You are on page 1of 23

Chương 1: Mở đầu

1.1. Hiện tượng màu


- Màu được ĐN như là một thuộc tính của bức xạ - ánh sáng, được đánh giá
theo tác động của bức xạ vào mắt.
- Chia thành 3 quá trình chính:
Quá trình vật lý: Bức xạ điện từ - đại lượng vật lý khách quan.
Quá trình sinh lý: Cơ quan thị giác: phụ thuộc quá trình sinh học, cấu tạo
sinh lý của con người, tuổi tác… Đó là quá trình tác động của năng lượng bx
vào mắt và chuyển hóa năng lượng này thành năng lượng thần kinh thị giác.
Quá trình tâm lý: Nhận thức màu: phụ thuộc điều kiện quan sát, thói
quen và kinh nghiệm.
- Vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan.
- Lý thuyết màu chia làm 3 phần:
Quá trình vật lý màu: n/c năng lượng của bx.
Qúa trình sinh lý màu: n/c quá trình diễn ra trong cơ quan thị giác dưới
tác động của bức xạ.
Quá trình tâm lý màu: Quan tâm đến những điều kiện thụ cảm liên quan
đến người quan sát.

1.2. Lịch sử phát triển khoa học màu sắc.


1.3. Mục đích và nội dung chính của môn học Lý thuyết màu.
• Mục đích:
– Tìm hiểu bản chất vật lý, sinh lý, tâm lý của hiện tượng màu thông qua
việc n/c các đặc trưng cơ bản của ánh sáng, cấu tạo và hoạt động của hệ
thống thị giác ở người, tính chất hóa học của các chất có màu.
– Ứng dụng các lý thuyết trên vào việc phân loại, tính toán và pc màu.
• Nội dung:
– Chương I: Ánh sáng và màu sắc.
– Chương II: Quá trình thụ cảm màu sắc.
– Chương III: Bề mặt màu, màu vật chất.
– Chương IV: Những nghiên cứu lý thuyết về màu sắc.
– Chương V: Úng dụng LTM trong quá trình phục chế màu.
Chương 2: Ánh sáng và màu sắc
2.1. Bản chất của ánh sáng
• Khái niệm:
– Ánh sáng là bx điện từ, đặc trưng bởi tần số ν và bước sóng λ.
– ν = C/λ
– Vật lý hiện đại đã chứng minh ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có
tính chất hạt.
• Lý thuyết sóng của ánh sáng.
– Ánh sáng là sự truyền những dđ đàn hồi trong không gian.
– Sóng ánh sáng tuân theo 2 nguyên lý:
• Nguyên lý Huy-ghen.
• Nguyên lý chồng chất.
• Lý thuyết hạt của ánh sáng.
– Bức xạ đtừ cấu tạo bởi vô số các hạt – lượng tử ánh sáng – foton.
– Bức xạ điện từ của đơn sắc nhất định các foton đều giống nhau, mang
năng lượng xđ ε = h.ν = h.C/λ.
– Khi vật phát xạ hay hấp thụ bx đtừ, tức là nó phát ra hay hấp thụ các
foton. Cường độ của nguồn bức xạ tỉ lệ với số foton phát ra từ nguồn
trong 1 đv tgian.
• Kết luận:
Ánh sáng là dòng hạt có tính chất sóng, nó lan truyền như chuyển động
sóng nhưng các nguyên tử vật chất hấp thụ nó lại xảy ra như tương tác của các hạt.

