi
thứ khác có thể và sẽ xảy đến với ta, với tƣ cách là một sinh vật sinh học, ở giai
đoạn cuối mang màu sắc tiêu cực của một quá trình diễn ra liên tục.

Có một tiềm năng trong tƣơng lai vẫn chƣa đƣợc biến thành hiện thực (nhƣ ta
thấy, đƣợc đại diện bởi Con Rồng Hỗn Loạn). Nhƣng sau đó có những bản chất
tự nhiên ta đối đầu trực tiếp trong cuộc sống, và không thể đƣợc coi là hoàn
toàn không biết. Có sự nhân từ của tự nhiên: thực tế là ta đang ở đây, vẫn còn
sống — và đôi khi còn hạnh phúc nữa; trên thực tế là có thức ăn ngon để ăn, và
những ngƣời bạn hấp dẫn, thú vị để tƣơng tác, và không thiếu những điều hấp
dẫn để xem và làm. Có những khung cảnh tuyệt vời. Có vẻ đẹp bất tử và bao la
của đại dƣơng. Có tất cả các yếu tố kỳ diệu và phong phú từ Thực Thể tự nhiên.
Nhƣng cũng có một nỗi kinh hoàng tuyệt đối đi cùng: sự tàn phá, bệnh tật, đau
khổ và cái chết. Hai yếu tố trải nghiệm đó tồn tại song song với nhau. Thậm chí
có trƣờng hợp cái trƣớc không thể tồn tại nếu không có cái sau: ngay cả trong
cơ thể ta, vẫn đang khỏe mạnh bình thƣờng, là một sự cân bằng rất mong manh
giữa các tế bào chết đang tồn tại với các tế bào mới đang sinh sôi để thay thế nó,
là điều kiện tiên quyết để ta tiếp tục tồn tại.

Cả hai yếu tố đồng tại này đều thể hiện trong trí tƣởng tƣợng của ta dƣới dạng
đƣợc nhân cách hóa. Một ngƣời là Tiên Hắc Ám, Nữ thần Hủy diệt và Chết
chóc; ngƣời còn lại là Tiên Đỡ Đầu, vị vua nhân từ, ngƣời mẹ trẻ mang đầy tình
thƣơng đang quan sát với lòng quan tâm vô hạn đối với việc cô công chúa chìm
vào giấc ngủ vùi. Để sống đúng, ta cần phải làm quen với cả hai mặt này. Nếu ta
là một đứa trẻ, bị lạm dụng bởi ngƣời mẹ, chỉ quen thuộc với Tiên Hắc Ám, sau
đó ta bị tổn thƣơng vì thiếu tình yêu, còi cọc vì thiếu sự quan tâm, và tùy tiện
đối mặt với nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực. Ta không có cách nào khác để sống,
và rất khó để lớn lên với các chức năng và khả năng bình thƣờng cũng nhƣ
không còn lòng nghi ngờ, hận thù và ham muốn đƣợc trả thù. Ta cần tìm ai đó
để đóng vai Tiên Đỡ Đầu: một ngƣời bạn, một thành viên trong gia đình, một
nhân vật hƣ cấu — hoặc một phần trong tâm hồn của chính ta, đƣợc thúc đẩy
bởi động cơ thấu hiểu rằng việc ta ngƣợc đãi bản thân là sai, cùng lời hứa sẽ tận
dụng bất kỳ cơ hội nào xuất hiện để thoát khỏi hoàn cảnh bất hạnh, bỏ chúng lại
phía sau và cân bằng cuộc sống một cách hợp lý. Có thể bƣớc đầu tiên đi theo
hƣớng này là cho dù ta bị ngƣợc đãi nhƣng trên thực tế là ta đáng đƣợc chăm
sóc; và bƣớc thứ hai là cho đi, những gì có thể, mặc dù bản thân nhận đƣợc rất
ít.

Nếu ta hiểu đƣợc sự phân cực của tự nhiên, nỗi kinh hoàng và lòng nhân từ của
tự nhiên, ta sẽ nhận ra 2 yếu tố cơ bản của trải nghiệm, luôn luôn và vĩnh viễn,
không thể tránh khỏi, và ví dụ nhƣ, ta có thể bắt đầu thấu hiểu đƣợc lực tác
động thâm thúy đẩy ta tới sự hy sinh. Có thể nói, đó là một trò chơi mang tính
tôn giáo, hiến sinh để giữ cho các vị thần hài lòng, và để thấu hiểu đƣợc nỗi
kinh hoàng khi họ không hài lòng là một bƣớc chân chính để hƣớng tới sự khôn
ngoan — một bƣớc đi chân chính đầy khiêm tốn. Ngƣời ở thời đại ngày nay rất
khó để hiểu đƣợc ý nghĩa của sự hy sinh, bởi vì họ nghĩ, chẳng hạn nhƣ lễ thiêu
trên ban thờ, rằng đó chỉ là một cách diễn đạt ý tƣởng cổ xƣa. Nhƣng ta không
gặp vấn đề gì ngay cả khi ta khái niệm hóa sự hy sinh về mặt tâm lý, bởi vì tất
cả chúng ta đều biết bản thân phải từ bỏ cái hài lòng trong hiện tại để tránh mối
nguy hiểm trong tƣơng lai. Vì vậy, ta dâng một cái gì đó cho nữ thần tiêu cực,
để cái tích cực hiện ra. Ta đƣợc đào tạo về lâu dài, với những giờ phút khó khăn
gian khổ để trở thành một y tá hoặc một bác sĩ hoặc một nhân viên xã hội. Thái
độ hy sinh đó trên thực tế là một khám phá tuyệt vời về tƣơng lai, gắn liền với
khả năng thƣơng lƣợng, mặc cả và đƣơng đầu với tƣơng lai đó — từ bỏ lòng
ham muốn thỏa mãn bốc đồng; buông bỏ thứ ta cần và muốn; có đƣợc một cái
gì đó có giá trị về lâu dài do kết quả để lại (và giữ cho bản thân tránh xa nỗi
kinh hoàng). Ta từ bỏ tiệc tùng và những giờ phút thoải mái. Thay vào đó, ta
đắm mình vào trong khó khăn của cuộc sống. Ta làm điều đó để một vài khó
khăn đó tự nó bộc lộ ra — cho chính bản thân, ta sẽ trở thành một nhân viên
hữu ích, và đối với những ngƣời khác, ta sẽ giúp đỡ họ khi sức mạnh của ta
đƣợc phát triển thông qua sự hy sinh thích hợp tự thể hiện ra. Ta luôn luôn mặc
cả theo cách đó. Ta hành động với niềm tin rằng có thể đạt đƣợc một món lời
với cấu trúc của thực tại. Ta thƣờng tỏ ra kỳ lạ nhƣ vậy đó. Nếu ta có ý thức, ta
làm điều đó mọi lúc. Ta sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất. Ta chuẩn bị cho sự xuất
hiện của Tiên Hắc Ám. Ta làm những gì phải làm, phải biết về sự tồn tại của bà,
và tránh xa bà — tƣơng ứng với sự khôn ngoan và phù hợp với vận may của ta.
Và nếu ta thành công, Tiên Đỡ Đầu sẽ mỉm cƣời với ta — cho tới khi bà không
làm nhƣ vậy nữa. Nhƣng ít nhất ta cũng có thể kiểm soát đƣợc tình hình. Ta
không phải là một con vịt đang ngồi (ám chỉ một ngƣời dễ trở thành một mục
tiêu bị tấn công), hay một cô bé bị lạc trong rừng (ám chỉ một ngƣời ngây thơ),
hay một con tàu ở công viên giải trí (ám chỉ ngƣời dễ bị điều khiển) — hoặc ít
nhất là không hơn những gì ta phải nhƣ vậy.

Tự nhiên cũng là một thế lực hỗn loạn, bởi vì nó tàn phá luôn nền văn hóa, mặt
đối lập hiện sinh của nó — và là chủ đề phân tích tiếp theo của ta. Xét cho cùng,
nhƣ Robert Burns đã nói, "The best laid schemes o’ Mice an’ Men/Gang aft a-
gley" (Tạm dịch: Những kế hoạch đƣợc sắp đặt tốt nhất của chuột và
ngƣời/Thƣờng đi chệch hƣớng). Và tự nhiên với vỏ bọc tích cực và tiêu cực
thƣờng thực hiện chính xác điều đó. Không dễ dàng gì để cân bằng giữa sự
mong manh của cuộc sống với nhu cầu sinh sản (và tất cả tính bất định của quá
trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cái) với ham muốn tính chắc chắn, dễ
đoán trƣớc và trật tự. Và điều này không nhắc gì tới cái chết (và ngay cả ung
thƣ, xét cho cùng, cũng chỉ là một dạng sống khác). Nhƣng tất cả những điều đó
không có nghĩa là hỗn loạn ít giá trị hơn trật tự. Không có gì hiếm hoi mà không
có tính không thể đoán trƣớc đƣợc, mặc dù ta thƣờng mong đợi một chút tính
không dễ đoán trƣớc.

Sự kết hợp giữa tự nhiên và hỗn loạn này thƣờng xuất hiện trong nền văn hóa
đại chúng. Nhƣ tôi đã đề cập, ví dụ nhƣ trong bộ phim Người Đẹp Ngủ Trong
Rừng của Disney, có Tiên Hắc Ám — giống nhƣ trong Nàng Tiên Cá (mụ bạch
tuộc Ursula), Bạch Tuyết (Hoàng hậu Grimhilde), 101 Con Chó Đốm (mụ
Cruella de Vil), Lọ Lem (Quý bà Tremaine), Tangled (Mẹ Gothel), và Alice Ở
Xứ Thần Tiên (Nữ Hoàng Át Cơ). Bà đại diện cho yếu tố khắc nghiệt của thế
giới tự nhiên. Ví dụ, một lần nữa, trong Người Đẹp Ngủ Trong Rừng, liên quan
tới chủ đề đang đƣợc xem xét. Hãy nhớ lại phần mở đầu của bộ phim. Nhà vua
và hoàng hậu đã chờ đợi từ lâu, và hiện đang rất mong muốn đƣợc sinh con.
Phƣớc lành tới; đứa bé đƣợc sinh ra và họ đặt tên cho con là Aurora, có nghĩa là
"Bình minh". Tất cả họ đều hồi hộp, toàn vƣơng quốc cũng vậy — chắc chắn
rồi, bởi vì một sinh linh mới vừa xuất hiện. Họ lên kế hoạch cho một bữa tiệc
làm lễ rửa tội tuyệt vời. Đó là một ý tƣởng hay, nhƣng họ thất bại trong việc
mời Maleficent, Tiên Hắc Ám, tới dự lễ kỷ niệm. Và không phải sự thiếu hiểu
biết đã ngăn cản họ. Họ biết về sự tồn tại của bà, và họ cũng biết rõ sức mạnh
của bà. Đó là sự mù quáng có cố ý, và đó là một hành động gây ra hậu quả tồi
tệ. Họ mong muốn che chở cho cô con gái bé bỏng quý giá của mình khỏi các
yếu tố tiêu cực trong thế giới này, thay vì phải xác định cách cung cấp cho cô bé
sức mạnh và trí tuệ để vƣợt trội lên, bất chấp thực tại tiêu cực. Tất cả những gì
họ làm là giữ cho Aurora luôn ngây thơ và dễ bị tổn thƣơng. Maleficent vẫn
xuất hiện, vì bà chắc chắn sẽ có mặt, và ẩn trong đó là một thông điệp: mời Tiên
Hắc Ám đến với cuộc sống của đứa trẻ. Nếu ta không làm nhƣ vậy, đứa trẻ khi
lớn lên sẽ yếu ớt và luôn cần đƣợc bảo vệ, và Tiên Hắc Ám sẽ luôn biết bất kể
hành động gì ta làm để ngăn chặn bà. Trên thực tế, tại lễ rửa tội, bà không chỉ
xuất hiện, tỏ ra cƣ xử tốt cho dù không đƣợc mời, mà còn đƣa ra một món quà
(dƣới hình thức một lời nguyền): cái chết của Aurora ở tuổi 16, do vết đâm từ
trục quay của một bánh xe quay chỉ. Và bà sẵn sàng làm điều đó bởi vì bà
không đƣợc mời đến để ăn mừng lễ rửa tội của cô công chúa nhỏ. Chỉ bởi vì
một vị khách hiền từ nhƣng cũng rất mạnh mẽ xen vào — một trong ba bà Tiên
Đỡ Đầu, đại diện cho tính nữ tích cực — thì lời nguyền mới chuyển từ cái chết
thành một giấc ngủ sâu, một trạng thái hầu nhƣ không gây tử vong.

Có thể nói, đó là những gì xảy ra với những ngƣời đẹp đó, những ngƣời vẫn còn
quá xa lạ với mọi thứ khi họ bƣớc vào tuổi 16: Họ không muốn tỉnh táo, bởi vì
họ chƣa phát triển lòng can đảm và khả năng đối mặt với những yếu tố tiêu cực
trong thế giới tự nhiên. Thay vì đƣợc khuyến khích, họ đã đƣợc che chở. Và nếu
ta che chở cho những ngƣời trẻ tuổi, chính là ta đang tiêu diệt họ. Ta đã không
mời Tiên Hắc Ám tới thăm. Trẻ con sẽ làm gì khi bà xuất hiện với sức mạnh
toàn năng, nếu chúng hoàn toàn chƣa đƣợc chuẩn bị? Chúng sẽ không muốn
sống nữa. Chúng sẽ bất tỉnh dài dài. Và mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn. Nếu ta
bảo vệ con mình quá mức, ta sẽ trở thành tấm khiên cố che chở cho chúng.
Tƣớc đi những cuộc phiêu lƣu cần thiết trong cuộc đời trẻ trung của chúng, ta
làm suy yếu tính cách của chúng. Chính ta trở thành Tác Nhân Hủy Diệt — là
loại phù thủy tiêu diệt đi ý thức tự chủ của chúng.

Tôi từng có một bệnh nhân nhiều năm trƣớc, ngƣời này là phiên bản đời thực
của Người Đẹp Ngủ Trong Rừng. Cô cao, tóc vàng, gầy gò (nhƣ ngƣời ta
thƣờng nói), và thƣờng không đƣợc vui. Cô đăng ký vào một trƣờng cao đẳng ở
địa phƣơng, cố gắng hoàn thành để cô có thể theo học đại học. Cô tới gặp tôi vì
cô có ý định không muốn sống nữa. Nhƣng cô cũng thực sự không muốn chết
— ít nhất là không muốn chủ động. Thay vào đó, cô cố gắng giữ cho mình
không còn tỉnh táo bằng cách sử dụng Valium và các biến thể, bao gồm cả thuốc
ngủ, mà cô mua với số lƣợng vừa đủ từ (hay một vài) bác sỹ, những ngƣời chắc
chắn đã làm việc quá sức đến mức không theo dõi đƣợc chính xác những gì cô
đang làm. Cô để bản thân ngủ tới tận 15 hoặc 16 tiếng một ngày. Cô thông minh
và có học thức, và cô đã từng cho tôi xem một bài luận về triết học mà cô đã
viết về sự vô nghĩa không chỉ trong cuộc đời mình mà còn trong cuộc sống nói
chung. Cô không thể chịu đựng đƣợc trách nhiệm, bởi tất cả vẻ bề ngoài, nhƣng
cũng không thể đối mặt với sự tàn nhẫn mà cô nhìn thấy ở khắp mọi nơi xung
quanh mình. Ví dụ nhƣ, cô là một ngƣời ăn chay trƣờng, và điều đó có liên quan
trực tiếp đến cuộc sống về thể xác của cô. Cô thậm chí không thể đi tới nơi bày
bán thịt trong siêu thị. Ở những nơi mà ngƣời khác nhìn thấy những món ngon
họ chuẩn bị cho gia đình, cô chỉ nhìn thấy hàng loạt các bộ phận cơ thể chết.
Quan điểm đó chỉ nhằm khẳng định niềm tin rằng cuộc sống về bản chất là
không thể chịu đựng đƣợc.

Mẹ ruột cô qua đời khi sinh ra cô, và cô đƣợc nuôi dƣỡng bởi ngƣời cha và bà
mẹ kế. Bà mẹ kế đúng là một nỗi kinh hoàng. Tôi gặp bà một lần duy nhất, tại
văn phòng của tôi, trong buổi khám bệnh đứa con gái riêng của bà. Bà dành cả
tiếng đồng hồ tích cực tra tấn tôi: đầu tiên là bác sỹ lâm sàng thì thƣờng vô
dụng, và thứ hai là "không nghi ngờ gì" đổ lỗi cho việc làm mẹ (kế) của bà đã
gây ra rắc rối cho cô. Tôi cho là tôi không thốt ra nổi một chục từ. Tôi tin rằng
đó là một màn trình diễn đáng chú ý, do tôi khăng khăng rằng những cuộc điện
thoại mà bà gọi cho bệnh nhân của tôi 2 hay 3 lần một ngày khi cô đi học — có
một số cuộc gọi mà tôi nghe thấy trong băng ghi âm — phải đƣợc giảm bớt, để
chắc chắn rằng ai cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi không tuyên bố hay đổ tất cả
tội lỗi cho bà mẹ kế. Tôi chắc chắn rằng bà có lý do để thất vọng. Con gái riêng
của bà hoàn toàn tránh xa cuộc sống này, và đã phải mất 4 năm tốn kém chỉ để
hoàn thành một chứng chỉ 2 năm. Nhƣng rõ ràng là 3 lần điện thoại mỗi ngày,
chủ yếu là trút giận và lăng mạ, đã làm tiêu tan hy vọng đƣợc sống của bệnh
nhân. Tôi đề nghị với bệnh nhân rằng các cuộc gọi điện thoại hàng tuần nên
đƣợc quy ƣớc tiêu chuẩn, và khuyến khích cô gác máy nếu cuộc trò chuyện diễn
biến theo chiều hƣớng xấu. Cô bắt đầu đƣa lời khuyên đó vào thực tế, và tôi cho
rằng đó là tác nhân góp phần khiến bà mẹ kế yêu cầu gặp và đối chất với tôi.

Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng miêu tả tuổi thơ của cô rất bình dị. Cô kể rằng cô
đã sống cuộc sống của một nàng công chúa trong truyện cổ tích; là con một, con
cƣng của cả bố và mẹ. Nhƣng tất cả đã thay đổi khi cô bƣớc vào tuổi vị thành
niên. Thái độ của bà mẹ kế thay đổi từ tin tƣởng sang ngờ vực, và họ bắt đầu
liên tục gây chiến làm xấu đi mối quan hệ của họ từ đó trở đi (khi tôi gặp cô, cô
chỉ mới ngoài 30 tuổi). Vấn đề giới tính đã mọc lên cái đầu xấu xí của nó.
Ngƣời mẹ kế phản ứng bằng cách hành động nhƣ thể đứa con vô tội của mình
đã bị thay thế bởi một kẻ giả mạo đồi bại; cô con gái riêng đáp trả bằng cách
hẹn hò với một loạt ngƣời mà cô nghĩ rằng cô xứng đáng (đã đánh mất sự trong
trắng hoàn hảo của một cô công chúa trẻ con) và ở một mức độ khác trở thành
hình phạt hoàn hảo cho mẹ cô.

Chúng tôi đã cùng nhau lên một chƣơng trình huấn luyện tiếp xúc để giúp cô
vƣợt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống. Đầu tiên chúng tôi tiến hành ghé thăm một
cửa hàng bán thịt gần đó. Chủ cửa hàng và tôi đã là ngƣời quen trong nhiều
năm. Sau khi tôi giải thích tình hình của bệnh nhân với ông (tất nhiên là với sự
cho phép của cô), tôi hỏi ông rằng liệu tôi có thể đƣa cô vào thăm cửa hàng của
ông không, chỉ cho cô quầy thịt và sau đó — khi cô đã sẵn sàng — đƣa cô ra
phía sau để xem ngƣời của ông xử lý các tảng thịt đã đƣợc chuyển qua cửa tải
hàng trong hẻm. Ông nhanh chóng đồng ý. Mục tiêu ban đầu chỉ là đến cửa
hàng cùng nhau. Tôi đảm bảo với cô rằng chúng tôi có thể tạm dừng bất cứ lúc
nào, hoặc có thể dừng lại hoàn toàn, và trong mọi điều kiện, tôi sẽ không cố lôi
kéo hoặc thậm chí lừa dối để đẩy cô đi vƣợt quá những gì cô có thể chịu đựng
đƣợc. Trong buổi đầu tiên, cô đã vào đƣợc cửa hàng và đặt tay lên tủ trƣng bày.
Cô run rẩy trong nƣớc mắt khi trông thấy (cũng không dễ dàng gì để kìm nén ở
nơi công cộng), nhƣng cô đã làm đƣợc. Tới buổi thứ 4, cô có thể xem những
ngƣời bán thịt dùng dao và cƣa cắt lên những tảng thịt lớn còn nguyên hình
thành từng miếng thịt tiêu chuẩn để bán. Không nghi ngờ gì rằng điều này là tốt
cho cô. Chẳng hạn, cô ít có xu hƣớng tự điều trị mất ý thức và có nhiều khả
năng tham gia các lớp học hơn. Cô trở nên cứng rắn hơn, chăm chỉ hơn, khắc
nghiệt hơn — những tính từ không phải lúc nào cũng có nghĩa là lời khen ngợi
mà đôi khi còn là liều thuốc giải độc chính xác cho tình cảm quá nhiều, điều này
gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Chúng tôi cũng đã sắp xếp để cô dành một ngày
cuối tuần tại một trang trại địa phƣơng, nơi nuôi một vài con vật thông thƣờng
trong chuồng (lợn, ngựa, gà, dê). Tôi yêu cầu ngƣời nông dân, ngƣời này cũng
từng là bệnh nhân của tôi, cho phép cô đi theo anh khi anh chăm sóc mấy con
vật. Bản chất là một cô gái thành phố, bệnh nhân của tôi dƣờng nhƣ không biết
gì về động vật, và do đó có xu hƣớng lãng mạn hóa chúng, giống nhƣ trong các
câu chuyện cổ tích cô nghe hồi còn nhỏ. Hai ngày tại vùng quê này và quyết
định quan sát các loài động vật một cách cẩn thận đã giúp cô phát triển một
nhận thức thực tế hơn nhiều về bản chất thực sự của những con vật mà chúng ta
nuôi và làm thịt. Chúng cũng có cảm giác, và ta có trách nhiệm không gây ra
cho chúng bất kỳ đau khổ nào hơn mức cần thiết, nhƣng chúng không phải là
con ngƣời, và chúng chắc chắn không phải là trẻ em. Ta phải hiểu đƣợc vấn đề
này ở cấp độ ta thể hiện ra. Tình cảm thái quá là một căn bệnh, là một thất bại
trong quá trình phát triển và là một lời nguyền đối với trẻ em lẫn những ngƣời
khác cần ta chăm sóc (nhƣng không đƣợc quá mức).

Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng là một ngƣời mơ mộng điển hình. Tôi từng gặp
các bệnh nhân thƣờng nhớ lại 2 hoặc 3 giấc mơ mỗi đêm, mặc dù không phải
lúc nào cũng chi tiết. Cô không chỉ nhớ nhiều giấc mơ mà còn nhớ lại đầy đủ,
và cô còn thƣờng xuyên trở nên minh mẫn — khi ý thức về việc đang mơ —
trong khi ngủ. Cô là ngƣời duy nhất tôi từng gặp có khả năng hỏi các nhân vật
trong mơ của mình ấy về ý nghĩa của họ — theo một cách tƣợng trƣng — hoặc
họ có thông điệp trao cho cô không, và rồi họ sẽ trao đổi thẳng với cô. Một ngày
nọ, cô tới gặp tôi để kể về một trong các giấc mơ đó: Cô thấy mình đi một mình
vào sâu trong một khu rừng già và gặp một ngƣời lùn ăn mặc nhƣ một con nai
sừng tấm đứng trong bóng tối u ám. Ngƣời lùn đề nghị trả lời một câu hỏi, nếu
cô có gì thắc mắc. Cô hỏi ngƣời lùn rằng cô sẽ phải làm gì để hoàn thành chứng
chỉ đại học, đã khiến cô mất 4 năm và nhiều lần phải đàm phán với bên trƣờng
đại học để đƣợc phép tiếp tục. Câu trả lời mà cô nhận đƣợc là gì? "Cô sẽ phải
học cách làm việc trong một lò mổ".

Giờ đây, theo nhƣ tôi đƣợc biết, giấc mơ chính là những khải thị từ tự nhiên.
Cũng không quá khi nói chính ta tạo ra chúng. Chúng tự hiển hiện ra cho ta. Tôi
chƣa bao giờ thấy một giấc mơ hiện ra điều gì đó mà tôi cho là không có thực.
Tôi cũng không tin — trái ngƣợc với Freud — rằng những giấc mơ cố gắng
ngụy tạo ý nghĩa của chúng. Thay vào đó, giấc mơ là phần trƣớc đó của một quá
trình mà luồng suy nghĩ đã phát triển đầy đủ đƣợc sinh ra, vì chúng chắc chắn
không phải xuất hiện một cách kỳ diệu từ hƣ không. Ta phải đối đầu với cái
chƣa biết, chẳng hạn nhƣ — Con Rồng Hỗn Loạn khổng lồ hay Tiên Hắc Ám
— và ta không biết phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu. Giấc mơ đóng vai trò là
bƣớc nhận thức đầu tiên — đánh thức cảm xúc, động lực cơ bản, và các phản
ứng của cơ thể nhƣ sợ hãi hay tò mò hoặc lạnh sống lƣng — trong việc chuyển
cái chƣa biết thành kiến thức hữu ích và thậm chí có thể hiểu đƣợc. Giấc mơ là
nơi sản sinh ra tƣ duy, và thƣờng thì tƣ duy không dễ dàng đến với một tâm trí
có ý thức. Nó không che dấu bất cứ điều gì; nó chỉ là hơi mơ hồ không rõ ràng
(mặc dù chắc chắn không có nghĩa là giấc mơ không hề sâu sắc).

Thực ra, giấc mơ này không khó để giải thích, đặc biệt là vì nhân vật chính
ngƣời lùn, chỉ đơn giản nói ra suy nghĩ của mình. Vì vậy, tôi đã cẩn thận lắng
nghe câu chuyện của cô (đây là khoảng thời gian sau khi tham quan cửa hàng
bán thịt và trang trại) và hỏi cô rằng chúng tôi có thể làm gì. Tôi không biết làm
thế nào để có thể sắp xếp một chuyến tham quan tới một lò mổ thực sự. Tôi
thậm chí còn không biết liệu trong thành phố mà chúng tôi đang sống có một cái
lò mổ nhƣ vậy hay không, và nếu có, tôi không thể tƣởng tƣợng đƣợc họ sẽ
chào đón du khách, bất kể động cơ là gì. Tuy nhiên, cô bị thuyết phục rằng cô
đã tìm ra chân lý thông qua giấc mơ, và cô phải thực hiện cho bằng đƣợc. Vì
vậy, chúng tôi thảo luận về hậu quả của việc cô nên tỏ ra cứng rắn hơn, về việc
cô đã thành công khi đƣa ngƣời mẹ kế cực đoan của mình vào vết thƣơng lòng,
và để tại đó trong suốt phần còn lại của buổi gặp, mặc dù cô đƣợc giao nhiệm
vụ (cũng nhƣ tôi) xác định một thứ hợp lý để thay thế cho lò mổ.

Một tuần sau, cô trở lại với buổi gặp mặt đã lên kế hoạch sẵn. Cuối cùng, cô
cũng nói ra điều mà tôi luôn mong nghe đƣợc từ cô — hoặc bất kỳ ai khác, về
vấn đề đó: "Tôi nghĩ tôi cần phải xem một cuộc mổ xác". Tôi cũng không biết
nói gì hơn. Cá nhân tôi không muốn nhìn thấy một cuộc mổ xác — hoàn toàn
không phải vậy. Tôi đã từng nhìn thấy các bộ phận cơ thể đƣợc trƣng bày trong
các viện bảo tàng khoa học, và tôi không thể xua đuổi chúng ra khỏi tâm trí. Tôi
cũng đã từng đi tham quan một trong các cuộc thiến lãm cơ thể ngƣời bằng chất
nhựa dẻo rất phổ biến khoảng một thập niên trƣớc, và tôi đã rất kinh hoàng. Tôi
đã trở thành một bác sỹ tâm lý, không phải là một bác sĩ phẫu thuật — hoặc một
bác sỹ pháp y — đều có lý do hết. Tuy nhiên, đây không phải là về tôi. Mà là về
bệnh nhân của tôi, Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng, và mong muốn đƣợc thức tỉnh
của cô, và không đời nào tôi để những ƣớc muốn hay sự thiếu sót của mình can
thiệp vào bất cứ điều khôn ngoan nào mà ngƣời lùn trong tâm trí vô thức của cô
truyền đạt. Tôi nói với cô rằng để coi tôi có thể làm đƣợc gì. Tất cả sắp xếp hóa
ra đơn giản hơn tôi tƣởng rất nhiều. Tôi chỉ cần nhấc điện thoại và gọi đến văn
phòng của một bác sĩ địa phƣơng. Trƣớc sự ngạc nhiên của tôi, ông ngay lập tức
đồng ý. Tôi cho rằng ông đã quen nhìn thấy những ngƣời đau buồn và sợ hãi
giống nhƣ mình, đồng thời quen với việc đối phó với họ một cách bình tĩnh và
sáng suốt. Vì vậy, đó là lý do.

Hai tuần sau, chúng tôi đến nhà tang lễ. Cô đã hỏi tôi liệu có thêm một ngƣời
bạn có thể tham dự cùng cô không, và tôi nói có. Ngƣời điều hành nhà mai táng
đề nghị ba chúng tôi đi tham quan trƣớc. Anh cho chúng tôi xem nhà nguyện và
phòng trƣng bày các tráp. Chúng tôi hỏi anh làm thế nào để quản lý công việc
của mình, tập trung gần nhƣ vô hạn vào cái chết, nỗi khổ và đau buồn. Anh nói
rằng trách nhiệm của anh là chân thành giúp cho các khách hàng của mình,
trong những thời điểm kinh khủng nhất, để họ cảm thấy ít đau đớn nhất có thể,
và anh đã khắc cốt ghi tâm từ đó. Điều đó có ý nghĩa đối với cả hai chúng tôi và
giúp chúng tôi hiểu cách anh có thể hoàn thành công việc của mình, ngày này
qua ngày khác. Sau chuyến tham quan, chúng tôi đến phòng ƣớp xác. Đây là
một không gian nhỏ, có lẽ khoảng 100m². Cơ thể trần truồng của một ngƣời đàn
ông lớn tuổi nằm bất động, xám ngắt với các vết lốm đốm trên mặt bàn thép
không gỉ. Bởi vì không có không gian trong căn phòng nhỏ, và để ngăn một
khoảng với chúng tôi, bệnh nhân của tôi, bạn của cô và tôi đi tới hành lang ngay
bên ngoài cửa và quan sát quá trình mổ xẻ, hoàn toàn không bị cản trở quá trình
hoạt động của ngƣời điều hành nhà mai táng. Anh hút hết máu và các chất lỏng
khác ra khỏi cơ thể. Chất dich chảy không nhiều nhƣng theo một nghĩa nào đó,
điều này còn kinh khủng hơn, tôi cho là vì cách xử lý quá trần tục của họ. Tôi
cho là quy trình này nên đƣợc tiến hành một cách thiêng liêng và xứng đáng
hơn. Anh thực hiện các cuộc phẫu thuật, khâu lại mí mắt, trang điểm khuôn mặt
và tiêm chất lỏng để ƣớp xác. Tôi quan sát. Và tôi theo dõi bệnh nhân của mình.
Ngay từ đầu, cô đã nhìn xuống hành lang, tránh cảnh tƣợng đang diễn ra trƣớc
mặt. Nhƣng khi từng phút trôi qua, cô bắt đầu nhìn lƣớt qua quá trình mổ xẻ, và
khi 45 phút trôi qua, cô dành nhiều thời gian quan sát hơn là quay đi chỗ khác.
Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng cô đang nắm chặt lấy tay bạn mình.

Cô đang tận mắt chứng kiến điều mà cô tin rằng sẽ khiến cô khiếp sợ (và đúng
là nhƣ vậy) trên thực tế lại không đáng sợ nhƣ cô tƣởng. Cô có thể chịu đựng
đƣợc một trải nghiệm nhƣ vậy. Cô không hoảng sợ, tái xanh, bỏ chạy, hay thậm
chí là khóc. Cô yêu cầu ngƣời mổ xác rằng cô có thể đặt một tay lên cơ thể đã
chết đó không. Anh đƣa cho cô một đôi găng tay cao su để cô đeo vào. Cô đi
thẳng tới bàn mổ, trong trạng thái tĩnh lặng và thiền định, đặt bàn tay đeo găng
lên xƣơng sƣờn của thi thể, và cô giữ yên ở đó, nhƣ thể đó là niềm an ủi cho cả
cô và linh hồn tội nghiệp đã ra đi. Thủ tục chấm dứt ngay sau đó, và chúng tôi
lặng lẽ rời đi cùng nhau, sau khi gửi lời cảm ơn chân thành tới ngƣời điều hành.

Ba ngƣời chúng tôi đều ngạc nhiên khi đã cùng trải qua và chịu đựng một
chuyến tham quan kỳ lạ nhƣ vậy. Bệnh nhân của tôi đã học đƣợc một điều gì đó
cực kỳ quan trọng về khả năng chịu đựng khi đối mặt với những điều khủng
khiếp trong cuộc sống. Quan trọng không kém, cô tìm ra một điểm tham chiếu
cho nỗi sợ hãi của mình: từ thời điểm đó trở đi (và tôi không khẳng định là đã
đạt đƣợc thành công trong việc điều trị cho cô) cô đã có một trải nghiệm đáng
kinh ngạc — một thứ gì đó thực sự nghiêm trọng và kinh hoàng, trực quan và
thực tế — để so sánh với nỗi kinh hoàng không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Những đau khổ trần tục đại diện cho sự tồn tại có phải là thử thách nhƣ trải
nghiệm mà cô đã tự nguyện trải qua hay không? Trên thực tế, cửa hàng thịt còn
đáng sợ hơn cái chết của một con ngƣời sao? Chẳng phải cô đã chứng minh cho
bản thân thấy rằng cô có thể gặp phải điều tồi tệ nhất mà Tự Nhiên Kinh Hoàng
có thể ném vào cô và can đảm đối mặt với nó hay sao? Và đó là một nguồn an
ủi nghịch lý và không thể thoái thác đối với cô.

Nhƣ với Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng trong truyện cổ tích, gia đình cô gặp thất
bại trong việc mời Tiên Hắc Ám, cái khía cạnh khủng khiếp của tự nhiên, tham
gia vào cuộc sống của cô. Điều này khiến cô hoàn toàn không chuẩn bị sẵn sàng
cho sự khắc nghiệt nhƣng cần thiết trong cuộc sống — sự phức tạp của giới tính
và yêu cầu mọi thứ để sinh mạng này nuốt chửng sinh mạng khác (và cuối cùng
phải chịu chung số phận). Tiên Hắc Ám xuất hiện trở lại ở tuổi dậy thì — dƣới
hình dạng ngƣời mẹ kế, ngƣời có tính cách quay ngoắt 180⁰ — cũng nhƣ cá
nhân cô không có khả năng đối mặt với trách nhiệm trƣởng thành và nghĩa vụ
sinh tồn nghiêm túc. Giống nhƣ Ngƣời Đẹp Ngủ Trong Rừng — vì câu chuyện
đó có nhiều tầng nghĩa và sâu sắc theo cách các câu chuyện cổ tích cổ đại, có
thể tồn tại qua hàng ngàn năm — cô cần đƣợc đánh thức bởi các lực lƣợng đại
diện cho sự khai phá, lòng dũng cảm và nghị lực phi thƣờng (dƣới hình ảnh
chàng hoàng tử cứu nguy, mà cô tìm thấy trong chính mình).

NỀN VĂN HÓA: BẢO HỘ VÀ CAI TRỊ

Nếu Rồng Hỗn Mang, Tiên Đỡ Đầu và Tiên Hắc Ám là đại diện của tiềm năng
và cái chƣa biết, thì Vua Thông Thái và Bạo Chúa là đại diện cho cấu trúc xã
hội và tâm lý, cho phép ta xây dựng một cấu trúc dựa trên tiềm năng đó. Ta diễn
giải thực tại qua lăng kính văn hóa. Ta lập kế hoạch cho tƣơng lai bằng cách cố
gắng phát huy cái ta đã đƣợc dạy và cái ta đã xác định, về mặt cá nhân, để coi
trọng. Tất cả những điều đó có vẻ tốt, nhƣng cách tiếp cận quá cứng nhắc để có
thể hiểu cái đang ở trƣớc mắt ta và cái ta nên theo đuổi có thể khiến ta mù
quáng trƣớc giá trị của cái mới lạ, sáng tạo và thay đổi liên tục. Khi các cấu trúc
điều hƣớng cho ta chỉ đơn thuần là an toàn, thay vì không linh hoạt, thì chính ta
đã khơi dậy mong muốn về thói quen và khả năng dự đoán cùng với sự tò mò
khiến ta bị thu hút và đánh giá cao cái nằm ngoài các kế hoạch thuộc về khái
niệm của ta. Khi các cấu trúc tƣơng tự đó thoái hóa thành sự trì trệ, ta chạy trốn
và phủ nhận sự tồn tại của cái ta chƣa biết và cái ta chƣa gặp, và điều này có
nghĩa là chính ta khiến bản thân không thể thay đổi khi cần phải thay đổi. Hiểu
rằng cả hai khả năng tồn tại đều có tầm quan trọng thiết yếu để thiết lập sự cân
bằng cần thiết trong cuộc sống.
Ta có thể sử dụng một phép ẩn dụ về thơ để đại diện cho các yếu tố thuộc trải
nghiệm mà ta đã thảo luận cho đến nay (thực tế đây là cách xem xét thế giới mà
tôi đang mô tả). Hãy tƣởng tƣợng vƣơng quốc của Rồng Hỗn Mang nhƣ bầu trời
đêm, trải dài vô tận phía trên vào một đêm quang đãng, đại diện cho cái sẽ tồn
tại mãi mãi bên ngoài phạm vi hiểu biết của ta. Có thể ta đang đứng trên bãi
biển, nhìn lên trời, chìm đắm trong suy tƣ và hình dung. Sau đó, ta chuyển sự
chú ý của mình sang đại dƣơng — cũng vĩ đại nhƣ vũ trụ đầy sao, nhƣng hữu
hình, hiển hiện và có thể thấu hiểu, nói một cách tƣơng đối. Đó là bản chất. Đại
dƣơng không chỉ là tiềm năng. Đại dƣơng ở đó, trong khả năng không thể nào
biết đƣợc hoàn toàn, thay vì bị loại bỏ hoàn toàn khỏi sự hiểu biết. Tuy nhiên,
nó vẫn chƣa đƣợc thuần hóa; không đƣợc đƣa vào lãnh vực trật tự. Và nó đẹp
trong sự huyền bí của nó. Mặt trăng phản chiếu trên bề mặt đại dƣơng; sóng vỗ
nhƣ vô tận ru ta vào giấc ngủ; ta có thể bơi trong vùng nƣớc hiền lành của đại
dƣơng. Nhƣng vẻ đẹp đó có một cái giá. Tốt hơn hết ta nên để mắt tới cá mập.
Và sứa độc. Và cơn thủy triều có thể kéo theo ta hoặc các con ra ngoài đại
dƣơng mênh mông. Và những cơn bão có thể phá hủy ngôi nhà ấm áp bên bờ
biển của ta.

Xa hơn nữa, hãy tƣởng tƣợng rằng bãi biển mà ta đang đứng là bờ của một hòn
đảo. Hòn đảo chính là nền văn hóa. Mọi ngƣời sống ở đó — hòa hợp và hòa
bình, dƣới tay một nhà cai trị nhân từ; có lẽ trong một địa ngục bị chiến tranh
tàn phá, bị áp bức và đói kém. Và đó là nền văn hóa: Vua Thông Thái hay Bạo
Chúa. Điều cần thiết là làm quen với cả hai nhân vật này, giống nhƣ trong
trƣờng hợp của Tiên Hắc Ám và Tiên Đỡ Đầu, để đảm bảo sự cân bằng thích
hợp trong thái độ để thích ứng đúng với những thăng trầm của cuộc sống. Việc
nhấn mạnh quá nhiều vào Vua Thông Thái khiến những ngƣời có thái độ đó
trƣớc sự bất công và đau khổ không cần thiết, vốn là hệ quả của những sai sót
không thể tránh khỏi trong cấu trúc xã hội toàn nhân loại. Quá khăng khăng với
Bạo Chúa cũng đồng nghĩa với việc thiếu đánh giá cao những cấu trúc thƣờng
mỏng manh để gắn kết ta với nhau và bảo vệ ta khỏi sự hỗn loạn.

Các hệ thống tƣ tƣởng mà ta có xu hƣớng áp dụng — các hệ thống phân cực, về


mặt chánh trị lẫn cá nhân, có thể đƣợc hiểu một cách có lợi theo quan điểm hiện
tại. Hệ thống đó là các câu chuyện thuộc về nền văn hóa, đƣợc coi là một loại
ký sinh hữu ích đối với loại tôn giáo nền tảng, các cấu trúc phụ thuộc về thần
thoại hay kịch tính — cổ xƣa, đang tiến hóa và mang bản chất sinh học sâu sắc.
Các hệ tƣ tƣởng đảm nhận cấu trúc của một câu chuyện về cơ bản là tôn giáo,
nhƣng chúng không hoàn hảo, bao gồm một số yếu tố trải nghiệm hoặc các
nhân vật vĩnh cửu trong khi phớt lờ các yếu tố khác. Tuy nhiên, sức mạnh vẫn
nằm trong cách thể hiện, bởi vì cái đƣợc đƣa vào vẫn giữ nguyên bản chất thần
thoại/sinh học cơ bản của nó — ý nghĩa bản năng của nó — nhƣng các yếu tố bị
thiếu lại có nghĩa là cái còn lại, dù có sức mạnh trong cách thể hiện, vẫn bị thiên
lệch theo cách hạn chế công dụng. Sự thiên vị đó là ham muốn chủ quan, vì nó
đơn giản hóa cái mà nếu không thì lại quá phức tạp để ta hiểu, nhƣng lại nguy
hiểm vì tính một chiều của nó. Nếu bản đồ ta đang sử dụng bị thiếu đi một phần
của thế giới, ta sẽ hoàn toàn không chuẩn bị sẵn sàng khi yếu tố vắng mặt đó tự
xuất hiện. Làm thế nào để ta có thể giữ lại các ƣu điểm của việc đơn giản hóa,
mà không trở thành con mồi của sự mù quáng kèm theo? Câu trả lời đƣợc tìm
thấy trong cuộc đối thoại liên tục giữa các loại ngƣời khác nhau.

Phần lớn cái mọi ngƣời tin tƣởng về mặt chánh trị — về mặt ý thức hệ — dựa
trên tánh khí bẩm sinh của họ. Nếu cảm xúc hoặc động cơ của họ có xu hƣớng
nghiêng về một phía (và phần lớn đó là hệ quả của quá trình sinh học), thì họ có
xu hƣớng áp dụng khuynh hƣớng bảo thủ hoặc cấp tiến. Đó không phải là một
vấn đề về quan điểm. Thay vào đó, hãy tƣởng tƣợng rằng một loại động vật có
một vị trí thích hợp — một địa điểm hoặc không gian phù hợp với chúng. Cấu
trúc sinh học của chúng phù hợp với không gian đó. Sƣ tử không xuất hiện
trong đại dƣơng mênh mông và cá voi sát thủ không đi lang thang ở Châu Phi.
Động vật và môi trƣờng là một mảnh ghép khớp hoàn hảo.

Con ngƣời cũng tƣơng tự nhƣ vậy, ít nhất là trong lãnh vực trừu tƣợng. Tuy
nhiên, ta có khả năng làm cho bản thân thoải mái nhƣ ở nhà hầu nhƣ khắp mọi
nơi, về mặt địa lý, bởi vì ta thay đổi vị trí địa lý, khi cần thiết, cũng nhƣ sửa đổi
hành vi của chính mình. Nhƣng ta vẫn tồn tại các ngóc ngách trong tri giác hay
trong nhận thức. Ví dụ, những ngƣời theo chủ nghĩa cấp tiến, bị say mê một
cách tích cực bởi các ý tƣởng mới. Lợi thế của việc bị thu hút bởi các ý tƣởng
mới là rõ ràng. Đôi khi các vấn đề đòi hỏi giải pháp mới, và chính những ngƣời
thích thú với các quan điểm mới chính là ngƣời tìm ra chúng. Những ngƣời nhƣ
vậy cũng có xu hƣớng không phụ thuộc vào một trật tự đặc biệt(5). Có lẽ điều
này là do nếu ta bị cuốn hút và thúc đẩy bởi các ý tƣởng mới, đồng thời cũng có
xu hƣớng thử nghiệm hoặc tiến hành chánh thức, ta cần có khả năng chịu đựng
sự hỗn loạn làm trung gian đƣợc tạo ra giữa thời ý tƣởng cũ dần tan rã và ý
tƣởng mới nắm quyền kiểm soát. Nếu ta là ngƣời bảo thủ, ta có lợi thế và vấn đề
sẽ xảy ra theo hƣớng ngƣợc lại. Ta cảnh giác với các ý tƣởng mới, và không bị
thu hút bởi chúng, một phần là do ta ít nhạy cảm hơn với các khả năng xảy ra và
lo ngại nhiều hơn về hậu quả không thể lƣờng trƣớc của chúng. Chỉ vì một ý
tƣởng mới khắc phục đƣợc một vấn đề, xét cho cùng, không có nghĩa là nó sẽ
không tạo ra một hoặc nhiều các vấn đề khác. Nếu ta là ngƣời bảo thủ, ta thích
mọi thứ ở đúng vị trí của chúng, khi chúng đã tồn tại ở đó. Ta đang ở vị trí mà
ta mong muốn khi mọi ngƣời đều hành động theo quy ƣớc, có trách nhiệm và có
thể đoán trƣớc đƣợc.

