You are on page 1of 26

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI THANH NIÊN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU HÀ NỘI

Tài liệu
Tuyên truyền viên
(Dành cho HV/TNV Chi Hội 26/3)

Học tập hết mình lập thân lập nghiệp

Tình nguyện hết mình vì sự sống người bệnh

Hà Nội, tháng 11  năm 2020


 

Thủ lĩnh

Tâm huyết, tài năng kiến thưc

Bản lĩnh, thời gian

Quan hệ ngoại giao

Tầm nhìn, chiến lược

Quyết đoán, kiên định


HỘI THANH NIÊN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU HÀ NỘI

NGÔI NHÀ CHUNG CỦA NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI

Tôn chỉ:

Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội (Viết tiếng Anh là  Hanoi Association of
Young Blood Donor Recruiters) là một tổ chức đặc thù của Thanh niên Tình nguyện, với
nhiệm vụ trọng tâm là vận động tuyên truyền hiến máu nhân đạo, hoạt động theo điều
lệ của Hội liên hiệp thanh niên và dưới sự giám sát của Viện huyết học truyền máu TW.

Mục đích:

 Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên vì sự tiến bộ và trưởng thành
của Hội viên.

 Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền và vận động người tham gia hiến máu tình
nguyện, góp phần đảm bảo nguồn máu cho điều trị và thúc đẩy phát triển bền vững
của phong trào tình nguyện Thủ đô.

Nguyên tắc hoạt động:

Hội tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
thành phố Hà Nội. Gồm 4 nguyên tắc:

 Tự nguyện, tự quản

 Tự trang trải.

 Hiệp thương dân chủ

 Đoàn kết, thống nhất cùng hành động

Tên gọi qua các thời kỳ phát triển:

Tiền thân của tổ chức Hội chúng ta là CLB Học sinh – Sinh viên hoạt động
nhân đạo do GS– TSKH Đỗ Trung Phấn tập hợp và rèn luyện. CLB ra đời vào ngày
24/1/1994 sau khi tham gia tổ chức thành công buổi HMNĐ đầu tiên ở nước ta
(24/1/1994). CLB trực thuộc TW Hội Sinh viên Việt Nam và Viện Huyết học - Truyền
máu.

4 lần đổi tên và 5 tên gọi


- 06/01/1995 CLB đổi tên thành CLB Vận động hiến máu nhân đạo, trực thuộc
TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

- 19/05/1996 CLB được nâng cấp thành Chi hội Thanh niên tình nguyện vận
động hiến máu nhân đạo Tp Hà Nội và sau đó được chuyển giao về thành Đoàn Hà
Nội.

- 7/4/2000 Chi hội được nâng cấp thành Hội TNTN VĐ HMNĐ TP Hà Nội.
Cũng từ ngày này Hội của chúng ta gồm 4 Chi hội trực thuộc, đó là:

6/1 – 27/2 – 7/4 – 15/10

Ngày 24/01/2010 Hội đổi tên thành Hội thanh niên vân động hiến máu Hà Nội
như ngày nay.

- Về mặt tổ chức Hội trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tp.Hà Nội.

- Về mặt chuyên môn trực thuộc Viện Huyết học và truyền máu TW.

Cơ quan hiệp thương, lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu tổ chức 5
năm 1 lần, Tại Đại hội bầu ra Ủy ban Hội để điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kì Đại
hội. Ủy ban Hội bầu ra Thường trực Ủy ban Hội và các chức danh chủ chốt.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (National Institute of  Hematology and
Blood Transfusion – NIHBT)

Kỷ lục về ngày hiến máu nhiều nhất là 17.921 người đến tham  gia hiến máu và thu
được 13.938 đơn vị máu

Trang thông tin điện tử: www.mau.vn 


Mạng xã hội facebook: https://www.facebook.com/hoi.mau.vn 

VĂN HÓA TỔ CHỨC HỘI 


Định nghĩa: Văn hoá tổ chức Hội là một hệ thống các giá trị vật  chất và tinh thần do cán
bộ, hội viên, tình nguyện viên sáng tạo,  chọn lọc và phát triển trong quá trình hoạt động Hội 
Các tính chất văn hóa tổ chức Hội 
- Tính cộng đồng:Thể hiện đậm nét tình cộng đồng trong văn  hóa Việt, sự giao lưu, gắn kết,
tương trợ trong công việc, trong cuộc  sống như gia đình, làng xóm…. 
- Tính nhân văn:Thể hiện tình yêu thương, được cống hiến,  mong muốn được chia sẻ, được
giúp đỡ, làm việc tốt mang lại giá  trị cộng đồng, xã hội cho người bệnh, cho bản thân và gia
đình. 
- Tính tiên phong: Thể hiện sự nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên  trong cuộc sống, trong lao
động và hoạt động, sự sáng tạo, tính cầu  thị mong muốn được tiến bộ để trưởng thành. 
Các đặc trưng văn hóa tổ chức Hội 
- Đặc trưng nhận diện (hữu hình thể hiện bên ngoài), bao gồm:  các hình ảnh, biểu tượng, là
những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy,  cảm nhận được khi tiếp xúc với Hội, ví dụ thư mời, điểm
hiến máu,  các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động, đồng phục, trang phục,  logo, slogan,
bài hát, những câu chuyện về tổ chức (những năm tháng khởi đầu, những gian khó và vinh
quang của tổ chức, hình  tượng cá nhân thủ lĩnh), các sự kiện, ngày lễ, lễ hội, ngày hội ... 
- Đặc trưng trung gian (chuẩn mực, phong cách), bao gồm:  Các giá trị được các cán bộ, hội
viên, cảm tình viên chấp nhận, phổ biến và thực hiện, ví dụ phong cách ăn mặc, cách sử dụng
ngôn  ngữ, cách biểu lộ cảm xúc, các nghi thức, các quy định thành văn  và bất thành văn được
các thành viên tin và thực hiện, chiến lược,  mục tiêu, phương châm hoạt động, các mỗi quan
hệ. 
- Đặc trưng cốt lõi, bao gồm: Các yếu tố, nền tảng được hình  thành qua thời gian chọn lọc
và phát triển, ví dụ tâm lý, tình cảm, tình yêu với tổ chức của cán bộ, hội viên…tình cảm, suy
nghĩ của  các đối tác bên ngoài...sự tin yêu, quý trọng.... 

