You are on page 1of 6

KTCT-Thi GK-59-Lê Đinh Phương Thảo-31201026245-Chiều 2-08.

21-
21C1POL51002413-N2.105

Câu 1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Kinh tế chính trị ( KTCT ) là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quy luật chi phối
sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương
ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.

Khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin chính là sự kế thừa thành tựu tinh hoa trong
KTCT của loài người. Kế thừa từ những thành tựu của KTCT tư sản cổ điển Anh, dựa
trên quan điểm duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph.Ăngghen xác định:
Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin là các quan hệ xã hội (QHSX) của sản xuất
và trao đổi, được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất (LLSX) và kiến trúc thượng tần tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
Trong đó,
1. QHSX là tổng hợp các quan hệ kinh tế - xã hội giữa con người với nhau
trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng hàng hóa xã hội.
2. LLSX tổng hợp của các yếu tố vật chất, kỹ thuật của sản xuất (trước hết là tư liệ
u sản xuất) và con người với những kiến thức, kỹ năng, thói quen và kinh nghiệ
m sản xuất, sử dụng các yếu tố vật chất, kỹ thuật để sản xuất ra của cải.
LLSX là nội dung QHSX là hình thức, nội dung quyết định hình thức, hình thức
tác động trở lại và ảnh hưởng lẫn nhau, cả hai vừa đối lập, mâu thuẫn,
vừa thống nhất chặt chẽ và tác động biện chứng lẫn nhau và quan hệ biện chứng với
kiến trúc thượng tầng.
 Là một sinh viên được tìm hiểu và tiếp xúc với bộ môn này, tôi hiểu được rằng
nghiên cứu KTCT giúp ta hiểu được hình thái vận động, phát triển của xã hội,
các quy luật kinh tế, các mối quan hệ xã hội, có được khả năng đánh giá hoàn
cảnh, nền tảng lí luận, tư duy,... từ đó củng cố kiến thức về chuyên ngành nói
chung và vốn hiểu biết của bản thân trở nên tốt hơn, phục sự cho sự nghiệp, xã
hội, cũng như nắm được sự vận động phát triển của thời đại CNH-HDH...
Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin và triết
học Mác - Lênin.
 Giống nhau:
- Cùng do C. Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra và V. Lênin phát triển về sau.
- Ở Triết học Mác – Lênin lẫn KTCT Mác – Lênin đều mang tính khoa học sâu sắc
cũng như tính cách mạng triệt để, là một hệ thống lý luận khách quan, khoa học từ
những dữ kiện, kết quả trong lịch sử từ đó cung cấp những định hướng chung, có tính
khái quát và phổ biến trong mọi lĩnh vực cụ thể cho tương lai.
Ngay từ năm 1887,  trong một bức thư gửi một nữ sĩ người Mỹ, ngày 27 tháng
Giêng, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Lý luận của chúng tôi không phải là một giáo
điều, mà là sự giải thích quá trình phát triển, quá trình này bao hàm trong bản
thân nó một loạt những giai đoạn kế tiếp nhau”. (1)
- Đều xuất phát nguồn từ chủ nghĩa Mác – Lênin, thống nhất nhau và không thể tách
rời nhau, trên lập trường của giai cấp công nhân.
- Đều sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là duy vật biện chứng cùng các phương
pháp duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học ( tách, loại bỏ ngẫu nhiên, tạm thời,
không phổ biến để nghiên cứu dưới dạng thuần túy ), logic kết hợp lịch sử, phân tích
tổng hợp, ...
- Đều là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để xây dựng mô hình mới về
CNXH trong con đường đi lên CNXH của nước ta.
 Khác nhau:
Ở Triết học Mác – Lênin
- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật
biện chứng làm sáng tỏ các quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển của
tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Chức năng: gồm 2 chức năng cơ bản
1. Chức năng thế giới quan
2. Chức năng phương pháp luận
- Vai trò: Là cơ sở cho con người trong nhận thức và thực tiễn, phân tích xu hướng
phát triển của xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển
mạnh mẽ.
Ở Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Đối tượng nghiên cứu: các QHSX của sản xuất và trao đổi, được đặt trong sự liên hệ
biện chứng với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tần tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định.
- Chức năng: gồm 4 chức năng cơ bản
1. Chức năng nhận thức
2. Chức năng tư tưởng
3. Chức năng phương pháp luận
4. Chức năng thực tiễn
-Vai trò: cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, góp phần hình thành kiến thức nền tảng
về lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng
lực tư duy khoa học...
2. Phân tích chất và lượng của hai thuộc tính hàng hóa
Theo Mác, dù khác nhau về hình thái tồn tại (vật thể hay phi vật thể) thì mọi hàng hóa
đều có hai thuộc tính là Giá trị sử dụng và Giá trị.

