You are on page 1of 3

Văn bản quan trọng nhất để nghiên cứu là Hợp đồng kinh tế

- Ở góc bên trái của Hợp đồng chỉ có tên của Công ty Điện lực H
chứ k có tên Công ty Y -> sự không tôn trọng đối với công ty Y
- Về tên của Hợp đồng kinh tế:
- Phần căn cứ pháp luật: chưa được do Văn bản số 5733 và Văn bản
số 34 không được áp dụng trong căn cứ pháp luật bởi nó không
phải văn bản quy phạm pháp luật, không phải căn cứ pháp luật,
nó chỉ là văn bản được đưa ra bởi pháp nhân, chỉ là văn bản nội bộ
của doanh nghiệp. Và còn thiếu rất nhiều các văn bản quy phạm
pháp luật khác.
Trong các hợp đồng hiện đại, ngta thường không đưa căn cứ pháp
lý vào nữa
- Phần đại diện: tiêu đề đại diện (Mẫu chuẩn chỉ ghi “bên A” chứ
không ghi “đại diện bên A”, bỏ “đại diện”)
- Chưa có bộ hồ sơ pháp nhân
- Ngô Công Phương chỉ là đại diện của chi nhánh, liệu có phải đại
diện cho cả công ty
- Điều 1 rất bất lợi cho công ty Y
Tiêu đề của Điều 1 (Phải sửa lại thành “Nội dung của hợp đồng”
hoặc “Đối tượng và phạm vi của hợp đồng” – thuật ngữ chính
xác hơn)
1.4. Phải là thương lượng của 1 bên chứ không phải 2 bên (bình
đẳng, ngang giá, tự nguyện thỏa thuận) -> bất lợi cho công ty Y.
tuy Điều 1.4 bất lợi nhưng hợp đồng đã được ký, thì phải làm cách
nào? : Hướng đến vô hiệu điều khoản này của hợp đồng. -> làm
cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể cả đã thực hiện hợp đồng
hay chưa, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy
nhiên nếu vô hiệu thì sẽ có lợi hay bất lợi cho công ty? Làm thế
nào để vô hiệu một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
Điều 1 phải chi tiết hơn, để tránh tranh chấp, cãi vã sau này.
- Điều 2:
Về tiêu đề “Thể thức thanh toán” -> “Phương thức thanh toán”.
Đồng tiền sử dụng để thanh toán?
Khoản 2.3: Thời hạn thanh toán…chịu thêm lãi suất vay 03
tháng… -> bất lợi cho công ty Y
- Điều 3:
Về tiêu đề: -> “Quyền và nghĩa vụ của các bên”
Về nội dung: từ “trách nhiệm” -> “quyền”. Tách 2 phần quyền và
nghĩa vụ ra riêng, đưa “quyền” đi trước
Nội dung có rất nhiều điều bất lợi cho công ty Y -> cần phải sửa
- Điều 4: -> “Hiệu lực của hợp đồng”
Nội dung bên trong: -> “hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày
15/9/2007 đến 15/9/2012”.
Bỏ từ “trách nhiệm” đi
- Điều 5: tách ra thành các điều khoản “Đơn phương chấm dứt hợp
đồng”, “Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”, “Giải quyết tranh
chấp”, “Điều khoản chung” – có thể liên quan đến vô hiệu từng
phần
Khoản 5.1 Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ (Được quy định
trong Bộ luật tố tụng dân sư” -> các bên sẽ được đưa ra Tòa án
theo thẩm quyền
Khoản 5.2:
Khoản 5.3: bị thừa -> bỏ nó đi
Khoản 5.4: “được gửi cho bên A” -> có vấn đề phải sửa

Yêu cầu của Điện lực H: Thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, thanh
toán tiền bao nhiêu…
Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự: -> liên quan đến thẩm quyền xét
xử của tòa -> tòa kinh tế
- Chủ thể: pháp nhân với pháp nhân
- Mục đích hợp đồng: sinh lợi
- Luật điều chỉnh: hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi Luật
Thương mại
- Hình thức hợp đồng:

Điện lực H không có quyền tháo dỡ hay thuê bên nào tháo dỡ. Chỉ khi
có bản án và thi hành án yêu cầu phải tháo dỡ -> công ty Y k được mắc
mưu?
Điện lực H: bác bỏ phản bác của Công ty Y bởi vào thời điểm ký hợp
đồng (2007), Nghị định 25/2011/NĐ-CP chưa có hiệu lực pháp luật.
Công ty Y:
- đề nghị tòa bác yêu cầu của nguyên đơn
- Không thanh lý hợp đồng
- Biến tài sản của Điện lực H thành tài sản chung
- Thời điểm tranh chấp là năm 2013, vẫn được áp dụng NĐ 25/2011
-

You might also like