You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TIỂU LUẬN

“Phân tích ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến môi trường hoạt động của
các doanh nghiệp tại Việt Nam”

GV hướng dẫn: Đỗ Cao Trí


Nhóm thực hiện: Nhóm 17
Lớp: 212_71POLE10022_15
Năm học: 2021 – 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn
Lang đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin vào chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Đỗ
Cao Trí đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của Thầy, nhóm đã có
thêm nhiều kiến thức cốt lõi, kỹ năng vận dụng hiệu quả, năng lực tự chủ và
trách nhiệm nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những tri thức quý báu, là hành
trang để sinh viên có thể vững bước sau này.

Bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong việc làm cũng như
cuộc sống sau khi ra trường giữa bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế
giới ngày nay. Việc được vận dụng, thực hành phân tích, đánh giá các vấn đề
liên quan đến kinh tế - xã hội trên nền tảng môn học giúp nhóm có thêm hiểu
biết mang tính thời sự, đồng thời rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề cũng
như hiệu quả làm việc nhóm trong học tập.

Với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ trong thời gian có hạn, dù đã cố gắng nhưng bài tiểu luận của nhóm không
thể tránh khỏi những thiếu sót và những điểm chưa chính xác, kính mong Thầy
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Đó sẽ là kinh
nghiệm quý giá để các thành viên nhóm có thể hoàn thiện mình sau này.

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Nhiệm vụ của đề tài.............................................................................................1

3. Bố cục tổng quát...................................................................................................1

II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................2

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT VỀ ĐẠI DỊCH COVID 19............................................2

1.1. Sơ lược về đại dịch Covid 19.........................................................................2

1.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với kinh tế Việt Nam......................2

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 LÊN CÁC NGÀNH KINH TẾ......4

2.1. Khu vực nông - lâm nghiệp – thủy sản........................................................4

2.2. Khu vực công nghiệp và xây dựng...............................................................4

2.3. Khu vực dịch vụ.............................................................................................6

2.4. Nhận xét & giải pháp....................................................................................9

III. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................11

Hoàn thành khái quát được những nhiệm vụ sau:..............................................11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................12


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế, đối tượng của ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến môi
trường hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam tính từ năm 2020.

Đề tài này là vấn đề thời sự quan trọng. Từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát đã có
tác động tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội toàn cầu. Đối với Việt Nam,
có thể thấy Việt Nam là nước chịu tác động mạnh và trực tiếp, cả phía cầu và phía
cung.

Vậy nên, nhóm tác giả thựa hiện việc nghiên cứu đề tài “Phân tích ảnh hưởng của
dịch Covid 19 đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam” cho Bài
tập nhóm trong chương trình học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin.

2. Nhiệm vụ của đề tài

Một là, thông tin rõ ràng và khái quát về đại dịch Covid 19 đối với kinh tế Việt
Nam.

Hai là, đánh giá chi tiết tác động của đại dịch Covid 19 đối với các ngành kinh tế
quan trọng của Việt Nam.

Ba là, phân tích sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 lên môi trường hoạt động của
các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế.

Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn thông qua số liệu thực tế, chỉ ra mức độ
thiệt hại để phân biệt các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp.

Năm là, đề ra giải pháp khắc phục thiệt hại, hỗ trợ phát triển kinh tế cho các doanh
nghiệp Việt Nam.

3. Bố cục tổng quát


Gồm 2 chương:
Chương 1: Tóm tắt về đại dịch Covid 19.
Chương 2: Tác động của Covid 19 lên các ngành kinh tế.
1
2
II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT VỀ ĐẠI DỊCH COVID 19
1.1. Sơ lược về đại dịch Covid 19

Báo cáo cho biết, khởi nguồn từ Vũ Hán - Trung Quốc từ đầu tháng 12/2019, đại
dịch Covid 19 đã lan ra tại 210 quốc gia/vùng lãnh thổ, với gần 1,8 triệu ca nhiễm,
hơn 108 nghìn ca tử vong. Đến nay, dịch bệnh tương đối được kiểm soát nhưng còn
lây lan nhanh, diễn biến phức tạp tại Châu Âu, Mỹ và nhiều nước châu Á; tác động
tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội toàn cầu và Việt Nam; trong đó, hầu
hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đều chịu tác động tiêu cực.

