You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ

QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHO


KỸ SƯ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT


Các chức năng chính: vận hành, tiếp thị, tài chính. Sản xuất/ Vận hành sử dụng nhân lực nhiều nhất và nguồn đầu
tư tài sản lớn nhất.
Vận hành là:
 Phát triển/ thiết kế sản phẩm.
 Xác định công suất/ năng lực có thể đáp ứng cho khách hàng.
 Bố trí mặt bằng làm việc.
 Sắp xếp kế hoạch thực hiện các đơn hàng.
 Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tầm quan trọng của qlsx:
 Sản xuất là một quá trình chuyển hóa đầu vào thành đầu ra
 Quá tình chuyển hóa đc gọi là có hiệu năng khi giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu vào, và trong trường hợp
này ta nói quá trình chuyển hóa tạo ra giá trị gia tăng
Tất cả các chức năng khác để hỗ trợ cho chức năng điều hành tác nghiệp - SX:
 Tiếp thị: nhận các dự báo về nhu cầu khách hàng cũng như thông tin phản hồi từ khách hàng.
 Tài chính: các vấn đề liên quan đến đầu tư tài chính, kinh phí, và những yêu cầu của cổ đông.
 Nhân sự: với Nhân sự – các vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, thuê mướn cũng như sa thải công nhân.
 Cung tiêu: để đặt các yêu cầu mua sắm vật tư và NVL cho SX.

1|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Quản lý sản xuất: tham gia vào hệ thống sản xuất, quản lý hệ thống và các yếu tố đầu vào, phối hợp các yếu tố đó
nhằm tạo ra các sản phẩm đầu ra. Dựa vào hai dạng quá trình sản xuất cơ bản là quá trình gián đoạn và quá trình liên
tục.
Mục tiêu: tăng hiệu quả của quá trình tạo giá trị gia tăng.
10 quyết định OM:
 Thiết kế hàng hóa và dịch vụ
 Chất lượng
 Hoạch định quá trình sản xuất
 Chọn lựa vị trí
 Bố trí mặt bằng
 Thiết kế công việc
 Quản lý chuỗi cung ứng (make or buy decision)
 Tồn kho
 Hoạch định & lập tiến độ sản xuất
 Bảo trì
Xác định chất lượng kỳ vọng của khách hàng, thiết lập các chính sách và quy trình để đo lường và đạt được chất
lượng đó là một trong 10 quyết định chiến lược của các nhà quản lý vận hành.
Xu hướng mới trong quản lý vận hành:
 Hướng đến toàn cầu (Global Focus) - tập trung vào địa phương/ quốc gia: Hệ thống thông tin, vận tải
phát triển đáng tin cậy và chi phí thấp.
 Just-in-time shipments ( giao hàng đúng lúc) – giao hàng theo lô lớn: Gánh nặng của chi phí vốn tạo áp
lực phải giảm tồn kho.
 Quan hệ cộng sự trong chuỗi cung ứng (Supply-chain partnering) – mua nvl giá thấp: Đòi hỏi cao về CL
đòi hỏi sự tham gia của NCC trong quá trình phát triển SP mới.
 Phát triển sản phẩm mới nhanh (Rapid product development) – thời gian phát triển sp mới dài: Vòng đời
SP ngắn, việc giao tiếp quốc tế dễ dàng, sự phát triển của CAD, hợp tác quốc tế trong thiết kế.
 Mass customization ( sx hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng) – tiêu chuẩn hóa sp: Thị trường toàn
cầu, sản yêu cầu về sản xuất linh hoạt gia tăng.
 Trao quyền cho nhân viên, làm việc theo nhóm & sản xuất tinh gọn – chuyên môn hóa lao động: Thay
đổi trong phong cách quản lý, dễ dàng tìm kiếm & truyền đạt kiến thức – thông tin.