2.2. Các đại lượng đo bức xạ


• Thông lượng bức xạ: Là đlượng vlý đtrưng cho sự bx của nguồn.
– Thông lượng bx toàn phần (W=A/τ): Là toàn bộ năng lượng bx của
nguồn phát ra theo 1 phương trong 1 đv tgian.
– Thông lượng bx gửi tới 1 đv diện tích (dW=dA/τ): là năng lượng bx gửi
tới đv diện tích đó trong 1 đv tgian.
• Cường độ bức xạ (I=dW/dω):
Đtrưng cho khả năng phát xạ theo từng phương của nguồn → cường độ
bx của nguồn theo 1 phương nào đó có giá trị bằng thông lượng bx của nguồn gửi đi
trong 1 đv góc khối (dω) theo phương đó.
• Độ trưng bức xạ (R=dW/dσ):
Đtrưng cho khả năng bx của nguồn khối, là thông lượng bức xạ do một
đv dtích nhất định trên bề mặt nguồn phát ra.
• Độ chói bức xạ (B=dI/dσ):
Đặc trưng cho sự bx theo từng phương của nguồn khối
• Độ rọi năng lượng (E=dW/dS):
Đtrưng cho bề mặt được chiếu sáng, là thông lượng bx toàn phần gửi
tới 1 đv d tích của mặt ấy.
2.3. Quy luật tương tác của ánh sáng với chất.
• Hiện tượng phản xạ.
– ĐN: Phản xạ as là sự dội trở lại một phần as về môi trường xuất phát.
– Phân loại:
• Phản xạ định hướng (px gương): góc px bằng góc tới.
– Phản xạ bề mặt: là hiện tượng as px từ bm ngoài của vật,
có thành phần phổ giống as tới → không chọn lọc.
– Phản xạ từ một lớp vật chất: thành phần phổ và màu sắc
của bề mặt phụ thuộc bản chất của vật chất → chọn lọc.
• Phản xạ khuếch tán – tán xạ: ánh sáng px theo mọi hướng.
– Tán xạ không chọn lọc.
– Tán xạ Rơ-lây: có tính chọn lọc
• Hiện tượng hấp thụ, xuyên qua.
– Hấp thụ: Là hiện tượng khi as truyền qua môi trường bị giữ lại một
phần. Một số môi trường, một số chất có khả năng hấp thụ một số bước
sóng nhất định → hấp thụ chọn lọc → quyết định màu sắc của v/c, phụ
thuộc vào cấu tạo của chất.
– Xuyên qua: những vật cho ánh sáng đi qua hòa toàn gọi là vật trong,
trường hợp này màu của ánh sáng không đổi.
2.4. Quang phổ - Phân loại và màu sắc.
• Khái niệm:
– Là kết quả của quá trình tách các bức xạ thành những bx đơn sắc.
– Đa số các bx đều có thành phần phổ rất phức tạp, màu của nó phụ thuộc
vào màu của thành phần phổ.
• Phân loại và màu sắc: chia quang phổ thành 2 loại:
– Quang phổ vạch phát xạ: là quang phổ có những vạch màu riêng biệt
nằm trên nền tối.
– Quang phổ liên tục: là quang phổ có gồm những màu sắc chuyển tiếp
biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
• Phổ ánh sáng mặt trời:
– Ánh sáng mặt trời là tổ hợp các bước sóng của tất cả bức xạ đơn sắc
mắt người có thể ghi nhận được (phổ thị kiên) và vùng phổ rộng lớn
còn lại gồm các dđ đtừ như: sóng vô tuyến, bức xạ nhiệt… → chỉ quan
tâm tới vùng phổ thị kiến, khoảng bước sóng từ 400 nm →700nm.
2.5. Nguồn bức xạ
• Ánh sáng là nguồn gốc của màu sắc, as được tạo ra bởi nguồn sáng: đèn dây
tóc, đèn huỳnh quang, mặt trời…
• Nhiệt độ màu:
– Màu sắc của vật thay đổi khi nhiệt độ gia tăng, các vật thể đều phát ra
as khi nhiệt độ đủ lớn, độ sáng và màu của ánh sáng phát ra là hàm số
của nhiệt độ màu.
– Nhiệt độ màu: là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối khi nung nóng có màu
trùng với màu của nguồn sáng.
• Các nguồn sáng khác nhau có các thông số kt khác nhau → thành phần phổ
khác nhau → quan sát màu sắc của cùng một vật dưới tác dụng của các nguồn
sáng đó sẽ khác nhau.
• Một số nguồn cụ thể thường gặp: mặt trời, đèn dây tóc

Chương 3: Quá trình thụ cảm màu sắc


3.1. Cơ quan thụ cảm màu sắc – Mắt người
• Cấu tạo.
1/Giác mạc, 2/mống mắt, 3/con ngươi, 4/thủy tinh thể, 5/thủy tinh dịch, 6/võng
mạc, 7/màng cứng, 8/hố mắt, 9/điểm mù, 10/thần kinh thị giác, 11/TB hình nón,
12/TB hình que.

• Nguyên lý thụ cảm màu sắc:


– Ánh sáng tác động tới mắt, sau khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể, nhân
mắt, thủy tinh dịch đến hội tụ tại võng mạc → xử lý tín hiệu → truyền
về trung tâm thần kinh thị giác → nhận thức về màu.
– Nhân mắt:
• Có khả năng hội tụ hình ảnh của các vật tập trung tại võng mạc
do nó có khả năng đàn hồi.
• Có khả năng hấp thụ chọn lọc các bước sóng của ánh sáng, ngăn
cản các tia sáng có λ < 400 nm.
• Hấp thụ không đồng đều các bước sóng trong vùng ánh sáng
nhìn thấy → độ nhạy phổ không đồng đều.
– Võng mạc:
Tập trung số lượng lớn tb thụ cảm màu sắc, khoảng 120 triệu tb que, 7
triệu tb nụ.
• Quá trình quang hóa của TB que: cơ chế xảy ra giống nhau với
tất cả các tác nhân sáng có bước sóng khác nhau, chỉ phụ thuộc
cường độ chiếu sáng.
• Quá trình quang hóa của TB nụ: xảy ra theo 3 nhóm tb có phản
ứng chọn lọc với các bước sóng:
– Nhạy với ánh sáng đỏ - R.
– Nhạy với ánh sáng lục – G
– Nhạy với ánh sáng xanh tím - B
– Hệ thống thần kinh thị giác: gòm các tb lưỡng cực và tb hạch, các thông
tin về màu được truyền qua đây đén não, nó được truyền dưới dạng
xung điện qua hệ thống nổn thần kinh.
3.2. Các đại lượng đo quang
• Quang thông.
– Là đại lượng vật lý đtrưng cho phần năng lượng gây ra cảm giác sáng.
– Quang thông toàn phần của một nguồn sáng: là phần năng lượng gây ra
cảm gác sáng do nguồn phát ra theo mọi phương trong 1 đv tgian.
– Quang thông gửi tới 1 đv diện tích.
• Cường độ sáng.
– Cường độ sáng của nguồn theo phương nào đó là đlvl, có trị số bằng
quang thông của nguồn gửi đi trong 1 đv góc khối theo phương đó.
– Nếu nguồn có cường độ chiếu sáng đều theo mọi phương thì được gọi
là nguồn đẳng hướng.
• Độ trưng:
– Đtrưng cho khả năng phát sáng của nguồn khối.
– Là quang thông toàn phần do 1 đvdt nhất định trên bề mặt nguồn phát
ra.
• Độ chói:
– Đtrưng cho sự phát sáng theo từng phương của nguồn khối.
– Độ chói thay đổi theo phương, phụ thuộc vào góc tạo bởi phương phát
sáng và pháp tuyến của mặt phát sáng.
• Độ rọi:
– Đtrưng cho bề mặt được chiếu sáng, đtrưng cho mức độ được rọi sáng
của mặt được chiếu sáng.
– Là đlvl, về trị số bằng quang thông toàn phần gửi tới một đơn vị diện
tích của mặt ấy.
• Độ chói của bề mặt được chiếu sáng:
– Phụ thuộc cường độ chiếu sáng và tính chất bề mặt đó.
– Độ chói của bề mặt được chiếu sáng luôn nhỏ hơn độ chói của nguồn
sáng
• Mật độ quang D:
– Đtrưng cho bề mặt được chiếu sáng.
– Thể hiện khả năng phản xạ hoặc xuyên qua của ánh sáng chiếu lên 1 bề
mặt.
3.4. Lý thuyết thị giác màu.
• Các lý thuyết thị giác màu trước đây:
– Thuyết Young.
– Thuyết Young – Helmholtz.
– Thuyết Hering.
• Lý thuyết thi giác màu hiện đại.
– Giai đoạn 1: xảy ra ở tầng thụ thể tại võng mạc, as được ghi nhận bởi 3
loại tb nụ nhạy cảm với vùng R,G,B của phổ.
– Giai đoạn 2: Các tín hiệu riêng biệt từ 3 bộ thu được mã hóa theo sự
chênh lệch của các cặp màu tương phản (tín hiệu đối lập), các tín hiệu
về độ chói thu nhận từ tb que cùng với các tín hiệu từ tb nụ được tổng
hợp và truyền về não.
3.5. Điều kiện quan sát. Những sai lệch trong việc thụ cảm bằng mắt.
• Điều kiện chiếu sáng.
– Thông số của nguồn sáng.
– Thành phần phổ khác nhau của nguồn sáng ảnh hưởng tới kết quả thụ
cảm bằng mắt.
– Góc chiếu sáng → thay đổi cường độ bx gửi tới đối tượng quan sát →
thay đổi góc nhìn thị giác.
– Ánh sáng mặt trời là điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn
• Yếu tố không gian.
Sự thụ cảm từng đối tượng trong kgian dựa trên sự khác biệt độ tương phản –
độ chói và màu.
– Sự tương phản độ chói: → ngưỡng vi phân: là ngưỡng chênh lệch độ
chói tối thiểu để phân biệt 2 trường sáng cạnh nhau.
– Sự tương phản màu: xuất hiện khi các màu đặt gần nhau trong KG, giữa
các màu này có sự ảnh hưởng qua lại làm thay đỏi sắc thái, cường độ và
độ sáng của từng màu → phụ thuộc sự sắp đặt về KG và diện tích các
màu.
• Yếu tố thời gian.
Ảnh hưởng khá lớn tới kết quả thụ cảm màu sắc do có mối liên hệ chặt chẽ với đk
chiếu sáng, không gian.
3.6. Tâm sinh lý học ý niệm về màu sắc.
• Phân loại màu sắc:
– Màu quang phổ.
– Màu vô sắc.
– Màu hữu sắc:
• Màu đơn sắc.
• Màu đa sắc.
• Các đại lượng đặc trưng cho sự thụ cảm màu sắc bằng mắt.
– Tông màu – sắc màu:
– Độ thuần sắc, độ bão hòa.
– Độ chói, độ sáng.
– Một số hiệu ứng đặc biệt.
• Một số khái niệm thông thường về màu vật chất.
– Độ sâu và độ cao màu.
– Cường độ màu.

