You are on page 1of 28

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
I.Cơ sở lý thuyết..................................................................................................3
1.1 Xuất khẩu là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu......................3
1.1.1Khái niệm............................................................................................3
1.1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia...3
1.2Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt
Nam.................................................................................................................6
1.2.1Khái niệm hàng nông sản....................................................................6
1.2.2Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam...........8
II. Nội dung của xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc...................10
2.1Thị trường nông sản Việt Nam.................................................................10
2.2Đặc điểm của đối tượng xuất khẩu Trung QUốc.....................................12
2.3.Giao dịch, đàm phàn ký kết hợp đồng xuất khẩu nông sản.....................14
III. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc.......................18
3.1 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc....18
3.2 Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang Trung Quốc....................19
3.3 Những khó khăn và thuận lợi khi Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị
trường Trung Quốc........................................................................................23
IV. Đề xuất giải pháp để phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung
Quốc..................................................................................................................26

1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam tuy không có thế mạnh về các ngành công nghiệp nhưng lại là đất
nước có tiềm năng phát triển về nông nghiệp . Trong đó sản xuất cũng như xuất khẩu
nông sản đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân.
Nhìn nhận được những tiềm năng to lớn đó, xuất khẩu nông sản Việt Nam
những năm gần đây liên tục đẩy mạnh , mở rộng thị trường để xuất khẩu. Có rất
nhiều thị trường xong một trong những thị trường nhập khẩu nông sản của nước ta
lớn nhất là Trung Quốc. Đây là quốc gia với dân số đông nhất thế giới với khối lượng
tiêu thụ khổng lồ. Hơn nữa, về mặt địa lý, Trung Quốc là nước láng giềng với Việt
Nam nên việc giao thương sẽ thuận lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều so với những thị
trường ở khu vực khác. Quan hệ thương mại Việt-Trung cũng được bình thường hóa
từ năm 1991 và ngày càng được mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Trung Quốc cũng
được xác định là thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta đối với mặt hàng nông sản.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với niềm yêu thích đối với mặt
hàng nông sản , em lựa chọn đề tài : Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường
Trung Quốc.

2
I. Cơ sở lý thuyết
1.1 Xuất khẩu là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.1.1Khái niệm
Xuất khẩu là đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi phạm vi quốc gia . Đây cũng
là một hoạt động cơ bản của ngoại thương.
Xuất khẩu hàng hóa là một hệ thống bao gồm các quan hệ mua bán trong
nền thương mại có tổ chứ nhằm bán sản phẩm , hàng hóa sản xuất trong nước
sang một quốc gia khác để thu về ngoại tệ. Nhờ vậy mà thúc đẩy sản xuất hàng
hóa phát triển,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định và cũng từ đó chất
lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương với sự ra đời
từ khá sớm và ngày càng phát triển.Hoạt động xuất khẩu xuất hiện với hình
thức sơ khai là trao đổi hàng hóa giữa các đất nước khác nhau. Đến thời điểm
này thì hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh và đa dạng với nhiều hình thức.
Hiện nay, toàn cầu hóa là xu thế của mọi quốc gia nên các hoạt động xuất khẩu
diễn ra trên phạm vi rộng khắp các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân và chiếm tỉ trọng cao
1.1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia
*Chính trị và luật pháp
Luật pháp và chính trị của một đất nước có sức ảnh hưởng lớn tới hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói chung và cụ thể hơn là tình hình
xuất khẩu. Sự ổn định về chính trị cũng như các chính kinh tế là nền tảng cho
các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cho hoạt động của doanh nghiệp.
Không một công ty nào muốn bán hàng hóa sang một nước đang có tranh chấp
về Đảng phái, bất ổn về chính trị vì khi người cầm quyền thay đổi, các chính
sách cũng bị thay đổi theo nên rất dễ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp.

3
Mỗi quốc gia lựa chọn con đường chính trị cho riêng mình nên các pháp
luật của mỗi nước cũng sẽ có những điểm khác biệt. Những tiêu chuẩn như
việc trả lương tối thiểu,an toàn lao động cho công nhân,bảo vệ sức khỏe của
người tiêu dùng và môi trường… có thể phù hợp ở quốc gia này nhưng ở quốc
gia khác lại không được chấp nhận. Sự ổn định của hệ thống chính trị cũng như
am hiểu về luật pháp của các đất nước khác sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực
hiện hoạt động xuất khẩu dễ dàng hơn,tránh được những rủi ro không đáng có.
*Chính sách thương mại quốc tế của quốc gia
Các chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các công cụ, nguyên
tắc cũng như các biện pháp mà nhà nước áp dụng thực hiện nhằm mục đích
điều chỉnh thương mại quốc tế của một đất nước. Đó là những chính sách thị
trường, chính sách mặt hàng và cả những chính sách hỗ trợ,chúng đều có liên
quan mật thiết với nhau. Các chính sách thương mại quốc tế đó đều được thực
hiện qua hai công cụ chủ yếu là thuế quan kết hợp với phi thuế quan.
Những biện pháp thuế quan bao gồm thuế quan nhập khẩu , thuế xuất
khẩu, trong đó thuế quan nhập khẩu được sử dụng nhiều hơn. Hiện nay hình
thức thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến nhất là hạn ngạch thuế quan (
sự kết hợp giữa thuế quan và hạn chế số lượng). Mức thuế ưu đãi sẽ được áp
dụng cho khối lượng hàng hóa được phép nhập khẩu, còn lại số lượng hàng
hóa vượt quá hạn ngạch sẽ bị áp một mức thuế suất cao hơn.
Các công cụ phi thuế quan có thể kể đến như các biện pháp hành
chính,biện pháp tiêu chuẩn “kĩ thuật” ( tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm,phòng dịch cũng như bảo vệ môi trường rồi kí hiệu mã và nguồn gốc
xuất xứ…) hay các đòn bẩy kinh tế như trợ cấp giá hay hỗ trợ tín dụng.
*Yêu tố văn hóa
Mỗi quốc gia lại có nền văn hóa riêng biệt mang bản sắc riêng của dân
tộc. Từ đó quan niệm về thẩm mỹ, giá trị ,phong tục tập quán … cũng mang

