You are on page 1of 12

SỞ GD&ĐT SÓC TRĂNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY NĂM HỌC 2021 - 2022


ĐỀ DỰ BỊ
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………...................……… Số báo danh: ………………

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi


Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống


Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
(Trích Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm, Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2008, tr.72-73)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm hai hình ảnh miêu tả vẻ đẹp quê hương của tác giả Hoàng Cầm có
trong đoạn thơ: thứ hai (“Sông Đuống trôi đi…… như rụng bàn tay”).
Câu 3. Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong hai dòng thơ sau:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
Câu 4. Thông điệp mà tác giả gửi đến trong đoạn thơ trên là gì?

1
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), anh/chị
hãy bàn về vấn đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân!
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích Việt Bắc, Ngữ văn 12 , Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.109)

.................Hết..................

SỞ GD&ĐT SÓC TRĂNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

2
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ DỰ BỊ Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………...................……… Số báo danh: ………………

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi


Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống


Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
((Trích Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm, Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2008, tr.72-73)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm hai hình ảnh miêu tả đặc sản quê hương của tác giả Hoàng Cầm có
trong đoạn thơ: thứ ba (“Bên kia sông Đuống …… tan tác về đâu”).
Câu 3. Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong ba dòng thơ sau:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.
Câu 4. Nội dung chính mà tác giả đã nêu trong đoạn thơ trên là gì?

3
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), anh/chị
hãy bàn về vấn đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân!
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích Việt Bắc, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.109)

.................Hết..................

4
SỞ GD&ĐT SÓC TRĂNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ 1

PHẦN Câu NỘI DUNG ĐIỂM


I. ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. 0,75
- Học sinh không trả lời đúng phong cách ngôn ngữ “nghệ thuật”: không
cho điểm
2 Hai hình ảnh miêu tả vẻ đẹp quê hương của tác giả Hoàng Cầm: bãi mía,
bờ dâu hoặc ngô khoai.
Hướng dẫn chấm: 0,75
- Học sinh trả lời đúng một hình ảnh 0,5 điểm; đủ hai hình ảnh: 0,75 điểm.
3 Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong hai dòng thơ là: câu hỏi
tu từ và so sánh hoặc (điệp từ “sao”), nhằm diễn tả tâm trạng xót xa, đau
đớn của tác giả khi nhìn về quê hương Sông Đuống đang bị giặc chiếm
đóng.
Hướng dẫn chấm: 1,0
- Học sinh trả lời đúng mỗi biện pháp tu từ là 0,25 điểm; đúng hai biện
pháp tu từ trên là 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng tác dụng biện pháp tu từ (hoặc dùng từ, diễn đạt có
nội dung tương tự): 0,5 điểm.
4 Thông điệp mà tác giả gửi đến trong đoạn thơ trên là :
Phải biết yêu thương và tự hào về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của
mình.
0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đủ các ý, thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được một nửa số ý: 0,25 điểm.
II LÀM VĂN

5
1 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), anh/chị hãy bàn về vấn
đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân! 2,0

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân 0,25
hợp, móc xích, hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Đừng lãng phí tuổi thanh xuân!
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của tuổi thanh xuân.
Có thể theo hướng sau:
- Tuổi thanh xuân là tuổi tràn đầy sức sống, nghị lực và sáng tạo. Cái tuổi
đẹp nhất đời người, dưỡng nuôi biết bao hoài bão, ước mơ cao đẹp. Nó trôi
0,75
qua và không bao giờ trở lại…
- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô
nghĩa; dấn thân vào các tệ nạn xã hội hay các trò chơi vô bổ, tốn nhiều thời
gian, công sức, trí tuệ, tiền của….
- Mọi người cần biết quý trọng tuổi trẻ. Đặc biệt các bạn trẻ cần tận dụng
thời thanh xuân của mình, để sống sao có ích, có ý nghĩa cho bản thân, gia
đình và xã hội; đừng để ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí….
Hướng dẫn chấm:
- Viết đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Còn thiếu ý, lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng
nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về
vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có
giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

6
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “– Mình về mình có … nói gì
5,0
hôm nay…” (Trích Việt Bắc- Tố Hữu).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 0,25
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt, ngọt ngào, gắn bó giữa cán bộ cách
mạng và nhân dân Việt Bắc trong thời kháng chiến chống Pháp khó quên. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích Việt Bắc 0,5
(0,25 điểm).
* Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt, ngọt ngào, gắn bó giữa cán bộ
cách mạng và nhân dân Việt Bắc được Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ:
- Trong buổi chia tay lưu luyến, nhân dân Việt Bắc (người ở lại) nhắn nhủ
cán bộ cách mạng (người ra đi) hãy nhớ những kỉ niệm thiết tha, mặn nồng 2,5
mà đã gắn bó trong thời gian dài: “Mười lăm năm ấy” biết bao nghĩa tình.
Và hãy nhớ Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến, cội nguồn tình cảm
quân dân bền chặt, thuỷ chung.
- Người cán bộ cách mạng bùi ngùi, xúc động lắng nghe những lời nhắn
nhủ “tha thiết”; chân bước đi mà dạ bồn chồn, bâng khuâng; cầm tay nhau
nghẹn ngào không “ biết nói gì” trong buổi “phân li”…
- Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt được thể hiện qua giọng thơ trữ
tình- chính trị và đậm đà tính dân tộc (vận dụng thể thơ lục bát nhuần nhị,
đại từ “mình”, “ta”, điệp từ “nhớ”, câu hỏi tu từ và hình thức đối đáp như
ca dao, dân ca…) đầy cá tính và sáng tạo của Tố Hữu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ các ý, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25
điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5
điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75
điểm.
0,5
c. Đánh giá lại vấn đề
-Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt trong thời kháng Pháp là cội nguồn

7
tình nghĩa, là sức mạnh của tình quê hương, yêu nước, là niềm niềm tin của
nhân dân đối với cách mạng.
- Đoạn thơ đã làm nổi bật phong cách thơ trữ tình- chính trị và đậm đà tính
dân tộc của Tố Hữu, góp phần cho thơ ca chống Pháp vươn lên tầm cao
mới, lay động lòng người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác (thơ ca chống
Pháp giai đoạn: 1945- 1954); biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn
đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

.................Hết..................

