You are on page 1of 2

Đề 1: Hãy phân tích đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

* Đoạn thơ sau là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ, miêu tả vẻ đẹp của thiên
nhiên xứ Huế, đồng thời bộc lộ cảm xúc của tác giả:
“Mọc giữa dòng sông xanh

Tôi đưa tay tôi hứng”
II. Thân bài
A. TỔNG
B. PHÂN
1. Mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Đó là bức tranh xuân của
“Huế đẹp và thơ”, quê mẹ yêu thương của thi sĩ Thanh Hải. (chép thơ)
- Mùa xuân được miêu tả qua ba hình ảnh: ………………………… ……………………………….
Bức tranh mùa xuân có âm thanh, có màu sắc, gam màu nhẹ, sáng kết hợp hài hòa. Trên dòng sông
“xanh” ……………………… đang êm ả, nhè nhẹ trôi xuôi. Giữa dòng sông nổi lên
………………………... Động từ “mọc” làm vị ngữ được đảo ra trước chủ ngữ và được đặt ở vị trí
………………………………………, thu hút sự chú ý, là sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước
tín hiệu xuân về, gây một ấn tượng mạnh, khẳng định sức sống mãnh liệt của bông hoa xuân. Dường
như ……………………………………………………………………………………
- Màu xanh của dòng sông gợi sự trong mát, hiền hòa. Đó cũng là màu của ………………………..
Màu “tím biếc” của bông hoa chỉ có thể là hoa lục bình, hoa sen, hoa súng mà ta thường gặp trên ao
hồ, sông nước. Màu “xanh” của nước hoà hợp với màu “tím biếc” của hoa tạo nên một nét chấm
phá tài tình về một bức tranh xuân đằm thắm đồng thời gợi nhớ đến sắc màu đặc trưng của xứ Huế -
màu tím. Đó là một sắc màu ………….………………………………………………………
…………………………Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương
Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ
2. Mùa xuân xứ Huế không chỉ được vẽ bằng những hình ảnh mà còn hiện lên qua tiếng hót
“vang trời” của chim chiền chiện (chép thơ)/ Hoặc : Ngắm dòng sông, bâng khuâng nhìn bông hoa
đẹp, nhà thơ khẽ reo lên khi bỗng nghe tiếng hót vang trời (chép thơ)

1
- Chiền chiện là loài chim nhỏ hơn chim sẻ thường ở ruộng hay bãi quang đãng. Khi hót, chiền
chiện bay vút lên cao nên tiếng hót vì thế cũng vang xa. Tiếng chim trong trẻo, rộn rã như đánh thức
cả ………………………………………… và đem đến cho lòng người biết bao rộn rã, náo nức nên
thán từ “ơi” thốt lên gói tròn ……………. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của
con người cố đô. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được ……………………………………………..
…………………………………………………………………………….
3. Tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế thể hiện bằng một cử chỉ rất tao nhã, đáng yêu.
( chép thơ)
- Hai câu thơ không hề nói đến nắng mà ta vẫn cảm nhận được ánh hồng bình minh làm long lanh
những giọt sương tròn như hòn ngọc bé tí đọng trên đầu ngọn cỏ, lá cây. Những giọt long lanh rơi
đó có thể ……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..Nhưng nếu ghép hai
câu thơ này với hai câu thơ trước đó thì hình ảnh này có thể hiểu là giọt âm thanh tiếng chim chiền
chiện. Hiểu theo cách này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thật kì diệu: từ ……………… chuyển
sang ………. …và …………. Âm thanh tiếng chim đang được cảm nhận bằng tai bỗng “long lanh”
có thể nhìn thấy cụ thể bằng mắt và có thể “hứng” bằng tay được. Hình ảnh tác giả hứng từng giọt
tiếng chim diễn tả sự say sưa, ngất ngây, sự nâng niu trước cảnh xuân tươi đẹp.
Tiểu kết: Người xưa thường nói: Thi trung hữu họa, Thi trung hữu nhạc……………….
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
3. Hợp:
Bằng thể thơ năm chữ tạo âm hưởng nhẹ nhàng, chân thành của miền Trung kết hợp giọng thơ thiết
tha, trong sáng, phù hợp với cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ, đoạn thơ đã tái hiện được vẻ đẹp của
thiên nhiên xứ Huế. Từ đó bộc lộ niềm yêu mến, gắn bó, tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Đó
cũng chính là tình yêu đất nước.
Sau đoạn thơ này, cảm xúc thơ chuyển dần sang hình ảnh mùa xuân của đất nước và ước
nguyện của nhà thơ: cống hiến cả cuộc đời mình vào mùa xuân lớn của toàn dân tộc.
III. Kết bài:
-
Đây là một trong những đoạn thơ hay của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Đoạn thơ đã thể
hiện thật ấn tượng những vẻ đẹp của quê hương xứ Huế và những tình cảm, cảm xúc chân thành của
nhà thơ Thanh Hải. Những thành công về nghệ thuật của đoạn thơ cũng đã góp phần làm tăng thêm
ý nghĩa của cả đoạn. Đặt đoạn thơ này và cả bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào hoàn cảnh sáng tác
đặc biệt của nó – những ngày cuối cùng của cuộc đời Thanh Hải – người đọc thật sự ngỡ ngàng,
cảm phục. Phải có một sự gắn bó, tin tưởng mãnh liệt như thế nào vào cuộc đời, con người ấy mới
có thể viết được những câu thơ “long lanh” như thế.

You might also like