4
những nét khác biệt giữa các quốc gia. Do dó sự hiểu biết sâu rộng nền văn
hóa của mỗi quốc gia khác nhau sẽ giúp cho quốc gia xuất khẩu đưa ra những
kế hoạch kinh doanh phù hợp cho mỗi thị trường xuất khẩu , hạn chế được
những rủi ro do yếu tố văn hóa tác động. Nếu thiếu hiểu biết về nền văn hóa
của quốc gia mà chúng ta xuất khẩu thì cho dù sản phẩm có chất lượng tốt và
thêm cả giá cả cạnh tranh thì vẫn rất dễ thất bại. Cocacola là một bài học điển
hình . Dù cocacola là một thương hiệu toàn cầu nhưng đã không chú ý đến tín
ngưỡng của họ khi quảng cáo ở một nước đạo Hồi nên sản phẩm của công ty
đã ngay lập tức bị tẩy chay.
*Yếu tố kinh tế
Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu ở cả tầm vi mô cũng như tầm
vĩ mô. Xét ở góc độ vĩ mô thì nó tác động đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như ảnh hưởng tới quy mô thị trường. Trong khi đó thì các yếu tố này lại ảnh
hưởng rất nhiều đến cơ cấu tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở
tầm vi mô.
*Yếu tố cạnh tranh
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất
khẩu đó là đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì
những đối thủ cạnh tranh tiềm năng dù có thể thời điểm này chúng ta chưa thấy
sức ảnh hưởng của họ nhưng đang có triển vọng trong cùng lĩnh vực thì cũng
cần phải để ý . Những hàng hóa xuất khẩu chịu sự đe dọa của các sản phẩm
thay thế và các yếu tố cạnh tranh nội bộ ngành. Với sự phát triển của công
nghệ , khoa học kĩ thuật trong sản xuất, những sản phẩm thay thế ngày càng
nhiều. Vì thế để đảm bảo hoạt động xuất khẩu phát triển đi lên thì cải tiến mẫu
mã hay tập trung để nâng cao chất lượng hàng hóa, phát triển thêm các tính

5
năng hay công dụng khác… sẽ là thiết yếu để có thể cạnh tranh được với doanh
nghiệp khác
*Yếu tố tỷ giá
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động thiết yếu trong buôn bán quốc tế và việc
thanh toán quốc tế cũng có nhiều điểm khác biệt so với thanh toán nội địa.
Thanh toán trong hoạt động xuất khẩu sẽ là ngoại tệ. Và khi tỷ giá biến động
cũng sẽ làm cho giá cả hàng hóa biến động theo. Khi tỷ giá hối đoái giảm thì
các quốc gia sẽ tăng cương cường nhập khẩu hàng hóa vì lúc này hàng hóa rẻ
hơn tương đối so với trước kia. Và ngược lại khi tỷ giá tăng thì các quốc gia sẽ
tăng cường xuất khẩu để thu về đồng ngoại tệ.
1.2 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt
Nam
1.2.1 Khái niệm hàng nông sản
Mỗi ngành tạo ra những sản phẩm đặc trưng riêng và ngành nông nghiệp thì tạo ra
các loại sản phẩm được gọi là hàng nông sản . Nó bao gồm các sản phẩm của ngành
trồng trọt , chăn nuôi cũng như lâm nghiệp, thủy sản
 Điểm khác biệt của hàng nông sản so với các loại hàng hóa khác :
-Có tính thời vụ: Một trong những khác biệt điển hình của ngành sản xuất
nông nghiệp so với những ngành khác đó là sản phẩm mang tính thời vụ cao.
Mỗi loại cây trồng lại phát triển tốt ở điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau dẫn
đến thời gian thu hoạch không giống nhau. Vì thế mặt hàng nông sản có tính
chất thời vụ và đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất mà những nhà kinh
doanh hàng nông sản cần chú ý.
-Tính khu vực : Đất đai và lao động là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
việc thực hiện sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mỗi vùng lại có điều kiện tự
nhiên khác nhau như đất đai,thời tiết, khí hậu, nguồn nước, … nên hoạt động

6
sản xuất cũng được thay đổi cho phù hợp với những điều kiện trên dẫn đến sản
phẩm nông sản cũng khác nhau.
-Tính tươi sống: Hàng nông sản là sản phẩm từ cơ thể sống của cây trồng
vật nuôi nên sau khi thu hoạch chúng rất dễ bị hỏng , chất lượng cũng sẽ giảm
dần theo thời gian
-Tính không ổn định: Chất lượng của nông sản cũng như sản lượng đều bị
ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết . Cùng một thời điểm nhưng có những được mùa
vì thời tiết khí hậu thuận lợi nhưng có những nơi lại mất mùa do thời tiết xấu.
Chất lượng của nông sản mỗi vùng cũng không giống nhau .
*Vai trò của xuất khẩu nông sản
Nước ta là quốc gia có địa hình khá đa dạng và có khí hậu nhiệt đới thích
hợp với nhiều loại nông sản có giá trị cao. Tại những vùng núi cao , nhiệt độ
thấp , khí hậu mát mẻ như Đà Lạt hay lạnh giá như Sa Pa thì rất phù hợp với
những loại cây ôn đới . Khu vực đồng bằng sông Hồng thì thích hợp với các
loại rau , củ quả chịu được lạnh. Khu vực phía Nam không chỉ thuận lợi để
phát triển các loại cây công nghiệp mà còn nổi tiếng là miệt vườn của cả. Hơn
thế đây còn là vựa lúa lớn nhất cả nước phục vụ cho cả nội địa và xuât khẩu.
Với dân số 90 triệu dân và đang trong giai đoạn dân số vàng nên nguồn
lao động rất dồi dào. Đây là một lợi thế cho ngành nông nghiệp nước ta. So
sánh với những quốc gia trong khu vực thì xuất khẩu từ ngành nông nghiệp
của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước ( khoảng 30%).Trong khi đó một nước lớn như Trung Quốc tỷ lệ này chỉ
là 7% và Thái Lan là 15%. Tỷ lệ trên cho thấy vai trò to lớn của ngành nông
nghiệp nói chung cũng như xuất khẩu nông sản nói riêng.

7
1.2.2Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam
Hiện nay thì hàng nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần
100 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có cả Mỹ , Nhật, EU- đây đều là những
thị trường rất khó tính và để xuất được hàng sang đó không hề đơn giản .
Xuất khẩu được coi là hoạt động cơ bản của ngoại thương nên nhà nước rất
chú trọng phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu về đồng ngoại tệ, góp phần
không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước. Bời vì nguồn vốn phục vụ cho nhập
khẩu được tạo ra từ hoạt động nhập khẩu là chủ yếu . Bên cạnh đó thì xuất khẩu cũng
góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như phát triển đầu tư trong nước. Hơn
thế nữa hoạt động xuất khẩu nông sản là hoạt động tất yếu trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế . Xuất khẩu đã được coi là hoạt động rất thiết yếu của hoạt động kinh
tế đối ngoại, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
Mở rộng xuất khẩu giúp đất nước thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ để hỗ trợ tài chính
trong nước và hỗ trợ lớn cho việc xây dựng và phát triển hạ tầng. Đây cũng là mục
tiêu của các chính sách thương mại mà mỗi quốc gia đều đang hướng tới.
Việt Nam đang chuyển dịch sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Những năm gần đây nền kinh tế có nhiều khởi sắc nhờ sự quản lý của nhà nước
cũng như những thay đổi trong các chính sách thương mại để đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những lĩnh cực rất
được quan tâm và cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đó
là xuất khẩu. Vì xuất khẩu không chỉ đóng góp trực tiếp vào nguồn thu ngoại tệ
mà còn tạo điều kiện cho cả các ngành khác phát triển thuận lợi .Sản phẩm sản
xuất ra mà chỉ tiêu dùng nội địa thì giá trị không cao , hiệu quả kinh tế rất
thấp . Hơn nữa xuất khẩu không chỉ đơn thuần là việc tiêu thụ hàng hóa thặng
dư do sản xuất trong nước lớn hơn nhu cầu nội địa mà còn thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt mặt hàng nông sản đang là thế mạnh của Việt
Nam, phát huy việc xuất khẩu nông sản là phát huy thế mạnh và cũng là một
trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của nước ta. Xuất khẩu nông sản phát triển