Hiện nay Hội ta gồm 12 Chi hội  trực thuộc:

Chi hội Địa bàn

1.               Chi hội Khu vực Quận Cầu Giấy 


06/1  

2.               Chi hội Khu vực Quận Đống Đa 


24/1

3.               Chi hội Khu vực Quận Đống Đa 


27/2 

4. Chi hội 08/3 Khu vực Quận Cầu Giấy, tổ chức điểm hiến máu thường
xuyên trên Viện

5.  Chi hội 26/3 Khu vực Quận Hà Đông, huyện Thanh Trì

6.               Chi hội 07/4 Khu vực Quận Thanh Xuân 

7. Chi hội 08/5 Khu vực Quận Tây Hồ, Cầu Giấy 

8.              Chi Hội Khu vực Quận Hà Đông , Chương Mỹ


14/6

9.               Chi Hội Khu vực Huyện Gia Lâm, quận Long Biên
19/8

10. Chi Hội Khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai 
15/10

11.              Chi Hội Khu vực Quận Nam Từ Liêm, Hoài Đức 
1/12

12. Chi Hội Khu Vực Quận Bắc Từ Liêm , Đông Anh
5/12

Ý NGHĨA CÁC NGÀY LÀ TÊN CỦA CÁC CHI HỘI:

Ngày Ý nghĩa

06/0 Ngày Toàn quốc hiến máu


1

24/0 Ngày Thành lập Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội
1

27/0 Ngày Thầy thuốc Việt Nam


2

08/3 Ngày Quốc tế phụ nữ/ Ngày thành lập Viện Huyết học

26/0 Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
3

07/0 Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện


4
08/0 Ngày Quốc tế chữ thập đỏ, Ngày Thalassemia 
5

14/0 Ngày Thế giới tôn vinh những người hiến máu tình nguyện
6

19/0 Ngày Cách mạng tháng 8 thành công, Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
8

15/1 Ngày Truyền thống của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam
0

01/1 Ngày Thế giới phòng chống HIV – AIDS


2

05/1 Ngày Quốc tế những người tình nguyện


2

DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA HỘI


(thường trực ủy ban Hội)

1.     Chủ tịch Hội:            Anh Trịnh Xuân Thủy

2.     Phó chủ tịch Hội:

Anh Nguyễn Văn Huyến Anh Nguyễn Anh


Quân

Anh Nguyễn Xuân Giáp (PCT thường


trực)

3.    Trưởng ban:

 Tổ chức kiểm tra: Anh Nguyễn Văn Huyến


 Vận động hiến máu: Anh Đậu Quang Huy
 Truyền thông – Sự kiện: Chị Linh
 Đào tạo – Cố vấn học tập: Anh Bùi Văn Tuấn
  Chánh văn phòng Hội: Chị Hà Thị Thanh Tuyền 
  Phó chánh văn phòng Hội: Chị Phạm Thị Quỳnh
 Chủ nhiệm CLB Ngoại ngữ Hội Máu: Anh Nguyễn Thế Huy
 Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Hội Máu: Chị Nguyễn Hoàng Vân
 Chủ nhiệm CLB MEC Hội Máu: Chị Nguyễn Thùy Trang
 Chủ nhiệm CLB Kỹ năng chuyên môn: Anh Đỗ Hồng Sơn
 Quản lý dự án: Anh Hoàng Văn Hải

Chi hội Thanh niên vận động hiến máu 26/3

Tiền thân là Chi hội Thanh niên vận động hiến máu 07/04.

Được thành lập từ ngày 1/10/2016, với Chi hội trưởng đầu tiên là chị Trịnh Lan Anh. Chi hội
mới thành lập gồm có 4  Đội là Đội Bưu chính, YCT, An Ninh, Kiến Trúc(26/12/2006).

Trải qua quãng thời gian hoạt động trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Thanh Trì đến nay Chi hội
cơ cấu gồm có 5 Đội: thêm 3M

Ban Chấp Hành Chi hội:

Họ và tên Chức vụ Trường lớp

Anh Nguyễn Anh Quân Chi hội trưởng HV BCTC

Anh Trần Văn Nam Chi hội phó – TB YCT


Tổ chức kiểm tra,

Chị Đặng Trà My UV BCH – Trưởng Đại học Kiến Trúc Hà Nội
ban sự kiện

Anh Nguyễn Chí Dũng UV BCH – Trưởng Học viện Kỹ thuật mật mã
ban truyền thông

Chị Phạm Thị Hương Nhài UV BCH – Học viện YCT


Trưởng ban Đào
tạo

Các đội trưởng các Đội :

ST Họ tên Đội Trường lớp


T

1 Anh Trần Văn Nam Y Cổ Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Truyền

2 Anh Nguyễn Mạnh An Ninh Học Viện An ninh nhân dân


Hùng

3 Chị Đặng Trà My  Kiến Trúc Đại học Kiến trúc Hà Nội

4 Anh Đặng Ngọc Sơn Bưu Chính Học viện Công nghệ Bưu chính viễn
thông

5 Anh Nguyễn Văn Tú Mật Mã Học viện Kỹ thuật Mật mã

TÓM TẮT NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

I.       SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CAO ĐẸP CỦA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

1. Sự cần thiết của hiến máu nhân đạo.

 Máu và chế phẩm máu là một loại thuốc điều trị đặc biệt, chỉ có thể được lấy từ
người. Hằng ngày có rất nhiều người bệnh cần truyền máu và được cứu chữa nhờ
truyền máu.

 Những trường trường hợp thường phải truyền máu cấp cứu với số lượng lớn đòi hỏi
phải có hợp cần truyền máu cấp cứu như: các trường hợp tai, các tai biến sản khoa…
Tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nếu không được truyền máu một cách kịp
thời.