Chương 4: Bề mặt màu – màu vật chất


4.1. Màu của vật thể được chiếu sáng và các yếu tố ảnh hưởng
– Màu của vật thể được chiếu sáng.
Là kq của 3 quá trình:
– Quá trinh hấp thụ có chọn lọc các bước sóng của vật thể: phụ thuộc cấu
tạo của vật chất.
– Quá trình thụ cảm màu sắc ở mắt: quá trình tương tác giữa các tia phản
xạ và mắt
– Quá trình chiếu sáng: qtr tương tác của bx điện từ với phân tử của chất
→ phụ thuộc nguồn sáng.
– Các yếu tố ảnh hưởng tới màu vật thể.
– Tính chất bề mặt được chiếu sáng: qđ hướng ánh sáng phản xạ bề mặt
→ thay đổi độ đậm của màu do td pha loãng của as pxbm.
– Chiều dày lớp hấp thụ ánh sáng:
– Tính chất hấp thụ của mọi vật được đtr bởi tỉ lệ giữa ánh sáng bị
hấp thụ và ánh sáng chiếu tới.
– Sự hấp thụ ánh sáng phụ thuộc nồng độ chất hấp thụ và chiều
dày lớp hấp thụ.
– Khi tăng chiều dày lớp hấp thụ hoặc nồng độ chất hấp thụ → sự
hấp thụ tăng → tăng độ thuần khiết của as px → tăng độ đậm
của màu.
4.2. Bản chất hóa học của các chất màu
• Electron – cơ sở giải thích màu của chất.
– Mẫu nguyên tử hạt nhân:
– Tính chất hạt – sóng của các electron.
– Trạng thái electron.
– Sự hấp thụ năng lượng của các electron.
• Các chất màu vô cơ.
– Trong phân tử các mức năng lượng e phải gần nhau và có quỹ đạo
trống.
– Trong phân tử phải có sự phân cực mạnh, tức là có mặt anion hoặc
cation có khả năng phân cực lớn.
– Màu của đa số các hợp chất vô cơ được qđ bởi trạng thái OXH của các
ion trong hợp chất, mỗi mức oxh có thể ứng với một màu riêng.
• Các chất màu hữu cơ.
– Mạch gồm những liên kết đôi và đơn xen kẽ.
– Sự có mặt của các nhóm, các nguyên tử hút mạnh e hoặc dễ nhường e.
– Các nguyên tử trong phân tử cần phải nằm trong một mặt phẳng hoặc
rất gần trạng thái này.
4.3. Mực in.
• Khái niệm và phân loại.
– KN: mực in là hỗn hợp bền vững của các pigment màu, chất liên kết và
các phụ gia, tỉ lệ thành phần của chúng thay đổi tùy từng loại mực.
– Phân loại: thường phân loại kiểu mực theo pp in: mực in cao, mực in
phẳng, mực in lõm, mực in xuyên thấm…
Tùy từng pp in, mực in có t/c riêng về độ nhớt, độ bám dính, độ bền ánh sáng, độ
bền nước…
• Pigment màu.
– P là những h/c có màu có vai trò tạo màu cho mực,vói P để sx mực cần:
không tan trong chất liên kết, phụ gia và dd làm ẩm, kích thước dưới
1μm.
– Chất lượng và lượng P sd qđ tông màu, độ sáng và độ tinh khiết của
màu.
• Chất liên kết.
– Tạo thành lớp màng bảo vệ bao quanh hạt P
– Gắn chặt P trên bề mặt vật liệu.
– Là môi trường phân tán của P.
• Phụ gia.
– Phụ gia là những chất thêm vào mực để thay đổi t/c nào đó của mực cho
phù hợp với yêu cầu sử dụng.
– VD: chất làm khô, chất chống dính, chất tăng độ bóng…

