You are on page 1of 17

BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM VỀ ỨNG

DỤNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TỪ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI


CUNG ỨNG CỦA IKEA
3.1. Bài học rút ra từ mô hình chuỗi cung ứng xanh của IKEA
3.1.1. Bài học về thiết kế và sản xuất sản phẩm
3.1.1.1. Ứng dụng thiết kế sinh thái và quản lý vòng đời sản phẩm
Sản phẩm của IKEA được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng, mà còn
phải đạt được hiệu quả trong sản xuất và vận chuyển mà vẫn đảm bảo yếu tố bền vững
với môi trường. Vận dụng các thiết kế sinh thái là xu hướng thiết kế sản phẩm của
tương lai, các thiết kế về sản phẩm tự lắp ráp là một ví dụ điển hình cho sự sáng tạo
của IKEA, xu hướng thiết kế độc đáo này là cơ sở để IKEA có thể phát triển các dòng
sản phẩm độc đáo của mình. Hơn thế nữa, việc đơn giản hóa trong thiết kế giúp cho
doanh nghiệp vừa tiết kiệm được nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời tạo ra hiệu
quả trong việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tới khách hàng.
3.1.1.2. Sử dụng nguyên liệu sản phẩm xanh
Tìm hiểu và khai thác các loại nguyên vật liệu có tính thân thiện với môi trường để
đưa vào sản phẩm như các vật liệu tự nhiên với giá thành thấp. Nghiên cứu về nguyên
vật liệu là hướng đi sống còn đối với một doanh nghiệp hướng về sản xuất sản phẩm
như IKEA. Nguyên liệu cần được xem xét từ khâu lên kế hoạch thu mua, chọn lọc nhà
cung cấp nguyên liệu, chọn lựa nguyên liệu, kiểm soát nguyên liệu, phát triển nguồn
nguyên liệu.Từng khâu thiết kế đều được lên kế hoạch cụ thể giúp IKEA kiểm soát
được những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong sản phẩm của mình cũng như trong
các sản phẩm được cung cấp.
3.1.1.3. Kiểm soát hệ thống quy trình thiết kế, sản xuất
Áp dụng các tiêu chuẩn về thiết kế là biện pháp hiệu quả để có thể kiểm soát nguồn
nguyên liệu, khả năng sản xuất, sử dụng nguyên liệu, quản lý chất lượng sản phẩm,
quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn thiết kế có thể được áp dụng theo cách thức của IKEA như
một phương tiện công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá sản phẩm, kiểm soát những rủi
ro về môi trường có thể xảy ra trong việc phát triển sản phẩm. Các bộ tiêu chuẩn này
phải bao quát được các hoạt động thiết kế, sử dụng đánh giá vòng đời sản phẩm làm cơ
sở đưa ra các quyết định. Doanh nghiệp cũng cần phải tổ chức kiểm định chất lượng
theo nhiều hướng khác nhau. Chất lượng sản phẩm được cần được đặt lên hàng đầu
trong chiến lược phát triển, việc kiểm định hiểu rõ các sản phẩm có chất lượng và ảnh
hưởng đến môi trường như thế nào để từ đó có những hướng phát triển sản phẩm theo
hướng bền vững hơn.
3.1.2. Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp
3.1.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp
IKEA là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm nội thất,
do vậy, không quá khó hiểu khi doanh nghiệp này có vị thế trên thị trường. Nắm được
sức mạnh thị trường trong tay, IKEA xây dựng bộ tiêu chuẩn của mình quan tâm riêng
đến các vấn đề về môi trường, điều kiện lao động, lao động trẻ em và áp dụng nghiêm
ngặt với các nhà cung cấp của mình. Các tiêu chuẩn cụ thể này là định hướng để các
đội thu mua có cơ sở để chọn lựa các nhà cung cấp. Các tiêu chí trong IWAY không
được trình bày chi tiết thành các quy định chi tiết về từng vấn đề của nhà cung cấp, mà
thay vào đó bộ tiêu chuẩn này chú trọng xây dựng các tiêu chí tối thiểu mà các nhà
cung cấp phải tuân thủ trên cơ sở các quy định của luật pháp các quốc gia, các tổ chức
quốc tế về môi trường có uy tín. Bằng cách đưa bộ tiêu IWAY vào trung tâm hoạt
động của hệ thống đánh giá nhà cung cấp với mô hình đánh giá bậc thang, bộ tiêu
chuẩn này đã tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và các nhà cung cấp có cơ sở đến tiến
tới mối quan hệ hợp tác cùng có lợi cho của hai bên.
3.1.2.2. Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà
cung cấp
 Lựa chọn nhà cung cấp
IKEA phát triển các chính sách chọn lọc nhà cung cấp dựa trên các yếu tố về giá, năng
lực sản xuất, khả năng tiếp cận nguyên liệu thô, độ tin cây, tình hình thái chính, thái độ
hợp tác và phương thức quản lý doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn lựa chọn bước đầu là
những điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp đối tác cần đáp ứng để có thể tiến tới quan
hệ hợp tác giữa hai bên. Trong quản lý chuỗi cung ứng xanh, các tiêu chí lựa chọn về
yếu tố hành vi môi trường của nhà cung cấp luôn được đặt lên hàng đầu. Các nguyên
tắc lựa chọn của IKEA trong thu mua xanh bao gồm xem xét tính cần thiết trước khi
bước vào mối quan hệ hợp tác, thu thập thông tin về nhà cung cấp, đánh giá nỗ lực nhà
cung cấp, sử dụng đánh giá vòng đời sản phẩm để đưa ra các quyết định.
