You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA MARKETING



DỰ ÁN MARKETING PLAN

Tên doanh nghiệp: TIỆM BÁNH VANI

GVHD: Cô Nguyễn Cao Liên Phước

Lớp: 44K28 – Nhóm 11 (W.A.I)

1. Trần Lê Yến Chi

2. Nguyễn Linh Chi

3. Nguyễn Thị Thu Thủy

4. Nguyễn Minh Hiếu

Đà Nẵng, 11/2019

MỤC LỤC
1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MARKETING......................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP............................................................................4
1.1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.................................................................................4
1.1.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH..............................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM – DỊCH VỤ......................................................................6
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING...................................................................10
2.1. Bối cảnh chung về thị trường.......................................................................................10
2.2. Môi trường Marketing của tiệm bánh VANI.............................................................10
2.2.1. Môi trường vi mô...................................................................................................10
2.2.2. Môi trường vĩ mô...................................................................................................12
2.3. Phân tích cạnh tranh.....................................................................................................13
3. CHIẾN LƯỢC MARKETING...........................................................................................14
3.1. NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ:................................................................................................14
3.1.1. PHÂN TÍCH SWOT..............................................................................................14
3.2. MÔ TẢ Ý TƯỞNG.......................................................................................................16
3.3. KẾ HOẠCH 4Ps............................................................................................................17
3.3.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.....................................................................................17
3.3.1.1. Thuộc tính sản phẩm.............................................................................................17
a) Chất lượng.........................................................................................................................17
b) Kiểu dáng và thiết kế........................................................................................................18
c) Cơ sở vật chất....................................................................................................................18
d) Nguồn nhân lực.................................................................................................................18
3.3.2. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ.......................................................................................18
3.3.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI....................................................................................26
3.3.3.1. Quyết định thiết kế kênh.......................................................................................26
3.3.3.2. Quyết định quản trị kênh......................................................................................27
3.3.4. Chiến lược truyền thông...........................................................................................27
3.3.4.1. Bảng kế hoạch truyền thông.................................................................................27
3.3.4.2. Bảng dự trù ngân sách..........................................................................................29

1
1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MARKETING

2
1.1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Một số chiến lược mà tiệm bánh Vani đang áp dụng trong giai đoạn này:
- Chiến lược tăng trưởng thông qua liên doanh: để tăng thêm doanh thu và thị
phần cũng như tiếp cận khách hàng triệt để, tiệm bánh đã liên kết với các quán
cà phê: Time coffee, Phin coffee,... hay các trang đặt hàng
online:Foody,Now,Grab Food,…
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: ngoài bánh bông lan trứng muối, bánh
kem, bánh lạnh … tiệm bánh thường xuyên cập nhật xu hướng và bắt kịp
trend để phục vụ giới trẻ bằng các sản phẩm mới: bánh sữa tươi trân châu
đường đen, bánh mì phô mai, ... Hay thay đổi theo mùa để phục vụ nhu cầu
khách hàng: các loại chè (chè sâm, chè dưỡng nhan, chè khúc bạch,..) vào mùa
hè; bánh trung thu các vị (truyền thống, trứng muối, matcha,…) vào dịp Tết
Trung Thu; các loại bánh và socola cho lễ tình nhân, các loại bánh quy cho
mùa Giáng Sinh…
- Đẩy mạnh việc chạy quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, điển hình là
Facebook và Instagram nhằm tiếp cận một lượng lớn khách hàng một cách
hiệu quả nhất.
a) NGUỒN LỰC CƠ BẢN
 Nguồn lực về máy móc, thiết bị:
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất của Tiệm bánh Vani là tập trung
đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại để nâng cao chất
lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Vani luôn cập nhật những kĩ thuật làm bánh
tiên tiến nhất để có thể bắt kịp xu hướng cũng như phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.
 Nguồn lực về danh tiếng:
Sự khác biệt của Tiệm Bánh Vani so với các tiệm bánh khác trong cùng khu
vực đó là một trong những tiệm bánh khởi đầu cho xu hướng về bánh bông lan
3
trứng muối. Nhắc tới bông lan trứng muối ở thị trường Đà Nẵng, người ta
không thể không nói tới tiệm bánh Vani.
 Nguồn lực về nhân sự: Vani hiện có 2 chi nhánh với 119 Phan Châu Trinh
chuyên nhận đơn hàng và 184 Phan Châu Trinh chuyên bán hàng trực tiếp.

4
Quản lí 1 Quản lí 2
(119 Phan Châu Trinh) (184 Phan Châu Trinh)

Thợ làm Nhân viên Nhân viên


Thu ngân Shipper Thu ngân Shipper
bánh bán hàng bán hàng

Thợ chính Thợ phụ


1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM – DỊCH VỤ
8
9
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
2.1. Bối cảnh chung về thị trường

Thị trường bánh ngọt những năm gần đây đã có sự thay đổi khi nhiều thương hiệu nước
ngoài lần lượt đổ bộ và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Ngành bánh ngọt vẫn được
biết đến là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, là phân khúc
cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Với ưu thế là một
nước có dân số đông và trẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bánh
ngọt giàu tiềm năng của khu vực. Hơn nữa, các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở
khu vực đô thị, nên sự phát triển và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của các đô thị lớn
cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu bánh ngọt tăng trưởng. Các thương
hiệu kinh doanh bánh ngọt còn tập trung đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, công
nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã, có
chiến lược về giá hợp lý... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác
nhau. Ngoài ra, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng là yếu tố không kém phần quan trọng
trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành này, bởi chi phí nguyên liệu thô đã
chiếm đến hơn 70% giá thành sản phẩm.

Không dừng lại ở đó, việc cạnh tranh trở thành nhà cung cấp bánh cho các cửa hàng thức
ăn nhanh, nhà hàng, tiệm cà phê… cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh để giữ thế tăng
trưởng ổn định. Với ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng
được đánh giá là một trong những thị trường bánh ngọt giàu tiềm năng của khu vực. Hơn
nữa, các sản phẩm bánh ngọt chủ yếu được tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực đô thị, nên sự
phát triển cũng như đô thị hóa ở các thành phố lớn như Đà Nẵng cũng là một trong số
những nhân tố thúc đẩy thị trường bánh ngọt tăng trưởng.

