You are on page 1of 6

Họ tên: Nguyễn Phương Dung

Lớp:CQ59/10.21

BÀI VỀ NHÀ
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề bài: Nêu (phân tích) cơ chế phân phối của CSTK,CSTT ở Việt Nam trong thời
gian qua? (2016-2020)
Bài làm
*Thực trạng:
-Trong giai đoạn (2016-2020), hiệu quả phối hợp CSTK – CSTT đã có sự
cải thiện, hướng đến duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và đẩy mạnh
các cải cách để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng giai
đoạn 2016-2020 theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết
07-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/11/2016.
1) Đối với chính sách tài khóa:
 Hệ thống chính sách thu NSNN tiếp tục được điều chỉnh nhằm hỗ trợ cho
đầu tư và sản xuất kinh doanh như tiếp tục hạ thuế suất phổ thông thuế
TNDN xuống còn 20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp; điều chỉnh một số sắc thuế nhằm định hướng tiêu dùng và khai thác,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên; giảm thuế suất thuế nhập khẩu để
thực hiện các cam kết hội nhập.
 Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa
đơn điện tử, khai thuế qua mạng cho các DN, triển khai dịch vụ nộp thuế
điện tử...), đơn giản thủ tục, vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa
tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN. Tỷ lệ huy động thu vào
NSNN bình quân 2016-2018 đạt 24,9% GDP; tỷ lệ thu nội địa bình quân đạt
80% tổng thu ngân sách, cao hơn mức 67,7% của giai đoạn 2011-2015.
 Cơ cấu lại chi NSNN được cơ cấu lại theo các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm; đổi mới
kiểm soát chi, đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý, đẩy mạnh thanh
toán không dùng tiền mặt. Cơ cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích
cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển (đạt 27 - 28% tổng chi ngân sách),
giảm tỷ trọng chi thường xuyên (62 - 63% tổng chi ngân sách).

2) Đối với chính sách tiền tệ:


 CSTT giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt
theo diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiểm soát
tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo duy trì lạm
phát ổn định, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước
quản lý. Trong đó, lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ
mô, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) duy trì ổn định mặt bằng
lãi suất. Tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng tín dụng an toàn, hiệu
quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vừa kiểm soát lạm phát,
vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
 Trong giai đoạn này, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với những khó khăn pháp
lý gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu dần được tháo gỡ. Với Nghị quyết
số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD
được Quốc hội ban hành, cơ sở pháp lý đối với xử lý nợ xấu và tài sản bảo
đảm của của các TCTD đã được tạo lập và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc xử lý nợ xấu trong hệ thống TCTD. Việc triển khai thực hiện Nghị
quyết số 42/2017/QH14 đã đạt được các kết quả tích cực khi toàn hệ thống
đã xử lý được khoảng 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017, tăng 40% so
với năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD năm 2018 là
1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm
2017.

3) CSTK và CSTT đã hỗ trợ nhau hiệu quả:


 Thứ nhất, CSTT duy trì ổn định tỷ giá và lãi suất, qua đó tạo thuận lợi cho
quản lý nợ công và phát hành TPCP; đồng thời, thực hiện cơ cấu lại các
TCTD không dựa trên nguồn lực từ NSNN, giúp giảm áp lực lên NSNN. Kể
từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chuyển sang điều hành tỷ giá
theo cơ chế tỷ giá trung tâm. Cơ chế tỷ giá trung tâm và các công cụ điều tiết
thị trường ngoại đối đã phát huy được hiệu quả hạn chế hành vi đầu cơ, giam
giữ ngoại tệ. Nhờ đó, tỷ giá cơ bản được duy trì tương đối ổn định dù chịu
nhiều áp lực từ các biến động của kinh tế thế giới. Tỷ giá ổn định có tác
động tích cực đến nợ nước ngoài của quốc gia, giúp NHNN tránh được các
áp lực trả nợ, do đồng nội tệ mất giá. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất có xu
hướng giảm và giữ ổn định ở mức thấp tạo thuận lợi cho việc phát hành
TPCP với chi phí vay thấp. Tính đến tháng 10/2019, lãi suất huy động bằng
VND phổ biến ở mức 0,2-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ
hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 6 tháng; 5,5-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới
12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6 - 7,5%/năm. Về lãi suất cho vay,
mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn
hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Quá trình cơ cấu lại các TCTD
chủ yếu sử dụng các nguồn lực của xã hội và không sử dụng trực tiếp tiền từ
NSNN, do đó không làm gia tăng chi NSNN. Các TCTD đã chủ động và đẩy
mạnh cơ cấu lại danh mục đầu tư, cơ cấu tài sản có dịch chuyển theo hướng
tích cực, dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh
vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, vấn đề nợ xấu đang
được tích cực xử lý, giúp khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, tạo điều
kiện để duy trì lãi suất ở mức thấp.
 Thứ hai, cơ cấu lại NSNN được đẩy mạnh hướng đến bền vững tài khóa,
đảm bảo an toàn, an ninh tài chính quốc gia, nhờ đó góp phần hạn chế áp lực
lên lãi suất và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi NSNN có xu hướng
giảm, cơ cấu thu chi ngân sách có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn.
Như phần trước đã chỉ ra, đóng góp vào thu ngân sách hiện nay chủ yếu đến
từ nguồn thu nội địa, tỷ trọng chi đầu tư có xu hướng tăng, chi cho con
người trong chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Nhờ đó, tỷ lệ nợ công có
xu hướng giảm, năm 2018 ở mức 58,4% GDP, thấp hơn các năm 2015-2017
và dưới ngưỡng 65% GDP mà Quốc hội cho phép. Những xu thế tích cực
này của CSTK không chỉ giúp giảm áp lực đối với lãi suất, tỷ giá mà còn
góp phần tạo niềm tin của người dân vào chính sách.
 Thứ ba, sự phối hợp trong điều hành của CSTK và CSTT còn được thể hiện
trong việc phát hành TPCP. Theo quy định của Luật NHNN 2010, NHNN
làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc tổ chức đấu thầu, phát
hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. Bên cạnh
đó, phần lớn nguồn lực huy động từ phát hành TPCP được tài trợ bởi hệ
thống ngân hàng trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, với tỷ lệ
nắm giữ lên tới 70 - 80%. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề về hiệu
ứng chèn lấn đầu tư tư nhân khi nguồn lực được hút vào khu vực công thông
qua TPCP. Những năm gần đây, cơ cấu nhà đầu tư TPCP đã có sự thay đổi
với tỷ lệ nắm giữ của ngân hàng thương mại (NHTM) giảm xuống, từ 79,7%
năm 2014 xuống còn khoảng 51,1% năm 2018. Bên cạnh đó, tỷ lệ đầu tư
TPCP tính đến cuối năm 2017 khá nhỏ, vào khoảng 7,28% trong tổng tài sản
của hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, việc NHTM nắm giữ TPCP cũng giúp NHTM đảm bảo khả năng
an toàn vốn, đa dạng hóa danh mục đầu tư và kinh doanh khi có nguồn vốn nhàn
rỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi an toàn của NHNN. Hơn nữa, NHTM
mua TPCP cũng là công cụ hỗ trợ để NHNN điều hành chính sách tiền tệ như thực
hiện nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn.

*Biện pháp:
Yêu cầu phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu cơ bản trong quản lý, điều hành nền
kinh tế; đặc biệt là trong điều kiện có các biến động lớn trong, ngoài nước.Kể từ
khi dịch COVID-19 xuất hiện, tác động sâu và nghiêm trọng tới nền kinh tế thế
giới và trong nước, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát
triển kinh tế, việc gắn kết chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
càng được đề cao hơn bao giờ hết, góp phần điều hành linh hoạt, hiệu quả, đảm
bảo nguồn lực phòng chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ tiết giảm chi phí đầu vào
cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, duy trì ổn định vĩ mô, góp phần
quan trọng vào các thành quả đạt được của nền kinh tế. 

