You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Sinh viên thực hiện:


1. Phạm Ngọc Hiền – K204060283
2. Nguyễn Hà Khánh Yên – K204060301

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................3
I. Khái quát về chuyến tham quan thực tế...................................................................4
1. Địa điểm tham quan....................................................................................................4
2. Thời gian tham quan...................................................................................................4
3. Phương tiện di chuyển ...............................................................................................4
II. Sơ lƣợc về địa điểm tham quan thực tế...................................................................4
1. Trường Đại học Kinh tế - Luật ....................................................................................4
2.Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật...............................................................................5
III. Sơ lƣợc về COVID-19..............................................................................................5
1.Covid-19 là gì? SAR-CoV-2 là gì?...............................................................................5
2. Virus Corona từ đâu ra?...............................................................................................6
3. Cách phòng chống Covid-19.......................................................................................6
4. Trách nhiệm để phòng chống dịch Covid-19..............................................................6
IV. Tình hình dịch bệnh COVID-19...........................................................................11
1. Tình hình thế giới .....................................................................................................11
2. Tình hình Việt Nam...................................................................................................11
V. Biện pháp thực hiện phòng chống dịch Covid-19.................................................12
1. Trường Đại học Kinh tế - Luật ..................................................................................12
2.Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.............................................................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................................17

2
LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID- 19 đang là một cuộc khủng hoảng lớn đối với đối với sức khỏe toàn
cầu, một thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đại
dịch đã bùng nổ kể từ các trường hợp được báo cáo lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 1
năm 2020 tính đến ngày 19 tháng 04 năm 2020 có hơn 2,4 triệu trường hợp do corona virus,
toàn cầu có trên 165000 ca tử vong. Cá nhân ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm hay bệnh
trở nặng. Tuy nhiên, khả năng covid gây tử vong cao nhất ở người trên 65 tuổi và những
người sống trong viện dưỡng lão,...
Các đối tượng có nguy cơ cao tăng tỷ lệ tử vong do covid như có bệnh nền kèm theo là
tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, ung thư,… Kể từ tháng 3/2020, việc
bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) đã
được tuyên bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và loại vi-rút này
đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi dịch COVID-19 tiếp tục có mặt tại
nhiều nơi, các cộng đồng đang phải hành động để ngăn chặn nguy cơ lây lan trên diện rộng,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ các biện pháp kiểm soát.
Câu chuyện Việt Nam thành công một cách “ngoạn mục” trong cuộc chiến phòng, chống
đại dịch Covid-19 đến nay không chỉ ở trong nước mà cộng đồng quốc tế đã lên tiếng thừa
nhận, cho dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, công tác bảo vệ các cơ
sở giáo dục rất được chú trọng và đã nhận được những kết quả khả quan. Một trong những bài
học dẫn đến những kết quả tuyệt vời đó chính là công tác truyền thông ở các trường học.

3
I.KHÁI QUÁT VỀ CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ:
1.Địa điểm tham quan:
Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(VNUHCM-University of Economics and Law)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ( Ho Chi Minh City
University of Technology and Education)
2.Thời gian tham quan: Ngày 19/12/2020.
3.Phương tiện di chuyển: Xe máy.

II.SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN THỰC TẾ:


1. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(VNUHCM-University of Economics and Law):
UEL là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, quản lý và luật
tại miền Nam Việt Nam, nổi bật với thế mạnh về năng lực giảng viên, được xếp vào
nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường có tiền thân là Khoa
Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập
ngày 6//11/2000 tọa lạc ở vị trí Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đứcc,
Thành phố Hồ Chí Minhh, Việt Nam.

4
2. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi
Minh City University of Technology and Education):
Là một trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế mạnh về đạo tạo kỹ thuật,
được đánh giá là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ
thuật tại miền Nam.

III. SƠ LƢỢC VỀ COVID-19:


1.COVID-19 là gì? SAR-CoV-2 là gì?
Tác nhân gây bệnh virus corona 2019 được đặt tên là virus Hội chứng hô hấp cấp tính
nặng do corona-2 (SARS-CoV-2), còn tên bệnh được gọi là COVID-19. SARS-CoV-
2, được xác định ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 và là một chủng virus corona mới
chưa được xác định trước đây ở người. Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các
động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus
của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43, hai virus này
gây nhiễm trùng hô hấp trên nhẹ- bệnh cảm lạnh. Năm 2003 một chủng virus mới của

5
họ này được tìm thấy gây bệnh viêm phổi nặng, lây truyền mạnh và có tỷ lệ tử vong
cao ở người được gọi là Coronavirus gây SARS (SARS–CoV: severe acute respiratory
syndrome-associated coronavirus).

2.Virus Corona từ đâu ra?


COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được
phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12-
2019. Đêm ngày 11-3-2020 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố
dịch bệnh COVID-19 lan rộng trên thế giới đã chính thức trở thành đại dịch. Virus
corona, có tên chính thức là Sars-CoV-2, có liên quan chặt chẽ với virus lây nhiễm
loài dơi, tuy nhiên người ta cho rằng virus này được truyền từ dơi sang một loài động
vật bí ẩn sau đó truyền sang người.

