You are on page 1of 11

1.

Quan điểm Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa phẩm chất và năng lực
( đức và tài)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục nói chung và
đội ngũ người thầy (giảng viên đại học) nói riêng. Theo Người, người thầy có vai
trò và nhiệm vụ rất quan trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước;
ngoài ra người thầy phải có những phẩm chất đạo đức, chuyên môn và phương
pháp giảng dạy để có thể đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước giúp
đất nước phát triển.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: nghề giáo là nghề rất cao quý, rất vẻ
vang. Người nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có
thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng
không nói gì đến kinh tế văn hóa”1. Đặc biệt, Người đã khẳng định: "Người thầy
giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy
giáo tốt là những anh hùng vô danh”2.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang ấy, theo Người, mỗi nhà giáo phải
không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức
của người giáo viên.

1.1 Quan niệm về đạo đức của người thầy giáo (giảng viên đại học)
Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người thầy giáo
là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phục vụ Tổ quốc gắn liền với phục vụ nhân
dân. Phẩm chất đạo đức này được đề cập trong nhiều bài viết, bài nói của Chủ tịch
Hồ ChíMinh. Nói chuyện với thầy giáo, cô giáo lớp Nghiên cứu chính trị Khoá 1
Trường Đại học nhân dân, Người căn dặn: “chân lý là cái gì lợi cho Tổ quốc, cho

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, 2000, tập 8, tr.184
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, 2000, tập 11, tr.332
nhân dân, cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân không phải là chân lý.
Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân tức là phục tùng chân lý” 3. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức phục vụ Tổ quốc của người thầy giáo có
nội dung rất cụ thể. Người thầy giáo phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên
trước hết, trên hết và bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện tốt đường lối giáo
dục của Đảng và Nhà nước, phải kính trọng nhân dân, tin vào sức mạnh của nhân
dân.
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức thương yêu
học trò, phải quan tâm săn sóc học trò với một tình cảm sâu nặng như ruột thịt,
song cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi và cấp học. Ở tiểu học, mẫu giáo
người thầy phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha
mẹ đối với người con. Người căn dặn: làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn
làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay “phải thương yêu các cháu như con em
ruột thịt của mình”4. Ở cấp đại học và trung học chuyên nghiệp thì tình thương của
người thầy đối với học trò, được xây dựng trên cơ sở dân chủ, kỷ cương và trách
nhiệm. Người nói “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quí trò chứ không
phải là cá đối bằng đầu”5. Đây là mối quan hệ tốt đẹp của thầy và trò trong xã hội
dân chủ, có sự kế thừa những giá trị đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Gắn liền với phẩm chất đạo đức thương yêu học trò là phẩm chất đạo đức
“thật thà yêu nghề” của người thầy. Phẩm chất yêu nghề của người thầy được biểu
hiện trước hết là sự gắn bó thiết tha với nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nghề giáo là một nghề lao động khó nhọc, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian,
công sức, nhưng không phải là nghề có thu nhập cao. Nếu không thiết tha với nghề
nghiệp sẽ bị dao động trước hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường căn

3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 8, tr.216
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 7, tr.562
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 7, tr.456
dặn những người làm thầy “nên yên tâm công tác” không nên “đứng núi này trông
núi nọ, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”
Trong môi trường sư phạm, Người hiểu rất rõ giá trị của sự đoàn kết. Đoàn
kết sẽ tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái kích thích sự khám phá sáng tạo trong
giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát
huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của cộng đồng, cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, Người luôn giáo dục tình thần đoàn kết trong đội
ngũ thầy giáo, cô giáo và coi đây là phẩm chất đạo đức quan trọng của người thầy.
1.2 Quan điểm về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của người thầy
giáo (giảng viên đại học)
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải giỏi về chuyên môn và thuần thục
về phương pháp giảng dạy. Cụ thể là:
- Phải giỏi về lĩnh vực mà mình đảm nhận giảng dạy. Tại Hội nghị lần thứ
thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập năm 1950, Người nói "Muốn huấn
luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội"6.
- Phải được trang bị lý luận giáo dục. Bởi vì "Làm mà không có lý luận thì
không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận
thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng,
làm cho đúng"7.
- Phải nắm chắc quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng.
- Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy giáo phải có những kiến thức liên
ngành bổ trợ cho chuyên ngành đảm nhận. Như vậy, người thầy trong tư tưởng Hồ
Chí Minh vừa có biên độ kiến thức rộng, vừa có kiến thức chuyên sâu. Có kiến
thức rộng để chuyên sâu.