Chương 5: Thể hiện màu về số lượng, các hệ thống so màu


5.1. Các nguyên lý tổng hợp màu sắc.
– Màu cơ bản.
– Là những màu chính mà từ chúng có thể tạo ra vô số các màu khác.
– Trong một bộ màu cơ bản, mỗi màu không thể được tổng hợp từ các
màu còn lại.
– Ánh sáng trắng là tổng hợp của 3 màu cb: R,G,B.
– Các màu được pha trộn từ 2 màu cb gọi là màu 2, từ 3 màu cb gọi là
màu 3.
– Chiều dài các bước sóng của các màu R,G,B.
• Đỏ cờ R: khoảng 700 nm.
• Xanh lục G: khoảng 550 nm.
• Xanh tím B: khoảng 400nm.
– Phương pháp tổng hợp màu theo kiểu cộng.
– Dựa trên nguyên tắc pha trộn các tia màu khác nhau → tổng hợp màu
quang học.
– Màu cơ bản: R,G,B.
– Cơ sở lựa chọn màu cơ bản:
• Cơ sở vật lý.
• Cơ sở sinh học.
– Quy tắc: chiếu các tia R, G, B cùng cường độ thì:
• R+G →Y
• R+B → M
• B+G → C
• R+G+B → W
Nếu điều chỉnh cường độ của các tia màu R, G, B một cách thích hợp sẽ thu được vô
số các màu trung gian, màu 2 sáng hơn màu 1, màu 3 sáng hơn màu 2.
– Phương pháp tổng hợp màu theo kiểu trừ.
– Dựa trên nguyên tắc: hấp thụ liên tiếp những tia sáng màu khi rọi ánh
sáng vào vật thể → tổng hợp màu vật chất.
– Màu cơ bản: C, M, Y.
– Cơ sở lựa chọn màu cơ bản:
Dựa trên phổ hấp thụ của màu cơ bản ứng với bx đơn sắc cơ bản của ánh sáng
trắng.
Phổ hấp thụ cực đại với bước sóng R → màu C.
Phổ hấp thụ cực đại với bước sóng G → màu M.
Phổ hấp thụ cực đại với bước sóng B → màu Y.
– Quy tắc: Nếu trộn các màu cơ bản cùng tỉ lệ thì:
• C+Y→G
• C+M→B
• M+Y→R
• C+M+Y→K
• Nếu thay đổi tỉ lệ các màu cơ bản sẽ thu được vô số màu trung
gian tối hơn màu cơ bản.
– Màu đối nhau.
– Hai màu đối nhau là hai màu thêm vào nhau cho đủ quang phổ, hai màu
đối nhau trong tổng hợp cộng cho màu trắng, trong tổng hợp trừ cho
màu đen.
– Cặp màu đối nhau nằm đối nhau trên đường tròn màu sắc.
– Các cặp màu đối:
• R–C
• G–M
• B-Y
5.2. Nguyên lý so màu.
– 5.2.1. Hệ thống hóa và thể hiện màu về số lượng.
– Phương pháp chuẩn màu.
• Chế sẵn các bộ mẫu màu: gồm nhiều ô màu, trong đó các ô màu
phải khác nhau ít nhất 1 thông số: độ bão hòa, độ sáng, tông
màu.
• Cho phép so màu bằng mắt.
• Nguyên tắc chế tạo: là một bộ màu được in trên giấy gồm nhiều
trang, mỗi trang ứng với một sắc màu. Trong mỗi trang gồm
nhiều ô và sắp xếp theo sự biến đổi về độ bão hòa và độ sáng.
• Ưu điểm:
– Dễ chế tạo, dễ sử dụng.
– Có liên quan trực tiếp đến các quá trình thụ cảm chủ quan
về màu sắc.
• Nhược điểm:
– Thiếu chính xác, phụ thuộc vào vật liệu nền của bảng so
màu
– Chỉ có thể so sánh với màu của mặt phẳng được chiếu
sáng.
– Phương pháp so màu.
• Thể hiện màu về số lượng gắn với 3 đặc trưng khách quan của
màu.
• Dựa trên cơ chế 3 thành phần màu: mỗi màu là tổng hợp của 3
kích thích màu cơ bản thể hiện bằng 3 số đo - tọa độ màu.
• Các đặc trưng của màu liên hệ với nhau qua tọa độ màu.
• Nhược điểm: Màu được thẻ hiện bằng 3 con số rất trừu tượng,
không gắn với cảm giác màu.
• Ưu điểm:
– Cho phép thể hiện màu của bất kỳ bức xạ nào, không phụ
thuộc nguồn gốc.
– Màu được tính toán chính xác, có thể dựa vào đây để tái
tạo màu trên thực tế.