3.Cách phòng chống Covid:


Để ngăn chặn COVID-19 lây lan, hãy:
-Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
-Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi.
-Khi không thể giữ khoảng cách, hãy đeo khẩu trang.
-Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
-Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và
miệng.
-Hãy ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
-Hãy đi khám nếu bạn bị sốt, ho và khó thở.
4. Trách nhiệm để phòng chống dịch Covid-19
4.1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên
- Không được đến trường, ký túc xá nếu bản thân đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có
biểu hiện sốt, ho, khó thở.

- Yêu cầu, nhắc nhở học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) đeo khẩu trang
khi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết

6
- Yêu cầu, nhắc nhở học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời
điểm: trước khi đến trường, sau khi ra về.

- Theo dõi sức khỏe học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì thông báo đến nhà trường, đồng
thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI).

- Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.

7
4.2. Trách nhiệm của học sinh
- Đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là tại các thời điểm:
trước khi đến trường, sau khi ra về.

- Thực hiện giãn cách theo hướng dẫn của giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.

- Thông báo với cha mẹ, giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều
trị.

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI) nếu
sử dụng thiết bị di động thông minh.

- Không được khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

- Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.

4.3. Trách nhiệm của giáo viên, giảng viên, người lao động tại trường
- Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó
thở.

- Đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường
và sau khi ra về.

- Yêu cầu, nhắc nhở học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời
điểm: trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, trước khi
ra về.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện giãn cách trong các hoạt động ngoài lớp học tối thiểu 1 mét
(như xếp hàng, tổ chức mít tinh, khai giảng, ngoại khóa...).

- Phải cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI) nếu dùng
thiết bị điện thoại thông minh.

8
4.4. Trách nhiệm của khách đến thăm và làm việc
- Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho,
khó thở.

- Đeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trường.

- Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến trường và sau khi ra về.

- Thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét.

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI).

9
- Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.

4.5. Trách nhiệm của Ban giám hiệu


- Tổ chức đo thân nhiệt trước khi vào trường đối với học sinh, giáo viên, người lao động tại
trường, cha mẹ học sinh vào trường, khách đến thăm và làm việc; thực hiện khai báo y tế đối
với các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở.

- Hạn chế người ra vào trường; hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp với nhau.

- Phân công thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông
thường:

+ Bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn
nhà, phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.

+ Thiết bị giáo dục sau mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.

+ Tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe ...của phương tiện đưa đón học sinh sau
mỗi chuyến đưa, đón học sinh (nếu có).

- Bố trí nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Dung dịch sát
khuẩn tay phải đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.

- Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh. Yêu cầu, nhắc nhở mỗi học sinh dùng riêng cốc uống
nước.

- Bố trí suất ăn riêng cho mỗi học sinh, giáo viên, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp
khi ăn theo điều kiện của nhà trường.

- Bố trí nơi nghỉ, ngủ đảm bảo giãn cách phù hợp theo điều kiện của nhà trường.

- Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu
gom, xử lý hàng ngày.

- Nghiêm cấm khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.

- Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử
dụng điều hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.

- Tập huấn, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho giáo viên, người lao
động, học sinh.

10
- Bố trí phòng cách ly, chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện người có biểu hiện
sốt, ho, khó thở. Đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp phòng
ngừa phù hợp.

- Thực hiện khai báo y tế đối với khách đến thăm và làm việc.

IV.TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 :


1.Tình hình thế giới:
Tính đến 7h ngày 20/12/2020, trên thế giới có tổng ca nhiễm là 76.712.022 , số ca
tử vong là 1.693.749 , số ca chữa khỏi là 53.833.419. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm
vi-rút SARS-CoV-2 lớn nhất, hơn 7,1 triệu người, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil, Nga,
Colombia, Peru… Số ca nhiễm và tử vong do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra chưa có dấu
hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng từng ngày trên thế giới.
Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua
các trung tâm của chuỗi. Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động nặng
nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện,
nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến
các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh
tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng.
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh
tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và
thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao.
2.Tình hình Việt Nam:
Tính đến 7h ngày 20/12/2020, trên thế giới có tổng ca nhiễm là1.413, số ca tử
vong là 35, số ca chữa khỏi là1.269. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6
tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm
0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở
mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6

11
tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu
đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia
đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm,
giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ
giảm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới
18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là
lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực
hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề
từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị thiếu.