Bảo thủ là cần thiết để duy trì mọi thứ nhƣ hiện tại khi nó đang hoạt động và sự
thay đổi có thể sẽ gây ra nguy hiểm. Ngƣợc lại, đối với những ngƣời theo chủ
nghĩa cấp tiến, cần thiết để thay đổi mọi thứ khi chúng không còn hoạt động
trơn tru nữa. Tuy nhiên, không dễ dàng gì để xác định khi nào cái gì đó cần
đƣợc bảo tồn hoặc khi nào nó cần đƣợc thay đổi. Đó là lý do tại sao ta có chánh
trị, nếu may mắn, và đàm phán đi kèm với nó, thay vì chiến tranh, độc tài
chuyên chế, hoặc bị ép phải phục tùng. Ta cần phải tranh luận về giá trị tƣơng
đối của sự ổn định so với sự thay đổi, để có thể xác định xem khi nào thì phù
hợp và liều lƣợng nhƣ thế nào là cần thiết.

Điều đáng quan tâm là cần lƣu ý rằng sự khác biệt về niềm tin chánh trị cơ bản
xuất hiện để xác định xem những Ngƣời Cha Vĩ Đại nào là thực tại cơ bản.
Những ngƣời theo chủ nghĩa cấp tiến có xu hƣớng mạnh mẽ coi thế giới nhƣ là
Bạo Chúa đàn áp Tiên Đỡ Đầu — nhƣ các nền văn hóa khắc nghiệt và độc đoán
làm tha hóa và áp bức ngƣời dân cũng nhƣ ngƣời ngoài, hoặc nhƣ cấu trúc quân
sự-công nghiệp của xã hội hiện đại đang đe dọa Nữ thần Gaia, hành tinh sống,
với ô nhiễm, tuyệt chủng hàng loạt hoặc biến đổi khí hậu. Một quan điểm nhƣ
vậy rõ ràng là hữu ích khi nền văn hóa trở nên thực sự chuyên chế — và điều đó
không có nghĩa là không phổ biến. Ngƣợc lại, phe bảo thủ có xu hƣớng coi thế
giới là Vua Thông Thái — an ninh về vị trí, trật tự và khả năng dự đoán — đƣa
tới gót chân, thuần hóa và kỷ luật Tiếns Hắc Ám — bản chất là rối loạn và hỗn
loạn. Điều đó rõ ràng là cần thiết. Cho dù thế giới tự nhiên có đẹp tới đâu, ta
cũng nên nhớ rằng nó luôn âm mƣu bỏ đói, làm suy yếu và giết chết ta, và nếu
ta thiếu lá chắn bảo vệ đƣợc tạo thành bởi nền Văn Hóa Bảo Hộ, ta sẽ bị động
vật hoang dã nuốt chửng, đóng băng bởi bão tuyết, bị phủ phục bởi cái nóng của
sa mạc, và bị chết đói bởi trên thực tế là thức ăn không tự xuất hiện trƣớc mặt
ta. Vì vậy, có hai hệ tƣ tƣởng khác nhau — đều tự cho là "đúng", nhƣng mỗi hệ
tƣ tƣởng chỉ kể một nửa câu chuyện*.
*Tất nhiên, tôi biết rằng những ngƣời bảo thủ cũng có khuynh hƣớng phản đối chánh phủ lớn, điều
này dƣờng nhƣ mâu thuẫn với quan điểm cơ bản mà tôi đang đƣa ra. Nhƣng, ở các nền dân chủ
phƣơng Tây, điều đó là tất yếu bởi vì niềm tin mà những ngƣời bảo thủ thể hiện trong nền văn hóa
đƣợc dự đoán nhiều hơn nhờ vào tính minh bạch vĩnh viễn của Hiến Pháp và chánh sách lâu dài hơn
của chánh phủ (vì vậy, Văn Hóa với chữ "V" viết hoa) hơn là vào những ý tƣởng hay thay đổi và quá
khó đoán của bất kỳ ai có thể đƣợc bầu chọn hiện tại, bảo thủ hoặc cấp tiến. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong
các nền dân chủ tƣơng tự nhau, những ngƣời theo chủ nghĩa cấp tiến có xu hƣớng tìm tới chánh phủ
để tìm giải pháp cho các vấn đề mà họ quan tâm, nhƣng đó là bởi vì họ tin tƣởng nhiều hơn vào sự
năng động của các chánh trị gia hiện tại (đặc biệt, nhƣng không chỉ, nếu họ là ngƣời cấp tiến đúng
nghĩa) và ít minh bạch hơn trong cấu trúc cơ bản.

Để phát triển một quan điểm cân bằng đúng đắn về thế giới trải nghiệm, cần
phải chấp nhận thực tế của cả hai yếu tố văn hóa. Những ngƣời có khuynh
hƣớng bảo thủ, luôn tỏ ra nóng tính coi hiện trạng là sự bảo vệ, phải hiểu rằng
trật tự đơn thuần là không đủ. Bởi vì tƣơng lai và hiện tại khác với quá khứ,
những gì hiệu quả trƣớc đây sẽ không nhất thiết đạt hiệu quả ngay bây giờ, và
cần phải hiểu rằng ranh giới giữa sự ổn định mà tổ tiên ta để lại và chế độ
chuyên chế có thể dễ dàng thay đổi và dịch chuyển cùng với sự biến đổi của giá
trị tồn tại. Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ vậy, những kẻ cấp tiến hơn, có xu hƣớng
nhìn thấy Bạo Chúa ở khắp mọi nơi, phải làm việc để phát triển lòng biết ơn đối
với các cấu trúc xã hội và tâm lý mà liên tục bảo vệ ta khỏi tự nhiên khủng
khiếp và cái hoàn toàn chƣa biết. Thật khó cho bất kỳ ai trong chúng ta nhìn
thấy những cái bị che khuất bởi bản chất tính cách của mình. Chính vì lý do này
mà ta phải liên tục lắng nghe những ngƣời khác biệt với ta, và ai, nhờ sự khác
biệt đó, có khả năng nhận ra và phản ứng thích hợp với những cái ta không thể
phát hiện đƣợc.

TÍNH CÁ NHÂN: ANH HÙNG VÀ KẺ THÙ

Nếu bầu trời đêm hỗn loạn, đại dƣơng tự nhiên mênh mông và nền văn hóa
hoang sơ nhƣ trên đảo, thì tính cá nhân — anh hùng và kẻ thù — là một ngƣời
anh trai bị nhốt trong trận chiến với ngƣời em song sinh của mình ở giữa hòn
đảo ngoài khơi. Hỗn mang, kho báu và con rồng, có yếu tố tiêu cực lẫn tích cực,
cũng nhƣ Tự Nhiên — Tiến Hắc Ám và Tiên Đỡ Đầu — và nền Văn Hoá —
Bạo Chúa và Vua Thông Thái. Không kém tính cá nhân. Yếu tố tích cực là khía
cạnh anh hùng: ngƣời có thể hy sinh tất cả với tự nhiên và mặc cả với số phận
để lòng nhân từ đƣợc ngự trị; ngƣời tỉnh táo, cảnh giác, chu đáo, có khả năng
giao tiếp và chịu trách nhiệm, do đó, sẽ tránh xa đƣợc phần độc tài chuyên chế
của nhà nƣớc; và ngƣời đó nhận thức đƣợc lỗi lầm của bản thân, khuynh hƣớng
ác tâm và giả dối, để duy trì định hƣớng một cách đúng đắn. Yếu tố tiêu cực là
mọi thứ bần tiện và đáng khinh — đặc biệt thể hiện rõ ràng bên trong bản thân
ta, nếu ta có bất kỳ ý thức nào, nhƣng cũng đƣợc ngƣời khác biểu lộ ra ở một
mức độ nào đó và (rõ ràng hơn) trong các câu chuyện. Đó là những ngƣời anh
em thù địch, một ý tƣởng thần thoại rất cũ: anh hùng và kẻ thù. Đại diện nguyên
mẫu cho hai thế lực đó, hai nhân vật đƣợc nhân cách hóa, là Cain và Abel. Đó là
một cấp độ đại diện. Chúa Jesus Christ và Satan là cặp đại diện cho tính hai mặt
thậm chí còn cơ bản hơn. Xét cho cùng, Cain và Abel đều là con ngƣời (những
con ngƣời đầu tiên, đƣợc sinh ra trong nhân dạng, giống nhƣ Adam và Eve đƣợc
tạo ra trực tiếp bởi Đức Chúa Trời). Đấng Christ và Satan là các phần tử của
tính vĩnh hằng (đƣợc thần thánh hóa?).

Vì vậy, luôn tồn tại một anh hùng và một kẻ thù; một vị vua thông thái và một
tên bạo chúa; một nguyên mẫu ngƣời mẹ độc ác và nhân từ; và chính bản thân
hỗn loạn. Đó là cấu trúc của thế giới trong đó có 6 nhân cách (với nhân cách kỳ
lạ thứ bảy chính là hỗn loạn, theo một nghĩa nào đó, là cái đích cuối cùng của
tất cả những nhân cách khác). Cần phải hiểu rằng tất cả 7 nhân cách đều đồng
tại và vĩnh hằng — những yếu tố trải nghiệm mà mọi linh hồn, dù giàu hay
nghèo, phúc khí hay bị nguyền rủa, tài hoa hay đần độn, tính nam hay tính nữ,
đều tất yếu phải tranh giành. Đó là cuộc sống — chúng là cuộc sống. Một phần
kiến thức về nhân cách, có ý thức hoặc vô thức, khiến ta không bị đe dọa; khiến
ta ngây thơ, thiếu chuẩn bị và có khả năng bị cái giả dối chiếm hữu, đâm ra oán
hận và kiêu ngạo. Nếu ta không biết rằng kho báu đƣợc bảo vệ bởi một con
rồng, hoặc cái thiên nhiên tƣơi đẹp đó, có thể cắn chặt ta ngay lập tức, hoặc rằng
cái xã hội hòa bình mà ta coi là đƣơng nhiên đang bị đe dọa liên tục bởi chủ
nghĩa độc tài chuyên chế, hoặc giả ta chứa đựng trong bản thân mình một kẻ thù
luôn muốn tất cả các biến đổi tiêu cực đó xảy ra, thì trƣớc tiên ta là ngƣời cần
thiết cho một ý thức hệ sẽ làm đại diện một phần cho ta trên thực tế; và thứ hai,
có ai đó sẽ mù quang theo cách gây nguy hiểm cho chính họ và những ngƣời
khác. Nếu ta khôn ngoan, triết lý chánh trị của ta bao gồm đại diện của tất cả 7
nhân cách trên, ngay cả khi ta không thể mô tả nó rõ ràng bằng các thuật ngữ
đó. Ví dụ, ta phải luôn có đủ ý thức để ghi nhớ rằng một kẻ săn mồi vĩ đại ẩn
náu bên dƣới lớp băng mỏng trong thực tại đƣợc xây dựng lên của ta. Tôi nhớ
lại một hình dung mà tôi đã từng có về đứa con gái còn rất nhỏ của mình, mô tả
chính xác thực tại đó. Vào mùa đông, ở Bắc Alberta — nơi tôi lớn lên, nhƣ tôi
đã nói — có những năm tuyết ở trên vịnh hàng tuần sau khi các hồ đóng băng,
phẳng lặng, hoàn toàn trong xanh, cứng rắn, cằn cỗi, nhƣng không phải không
có vẻ đẹp và sự huyền bí. (Một viên đá trƣợt ngang qua một quãng rộng sẽ kêu
vang du dƣơng khi nó lƣớt trên bề mặt trơn trƣợt.) Tôi tƣởng tƣợng con gái tôi
Mikhaila — một đứa trẻ mới biết đi chỉ mặc độc một chiếc tã — đang ngồi cách
tôi một khoảng, trực tiếp trên lớp băng. Bên dƣới nó, tôi có thể nhìn thấy một
con cá khổng lồ, một con cá nhám voi (hiện thân là loài ăn thịt) — đang nằm
bất động bên dƣới, chờ đợi, đứng thẳng trong vùng nƣớc bên dƣới lớp băng,
miệng há to. Đó là sự sống, và cái chết, và hỗn loạn thuần túy phá hủy tính chắc
chắn khó có thể dành đƣợc của ta, nhƣng nó cũng là con cá voi đã nuốt nhà tiên
tri Jonah trong Cựu Ƣớc ban cho trí tuệ và sự tái sinh, nếu nó không giết chết ta.

Và đâu là thái độ thích hợp của ngƣời anh hùng đối với 6 nhân cách còn lại (giả
sử ta đã đối phó đƣợc với sự hỗn loạn ở giai thoại cuối cùng đó)? Rõ ràng, ta
phải cố gắng bảo tồn Tự Nhiên, nơi mà cuối cùng ta phải phụ thuộc vào lòng
nhân từ của tự nhiên cho mọi thứ mà cuộc sống này đòi hỏi. Nhƣng cũng rất
đáng để ta ghi nhận và nghiêm túc nhìn nhận sự thực rằng chính Tự Nhiên đang
cố hết sức để giết chết ta, và rằng ta có mọi lý do để xây dựng các cấu trúc mà
ta cho là có hiệu quả, bất chấp gây thiệt hại đáng tiếc cho môi trƣờng*. Một cái
gì đó tƣơng tự áp dụng cho nền văn hóa. Nói chung, tất cả chúng ta đều có lý do
để biết ơn, vì sự khôn ngoan và cấu trúc xã hội mà các bậc tiền bối đã để lại cho
ta, bất chấp cái giá phải trả quá lớn của họ. Điều đó không có nghĩa là những lợi
ích đó đƣợc phân bổ nhƣ nhau, bởi vì chúng không và sẽ không bao giờ, hơn
đƣợc những lợi ích của Tự Nhiên đƣợc phân phối nhƣ nhau. Lòng biết ơn đó
cũng không biện minh cho bất kỳ sự lạc quan mù quáng cố ý nào đối với bản
chất xã hội. Với tƣ cách là các cá nhân — đang đấu tranh chống lại xu hƣớng
thù địch và Bạo Chúa — ta cần cảnh giác với thực tế rằng cấu trúc phân cấp
chức năng của ta có thể trở nên vô hiệu, trở nên độc tài và mù quáng trong nháy
mắt. Ta có trách nhiệm đảm bảo rằng chúng không trở nên bất công lẫn tha hóa
hoàn toàn và bắt đầu phân phối tài nguyên trên cơ sở quyền lực hoặc đặc quyền
phi dân tộc thay vì năng lực. Ta phải quan tâm đến chúng liên tục và điều chỉnh
chúng cẩn thận để chúng duy trì đủ độ ổn định và độ năng động thích hợp. Đó là
một phần cơ bản trong vai trò và trách nhiệm của ta với tƣ cách là những ngƣời
can đảm hƣớng tới điều tốt đẹp. Ta một phần chế ngự điều đó trong các hệ
thống dân chủ bằng cách loại bỏ những kẻ chịu trách nhiệm một cách thƣờng
xuyên và thay thế họ bằng những ngƣời có ý thức hệ đối lập. Khả năng và cơ
hội đó tạo nên một trong những thành tựu cơ bản của một xã hội dân chủ. Trong
trƣờng hợp không có khả năng thƣờng xuyên chỉ chọn những ngƣời khôn ngoan
và giỏi làm lãnh đạo (và may mắn cho ta nếu tìm thấy họ), điều đáng giá là chọn
một nhóm mù quáng với một nửa thực tế trong một chu kỳ và một nhóm khác
mù quáng với nửa còn lại trong chu kỳ tiếp theo. Sau đó, ít nhất là hầu hết các
mối quan tâm của xã hội sẽ đều hƣớng tới một số biện pháp hợp lý để sửa chữa
trong khoảng thời gian một thập niên.
*Có chút nghi ngờ rằng ta tạo ra một chút hỗn độn "không tự nhiên" trong khi ta đang làm nhƣ vậy
(một ý tƣởng ý thức hệ khác, dựa trên quan điểm một chiều coi Tự Nhiên là nạn nhân của ham muốn
và lòng tham nhân loại), nhƣng không phải nhƣ thể ta đang làm điều đó vì những lý do tầm thƣờng.
Đó là lý do tại sao tôi lại thông cảm cho nhân tính, cũng nhƣ cho các cá nhân tạo ra hàng loạt nhân
tính, và tại sao tôi không thể tìm thấy điều đó trong trái tim mình để tha thứ cho những kẻ lên tiếng
nói những điều ngu ngốc nhƣ "hành tinh sẽ tốt hơn nếu có không có ngƣời trên đó". Đó là yếu tố diệt
chủng cực đoan của những kẻ cấp tiến ham muốn bảo vệ môi trƣờng và đó còn là hệ quả của một ý
thức hệ chỉ coi Kẻ Thù, Bạo Chúa và Tiên Đỡ Đầu là các tác nhân chính cho sự tồn tại. Đó là một
điều gì đó thật kinh khủng nếu ta soi xét nó thực kỹ với bất kỳ mức độ sâu sắc nào.

Tôi nghĩ rằng chiến lƣợc hơi bi quan nhƣng cũng rất thực tế đó là phù hợp với
tầm nhìn của những ngƣời đã sáng lập ra nƣớc Mỹ (hành động lẫn thái độ của
ngƣời Anh cũng nhƣ các nhà dân chủ và nghị sỹ ban đầu khác, những ngƣời mà
hệ thống đang dần phát triển đã đặt nền tảng cho các tuyên bố rõ ràng mà các
nhà lập quốc đã đƣa ra). Họ không phải là những ngƣời đƣa ra quan điểm không
tƣởng. Họ tin rằng những kẻ chắc chắn trở thành ngƣời kế nhiệm họ cũng sẽ có
khuyết điểm nhƣ họ, và cũng thiếu sót nhƣ những ngƣời đi trƣớc họ. Ta sẽ làm
gì về điều đó, khi ta không bị ý thức hệ làm mờ mắt, và ta nhìn thấy thế giới và
tất cả các nhân cách kịch tính của nó một cách rõ ràng? Chà, ta không hy vọng
vào khả năng hoàn hảo vô hạn của nhân loại và điều hƣớng hệ thống vào một số
điều không tƣởng không thể đạt đƣợc. Ta cố gắng thiết kế một hệ thống mà
những kẻ tội lỗi nhƣ ta không thể gây thiệt hại quá nặng — hay thiệt hại vĩnh
viễn — ngay cả khi ta mù quáng và phẫn nộ. Ở mức độ bảo thủ trong việc định
hƣớng, tôi tin vào sự khôn ngoan của tầm nhìn đó. Tôi tin rằng đó là một cách
nhìn nhận mọi thứ cho phù hợp hơn. Ta đừng làm mọi thứ quá hoành tráng. Ta
có thể thiết kế các hệ thống cho phép ta hƣởng một phƣơng thức hòa bình, an
ninh, tự do và có lẽ là khả năng cải thiện từng bƣớc. Đó là một điều kỳ diệu bên
trong chính nó. Ta nên có trí tuệ để nghi ngờ rằng ta sẽ đồng thời tạo ra một số
chuyển đổi tích cực về cá nhân, xã hội và tự nhiên, đặc biệt nếu những cải tiến
đó đƣợc thực hiện do thiện chí bên trong cá nhân của ta, vốn thƣờng thiếu hụt
(ngƣợc lại, bất chấp sự phản đối của ta).

LÕNG OÁN GIẬN

Tại sao ta và những ngƣời khác trở thành con mồi cho lòng oán giận — trạng
thái cảm xúc hỗn loạn khủng khiếp đó, sự pha trộn giữa giận dữ và tự thƣơng
hại, hoen ố, ở nhiều mức độ khác nhau, với lòng tự ái và mong muốn trả thù?
Một khi ta hiểu thế giới này nhƣ một sân khấu kịch và ta đã xác định đƣợc các
diễn viên chính, thì lý do sẽ trở nên vô cùng rõ ràng. Ta phẫn nộ vì sự vô danh
tuyệt đối và nỗi kinh hoàng của nó, vì tự nhiên âm mƣu chống lại ta, vì ta là nạn
nhân của nền văn hóa độc tài, và vì sự độc ác của bản thân và của các cá nhân
khác. Vậy là đã đủ lý do. Nó không hợp lý hóa sự oán giận bên trong ta, nhƣng
nó chắc chắn làm cho cảm xúc trở nên dễ thông cảm. Không có vấn đề nào tồn
tại trong số này là tầm thƣờng. Trên thực tế, họ đủ nghiêm túc để biến câu hỏi
thực sự từ "Tại sao ta lại bực bội?" thành "Tại sao không phải lúc nào ai cũng
bực bội về mọi thứ?" Ta thƣờng là nơi tập trung của các lực lƣợng xuyên nhân
cách mạnh mẽ tới khó tin và thƣờng là ác độc. Nói theo cách ẩn dụ, là có một
loài bò sát ăn thịt khủng khiếp, theo đuổi ta mọi lúc, giống nhƣ con cá sấu với
một cái đồng hồ trong bụng đuổi theo thuyền trƣởng Hook hèn nhát. Và đó là
Mẹ Tự nhiên. Bà quyết tâm lôi kéo ta vào, theo hàng triệu cách khủng khiếp.
Sau đó là yếu tố độc tài của cấu trúc xã hội, đã hun đúc ta — dạy dỗ ta — và
biến ta thành một sinh vật chuẩn văn minh, nhƣng bán hữu ích, đồng thời bóp
chết một lƣợng lớn sinh lực của ta, tác động mạnh tới ta giống nhƣ câu châm
ngôn nhét ống hình vuông vào cái lỗ tròn. Có rất nhiều thứ ta có thể trở thành.
Có thể có nhiều hơn những thứ ta đã trở thành. Nhƣng ta đã bị giảm bớt đi bởi
nhu cầu tồn tại trong xã hội.

Và ta cũng đang mắc kẹt với chính mình, và đó không phải là một chuyến đi dã
ngoại vui vẻ. Ta trở nên trì hoãn, ta lƣời biếng, ta dối trá, và ta làm những điều
xấu xa với bản thân và ngƣời khác. Không có gì lạ khi ta cảm thấy mình là một
nạn nhân, với các kế hoạch đƣợc dàn dựng để chống lại ta: sự hỗn loạn, lực
lƣợng tàn bạo của tự nhiên, sự độc tài của nền văn hóa và cái ác trong chính bản
chất của ta. Không có gì ngạc nhiên khi ta có thể cảm thấy bực bội. Và chắc
chắn là trƣờng hợp các lực lƣợng này dàn trận chống lại một vài ngƣời trong số
chúng ta theo cách có vẻ nghiêm trọng, bất công, độc đoán, liên tục, và không
thể đoán trƣớc đƣợc hơn nhiều so với những ngƣời khác. Làm thế nào ta có thể
không cảm thấy mình là nạn nhân và tỏ ra bực bội trong các điều kiện đó? Cuộc
sống về cơ bản là không thiếu tính tàn bạo.

