You are on page 1of 7

SỞ GD& ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TRƯỜNG THCS & THPT LÊ QUÝ ĐÔN CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

I. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 12. Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân.
Bài 13. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
1. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa
A. một nam và nhiều nữ. B. một nam và một nữ.
C. nhiều nam và một nữ. D. nhiều nam và nhiều nữ.
Câu 2. Hôn nhân dựa trên nguyên tắc nào dưới đây?
A. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. B. Trọng nam, khinh nữ.
C. Bình đẳng, tự nguyện. D. Môn đăng, hộ đối.
Câu 3. Sau thời gian yêu nhau, chị L đưa anh N về giới thiệu với gia đình để bàn chuyện
kết hôn. Nhưng mẹ chị L nhận ra anh N là con của cô P (em gái mẹ chị L) đã bị thất lạc
cách đây 15 năm. Trong trường hợp này, anh N và chị L không được kết hôn với nhau vì
họ là những người cùng một gốc sinh ra thuộc
A. đời thứ nhất. B. đời thứ hai. C. đời thứ ba. D. đời thứ tư.
Câu 4. Nam nữ kết hôn phải được đăng kí tại
A. gia đình. B. cơ quan làm việc.
C. nhà trường. D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 5. Anh D yêu chị T say đắm và ngỏ lời cầu hôn. Chị T đồng ý kết hôn với anh D
nhưng với điều kiện anh D phải mua một ngôi nhà mới để hai vợ chồng ra ở riêng và cho
chị đứng tên sở hữu ngôi nhà đó. Hành vi của T là đúng hay sai, vì sao?
A. Đúng. Vì anh D rất yêu chị T.
B. Đúng. Vì chị T có quyền ra điều kiện.
C. Sai. Vì chị đã yêu sách của cải trong hôn nhân.
D. Sai. Vì chị đã cưỡng ép kết hôn.
Câu 6. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu
A. các loại thuế. B. lợi nhuận. C. hồi vốn. D. hồi tài sản.
Câu 7. Quyền nào dưới đây thể hiện nội dung quyền tự do kinh doanh?
A. Kinh doanh bất cứ ngành nghề gì.
B. Sản xuất mọi mặt hàng.
C. Kinh doanh ngành, nghề, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm.
D. Đầu tư bất cứ lĩnh vực nào.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?
A. Thuốc lá. B. Thuốc bảo vệ thực vật.
C. Thuốc chữa bệnh. D. Thuốc nổ.
Câu 9. Một phần trong thu nhập và công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân
sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Thuế. B. Kinh doanh. C. Lao động. D. Vốn.
Câu 10. Công ty Z chuyên sản xuất bánh trung thu và đã được cấp giấy phép kinh doanh.
Sau khi kiểm tra đột xuất, chi cục quản lý thị trường phát hiện công ty Z đã sử dụng một
số lượng lớn nhân bánh đã hết hạn sử dụng. Hành vi của công ty Z đã vi phạm quy định
nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh.
B. Kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm.
C. Không tuân theo những quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
D. Không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 11. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để
A. học hỏi. B. học nghề. D. học vẹt. D. học gạo.
Câu 12. Đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Nhà nước có chính sách
A. kì thị, hạn chế.
B. khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi.
C. hạn chế, gây khó khăn.
D. phân biệt, kì thị.
Câu 13. Sau khi kí hợp đồng lao động với công ty X về tiền công, thời gian lao động và
các điều kiện khác, chị M được nhận vào công ty với thời gian làm việc ban đầu trong
hợp đồng là 12 tháng. Vừa hết 12 tháng, chị đã gửi đơn xin nghỉ việc vì lí do cá nhân.
Trong trường hợp này, chị M đã
A. vi phạm hợp đồng lao động. B. không vi phạm hợp đồng lao động.
C. vi phạm nội quy của công ty. D. không vi phạm nội quy công ty.
Câu 14. Theo Bộ luật lao động, người lao động là người ít nhất đủ
A. 14 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên. D. 17 tuổi trở lên.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây vi phạm Luật Lao động?
