You are on page 1of 4

HÓA HỌC 11 (năm học 2021-2022) GV : Thu Cúc – 0966.12.12.

94

BÀI TẬP VỀ HIĐROCACBON KHÔNG NO


Bài tập về phản ứng cộng
Cộng hiđro
Câu 1(C.10): Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y
chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A. C2H2 B. C5H8 C. C4H6 D. C3H4
Câu 2. Hỗn hợp khí A gồm H2 và C5H10 có tỉ khối so với H2 là 7,8. Dẫn 0,5 mol A qua bột Ni nung nóng,
sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với heli là 4,2. Số mol hỗn hợp khí B là
A. 0,46. B. 0,93. C. 0,27. D. 0,54.
Câu 2b. Hỗn hợp Z gồm H2 và C3H6 có tỉ khối hơi so với H2 là 11. Dẫn 4,48 lít khí Z (đktc) qua bột Ni/to
thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 13. Số mol hỗn hợp khí T là
A. 0,17. B. 0,24. C. 0,34. D. 0,085.
Câu 3. Hỗn hợp A gồm C5H10 và H2. Dẫn 1 mol hỗn hợp A qua bột Ni/to, sau một thời gian thu được hỗn
hợp B. Tỉ khối của A so với B là 0,75. Khối lượng ankan tạo thành là
A. 18 gam. B. 24 gam. C. 17,5 gam. D. 48 gam.
o
Câu 3b. Hỗn hợp A gồm C3H6 và H2. Dẫn 1 mol hỗn hợp A qua bột Ni/t , sau một thời gian hỗn hợp B. Tỉ
khối của B so với A là 1,25. Khối lượng ankan tạo thành là
A. 8,8 gam. B. 4,2 gam. C. 8,4 gam. D. 70,4 gam.
Câu 4. Hỗn hợp X gồm H2, propan và propin (propan và propin có cùng số mol). Cho từ từ hỗn hợp X đi qua
bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 là
A.11 B.12 C.14 D.22
Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 25% B. 20% C. 50% D. 40%
Câu 5b: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Nung X với Ni sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với He là 5. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là
A. 50% B. 20% C. 40% D. 25%
Câu 5c (A-12): Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được
hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 70%. B. 80%. C. 60%. D. 50%.
Câu 6(A-13): Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình
kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10.
Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol. B. 0,050 mol. C. 0,015 mol. D. 0,075 mol.
Câu 7. Hỗn hợp X gồm olefin Y và hiđro có tỉ khối so với He là 3,2. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho
đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 8. Vậy công thức phân tử của
Y là
A. C5H10. B. C2H4. C. C4H8. D. C3H6.
Câu 7b. Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một ankin. Tỉ khối của A đối với hiđro là 4,8. Đun nóng hỗn hợp A
có mặt xúc tác Ni, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối
với hiđro là 8,0. Công thức phân tử của ankin là
A. C2H2 B. C2H4. C. C4H6. D. C3H4
Câu 8(B-09): Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của
anken là
A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH-CH2-CH3.

Cộng brom

Câu 1. Anken X tác dụng với dung dịch brom thu được duy nhất một hợp chất hữu cơ Y chứa 74,08 % brom
về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C2H4.

1
HÓA HỌC 11 (năm học 2021-2022) GV : Thu Cúc – 0966.12.12.94

Câu 1b(B.09): Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất
hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác
nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen.
Câu 1c(A.07): Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần
khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8.
Câu 2: Dung dịch chứa 0,15 mol brom tác dụng hết với axetilen chỉ thu được 2 chất M và N là đồng phân
của nhau, trong đó M có khối lượng là 13,392 gam, khối lượng của N là
A. 14,508 gam B. 18,6 gam C. 13,392 gam D. 26,988 gam
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam
hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị
của m là
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 2,08 gam. D. A hoặc C.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước
vôi trong. Sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 4,12 gam. Công thức
phân tử của X là
A. C2H6 B. C3H8. C. C3H6 D. C2H4
Câu 5(A-07): Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít
dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm
6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8.

Cộng hidro và brom

Câu 1(C-13): Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn
hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A. C4H6. B. C3H4. C. C2H2. D. C5H8.
Câu 1b. Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol vinylaxetilen và 0,2 mol H2 với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y
có tỉ khối hơi so với H2 là 21,6. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa m gam brom trong CCl4. Giá trị của m là
A. 80. B. 72. C. 30. D. 45.
Câu 2(C-09): Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác
Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom
(dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0 B. 8,0 C. 3,2 D. 16,0
Câu 3(A.14): Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni,
sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a
mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,2.
Câu 3b(QG18-01): Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được
hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong
dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,10.
Câu 3c(QG18-02): Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu
được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a
mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,25. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,15.
Câu 3d. Cho 0,5 mol H2 và 0,15 mol vinyl axetilen vào bình kín có mặt xúc tác Ni rồi nung nóng. Sau phản ứng thu
được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Br2 dư thấy có m gam Br2
đã tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 40. B. 24. C. 16. D. 32.
2
HÓA HỌC 11 (năm học 2021-2022) GV : Thu Cúc – 0966.12.12.94

Câu 3e(B.12): Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni)
một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Brom dư,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 0 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam.