V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19:


1. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(VNUHCM-University of Economics and Law):
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác
phòng, chống dịch được hiệu quả, ngăn ngừa không để lây lan trong cộng đồng,
Trường Đại học Kinh tế -Luật TP. Hồ Chí Minh (UEL) đã ra công văn về việc triển
khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại UEL đến toàn thể viên chức, người lao
động và sinh viên.
Theo đó, khi vào Trường, viên chức, người học phải đeo khẩu trang, đo thân
nhiệt, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng; hạn chế tụ tập
đông người; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; thực hiện tốt “Thông điệp 5K:
Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế”. Khi có triệu
chứng sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 phải thông báo ngay cho Trạm Y
tế và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn,
điều trị; không được đến Trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu
của cơ quan y tế. Viên chức, người lao động các đơn vị thường xuyên tiếp xúc trực
tiếp với người học và khách phải thực hiện đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng

12
cách khi tiếp xúc và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Trạm Y tế phối hợp với
Văn phòng trường, Phòng Cơ sở vật chất thực hiện đo thân nhiệt đối với viên chức,
người lao động, người học và khách vào Trường; thường xuyên trực theo dõi các diễn
tiến của dịch để tham mưu cho lãnh đạo Trường, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại
Trường. Ban Quản lý ký túc xá thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho sinh
viên nội trú tại ký túc xá. Phòng Marketing - Truyền thông phối hợp với Văn phòng
trường, Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên thực hiện công tác tuyên truyền cho viên chức, người lao động, người học việc
phòng, chống dịch Covid-19.

Đặt nước rửa tay trong thang máy.

13
Đặt bồn rửa tay trong trường.

Bảng tuyên truyền các bước rửa tay trước thang máy

2. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ( Ho Chi Minh City
University of Technology and Education):
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp giáo dục đã phải
dừng các hoạt động đào tạo. Riêng các trường cao đẳng, đại học đã tổ chức cho sinh
viên học trực tuyến nhằm giảm tải việc học cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định.
Trong đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tích
cực đẩy mạnh các hoạt động dạy và học trực tuyến cùng với nhiều chính sách hỗ trợ
sinh viên đối phó với dịch bệnh.

14
Ngay khi sinh viên vừa vào học sau khi nghỉ Tết, dịch Covid -19 bắt đầu bùng lên
dẫn đến các trường thông báo khẩn cho sinh viên tạm nghỉ học và hạn chế di chuyển.
Ban giám hiệu và quản lý Ký túc xá Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức đến thăm các em sinh viên đang ở ký túc xá nhằm dặn dò các em có ý thức
bảo vệ sức khỏe và giữ gìn vệ sinh góp phần phòng chống dịch.
Về công tác phòng dịch, trường đã tổ chức phun khử trùng toàn trường, ký túc xá ,
phát khẩu trang và nước rửa tay cho sinh viên ký túc xá, bố trí các bồn rửa tay xà phòng
tại các cổng ra vào, trang bị cồn và nước rửa tay ở các thang máy. Đồng thời, trường
cũng thực hiện khử trùng thang máy thường xuyên, dán băng keo các phím điều khiển,
đóng, mở thang máy. Lãnh đạo trường cũng chỉ đạo các đơn vị và đoàn thể tuyên truyền
mạnh mẽ bằng video, hình ảnh, thông tin về phòng chống dịch Covid-19 trên các trang
mạng xã hội, diễn đàn sinh viên và hệ thống băng-rôn, poster, thang máy nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin về dịch bệnh và cách nhận diện, phòng chống dịch cho cán bộ-công
chức và sinh viên trường.

Đặt bồn rửa tay trong trường.

15
Bảng lưu ý để phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Nhà trường đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động dạy học trực tuyến cho sinh viên
trên hệ thống dạy học số của nhà trường (trước đây chỉ dạy trực tuyến 1 phần). Trong đó,
chính thầy Hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng đã đứng lớp trực tuyến dạy các bài giảng truyền
tải những kiến thức về ngành ô tô, thu hút hàng ngàn lượt tương tác trực tiếp (khoảng
40.000 lượt theo dõi mỗi buổi). Đoàn Thanh niên cũng phối hợp kênh truyền hình UTE-
TV của trường tổ chức Talkshow “Phương pháp tự học và học trực tuyến hiệu quả”
nhằm tư vấn và giúp đỡ các em sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả hơn trong
giai đoạn nghỉ dịch…
Bên cạnh đó, trường đã tổ chức nhiều buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến đến với phụ
huynh học sinh mùa tuyển sinh 2020 về các ngành của các khoa lớn như: Điện điện tử,
Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Xây dựng, Công nghiệp Hóa thực phẩm, Công
nghệ thông tin... Chương trình thu hút đông phụ huynh học sinh theo dõi và đặt câu hỏi
trực tiếp. Cao điểm có khoảng 300 - 500 người cùng xem trực tiếp, mỗi buổi thu hút
khoảng 30.000 lượt xem. Đa số các em học sinh quan tâm đến điểm thi đầu vào, nghề
nghiệp sau khi ra trường và học phí.

16
KẾT LUẬN
Dưới tình hình căng thẳng của dịch bệnh, trường Đại học Kinh tế-Luật cơ bản đã thực
hiện tốt vấn đề truyền thông tuyên truyền và có các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19
lây lan. Có thể nói, để kết quả đạt được tính đến thời điểm hiện tại là sự phối hợp và chung tay
của giảng viên, cán bộ và sinh viên toàn trường . Việc đưa ra các đề xuất phòng dịch, học
online xuất phát từ tình hình thực tế, phù hợp với diễn biến của bệnh Covid-19 tại Việt Nam
hiện nay, các đề xuất mang tính khả thi, có thể áp dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho
công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và tại các trường đại học ở
Việt Nam nói riêng.

17
18

You might also like