2.2. Môi trường Marketing của tiệm bánh VANI


2.2.1. Môi trường vi mô
 Nhà cung cấp:

10
Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho doanh nghiệp đều có nhà máy đóng
trên địa bàn Đà Nẵng, vì vậy nguồn nguyên liệu luôn có sẵn, chi phí vận chuyển
không đáng kể. Bên cạnh đó, hộp và bao bì đóng gói được doanh nghiệp nhập từ
các nhà cung cấp bao bì tại TP Hồ Chí Minh.
 Trung gian:
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình thì doanh nghiệp không thể
không quan tâm tới các trung gian Marketing.
 Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối: Doanh nghiệp liên kết với các tiệm
cà phê bánh để phân phối sản phẩm rộng rãi như Phin Coffee, Time Coffee

 Các cơ sở dịch vụ Marketing hỗ trợ quảng cáo, truyền thông: Doanh nghiệp
hoạt động thương mại trên điện tử thông qua các ứng dụng đặt thức ăn qua
mạng như: Foody, Grabfood…
 Các trung gian tài chính: Thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking,
liên kết với các ví điện tử như: VNPay, Airpay, Momo…
 Khách hàng: đây là nhân tố quan trọng quyết định mức tăng hay giảm chỉ số thu
hoạch của các doanh nghiệp. Ở trong ngành hàng bánh ngọt, khách hàng bao gồm
cả tổ chức và cá nhân.
 Khách hàng tổ chức có thể kể đến những công ty, nhà hàng, ..thường mua
sản phẩm với số lượng lớn. Những khách hàng này có yêu cầu cao về tính
đồng bộ của sản phẩm. Họ mong muốn được cung cấp những sản phẩm
theo “gói”, được thiết kế phù hợp với mục đích mà họ hướng tới như: tiệc
công ty, các buổi họp, tiệc trà, lễ tất niên …
 Khách hàng cá nhân là người tiêu dùng cuối cùng chính là các hộ gia đình,
cá nhân.Thị trường các khách hàng này thực sự tiềm năng cho các tiệm
bánh trong khu vực. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn
đến sức mua gia tăng mạnh mẽ. Người tiêu dùng cuối cùng có những đặc
điểm hành vi khác biệt khá lớn so với khách hàng tổ chức, điều này buộc

11
các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt để dự đoán xu
hướng tiêu dùng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.

Những người tiêu dùng trên rơi vào độ tuổi từ 15 - 45, không phân biệt giới tính, nghề
nghiệp và có sở thích về đồ ngọt. Nếu khách hàng tổ chức đặt yêu cầu đồng bộ lên hàng
đầu thì người tiêu dùng cuối cùng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm và tính đa dạng
về mẫu mã để họ có nhiều sự lựa chọn, so sánh. Mức sống ngày càng được cải thiện cùng
với nhu cầu về tính thẩm mỹ ngày càng được chú trọng khiến khách hàng cá nhân khó
tính hơn trong quá trình quyết định mua.Yêu cầu về tư vấn trang trí và tính khác biệt, độc
đáo được chú trọng. Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng cuối cùng phụ thuộc nhiều
vào thị hiếu, thường chạy theo mốt từng thời điểm. Cùng với sự giao lưu, hội nhập với
nền văn hóa Hàn Quốc, phong cách đơn giản, thanh thoát, trẻ trung được ưa chuộng. Hơn
thế, sự thuận tiện trong mua sắm: địa điểm mua, dịch vụ trước và sau khi mua cũng là
yếu tố được người tiêu dùng quan tâm đánh giá cao.

 Doanh nghiệp: Là doanh nghiệp tư nhân, có 2 cở sở trên địa bàn Đà Nẵng là 119
Phan Châu Trinh và 184 Phan Châu Trinh, trong đó gồm có 2 quản lí ở mỗi cơ sở,
nhân viên làm bánh, nhân viên bán hàng và thu ngân.
2.2.2. Môi trường vĩ mô
 Kinh tế: Môi trường kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khu
vực, cơ cấu ngành, co cấu vùng. Sức mua của người tiêu dung phụ thuộc vào thu
nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng vay tiền. Doanh
nghiệp cần theo dõi những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu
của người tiêu dùng. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nên nhu cầu về chất
lượng sản phẩm cũng như sức mua của người tiêu dung ngày một tăng, vì thế cần
phải nâng cao chất lượng sản phẩm bánh để phù hợp với nền kinh tế.
 Nhân khẩu học:
Những thay đổi trong thị trường dân số học có tác động đặc biệt đối với doanh
nghiệp như: sự thay đổi về độ tuổi của dân cư, sự thay đổi của đặc điểm gia đình,
những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý, cơ cấu về trình độ học vấn… Đà

12
Nẵng là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, tỉ lệ dân nhập cư khá cao, dân
số tăng dẫn đến sức mua cũng sẽ đồng thời tăng và sẽ phải sản xuất nhiều sản
phẩm hơn. Với 2 cơ sở bán hàng đều ở trung tâm thành phố giúp VANI dễ dàng
hơn trong việc thu hút người mua và tăng trưởng doanh số.

 Văn hóa – Xã Hội: Với văn hóa được du nhập từ phương Tây, người dân Việt
Nam bắt đầu văn hóa tổ chức những buổi tiệc đặc biệt với bánh kem trong mỗi dịp
sinh nhật, lễ cưới, tiệc mừng hay các buổi lễ quan trọng khác. Người Việt Nam
thời xưa không có truyền thống ghi nhớ hay kỉ niệm ngày sinh mà chỉ nhớ đến
ngày giỗ (ngày qua đời của người quá cố) theo ngày âm lịch. Tuy nhiên sau thời
kỳ chiến tranh và những nét văn hóa phương Tây vào thế kỉ XIX đã làm cho trào
lưu văn hóa được phát triển hơn, nơi phát triển nhất là ở Sài Gòn.
Ngày nay bánh sinh nhật đã trở nên thông dụng với cuộc sống của chúng ta, những chiếc
bánh sinh nhật không còn quá đắt đỏ cũng như những dịp lễ, ngày kỉ niệm có xuất hiện
chiếc bánh này cũng trở nên nhiều hơn.