Câu 4(QG19-04). Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc
tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là
14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20.
Câu 4b(QG19-03). Nung nóng hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc
tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2
là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,10. C. 0,04. D. 0,06.
Câu 5. Đun nóng hỗn hợp khí gồm C3H4 và H2 trên xúc tác niken, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X
gồm C3H4, C3H6, C3H8, H2. Dẫn hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thì còn lại 1,68 lít (ở đktc)
hỗn hợp khí Z. Tổng số mol H2 và C3H8 trong hỗn hợp khí Z là
A. 0,075. B. 0,15. C. 0,75. D. 0,05.
Câu 6(A.08): Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian
thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại
0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 1,04 gam. B. 1,64 gam. C. 1,20 gam. D. 1,32 gam.
Câu 6b. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp khí gồm C2H2 và H2 (tỉ lệ mol 1:1) với xúc tác Ni, sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,672
lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với He là 4. Khối lượng bình brom tăng lên bao nhiêu gam?
A. 1,40 gam. B. 1,30 gam. C. 1,04 gam. D. 0,92 gam.
Câu 7(A.11): Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác
nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối
lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2
(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 26,88 lít. B. 44,8 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít.
Câu 8(QG-19). Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4,
C2H4,C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối
lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ V lít khí O2. Giá
trị của V là
A. 5,376 B. 6,048 C. 5,824 D. 6,272
Câu 8b(QG19-02). Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4,
C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thấy khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 6,832 lít
khí O2. Giá trị của m là
A. 3,22. B. 2,80. C. 3,72. D. 4,20.

Phản ứng thế ion kim loại


Câu 1: Cho phản ứng sau:CH3–C≡CH + AgNO3 + NH3  X + NH4NO3 . X có công thức cấu tạo là
A. CH3–C–Ag≡C–Ag. B. CH3–C≡C–Ag.
C. Ag–CH2–C≡C–Ag. D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 2: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch
AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là :
A. C3H4 80% và C4H6 20%. B. C3H4 25% và C4H6 75%.
C. C3H4 75% và C4H6 25%. D. Kết quả khác.
Câu 3: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch không nhánh. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư
trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. CTCT của X có thể là

3
HÓA HỌC 11 (năm học 2021-2022) GV : Thu Cúc – 0966.12.12.94

A. CH ≡C–C≡C–CH2–CH3. C. CH≡C–CH2–CH=C=CH2.
B. CH≡C–CH2–C≡C–CH3. D. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH.
Câu 3b: Một hiđrocacbon A mạch không phân nhánh có CTPT là C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB – MA= 214 đvC. CTCT của A có thể là :
A. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH. B. CH3–C≡ C–CH2–C≡CH.
C. CH≡C–CH(CH3)–C≡CH. D. CH3–CH2–C≡C–C≡CH.
Câu 4: Một mol hiđrocacbon X đốt cháy cho ra 5 mol CO2, 1 mol X phản ứng với 2 mol AgNO3/NH3.
CTCT của X là
A. CH2=CH–CH=CHCH3. B. CH2=CH–CH2–C  CH.
C. HC  C–CH2–C  CH. D. CH2=C =CH–CH=CH2.
3
Câu 5: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn 5
4
lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.
A. C4H6 và CH3–CH2–C  CH. B. C4H6 và CH2=C=CH–CH3.
C. C3H4 và CH3–C  CH. D. C4H6 và CH3–C  C–CH3.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là
A. But-1-in. B. But-2-in. C. Axetilen. D. Pent-1-in.
Câu 6b: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỷ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư
trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Vậy công thức của ankin X là
A. CH3CH2CH2-C≡CH B. CH3-CH2-C≡CH C. CH3-C≡C-CH3 D. CH3-C≡CH
Câu 7(A-14): Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3
trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,32. B. 0,34. C. 0,46. D. 0,22.
Câu 8(A-11): Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 9(A-11): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu
được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4
trong X lần lượt là:
A. CH≡C-CH3, CH2=CH-C≡CH. B. CH≡C-CH3, CH2=C=C=CH2.
C. CH2=C=CH2, CH2=CH-C≡CH. D. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2.
Câu 10(B-09): Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom
(dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X

A. 20%. B. 50%. C. 25%. D. 40%.

You might also like