Tuy nhiên, có một vấn đề với logic này, và có vẻ nhƣ không thể giải quyết
đƣợc. Thứ nhất là trên thực tế không phải ai cũng tự coi mình là nạn nhân để rồi
nhận hậu quả là trở thành con mồi cho sự oán giận — và điều đó bao gồm một
tỷ lệ lớn những ngƣời đã phải trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn trong
cuộc sống. Trên thực tế, tôi nghĩ là khá hợp lý khi cho rằng thƣờng những ngƣời
đã có một khoảng thời gian quá thoải mái — những ngƣời đã đƣợc nuông chiều
và mắc sai lầm trong việc nâng cao lòng tự trọng — là những ngƣời chấp nhận
đóng vai nạn nhân và hứng chịu cơn oán giận. Ngƣợc lại, ta có thể gặp những
ngƣời đã bị tổn thƣơng hầu nhƣ không còn hy vọng sửa chữa, những ngƣời
không oán giận và những ngƣời sẽ không bao giờ cam chịu nhận mình là nạn
nhân. Họ không phải là phổ biến, nhƣng cũng không quá hiếm. Nhƣ vậy, oán
hận dƣờng nhƣ không phải là một hệ quả tất yếu của việc tự mình làm đau khổ.
Còn nhiều yếu tố khác đang diễn ra, ngoài bi kịch không thể phủ nhận đƣợc của
cuộc đời.

Có thể ta — hoặc một ngƣời gần gũi nào đó gặp bi kịch tƣơng tự — mắc phải
một căn bệnh nghiêm trọng. Trong các trƣờng hợp điển hình nhƣ vậy, ta nên đặt
câu hỏi (với ai? Với Chúa?) "Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?" Khi đó, ý ta
muốn nói là gì? Thay vào đó, ta có có ƣớc điều đó xảy ra với một ngƣời bạn,
ngƣời hàng xóm, hoặc thậm chí một ngƣời lạ ngẫu nhiên không? Ta chắc chắn
có thể bị cám dỗ để gieo rắc nỗi đau khổ nhƣ bản thân mình đang chịu đựng,
nhƣng phản ứng nhƣ vậy dƣờng nhƣ không hợp lý hoặc không phải là lựa chọn
mà một ngƣời thiện, có ý thức rõ ràng, sẽ thực hiện, và nó chắc chắn sẽ không
làm cho tình thế trở nên công bằng hơn. Công bằng mà nói, câu hỏi "Tại sao lại
là tôi?" cấu thành phản ứng phù hợp về mặt tâm lý. Thông thƣờng, nếu có điều
gì đó tồi tệ xảy ra với ta, ta nên tự hỏi bản thân xem có điều gì ta làm trong quá
khứ đã làm tăng khả năng xảy ra các sự kiện khủng khiếp — nhƣ ta đã thảo luận
từ lâu — bởi vì có thể ta sẽ tìm hiểu điều gì đó để làm giảm khả năng tái diễn
tình trạng đó. Nhƣng thƣờng thì đó hoàn toàn không phải là cái ta đang làm.
Câu hỏi "Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?" thƣờng chứa đựng yếu tố trách
móc, dựa trên cảm giác bất công: "Có nhiều ngƣời trên thế giới này làm giống
nhƣ tôi nhƣng họ không bị trừng phạt" hoặc "Có nhiều ngƣời trên thế giới này
có sức khỏe tốt và ở vị trí may mắn trong khi tôi thì không". Điều đó có nghĩa là
câu hỏi "Tại sao lại là tôi?" theo cách này thƣờng xuất hiện với cái tâm bị ô
nhiễm cùng cảm giác bản thân mình là nạn nhân, biểu thị sự bất công. Sự hiểu
lầm tai hại này thƣờng cho rằng các trải nghiệm khủng khiếp xảy ra với ta, bằng
cách nào đó đặc trƣng cho ta — đặc biệt là nhằm vào ta — là một phần nguyên
nhân biến việc tiếp xúc với bi kịch thành chính sự phẫn uất mà ta đang thảo
luận.

Thực tế là những điều không may đang xảy ra hoặc sắp xảy ra với ta đƣợc xây
dựng trong cấu trúc của chính thực tại. Không có nghi ngờ gì về những điều
khủng khiếp xảy ra, nhƣng có một yếu tố thực sự ngẫu nhiên về chúng. Ta có
thể nghĩ, "Đó là sự đền bù nhỏ nhặt và không hữu ích". Nhƣng một số đánh giá
cao đối với yếu tố ngẫu nhiên có thể hữu ích, bằng cách tách rời yếu tố cá nhân,
và điều đó có thể giúp ta dựng lên một số rào cản để phát triển lòng oán giận tự
cao tự đại đó. Hơn nữa, có thể rất hữu ích khi nhận ra rằng mỗi mặt tiêu cực đặc
trƣng cho sự tồn tại của nhân loại, về nguyên tắc, đều cân bằng với mặt tích cực
của họ.

Đây là điều tôi đã học đƣợc trong những năm làm bác sỹ tâm lý lâm sàng. Tôi
liên tục nhìn thấy những ngƣời bị tổn thƣơng bởi cuộc sống. Họ có lý do để cảm
thấy bực bội, và các lý do đó thƣờng không tầm thƣờng. Tôi đề xuất: "Hãy để
chúng tôi tách các vấn đề của các bạn ra, mặc dù nhiều vấn đề trong số đó là có
thật. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra lỗi nào là lỗi của các bạn, vì một số lỗi trong
số đó sẽ xảy ra. Nói cách khác, vài lỗi trong số đó, chỉ ra thảm họa trong cuộc
đời. Chúng tôi sẽ phân định điều đó rất cẩn thận. Sau đó, chúng tôi sẽ bắt đầu để
các bạn thực hành việc vƣợt qua bất cứ điều gì mà ta mang tới tình huống mà
đang làm cho tình huống đó trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện
một số kế hoạch chiến lƣợc về cách các bạn có thể đối mặt với những phần cuộc
đời mang màu sắc bi kịch, và chúng tôi sẽ giúp các bạn thực hiện điều đó một
cách trung thực, cởi mở và can đảm. Sau đó, chúng tôi sẽ quan sát điều gì sẽ xảy
ra tiếp theo".

Ngƣời ta sẽ dần trở nên tốt hơn. Nhƣng không phải lúc nào cũng vậy. Một số
bệnh nhân của tôi thậm chí đã chết. Chúng tôi đang giải quyết vấn đề của họ
đƣợc nửa chừng thì họ đột ngột mắc bệnh ung thƣ hoặc qua đời trong một vụ tai
nạn giao thông. Không tồn tại một con đƣờng nhất định, ngay cả với những
hành vi cao quý nhất. Thế giới này luôn ở trạng thái sẵn sàng, chuẩn bị thể hiện
sự chuyên quyền ra bên ngoài. Không có lý do hay lời bào chữa nào để tỏ ra
ngây thơ hay lạc quan một cách ngu ngốc. Nhƣng hầu hết mọi ngƣời đều đã trở
nên tốt hơn. Sự khích lệ chuẩn bị cho họ đối mặt trực tiếp với các vấn đề và sự
tự nguyện đối đầu đó đã xua tan một số nỗi sợ hãi của họ. Điều này không phải
vì những thứ xung quanh họ trở nên ít nguy hiểm hơn, mà bởi vì những ngƣời
đối mặt với nguy hiểm thì càng trở nên dũng cảm hơn. Thật không thể tin đƣợc
rằng con ngƣời có thể trở nên mạnh mẽ và can đảm nhƣ thế nào. Thật là kỳ diệu
khi mọi ngƣời có thể chịu đƣợc một trọng lƣợng họ tự nguyện vác trên vai. Tôi
biết ta không thể có một khả năng vô hạn để làm đƣợc điều đó, nhƣng tôi cũng
tin rằng ở một khía cạnh nào đó, nó là vô hạn. Tôi nghĩ càng thực hành nhiều
việc đối đầu tự nguyện thì càng có thể sinh ra nhiều điều hay. Tôi không biết
giới hạn trên là bao nhiêu*.
*Nếu tôi chƣa nói điều đó trƣớc đây, tôi chắc chắn có thể nói ngay bây giờ: Tôi đã và vẫn luôn sợ hãi
nhƣ là hậu quả của lòng dũng cảm và sự duyên dáng tuyệt đối mà vợ tôi đã thể hiện khi đối mặt với
các thử thách dành cho cô trong sáu tháng đầu năm 2019, sau khi cô đƣợc chẩn đoán mắc bệnh ung
thƣ giai đoạn cuối (và có lẽ đã đƣợc chữa khỏi). Xấu hổ quá... bởi vì tôi hoàn toàn không bị thuyết
phục rằng tôi cũng có thể làm nhƣ vậy.

Mọi ngƣời không chỉ trở nên can đảm, do đó họ có thể ngăn chặn nỗi kinh
hoàng và lòng phẫn nộ từ góc độ tâm lý, mà họ còn trở nên chủ động hơn.
Chẳng những họ chống chọi lại với gánh nặng hiện sinh trong cuộc sống một
cách hiệu quả hơn từ góc độ tâm linh, mà họ còn bắt đầu trở thành những ngƣời
thiện lành trên thế giới này. Họ bắt đầu kiềm chế cái ác và nỗi oán hận trong
lòng mình. Họ trở nên trung thực hơn. Họ thân thiện hơn. Họ lựa chọn nghề
nghiệp hiệu quả và có ý nghĩa hơn. Họ bắt đầu nhắm tới mục tiêu cao hơn. Do
đó, họ có thể đối phó tốt hơn về mặt tâm lý, nhƣng đồng thời cũng giảm bớt
khối lƣợng vấn đề mà họ và những ngƣời xung quanh phải đối phó. Sau đó, họ
không còn đau khổ một cách không cần thiết, và gia đình của họ cũng vậy. Sau
đó, có lẽ, điều tƣơng tự bắt đầu xảy ra với cộng đồng của họ. Và sau đó là nửa
còn lại của câu chuyện: kho báu mà con rồng tích trữ, tự nhiên nhân từ, sự bảo
hộ và nơi trú ẩn do xã hội và nền văn hóa cung cấp, và sức mạnh của mỗi cá
nhân. Đó là vũ khí của ta trong những lúc khó khăn. Và với việc tận dụng sức
mạnh trên thực tế của chúng sẽ cung cấp cho ta phƣơng tiện để đối phó khi cuộc
sống của ta sụp đổ. Vấn đề là: ta có thể sắp xếp cấu trúc của thực tại để có thể
tìm thấy kho báu, khía cạnh tích cực trong tự nhiên mỉm cƣời với ta, hay ta
đƣợc cai trị bởi vị vua thông thái, và đóng vai trò nhƣ một anh hùng? Hãy hy
vọng là ta có thể hành xử theo cách mà mọi thứ nghiêng về hƣớng đó. Đó là tất
cả những gì ta có — và đỡ hơn là không có gì. Nếu ta đƣơng đầu với nỗi đau
khổ và cái ác bên trong, và nếu ta tiến hành một cách chân thành và can đảm, ta
sẽ mạnh mẽ hơn, gia đình ta sẽ mạnh mẽ hơn, và thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp
hơn. Nếu ta thay thế bằng lòng oán giận, thì sẽ khiến cho mọi thứ ngày càng trở
nên tồi tệ hơn.

GIẢ DỐI VÀ NGẠO MẠN

Dƣờng nhƣ có hai hình thức giả dối chính: tội lỗi về phận sự, những điều ta biết
rõ là chúng sai nhƣng vẫn làm; và tội lỗi về thiếu sót, đó là những thứ ta đơn
thuần là bỏ chúng qua một bên — ta biết ta nên nhìn vào, nên làm, hay nên nói
một điều gì đó, nhƣng ta lại không làm. Có thể phía đối tác kinh doanh hơi làm
khó với những cuốn sách, và ta quyết định rằng ta sẽ không kiểm tra chúng;
hoặc ta làm ngơ trƣớc những hành vi sai trái của chính mình; hoặc ta không
điều tra đƣợc những hành vi sai trái của một đứa trẻ, một thanh thiếu niên hay
ngƣời bạn đời trong gia đình. Thay vào đó, ta cứ bỏ lơ nó qua một bên.

Điều gì thúc đẩy những loại hình giả dối này? Ta nói dối, đó hoàn toàn là tội lỗi
— khi biết rõ rằng ta đang làm nhƣ vậy, về lý thuyết, để làm cho mọi thứ dễ
dàng hơn với ta, bất kể có gây ảnh hƣởng tới ngƣời khác hay không. Ta cố gắng
khai thác thế giới này vì lợi ích cá nhân. Ta cố chiếm đƣợc lợi thế. Ta cố tránh
một hình phạt chính đáng đang tới — thƣờng bằng cách gắp lửa bỏ tay ngƣời.
Ta phạm tội thiếu sót (một cách tinh vi hơn) với niềm tin rằng cái ta đang tránh
sẽ biến mất, nhƣng điều này hiếm khi xảy ra. Ta hy sinh tƣơng lai cho hiện tại,
thƣờng xuyên phải chịu đựng các mũi tên từ một lƣơng tâm đang phẫn nộ khi ta
làm nhƣ vậy, nhƣng vẫn ngoan cố tiếp tục trong mọi trƣờng hợp.

Vậy, ngƣời ta dùng cái gì để biện minh cho việc bẻ cong và vặn vẹo cấu trúc
thực tại, với việc để ngƣời khác hay thậm chí là bản thân họ trong tƣơng lai phải
trả cái giá đó, để có đƣợc lợi ích hiện tại? Đó là một động cơ rõ ràng bên trong
nỗi oán giận. Lời nói dối đƣợc biện minh bởi niềm tin ẩn sâu trong đáy tâm hồn
đang phẫn uất rằng nỗi kinh hoàng của thế giới đã đặc biệt nhắm vào kẻ đang cố
biện minh cho lời nói dối của mình. Nhƣng ta cũng cần mang lòng kiêu ngạo
vào cuộc đối thoại, cùng với nỗi oán giận, để thực sự hiểu tại sao ta thực hành
việc lừa dối. Dù sao thì hiển nhiên là các trạng thái tâm trí này không thể tồn tại
khi không có nhau. Có thể nói, chúng là những kẻ đồng phạm.

PHẬN SỰ

Âm mƣu đầu tiên kết hợp giữa giả dối và kiêu ngạo có thể đƣợc coi là sự phủ
nhận hoặc bác bỏ mối quan hệ giữa thánh thần, chân lý và cái thiện. Trong
những chƣơng đầu của Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời tạo ra hỗn loạn vƣợt ra
ngoài trật tự bằng Ngôi Lời, bằng Phúc Âm: lòng can đảm, tình yêu thƣơng và
chân lý. Ta có thể nói rằng lòng can đảm chính là việc Đức Chúa Trời sẵn lòng
đối đầu với hƣ vô xuất hiện từ trƣớc Thực Thể, có lẽ cũng giống nhƣ hình thức
mà ta tiến hành khi vƣơn lên từ nghèo khó và hai bàn tay trắng để phát triển,
hoặc xây dựng lại cuộc đời khi đã tàn tạ bởi thảm họa và hỗn loạn. Tình yêu là
mục đích cuối cùng — mong muốn tạo ra cái đẹp nhất có thể đƣợc tạo ra. Có lẽ,
tình yêu cung cấp cùng một loại cấu trúc thƣợng tầng cho Thực Thể, nhƣ mong
muốn có đƣợc một ngôi nhà yên bình và hạnh phúc khi đam mê đó cho phép
chân lý đó đƣợc nói ra. Ngôi Lời Đức Chúa Trời dùng để đối đầu với hƣ vô mà
ta đã nhắc tới là Chân Lý, và chính chân lý đó tạo ra. Nhƣng chân lý không chỉ
là tạo ra: nó có mặt để tạo ra Cái Thiện - chính cái đẹp nhất mà tình yêu đòi hỏi.
Không phải là không có lý do mà Đức Chúa Trời luôn khăng khăng rằng những
gì đã đƣợc tạo ra đều là Cái Thiện. Kiêu ngạo và giả dối hợp nhất để chống lại ý
tƣởng rằng chân lý dũng cảm nhắm đến tình yêu thƣơng tạo ra Cái Thiện, và
thay thế nó bằng ý tƣởng rằng bất kỳ ý tƣởng bất chợt nào, dù lớn hay nhỏ, đều
có quyền và cơ hội xuất hiện vì các mục tiêu hạn hẹp và ích kỷ.

Hình thức kiêu ngạo thứ hai cho phép giả dối có liên quan tới việc tự cho rằng
có đƣợc sức mạnh của thần tính. Một ngƣời nào đó nói dối, thông qua hành
động, hay không cần hành động, qua lời nói hoặc im lặng, đã đƣa ra lựa chọn về
yếu tố chính đáng (yếu tố của hỗn loạn tuy vẫn chƣa đƣợc định hình nhƣng lại
đang tiềm ẩn) sẽ hoặc sẽ không tự nó xuất hiện. Điều này có nghĩa là một cá
nhân giả dối đã lợi dụng chính mình để thay đổi cấu trúc của thực tại. Và để làm
gì? Đối với một ƣớc muốn đƣợc dựa trên ý tƣởng rằng bất cứ giả dối tự cao tự
đại nào đƣợc gợi ý ra bởi một hành động gian dối sẽ tốt hơn cái thực tại đã xảy
ra nếu chân lý đƣợc công bố hoặc nói ra. Tuy nhiên, kẻ nói dối hành động với
niềm tin rằng thế giới giả tạo mà hắn tạo ra, tuy tạm thời, nhƣng ít nhất sẽ phục
vụ lợi ích của chính hắn và hiển nhiên tốt hơn so với việc không nói dối. Một kẻ
kiêu ngạo tin rằng hắn có thể thay đổi cấu trúc của thực tại thông qua giả vờ có
thể thoát khỏi nó. Không rõ bằng cách nào mà một trong hai niềm tin này có thể
đƣợc duy trì, nếu chúng đƣợc suy nghĩ một cách thấu đáo (tất nhiên là ngụ ý
rằng khó có thể có chuyện đó). Đầu tiên, bản thân kẻ vi phạm sẽ biết rằng hắn
không đáng tin cậy trong lời nói hay hành động, và sau đó, ở mức độ mà sự tự
tin chân chính dựa vào chân lý đó, những lời nói và hành vi gian dối chắc chắn
sẽ làm suy yếu nhân cách của kẻ nói dối. Ít nhất, hắn sẽ không sống trong thế
giới thực, hoặc trong cùng một thế giới với ngƣời khác, và vì vậy hắn sẽ yếu thế
hơn so với những gì đã có nếu hắn học đƣợc cái đúng thay vì cái sai. Thứ hai,
để kẻ nói dối thực sự tin rằng hắn "sẽ thoát khỏi thực tại" mang theo niềm tin
rằng hắn thông minh hơn tất cả mọi ngƣời — tức là tất cả những ngƣời sẽ không
nhận ra (và có lẽ niềm tin đó bao trùm cả Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, dù rõ
ràng hay ẩn ý). Có lẽ hắn sẽ tránh đƣợc 1, 2 hoặc 10 lời nói dối, với mức độ
ngày càng nghiêm trọng, vì hắn đƣợc kích thích bởi thành công. Tuy nhiên, mỗi
khi hắn thành công, sự kiêu ngạo của hắn sẽ tăng lên, vì thành công là phần
thƣởng xứng đáng và sẽ truyền cảm hứng cho các nỗ lực hơn nữa đồng thời
thậm chí tăng phần thƣởng đó lên. Điều này không thể không thúc đẩy những
lời nói dối lớn hơn và mang lại rủi ro cao hơn, mỗi lời nói dối liên quan tới sự
sụp đổ từ đỉnh cao của niềm kiêu hãnh. Chiến lƣợc này dƣờng nhƣ không thể
thực hiện đƣợc — một vòng phản ứng tích cực đƣợc thiết kế để kéo những kẻ
mắc kẹt trong đó xuống thấp và thấp hơn nữa, nhanh và nhanh hơn nữa.

Hình thức kiêu ngạo thứ ba làm cơ sở cho sự giả dối liên quan tới niềm tin rằng
hành động gian dối (nhƣ ta đã thảo luận, sẽ làm cong hoặc làm biến dạng cấu
trúc của thực tại) sẽ tự đứng vững một cách mạnh mẽ, mà không bị bộc lộ và bị
phá hủy vì trên thực tế tự bản thân nó sẽ thẳng lại và thay đổi, nhƣ nó chắc chắn
sẽ xảy ra. Đó là sự kiêu ngạo đằng sau niềm tin của kẻ nói dối rằng bằng cách
nào đó lời nói dối đã làm thay đổi vĩnh viễn hình thái của thế giới, để giờ đây
cuộc sống trên thế giới này có thể đƣợc tiến hành nhƣ thể lời nói dối đó là có
thật bằng một cách thần kỳ nào đó. Nhƣng thực tại là rất phức tạp và hầu hết
mọi thứ dƣờng nhƣ đều chạm tới mọi thứ khác. Chẳng hạn, rất khó để làm cho
việc ngoại tình không bị đổ bể. Khi ngƣời ta bị phát hiện. Các cái lƣỡi sẽ bắt
đầu khuấy động. Nhiều lời nói dối đƣợc tạo ra và phải đƣợc xác thực. Mùi
hƣơng còn lƣu lại. Tình cảm trong mối quan hệ chính thức bắt đầu bị thay thế
bằng hận thù hoặc khinh thƣờng (đặc biệt nếu ngƣời bị phản bội là một ngƣời
thực sự tốt, không có lý do bào chữa cho những hành động tội lỗi chống lại họ).

Hình thức thứ tƣ của lòng kiêu ngạo biện minh cho giả dối liên quan tới cảm
giác công lý bị biến dạng, thƣờng do oán giận mang lại. Trong hình thức này,
ngƣời ta lừa dối bởi vì họ phẫn nộ và tức giận về việc họ là nạn nhân trong địa
ngục và thảm kịch của thế giới. Câu trả lời này là hoàn toàn dễ hiểu, mặc dù
không kém phần nguy hiểm. Logic rất đơn giản và thậm chí còn hấp dẫn hơn,
đặc biệt trong trƣờng hợp những ngƣời thực sự bị tổn thƣơng: "Tôi có thể làm
những gì tôi muốn bởi vì tôi đã bị đối xử bất công". Lập luận này có thể đƣợc
coi là thuần công lý, mặc dù hiếm khi xảy ra trƣờng hợp những ngƣời bị lừa dối
chính là các cá nhân đã tạo ra sự bất công đƣợc sử dụng để biện minh cho giả
dối. Lòng kiêu ngạo hiện diện trong niềm tin rằng việc đối xử bất công là đặc
biệt nhắm vào cá nhân cụ thể, nếu có, hơn là một phần của sự tồn tại đƣợc mong
đợi, do mối nguy hiểm với bản chất chƣa biết trong xã hội và trong mỗi cá nhân.
Nếu ta là nạn nhân của một trò đùa ác độc nào đó, thì tại sao ta lại không nên
làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để thiết lập lại mọi thứ cho phù hợp
với bản thân? Tuy nhiên, tất cả những lý luận đó đều làm cho cuộc sống trở nên
tồi tệ hơn. Nếu lời biện minh cho hành vi sai trái là cuộc sống tồi tệ, thì lý do để
ta tiếp tục hành vi sai trái đó không thể là việc ta xây dựng một khuôn mẫu cho
hành vi của ta mà không giúp ích gì đƣợc ngoài việc làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

THIẾU SÓT

Có rất nhiều lý do khiến ta đứng ngồi không yên khi điều gì đó ta biết là khủng
khiếp và sai trái đang xảy ra mà không làm gì (kể cả những gì ta biết là mình
nên làm) để can thiệp. Cái đầu tiên trong số này chính là chủ nghĩa hƣ vô. Có
thể ta sẽ không thấy rõ ngay lập tức mối liên quan giữa chủ nghĩa hƣ vô và lòng
kiêu hãnh (và thậm chí cả hai còn ít liên quan hơn tới tội lỗi thiếu sót). Nhƣng
thái độ hƣ vô là một điều chắc chắn: mọi thứ đều vô nghĩa, hoặc thậm chí tiêu
cực. Đó là một phán đoán, một kết luận — và đó là một tội lỗi của lòng kiêu
ngạo, theo suy đoán của tôi. Tôi nghĩ rằng ta bị ràng buộc một cách chính đáng
trong sự khiêm tốn bởi một ý thức hợp lý về sự thiếu hiểu biết của chính bản
thân ta để không chấp nhận rủi ro khủng khiếp khi phá hủy cấu trúc của chính
sự tồn tại.