6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 6, tr.46
7
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 6, tr.47
Những người làm thầy phải truyền đạt kiến thức của mình cho người khác.
Nếu có chuyên môn giỏi mà phương pháp truyền đạt không tốt thì hiệu quả giảng
dạy sẽ bị hạn chế. Giữa chuyên môn và phương pháp giảng dạy có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tác dụng tương hỗ với nhau, trong đó chuyên môn là nội dung.
Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, người thầy giáo ngoài kiến thức chuyên môn sâu
rộng phải thuần thục về phương pháp giảng dạy. Mục đích của phương pháp giảng
dạy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là "cốt làm cho người học hiểu thấu vấn đề"8. Là
người đã từng đứng trên bục giảng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí
Minh đã có những chỉ dẫn cụ thể về phương pháp giảng dạy.
- Giảng dạy phải phù hợp với đối tượng, theo khả năng nhận thức của
người học. Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải sâu sát, nắm rõ khả năng nhận
thức và hoàn cảnh của từng người học để tìm ra cách thức giảng dạy phù hợp. Có
đối tượng phải tốn nhiều thời giờ, dạy tỷ mỉ thì mới hiểu vấn đề. Có đối tượng
“cách dạy bao quát mà vấn làm cho người học hiểu thấu được”9.
Như vậy Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm dạy theo người học, chứ không
phải bắt người học phải học theo cách dạy của mình. Muốn thực hiện được điều đó
thì “Bài giảng phải chuẩn bị cho tốt”, kỹ càng, không được qua loa đại khái.
- Phương pháp giảng dạy là phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung đào
tạo và tâm lý lứa tuổi. Người nói phải từ "mục đích của giáo dục, nội dung của
giáo dục sau đó tìm ra cách dạy". Theo phương châm đó, phương pháp dạy học ở
cấp đại học là phải dân chủ trong sinh hoạt học thuật, tăng cường thảo luận để
người học chủ động chiếm lĩnh tri thức. Do đó, người thầy giáo “phải nâng cao và
hướng dẫn việc tự học"10. Phương pháp giảng dạy ở cấp tiểu học là phải luôn nhẹ
nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Còn các cháu mẫu

8
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 6, tr. 47
9
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 6, tr.47
10
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 6, tr.50
giáo, cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học và phải
làm kiểu mẫu trong mọi việc cho các em bắt chước.
- Bài giảng phải sinh động, lý luận phải gắn với thực tiễn để người học
dễ hiểu,“mau hiểu, mau nhớ”. Trong phương pháp giảng dạy, Người đưa ra những
điểm nên tránh. Đó là "tránh lối dạy nhồi sọ, chú ý tránh nói tiếng nước ngoài quá
nhiều. Những tiếng ta có thì không nên dùng tiếng nước ngoài. Và việc hội họp
còn quá nhiều hại đến sức khỏe và lãnh phí thời gian của thầy giáo và học trò".
- Phải phát động phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập. Dạy tốt
phải trở thành một phong trào quần chúng, thì cán bộ giảng dạy có điều kiện hợp
tác, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong học thuật và giảng dạy.
1.3 Mối quan hệ giữa đức và tài
Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là linh hồn của
người thầy giáo. Người nói: chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có
đức là hỏng, hay “chính trị là linh hồn, chuyên môn là xác. Có chuyên môn mà
không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn”11. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai
trò đạo đức của người thầy, song không tuyệt đối hoá mặt đạo đức coi nhẹ lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Hồ Chí Minh giữa đức và tài, hồng và chuyên, phẩm
chất và năng lực của người thầy giáo có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại
lẫn nhau. Có đức là để tài năng phát triển đúng hướng, và có tài thì đức mới phát
huy được tác dụng. Do đó, người thầy giáo: “ phải chú ý cả tài cả đức” 12. Ở Hồ Chí
Minh có quan điểm mới về vị trí đạo đức của người thầy giáo. Đó là từ đạo đức để
đi đến tài năng, phải có chính trị trước rồi có chuyên môn, đức phải có trước tài.
Trong mối quan hệ giữa đức và tài thì “đức là gốc” nhưng đức và tài phải đi
đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được. Bởi người nào có đức
mà không có tài thì chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai,