 Hỗ trợ nhà cung cấp
Nâng cấp các nhà cung ứng là một phần cốt yếu trong chiến lược tìm nguồn cung ứng
và thu mua xanh trên phạm vi toàn cầu của IKEA. Một số các dạng hỗ trợ cơ bản của
IKEA bao gồm việc hỗ trực tiếp hoặc gián tiếp các yêu cầu về sản phẩm và quy trình
sản xuất tuân thủ với các mặt kỹ thuật cũng như hỗ trợ hợp tác chất lượng sản phẩm.
Các dạng hỗ trợ khác bảo gồm việc mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, hỗ trợ tài
chính, tư vấn kỹ thuật cũng được đưa đến các nhà cung ứng.
 Giám sát nhà cung cấp
IKEA đầu tư khá lớn vào việc giám sát thực hiện của các nhà cung cấp cả về sản
phẩm lẫn sản xuất. IKEA có quan tâm đến việc sử dụng các kiểm soát viên riêng cũng
như thực hiện các kiểm định từ các tổ chức thứ ba ở mức vừa phải bởi IKEA nhận thấy
việc tự tổ chức đánh giá nhà cung cấp sẽ tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn của nhà
cung cấp cũng như đạt được cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình thực hiện tiêu chuẩn
IWAY của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, IKEA ghi nhận các phản hồi về cách nhìn nhận
của nhà cung cấp bằng việc trực tiếp liên lạc với từng nhà cung cấp thông qua điều tra
khảo sát hàng năm. Điều này giúp cho IKEA có sự điều chỉnh phù hợp các tiêu chuẩn
một cách khách quan.
 Kết nối tới các nhà cung cấp nhỏ hơn với các tiêu chuẩn
Thông qua các yêu cầu cụ thể trong các công cụ chính sách khác nhau, IKEA tác động
tới cả hoạt động của các nhà cung cấp nhỏ hơn phía sau các nhà cung cấp chính trong
chuỗi cung ứng hàng hoá. Điều này vô cùng quan trọng bởi nguồn gốc của nguyên liệu
và sản phẩm phải đảm bảo rõ ràng, nếu không những hoạt động quản lý và cam kết đối
với các nhà cung cấp là vô nghĩa. Hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ là mục tiêu quan trọng
đối với các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển kinh doanh bền vững. IKEA
thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nguyên liệu về gỗ, bông đều hướng đến các hộ
sản xuất nhỏ lẻ hay các nhà cung cấp cấp 2 trong chuỗi cung ứng với các hoạt động
như hỗ trợ về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm. Cách thức này là phương thức vừa
đảm bảo cho nguồn nguyên liệu đồng thời nâng cao vị thế xã hội của doanh nghiệp.
3.1.2.3. Tăng cường giáo dục và tập huấn trong và ngoài doanh nghiệp
IKEA là một tổ chức có quy mô khổng lồ về doanh thu, số lượng nhân viên, các
phòng ban chức năng và về phạm vi hoạt động. Để đảm bảo có thể quản lý kinh doanh
được hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là việ tạo lập được dòng thông tin có sự quản lý
và định hướng đúng đắn trên toàn hệ thống. Dưới đây là những chiến lược sử dụng các
công cụ đơn giản giúp cho IKEA sở hữu một chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả về các
vấn đề môi trường.
Tăng cường nhận thức và học hỏi về các rủi ro về môi trường cho nhân lực và xây
dựng hệ thống thông tin là các điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động chuỗi cung
ứng vận hành theo đúng chiến lược mong muốn, IKEA xây dựng nguồn nhân lực hoạt
động theo hướng cải thiện không chỉ về nhận thức mà còn về cả các hoạt động thực
tiễn. Đây là cơ sở để IKEA có những nhiểu biết sâu sắc về toàn bộ chuỗi cung ứng, từ
các khâu thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu, điều tra các nhà cung cấp, xử lý nhà cung
cấp, đánh giá hoạt động nhà cung cấp, các tác động và rủi ro môi trường trong hoạt
động sản xuất và phân phối. Nhờ đội ngũ nhân viên có hiểu biết sâu sắc hoạt động tại
các bộ phận, phòng ban của tập đoàn. Hệ thống thông tin nội bộ của IKEA là công cụ
chính để giao tiếp trong doanh nghiệp. Hệ thống này chứa đựng tất cả các chính sách,
hướng dẫn chi tiết, kế hoạch kinh doanh, dự án chi tiết, các tiêu chuẩn cụ thể. Bên
cạnh chức năng kết nối, hệ thống này đảm bảo sự giao tiếp, học hỏi và trao đổi giữa
các phòng ban, bộ phận của IKEA trên toàn thế giới thông qua các buổi trao đổi, các
khoá học, các chương trình tập huấn và các hình thức giáo dục khác.