– Màu đơn vị: trong pp so màu, quy ước màu cb là R, G, B, với:


• λR = 700 nm; BR = 683 nit.
• λG = 546,1 nm; BG = 3135 nit.
• λB = 435,8 nm; BB = 41 nit.
• Độ dài bước sóng λR, λG , λB xác định được sắc, xđ về chất.
• Độ chói Bλ xác định về lượng.
– Tọa độ màu.
• Là số lượng 3 màu cb mà khi hỗn hợp chúng sẽ pc được màu cần
xem xét trong hệ thống màu nhất định.
• Để xđ tọa độ màu cần xđ tọa độ riêng.
– Tọa độ riêng là tọa độ màu của bx đơn sắc với độ chói
phát xạ đơn vị.
– Giá trị của các tọa độ riêng được xác định bằng thực
nghiệm.
• Tọa độ màu của bx đơn sắc bằng tích của tọa độ riêng và độ chói
phát xạ.
– Phương trình màu.
• Kết quả đo màu M nào đó thể hiện bằng 3 tọa độ, được viết dưới
dạng pt màu:
– m’.M = r’.R + g’.G + b’.B;
– m’ = r’ + g’ + b’
– r’, g’,b’ đặc trưng cả về chất và lượng của màu,
– r = r’/(r’+g’+b’); g = g’/(r’+g’+b’); b = b’/(r’+g’+b’);
– r,g,b gọi là tọa độ sắc hay hệ số màu; r,g,b đặc trưng về
chất tức là sắc thái màu.
• Với một màu bất kỳ, có:
– Pt sắc: M = rR + gG + bB → để biết về sắc chỉ cần biết 2
trong 3 hệ số màu.
– Pt lượng: BM = r’.683 + g’.3135 + b’.41 → biết được độ
chói của màu.
– Tính tọa độ màu: r’λ, g’λ, b’λ.
• Tọa độ màu của nguồn bức xạ: bằng tích của công suất bức xạ
đơn sắc và tọa độ màu riêng.
• Tọa độ màu của bx px từ bề mặt hoặc qua 1 lớp trong suốt: tọa
độ màu của mẫu px hoặc thấu minh = công suất tương đối của
nguồn x tọa độ riêng x hệ số phản xạ hoặc cho qua.
– Đồ thị màu.
• Tam giác màu:
– Là đồ thị biểu diễn màu dưới dạng điểm.
– Mỗi điểm trong tam giác là 1 màu ứng với độ chói và sắc
của nó, nhưng chỉ có sắc của màu được biểu hiện rõ.
– Đỉnh của tam giác là những điểm ứng với màu cơ bản.
– Những điểm nằm trên cạnh là màu hỗn hợp 2 màu cơ bản,
những điểm nằm trong tam giác là hỗn hợp 3 màu cơ bản.
– Đỉnh của tam giác và trung điểm cạnh đối diện là 2 màu
đối nhau.
• Đồ thị màu không gian.
– Là đồ thị mô tả các đại lượng màu bằng các véc tơ không
gian.
– Trong pt màu: M = rR + gG + bB thì mỗi số hạng là một
véc tơ, việc tổng hợp màu tuân theo quy tắc cộng véc tơ,
véc tơ tổng có phương biểu thị tông màu, chiều dài biểu
thị độ chói.

