You are on page 1of 2

Revision_vật lý

1. Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng


- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.
2. Dòng điện xoay chiều
- Khái niệm: dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều
- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
 Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
 Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
3. Năng lượng hao phí khi truyền tải điện:
- Truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn có nhiều thuận tiện hơn so với
việc vận tải các nhiên liệu có dự trữ các dạng năng lượng khác như than
đá, dầu lửa,.. Tuy vậy, dùng dây dẫn để truyền tải điện năng đi xa sẽ có
một phần điện năng bị hao phí do tỏa nhiệt trên dây dẫn.
4. tính chất ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ
- Gọi f là tiêu cự của TKHT, d và d’ là khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu
kính
 Khi d<f  cho ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật
 Khi f<d<2f  cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật
 Khi d= 2f  cho ảnh thật ngược chiều với với vật và lớn bằng vật
 Khi d> 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
5. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
- Tkht có phần rìa mỏng hơn phần giữa
- Một chùm tia tới song song ới trúc chinh của thấu kính hội tụ cho chùm
tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
- Tkht được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường à thủy tinh hoặc nhựa
trong suốt)
R . P2
6. Công thức tính điện năng hao phí Php=
U2
7. Biện pháp giảm hao phí điện năng
- Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tốt nhất là
tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
- Note:
 Không dung dây có kích thước lớn  chi phí vật liệu làm cột chống
đỡ, dây dẫn tốn ké
8. Cấu tạo và công thức tính của máy biến thế
- Câu tạo: gồm 2 bộ phận chính
 2 cuộn dây: sơ cấp và thứ cấp có số vòng n1,n2 khác nhau được cách
điện với nhau
 Lõi sắt (thép) có pha silic dung chung cho cả 2 cuộn dây
U1 n1
- Công thức tính của máy biến thế: U 2 = n 2
9. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng truyền từ môi trường
trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân
cách 2 môi trường
- Mối liên hệ:
 Khi tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh, góc khúc xạ luôn nhỏ hơn
góc tới
 Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng
 i = 0° r = 0° tia sáng không bị gãy khúc khi đi qua mặt phẳng 2
môi trường
10. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ
- Tia tới đi đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của
tia tới
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm
- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
11. Biết cách vẽ ảnh đúng tỉ lệ
12. Biết vận dụng kiến thức hình học để tính toán
13. Giải đc bài tập về thấu kính hội tụ

You might also like