You are on page 1of 9

Minecraft 

là một trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở với phong cách sandbox, được
phát hành vào năm 2009 bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus "Notch" Persson và sau đó
được phát triển và phát hành bởi Mojang Studio. Khả năng sáng tạo và xây dựng Minecraft cho
phép người chơi xây dựng các công trình bằng cách kết hợp các khối lập phương kết cấu trong
một thế giới 3D. Các hoạt động khác trong game bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế
tạo và chiến đấu.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Mojang và quyền sở
hữu của Microsoft, quyền sở hữu trí tuệ với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ và việc mua lại đã được hoàn tất
vào ngày 6 tháng 11 năm 2014.
Hiện nay, Minecraft là một trong nhiều trò chơi bán chạy nhất thế giới với khoảng 200 triệu bản
trên toàn cầu và vẫn cho ra mắt phiên bản cập nhật mới.

Mục lục

 1Lối chơi
o 1.1Chế độ chơi
 1.1.1Chế độ sinh tồn (Survival)
 1.1.2Chế độ sáng tạo (Creative)
 1.1.3Chế độ khán giả (Spectator)
 1.1.4Chế độ phiêu lưu (Adventure)
 1.1.5Chế độ siêu khó (Hardcore)
 1.1.6Nhiều người chơi (Multiplayer)
 1.1.6.1Chế độ Bạn bè
 1.1.6.2Chế độ Realms
o 1.2Độ khó
 1.2.1Độ khó Bình yên
 2Phát triển
 3Âm nhạc
 4Các phiên bản
o 4.1Minecraft: Java Edition
o 4.2Minecraft: Legacy Console Edition
o 4.3Minecraft: New Nintendo Switch 3DS Edition
o 4.4Minecraft: Bedrock Edition
o 4.5Minecraft: Education Edition
o 4.6Minecraft: Raspberry Pi Edition
o 4.7Minecraft: Chinese Edition
o 4.8Minecraft Earth
o 4.9Minecraft Dungeons
 5Phát hành
 6Tiếp nhận
 7Ứng dụng
 8Tham khảo
 9Đọc thêm
 10Liên kết ngoài

Lối chơi[sửa | sửa mã nguồn]


Minecraft là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện,
cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào.[19] Tuy nhiên, Minecraft vẫn sẽ có
một hệ thống thành tích mặc định.[20] Góc nhìn mặc định của trò chơi là góc nhìn thứ nhất, nhưng
người chơi có thể lựa chọn chơi ở góc nhìn thứ ba hoặc ở góc nhìn ngay trước mặt mình.[21] Thế
giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối lập phương 3D nằm trong bản
đồ và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau (ví dụ như đất, đá, các loại quặng, dung
nham, nước, gỗ,...) Người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể
được đặt ở một vị trí cố định nào đó. Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng
ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau.[22]
Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu
như vô hạn.[23] Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau (sa mạc, rừng cho
tới vùng đất tuyết).[24][25] Người chơi có thể đi lại trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang
động, khe nứt, đầm lầy và các vùng nước khác nhau.[23]
Thời gian ở trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo
dài 24 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật
được gọi là "mobs" bao gồm các loài động vật, dân làng và các quái vật.[26] Những động vật
như bò, bò nấm, lợn, gà, cừu, ngựa, gấu Bắc Cực, thỏ, cá heo, rùa, mực, dê núi có thể được
săn bắt để ăn hay chế tạo vật phẩm và vật liệu, được sinh ra vào ban ngày hoặc bằng các loại
trứng spawn ở chế độ sáng tạo. Kỳ giông Mexico, Iron Golem, Snow Golem,... là những mobs
tiện ích có thể giúp người chơi tấn công một số quái vật. Ngược lại, những quái vật
như nhện, skeleton và thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm
như hang động, khe vực và thù địch với người chơi.[23] Một số sinh vật trong đặc biệt và nguy
hiểm chỉ có trong Minecraft như Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi. Creeper có
thể xuất hiện vào ban đêm, tuy nhiên không giống như những quái vật khác, Creeper không bị
cháy khi tiếp xúc với nắng và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự
do.[27]

Một số quái vật trong Minecraft từ trái sang phải: Thây ma, Nhện, Enderman, Creeper, Skeleton.

Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó,
bằng cách sử dụng một tọa độ (gọi là seed, cùng nghĩa với từ hạt giống, chính điều này khiến
nhiều người lầm tưởng chúng là hạt giống) được tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo
tọa độ theo ý mình.[28][29] Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép
tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn là một mặt phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều
này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là "khối",
mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi.[28]
Hệ thống vật lý của trò chơi thường được mô tả bởi các nhà phê bình là không thực tế.[30] Hầu
hết các khối rắn không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Chất lỏng chảy ra từ một nguồn nằm
trong một khối, trong đó có thể được dừng dòng chảy bằng cách đặt một khối vững chắc ở
nguồn của nó, hoặc bằng cách múc nó bằng một cái xô. Các hệ thống phức tạp có thể được xây
dựng bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí thô sơ, mạch điện bằng, và các cánh cổng tự động
được xây dựng bởi một vật liệu trong trò chơi được gọi là Đá đỏ (Redstone).[31]
Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính (Overworld) là Nether (Địa Ngục) và The End
(Thế giới Tận Cùng hay Thế giới Kết Thúc).[27] Nether là một thế giới được đi tới bằng một cánh
cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch có diện tích ít nhất là 2×3 và diện tích trung bình
là 3×4 (Obsidian và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa, Fire charge,...) nơi này chứa nhiều tài
nguyên độc đáo, quái vật lạ, pháo đài, Bastion Remnant, rừng và dung nham. Nether cũng rộng
lớn như thế giới thực.[32] The End là một chiều không gian bóng tối bao gồm các hòn đảo riêng
biệt trong khoảng không được làm từ đá end, quê hương của những Enderman, Shulker (trong
các End City) được boss cuối của game là Rồng Ender (tiếng Anh: Ender Dragon) cai quản.
[33]
 Sau khi hạ gục Rồng Ender, thế giới sẽ tạo ra cổng end gateway cho phép người chơi đi đến
các hòn đảo ngoài chứa những End City, kích hoạt cổng thoát, văn bản kết thúc và các điều
khoản của trò chơi được viết bởi Irish Julian Gough sẽ hiện ra khi người chơi vào cổng.[34] Người
chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm hồi sinh của họ hoặc điểm hồi sinh của thế
giới, và sẽ nhận được thành tích "The End". Ngoài ra còn có một boss thứ hai được gọi là "The
Wither" hay "Wither Boss" (Quái vật khô héo), khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao địa
ngục mà khi dùng nó có thể chế tạo ra đèn hiệu, một khối có thể dùng để đánh dấu vị trí hoặc
giúp cho người chơi có thêm những hiệu ứng trong phạm vi nhất định dựa theo những khối sắt,
vàng, ngọc lục bảo, kim cương hoặc Netherite được xây dựng thành hình kim tự tháp và đèn
hiệu được đặt trên đỉnh.
Trò chơi chủ yếu bao gồm bốn chế độ chơi: chế độ sinh tồn, chế độ sáng tạo, chế độ phiêu lưu,
và chế độ khán giả. Nó cũng có một hệ thống độ khó có thể thay đổi gồm bốn cấp độ, từ khó
đến dễ với dễ nhất là bình yên và khó nhất là hardcore.[35]

Chế độ chơi[sửa | sửa mã nguồn]


Minecraft có 3 chế độ chơi chính: Sinh tồn, Siêu khó và Sáng tạo. Chế độ Khán giả chỉ cho phép
tham quan, không cho phép tương tác với thế giới trong trò chơi nhưng có thể đi xuyên khối.
Chế độ Phiêu lưu được thiết lập cho những thế giới được thiết kế sẵn nhằm bổ trợ cho một cốt
truyện hoặc mục tiêu khác của bên thứ ba ngoài tuyến cốt truyện chính của Minecraft.
Chế độ sinh tồn (Survival)[sửa | sửa mã nguồn]
Người chơi phải tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, và đá để tạo các khối và vật phẩm
khác. Tùy thuộc vào độ khó, quái vật sẽ được sinh ra ở khắp nơi, khiến người chơi phải tìm
hoặc xây dựng nên một nơi trú ẩn. Chế độ này có thanh máu và thanh đói, nguyên nhân chết
trong trò chơi được hiển thị sau khi chết trong khuông lệnh.
Trong Minecraft, người chơi chỉ được mang đồ với số lượng hạn chế, với trên tay là 9.Thanh
kinh nghiệm giúp bạn cường hóa dụng cụ và vũ khí, lấy kinh nghiệm bằng nhiều hoạt động khác
nhau (trao đổi, khai khoáng, đánh quái). Mục tiêu chính của chế độ theo hệ thống thành tích
trong trò chơi là đánh thắng Wither Boss, sau đó là Rồng Ender. Sau khi đánh bại Rồng Ender,
trò chơi được coi là hoàn thành, bạn vẫn có thể quay lại thế giới cũ để tiếp tục chơi.
Chế độ sáng tạo (Creative)[sửa | sửa mã nguồn]