A. Trách móc người lao động.
B. Sử dụng người lao động 20 tuổi vào công việc tiếp xúc với chất độc hại.
C. Ngược đãi người lao động.
D. Trừ tiền lương người lao động vì lí do muộn giờ làm.
Câu 16. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người
A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. bị bệnh tâm thần thực hiện.
D. mất năng lực hành vi dân sự thực hiện.
Câu 17. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất
định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 18. Trường hợp nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Người mắc bệnh tâm thần, cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.
B. Người lái xe uống rượu say, gây tai nạn làm chết người.
C. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
D. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
Câu 19. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải
A. ghi vào hồ sơ lí lịch cá nhân. B. có trách nhiệm bồi thường.
C. chịu trách nhiệm pháp lí. D. bị quản chế hành chính.
Câu 20. Quan điểm nào dưới đây thể hiện đúng về trách nhiệm pháp lí?
A. Bất cứ ai vi phạm luật đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
B. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự
C. Người đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính.
D. Chỉ người đủ 18 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hành chính.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân
nước ta?
A. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy
B. Một vợ một chồng
C.Tự nguyên, tiến bộ
D. Vợ chồng bình đẳng
Câu 22. Theo luật pháp Việt Nam, hôn nhân dựa trên nguyên tắc
A. theo duyên số trời định
B. bình đẳng, tùy duyên
C. bình đẳng, tự nguyện
D. bình đẳng, tự giác
Câu 23. Đối với những công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì việc đăng kí
kết hôn sẽ được tiến hành tại
A. tòa án nhân dân các huyên, thành phố
B.viện kiểm sát nhân dân các huyên, thành phố
C. cơ quan công an nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn
D. uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn của một trong hai bên kết hôn.
Câu 24. Em đồng ý với quan niệm nào sau đây?
A. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc, người vợ không được phép
cãi lại chồng.
B. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, dựa trên tình yêu chân chính khi đã đủ tuổi
theo quy định của pháp luật.
C. Nam nữ được kết hôn khi đủ 18 tuổi trở lên và phải được sự đồng ý của cha mẹ hai
bên.
D. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con khi con chưa đủ tuổi kết hôn mà
không cần hỏi ý kiến của con.
Câu 25. Pháp luật nước ta cấm kết hôn với người bị mắc bệnh nào sau đây?
A.Tim mạch
B. HIV/AIDS
C.Tâm thần
D. Lao phổi
Câu 26. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là
A. vốn viện trợ ODA của nước ngoài và các lãnh đạo nhà nước.
B. sự đóng góp của Việt kiều và các cá nhân trong nước.
C. tiền lãi từ nguồn hàng xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh doanh.
D. từ thuế, phí, lệ phí do các cá nhân, tổ chức nộp theo quy định pháp luật.
Câu 27. Ông K mở cửa hàng và đăng ký kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng
nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp
thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định
của Nhà nước về
A. đạo đức trong kinh doanh.
B. mặt hàng trong kinh doanh.
C. đăng ký và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. quyền công dân trong kinh doanh.
Câu 28. Anh T đi mua xăng bị đong thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm quy định nào
dưới đây trong kinh doanh?
A. Kê khai không đúng số vốn.
B. Trốn thuế.
C. Gian lận.
D. Kinh doanh trốn thuế.
Câu 29. Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh?
A. Kê khai đúng số vốn kinh doanh.
B. Buôn bán hàng không có hóa đơn, xuất xứ.
C. Kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép.
D. Nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.
Câu 30. Hành vi nào sau đây là kinh doanh đúng pháp luật?
A. Kinh doanh 15 mặt hàng nhưng trong giấy phép kinh doanh chỉ có 10 mặt hàng.
B. Kinh doanh vũ khí, ma túy, mại dâm.
C. Kinh doanh những mặt hàng không có trong giấy phép.
D. Kinh doanh mặt hàng có trong giấy phép.
Câu 31. Luật lao động Việt Nam quy định cấm sử dụng lao động ở độ tuổi nào dưới đây
làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm?