 Pháp luật: Các quyết định về Marketing chịu tác động mạnh mẽ từ diễn biến
trong chính trị. Môi trường này được tạo ra từ hệ thống pháp luật, các tổ chức
chính quyền và ảnh hưởng cũng như ràng buộc các hành vi của tổ chức lẫn cá
nhân trong xã hội. Vậy nên doanh nghiệp từ khi được thành lập đã có đầy đủ giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo được
chất lượng sản phẩm, khiến người tiêu dùng an tâm hơn.
 Công nghệ: Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp còn bán hàng
thông qua các ứng dụng trên Internet như Facebook, Instagram, Website…để có
thể tăng doanh thu một cách mạnh mẽ nhất.
 Tự nhiên: Tiệm bánh Vani có 2 cơ sở nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, tại
tuyến đường lớn đông đúc người qua lại, với nguồn nước dồi dào và khí hậu ôn
hòa. Tuy nhiên nếu có mưa lớn xảy ra thì sẽ xuất hiện ngập lụt khiến lượng khách
hàng tiếp cận tiệm bánh có phần hạn chế.

13
2.3. Phân tích cạnh tranh

Về hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kem và cung cấp các sản phẩm bánh
ngày nay thì số lượng đối thủ cạnh tranh đang ngày càng tăng cao trong cả nước nói
chung và Đà Nẵng nói riêng. Thứ nhất, với sự cạnh tranh vô cùng khóc liệt trong thời
điểm hiện tại của VANI, bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất bánh phải liên tục duy trì vị
thế và tình hình kinh doanh hiện tại của mình. Và các cửa hàng bánh ngọt ở khu vực quận
Hải Châu được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VANI. Với diện tích lớn nhất thành
phố Đà Nẵng, quận Hải Châu đã xuất hiện hàng trăm tiệm bánh nhỏ lẻ phân rải khắp nơi
trên các tuyến đường lớn nhỏ với mức độ sản phẩm vô cùng đa dạng và phong phú..Mặt
hàng và mẫu mã của các doanh nghiệp này khá đa dạng và giống với một số sản phẩm
của Vani. Nhưng với công thức đặc biệt khá phù hợp với khẩu vị chung của đa số khách
hàng, Vani đã thành công trong việc thu hút được một lượng khách hàng lớn và chủ yếu
là độ tuổi trên 30. Ở độ tuổi này, họ không còn có xu hướng yêu thích sự màu mè, ngại
đổi mới, thay vào đó là những sản phẩm theo phong cách Hàn Quốc, tuy đơn giản nhưng
lại cực kỳ ấn tượng. Có thể nói, các cửa hàng bánh trên kinh doanh ở phân khúc khác so
với Vani - là khách hàng có độ tuổi từ 18-25 tuổi, thích sự mới mẻ, màu mè và có giá
thành phù hợp.Nhưng họ vẫn đã, đang và sẽ cạnh tranh trực tiếp với Vani trên khu vực
quận Hải Châu. Có thể kể đến khá nhiều các doanh nghiệp như: Ruby Cake, Pansy
Bakery, Cake Crush,…
Và đặc biệt phải kể đến “Vàng Nâu” - đối thủ cạnh tranh được doanh nghiệp quan
tâm hơn hết. Đây là một doanh nghiệp nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng và Hùng
Vương, kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực bánh su kem với hai siêu phẩm đặc biệt mới lạ:
kem phô mai và kem trà xanh. Với thực đơn đa dạng, ngoài bánh su kem và bánh sinh
nhật “Vàng Nâu” còn cung cập các sản phẩm khác như: bông lan trứng muối, crepe sầu
riêng, bánh quy, chè khúc bạch. “Vàng Nâu” sở hữu mặt bằng kinh doanh rộng, hàng hóa
đa dạng với nhiều phong cách (hiện đại lẫn cổ điển) và sản phẩm của họ đang ở phân
khúc vừa phải. Tuy nhiên, nếu so sánh với Vani thì ở những dòng sản phẩm giống nhau,
Vani có mức giá cạnh tranh hơn. Đặc biệt, Vani tập trung vào sản phẩm “bông lan trứng

14
muối” tạo nên sự khác biệt so với đối thủ và dòng sản phẩm này được coi như là sản
phẩm chủ lực ở Vani. Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vani trên toàn địa bàn Đà
Nẵng thì phải kể đến Đồng Tâm Bakery, Đồng Tiến Bakery, ABC Bakery, Napom
Bakery… Những doanh nghiệp này với sản phẩm, mẫu mã đa dạng, trang trí chuyên
nghiệp, theo đúng xu hướng hiện hành. Trong đó có một số doanh nghiệp đã có chỗ đứng
trên thị trường như: Đồng Tâm Bakery, Đồng Tiến Bakery,... Với tiềm lực tài chính
mạnh và thị trường phủ rộng nên các chính sách hoạt động của họ tác động rất lớn đối với
công ty như về giá, về các chính sách phân phối, truyền thông,..
3. CHIẾN LƯỢC MARKETING
3.1. NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ:
3.1.1. PHÂN TÍCH SWOT
 Điểm mạnh:

Những điểm mạnh của VANI được thể hiện ngay từ những mảnh ghép đầu tiên để tạo ra
sản phẩm, với đội ngũ làm bánh chuyên nghiệp, nghiên cứu sâu và sáng tạo ra những
mẫu mã đa dạng, đáp ứng được sự phong phú trong nhu cầu của người tiêu dùng. Ngay
sau khi tiếp nhận những sáng tạo từ khâu thiết kế, đội ngũ nhân viên làm bánh với năng
lực kỹ thuật và tay nghề cao sẽ lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất, phù hợp nhất để biến
các thiết kế thành những sản phẩm thực. Hơn thế nữa, VANI luôn chú trọng việc sản xuất
theo nhu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng được đưa đến bộ phận thiết kế để
triển khai mẫu, mẫu được chuyển đến bộ làm bánh để hoàn thiện và đưa bộ phận bán
hàng giao nhận hàng cho khách- nhờ đó mà sản phẩm của VANI đáp ứng những yêu cầu
khác nhau do khách hàng đặt ra cũng như hạn chế tối đa tình trạng bánh dư thừa.