2|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Sản xuất thân thiện với môi trường, Green manufacturing, Đạo đức KD – tập trung vào việc tiết kiệm:
Các vấn đề về môi trường, ISO 14000, chi phí xử lý rác thải tăng.
Các chiến lược trong quản lý sản xuất:
 Dẫn đầu về chi phí:
 Chi phí hoạt động thấp nhất -> giá thành sản phẩm thấp.
 Dẫn đầu về CP thấp giúp đạt giá trị tối đa được xác định bởi khách hàng.
 CP thấp KHÔNG hàm ý là giá trị thấp hay chất lượng thấp.
 Khác biệt hóa:
 Cung cấp sự độc đáo.
 Xác định mọi yếu tố về SP, dịch vụ ảnh hưởng đến giá trị tiềm năng của khách hàng:
 Sự tiện lợi.
 Dịch vụ khách hàng.
 Dịch vụ hậu mãi.
 Đáp ứng nhanh:
 Linh hoạt: đáp ứng sự thay đổi trên thị trường (kiểu dáng, khối lượng hàng hóa)
 Đáp ứng nhanh và đáng tin cậy:
 Phát triển và giao nhận hàng hóa đúng lúc.
 Kế hoạch đáng tin cậy.
 Sự nhanh nhạy: tốc độ trong thiết kế, sản xuất, giao nhận.
HOẠCH ĐỊNH
 Hoạch định dài hạn (> 12 tháng) (hay hoạch định chiến lược): các vấn đề rộng như dây chuyền SX, đưa vào
sử dụng hay loại đi các phương tiện SX, thay thế thiết bị.
 Hoạch định trung hạn (từ 1 tháng đến 12 tháng) liên quan đến việc cung ứng nguyên vật liệu hay việc sử
dụng nhân lực.
 Hoạch định ngắn hạn cho việc thực thi hiện tại: giải quyết những việc cụ thểtrong điều độ tác nghiệp.

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT DỰ BÁO


GIỚI THIỆU:
Quy trình dự báo:
 Xác định đối tượng
 Thu thập dữ liệu quá khứ

3|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Xác định hình dạng/ quy luật của dữ liệu
 Chọn mô hình dự báo phù hợp
 Thực hiện dự báo cho 1 thời đoạn
 Kiểm tra độ chính xác của số liệu dự báo
 Quyết định chọn mô hình hiện tại hay mô hình khác.
 Dự báo cho cả thời đoạn mong muốn.
 Điều chỉnh số liệu dự báo dựa vào các thông tin định tính.
 Kiểm soát các KQ và sai số.
ĐẶC TRƯNG CỦA DỰ BÁO:
Kỹ thuật dự báo có thể áp dụng:
 Kỹ thuật định lượng: thể hiện các mối liên hệ của các đại lượng (thông số) bằng biểu thức/mô hình toán.
 Kỹ thuật định tính: dựa trên phỏng đoán, cảm nhận của người dự báo.
 Kiểm soát sai số bởi vì dự báo thì thường không chính xác.
Các PP định lượng: có thể nhóm lại thành hai loại:
 Loại 1: số liệu quá khứ là số chỉ thị của số liệu tương lai. (Mô hình ngoại suy, chuỗi thời gian hay mô hình
ánh xạ: kỹ thuật làm trơn, kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian)
 Loại 2: mô hình nhân quả với giả thiết là đại lượng cần dự báo là hàm số của các biến số độc lập khác
Các mô hình định tính (chủ quan) -> dự báo dài hạn. Mô hình định tính cũng được dùng để hỗ trợ mô hình định
lượng (khi thiếu thông tin, sản phẩm mới,…)
Thời đoạn dự báo tổng quát:
 Dự báo dài hạn quan tâm đến việc xác định chiều hướng thay đổi dài hạn của đại lượng cần dự báo.
 Dự báo trung hạn thích hợp cho việc tổng hợp các nhân tố theo mùa.
 Dự báo ngắn hạn thì cần thiết cho việc điều độ và các mức độ tồn kho..
Kỹ thuật áp dụng:
 Mô hình dài hạn ta dùng kỹ thuật dự báo định tính,
 Mô hình trung hạn ta sử dụng mô hình nhân quả
 Mô hình ngắn hạn ta dùng kỹ thuật chuỗi thời gian(ánh xạ)
Các dạng thức của dữ liệu quá khứ theo thời gian:
 Đường xu hướng (trend)
 Chu kỳ (Cycle)
 Tính mùa vụ (Seasonal pattern)

