You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN HỆ THỐNG SẢN XUẤT


ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH KHUÔN SAO VIỆT
LỚP L01--- NHÓM LO1-7 --- HK 201
Ngày nộp: 09/11/2020
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hằng

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Nguyễn Hữu Vinh 1910693
Từ Thị Tiên 1814306
Phạm Văn Lộc 1914031
Biện Thị Ân 1912633
Nguyễn Trường Sơn 1914968
Đào Thị Huyền 1911272
Đỗ Trần Mỹ Trinh 1915637

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


1|Page
MỤC LỤC
A. NỘI DUNG .....................................................................................................................................3
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KHUÔN SAO VIỆT ..........................3
1.1. Giới thiệu.............................................................................................................................3
1.2. Phân loại hệ thống sản xuất ...............................................................................................4
2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC LINH HOẠT – KĨ THUẬT NHÓM .....................5
2.1. Hệ thống sản xuất đơn chiếc linh hoạt .............................................................................5
2.2. Hệ thống sản xuất theo kỹ thuật nhóm.............................................................................6
3. TỔ CHỨC VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC..................................................................................8
3.1. Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................................8
3.2. Bố trí nhân công, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty............................................8
3.3. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................................9
3.4. Đánh giá cơ cấu tổ chức .....................................................................................................9
4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT........................................................................................................11
4.1. Chuẩn bị đầu vào..............................................................................................................11
4.2. Quy trình sản xuất............................................................................................................12
4.3. Kiểm định đầu ra..............................................................................................................16
4.4. Đánh giá quy trình ...........................................................................................................16
5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA XƯỞNG SẢN XUẤT KHUÔN ...........................17
5.1. Bố trí mặt bằng sản xuất..................................................................................................17
5.2. Ưu và nhược điểm của bố trí mặt bằng theo sản phẩm ................................................20
6. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT.................................20
6.1. Quản lý thời gian sản xuất (Tsx) ......................................................................................20
6.2. Quản lý đơn hàng (dự án)................................................................................................22
6.3. Kiểm tra, bảo quản đơn hàng .........................................................................................23
6.4. Thanh lý bảo trì, sửa chữa hệ thống ...............................................................................23
6.5. Động viên, bảo hộ lao động tay nghề ..............................................................................24
B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC ...................................................................................24
1. Đề xuất: Giải pháp “giảm thiểu tổng thời gian sản xuất ước tính, giảm rủi ro đơn hàng”
24
2. Đề xuất 2: Giải pháp “vấn đề của tái quy trình sản xuất” ...................................................25

2|Page
A. NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KHUÔN SAO VIỆT
1.1. Giới thiệu

Công ty TNHH Khuôn Sao Việt được thành lập ngày 15/03/2019

Địa chỉ: Số C8, Khu phố 4, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
Chủ sở hữu: Lê Ngọc Đạt
Ngành nghề kinh doanh:
▪ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. (Ngành chính)
▪ Sản xuất sản phẩm từ plastic.
▪ Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
▪ Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn.

3|Page
1.2. Phân loại hệ thống sản xuất
1.2.1. Nền sản xuất công nghiệp

Công ty TNHH Khuôn Sao Việt thuộc lĩnh vực Sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm
của công ty là các khuôn, chi tiết máy móc. Ta thấy các sản phẩm dạng rời rạc, có thể
kiểm đếm sản lượng một cách trực quan khi sản xuất.
1.2.2. Phân loại hệ thống sản xuất
Thuộc hệ thống Sản xuất đơn chiếc:
Công ty sẽ sản xuất các khuôn tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận thiết kế sẽ lên
bản vẽ chi tiết cho từng sản phẩm, từng khuôn. Thời gian sản xuất từng khuôn có thể là
15 – 20 ngày, thậm chí lên đến nửa năm, tùy theo nhu cầu cụ thể của khách hàng. Số
lượng của đơn tuy nhỏ, nhưng đều được quan tâm kỹ càng qua từng công đoạn.
Vì mỗi sản phẩm đều có thiết kế khác nhau, nên yêu cầu đối với kỹ năng công nhân đặc
biệt quan trọng. Trong phân xưởng hiện tại có 20 nhân công, mỗi người đảm nhận một
công đoạn riêng, và đều sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị (có thể sử dụng 3 – 4
máy).
Hệ thống của công ty theo quy trình nghiêm ngặt, với các bước:
▪ Bước 1: Thiết kế bản vẽ theo yêu cầu khách hàng
▪ Bước 2: Từ bản thiết kế, cắt phôi (NVL) theo kích thước
▪ Bước 3: Xay, mài
▪ Bước 4: Gian công bằng các thiết bị
• Gia công cơ: khoan, phay, hàn, tiện
• Tự động – máy NC: tạo mặt 3D
• Máy đục lỗ: đục những lỗ nhỏ xíu, dùng dây V1 để đục (dây rất mỏng,
mềm), chi tiết nào cần mới đục
▪ Bước 5: Bắn điện
Dụng cụ, máy móc thiết bị trong phân xưởng cũng đảm bảo linh động và đa năng để đáp
ứng với những tính chất thay đổi theo từng đơn hàng.

4|Page
2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC LINH HOẠT – KĨ THUẬT NHÓM
2.1. Hệ thống sản xuất đơn chiếc linh hoạt
2.1.1. Trạm gia công

Công ty TNHH KHUÔN SAO VIỆT là công ty nhỏ, mang hình thức tư nhân với số
lượng ít nên vì thế công ty gia công theo hình thức đơn hàng. Cụ thể, hệ thống sản xuất
của nó là hệ thống sản xuất đơn chiếc, linh hoạt. Với hệ thống sản xuất như vậy, tính
tiêu chuẩn hóa của sản phẩm kém, có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc… giữa các sản
phẩm. Đặc biệt với sự hiện đại của công nghiệp hiện đại hóa, các loại máy móc tiên tiến
được sử dụng ngày càng nhiều. Công ty Khuôn Sao Việt cũng không khác biệt trong số
mấy với việc áp dụng máy NC. Vậy hệ thống sản xuất của công ty gồm những trạm gia
công nào?