Tính từ 27/4 đến 27/11/2021, đợt dịch Covid-19 đã khiến Việt Nam có thêm gần
1.175.000 ca nhiễm với 24.257 ca tử vong, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, an sinh xã
hội.
1.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với kinh tế Việt Nam

Với chiều hướng chuyển biến không mấy khả quan, chín tháng năm 2021, dịch
Covid 19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ
tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội
phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến
kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm
sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam.

Hoạt động kinh tế quý III/2021 suy giảm mạnh chủ yếu do các biện pháp ngăn
chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài theo Chỉ thị 16
để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long và Hà Nội; tổng GRDP của 20 tỉnh, thành phố này chiếm gần 57% GDP (Thành
phố Hồ Chí Minh chiếm 17%; Hà Nội chiếm 12,6%; Bình Dương 4,8%; Đồng Nai
chiếm 4,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 3,8%). Trong đó khu vực công nghiệp, xây
dựng chiếm gần 53% khu vực công nghiệp và xây dựng của cả nước; khu vực dịch vụ
chiếm hơn 63%. Do chiếm tỷ trọng lớn nên mỗi biến động trong tăng trưởng GRDP

3
của các tỉnh, thành phố trọng điểm này đều có ảnh hưởng không nhỏ tới GDP của toàn
nền kinh tế.

Dịch bệnh cũng đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thói quen
tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh
nghiệp trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả kinh doanh.

4
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 LÊN CÁC NGÀNH KINH TẾ
2.1. Khu vực nông - lâm nghiệp – thủy sản

Trong quý III/2021, khu vực tăng trưởng thấp do giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh
hưởng lớn đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản
ở đồng bằng sông Cửu Long khi đến hơn 90% sản lượng cá tra và tôm nước lợ tập
trung tại vùng này, kéo theo sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước giảm.

Nhiều mặt hàng nông nghiệp, chủ yếu là nông - thủy sản xuất khẩu gặp khó
khăn, lúc đầu là thị trường Trung Quốc, sau đó là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và
từ đầu tháng 3/2020 là thị trường Mỹ, EU và ASEAN. Các loại hàng nông - thủy sản
của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường rất đa dạng nhưng chịu ảnh hưởng trực
tiếp và rõ nét nhất là các loại rau, quả tươi, thủy sản do đây là các sản phẩm tươi hoặc
sơ chế, khó có thể bảo quản lâu dài. Trong giai đoạn cao điểm của dịch, hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp sang các thị trường lớn này đều diễn ra rất chậm,
giảm mạnh, chủ yếu do các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại – giao thương, dẫn đến việc
hủy hàng loạt hợp đồng xuất khẩu; mặt khác còn do thiếu nhân lực và các thủ tục kéo
dài vì phải tuân thủ các quy định về kiểm soát dịch bệnh.

Ngành phụ trợ nông nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp, thể hiện qua sản lượng của
ngành hóa chất, phân bón, thiết bị nông nghiệp giảm, và giá cổ phiếu ngành hóa chất
giảm mạnh.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thường không phải là
những doanh nghiệp mạnh, phát triển bền vững. Vì vậy, khi khó khăn xảy ra như dịch
bệnh (cùng với cả ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu
Long), khiến 274 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động có thời hạn.
2.2. Khu vực công nghiệp và xây dựng

Khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm ở hầu hết các ngành trong quý
III/2021, trong đó giảm mạnh nhất là ngành xây dựng và khai khoáng với mức giảm
lần lượt là 11,41% và 8,25%. Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ
vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thì sang quý III giảm 3,24%. Các
ngành sản xuất với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy và ngành xây dựng sụt giảm

5
do bất động sản khó khăn. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ nét tới nhiều lĩnh vực
sản xuất công nghiệp ở ba khía cạnh. Cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu rộng, nhiều ngành sản xuất theo
mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, máy tính, dệt may, ô tô - xe máy, sắt - thép…,
đều đang bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và
đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào. Về lĩnh vực sản xuất của Việt Nam thì hiện
đang bị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm đến 56% nguồn cung hàng hóa trung gian cho Việt
Nam năm 2019).