Việc giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tổ chức cũng là nền tảng để doanh
nghiệp tiếp tục phát triển.

Sản phẩm của VANI đa dạng, mang phong cách riêng, đặc biệt là những sản phẩm bánh
bông lan trứng muối đặc biệt khác biệt với sản phẩm trên thị trường hiện nay giúp VANI
khác biệt hơn hẳn so với những cửa hàng trong địa bàn thành phố Đà Nẵng

15
 Điểm yếu:

Dù chú trọng về khâu sản xuất sản phẩm, nhưng với nguồn vốn chưa đủ mạnh nên cơ sở
sản xuất và bán hàng chỉ nằm ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp chưa tận
dụng tối đa được nguồn nhân lực hiện có. Doanh nghiệp cũng chưa chú trọng các thành
phần nhân lực cần thiết như bộ phận Marketing và Sales do đó chưa từng có chiến lược
Marketing cụ thể cũng như chưa triển khai các kế hoạch giúp tăng độ nhân diện thương
hiệu. Ngoài ra, mối quan hệ đối với khách hàng cá nhân còn yếu và khâu chăm sóc khách
hàng chưa được quan tâm, chú trọng.

Tiếp đến, cả 2 cửa hàng đều nằm trên trục đường Phan Châu Trinh, là tuyến đường 1
chiều, vì thế những khách hàng chưa từng đặt chân đến cửa hàng cũng như một số khách
hàng ở địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển.

 Cơ hội:
Trong xu thế ngày nay, nhu cầu ăn uống ngày càng là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng
thị trường toàn thành phố Đà Nẵng.
Với sự phát triển của công nghệ, mới nhất là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận các công nghệ mới, mở rộng dòng sản phẩm để
thỏa mãn rộng rãi hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng cạnh tranh bằng đặc tính
và chất lượng sản phẩm đi kèm với các dịch vụ kèm theo.
 Thách thức:
Doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp cũng kinh doanh về các loại mặt
hàng bánh ngọt khác với quy mô lớn và mức cạnh tranh về giá, chưa kể đến sức ép từ
hàng nhập ngoại cũng như các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang gây áp lực không nhỏ đến
doanh nghiệp. Nhu cầu về chất lượng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng,
thay đổi thất thường yêu cầu doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong chiến lược kinh
doanh và phát triển.
Sự biến động của thị trường kinh tế, giá các nguyên vật liệu tăng do lạm phát hay ý thức

16
về sức khỏe và cân nặng cũng tác động không hề nhỏ đến việc sản xuất và định giá sản
phẩm.
3.2. MÔ TẢ Ý TƯỞNG

Trong thời đại mới, người ta không còn xa lạ gì với những món quà “công nghiệp” có thể
dễ dàng mua được trên thị trường. Họ có xu hướng thích những món quà “handmade” mà
người tặng có thể nhờ đó mà đặt được cả tâm tư vào món quà để bày tỏ đến người đối
diện. Khi đó, món quà mà họ trao tặng người thân không chỉ được đong đếm bằng vật
chất mà còn cả mồ hôi, thời gian và tình cảm. Nắm bắt được điều đó, tiệm bánh Vani
muốn hiện thực hóa mong muốn của khách hàng một cách hợp lý nhất. Khi thị trường
bánh ngọt đang có phần bão hòa và sự đa dạng trong các sản phẩm không còn là điểm
mấu chốt để thu hút khách hàng, Vani quyết định đưa ra 1 dịch vụ mới có tên: “ Cùng
Vani làm bánh cho người bạn yêu thương”.

Những công đoạn để làm ra một chiếc bánh không hề đơn giản, đặc biệt là đối với những
người chưa từng có kinh nghiệm. Từ nguyên vật liệu, trang thiết bị đến công thức, mọi
thứ đều khá tốn kém và phải mất một thời gian rất dài để có thể làm quen. Vậy nên, đến
với dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu thương”, dù bạn có là vị khách
“hậu đậu” thì vẫn có thể sáng tạo ra món quà là những chiếc bánh vô cùng ý nghĩa và
mang một chất riêng.

Đến với dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu thương”, toàn bộ cơ sở vật
chất và nguyên vật liệu sẽ do chính VANI cung cấp với đội ngũ thợ làm bánh dày dặn
kinh nghiệm để giúp đỡ và giám sát khách hàng. Bên cạnh đó công thức làm bánh đặc
biệt của VANI sẽ được áp dụng vào, kết hợp với những ý tượng sáng tạo từ người tặng để
biến những món quà ấy trở nên phù hợp nhất trong mắt người được tặng. Dịch vụ này
hướng tới những khách hàng cá nhân, muốn tự tay làm bánh cho người thân của mình
trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày kỉ niệm, lễ tri ân… Khách hàng sẽ tự tay trải
qua các công đoạn làm bánh từ xây dựng cốt bánh đến phủ lớp vỏ kem trang trí bên
ngoài. Về cơ bản, dịch vụ này sẽ giúp khách hàng hóa thân thành “Bếp trưởng”, tự tay

17
thực hiện các công đoạn chính, còn thợ làm bánh của VANI sẽ là “Phụ tá” giúp họ hoàn
thành thành phẩm của mình một cách dễ dàng nhất dù là lần đầu vào bếp. Chính vì thế,
có thể nói slogan của dịch vụ này là “ Không có chiếc bánh nào hoàn hảo như chiếc bánh
chính tay mình làm”.

3.3. KẾ HOẠCH 4Ps


3.3.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu mà dịch vụ hướng tới là độ tuổi từ 18-35. Họ là những người trẻ,
thích sự mới lạ, đề cao giá trị tinh thần hơn là giá trị vật chất. Họ ưa chuộng món quà là
những chiếc bánh nhưng cho rằng một chiếc bánh được mua ngoài cửa hàng không đủ để
thể hiện tình cảm và thành ý đến với người họ yêu thương.

