You are on page 1of 11

Tư Duy Phản Biện

2173401150729 - Chu Khánh Ngân


2173401150729 - Trần Thanh Nhân
2173401150713 - Trần Dương Anh Thy

CHỦ ĐỀ: Quy định cho phép công chức mặc quần Jean đi làm, nên hay không nên?

Giới thiệu vấn đề


Trang phục là nhu cầu vật chất rất gần gũi đối với cuộc sống con người. Không chỉ được xem như là một sản phẩm bình
thường, trang phục còn được xem như là một cách thể hiện giá trị, tính cách con người chúng ta. Cho nên, việc lựa chọn
trang phục khi đến nơi làm việc cũng vô cùng quan trọng, cần có tính chất phù hợp với môi trường làm việc.

Tại Việt Nam, cụ thể là đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ yêu cầu: trang phục khi đi làm phải lịch sự, không được
mặc quần bò, phải mặc váy dài quá đầu gối và không xẻ tà quá cao.

Quy định không mặc quần bò đi làm đã gây ra một số tranh cãi. Có người ủng hộ quyết định này để môi trường làm việc
nghiêm túc, chính quy hơn. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen thích mặc quần bò lại chưa hoàn toàn đồng
thuận.

Để làm rõ vấn đề này, ta sẽ tìm hiểu và phân tích kĩ hơn trước khi kết luận Nên hay Không Nên.

Tìm hiểu
Quần Jean là gì?
Jeans (Miền Bắc Việt Nam gọi là quần bò) có xuất xứ từ các nước phương Tây, qua nhiều năm phát triển đã trở thành một
món đồ rất thông dụng trong tủ quần áo của mỗi người, là một trong những loại trang phục phổ biến nhất thế giới.

Quần Jean dành cho ai?


Ban đầu là trang phục thường thấy của công nhân và nông dân, chỉ dành cho đàn ông, biểu trưng cho sức mạnh. Về sau,
phong trào nữ quyền càng ngày càng dâng cao và mẫu quần jeans dành riêng cho nữ đầu tiên ra đời. Hiện nay quần jean
phổ biến dành cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội.

Vì sao quần Jean lại trở nên phổ biến đến như vậy?
Bởi quần jean luôn mang lại sự trẻ trung, năng động, tiện dụng và linh hoạt. Dáng quần ôm gọn, dễ phối đồ. Chúng ta có
thể mặc khi đi chơi, đi dự tiệc, đi du lịch và thậm chí là các buổi gặp mặt quan trọng.

Mặc dù được ưa thích vì sự tiện lợi và bởi tính thời trang, nhiều người vẫn cho là loại quần này thiếu đi sự nghiêm túc,
đặc biệt là tại các trường học hoặc môi trường công sở.

3 lý do không nên mặc quần Jean


1. Mang tính chất thời trang và không cần thiết với cán bộ công chức
PHÂN TÍCH: Những chiếc quần jeans được may từ vải bạt, dày và thô, vốn chỉ để làm buồm hoặc lều ngủ. Ban đầu
những chiếc quần này được làm ra cho những người đàn ông đến Califonia để đào vàng. Vì công việc của họ liên quan
đến lao động tay chân nặng nhọc và cọ sát thân thể nên không thể tránh được việc hư hại đến quần áo nên họ cần một
chiếc quần lao động đơn giản, nhưng chắc chắn, phù hợp với hoạt động luôn phải di chuyển, cọ xát với hầm mỏ, vách đá,..

ĐÁNH GIÁ: Vì tính chất chất công việc của các bộ công chức không cần phải lao động chân tay nặng nhọc -> mặc quần
Jean đi làm là không cần thiết và không phù hợp với tính chất việc làm.

2. Dù quần jean cũng là trang phục lịch sự nhưng không phù hợp với tiêu
chí nghiêm túc cũng như môi trường làm việc
PHÂN TÍCH: Theo nội dung Quy tắc ứng xử của Bộ Nội vụ, khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ,
cán bộ Bộ Nội vụ phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải
phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc: Quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu
gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ.

