You are on page 1of 2

1. Định nghĩa con lắc thuận nghịch.

Nêu rõ nguyên nhân gây ra dao động con lắc và viết


biểu thức xác định chu kỳ dao động của nó.
Con lắc thuận nghịch. Một con lắc vật lý làm dưới dạng một thanh cứng mang hai khối
trượt và có thể dao động quanh hai trục song song không đối xứng nhau qua khối tâm.
Khi đưa con lắc dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng theo chiều ngang, nó sẽ chịu một lực
phục hồi do tác dụng của hấp dẫn đưa nó trở lại vị trí cân bằng. Khi được thả ra, lực phục
hồi kết hợp với trọng lượng của con lắc khiến cho nó dao động xung quanh vị trí cân
bằng.

Công thức: 2 π
√ l
g
2. Hình ảnh bố trí dụng cụ thí nghiệm (có thể dùng hình vẽ tay hoặc in hình ra rồi cắt dán
vào bên dưới, sau đó chú thích tên các chi tiết chính).
3. Hãy trình bày sơ lược các bước để lấy số liệt.
Khởi động máy đo thời gian. Vặn núm MODE sang chế độ N = 50 chu kì. Chọn thang đo
99.99 giây. Kiểm tra hoạt động của máy do thời gian bằng cách thử cho con lắc dao động.
Khi tia hồng ngoại của cảm biến bị che khuất lần đầu tiên, đồng hồ đo thời gian sẽ đưoc
kích hoạt. Mỗi lần tia hồng ngoại bị che khuất khi con lắc đi qua, bộ đếm lượt sẽ cộng
thêm 1 dơn vị. Đến khi đạt số lượt bằng 51, hệ thống đếm sẽ dừng lại. Đồng hồ cho ra
thời gian dao động của N = 50 chu kì.
Ta có thể khởi động lại máy đo thời gian bằng nút "Reset".
- Vặn quả nặng B sát vào phía dao O2 (a = 0). Cho con lắc dao động quanh lưỡi dao O1,
đo thời gian của N chu kì dao động, ghi số liệu vào bảng 1.
- Cho con lắc dao động quanh lưoi dao O2. Đo thời gian của N chu kì dao động, ghi số
liệu vào bảng 1.
- Nói quả nặng B ra phía ngoài thêm 5 mm (a = 5) và tiếp tục lặp lại phép đo trên, đến khi
nào quả nặng B ra đến vị trí xa nhất có thể.
Khoảng cách a đo bằng thước kẹp.
Chiều dài rút gọn L của con lắc, hay khoảng cách giữa hai điểm treo O 1,O2, có thể đo
bằng thước.
4. Đại lượng cần xác định trong bài là gì? Hãy viết công thức và chú thích các đại lượng
có liên quan.
T: Chu kì dao động của con lắc.
L: Chiều dài của con lắc.
g: Gia tốc trọng trường.
5. Nêu cấu tạo chính của thước kẹp? Trình bày ngắn gọn cách đọc một giá trị trên thước
kẹp.
Cấu tạo của thước cặp khá đơn giản bao gồm thước kẹp Vernier, thước chính, núm giữ và
hàm kẹp. Thân chính hoặc khung có một thước đo lớn chạy dọc theo chiều dài và được
chia theo centimet. Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp là 1 milimét. Thang đo Vernier nhỏ
hơn so với thang đo chính và cũng chứa lên đến 50 độ chia.
Cách đọc giá trị thước kẹp: Để đọc được phần nguyên trên thân thước, bạn chỉ cần quan
sát xem trên vạch số 0 (tức là vạch đầu tiên trên thước phụ đang ở vị trí nào so với chỉ số
trên thước chính thì ta sẽ đọc chỉ số đó). Để cho ra kết quả chính xác ở phần thập phân,
bạn cần phải xem, vạch nào của thước phụ (hay gọi là du xích) trùng với vạch nào trên
thước chính. Xem vạch trùng đó là vạch thứ bao nhiêu sau đó nhân với độ chính xác của
thước. Nếu độ sai số là 0,02 ta nhân với 0,02.

You might also like