You are on page 1of 10

NỘI DUNG ÔN TẬP

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1. Khái niệm nghiên cứu khoa học? Nêu các đặc điểm của nghiên cứu khoa
học? Cho ví dụ? Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học?
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những
điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật
mới để cải tạo thế giới.

Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học:

1.    Tính hướng mới:

Hướng về cái mới, tìm kiếm cái mới. Lặp lại cái đã có là điều tối kị trong nghiên
cứu khoa học.

Đòi hỏi chủ thể phải có sự sáng tạo trong các giả định của mình, có tri thức và đạo
đức khoa học, có phương pháp xác định rõ được phương diện nghiên cứu.

2.    Tính khách quan:

Phản ánh đúng, chân thực nhất các quá trình trong thực tiễn.

Đòi hỏi người nghiên cứu phải nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách khách quan,
không bị chi phối bởi các cảm xúc cá nhân hay các yếu tố chủ quan. Phối hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu để giảm tính chủ quan.

3.    Tính kế thừa:

Hoạt động nghiên cừu khoa học không phải là của một cá nhân, mà phải có sự tiếp
nối liên tục từ thành quả của nhiều thế hệ.

4.    Tính độc đáo cá nhân:

Mỗi công trình nghiên cứu phải phản ánh tính chất độc đáo riêng biệt của cá nhân.
Thành tựu cũng thuộc về cá nhân.
5.    Tính mạo hiểm:

Nghiên cứu không bao giờ chắc chắn 100% thành công. Đòi hỏi tính trung thực
của người nghiên cứu.

6.    Tính thông tin:

Mọi kết quả nghiên cứu dù thất bại hay không thì đều có tính thông tin: thông tin
định tính, thông tin định lượng, những phương pháp xử lí thông tin, các luận cứ
khoa học và cách chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết khoa học.

7.    Tính chính xác và độ tin cậy:

Cần đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cho các số liệu hay dữ kiện, đặc biệt khi
dùng phương pháp đo lường để đánh giá sự vật hiện tượng.

8.    Tính phi kinh tế:

Nghiên cứu khoa học là đáp ứng nhu cầu sáng tạo của chủ thể nghiên cứu, không
thể đánh giá sản phẩm bằng phương pháp định tính hay định lượng.

Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào phạm vi đối tượng nghiên
cứu..

Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học:

Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là việc tuân thủ những chuẩn mực được cộng
đồng khoa học công nhận.

Nguyên tắc không gây hại

Nguyên tắc tự nguyện tham gia

Nguyên tắc bảo mật thông tin

Nguyên tắc tránh gây tổn thương cho khách thể nghiên cứu

2. Hãy nêu cách viết tên đề tài?


Để đặt được một tên đề tài nghiên khoa học cứu hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh, cần
nắm rõ những nguyên tắc sau:

Tên đề tài phải rõ ràng, súc tích, thể hiện được vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu.
Về nguyên tắc chung, tên đề tài nên ít chữ nhất có thể, nhưng chứa đựng một
lượng thông tin cao nhất.

Từ ngữ sử dụng trong tên đề tài phải đơn nghĩa, tránh sử dụng những từ đa nghĩa vì
sẽ dễ gây hiểu lầm, sai ý nghĩa của bài nghiên cứu. 

Tên đề tài phải có mối liên hệ thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm
vi và ý nghĩa của bài nghiên cứu. 

Các bạn nên tư duy, sáng tạo ra một cái tên đề tài mới, tránh trùng lặp với những
đề tài đã được nghiên cứu và công bố trước đó. 

Không sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất bất định về thông tin như: Về, bàn
về, một số phương pháp, tìm hiểu về vấn đề, thông tin về,… Những từ và cụm từ
này sẽ khiến cho vấn đề nghiên cứu không được xác định rõ ràng, lan man. 

Không sử dụng các từ, cụm chỉ mục đích cho tên đề tài như: Nhằm, góp phần, để,
… Những từ này sẽ làm loạn thông tin, không thể hiện được trọng tâm. 

Không nên sử dụng các ký tự viết tắt vào việc đặt tên đề tài. Bởi nếu sử dụng thuật
ngữ chuyên ngành thì chỉ có người thuộc chuyên ngành đó mới có thể hiểu được.
Điều này sẽ gây khó khăn cho những người theo dõi bài nghiên cứu, đặc biệt là
những người không chung lĩnh vực. 

Không đặt tên đề tài quá dài vì như vậy sẽ khó tạo ấn tượng sâu với người đọc.
Thông thường, tựa đề của bài nghiên cứu sẽ được đặt < 20 từ. 

3. Mục tiêu nghiên cứu là gì? Tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu tốt?
Mục tiêu nghiên cứu là các vấn đề, những cái đích mà cuộc nghiên cứu hướng
đến để làm rõ nghĩa.
Tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu tốt:

Cụ thể (S - Specific): phải nêu được cụ thể nghiên cứu sắp làm gì? ở đâu?