5.2.3. Thiết bị đo màu


5.3. Các hệ thống so màu.
• Hệ thống so màu RGB.
• Hệ thống so màu XYZ.

Chương 6: Ứng dụng lý thuyết màu trong công nghệ


phục chế hình ảnh màu
6.1. Bản mẫu phục chế. Tính chất bản mẫu.
– Bản mẫu, phân loại và yêu cầu.
– Mẫu:
Là trạng thái ban đầu của quá trình pc, quá trình sx in nhằm tái tạo lại mẫu một
cách chính xác nhất.
– Phân loại: theo 3 t/c cơ bản:
• Theo tính chất tín hiệu:
– Mẫu nửa tông.
– Mẫu nét.
• Theo nguyên lý truyền tín hiệu:
– Mẫu phản xạ.
– Mẫu thấu minh.
• Theo đặc điểm của tín hiệu hình ảnh:
– Mẫu đen trắng.
– Mẫu nhiều màu.
– Yêu cầu:
• Về hình thức:
– Sạch, không nhăn, không gãy mép.
– Không có chi tiết thừa.
• Về nội dung: Đảm bảo mật độ:
– Đối với mẫu nét: nét vẽ có kích thước và mật độ tối thiểu
cần thiết: nét vẽ ≥ 0,1mm, D ≥ 1,3; khoảng cách nét vẽ ≥
0,2.
– Đối với mẫu nửa tông:
» Mẫu đen trắng: ΔD = 1,5 ± 0,3.
» Mẫu màu: ΔD = 1,5 ± 0,5
– Tính chất một số loại mẫu.
– Mẫu nét:
• VD: bản vẽ kỹ thuật, tranh minh họa.
• Là mẫu mà trên đó chỉ có 2 trạng thái mật độ: có và không có gì.
• Mật độ quang D: trong mẫu nét:
– Có tín hiệu: có cùng giá trị Dmax , mực phủ kín nền vật
liệu in.
– Không có tín hiệu: D = 0, lộ ra nền của vật liệu in.
– Mẫu nửa tông.
• Có nhiều trạng thái mật độ, mật độ chuyển dịch đều đặn từ sáng
đến tối: D = 0 → Dn→ Dmax , trong đó, số bước chuyển tông Dn
càng nhiều thì sự chuyển tông càng nhẹ nhàng.
• Trong mỗi ảnh mẫu nửa tông có một đại lượng đặc trưng:
khoảng mật độ ΔD = Dmax – Dmin.
• Bất cứ một mẫu nủa tông nào cũng có vô số độ chuyển tầng thứ
được phân làm ba khoảng: khoảng sáng, khoảng trung gian,
khoảng tối.
• Trong pc mẫu nủa tông không thể pc chính xác tuyệt đối.
6.2. Tính chính xác phục chế bản mẫu màu.
• Chính xác về mặt đường nét hình học của mẫu – chính xác về đồ thị.
• Chính xác về phục chế màu – chính xác truyền màu.
• Sai lệch chính trong CNPC là không đảm bảo chính xác truyền màu.
• Đánh giá kết quả phục chế:
– Phục chế như thật: mẫu và bản pc giống nhau ở từng điểm một →
không đạt được.
– Phục chế chính xác về so màu: mẫu và bản pc giống nhau về các tọa độ
màu tại tất cả các điểm màu → thường không đạt được.
– Trong thực tế chỉ đạt được sự chính xác tâm lý → nguyên tắc pc chính
xác tâm lý:
• Phục chế đúng sự tương phản về mật độ: khoảng mật độ quang
ΔDpc = ΔDmẫu..
• Phục chế đảm bảo tính cân đối màu theo thang xám: tính cân đối
màu được kiểm tra theo sự pc tính trung hòa của màu xám →
thường dùng thang xám để đánh giá quá trình pc màu.
– Các yêu cầu cần đạt được trong pc:
• Chính xác hình học.
• Pc độ tương phản.
• Pc cân bằng xám.
• Pc và hiệu chỉnh màu.
6.3. Nguyên lý phục chế mẫu bằng các màu cơ bản.
• Dựa trên nguyên tắc tổng hợp màu trừ: bằng việc chồng lần lượt 3 lớp mực
C,M,Y và K liên tiếp lên nhau có thể tạo ra vô số màu sắc khác.
• Độ đậm nhạt của màu được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ dày hoặc diện
tích lớp mực.
• Đối với pp in phẳng, do không thể thay đổi chiều dày lớp mực nên để pc ảnh
nửa tông phải dùng pp t’ram hóa: chia ảnh nửa tông ra thành các phần tử nhỏ
riêng biệt có diện tích thay đổi hoặc tần số xuất hiện thay đổi nhưng cùng độ
dày lớp mực.
• → Từ việc tổng hợp các màu cơ bản và màu đen với tỉ lệ khác nhau có thể tái
tạo hình ảnh, màu sắc trong bản mẫu.
• Sự pc màu được thực hiện theo 3 bước:
– Phân tích mẫu thành tín hiệu 3 màu cơ bản và màu đen – quá trình phân
màu.
– Chế khuôn.
– In chồng màu.

6.4. Đặc trưng của bộ mực màu cơ bản.


