You are on page 1of 3

20:56, 15/02/2022 Facebook

HSHK Ôn thi vào 10: Tiếng Anh


Thái An Lê · 29 phút · 

[CHIẾN THUẬT] NẮM CHẮC CHÚ RỒNG READING: MATCHING


INFORMATION TRONG TAY
Xin chào các chiến binh 2k7 dũng cảm và tài năng! Đọc bài đăng này, chắc các em đang cảm thấy anh có gì
đó hơi lạ lẫm phải không? Vậy thì anh xin được tự giới thiệu, anh là Thái An, người dẫn đường mới đến từ
lớp 10 Anh 2, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từ mùa MASKA22 lần này   Và bây giờ, không để
các em chờ đợi lâu hơn nữa, chúng ta cùng đến với bí kíp thuần phục chú rồng Matching Information thuộc
họ nhà Reading ngay thôi nào!

I. TỔNG QUAN VỀ DẠNG BÀI


Ở dạng này, các em sẽ được cho một số chi tiết xuất hiện trong bài, đó có thể là mẩu thông tin nhỏ, hay trích dẫn ý
kiến của một nhân vật trong văn bản. Nhiệm vụ của các em là nối những chi tiết đó với đoạn/phần có nhắc đến
nội dung tương ứng. Bằng cách này, người ra đề muốn kiểm tra các em khả năng tìm kiếm thông tin trong văn
bản tiếng Anh một cách kỹ càng và chính xác đấy!
II. CÁCH LÀM BÀI
Ở phần này, anh sẽ đưa ra một phần văn bản minh họa trong link: https://bit.ly/3GO1KVl này để các em có thể tiện
theo dõi nhé!
: Đọc câu hỏi và để ý keywords
Đầu tiên, khi gặp dạng bài này, ta cần đọc thật kỹ câu hỏi và xác định keywords (từ khóa chính) của câu
hỏi. Đó có thể là người/vật, đặc điểm... có trong câu mà khi bỏ các từ ngữ phụ ra, ta vẫn có thể hiểu được nội
dung câu hỏi. Lưu ý, nếu từ/cụm từ nào được nhắc đến quá nhiều trong văn bản (thường sẽ là ý chính của
toàn bộ văn bản), các em có thể không cần để ý quá kỹ đến từ/cụm từ đó vì nó sẽ khá là khó tìm đấy.
Ví dụ: Câu hỏi số 1 của đề mẫu cần tìm ý kiến của một người có chứa “Work stress usually happens in the
high level of a business.” (Áp lực trong công việc thường xảy ra ở những vị trí cấp cao của một công ty.)
Ở đây, ta xác định được những ý chính có trong câu hỏi là “work stress”, “high level” và “business”. “Work
stress” và “business” là ý chính của văn bản nên sẽ khá khó tìm, vì vậy các em nên tập trung vào phần “high
level”.
: Scan lần lượt từng đoạn văn bản/nhận định của từng người theo các keyword. Chú ý đến những từ/cụm
từ đã được paraphrase (thay thế bằng từ đồng nghĩa).
Khi scan văn bản, trong phần nhận định của Jan Elsnera (tương ứng với ý A), ở câu đầu đoạn 2, các em sẽ
thấy “demanding workload” gần nghĩa với “work stress”, “typical” giống với “usually”, “senior executives
and other high-potential business people” khá sát với “high level” và có nhắc đến cả “business” nữa. Những
người khác như Vanessa Stoykov và Neil Plumridge đều không có ý nào nhắc tới “high level” nên có thể bỏ
qua.
: Đối chiếu thông tin trong đoạn với yêu cầu của câu hỏi
Sau khi đã xác định được A có thể là câu trả lời thỏa mãn yêu cầu đề bài, em hãy đọc kỹ lại các câu trong
đoạn có chứa “high level” một lần nữa. Trong bài đọc có phần: “Thriving on a demanding workload is typical
of senior executives and other high-potential business people”. Câu này có nghĩa giống với câu gốc của đề