Một ví dụ cho xây dựng sáng tạo trong Minecraft

Trong chế độ sáng tạo, người chơi có nguồn cung cấp vật phẩm và vật liệu vô hạn, có gần như
tất cả các tài nguyên và dụng cụ trong trò chơi. Họ có thể đặt hoặc phá bỏ chúng ngay lập tức.
[36]
 Người chơi còn có khả năng bay lượn tự do trên khắp thế giới trong trò chơi, không bị tấn
công hay chết vì các nguyên nhân khác (vẫn có thể chết bởi nhảy xuống chân không ở Java
Edition).[37][38] Chế độ này chủ yếu để người chơi sáng tạo và làm nên các công trình lớn.[36]
Chế độ khán giả (Spectator)[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ này cho phép người chơi bay xuyên qua các khối và nhìn mọi vật trong trò chơi nhưng
không thể tương tác với chúng. Bạn cũng có thể xem từ điểm nhìn của một người chơi khác
hoặc các sinh vật khác. Một số thứ có thể trông khác nhau từ góc nhìn của sinh vật khác. Trong
phiên bản Bedrock, chỉ có thể nhận được chế độ này thông qua trình chỉnh sửa NBT (có lỗi).[39]
Chế độ phiêu lưu (Adventure)[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ phiêu lưu đã được thêm vào Minecraft từ phiên bản 1.3; nó được tạo ra đặc biệt để
người chơi có thể trải nghiệm sử dụng các bản đồ được tạo ra tùy chỉnh và đi phiêu lưu.[40][41]
[42]
 Cách chơi tương tự như chế độ sinh tồn nhưng có hạn chế cho người chơi về các cách đặt,
phá khối khác nhau, có thể được sử dụng cho một thế giới trong game bởi các tác giả của bản
đồ. Điều này là để người chơi có thể chơi và cuộc phiêu lưu đúng như những người tạo ra bản
đồ dự định.[42] Một bổ sung được thiết kế cho việc tùy chỉnh các bản đồ là khối lệnh; khối này cho
phép tạo ra bản đồ và mở rộng sự tương tác với người chơi thông qua các lệnh máy chủ nào
đó.[43]
Chế độ siêu khó (Hardcore)[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ siêu khó cho người chơi trải nghiệm như Survival (sinh tồn) nhưng lại giống ngoài đời
thật, bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất. Nếu chết thì kết thúc trò chơi, bạn không thể hồi sinh nhưng
vẫn có thể lựa chọn xóa thế giới hoặc tham quan lại qua chế độ Khán giả. Chế độ này chỉ có sẵn
trên Minecraft: Java Edition.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2019, một youtuber tên Ph1LzA đã lập kỉ lục thế giới với thời gian
sống sót trong một thế giới Hardcore lâu nhất với thời gian là 5 năm kể từ bắt đầu vào tháng 3
năm 2014. Điều này đã thu hút BBC làm phỏng vấn cùng với anh vào ngày 29 tháng 4 năm
2019.[44]
Nhiều người chơi (Multiplayer)[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ này cho phép người chơi có thể kết nối với các máy chủ khác để cùng xây dựng các
công trình trong một thế giới duy nhất. Nhưng bạn cần IP (Internet Protocol), tạo máy chủ riêng
hoặc dùng mạng LAN ảo Hamachi, Radmin VPN hoặc có thể tạo máy chủ trên các trang web
khác, chỉ cần sao chép liên kết và vào Chơi mạng và nhập địa chỉ máy chủ vào. Ở phiên bản
Bedrock Edition thì người chơi có thể sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập Xbox.
Chế độ Bạn bè[sửa | sửa mã nguồn]
Trong cùng nhiều mạng Wi-Fi, bạn bè có thể kết nối các thiết bị với nhau để chơi cùng 1 thế
giới. Cần 1 người làm host để duy trì.
Chế độ Realms[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ này là một chế độ có trên cả Java Edition và Bedrock Edition , cũng giống như chế độ
bạn bè nhưng mà bạn sẽ có thể chơi với nhau mà không cần cùng mạng Wi-Fi, nhưng để chơi
chế độ này bạn cần bỏ ra một số tiền nhất định hàng tháng để chơi chế độ này.