Bên cạnh đó, dịch vụ còn hướng tới những cá nhân có đam mê với lĩnh vực làm bánh
nhưng chưa đủ kiến thức chuyên môn. Họ muốn giết thời gian bằng cách vào bếp và tạo
ra những chiếc bánh xinh xắn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.
Với họ, làm bánh cũng chính là cách để giải tỏa stress sau những giờ học và làm việc
căng thẳng.

Khác biệt hóa

Trong thời đại hiện nay, không khó để tìm thấy những trung tâm đào tạo làm bánh theo
các khóa học từ 3 tháng đến 1 năm nhưng những cơ sở hướng dẫn làm bánh theo quy
trình đơn chiếc thì khá hiếm, và tiệm bánh Vani vô cùng tự hào khi là người tiên phong
cho dịch vụ này trên thị trường Đà Nẵng. Trong khi các trung tâm đào tạo nhấn mạnh đầu
ra là kiến thức và bằng cấp thì dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu
thương” tập trung vào thành phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với các tổ
chức dạy làm bánh theo khóa học, mọi người sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc
để đạt được mục đích cuối cùng. Tuy nhiên, tại Vani, khách hàng chỉ mất 1-2 giờ đồng
hồ cũng như một số tiền nhỏ hơn nhiều lần để làm ra chiếc bánh theo sở thích vô cùng

18
nhanh chóng. Đồng thời, Vani luôn cập nhật những mẫu bánh mới để phù hợp với sự đổi
mới của xu hướng và hướng dẫn tường tận lại cho người trải nghiệm dịch vụ.

3.3.1.1. Thuộc tính sản phẩm


a) Chất lượng

Với khâu chọn lọc nguyên vật liệu vô cùng khắt khe và luôn lựa chọn các nhà cung cấp
uy tín, những chiếc bánh của Vani luôn đảm bảo chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm. Với mô hình dịch vụ này, họ sẽ có cơ hội trực tiếp trải nghiệm và cảm
nhận chất lượng của tiệm bánh. Trong quá trình thực hiện, khách hàng luôn nhận được sự
chỉ dẫn tận tình của thợ bánh đồng thời được sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại
nhất. Ngoài ra khách hàng có thể áp dụng công thức đặc biệt của tiệm bánh và đảm bảo
mùi vị của món quà này luôn đậm dấu ấn của Vani.

b) Kiểu dáng và thiết kế

Các sản phẩm hoàn toàn do khách hàng hình thành ý tưởng và tự tay thiết kế dưới sự chỉ
dẫn của các nhân viên làm bánh. Chính vì vậy các sản phẩm vô cùng đa dạng và phong
phú để đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng.

c) Cơ sở vật chất

Dựa vào những cơ sở vật chất có sẵn tại cửa hàng như: Lò nướng, tủ lạnh, dụng cụ làm
bánh, bếp,… và mặt bằng có sẵn tại tầng 2 của cửa hàng, doanh nghiệp đầu tư thiết kế
thêm những vật dụng cần thiết cho dịch vụ như điều hòa, bàn ghế, máy làm bánh chuyên
dụng để đáp ứng đủ lượng khách hàng trong quá trình hoạt động.

d) Nguồn nhân lực

Vani sử dụng đội ngũ nhân viên sẵn có tại cửa hàng và tuyển dụng thêm những người có
kinh nghiệm lâu năm về ngành làm bánh. Nhân viên của tiệm bánh Vani luôn được đào
tạo liên tục về cả kĩ thuật chuyên môn đồng thời là thái độ phục vụ để làm hài lòng khách
hàng nhất.

19
3.3.2. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ.
 Xác lập mục tiêu định giá.
 Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả

Vì tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới đó là những người quan tâm tới chất
lượng, giá trị tinh thần cũng như sự mới lạ. Vì vậy, chúng tôi đảm bảo tính cạnh tranh
trên thị trường không phải bằng giá. Các khả năng cạnh tranh với đối thủ được thực hiện
trên cơ sở đưa ra dịch vụ có chất lượng tốt hơn, mới lạ hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng,
đúng thời gian, đúng địa điểm.

 Độ co giãn của cầu theo giá.

Đối với sản phẩm là dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu thương” thì độ
co giãn của đường cầu kém. Về cơ bản thì đây là sản phẩm ít nhạy cảm với giá.

Dịch vụ này hoàn toàn mới trên thị trường Đà Nẵng nên đây là sản phẩm có tính dị biệt
cao, hoàn toàn chưa có đối thủ cạnh tranh. Dịch vụ này được chúng tôi nhận định là độc
quyền và khách hàng không có lựa chọn thay thế.

Đối tượng mà dịch vụ của Vani hướng tới là những người đề cao giá trị tinh thần hơn là
vật chất. Khi giá trị tinh thần càng cao thì độ nhạy cảm về giá của khách hàng càng giảm.
Đến với dịch vụ của chúng tôi, cái khách hàng cần là giá trị tinh thần của chiếc bánh
được làm bởi chính bàn tay họ, không đơn thuần chỉ là 1 chiếc bánh dễ dàng có được
bằng tiền.

 Ước tính chi phí.