4|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Có xu hướng kèm tính mùa vụ (Trend with seasonal pattern)
Chi phí dự báo:
 Chi phí chính => chi phí cố định cho việc xây dựng mô hình, thu thập và thao tác trên dữ liệu (máy tính và
nhân lực);
 Chi phí để thực hiện kỹ thuật và chi phí phụ thuộc vào độ không chính xác của kỹ thuật.
Tính dễ hiểu của dự báo: Nhà quản lý sẽ không dùng kỹ thuật nào họ không hiểu
KỸ THUẬT DỰ BÁO ĐỊNH TÍNH ( CHỦ QUAN):
Nếu số liệu quá khứ có sẵn, tin tưởng được và thích hợp => các phương pháp dự báo định lượng sẽ cực kỳ hữu dụng.
Có nhiều trường hợp dùng đến các phương pháp dự báo định tính.
PP “Quan điểm của người quản lý”:
 Phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng: thu thập các số liệu dự báo (dự đoán) của một số người quản lý cấp
cao, thể hiện qua các Báo cáo hoặc phát biểu.
 Hai mục tiêu trong quá trình tổng hợp:
 Phải loại bỏ những dự báo hoàn toàn trái ngược làm ảnh hưởng đến số liệu dự báo toàn bộ
 Phải loại nhà quản lý lấn át số liệu dự báo toàn bộ
 Hai vấn đề cần lưu ý là:
- Thứ tự trình bày số liệu dự báo và
- Trọng số cho từng quan điểm cá nhân
 Rà soát, xem lại của dự báo tổng hợp này.
PP “Delphi”:
 Kỹ thuật Delphi là PP để tổng hợp quan điểm của chuyên gia.
 Có tính vô danh và tính phản hồi.
 Nhược điểm:
 Thời gian dài dẫn đến các ý kiến sẽ lẫn lộn, khó phân biệt.
 Khó khăn khi chọn lựa chuyên gia,
 Cuối cùng là ngay cả khi đạt được một sự thống nhất, nó có thể sai!
PP “Tổng hợp từ lực lượng bán hàng”:
 Dự báo từ lực lượng bán hàng => Phương pháp “gốc của cỏ”.
 Cảm nhận sản phẩm nào sẽ bán được hoặc không, cũng như lượng bán được sẽ như thế nào.
 Thuận lợi (về mặt lý thuyết): lực lượng bán hàng là lực lượng đạt tiêu chuẩn nhất để giải thích về nhu cầu
của SP, đặc biệt là trong vùng bán hàng của họ.

5|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Bất lợi: lực lượng bán hàng có thể trở nên “quá lạc quan” về dự báo của họ nếu họ tin rằng một dự báo thấp
có thể dẫn đến việc sa thải công nhân. Điều ngược lại cũng được suy diễn tương tự.
 Khuyến khích lực lượng này có dự báo tốt là có những thưởng và phạt cho dự báo tốt và xấu.
ĐO LƯỜNG SAI SỐ DỰ BÁO:
Độ lệch:
∑ni=1(giá trị thực − giá trị dự báo)i
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ =
n
 Nhược điểm: sai lệch dương có thể bù trừ cho sai lệch âm giá trị của độ lệch nhỏ
Sai số chuẩn:
 Sai số bình phương trung bình MSE:
𝑛
∑𝑖=1(𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑜ạ𝑛 𝑡ℎứ 𝑖)2
𝑀𝑆𝐸 =
𝑛
 Sai số chuẩn SE:
𝑆𝐸 = √𝑀𝑆𝐸
Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD:

∑ni=1|sai số trong thời đoạn thứ i|


MAD =
n
KỸ THUẬT DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG:
Trung bình di động: Chỉ tính trung bình của n dữ liệu quá khứ gần nhất
 Ưu điểm: Chỉ cần lưu trữ ít số liệu, việc cập nhật cũng đơn giản.
 Xác định n: Thử nhiều số n khác nhau, tính toán dự báo cho từng trường hợp rồi so sánh độ lệch tuyệt
đối trung bình cho mỗi phương án. Phương án n nào cho trị số độ lệch nhỏ nhất sẽ là phương án thích
hợp nhất cho chuỗi số liệu tương ứng
Trung bình di chuyển có trọng số:
 Trọng số khác nhau được gán cho các thời điểm khác nhau
 Thường trọng số lớn nhất được gán cho dữ liệu gần nhất và trọng số sẽ giảm dần cho các dữ liệu xa
hơn
 Tổng các trọng số phải bằng 1.
 Ví dụ:
 Nếu trọng số được dùng là 0.5; 0.3; và 0.2
 Giá trị dự báo cho tuần kế tiếp sẽ là:

6|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
0.5x(dữ liệu tuần vừa rồi) + 0.3x(dữ liệu 2 tuần trướcđó) + 0.2x(dữ liệu 3 tuần trước)
Kỹ thuật làm trơn hàm số mũ:
 KT làm trơn bằng hàm số mũ cho kết quả chính xác hơn các PP khác đã được sử dụng.
 Thông thường thì một trị số lớn sẽ cho lượng DB đáp ứng hơn còn nhỏ sẽ cho lượng DB trơn hơn.
Hồi quy tuyến tính:
Hệ số hiệu chỉnh cho tính mùa vụ:
Di
Si = n
∑i=1 p