Một động cơ khác cho tội thiếu sót? Tuyên bố rằng đó là con đƣờng chính đáng
dễ dàng để đi. Điều này có nghĩa là hãy sống cuộc sống sao cho trách nhiệm
thực sự đối với bất cứ điều gì quan trọng không bao giờ đổ lên vai ta. Và ta có
thể cho rằng điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc: "Tại sao tôi phải tốn
thêm công sức và rủi ro khi ngƣời khác sẵn sàng chấp nhận; thúc đẩy một cách
tích cực; hay chỉ là không đủ tinh vi để thoát khỏi nó khi nó tìm tới họ?" Nhƣng
mọi ngƣời nên chịu chấp nhận tới lƣợt của mình — vừa nhận đƣợc lợi ích của
tƣơng tác xã hội vừa phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sự tƣơng tác đó vẫn có
thể xảy ra. Những đứa trẻ không học đƣợc điều đó lúc 3 tuổi sẽ không kết bạn
đƣợc, và có những lý do chính đáng cho điều đó. Chúng không biết cách chơi
một trò chơi có thể duy trì theo thời gian, đó chính xác là tình bạn (cũng nhƣ
thái độ dành cho cấp trên, đồng nghiệp và cấp dƣới trong một tổ chức kinh
doanh).

Cũng cần cân nhắc một cách nghiêm túc, và giả định rằng bằng cách nào đó có
thể chấp nhận đƣợc hoặc thậm chí là khôn ngoan khi bỏ qua mà không thanh
toán đầy đủ các hóa đơn. Đây là một biến thể khác của phán đoán về sự tồn tại.
Câu nói "Không thành vấn đề nếu tôi đi con đƣờng dễ dàng" bắt đầu bằng cụm
từ "Không thành vấn đề" và đó chính là Thực Thể, bị đánh giá và nguyền rủa,
bằng một cú twist. Phần thứ hai của tuyên bố, "nếu tôi đi con đƣờng dễ dàng" là
một lời nguyền tự áp đặt. Nếu ta thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, mọi ngƣời sẽ
học cách tin tƣởng ta, ta học cách tin tƣởng chính mình, và bản thân ta trở nên
tốt hơn khi thực hiện những việc khó khăn. Tất cả những điều đó đều tốt. Nếu ta
bỏ qua tất cả những điều đó, ta sẽ thấy mình ở vị trí giống nhƣ một đứa trẻ mà
cha mẹ nhất quyết phải làm mọi thứ thay cho nó: thiếu năng lực để phát triển
khi đối mặt với khó khăn/thử thách của cuộc sống. "Không thành vấn đề nếu tôi
đi con đƣờng dễ dàng" chỉ đúng nếu không có yếu tố cá nhân của ngƣời phát
biểu có thể đƣợc gọi ra khi dấn thân vào một cuộc phiêu lƣu thực sự. Và những
kẻ trốn tránh số phận của mình bằng cách đứng lại khi đƣợc yêu cầu tiến lên
cũng nhƣ tƣớc đi các lợi thế có thể tới với ngƣời khác cũng muốn đi theo con
đƣờng dễ dàng thay vì quyết tâm trở thành tất cả những gì họ có thể.

Hình thức cuối cùng của tội lỗi thiếu sót có liên quan tới việc thiếu niềm tin vào
bản thân — có lẽ vào nhân loại nói chung — vì đó là bản chất cơ bản của tính
dễ bị tổn thƣơng của nhân loại. Có một phân cảnh trong Sáng Thế Ký, khi đó
chiếc vảy rơi khỏi mắt của Adam và Eve, và họ nhận ra mình dễ bị tổn thƣơng
và trần trụi — cho dù toàn bộ hay chỉ một phần ý thức của bản thân. Đồng thời,
họ phát triển kiến thức về thiện và ác. Hai sự phát triển này trùng khớp bởi vì ta
không thể làm tổn thƣơng ngƣời khác một cách hiệu quả cho tới khi ta biết cách
làm tổn thƣơng bản thân nhƣ thế nào. Và ta không biết rằng ta có thể bị tổn
thƣơng cho tới khi ta, dù ít hay nhiều, hoàn toàn tự ý thức về bản thân; cho tới
khi ta biết rằng ta có thể bị đau đớn tột độ; cho tới khi ta biết rằng ta có thể bị
giết hại; cho tới khi ta nhận ra giới hạn của bản thân. Và ngay sau khi ta biết tất
cả những điều đó, ta có kiến thức về sự trần trụi của chính mình, và ta có thể áp
dụng kiến thức về tính dễ bị tổn thƣơng đó nhƣng với ý đồ xấu cho ngƣời khác.
Và sau đó ta có khả năng thấu hiểu và phân định Thiện và Ác.

Sau đó, khi đƣợc kêu gọi giải trình về hành vi của mình — vì lỡ ăn trái cấm —
Adam đổ lỗi cho ngƣời phụ nữ về sự hình thành hiểu biết về bản thân đầy đau
đớn, và Đức Chúa Trời ngƣời đã tạo ra bà, nói, "Thƣa rằng: Ngƣời nữ mà Chúa
đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi" (Sáng Thế Ký 3:12). Việc
đấng tổ phụ từ chối chịu trách nhiệm về hành động của mình có liên quan tới sự
oán giận (vì ông có đƣợc trải nghiệm đầy đau đớn), sự lừa dối (vì ông biết ông
đã tự do lựa chọn, bất kể hành vi của vợ mình), và sự kiêu ngạo (ông dám đổ lỗi
cho Đức Chúa Trời và ngƣời phụ nữ mà Ngài tạo ra). Adam có một lối thoát
khá dễ dàng — giống nhƣ ta có thể, khi ta nói với chính mình, "Tôi không cần
phải gây chiến với vợ. Tôi không cần phải chịu đựng tên chủ tỏ ra độc tài. Tôi
không cần phải sống theo những gì tôi tin là đúng. Tôi có thể trốn tránh trách
nhiệm của mình". Một vài trong số đó là sức ì và sự hèn nhát, nhƣng một số
khác cũng đƣợc thúc đẩy bởi cảm giác không tin tƣởng sâu sắc vào khả năng cá
nhân của ta. Giống nhƣ Adam, ta biết ta đang khỏa thân. Ta nhận thức sâu sắc
về những khiếm khuyết và tính dễ bị tổn thƣơng của mình, và niềm tin vào bản
thân đang tan biến. Điều này có thể hiểu đƣợc, nhƣng không hữu ích và trong
phân tích cuối cùng, có thể bào chữa đƣợc.
MỐI NGUY TIỀM TÀNG CỦA GIẢ DỐI VÀ KIÊU NGẠO

Nhƣ Sách Châm Ngôn 9:10 có chép: "Kính sợ Ðức Jehovah, ấy là khởi đầu sự
khôn ngoan". Mối liên hệ giữa sự giả dối và phần sâu thẳm nhất của bản năng
định hƣớng có thể đƣợc hiểu một cách sinh lợi dựa trên điều đó. Nếu ta hiểu
rằng sự giả dối làm hỏng và bóp méo chức năng của bản năng cơ bản nhất
hƣớng dẫn ta vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống, thì khách hàng tiềm
năng đó sẽ khiến ta sợ hãi đủ để bản thân luôn cẩn thận trong những gì mình nói
và làm. Một ngƣời trung thực có thể dựa vào cảm giác bẩm sinh của mình về ý
nghĩa và chân lý nhƣ một hƣớng dẫn đáng tin cậy để đƣa ra những lựa chọn
phải đƣợc thực hiện qua các ngày, các tuần và năm tháng của cuộc đời. Nhƣng
có một quy tắc đƣợc áp dụng — quy tắc tƣơng tự mà các lập trình viên máy tính
đều biết: "Rác vào, rác ra". Nếu ta lừa dối (đặc biệt là lừa chính bản thân ta),
nếu ta nói dối, thì ta bắt đầu làm sai lệch các cơ chế định hƣớng bản năng cho
ta. Bản năng đó là một loại hƣớng dẫn vô thức, vì vậy nó hoạt động bên dƣới bộ
máy nhận thức, đặc biệt là khi nó đã trở thành thói quen. Nếu ta lặp lại các cơ
chế vô thức duy trì bản thân ta bằng các giả định bắt nguồn từ cái mà ta biết là
không có thật, thì bản năng có ý nghĩa sẽ đƣa ta tới những nơi ta không nên đến,
tƣơng ứng với sự thoái hóa của nó. Không có gì đáng sợ hơn khả năng ta có thể
đi tới điểm khủng hoảng trong cuộc sống khi ta cần mọi tài năng mà ta có, vào
thời điểm đó, để đƣa ra quyết định đúng đắn, chỉ để nhận ra rằng ta đã mắc căn
bệnh lừa ngƣời gạt mình và rồi không còn có thể dựa vào đánh giá của riêng
mình. Tới lúc đó đành phải chúc nhau may mắn, vì không có gì ngoài may mắn
có thể cứu vớt ta.

Có một tội lỗi đƣợc Chúa Jesus Christ định nghĩa một cách bí ẩn là không thể
tha thứ: "Nếu ai nói phạm đến Con ngƣời, thì sẽ đƣợc tha; song nếu ai nói phạm
đến Đức Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng đƣợc tha"
(Sách Matthew 12:32). Thánh Paul, một trong những nhà sáng lập Cơ Đốc giáo,
đã làm sáng tỏ câu nói này, khi ông liên kết Ngôi Ba trong Ba Ngôi với lƣơng
tâm: "Tôi ở trong Chúa Cứu Thế cho nên tôi nói thật, không nói dối với anh chị
em điều nầy. Lƣơng tâm tôi đƣợc Thánh Linh ngự trị và xác nhận rằng tôi
không nói dối" (Sách La Mã 9:1). Lƣơng tâm không kém gì sự chia sẻ kiến thức
đạo đức với bản thân. Lừa dối đòi hỏi ta phải tự nguyện từ chối tuân theo mệnh
lệnh của lƣơng tâm, và có nguy cơ gây thoái hóa cho chức năng rất quan trọng
đó. Không có bƣớc đi nào thoát khỏi sự thoái hóa đó mà không bị tổn hại. Điều
này đúng ngay cả theo cảm giác của hệ thần kinh. Ma túy gây nghiện thƣờng
đƣợc đặc trƣng bởi tác động của chúng lên chất dẫn truyền thần kinh dopamine,
làm tăng tác dụng của nó theo một cách nào đó. Dopamine về cơ bản là chất tạo
ra khoái cảm có liên kết với hy vọng và khả năng của bản thân. Nói xa hơn, cấu
tạo não của ta đƣợc kết nối để nếu ta làm tốt cái gì đó (và do đó tạo ra một cú
hích dopamine) thì các bộ phận bên trong đóng góp vai trò trong hành động
đƣợc đề cập ở trên sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng chi phối hơn, có khả
năng ức chế chức năng của các bộ phận khác trong con ngƣời ta. Do đó, việc
tiếp tục sử dụng một loại thuốc gây nghiện sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thứ
có thể đƣợc coi là một con quái vật sống trong tâm trí của ngƣời tiêu thụ chất
gây nghiện — và toàn bộ sự chú ý và ý định của con quái vật đó chỉ là toàn tâm
toàn ý vào tác dụng của loại thuốc đó. Nó muốn một thứ, và nó đƣợc trang bị
toàn bộ triết lý về lý do tại sao một thứ phải đƣợc coi là món chính.

Hãy tƣởng tƣợng rằng ta đang hồi phục, cơ thể yếu ớt, sau cơn nghiện. Có điều
gì đó không ổn xảy ra trong cuộc sống của ta. Nỗi phẫn uất nổi lên. Ta nghĩ,
"Ôi, đúng là chết đi sống lại!" nhƣ sự kiện ban đầu dẫn ta tới việc tái sử dụng
chất gây nghiện, và trải nghiệm của việc kích thích dopamine tiếp theo. Do đó,
các mạch nhỏ hình thành suy nghĩ "chết đi sống lại" phát triển mạnh hơn các
phần tâm lý của ngƣời nghiện có thể thúc đẩy việc từ chối sử dụng ma túy.
"Chết đi sống lại" là một triết lý về nhiều mặt. Nó có nghĩa là "Điều này đáng
để hy sinh bất cứ điều gì". Nó có nghĩa là "Ai thèm quan tâm tới đời tôi. Dù sao
thì nó cũng chẳng có giá trị gì cả". Nó có nghĩa là "Tôi không quan tâm nếu tôi
phải nói dối những ngƣời yêu thƣơng tôi — cha mẹ tôi, vợ và con tôi — vì dù
sao thì điều đó có khác gì nhau đâu? Thứ tôi muốn là ma túy". Không có gì dễ
dàng để quay đầu.

Khi ta thƣờng xuyên lừa dối, ta sẽ xây dựng một cấu trúc giống nhƣ cấu trúc
gây nghiện kéo dài, đặc biệt nếu ta thoát khỏi nó, tuy ngắn thôi. Thành công của
lời nói dối là phần thƣởng xứng đáng — và nếu rủi ro cao và ta không bị phát
hiện, phần thƣởng thành công đó có thể rất lớn. Điều này củng cố sự phát triển
của cơ chế thần kinh trong não, bao gồm cấu trúc của toàn bộ hệ thống điều
hành việc lừa dối. Với thành công liên tục, ít nhất là trong ngắn hạn, cơ chế này
bắt đầu hoạt động với tính tự động ngày càng tăng — và hành vi, theo một cách
kiêu ngạo, biết rằng có thể thoát khỏi nó. Điều đó rõ ràng hơn đối với tội lỗi của
phận sự; nhƣng điều đó cũng đúng, nguy hiểm hơn và tinh vi hơn đối với
những gì ta có thể biết rõ nhƣng lại từ chối nó — tội lỗi về thiếu sót. Đó là sự
kiêu ngạo khi tin rằng những gì ta biết là đã đủ (bất kể những gì tích lũy xung
quanh ta, dƣới dạng nỗi đau khổ, tất cả đều quá dễ dàng và cổ điển, để đổ lỗi lên
cấu trúc thực tại và sự vắng mặt của Đức Chúa Trời).

NƠI TA NÊN Ở

Đó là khả năng của cá nhân ta để đối đầu với tiềm năng của tƣơng lai và biến nó
thành thực tại. Cách ta xác định thế giới biến đổi thành cái gì là hệ quả của các
lựa chọn có ý thức và đạo đức của ta. Ta thức dậy vào buổi sáng và đƣơng đầu
với một ngày mới, với tất cả khả năng và nỗi kinh hoàng của nó. Ta lập biểu đồ
cho một ngày, đƣa ra quyết định tốt hơn hay xấu hơn. Ta hiểu rất rõ rằng ta có
thể làm điều ác và mang lại những điều khủng khiếp cho Thực Thể. Nhƣng ta
cũng biết rằng ta có thể làm những điều tốt, nếu không muốn nói là vĩ đại. Ta có
cơ hội tốt nhất để làm điều vĩ đại nếu ta hành động đúng đắn, là kết quả của việc
trung thực, có trách nhiệm, biết ơn và khiêm tốn.

Thái độ đúng đắn đối với nỗi kinh hoàng của việc tồn tại — thay thế cho nỗi
oán giận, giả dối và kiêu ngạo — là giả định rằng có đủ mặt bản thân ta, xã hội
và thế giới này để biện minh cho việc tồn tại. Đó là niềm tin vào bản thân, đồng
loại và bản thân cấu trúc của việc tồn tại: niềm tin rằng ta có đủ khả năng để đấu
tranh với sự tồn tại và biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp nhất có thể. Có
lẽ ta có thể sống theo cách mà sự cao quý, vĩ đại và ý nghĩa nội tại của nó cũng
đủ để ta có thể chịu đựng các yếu tố tiêu cực của việc tồn tại mà không trở nên
cay đắng tới mức biến mọi thứ xung quanh ta thành địa ngục. Tất nhiên, ta bị áp
chế bởi tính bất định cơ bản của Thực Thể.

Tất nhiên, tự nhiên biến đổi ta, theo những cách bất công và đau đớn. Tất nhiên,
xã hội có xu hƣớng áp chế ta, và tâm lý cá nhân của chính ta đối với cái ác.
Nhƣng điều đó không có nghĩa là ta không thể trở nên tốt đẹp, rằng xã hội của
ta có thể không công bằng, và thế giới tự nhiên không thể tự dàn xếp theo
hƣớng có lợi cho ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta có thể kiềm chế cái ác của mình
hơn một chút, phục vụ và chuyển đổi các cơ chế của mình một cách có trách
nhiệm hơn và ít tỏ ra phẫn nộ hơn? Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết giới hạn
cuối cùng của điều đó là gì. Mọi thứ đều có thể trở nên tốt đẹp hơn biết bao nếu
tất cả chúng ta đều chủ động tránh đƣợc cám dỗ hoặc thụ động làm sai lệch cấu
trúc của việc tồn tại; nếu ta thay thế cơn giận bằng sự thăng trầm của Thực Thể
bằng lòng biết ơn và chân lý? Và nếu tất cả chúng ta đều thực hiện điều đó,
siêng năng và liên tục, liệu ta sẽ không có cơ hội tốt nhất để tránh xa các yếu tố
của bản ngã, trạng thái và bản chất tự thể hiện tính hủy diệt và tàn nhẫn củ
chúng, và liệu có phải điều đó thúc đẩy ta quay lƣng lại với thế giới?

Đừng để bản thân trở nên oán giận, giả dối, hay kiêu ngạo.
QUY LUẬT XII

HÃY BIẾT ƠN MẶC DÙ TA ĐANG CHỊU ĐAU KHỔ

CÁI DƯỚI XÁC ĐỊNH CÁI TRÊN

Tôi đã tìm kiếm tính chất chắc chắn trong nhiều thập niên. Nó không chỉ là vấn
đề suy nghĩ, theo một cảm giác sáng tạo, mà là suy nghĩ và rồi sau đó cố phá
hoại lẫn tiêu diệt những suy nghĩ đó, rồi tiếp theo là xem xét cẩn thận và bảo tồn
những suy nghĩ còn tồn tại lại đƣợc. Đó là tìm kiếm một con đƣờng phía trƣớc
đi qua một đầm lầy, tìm kiếm những viên đá để đứng an toàn trên cái bề mặt âm
u đó. Tuy nhiên, mặc dù tôi coi tính chất không thể tránh khỏi của đau khổ và
tính chất cƣờng điệu của nó bởi cái ác là sự thực hiện sinh không thể lay
chuyển, tôi càng tin chắc rằng nhân loại có khả năng vƣợt qua nỗi đau khổ của
họ, về mặt tâm lý lẫn trên thực tế, và để hạn chế cái ác bên trong họ, cũng nhƣ
các tệ nạn đặc trƣng cho thế giới tự nhiên và xã hội này.

Nhân loại có khả năng can đảm đƣơng đầu với đau khổ của mình — để vƣợt
qua nó về mặt tâm lý, cũng nhƣ cải thiện nó trên thực tế. Đây là song đề cơ bản
nhất của liệu pháp tâm lý, bất kể trƣờng phái tƣ tƣởng nào, cũng nhƣ chìa khóa
cho bí ẩn về sự thành công và tiến bộ của nhân loại trong suốt lịch sử. Nếu ta
can đảm đƣơng đầu với giới hạn của cuộc đời, điều đó cung cấp cho ta một mục
tiêu về tâm lý nhất định, coi đó nhƣ một liều thuốc giải độc cho nỗi đau khổ.
Trên thực tế, có thể nói là ta tự nguyện lao mình vào vực thẳm, chỉ ra cho bản
thân đang ở tầng sâu nhất rằng ta có khả năng chịu trách nhiệm với nỗi đau mà
không cần tránh né các khó khăn của việc tồn tại. Hành động can đảm đơn
thuần đó có tác dụng trấn an ta một cách sâu sắc ở cấp độ tâm lý cơ bản nhất.
Nó chỉ ra khả năng và năng lực của ta đối với các hệ thống cảnh báo về tâm lý
và sinh học độc lập và cổ xƣa nằm sâu bên trong ta, mà đang ghi nhận sự nguy
hiểm của thế giới này.

Nhƣng lợi ích của cuộc đối đầu nhƣ vậy không chỉ đơn thuần là về mặt tâm lý,
mà cũng rất là quan trọng. Đó cũng là cách tiếp cận thực dụng thích hợp nhất:
thực không may — khi đối mặt với đau khổ, ta có thể làm việc thiết thực và
hiệu quả để cải thiện và khắc phục tình trạng khốn khổ của chính mình và của
ngƣời khác, chẳng hạn nhƣ vậy. Ta có thể làm cho thế giới vật chất — thế giới
thực này — trở nên tốt hơn (hoặc ít nhất là ngăn nó không trở nên tồi tệ hơn).
Điều tƣơng tự cũng xảy ra với cái ác: ta có thể hạn chế điều đó trong chính bản
thân mình. Khi ta chuẩn bị nói ra điều gì đó, lƣơng tâm của ta có thể (và thƣờng
là vậy) ra thông báo cho ta, lƣu ý rằng, "Cái đó là sai". Nó có thể xuất hiện dƣới
dạng giọng nó (tất nhiên là bên trong) hoặc cảm giác xấu hổ, tội lỗi, yếu đuối
hoặc tình trạng mất liên kết bên trong khác — hậu quả về mặt sinh lý của song
đề tinh thần mà ta đang thể hiện. Sau đó, ta có cơ hội ngừng thốt ra những lời
đó. Nếu ta không thể nói sự thực, ít nhất là ta có thể không cố ý nói dối(¹). Đó
cũng là một cách để hạn chế ác tâm. Đó là một cái gì đó trong tầm tay mà ta có
thể làm. Bắt đầu ngừng cố ý nói dối là một bƣớc quan trọng để ta đi đúng
hƣớng.

