You are on page 1of 5

Bài làm

Quy trình vận hành xe máy ( tài liệu tham khảo quy trình hãng xe honda + tạp chí tài chính, cơ quan
thông tin bộ tài chính + quy trình hãng xe BMW).
Bước 1:
 Lốp xe là bộ phận dễ hao mòn và được lưu ý đầu tiên bởi chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường,
nếu gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn. Khi kiểm tra, cần quan tâm đến độ mòn của lốp. Nếu
phát hiện thành lốp bị phù hay gai lốp đã quá mòn, hãy thay mới càng sớm càng tốt.

 Kiểm tra áp suất hơi từ vỏ lốp, nếu áp suất không đủ cần bổ sung lập tức bởi khi nếu chạy với tốc
độ cao sẽ làm cho vỏ lốp bị hư hỏng hoàn toàn.

 Đồng thời, chống đứng – ngang, gác chân đều phải đảm bảo bôi trơn tốt và chắc chắn.
Bước 2:
 Kiểm tra tiếng động bất thường từ động cơ và bugi:
 Bugi thường có độ bền cao nhưng cũng cần được kiểm tra và thay thế định kỳ mỗi 10.000-
15.000km. Sau thời gian dài sử dụng, đầu bugi mòn sẽ gây hiện tượng đánh lửa không đều dẫn
đến hiện tượng động cơ hụt hơi và gây ra tình trang tốn xăng.
 Màu nâu sẫm: động cơ hoạt động tốt
 Màu đen, trắng sáng: động cơ hoạt động chưa hết công suất tối ưu.
 Kiểm tra khói thải từ động cơ:
 Khói thải màu đen: nhiên liệu không được đốt cháy hết.
 Khói thải màu trắng: động cơ đang bị hỏng hóc hoặc nhớt lọt vào buồng đốt.

Bước 3:
 Thay dầu nhớt khi đã quá cũ hoặc quá hạn, đến kỳ thay nhớt tiếp theo. Điều này sẽ giúp động cơ
xe máy luôn được bôi trơn tốt nhất, tăng khả năng vận hành xe và kéo dài tuổi thọ cho động cơ.
Bước 4:
 Kiểm tra hệ thống điện trên xe nhằm đảm bảo khả năng nạp điện cho ắc quy, hỗ trợ tính năng
khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lứa luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu nhất, tiết
kiệm nhiên liệu.

Bước 5:
 Kiểm tra ắc quy: giúp bổ sung điện dịch đúng lúc, đồng thời quan sát các dấu hiệu gây hại cho ắc
quy như dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình… Nếu không được xử lý và khắc phục nhanh
chóng sẽ mang lại các tác hại nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông.
Bước 6:
 Kiểm tra hệ thống xích truyền động: bôi trơn kịp thời sẽ giúp xích vận hành được trơn tru, từ đó
giúp xe chạy “mướt” hơn.

Bước 7:
 Đặc biệt là nước làm mát cũng rất quan trọng trên các mẫu xe được trang bị két nước giải nhiệt.
Vì thế, trường hợp xe cạn nước làm mát sẽ dẫn đến nóng máy, nghiêm trọng hơn là vỡ lốc máy.
Do vậy, cứ 10.000km, các phương tiện nên được kiểm tra và bổ sung nước làm mát một lần. 

Bước 8:
 Kiểm tra hệ thống phanh tránh bụi bám lâu ngày dày đặc, vệ sinh bên trong đùm xe, dùng mỡ bôi
trơn hệ thống bạc đạn nếu cần thiết.
Bước 9:
 Tác dụng của lọc gió là đảm bảo luồng không khí sạch sẽ được đưa vào khoang nhiên liệu. Lọc
gió bám bẩn khiến xe chạy yếu, hao xăng. Tùy vào từng dòng xe mà nhân viên kỹ thuật sẽ thực
hiện vệ sinh hay thay mới lọc gió khi cần thiết.

Bước 10:
 Hai hệ thống chiếu sáng và còi luôn được sử dụng liên tục. Bóng đèn thường có hai tim, một là là
tim cos (cho ánh sáng gần) và tim pha (cho ánh sáng xa) khi sử dụng lâu ngày hoặc do tác động
bóng đèn thường bị đứt một trong hai tim không đảm bảo an toàn khi đi trong buổi tối. Khi phát
hiện cần thay ngay bóng mới để đảm bảo an toàn khi vận hành xe.
 Còi xe cũng là chi tiết an toàn người lái xe máy cảnh báo với những người tham gia lưu thông
khác hoặc những người đi bộ. Khi còi hư dễ dẫn đến những tai nạn khi đi qua ngã tư hoặc ngã ba
khuất tầm nhìn.

You might also like