8
cũng kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, ngành công
nghiệp phục vụ cho nó cũng như các ngành liên quan.Có thể nói xuất khẩu
nông sản đóng góp vào chuyển dịch nền kinh tế đất nước, thúc đẩy sản xuất
phát triển.Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng tạo ra khả năng
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và khi có đầu ra thì sản xuất sẽ phát triển
ổn định. Mặt hàng nông sản lại có thời hạn sử dụng rất ngắn , không thể lưu
kho như những mặt hàng khác ,thị trường trong nước thì cũng chỉ có giới hạn.
Khi đẩy mạnh được thị trường xuất khẩu, thì các nhà sản xuất nông sản cũng
yên tâm để phát triển . Các mặt hàng xuất khẩu bao giờ cũng yêu cầu khắt khe
hơn so với hàng nội địa nên chính xuất khẩu sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản xuất trong nước. Cũng thông qua xuất khẩu mà hàng nông sản
của Việt Nam sẽ có cơ hội được tham gia để cạnh tranh cả về chất lượng và giá
cả trên thị trường thế giới. Là một quốc gia nông nghiệp nền xuất khẩu nông
sản , số lượng nông dân cũng như người làm nông nghiệp lớn nên xuất khẩu sẽ
giải quyết được công ăn việc làm của một bộ phận dân cư lớn ở vùng nông
thôn . Từ đó mà đời sống của nhân dân cũng được cải thiện , giúp xóa đói giảm
nghèo, góp phần gia tăng thu nhập bình quân .
Xuất khẩu tạo ra một nguồn vốn quan trọng để phát huy nội lực đất nước
góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước đưa đất nước đi
lên trở thành một trong những con rồng châu á. Chỉ bằng con đường xuất khẩu
chúng ta có thể mở rộng được quy mô sản xuất tránh được sự bão hòa của thị
trường nội địa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước. Vậy có thể nói
hoạt động xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc tạo tiền đề vững chắc phát
huy nội lực để có được sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh vững chắc.
Tiếp đến xuất khẩu giúp phát huy các lợi thế so sánh, khai thác tiềm năng
đất nước. Đối với nước ta có ưu điểm về khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất
thuận lợi cho phát triển sản phẩm nhiệt đới, nhân công nhiều cụ thể là 60% dân

9
số sống bằng nghề nông thêm vào đó giá nhân công thấp nên đã tạo điều kiện
cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Hơn thế sản xuất hàng nông sản còn đem
lại một lượng ngoại tệ lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước
ta do xuất khẩu nông sản chúng ta không cần dùng nhiều ngoại tệ để nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào như các ngành khác mà laị thu về một lượng ngoại tệ đáng
kể.
Xuất khẩu nông sản còn góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm
cho người dân. Xuất khẩu nông sản góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp
đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Hiện nay nước ta chủ yếu
là xuất khẩu nông sản thô, hàm lượng chế biến thấp nhưng để tăng thu ngoại tệ,
phát triển và mở rộng sản xuất, xuất khẩu nông sản thì ta phải tăng hàm lượng
chế biến của nông sản lên bằng việc phát triển và mở rộng các nhà máy chế
biến nông sản

II. Nội dung của xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
2.1Thị trường nông sản Việt Nam
Thị trường nông sản nội địa vẫn chưa ổn định và phát triển. Khi mà nông sản
nhập khẩu đang lấn át nông sản Việt ngay trên sân nhà nông sản Việt .Người tiêu
dùng Việt Nam đã không còn xa lạ với cụm từ “giải cứu nông sản”. Trong thời gian
gần đây những mặt hàng nông sản như thịt heo, thanh long, dưa hấu, hành, tỏi…
không ít lần rơi vào tình trạng phải kêu gọi đồng bào giải cứu. . Tình hình nông sản
trong nước luôn luôn có xu hướng “được mùa thì mất giá “ và “ được giá thì lại mất
mùa”. Nên những năm gần đây , không hiếm để bắt gặp những điểm giải cứu nông
sản dọc những đường quốc lộ hay trên chính những con đường trong thành phố .
Trong khi sản xuất nông sản trong nước thì luôn có tình trạng dư thừa ,
mất giá mà thị trường nội địa vẫn phải bỏ ra hàng tỷ USD chi cho những mặt
hàng nông sản nhập khẩu .Mặc dù mức thấp nhập bình quân ở nước ta không
phải là cao nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sang chi trả cho hàng nhập khẩu. Do

10
tâm lý sính ngoại nên mặc cho giá thành cao hơn nhiều so với nông sản nội địa
nên hàng nhập khẩu vẫn dễ dàng tiêu thụ hơn.
Tuy nông sản trong nước có lợi thế cạnh tranh về giá thành vì giá thu mua
nông sản ở nước ta tương đối thấp. Bên cạnh đó thì chi phí vận chuyển và tiếp
cận thị trường cũng có những lợi thế nhất định . Tất cả những yếu tố trên cũng
không thể giúp cho nông sản nội địa có thể áp đảo các mặt hàng nông sản nhập
khẩu. Nguyên nhân của vấn đề này là chất lượng nông sản Việt có thể chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng nhưng quan trọng hơn đó là niềm tin của khách
hàng đối với nông sản, đặc biệt là nông sản sạch, an toàn.
Bên cạnh những chính sách về thị trường cũng như giá trị sản xuất thì
thông tin về nguồn gốc sản phẩm vẫn chưa được minh bạch, rõ ràng. Việc truy
xuất nguồn gốc nông sản ở thị trường Việt Nam mới được thực hiện một phần,
còn đại đa số đều không rõ nguồn gốc xuất sứ. Điều này gây hoang mang cho
người tiêu dùng. Nhiều khách hàng còn nhầm lẫn , không thể phân biệt được
đâu là nông sản Việt và nông sản Trung Quốc vì nông sản TRung Quốc với
chất lượng thấp trà trộn vào hàng Việt Nam. Điều đó làm người tiêu dùng nghi
ngờ chất lượng của chính nông sản nội địa.
Bên cạnh nguyên nhân nêu trên thì chuỗi liên kết lỏng lẻo cũng làm cho
thị trường nông sản nội địa Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu cho người
nông dân. Việc phát triển nông nghiệp hiện đại theo chuỗi giá trị ngành hàng
đang là xu thế tất yếu của toàn cầu cũng như Việt Nam. Ứng dụng công nghệ
vào sản xuất chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm cũng như hiệu quả của
chuỗi giá trị. Chuỗi cung ứng nông sản sẽ là con đườg để người nông dân tiếp
cận thị trường. Đó chính là chuỗi liên kết giữa cung và cầu và liên kết này dựa
vào niềm tin giữa những thành viên tham gia. Tuy nhiên hiện nay những chủ
thể tham gia lại chưa có đủ niềm tin đối với nhau, người tiêu dùng thì chưa tin
tưởng người nông dân, người sản xuất nông sản. Và ngược lại người nông dân

