You are on page 1of 10

PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

CHUƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NUỚC ĐÔNG ÂU


SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
BÀI 1 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NUỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG
NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX.
I. LIÊN XÔ
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945- 1950)
* Hoàn cảnh:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy là nuớc thắng trận nhưng Liên Xô phải chịu những
tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố bị tàn phá, Gần 32.000 nhà máy, xí
nghiệp bị phá huỷ, 65.000 km đường bị tàn phá.
- Đảng và nhà nuớc Liên Xô đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước
- Nhân dân Liên Xô đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và hoàn thành trong vòng 4
năm 3 tháng
* Kết quả:
+ Công nghiệp: Tăng 73% so với trước chiến tranh
+ Nông nghiệp: Vượt mức trước chiến tranh
+ Khoa học kĩ thuật: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sỏ vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm
1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
- Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với phuơng huớng chính là:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
* Thành tựu:
+ Công nghiệp: Tăng bình quân hàng năm 9,6%, là cường quốc CN đứng thứ 2 thế giới.
+ Khoa học kỹ thuật: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ
và năm 1961 phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh

+Đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào đấu tranh
giẩi phóng dân tộc.
II. ĐÔNG ÂU
1. Sự ra đời các nuớc dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đuợc sự giúp đỡ của Liên Xô, nhân dân các nước
Đông Âu đã nổi dậy giành được chính quyền và thành lập nuớc dân chủ nhân dân từ cuối
năm 1944 đến 1946.
- Từ năm 1945-1949 các nuớc Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân
dân: + Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá nhà máy xí nghiệp.
+ Thực hiện quyền tự do dân chủ.
2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (đọc thêm)
III SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
- Ngày 8/1/1949 Hội đồng tuơng trợ kinh tế (SEV) đuợc thành lập.
- Tháng 5/1955 Tổ chức Hiệp uớc Vac- sa- va thành lập.
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NUỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM
70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT.
- Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ ảnh huởng trực tiếp đến Liên Xô.
- Đầu năm 1980, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện sâu sắc.
- Tháng 3/1985 Góc- ba- chốp lên nắm quyền đề ra đường lối cải tổ nhằm sửa chữa
những sai lầm thiếu sót, đưa đất nước thoát khổi khủng hoảng.
- Do không chuẩn bị đầy đủ, thiếu đường lối chiến lược nên cải tổ bị thất bại
- Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính bị thất bại, Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước tách khỏi Liên bang Xô viết thành lập cộng đồng các quốc
gia độc lập ( SNG).
- Ngày 25/12/ 1991, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, chấm dứt chế động xã hội chủ nghĩa sau
74 năm tồn tại.
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
CÁC NUỚC ĐÔNG ÂU.
- Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào
khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.
- Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo, các nước Đông Âu lần lượt quay lại con đường
TBCN. Thay đổi tên nuớc, quốc kì, quốc ca.
- Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.
- Ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vac-xa-va tuyên bố giải thể.
 Chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

--------------------------------------------------------------------------------------
CHUƠNG II : CÁC NUỚC Á, PHI, MĨ LA TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
BÀI 3 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX.