 Những người bệnh phẫu thuật cần phải truyền máu.

 Những bệnh nhân bị bệnh máu như: ung thư máu, suy tuỷ xương, xuất huyết giảm
tiểu cầu… đặc biệt là những người bệnh bị mắc bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy
máu do di truyền). Điều trị cho những người bệnh này thì máu như là một thứ thuốc
không thể thiếu mà nếu không được truyền máu đồng nghĩa với việc chấm dứt cuộc
sống của họ.

 Nhiều loại bệnh khác mà truyền máu cũng là một hoạt động không thể thiếu trong
điều trị cho người bệnh như: chạy thận nhân tạo, thiếu máu do giun móc, hội chứng
rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết tiêu hoá, suy thận….

2. Ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người


 Bạn hiến máu tức là hiến một phần cơ thể của mình để cứu chữa người bệnh, máu của
Bạn là sự sống của người bệnh. Hiến máu cứu người là thể hiện tinh thần nhân ái, sự
văn minh của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc.

 Mỗi người đều có quyền lợi là được truyền máu khi bản thân cần tới máu để được cứu
chữa thì cũng phải có trách nhiệm hiến máu khi bản thân mình khỏe mạnh. Hiến máu
để cứu người và cũng là để cứu chính bản thân mình vì một người hôm nay khoẻ
mạnh nhưng có thể ngày mai có thể cần tới máu để được cứu chữa.

II.    KHÁI QUÁT VỀ MÁU VÀ TRUYỀN MÁU.

1.      Máu và thành phần máu:

a. Tổng quan

 Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu
gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến
chức năng sống của cơ thể.

 Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể... Bình thường tổng lượng máu trong cơ thể
người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Lượng máu tỉ lệ thuận với
trọng lượng cơ thể, trung bình khoảng 70ml/kg cân nặng. Lượng máu trong cơ thể
tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương
bằng với lượng máu bị mất đi. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức
năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định. 

 Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi,
khi mất nước thì lượng máu giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như
thiếu máu do mất máu, do suy tủy,... lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc
vào tình trạng bệnh lý. Nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối
loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong. 

b. Thành phần và chức năng của máu:

Máu gồm hai phần: các tế bào (phần hữu hình) và huyết tương (phần vô hình).

Các tế bào máu bao gồm:

 Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều nhất. Hồng cầu chứa huyết
sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ) làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các
mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Đời sống trung bình của Hồng cầu
là 90 - 120 ngày; Hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các
hồng cầu mới thay thế để duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể. 200-400 tỷ
 Bạch cầu: là tế bào to, có nhân. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát
hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống
từ một tuần đến 4tuần. Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. (nơi trú ngụ của HIV)

 Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ. Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu,
tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch. Đời sống của tiểu cầu khoảng
5-7 ngày. Cũng giống như hồng cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

 Huyết tương: là phần vô hình, có màu vàng, chứa chủ yếu là nước; ngoài ra còn
rất nhiều chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể như:
Albumin, các yếu tố đông máu tham gia vào chức năng đông máu, các kháng thể làm
nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các
men…Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có
màu đục và trở nên trong màu vàng chanh sau khi ăn từ một đến hai giờ. Máu có
huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người
bệnh.  Vì vậy, người hiến máu chỉ nên ăn nhẹ, ăn ít đạm, mỡ trước khi hiến máu.

 Khi hiến máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ
trong gan, lách…để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó
kích thích tuỷ xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã hiến. Do vậy,  một người
trưởng thành khoẻ mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/10 lượng máu trong cơ
thể (hoặc không quá 9 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.

*** Học tất cả phần này: phục vụ thi thẻ cho mn luôn

2.  Quá trình tạo máu

 Trong cơ thể người khoẻ mạnh lượng máu tương đối hằng định, trung bình là 70
ml/kg cân nặng (77 ml/kg với nam và 66 ml/kg với nữ) nhờ quá trình điều hoà
sinh máu. Các tế bào máu được sinh ra bởi tuỷ xương nhằm thay thế cho các tế
bào già bị mất đi. Khả năng sinh máu của tuỷ xương là rất lớn có thể gấp 6 đến 10 lần
so với nhu cầu bình thường của cơ thể khi cần.

Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu:

 
 Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương. Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở
máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy. Khi bị tiêu hủy,
một phần chúng được tái hấp thu, một phần được đào thải ra khỏi cơ thể.

 Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo duy
trì lượng máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu tương
đương với khoảng 40 ml đến 80 ml được thay thế.

 Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách,..Sau đó tủy
xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất. Nếu cơ thể bị mất nhiều máu vượt
khả năng sinh máu của tủy hoặc do tủy xương rối loạn sẽ gây thiếu máu. Một trong
những nguyên nhân khá phổ biến là thiếu máu do thiếu sắt

 Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều sau
khi bị mất máu. Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày
khi bị mất máu.

3. Nhóm máu

 Trong máu có các tế bào và huyết tương nên có các kháng nguyên tế bào và kháng
nguyên protein huyết tương. Nếu truyền kháng nguyên vào cơ thể có kháng thể tương
ứng (mỗi loại kháng nguyên có một loại kháng thể tương ứng) sẽ gây nên phản ứng.
Trong các kháng nguyên của các tế bào máu thì kháng nguyên hồng cầu có vai trò
quan trọng, chúng được gọi là nhóm máu. Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ
ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ MN,... trong đó quan trọng là hệ nhóm máu ABO và hệ
nhóm máu Rh.

 Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB. Dựa vào sự có mặt
của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh (là huyết tương đã
loại bỏ các yếu tố đông máu) có thể tóm tắt theo bảng sau:

Tên sơ đồ hệ nhóm máu :

Nhóm Kháng nguyên trên bề mặt hồng Kháng thể trong huyết
máu cầu thanh

-          A -          A Chống B
-          B -          B Chống A

-          O -          O Chống A và chống B

-          AB -          AB Không có kháng thể

 Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng
gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi
truyền là rất quan trọng (xem thêm sơ đồ truyền máu).