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt làm đại
lý cấp 1, cấp 2… thuộc các ngành nêu trên cũng bị ảnh hưởng và gặp phải khó khăn
lớn: thiếu nguồn cung đầu vào từ Trung Quốc, Hàn Quốc, thiếu lực lượng lao động do
lệnh phong tỏa, cách ly hoặc hạn chế đi lại đối với nhân công, chuyên gia từ các nước
đối tác.

Thứ ba, đại dịch Covid 19 đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động ngoại thương,
làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ đầu ra nên dẫn đến việc các đối tác đã và sẽ còn kéo dài
tình trạng hoãn, hủy các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và sản
lượng. Cụ thể, tính từ tháng 3/2020, nhiều doanh nghiệp của Mỹ, EU đã đưa ra tuyên
bố tạm ngừng nhận các đơn hàng dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam trong 3-4 tuần hoặc có
thể vô thời hạn tùy theo diễn biến đại dịch.

Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, chỉ số sản xuất toàn ngành có
mức tăng thấp so với năm 2019; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng.
Trong đó, các ngành chịu tác động tiêu cực khá mạnh như: dệt may, da giày với kim
ngạch xuất nhập khẩu giảm trên 10%. Sản xuất, kinh doanh thép với doanh thu giảm
khoảng 10%. Ngành khai khoáng chủ yếu do giá dầu giảm mạnh, với kim ngạch xuất
khẩu dầu thô giảm 8%. Những ngành khác như sản xuất giấy và xây dựng chịu tác
động ở mức độ "vừa phải".

6
2.3. Khu vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ quý III/2021 giảm kỷ lục do thời gian giãn xã hội cách kéo dài
(giảm 9,28%).Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 54,8% (20 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chiếm 63%
ngành dịch vụ cả nước); vận tải kho bãi giảm 21,1%; bán buôn, bán lẻ giảm gần 20%.

Ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là ngành du lịch (gồm dịch vụ du lịch, lưu trú,
ăn uống và lữ hành). Thu từ khách du lịch quốc tế đóng góp khoảng 6,1% GDP năm
2019, trong đó các thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đóng góp
tới 61,4% tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh lan
rộng, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường
kiểm dịch nên nhu cầu du lịch sụt giảm mạnh. Tương tự, dịch bệnh cũng làm giảm
nhu cầu du lịch trong nước khi Chính phủ thực hiện hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ
nhiều lễ hội, hội nghị và gần đây là cách ly toàn xã hội. Trong quý I/2020, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam đã sụt giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; trong khi
lượng khách trong nước giảm 6%, doanh thu toàn ngành giảm 11% so với cùng kỳ
năm 2019. Theo đó, doanh thu ngành hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú lần lượt giảm
9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với đó là ngành vận tải, kho bãi chịu tác động rất mạnh. Theo Bộ Giao
Thông Vận Tải, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay của các hãng hàng
không Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương giảm 60% so với
cùng kỳ), doanh thu ngành đường sắt, đường bộ giảm trên 20%. Số lượng hành khách
chuyên chở của ngành giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự như lĩnh vực
du lịch, giá cổ phiếu của nhóm vận tải, kho bãi giảm rất mạnh (-32,8%) so với đầu
năm; và số doanh nghiệp vận tải – kho bãi tạm ngừng hoạt động tăng 29,3% so với
cùng kỳ năm 2019.

Bán lẻ cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, chủ yếu do tổng cầu giảm. Tuy
nhiên, có điểm tích cực là thay vì đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị,
người tiêu dùng có xu hướng gia tăng sử dụng thương mại điện tử do ưu điểm không

7
phải đến nơi đông người, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi. Cơ cấu
tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng mua sắm hàng hóa thiết
yếu (thực phẩm, lương thực), dược phẩm (thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe), các
dịch vụ giải trí tại nhà (truyền hình số, game online…). Về tổng thể, doanh thu bán lẻ
tăng nhẹ, số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ tạm ngừng hoạt động tăng 21% so với
cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên trong quý III/2021 một số ngành đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt
ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng rất cao 38,7% do dồn sức chống dịch;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,1% do tăng trưởng tín dụng đạt tốt;
hoạt động thông tin và truyền thông tăng 5,3% với sản lượng chủ yếu phục vụ công
tác phòng chống dịch và hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, học tập của học
sinh, sinh viên v.v…

