You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4.0 ĐIỂM)

1. Phạm vi

- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật): Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).

- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại).

2. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc hiểu

- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ, các thao tác lập luận, luật thơ, các hình thức liên kết

câu…

- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản, giải thích được các từ ngữ, cụm từ, ý nghĩa câu văn trong văn bản.

- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.

- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn, có liên hệ thực tế về những vấn đề xã hội (có thể là đoạn nghị luận xã hội).

3. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

a. Kiến thức về từ

- Nhận diện được các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…

- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

b. Kiến thức về câu

- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.

- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).

- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định…

c. Kiến thức về các biện pháp tu từ

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu…

- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng…

- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng…

d. Kiến thức về văn bản

- Các loại văn bản

- Các phương thức biểu đạt

- Các thao tác lập luận

- Các phong cách ngôn ngữ

- Các phép liên kết…

PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)

1
1. Các dạng văn nghị luận đã được học trong chương trình đến cuối học kì I

a. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên cách nhận xét, đánh giá và cảm thụ của riêng người viết về một đoạn thơ, bài thơ trong hoặc ngoài SGK. Những

nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là hình thức nghị luận văn học (nội dung bình luận, phân tích ý kiến đối với văn học).

- Người viết biết cách giải thích đúng đắn nội dung của ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá.

2. Giới hạn đánh giá:

2.1. Các tác phẩm đã được học trong chương trình học kì I

2.3. Yêu cầu: Nhớ và vận dụng được kiến thức của các tác phẩm văn học đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 học kì I về các phương diện

+ Tác giả

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

+ Giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Đặc điểm phong cách của tác giả

+ Làm được các dạng đề xoay quanh các tác phẩm:


Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh


Tây Tiến - Quang Dũng


Việt Bắc (trích) - Tố Hữu


Đất Nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

 Sóng - Xuân Quỳnh

 Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo

 Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân


Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

3. Một số đề tham khảo luyện tập

3.1. Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

Đề 1: Phân tích đoạn trích “Hỡi đồng bào cả nước … không ai chối cãi được” (trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh). Từ đó, anh/chị hãy rút ra nhận xét về nghệ

thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh.

Đề 2: Phân tích đoạn trích sau trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh:

“Hỡi đồng bào cả nước... không ai chối cãi được”

(trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2020)

Từ đó, hãy liên hệ với đoạn văn bản sau trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và nhận xét về cơ sở mà hai tác giả đưa ra trong văn bản của mình để khẳng định

chủ quyền, độc lập dân tộc.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

2
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 10 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2020)

3.2. Tây Tiến - Quang Dũng

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ thứ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó nhận xét về chất hiện thực trong đoạn thơ.

Đề 2: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác

thì nhấn mạnh: “Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.

Từ cảm nhận của mình về khổ thơ thứ ba, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Từ đó anh/chị hãy nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ.

3.3. Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

Đề 1: Phân tích đoạn đầu (8 câu) trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Mình về mình có… nói gì hôm nay”. Từ đó anh/chị hãy nhận xét về giọng điệu thơ Tố Hữu.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Việt Bắc:

3
- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Từ đó anh/chị hãy nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

3.4. Đất Nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

Đề 1: Cảm nhận cảu anh/chị về 9 câu đầu đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề 2: Phân tích chất trữ tình – chính luận trong đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng…..

…. đã hoá núi sông ta”

(trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Đề 3: Cảm nhận về đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm), làm sáng tỏ nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn

thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

3.5. Sóng - Xuân Quỳnh

Đề 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Qua đó, em cảm nhận được điều gì từ tâm hồn người con gái khi yêu?

Đề 2: Có ý kiến cho rằng:

1.“Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”

2. “Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay.”

Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, em hãy bàn luận về những ý kiến trên.

Đề 3: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

……Cả trong mơ còn thức”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

và “Nhớ gì như nhớ người yêu

……. Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

3.6. Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo

Đề 1: Phân tích bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo.

4
Đề 2: Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo.

Đề 3: Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: "Đó là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ, vì dân thân tranh đấu cho dân

chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình". Ý kiến khác thì khẳng định: "Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật nhưng bị giết hại

oan khuất". Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

3.7. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

Đề 1: Phân tích hình tượng Người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một

nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm

sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê

của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên

một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe

thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi

trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ

thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.”

Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà trong hai đoạn sau. Từ đó nhận xét về cảm hứng của Nguyễn Tuân khi sáng tác tùy

bút Người lái đò sông Đà “đi tìm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc”.

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại

như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông

rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…

…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù

khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà, tôi đã xuyên

qua đám mấy mùa thu mà nhìn xuống dàng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông

Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu

về…

3.8. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 2: Phân tích cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Đề 3: So sánh hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ

Ngọc Tường.

PHẦN III. ĐỀ MINH HỌA

I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản:

Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:

- Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không?

5
- Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ

dở hơi!

Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu?

Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.

Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?

Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn

là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.

Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!”

(Ngừng phán xét, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?

Câu 2. Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày

ngày có người cho ăn.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)

Ban cơ bản:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn sau:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi

trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp

cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một

tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi

lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông

cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt

biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông

quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người

xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1)

Ban Nâng cao:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn sau. Từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi

trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp

cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một

tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi

lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông

cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt

6
biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông

quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người

xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1)

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023

Phê duyệt của Tổ trưởng chuyên môn

Nguyễn Thu Nga

You might also like