 Tỉ lệ người có các nhóm máu A, B, O, AB trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng
tộc. Ở Việt Nam, tỉ lệ đó là:

A: khoảng 20 %       B: khoảng 30%

O: khoảng 45 %       AB: khoảng 5%

 Hệ nhóm máu Rh: có hai loại nhóm máu là Rh dương và Rh âm. Người có nhóm máu
Rh âm không nhận máu từ nhóm Rh dương (ngoại trừ lần đầu truyền máu vì chưa có
kháng thể chống Rh dương). Ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh âm chiếm tỷ lệ rất thấp là
0,07% dân số nên họ được coi là người có nhóm máu hiếm. Trong khi ở Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Úc,... tỷ lệ này cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% - 40% dân
số.

4. Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu

 Truyền máu là một trong những đường lây của nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng
truyền qua đường máu như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... Do vậy, việc ngăn
chặn lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu là rất quan trọng.

 Việc chống lây nhiễm cho người hiến máu được thực hiện khá đơn giản vì chỉ cần
đảm bảo vô  khuẩn các dụng cụ lấy máu và kim lấy máu chỉ dùng một lần. Thực tế
hiện nay, khả năng lây bệnh do tham gia hiến máu là không xảy ra. Điều đáng ngại
nhất là người bệnh nhận máu và nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ
những người hiến máu.

 Ở nước ta, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị máu trước
khi truyền cho người bệnh 5 bệnh nhiễm trùng là:

 HIV/AIDS: 3 tháng

 viêm gan virus B: 1 tháng

 viêm gan virus C: 3 tháng

 giang mai: 1-2 tháng

 sốt rét: ngay lúc bị sốt

Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không phát hiện được các tác nhân này trong “giai
đoạn cửa sổ” như HIV là 3 tháng, viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12 tuần, giang
mai là 4 đến 8 tuần và ký sinh trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máu trong lúc
đang lên cơn sốt. Ngay cả các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,... thì tỷ lệ lây nhiễm
HIV/AIDS qua truyền máu cũng còn rất cao (khoảng 1/1.000.000 lần truyền máu) mặc dù
họ đã áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm rất hiện đại để sàng lọc máu.

Như vậy, để đảm bảo an toàn truyền máu, phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó
có:  

+ Vận động HMTN không lấy tiền, tư vấn để người họ “tự sàng lọc”, nhất định không
HM nếu  thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.  

+ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người HM an toàn.

+ Xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua truyền máu.

+ Thực hiện truyền máu từng phần, và đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị
trong truyền máu...

III.  ĐIỀU KIỆN, QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KHI THAM GIA HIẾN MÁU.

( Học tất cả mục này)


1.    Những điều kiện cần thiết để hiến máu an toàn:

 Hoàn toàn tự nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
 Là công dân, tuổi từ 18 đến 60, trên 45kg đối với nam, trên 42 kg đối với nữ, cảm
thấy mình thực sự khoẻ mạnh, không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các
bệnh khác lây truyền qua đường máu.

 Có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu nhân đạo (qua tuyên truyền vận
động và qua tư vấn trước hiến máu).

 Có giấy tờ tuỳ thân (CMND, Hộ chiếu, Bằng lái xe, Thẻ sinh viên…), địa chỉ liên hệ
rõ ràng.

 Được bác sỹ khám tuyển chọn kết luận là đủ điều kiện để tham gia hiến máu.

 Thực hiện tốt những hướng dẫn của bác sỹ trước, trong và sau khi hiến máu.

 Hoàn toàn tự nguyện.

2. Các trường hợp trì hoãn hiến máu

12 tháng: Phục hồi sau can thiệp ngoại khoa (nhổ răng số 8); Khỏi các bệnh sốt
rét, giang mai, sau tiêm vắc xin phòng bệnh dại,...sinh con.

06 tháng: Xăm trổ trên da, bấm dái tai, mũi, rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể,...;
Khỏi bệnh sau khi mắc 1 trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm
tủy xương,..

03 tháng: Kể từ thời điểm ngừng sử dụng một số loại thuốc điều trị tuyến tiền liệt,
điều trị mụn trứng cá.

4 tuần: Khỏi các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm
trùng, viêm phế quản,...; Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, quai
bị, thủy đậu, BCG.

07 ngày: Khỏi các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu
Migraine, tiêm vắc xin viêm gan B và các loại vắc xin chưa kể ở trên.

3. Quy trình tham gia hiến máu nhân đạo:

* Tư vấn và đăng kí hiến máu.

* Khám tuyển chọn (lâm sàng và xét nghiệm sơ bộ).  

* Hiến máu. 

* Nghỉ ngơi và ăn nhẹ tại chỗ sau khi hiến máu.          


* Nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn sau khi hiến máu (qua tin nhắn SMS
hoặc gọi điện trực tiếp đến số 024 3868 5582 hay đến các điểm hiến máu
lưu động).

 Thời gian dành cho việc hiến máu tại điểm hiến máu từ 30 đến 60 phút. 

 Quy trình lấy máu đảm bảo tuyệt đối không bị lây nhiễm bệnh khi hiến máu do kim
lấy máu chỉ dùng một lần duy nhất, không dùng lại cho người thứ hai; các dụng cụ lấy
đều đảm bảo vô trùng.

 Ít có cảm giác đau đớn khi hiến máu, không đau như khi tiêm thuốc vào cơ thể vì khi
tiêm dùng áp lực đẩy thuốc vào cơ thể còn khi hiến máu áp suất máu trong cơ thể đẩy
máu ra 1 cách tự nhiên. Mặt khác tiêm thì tiêm vào bắp thịt có nhiều dây thần kinh
còn kim lấy máu thì không chạm nhiều vào dây thần kinh.