▪ Trạm 1: Chuẩn bị
• Cắt Nguyên vật liệu
• Xay, mài Nguyên vật liệu
▪ Trạm 2: Gia công cơ khí
• Gia công cơ, dùng máy NC
• Điện lực
▪ Trạm 3: Hoàn thành
• Đánh bóng
• Lắp ráp chi tiết và đóng gói
2.1.2. Di chuyển và dự trữ nguyên liệu

Khuôn Sao Việt sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Vì thế khi có đơn đặt hàng công ty
sẽ nhập nguyên vật liệu về và tiến hành gia công.
Khi di chuyển nguyên vật liệu vào nơi lưu trữ, công ty dùng xe đẩy chuyên dụng. Tùy
thuộc vào đơn hàng mà số lượng nguyên liệu sẽ được nhập về nhiều hay ít.
Vì gia công theo đơn hàng nên số lượng sản phẩm ít, chính vì thế mà nguyên liệu, có
khi nhập sẽ được cắt sẵn, được phân loại theo đặc tính của nó và được lưu trữ trên những
thùng chứa nguyên vật liệu.
2.1.3. Hệ thống kiểm soát bằng máy tính

Đối với hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống kiểm soát bằng máy tính được áp dụng
rộng rãi. Ở đây, Khuôn Sao Việt cũng đầu tư cho quy trình sản xuất của công ty 4 máy
NC với chức năng tương tự nhau khi có đơn đặt hàng nhiều. Đặc điểm của NC (khoan,
phay) giúp gia công các chi tiết chính xác theo yêu cầu bằng các chương trình. Bởi vì
5|Page
được điều khiển bằng hệ thống máy tính nên việc gia công sẽ dễ dàng hơn và các chi
tiết được gia công với thông số kỹ thuật chính xác.

2.2. Hệ thống sản xuất theo kỹ thuật nhóm


2.2.1. Phân loại, mã hóa chi tiết

Đối với một doanh nghiệp, việc phân loại, mã hóa các loại chi tiết giúp cho việc quản
lý, thiết kế và sản xuất được thuận lợi hơn. Vì Khuôn Sao Việt chỉ gia công các chi tiết
máy theo đơn đặt hàng nên việc mã hóa hay phân loại các chi tiết tương đối ít. Ở đây
doanh nghiệp đã phân 2 loại chi tiết:
▪ Phân loại phôi sau khi cắt: Nguyên vật liệu được nhập về sẽ được cắt thành phôi
để chuẩn bị gia công và được chia thành 3 loại:
• NAK: phôi có độ cứng ở 40ºC.
• F50C: phôi mềm hơn NAK, có độ cứng ở nhiệt độ lớn hơn 10℃.
• Nguyên liệu thô 2083: mềm, đi nhiệt được, nhiệt độ ở khoảng 50 - 52ºC.

NAK F50C Thô 2083

6|Page
▪ Phân loại các chi tiết gia công điện lực
Dựa trên hình dạng cũng như kích thước của các phôi đồng mà các phôi được chia ra
theo các mẫu và được mã hóa như hình bên dưới

Có thể thấy việc phân loại, mã hóa các chi tiết tạo nên họ chi tiết, giúp doanh nghiệp
phân biệt và gia công một cách nhanh chóng hơn.
2.2.2. Phân tích dòng quá trình

Quá trình gia công của Khuôn Sao Việt được diễn ra một cách đơn giản. Khi có đơn đặt
hàng, bộ phận thiết kế của công ty sẽ thiết kế, đo lường các thông số kỹ thuật để đưa
cho bộ phận gia công. Khi nhận được bản vẽ kỹ thuật, bộ phận gia công sẽ tiến hành cắt
và mài nguyên vật liệu thành phôi. Sau khi có phôi, bộ phận mài, cắt sẽ chuyển đến gia
công cơ hoặc dùng máy NC. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật cũng như các thông số của các
thiết kế, phôi sẽ được gia công hết công đoạn này đến công đoạn khác để có thể đảm
bảo đúng chính xác yêu cầu thông số kỹ thuật của các chi tiết. Sau khi được gia công
sau, các chi tiết sẽ được đánh bóng và được lắp ráp để thành một khuôn đặt hàng hoàn
chỉnh.

7|Page
3. TỔ CHỨC VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
3.1. Sơ đồ tổ chức

Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Khuôn Sao Việt được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

3.2. Bố trí nhân công, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

Ban giám đốc: Nguyễn Minh Đức và Lê Ngọc Đạt


Định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổ chức tìm kiếm khách hàng và xây
dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua hợp đồng. Đề ra các biện pháp
thực hiện các chi tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phòng thiết kế: bao gồm 2 nhân viên
Có trách nhiệm tiếp nhận các mẫu thiết kế, bổ sung trong quá trình thiết kế và báo cáo
trực tiếp với trưởng xưởng để kịp thời sửa bản vẽ cho phù hợp. Phòng này ngoài công
việc thiết kế, trong thời gian rảnh việc sẽ hỗ trợ sản xuất theo sự chỉ định của Trưởng
xưởng.
Phòng kế toán: Nguyễn Minh Đức có nhiệm vụ:

8|Page
Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác kinh tế tài chính và
hạch toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính. Đồng
thời thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi
trả theo chế độ, chính sách đối với nhân viên trong công ty.
Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời và đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
Tính toán và trích nộp kịp thời các khoản thuế, các quỹ và thanh toán đúng hạn các
khoản vay, khoản phải trả
Xưởng sản xuất khuôn: Trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, gia công, lắp ráp, kiểm
tra cũng như thu mua nguyên vật liệu.
Bao gồm 15 công nhân, sẽ có 1 đến 2 người phụ trách 1 công đoạn, có một số công nhân
sẽ linh hoạt phụ trách nhiều công đoạn (Trưởng xưởng/Phó xưởng)
Trưởng xưởng/Phó xưởng: có trách nhiệm theo dõi tiến độ đơn hàng, sắp xếp bố trí công
việc cho các nhân viên. Chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên trong xưởng và đồng
thời báo cáo cho Ban giám đốc.
3.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu của tổ chức công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô công ty, ngành nghề
và tính phức tạp của những vấn đề gặp phải.
Công ty Khuôn Sao Việt mới thành lập được khoảng 2 năm với quy mô nhỏ, sản xuất
theo đơn đặt hàng nên công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến - tham mưu. Với cơ
cấu này các nhà quản lý (người chủ) sẽ nắm bắt được toàn bộ các hoạt động của công ty
và có một số phòng ban tham mưu dạng chuyên gia sẽ phụ trách một vài mảng chuyên
môn nhất định để chia sẽ bớt trách nhiệm với người quản lý chung nhưng phải báo cáo
kết quả hoạt động cho người quản lý.
Đối với công ty Khuôn Sao Việt thì phòng tham mưu sẽ là phòng kế toán. Phòng này sẽ
tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác kinh tế tài chính và
hạch toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính. Đồng
thời thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi
trả theo chế độ, chính sách đối với nhân viên trong công ty.
3.4. Đánh giá cơ cấu tổ chức
▪ Ưu điểm:
Các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên.
Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
Sử dụng kinh nghiệm kiến thức chuyên gia trong bộ phận tham mưu.

9|Page
10 | P a g e
▪ Nhược điểm:
Để đưa ra bất kỳ quyết định nào người quản lý phải mất thời gian hỏi ý kiến bộ phận
tham mưu. Đôi khi dẫn đến tình trạng ra quyết định chậm và đánh mất cơ hội trong kinh
doanh
4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
4.1. Chuẩn bị đầu vào

Đầu vào hay nguyên vật liệu là thành phần không thể thiếu đối với mọi hình thức kinh
doanh, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất; là đối tượng lao động do doanh
nghiệp mua hoặc tự tạo ra và dự trữ với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất tạo
thành phẩm. Vì thế chuẩn bị nguyên vật liệu là bước quan trọng đầu tiên của quá trình
sản xuất.
Đối với Công ty TNHH Khuôn Sao Việt, nguyên vật liệu là phôi kim loại được mua từ
các nhà cung cấp ở trong và ngoài nước, người gia công sẽ tạo các chi tiết từ phôi, sau
đó lắp ráp thành khuôn hoàn chỉnh. Với hệ thống sản xuất theo đơn hàng, tùy vào mỗi
đơn hàng sẽ có yêu cầu về nguyên vật liệu khác nhau, vì thế khi công ty tiếp nhận một
đơn hàng mới sẽ chuyển giao cho phòng thiết kế, ở đây người thiết kế đưa ra bản vẽ chi
tiết và căn cứ vào đó bộ phận thu mua tiến hành lên kế hoạch mua nguyên vật liệu sao
cho đúng yêu cầu, đủ số lượng mà sản phẩm cần. Do cấu thành của khuôn gồm nhiều
chi tiết, nên người mua nguyên vật liệu phải cân nhắc về thời gian vận chuyển nguyên
vật liệu nào lâu hơn, hay thời gian gia công chi tiết nào lâu hơn những chi tiết khác để
có phương án đặt mua hợp lý, tránh lãng phí thời gian chờ.
Công ty sử dụng 3 loại phôi chính:
▪ Phôi NAK, có độ cứng 40 độ
▪ Phôi F50C: mềm hơn, có độ cứng khoảng >10 độ
▪ Phôi 2083: rất mềm, chịu được nhiệt từ 50-520C
Nguyên vật liệu cho quá trình gia công chỉ được mua khi có đơn hàng và được ước tính
số lượng dựa trên bản thiết kế nên lượng tồn kho không nhiều, tồn kho chỉ gồm phần dự
trữ do gia công bị hỏng và lượng còn dư sau khi gia công xong thành phẩm. Cũng chính
vì thế, khu vực lưu kho không lớn, phôi nguyên vật liệu chỉ được đặt trong các thùng
phân loại ở một góc nhỏ của phân xưởng, điều này giúp công ty tiết kiệm được chi phí
vì không cần phải đầu tư xây dựng nhà kho.
Ta có thể thấy việc chuẩn bị đầu vào là bước quan trọng, chỉ khi có nguyên vật liệu thì
phân xưởng mới tiến hành gia công sản xuất được. Như vậy đòi hỏi người quản lý cần
phải xem xét, có kế hoạch linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nguyên vật liệu phục
vụ cho quá trình gia công sản xuất, bên cạnh đó hạn chế thấp nhất độ trễ về thời gian
cũng như xem xét việc giảm đến mức tối thiểu về chi phí.

11 | P a g e
4.2. Quy trình sản xuất

Sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu, người gia công cũng sẵn sàng để thực hiện các công
việc tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các bước tếp theo của quá trình gia công như sau:
Cắt phôi nguyên vật liệu → Xay, mài → Gia công → Bắn điện → Đánh bóng →Lắp ráp
→ Kiểm tra
4.2.1. Cắt phôi nguyên vật liệu

Phôi lúc mới mua về vẫn còn nguyên hình nguyên khối nên cần phải gia công cắt gọt để
tạo hình vừa đúng kích thước của chi tiết như trên bản thiết kế. Dùng máy cắt để cắt
phôi, cắt bằng dây đồng được gắn trên máy.
Đối với trường hợp nhà cung cấp nguyên vật liệu đã cắt sẵn phôi theo yêu cầu của công
ty thì có thể không cần thực hiện bước này.