Hợp tác và đối thoại với các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là những ưu tiên hàng
đầu trong tiến trình học hỏi của IKEA về các vấn đề môi trường. Sự hợp tác với các tổ
chức có uy tín về môi trường đã đưa đến những quyết định quan trọng của IKEA trong
việc tạo lập chiến lược cho một hướng đi đúng đắn về thực tiễn hoạt động chuỗi cung
ứng toàn cầu của IKEA bằng các cam kết cụ thể. Với các nhà cung cấp của mình,
IKEA có nhiều phương thức giao tiếp như hỗ trợ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật
trong hoạt động sản xuất, thực hiện kiểm định, thanh tra theo các tiêu chuẩn tiêu chuẩn
của IKEA, tổ chức các buổi họp mặt, các khoá học về môi trường xuyên suốt quá trình
hợp tác với nhà cung cấp.
3.1.3. Bài học về logistics và vận tải xanh trong doanh nghiệp
3.1.3.1. Kiểm soát lượng phí phải carbon một các tổng thế
IKEA đã và đang cố gắng thu thập các số liệu một cách tổng thể về quá trình hoạt
động và lượng khí thải carbon trong từng hoạt động để có những số liệu tổng hợp nhất
trong từng khoảng thời gian hoạt động. Việc đầu tư vào nghiên cứu và theo dõi quá
trình phát thải vừa là yêu cầu tất yếu đặt ra cho doanh nghiệp nhưng cũng cơ hội để
IKEA nhìn nhận và kiểm soát các hành động, thực hiện chiến lược mục tiêu mới cho
hoạt động cải thiện các hoạt động xanh hơn nữa trong tương lai. IKEA bên cạnh đó
cũng xây dựng một hệ thống khung chương trình để bỗ trợ kinh doanh và sản xuất với
các mục tiêu cụ thể để kiểm soát lượng nguyên liệu sử dụng, thời gian và số lượng sử
dụng đối với tất cả cac loại hình cung ứng.
3.1.3.2. Tổ chức, giám sát hệ thống giao hàng, hệ thống phân phối trung
chuyển một cách hiệu quả
Cần tăng cường áp dụng những công nghệ mới về môi trường ứng dụng đối với các
phương tiện vận chuyển. Các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên
liệu tái chế về cơ bản được sử dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa của IKEA. Mặc
dù tỷ lệ sử dụng các phương tiện này còn có sự hạn chế, chưa đồng bộ nhưng IKEA đã
và đang có sự đầu tư nhất định đối với việc thay đổi cách thức để vận tải hàng hóa theo
hướng xanh hơn. Bên cạnh đó, IKEA vận dụng và chuyển đổi các phương thức vận tải
đa dạng trong hoạt động phân phối, sử dụng nhiều hơn các loại hình vận tải đường dài
như đường sắt, đường biển để giảm cước và hạn chế phát thải. Lượng khí thải theo
từng chặng được tính trung bình trên một km vận chuyển đối với mỗi phương tiện vận
tải cho thấy ưu thế của việc sử dụng các loại hình vận tải đường dài. Sự bố trí, sắp xếp
các nhà kho, nơi bán hàng, trung tâm phân phối của IKEA đều phục vụ mục đích vận
chuyển đường dài với khối lượng vận tải lớn hơn. Mạng lưới phân phỗi được thiết kế
hợp lý và để đảm bảo sự hiệu quả về vận hành, mỗi cửa hiệu của IKEA đã là một nhà
kho và chính điều này giúp giảm số lượng chuyến vận tải, đồng thời tăng hiệu quả
trong việc phân phối, giảm lưu kho cho doanh nghiệp. Các phương thức giao hàng mới
như việc nhận giao hàng tới cho các khách hàng thực sự cũng là một phương thức hiệu
quả trong việc giảm thiểu lượng khí thải do hạn chế được số lượng người đến các cửa
hàng. IKEA cũng phối hợp với các doanh nghiệp khác để có nhưng biện pháp chung
về kho bãi, hậu cần như tổ chức giao hàng chung, không giao hàng khi tỷ lệ lấp hàng
chưa đạt yêu cầu. Hơn thế nữa, IKEA xem xét việc đóng gói hàng hóa và phân phối
hàng hóa trên phương tiện vận tải phù hợp để làm tăng tỷ lệ lấp hàng và tăng lượng
lưu thông trên số chuyển. Các sáng kiến về bao bì bền vững với môi trường đóng góp
một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu lượng khí thải carbon trên toàn bộ chuỗi
cung ứng, IKEA tổ chức đóng gói sản phẩm theo hướng tinh gọn hơn, và nhẹ hơn
không chỉ giúp giảm khôi lượng vận tải hàng hóa trung bình mà còn làm tăng số lượng
hành hóa được vận chuyển, giảm lượng rác thải phát sinh sau quá trình vận chuyển.
3.1.3.3. Vận dụng hiệu quả logistics ngược
Tiềm năng của việc vận dụng logistics ngược để giảm thiểu lượng khí thải carbon
đang được đánh giá rất cao hiện nay bởi đây là hoạt động giúp giảm thiểu lượng rác
thải thông qua các hoạt động thu hồi, tái chế, phục hồi sản phẩm. Các hoạt động
logistics ngược của IKEA với mục tiêu không tạo ra thêm những bãi rác thải công
nghiệp mà thay vào đó là việc xử lý triệt để các sản phẩm quay trở lại từ tay người tiêu
dùng đến nhà sản xuất theo hướng tích cực hơn như áp dụng các biện pháp để tái chế,
tái sử dụng. Chính những thực tiễn này gián tiếp giúp làm giảm việc sử dụng nguyên
liệu, tài nguyên và giảm lượng khí thải carbon sinh ra từ quá trình khai thác và vận
hành. Có thể nói, với tất cả những hoạt động tái chế rác thải luôn tạo ra các hiệu quả
carbon tốt hơn việc quản lý giảm thiểu carbon từ việc sản xuất sản phẩm từ nguyên
liệu mới. Logistic ngược không chỉ giúp IKEA xử lý dòng sản phẩm quay lại một cách
hiệu quả về môi trường mà bên cạnh đó còn đem lại nguồn lợi nhuận bù đắp đáng kể
từ việc tận dụng các sản phẩm này để tái sử dụng, hoặc tái chế để làm nguồn nguyên
liệu cho các ngành khác.
