You are on page 1of 4

Phân tích hình tương nhân vật Huấn Cao

Mở bài

Là nhà văn ‘’ suốt đời đi tìm cái đẹp”, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những
trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời.
Viết rất hay về những thú chơi đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, Nguyễn
Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người
nói sự nghiệp của Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “ Vang bóng một thời” và “
Vang bóng một thời’’ và “ Vang bóng một thời’’ cũng sẽ là một khiếm khuyết nếu không có sự
góp mặt của truyện “ Chữ người tử tù’’. Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp
mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó cả
nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc.

Truyện kể về nhân vật Huấn Cao – một kẻ cầm đầu quân phản loạn dám đứng lên chống lại triều
đình. Khi được giải đến nhà giam ở tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng của viên quản ngục ông
đã đồng ý cho chữ. Đó có thể xem là một cảnh tượng chưa từng có trước đây. Nguyễn Tuân đã
tạo ra tình huống éo le nhằm tô đậm vẻ đẹp khác thường của nhân vật. Huấn Cao là người cho
chữ nhưng cũng đồng thời là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ
nhưng đồng thời cũng là quản ngục nơi giam giữ Huấn Cao. Chính tình huống gặp gỡ đầy kịch
tính đã làm nổi bật lên vẻ đẹp đầy rạng ngời của nhân vật Huấn Cao

Thân bài

a. Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp

Trước hết, Huấn Cao được miêu tả là một nho sĩ tài hoa. Cái tài của ông Huấn là tài nghệ thư
pháp. Là một người ‘’ viết chữ rất nhanh và rất đẹp’’, danh tiếng của ông Huấn đã lan ra khắp
vùng tỉnh Sơn. đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và
dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã thành danh bất hư truyền.
Thú chơi chữ mà Huấn Cao say mê là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu
trưng cho văn hóa cổ truyền dân tộc. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và
chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải cảm khái: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông
lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời.” Để có được chữ của ông Huấn Cao,
viên quản ngục không chỉ phải kiên trì, mà còn phải liều mạng. Bởi quản ngục cũng biết thế nào
là cái giá phải trả cho kẻ bỏ qua lệnh triều đình biệt đãi tội phạm huy hiểm, có khi phải trả giá
bằng tính mạng của mình. Trong một xã hội mà Đông Tây bát nháo, cái cũ thì chưa suy hẳn mà
cái mới thì chưa kịp thay thế hết, Nguyễn Tuân là một nhà nho mang tâm thế bất hòa, bất mãn,
bất lực với thực tại. Xây dựng nhân vật với một tài năng siêu việt về thú chơi cổ truyền như một
cách để nhà văn bày tỏ n những tiếc nuối về một quá khứ vàng son đã qua nay chỉ còn vang bóng

b. Một khí phách anh hùng

Khi Huấn Cao diện kiến trực tiếp với bạn đọc, thì người quân tử ấy còn được biết đến
như một trang anh hùng nghĩa liệt với khí phách hiên ngang. Vốn là một người song toàn văn võ,
bên cạnh tài thư pháp còn có tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Tuy nhiên đây không phải là trò của
bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng
ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu “ Đỉnh thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp
bức, muốn bức phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Huấn Cao là cái tên khiến
những người trong ngục tù phải dè chừng. Trong mắt triều thần, ông là một người cầm đầu bọn
phản nghịch, nhưng thực chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều
đình vì bảo vệ lẽ phải. Trong mắt nhân dân ông là bất anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “
chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lừng lẫy chẳng khác gì 108 vị anh hùng
Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa.

Trước uy quyền của nhà lao, nhân cách ấy còn sáng tỏa. hình ảnh Huấn Cao càng nổi bật lên với
những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên
của Huấn Cao là dỗ gông, không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: “Huấn Cao khom
mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một
cái”. Đó là thái độ hiên ngang, bỏ ngoài tai những nhơ nhuốc của xã hội đương thời.

Những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Người xưa
thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài).
Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” (Thế Lữ) thì ông lại thản
nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Câu nói
của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo
lực: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào
đây”. Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu,
không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con
người của kẻ tử tù ấy thể hiện đúng tinh thần “uy vũ bất năng khuất”. Uy quyền trên đầu không
thể ràng ép, bạo lực chực chờ không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường
và đón nhận lấy cái chết thì khí chất người anh hùng vẫn thế, luôn vững vàng.

c. Thiên lương trong sáng


Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong sáng, vững lành, có
sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng,
không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: “Ta nhất sinh
không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ”. Một con người ý thức sâu
sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Một con người không bao giờ thị tài.

Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ
khác. Điều này được thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Khi chưa
hiểu được tấm lòng quản ngục, ông khinh bỉ, coi thường y như coi thường một kẻ cầm tay đao
suốt đời chỉ sống trong nhơ bẩn, sống vì phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra cái “sở nguyện cao đẹp”
của y, ông hết sức cảm mến và trân trọng: “Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở
nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ.” Cũng chính sự
thấu hiểu này đã đưa hai con người từ đối đầu thành tri âm tri kỷ.

Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung
nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ – cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”. Huấn Cao hiện lên thật đẹp ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện,
hướng đạo cho kẻ mê muội. Lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp
ấy: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo
một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con
người”. Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và
không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành
vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Một lời khuyên thật thiện
tâm, thiện ý, làm cho viên quản ngục cảm động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà
dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Việc Huấn
Cao cho chữ viên quản ngục không chỉ vì mục đích chơi chữ mà chủ yếu là để cứu người, cứu
một thiên lương lầm đường lạc lối quá lâu ngủ quên trong lớp tro tàn nguội lạnh của ngục tù
phong kiến.

Qua hình tượng Huấn Cao, ta thấy được tài năng đặc sắc của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính
cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn, ngôn ngữ cổ kính, giàu
chất gợi hình. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với
ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng
là một áng văn chương một thời vang bóng và hình tượng Huấn Cao sẽ sống mãi trong lòng
người đọc.

Kết bài

Xây dựng nhân vật Huấn Cao – kẻ sĩ tài tử, anh hùng – nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một
tấm lòng kính phục, ưu ái đặc biệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài
việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện “Chữ người tử tù” còn hàm chứa
một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh
kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên
lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ. Thấm thía biết bao
bài học thiên lương ở đời. Sống vì thiên lương. Và chết cũng giữ trọn thiên lương. “Chữ người tử
tù” là một truyện ngắn kiệt tác lung linh vẻ đẹp và hình tượng Huấn Cao là viên ngọc sáng ngời
nhất trong tâm hồn mỗi con người yêu cái đẹp, quí cái tài , biết trọng thiên lương.

You might also like