11
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 9, tr.492
12
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tập 9, tr.492
nhưng cũng chẳng ích gì, còn nếu có tài mà không có đức thì chỉ có hại cho dân
cho nước còn sự nghiệp bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu:
tài lớn thì đức càng phải cao. Vì khi đã có cái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo
cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận
và lựa chọn tin theo. Chính vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân
tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. “Đức là
gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có đức thì
bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng
nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước
việc dân. Như vậy, “đức là gốc” ở đây phải là “đức lớn” – đức tận tâm, tận lực
phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với những
phẩm chất đạo đức thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng...
trong đời sống hàng ngày.
2. Quan niệm của giảng viên hiện nay về mối quan hệ giữa đức và tài
Từ quan điểm về đức và tài, cũng như mối quan hệ giữa đức và tài của Hồ
Chí Minh; cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, chúng tôi mạnh dạn
đưa ra mô hình mới về nhân cách người giảng viên trong thời đại mới. Theo chúng
tôi, người giảng viên trước hết phải là một công dân mẫu mực, có nhân cách của
người lao động sáng tạo, năng động, có tay nghề, có tâm hồn cao đẹp. Với tư cách
là một nhân cách phát triển, có chỉ số và chuẩn mực thể hiện tinh thần tiến hóa như
nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đồng thời vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoạt
động trong quá trình biến đổi xã hội. Do vậy, nhân cách của người giảng viên phải
đủ tầm để làm chủ quá trình giáo dục nhằm tạo ra nền tảng của dân trí, nhân lực,
nhân tài. Những yêu cầu đó phải luôn được đáp ứng ở mức cao nhất, thường trực
và hoàn thiện hơn so với nhân cách của một người bình thường. 

Các văn kiện của Đảng trong Đại hội lần thứ IX, X đều nhấn mạnh tới việc
xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại công nghiệp
hóa – hiện đại hóa tập trung vào 5 yếu tố cơ bản: (1) Là con người nhân văn - xã
hội; (2) Là con người công nghệ; (3) Là con người năng động, thích nghi cao; (4)
Là con người có đủ sức khỏe, thể lực; (5) Là con người sáng tạo.

Từ mô hình con người mới với 5 yếu tố trên, có thể hình dung người giảng
viên hiện nay vừa bao gồm những nhân tố có đặc điểm chung đó, vừa có những
đặc trưng riêng.

Ta có thể nói tiêu chuẩn về năng lực chủ yếu của người giảng viên được thể
hiện qua 4 thành tố: (1) Năng lực hiểu biết chuyên môn; (2) Năng lực tổ chức,
quản lí đối tượng; (3) Năng lực chẩn đoán nhu cầu; (4) Năng lực hợp tác, hội nhập
bình đẳng.

Như vậy, chúng ta có thể xác lập một mô hình cấu trúc nhân cách mới của
người giảng viên trong thời đại kinh tế tri thức bao gồm 4 đặc trưng sau:

Thứ nhất, người giảng viên phải có giá trị là người có tố chất nhân cách - trí
tuệ, tức là phải có tri thức hiểu biết, có tinh thần khoa học luôn khám phá, đổi mới,
có tư duy phê phán, coi trọng thực tế và luôn học tập không ngừng.

Thứ hai, người giảng viên phải có những giá trị phát triển hài hòa giữa con
người và tự nhiên. Bởi có những giá trị này thì họ thực sự mới nắm bắt, tôn trọng
giới tự nhiên và qui luật tự nhiên cũng như sự hài hòa về môi trường sinh thái, tạo
cơ sở cho sự đảm bảo cân bằng giữa ổn định và phát triển bền vững. 
Thứ ba, người giảng viên phải có những giá trị phát triển hài hòa giữa con
người và xã hội, tạo ra sự hợp tác, quan tâm và đoàn kết giữa các chủ thể. Đây là
nhân tố thúc đẩy sự hoạt động một cách lành mạnh trong môi trường xã hội, đảm
bảo giữa hiện thực và nhu cầu, nối con đường cung - cầu của thị trường lao động,
đưa mục tiêu của các hoạt động đi đến điểm đích là chất lượng của các sản phẩm.

Thứ tư, người giảng viên phải có những giá trị khẳng định tính chủ thể sáng
tạo, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh, không ngừng vươn lên hoàn thiện
chính mình. Đây là đặc trưng về phương diện cá thể - chủ thể khẳng định sự vận
dụng một cách hiệu quả trí tuệ và năng lực của mình vào việc đạt được thành công
trong công việc và sự nghiệp.