Độ khó[sửa | sửa mã nguồn]
Trò chơi có 4 độ khó (nếu tính cả Hardcore sẽ là 5): Bình yên, Dễ, Bình thường và Khó. Trừ ba
độ khó phía sau thì Bình yên có vài ưu điểm cho người chơi mới.
Độ khó Bình yên[sửa | sửa mã nguồn]
Độ khó này cho phép người chơi không cần ăn ở chế độ Sinh tồn trong Minecraft vì thanh thức
ăn không giảm, ngoài ra độ khó này còn loại bỏ một số sinh vật thù địch và trung lập. Các mobs
lành tính (như sói, cá heo, gấu trúc) nếu bị tấn công và tấn công người chơi, người chơi sẽ
không nhận bất kỳ sát thương nào. Đồng thời, tốc độ hồi lại thanh máu của độ khó này cũng rất
nhanh khi bị nhận sát thương.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


Markus "Notch" Persson

Markus "Notch" Persson đã bắt đầu phát triển Minecraft như một dự án. Ông đã được truyền
cảm hứng bởi một số trò chơi khác như war Fortress, Dungeon Keeper và sau đó là Infiniminer.
Vào thời điểm đó, ông đã hình dung một trò chơi xây dựng 3D. Infiniminer ảnh hưởng nhiều đến
phong cách của trò chơi, bao gồm cả các khía cạnh người chơi, các "khối ô vuông" và các
nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Tuy nhiên, không giống như Infiniminer, Persson muốn
Minecraft có yếu tố RPG.
Minecraft lần đầu tiên được phát hành cho công chúng vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, như là
một phiên bản phát triển trên diễn đàn TIGSource, sau đó trở nên nổi tiếng như là phiên bản cổ
điển. Bản cập nhật lớn đầu tiên, được gọi là phiên bản alpha, đã được phát hành vào ngày 28
tháng 6 năm 2010. Persson duy trì công việc với Minecraft bằng toàn bộ thời gian sau khi phiên
bản alpha của trò chơi phát triển. Persson tiếp tục cập nhật những phiên bản mới của trò chơi
cho người dùng một cách tự động. Những bản cập nhật bao gồm các tính năng như các mặt
hàng mới, khối mới, quái vật mới, chế độ, và thay đổi hành vi của trò chơi (như cách hoạt động
của nước).
Để phát triển của Minecraft, Persson lập một công ty trò chơi tên là Mojang. Vào ngày 11 tháng
12 năm 2010, Persson thông báo rằng Minecraft đã bước vào giai đoạn thử nghiệm beta của nó
ngày 20 tháng 12 năm 2010. Trong quá trình phát triển, Mojang đã thuê một số nhân viên mới
để làm việc trên dự án.

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Daniel "C418" Rosenfield

Âm nhạc và các hiệu ứng âm thanh trong Minecraft được sản xuất bởi nhà thiết kế âm thanh
người Đức Daniel "C418" Rosenfeld. Ngày 4 tháng 3 năm 2011, Rosenfeld phát hành một album
mang tên Minecraft – Volume Alpha; nó bao gồm hầu hết các âm thanh đặc trưng trong
Minecraft, cũng như nhạc âm khác không có trong game. Blog video game Kotaku đã chọn âm
nhạc trong Minecraft là một trong những album nhạc game hay nhất của năm 2011. Ngày 9
tháng 11 năm 2013, Rosenfeld đã phát hành album chính thức thứ hai, mang tên Minecraft -
Volume Beta, trong đó bao gồm các bản nhạc được thêm vào trong phiên bản mới của trò chơi.