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM


Các bộ phận than gia vào quá trình thiết kế sản phẩm:
 Tiếp thị: sáng tạo ra những ý tg sp mới và cung cấp đặc điểm kỹ thuật cho bộ phận sx
 R&D (Research and Development-Nghiên cứu và phát triển): chuyển những khái niệm kỹ thuật của sp mới
vào mẫu thiết kế cuối cùng
 Sản suất: chọn lựa hoặc xác định qúa trình cho sp mới
Một sản phẩm là cái do một tổ chức sản xuất ra (offering) nhằm thỏa mãn nhu cầu. Có thể là một hàng hóa hoặc dịch
vụ
Ví dụ:
 P&G ko bán chất tẩy quần áo
 P&G bán cái lợi của quần áo sạch
+ Khách hàng mua sự thỏa mãn, chứ không phải các bộ phận
SP thiết kế hiệu quả khi:
 Thỏa mãn những yêu cầu khách hàng
 Đạt được hiệu quả chi phí
 Tạo ra SP chất lượng cũng như đạt yêu cầu trong việc giao hàng
 Bán được ra thị trường
 Đem lại lợi nhuận cho công ty
Các phần hợp hành sản phẩm

7|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Vòng đời sản phẩm. doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Phát triển SP mới: Ít thành công

8|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Thiết kế sản phẩm nhằm xác định:
 Những loại NVL nào sẽ được sử dụng,
 Kích cỡ và tuổi thọ của SP
 Hình dạng của SP
 Các yêu cầu tiêu chuẩn về đặc điểm SP
Thiết kế dịch vụ nhằm xác định:
 Loại nào là quy trình vật lý trong dịch vụ
 Những ích lợi trực giác
 Lợi ích tâm lý mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ
Quy trình thiết kế gồm 4 bước: sáng tạo ý tưởng => nghiên cứu khả thi => phát triển và thử nghiệm thiết kế ban
đầu => phác thảo thiết kế cuối cùng cảu sp/ dịch vụ

Sáng tạo ý tưởng: xác định nhu cầu khách hàng ( kano, khảo sát…)=> thiết lập các mục tiêu thiết kế ( QFD, TRIZ)
=> sáng tạo ý tưởng sản phẩm ( phân tích sp hiện tại) => chọn ý tg phù hợp => thử nghiệm các ý tg đc chọn.
Kano Model : Một sản phẩm cạnh tranh sẽ phải đạt được các thuộc tính cơ bản, tối đa thuộc tính hiệu suất và bao
gồm số thuộc tính thích thú nhiều nhất có thể ở mức giá mà thị trường có thể chấp nhận.
 Nhóm thuộc tính làm giảm sự hài lòng của khách hàng khi xuất hiện thuộc nhóm chất lg đảo (R). Khi có
những tính năng này, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng hoàn toàn.
 Thuộc tính nhóm M (cơ bản/ phải có) là nhóm thuộc tính khách hàng không nói ra, nhưng nếu thiếu khách
hàng sẽ không chấp nhận.
 Thích thú (A): Đây là những tính năng làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hấp dẫn hơn đối với khách
hàng. Nếu chúng không đạt được, khách hàng sẽ không hài lòng.