1. Chi phí máy móc, thiết bị

Tên máy móc, Số Nước sản Công Giá mua Chi phí lắp Tổng chi
thiết bị lượng xuất suất đặt phí
Máy đánh 2 Việt Nam 120W 500.000đ 0đ 1.000.000đ
trứng

20
Bàn (phục vụ 2 Việt Nam 1.000.000đ 0đ 2.000.000đ
việc làm bánh)
Điều hòa 1 Việt Nam 9000BT 6.000.000đ 100.000đ 6.100.000đ
U
Dụng cụ trang 1 Việt Nam 2.000.000đ 0đ 2.000.000đ
trí
Tổng chi phí cố định: 11.100.000đ

o Phân bổ công cụ, dụng cụ (theo 1 năm)

Công cụ Thời hạn sử Mức phân bổ Số Tổng mức phân


dụng lượng bổ
Máy đánh trứng 4 năm 500.000đ/4 = 125.000đ 2 250.000đ
Bàn 10 năm 1.000.000/10 = 100.000 2 200.000đ
Điều hòa 10 năm 6.000.000đ/10 = 1 600.000
600.000đ
Dụng cụ trang 4 năm 2.000.000/4 = 500.000 1 500.000
trí
Tổng chi phí phân bổ: 1.550.000 đ

2. Chi phí nguyên liệu cho cốt bánh (theo 1 sản phẩm)

Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng tiền
Bột mỳ Kg 0.03 20.000đ 600đ
Bột bắp Kg 0.03 15.000đ 450đ
Đường Kg 0.07 13.000đ 910đ
Trứng gà Quả 3 2.000đ 6.000đ
Sữa tươi Lít 0.01 27.000đ 270đ
Bơ Kg 0.02 60.000đ 600đ
Dầu ăn Lít 0.03 25.000đ 750đ

21
Tổng 9.570đ

3. Chi phí nguyên liệu cho phần Topping (theo 1 sản phẩm)
a) Topping BÔNG LAN TRỨNG MUỐI

Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng tiền
Trứng muối Quả 4 3.900đ 15.600đ
Phô mai Viên 4 3.500đ 14.000đ
Chà bông Kg 0.02 200.000đ 4.000đ
Sữa tươi Lít 0.12 27.000đ 3.200đ
Đường Kg 0.04 13.000đ 520đ
Tổng 37.320đ
b) Topping bánh kem

Nguyên vật Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng tiền


liệu
Trứng Quả 1 2.000đ 2.000đ
Đường Kg 0.015 13.000đ 195đ
Whipping Lít 0.12 112.000đ 13.440đ
cream
Tổng 15.595đ

c) Chi phí bao bì, đóng gói

Loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng tiền


Hộp 1 8.500đ 8.500đ
Cái
Dao Cái 1 150đ 150đ
Muỗng Cái 1 100đ 100đ
Tổng 8.750đ

22
d) Chi phí nhân công trực tiếp :

Bên cạnh lương cứng của thợ làm bánh và phụ bếp trong quá trình sản xuất bánh trực tiếp
cho cửa hàng, lương trả cho nhân viên khi hỗ trợ dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho
người bạn yêu thương” là 15.000đ/giờ.

Trung bình một chiếc bánh sẽ hao tốn 2 giờ đồng hồ, vậy nên số tiền mà Vani trả cho
nhân viên thuộc dịch vụ này trung bình là 30.000đ cho một chiếc bánh.

 Phương pháp định giá

Dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu thương” của Vani là dịch vụ đầu
tiên trên thị trường thành phố Đà Nẵng. Vani tự hào là người tiên phong cho trào lưu này
và cũng xác định phương pháp định giá chính cho dịch vụ là PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH
GIÁ DỰA TRÊN CHI PHÍ bởi chưa có đối thủ cạnh tranh.

Để tính được chi phí bỏ ra cho một sản phẩm, chúng tôi dự tính với năng suất thấp nhất
trong quá trình hoạt động là 30 đơn hàng trong 1 tháng (trung bình 1 ngày có 1 đơn hàng)
và khách hàng chỉ lựa chọn những option cơ bản (không trang trí thêm, không thêm mùi
vị, …)

TỔNG CHI PHÍ = CHI PHÍ CỐ ĐỊNH + CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

Chi phí theo năm Chi phí theo tháng Chi phí trên 1 sản
(1) (Chi phí theo phẩm
năm/12)
Máy móc, thiết bị 1.550.000đ 129.000đ 4.300đ
Tổng: 4.300đ
1. Tính chi phí cố định (theo sản phẩm)

23
1. Chi phí biến đổi (theo sản phẩm)
a) Đối với BÁNH BÔNG LAN TRỨNG MUỐI:

Tên chi phí Chi phí theo 1 sản phẩm


1. Nguyên liệu cho phần cốt bánh 9.570đ
2. Nguyên liệu cho phần topping 15.595đ
3. Chi phí nhân công trực tiếp 30.000đ
4. Bao bì, đóng gói 8.750đ
Tổng: 85.640đ
b) Đối với BÁNH KEM

Tên chi phí Chi phí theo 1 sản phẩm


1. Nguyên liệu cho phần cốt bánh 9.570đ
2. Nguyên liệu cho phần topping 37.320đ
3. Chi phí nhân công trực tiếp 30.000đ
4. Bao bì, đóng gói 8.750đ
Tổng: 63.915đ

2. Tổng chi phí:


Bông lan trứng muối:

TỔNG CHI PHÍ = CHI PHÍ CỐ ĐỊNH + CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

= 4.300đ + 85.640đ

= 89.940đ

Bánh kem:

TỔNG CHI PHÍ = CHI PHÍ CỐ ĐỊNH + CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

= 4.300đ + 63.915đ
24
= 68.215đ
 Vậy tổng chi phí (bao gồm cố định, biến đổi) của sản phẩm bánh BÔNG LAN
TRỨNG MUỐI và BÁNH KEM lần lượt là 89.940đ và 69.215đ.
 Lựa chọn mức giá cuối cùng

Để đảm bảo được mức lợi nhuận trong quá trình hoạt động, Vani quyết định đưa ra giá cơ
bản cho dịch vụ “ Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu thương”với BÔNG LAN
TRỨNG MUỐI là 240.000đ và BÁNH KEM là 230.000đ cho size nhỏ nhất là 16cm.
Vậy lợi nhuận tối thiểu cho một đơn hàng là 150.000đ.

Để tính chi tiết, chúng tôi dự trù với năng suất thấp nhất là 30 đơn hàng trong 1 tháng
(trung bình 1 đơn hàng/1 ngày) thì sẽ cho ra được tổng lợi nhuận như sau:

Doanh thu mỗi đơn Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận
hàng
230.000đ (Bánh kem) 6.900.000đ 2.246.450đ 4.853.550đ
240.000đ (BLTM) 7.200.000đ 2.698.200đ 3.421.800đ
 Ở năng suất thấp nhất, dịch vụ vẫn đảm bảo được lợi nhuận.