Ở cả hai mặt nói trên, đều có yếu tố cấu thành là Chất và Lượng, cụ thể phân tích trong
bảng sau:
Giá trị sử dụng Giá trị
-Là công dụng hay tính có ích của vật -Là lao động xã hội của con người sản xuất
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ra hàng hóa kết
người. tinh trong hàng hóa.
-Muốn hiểu giá trị phải thông qua giá trị
trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện quan
Khái hệ tỷ lệ về lượng trao đổi với nhau giữa
niệm các giá trị sử dụng khác nhau.
-Ví dụ: gạo để ăn, áo để mặc, máy móc sản -Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc
xuất, điện thắp sáng,…

- Được thể hiện thông qua tiêu dùng. Do - Được thể hiện thông qua hao phí sức lao
thuộc tính tự nhiên của yếu tố cấu thành động, biểu hiện mối quan hệ kinh tế của
nó quyết định nên là phạm trù vĩnh viễn. người sản xuất hàng hóa, là phạm trù có
Chất tính lịch sử.
-Có thể cảm nhận bằng giác quan người. -Chất của giá trị là lao động, nên sản phẩm
không chứa đựng lao động thì không có
giá trị. 
- Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của
giá trị.
-Là nội dung vật chất của của cải, -Hao phí lao động sản xuất cần thiết được
nhưng việc phát hiện và sử dụng xác định bằng thời gian lao động xã hội
những thuộc tính đó tùy thuộc vào cần thiết.
Phụ thuộc vào năng suất lao động (năng
trình độ phát triển của khoa học kỹ
suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị
thuật và lực lượng sản xuất. lao động).
-Sản phẩm chứa đựng nhiều lao động để
( Xã hội càng tiến bộ, khoa học kỹ tạo ra thì có giá trị cao. Lượng giá trị là
Lượng thuật, phân công lao động xã hội và biểu hiện lượng lao động kết tinh trong
lực lượng sản xuất càng phát triển hàng hóa. Lượng lao động kết tinh thay
thì số lượng giá trị sử dụng càng đổi dẫn đến giá trị trao đổi thay đổi.
nhiều, càng phong phú, đa dạng, có Ví dụ: chiếc xe ô tô có giá trị cao do chứa
chất lượng cao. ) lượng lao động cao.

Ví dụ: Điện thoại ban đầu chỉ có thể gọi và


nhắn tin, có mẫu mã thiết kế hạn chế.
Nhưng đến nay điện thoại đã được phát
triển vô vàn tính năng như chụp ảnh, kết
nối internet,... với thiết kế hiện đại.
Bảng phân tích chất và lượng của hai thuộc tính hàng hóa

Có thể thấy được ở 2 thuộc tính hàng hóa có sự đối lập nhau, song sự đối lập ấy lại
thống nhất và bổ sung nhau.

- Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là giá trị
(tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử
dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua,
họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện
giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai
thuộc tính này chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là hai quá
trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện
trước (trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau (trong tiêu dùng).
Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.

Ý nghĩa nghiên cứu và liên hệ thực tiễn

Nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế,
đặc biệt là lao động, sản xuất. Chỉ khi hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng mới rút ra được
hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế. Cụ thể:

Cần phải coi trọng và ứng dụng cả hai thuộc tính. Phải biết ứng dụng cái mới, cái hay
vào thực tiễn, loại bỏ cái chưa tốt, chưa hay. Nhất thiết phải thấu hiểu được nhu cầu
của người tiêu dùng rồi từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình càng tinh tế hơn, phù hợp
hơn.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Ví dụ: Ngày xưa than đá chỉ được dùng để
nấu, sưởi ấm. Khi nồi súpde ra đời, than đá được dùng làm chất đốt, về sau nó cũng
được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất... Khoa học kỹ thuật càng phát
triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và dùng chúng
để tạo ra những giá trị sử dụng mới, cũng như dùng nó để cải tạo sản xuất, nâng cao
chuyên môn tạo được những sản phẩm với ít hao phí lao động hơn nhằm giảm giá
thành.

