You are on page 1of 18

Chương 6

SÀN PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

6.1 Giới thiệu chung về kết cấu sàn phẳng


6.1.1 Khái niệm kết cấu sàn phẳng BTCT
Kết cấu sàn phẳng thường có vị trí nằm ngang được tạo bởi các cấu kiện bản và
dầm (có thể không có). Kết cấu này trực tiếp chịu các tải trọng thẳng đứng như tĩnh
tải và hoạt tải thẳng đứng và được đặt lên các gối đỡ theo phương đứng là cột, vách
(tường BTCT), lõi. Hình 6.1 mô tả kết cấu sàn phẳng.

Hình 6.1 Kết cấu sàn phẳng

6.1.2 Các loại sàn phẳng BTCT


a) Theo phương pháp thi công

 Sàn toàn khối


 Sàn lắp ghép
 Sàn nửa lắp ghép

b) Theo sơ đồ kết cấu

 sàn có dầm (sàn sườn) gồm các loại như sau:

64
 Sàn sườn toàn khối có bản dầm (hình a )
 Sàn sườn toàn khối có bản kê bốn cạnh (b)
 Sàn ô cờ-sàn dày sườn (hình c)
 Sàn có dầm bẹt (hình d)
 Sàn có nhiều dầm (hình e)
 Sàn không dầm
 Sàn phẳng – sàn nấm (f, g)
 Sàn bóng (h)

a) Sàn làm có bản dầm b) Sàn có bản kê bốn cạnh

c) Sàn ô cờ d) Sàn có dầm bẹt

e) Sàn nhiều dầm f) Sàn phẳng

65
g) Sàn nấm h) Sàn bóng
Hình 6.2 Các loại kết cấu sàn
6.1.3 Phạm vi áp dụng sàn phẳng BTCT

Kết cấu sàn phẳng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:
 Trong Xây dựng dân dụng, công nghiệp: Sàn tầng, sàn mái
 Trong giao thông: các mặt cầu
 Trong các kết cấu móng bè, tường chắn, thành bể…
6.2 Sàn sườn toàn khối có bản làm việc một phương và hai phương
6.2.1 Phân biệt bản làm việc một phương và hai phương
Bản của sàn sườn thường được kê lên tường và dầm. Tùy thuộc vào vị trí của
tường và dầm mà ô bản có thể có hình dáng bất kì như hình tam giác, hình thang, hình
tròn, hình vuông, hay hình chữ nhật v.v.v…thường thì có dạng hình chữ nhật. Tùy
thuộc vào liên kết của ô bản có thể là ô bản đơn hay bản liên tục.
Ô bản đơn: khi sàn chỉ có một ô hoặc có nhiều ô nhưng rời nhau ra
Bản liên tục: khi có nhiều ô bản cạnh nhau được liên kết toàn khối với nhau
Tùy thuộc vào liên kết và kích thước theo hai phương của ô bản mà ta phân ra là
bản làm việc một phương và bản làm việc hai phương.
Bản làm việc theo một phương (hay còn gọi là bản loại dầm) khi:
- Bản chỉ có liên kết ở một cạnh hoặc hai cạnh đối diện nhau → Tải trọng
truyền theo một phương → Bản chịu uốn theo một phương (phương vuông góc với
cạnh có liên kết) hay còn gọi là bản loại dầm (Hình 6.3).

66
Hình 6.3 Bản loại dầm

- Bản có liên kết lớn hơn hoặc bằng hai cạnh kề nhau → Tải trọng truyền theo cả
hai phương (Hình 6.4). Tùy thuộc vào kích thước theo hai phương của ô bản (l1; l2) mà
bản được coi là làm việc một phương hay là làm việc hai phương. Trong tính toán thực
hành, bản được coi là làm việc một phương khi l2/l1 ≥ 2, khi đó chỉ cần tính toán theo
phương cạnh ngắn l1, bỏ qua việc tính toán theo phương cạnh dài l2. Còn khi l2/l1 < 2
cần phải tính bản theo cả hai phương l1 và l2. Hình 6.5a giới thiệu ô bản có kích thước
theo hai phương là l1 = 2000mm, l2 = 6000mm. Tỷ số l2/l1 = 3 > 2 nên tải trọng coi như
truyền theo một phương, theo phương l1, còn trên Hình 6.5b ô bản có kích thước l1 =
4000mm, l2 = 6000m. Tỷ số l2/l1 = 1,5 < 2 tải trọng truyền theo cả hai phương.