11
thì chưa tin tưởng vào doanh nghiệp. Hiện tượng “lật kèo” ,”ép giá” không
phải là hiếm . Vấn đề thị trường luôn luôn là quan trọng hàng đầu và vấn đề
này thì người nông dân không thể giải quyết được như doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp làm công tác nghiên cứu thị trường , có các thông tin về sản
phẩm có thể cung cấp cho tiêu thụ ở các vùng,xuất khẩu rồi quay lại đặt hàng
với nông dân để họ sản xuất. Về mặt công nghệ và vốn với quy mô lớn , người
nông dân cũng không thể tự làm được mà phải nhờ đến doanh nghiệp. Vai trò
của doanh nghiệp là rất lớn tuy nhiên người nông dân cũng đóng vai trò không
kém. Thế những lại xảy ra tình trạng họ bẻ kèo khi được thương lái trả giá cao
hơn. Điều đó dẫn đến sự không ổn định trong nguồn cung thị trường.
Theo đề án được triển khai và đẩy mạnh của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn “ Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm
thủy sản an toàn “ Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các tỉnh thành trên cả
nước đã xây dựng được hơn 700 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy
sản an toàn . Các tỉnh đã triển khai vận động, hỗ trợ sản xuất nông sản, thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP . Đến nay trên toàn quốc đã có 1900 cơ sở được
chứng nhận ViẹtGAP trong đó hơn 300 trang trại và hơn 2500 hộ chăn nuôi
được chứng nhận VietGaHP.
Tuy nhiên thì việc tìm đầu ra cho nông sản vẫn đang là bài toán đặt ra
cho toàn ngành.
2.2 Đặc điểm của đối tượng xuất khẩu Trung QUốc
Dựa vào đặc điểm địa hình và khí hậu của Trung Quốc ta ta thấy được
Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về sản xuất các loại nông sản như lúa gạo, rau
quả ôn đới, nhiệt đới, chè, …đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam cũng
có tiềm năng xuất khẩu lớn. Hiện nay Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về
diện tích trồng chè, đứng thứ 2 về sản lượng chè, đứng thứ 3 thế giới về xuất
khẩu chè nhưng chỉ đứng thứ thứ 4 về thu nhập do chè mang lại. Trung Quốc

12
cũng là nước sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản nhiệt đới lớn trên thế giới
như hồ tiêu, cao su, dừa…Chúng được trồng chủ yếu trên đảo Hải Nam, nơi có
khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, phù hợp với sự phát triển của các loại cây này( chiếm
tới 90% lượng tiêu của Trung Quốc). Hàng năm thu nhập từ tiêu xuất khẩu
cũng mang về cho Trung Quốc lượng ngoại tệ không nhỏ do ngành công
nghiệp chế biến tiêu của Trung Quốc khá phát triển, và các ngành công nghiệp
khác như chiết xuất tinh dầu, sản xuất oleoresin từ hạt tiêu, sản xuất gia vị hỗn
hợp, đống gói gia vị xuất khẩu…đã trở thành một trong những ngành công
nghiệp quan trọng của đảo này. Đảo Hải Nam cũng là nơi sản xuất cao su tự
nhiên chủ lực của Trung Quốc.
Với ba đồng bằng lớn màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất lúa nước phát
triển. Trung Quốc hàng năm sản xuất một lượng không nhỏ ngũ cốc đáp ứng
cho tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu như lúa gạo, đỗ tương, lúa mỳ, lạc…
Nhiều cao nguyên thuận lợi cho việc chăn nuôi của Trung Quốc phát triển và
quốc gia này đã xuất khẩu nhiều loại gia cầm, gia súc lớn…Nhìn chung, Trung
Quốc là một quốc gia có tiềm năng lăng lớn về sản xuất nông sản. Các loại
nông sản của Trung Quốc đa dạng, phong phú về chủng loại: ôn đới có, nhiệt
đới có. Nó giúp Trung Quốc trở thành một nước đứng đầu về sản lượng nông
sản xuất khẩu trên thế giới, giúp ngành nông nghiệp nông thôn Trung Quốc
phát triển lớn mạnh không ngừng và nền kinh tế quốc dân cũng tăng trưởng
vượt bậc.
Trung Quốc nằm phía đông Châu á, thuộc Đông Bắc á, nằm trên vòng
cung Châu á-Thái Bình Dương –đây là khu vực phát triển kinh tế năng động
nhất trong những năm gần đây. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với số
dân lớn nhất trên thế giơí, cho đến năm 2018 thì dân số trung quốc đã lên tới
con số hơn 1,4 tỷ người. Với diện tích 9,6 triệu km2, Trung Quốc là nước có
diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Canada.

13
Trung Quốc có 5 loại địa hình là cao nguyên, núi, gò , đồi, đồng bằng và
thung lũng . Các đồng bằng phù sa có đất đai màu mỡ và là nơi tập trung sản
xuất nông nghiệp , cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng cho nội địa
cũng như xuất khẩu.
Là một quốc gia có khí hậu gió mùa rõ rệt nhất và khí hậu phân theo đặc
điểm địa hình nên tạo ra sự khác biệt về thời tiết giữa các vùng.Điều đó đã tạo
điều kiện thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp . Sản phẩm nông sản của
Trung Quốc rất đa dạng và phong phú về chủng loại và có đủ từ ôn đới cho tới
nhiệt đới.
Trung Quốc là quốc gia với khoảng 20% dân số làm việc trong ngành
nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc rất cao khoảng
hơn 4000 USD/người/năm. Tuy nhiên thì khoảng cách giàu nghèo ở quốc gia
này là rất lớn, tỷ lệ dân có thu nhập thấp vẫn cao . Chính sự chênh lệch này sẽ
giúp Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn
. Hiện với chất lượng hàng hóa như nước ta hiện nay thì thâm nhập vào thị
trường cao cấp là một điều rất khó khăn nên chọn thị trường trung và sơ cấp sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều.
Sản xuất nông nghiệp hằng năm của Trung QUốc chỉ đạt gần 500 triệu tấn
nhưng với số dân khổng lồ thì nhu cầu của Trung Quốc lớn hơn con số trên rất
nhiều. Tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa khiến Trung Quốc phải
nhập khẩu lương thực , nông sản .
2.3.Giao dịch, đàm phàn ký kết hợp đồng xuất khẩu nông sản
Tháng 11 năm 1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch hội đồng bộ
trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của nước ta sang thăm
chính thức Trung Quốc, quan hệ của hai nước được bình thường hóa .Từ đó,
quan hệ Việt Trung khôi phục và phát triển toàn diện. Lãnh đạo hai nước qua
lại mật thiết. Hai nước đã đưa ra 4 Thông cáo chung và 3 Tuyên bố chung.

