You are on page 1of 2

Câu 1:

_ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các phân tử, nguyên
tử có khoảng cách.
_ Các phân tử không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của vật càng
cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 2:

_ 1. Nhiệt năng: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ
của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật
càng lớn

2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng: Nhiệt nặng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực
hiện công hoặc truyền nhiệt.

Câu 3:

Nhiệt lượng: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt. Đơn  vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J).

Câu 4:

1. Sự dẫn nhiệt: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này
sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Ví dụ : Hơ nóng một đầu thanh kim loại, lát sau đầu kia cũng nóng lên

2. Tính dẫn nhiệt của các chất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Lưu ý: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
chứ không truyền được theo chiều ngược lại.

Câu 5;

1. Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức
truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
VD: khi đun nước, dòng nc bên dưới sẽ nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nc ở phía
trên lạnh và nặng hơn nên đi xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu.

Câu 6:
Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy
ra cả ở trong chân không.
VD: năng lượng Mặt trời chiếu xuống Trái đất bằng bức xạ nhiệt.

Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng
xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều

Câu 7:

1. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ? Nhiệt lượng vật
cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của
chất làm vật.

2. Công thức tính nhiệt lượng: Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là
nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (độ C hoặc K), c là nhiệt
dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

3. Nhiệt dung riêng của một chất: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để
làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1 độ C

Câu 8:

1. Nguyên lí truyền nhiệt

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai
vật bằng nhau.

- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

2. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra và Qthu vào 


Lưu ý: Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng công thức: Q = c . m . ∆t, nhưng trong đó 

∆t = t1 – t2, với t1 là nhiệt độ ban đầu còn t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.

You might also like