Hình 6.4 Bản có liên kết cả bốn cạnh

67
a) Tải trọng truyền theo một phương b)Tải trọng truyền theo hai phương
Hình 6.5 Bản làm việc một phương và hai phương

Trong kết cấu nhà cửa, mặt bằng kết cấu của sàn phụ thuộc vào mặt bằng kiến
trúc do đó ta thường gặp sơ đồ hỗn hợp gồm các ô bản làm việc một phương và hai
phương cạnh nhau (Hình 6.6). Các ô sàn ô1, ô3 tính như bản làm việc một phương còn
các ô sàn ô2, ô4, ô5 tính như ô bản làm việc hai phương.

Hình 6.6 Mặt bằng kiến trúc (a) và mặt bằng kết cấu (b)

68
a) Sàn một phương b) Sàn hai phương
Hình 6.7 Sàn phẳng bê tông cốt thép
6.2.2 Cấu tạo bản sàn sườn toàn khối
a) Kích thước ô sàn
Trong kết cấu nhà cửa bản sàn chủ yếu là bản liên tục và được đổ toàn khối với
dầm
 Nhịp của ô sàn:
Kích thước theo hai phương của một ô sàn là l1, l2 = = 2÷6m (có thể đến 10 m)
 Chiều dày sàn hb:
Chiều dày hb có thể chọn sơ bộ theo công thức sau:
D D
hb  L  L1
m m
Trong đó:
 m: hệ số phụ thuộc vào sơ đồ kết cấu và loại liên kết của ô bản :
 m = 30÷35: khi bản làm việc một phương
 m = 40 ÷45: khi bản làm việc hai phương
 D = 0,8 ÷ 1,4: Hệ số kể đến ảnh hưởng của tải trọng
Ngoài ra chiều dày sàn hb chọn còn phải thỏa mãn theo yêu cầu hb ≥ hmin. Theo
điều 8.2.2 TCXDVN 5574-2012 quy định:
hmin = 40mm đối với sàn mái
= 50mm đối với sàn nhà ở và công trình công cộng;
= 60 mm đối với giữa các tầng của nhà sản xuất;
= 70 mm đối với bản làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 và thấp hơn
b) Vật liệu
 Bê tông: thường dùng B12,5 ÷ B25 có thể dùng bê tông cấp độ bền cao hơn tùy
thuộc vào công trình
69
 Cốt thép:
- Cốt thép trong bản sàn vừa tham gia chịu lực và cốt phân bố, thường dùng
nhóm thép CI, CII. Các loại đường kính thường được sử dụng ϕ6, ϕ8, ϕ10, ϕ12.
- Cốt thép trong bản sàn thường được bố trí theo kiểu lưới cốt thép, thường được
bố trí làm hai lớp với khoảng cách a giữa các thanh trong lưới phải thõa mãn yêu cầu
cấu tạo như sau:
Cốt thép chịu lực
• Thép lớp dưới (cốt thép chịu mô men dương):
 200mm khi h b  150mm
70mm  a  
1,5hb mm khi h b  150mm
• Thép lớp trên (cốt thép chịu mô men âm): 100mm ≤ a ≤ 200mm
Cốt thép cấu tạo
- Cốt thép cấu tạo thường được lấy đường kính không lớn hơn đường kính cốt
thép chịu lực và đặt vuông góc với thép chịu lực.
- Khoảng cách giữa các cốt thép cấu tạo thường lấy: a = 25 ÷ 35cm và ≥ 3 thanh
trên 1 mét dài.
6.2.3 Sàn làm việc một phương
a) Sơ đồ tính toán:
Sàn gồm các ô bản kê liên tục có liên kết bốn cạnh với kích thước theo hai
phương là l2 ≥ 2l1 được tính theo bản một phương (phương cạnh ngắn). Để tính toán
cắt một dải bản có bề rộng một đơn vị (thường lấy b = 1m) để tính.