14
Năm 1999, lãnh đạo hai nước đã xác định khuôn khổ quan hệ mới giữa hai
nước hướng tới thế kỷ mới: “Đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai”. Trong tuyên bố chung năm 2000, hai bên đã lên kế
hoạch cụ thể phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị song phương. Ban lãnh đạo
mới của Trung Quốc tiếp tục quan tâm phát triển mối quan hệ với Việt Nam.
Ngày 30 tháng 12 năm 1999, hai bên đã ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ,
đem lại ý nghĩa quan trọng cho hoà bình, ổn đỉnh và phát triển khu vực biên
giới Việt Trung. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, hai bên đã ký kết Hiệp định quy
hoạch lãnh hai Vinh bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá. Cả hai hiệp định này
bắt đầu có hiệu lực ngày 30 tháng 6 năm 2004, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển quan hệ hợp tác toàn diện, láng giềng hữu nghị và môi trường hoà bình ổn
định trên Vịnh Bắc Bộ.Trong những năm qua, quan hệ Việt-Trung tiếp tục
được thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực,đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Tháng 5 năm 2004, Thủ tưởng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm Trung
Quốc gặp mặt Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào . Trong chuyến thăm
đó phía bên Trung Quốc đã đề nghị về giải quyết những vấn đề còn đang tồn
tại về biên giới lãnh thổ và đã ký được thỏa thuận về việc này. Tháng 10/2004,
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhân
dịp dự ASEM5. Ngày 3 tháng 11 năm 2005 trong chuyến thăm Việt nam của
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Việt Nam và Trung Quốc đã ký
nhiều Thoả thuận hợp tác kinh tế với tổng giá trị hơn 1 tỷ đô la. Trong dịp thăm
Trung Quốc tháng 5 năm 2004, hai nước đã thỏa thuận về kim ngạch đưa buôn
bán hai chiều đến năm 2010 đạt mức trên 10 tỷ USD. Trung Quốc cũng trở
thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam . Hai bên
đồng thời xây dựng hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Lạng Sơn-Nam Ninh
và Hà Nội-Hải Phòng-Lào Cao-Côn Minh và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ
nhằm đưa sự hợp tác về kinh tế -thương mại của hai nước lên một tầm cao

15
mới . Hai bên xây dựng những kế hoạch hợp tác trung và dài hạn, tăng cường
hợp tác thương mại để khai thác tối đa những tiềm năng kinh tế của cả hai bên.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển năm
2004,hai nước cũng đưa những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế thương mại
của đôi bên tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định trong các năm tới.
Thời gian qua, bằng sự quan tâm và phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, Đại sứ
quán Việt Nam tại Trung Quốc, hợp tác nông nghiệp nằm trong tổng thể quan
hệ chung giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có nhiều cải thiện đáng kể,
nhất là trong giai đoạn trong 3 - 4 năm gần đây. Trong lĩnh vực nông nghiệp,
xuất khẩu gạo luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với các cuộc gặp cấp cao
giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
Trung Quốc đã chiếm tới tỷ trọng hơn 50% tổng nhập khẩu gạo của Trung
Quốc trên toàn thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn qua, nhất là từ năm 2017 đến
nay, bộ máy quản lý của Trung Quốc về nông nghiệp đã có những thay đổi lớn.
Cụ thể là Trung Quốc đã chuyển Tổng cục kiểm dịch vào Bộ Nông nghiệp
Nông thôn Trung Quốc, trong đó Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Quốc
gia (trước kia là cơ quan cấp bộ trực thuộc Quốc vụ viện) cũng được chuyển
cho Tổng cục Hải quan. Việc thay đổi về quản lý này đã tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam khi xuất sang thị
trường này.
Bên cạnh mặt hàng nông sản, một thông tin quan trọng cũng đến với thị
trường sữa Việt khi đến thời gian này, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh
giá rủi ro và mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại
Trung Quốc cũng cho biết, phía Trung Quốc đã chuẩn bị xong Nghị định thư
để Việt Nam xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, sau khi Bộ NN&PTNT cho ý

16
kiến sẽ đưa sang Bộ Công Thương, tiến tới ký kết nhân chuyến thăm của đoàn
đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4/2019 tới.
Cũng theo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu của nước này với nhiều mặt hàng đã đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD. Tuy nhiên cũng theo khuyến cáo, gần đây Trung Quốc thặt chặt
thương mại biên giới nên ngoài việc duy trì xuất khẩu tiểu ngạch chúng ta cần
phải đẩy mạnh, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Về cơ
chế xuất nhập khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tại các cửa khẩu
sẽ tiến tới thực hiện chính sách 1 cửa 1 điểm dừng. Nếu chính sách này được
thực thi thì hàng hóa của Việt Nam sẽ lưu thông được nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, các hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị
trường Trung Quốc hiện nay đã được quan tâm, đầu tư song vẫn chưa xứng tầm với
quy mô xuất khẩu của Việt Nam. Hiện khối lượng hàng xuất khẩu đã gấp đôi GDP
nhưng việc đầu tư cho xúc tiến thương mại còn khiêm tốn, cách làm không có thay
đổi theo hướng hiện đại. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải làm tốt công
tác tuyên truyền và phải định hướng tốt cho các hoạt động này.
Hiện nay với dân số 1,4 tỷ người cùng thu nhập bình quân đầu người 10.000
USD/năm nên Trung Quốc đang được coi là một thị trường khổng lồ của nhiều nước
trong đó có Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa 60% và thói quen ăn đồ tươi (so với
hàng đông lạnh) nên tỷ lệ nhập khẩu mặt hàng nông sản của thị trường Trung Quốc
đang có những hấp dẫn dành cho nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Tính riêng mặt hàng gạo, hiện tại đã có 22 doanh nghiệp chính thức được Trung
Quốc chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này. Chất lượng gạo Việt Nam
ngày càng được nâng cao, giá xuất khẩu đã ngang bằng, thậm chí cao hơn cả gạo Thái Lan
nhờ chương trình tái cơ cấu từ khâu sản xuất, giống lúa đã theo đúng nhu cầu thị trường.
Đối với mặt hàng trái cây đặc biệt quan trọng, thời gian tới, theo Bộ NN&PTNT cần tăng

17
cường xuất khẩu các loại như khoai lang, chanh leo, dừa, sầu riêng, na, roi, bưởi, măng cụt
(sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) để sang với thị trường này.

III. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc
3.1 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn và quan
trọng nhất đối với Việt Nam.Những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu một
lượng nông sản lớn sang Trung Quốc, có thể nói đây là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực (NSCL) có ý
nghĩa quan trọng với Việt Nam cả trên khía cạnh kinh tế và xã hội. Năm 2001,
chỉ thủy sản Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đã
có trên 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị
xuất khẩu chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Biểu đồ 3.1 Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam vào Trung Quốc
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm:cà
phê,nhân điều, rau quả,chè,gạo,sắn cũng như các sản phẩm từ sắn. Trong đó có
gạo và cà phê là hai mặt hàng mức tăng đột biến cả về lượng lẫn kim ngạch

18
xuất khẩu, Đối với thị trường Trung Quốc, các mặt hàng nêu trên cũng là
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc là thị
trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 35% tổng hàng
hóa xuất khẩu Việt Nam và 21% tổng số hàng nông sản xuất khẩu, chủng loại
đa dạng, với nhu cầu lớn và yêu cầu chất lượng chưa cao.
3.2 Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang Trung Quốc
Điều

Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2016 thì Trung Quôc là thị trường xuất
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam chỉ sau Mỹ và EU. Cho đến nay thì nước ta là
thị trường cung cấp điều nhân chính cho thị trường Trung Quốc .Tính đến
tháng 11 năm 2018 thì Việt Nam đã xuất được gần 45.000 tấn với trị giá gần
400 triệu USD . So sánh với cùng thời gian năm 2017 thì thấy về lượng thì tăng
hơn 5% nhưng về trị giá thì lại giảm .Qua đó ta có thể thấy giá điều nhân xuất
khẩu sang Trung Quốc đang đi xuống. Mức giá nhập khẩu điều nhân của Trung
Quốc với Việt Nam luôn ở mức thấp hơn so với giá trung bình cũng như đơn
giá nhập khẩu đối với các nước khác.

19
Thời gian gần đây,Trung Quốc thắt chặt chính sách nâng cao chất lượng hàng
nông sản nhập khẩu và điều chỉnh các thủ tục nhập khẩu. Điều này khiến cho việc
xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc vấp phải rất nhiều khó khăn.
Đầu tiên, các mặt hàng nông sản (bao gồm hạt điều) khi xuất khẩu sang Trung
Quốc được hưởng mức thuế 0% (theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung
Quốc). Tuy nhiên, Trung Quốc đã tăng thuế GTGT lên 17% cho các nhà nhập khẩu
vì vậy, Việt Nam không những không được hưởng lợi mà còn đối mặt với chính sách
thuế nhập khẩu tăng rất cao. Vì thế, các nhà nhập khẩu điều Trung Quốc phải cân
nhắc lại giá thành khi mua hạt điều từ Việt Nam để cân bằng lợi nhuận.
Thứ hai, trước đây những điều phẩm cấp thấp được xuất khẩu sang Trung Quốc
được coi là một lợi thế vì bán được nhiều chủng loại, tuy nhiên gần đây Trung Quốc
đã không cho phép nhập khẩu dòng hàng này vào thị trường. Vì thế, dòng sản phẩm
điều cấp thấp này đã tuột mất một thị trường tiềm năng như Trung Quốc.
Thứ ba, hiện nay các sản phẩm nông sản được nhập khẩu từ Việt Nam đều được
Trung Quốc thắt chặt việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Với ngành điều, nguồn
nguyên liệu chính được sử dụng có nguồn gốc từ Châu Phi sẽ không được hưởng ưu
đãi bởi vì Trung Quốc quy định hàm lượng giá trị gia tăng được thực hiện tại Việt
Nam phải đạt tối thiểu là 70% để Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc kiểm soát
nguồn gốc. Có thể nói đấy là 3 yếu tố thiết yếu mà ngành điều đang phải đối mặt tại
thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó thì các loại thủ tục giấy tờ khi mua bán với đối tác Trung Quốc
không còn dễ dàng như trước đây , ngày càng nhiều và phức tạp nên thị phần hạt điều
sang Trung Quốc những tháng đầu năm đã giảm 2-3% so với cùng kì năm trước.
Gạo
Trung Quốc đứng số 1 trong thị trường nhập gạo nhiều nhất của Việt Nam,
chiếm gần 40% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu.Trong 8 tháng đầu
năm 2017, lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,56 triệu tấn, thu về hơn 700
triệu USD, so với 8 tháng đầu năm 2016 đã tăng xấp xỉ 32% về lượng và hơn 30% về
kim ngạch xuất khẩu.

20
Trong thời gian 3 tháng đầu năm 2018, số lượng gạo xuất khẩu của nước
ta nhiều hơn 21% so với năm trước, đạt hơn 4 triệu tấn và kim ngạch đạt 1,81
tỷ USD, tăng 19,4 %.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhưng TQ luôn có những chính sách để
bảo hộ cho sản xuất nội địa, cho nên việc thực hiện kiểm soát hoạt động nhập
khẩu gạo rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Đáng chú ý nhất đó là hạn ngạch nhập
khẩu gạo.
Cao su
Năm 2017,Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt
Nam .Đây là thị trường chủ lực chiếm 65% tỷ trọng đạt hơn 896 nghìn tấn 1,4
tỷ USD. So với năm 2016 xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng hơn 20% về
lượng và 45,6% về kim ngạch. Mức giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 1612
USD/tấn và tăng hơn 20%.