3.3. Một số đề xuất nhằm ứng dụng của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh
trong doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên cơ sở các bài học đƣợc rút ra từ chính
sách quản lý chuỗi cung xanh của IKEA
Trên cơ sở bài học vận dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và các
phân tích về những thuận lợi và thách thức mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, tác giả
bài khóa luận xin có một số đề xuất áp dụng dụng đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam và đối với các cơ quan nhà nước:
3.3.1. Giải pháp đề xuất đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.3.1.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhận thức về môi trường ngày càng phát triển, các đối
tác và người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm xanh, thân thiện
với môi trường. Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên của các
doanh nghiệp cũng đang dần bị người tiêu dùng lên án. Mặt khác, biến đổi khí hậu
ngày càng diễn biến phức tạp dẫn đến giá tài nguyên tăng cao, hiệu quả công việc thấp
hơn trong những khu vực bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng sát sườn đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp buộc phải
quan tâm tới các khía cạnh môi trường, hiệu quả sinh thái và năng lượng của từng hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Muốn làm được vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp cần thay
đổi tư duy, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng và chuyển đổi
qua hệ thống quản lý với kế hoạch hành động xanh, tạo lập cơ sở vững chắc đảm bảo
yếu tố môi trường, tính hiệu quả về sinh thái và sử dụng năng lượng, hạn chế phát thải
nhà kính. Như vậy, để có thể thực hiện chi tiết các kế hoạch về phát triển bền vững
trong doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược
phát triển bền vững trong kế hoạch kinh doanh của mình. Cần phải xác định trọng tâm
mà doanh nghiệp hoạt động để từ đó thiết lập các kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn khi áp dụng vào chuỗi cung ứng. Chiến lược phát triển bền vững không chỉ
đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng trong doanh nghiệp mà còn đặt ra những yêu cầu về
hoạt động doanh nghiệp để làm giảm các tác động tới môi trường, tăng cường ảnh
hưởng xã hội một cách tích cực. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần xác
định rõ phương châm kinh doanh, định hướng kinh doanh để có thể định rõ hướng đi
mà doanh nghiệp cần đi tới, kết hợp với các chính sách, nhận định mang tính vĩ mô
của cơ quan nhà nước và chính phủ. IKEA đã làm rất tốt điều này trong hơn 6 thập kỷ
qua, đưa một doanh nghiệp nhỏ phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế
giới. IKEA xác định rõ được phương hướng kinh doanh của mình và tập trung và một
mặt hàng chiến lược đó là chuỗi các sản phẩm đồ nội thất với các chiến lược cụ thể và
sâu rộng nhằm đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua một chuỗi cung ứng được
xây dựng hiệu quả. Các doanh nghiệp bán lẻ bên cạnh đó cần phải có sự chủ động hơn
nữa. Phải có sự thay đổi và dám thay đổi về tư duy và hành động trong quản lý chuỗi
cung ứng. Đây chính là những cơ hội cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh cho
riêng mình trên thị trường bán lẻ.
3.3.1.2. Tuân thủ pháp luật môi trường trong hoạt động của chuỗi cung
ứng
Người tiêu dùng, các cơ quan chức năng và cộng đồng ngày càng quan tâm hơn nữa
tới các tác động môi trường mà các nhà máy sản xuất hàng hoá mang lại. Trong khi
đó, các nhà bán lẻ và các thương hiệu lớn phải chú trọng không ngừng đến việc bảo vệ
môi trường. Các nhà kinh doanh bán lẻ phải tuân thủ 3 hướng cơ bản về các quy định
về môi trường như sau:
Ở cấp độ luật pháp quốc gia, các doanh nghiệp bán lẻ buộc phải tuân thủ các quy định
này do các yêu cầu mang tính cưỡng chế của pháp luật về môi trường. iện nay, trong
hệ thống pháp luật ở nước ta có khá nhiều các văn bản liên quan đến môi trường có thể
kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước,
Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng… Tuy nhiên, quan điểm của Việt
Nam trong vấn đề tội phạm môi trường là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phòng
ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý
và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe
và thực thi của luật pháp. Các doanh nghiệp bán lẻ cần có ý thức tự giác hơn trong việc
thực hiện các quy định pháp luật trong kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về
giám sát và quản lý các sản phẩm sản xuất và kinh doanh để loại bỏ những sản phẩm
vi phạm pháp luật quy định về môi trường.
Ở cấp độ cam kết, quy định về môi trường trong khuôn khổ cam kết quốc tế, doanh
nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào
các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường tiêu biểu như: Công ước về các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
thực vật nguy cấp, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu… Đây là
các hệ thống quy định định chung mà các doanh nghiệp bán lẻ muốn vươn ra thị
trường quốc tế phải có sự đầu tư nghiên cứu và tuân thủ chặt chẽ.