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]


Tiến trình phát hành bản cập nhật lớn của Java Edition
Những năm trước khi phát hành màu đỏ

Pre-Classic

2009 Classic

Indev

Indev

Infdev

2010
Alpha

Beta

Beta
2011
Beta 1.8 & Release 1.0: "Adventure Update"

1.1

1.2

2012
1.3

1.4: "Pretty Scary Update"

1.5: "Redstone Update"

2013 1.6: "Horse Update"

1.7: "The Update that Changed the World"

2014 1.8: "Bountiful Update"

2015

2016 1.9: "Combat Update"

1.10: "Frostburn Update"


1.11: "Exploration Update"

2017 1.12: "World of Color Update"

2018 1.13: "Update Aquatic"

1.14: "Village & Pillage"


2019
1.15: "Buzzy Bees"

2020 1.16: "Nether Update"

1.17: "Caves & Cliffs: Part One"


2021
1.18: "Caves & Cliffs: Part Two"

2022 1.19: "Wild Update"

Minecraft: Java Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Phiên bản Minecraft: Java Edition là phiên bản đầu tiên được phát hành của trò chơi được phát
hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2009. Nó được thiết kế để dành cho các máy tính chạy hệ điều
hành Windows, MacOS hay Linux.
Nó hiện là phiên bản duy nhất có một Launcher riêng để chạy game, đi kèm với Java phiên bản
1.8.0_51 và là phiên bản Java mặc định của Minecraft: Java Edition, tuy nhiên người chơi cũng
có thể thay đổi phiên bản Java đang sử dụng.

Minecraft: Legacy Console Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Minecraft: Legacy Console Edition từng là một nhóm phiên bản Minecraft dành cho các hệ máy
game console, từng được phát triển bởi Mojang và 4J Studios. Bản Digital - Marketplace lần đầu
tiên được phát hành cho hệ máy Xbox 360 vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, và bản Retail - DVD
đã được phát hành 1 năm sau đó. Hiện tại, bản Legacy Console Edition đã bị ngưng phát triển,
do số lượng người chơi hiện nay quá thấp. Tuy nhiên, những bản cập nhật vẫn được phát hành
cho hệ máy PlayStation 4, còn hệ máy Xbox One và Nintendo Switch thì được nhận các bản cập
nhật qua phiên bản Minecraft độc lập khác, Minecraft: Bedrock Edition. Minecraft: Legacy
Console Edition bao gồm các phiên bản sau đây:

1. Minecraft: Xbox 360 Edition


2. Minecraft: Xbox One Edition
3. Minecraft: PS3 Edition
4. Minecraft: PS4 Edition
5. Minecraft: PS Vita Edition
6. Minecraft: Nintendo Switch Edition
Minecraft: New Nintendo Switch 3DS Edition[sửa | sửa mã nguồn]
Đây là phiên bản Minecraft dành cho hệ máy New Nintendo 3DS, New Nintendo 3DS XL và New
Nintendo 2DS XL, phiên bản này lần đầu tiên được phát hành trên Nintendo eShop ở khu
vực Bắc Mỹ và Nhật Bản vào ngày 13 tháng 9 năm 2017. Sau đó, phiên bản này đã được phát
hành toàn cầu vào ngày 20 tháng 9 năm 2018, chỉ một năm và bảy ngày từ ngày phát hành đầu
tiên.
Mặc dù phiên bản gốc chỉ là một phiên bản khác của Minecraft: Pocket Edition Alpha 0.15.4, nó
có thêm vài tính năng mới và những sửa đổi mới so với Pocket Edition, và được phát triển chỉ
dành riêng cho hệ máy New Nintendo 3DS. Nó không có mối liên hệ nào với Minecraft: Legacy
Console Edition và khá tương đương với Minecraft: Pocket Edition 1.1.5.1.
Phiên bản này đã bị ngưng phát triển với phiên bản mới nhất là 1.9.19 vào ngày 15 tháng
1 năm 2019.

Minecraft: Bedrock Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Là một phiên bản Minecraft được lập trình lại nhằm tránh sự phân rã quá nhiều phiên bản trên
nhiều thiết bị giống nhau như Legacy Edition, viết bằng ngôn ngữ C++, người chơi có thể
mua/tải về các DLC qua Minecraft Marketplace hoặc cài mod như Java Edition (Chỉ hỗ trợ trên
điện thoại). Bedrock Edition được viết nhằm hỗ trợ chơi trực tuyến đa nền tảng (cross-platform
multiplayer).

Minecraft: Education Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Đây là phiên bản Minecraft dành cho giáo dục dành cho giáo viên và học sinh. Nhiều nước đã áp
dụng phiên bản này như một môn học bắt buộc (Trong đó có cả Việt Nam nhưng chưa được
phổ biến rộng rãi). Ở phiên bản này, chế độ PVP đã bị loại bỏ và thêm vào các items, block và
mob mới và các tính năng liên quan đến lập trình, đặc biệt là áp dụng với môn Hóa học.