C.Mác đã từng viết: " Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải,
chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào... ” Giá trị sử dụng nói ở đây với
tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người
sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi
- mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị
sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì
giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá
trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng
của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm
đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển
của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Vì
vậy, để định vị được sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng là một vấn đề khó
khăn và phức tạp. Để đứng vững trên thương trường, doanh nghiệp phải thường xuyên
tạo ra sản phẩm có sự khác biệt và điều quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu của khách hàng. Ngoài ra do khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ mà Công dụng
của hàng hóa ngày càng đa dạng nên nhu cầu ngày càng tăng vì vậy các doanh nghiệp
nên tính toán chuẩn bị lực lượng, công nghệ để đón đúng thời cơ. Bên cạnh công dụng
và phẩm chất hàng hóa, nhà kinh doanh cần phải lưu tâm đến hình thức bao bì và nhãn
hiệu hàng hóa. Dù trải qua không ít khó khăn nhưng một số doanh nghiệp trong nước
đã mạnh dạn đổi mới trang thiết bị sản xuất, mẫu mã, chất lượng, marketing... Họ đã
thành công và khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp trong và ngoài nước, một phần
không nhỏ nhờ ứng dụng tốt mối quan hệ của 2 thuộc tính hàng hóa.

Liên hệ bản thân


Những kiến thức có được từ việc nghiên cứu nội dung này chắc chắn sẽ giúp tôi ứng
dụng được cho tương lai: với mong muốn là một nhân viên marketing, tôi rút ra cho
mình một bài học rằng chỉ không nên chỉ tập trung vào sản phẩm của mình, hay chỉ
quan tâm đến lợi nhuận, mà còn cần đặt song song đó lợi ích, mong muốn và cả cảm
xúc của người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu sản phẩm chỉ đứng yên tại một vị trí không cải
thiện, sẽ khó lòng trụ lại được ở thương trường, cũng như nếu dịch vụ mang lại những
ấn tượng, cảm xúc tiêu cực cho khách hàng, khách hàng sẽ không tiếp tục sử dụng
dịch vụ của bạn.

3. Vé xem phim mà anh (chị) mua có phải hàng hóa không? Vì sao?

Vé xem phim không là hàng hóa. Bởi vì:


Theo quan điểm của Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể (bàn, ghế, xe,...) hoặc phi vật thể (phần mềm,
website, phát minh, bản nhạc, ...)
Đi vào phân tích, ta thấy rằng:
- Tuy là sản phẩm có trải qua quá trình lao động của con người ( in, ấn...) tạo thành
nhưng đó không phải hoạt động có tính tư nhân, không phải mục đích cuối cùng của
một doanh nghiệp, cá nhân nào.
Thực tế, không có một cơ sở nào sản xuất vé xem phim vì mục đích trao đổi,
mua bán vé xem phim.
- Mục đích mua vé để có thể vào rạp chiếu ( không phải vé mang lại sự giải trí cho
người mua, mà là bộ phim ) => vé phim không thỏa mãn nhu cầu giải trí.
Cũng có người cho rằng “ Nếu không có vé xem phim, làm sao để có thể xem phim ?
Vậy vé xem phim chính là hàng hóa”.
Để phản biện điều này, ta đi đến lý luận sau:
+ Vé xem phim dễ dàng bị thay thế hoặc không còn cần thiết ( hóa đơn
thanh toán điện tử, thẻ xem phim,... )
+ Không mua vé xem phim, vẫn có thể xem phim ( những khách mời,
nhà phê bình được mời đến xem một bộ phim sắp ra mắt; nhân viên,
người có chức vụ trong rạp phim vẫn có thể xem phim mà không cần
vé... ) những điều này cho thấy vé xem phim không tồn tại vĩnh viễn.
Thêm một lập luận nữa, rằng: Một hàng hóa nhất thiết phải có 2 thuộc tính của hàng
hóa: Giá trị và Giá trị sử dụng.
- Về Giá trị sử dụng: Vé xem phim không mang phạm trù vĩnh viễn ( như đã nói vé
xem phim dễ dàng bị thay thế hoặc không còn cần thiết ) =>không thỏa mãn.
- Về Giá trị: Vé xem phim không thể thỏa mãn thuộc tính này, vì nó không mang giá
trị trao đổi. ( Hãy thử tưởng tượng bạn đem đến chợ đổi một vé xem phim (được bán
với giá 45.000 đồng) để lấy một cân táo (1kg táo giá 45.000 đồng) hoặc bạn mua 1
món đồ giá 45.000 đồng và đưa người thu ngân vé xem phim để thanh toán). Để giải
thích điều đó, ta hiểu rằng vé xem phim bán ra giá 45.000 đồng không phải vì hao phí
lao động của để tạo ra nó ( ép giấy, in ấn,... ) là 45.000 đồng, mà được tính trên hao phí
lao động của rạp phim ( mua bản quyền phim, thuê nhân viên, mặt bằng,...), nên nếu
tách nó ra với việc được vào rạp, bản thân vé xem phim không mang giá trị.
Vậy, kết luận vé xem phim không phải hàng hóa.

Tài liệu tham khảo


(1) C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H.1995, tr.796.

You might also like