70
Hình 6.8 Mặt bằng và mặt cắt sàn làm việc một phương
b) Tải trọng tính toán:
 Tĩnh tải (kí hiệu g): Tải trọng trên bản sàn chủ yếu là trọng lượng bản thân các
lớp cấu tạo sàn thường được tính là tải phân bố đều trên mét vuông, ngoài ra, trong
một số trường hợp bản còn chịu tải trọng phân bố đều trên mét dài hoặc tải trọng tập
trung do trọng lượng các vách ngăn cố định đặt trên bản. Để tính tải trọng này thường
xem bản vẽ kiến trúc của công trình.
Ví dụ: Một sàn có cấu tạo gồm 4 lớp như hình vẽ ???
Tĩnh tải sàn trên 1 mét vuông là (với chiều dày sàn hb = 100mm):

g   ni i hi  414kG / m2  4,14 kN/ m2

Hình 6.8 Cấu tạo các lớp sàn toàn khối

 Hoạt tải (kí hiệu p): hoạt tải sử dụng trên sàn phụ thuộc vào chức năng sử dụng
của sàn (lớp học; phòng ở; thư viện, v.v…) được lấy theo tiêu chuẩn thiết kế của từng
quốc gia. Với công trình dân dụng và công nghiệp ở Việt Nam được lấy theo tiêu
chuẩn TCVN 2737-1995 hoặc được lấy theo tình trạng chất tải thực tế của công trình.

71
Ví dụ:
- Sàn nhà ở: p = 1,5÷2kN/m2
- Văn phòng, nhà hàng: p = 3÷4kN/m2 v.v…
Tải trọng toàn phần trên một mét vuông sàn là: q = g + p (kN/m2)
Với bản làm việc một phương, tải trọng tính toán cho dải bản có bề rộng b là
q = (g + p)b = g + p (kN/m) (bề rộng b = 1m)
Tải trọng từ sàn truyền vào dầm là tải trọng phân bố đều và theo một phương
c) Tính toán nội lực bản
Để tính toán nội lực cho bản ta có thể tính toán theo sơ đồ đàn hồi hoặc sơ đồ
khớp dẻo. Với các ô bản có nhịp bằng hoặc gần bằng nhau (hai nhịp cạnh nhau sai

hb
khác dưới 10%) có thể dùng các công thức lập sẵn như sau:
a
ql 2
bt /2 Môbmen
t /2
ở nhịpbbiên
df /2 và gối thứ 2: b dfM/2  b df /2
b df /2 b df /2 b df /2
l1 l1 11 l1
2
 Mô men ở các nhịp giữa và gối giữa: M  ql
p 16
g

lb lg lg

2 2 2 2
ql b ql g ql g ql g 2
ql g
11 16 16 16 16

2 2
2 ql g ql g
ql b 16
16
11
Hình 6.9 Sơ đồ tính toán và biểu đồ mô men bản làm việc một phương

d) Tính toán cốt thép trong dải bản sàn


Cốt thép chịu lực trong dải bản được tính toán như cấu kiện chịu uốn, tiết diện
chữ nhật đặt cốt đươc có kích thước tiết diện bxh = 1000xhb mm.
Có thể tính nhanh diện tích cốt thép như sau:
M
As 
0,9 Rs h0

- Với bản sàn h0 = h – (15÷20)mm


A
- Hàm lượng cốt thép:   bh .100%
s

0
72
- Hàm lượng cốt thép hợp lý cho bản sàn: 0,3% ≤ μ ≤ 0,6%

Ví dụ về bố trí cốt thép chịu lực trong sàn bản dầm:

A A

a) Mặt bằng bố trí cốt thép sàn


     

A-a
b) Mặt cắt bố trí thép sàn

73
 

b-b
c) Mặt cắt bố trí cốt thép sàn
Hình 6.10 Bố trí cốt thép sàn

6.2.4 Sàn làm việc hai phương


Bản làm việc hai phương khi tỷ số l2/l1 < 2. Bản có thể là ô bản đơn hoặc bản liên
tục liên kết theo các cạnh có thể là ngàm hoặc liên kết khớp.
Khi tính toán ô bản làm việc hai phương có thể tính theo các sơ đồ sau:

Hình 6.11 Sơ đồ tính các ô bản đơn

74
Tùy theo từng sơ đồ tính khác nhau mà trong bản có các nội lực khác nhau, có
thể được tính toán theo sơ đồ đàn hồi hoặc sơ đồ khớp dẻo. Để tính toán thường cắt hai
dải bản có bề rộng b bằng một đơn vị (thường lấy bằng 1m) theo mỗi phương để tính
toán. ví dụ với ô bản có liên kết ngàm cả bốn cạnh (ô 9), trong ô bản có 6 thành phần
mô men uốn (Hình 6.12)
 M , M : Mô men dương ở giữa nhịp
1 2

 M , M ’, M , M ’: mô men âm trên gối


I I II II

Hình 6.12 Các trường hợp mô men cho ô bản làm việc hai phương

Sau khi tính được nội lực ta đi tính toán và bố trí cốt thép cho từng trường hợp
nội lực như với sàn một phương. Hình 6.13 trình bày ví dụ bố trí cốt thép sàn làm việc
hai phương. Khác với sàn làm việc một phương thép chịu lực được bố trí theo cả hai
phương.

Hình 6. 13 Bố trí cốt thép sàn làm việc hai phương


75
6.2.5 Dầm trong sàn sườn
a) Khái niệm
Trong kết cấu sàn sườn thường gặp hai loại dầm đó là dầm chính (dầm khung) và
dầm phụ (dầm sàn). Dầm chính thường liên kết với cột, vách tạo thành kết cấu chịu (ví
vụ khung) chịu lực chính cho nhà. Dầm sàn trực tiếp đỡ bản liên kết với các dần khung
và tường chịu lực (vách). Có thể gặp trường hợp chỉ có dầm khung không có dầm sàn.
Dầm có thể là dầm đơn một nhịp hoặc dầm liên tục nhiều nhịp.
b) Khoảng cách và nhịp dầm
Khoảng cách giữa các dầm sàn thường được lấy như sau:
- Bản một phương thường chọn l1 = 2÷3,5m; l2 = 4÷6m
- Bản hai phương thường chọn l1 = 3 ÷ 5m; l2 = 4 ÷ 8m.
Với những sàn có mặt bằng rộng, khi lưới cột bố trí thưa hơn thì kích thước trên
có thể tăng lên.
c) Kích thước sơ bộ dầm
Kích thước sơ bộ của dầm cần được chọn theo điều kiện đủ khả năng chịu lực, có
độ võng trong phạm vi giới hạn, thỏa mãn các yêu cầu về kiến trúc và thuận tiện cho
thi công.
Có thể chọn sơ bộ theo công thức sau:

- Chiều cao dầm phụ: hdp   1  1  ldp


 12 20 
- Chiều cao dầm chính: hdp     ldc
1 1
 8 12 
1 1
- Với dầm con sol: hcs     lcs
5 8

- Bề rộng dầm: b = (0,3÷0,5)h


Để thuận tiện cho thi công nên chọn h là bội số của 50mm hoặc b có thể chọn là
bội số của 50mm hoặc 220mm.
Để dầm chịu lực tốt hơn thường chọn h > b tuy nhiên trong một số trường hợp do
yêu cầu của kiến trúc hoặc chiều cao dầm hạn chế có thể dùng dầm bẹt (b > h).
d) Tính toán cốt thép trong dầm
Để tính toán cốt thép trong dầm cần lập sơ đồ tính toán, xác định nhịp dầm, các
loại tải trọng tác dụng lên dầm, tính toán và vẽ hình bao mô men, lực cắt sau đó tính
toán cốt thép dọc và cốt đai như các bài toán cấu kiện chịu uốn (xem chương 4).
6.3 Các loại sàn khác
6.3.1 Sàn ô cờ

76
a) Khái niệm
Sàn ô cờ là một dạng đặc biệt của sàn sườn có hệ dầm trực giao theo cả hai
phương, Hệ dầm này chia sàn thành nhiều ô bản có kích thước mỗi cạnh (a,b) thường
nhỏ hơn 2m. Hệ dầm trực giao này có thể được bố trí song song với cạnh sàn (hệ dầm
khung), hoặc bố trí theo phương hợp với hệ cạnh sàn một góc 45o. Hệ dầm trực giao
này có kích thước giống nhau và được kê lên các gối đỡ là dầm khung.
Chiều cao dầm sàn có thể lấy như sau:

1 1 
h    l
 18 20 
Trong đó l là nhịp của dầm khung.