T Giai ñoaïn Ñaëc ñieåm Söï kieän tieâu bieåu


T
Giai ñoaïn Ñaáu tranh nhaèm - ÔÛ Ñoâng Nam AÙ: caùc nöôùc In-ñoâ-neâ-
töø naêm ñaäp tan heä thoáng xia (17/8), Vieät Nam (2/9), Laøo (12/10)
1945 ñeán thuoäc ñòa cuûa chuû tuyeân boá ñoäc laäp trong naêm 1945.
giöõa nghóa ñeá quoác. - AÁn Ñoä (1946 – 1950); Ai Caäp (1952);
nhöõng An – gieâ – ri (1954 – 1962)...
naêm 60 - Ngaøy 1/1/1959, caùch maïng Cu Ba thaéng
1 cuûa theá lôïi.
kæ XX - Naêm 1960: 17 nöôùc chaâu Phi tuyeân boá
ñoäc laäp, theá giôùi goïi laø “naêm chaâu
Phi”
 Tôùi giöõa nhöõng naêm 60 cuûa theá kyû
XX, heä thoáng thuoäc ñòa cuûa chuû nghóa
thöïc daân cô baûn suïp ñoå.
T Giai ñoaïn Ñaëc ñieåm Söï kieän tieâu bieåu
T
Giai ñoaïn Ñaáu tranh nhaèm Phong traøo ñaáu tranh vuõ trang ôû ba
töø nhöõng laät ñoå aùch thoáng nöôùc naøy buøng noå ñeán naêm 1974, aùch
naêm 60 trò cuûa thöïc daân thoáng trò cuûa thöïc daân Boà Ñaøo Nha bò
ñeán giöõa Boà Ñaøo Nha cuûa laät ñoå:
2
nhöõng nhaân daân ba nöôùc: - Ghi – neâ Bít – xao (9/1974).
naêm 70 Ghi - neâ Bít-xao, - Moâ – daêm – bích (6/1975).
cuûa theá Moâ - daêm – bích, - AÊng – goâ – la (11/1975).
kæ XX AÊng-goâ-la.
Giai ñoaïn Ñaáu tranh nhaèm Cheá ñoä phaân bieät chuûng toäc bò xoaù
töø giöõa xoùa boû cheá ñoä boû: Roâ-ñeâ-di-a naêm 1980 (nay laø Coäng
nhöõng phaân bieät chuûng hoaø Dim-ba-bu-eâ), Taây Nam Phi naêm
naêm 70 toäc (A-paùc-thai) ôû 1990 ( nay laø Coäng hoaø Na-mi-bi-a) vaø
3 ñeán giöõa Coäng hoaø Nam Coäng hoaø Nam Phi naêm 1993.
nhöõng Phi, Roâ – ñeâ – di –
naêm 90 a (Dim – ba – bu –
cuûa theá eâ) vaø Taây Nam
kæ XX Phi (Na-mi-bi-a)
--------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 4 : CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. TÌNH HÌNH CHUNG
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Châu Á đã giành được độc lập.
- Nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á không ổn định.
- Sau chién tranh lạnh, ở một số nước đã diến ra những cuộc xung đột tranh chấp biên
giới lãnh thổ, phong trào li khai, khủng bố v..v.
- Nhiều thập kỉ qua, một số nước Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về
kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, tiêu
biểu là Ấn Độ.
 Từ sự phát triển đó, nguời ta dự đoán rằng ‘‘Thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á’’.
II. TRUNG QUỐC
1. Sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Ngày 1/10/1949 tại quảng truờng Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố
sự ra đời nuớc cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa.
* Ý nghĩa : Kết thúc 100 năm nô dịch của đế quốc và phong kiến. Đưa Trung Quốc bước
vào kỉ nguyên độc lập tự do. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.
2. Muời năm xây dựng chế độ mới (1949- 1959 ) ( đọc thêm )
3. Đất nước trong thời kì biến động ( 1959- 1978) ( đọc thêm )
4. Công cuộc cải cách- mở cửa (từ năm 1978 đến nay)
- Tháng 12/1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới với chủ trương xây dựng CNXH
mang màu sắc Trung Quốc.
* Nội dung: +Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
+Thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá đất nước.
+Xây dựng TQ thành quốc gia giàu mạnh văn minh.
* Thành tựu:
 Kinh tế: GDP hằng năm tăng 9,6%, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
 Xã hội: Đời sống nhân dân đuợc nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng
cao
 Đối ngoại: Thu hồi Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999), đó là những sự kiện có ý
nghĩa lịch sử to lớn đối với TQ.
Những thành tựu trên làm tăng cường sức mạnh và vị thế Trung Quốc trên truờng quốc
tế, ngày nay Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mĩ).
----------------------------------------------------------------------------
BÀI 5 : CÁC NUỚC ĐÔNG NAM Á
I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
- Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, gồm 11 quốc gia Việt Nam, In-đô, Mã Lai, Sin,
Đông-ti-mo, Lào, CPC, Bru-nây,Thái, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
- Trước chiến tranh TG II, hầu hết các nuớc Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
các nước phương Tây.
- Sau chiến tranh TG II, ba nước đầu tiên là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào đã giành được
độc lập trong năm 1945.
- Đến giữa những năm 50 hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.
- Tháng 9/1954, Mĩ can thiệp vào khu vực, thành lập khối quân sự SEATO.
 Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh
xâm lược ở Việt Nam và mở rộng sang Lào và Cam-pu-chia.
II. SỰ RA ĐỜI TỔ CHỨC ASEAN
* Hoàn cảnh ra đời
- Do nhu cầu phát triền kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của
cấc cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đuợc thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan) gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu của ASEAN
- Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên.
- Duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
III.TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”
