You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM Trang số: 01/


Họ và tên: Phạm Đỗ Phượng Oanh. Mã số SV: 2011160931.
Ngày sinh: 06/03/2002. Lớp /Nhóm: 20DKSA2
Học phần thi: . Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã đề: ............................
Ngày thi: ..12/ 01 / 2022...... Ngày nộp bài : ....12/ 01 / 2022................

Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2

....................................... ..........................................
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

....................................... ..........................................

ĐỀ THI CK Môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – (Tự luận , đề mở)

Phân tích nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp
lý mạnh mẽ .
Đảng ta đã vận dụng Tư tưởng đó của Người trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
như thế nào?
Theo Anh/ Chị, để nâng cao vai trò, hiệu lực hoạt động của Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam ta trong giai đoạn hiện nay, cần chú trọng giải quyết những vấn đề gì ?
-------------------------------------
Ghi chú : Sinh viên làm bài trên file word , cỡ chữ 13 – Times New Roman và nộp bài
vào Hộp thư ( email ) của lớp , trong ngày 12.01.2022 . ./.

Bài làm

Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ mang
vị trí, vai trò rất quan trọng, có một giá trị hết sức đặt biệt. Tư tưởng này được thể hiện ở
một số nội dung sau:
- Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của hiến pháp và pháp luật
trong quản lý xã hội. Ngay từ năm 1919 trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến
Hội nghị Vécxây (Pháp). Bản Yêu sách đó nêu ra yêu cầu “Cải cách nền pháp Lý ở Đông
Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp
luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng
bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam”; “Thay thế chế độ ra các
sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”. Ngay sau ngày giành được chính quyền, Hồ Chí
Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với đồng bào
và thế giới khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhờ đó chính phủ lâm
thời có một địa vị hợp pháp, Tuyên ngôn độc lập trở thành một văn bản pháp lý. Sau đó,
việc bắt tay ngay xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ
phổ thông đầu phiếu, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà để lập nên Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy hợp
hiến, thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Điều này đã thể hiện mạnh mẽ tư tưởng
của Người về việc xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp đó là Nhà nước có hiệu
lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một Nhà nước phù hợp với hiến pháp.
- Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào
thực tế. Đây là một vấn đề quan trọng để lý giải về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp
lý là Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực
trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm
bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng
hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện
quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Người. Là người sáng lập Nhà nước Việt
Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: bên cạnh việc chăm lo
hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, Người còn chăm lo đưa
pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm
tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. Sức mạnh là do
con người và bởi con người, bởi vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải hiểu và tuyệt
đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó ở cương vị nào. Công tác giáo dục luật cho mọi
người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một Nhà nước
pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong
cuộc sống. Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát
quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp,
các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ ngành
hành pháp và tư pháp.

Đảng ta đã vận Tư tưởng đó của Người trong thực tiễn cách mạng Việt Nam là:
Nắm vững mục tiêu tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả vì
độc lập dân tộc, dân chủ tự do hạnh phúc của nhân dân. Làm cách mạng không chỉ cần
“đúng” mà còn phải “khéo”. Lựa chọn ra và thực thi những cơ chế, hình thức dân chủ
hữu  hiện để nhân dân quyết định những công việc trọng đại của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là lúc các thế lực thù
địch đang lợi  dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” cũng như các thủ đoạn khách để
chống phá cách mạng nước ta. Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, luôn luôn
đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động Nhà nước; kiên quyết
chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu.

Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp 
giữa “đức trị” và “pháp trị”. Phải tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức, không được coi nhẹ mặt nào.  
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan
nhà nước về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực lãnh đạo để họ thật sự là “người đầy
tớ trung thành của nhân dân” toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Cùng với
nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, nhà nước cần phải đào tạo, bối
dưỡng đội ngũ cán  bộ, công chức nhà nước có đủ tri thức về chính trị học, xã hội hội,
pháp lý...  
Đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân, đáp ứng sự đòi hỏi sự nghiệp đối mới đất nước theo thời kỳ mới là vô
cùng cần thiết. Thực tiễn đã chỉ rõ : sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là
nhân tố quyết định để đảm bảo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước của  dân, do dân, vì dân. 
Thực tế cho thấy, đổi mới và hoàn thiện Nhà nước là một trong những vấn đề quan
trọng,  chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển
nhanh chóng,  vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo em, để nâng cao vai
trò, hiệu quả hoạt  động của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay trước tiên theo như đại
tướng Võ Nguyên Giáp nói ở quyển sách “ Thế giới còn thay đổi, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh sống mãi” là “ Chúng ta hãy phát huy tinh thần đổi mới, hãy làm cách mạng tới nơi
như Bác Hồ đã dạy: 