Năm 2017 So với năm 2016


Thị trường Lượng
Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá(%)
(Tấn)

Tổng 1.380.257 2.248.566.771 10,16 34,68

Trung Quốc 896.235 1.445.450.909 20,71 45,61

Malaysia 77.757 118.975.782 -23,22 -7,67

Ấn Độ 55.475 90.595.042 -36,16 -22,29

Hàn Quốc 43.361 79.287.525 13,58 47,39

Đức 39.578 70.082.031 9,76 44,18

Hoa Kỳ 36.061 55.498.527 0,13 22,59

Đài Loan 28.962 51.178.995 3,00 27,68

Thổ Nhĩ Kỳ 25.088 41.128.339 14,68 43,92

21
Italy 15.798 25.995.971 28,86 73,66

Indonesia 15.451 24.761.013 29,34 55,17

Hà Lan 14.713 23.737.729 26,96 48,07

Tây Ban Nha 12.973 21.788.632 -3,80 22,56

Nhật Bản 11.895 23.120.460 7,65 35,33

Brazil 9.779 14.986.485 -29,72 -4,77

Bỉ 9.236 12.676.846 45,59 84,65

Nga 6.882 11.633.569 -11,49 9,24

Canada 4.967 8.728.561 15,11 39,24


Bảng 3.1 Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm
Trong tháng 8/2018, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về thị trường nhập khẩu cao
su từ Việt Nam với sản lượng lên tới hơn 106 ngàn tấn với trị giá hơn 132 triệu
USD. So với tháng trước đó thfi đã tăng 16% về lượng và 11,4% về giá trị. Lũy
kế 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc đạt con
số gần 561 ngàn tấn trị giá gần 770 triệu USD và tăng 10% về lượng. Tuy
nhiên so với năm 2017 thì đã giảm cả về giá trị và về lượng. Giá xuất khẩu
trong 8 tháng đầu năm 2018 cũng giảm 19,3% so với 2017 ,mức giá bình quân
chỉ đạt 1374 USD/tấn.
Rau quả
Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam
đạt 7,2 tỷUSD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng tháng 10/2018, xuất khẩu rau quả đạt gần 880 triệu USD, so với
tháng 9/2018 đã tăng 13% và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Cho đến nay thì Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất
của Việt. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 10/2018
giảm 0,9% so với tháng trước đó, nhưng trong 10 tháng năm nay, xuất khẩu rau

22
quả sang thị trường này vẫn đạt trên 2,4 tỷ USD, tương ứng 33% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 11%.
Những con số này đã cho thấy, thị trường Trung Quốc đã và đang trở thành thị
trường xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam .
Trong một diễn biến khác, một số thông tin gần đây cho biết, bắt đầu từ tháng 4
năm 2018 hoa quả Việt Nam khi xuất thị trường Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng
Tây sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định về nhãn mác xuất xứ như tên của sản
phẩm rau củ quả, xuất xứ, nguồn gốc, tên và mã số nhà xưởng đóng gói bằng một
trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung.
Thực tế hiện nay, hầu hết hoa quả của Việt Nam đều theo đường tiểu ngạch
xuất sang Trung Quốc và không có nhãn mác xuất xứ nguồn gốc. Về mặt địa lý,
Quảng Tây là tỉnh tiếp giáp với Việt Nam và cũng là thị trường trọng yếu của Việt
Nam. Đây cũng được coi là điểm trung chuyển cho hoa quả của Việt Nam tiếp cận
với các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc.
3.3 Những khó khăn và thuận lợi khi Việt Nam xuất khẩu nông sản sang
thị trường Trung Quốc
Đối với việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, hiện nay
Việt Nam đang đứng trước cả khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan
xen. Về khó khăn, thách thức là:Việt Nam và Trung Quốc vẫn giữ mô hình
thương mại chính là tiểu ngạch, trong khi mô hình thương mại trên thế giới có
nhiều thay đổi tiến bộ (chất lượng hàng hóa đạt chuẩn mực cao và hiệp định
thương mại thế hệ mới).
Bênh cạnh đó những chính sách kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung
Quốc dưới chuẩn mực quốc gia, quốc tế, lại thường xuyên thay đổi và vận hành
thiếu minh bạch, dẫn đến sự thiếu ổn định của hoạt động xuất khẩu nông sản
Việt Nam, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế, thương mại của cả đôi bên. Bên
cạnh đó, mô hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trang trại Việt
Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu và đặc biệt chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế,

23
các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng có phẩm cấp thấp, xuất khẩu thô
theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc.
Tuy nhiên, mặt thuận là Việt Nam và nhất là Trung Quốc đang có thay đổi
nhận thức về yêu cầu chất lượng sản phẩm với nông sản Việt Nam; yêu cầu
hàng hóa phải có chứng chỉ xuất xứ nguồn gốc, chất lượng được nâng cao
thông qua chế biến và bảo quản đạt chuẩn mực như nông sản Thái Lan, Nhật
Bản.
Một thuận lợi nữa là thị trường nông sản Trung Quốc lớn, đa dạng và lại
nằm kề cận Việt Nam, trong khi ta có tiềm năng, lợi thế về sản xuất hàng hóa
nông sản nhiệt đới. Tại Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn,… và các địa phương đang đàm phán với phía Trung Quốc
nhằm chuyển mạnh từ mô thương mại tiểu ngạch sang chính ngạch.
Việt Nam có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, khoảng cách địa lý gần,
chi phí vận tải, lưu thông hàng hóa thấp hơn đi các khu vực khác thuận lợi cho
việc xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Nhu cầu nông sản của Trung Quốc khá phù hợp với phần lớn các sản
phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã
bước đầu biết cách khai thác thị trường Trung Quốc để xuất khẩu nông sản
hiệu quả.
Tại Lạng Sơn, số liệu thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, 6 tháng
đầu năm 2018, lượng quả vải tươi xuất sang Trung Quốc qua tỉnh Quảng Tây
là trên 60.000 tấn, vải khô 10.000 tấn (tương đương 40.000 tấn vải tươi), thanh
long 300.000 tấn, xoài 200.000 tấn… Khối lượng nông sản Việt Nam xuất sang
Trung Quốc cao gấp 8 lần khối lượng nông sản của Trung Quốc xuất vào Việt
Nam.
Tại Lào Cai, trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Công Thương tỉnh này cũng
đã ghi nhận, khối lượng nông sản xuất sang Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam

24
cũng đã đạt khoảng 400.000 tấn, tăng 166% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị
xuất khẩu đạt khoảng khoảng 300 triệu USD, tăng hơn 400% so với cùng kỳ
năm 2017.
Các phân tích, dự báo quốc tế cho thấy, với tốc độ tăng trưởng của Trung
Quốc đã cao gấp 2,27 lần tốc độ tăng bình quân của thế giới trong 10 năm qua,
và đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về quy mô nhập khẩu nông sản, với tổng
kim ngạch khoảng 155 tỷ USD, đạt gần 10% tổng kim ngạch nhập khẩu nông
sản thế giới.
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc, tỷ trọng nhập khẩu
nông sản nguyên liệu là rất lớn. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, năm 2016 hơn 56
tỷ USD nguyên liệu nông sản đã được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc và con
số trên chiếm 23 % kim ngạch nhập khẩu nông sản của cả thế giớ.
Theo nhận định của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhập khẩu các loại lương thực chủ yếu hàng năm của Trung
Quốc hiện nay dao động trong khoảng 6,6 -7,7 triệu tấn/năm; nhập siêu đậu tương và
hạt có dầu khác của Trung Quốc là 97 triệu tấn/năm, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 200
triệu tấn/năm trong thập niên tới.
Mặt bằng thu nhập (DGP bình quân đầu người) của Trung Quốc so với bình
quân của thế giới chưa cao, đẳng cấp tiêu dùng của số đông người Trung Quốc vẫn
mang tính chất “ăn no”. Điều này thể hiện rất rõ bởi mức tiêu thụ lương thực bình
quân của Trung Quốc cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc..., trong khi mức tiêu thụ thịt, sữa lại thấp hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng, việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của
Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước là tất yếu. Đây là những cơ hội
rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục khai thác, mở rộng qui mô xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