Ở cấp độ doanh nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn và cam kết môi trường bằng việc áp
dụng Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Giảm thiểu chi phí và tác động
tiêu cực tới môi trường từ hoạt động sản xuất
● Cải tiến hiệu quả sử dụng nguyên liệu qua việc quản lý nguồn tài nguyên, bao
gồm tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, và giảm lượng rác thải
● Thực hiện các giải pháp kinh doanh bền vững
● Thống nhất các quan điểm về sản xuất xanh và mua hàng bền vững
● Đảm bảo các nhà cung cấp tuân thủ theo những yêu cầu về bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp
3.3.1.3. Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các nhà
cung cấp
Việc định vị các nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiềm năng là yếu tố quyết định sự
thành công của chuỗi cung ứng. Việc xác định tốt sẽ giúp quá trình sản xuất được tiến
hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải lựa
chọn được nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào khác
nhau và xây dựng được mối quan hệ với các nhà cung cấp. Đối với các tổ chức cần sản
phẩm hay dịch vụ, thì một nhà cung ứng tốt thật sự là một tài nguyên vô giá, bởi chính
nhà cung ứng sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của doanh nghiệp. Lựa chọn nhà
cung ứng tốt và quản lý được nhà cung ứng, là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức có
được sản phẩm, dịch vụ chất lượng như mong muốn với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh
tranh trên thương trường, bên cạnh đó còn luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp,
để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn. Để đạt được hiệu quả, chuỗi cung ứng xanh
nên được thực hiện trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các công
ty có thể bắt đầu bằng cách sử dụng các công cụ như tính toán chi phí môi trường,
phân tích vòng đời môi trường và thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong giai đoạn tìm nguồn cung ứng, các chuyên gia thu mua có thể tham gia vào
khâu kiểm toán môi trường thực hiện bởi một bên thứ ba, và làm việc với các nhà cung
cấp có chứng chỉ môi trường. Việc đảm bảo hàng hóa cho các doanh nghiệp phân phối
bán lẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính sống còn. Số lượng mặt hàng
trong một trung tâm phân phối là hàng ngàn mặt hàng nhưng chỉ có vài đối tác chiến
lược nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp bán lẻ. Hơn nữa, phải làm việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà
cung cấp khác nhau, doanh nghiệp phân phối bán lẻ mất nhiều thời gian, chi phí và
nhiều vấn đề khác phát sinh. Trong bối cảnh như vậy, để có thể quan hệ với nhà cung
ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung ứng thì các
doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần phải có những chiến lược quản trị phù hợp. Thời
gian vừa qua, trong quá trình phát triển và duy trì quan hệ với nhà cung ứng của các
doanh nghiệp phân phối bán lẻ còn chưa thực sự được quan tâm, nghiên cứu một cách
rõ ràng và nghiêm túc. Do đó, việc các doanh nghiệp phân phối bán lẻ quan tâm đến
quản trị mối quan hệ với các nhà cung ứng của mình là nhu cầu rất cần thiết và rất
quan trọng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
3.3.1.4. Tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản
xuất và kinh doanh
Các doanh nghiệp bán lẻ có thể ứng dụng những biện pháp sau đây trong quản lý hậu
cần chuỗi cung ứng để hướng đến một chuỗi cung ứng xanh hơn, sạch hơn. Các ứng
dụng này đều mang tính thực tiễn cao, dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay tại Việt
Nam.
 Đối với hoạt động xử lý sản phẩm
• Thiết lập hệ thống dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
• Sử dụng các túi đựng được tiêu chuẩn hóa, dễ mang vác, chuyên chở.
• Hàng nông sản sau khi thu hoạch được chuyển về kho trung tâm chung với đầy
đủ công nghệ lưu trữ lạnh và tiết kiệm điện năng (dùng điện năng từ gió và năng lượng
mặt trời).
• Thiết lập các dịch vụ sơ chế hoặc chế biến sẵn ngay tại các kho trung tâm giúp
đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon và dễ vận chuyển.  Đối với hoạt động tổ chức
nhà kho
• Sau khi được sản xuất, hàng hóa sẽ được chuyển đến các nhà kho chung (nhiều
nhà sản xuất cùng sử dụng chung một nhà kho).
• Các phương tiện vận chuyển chung sẽ chuyển hàng từ nhà kho chung đến các
trung tâm phân phối chung cho cả một thành phố hoặc các vùng nông thôn.
 Đối với hoạt động phân bổ các địa điểm kinh doanh, nhà kho
• Các trung tâm phân phối chung, nằm ở ngoại ô của các thành phố, sẽ tập kết
hàng và dùng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiết kiệm thời
gian, trước khi chuyển hàng đến các điểm bán lẻ.
• Các vùng nông thôn cũng sẽ có các trung tâm phân phối với vai trò tương tự
như các trung tâm phân phối ở thành phố.
• Các điểm phân phối sẽ được bố trí rất thuận tiện để đưa hàng đến người tiêu
dùng nhanh nhất, chẳng hạn giao hàng đến tầng trệt của một chung cư cao tầng, giao
về các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong một khu dân cư…
• Giảm các trung tâm phân phối nhỏ và phân tán, tập trung vào các trung tâm
phân phối hiện đại và chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường (green warehouse).