Ta có thể hạn chế sự đau khổ của chính mình, và ta có thể đối mặt với nó về mặt
tâm lý. Điều đó khiến ta trở nên can đảm. Sau đó, ta có thể cải thiện nỗi đau khổ
trên thực tế, bởi vì đó là những gì ta làm khi ta tự nguyện chăm sóc cho bản
thân và ngƣời khác. Hầu nhƣ không có giới hạn cho việc đó. Ta có thể thực sự
thành thạo trong việc chăm sóc cho bản thân và gia đình. Sau đó, ta có thể tự
nguyện chăm sóc cho cả một cộng đồng rộng lớn hơn. Có một số ngƣời rất giỏi
trong việc đó một cách khó tin. Những ngƣời làm việc trong lãnh vực chăm sóc
giảm nhẹ là một ví dụ điển hình. Họ làm việc liên tục, quan tâm tới những
ngƣời đang đau khổ và sắp chết, và cũng nhƣ họ mất đi một số ngƣời họ đang
chăm sóc mỗi ngày. Nhƣng họ vẫn xoay sở để thức dậy mỗi sáng, đi làm và đối
mặt với tất cả những đau đớn, bi kịch và cái chết. Họ tạo ra sự khác biệt trong
các trƣờng hợp mà hầu nhƣ không thể khác biệt. Chính vì những lý do nhƣ vậy
và vì những ví dụ nhƣ vậy — nhìn mọi ngƣời đối mặt với thảm họa hiện hữu
trong cuộc sống một cách thẳng thắn và hiệu quả — mà tôi lạc quan hơn là bi
quan, và tôi tin rằng, về cơ bản, lạc quan là đáng tin cậy hơn bi quan. Để đi tới
một kết luận nhƣ vậy, và sau đó thấy nó đứng vững, là một ví dụ điển hình về
cách thức và lý do tại sao ta cần phải đối mặt với bóng tối trƣớc khi có thể nhìn
thấy ánh sáng. Rất dễ dàng để tỏ ra lạc quan và ngây thơ. Tuy nhiên, chủ nghĩa
lạc quan rất dễ bị đánh giá thấp và phá hủy, nếu nó tỏ ra ngây thơ, với lòng hoài
nghi đang nảy nở ở vị trí của nó. Nhƣng với hành động chìm dần vào bóng tối
càng sâu càng tốt để thấy đƣợc một tia sáng dƣờng nhƣ không thể tắt đƣợc, đó
chính là một sự ngạc nhiên lớn, cũng nhƣ là một sự nhẹ nhõm sâu sắc.

Điều này cũng đúng đối với vấn đề về lòng biết ơn. Tôi không tin rằng ta có thể
biết ơn hoặc biết ơn một cách thích đáng bởi vì cái ta có là tốt và vì cái xấu xa
đã không đổ lên đầu ta cho tới khi ta có một số ý thức sâu sắc và thậm chí đáng
sợ về gánh nặng tồn tại. Ta không thể đánh giá đúng những gì ta có trừ khi ta có
một số ý thức không chỉ về vấn đề vạn vật có thể khủng khiếp nhƣ thế nào, mà
còn là về vấn đề khả năng xảy ra khi vạn vật trở nên khủng khiếp, cũng nhƣ khả
năng vạn vật trở nên khủng khiếp dễ dàng nhƣ thế nào. Đây là một điều rất đáng
để quan tâm. Nếu không, ta có thể thấy bản thân bị cám dỗ khi hỏi, "Tại sao tôi
lại nhìn vào bóng tối?" Nhƣng ta có vẻ tích cực bị thu hút bởi bóng tối. Ta bị mê
hoặc bởi cái ác. Ta xem các ấn phẩm về những kẻ giết ngƣời hàng loạt, những
kẻ thái nhân cách và các ông hoàng tội phạm có tổ chức, các thành viên băng
đảng, những kẻ hiếp dâm, những kẻ giết thuê và gián điệp. Ta tự nguyện để bản
thân sợ hãi và ghê tởm bằng các bộ phim kinh dị và ly kỳ — điều đó còn hơn cả
sự tò mò. Đó là sự phát triển các kiến thức về cấu trúc đạo đức cơ bản trong sự
tồn tại của nhân loại, về sự nhập nhằng của ta giữa hai cực thiện - ác. Sự phát
triển kiến thức đó là cần thiết; nó đặt phía dưới ta lẫn phía trên ta, và định
hƣớng cho ta về nhận thức, động cơ, và hành vi. Nó cũng có chức năng bảo vệ
ta. Nếu ta không hiểu cái ác, thì chính là ta đã mời cái ác vào với mình. Ta dễ bị
cái ác ảnh hƣởng, hoặc làm theo ý muốn của nó. Nếu ta gặp ai đó có ác tâm, họ
sẽ dễ dàng kiểm soát ta theo tỷ lệ chính xác tới mức ta không muốn hoặc không
thể hiểu đƣợc họ. Vì vậy, ta nhìn vào những nơi tối tăm để tự bảo vệ mình,
phòng trƣờng hợp bóng tối lại xuất hiện, cũng nhƣ để tìm ra ánh sáng. Điều đó
thực sự có ích lợi.

ÁC LINH MEPHISTOPHELES

Goethe, tác giả vĩ đại ngƣời Đức, ngƣời có công với nền văn hóa Đức giống nhƣ
Shakespeare với Anh vậy, đã viết vở kịch nổi tiếng, Faust, kể lại câu chuyện về
một ngƣời đàn ông đã bán linh hồn của mình cho ác quỷ để đổi lấy tri thức(²).
Mephistopheles là ác quỷ trong vở kịch của Goethe — một kẻ phản diện. Kẻ
phản diện là một nhân vật thần thoại; một ác linh vĩnh viễn chống lại ý định tích
cực của ta (hoặc, có lẽ, chống lại các ý định tích cực nói chung). Ta có thể thấu
hiểu điều đó về mặt tâm lý, cũng nhƣ siêu hình hoặc tôn giáo. Tất cả chúng ta
đều thấy bên trong mình xuất hiện những ý định tốt cùng những lời chỉ dẫn lặp
đi lặp lại để bản thân hành động cho phù hợp, nhƣng ta thƣờng có xu hƣớng bỏ
qua cái ta biết mình nên làm và thay vào đó làm cái ta biết mình không nên làm.
Có điều gì đó bên trong ta hoạt động ngƣợc lại với những mong muốn đƣợc bày
tỏ một cách tự nguyện của ta. Trên thực tế, có rất nhiều thứ giống nhƣ vậy — có
thể nói đó là một dàn đồng ca của quỷ — hoạt động với nhiều mục đích chồng
chéo lên nhau; nhiều động cơ lẫn hệ thống niềm tin đen tối và vô tổ chức, tất cả
đều tự biểu hiện thành những nhân cách phụ (nhƣng với tất cả các đặc điểm cốt
yếu của nhân cách, bất chấp bản chất một phần của chúng).

Để nhận ra đƣợc điều này thì khá kỳ lạ. Nhận thức đó là nhờ sự đóng góp to lớn
từ các nhà phân tâm học, những ngƣời đã khẳng định trên tất cả rằng ta là nơi
trú ngụ của những linh hồn không chỉ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta mà thậm
chí nằm ngoài cả tri thức có ý thức của ta. Và nhận thức đó đƣa ra những câu
hỏi lớn hơn: Nếu ta không kiểm soát đƣợc bản thân, vậy thì ai hay cái gì đang
kiểm soát ta? Nếu không phải là ta, thì một thách thức mới đƣợc đặt ra đối với
chính ý tƣởng về tính trung tâm, tính thống nhất và thậm chí là thực tại của cái
"ta" mà sự tồn tại dƣờng nhƣ đƣợc chắc chắn ngay lập tức. Và rồi đó là ai hay
cái gì mà không phải thứ ta tùy thuộc vào? Và nó đang tiến về phía cuối cùng
nào? Tất cả chúng ta đều hy vọng mình là loại sinh vật có thể tự nói cho bản
thân biết phải làm gì, và rồi ai sẽ thực hiện chính xác điều đó, cho phù hợp với ý
muốn của ta. Rốt cuộc ta vẫn là ta và ta nên tự kiểm soát bản thân mình. Nhƣng
mọi thứ thƣờng không hoạt động theo cách đó, và lý do tại sao thì luôn là một bí
ẩn sâu sắc.
Tất nhiên, đôi khi chỉ đơn giản là không làm cái ta nên làm sẽ dễ dàng hơn
nhiều. Những hành động thiện lành thƣờng rất khó thực hiện, và luôn có nguy
cơ gặp khó khăn. Quán tính cũng là một lý do mạnh mẽ cho sự trì trệ và có thể
cung cấp một sự an toàn nhất định ngay lập tức. Nhƣng vấn đề còn nhiều hơn
thế. Không chỉ là do ta lƣời biếng: mà còn là do ta tồi tệ — và bởi sự đánh giá
từ chính ta. Đó là một nhận thức rất khó chịu, nhƣng đừng mơ có hy vọng trở
nên tốt hơn nếu không có nó. Ta sẽ tự minh oan (hoặc lƣơng tâm ta sẽ làm nhƣ
vậy) cho những thiếu sót của ta. Ta sẽ đối xử với bản thân nhƣ thể ta đã từng
hoặc ít nhất gần nhƣ là một kẻ vô đạo đức. Điều đó thực sự khó chịu và ta có
thể có động lực để tránh phán xét chính mình. Nhƣng không có lý do đơn giản
nào cho phép ta có thể trốn tránh.

Ta sẽ thấy đƣợc, nếu sẵn sàng nhìn vào, lực lƣợng đối địch đang hoạt động bên
trong ta, làm việc cật lực để phá hoại các ý định tốt đẹp nhất của ta. Bản chất
chính xác của lực lƣợng đó là cơ sở cho các suy đoán vô tận — từ triết học, văn
học, tâm lý học, và trên hết, tôn giáo hay thần học. Quan niệm của Cơ Đốc giáo
về kẻ phản diện vĩ đại, đại diện cho cái ác — Mephistopheles, Satan, Lucifer,
ma quỷ — chẳng hạn, là một nhân cách đƣợc tƣởng tƣợng ra của linh hồn đó.
Nhƣng kẻ phản diện không chỉ đơn thuần là thứ tồn tại trong trí tƣởng tƣợng —
và chắc chắn là không chỉ nằm trong trí tƣởng tƣợng của một cá nhân. Nó còn
đƣợc thể hiện qua cái mà vẫn đƣợc mô tả một cách khéo léo là "ám ảnh", là
động cơ cho những hành động xấu xa, cũng nhƣ trong chính các hành vi đó. Tất
cả những ai đã từng nghĩ hoặc nói ra điều gì đó tƣơng tự nhƣ "Tôi không hiểu
chuyện gì đã xảy ra với tôi" sau khi hành động kỳ lạ đều ghi nhận sự tồn tại của
cái ám ảnh đó, ngay cả khi họ không thể nói rõ điều đó. Do đó, ta có thể tự hỏi
mình, trong sự thất vọng tột cùng, "Tại sao một ác linh nhƣ vậy lại tồn tại? Tại
sao nó lại là một phần trong mỗi chúng ta?"

Câu trả lời dƣờng nhƣ là một phần gắn liền với một ý thức mạnh mẽ cho rằng
mỗi chúng ta đều chia sẻ các giới hạn sinh tử nội tại của chính mình, chia sẻ
việc ta khuất phục trƣớc những đau khổ do chính bản thân, xã hội và tự nhiên
gây ra. Điều đó làm ta nhụt chí đồng thời tạo ra một sự khinh miệt hoặc ghê tởm
bản thân nhất định, đƣợc khơi nguồn từ những điểm yếu và sự kém cỏi của
chính bản thân (và ở đây tôi không nói đến sự vô đạo đức, chỉ đơn thuần là sự
mong manh bên trong nội tại của ta), và cũng bởi tại cái bất công rõ ràng nhƣng
không thể đoán trƣớc, cùng với việc ta đầu hàng trƣớc những thất bại của mình.
Với tất cả các nhận thức đáng thất vọng này, không có lý do gì để cho rằng ta sẽ
hài lòng hay hạnh phúc với bản thân. Với tính chất không hài lòng với bản thân
nhƣ vậy — cái bất hạnh nhƣ vậy — có thể dễ dàng trói buộc bản thân vào trong
một vòng luẩn quẩn. Với mỗi bƣớc ta thực hiện nhằm chống lại bản thân hoặc
ngƣời khác do hậu quả của nỗi bất hạnh và oán giận trong lòng, thì càng có
nhiều điều để xấu hổ và càng có nhiều lý do để ta chống đối lại việc tự chỉ đạo
bản thân. Chẳng có gì đáng tiếc khi cứ khoảng 5 ngƣời thì lại có 1 ngƣời có xu
hƣớng tự hành hạ bản thân mình(³). Và thống kê này chƣa bao gồm hành vi
nghiêm trọng nhất — tự sát. Nếu ta không hài lòng với bản thân, thì làm sao ta
có thể làm việc vì lợi ích tốt nhất của mình? Thay vào đó, bên trong ta sẽ xuất
hiện luồng tƣ tƣởng muốn báo thù; luồng tƣ tƣởng khiến ta có khả năng tự biện
minh mỗi khi gặp khó khăn đau khổ để tranh dành lấy những gì mình thấy xứng
đáng, xuất hiện để can thiệp vào hành trình tiến tới phía trƣớc của ta. Nếu ta
tổng hợp và thống nhất lại về mặt khái niệm thành một nhân cách duy nhất, của
tất cả các lực lƣợng nội tại luôn tìm cách chống lại ta, chống lại tình bạn lẫn mối
quan hệ trong gia đình ta, là lúc kẻ phản diện sẽ xuất hiện. Hắn chính xác là
Mephistopheles trong vở kịch của Goethe — chính con quỷ đó. Hắn là ác linh
luôn đối đầu với ta — và đó chính xác là cách mà hắn tự mô tả về mình: "Ta là
một linh hồn bị chối bỏ"(4). Tại sao? Bởi vì vạn vật trên đời đều có giới hạn của
nó và đều không hoàn hảo — chính điều đó gây ra rất nhiều rắc rối và nỗi kinh
hoàng — nên việc tự nó bị diệt vong không chỉ chính đáng mà còn là yêu cầu về
mặt đạo đức. Ít nhất, hãy để những gì hợp lý diễn ra.

Đây không chỉ là một ý tƣởng trừu tƣợng vô hồn. Mọi ngƣời vẫn luôn đấu tranh
sống chết với các ý tƣởng nhƣ vậy. Phụ nữ thì vật lộn với ý tƣởng có con,
thƣờng tự hỏi: "Tôi có thực sự nên mang một đứa trẻ sơ sinh vào một thế giới
nhƣ thế này không? Đó có phải là một quyết định có đạo đức không?" Những
triết gia theo trƣờng phái phản sinh (antinatalism), trong đó có triết gia Nam Phi
David Benatar có lẽ là ngƣời ủng hộ hàng đầu(5), sẽ dứt khoát trả lời không cho
cả hai câu hỏi đó. Tôi đã từng tranh luận về quan điểm này với ông vài năm
trƣớc. Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới đang chìm trong đau khổ. Vài năm
sau, tôi tranh luận về một triết gia khác là Slavoj Žižek — nổi tiếng vì lòng mến
chuộng chủ nghĩa Marx hơn là niềm tin về tôn giáo của ông. Ông đã phát biểu
vài điều trong cuộc thảo luận về chủ đề thần học có thể gây tranh cãi giữa chúng
tôi, nhƣng tôi lại thấy rất hứng thú. Trong truyền thống Cơ Đốc, ngay cả chính
Đức Chúa Trời, dƣới hình dạng Đấng Christ, cũng thất vọng về ý nghĩa của
cuộc sống và thiện tánh của Cha Ngài trong cơn đau đớn khi Ngài bị đóng đinh
trên cây Thập giá. Ở đỉnh điểm đau khổ, ngay trƣớc khi chết, Ngài đã thốt ra
những lời "Eli Eli lama sabachthani"(6) — "Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa
Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?" (Sách Matthew 27:46). Điều này dƣờng nhƣ
ngụ ý mạnh mẽ, rằng gánh nặng cuộc đời có thể trở nên to lớn tới mức ngay cả
chính Đức Chúa Trời cũng có thể mất niềm tin khi đối mặt với thực tế không
thể tránh đƣợc là bất công, phản bội, khổ đau và chết chóc.

Thật khó để tƣởng tƣợng ra một câu chuyện nào gây đồng cảm với ngƣời phàm
tục hơn. Nếu chính Đức Chúa Trời cũng phải trải qua lòng nghi ngờ giữa sự
thống khổ tự áp đặt của Ngài, thì làm sao nhân loại có thể thoát đƣợc cảnh thất
bại tƣơng tự? Và có thể chính lòng trắc ẩn đã thúc đẩy quan điểm của triết gia
phản sinh Benatar. Tôi không thấy đƣợc bất kỳ bằng chứng nào cho thấy
Benatar có ác tâm. Ông có vẻ thực sự tin tƣởng — theo cách mà tôi thấy thì gợi
nhớ tới hình ảnh Mephistopheles của Goethe — rằng sự kết hợp giữa ý thức,
tính dễ bị tổn thƣơng và tỷ lệ tử vong là rất thảm khốc tới mức không có lý do
đạo đức nào để cho việc đó tiếp diễn. Giờ đây, ý kiến của Mephistopheles hoàn
toàn không đáng tin cậy. Vì bản thân hắn là Satan, không có lý do gì để cho
rằng lập luận mà hắn đƣa ra để biện minh cho lập trƣờng đối nghịch với Thực
Thể là có cơ sở, hoặc thậm chí bản thân hắn cũng thực sự tin vào điều đó. Và có
lẽ điều tƣơng tự cũng đúng với Benatar, ngƣời mà không nghi ngờ gì đã trở
thành con mồi cho tính yếu đuối đặc trƣng trong mỗi chúng ta (và điều đó chắc
chắn bao gồm cả tôi, bất chấp lập trƣờng của tôi là phản đối ông). Nhƣng lúc đó
tôi đã tin và đến giờ vẫn tin chắc rằng hậu quả tới từ thái độ tự phủ định của ông
đơn giản là quá thảm khốc. Nó dẫn trực tiếp tới một chủ nghĩa phản sinh hoặc
thậm chí là chủ nghĩa hƣ vô chống Thực Thể sâu sắc tới mức biểu hiện của nó
không thể không phóng đại và khuếch tán hậu quả tàn phá của gánh nặng tồn tại
vốn đã là trọng tâm của chính các triết gia phản sinh (và tôi không mỉa mai hay
giễu cợt về sự tồn tại của lòng trắc ẩn đƣợc đặt không đúng chỗ đó mặc dù tôi
tin rằng nó là nhƣ vậy).

Quan điểm của Benatar là cuộc sống đầy rẫy những đau khổ tới nỗi hình thành
nên một tội lỗi — đối với tất cả các ý định và mục đích — khi muốn đƣa bất kỳ
một sinh vật có ý thức nào vào cuộc đời, và hành động đạo đức thích hợp nhất
mà nhân loại có thể thực hiện đơn giản là đừng làm vậy nữa: khiến ta tự nguyện
tuyệt chủng. Theo tôi, một quan điểm nhƣ vậy phổ biến hơn ta nghĩ. Bất cứ khi
nào ta bị đánh gục bởi một trong nhiều thảm họa của cuộc đời, bất cứ khi nào
một giấc mơ tan vỡ hoặc ai đó gần gũi với ta bị tổn thƣơng — đặc biệt là khi đó
là một đứa trẻ hoặc một ngƣời thân yêu — thì ta có thể dễ dàng thấy mình đang
nghĩ, "Có lẽ sẽ tốt hơn nếu toàn bộ mớ hỗn độn này chấm dứt".

Đó chắc chắn là những gì mà mọi ngƣời thƣờng hay nghĩ tới khi họ muốn tự tử.
Những suy nghĩ cực đoan nhƣ vậy thƣờng xuất hiện trong não của những kẻ
giết ngƣời hàng loạt, những kẻ xả súng trong trƣờng học, của tất cả những kẻ
diệt chủng nói chung. Họ thể hiện thái độ đối nghịch hết mức có thể. Họ thực sự
bị ám ảnh, theo một cách vƣợt quá phép ẩn dụ đơn thuần. Họ quyết định rằng
cuộc sống là không thể chịu đựng đƣợc và cái ác của việc tồn tại là không thể
bào chữa đƣợc, mà còn cho rằng vạn vật phải bị trừng phạt chỉ vì tội lỗi của
Thực Thể. Nếu ta muốn có hy vọng đối phó với cái ác và để giảm thiểu cái ác,
ta buộc phải hiểu những loại xung lực này. Đó là một phần không nhỏ ý thức về
nỗi đau và cái ác khiến cho nhân loại chán nản. Và chính vì sự chia rẽ này mà
tôi tin rằng quan điểm của chủ nghĩa phản sinh, nếu đƣợc chấp nhận rộng rãi,
chắc chắn sẽ trôi dạt đi mất. Đầu tiên, nó có thể là nhẹ nhàng từ chối tái sinh
sản. Nhƣng tôi không thể tin đƣợc rằng sẽ không lâu nữa cho tới khi xung lực
ngừng sản xuất sự sống mới đó bị biến đổi thành một xung lực tƣơng tự để tiêu
diệt sự sống hiện đang tồn tại, do hậu quả của bản án "lòng trắc ẩn" rằng cuộc
sống là khủng khiếp tới mức kết thúc chúng là một việc nên làm. Ví dụ, triết lý
đó xuất hiện tƣơng đối sớm vào thời Đức Quốc Xã, khi các cá nhân đƣợc đánh
giá là bị tổn hại không thể chịu đựng đƣợc nữa bởi cuộc sống đã bị tử thần hóa
vì những mục tiêu đƣợc coi là "nhân từ về mặt đạo đức". Câu hỏi mà dòng suy
nghĩ này dẫn tới là "lòng thƣơng xót" nhƣ vậy sẽ dừng lại ở đâu? Ta phải ốm
yếu, già cả, suy giảm về mặt trí tuệ, tàn tật, gặp bất hạnh, thụ động hay không
phù hợp về mặt chính trị nhƣ thế nào trƣớc khi phân phối tài nguyên cho ta có
phải là một mệnh lệnh có đạo đức hay không? Và tại sao ta lại tin rằng, một khi
hành động hủy diệt sự sống trở thành ngôi sao dẫn đƣờng cho ta, rằng ta sẽ
không tiếp tục đi con đƣờng đó cho tới tận cùng địa ngục cơ chứ?

Tôi nhận thấy các ghi chép của những kẻ xả súng ở trƣờng trung học Columbine
đặc biệt có tính xây dựng về mặt đó. Chúng viết nguệch ngoạc và bất cẩn,
không mạch lạc, và đầy tính tự ái, nhƣng chắc chắn có mang một thứ triết lý
chung: rằng vạn vật đáng phải gánh chịu đâu khổ vì tội ác tới từ gánh nặng tồn
tại. Hệ quả của niềm tin đó là nỗi đau khổ kéo dài ngày càng tăng. Một trong
những kẻ xả súng đã viết rằng hắn tự coi mình là thẩm phán tuyên án cho tất cả
mọi ngƣời — một thẩm phán đã tìm thấy Thực Thể, đặc biệt là tồn tại trong
hình dạng con ngƣời — và sẽ tốt hơn rất nhiều nếu toàn bộ loài ngƣời bị tiêu
diệt. Điều đó giúp xác định phạm vi từ tầm nhìn khủng khiếp của hắn. Hắn và
đối tác đã xả súng bắn các bạn cùng lớp khi đang ở trƣờng, nhƣng đó chỉ là một
phần rất nhỏ so với những gì chúng đang lên kế hoạch. Chúng có các thiết bị
gây cháy đƣợc gắn khắp nơi trong khu vực và đã cùng nhau mơ tƣởng về kế
hoạch tiêu diệt toàn bộ thành phố. Loại kế hoạch nhƣ vậy chỉ là một bƣớc đi
trên con đƣờng dẫn tới quan điểm diệt chủng cuối cùng.