Dịch vụ y tế chịu tác động hai chiều. Điểm tích cực là đầu tư và chi ngân sách cho
lĩnh vực này đã và đang tăng, tiềm năng phát triển lâu dài sáng sủa. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này (nhất là các bệnh viện tư) lại chịu giảm doanh
thu do nhu cầu chữa các bệnh khác (không phải dịch Covid-19) giảm đáng kể, trong
khi phải tăng chi để trang trải các biện pháp phòng ngừa rủi ro dịch bệnh…v.v. Vì lẽ
đó, cổ phiếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ y tế giảm 12,7% so với đầu năm và
số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 24,2%.

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm chứng kiến mức tăng trưởng tín dụng
tốt, doanh thu giảm không nhiều vì đây là lĩnh vực chịu tác động gián tiếp nhiều hơn
và có độ trễ (khách hàng khi khó khăn, bắt đầu giảm sử dụng các dịch vụ, hấp thụ vốn
kém và nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh) và được nhà đầu tư đánh giá tiềm ẩn rủi ro cao.

Cụ thể, đối với ngành ngân hàng, khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng
trực tiếp đến nhu cầu tín dụng của khách hàng làm sụt giảm doanh thu, cũng như tăng
rủi ro về nợ xấu do khách hàng gặp khó khăn và thực hiện cho vay ưu đãi hơn nhằm
ứng cứu khách hàng. Ngoài ra, việc giãn, hoãn nợ và giãm lãi, phí cũng sẽ làm giảm
doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng; khiến giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh.

8
Trên thị trường chứng khoán, những tác động tiêu cực của dịch bệnh đã phản ánh
rõ nét. Các chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh (-31%), các nhà đầu tư nước ngoài đã bán
ròng nhiều phiên liên tiếp; giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán giảm 28% so với
đầu năm.

Ngành bảo hiểm cũng chịu tác động kép: nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm (kể cả
nhân thọ và phi nhân thọ) đều bị cắt giảm do người mua khó khăn về kinh tế, thu
nhập; và tỷ lệ chi trả bảo hiểm (nhất là bảo hiểm y tế tăng) khiến doanh thu của ngành
giảm. Cổ phiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm giảm mạnh (-35,2%) so với đầu năm.

Đối với kinh doanh bất động sản, chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực cho thuê
mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ. Tình trạng dịch bệnh đã
khiến người dân hạn chế mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại (giảm
khoảng 70-80%); nhiều chủ cửa hàng đã trả lại mặt bằng, hoặc đàm phán để người
cho thuê giảm giá và nhiều đơn vị chủ sở hữu mặt bằng cũng đã chủ động giảm 20-
40% giá thuê. Còn với khối văn phòng, bệnh dịch làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở
khối này và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn do số người làm việc từ xa tăng, giảm
tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối
tượng dễ bị thiệt hại nhất. Trong khi đó, khách sạn hầu như vắng khách, lượt khách du
lịch giảm đã kéo theo công suất tiêu thụ phòng của các khách sạn cao cấp giảm 40-
60%. Phân khúc căn hộ gặp khó khăn khi nhu cầu mua để ở, mua để đầu tư và nhóm
khách nước ngoài đều giảm, lượng giao dịch trong quý giảm đến 80%. Đặc biệt, số
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%)
trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Một lĩnh vực dịch vụ khác chịu tác động lớn từ đại dịch này là ngành giáo dục,
đào tạo. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh, thành phố quyết định
đóng cửa trường học các cấp và liên tục gia hạn khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu chấm
dứt. Dù đã có hoạt động trở lại trong vài tháng, song xuất hiện sự đứt quãng và chưa
toàn diện. Nhiều trường học, đặc biệt là khối dân lập, tư thục đã chịu sự sụt giảm
mạnh về doanh thu trong khi vẫn phải gánh nhiều chi phí về mặt bằng, lương cho giáo
viên, nhân viên… Ngoài ra, toàn bộ chương trình đào tạo của ngành đã bị xáo trộn,