25
Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc phần lớn vẫn theo đường tiểu ngạch (biên mậu) rất bị động, rủi ro cao,
thường bị đối tác ép giá... do chính sách quản lý thương mại tại các cửa khẩu
cũng như biên giới hai nước còn có những vấn đề chưa tương thích.
Trong khi Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy giao
thương, hướng tới cân bằng cán cân thương mại giảm dần tỷ trọng Việt Nam
nhập siêu, hai bên cần có các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho
doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là việc xuất
khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

IV. Đề xuất giải pháp để phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường
Trung Quốc
Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Trung
Quốc một cách hiệu quả, bền vững, Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải
pháp chủ yếu sau:
Về phối hợp chính sách song phương, ta cần tích cực đàm phán với phía
Trung Quốc để hai bên cùng chuyển mạnh từ thương mại tiểu ngạch sang chính
ngạch. Theo đó, giải quyết các vấn đề liên quan, bao hàm cả hoạt động trong
sản xuất, kinh doanh nông sản ở cả hai nước. Đồng thời, Việt Nam cần chú
trọng cải thiện hiệu quả đầu tư cũng như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa
nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam - Trung Quốc phải cam kết xây dựng và thực thi
hàng rào kỹ thuật minh bạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng nông sản
xuất khẩu; tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện các nội dung hoạt động
kinh tế, thương mại của cả hai nước Việt-Trung và sản xuất, kinh doanh nông
sản đã được 2 quốc gia cam kết; giảm mạnh buôn lậu, chống hàng giả...

26
Việt Nam cần xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách để hoạt
động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu
đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế ổn định, lâu dài. Theo đó các sản phẩm đạt
chứng chỉ xuất xứ nguồn gốc quốc gia (VietGap, GlobalGap), đạt chuẩn về vệ
sinh, an toàn thực phẩm quốc gia (nồng độ các hóa chất, độ tươi ngon…) và
bảo vệ môi trường… theo quy định quốc gia và quốc tế được coi là sản phẩm
nông sản đạt chuẩn quốc gia.
Về chính sách để thâm nhập sâu vào trường Trung Quốc, ta cần có bước
đi thích hợp để phía Trung Quốc có thể chấp nhận. Bước 1: Chính phủ cũng
như các bộ ngành liên quan ,cả đại phương, cả doanh nghiệp hay trang trại đều
cần kí kết với đối tác để các mặt hàng nông sản của Việt Nam có thể tới gần
các thị trường như Quảng Tây, Vân Nam,Quảng Đông, Ma Cao, Hồng Kông
nhờ vào đàm phán, thỏa thuận, ký kết thực hiện chính sách cụ thể.
Tiếp theo không chỉ nhà nước mà các bộ ngành liên quan, địa phương và đặc
biệt là doanh nghiệp, trang trại ký kết với đối tác để hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam tiếp đi sâu vào những thị trường rộng lớn hơn của Trung Quốc. Một trong
những thị trường cần chú ý đó là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Nam Kinh, Hàng Châu,
các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Về đầu tư sản xuất, kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng nông sản xuất
khẩu, trước hết chú trọng tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hình thức cluster (cụm
tương hỗ) để nâng cao giá trị gia tăng, vì cụm tương hỗ là công cụ hữu hiệu đổi mới
tổ chức không gian vùng (Micheal E. Porter - 2012) trên cơ sở đổi mới thể chế và
triển khai mạnh mẽ R&D, quản trị tinh gọn để có thể khai thác cũng như phát triển
tiềm năng, lợi thế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh mới.
Cụ thể là, thượng nguồn: những bộ giống nông sản chủ lực phải được đầu tư
phát triển đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc thì cần chú ý
tới những giống của mặt hàng chủ lực như lúa gạo, vải thiều,cà phê, tôm, cá….
Chúng ta cũng cần thiết phải cơ giới hóa nền nông nghiệp và tập trung để phát triển
vùng nguyen liệu trên cơ sở nâng cao năng suất cũng như sản lượng, chất lượng của
sản phẩm và cả sức cạnh tranh trên thị trường.

27
Tiếp đến trung nguồn thì cần phải đẩy mạnh khoa học công nghệ, áp dụng R&D
và phát triển cả nguồn nhân lực phục vụ cho bảo quản, chế biến . Các sản phẩm nông
sản đều hướng tới tiêu chuẩn VietGap ,đặc việt là những sản phẩm có tiềm năng, lợi
thế cũng như các sản phẩm mới.
Cuối cùng là hạ nguồn: đó là phát triển kinh doanh theo hướng chuẩn mực
của quốc tế . Những Hiệp định sẽ phải được cả hai bên ký kết theo mô hình
chính ngạch. Đồng thời cả Việt Nam và Trung Quốc cần phải xóa bỏ những
Hiệp định đã không còn sát với thực tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải chú ý học hỏi sâu về Marketing cũng như làm sao để mở đại lý
bán hàng nông sản ngay tại những thành phố lớn hay thủ đô của Trung Quốc.
Sau đó sẽ tập trung để phát triển hệ thống các nhà bán lẻ.
Cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý cũng như giám sát và
đánh giá công tác xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Ngoài ra cần phải xem
xét cẩn thận các cơ quan giám sát, đánh giá với nhiệm vụ chức năng riêng. Sau
đó là lựa chọn địa điểm đặt trụ sở phủ hợp để tiện cho việc quản lý giám sát.Từ
đó điều chỉnh cũng như xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh,góp phần
nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam tại thị
trường Trung Quốc
Về mở rộng thị trường xuất khẩu, trên cơ sở các Hiệp định thương mại thế
hệ mới Việt Nam đã tham gia, cần tiếp tục ban hành các chính sách và kế
hoạch hành động cụ thể để mở rộng thị trường thông qua khâu marketing và
mở đại lý, mà xuất khẩu vải thiều là bài học hữu hiệu. Với kinh nghiệm sản
xuất, xuất khẩu vải thiều, trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các địa phương và nhất là doanh nghiệp,
có thể tăng cường đưa các mặt hàng xuất khẩu NSCL của Việt Nam vào Trung
Quốc và một số thị trường trọng điểm khác như: Mỹ, EU, Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore.

28

You might also like