Hình 6.14 Mặt bằng và mặt cắt sàn ô cờ

Hình 6.15 Cốt thép sàn ô cờ

77
Hình 6.16 Sàn ô cờ (two-way joist slab) Regency House Apartments San Antonio

b) Đặc điểm
- Sàn có trọng lượng nhẹ hơn so với sàn đặc nhờ có phần bê tông chịu kéo đã
được bỏ đi
- Giảm chiều cao tầng
-Sàn có trọng lượng nhẹ nên làm cho kết cấu có nhịp lớn hơn
- Bố trí không gian sử dụng linh hoạt và đẹp
- Chịu tải trọng động đất tốt,
- Chống cháy tốt
- Chống rung tốt
- Dễ thi công và kiểm tra chất lượng
c) Ứng dụng
Sàn ô cờ được dùng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
như:
- Nhà cao tầng (nhà ở, khối văn phòng)
- Bệnh viện
- Trung tâm thương mại
- Nhà để xe v.v…
6.3.2 Sàn không dầm (flat slab)
a) Khái niệm
Kết cấu sàn không dầm thường gồm hai loại sau:
78
- Sàn phẳng là sàn không có dầm chỉ có bản sàn kê trực tiếp trên cột (Hình 6.16)
- Sàn nấm là sàn phẳng mà trên các đầu cột có thêm các mũ cột để tăng khả năng
chịu lực cho sàn (Hình 6.17).

Hình 6.16 Sàn phẳng

Hình 6.17 Sàn nấm


79
b) Đặc điểm
Sàn nấm thường có nhịp từ 4m đến 8m với bê tông cốt thép thường và trên 7m
với bê tông cốt thép ứng lực trước, với sàn BTCT thường có chiều dày thường lấy
bằng 1/30 nhịp.
So với sàn sườn, sàn không dầm còn có các ưu điểm sau:
- Giảm được chiều cao nhà
- Việc làm ván khuôn đơn giản và dễ dàng bố trí cốt thép, thi công nhanh hơn
- Sàn nấm có mặt dưới phẳng nên việc chiếu sáng và thông gió tốt hơn sàn có
dầm
- Ngăn chia các phòng trên mặt sàn cũng sẽ linh hoạt và rất thích hợp với các bức
tường ngăn di động.
Tuy nhiên, vì không có dầm nên thường chiều dày bản lớn hơn bản sàn sườn, tốn vật
liệu và tăng tải trọng lên cột và móng. Độ cứng tổng thể thấp hơn sàn sườn.
c) Ứng dụng
- Dùng nhiều trong sàn nhà nhiều tầng như sàn nhà văn phòng, chung cư, trường học,
bệnh viện, v.v…
6.3.3 Sàn bóng (Bubble Deck slab)
a) Khái niệm
Sàn bóng giống như sàn thường chỉ khác là ta thay thế những phần bê tông không
tham gia chịu lựa bằng những quả bóng nhựa tái chế. Nhờ vậy mà trọng lượng của sàn
được giảm đến 35%.
b) Đặc điểm
- Giảm trọng lượng kết cấu
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
- Thi công nhanh
- Thông số của một vài sàn bóng như trong Bảng 6.1
Bảng 6.1 Một số loại sàn bóng
Trọng
Độ dày Loại bóng
Loại sàn Nhịp (m) lượng
sàn (mm) (mm)
(Kg/m2)
BD230 230 Ø 180 7-10 370
BD280 280 Ø 225 8-12 460
BD340 340 Ø 270 9-14 550
BD390 390 Ø 315 10-16 640
BD450 450 Ø 360 11-18 730

80
c) Ứng dụng của sàn bóng
- Dùng nhiều trong sàn nhà nhiều tầng như sàn nhà văn phòng, chung cư, trường
học, bệnh viện, v.v…

Hình 6.18 Thi công sàn bóng

81

You might also like