Bản thiết kế được dán trên máy cắt Cắt phôi nguyên vật liệu

4.2.2. Xay mài

Thực hiện bước này để tạo hình thù, tạo độ phẳng và nhẵn bóng cho phôi đã cắt.
Sử dụng máy xay, mài để thực hiện công việc này. Người gia công chỉ cần đưa phôi lên
bàn từ đã được vệ sinh trước đó (phôi cũng được vệ sinh trước bằng đá mài – toshi), sau
đó bậc mic từ, điều khiển đá mài (đã được trang bị sẵn trên bàn từ) lên xuống hay qua
lại để mài phôi, sau khi mài xong thực hiện thao tác nhả từ và tắt máy.

12 | P a g e
Máy mài Bàn từ

4.2.3. Gia công cơ

Sau khi xay, mài phôi đã có hình dạng cơ bản của các chi tiết theo bản vẽ, tiếp đến người
ta sẽ gia công để tạo hình hoàn chỉnh cho chi tiết.
▪ Gia công cơ: thực hiện khoan lỗ, phay, tiện, hay hàn các chi tiết.
▪ Gia công tự động bằng máy NC: hoạt động của máy được lập trình sẵn
trên máy tính, người gia công chỉ cần đưa phôi vào vị trí và khởi động
máy, ở đây máy NC sẽ tạo mặt 3D cho chi tiết.
▪ Đục lỗ nhỏ: máy đục lỗ sẽ thực hiên công việc này, trên máy có gắn một
sợi dây rất nhỏ, mềm và mỏng (dây V1) để đục những lỗ nhỏ mà các máy
gia công khác không làm được.

Máy hàn Máy khoan

13 | P a g e
Máy NC Người gia công đang lập trình máy

Ở đây, tùy vào yêu cầu của chi tiết mà người gia công sẽ thực hiện gia công cơ, gia công
tự động hay đục lỗ. Bên cạnh đó, người gia công cũng cân nhắc về thời gian chờ của các
máy để thực hiện khâu gia công nào cho hợp lý, tránh lãng phí thời gian.
4.2.4. Bắn điện

Có một số chi tiết đòi hỏi phải có những đường khe, rãnh hay những hình thù phức
tạp…sau khi gia công những chi tiết đó sẽ được tạo các khe, rãnh ở đây.
Người ta dùng máy bắn điện và đồng để thực hiện công việc này, đồng đã được gia công
thiết kế trước đó theo đúng hình dạng mà các chi tiết yêu cầu, sử dụng đồng vì hầu hết
phôi là sắt rất cứng, khó để tạo hình phức tạp như khe, rãnh, còn tính chất của đồng rất
mềm. Khi tạo hình, người ta sẽ cho dòng điện chạy qua, và đồng được ép xuống phôi
chi tiết đã được cố, lúc này trên máy bắn điện có dầu tránh bị giật trong lúc thực hiện.
Thực hiện xong công đoạn này, cơ bản các chi tiết đã được gia công hoàn chỉnh.

14 | P a g e
4.2.5. Đánh bóng

Trong quá trình gia công, chi tiết có thể bị trầy xước và bụi bám, cần được đánh bóng
để trở nên trơn tru, nhẵn bóng và sạch bụi.
Công việc này được thực hiện ở phòng thiết kế, người ta sử dụng giấy đánh bóng để làm
sạch bụi bám trên các chi tiết, và tùy vào chi tiết to hay nhỏ, họ sẽ sử dụng giấy đánh
bóng với kích thước phù hợp đảm bảo sao cho các chi tiết được đánh bóng hoàn toàn.
4.2.6. Láp ráp các chi tiết thành khuôn

Sau khi đảm bảo tất cả các chi tiết đã được hoàn thành đúng và đủ, bộ phận lắp ráp sẽ
chuyển các chi tiết lên khu lắp ráp và thực hiện công việc lắp ráp các chi tiết thành khuôn
hoàn chỉnh.

15 | P a g e
4.2.7. Kiểm tra

Đến đây sản phẩm đã hoàn tất, nhưng vẫn chưa sẵn sàng giao cho khách hàng, mà còn
phải qua khâu kiểm tra xem có gia công không đúng ở chỗ nào không.
Ở đây, người ta sử dụng thiết bị Panme để đo chính xác độ dày củ khối, đường kính bên
ngoài và bên trong của trục và độ sâu của khe, thông thường độ chính xác đến 1/1000
milimet.
4.3. Kiểm định đầu ra

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, phải mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với
ngành gia công cơ khí. Theo thống kê, trung bình thời gian hoàn tất một sản phẩm ở
Công ty Khuôn Sao Việt khoảng từ 15 – 20 ngày, nhưng có sản phẩm đến khoảng 6
tháng mới hoàn thành.
Khi mỗi đơn hàng được hoàn thành sẽ được kiểm định chặt chẽ về mặt đầu ra, trưởng
xưởng sẽ chịu trách nhiệm về việc này, do tính chất của ngành nghề cũng như uy tính
của công ty nên có yêu cầu khá cao về chất lượng và độ chính xác. Cũng chính vì thế
mà việc kiểm soát trong quá trình sản xuất cũng phải được đảm bảo, sao cho quá trình
sản xuất đúng tiến độ về mặt thời gian.
4.4. Đánh giá quy trình

Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm được thiết kế hợp lý và đúng với quy trình
chung của ngành, máy móc thiết bị cũng được trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó, khâu chuẩn
16 | P a g e
bị nguyên vật liệu khá hoàn chỉnh, có sự chuẩn bị ngay từ đầu, có kế hoạch cụ thể đảm
bảo đầu vào cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, máy móc ứng với từng công đoạn được
trang bị với số lượng nhiều (3 – 4 máy cho một công đoạn), điều này vừa là ưu điểm
cũng vừa là nhược điểm. Việc trang bị nhiều máy có thể giúp phân xưởng đáp ứng được
với sự gia tăng của nhu cầu khi số lượng đơn hàng quá lớn, nhưng khi nhu cầu giảm
xuống thấp thì các máy này sẽ ở trạng thái không hoạt động, điều này có thể gây lãng
phí.
Mặc khác, để đảm bảo đầu ra theo đúng tiến độ, không thể không nhắc đến sự linh hoạt
của những người gia công, họ phải biết phối hợp với nhau một cách ăn ý và phải có kỹ
năng làm nghề thì mới tránh được sự lãng phí không cần thiết trong khi thực hiện quá
trình gia công.

5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA XƯỞNG SẢN XUẤT KHUÔN
5.1. Bố trí mặt bằng sản xuất

Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công
nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc,
phòng nghỉ, phòng ăn.
Trong nhiều mục tiêu của bố trí mặt bằng, mục tiêu chính cần quan tâm là tối thiểu hóa
chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất và tồn trữ nguyên vật liệu trong hệ thống sản xuất.
Có nhiều cách bố trí mặt bằng khác nhau: bố trí theo quá trình, bố trí theo sản phẩm, bố
trí theo khu vực sản xuất, bố trí kiểu cố định.
Công ty có mặt bằng nhỏ nên cách bố trí các máy móc để gia công và sản xuất được bố
trí mặt bằng theo quy trình.
Các máy gia công cơ được để gần với nhau và được xếp ở ngoài thuận tiện cho việc cắt
nhỏ các nguyên vật liệu khi mua về tiết kiệm được thời gian di chuyển. Hơn nữa các
máy gia công cơ được sắp xếp gần nơi lắp ráp để trong quá trình lắp ráp nếu cần mài
hay hàn một số chi tiết nhỏ rất thuận tiện.
Hai máy xay mài được đặt gần nhau và đối diện các máy gia công thuận tiện trong việc
luân chuyển các chi tiết giữa các quá trình.
Bốn máy NC được đặt gần nhau và ở gần cuối vì chiếm diện tích khá lớn. Từng chi tiết
qua máy NC chiếm thời gian lâu nên cần nhiều máy hơn các bộ phận khác để có thể làm
nhiều chi tiết cho nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian.
Máy bắn điện được đặt ở cuối cùng. Là khâu hoành thành các chi tiết nên cần độ tỉ mĩ
cao. Bàn để các chi tiết đang làm của giai địan bắn điện cũng được tách biệt với các bàn
khác.

17 | P a g e
Nhìn chung, cách bố trí mặt bằng của xưởng theo mô hình chữ U. Các máy móc để để
dọc theo sườn chữ U qua từng công đoạn. Giữa lỏi chữ U được đặt các bàn để bản vẽ,
các chi tiết dở dang của từng công đoạn hoặc máy tính để theo dõi tiến độ làm và độ
chính xác của từng chi tiết. Các máy bố trí theo hình chữ U thuận tiện cho việc sử dụng
điện cho từng máy. Tiết kiệm chi phí cho các ổ cắm điện.

18 | P a g e
Cửa vào Tầng 1:
Bãi giữ Phòng Tầng 2:
xe nghỉ ngơi Phòng kế
và khu vệ toán
sinh
Phòng
giám đốc
Phòng Hàn
thiết kế Mặt bằng lắp ráp và đóng gói

Máy gia Máy gia


công cơ công cơ

Máy xay
mài Vật dụng

Máy NC
Máy cắt (3 máy)

Máy Máy
Máy NC tính tính

Máy
NVL Máy Máy bắn điện
tính tính
Máy
đục lỗ Máy
khoan
Máy bắn
Sản phẩm được phân loại, mã hóa
điện
gia công Nơi để
dầu

19 | P a g e
5.2. Ưu và nhược điểm của bố trí mặt bằng theo sản phẩm
▪ Ưu điểm:
Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và tăng năng suất.
Hình thành thói quen làm việc và thuần thạo trong từng công tác.
Dễ dành theo dõi chất lượng của từng quá trình giảm thiểu sai xót đến mức thấp nhất.
Các lao động gần nhau có thể biết được tiến độ của công đoạn kề nhau.
▪ Nhược điểm:
Công đoạn sau có thể bị trì hoãn nếu công đoạn trước chưa hoàn thành.
6. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT
6.1. Quản lý thời gian sản xuất (Tsx)

Tổng thời gian sản xuất là khác biệt cho từng đơn hàng khác nhau, tổng thời gian lên
đến hàng tháng, trung bình từ 3 - 6 tháng cho mỗi đơn hàng.
6.1.1. Thời gian chuẩn bị (Tc)

Thời gian chuẩn bị của công ty sản xuất Khuôn Sao Việt bao gồm 2 công việc sau: cài
đặt máy móc và thảo luận với phòng thiết kế.
Công ty sản xuất gồm nhiều máy gia công đáp ứng các mục đích khác nhau như: TOA
TRD-950-F (TOA machine tool works LTD Japan); OKUMA & HOWA MILLAC
611v; …. Mỗi máy cần thời gian từ 5-10 phút tùy vào loại máy cho công tác khởi động
và cài đặt máy. Công tác khởi động và cài đặt máy được thực hiện bởi chính tay nghề
chuyên môn hóa đã được phân công đứng trạm. Máy gia công được khởi động khi có
nhu cầu trong quá trình sản xuất; dừng khi hoàn thành mục đích khởi động; tái khởi
động và cài đặt mới khi thực hiện mục đích tiếp theo.
Khác với nhiều doanh nghiệp sản xuất khác, Khuôn Sao Việt là công ty sản xuất theo
hệ thống không chương trình (chi tiết ít gặp hoặc gặp lần đầu; thông tin ít; tay nghề
không có kinh nghiệm cho từng chi tiết) nên việc hoạch định các thao tác là một trở ngại
lớn cho tay nghề. Vì vậy đối với Khuôn Sao Việt việc thảo luận với phòng thiết kế là
cần thiết cho từng công đoạn do đó sẽ được ghép với thời gian chuẩn bị để phù hợp với
bản chất công việc.