SỞ GD&ĐT SÓC TRĂNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I


TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 12

8
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ 2

PHẦN Câu NỘI DUNG ĐIỂM


I. ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. 0,75
- Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt “biểu cảm”: không cho
điểm
2 Hai hình ảnh miêu tả đặc sản quê hương của tác giả Hoàng Cầm là: lúa nếp,
tranh Đông Hồ.
Hướng dẫn chấm: 0,75
- Học sinh trả lời đúng một hình ảnh: 0,5 điểm; đủ 2 hình ảnh: 0,75 điểm.
3 Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong ba câu thơ là: từ láy
“nghiêng nghiêng” và nhân hóa, để điểm tô vẻ đẹp duyên dáng, mang hồn
người của Sông Đuống và niềm tự hào của tác giả về dòng sông, quê hương
yêu dấu của mình trong những năm kháng chiến.
Hướng dẫn chấm: 1,0
- Học sinh trả lời đúng mỗi biện pháp tu từ là 0,25 điểm; đúng hai biện
pháp tu từ trên là 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng tác dụng biện pháp tu từ (hoặc dùng từ, diễn đạt có
nội dung tương tự): 0,5 điểm.
4 Nội dung chính trong đoạn thơ trên là:
Tình yêu thương và niềm tự hào của tác giả về quê hương tươi đẹp, trù
phú, ấm no, yên bình.
0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đủ các ý, thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được một nửa số ý: 0,25 điểm.
II LÀM VĂN
1 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), anh/chị hãy bàn về vấn
đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân! 2,0

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân 0,25
hợp, móc xích, hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25

9
Đừng lãng phí tuổi thanh xuân!
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của tuổi thanh xuân.
Có thể theo hướng sau:
- Tuổi thanh xuân là tuổi tràn đầy sức sống, nghị lực và sáng tạo. Cái tuổi
đẹp nhất đời người, dưỡng nuôi biết bao hoài bão, ước mơ cao đẹp. Nó trôi
0,75
qua và không bao giờ trở lại…
- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô
nghĩa; dấn thân vào các tệ nạn xã hội hay các trò chơi vô bổ, tốn nhiều thời
gian, công sức, trí tuệ, tiền của….
- Mọi người cần biết quý trọng tuổi trẻ. Đặc biệt các bạn trẻ cần tận dụng
thời thanh xuân của mình, để sống sao có ích, có ý nghĩa cho bản thân, gia
đình và xã hội; đừng để ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí….
Hướng dẫn chấm:
- Viết đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Còn thiếu ý, lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng
nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về
vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có
giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “– Mình về mình có … nói gì
5,0
hôm nay…” (Trích Việt Bắc- Tố Hữu).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 0,25
được vấn đề.

10
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt, ngọt ngào, gắn bó giữa cán bộ cách
mạng và nhân dân Việt Bắc trong thời kháng chiến chống Pháp khó quên. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích Việt Bắc 0,5
(0,25 điểm).
* Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt, ngọt ngào, gắn bó giữa cán bộ
cách mạng và nhân dân Việt Bắc được Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ:
- Trong buổi chia tay lưu luyến, nhân dân Việt Bắc (người ở lại) nhắn nhủ
cán bộ cách mạng (người ra đi) hãy nhớ những kỉ niệm thiết tha, mặn nồng 2,5
mà đã gắn bó trong thời gian dài: “Mười lăm năm ấy” biết bao nghĩa tình.
Và hãy nhớ Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến, cội nguồn tình cảm
quân dân bền chặt, thuỷ chung.
- Người cán bộ cách mạng bùi ngùi, xúc động lắng nghe những lời nhắn
nhủ “tha thiết”; chân bước đi mà dạ bồn chồn, bâng khuâng; cầm tay nhau
nghẹn ngào không “ biết nói gì” trong buổi “phân li”…
- Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt được thể hiện qua giọng thơ trữ
tình- chính trị và đậm đà tính dân tộc (vận dụng thể thơ lục bát nhuần nhị,
đại từ “mình”, “ta”, điệp từ “nhớ”, câu hỏi tu từ và hình thức đối đáp như
ca dao, dân ca…) đầy cá tính và sáng tạo của Tố Hữu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ các ý, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25
điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5
điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75
điểm.
0,5
c. Đánh giá lại vấn đề
-Tình cảm quân dân thuỷ chung son sắt trong thời kháng Pháp là cội nguồn
tình nghĩa, là sức mạnh của tình quê hương, yêu nước, là niềm tin của nhân
dân đối với cách mạng.
- Đoạn thơ đã làm nổi bật phong cách thơ trữ tình- chính trị và đậm đà tính
dân tộc của Tố Hữu, góp phần cho thơ ca chống Pháp vươn lên tầm cao
mới, lay động lòng người.
Hướng dẫn chấm:

11
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác (thơ ca chống
Pháp giai đoạn: 1945- 1954); biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn
đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

.................Hết..................

12

You might also like