https://www.facebook.com 1/3
20:56, 15/02/2022 Facebook

bài: “Work stress usually happens in the high level of a business”, chỉ khác về cách dùng từ mà thôi. Do đó ta
có thể khẳng định A là đáp án của câu hỏi.
III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Thường những mẩu thông tin được hỏi trong phần Information Matching sẽ khá rời rạc và không hẳn là ý
chính của bất cứ đoạn/phần văn bản nào, nên anh khuyên các em hãy tạm thời bỏ qua phần này và làm các
câu khác trong cùng bài đọc (nếu có) trước khi vào dạng Matching Information. Đó là những câu mà các em
có thể dễ khoanh vùng đáp án hơn, giúp các em tránh bị nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến tâm lý khi làm
bài.
Trong quá trình làm Information Matching, các em nên dành thời gian nhiều hơn cho những keyword mà khó
có thể paraphrase, chẳng hạn như các danh từ riêng, các thuật ngữ chuyên ngành lạ được đề cập và giải
nghĩa ngay trong bài đọc... vì chúng có thể giúp các em nhiều hơn trong việc tìm kiếm thông tin đấy 
Có nhiều lúc, không phải lúc nào em cũng có thể đưa ra ngay đáp án sau khi scan giống với ví dụ anh đã nói
ở trên, bởi có nhiều hơn một đoạn/phần có nhắc tới keyword. Trong trường hợp này, em hãy đánh dấu những
đoạn em nghi ngờ đáp án, sau đó tập trung đọc kỹ hơn phần văn bản quanh keyword ở các đoạn đó để có thể
tìm ra đáp án chính xác nhất và né được các cạm bẫy trong đề thi nhé!
IV. CÁCH ÔN TẬP
Giống với nhiều dạng bài Reading khác, một cách phổ biến để có thể tăng cường khả năng làm dạng Information
Matching là tận dụng những nguồn tài nguyên tiếng Anh có sẵn xung quanh mình. Không chỉ là các đề thi
IELTS hay CAE, các em có thể đọc thêm các tài liệu bên ngoài khác, đặc biệt là các sách khoa học hay báo chí...
một cách cẩn thận để có thể tăng cường cảm giác quen thuộc với tiếng Anh và vốn từ vựng của mình nhé! Ngoài
ra, nếu có thời gian và điều kiện, các em có thể tóm tắt từng đoạn, từng ý nhỏ... sau mỗi bài đọc để rèn luyện
khả năng chú ý quan sát thông tin một cách thuận lợi nhất nhé 

Không biết các em đã nắm được những bí kíp để chinh phục chú rồng Information Matching chưa nhỉ? Đây
cũng là dạng đề có khả năng cao xuất hiện trong phần Reading của các đề thi Sở và Chuyên Sư phạm, nên
các em hãy thật chú ý và luyện tập thật hiệu quả nhé! Còn bây giờ, nếu các em có nhu cầu luyện tập thêm
hoặc vẫn còn đang có chút buồn bực trong lòng vì bị phát “cơm chó” ngày Valentine, anh sẽ gửi tặng các
em món quà sau: https://bit.ly/34FS56n. Các em hãy điền thông tin và trả lời các câu hỏi
qua https://bit.ly/34CQRZD để thêm vững vàng trong thử thách khó nhằn này nha 

_____________________________________________
Mọi thông tin xin liên hệ/Contacts:
hshk.groupanh@gmail.com (Diễn giả group Anh chuyên).
hshk.academic@gmail.com (Ban Diễn giả nói chung).
Đặt câu hỏi cho diễn giả group Anh chuyên tại: http://bit.ly/hshkanhchuyen

https://www.facebook.com 2/3
20:56, 15/02/2022 Facebook

Bạn và 52 người khác


53

Thích Bình luận

Xem bình luận

https://www.facebook.com 3/3

You might also like