You are on page 1of 3

Thuyết trình quản trị

Bên cạnh 2 cách phân loại là phân loại theo tính chất của các quyết định và phân loại theo
phạm vi thực hiện thì vẫn còn 3 cách phân loại nữa rất phổ biến đó chính là phân loại
theo thời gian thực hiện, phân loại theo chức năng quản trị và phân loại theo cách soạn
thảo

Theo thời gian thực hiện thì ta có thể quyết định ngắn hạn, quyết định trung hạn hoặc
quyết định dài hạn.

Các quyết định thường được xuất phát từ các nhà quản trị cấp cao, mà có quá trình thực
hiện hoặc kết quả đạt được trong thời gian (thường là khoảng trên 5 năm) thì sẽ được gọi
là quyết định dài hạn.

Ví dụ: Nhà quản trị cấp cao sẽ quyết định tăng chỉ tiêu công ty lên bao nhiêu, mở chi
nhánh mới hay thu mua công ty khác.

Quyết định trung hạn thì sẽ thường được đưa ra bởi các nhà quản lý cấp trung. Các quyết
định có thể được thực hiện hoặc có kết quả đạt được trong khoảng thời gian vừa phải (rơi
vào khoảng trên 1 năm và dưới 5 năm)

Và quyết định ngắn hạn thì thường được đưa ra bởi các nhà quản trị cấp thấp. Những
quyết định này sẽ được giải quyết tức thì, hay chúng ta có thể nói là chúng được giải
quyết nhanh chóng vì những quyết định này có thời gian thực hiện trong khoảng 1 năm.
Đây là những quyết định mang tính chuyên môn và nghiệp vụ cao.

Ví dụ như có nên thực hiện chiến lược khuyến mãi quảng cáo khi bán sản phẩm này hay
không ?

Ngoài ra, ta còn có thể quyết định dựa theo chức năng quản trị. Vậy có bạn nào có thể
cho mình biết suy nghĩ của bạn về khái niệm chức năng quản trị là gì hay không ?

Chức năng quản trị là những nhóm công việc chung mà nhà quản trị cấp bậc nào cũng
thực hiện nhằm đến việc giúp hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Và chức năng quản
trị thì cần đảm bảo có đủ 4 chức năng đó chính là kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
tra.

Vậy nên với quyết định quản trị ta không chỉ có một quyết định mà còn bao gồm nhiều
loại quyết định.
Với quyết định kế hoạch nó là là những quyết định được đưa ra khi trả lời các câu hỏi cần
làm gì? Làm khi nào? Làm trong bao lâu? Mục tiêu hướng tới xây dựng kế hoạch với
phương án phù hợp với vấn đề là gì? Tóm lại quyết định kế hoạch sẽ xoay quanh các vấn
đề về phân tích, xây dựng và lựa chọn phương án hợp lí để tiến hành.

Ví dụ: khi mà công ty A muốn tung ra thị trường một sản phẩm nước uống ngta sẽ phải
đưa ra quyết định như là cần làm gì để loại nước uống này phù hợp với sở thích của đa số
người tiêu dùng hay là nên tung ra thị trường sản phẩm này vào tgian nào sẽ thu hút và
bán chạy

Quyết định về vấn đề tổ chức là những quyết định liên quan đến việc xây dựng cơ cấu tổ
chức hay vấn đề nhân sự.

Ví dụ: có nên tuyển dụng thêm nhân viên mới hay là điều nhân viên đó qua phòng ban
khác

Quyết định điều hành chính là những mệnh lệnh, khen thưởng, động viên hay cách giải
quyết vấn đề được đưa ra bởi các nhà quản trị, còn người thực hiện chính là nhân viên
của họ.

Ví dụ: cuối năm các công ty thường sẽ có các bữa tiệc trao lễ cúi năm mà trong cái bữa
tiệc đó những người nhân viên chạy đủ chỉ tiêu của công ty thì sẽ được khen thưởng

Quyết định về kiểm tra liên quan đến đánh giá kết quả, tìm ra nguyên nhân hay biện pháp
điều chỉnh hoạt động.

Ví dụ: khi công ty A đưa ra một sản phẩm nma doanh thu không đạt được mong muốn
hay thậm chí là thua lỗ thì cần phải quyết định kiểm tra, tìm nguyên nhân tại sao sản
phẩm mình đưa ra lại không bán chạy được bằng các sản phẩm khác trên thị trường, tìm
các biện pháp khắc phục.

Và cuối cùng là đưa quyết định theo cách soạn thảo.

Quyết định được lập trình trước sẽ thường được đưa ra bởi các nhà quản trị cấp thấp, gắn
với các kế hoạch chuẩn. Được sử dụng trong các tình huống thường gặp, các thủ tục thể
lệ được triển khai và áp dụng thường xuyên. Quyết định này không được coi là mới vì
dựa trên thói quen, cách điều hành căn bản hoặc xử lý tự động những chương trình và các
dữ liệu.

Ví dụ như cung cấp hàng hóa cho nhân viên


Quyết định không được lập trình trước dựa trên trực giác, phán đoán, kinh nghiệm, sáng
tạo để giải quyết sao cho phù hợp từng hoàn cảnh và thường là dạng quyết định được đưa
ra bởi những nhà quản trị cấp cao, phù hợp với các loại kế hoạch chuyên biệt. Quyết định
này được dùng trong những tình huống bất thường, có sự mới mẻ, không cấu trúc, không
có phương pháp rõ ràng và khác hẳn những điều thường gặp.

Ví dụ như nhà quản trị merketing sẽ quyết định có nên tăng ngân sách quảng cáo để tăng
doanh số bán nhân dịp tết cổ truyền sắp đến hay không. Giám đốc doanh nghiệp sẽ quyết
định có cần phải mở rộng nhà máy để đối phó với sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm của
doanh nghiệp hay không.

You might also like