Ta sẽ không có đƣợc quan điểm đó trừ khi ta bị ám ảnh sâu sắc bởi một thứ gì
đó rất giống với một ác linh. Đó là Mephistopheles, hắn có một quan điểm cốt
yếu có thể đƣợc diễn giải nhƣ sau: "Cuộc sống thực khủng khiếp, vì tính hữu
hạn và ngập tràn cái ác, sẽ tốt hơn nếu sự sống hoàn toàn không tồn tại". Đó là
học thuyết trung tâm của một ác linh có mục tiêu trái ngƣợc với ta. Đó là một
trƣờng hợp đáng tranh luận và không có gì đáng ngạc nhiên khi ác linh đó xuất
hiện, và nó có vẻ cực kỳ đáng tin cậy vào các thời điểm khủng hoảng, mặc dù
tôi tin rằng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tôi nghĩ lý do mà nó sai, một phần là
vì, khi ác linh đó xuất hiện, tất cả những gì nó làm là làm trầm trọng thêm một
tình huống vốn phải thừa nhận đã rất là tồi tệ. Trên thực tế, nếu ta định làm mọi
thứ trở nên tồi tệ hơn, thì chúng có khả năng trở nên tồi tệ hơn. Tôi không thể
thấy điều này cấu thành một sự cải tiến nhƣ thế nào, nếu ban đầu ta tỏ ra phản
đối, đƣợc thúc đẩy bởi nỗi kinh hoàng tới từ hoàn cảnh tồn tại của ta. Nó dƣờng
nhƣ không phải là con đƣờng mà một sinh vật có ý thức, với một chút lòng biết
ơn, nên đi. Có một sự rời rạc không thể giải thích đƣợc về mặt logic, và do đó,
dƣờng nhƣ làm cho lập luận về cơ bản trở nên giả dối, và không thể không làm
cho ngƣời nghe nghĩ rằng, ―Có những điều đang diễn ra đằng sau hậu trƣờng
vừa không thể nói ra vừa không thể diễn tả đƣợc, bất chấp cái logic bề mặt‖.
Thất bại trong logic của kẻ phản diện không có nghĩa là việc xây dựng một quan
điểm không thể lay chuyển để chống lại nó là một vấn đề đơn giản. Theo nghĩa
đơn giản nhất, việc xác định quan điểm phản đối và báo thù là hữu ích, theo
cách mà không gian tiêu cực trong một bức tranh đem lại: nó giúp ta xác định
đƣợc mặt tích cực theo hƣớng ngƣợc lại. Cái thiện có thể đƣợc khái niệm hóa —
một cách mơ hồ theo công thức ban đầu — nhƣ là mặt đối lập với bất cứ cái gì
cấu thành nên cái ác, mà thƣờng dễ nhận biết hơn là bản chất cái thiện. Tôi đã
cố tìm kiếm những chỉ dấu trên con đƣờng phản đối cái ác, để giúp mọi ngƣời
có thể xác định cái thiện đó có thể là gì. Một vài chỉ dấu trong số này rất thực tế.
Tôi đã gợi ý cho khán thính giả của mình, chẳng hạn nhƣ(7) — đặc biệt là
những ngƣời hiện đang phải mang trên vai gánh nặng bệnh tật hiểm nghèo của
cha mẹ — rằng điều hữu ích là thực hiện một cách có ý thức nhiệm vụ trở thành
một ngƣời đáng để dựa vào sau cú sốc mất mát, trong sự tiếc thƣơng và trong
chính tang lễ, và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Luôn có một lời kêu
gọi tiềm năng trong ta tiến hành nhiệm vụ nhƣ vậy. Có một lời kêu gọi tới sức
mạnh của chính Thực Thể — Thực Thể tự xuất hiện bên trong ta. Loài ngƣời đã
luôn phải đối mặt với mất mát và chết chóc. Ta là hậu duệ của những ngƣời có
khả năng chế ngự đƣợc nó. Khả năng đó là ở trong ta, nhiệm vụ đó thực nghiệt
ngã vậy.

Nếu ta thực sự yêu ai đó, thì đó có vẻ nhƣ là một hình thức phản bội sâu sắc để
duy trì sự hòa nhập và bản chất lành mạnh, khi họ không may qua đời. Rốt
cuộc, khả năng đó chỉ ra điều gì về chiều sâu thực sự trong tình yêu của ta? Nếu
ta có thể chứng kiến cái chết của họ và vẫn sống tốt sau mất mát, điều đó không
có nghĩa là mối quan hệ đó là nông cạn và tạm thời, và thậm chí là có thể thay
thế? Nếu ta thực sự đƣợc liên kết với nhau, sự mất mát đó có nên phá hủy cả ta
không (nhƣ đôi khi nó vẫn xảy ra)? Nhƣng ta không thể mong muốn rằng mọi
mất mát không thể tránh khỏi đều dẫn tới việc hủy diệt tất cả những ngƣời bên
cạnh, bởi vì sau đó tất cả chúng ta sẽ bị diệt vong. Và chắc chắn điều ƣớc cuối
cùng của ngƣời sắp chết không phải là muốn những ngƣời họ yêu thƣơng phải
chịu đau khổ triền miên. Thấy vào đó, ấn tƣợng của tôi là, mọi ngƣời có xu
hƣớng cảm thấy tội lỗi khi nằm trên giƣờng bệnh (vì sự vô dụng trƣớc mắt và
gánh nặng gây ra, thậm chí còn nhiều hơn là sợ hãi, về những đau buồn và rắc
rối mà họ để lại cho ngƣời bên cạnh). Vì vậy, tôi tin rằng điều mong mỏi nhất
của họ là những ngƣời mà họ yêu thƣơng sẽ có thể tiến về phía trƣớc và sống
hạnh phúc, sau một thời gian tang tóc.

Do đó, gục ngã vì một mất mát bi thảm, hay nói chính xác hơn là phản bội lại
điều ƣớc cuối cùng của ngƣời đã chết, thay vì mang ý nghĩa tƣởng nhớ họ, thì
lại nhân lên ảnh hƣởng của thảm họa chết ngƣời đó. Một ngƣời sắp chết vì lòng
tự ái ích kỷ để mong muốn những ngƣời thân yêu của họ đau buồn vô tận. Sức
mạnh khi đối mặt với cái chết tốt hơn cho ngƣời sắp chết cũng nhƣ cho những
ngƣời ở lại. Có những thành viên trong gia đình đang đau khổ vì mất mát cũng
cần đƣợc chăm sóc, và những ngƣời đã quá già yếu và gặp khó khăn khi phải
đối phó với hoàn cảnh đúng cách. Và vì vậy cần ai đó có tinh thần mạnh mẽ ra
mặt và sử dụng quyền lực để áp chế nỗi đau do cái chết mang lại cũng nhƣ dẫn
dắt mọi ngƣời vƣợt qua. Để hiểu rõ rằng ta có nghĩa vụ đạo đức trong những
hoàn cảnh nhƣ vậy để thể hiện sức mạnh khi đối mặt với nghịch cảnh là chỉ ra
cho bản thân ta — và, có lẽ, cho ngƣời khác — rằng ta mang trong mình điều gì
đó đủ vĩ đại và sức mạnh để thẳng thắn đối mặt với điều tồi tệ nhất mà vẫn
chiếm ƣu thế. Đó chắc chắn là điều mà mọi ngƣời cần ở một đám tang. Có rất ít
điều để nói, một cách rõ ràng, khi đối mặt với cái chết. Mọi ngƣời đều không
nói nên lời khi họ bắt gặp sự trống rỗng vô tận bao quanh sự tồn tại quá ngắn
ngủi của ta. Nhƣng sự ngay thẳng và lòng dũng cảm trong hoàn cảnh nhƣ vậy
thực sự khiến ta cảm động và kiên định.

Tôi đã gợi ý hơn một lần rằng sức mạnh nên thể hiện tại đám tang của một
ngƣời thân yêu và gần gũi là mục tiêu xứng đáng trong một bài giảng (mọi
ngƣời có thể đã từng nghe trực tiếp, hoặc trên YouTube hay podcast). Kết quả
là, một số ngƣời đã nói với tôi rằng họ đã áp dụng thành công trong những lúc
tuyệt vọng nhƣ vậy. Họ đặt độ tin cậy và sức mạnh trong khủng hoảng nhƣ một
mục tiêu có ý thức và có thể chế ngự chính xác điều đó, để những ngƣời đau
khổ xung quanh họ có đƣợc một ngƣời mạnh mẽ để dựa vào và coi nhƣ là một
tấm gƣơng khi đối mặt với khủng hoảng thực sự. Điều đó, ít nhất, đã làm cho
một tình huống tồi tệ ít đáng sợ hơn nhiều so với những gì nó có thể mang lại.
Và đó là một thành công. Nếu ta có thể quan sát một ngƣời nào đó vƣợt qua
đƣợc thảm họa, mất mát, cay đắng và tuyệt vọng, thì ta sẽ có đƣợc một bằng
chứng sống cho thấy một phản ứng nhƣ vậy đối với thảm họa là hoàn toàn có
thể xảy ra. Do đó, ta có thể bắt chƣớc họ, ngay cả trong những trƣờng hợp thảm
khốc. Lòng dũng cảm và sự cao thƣợng khi đối mặt với bi kịch là mặt đối lập
với chủ nghĩa hoài nghi hƣ vô, dƣờng nhƣ đƣợc biện minh trong những hoàn
cảnh nhƣ vậy.

Một lần nữa, tôi rất hiểu thái độ tiêu cực. Tôi đã có hàng ngàn giờ kinh nghiệm
khám điều trị tâm lý lâm sàng. Tôi đã tham gia vào một số tình huống rất khó
khăn, cùng với những tình huống mà tôi đã lắng nghe và lên chiến lƣợc, cũng
nhƣ trong giới hạn của cuộc sống riêng tƣ. Nhân loại luôn có một cuộc sống
gian khổ. Ta nghĩ rằng cuộc sống của mình thực khó khăn (và có thể là, hay ít
nhất là nhƣ vậy), sau đó ta gặp một ngƣời nào đó mà cuộc sống của ta tốt hơn
họ rất nhiều lần, tới nỗi, cho dù khó khăn của ta là gì, ta cũng không thể hình
dung đƣợc họ có thể tiếp tục tồn tại trong tình trạng khốn cùng hiện tại của họ
nhƣ thế nào. Và ta phát hiện ra, không phải là hiếm, khi những ngƣời bất hạnh
đó lại quen biết một ngƣời khác cũng có cuộc sống khó khăn tới mức họ cũng
cảm thấy nhƣ ta. Và thậm chí họ thƣờng mang mặc cảm tội lỗi rằng họ tin
những gì họ có là rất nhiều khó khăn, bởi vì họ biết tình hình có thể tồi tệ hơn
nhƣ thế nào.

Không phải là nỗi đau khổ và sự phản bội, những thảm họa, không đủ sức hấp
dẫn để biến cay đắng trở thành một lựa chọn thực sự. Nhƣng lựa chọn nỗi cay
đắng thì không có gì là tốt, và có rất nhiều tác hại rõ ràng. Vì thế, ta nên thay
thế bằng các lựa chọn gì? Tôi bắt đầu nghiêm túc suy ngẫm về chủ đề của quy
tắc này ngay trƣớc Lễ Tạ Ơn, vào năm 2018, khi tôi đang đi thuyết giảng ở Hoa
Kỳ. Ngày lễ đó, có thể nói, đã trở thành lễ kỷ niệm chung lớn nhất ở Mỹ (và
cũng là một sự kiện lớn ở Canada, khoảng một tháng trƣớc đó). Đối thủ cạnh
tranh duy nhất, đặc biệt là kể từ khi Lễ Phục Sinh hầu nhƣ không còn nữa, là Lễ
Giáng Sinh, mà theo một nghĩa nào đó cũng là một ngày lễ tạ ơn, tập trung vào
sự xuất hiện của Đấng Cứu Chuộc đời đời giữa bóng tối và giá lạnh của mùa
đông, v.v. phản ánh sự ra đời và tái sinh vô tận của chính niềm hy vọng. Tạ ơn
là một sự thay thế hợp lý cho nỗi cay đắng. Quan sát của tôi về các ngày lễ ở
Hoa Kỳ — tôi đã sống 7 năm ở Hoa Kỳ và tôi đã dành thời gian ở đó trong vô
số dịp khác — cho thấy sự nổi bật của Lễ Tạ Ơn trong số các ngày lễ khác
dƣờng nhƣ là một điều tốt, về mặt thực tế lẫn biểu tƣợng. Về nguyên tắc, thực tế
rằng lễ kỷ niệm chính đặc trƣng cho một quốc gia sẽ là một trong những "lời
cảm ơn" rõ ràng, xuất hiện nhƣ một lời bình luận tích cực về đạo đức cơ bản của
nhà nƣớc. Có nghĩa là một cá nhân đang cố gắng để trái tim của họ đƣợc đặt
đúng chỗ, và cả nhóm đang ủng hộ và khuyến khích cho nỗ lực đó. Tại sao lại
nhƣ vậy, với các rắc rối cấu thành cuộc sống này? Đó là bởi vì ta có thể can
đảm. Đó là bởi ta cảnh giác, tỉnh táo, và tập trung. Ta có thể thấy rõ cuộc sống
này đòi hỏi nhƣ thế nào. Mặc dù vậy, ta có thể vẫn tỏ ra biết ơn, bởi vì đó là thái
độ can đảm đối mặt khó khăn của cuộc sống. Ta biết ơn không phải vì ta ngây
thơ, mà bởi vì ta đã quyết định đƣa tay ra để khuyến khích những điều tốt đẹp ở
bản thân, ở chánh quyền và thế giới này. Ta biết ơn, theo cách tƣơng tự, không
phải vì không có chịu đau khổ, mà vì thực dũng cảm khi nhớ lại cái ta có và cái
ta vẫn đang đƣợc cung cấp — và bởi vì thái độ biết ơn thích hợp đối với gánh
nặng tồn tại và khả năng đó giúp ích cho ta tốt hơn bất kỳ thái độ nào khác đối
với những thăng trầm của việc tồn tại.

Biết ơn gia đình thì phải nhớ đối xử tốt hơn với họ. Gia đình có thể biến mất bất
cứ lúc nào. Biết ơn bạn bè là tự nhủ bản thân phải đối xử đúng mực với họ, với
điều kiện tình bạn không mang ra để so sánh thiệt hơn. Biết ơn xã hội là để nhắc
nhở bản thân rằng ta là ngƣời thụ hƣởng nỗ lực to lớn từ phía những ngƣời đã
coi thƣờng ta và đã rời bỏ khuôn khổ cấu trúc xã hội, lễ nghi, văn hóa, nghệ
thuật, công nghệ, điện, nƣớc và vệ sinh tuyệt vời này để cuộc sống của ta có thể
tốt hơn cuộc sống của họ.

Theo lời cám dỗ rồi nhận lấy cay đắng là rất lớn và có thức. Đòi hỏi ta phải nỗ
lực đạo đức thực sự để không dấn thân vào con đƣờng đó, giả sử rằng ta
không— hoặc không còn — ngây thơ nữa. Lòng biết ơn gắn liền với trạng thái
của Thực Thể đó dựa trên sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm. Đó không
phải là đức hạnh. Vì vậy, nếu ta chú tâm và tỉnh táo, và ta có thể nhận thấy cấu
trúc của thế giới này, nỗi cay đắng và oán giận vẫy gọi ta nhƣ một phản ứng tự
nhiên. Sau đó, ta cũng có thể tự hỏi mình, "Chà, tại sao ta không bƣớc xuống
con đƣờng tăm tối đó?" Đối với tôi, dƣờng nhƣ câu trả lời cho điều đó, chính là
lòng can đảm: lòng can đảm để quyết định "Không, điều này không dành cho
tôi, bất chấp tôi có đủ lý do để bị cám dỗ theo hƣớng đó" và thay vào đó, quyết
định rằng, "Bất chấp gánh nặng của cái chết khi còn tỉnh táo, tôi sẽ làm việc vì
lợi ích của thế giới này".

LÕNG CAN ĐẢM — NHƯNG TRÊN HẾT, LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG

Quyết định đó đối với tôi dƣờng nhƣ lòng can đảm còn cần gộp thêm tình yêu
thƣơng. Nếu đó là nỗi phẫn uất và cay đắng kéo theo hậu quả là lòng căm thù
hiển hiện, từ đó cám dỗ ta dày vò và hủy diệt của mọi thứ, thì có lẽ đó là tình
yêu chủ động nhằm mục đích làm mọi thứ tốt đẹp hơn. Và đối với tôi, đó dƣờng
nhƣ là một quyết định cơ bản trong cuộc đời, và việc xác định nó, là một hành
động đúng đắn xuất phát từ ý chí tự nguyện. Lý do cho tính gay gắt, tức giận,
oán hận và ác độc rất phong phú. Vì vậy, đó phải là một bƣớc nhảy vọt của
niềm tin — một quyết định về một phƣơng thức không đƣợc chứng minh rõ
ràng bởi bằng chứng, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn — rằng Thực
Thể cần đƣợc củng cố và hỗ trợ bởi mục đích và hành vi của ta. Đó là cái đƣợc
thực hiện theo một ý nghĩa sâu xa nào đó bất chấp "Eli Eli lama sabachthani"
— "bất chấp tất cả, bất kể đó là gì, trở lại và hƣớng lên" — và đó chính xác là
cam kết đạo đức bất khả thi đƣợc yêu cầu từ mỗi cá nhân để thế giới hoạt động
bình thƣờng (thậm chí để nó tránh bị thoái hóa thành địa ngục).

Chính trong khuôn khổ của cam kết bất khả thi đó — quyết định trao trọn yêu
thƣơng — mà lòng dũng cảm thể hiện, cho phép mỗi cá nhân áp dụng con
đƣờng của lòng can đảm riêng để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn vì cái
thiện ngay cả trong thời điểm tồi tệ nhất. Nếu ta xác định thể hiện tình yêu
thƣơng và lòng can đảm — đồng thời, một cách có ý thức — thì ta quyết định
rằng ta sẽ làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, ngay cả cho chính bản thân ta, mặc dù ta
biết rằng đó là do tất cả những sai lầm và thiếu sót từ phía tạ khiến ta mất đi
nhiều hơn nữa.

Ta sẽ phải hành động để làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn cho chính mình, nhƣ thể
ta là ngƣời mà ta có trách nhiệm giúp đỡ. Ta cũng sẽ làm điều tƣơng tự cho gia
đình và cộng đồng. Ta sẽ cố gắng hƣớng tới sự hài hòa thể hiện ở tất cả các cấp
độ, mặc dù trên thực tế là ta có thể nhận thấy cấu trúc cơ bản sai sót và hƣ hỏng
của vạn vật, và hậu quả là tầm nhìn của ta bị tổn hại. Đó là con đƣờng can đảm
thích hợp để tiến về phía trƣớc. Có lẽ đó là định nghĩa của lòng biết ơn, và tôi
không thể thấy điều đó tách biệt với lòng dũng cảm và tình yêu nhƣ thế nào.
Ta cũng có thể hỏi, "Mọi ngƣời có thực sự nhận thức và hành động theo cách
này không?" — hay thậm chí — "Họ có thể không?" Một trong những bằng
chứng thuyết phục nhất mà tôi bắt gặp là sự thực đau buồn vì mất đi một ngƣời
thân thiết. Ngay cả khi ta không hài lòng về bản thân và cuộc sống — và có thể
ngay cả khi ta không hài lòng, ở một mức độ nào đó, về ngƣời đã mất — phản
ứng đầu tiên đối với cái chết là đau buồn. Phản ứng đó không chính xác là có ý
thức. Đau buồn là một trải nghiệm kỳ lạ. Nó chiếm lấy ta một cách bất ngờ. Ta
cảm thấy sốc và bối rối. Ta không chắc chắn làm thế nào để trả lời. Ta phải làm
gì? Nhƣng nếu đó là nỗi đau buồn có ý thức — hành động tự nguyện của phản
ứng đƣợc cho là thích hợp — thì đó không phải là thực; không phải theo cách
mà nỗi đau buồn thực sự siết chặt ta theo cách riêng của nó. Và nếu ta không vô
tình cảm thấy mình bị thu hút, theo nghĩa thứ hai, thì ta có thể nghĩ, "Tôi không
có cảm giác nhƣ tôi phải nên thể hiện ra. Tôi không khóc. Tôi không bị choáng
ngợp bởi nỗi buồn. Tôi khác xa những gì đƣợc gọi là bình thƣờng" (một điều gì
đó đặc biệt có thể xảy ra nếu ta nhận đƣợc tin báo về một ngƣời thân ở xa đã
chết). Nhƣng sau đó, khi ta tham gia vào một sự kiện bình thƣờng, nhƣ thể mọi
thứ đều bình thƣờng, thì nỗi đau sẽ ập tới nhƣ một cơn sóng lớn. Điều đó lặp đi
lặp lại, chỉ có Chúa mới biết đƣợc trong bao lâu. Nó là cái nảy sinh từ trong sâu
thẳm, và ta không thể cƣỡng lại đƣợc ý muốn nắm bắt nó.

Đau buồn phải là một phản ứng của tình yêu thƣơng. Đau buồn có lẽ là bằng
chứng cuối cùng của một tình yêu. Đau buồn là một biểu hiện không thể kiểm
soát đƣợc khi ta tin rằng sự tồn tại của ngƣời đã mất, dù hữu hạn và không hoàn
hảo nhƣ trƣớc đây, là đáng giá, bất chấp những hạn chế và khiếm khuyết của
chính cuộc sống này. Nếu không, tại sao ta cảm thấy mất mát? Nếu không, tại
sao ta vô tình cảm thấy buồn bã và mất đi lý trí (và điều đó bắt nguồn từ một sự
tự nhận thức về cội nguồn không thể đạt tới)? Ta đau buồn vì thứ mà ta trân
trọng không còn tồn tại. Vì vậy, trong cốt lõi của Thực Thể, ta đã quyết định
rằng cuộc sống của ngƣời đó là có giá trị, bất chấp bất cứ rắc rối nào mà họ gây
ra cho ta — hay chính họ. Theo kinh nghiệm của tôi, điều đó xảy ra ngay cả khi
những ngƣời đã chết khá quái dị. Đó là loại ngƣời hiếm hoi tới nỗi cuộc đời của
họ đã diễn ra một cách thảm khốc đến nỗi cái chết của họ cũng không mang lại
nỗi buồn hơn đƣợc nữa.