• Thiết lập các trung tâm phân phối ở các đô thị lớn và mạng lưới phân phối đến
tận nhà hoặc các điểm bán lẻ. Chính quyền địa phương nên tham gia vào công tác
hoạch định mạng lưới phân phối này và có chính sách ưu tiên hỗ trợ. Mô hình này
cũng giúp giảm bớt bài toán kẹt xe ở các đô thị hiện nay.
• Sử dụng phương tiện chuyên chở tiết kiệm như xe tải có hệ thống làm lạnh chạy
bằng năng lượng mặt trời.
• Sử dụng một nhà kho chung, được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ
Logistics độc lập.
• Sử dụng xe chuyên dụng (kích thước lớn), như thế sẽ tiết kiệm được số lượng
xe cần thiết và các bên đều có lợi.
3.3.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng
• Cập nhật và đồng bộ dữ liệu trong toàn chuỗi cung ứng. Mỗi hành vi mua sẽ
được gửi tín hiệu đến cho trung tâm thông tin để quay ngược dần dần về trung tâm
phân phối, nhà máy và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Điều này hoàn toàn có thể thực
hiện nhờ công nghệ truyền dẫn đang ngày càng rẻ và thiết bị đầu cuối cũng ngày càng
phổ thông (như điện thoại di động).
• Chia sẻ thông tin – thúc đẩy việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng của các
ngành hàng. Tận dụng xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong việc
chia sẻ thông tin (RFID, đường truyền không dây tốc độ cao, các trung tâm thông
tin…)
• Sử dụng các nhà kho chung cho một hoặc nhiều ngành hàng (tùy theo quy mô).
Nhà kho sẽ do một doanh nghiệp 3PL chuyên nghiệp điều hành để nhà sản xuất chỉ
cần tập trung vào năng lực lõi là sản xuất và tiếp thị.
3.3.2. Giải pháp đề xuất cho các cơ quan nhà nƣớc
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung
ứng xanh được coi là một cơ chế trực tiếp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi
trường trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bằng cách sử dụng sức mua và hành vi tiêu dùng
của chính phủ, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng cũng
như sự phối hợp hành động của cả cộng đồng, quản lý chuỗi cung ứng xanh là cơ chế
thị trường nhằm giảm thải ô nhiễm và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tài
nguyên thiên nhiên. Khi kết hợp với những chế tài pháp luật của quốc gia, khu vực
cũng như toàn cầu, nó có thể dẫn tới sự chuyển dịch các ngành kinh doanh và sản xuất
sang hướng xanh. Ứng phó với các tác động xấu tới môi trường thông qua đầu tư xanh
chính là định hướng đầu tư đúng đắn cho sự phát triển bền vững không chỉ đối với các
doanh nghiệp nói chung mà còn là tầm nhìn xa sẽ đi đến công cuộc chuyển đổi sang
nền kinh tế xanh hơn và gặt hái những phần thưởng xứng đáng nhất. Dưới đây là
những đề xuất về quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực của các doanh
nghiệp bán lẻ trong việc góp phần xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững hiện nay và
trong tương lai:
3.3.2.1. Đề xuất cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Một nhân tố quan trọng khiến việc quản trị chuỗi cung ứng Việt Nam gặp nhiều khó
khăn là cơ sở hạ tầng còn yếu kém do nền kinh tế vẫn còn đang chuyển đổi và phát
triển, sự không nhất quán trong chính sách và pháp luật dẫn đến sự phát triển thiếu
đồng bộ. Do đó, Nhà nước phải can thiệp kịp thời, phải xây dựng hành lang pháp lý,
các quy định về chuỗi cung ứng và kinh doanh để có những định hướng phù hợp giúp
thị trường mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nước phát
triển trước hết tại thị trường nội địa và vươn ra khu vực và trên thế giới. Các đề xuất
đối với nhà nước nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải góp phần
tăng hiệu quả vận hành logistics gồm:
• Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đảm bảo tính kết
nối, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics;
• Phát triển hệ thống đường bộ kết nối với các hành lang, vành đai kinh tế phù
hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
• Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông phù hợp với quy hoạch, tạo thuận lợi cho
hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường;
• Phát triển hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống cảng biển quốc gia;
• Hoàn thiện hệ thống cảng hàng không, sân bay tại các đô thị lớn như Hà Nội,
TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ logistics.
• Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa phù hợp với quy hoạch phát triển
hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3.3.2.2. Đề xuất về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, còn gặp rất nhiều
khó khăn so với các nước khác, vì vậy, ở cấp độ Nhà nước, nên thúc đẩy công nghệ,
sáng tạo như đầu tư cho hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao, thu hút nguồn
nhân lực cao cấp ở Việt Nam còn thiếu nên cần phải tập trung phát triển nhân sự có
chất lượng cho lĩnh vực này bằng các khóa học nghiệp vụ, các khoa đào tạo chính quy
tại các trường đại học trong nước; phải phát triển công nghệ cho ngành, chủ yếu là
công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và không phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại nguồn nhân lực. Nhà nước cần
có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng và
dịch vụ logistics để đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của ngành tại Việt
Nam hiện nay. Song song với sự đầu tư nội lực tự cải thiện chất lượng môi trường, nhà
n còn tận dụng đáng kể nguồn ngoại lực thông qua các chương trình ký kết, hợp tác
với nhiều quốc gia trên thế giới để được hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sự hợp
tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia và các tổ chức quốc tế là điều kiện tốt để
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm tổ chức và xây dựng hệ thống đáp ứng phát triển
chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam.