 Người hiến máu có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy vậy máu thu gom được từ người
hiến máu mới chỉ là “nguyên liệu” bước đầu cho cả một dây truyền công nghệ phức
tạp để có các đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn, chất lượng. Do vậy, tuy Hiến máu
tình nguyện không nhận tiền bồi dưỡng nhưng khi bệnh nhân nhận máu hoặc chế
phẩm máu thì vẫn phải trả một phần các chi phí đó.

3. Quyền lợi của người hiến máu khi tham gia hiến máu nhân đạo:

Mục đích cao cả khi tham gia hiến máu là để cứu chữa người bệnh. Tuy vậy khi
tham gia hiến máu, người hiến máu nhân đạo cũng có những quyền lợi nhất định. Kể từ
ngày 01 tháng 06 năm 2017  Thông tư 05/2017/TT - BYT ký năm 2017 của Bộ Y tế quy
định cụ thể như sau:

 Được xã hội tôn vinh.

 Được khám, tư vấn sức khỏe, kiểm tra các xét nghiệm máu (để sàng lọc) miễn phí :
Nhóm máu, HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Được đảm bảo bí mật
các thông tin về cá nhân theo đúng quy định.

 Được bồi dưỡng trực tiếp :

 Ăn nhẹ, nước uống tại chỗ : tương đương 30.000 VNĐ.

 Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) : 50.000 VNĐ.

 Quà tặng bằng hiện vật:  

- Một đơn vị máu thể tích 250 ml: tương đương 100.000 đồng; 

- Một đơn vị máu thể tích 350 ml: tương đương 150.000 đồng;
- Một đơn vị máu thể tích 450 ml: tương đương 180.000 đồng.

 Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. (có giá trị bồi hoàn miễn phí lượng máu
bằng với lượng máu đã hiến khi cần tại các bệnh viện công lập trên toàn quốc).

 Ngoài việc được bồi hoàn máu tương đương với số lượng máu đã hiến, người hiến
máu được ưu tiên trong việc nhận máu khi cần ở tất cả các bệnh viện công lập trên
toàn quốc.

Để đảm bảo an toàn truyền máu và tôn vinh ý nghĩa cao đẹp của hành động hiến
máu cứu người thì cần phải đẩy mạnh cuộc vận động hiến máu nhân đạo không nhận
tiền bồi dưỡng. 

*Lưu ý: Cần phân biệt quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện và hiến
máu nhận tiền bồi dưỡng. Khi tham gia hiến máu nhận tiền bồi dưỡng, người hiến máu
vẫn được khám và tư vấn sức khỏe và kiểm tra các xét nghiệm miễn phí, vẫn được hỗ trợ
ăn nhẹ tại chỗ tương đương 30.000 VNĐ, ngoài ra còn được bồi dưỡng trực tiếp:

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Đồng thời người hiến máu sẽ không nhận được Giấy chứng nhận hiến máu tình
nguyện.

4. An toàn truyền máu.

Hiểu theo nghĩa rộng an toàn truyền máu là không để xảy ra bất kì điều nguy
hiểm nào cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và người phục vụ truyền máu.

Có 3 đối tượng trong « An toàn truyền máu » :

 Người hiến máu.

 Người tham gia vào quá trình lấy – truyền máu.

 Người được nhận máu.

5. Một số thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

- Tan máu bẩm sinh là một trong những bệnh cần rất nhiều máu để điều trị. Bệnh
tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu, thuộc nhóm bệnh di truyền bẩm sinh,
bệnh biểu hiện suốt đời. Bệnh có ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau. Bệnh có các biểu
hiện nổi bật đó là thiếu máu, xạm da, chậm phát triển... Ở nước ta, ước tính có khoảng
trên 6 triệu người mang gen bệnh, có hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị. Biện pháp điều
trị phổ biến là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt. Biện pháp phòng bệnh tốt
nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc
bị bệnh. Để đạt được mục tiêu đó, công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức
của cộng đồng về bệnh; nâng cao nhận thức của bệnh nhân, người mang gen cũng như
người nhà của họ đang là yêu cầu bức thiết.

- Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là nhóm bệnh máu di truyền - bẩm sinh có
đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh
gặp ở cả nam và nữ. (liên quan đến giảm số lượng hồng cầu)
- Tùy tổn thương gen mà bệnh thalassemia được chia làm hai nhóm chính là alpha
thalassemia và beta thalassemia. Bệnh alpha thalassemia do gen alpha bị tổn thương,
bệnh beta thalassemia khi gen beta bị tổn thương.
Hiện có khoảng 7% người dân trên toàn thế giới mang gen bệnh tan máu bẩm
sinh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Bệnh
phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á - Thái Bình
Dương; Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh hoặc mang gen bệnh
cao. Ở Việt nam, tỷ lệ mang gen bệnh ở người Kinh vào khoảng 2 - 4 %, các dân tộc
thiểu số sống ở miền núi, tỷ lệ này rất cao: dân tộc Stiêng (63,9%), dân tộc Êđê (32,2%),
dân tộc Khmer (28,2%), dân tộc Mường (22%), dân tộc Tày (12,8%)... Ước tính nước ta
có khoảng 6 triệu người mang gen bệnh, trên 20.000 bệnh nhân cần điều trị, mỗi năm có
trên 2.000 trẻ sinh ra bị căn bệnh này.
Mức độ và các triệu chứng của bệnh:
- Rất nặng: phù thai, chết ngay trong bào thai hoặc ngay sau khi sinh.
- Nặng: bệnh nhân có các biểu hiện điển hình như đã mô tả, thiếu máu nặng nề, có
biểu hiện sớm từ ngay khi còn nhỏ,. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tuổi thọ
bệnh nhân rất thấp (dưới 20 tuổi).
- Thể trung bình: bệnh nhân có thể có các biểu hiện điển hình như trên khi trẻ
được 4-6 tuổi. 
- Thể nhẹ: có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ, dễ nhầm với các bệnh lý thiếu máu khác
như thiếu máu ...và dễ bị bỏ qua, điều trị sai.
- Thể ẩn – người mang gen: không có biểu hiện lâm sàng, nhưng có nguy cơ cao
lây truyền cho thế hệ sau.
- Thalassemia không phải là bệnh lây nhiễm như các bệnh lao, viêm gan..., mà là
bệnh di truyền do người bệnh nhận cả hai gen bệnh của bố và mẹ. Người bị bệnh hay
mang gen bệnh khi kết hôn, sinh con thì các con có nguy cơ bị bệnh hoặc mang gen;
nguy cơ đó khác nhau giữa từng trường hợp.
Nguyên tắc chính điều trị bệnh hiện nay: (trai, ốc, rau bina, đậu, thịt bò…)
- Truyền máu định kỳ (sử dụng khối hồng cầu).
- Điều trị thải sắt liên tục .
Khoảng cách giữa các lần điều trị dài hay ngắn là tùy theo mức độ nặng nhẹ của
bệnh. Với mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị định kỳ hàng tháng.
Trẻ em: điều trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì giúp trẻ sẽ phát triển thể
chất tốt và có thể hoạt động gần như người bình thường.
Các biện pháp phòng bệnh:
- Nâng cao nhận thức về bệnh để chủ động phòng bệnh.
- Tư vấn trước hôn nhân: các đôi trai gái nên được khám và xét nghiệm bệnh
thalassemia trước khi kết hôn.
- Nếu cả hai người cùng mang một thể bệnh thalassemia kết hôn với nhau, nên
được tư vấn trước khi dự định có thai.
- Nếu cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh thalassemia có thai, nên được chẩn
đoán trước sinh (khi thai được 12 – 18 tuần), tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư
vấn hợp lý và cách xử lý an toàn. 
IV. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH
NGUYỆN.