Có một phần bản chất sâu xa trong ta đƣa ra quyết định, khi ta đau buồn cho
một ngƣời nào đó đã mất, rằng sự tồn tại của họ là đáng giá, bất chấp tất cả. Có
thể đó là sự phản ánh của một quyết định thậm chí còn cơ bản hơn: Bản thân nó
là điều đáng có, bất chấp tất cả. Vì vậy, lòng biết ơn còn là một quá trình cố
gắng biết ơn một cách có ý thức và can đảm khi đối mặt với thảm họa của cuộc
đời. Có thể đó là cái ta đang cố làm khi gặp gỡ gia đình trong một kỳ nghỉ, tại
đám cƣới, hoặc đám tang. Đó là những công việc khó khăn thƣờng gây tranh
cãi. Ta phải đối mặt với một căng thẳng đầy nghịch lý. Ta mang những ngƣời
mà ta biết và yêu thƣơng tới gần với ta; ta hài lòng về sự tồn tại và gần gũi của
họ, nhƣng cũng ƣớc họ có thể tốt hơn thế. Ta không tránh khỏi thất vọng về
nhau, và cả về chính bản thân ta nữa.

Trong bất kỳ buổi họp mặt gia đình nào, luôn có sự căng thẳng giữa sự ấm áp
mà ta cảm nhận đƣợc với sự gắn bó giữa ký ức và trải nghiệm đƣợc chia sẻ,
đồng thời nỗi buồn chắc chắn đi kèm theo. Ta thấy một số ngƣời thân đang gặp
bế tắc, hoặc lang thang trên con đƣờng không tốt dành cho họ. Ta nhìn thấy
những ngƣời khác đang già đi, mất dần sức sống lẫn sức khỏe (và cảnh tƣợng đó
cản trở đồng thời phá hủy ký ức về bản thân trẻ trung và mạnh mẽ hơn của họ:
một mất mát kép, cả ở hiện tại và quá khứ). Đó là tất cả các đau đớn mà ta có
thể nhận thức. Nhƣng có một kết luận cơ bản, bất chấp tất cả các thực tế trên, là
"Thực tốt khi tất cả chúng ta có thể ở bên nhau và dùng chung một bữa ăn, nhìn
thấy nhau và trò chuyện với nhau, và hãy lƣu ý rằng tất cả chúng ta đều ở đây
và cùng nhau nhớ lại các kỷ niệm cũng nhƣ đƣơng đầu với khó khăn này". Và
mọi ngƣời đều hy vọng rằng "có lẽ nếu chúng ta tập trung lại với nhau, chúng ta
có thể xử lý điều này một cách hợp lý". Và do đó, ta đƣa ra quyết định cơ bản
tƣơng tự, khi ta tham gia cộng tác với mọi ngƣời, "Bất chấp tất cả mọi thứ, thực
tốt khi chúng ta ở bên nhau, và có nhau". Đó là một cái gì đó thực sự mang ý
nghĩa tích cực.

Điều này cũng đúng với mối quan hệ của ta với con cái. Cuộc sống của tôi trong
những thập niên gần đây thƣờng đau buồn do trƣờng hợp của con gái tôi, bởi vì
con bé bị bệnh rất nặng trong nhiều năm khi còn là một đứa trẻ, thanh thiếu niên
rồi thanh niên. Một đứa trẻ là một sinh vật có tiềm năng rất to lớn, có khả năng
phát triển khả năng và tính tự chủ đáng ngƣỡng mộ, năng suất ngày càng tăng.
Nhƣng cũng có một cái gì đó thực sự mong manh về hình thức 3 hoặc 4 hoặc 5
(hoặc thậm chí 15 hoặc 25) tuổi đời của chúng (bởi vì sự mong manh đó chƣa
bao giờ thực sự biến mất khỏi nhận thức của cha mẹ, một khi đã đƣợc trải
nghiệm một cách sâu sắc, thông qua kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ). Tất cả là
một phần của niềm vui khi có con, nhƣng cũng là một phần của nỗi đau. Nỗi
đau là điều tuyệt đối chắc chắn, rằng sự mong manh sẽ bị lợi dụng. Và tôi nghĩ
rằng bất cứ hành động nào tôi có thể thực hiện để xóa bỏ sự mong manh đó
cũng sẽ phá hủy cái mà tôi mang lòng biết ơn. Tôi nhớ tôi đã nghĩ tới điều này
khá rõ ràng với con trai tôi khi nó lên 3, bởi vì nó rất đáng yêu và lúc nào cũng
vui vẻ. Nhƣng nó mới lên 3, vì vậy nó vẫn còn nhỏ. Nó có thể sẽ bị té, đập đầu
vào bàn, té xuống cầu thang và va chạm với các đứa trẻ khác. Nó có thể sẽ chạy
chơi trong bãi đậu xe của siêu thị. Chạy chơi ở một nơi đầy xe qua lại nhƣ vậy
thì không đƣợc khôn ngoan cho lắm. Vì luôn có một lỗ hổng trong nhận thức
của đứa trẻ khiến ta có mong muốn bảo vệ chúng, nhƣng đồng thời cũng muốn
thúc đẩy sự tự chủ ở chúng và đẩy chúng ra ngoài thế giới, bởi vì đó là cách ta
có thể củng cố bản thân chúng. Nó cũng là một lỗ hổng có thể khiến ta nổi giận
vì cuộc đời này quá mong manh, và dẫn ta thẳng tới lời nguyền định mệnh gắn
kết hai ngƣời lại với nhau.

Khi tôi nghĩ về cha mẹ mình, điều tƣơng tự lại hiện lên trong tâm trí tôi.
Họ đang già đi. Khi con ngƣời già đi, theo một nghĩa nào đó, ta sẽ thấy họ kết
tinh thành con ngƣời của chính họ. Cha mẹ tôi đều có tính dứt khoát. Giờ đây,
tuy đã ngoài 80, nhƣng họ vẫn y hệt bản thân khi ở tuổi 50, có lẽ còn minh mẫn
hơn thế nữa. Điều đó lại có những hạn chế và ƣu điểm riêng. Đôi khi thực khó
chịu khi đối phó với ngƣời mà họ tính cách đặc thù riêng. Đôi khi ta nghĩ, "Có
lẽ sẽ tốt hơn nếu họ tỏ ra không đặc biệt lắm?" Tôi không nói rằng tôi nghĩ về
cha mẹ mình nhiều hơn mọi ngƣời thƣờng hay nghĩ. Đó hoàn toàn không phải là
một lời chỉ trích họ. Ngoài ra, chắc chắn rằng họ (và những ngƣời khá) cũng
cảm thấy nhƣ vậy về tôi. Nhƣng cần phải hiểu rằng, cũng nhƣ đối với trƣờng
hợp trẻ em, tất cả các đặc điểm, dù ƣu hay khuyết, đều là một phần cốt lõi của
những gì ta mang đến với tình yêu thƣơng.

Vì vậy, ta có thể yêu mọi ngƣời bất chấp hạn chế của họ, nhƣng đồng thời ta
cũng yêu họ vì các hạn chế đó. Đó là điều rất đáng để tìm hiểu. Làm nhƣ vậy có
thể giúp ta thấy đƣợc lòng biết ơn vẫn còn có thể tồn tại nhƣ thế nào. Mặc dù
trên thực tế rằng thế giới là một nơi rất đen tối, và mỗi ngƣời chúng ta đều có
mặt đen tối trong tâm hồn, nhƣng ta có thể thấy lẫn nhau một sự pha trộn độc
đáo giữa thực tại và tiềm năng, đó là một loại phép màu thực sự: một thứ có thể
tự hiển hiện trên thế giới này, trong các mối quan hệ mà ta có đƣợc dựa trên
lòng tin và tình yêu thƣơng lẫn nhau. Đó là điều mà ta có thể lấy hết can đảm
mà tỏ lòng biết ơn. Đó là một phần liều thuốc giải độc ta cần để thoát khỏi vực
thẳm và đẩy lùi bóng tối.

Hãy biết ơn ngay cả khi ta đang chịu đau khổ.


ĐOẠN KẾT
Nhƣ tôi đã chỉ ra trong phần Nhập Đề, phần lớn cuốn sách này đƣợc viết trong
những tháng ngày dài trong bệnh viện — đầu tiên, là chăm sóc cho con gái tôi,
Mikhaila, sau đó chăm sóc vợ tôi, Tammy trong một thời gian dài, và cuối cùng
là những lần nhập viện lặp đi lặp lại của tôi. Tôi không nghĩ là thích hợp để viết
lại các trải nghiệm cá nhân đó một cách chi tiết hơn phần Nhập Đề — một phần
vì hoàn cảnh chung của đại dịch COVID-19 đã khiến cuộc sống của mọi ngƣời
đều trở nên bi thảm theo cách không thể tƣởng tƣợng đƣợc, vì vậy, theo một
nghĩa nào đó, kể lại chi tiết nỗi đau khổ của một gia đình hay cá nhân nào đó thì
quá sức dƣ thừa, và một phần vì cuốn sách hiện tại này không nói về những rắc
rối của con gái tôi, của vợ tôi hoặc của tôi, mà nó hƣớng tới các chủ đề tâm lý
chung… Tuy nhiên, điều tôi thực sự thấy cần thiết để liên hệ chính là lòng biết
ơn đối với tất cả những ngƣời đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian này. Vì
vậy, một số thảo luận bổ sung về các triệu chứng bệnh lý khác nhau của chúng
tôi dƣờng nhƣ là không thể tránh khỏi.

Chúng tôi đã nhận đƣợc vô số lời chúc tốt đẹp từ hàng ngàn ngƣời ủng hộ công
việc của tôi. Một vài ngƣời trao lời chúc tốt đẹp tận tay, khi họ gặp Tammy
hoặc tôi ở nơi công cộng; một số đƣợc gởi qua email và mạng xã hội; và một
vài lời chúc xuất hiện trong các bình luận video của tôi trên YouTube. Điều này
đặc biệt đáng mừng. Em gái tôi, Bonnie, đã gom lại và in ra những lời nhắn gởi
chu đáo cho Tammy từ khắp nơi trên thế giới, và dán chúng lên các bức tƣờng
của phòng bệnh để con bé có thể dễ dàng nhìn thấy. Những tin nhắn sau đó
đƣợc gởi tới tôi đã giúp củng cố thêm niềm tin vững chắc rằng tôi có thể dành
chiến thắng khi đối mặt với khó khăn mà tôi đang trải qua, và rằng cuốn sách
các bạn đang đọc hoặc đang nghe cũng sẽ giúp ích cho các bạn, ngay cả khi đối
mặt với đại dịch khủng khiếp hiện đang bao trùm thế giới. Chúng tôi cũng là
những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ chăm sóc y tế, đôi khi hơi quá, nhƣng thƣờng là
với tinh thần lạc quan, cẩn trọng và năng lực chuyên môn. Tiến sỹ Nathan Perlis
của Trung tâm Ung thƣ Princess Margaret đã can đảm thực hiện các ca phẫu
thuật ung thƣ kép cho Tammy, và khi các biến chứng phát sinh trở nên quá
nghiêm trọng, đích thân bác sỹ Maxim Itkin, giám đốc Trung tâm Rối loạn Bạch
huyết Philadelphia’s Penn đã đứng ra điều trị.

Tôi và Tammy vô cùng biết ơn sự hỗ trợ liên tục từ gia đình và bạn bè, những
ngƣời đã phải tạm gác cuộc sống thƣờng nhật của họ để dành thời gian hàng
ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng chăm sóc cho chúng tôi trong khi chúng tôi
trải qua thử thách. Tôi cũng chỉ có thể hy vọng, rằng tôi sẽ chọn cách hào phóng
với thời gian và khả năng tập trung của mình để giúp đỡ họ, nhƣ họ đối với
chúng tôi, nếu đổi ngƣợc lại. Đặc biệt cần phải cảm ơn các thành viên trong gia
đình tôi — con gái tôi, Mikhaila Peterson, và chồng con bé, Andrey Korikov;
con trai tôi, Julian Peterson, và con dâu, Jillian Vardy; anh rể và chị tôi Jim và
Bonnie Keller; anh trai và chị dâu tôi Joel và Kathleen Peterson; bố mẹ tôi,
Beverley và Walter Peterson; gia đình anh vợ tôi Dale và Maureen Roberts, và
con gái của họ, Tasha; chị vợ tôi Della Roberts và chồng cô, Daniel Grant; cũng
nhƣ những ngƣời bạn của chúng tôi, Wayne Meretsky, Myriam Mongrain,
Queenie Yu, Morgan và Ava Abbott, Wodek Szemberg và Estera Bekier, Wil
Cunningham và Shona Tritt, Jim Balsillie và Neve Peric, Tiến sỹ Norman và
Karen Doidge, Gregg và Tiến sỹ Delinah Hurwitz (ngƣời trƣớc đây cũng giúp
đỡ tôi chỉnh sửa và cải thiện cuốn sách 12 Quy Luật Cuộc Đời), Bác sỹ Cory và
Nadine Torgerson, Sonia và Marshall Tully, Bác sỹ Robert O. và Sandra Pihl,
Bác sỹ Daniel Higgins và Bác sỹ Alice Lee, Bác sỹ Mehmet và Lisa Oz, Bác sỹ
Stephen và Bác sỹ Nicole Blackwood, tất cả đều đã cố hết sức chú ý chữa trị
cho Tammy và tôi trong 2 năm qua. Cuối cùng, có ba ngƣời phụng sự của Chúa
đã giúp đỡ chúng tôi, đặc biệt là đối với Tammy: Cha Eric Nicolai, Cha Fred
Dolan và Cha Walter Hannam.

Gia đình tôi đã sắp xếp để tôi điều trị ở Moscow vì hậu quả của một phản ứng
phụ và sau đó là cơn nghiện loại thuốc chống lo âu benzodiazepine, tuy đƣợc
cho là an toàn nhƣng thực sự lại rất nguy hiểm. Việc sắp xếp điều trị đạt đƣợc
hiệu quả đặc biệt, bất chấp thời gian trong năm (Lễ Giáng Sinh và Mừng Năm
Mới 2019–20), là do có sự giúp đỡ của Kirill Sergeevich Mikhailov, Tổng Lãnh
sự Liên bang Nga tại Toronto, và các nhân viên lãnh sự đã cung cấp thị thực
khẩn cấp trong ngày. Nhiều ngƣời, bao gồm cả Kelly và Joe Craft, Anish
Dwivedi, Jamil Javani, Zach Lahn, Chris Halverson, Metropolitan Jonah, V.
Rev. Victor Potapov và Dimitir Ivanov, đã giúp xúc tiến một quá trình đa chiều,
rất phức tạp. Khi ở Nga, sự an toàn của tôi đã đƣợc đảm bảo bởi Alexander
Usov, và cảm giác cô đơn đƣợc giảm bớt bởi những chuyến thăm hàng ngày của
Mikhaila và chồng con bé, Andrey, những ngƣời mà tôi thực sự không thể cảm
ơn bao nhiêu cho đủ. Đội y tế của Nga bao gồm IMC Addiction của Roman
Yuzapolski, ngƣời đã đồng ý giám sát trƣờng hợp của tôi mặc dù đã đƣợc nhiều
chuyên gia khuyên rằng làm nhƣ vậy quá nguy hiểm và các nhân viên của ông,
Herman Stepnov, giám đốc hành chánh và Alexandr, bác sỹ trị liệu, ngƣời đứng
ra làm phiên dịch cho tôi liên tục trong thời gian 2 tuần, thậm chí không cần
phải thay quần áo. Nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Nga
đã phát hiện ra căn bệnh viêm phổi kép chƣa đƣợc chẩn đoán, tình trạng căng
trƣơng lực và mê sảng của tôi, đồng thời phục hồi khả năng đi đứng của tôi.
Tiến sỹ Marina Petrova, phó giám đốc, và Bác sỹ Michael, bác sĩ trƣởng của
Phòng Phản ứng học, là những ngƣời hỗ trợ tôi đặc biệt. Uliana Efros, bảo mẫu
cho cháu gái tôi, Elizabeth Scarlett, luôn ủng hộ chúng tôi và tham gia cùng
Mikhaila, Andrey và tôi trong 8 tháng từ Nga tới Florida và Serbia, chăm sóc
cho Scarlett, bao gồm cả việc trải qua một tháng cách ly. Cũng xin cảm ơn Liza
Romanova, con gái của Uli, ngƣời đã giúp chăm sóc Scarlett ở Nga, để con gái
và con rể tôi có thể tới thăm tôi trong bệnh viện. Cuối cùng, về phía Nga, tôi
muốn cảm ơn Mikhail Avdeev, ngƣời đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc
cung cấp thuốc và dịch thông tin y tế — cho dù chỉ trong một thông báo ngắn.

Sau đó, vào tháng 6 năm 2020, tôi nhập viện tại Phòng khám Nội khoa IM ở
Belgrade, một cơ sở dành riêng cho việc cai nghiện benzodiazepine, và nằm
dƣới sự điều trị tận tình của bác sỹ Igor Bolbukh và nhân viên của ông. Trƣớc
đây, bác sỹ Bolbukh đã bay tới Nga để tham khảo ý kiến trong khi tôi đang
trong tình trạng mê sảng, cung cấp hƣớng dẫn y tế chuyên nghiệp cho tôi trong
nhiều tháng, khi tình trạng của tôi dần ổn định hơn thì chuyển tôi tới Serbia, và
theo dõi việc chăm sóc cho tôi sau đó. Phòng khám IM đƣợc thành lập bởi Tiến
sỹ Nikolai Vorobiev và các nhân viên của ông rất kiên nhẫn, luôn tỏ ra không
chán chƣờng — một kỳ tích không dễ gì thấy đƣợc trong đại dịch COVID hiện
nay và không thể tránh khỏi những đợt cách ly đột ngột kèm theo.

Cũng có những ngƣời đáng đƣợc ghi nhận công lao và lòng biết ơn trên mặt trận
nghề nghiệp. Cảm ơn các đồng nghiệp của tôi, Mollie Glick của Creative Artists
Agency, cũng nhƣ Sally Harding của CookeMcDermid (Canada) và các đồng
nghiệp của cô là Suzanne Brandreth và Hana El Niwairi của Cooke Agency
International Canada. Cảm ơn những nhà biên tập và xuất bản của cuốn sách 12
Quy Luật Cuộc Đời: Biên tập viên cao cấp của Penguin Random House Canada,
Craig Pyette, ngƣời đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và nâng
cao chất lƣợng sách; nguyên Giám đốc điều hành Brad Martin; Giám đốc điều
hành hiện tại Kristin Cochrane; đại diện nhà xuất bản Knopf Random House
Canada Publishing Group là Anne Collins; phó chủ tịch, liên kết xuất bản và
giám đốc chiến lƣợc tiếp thị Scott Sellers; Biên tập viên của Penguin Random
House Vƣơng quốc Anh, Laura Stickney và đồng nghiệp Penelope Vogler, và
Giám đốc điều hành Tom Weldon; và Giám đốc điều hành Penguin Random
House International, Markus Dohle. Cảm ơn các biên tập viên và nhà xuất bản
của cuốn sách hiện tại, một nhóm bao gồm các cá nhân nói trên, cũng nhƣ các
nhân viên khác của Penguin Random House Hoa Kỳ, bao gồm nhà xuất bản in
ấn Portfolio và Sentinel Adrian Zackheim và biên tập viên Helen Healey. Cuối
cùng, xin gửi lời cảm ơn tới Giáo sƣ Bruce Pardy và luật sƣ Jared Brown vì họ
đã hỗ trợ tích cực cho các ý tƣởng của tôi trong thời điểm mà việc làm đó có thể
thực sự nguy hại đối với danh tiếng nghề nghiệp và tính bảo mật của một ngƣời.

Chuyến lƣu diễn thuyết giảng vòng quanh 160 thành phố mà Tammy và tôi đã
thực hiện trong thời gian ấp ủ cuốn sách này cũng nhƣ quá trình xây dựng đƣợc
tổ chức với hiệu quả đặc biệt và kết thúc tốt đẹp bởi các đại diện của Creative
Artists Agency Justin Edbrooke (Daniel Smith hỗ trợ) và Ari Levin (hỗ trợ bởi
Colette Silver), cũng nhƣ Andrew Levitt của Đài Live Nation. Chuyến lƣu diễn
Úc và New Zealand đã đƣợc hƣởng lợi từ sự chú ý của nhà sản xuất ngƣời Úc
Brad Drummond của TEG D, ngƣời quản lý tour du lịch Simon Christian và
nhân viên an ninh Scott Nicholson. Gunnlaugur Jónsson và thủy thủ đoàn của
ông đặc biệt hiếu khách với Tammy và tôi (cũng nhƣ mẹ và dì của tôi, những
ngƣời đã đi cùng chúng tôi trong những ngày chúng tôi ở Iceland). John
O’Connell từng là quản lý tour du lịch chính và cực kỳ chuyên nghiệp, giỏi giải
quyết vấn đề, đồng thời luôn lạc quan và ủng hộ chúng tôi trong nhiều tháng tổ
chức và du lịch.

Dave Rubin của tờ The Rubin Report đã đi cùng chúng tôi, giới thiệu các bài
giảng của tôi và tiếp tục hỗ trợ trong các buổi hỏi đáp sau đó, một lời cám ơn
ngắn gọn nhƣng cần thiết cho một nỗ lực nghiêm túc từ anh. Rob Greenwald
của Rogers & Cowan đã giúp đảm bảo đƣa tin phù hợp trên các phƣơng tiện
truyền thông. Joe Rogan, Ben Shapiro, Douglas Murray, Gad Saad và Steven
Crowder cũng đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi bằng cách chia sẻ sự hiện diện rộng
rãi của họ trên các phƣơng tiện truyền thông. Zachary Lahn đã ở đó nhiều lần
khi cần thiết, và Jeff Sandefer đã mở ra mạng lƣới kết nối rộng khắp của mình.
Bill Vardy, Dennis Thigpen, Duncan Maisels và Melanie Paquette từng là tài xế
cho chặng lƣu diễn ở Bắc Mỹ khi chúng tôi sử dụng nhà xe di động. Tammy và
tôi cũng muốn cảm ơn nhà thiết kế Shelley Kirsch và đội ngũ nhân viên tại
SJOC Construction đã hoàn thành việc cải tạo ngôi nhà của chúng tôi trong thời
gian này với sự giám sát tối thiểu từ phía chúng tôi. Quá nhiều điều đã xảy ra
trong 3 năm qua, tôi chắc chắn rằng tôi đã mắc sai sót khi quên đi một số ngƣời
hỗ trợ chủ chốt, và vì vậy tôi thành thật xin lỗi.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn đã đọc hoặc nghe các cuốn sách
của tôi — Maps of Meaning, cũng nhƣ qua 2 phần 12 Quy Luật cho Cuộc Đời
— và/hoặc đã theo dõi các video và podcast trên YouTube. Tôi, cũng nhƣ
những ngƣời thân thiết với tôi, rất ấn tƣợng bởi lòng trung thành và sự quan tâm
đặc biệt mà các bạn đã thể hiện trong nửa thập niên qua. Chúc tất cả các bạn đọc
hoặc nghe cuốn sách này thành công khi vƣợt qua những giai đoạn khó khăn.
Tôi hy vọng các bạn đƣợc bao quanh bởi những ngƣời yêu thƣơng. Tôi cũng hy
vọng rằng các bạn có thể vƣợt qua đƣợc thử thách hiện tại, và rằng tất cả chúng
ta đều có thể gặp may mắn để cuối cùng chuyển sự tập trung của mình tới việc
xây dựng lại thế giới sau trận đại hồng thủy./.

You might also like