9
gây phát sinh thêm nhiều chi phí để xây dựng, thiết kế lại chương trình. Theo đó, cổ
phiếu lĩnh vực đào tạo và việc làm giảm mạnh (-30,5%) so với đầu năm và số doanh
nghiệp kinh doanh giáo dục – đào tạo tạm ngừng hoạt động trong quý tăng 24,5% so
với cùng kỳ.
2.4. Nhận xét & giải pháp

Khi đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản
xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương án sản
xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch
bệnh, nếu không sẽ phải tạm ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến các đơn hàng đã ký
kết trước đó. Tuy nhiên, để hoạt động như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu chi
phí vận hành rất lớn, lực lượng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật
liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể hoàn thành đơn
hàng đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải
thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài. Một số doanh nghiệp
phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hoãn việc sản xuất do
không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn.

Trong khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị hạn chế tối
đa, thậm trí mọi loại hình vận tải phải ngưng hoạt động tại các tỉnh giãn cách xã hội.
Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do không thể lưu
thông được hàng hóa nông sản. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm ngừng thu mua nông sản, doanh nghiệp đóng hàng xuất khẩu không
hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng khiến nhiều nông sản (lúa, hoa quả các loại)
không thể xuất khẩu. Không thể tiêu thụ sản phẩm do ách tắc khâu lưu thông, chi phí
vận tải, bảo quản tăng cao nên giá thu mua hàng nông sản giảm mạnh nhưng giá bán
tới tay người tiêu dùng ở mức cao do chi phí lưu thông tăng cao. Tùy vào tình hình
dịch bệnh, các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị
16+, Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 15 dẫn đến các hoạt động thương mại, lưu trú ăn uống rơi
vào tình trạng bế tắc. Hầu hết các cơ sở kinh tế trong lĩnh vực này phải đóng cửa; chỉ
một số cơ sở lưu trú được phép cung cấp dịch vụ cho người bị cách ly có thể hoạt
động cầm chừng để duy trì không rơi vào tình trạng phá sản.

10
Giữa vô vàn khó khăn, cần kêu gọi Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế, công bố kịch
bản, tiêu chí “sống chung với Covid 19”. Trong cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 30/9/2021, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN nhấn
mạnh họ mong Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế, rằng khôg có khoản trợ cấp hoặc
giảm thuế nào quan trọng bằng việc cho phép mở cửa trở lại sâu rộng và bền vững. Để
hỗ trợ hồi phục kinh tế, World Bank gợi ý: Thay thế các ưu đãi thuế dựa trên lợi
nhuận (miễn, giảm thuế suất) đã lỗi thời bằng các ưu đãi thuế dựa trên chi phí cho
phép các doanh nghiệp mục tiêu được khấu trừ bổ sung: chi phí vốn, chi phí lao động,
và/hoặc chi phí lãi vay; Và tạm thời giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số
hàng hóa và dịch vụ.

11
III. PHẦN KẾT LUẬN

Hoàn thành khái quát được những nhiệm vụ sau:

Một là, thông tin rõ ràng và khái quát về đại dịch Covid 19 đối với kinh tế Việt
Nam.

Hai là, đánh giá chi tiết tác động của đại dịch Covid 19 đối với các ngành kinh tế
quan trọng của Việt Nam.

Ba là, phân tích sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 lên môi trường hoạt động của
các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế.

Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn thông qua số liệu thực tế, chỉ ra mức độ
thiệt hại để phân biệt các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp.

Năm là, đề ra giải pháp khắc phục thiệt hại, hỗ trợ phát triển kinh tế cho các doanh
nghiệp Việt Nam.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấn Văn Lực, Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt
Nam?, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15243-dai-dich-covid-19-tac-dong-manh-
den-nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam

2. Lê Quỳnh, Kinh tế Việt Nam 2021 và Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng,
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59697097

3. Tổng Cục Thống Kê, Tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng các khu vực
kinh tế quý III năm 2021,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/tac-dong-cua-dich-
covid-19-den-tang-truong-cac-khu-vuc-kinh-te-quy-iii-nam-2021

13

You might also like