You are on page 1of 15

TRỌNG TÂM ÔN THI 2023

1/ Thơ:
- Tây Tiến khổ 1,3, rút ra nhận xét về cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng/ hoặc phong cách thơ QD/
Hoặc vẻ đẹp người lính và liên hệ thanh niên thời đại ngày nay
- Đất Nước 9 câu đầu; đoạn Những người vợ nhớ chồng….đã hóa núi sông ta. Rút ra nhận xét về tư tưởng ĐN
của Nhân Dân/ tình yêu quê hương đất nước qua 1 số sáng tác cùng đề tài

2/ Văn xuôi:

- Người lái đò sông Đà (cả bài). Rút ra nhận xét về phong cách Nguyễn Tuân (tài hoa, uyên bác)/ hoặc về cách
miêu tả của NTuân về con người/ liên hệ sông Hương
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đoạn ở ngoại vi TP, trong lòng TP, trước khi rời TP. Rút ra nhận xét về tình cảm
của tác giả với song Hương/ phong cách NT.
- Vợ chồng A Phủ đoạn trước khi về làm dâu và những chuỗi ngày ở nhà thống lí; đoạn đêm tình mùa xuân, đoạn
đêm mùa đông cởi trói, giá trị nhân đạo, hiện thực. Rút ra nhận xét về ngòi bút xây dựng nhân vật của Tô Hoài,
màu sắc Tây Bắc
- Vợ nhặt: nhân vật bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt, giá trị nhân đạo. Rút ra nhận xét về sự chuyển biến của nhân
vật/ hoặc cái nhìn của Kim Lân về con người
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt: đoạn hồn và xác, đoạn Trương Ba và Đế Thích, đoạn kết, giá trị nhân văn, thông
điệp, bài học liên hệ lí tưởng sống

Đề 2023 (chính thức):

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót
ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen.

Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

- Trống gì đấy, u nhỉ?

- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc
đã sống qua được đầu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy
bà khóc.

Người con đầu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:

- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

Im lặng một lúc thị lại tiếp:

- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá

cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng
hắn
đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

- Việt Minh phải không?

- Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau
đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không
hiểu gì

sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẫn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 32)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể
hiện trong đoạn trích

Đề 2023 (Đề minh họa): Trong đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về mình có nhớ ta
………………………………….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích

Đề 2022
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay bay vào….. do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc
thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Đề 2021
Đợt 1: Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
“Trước muôn trùng sóng bể
……………………………..
Cả trong mơ còn thức”
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

Đợt 2: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:


“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……………………………..
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng
trong đoạn thơ.

Đề 2020
Đợt 1: Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm trong đoạn
trích sau:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
………………
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Đợt 2: Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong
đoạn trích sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
…………………………………….
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Đề 2019
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về
một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già,
rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực
bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng
khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức
mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp
dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn
mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với
cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông
hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân
núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính
phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 2018 Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng
chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố
huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của
hai tác giả.

Đề 2017
Cảm nhận về đoạn thơ “Đất là nơi anh đến trường…..
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Từ đó bình luận về quan niệm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề 2016
Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất
thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.”
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên?

Đề 2015:
“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt c/đời mình....Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con
tôi chúng nó được ăn no” ( Chiếc thuyền ngoài xa – N. M. Châu)
Cảm nhận của anh/chị về người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về
cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong t/p “Chiếc thuyền ngoài xa”?

Đề 2014:
Khối D: Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là
mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình . Ý kiến khác
thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại
oan khuất.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, em hãy bình luận các ý kiến trên?

Khối C: Về hình tượng sông Hương trong bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của HPNT có ý kiến cho
rằng: “Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ”. Ý kiến khác thì khẳng định
“Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử”
Bằng cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương,hãy bình luận những ý kiến trên?
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP 2014: Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Những ngày đầu tháng 5 / 2014, Trung Ọuốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở
vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng càn phá lực lượng
thực thi pháp luật Việt Nam. vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo công ước Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tnrớc tình hình đỏ, trái tim của hon 90 triệu người dân Việt Nam ở trong
nước, hơn 4 triệu kiểu bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn
nong bóng hướng về biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được trụyển đi từ
hiện trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam,
kiều bào ta ở mtớc ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyển thiêng liêng
của Tổ quôc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình
hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biến Đông để cỏ hành
động phù hợp.
(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại 2014)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính cùa văn bàn.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ cùa văn bàn. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Nhũng ngày đầu
tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ờ vùng đặc qưyền
kinh tế và quyền tài phán cùa Việt Nam, cỏ những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật
Việt Xam. vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982 có hiệu quả diễn đạt như thế nào?
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ cùa anh/chị về sự kiện trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cùa Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tỏi muốn được là tôi toàn vẹn
Đế Thích Thế ông ngỡ tất cả mọi người đểu được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi
đâu có được sống theo những điều tòi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải
khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch
tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đấtt, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trưong Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân
tôi cũng phái sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sổng, nhưng sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12. Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, ừ. 149)
Phân tích khát vọng cùa nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy
nghĩ của anh/chị về vấn đề con người cần được sống là chính mình?