9|Page
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Không khác biệt (I): Những tính năng này không thêm hoặc bớt bất cứ điều gì về sự hài lòng của khách hàng
với sự hiện diện hay vắng mặt của họ.
 Một chiều (O): Các tính năng có thể được coi là phần bổ sung - phần mở rộng cho các tính năng cơ bản mà
khách hàng nói đến và muốn tổ chức lắng nghe và thực hiện. Tuy nhiên, chúng sẽ làm tăng mức độ thích thú
với sản phẩm khi đạt được.
Ý tưởng về SP bắt nguồn từ:
 Bộ phận R&D của công ty
 Kiến nghị và đề xuất của khách hàng
 Nghiên cứu thị trường
 Nhà cung cấp
 Nhà bán buôn trong ngành
 Công nhân nhà máy
 Đối thủ cạnh tranh
 Phát triển công nghệ
Các phương pháp Sáng tạo ý tưởng:
 Đồ thị trực giác: so sánh những nhận thức khác nhau về những sản phẩm/ dịch vụ khác nhau của khách hàng
 Đồ thị cụm: giúp nhận dạng các phân khúc và sở thích khách hàng
Quy trình thiết kế:
 So sánh chuẩn ( benchmarking): so sánh sp hoặc quy trình sx với sp có chất lg cao nhất cùng loại. Công ty
đc so sánh có thể ko cùng ngành nghề
 Nghiên cứu khả thi: bao gồm các bước phân tích thị trường, phân tích kinh tế và phân tích kỹ thuật/chiến
lược.
 Phân tích thị trường:
 Đánh giá nhu cầu về sản phẩm được thiết kế
 Có nên hỗ trợ việc phát triển sp mới?
 Có tiếp tục thực hiện quyết định đầu tư vào sp mới hay ko?
 Phân tích kinh tế:
 Ước lg chi phí cho việc sx và phát triển sp và so sánh với doanh thu ước lg
 Phân tích lợi ích/ chi phí
 Lý thuyết ra quyết định
 Giá trị hiện tại ròng NPV
 Suất thu lợi nội tại IRR
 Ước lg rủi ro
 Phân tích kỹ thuật/chiến lược:
 Sp mới có đòi hỏi sử dụng công nghệ mới ko?
 Có đủ vốn đầu tư ko, dự án về sp mới có quá nhiều rủi ro ko?

10 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Công ty có đủ năng lực về nhân lực và khả năng quản lý trong việc sử dụng công nghệ mới theo
yêu cầu hay ko?
 Thiết kế ban đầu:
 Tạo ra thiết kế ban đầu
 Xây dừng thiết kế mẫu
 Thử nghiệm thiết kế mẫu
 Hiệu chỉnh thiết kế
 Thử nghiệm lại
 Thiết kế chức năng: xác định đặc tính sp => sp phải đáp ứng đc yêu cầu từ bộ phận tiếp thị đưa ra. Tuổi thọ,
độ bền ?
 Thiết kế dạng sản phẩm: hình dáng, màu sắc, kích cỡ, và kiểu dáng
 Thiết kế sản xuất: nhằm đảm bảo sx sp dễ dàng và đạt hiệu quả về chi phí
 Thiết kế theo module: việc kết hợp các khu vực sx tiêu chuẩn hóa, theo nhiều cách chỉ để tạo ra một sản
phẩm hoàn tất cuối cùng

Tại sao ứng dụng công nghệ mới?


Xuất phát từ 4 chiến lược cạnh tranh:
 Chi phí: giảm lg nvl đầu vào , giảm lượng nhân công cần cho sx, giảm chi phí phân phối
 Tốc độ phân phối: đo lường bởi thời gian từ khi giao đến khi nhận. Công nghệ giúp nhà sx giảm tgian này
 Chất lg: nhiều công nghệ cải thiện chất lg sp/ dịch vụ, giúp gia tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí
 Tính linh hoạt trong quá trình sx: theo yêu cầu khách hàng
Phân loại công nghệ:

11 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Cn sản phẩm: những nỗ lực công nghệ nhằm phát triển các sp/ dịch vụ mới
 Cn quá trình: là nói đến việc tập trung các thiết bị và quy trình sx đc sử dụng để sx ra các sp/dv
Cách phân loại công nghệ khác:
 Phần cứng: các thiết bị, máy móc,…
 Phần mềm: một tập hợp các quy tắc, thủ tục hoặc các hướng dẫn cần thiết để sử dụng phần cứng
QFD – Triển khai chức năng chất lg (quality function deployment): công cụ hoạch định và truyền đạt thông tin
giúp cấu trúc việc phát triển sản phẩm. Mang lại những sp tốt hơn với giá cả hợp lí.
Ngôi nhà chất lg (house of quality): là ma trận để liên kết các yếu tố đầu vào và đầu ra của các giai đoạn phát triển
khác nhau.
Triển khai chức năng chất lượng:
 Nhận ra ước muốn của khách hàng
 Xác định bằng cách nào hàng hóa/ dịch vụ sẽ thỏa mãn được ước muốn của khách hàng
 Liện hệ ước muốn của khách hàng với việc làm sao tạo ra được sản phẩm/ dịch vụ (hows)
 Xác định mối quan hệ giữa các hows của công ty
 Phản triển các đánh giá mức độ quan trọng
 Đánh giá các sản phẩm cạnh tranh
 Xác định các thuộc tính kỹ thuật mong muốn, hiệu suất của bạn và đổi thủ cạnh tranh với các thuộc
tính này
Ngôi nhà chất lượng:

