You are on page 1of 3

Sở GD&ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

Trường THPT Cổ Loa NĂM HỌC 2023 – 2024


Môn: NGỮ VĂN 12

PHẦN I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ THUYẾT CẦN ÔN


1. Đọc hiểu
- Lí thuyết liên quan đến đọc hiểu
- Kĩ năng đọc hiểu
2. Làm văn
- Tác phẩm cần ôn: Tây Tiến, Việt Bắc,
- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

PHẦN II. NHỮNG DẠNG BÀI TẬP CẦN LUYỆN TẬP


1. Đọc những văn bản, đoạn văn bản, tìm hiểu nội dung, nghệ thuât…
2. Làm văn
- Phân tích, cảm nhận về một hình ảnh, hình tượng, … trong một bài thơ
- Phân tích một bài thơ, đoạn thơ
- Phân tích làm sáng tỏ ý kiến, nhận định…

PHẦN III. MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TẬP


1.Đọc hiểu
Đọc những văn bản (nghệ thuật hoặc nhật dụng) tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản qua
4 câu hỏi với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
2. Làm văn
Một số đề luyện tập:
Đề 1:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về chất nhạc họa
trong đoạn thơ.
Đề 2:
Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể
hiện qua đoạn trích sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112 - 113)
Đề 3:
Xuân Diệu cho rằng: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ
tình’. Hãy làm sáng tỏ ý kiến ấy qua đoạn thơ sau:
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.109)

You might also like