Đề 2013:
Khối D: Về nhân vật Phùng trong t/p “Chiếc thuyền ngoài xa” của NMC có ý kiến cho rằng: “ Nét nổi bật ở
người nghệ sĩ này là 1 tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật”. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: “Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là 1 tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người”
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
Khối C: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Q.Dũng, có ý kiến cho rằng: “Người lính ở đây
có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang đậm vẻ
đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
ĐỀ TỐT NGHIỆP:150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi
nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?
Câu 2. (3,0 điểm) : Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng
cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
“ Chiều ngày 30 - 4 - 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu
cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam
đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ
thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. “
(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013)
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu
3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và
bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài?
(phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa
Điềm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một )

Đề 2012:
Khối D: Cảm nhận về 2 hình ảnh kết thúc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân?
Khối C: Cảm nhận vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnu trong t/p Rừng xà nu của N.T.Thành?
ĐỀ TỐT NGHỆP: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viêt:
“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi
bạt tới những miền xa lạ…” (Ngữ văn 12, tập hai, tr. 123, NXB Giáo dục – 2008)
Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi
cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì.
Câu 2. (3,0 điểm): Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Viết một bài
văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHÀN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc
câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Ngữ văn 12, tập một)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần
trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009).

Đề 2011:
Khối D: Thi “ Tiếng hát con tàu” – CLV

Khối C: Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về Đất nước của nhà thơ N.K.Điềm:
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
............................................
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
( Đất nước – N.K.Điềm)
ĐỀ TỐT NGHỆP: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng
mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những
hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho
mình.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc
câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng
cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

Đề 2010:
Khối D: Thi “Đàn ghita của Lorca”
& 2 chi tiết “bát cháo hành” trong Chí Phèo- N.Cao & “ấm nước đầy & nước hãy còn ấm” mà Từ
dành cho Hộ trong Đời thừa – N.cao?
Khối C: So sánh 2 đoạn về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà & sông Hương:
“ Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài........................mỗi độ thu về”
“Từ Tuần về đây,.....”sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”... như người Huế thường miêu tả”
ĐỀ TỐT NGHỆP: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con
người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc
câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích
trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Ngữ văn 12)

Đề 2009:
Khối D: Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của N.M.Châu?
Khối C: Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài?

ĐỀ TỐT NGHỆP: 150 phút, không kể thời gian giao đề


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì ? Hãy
cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
Câu 2 (3 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

PHẦN RIÊNG (5 điểm)


Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc
3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)


Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích
trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm)


Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008).

Đề 2008:
Khối D: Phân tích tâm trạng & hành động của Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ?
Khối C: So sánh nỗi NHỚ trong Tây Tiến & Tiếng hát con tàu ?
ĐỀ TỐT NGHỆP: THPT không phân ban; Thời gian làm bài: 150 phút
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề I:
Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông?
Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề t/p Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu?
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
(Theo Văn học 12)
Đề II:
Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tái chính của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
ĐỀ PHÂN BAN:
I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Lòng nhân hậu của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Số
phận con người (Ngữ văn 12 - sách giáo khoa thí điểm) của M. Sô-lô-khốp?
Câu 2 (3 điểm) Anh/ chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. (Hồn
Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
(Theo Ngữ văn 12 - tập một, sách giáo khoa thí điểm Ban KHTN)
Câu 3b (5 điểm): Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
B. Thí sinh Ban KHXH: chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a (5 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Ơi kháng chiến !
Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Theo Ngữ văn 12 - tập một, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH&NV)
Câu 4b (5 điểm): Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân.?

Đề 2007:
Khối C: Vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy từ thượng nguồn đến TP Huế?
Khối D: Vẻ đẹp bà Hiền trong “Một người HN” – N.Khải?

ĐỀ TỐT NGHỆP: 150 phút, không kể thời gian giao đề


Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông?
Câu 2 (3 điểm): Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 (2 điểm): Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12).
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
Câu 2 (3 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Câu 3 (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.

You might also like