ĐÁNH GIÁ: Từng có câu nói “ chiếc áo không làm nên thầy tu” vậy nếu như không có chiếc áo thì người ta có nhận ra đó
là một thầy tu hay không? Hình ảnh công chức thường gắn liền với sơ mi và quần tây lịch sự -> Không phù hợp tiêu chí
nghiêm túc.

3. Gây ra sự thiếu tôn trọng khi giao tiếp với người dân
PHÂN TÍCH: Quần Jean là trang phục chủ yếu của những chàng cao bồi chăn bò ở miền viễn Tây nước Mỹ. Thường phổ
biến với hình ảnh cưỡi ngựa, bắn súng, sẵn sàng đánh nhau và sống theo bản năng. Vì vậy quần Jean còn biểu tượng
phong trào hippy của giới trẻ nước Mỹ những năm 1960, có xu hướng phản kháng cuộc đời bế tắc, chủ trương sống
buông thả, ăn chơi sa đọa, bất cần tương lai. Một số ý kiến cho rằng việc khuyến khích quần Jean là vô tình cỗ vũ cho cách
sống trái với những chuẩn mực đạo đức của Việt Nam, có thể gây xáo trộn xã hội.

ĐÁNH GIÁ: Khi tiếp khách, tiếp dân các công chức nhà nước cần phải thật nghiêm túc và tôn trọng từ lời lẽ giao tiếp cho
đến trang phục, không thể tùy tiện. Nếu thoải mái mặc theo ý thích của mình -> Thiếu tôn trọng.

3 lý do nên mặc quần Jean


1. Thoải mái, thuận tiện
PHÂN TÍCH: Jean được bắt đầu từ thứ vải bạt, vải lều may quần áo lao động cho công nhân đào vàng ở Mỹ. Quần jeans
rất cần thiết cho những hoạt động, lĩnh vực như kiến trúc xây dựng. Cán bộ, công chức của Sở Xây dựng thường xuyên đi
kiểm tra, thẩm tra công trình thì nên mặc đồ đơn giản mà vẫn lịch sự như quần Jean thì sẽ thuận tiện và hợp lý hơn. Đối
với phái nữ, mặc jeans thay vì váy sẽ thuận tiện đi lại và ít xảy ra sự cố trang phục.

ĐÁNH GIÁ: Vì tính chất bền, nhẹ, tiện lợi, năng động nên sẽ phù hợp cho nhiều hoạt động, điều kiện làm việc khiến cho
công việc dễ dàng thực hiện hơn -> Thoải mái, thuận tiện

2. Quần Jeans cũng là trang phục lịch sự


PHÂN TÍCH: Cách ăn mặc chỉ cần trang phục không quá phản cảm, gọn gàng , lịch sự còn lại nên tập trung làm việc
nghiêm túc, nhiệt tình. Thái độ phục vụ , đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc mới làm nên giá trị người công
chức. Chúng ta không nên kỳ thị quần bò, với nhiều người mặc quần bò thể hiện sự tiện lợi, rắn rỏi, tôn được vẻ đẹp cơ
thể… chứ không mang tính nhố nhăng, phản cảm.

ĐÁNH GIÁ: Nếu có quy định về ăn mặc thì nên quy định mọi người không được mặc hở hang, phản cảm chứ không nên
ấn định riêng với quần bò vì quần bò chỉ là chất vải thôi -> Mặc Jean vẫn lịch sự.
3. Tôn trọng cách ăn mặc của mỗi người
PHÂN TÍCH: Văn hóa Việt Nam từ xưa tới nay đều thể hiện văn hóa thống nhất trong sự đa dạng, mỗi người đều có
phong cách riêng. Thời trang nơi công sở đối với nhiều người còn là “chiến lược” để kết nối mối quan hệ, đạt được vị trí
cao hơn trong công ty hoặc thay đổi cách được mọi người nhìn nhận,.. và quan điểm của mỗi người là mỗi khác.