Bốn đặc trưng trên chủ yếu tập trung vào trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, thể chất,
tức là sự tổng hợp của tâm lực, trí lực và thể lực. Người giảng viên nói riêng và
người làm nghề dạy học nói chung, phải đồng thời hội đủ những nhân tố hết sức
quan trọng đó. Nói tổng thể, họ phải có “nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực,
kiến thức mẫu mực và hiệu quả mẫu mực”.

Thế kỷ 21 là kỉ nguyên của văn minh trí tuệ. Trong kỉ nguyên mới, người
giảng viên phải có những phẩm chất và năng lực ở một mức độ cao của những
thuộc tính, những tố chất của quá trình hoạt động và sáng tạo. Thể hiện ở khả năng
thích ứng, giải quyết, chẩn đoán, điều khiển các hành vi, các quá trình theo đúng
chuẩn các hệ thống giá trị. Và định hướng giá trị phải phù hợp với tính nhân văn,
với yêu cầu công nghệ; phù hợp với những đòi hỏi rất nghiêm ngặt của thực tiễn xã
hội, nhất là trong bối cảnh của thời hội nhập. 

Từ những luận bàn trên đây và dưới góc độ của người giảng viên tương lai,
chúng tôi mạnh dạn đưa ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người giảng
viên như sau:
*Những yêu cầu về phẩm chất 

Nói tới phẩm chất tức là nói đến cái Đức - một cách phát biểu ngắn gọn, súc
tích nhưng rất đầy đủ mà nhân dân ta quen dùng từ bao đời nay khi cần chỉ ra quan
niệm về phẩm chất của con người Việt Nam. Xét trên phương diện tâm lí - xã hội
học, thống nhất với nhiều ý kiến, chúng tôi cho rằng người giảng viên có Đức bao
gồm những thuộc tínhsau:

- Thiết tha, gắn bó với lí tưởng, có hoài bão tâm huyết với nghề dạy học và
nghiên cứu

- Có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm gương sáng
cho ngườihọc noi theo

- Có tác phong công nghiệp, ý thức kỉ luật, tinh thần phấn đấu và nhiệt
huyết 

- Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc
và con người Việt Nam

- Có ý thức thức phục vụ, hòa hợp và chia sẻ với cộng đồng. 

* Những yêu cầu về năng lực

Nói tới năng lực tức là nói đến cái Tài - cũng là một cách phát biểu ngắn gọn
và đầy đủ về năng lực mà người Việt Nam quan niệm. Xuất phát từ yêu cầu đổi
mới giáo dục đại học, theo chúng tôi, người giảng viên có Tài là người hội đủ 4
yếu tố: 

(1) Năng lực hành động:


- Có năng lực hiểu biết chuyên môn;

- Có năng lực tổ chức, quản lí đối tượng;

- Có năng lực triển khai chương trình dạy học;

- Có năng lực sử dụng phương pháp dạy học, đánh giá hiệu quả;

- Có năng lực tự học, biết cách tự học và biết dạy cách học;

- Có năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu;

- Có năng lực sử dụng ngoại ngữ, sử dụng máy tính và các phương tiện thiết bị dạy

học khác. 

(2) Năng lực chủ thể hóa:

- Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 

- Năng lực cố vấn và hỗ trợ người học phát triển;

- Làm chủ được các chiến lược dạy học, giáo dục;

- Có khả năng nắm bắt, phân tích và phản ánh thực tiễn dạy học; 

- Có khả năng làm chủ và kiến tạo tri thức khoa học. 

(3) Năng lực xã hội hóa:

- Có năng lực chẩn đoán, năng lực thích ứng;

- Có năng lực tư duy sáng tạo và tư duy dự báo;

- Có năng lực cung ứng dịch vụ cho xã hội;

- Có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, xã hội;


- Có năng lực thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo trong cuộc sống xã hội;

- Có khả năng vận động nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo
dục.

(4) Năng lực giao tiếp: 

- Có kỹ năng ứng xử đối với bản thân; 

- Có năng lực trao đổi thông tin và thu nhận thông tin; 

- Có khả năng thiết lập quan hệ và duy trì quan hệ với mọi đối tác làm việc;

- Có quan hệ đồng nghiệp và xã hội tích cực, có lợi cho sự hợp tác và phát triển
của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

You might also like