Ngôi nhà chất lượng của QFD

12 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Thông qua việc liên kết 4 ngôi nhà chất lượng, các yêu cầu khách hàng được chuyển thành kế hoạch chất lượng,
bao gồm tập hợp các dung sai, quy trình, phương pháp kỹ thuật lấy mẫu ...nhằm đảm bảo quy trình sản xuất đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 4: BỐ TRÍ MẶT BẰNG


Bố trí mặt bằng là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các loại máy móc, thiết bị, khu vực
làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Kết quả của quá trình này là việc phân bố thích hợp
văn phòng, phân xưởng, những bộ phận liên quan khác để bảo đảm sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích
ứng nhanh với thị trường.
Mặt bằng được thiết kế hiệu quả sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc đạt được các chiến lược tạo nên
lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
Quyết định về mặt bằng là quyết định thuộc tầm dài hạn
13 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Mục tiêu:
 Đảm bảo dòng thông tin và nguyên vật liệu được lưu chuyển trôi chảy trong toàn hệ thống sản xuất.
 Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện được chiến lược cạnh tranh đã xác định.
Mặt bằng tối ưu cần thỏa mãn:
 Hỗ trợ cho Thiết kế sản phẩm
 Đảm bảo chất lượng – Môi trường làm việc
 Thỏa mãn các ràng buộc về không gian
 Phù hợp với công nghệ - Thiết bị - Công suất
Ảnh hưởng bố trí mặt bằng:
 Chi phí sx: giảm tgian chờ, nâng cáo sản lg, tiết kiệm năng lg. giảm di chuyển của nvl,…
 Hiệu quả của hoạt động: tận dụng khả năng ng máy, phối hợp tốt giữa các bộ phận…
 Thích ứng tốt trong việc thay đổi sản phẩm/ dịch vụ: việc điều chỉnh ít nhất khi sp thay đổi…
 Chất lg: thao tác công nhân thuận lợi hơn, quy trình chuẩn hơn…
 Người lao động: thoải mái hơn, thao tác chính xác hơn, an toàn hơn,…
 Sự lưu chuyển nvl: hạn chê stối đa sự di chuyển của nvl giữa các trạm làm việc
 Điểm ứ đọng bottleneck: tăng cường máy hoặc công nhân ở những trạm làm việc bị ứ đọng BTF
 An toàn cho ng lao động: đk làm việc thoải mái, tầm quan sát của công nhân là lớn nhất, giảm thiểu tai
nạn do sự di chuyển nvl
 Việc chọn lựa thiết bị: phù hợp giữa các trạm để tránh điểm ứ đọng
 Tính linh hoạt của hệ thống: dễ thay đổi mặt bằng cũng như trang thiết bị khi điều kiện sx thay đổi
Các nhân tố cần cân nhắc khi Bố trí mặt bằng:
 Dễ dàng thu hẹp/ mở rộng: dễ dàng tăng hoặc giảm không gian khi cần thiết
 Khả năng thích nghi và thay đổi ( linh hoạt của mặt bằng): giảm thiểu sự sắp xếp lại mặt bằng khi có sự
thay đổi về chủng loại sp
 Hiệu quả của việc di chuyển nguyên vật liệu: giảm thiểu sự di chuyển của nvl giữa các trạm làm việc
 Hiệu quả của thiết bị nâng chuyển nguyên vật liệu: tận dụng tốt không gian của thiết bị nâng chuyển trong
quá trình sản xuất
 Hiệu quả tồn kho: giảm lượng tồn kho trung gian và kho BTF
 Hiệu quả của dịch vụ cung cấp: tạo sự phối hợp tốt giữa khu vực không sx và khu vực sx
 Ảnh hưởng đối với an toàn lao động & điều kiện làm việc: tránh tai nạn lao động do btmb, tạo thoải mái
và thuận lợi trong thao tác
 Dễ dàng trong việc điều khiển & kiểm soát: dễ dàng cho người ql trong ks hoạt động
 Giá trị khuếch trương với công chúng và chính quyền: làm nổi bật hình tg sp của cty với công chúng
 Ảnh hưởng đối với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: dễ dàng trong thao tác công nhân, kiểm tra chất lg btp
và sp
 Ảnh hưởng đối với công tác bảo trì: tạo thuận lợi cho việc bảo trì định kì cũng như sửa chữa khi cần thiết
 Phù hợp với tổ chức nhà máy: mặt bằng nên thích hợp với cấu trúc cảu tổ chức nhà máy
 Hiệu quả sử dụng thiết bị: tận dụng hết khả năng của thiết bị sẵn có
 Tận dụng điều kiện tự nhiên: tận dụng ánh sáng, không khí tự nhiên

