You are on page 1of 5

Vợ nhặt

“Người chúc tôi bình an ư?

Có xa xỉ không vậy nhỉ…

Trên cuộc đời trăm vạn muôn điều quý

Thì bình an như tiên dược cao vời!

( Bình an – Từ Nguyên)

Thế mà, bình an đã ở ngay đây…. Trong những trái tim yêu
thương dát tỏa lối về.
- Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần
hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn.
- Nhà văn Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc nhất của
nền văn học Việt Nam đương đại, là người đã viết những trang
hay nhất về làng quê bằng tất cả sự yêu thương và gắn bó , với
trái tim hết mực chân thành.
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” đã trở thành một tác phẩm kinh điển
trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX, tiêu biểu cho cuộc đời luôn
hướng về nông dân đói khổ , luôn quay ngòi bút về nơi có tình
yêu thương, sự chở che và đùm bọc lẫn nhau của con người
trong thời khắc khó khăn nhất.
Tin rằng, nạn đói không chỉ là đói khổ, mà nạn đói còn là lúc con
người ta dát tỏa tình yêu thương lên bức tường thành cuộc đời.
1. Tác giả Kim Lân.
- Xuất thân: dân ngụ cư ( mẹ là dân ngụ cư lấy bố là dân bản xứ,
bản thân cùng vợ từ quê ra Hà Nội, đẩy xe bò ăn cháo cám,…) ,
chỉ được học hết bậc tiểu học, vừa làm thợ vừa viết văn.
- Thế giới nghệ thuật: Khung cảnh nông thôn và người nông dân
lam lũ, chịu thương chịu khó, gắn bó tha thiết với cách mạng.
- Thành công nổi bật:
+ Viết hay về thú phong lưu đồng ruộng: Chọi gà, con mã mái,
đôi chim thành.
+ Hiểu sâu sắc cảnh ngộ, nỗi lòng, tâm lý của người nông dân
nghèo.
+ “Cây bút viết ít nhưng ngày càng được khâm phuc nhiều”
2. Tác phẩm “Vợ nhặt”
a) Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ
xảy ra nạn đói năm 1945, được in trong tập “Con chó xấu xí”
- Tiền thân của truyện là “Xóm ngụ cứ” được viết ngay sau Cách
mạng tháng Tám thành công.
- Tác phẩm đang viết dang dở thì bị mất bản thảo , nhà văn sau
đó đã dựa vào cốt truyện cũ để viết nên tác phẩm này.
b) Vị trí của truyện ngắn trong sự nghiệp của tác giả
- Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân.
- Kim Lân tự đánh giá: “Chất nhân ái, tình thương của người đối
với người trong cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái
đói con người vẫn nghĩ tới những điều sung sướng và người ta
lấy nhau. “
c) Nhan đề.
- Gợi mở tình huống lạ, éo le, độc đáo
- Gây tò mò cho ngườ đọc, chính là sức hấp dẫn của tác phẩm
d) Đề tài, chủ đề
- Đề tài : Thân phận con người trong xã hội cũ.
- Chủ đề: TRuyện tố cáo thực dân, phát xít đẩy dân ta vào cảnh
đói thê thảm, ca ngợi những người lao động trong đói khổ
nhưng vẫn cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, khao khát sống , khao
khát hạnh phúc và hướng tới cách mạng đầy tin tưởng .
e) Tình huống truyện
- Thâu tóm tình huống: Tràng – một gã trai nghèo khổ, thô kệch
lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dung nhặt được vợ mà là
vợ theo không về hẳn hoi, Tràng có vợ vào lúc không ai đi lấy
vợ cả.
- Diễn biến của tình huống: một chuỗi ngạc nhiên kế tiếp: người
dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và Tràng cũng
ngạc nhiên.
- Tính chất và ý nghĩa của tình huống:
+ Chuyện đùa mà không đùa: Hoàn cảnh oan nghiệt đang đem
những chuyện hệ trọng thiêng liêng vào bậc nhất của con
người ra làm trò đùa, con người bị cuốn vào rồi lại bước ra khỏi
trò đùa với tư cách của con người.
+ Đám cưới ở giữa đám ma hay là sự sống nảy sinh giữa cái
chết.
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, lại vừa
hợp lý. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị
nhân đạo, giá trị nghệ thuật.
+ Đây là tình huống truyện độc đáo, lạ khi mà anh Tràng thô
kẹch , nghèo mà lấy được vợ một cách dễ dàng, Và là một tình
huống thật bi hài khi anh thanh niên này đi lấy vợ trong nạn đói
khủng khiếp, khi cái chết như đang cận kề.
+ Ý nghĩa: Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến, phát xít
đã đẩy nhân dân vào nạn đói, khiến giá trị con người trở nên
thật rẻ rung. Ca ngợi nhân dân lao động: sự yêu thương , cưu
mang, đùm bọc lẫn nhau giúp họ vượt qua tất cả.
3. Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đói.
*Khái quát:
- Bối cảnh lịch sử có thật: nạn đói năm 1945, cướp đi 1/10 dân
số, hơn hai triệu người chết đói lúc bất giờ.
- Tác phẩm hoàn thiện khá lâu sau sự kiện lịch sử này nhưng
cảm quan về cái đói vẫn ngấm trong từng chữ, ám ảnh cái nhìn
làng quê của nhà văn.
* Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt, xơ xác,
tiêu điều:
- Cái đói “tràn đến” : Sự hiện hình của cái đói giống như một
thảm họa , một cuồng phong, càn quét mọi sinh linh.
- Thời gian: Chiều “chạng vạng”
- Không gian: Con đường vì cái đói mà “khẳng khiu”
- Con người:
+ Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích
+ Người sống: xanh xám như những bóng ma, bóng những
người đói dật dờ như những bóng ma.
+Người chết: như ngả rạ, ba bốn cái thây nằm còng queo bên
đường.
Bút pháp tả thực đến trần trụi, qua những so sánh cụ thể, tạo ám
ảnh. Câu văn tả người sống liền kề với câu văn tả người chết 
tạo cảm giác hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về
ranh giới monh manh giữa cái sống và cái chết, cõi âm và cõi
dương, chỉ một chút sơ sẩy là xa vào âm địa. Những người dắt díu
bồng bế nhau hôm nay có thê là mấy cái thây “nằm còng queo
bên đường “ ngày mai.
- Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, “sứ giả” của cái
chết, cõi âm gợi rợn lạnh âm khí.
- Mùi vị: vẩn lên mùi ẩm thối: rác, mùi gây của xác người.
Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã khơi lật những mảng hiện thực
trần trụi, tối sầm lại vì đói khát, tạo ấn tượng về một cõi duong
đậm đặc âm khí. Cả làng quê giống như một đám ma khổng lồ mà
bản nhạc huyên luôn ám ảnh chỉ chực cất lên khi có thêm một ma
đói.

You might also like