3.3.2.3. Đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp
bán lẻ
Để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ có thể xây dựng chuỗi cung ứng xanh, nhà nước cần
hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về môi trường cũng như hoàn thiện các quy
định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải, chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp tạo cơ sở nền tảng hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ thực
hiện các biện pháp nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà
nước cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính bao gồm cả cơ chế, chính sách về
thuế, nguồn vốn, lãi suất… để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất
theo hướng xanh hóa và bảo vệ môi trường. Mua sắm công xanh là một yếu tố quan
trọng để thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh. Trong hệ thống thị trường tự do hiện nay, cầu
có sức ảnh hưởng đáng kể đến các sự lựa chọn của cung. Nếu bên mua quan tâm nhiều
đến những sản phẩm xanh thì bên cung ứng sẽ phải dần tự thay đổi theo hướng xanh
hóa sản phẩm nếu không muốn mất thị phần. Do đó, mua sắm xanh là một công cụ
định hướng thị trường hữu hiệu để phát triển những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với
môi trường, từ đó từng bước xanh hóa chuỗi cung ứng. Chính vì thế trong hầu hết các
chiến lược xanh hóa chuỗi cung ứng của các quốc gia hoặc khu vực đều đề cao vai trò
của mua sắm công xanh. Mục đích quan trọng nhất của mua sắm công xanh là khuyến
khích các tầng lớp lãnh đạo mua sắm những hàng hóa, dịch vụ và thực hiện những
hoạt động ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên thế giới hiện nay, hoạt động
mua sắm công xanh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với sự đồng thuận không chỉ
của những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), mà cả những
nước đang phát triển như Trung Quốc, Nam Phi, Thái Lan… Mặc dù mục tiêu cuối
cùng của mua sắm công xanh là hướng tới phát triển bền vững, nhưng áp dụng cho các
quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau là tương đối khác nhau. Thực tiễn mua sắm công
xanh của các quốc gia và vùng lãnh thổ này sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tuy đã thực hiện các phương án về hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà nước vẫn cần đổi
mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay. Qua các lần hỗ trợ kích thích nền kinh
tế vượt qua khủng hoảng, các chính sách hỗ trợ tài chính và thuế với các doanh nghiệp
dường như chưa phát huy được hiệu quả quá lớn. Do vậy, Nhà nước cần chuyển từ
hình thức hỗ trợ theo đầu vào hiện nay sang hướng hỗ trợ đầu ra. Đó là các giải pháp
cải thiện khả năng tiếp cận thị trường thông qua các cách thức bền vững, marketing,
quảng bá sản phẩm theo hướng xanh hóa để nâng cao uy tín doanh nghiệp, nắm bắt xu
thế, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để có thể cạnh tranh bình đẳng trong bối
cảnh mở cửa thị trường sâu rộng hơn vào các năm tới. Việc thực thi và giám sát các
hoạt động của doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc để khuyến khích các hoạt động
kinh doanh sản xuất có tác động tích cực cũng như ngăn chặn và xóa bỏ các hành vi
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng các
cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp bán
lẻ từ các nguồn trong nước và nước ngoài là hoạt động quan trọng giúp cho các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam có động lực để tiến tới các cải cách trong chuỗi cung ứng xanh
hơn trong tương tai.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã diễn ra rất sôi động với nhu cầu
ngày càng tăng cao của người dân Việt Nam cùng với sự gia nhập của các doanh
nghiệp nước ngoài sau một loạt các hiệp định tự do thương mại do Việt Nam ký kết
càng cho thị trường cạnh tranh trở nên khốc liệt bao giờ hết, doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam chỉ với những lợi thế về sự am hiểu địa phương chưa đủ sức để có thể cạnh tranh
lâu dài với các doanh nghiệp nước ngoài đang rất mạnh về tiềm lực tài chính, kinh
nghiệm quản lý. Do vậy, mỗi doanh nghiệp bán lẻ cần từng bước xây dựng chuỗi cung
ứng mà cụ thể là chuỗi cung ứng xanh một cách bền vững để có cơ sở vững chắc để
tiến tới cạnh trạnh trên thị trường. Việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh sẽ
mang lại cho các doanh nghiệp bán lẻ các lợi thế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng,
hiệu quả; Nâng cao tổ chức hoạt động của từng khâu trong chuỗi cung ứng, ứng dụng
thực tiễn những biện pháp bảo vệ môi trường, giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp
cũng như địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động cùng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn không chỉ trong
việc cải tiến chuỗi cung ứng theo hướng xanh hóa, thân thiện môi trường mà còn cả
trong việc nhận thức, tổ chức chuỗi cung ứng một cách hiệu quả do các yếu tố khách
quan như hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khung pháp lý môi trường còn lỏng lẻo,
sự đầu tư và quản lý của nhà nước còn chưa được thấu đáo cũng như các yếu tố chủ
quan từ phía doanh nghiệp về các mặt nhận thức, khả năng tài chính, kinh nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu các hoạt động xây dựng mô hình chuỗi cung ứng xanh của
một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới – IKEA bằng việc phân tích môi
trường kinh doanh, đánh giá các hoạt động và thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp cũng như đánh giá các kết quả thực tế mà IKEA đã đạt được
trong giai đoạn 2010-2014, có thể nhận thấy, IKEA là một doanh nghiệp có tổ chức
chặt chẽ và thông minh, với các chiến lược rõ ràng về hoạt động, IKEA đã gặt hái
được những thành công trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng xanh trong hoạt động
sản xuất và phân phối bán lẻ. Chuỗi cung ứng của IKEA với các hoạt động mang tính
liên kết chặt chẽ giữa thực tế nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và sự tích lũy các
giá trị tương lai trong các ứng dụng bảo vệ môi trường là một bài học điển hình cho
các doanh nghiệp bán lẻ trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam học tập.