ĐÁNH GIÁ: Để mọi người có thể tự do thể hiện cái tôi của mình, ăn mặc phù hợp với bản thân thì khi làm việc mới phát
huy hết năng lực, sáng tạo, mới đóng góp cho công việc nhiều hơn -> Cần tôn trọng phong cách ăn mặc.

Biện luận – Kết luận


Bàn về vấn đề Nên hay Không Nên là tùy vào quan điểm cá nhân và cách nhìn nhận của mỗi người về chiếc quần Jean.
Tuy nhiên ta vẫn có thể đánh giá một cách khách quan dựa trên thực tế:

1. Nếu xét đến tính chất tự nhiên:

Tính tiện lợi và có hiệu quả hỗ trợ cho quá trình thực hiện công việc, điều này là khách quan vì đã được chứng
minh trong lịch sử và thực tiễn đời sống -> Nên mặc.

2. Nếu xét đến giá trị hình ảnh, ý nghĩa, tính đại diện:

Luôn tồn tại 2 quan điểm đối lập nên sẽ có người đồng tình và có người phản đối dựa trên những lí do chủ quan
khác nhau (lịch sự/không lịch sự, sở thích,..) -> Vừa nên mà vừa Không Nên.

VÌ VẬY, TA CÓ THỂ KẾT LUẬN:


Về cơ bản, việc công chức mặc quần Jean là Nên vì những đặc tính tự nhiên của nó mang lại giá trị hữu ích cho người
nhân viên trong suốt quá trình làm việc.

Liên hệ - Ví dụ
MÔN TƯ DUY PHẢN BIỆN – NHÓM 11
là nhu cầu vật chất rất gần gũi đối với
cuộc sống con người. Nó thể hiện giá
trị, tính cách con người chúng ta.

Trang phục khi đi làm phải lịch sự, không được mặc
quần bò, phải mặc váy dài quá đầu gối và không xẻ tà quá cao.
Nguồn gốc Ưa chuộng
Xuất xứ từ Trẻ trung, linh hoạt,
phương Tây dễ sử dụng

1 2 3 4

Phổ biến Điểm trừ


Dành cho tất Thiếu đi tính
cả mọi người nghiêm túc (?)
Ban đầu, vốn được làm ra cho những người lao
động chân tay. Cán bộ công chức là tầng lớp lao
động trí óc.
1 Không cần thiết

Người cán bộ vốn gắn liền với hình ảnh chỉnh


tề. Trang phục sơ mi, quần tây thì mới có thể
đáp ứng tiêu chí lịch sự.
2 Thiếu nghiêm túc

“Tinh thần” của quần Jean làm một số người không Thiếu tôn trọng
vừa ý. Cán bộ không thể tùy tiện mặc theo sở thích. 3
Vô cùng tiện lợi, năng động, bền và nhẹ,.. nên phù
hợp cho nhiều hoạt động. 1 Thoải mái, tiện

Việc mặc quần Jean không hở hang, lố lăng hay


gây phản cảm cho nên vẫn mang tính lịch sự. 2 Vẫn rất lịch sự

Thời trang đi làm còn được coi như “chiến lược”. Tôn trọng phong cách
Được tự tin thể hiện cái tôi sẽ khiến công việc hiệu
quả hơn.
3
NÊN!

NÊN
Giá trị tinh
KHÔNG thần, ý nghĩa
NÊN

Tính chất
NÊN
tự nhiên

Quan điểm mỗi người là mỗi khác.
Về cơ bản, việc mặc quần Jean là
Nên vì đặc tính tự nhiên mang lại
giá trị hữu ích cho người nhân viên
trong suốt quá trình làm việc.
KẾT LUẬN CHUNG

You might also like