1. Khái niệm và những yêu cầu cơ bản trong tổ chức tuyên truyền vận động
hiến máu

Tuyên truyền vận động HMTN là quá trình chia sẻ thông tin, tình cảm và can thiệp
chuyển đổi hành vi nhằm tạo dựng được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi
phù hợp của mọi người dân về HMTN. Để các hoạt động này đạt hiệu quả cao, công tác
tổ chức tuyên truyền vận động HMTN cần đảm bảo tốt 5 yêu cầu sau:

Đảm bảo tính đại chúng:

 Thông tin về hiến máu cần phải đến được với mọi người dân và đối tượng tuyên
truyền vận động HMTN là tất cả mọi người.

 Thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các cá nhân
tham gia vào công tác vận động HMTN đặc biệt đối tượng là học sinh, sinh viên, lực
lượng vũ trang…

Đảm bảo tính khoa học:

 Các nội dung thông tin để tuyên truyền vận động HMTN phải có cơ sở khoa học đã
được xác định.

Đảm bảo tính trực quan:

 Thông tin tuyên truyền vận động phải dễ hiểu, dễ nhớ.

 Hình thức tuyên truyền vận động phải đa dạng, hấp dẫn và dễ gây ấn tượng.

Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn:


 Nội dung, hình thức chuyển tải thông tin phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn sâu về y tế.

 Các hoạt động tuyên truyền vận động phải phù hợp với các phong tục, tập quán của
đối tượng.

Đảm bảo tính bền vững:

 Tổ chức vận động tuyên truyền phải đi đôi với việc quản lý, kiểm soát được dư luận
xã hội và quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng.

 Chú trọng công tác chăm sóc người hiến máu để họ tiếp tục hiến máu nhắc lại và vận
động mọi người cùng tham gia hiến máu.

2. Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện

(nhớ học thuộc các hình thức)

Có nhiều hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện nhưng có thể tập
trung lại thành 3 hình thức cơ bản sau:

 Hình thức vận động tuyên truyền trực tiếp.

 Là hình thức vận động tuyên truyền mà TTV trực tiếp tiếp xúc với đối tượng. Đây là
hình thức vận động quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của cuộc vận động hiến máu
nhân đạo, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới phát động phong trào.

 Hình thức vận động tuyên truyền gián tiếp.

 Là hình thức mà các kiến thức, thông tin, tình cảm giữa tuyên truyền viên với đối
tượng được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông (báo, đài…) tờ rơi,
băng rôn, tranh áp phích… về hiến máu tình nguyện.

 Hình thức vận động tuyên truyền này dễ áp dụng, vận động được nhiều đối tượng, dễ
gây ấn tượng và ít tốn kém. Tuy vậy thông tin cung cấp mang nặng tính 1 chiều khó
chọn lọc và phân loại đối tượng.

 Hình thức vận động tuyên truyền thông qua sinh hoạt khoa học.

 Là hình thức tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hội thảo, hội nghị và các cuộc
thi tìm hiểu, họp hành…

 Hình thức này cũng rất quan trọng, qua đó làm nâng cao hiệu quả họat động của tuyên
truyền viên. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và tham gia trong suốt quá trình hoạt
động Hội.
4. Phương pháp vận động tuyên truyền trực tiếp

 Các bước tiến hành

B1. Tìm hiểu đối tượng

 Việc này sẽ giúp tuyên truyền viên xây dựng được một phương pháp vận động phù
hợp nhất, hiệu quả nhất với đối tượng mà tốn ít công sức, thời gian nhất.

 Tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của đối tượng như: giới tính, tuổi, sức
khoẻ, trình độ, ngành nghề, quan niệm về giá trị cuộc sống, hiểu biết về hiến máu
nhân đạo và an toàn truyền máu, điều kiện sống, thời gian có thể dành được cho tuyên
truyền viên…

 Việc này có thể được chuẩn bị tiến hành một cách đầy đủ (khảo sát đối tưọng - địa
bàn…) nhưng cũng có thể chỉ được tiến hành trọng một thời gian ngắn, thậm chí vừa
cung cấp, trao đổi thông tin, vừa tìm hiểu đối tượng.

B2. Tiếp xúc đối tượng

 Người tuyên truyền viên chuẩn bị cho bản thân thật tốt về tư tưởng, phong cách,
phương pháp vận động phù hợp và cần có sự dự phòng trước các tình huống có thể
xảy ra.