Dựa trên tính chất của dịch vụ, Vani nhận định giá dịch vụ mới này theo kiểu HỚT
VÁNG, định giá cao ngay từ đầu và sẽ áp dụng những khuyến mãi, hỗ trợ cho khách
hàng trong những giai đoạn sau.

Dịch vụ này là hoàn toàn mới, do chúng tôi tự lên ý tưởng và có thể nói dịch vụ này là
dịch vụ đầu tiên tại thị trường Đà Nẵng trong thời điểm hiện tại nên tính cạnh tranh trong
thị trường dịch vụ này là không cao. Bên cạnh đó, dịch vụ phát triển dưới thương hiệu
của tiệm bánh Vani, vì vậy sẽ dễ tiếp cận được nhiều khách hàng ngay từ đầu thay vì phải
khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu.

1. Các chiến lược điều chỉnh giá:


a) Định giá chiết khấu:
 Thời gian: áp dụng xuyên suốt quá trình hoạt động dịch vụ.

25
 Đối tượng áp dụng: Khách hàng là những nhà hàng chuyên tổ chức tiệc, lễ như
Mr Beer, Ectacsy, Top Beer … hay những quán café đã từng liên kết với Vani
như Phin Coffee, Time Coffee, …
 Mục tiêu: liên kết với những khách hàng đang tìm kiếm lợi ích từ “các khoảng
hoa hồng” nhằm thiết lập thêm các mối quan hệ khách hàng cũng như tăng
doanh thu.
 Nội dung: chiết khấu từ 10% - 15% giá trị đơn hàng tùy theo số lượng.
b) Định giá khuyến mãi theo mùa:
 Thời gian: áp dụng vào các dịp lễ lớn trong năm như Noel, Valentines, 8/3,
1/6, 20/10, 20/11…
 Đối tượng áp dụng: tệp khách hàng cũ của tiệm bánh Vani và các khách
hàng tiềm năng khác.
 Mục tiêu: tăng thêm doanh thu cho cửa hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận
khách hàng.
 Nội dung: tặng quà cho khách hàng hoặc free up size khi sử dụng dịch vụ
trong các khoảng thời gian nêu trên (vd: tặng socola trong dịp Valentines,
tặng hoa trong các ngày Quốc Tế Phụ Nữ …).
Ngoài ra, Vani sẽ phụ thu thêm 5% đơn hàng trong những ngày lễ lớn để tăng
cường năng suất của nhân viên.

26
27
3.3.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
3.3.3.1. Quyết định thiết kế kênh

Sản phẩm của doanh nghiệp mang tính chất tiên phong và hầu như chưa có mặt trên thị
trường Đà Nẵng trong thời gian hiện tại, mục tiêu phân phối chủ yếu sẽ là mở rộng thị
trường để giới thiệu sản phẩm mới rộng rãi đến với khách hàng thân thiết cũng như tiếp
cận những khách hàng mới đã đang và sẽ có nhu cầu về mô hình dịch vụ này.

+ Về chiều rộng: Tiếp cận tiếp cận những khách hàng đã và đang sử dụng sản
phẩm của Vani trên địa bàn quận Hải Châu, sau đó sẽ mở rộng thị trường ra các
quận trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Về chiều sâu: Gia tăng chất lượng dịch vụ từ khâu chuẩn bị đến lúc hoàn thành
để giảm thiểu tối đa việc bị các đối thủ cạnh tranh trùng lặp về mô hình dịch vụ.

Dựa vào tính chất của sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng 2 kênh phân phối là phân phối
trực tiếp từ cửa hàng và phân phối gián tiếp qua trung gian (những nhà hàng, quán cà
phê mà doanh nghiệp đang liên kết)

 Phân phối trực tiếp từ cửa hàng

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ đặt lịch trực tuyến thông qua website,
fanpage, số điện thoại. Khách hàng có thể trực tiếp trao đổi với nhân viên về ý tưởng,
thời gian sử dụng dịch vụ hay trao đổi về giá cả của dịch vụ.

Phân phối trực tiếp giúp Vani tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Đa số
người tiêu dùng ngại liên hệ qua các trung gian vì sự rắc rối. Vì vậy, phân phối trực tiếp
giúp doanh nghiệp có thể thu nhập những phản hồi của khách hàng để kịp thời giải quyết
các vấn đề phát sinh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng thời điểm.
Hơn thế, qua kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được những khoản
chi phí bán hàng thông qua trung gian như chiết khấu, tiền hoa hồng, … Đặc biệt, doanh
nghiệp cũng dễ dàng quản lí và kiểm soát hơn.

 Phân phối qua trung gian


28
Thị trường tiêu thụ của Vani còn ở quy mô nhỏ, vì thế doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc
liên kết với các tiệm cà phê, nhà hàng … - những nơi thường xuyên diễn ra các bữa tiệc
sinh nhật, lễ kỉ niệm, tiệc tri ân … để tìm ra những khách hàng đang có nhu cầu tiềm ẩn.
Điều này sẽ giúp độ nhận diện thương hiệu cũng như giới thiệu dịch vụ mới đến khách
hàng một cách rộng rãi hơn.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp bảng giá dịch vụ để các bên trung gian dễ dàng trao đổi với
khách hàng về thời gian, giá cả. Phía trung gian sẽ tổng hợp và cung cấp thông tin của
những người đặt lịch sử dụng dịch vụ, sau đó, Vani sẽ liên hệ xác nhận khách hàng.