Đo lường được (M – Measurable): bắt đầu bằng các động từ có thể đo lường được
(xác định, so sánh, mô tả, phân tích...) tránh các động từ chung như (tìm hiểu, nắm
được nghiên cứu ...)

Có thể đạt được (A – Achievable): Mục tiêu đề ra phải có khả năng thực hiện
được.

Mang tính thực tế (R - Realistic): Mục tiêu đề ra phải phù hợp với tình hình thực
tế.

Có thời gian hạn định (T - Time - bound): dự định mục tiêu đề ra phải đạt được
trong bao lâu.

4. Phân biệt đối tượng và khách thể nghiên cứu? Cho ví dụ minh họa đối tượng
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thường được xác định trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu
hay mục tiêu nghiên cứu, là bản chất hoặc sự vật hiện tượng cần được xem xét, làm
rõ.
Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ
người nghiên cứu cần khám phá. 

Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu VD

Nghiên cứu những tác động của quá trình


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề cơ Thanh niên tìm việc làm tại nông thôn 1
hội việc làm của thanh niên nông thôn

Nhận diện cơ cấu cây trồng, vật nuôi vùng Cây trồng, vật nuôi vùng đồng bằng sông
2
đồng bằng sông Hồng Hồng
Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở Người cao tuổi gặp phải tình trạng mất
3
người cao tuổi trong những năm gần đây ngủ

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên đại học
Sinh viên các khối ngành của đại học A 4
A

5. Câu hỏi nghiên cứu là gì? Thế nào là câu hỏi nghiên cứu tốt?
Khái niệm:

Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề của một đề tài nghiên cứu khoa học đang
trong trạng thái nghi vấn tạm thời. Tức là nhất thời tác giả chưa thể tìm ra câu trả
lời chính xác. 

Câu hỏi NC tốt là:

Thể hiện câu hỏi phải rõ ràng, tập chung vào đúng trọng tâm vấn đề cần nghiên
cứu, không dài dòng, lan man, khiến người được hỏi hiểu sai ý của câu hỏi. 

Câu hỏi nghiên cứu phải phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, không quá
rộng hoặc cũng không quá hẹp. Nếu vi phạm sẽ gây khó khăn trong việc khảo sát
câu trả lời. 

Câu hỏi nghiên cứu khoa học cần đảm bảo tính logic, không nên lựa chọn các câu
hỏi quá khó hoặc quá dễ để trả lời. 

Các bạn cần xác định được mục đích chính của các câu hỏi nghiên cứu là tìm ra
câu trả lời phù hợp, làm tăng mức độ khả thi cho việc thực hiện đề tài. 

Tác giả cần lựa chọn những câu hỏi dạng phân tích hơn là các câu hỏi dạng mô tả.
Vì khi đặt câu hỏi phân tích, các bạn sẽ dễ dàng khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh
hơn. 

6. Mẫu nghiên cứu là gì? Tại sao cần phải chọn mẫu nghiên cứu? Trình bày
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và ngẫu nhiên hệ thống?
Khái niệm:
- Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo cách thức nhất định với một
dung lượng hợp lý.
- Mẫu phải đại diện cho tổng thể
- Mẫu có thể suy rộng cho tổng thể
Tại sao phải chọn mẫu:
- Tiết kiệm nhân lực, thời gian, tiền bạc, thông tin thu được có tính thời sự, cập
nhật
- Có thể tuyển chọn điều tra viên có trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm tốt, có điều
kiện huấn luyện tốt
- Phản ánh nhiều khía cạnh, nội dung của hiện tượng cần nghiên cứu
- Nếu mẫu đủ lớn, phương pháp chọn đảm bảo có thể đại diện cho tổng thể, kết quả
nghiên cứu suy rộng được cho tổng thể
Các bước chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:
 Lập danh sách toàn bộ đơn vị của tổng thể (khung chọn mẫu)
 Gán cho mỗi đơn vị trong danh sách của tổng thể một số thứ tự từ 1 cho đến
hết
 Từ bảng số ngẫu nhiên, lấy ra một lượng số ngẫu nhiên bằng cỡ mẫu (dung
lượng mẫu)
 Chọn đến khi đủ cỡ mẫu (dung lượng mẫu)
Các bước chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
 Lập khung mẫu (danh sách tổng thể theo vần a, b, c)
 Xác định bước chọn: k = N/n
 Trên khung mẫu, cứ cách một khoảng k thì chọn một đơn vị cho đến khi đủ cỡ
mẫu

7. Phỏng vấn sâu là gì? Hãy nêu mục đích và ưu điểm, hạn chế của phỏng vấn
sâu.
Khái niệm
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính, cho
phép đối thoại, thảo luận trực tiếp. PVS giúp thu thập thông tin về suy nghĩ, cảm
xúc, hành vi của con người nhằm tìm hiểu quan điểm, kinh nghiệm, niềm tin; tìm
hiểu bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng.