 Chọn thời điểm phù hợp, tránh làm phiền đối tượng, tránh tiếp xúc vào những thời
điểm đối tượng đang có nhiều biến cố về tình cảm và cuộc sống…

 Người tuyên truyền viên cần gây cho đối tượng vận động những ấn tượng tốt đẹp
ngay từ khi tiếp xúc, tạo được sự quan tâm chú ý của đối tượng về vận động hiến máu
nhân đạo.

B3. Cung cấp, trao đổi thông tin về hiến máu nhân đạo.

 Đây là quá trình lựa chọn những thông tin đơn giản, dễ hiểu, thông tin mà đối tượng
quan tâm để cung cấp đồng thời giải đáp những băn khoăn của đối tượng. Cần cung
cấp, trao đổi một cách tế nhị, khéo léo, đảm bảo cuộc giao tiếp cởi mở, thoải mái
nhưng vẫn đạt được các yêu cầu đề ra.

Lưu ý:     

 Cần tránh tranh luận gay gắt và gây căng thẳng, đặc biệt là xúc phạm đối tượng 
trong quá trình tuyên truyền.

 Không tuỳ tiện bịa đặt ra các thông tin hoặc tự giải thích những thắc mắc vượt quá
khả năng của mình. Chúng ta có thể xin khất đối tượng, giải đáp vào dịp khác hoặc
giới thiệu người có đủ khả năng để giải đáp một cách đầy đủ và chu đáo.
 Chúng ta không nên quá nóng vội ép buộc đối tượng vận động phải hiểu, phải sẵn
sàng hiến máu ngay khi mình đang tiến hành vận động.

Hãy bắt tay với tất cả mọi người!

HÃY CHỦ ĐỘNG ĐỂ LÀ NGƯỜI NĂNG ĐỘNG!

  PHỤ LỤC

MỘT SỐ BÀI HÁT THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỘI


 

Hội ca - LÊN ĐÀNG

(Lưu Hữu Phước - Huỳnh Văn Tiểng)_ (Bài hát truyền thống Hội Liên hiệp TNVN)

còn bài hát truyền thống của Hội máu là Dưới ánh mai hồng (Trần Đình Văn)

Đội ca: Nối vòng tay lớn

Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng. Ta nguyện
đồng lòng điểm tô non sông từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên
đàng, ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng, Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên
ngang hát vang.

Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời, tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàn cầu
khắp trông năm châu cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên
đàng, ta người Việt Nam. Nhìn non sông tưng bừng, Đoàn ta hát vang lừng nào tung bay
chí trai.

Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng, danh
lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng. Ngày xưa ai đem tài
cho quê hương bao lần khuông phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng thề hi sinh anh
hùng, nhìn non sông thẳng xông.

                                    

Chi hội ca – NIỀM TIN CHIẾN THẮNG

                                                                      (Lê Quang)

Tôi sẽ hát cho những niềm vui những nỗi buồn 


Tôi sẽ hát cho giọt nước mắt lang trên môi ai 
Đừng khóc nhe em đừng buồn nhé anh 
Vì cuộc đời đâu mãi chỉ có niềm vui 
Tôi sẽ hát cho những niềm tin hiện lên rạng ngời 
Tôi sẽ hát cho ngọn lửa mãi vẫn cháy trong tim 
Hạnh phúc sẽ đến với tôi và sẽ đến cho mọi người 
Hát về một ngày mai tươi sáng rạng ngời 

Dẫu có khó khăn thì bạn ơi vẫn luôn tin rằng 


Dẫu có đớn đau thì bạn ơi hãy giữ một niềm tin 

Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui 


Niềm tim chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người 
Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đi giữa cuộc đời 
Niềm tin chiến thắng luôn mãi trong tim mỗi chúng ta 

Tôi sẽ hát cho những niềm tin hiện lên rạng ngời 
Tôi sẽ hát cho ngọn lửa mãi vẫn chạy trong tim 
Hạnh phúc sẽ đến với tôi và sẽ đến cho mọi người 
Hát về một ngày mai tươi sáng rạng ngời 

DƯỚI ÁNH MAI HỒNG (TRẦN ĐÌNH VĂN)

(Bài hát truyền thống của Hội TN Vận động HM Hà Nội)

Dưới mai hồng bạn ơi ta đi, nào cùng thắp lên trong lòng mình ngọn lửa. Tiếng Bác
Hồ còn vang trong tim, nào cùng hát vang ta qua mọi nẻo đường.

ĐK: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, từng lời thiêng liêng ngàn đời vọng lại ấm nồng
vòng tay yêu thương, nào cùng hát vang ta qua mọi nẻo đường.

Biển sâu non cao (biển sâu non cao),  làng quê phương xa (làng quê phương xa),
bạn ơi ta đi! Vì từng mái tranh đang qua mùa giông bão, vì từng xóm thôn đã bao mùa
tần tảo. Vì các mẹ già, vì các em thơ. (Đoàn ta đi)2 sưởi ấm tình người, để ngày mai tươi
sáng những nụ cười.

(Dưới ánh mai hồng bạn ơi ta đi)3

KHÚC CA LÊN ĐƯỜNG (TRẦN ĐÌNH VĂN)

Nào bạn ơi chúng ta vui lên đường. Tuổi 20 đem sức xuân dâng đời nhựa sống.
Nhìn non sông lung linh gấm hoa. Đoàn ta đi âm vang tiếng ca. Tình quê hương như nâng
cánh ta bay vào ngày mới.
ĐK: Vượt đèo cao (zô ta), qua sông dài (zô hò). Ta đi tới, những chân trời. Rộn
ràng những bước chân, vượt ngàn muôn khó khăn, nào bạn ơi ta hát, hát khúc ca lên
đường

Bình minh lên bóng đêm đã tan rồi. Mùa xuân sang nghe líu lo trên cành chim hót.
Giọt lệ đau thương nay đã vơi, nụ cười long lanh trên khoé môi. Bạn cùng tôi ta đi khắp
nơi xây đời xanh tươi. ĐK

HÀNH TRÌNH TUỔI 20  ( NGUYỄN VĂN HUYÊN)

Hành trình tuổi 20 chúng ta vẫn còn nhớ một chặng đường chông gai, hiến dâng
cho ngày mai. Hành trình tuổi 20 qua núi cao sông dài từ mọi miền quê hương về đây
chung bài ca.