A. dưới 15 tuổi B. đủ 15 tuổi C. dưới 18 tuổi D. đủ 18 tuổi
Câu 32. Bà An nhận em Hà 15 tuổi vào làm việc tại xưởng sản xuất của gia đình mình.
Bà An thường bắt Hà làm những công việc nặng nhọc. Như vậy là bà An đã vi phạm quy
định nào dưới đây của luật lao động Việt Nam?
A. Nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
B. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
C. Nhận trẻ vị thành niên mà không có xác nhận của bố mẹ
D. Bóc lột người lao động làm việc quá thời gian
Câu 33. Hành vi nào dưới đây của người lao động đã vi phạm pháp luật lao động?
A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.
B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.
C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Câu 34. Cho tình huống sau:
“Anh D đã ký hợp đồng lao động với công ty G với vị trí là một kỹ sư máy tính.
Nhiều năm công tác tốt nên anh được đồng nghiệp tín nhiệm bầu làm trưởng phòng. Khi
có giám đốc mới về quản lý, thấy anh D được mọi người yêu quý ông ta đem lòng đố kỵ
và chuyển anh D sang bộ phận khác để gây khó khăn buộc anh D phải thôi việc.”
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng nhất việc làm của ông giám đốc công ty G?
A. Giám đốc công ty làm như vậy không sai vì ông ta có quyền luân chuyển công nhân
của mình làm ở bất cứ vị trí nào mà ông ta muốn.
B. Giám đốc công ty làm như vậy là sai vì ông đã luân chuyển người lao động vào làm
công việc nặng nhọc.
C. Giám đốc công ty làm như vậy là sai vì ông đã buộc người lao động phải làm nhiều
việc cùng một lúc.
D. Giám đốc công ty làm như vậy là sai vì ông ấy đã vi phạm vào hợp đồng lao động mà
công ty đã kí với anh D trước đó.
Câu 35. Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây?
A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, học tập ở các trường nghề để trục lợi.
D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.
Câu 36. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi
theo quy định của pháp luật là người
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.     B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.     D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 37. Anh C điều khiển xe mô tô đi ngược đường một chiều nên đã va vào xe của chị
H đang đỗ bên đường làm gẫy gương xe của chị. Anh C phải chịu những trách nhiệm
pháp lí nào sau đây?
A. Kỉ luật và hình sự.
B. Hình sự và hành chính.
C. Hành chính và dân sự.
D. Dân sự và hình sự.
Câu 38. Do đã dùng hết số tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử, bạn H lo lắng nên nhờ K
là bạn cùng lớp giúp đỡ và được K giới thiệu gặp chủ một cửa hàng sách là anh T để xin
việc làm. Nhân cơ hội đó, anh T nhờ và được H đồng ý mang một túi nhỏ có đựng ma túy
giao cho anh D theo đúng đơn đặt hàng, rồi đưa cho H tiền đóng học. Những ai sau đây vi
phạm pháp luật hình sự?
A. Anh T, D và H.
B. Anh T, H và K.
C. Anh T và H.
D. Anh T và anh D.
Câu 39. Sau năm tháng làm việc tại doanh nghiệp Y mà không được trả lương, anh A và
anh B yêu cầu bà K giám đốc doanh nghiệp trả lương và thực hiện đúng hợp đồng. Bị bà
K tiếp tục trì hoãn, anh A lấy trộm xe máy của bà K, làm giả giấy tờ xe và bán cho anh V
để bù số tiền lương chưa được thanh toán rồi bỏ trốn. Những ai sau đây đã không tuân
theo pháp luật?
A. Anh A, anh V và bà K.
B. Anh A và bà K.
C. Anh A và anh V.
D. Anh A và anh B.
Câu 40. Công dân đủ năng lực trách nhiệm pháp lí điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ là vi
phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Tố tụng.
C. Hành chính.
D. Dân sự.

You might also like