20 | P a g e
6.1.2. Thời gian gia công (Ts)

Do tính chất loại hình doanh nghiệp là sản xuất các chi tiết, linh kiện cơ khí theo từng
đơn hàng sau đó lắp ráp thành đơn hàng hoàn chỉnh, tùy vào đặc điểm, tính chất lý hóa,
tùy vào yêu cầu thiết kế của từng khách hàng mà mỗi đơn hàng có từng phương pháp
sản xuất, chi tiết sản xuất khác nhau dẫn đến thời gian gia công (hoạt động sản xuất trực
tiếp) cũng khác nhau. Do đó không thể xác định thời gian gia công trực tiếp của từng
đơn hàng.
6.1.3. Thời gian phi sản xuất ước tính (Tf)

Thời gian phi sản xuất hay thời gian hao tốn cho các hoạt động không tạo ra giá trị cho
sản phẩm sản xuất, trong trường hợp này là các linh kiện, chi tiết. Các hoạt động phi sản
xuất bao gồm:
▪ Cấp nguyên phụ liệu, đưa bán thành phẩm lên máy: Khi bắt đầu thực hiện gia
công các công đoạn, sau khi nhận được thông báo nguyên phụ liệu hoặc bán thành
phẩm hoàn thành tại công đoạn trước đã được lưu trữ tạm thời tại dây chuyền
(bàn gá) tay nghề thực hiện công đoạn ngay sau đó sẽ nhận và đưa bán thành
phẩm hoặc nguyên phụ liệu vào thực hiện công đoạn sản xuất của mình khi đã
hoàn thành công việc đang thực hiện.
▪ Kiểm tra và hoạt động khác gây trì hoãn: Các linh kiện, chi tiết sau khi hoàn
thành sẽ được tay nghề kiểm tra lại theo bản thiết kế đã được đề sẵn. Ngoài ra
trong thời gian thảo luận với phòng thiết kế và tay nghề vô tình tạo ra không gian
và thời gian cho những cuộc tán ngẫu phi sản xuất gây ra sao nhãng, mất tập
trung vào công việc.
▪ Nhập kho, dự trữ linh kiện chuẩn bị cho công đoạn lắp ráp: Sau khi đã hoàn thành
gia công và chờ đợi cho quá trình lắp ráp các bộ phận chi tiết được chuyển vào
khu vực lưu kho để bảo quản tránh những hao tổn, hư hại về mặt cơ - lý - hóa
như tra dầu, bôi nhớt,..

Các hoạt động phi sản xuất làm mất một khoảng thời gian không quá lớn so với tổng
thời gian sản xuất tuy nhiên nó vẫn được xem là đáng kể khi gây ra những hao tổn về
chi phí, thời gian đáp ứng đơn hàng. Do đó, việc tìm ra phương pháp để giảm thiểu thời

21 | P a g e
gian phi sản xuất cũng được xem là một giải pháp tối ưu nguồn lực hiện có vào nâng
cao hiệu suất sử dụng của phân xưởng, nhà máy.
6.2. Quản lý đơn hàng (dự án)
6.2.1. Tìm kiếm đơn hàng

Khuôn Sao Việt – Công ty sản xuất khuôn theo mẫu thiết kế đáp ứng từng nhu cầu khách
hàng khác nhau. Khác với những doanh nghiệp sản xuất khác, khách hàng của Khuôn
Sao Việt hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất và sản phẩm được sản xuất sau khi đã ký
hợp đồng sản xuất đơn hàng nên khách hàng khó có thể tự tìm đến chủ thể doanh nghiệp
cho nên việc tìm kiếm khách hàng để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận và tăng số lượng đơn
hàng là việc mà nhà quản lý chú trọng đẩy mạnh. Đây là công việc chính dành cho nhà
quản lý cấp cao của công ty, tìm kiếm đơn hàng, thảo luận với khách hàng, thống nhất
ý kiến và chuyển giao đơn hàng về cho xưởng sản xuất. đây cũng là nguyên do khiến
cho nhà quản lý cấp cao (Giám đốc) thường không có mặt tại xưởng sản xuất.