(Một số các bên trung gian như nhà hàng Mr Beer, Top Beer, Ectasy … hay các
quán café đã từng liên kết với cửa hàng như Phin Coffee, Time Coffee …)
3.3.3.2. Quyết định quản trị kênh

Chính sách ưu đãi cho thành viên kênh:

- Đối với kênh trực tiếp: Thợ bánh chính và phụ bếp chính là bộ phận tiếp xúc trực
tiếp nhiều nhất với khách hàng, vậy nên Vani sẽ liên tục đào tạo và cử đi công tác
để nâng cao trình độ kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhân viên phải luôn có thái độ niềm
nở và tận tâm với khách hàng để họ luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ.
Để khuyến khích điều đó, Vani sẽ chủ trương tăng lương cơ bản cũng như thưởng
thêm doanh thu theo năng lực của mỗi cá nhân. Trong những dịp đặc biệt, ban
quản lý tổ chức những chuyến du lịch hoặc dã ngoại để nâng cao tinh thần của đội
ngũ nhân viên, khiến họ luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng trong suốt quá trình
làm việc.
- Đối với kênh gián tiếp: Thực hiện chính sách chiết khấu 10% với số lượng dưới
20 đơn và 15% cho số lượng từ 20 đơn trở lên trong 1 tháng.
-
3.3.4. Chiến lược truyền thông.
3.3.4.1. Bảng kế hoạch truyền thông.

29
Thời Mục tiêu Plan
gian Chung Cụ thể
Tháng Mùa khai 1.Đạt được - Chụp hình và quay clip viral để quảng cáo dịch
12/201 trương (ra mắt 10.000 lượt vụ “Cùng Vani làm bánh cho người bạn yêu
9 dịch vụ đến tiếp cận cho thương” để ra mắt dịch vụ mới ra toàn thể công
công chúng) bài quảng cáo. chúng.
2.Tăng thêm - Chạy quảng cáo trên Facebook trong vòng 2 tuần
2.000 lượt like đầu khai trương.
cho fanpage - Áp dụng chương trình giảm giá 20% cho 10
khách hàng đầu tiên đặt lịch kể từ ngày khai
trương.
Xây dựng mối Tối thiểu 30 - Auto chat trên Facebook với những khách hàng
quan hệ với voucher giảm đã từng liên hệ qua fanpage để thông báo rộng
khách hàng cá giá được sử rãi hơn
nhân dụng trong - Tặng kèm voucher giảm giá 5% dịch vụ cho bất
mùa khai kì khách hàng nào mua bánh tại Vani (trong 2
trương. tuần đầu khai trương)
Chào mừng Đạt được ít - Free up size đối với cả hai loại bánh.
tuần lễ Giáng nhất 20 đơn - Tặng gói trang trí bánh kem theo phong cách
Sinh hàng trong 1 Giáng Sinh.
tuần (18/12 –
25/12)
Tháng Tiếp tục duy Tăng ít nhất là - Lập kế hoạch bài đăng trên Fanpage cho chiến
1/2020 trì hoạt động 500 lượt likes dịch 14/2 để thực hiện ngay sau khi kết thúc Tết
quảng cáo trên trên Facebook. Nguyên Đán.
mạng xã hội. - Book các food blogger (Ryanaholic,
Chuẩn bị Nothingtoeat) để chuẩn bị lên bài review và đặc
chiến dịch biệt quảng cáo dịch vụ trong ngày lễ tình nhân.

30
marketing cho
Valentine
Tháng Ưu đãi ngày Tăng 20% - Tặng socola cho tất cả khách hàng đặt lịch để sử
2/2020 Lễ tình nhân doanh thu dụng dịch vụ.
(10/2 – 14/2)

Tăng độ tiếp Đạt được - Đăng bài quảng cáo lên Fanpage theo kế hoạch
cận khách trung bình - Lên kế hoạch bài đăng Fanpage cho tháng 3 (Dịp
hàng 15.000 lượt lễ đặc biệt 8/3)
tiếp cận cho
các bài đăng
trên fanpage.
Tháng Ưu đãi cho Tăng thêm - Đồng giá 210.000đ cho bánh kem cơ bản size
3/2020 ngày Quốc tế 20% doanh thu 16cm
Phụ Nữ (6/3- so với tháng - Book quảng cáo qua các fanpage chuyên về ẩm
8/3) trước thực có lượt tương tác cao như Món ngon Đà
Thành, Foody.dn để quảng cáo dịch vụ nhân dịp
8/3.
Tăng thêm Tăng tối thiểu - Tổ chức Minigame tặng quà cho khách hàng up
tương tác cho 500 lượt likes hình review về dịch vụ thông qua like và share.
fanpage cho fanpage và  Giải nhất: 1 triệu tiền mặt + Voucher giảm
được đánh giá giá 50% cho lần sử dụng tiếp theo.
tối thiểu 4 sao.  Giải nhì: 500.000đ tiền mặt.

3.3.4.2. Bảng dự trù ngân sách.


31
Thời Mục tiêu Hoạt động Ngân sách Tổng ngân
gian sách
Tháng Ra mắt dịch vụ tới Chụp hình, quay 1.Thuê KOL: 1,2 triệu
12/201 công chúng clip viral 2.Thuê Photographer và
9 Videographer: 2 triệu
Chạy quảng cáo cho 200.000đ x 12 ngày = 2,4
album ảnh và clip triệu
trong 2 tuần đầu.
Áp dụng giảm giá 500.000đ 9.025.000đ
20% cho 10 khách
hàng đầu tiên
Xây dựng mối Phát voucher giảm 1. In 200 voucher:
quan hệ với khách giá 25.000đ
hàng cá nhân 2. Giá trị voucher: 2,5
triệu

Chào mừng tuần Free upsize 400.000đ


lễ Giáng Sinh
Tháng Chuẩn bị chiến Book các food 1.Ryanfoodaholic (1 2.500.000đ
1/2020 dịch marketing blogger post): 1tr2
cho Valentine 2.Nothingtoeat (1 post):
1tr3
Tháng Ưu đãi ngày Lễ Tặng socola Socola: 288.000đ 288.000đ
2/2020 tình nhân (11/2 –
14/2)

Tháng Ưu đãi cho ngày Đồng giá 210.000đ Dự trù tối thiểu 20 đơn
3/2020 Quốc tế Phụ Nữ cho bánh kem hàng : 400.000đ
2.025.000đ
(6/3- 8/3)

32
Tăng thêm tương Tổ chức Minigame Ngân sách thưởng:
tác cho fanpage 1.Tiền mặt: 1,5 triệu
2.Voucher: 125.000đ

33

You might also like