ĐK: Băng qua Trường Sơn, cát trắng biển xanh, băng qua Phước Long còn in dấy
chân hùng anh, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao những ước
mơ xanh. Đi trong tình yêu Đất nước đẹp tươi, đi trong tiếng ca cùng nhau góp tay dựng
xây, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao ước mơ xanh!

Hành trình tuổi 20 tiếng quê hương gọi mãi. Sài Gòn ngày 30 Bắc Nam chung bài
ca. Hành trình tuổi 20 theo bước chân anh hùng từ mọi miền xa xôi về đây chung bài ca. 

ĐK:

HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM

(Bùi Công Minh/Phan Huỳnh Điểu)

(Bài hát truyền thống của Chi Hội TN Vận động HM 07/04)

Rất dài và rất xa, Là những ngày thương nhớ.

Nơi cháy lên ngọn lửa, Là trái tim thương yêu, Là trái tim yêu thương...

Anh đang mùa hành quân pháo lăn dài chiến dịch

Bồi hồi đêm xuất kích chờ nghe tiếng pháo ran.

Ngôi sao như mắt anh trong những đêm không ngủ.

Giáo án em vẫn mở cho ánh sao bay vào.


Ngày và đêm xa nhau đâu chỉ dài và nhớ,

Thời gian trong cách trở đốt cháy ngời tình yêu.

Pháo anh lên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ,

Bục giảng dưới hầm sâu em cũng là chiến sĩ.

Cái chết cúi gục đầu,

Cuộc đời xanh tươi trẻ ngày đêm ta bên nhau,

Những năm dài chiến đấu,

Ngày đêm ta bên nhau những năm dài chiến đấu.

Đêm ngày trong chiến đấu, anh với em sống vẫn gần nhau.

Là trái tim thương yêu,

Là trái tim yêu thương...

MÀU HOA ĐỎ

Có người lính
Từ mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính
Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hóa bóng cây tre
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo.
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Ngọn núi nơi anh ngã xuống
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía hoàng hoàng hôn

THỜI HOA ĐỎ

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao. Bước lặng trên con đường vắng năm nao.
Chỉ còn tiếng ve sôi ồn ào. Mà chẳng cho lòng người yên chút nào. Anh mải mê về một
màu mây xa. Cánh buồm bay về một thời đã qua. Em thầm hát một câu thơ cũ. Về một
thời thiếu nữ say mê (về một thời hoa đỏ diệu kỳ). Mỗi mùa hoa đỏ về. Hoa như mưa rơi
rơi. Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi. Như nuối tiếc một thời trai trẻ. Mỗi mùa hoa đỏ
về. Hoa như mưa rơi rơi. Như tháng ngày xưa ta dại khờ. Ta nhìn sâu vào trong mắt nhau.
Trong câu thơ của em anh không có mặt. Câu thơ hát về một thời yêu đương. Anh đâu
buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say. Sau bài hát rồi em im lặng cái
lặng im rực màu hoa đỏ. Sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa. Sau bài
hát rồi anh cũng thế. Anh của thời trai trẻ ngày xưa.  Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi
rơi, mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi, mỗi mùa hoa đỏ về ......

ĐỒNG ĐỘI

Sáng tác : Hoàng Hiệp

  Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi qua đầu súng. Ánh lửa hồng bừng soi
đêm thâu làn khói che sương mờ. Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu, có con kênh đào
lúa xanh hai mùa mát cánh đồng. Còn tôi đang mơ, mơ người tôi yêu dấu cách xa muôn
dặm mà lòng không xa

Chúng tôi nằm đầu gối trên tay nghe chim kêu ngoài bãi, mắt đưa nhìn trời sao
lung linh chuyện mãi quên đêm dài. bạn tôi cho hay: Sau này xong chiến đấu sẽ đi nông
trường sớm hôm trên đồng lái máy cày. Còn tôi mong sao bao ngày tôi đang sống sẽ
không bao giờ mờ nhạt mai sau

   Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp. Chúng tôi thường đổi
trao suy tư cùng thắp ngọn lửa hồng. Cùng chia cho nhau bao hiểm  nguy  gian khó,giữa
cơn mưa rừng, những khi lưng tựa vách chiến hào. Nhiều khi vui sao đang hành quân
chiến đấu lá thư quê nhà truyền tay trao nhau. 

GỬI LẠI EM

Ngày mai tôi sẽ lên đường, xin chào thành phố mến thương. Ngày mai tôi sẽ lên
đường tạm biệt nhé người thương. Gần nhau trong giây phút này êm đềm hạnh phúc trao
tay. Gần nhau trao nhau nụ cười qua ánh mắt xanh như màu mây

  ĐK : Gửi lại em giấc mơ bên giảng đường, gửi lại em lúc ngô đang vào mùa. Gửi lại em
phố vui qua từng chiều tạm biệt nhé chúng tôi lên đường.

   Cùng nhau ra nơi biên thuỳ. Căm thù giặc bước chân đi. Hàng me xôn xao vẫy gọi.
Tạm biệt nhé người thương. Gần nhau trong giây phút này êm đềm hạnh phúc trao tay.
Gần nhau trao nhau nụ cười qua ánh mắt xanh như màu mây. 
Chỉ đạo nội dung

HỘI ĐỒNG HUẤN LUYỆN

HỘI THANH NIÊN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU HÀ NỘI

Cố vấn chuyện môn

TS. Ngô Mạnh Quân

Ths Nguyễn Đức Thuận

Ths Nguyễn Văn Nhữ

Biên soạn

Lương Thị Thuận

Trương Diệu Liên

Lê Thị Tâm

You might also like