14 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Khả năng đáp ứng về công suất: tận dụng hết khả năng của trang thiết bị và con người để đáp ứng nhu cầu
về sp
 Sự tương thích đối với kế hoạch dài hạn: dễ dàng thích ứng với sự thay đổi trong tương lai
Mục tiêu của việc thực hiện cân bằng chuyền:
 Giảm lãng phí do chờ đợi trên chuyền.
 Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các trạm làm việc, giảm tồn kho bán thành phẩm trên chuyền.
Các kiểu bố trí mặt bằng:
 Bố trí mặt bằng theo quy trình: Máy móc và các công việc được tập hợp theo chức năng. SP được di
chuyển từ khu làm việc này sang khu khác tùy theo yêu cầu riêng của từng SP.
 Lợi thế:
 Tính linh hoạt cao
 Việc bảo trì định kỳ thiết bị dễ dàng hơn bởi vì các thiết bị cùng loại.
 Nếu một máy bị hỏng thì các máy khác vẫn có thể tiếp tục đảm nhiệm công việc.
 Bất lợi:
 Phải phân bố các công đoạn
 Phải lập phương án gia công của các BTP
 Bố trí mặt bằng theo sản phẩm:
 Mặt bằng bố trí theo dòng nguyên vật liệu.
 Thiết bị bố trí theo yêu cầu của sản phẩm
 Số lượng sản phẩm phải đủ lớn để đảm bảo cho việc bố trí này
 Dạng đường thẳng: cho dây chuyền ngắn, ít thiết bị
 Dạng zig zag: áp dụng cho dây chuyền dài hơn
 Dạng chữ U, dạng tròn: áp dụng cho dây chuyền dài hơn, nguyên vật liệu và thành phẩm vào và ra
cùng nơi
 Lợi thế:
 Năng suất cao do tính chuyên môn háo theo sản phẩm
 Chi phí đơn vị thấp hơn
 Bất lợi:
 Tính linh hoạt (về chủng loại sp) kém
 Số lượng mỗi lô lớn và ổn định (phù hợp sx khối lượng lớn)
 Phải thiết kế dây chuyền sx

CHƯƠNG 5: CHỌN LỰA QUY TRÌNH SẢN XUẤT


Quyết định chọn lựa thiết bị, quy trình sản xuất là quyết định ở tầm dài hạn. Chiến lược quá trình có tác
động đến sự linh hoạt của dây chuyền sx, chi phí sx, chất lg sp, hiệu suất hỏa động.
Chiến lược về quy trình thể hiện cách thức các doanh nghiệp biến các yếu tố đầu vào thành hàng hóa và
dịch vụ

15 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Mục tiêu: tạo ra 1 quy trình có thể sx ra sp đáp ứng đc nhu cầu của khách với chi phí cho phép và trong
phạm vi các ràng buộc khác

Hàng loạt theo


Đặc điểm SX đơn chiếc SX lặp lại SX khối lớn
KH
Sp được tiêu SL lớn, giữa
SL ít, chủng
Số lượng và chuẩn hóa theo các chủng loại SL lớn, chủng
loại
sự đa dạng module, SL SP có sự khác loại SP đa dạng
nhiều
theo lô vừa phải biệt rất nhỏ
Có thiết bị phụ Thiết bị linh
Độ chuyên
Thiết bị thông trợ đặc biệt trên Thiết bị chuyên hoạt, quá trình
dụng của thiết
thường dây chuyền lắp dụng chuyển đổi
bị
ráp nhanh
Vận hành viên
chỉ cần có kỹ Nhân viên đa kỹ
Kỹ năng của Người lao động
Chuyên gia năng tốt tại năng và linh
vận hành viên có kỹ năng khá
công đoạn của hoạt
mình
Hướng dẫn
Tài liệu HD sản công việc được Chuẩn hóa thao
Chi tiết Chi tiết
xuất lặp lại, giảm sự tác
đào tạo CN