Minecraft: Raspberry Pi Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Đây là phiên bản Minecraft được Mojang phát triển dành riêng cho bo mạch nhúng Raspberry
Pi dựa trên một phiên bản cực kì cũ của Minecraft: Pocket Edition. Ở phiên bản này, người chơi
có thể sửa đổi thế giới của mình thông qua các dòng lệnh, thậm chí là thay đổi mã nguồn của
game. Phiên bản này được phát hành chính thức vào ngày 11 tháng 2 năm 2013[45]

Minecraft: Chinese Edition[sửa | sửa mã nguồn]


Đây là phiên bản Minecraft dành riêng cho thị trường Trung Quốc, được phát hành bởi Mojang
AB, NetEase và Microsoft Studio, hiện đã bước qua giai đoạn Closed Beta[46]

Minecraft Earth[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Minecraft Earth
Minecraft Earth lần đầu được giới thiệu vào ngày 17 tháng 5 năm 2019, nhân kỉ niệm 10 năm lập
trình ra Minecraft. Dự kiến sẽ ra mắt bản chính thức vào cuối năm 2019 trên nền tảng Android
và iOS (theo sự kiện Minecoin Live 2019). Minecraft Earth đã được ra mắt chính thức và có thể
chơi trên IOS 13 và Android 7 trở lên (cần có AR để chơi). Tuy nhiên theo nguồn tin chính thức
từ Microsoft, đến ngày 30/6/2021, Minecraft Earth đã chính thức bị khai tử và xóa khỏi tất cả cửa
hàng ứng dụng, những ai đã mua Ruby (hồng ngọc) sẽ được tặng lại Minecoins và một bản sao
của Minecraft (phiên bản Bedrock).

Minecraft Dungeons[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Minecraft Dungeons
Phiên bản Minecraft này được giới thiệu lần đầu vào tháng 10 năm 2018 và được phát hành
chính thức vào ngày 26 tháng 5 năm 2020 trên nền tảng Windows, hiện Double Eleven đang làm
việc cho Minecraft Dungeons để trò chơi được chuyển sang các hệ máy cầm tay.

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]


Mojang phát hành phiên bản đầy đủ của Minecraft vào ngày 18 tháng 11 năm 2011. Trò chơi đã
được cập nhật liên tục kể từ khi phát hành, với những thay đổi khác nhau, từ nội dung mới đến
các host máy chủ mới. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2012, Mojang thông báo rằng họ đã thuê được
nhà phát triển của nền tảng máy chủ phổ biến CraftBukkit để hỗ trợ thay đổi máy chủ Minecraft.
Mojang dường như nắm quyền sở hữu đầy đủ cho việc sửa đổi CraftBukkit. Ngày 15 tháng 9
năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Minecraft với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ, cùng với
quyền sở hữu trí tuệ về Minecraft. Thỏa thuận này đã được đề xuất bởi Persson khi anh đăng
một tweet trên Twitter hỏi một công ty mua cổ phần của mình và hiện tất cả phiên bản nâng cấp
của Minecraft đều thuộc Microsoft.
Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]
Minecraft nhận được năm giải thưởng Game Developers Conference trong năm 2011. Nhà phát
triển game Mojang nhận được giải thưởng Game Developers Choice Awards, trong hạng mục
sáng tạo, giải thưởng Best Downloadable Game, và hơn hết là giải thưởng Debut game; từ
Independent Games Festival, game đã giành được giải thưởng Khán giả và các giải thưởng
Seumas McNally. Trong năm 2012, Minecraft đã được trao giải Golden Joystick ở hạng mục
Best Downloadable Game. Tính đến tháng 6 năm 2016, hơn 106 triệu bản đã được bán ra, với
hơn 40 triệu người chơi Minecraft mỗi tháng trên tất cả các nền tảng khác nhau đã làm
cho Minecraft trở thành game PC bán chạy nhất cho đến nay.[47][48][49] Minecraft đã vượt
qua Tetris để trở thành trở thành trò chơi bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 180 triệu bản.
Vào ngày 15/12/2021, Minecraft đã chính thức đạt 1.000.000.000.000 (1 nghìn tỷ) lượt xem trên
Youtube (bao gồm tất cả những video liên quan đến Minecraft). Kênh chính thức của Youtube
cũng đã có một video dành riêng cho Minecraft để chúc mừng toàn thể cộng đồng Minecraft
cũng như tựa game này. [50]

You might also like