Vì độc lập dân tộc 

Vì chủ nghĩa xã hội 

Dĩ bất biến ứng vạn biến 

Chí công vô tư, dĩ công vi thương. ” 

Và trên hết là một nhà nước chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “Vừa có lý, vừa có tình”, dù
thay đổi để lớn mạnh thì “Dĩ bất biến ứng vạn biến” dù là chủ nghĩa xã hội là điều bất
biến của cách mạng Việt Nam nhưng đặc điểm lịch sử của mỗi nước khác nhau nên con
đường và  biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước khác nhau, chúng ta học
tập nâng cao chứ  không thể đi cùng.  

Vì thế Nhà nước hãy lấy “tâm chúng sinh làm tâm của mình” ngoài nhân dân không còn
lợi  ích nào khác. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong việc
tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao
chất lượng ban  hành các văn bản pháp luật; sớm xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ,
đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay. 
Về chính trị : Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu
xây  dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Nâng cao  năng lực lãnh đạo đáp ứng đủ yêu cầu về đạo đức và học trí. Đảm bảo lực
lượng lãnh đạo dự đoán trước được xu thế, từ đó có các biện pháp chủ động xây dựng và
bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Người đứng đầu các cấp phải gương mẫu, nói đi đôi
với làm, thân thiện với  dân, phát huy vai trò và dựa vào dân để xây dựng nhà nước.  
Về kinh tế : Xây dựng nhà nước phải đi đôi với phát triển kinh tế. Nhà nước cần tích cực
hội  nhập quốc tế. Vì tình hình dịch bệnh kéo dài nên các doanh nghiệp lớn, những cơ sở
sản xuất, hộ kinh doanh nhỏ lẻ là lực lượng chính tạo ra GDP cho nền kinh tế đang bị
ảnh hưởng trầm trọng. Nhà nước nên có chính sách đánh giá, rà soát để có các biện pháp
hỗ trợ từ đó kích thích sản xuất, kinh doanh để phục hồi nhanh chóng và phát triển nền
kinh tế nước ta. Ngoài ra nhà nước còn phải quản lí chặt chẽ đối với các cơ sở kinh
doanh lợi dụng tình hình  dịch bệnh tăng giá các hàng thiết yếu tiêu dùng và lương thực.  
Về xã hội: trong bối cảnh tình hình do dịch bệnh căng thẳng hiện nay, nhà nước phải chủ
động chủ trương bám sát tình hình thực tiễn và các phương án dự phòng tiếp theo để ứng 
phó, hiện nay nhà nước thực hiện chiến dịch “chống dịch như chống giặc” tương đối
thành  công , đẩy mạnh chủ trương toàn lực đẩy lùi dịch bệnh và đầu tư thiết bị y tế phục
vụ cho công cuộc chống dịch Covid19. Nhà nước và nhân dân phối hợp chặt chẽ đồng
lòng vì đất nước, cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Và cần kiểm soát chặt những nguy cơ
tiềm ẩn làm lây lan dịch một cách triệt để bằng cách chúng ta cần tuyên truyền quản lí,
xử lí các vấn đề sai phạm để tăng hiệu quả công cuộc đẩy lùi dịch bệnh và sớm kết thúc
dịch bệnh tại đất nước ta. 
Cuối cùng đối với bản thân em, mong nhà nước ta có thể ngày càng phát huy hiệu quả
nhất vai trò, trọng trách của mình đối với nhân dân mà không đánh mất tự do, dân chủ,
độc lập của một  cá nhân hay đất nước Việt Nam ta. 

You might also like