Đối với Việt Nam, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng ở các doanh nghiệp hoàn
toàn mới chỉ đang ở trong giai đoạn xây dựng và tích lũy, đặc biệt các doanh nghiệp
bán lẻ đang phải chịu sức ép xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn thiện để có thể cạnh
tranh và tồn tại trên thị trường và đây hoàn toàn là một thách thức lớn cho các doanh
nghiệp hiện nay. Mặc dù vậy, khả năng vận dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh đối
với các doanh nghiệp bán lẻ là hoàn toàn có thể do nhận thức và nhu cầu của các
doanh nghiệp đang ngày càng tăng lên trong việc vận dụng những phương thức sản
xuất, kinh doanh có xu hướng bền vững với môi trường sinh thái nhằm xây dựng hình
ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và xã hội. Từ các nhận định này, bài khóa
luận đề xuất các biện pháp thực tế ứng dụng trong chuỗi cung ứng cho các doanh
nghiệp bán lẻ và những khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước để tạo ra cơ sở thuận
lợi cho các doanh nghiệp này có điều kiện ứng dụng thực tiễn.
Hi vọng với những nghiên cứu và khuyến nghị về việc xây dựng mô hình chuỗi cung
ứng xanh sẽ là những gợi ý để các doanh nghiệp bán lẻ có hướng đi mới trong việc xây
dựng chuỗi cung ứng tốt hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn rất cần một sự thay đổi
và bứt phá trong nhận thức và tư duy để có thể dám thực hiện những cải tiến mang tính
dài hạn trong quản lý chuỗi cung ứng xanh để không chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế
trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm của doanh nghiệp về môi trường-xã hội và cơ hội
phát triển bền vững trong tương tai.

5. Discussion
As established through the literature review, the concept of SSCM and the challenges
associated with implementing SSCM efforts is broad. This case study demonstrated
that it is possible to successfully implement SSCM practices. Globalisation challenges
increase the need to re-evaluate our approach to basic factors such as land, capital, and
labour (Balkyte & Peleckis, 2011). Economic uncertainty forces organisations to take
a proactive and innovative approach to change their practices and explore
opportunities through social and environmental programmes (Zu, 2014). Silvestre
(2015) states that due to the vastly competitive global business environment, business
leaders, academics, and policy makers acknowledge the importance of proper SCM as
a key driver to gain local and national competitive advantage.
This study provides several relevant findings. Firstly, a superficial or partial
implementation of sustainability practices is ineffective; only a holistic approach to
both environmental and social policies will lead to genuine sustainability. Secondly,
building relationships with various stakeholders within the organisation across the
supply chain has been a successful approach for IKEA. Thirdly, continuously
improving and searching for ways to inflict positive and meaningful change is
important. This can be accomplished by supporting organisations across the supply
chain with implementing sustainability within their firm by financial, technological or
human resources. Although this case study did not include many cases, the results of
the study are valuable and can be argued to be best practices for successfully
integrating SSCM policies.
Limitations of this study are primarily based on IKEA’s available of information on
its sustainability efforts, to vast to be explored in this case study. IKEA is recognised
for a strong corporate culture but the role of corporate culture and the integration of
SSCM are outside the scope of this case study. Despite, this offers an opportunity for
further research.
Future research opportunities beyond the role of corporate culture and the integration
of SSCM are the social dimension. Of the three pillars – economic, environmental and
social – the social dimension of the three pillars is glaringly absent. IKEA approaches
sustainability from a holistic perspective by stressing the importance of positive social
and environmental efforts as their overarching responsibility and role in society, rather
than an opportunity to be exploited or ‘greenwashed’. Their belief seems to be that
taking care of people and the world naturally takes care of their bottom line.
Opportunities also emerge for scholars to analyse the effects of globalisation on SCM.
Given that IKEA has supply chain members globally dispersed, this article did not
discuss the challenges of this. Due to the growing number of companies that, like
IKEA, have global supply chains, more research is needed on the challenges and
opportunities of this phenomenon. Furthermore, an analysis of the effects of SSCM
practices on social and environmental factors would be valuable as it would provide
concrete evidence on the effectiveness of a firm’s sustainability implementations
across their supply chain.
6. Conclusions
IKEA is a model company that others can turn to as inspiration and model for positive
change. IKEA can successfully implement sustainability policies across their entire
supply chain to include all stakeholders and their various interests while maintaining a
strong economic position. Our research concludes that IKEA has developed a formal,
effective, and reusable set of best practices to successfully implement SSCM practices.
Despite widespread concern that adopting sustainability efforts will result in economic
erosion and thus a loss of competitive advantage (Nidumolu, Prahalad, &
Rangaswami, 2009), our case study demonstrates the exact opposite; IKEA is a leader
in innovative sustainability practices across its supply chain. With the support of
academic research, IKEA stands as a model of the effective merging of sustainability
and growth, as particularly evident in their impressive SCM model.

You might also like