6.2.2. Hoàn tất đơn đặt hàng

Hoạch định tổng thời gian sản xuất: trước khi nhận đơn hàng nhà quản lý cần phải hoạch
định tổng thời gian cần thiết để hoàn thành đơn hàng để phân bổ thời gian hợp lý.
Sẵn sàng nguyên - phụ liệu: Sau khi phòng thiết kế hoàn tất bản vẽ và kiểm định các đặc
điểm như chất liệu, kích thước... Trưởng xưởng lên danh sách, số lượng nguyên-phụ
liệu cần thiết để phục vụ cho mục đích sản xuất và tiến hàng đặt hàng từ nhiều nguồn
cung cấp khác nhau nhằm tránh xảy ra những rủi ro mà đơn hàng có thể gặp phải.
Sẵn sàng tay nghề gia công: Đầu mỗi buổi làm việc, nhân công cả xưởng họp phân ban,
trưởng xưởng kiểm tra số lượng và xắp xếp tay nghề vào các trạm gia công đảm bảo cho
việc sản xuất xảy ra liên tục không bị đứt quãng do tay nghề vắng mặt.
Đốc thúc tiến độ sản xuất: Trong quá trình sản xuất sẽ có những vấn đề xảy ra làm trì
hoãn công việc, làm chậm tiến độ sản xuất, trường - phó xưởng có trách nhiệm nhắc
nhở, đốc thúc tiến độ sản xuất, quản lý chặt chẽ thời gian gia công, giảm thiểu sao nhãng
trong quá trình sản xuất. Hoạch định, phân bổ công việc sao cho đạt được những chỉ tiêu
về: Thời gian, kiểu dáng, màu sắc, kích thước…
Phát hiện, xử lý sự cố: Trong trường hợp có sự cố về nguyên-phụ liệu, máy móc trưởng
xưởng, phó xưởng nhanh chóng phát hiện và truyền tải thông tin sự cố cho tay nghề tại
bảng ghi chú đầu xưởng. Tay nghề chịu ảnh hưởng chính từ sự cố sẽ thực hiện gia công
chi tiết khác (nếu có) hoặc hỗ trợ các công đoạn khác đang được thực hiện như: tay mài,
quay cắt, gia công cơ...

22 | P a g e
6.3. Kiểm tra, bảo quản đơn hàng

Để đáp ứng những yêu cầu về thẩm mỹ, kỹ thuật, sau khi hoàn thành mỗi chi tiết tay
nghề có chuyên môn kiểm tra lại cấu tạo chi tiết, kích thước, hình dáng chi tiết đã được
trình bày trên bản vẽ chi tiết sản phẩm. Bằng việc sử dụng dụng cụ kiểm tra Panme -
thiết bị dùng để đo khoảng cách rất nhỏ, thường là chính xác đến 1/1.000 milimet, hoặc
một biện pháp chỉ số này là chính xác 1/1.000 milimet, hoặc 1/1.000.000 mét – tay nghề
có thể kiểm tra đặc điểm của từng chi tiết, linh kiện. Ngoài ra trong thời gian chờ đợi
giao, sản phẩm đã hoàn thiện được đóng gói, lưu trữ cẩn thận tránh trầy xước, thay đổi
tính chất sản phẩm.

6.4. Thanh lý bảo trì, sửa chữa hệ thống

Để đạt được tính hiệu năng trong sản xuất phân xưởng cần đặt ra những quy định liên
quan đến việc sử dụng máy móc và bảo trì máy móc:

23 | P a g e
▪ Điện áp.
▪ Cường độ dòng điện.
▪ Có biện pháp khắc phục tình trạng thông số lưới điện dao động quá phạm vi cho
phép của máy.
▪ Kiểm tra bộ phận bôi trơn cho các bộ phận truyền động như cổ trục chính, hệ vít
me đai ốc.
▪ Tuân thủ đúng các quy trình về bôi trơn cho ổ lăn, thường xuyên kiểm tra lượng
dầu trong các bình dầu bôi trơn.
▪ Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ cũng là một phương pháp nhằm nâng cao
tuổi thọ của máy. Thông qua việc bảo dưỡng định kỳ, có thể phát hiện ra các bộ
phận, chi tiết hư hỏng của máy để xử lý kịp thời, tránh tình trạng một chi tiết
hỏng làm ảnh hưởng đến các bộ phận, chi tiết khác.
▪ Mặt khác, phải khống chế chế độ cắt trong giới hạn cho phép, không nên vì nhằm
tăng năng suất của một vài ca làm việc, mà nâng cao tốc độ cắt hặc chiều sâu cắt
dẫn tới hiện tượng quá tải của các cơ cấu truyền động, làm giảm tuổi thọ của máy.
▪ Định kỳ 6 tháng máy móc tại các trạm cần được bảo trì một lần nhằm tránh xảy
ra hư hỏng trong quá trình làm việc và nâng cao tuổi thọ của máy.
Trong những trường hợp bất chợt mặc dù phân xưởng đã thực hiện tốt những quy định
trên máy móc vẩn có thể xảy ra hư hỏng bất cứ lúc nào nên doanh nghiệp vẫn có phương
án sửa chữa kịp thời khi có hư hại xảy ra. Công ty quyết định khi có vấn đề hư hại phát
sinh doanh nghiệp sẽ thuê đội ngũ sửa chữa có tay nghề bên ngoài để máy móc vẫn giữ
được độ chính xác và “độ mượt” như ban đầu nhằm đảm bảo những thông số thiết kế
kỹ thuật với mức độ đáp ứng cao.
6.5. Động viên, bảo hộ lao động tay nghề

Đối với bất kỳ công ty, tổ chức nào cũng cần có những chính sách động viên, bảo hộ
nhân viên, Khuôn Sao Việt cũng không ngoại lệ. Ngay tại phân xưởng sản xuất, Khuôn
Sao việt có phòng nghỉ ngơi dành cho toàn bộ nhân công giúp nhân công có điều kiện
hồi sức và tiếp tục thực hiện sản xuất. Tại khu vực gia công được nhà máy bố trí ánh
sáng, máy quạt, điều hòa giúp nhân công nhận biết được sự quan tâm của nhà quản lý
từ đó có tinh thần làm việc tốt hơn, đưa công việc đến kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên tay
nghề vẫn chưa được trang bị dụng cụ bảo hộ trong quá trình gia công, nhiều công đoạn
vẫn còn thực hiện bằng “tay trần”, “mắt không”.
B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC
1. Đề xuất: Giải pháp “giảm thiểu tổng thời gian sản xuất ước tính, giảm
rủi ro đơn hàng”

Đầu tiên để cải thiện công tác sản xuất và hoàn thành đơn hàng được đúng hạn, doanh
nghiệp cần phải đề ra kế hoạch hoạch định toàn bộ quá trình thiết kế, sản xuất, kiểm tra,
đánh giá hợp lý và có tính hiện thực cao. Các nhà quản trị cần phải linh hoạt trong từng
đơn hàng sản xuất, hoạch định thời gian sản xuất cụ thể để đáp ứng đơn hàng đúng hạn.
Ta có:

24 | P a g e
Tsx = ∑ Tc + ∑ Ts + ∑ Tf
Từ công thức tính tổng thời gian sản xuất trên, để giảm thiểu tổng thời gian sản xuất (Tsx) ta phải giảm thời gian
hao tổn của ba biến thời gian cấu thành bên vế trái của công thức. Tuy nhiên để đáp ứng tính hoàn thiện của sản
phẩm yêu cầu Ts phải được giữ nguyên, do đó giải pháp còn lại để giảm Tsx là giảm tổng thời gian chuẩn bị Tc
và tổng thời gian phi sản xuất Tf.
Phương án giảm Tc: Việc giảm thời gian chuẩn bị cho quy trình sản xuất, các nhà quản trị cần đưa thời gian thực
hiện công tác thảo luận giữa bộ phận thiết kế và tay nghề ra ngoài thời gian sản xuất. Có thể đưa công tác này vào
phần họp ban trước giờ sản xuất. Thuận lợi được đề ra từ việc này là giảm thời gian di chuyển tới từng bộ phận,
công đoạn và giảm được thời gian thảo luận trong giờ sản xuất, tập trung vào công đoạn gia công sản phẩm, chi
tiết đưa ra “thành phẩm công đoạn” một cách nhanh nhất.

Giảm Tf: Việc thảo luận với phòng thiết kế sẽ tạo ra nhiều cuộc tán ngẫu ngoài chức
trách làm giảm thời gian sản xuất, và hơn nữa do tính chất công việc yêu cầu sự tập
trung cao độ nên việc loại bỏ thời gian phi sản xuất này là cần thiết cho doanh nghiệp.
Từ phương án giảm Tc trên, thời gian phi sản xuất từ đó cũng được loại bỏ theo. Do đó
đây có thể xem là phương án thích hợp nhất để cải thiện giảm thiểu thời gian sản xuất
đơn hàng và tạo ra mức độ đáp ứng cao.
Ngoài giải pháp giảm thiểu thời gian sản xuất đơn hàng việc bảo hộ nhân viên và bảo trì
sửa chữa máy móc cũng là một phương án cần phải cải thiện để giảm thiểu những rủi ro
đơn hàng doanh nghiệp không mong muốn.
Phương án bảo hộ nhân viên: Doanh nghiệp cần phải trang bị các dụng cụ bảo hộ cần
thiết như găng tay, kính chắn, màn che, khảu trang,.. để bảo vệ sức khỏe cho tay nghề
ngay cả trong hay ngoài mùa dịch; đồng thời phòng tránh những tai nạn xảy ra trong quá
trình sản xuất nhằm tuân thủ đúng những quy tắc đạo đức kinh doanh; loại bỏ thời gian
phi sản xuất có khả năng phát sinh; loại bỏ những chi phí khôi phục khả năng sản xuất
cho nạn nhân và mức độ đáp ứng nhân công cho quá trình sản xuất.
Phương án bảo trì sửa chữa: Hiện tại doanh nghiệp chỉ có một phương án là lựa chọn
thuê dịch vụ sửa chữa bên ngoài do đó những rủi ro kéo đến khi không kiếm được đội
bảo trì rảnh tay, rành nghề hoặc đối với những sự cố cần sửa chữa kịp thời là có khả
năng xảy ra. Doanh nghiệp cần đào tạo một tay nghề đủ tố chất để đưa ra những phán
đoán chính xác bảo trì sửa chữa và đưa ra những giải pháp kịp thời cho những sự cố yêu
cầu tính cấp thiết của công tác sửa chữa.
Từ các giải pháp, phương án trên doanh nghiệp có thể sẽ đạt được những khát vọng về
mục đích đặt ra trong tương lai và đưa công ty đến vị trí doanh nghiệp hằng mong muốn.
2. Đề xuất 2: Giải pháp “vấn đề của tái quy trình sản xuất”

Vị trí lưu giữ phôi nguyên vật liệu sau khi cắt: thùng phôi sau khi cắt được bố trí ở một
góc nhỏ của phân xưởng, cũng không gần các máy xay, mài; điều này gây khó khăn cho
việc lấy phôi để tiến hành các công đoạn gia công, đồng thời tốn thời gian di chuyển. Vì
thế, người quản lý nên bố trí lại vị trí của thùng phôi sao cho hợp lí, hạn chế những
trường hợp trên.

25 | P a g e
Điều kiện làm việc: một số khu vực thiếu ánh sáng, bên cạnh đó ở một số máy gia công
không có kính che để ngăn bụi bay vào người công nhân vì thế nên cân nhắc việc trang
bị thêm những vật dụng này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.

Một số công đoạn chưa có tính chuyên môn hóa cao, nhà quản lý nên có kế hoạch để
nâng cao tính chuyên môn hóa góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của phân xưởng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ đơn vị. Xây dựng
mối đoàn kết nội bộ từ đó sẽ năng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO, cải cách hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí.
Xác định tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp đi đúng hướng
và phù hợp với những nguồn lực của tổ chức. Cần có những cuộc khảo sát ý kiến của
nhân viên về chất lượng công việc, điều kiện làm việc, giờ làm việc, tiền lương… từ đó
đưa ra những quyết sách phù hợp với từng kế hoạch.
Mở rộng quy mô kinh doanh từ việc nhận đơn và bán hàng quốc tế, tận dụng sự hiện
diện của mình trên thị trường. Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư các trang thiết bị công
nghệ cao phù hợp với nhu cầu sử dụng của công nhân.

HẾT

26 | P a g e

You might also like