Dự kiến diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn phức tạp, trong bối cảnh
đó, khó khăn, thách thức đặt ra với ngành tài chính trong thời gian tới chính là
quyết liệt thực hiện thành công các mục tiêu cân đối nguồn lực ngân sách cho các
nhiệm vụ phòng, chống dịch, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo
mức bội chi ngân sách hợp lý, giữ vững an toàn nợ công, phối hợp chặt chẽ với
chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô,
phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm.

Để vượt qua khó khăn, thách thức nêu trên, chúng ta cần đưa ra một số biện
pháp để giải quyết vấn đề:

 Thứ nhất, trong giai đoạn tới cần bám sát diễn biến và tác động của dịch
COVID-19, tình hình kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế, kịp thời đề xuất
các giải pháp điều hành thu, chi ngân sách phù hợp; tổ chức thực hiện thành
công các giải pháp tài khóa và phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả với
chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
theo phê duyệt của cấp thẩm quyền. Đây là ưu tiên trước mắt của nền kinh tế
cũng như của ngành tài chính.
 Thứ hai, tập trung thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế; đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính; đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử; tăng cường thực hiện
tài chính số… tạo môi trường thuận lợi, giảm chi phí, hỗ trợ nền kinh tế phục
hồi. Đồng thời, tăng cường quản lý thu, nhất là thu hoạt động thương mại
điện tử, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế; thực hiện nghiêm quy
định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công,
giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.Cùng với đẩy nhanh tiến
độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, lành mạnh hóa môi
trường đầu tư, đảm bảo nguồn thu ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi
cấp bách, trọng yếu, chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm,
tạo động lực phát triển kinh tế.
 Thứ ba, quản lý chi cho ngân sách nhà nước hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm,
bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu
phòng chống dịch và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-
19; các chính sách an sinh xã hội; các đối tượng chính sách, người yếu thế
trong xã hội... Kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên ngân sách
đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng chưa thực hiện phân bổ theo quy
định.
 Thứ tư, tiếp tục rà soát, để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài
chính - ngân sách... đảm bảo thống nhất, minh bạch; nghiên cứu, đề xuất sửa
đổi Luật Ngân sách Nhà nước để đổi mới cơ chế phân cấp cho ngân sách Nhà
nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tạo sự chủ
động, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ quan, đơn vị.Đồng
thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế và các quy định liên
quan để mở rộng cơ sở thu, chống xói mòn nguồn thu, bao quát khu vực kinh
tế phi chính thức, các hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số...
 Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, tăng cường hiệu quả
sử dụng vốn vay; chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo
quy định của pháp luật; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công; an ninh, an
toàn nền tài chính quốc gia.
 Thứ sáu, quản lý các thị trường tài chính, chứng khoán phát triển ổn định, an
toàn phát huy hiệu quả vai trò huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho
nền kinh tế; tiếp tục mở cửa theo lộ trình cam kết...
 Cuối cùng là nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý tài chính; tổ chức
sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng
Chính phủ điện tử, chính phủ số ở các hệ thống cơ quan quản lý tài chính
công trọng yếu. Mặt khác, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách
Nhà nước; phòng chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh các vi
phạm theo quy định của pháp luật.

-Tài liệu tham khảo:

1) Phát biểu của Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc (2022)

2) Bộ Tài chính (2019), “Bản tin nợ công số 08”

3) Nguyễn Viết Lợi (2019), “Tài chính Việt Nam 2018: Dịch chuyển bao trùm,
phát triển bền vững”, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, NXB Tài chính;

4). Võ Thành Hưng (2018), “Cơ cấu chi ngân sách nhà nước và những vấn đề đặt
ra về tái cấu trúc hướng đến phát triển nhanh, toàn diện, bền vững”, Diễn đàn Tài
chính Việt Nam 2018 về Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển
nhanh, toàn diện và bền vững của Việt Nam, Hà Nội, ngày 20/09/2018,

5). website: http://tapchitaichinh.vn

You might also like