Mục đích

 Để biết sâu về kinh nghiệm hay quan điểm của đối tượng nghiên cứu;

 Dựa vào thông tin thu được để tìm hiểu một vấn đề;

 Để nghiên cứu những vấn đề nhạy cảm và khó nói;

 Để bổ sung thông tin sâu hơn cho phỏng vấn bảng hỏi;

 Để xác định trọng tâm nghiên cứu hoặc thăm dò những vấn đề mới, nhạy cảm
(sử dụng trong nghiên cứu khám phá)

Ưu điểm

 Cung cấp nhiều thông tin chi tiết về suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cảm xúc…
của người trả lời phỏng vấn

 Tính linh hoạt

 Tạo bầu không khí thoải mái, thư giãn hơn để thu thập thông tin

Nhược điểm

 Có thể chịu ảnh hưởng bởi tính chủ quan, thành kiến của người trả lời và người
phỏng vấn
 Mất nhiều thời gian (chuẩn bị, tiến hành, xử lý thông tin)
 Người PV cần có kỹ năng cao trong khai thác thông tin và hiểu biết về vấn đề
NC.
 Thông tin không có tính khái quát hóa (mẫu nhỏ, không ngẫu nhiên)

8. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung là gì? Khi nào cần sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm tập trung? Nêu ưu điểm, hạn chế của phương pháp
này?
Khái niệm
Thảo luận nhóm tập trung là một thảo luận có cấu trúc được sử dụng để thu thập
các thông tin sâu (thông tin định tính) của một nhóm người về một chủ đề nhất
định. Mục đích của thảo luận nhóm tập trung là thu thập các thông tin về quan
điểm, niềm tin, thái độ, nhận thức, không phải đạt tới sự đồng thuận hoặc ra
quyết định

Trường hợp áp dụng


 Giải thích kết quả từ các nghiên cứu định lượng
 Nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về những sự kiện, nhất là tìm hiểu về động cơ,
nguyên nhân của chúng
Ví dụ: Đánh giá thái độ của sinh viên đối với người đồng tính, nhận thức của sinh
viên về tình trạng nạo phá thái/sống thử của tuổi vị thành niên; Đánh giá việc áp
dụng các quy chế mới…
 Được sử dụng trong nghiên cứu thị trường: Đánh giá nhanh về cảm nhận và
thái độ của khách hàng đối với những sản phẩm mới
 Xác định nhu cầu cho một chương trình, một dịch vụ
 Thử nghiệm ý tưởng, kế hoạch, chương trình, dịch vụ, chính sách trước khi
giới thiệu

Ưu điểm

 Thông tin sâu sắc vì đi sâu vào chủ đề nhất định

 Tính tương tác cao, thúc đẩy việc xây dựng câu trả lời dựa trên câu trả lời của
người khác

 Có thể xuất hiện những vấn đề, chủ đề mới không trong kế hoạch của nhà
nghiên cứu

 Tiết kiệm thời gian do phỏng vấn nhiều người một lúc

Nhược điểm

 Áp lực xã hội có thể hạn chế sự thể hiện hành vi và ý kiến khi tham gia thảo
luận (nói trước đám đông làm nhiều người e ngại)

 Định kiến của người điều hành và quan điểm tiêu cực của một số thành viên có
thể chi phối cuộc thảo luận
 Nếu chọn lựa người thảo luận nhóm không tốt dễ dẫn đến xu hướng những
người khác cùng theo

 Khó tập hợp

9. Thế nào là phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi? Cho ví dụ về câu hỏi
mở, câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tùy chọn?
Khái niệm

 Phỏng vấn cấu trúc

 Người đi phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để đưa ra các
câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin từ người trả lời

Câu hỏi mở

 Là những câu hỏi mà không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị trước.

 Người trả lời được trả lời theo suy nghĩ bản thân

Ví dụ:

- Tại sao anh/chị ủng hộ hôn nhân của người đồng tính?

- Theo anh/chị, sinh viên HVPNVN có những ưu điểm gì

Câu hỏi đóng

 Là loại câu hỏi luôn luôn kèm theo các câu trả lời được chuẩn bị trước

Ví dụ:

Anh/chị hiện nay đang học ở khoa nào của Học viện Phụ nữ Việt Nam?

A. Khoa Công tác xã hội

B. Khoa Quản trị kinh doanh

C. Khoa Luật

D. Khoa Giới và phát triển


Câu hỏi đóng tùy chọn

 Là câu hỏi mà người trả lời có thể được chọn một hay một vài câu trả lời được
đưa ra.

Ví dụ: Anh/chị thường thấy xung quanh nhà mình có những hình thức bạo lực gia
đình nào?

A. Bạo lực thể chất

B. Bạo lực tinh thần

C. Bạo lực kinh tế

D. Bạo lực tình dục

You might also like