Thấp đối với


NVL.
Mức tồn kho
Cao Áp dụng JIT Thấp Kiểm soát BTP
NL, BTP
dựa vào JIT,
Kanban.
SX theo dự báo Chỉ thực hiện
Tồn kho Thành SX vừa đủ với
Không có và trữ sẵn trong khi có đơn đặt
phẩm nhu cầu
kho hàng
Phức tạp, có sự
Mức độ phức đánh đổi giữa Kế hoạch dựa Linh hoạt thay
Lặp lại, đơn
tạp của việc tồn kho, công trên dự báo nhu đổi theo yêu
giản
lập kế hoạch suất & dịch vụ cầu cầu giao hàng
khách hàng
Chi phí cố
Thấp Vừa Cao Cao
định
Chi phí biến
Cao Vừa Thấp Thấp
đổi

16 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
Yếu tố quyết định mua hay sản xuất:
 Chi phí: cp mua, cp sản xuất
 Năng lực sx:
 Nếu c.ty đang vận hành thấp hơn năng lực thì thường muốn SX hơn là mua
 Nếu năng lực hiện có không đủ để SX tất cả chi tiết thì c.ty sẽ chọn việc mua một số chi tiết.
 Nếu nhu cầu ổn định, nên SX – nếu nhu cầu không ổn định, nên hợp đồng mua ngòai.
 Chất lượng: nhà thầu phụ có cung cấp chi tiết đạt chất lg? giữa in-house và subcon ở đâu dễ kiểm soát chất
lượng hơn? Khả năng cung cấp những chi tiết có CL ổn định là một mối quan tâm trong quyết định SX hay
mua. Những chi tiết tự SX thì dễ dàng kiểm soát CL hơn chuẩn hóa chi tiết, cấp giấy chứng nhận cho nhà
cung cấp để nhà cung cấp tham gia vào quá trình thiết kế => giúp nâng cao CL của các chi tiết từ nhà cung
cấp. Nhà cung cấp nhỏ thì thường linh động và đáp ứng nhanh với sự thay đổi trong thiết kế và công nghệ
 Thời gian: nhà thầu phụ có khả năng cung cấp chi tiết nhanh hơn tự sx?công nghệ và thiết kế. Đôi khi các
chi tiết sẽ được mua vì nhà cung cấp có thể cung cấp SF trong thời gian ngắn hơn tự SX. Nhà cung cấp nhỏ
thì thường linh động và đáp ứng nhanh với sự thay đổi trong thiết kế và công nghệ
17 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy
 Độ tin cậy: chất lg, thời gian giao hàng, các yêu cầu chứng nhận chất lg của nhà cung cấp: ISO, HACCP,C-
TPAT…
 Kiến thức chuyên gia: vấn đề bảo mật công nghệ, thiết kế. Những c.ty nổi tiếng trong việc SX hay thiết kế
thường muốn giữ quyền kiểm soát SF của họ. Việc quyết định chia xẻ hay không kiến thức / bí quyết với
các NCC vì những lợi ích kinh tế là một việc rất khó khăn.
Không có quy trình sản xuất tối ưu cho mọi trường hợp!
Việc lựa chọn quy trình phụ thuộc vào sản phẩm:
 Mức độ tiêu chuẩn hóa: độ tiêu chuẩn hóa thấp -> quy trình linh hoạt/ ổn định?
 Nhu cầu số lượng: SX số lượng thấp -> nặng về lao động .SX số lượng nhiều -> tạo ra nguồn lực để đầu tư
vào thiết bị có độ tự động hóa cao hơn.
Công cụ:
 Lưu đồ: mô tả từng bc thực hiện của quy trình sx
 Lưu đồ quá trình:
 Các thao tác không hữu ích trong SX (như kiểm tra, di chuyển, chờ và chứa vào kho)
 Các thao tác hữu ích trong SX (nguyên công SX)
 Sơ đồ về thời gian, chức năng
 Sơ đồ dòng giá trị
 Kỹ thuật phân tích Blueprinting
 Blueprinting không là công cụ dùng để phân tích quy trình trong sản xuất
Phân tích điểm hòa vốn: giúp xác định mức sản lg mà tổng chi phí= tổng doanh thu
 Sản lượng: là mức độ của SX, thường được diễn tả bằng số đơn vị SF SX và bán được (v).
 Chi phí: chi phí cố định (Cf), chi phí biến đổi (Cv).
 Doanh số trên đơn vị sản phẩm (p): là giá mà mỗi SF bán được, tổng doanh số (TR) là tích của giá bán với
số lượng SF bán được.
 Lợi nhuận: là hiệu của doanh số và tổng chi phí

18 | P a g e
Hồng Đức Linh – Phạm Thế Hùng – Phạm Mạnh Huy

You might also like