- 1/1984, Bru-nây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức.
- 28/7/1995, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ bả của ASEAN.
- 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
- 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
- 1992 ASEAN quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong 10-15 năm.
- 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia 23 nước.
- Ngày 31/12/2015 ASEAN chính thức thành lập cộng đồng khu
--------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI
I. TÌNH HÌNH CHUNG
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở
Châu Phi.
- Phong trào nổ ra sớm nhất là khu vực Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn
+ 18/6/1953, nước cộng hoà Ai Cập được thành lập.
+ 1954- 1962, nhân dân An-giê-ri đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
+ 1960 gọi là “năm Châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập.
- Từ cuối những năm 80 đến nay, tình hình Châu Phi gặp nhiều khó khăn và không ổn
định
- Nguyên nhân: Do các cuộc xung đột nội chiến. Đói nghèo và lạc hậu. Nợ nước ngoài.
Các loại dịch bệnh hoành hành. Mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo.
- Để khắc phục những khó khăn đó, tổ chức thống nhất Châu Phi đuợc thành lập, nay là
liên minh Châu Phi đã và đang có nhiều chương trình phát triển châu lục.
II. CỘNG HOÀ NAM PHI
- Năm 1961 nước Cộng hoà Nam phi ra đời.
- Trong hơn 3 thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc
tàn bạo đối với người da đen, da màu,
- Dưới sự lãnh đạo của « Đại hội dân tộc Phi » ANC người da đen đấu tranh kiên trì
chống chế độ Apacthai
- 1993 chính quyền của người da trắng tuyên bố xoá bỏ chủ nghĩa Apacthai và trả tự do
cho Nen-xơn Man-đê-la.
- Tháng 5/1994 Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm tổng thống Cộng hoà Nam Phi.
- Tháng 6/1996 chính quyền đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển kinh tế, giải
quyết việc làm và phân phối lại sản phẩm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 7 : CÁC NƯỚC MĨ LA- TINH
I. NHỮNG NÉT CHUNG
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La- tinh trở thành « sân sau » và là
thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Sau chiến tranh TG II, một cao trào đấu tranh diến ra ở nhiều nước Mĩ La- tinh.
+ Tiêu biểu là cuộc cách mạng Cu- ba năm 1959.
+ Một cao trào cách mạng bùng nổ ở Mĩ La- tinh và khu vực này đuợc ví như « Lục
địa bùng cháy »
- Từ cuối những năm 80 đến nay, các nước Mĩ La-tinh xây dựng phát triển kinh tế và thu
được nhiều thành tựu quan trọng (tiêu biểu như các nước Bra-xin, Ac-chen-ti-na, Mê-hi-
cô được xếp vào nhóm NIC)
- Đầu những năm 90, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mi La- tinh gặp nhiều khó
khăn, căng thẳng.
II. CU- BA- HÒN ĐẢO ANH HÙNG
- Tháng 3/1952 chế độ độc tài Ba-ti-xta thân Mĩ được thiết lập ở Cu- ba.
- 26/7/1953, cuộc tấn công vũ trang của 135 thanh niên yêu nưới vào pháo đài Môn- ca-
đa, thổi bùng lên ngon lửa đấu tranh vũ trang.
- Phi- đen- Cát-xtơ-rô lãnh đạo nhân dân đã đấu tranh kiến cường chống lại chính quyền
Ba-ti-xta,
- 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đã giành
được thắng lợi.
* Cu- ba xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Cu- ba tiến hành cải cách dân chủ triệt để làm bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu
săc.
- 1961 Phi- đen Cát- xtơ- rô tuyên bố với thế giới : Cu- ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chính sách bao vây cấm vận của Mĩ, tan rã của Liên Xô
nhưng Cu-ba vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn về giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao.
- Tháng 12/2014 Mĩ tuyên bố xoá bỏ cấm vận cho Cu- ba sau hơn 50 năm.
-------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG III : MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 8 : NƯỚC MĨ
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
- Sau chiến tranh TG II, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Công nghiệp : Chiếm 56,5 % sản lượng toàn thế giới.
+ Nông nghiệp : Gấp 2 lần của 5 nước cộng lại (Ý, Anh, Pháp, Đức, Nhật).
+ Tiền tệ : Chiếm ¾ trữ luợng vàng thế giới, chủ nợ duy nhất của thế giới.
+ Quân sự : Độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong những thập niên tiếp theo kinh tế Mĩ suy yếu, không còn giữ ưu thế tuyệt đối như
trước kia nữa.
* Nguyên nhân :
+ Sự cạnh tranh gay gắt với nền kinh tế Tây Âu, Nhật Bản.
+ Vấp phải những cuộc khủng hoảng suy thoái chu kì.
+ Chi phí lớn cho việc chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.
+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các tầng lớp trong xã hội.
II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC- KĨ THUẬT CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH.
(học trong bài 12)
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
1. Đối nội :
- Ban hành các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng cộng sản, phong trào công nhân,
phong trào dân chủ,
- Nhiều phong trào đấu tranh đã nổ ra:
+ Như các « mùa hè nóng bỏng » của người da đan (1963, 1969,1975)
+ Phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam (1969- 1972)
2. Đối ngoại :
- Sau chiến tranh, Mĩ đề ra  « chiến lược toàn cầu » với tham vọng làm bá chủ thế giới
+ Viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược (VN)
+ Lập các khối quân sự, lôi kéo các nước đồng minh.
- Từ năm 1991- 2000 Mĩ ra sức thiết lập thế giới « đơn cực’’ để chi phối và khống chế
thế giới nhưng rất khó.
- Ngày 11/9/2001 diễn ra vụ khủng bố, làm nước Mĩ kinh hoàng. Cho thấy chủ nghĩa
khung bố đã và đang là nỗi lo Mĩ phải đối phó.
-----------------------------------------------------------------------------------
BÀI 9 : NHẬT BẢN
I. TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
- Thất bại sau chiến tranh TG II, Nhật Bản chịu những hậu quả nặng nề
+ Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
+ Mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
+ 13 triệu người thất nghiệp.
+ Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.
- Dưới sự chiếm đóng của Mĩ, Nhật Bản đã tiến hành một loạt cải cách dân chủ
+ Ban hành hiến pháp mới (1946)
+ Thực hiện cải cách ruộng đất.
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt, giải giáp lực lượng vũ trangvv..
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
 Những cải cách này trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản bước vào giai đoạn
phát triển mạnh mẽ sau này.
II. NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH
- Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế phát triển mạnh mẽ, vươn
lên trở thành đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ).
- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm tài chính của thế giới.
+ Công nghiệp: Tăng trung bình hang năm đạt 13,5% ( 1961-1970)
+ GDP: Đạt 183 tỉ USD (1968).
+ Nông nghiệp: Cung cấp được 80% nhu cầu lương thực cả nước, đánh bắt cá đứng thứ
2 thế giới (sau Pê-ru).
+ Thu nhập bình quân đầu người: Đứng thứ 2 thế giới (sau Thụy Sĩ).
- Những nhân tố quyết định giúp Nhật Bản phát triển là :
+ Nắm bắt được thời cơ và điều kiện quốc tế thuận lợi.
+ Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật.
+ Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời của người Nhật.
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả.
+ Vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.
+ Ở Nhật Bản con ngừơi được coi là vốn quí nhất, là nhân tó quyết định hàng đầu (cần
cù, tiết kiệm, kỷ luật).
- Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản gặp không ít khó khăn :
+ Nghèo tài nguyên thiên nhiên
+ Phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu.
+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
- Từ đầu những năm 90 của thế Kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào những cuộc suy thoái
kéo dài, mà thế giới người ta nhận xét rằng : « Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng
của thế kỉ XX ».
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN
TRANH đọc thêm )
----------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 10 : CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I. TÌNH HÌNH CHUNG
- Sau chiến tranh TG II, nhiều nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
1. Kinh tế :
- Để khôi phục kinh tế từ năm 1948- 1951 các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của
Mi theo " Kế hoạch phục hưng Châu Âu" (Mac-san), với khoảng 17 tỉ USD.
 Kinh tế Tây Âu phục hồi nhưng Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
2. Chính trị :
- Đối nội: Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. Xoá bỏ cải cách tiến bộ. Ngăn cản phong
trào công nhân và dân chủ. Củng cố quyền lực giai cấp tư sản.
- Đối ngoại: Tái chiếm thuộc địa.Tham gia khối quân sự NaTo nhằm chống Liên Xô và
Đông Âu.
3. Nước Đức :
- Sau chiến tranh TG II, nước Đức bị chia làm 2 nước : Cộng hoà liên bang Đức và Cộng
hoà dân chủ Đức.
- Ngày 3/10/1990 nước Đức thống nhất. Ngày nay nước Đức là một quốc gia có tiềm lực
kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Châu Âu.
II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC
- 4/ 1951 Cộng đồng than thép châu Âu ra đời gồm 6 nước : Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a,
Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm bua.
- 3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu rồi cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
ra đời.
- 7/1967 ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- 12/1991 các nước EC họp tại Ma- xtrích (Hà Lan) thông qua quyết định quan trọng :
+ Xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có đồng tiền chung EURO, phát hành
vào ngày 1/1/1999.
+ Xây dựng một liên minh chính trị, an ninh và đối ngoại, tiến tới một mầinh chung
châu Âu.
 Đây là liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và là 1
trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
- Năm 2004 EU có 25 nước thành viên, đến 2008 có 28 nước thành viên.
---------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 11 : TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI

I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI


- Từ ngày 4  11//2/1945 nguyên thủ ba nước Liên Xô, Anh, Mĩ họp hội nghị I-an-ta
(Liên Xô) đã thông qua những quyết định quan trọng :
+ Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
 Những quyết định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà ngừoi
ta thường gọi "Trật tự hai cực I-an-ta".
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
- Tháng 10/1945 tổ chức Liên hợp quốc đuợc thành lập với những nhiệm vụ chính là :
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền của các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác kinh quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo...
- Tháng 9/ 1977 Việt Nam tham gia vào tổ chức LHQ, là thành viên thứ 149.
III. CHIẾN TRANH LẠNH
- Là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa.
* Biểu hiện : + Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang.
+ Thành lập các khối quân sự, căn cứ quân sự.
+ Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh cục bộ.
+ Thực hiện bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị.
IV. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- Tháng 12/1989 Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng cộng sản LX Gooc-
ba- chốp, tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Xu thế của thế giới ngày nay :
+ Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực nhiều trung tâm.
+ Ba là, các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Bốn là, ở nhiều khu vực vẫn xay ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các
phe phái.
 Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
CHƯƠNG VI : CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 12 : NHỮNG THÀNH TỰ CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH
MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT
I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ
THUẬT
* Nguồn gốc:
- Do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người.
- Do nạn bùng nổ dân số thế giới, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
* Thành tựu:
1. Khoa học cơ bản: đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học,
Sinh học. Cừu Đô- li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính (3/1997), công bố bản đồ
gen người.
2. Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
3. Nguồn năng lượng mới: nguyên tử, mặt trời, gió, thuỷ triều…
4. Vật liệu mới: chất pô-li-me (chất dẻo), vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng..
5. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
6. Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
7. Những thành tựu kì diệu trong kĩnh vực chinh phục vũ trụ.
II. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT
1. Ý nghĩa:
- Đó là cột mốc chói lọi trong lịch sủ tiến hoá của văn minh nhân loại.
- Mang lại những đổi thay to lớn trong cuộc sống con người.
2. Tác động:
- Tích cực: Tạo buớc phát triển nhảy vọt chưa từng có về sản xuất và năng suất lao động,
nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động
công nghiệp, nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
- Tiêu cực: Chế tạo vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá, huỷ diệt cuộc sống. Ô
nhiếm môi trường nặng nề, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh mới.
-----------------------------------------------------------------------------------
BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY.

I. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
ĐẾN NAY.
1. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống trên thế giới. Tuy
nhiên do mắc phải sai lầm và sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước. Chủ
nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc ở Châu Á,
Châu Phi và Mĩ La- tinh đã giành đuợc những thắng lợi to lớn. Nhiều nước Á- Phi- Mĩ
La tinh đã đạt đuợc những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước.
3. Sau khi khôi phục kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước tư bản chủ nghĩa đã
có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Mĩ, EU.
4. Sau chiến tranh sự xác lập thế giới hai cực với đỉnh cao là Chiến tranh lạnh. Cuối cùng
do nhiều nguyên nhân hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh
lạnh (1989). Thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.
5. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX
với những tiến bộ phi thuờng và nhiều thành tựu kì diệu.
II. CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.
- Xu thế của thế giới ngày nay:
+ Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực nhiều trung tâm.
+ Ba là, các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Bốn là, ở nhiều khu vực vẫn xay ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các
phe phái.
 Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

You might also like