• Đặc trưng phản xạ ánh sáng.
– Mực lý tưởng: các màu cơ bản trong bộ mực lý tưởng hấp thụ hoàn toàn
một vùng phổ của ánh sáng trắng và phản xạ 2 vùng còn lại.
• Mực Y: hấp thụ hoàn toàn vùng 400 – 490nm, phản xạ 2 vùng từ
490 – 700 nm.
• Mực M: hấp thụ hoàn toàn vùng 490 – 575 nm, phản xạ 2 vùng
từ 400 - 490 nm và 570 – 700 nm.
• Mực C: hấp thụ hoàn toàn vùng 570 – 700 nm, phản xạ 2 vùng
từ 400 - 570 nm.
– Mực thực: các màu cơ bản không hấp thụ hoàn toàn 1 vùng phổ, không
px hoàn toàn 2 vùng phổ còn lại → có sự sai lệch về đặc trưng của phổ
px so với mực lý tưởng → khung bao màu của mực thực bị thu hẹp so
với mực lý tưởng, khi thay đổi chiều dày lớp mực ngoài việc thay đổi
độ đậm, độ sáng còn làm thay đổi tông màu → thay đổi tổng hợp màu.
• Đồ thị phổ phản xạ của mực in.
6.4.2. Tính chất màu của 3 màu mực cơ bản.
- Tính chất màu sắc
- Tính chất phổ trắc quang
6.4.3. Vai trò của mực đen trong quá trình phục chế
- Tăng độ nét sự truyền đạt chi tiết ảnh, tăng độ sâu ở vùng tối.
- Giữ thế cân bằng xám.
- Thay thế mực màu ở vùng đen của ảnh.
6.5. Thang màu đối với qúa trình phục chế.
6.5.1. Thang tầng thứ.
- Là vật chuẩn để kiểm tra kết quả truyền tầng thứ trong quá trình phục chế.
- Gồm nhiều bậc có mật độ quang tang dần.
- Số bậc và diện tích mỗi bậc thay đổi tùy từng loại thang.
- Khi sử dụng, chọn loại thang có ∆D phù hợp với ∆D của mẫu.
6.5.2. Thang bao màu
- Thang bao màu được xây dựng dựa trên cơ sở khung bao màu.
- Khung bao màu là toàn bộ những màu mà bộ mực cơ bản có thể phục chế được.
6.6. Quá trình tách màu.
6.6.1. Khái niệm.
- Là quá trình tách một bản mẫu thành 3 âm bản/dương bản ứng với từng màu cơ bản.
6.6.2. Phương pháp tách màu.
- Chụp phân màu quang cơ.
- Chụp phân màu điện tử
6.7. Cơ sở lựa chọn thứ tự in chồng màu.
6.7.1. Tính chất mực in.
Nên in màu có độ tương phản cao trước để dễ kiểm tra vị trí hình ảnh trên tờ in
và đánh giá chất lượng in.
6.7.2. Tính chất bản mẫu
Màu chủ thể của bản mẫu sẽ quyết định màu in đầu tiên.
6.7.3. Chụp phân màu.
6.7.4. Sự nhận mực.
Mực ở đơn vị in thứ nhất phải có độ dính cao hơn mực in sau, tính dính của mực
giảm dần.
6.7.5. Máy in.
- Thứ tự chồng màu thay đổi khi in nhiều màu trên máy in một màu so với khi in trên
máy in nhiều màu.

Chương 7: Cơ sở lý thuyết phục chế mẫu bằng t’ram trong in


7.1. Khái niệm t’ram
T’ram là phương tiện giúp phân tích ánh sáng chiếu tới thành các điểm in hay
không in.
7.2. Ý nghĩa của việc t’ram hóa hình ảnh.
Biến bài mẫu với đường biểu diễn mật độ liên tục thành đường biểu diễn mật độ
chỉ có hai cấp độ sáng và tối phục vụ cho việc in ấn.
Hình 7.1:Sự tái tạo tông màu của ảnh chụp được thực hiện bằng t‘ram
7.3. Hệ thống hóa các loại t’ram
7.3.1. T’ram Autotypisch – t’ram distanz – t’ram contakt – t’ram điện tử.
- T’ram Autotypisch: là tất cả các loại t’ram tạo ra hạt t’ram có diện tích thay đôi (còn
gọi là t’ram tự giãn): VD: t’ram distanz, t’ram contakt
- T’ram distanz: có một khoảng cách giữa t’ram và vật liệu nhạy sáng (t’ram kính)
- T’ram contact: có sự tiếp xúc trực tiếp giữa t’ram và vật liệu nhạy sáng.
- T’ram điện tử: hạt t’ram tạo nên không qua lưới t’ram contact hay distanz mà được
ghi trực tiếp lên phim theo từng dòng bởi các tia lazer
7.3.2. T’ram kỹ thuật.
Là tất cả các loại t’ram phục vụ cho việc tạo nên cấu trúc của hình ảnh trên toàn
bộ diện tích: có thể tạo nên một tông màu đều đặn trên toàn bộ diện tích.
7.4. Tiến trình tạo t’ram trên máy tách màu điện tử
7.4.1. Nguyên tắc tạo t’ram trên máy tách màu điện tử.
- Bài mẫu được phân tích theo từng điểm một và khi xử lý tuần tự từng hạt t’ram
sẽ được tạo thành bởi nhiều chấm nhỏ do nhiều tia lazer tạo ra.
- Bài mẫu được phân tích từ trên xuống dưới và tuần tự đầu đọc sẽ nhích sang một
bên để phân tích tiếp bài mẫu, các hạt t’ram cũng được tạo thành tuần tự từ trên
xuống dưới và nhích sang một bên theo chiều chuyển động của đầu ghi.
7.4.2. Tiến trình tạo t’ram trên máy tách màu điện tử.
1. Tiến trình phân tích hình ảnh.
- Tín hiệu sau khi qua đầu đọc sẽ qua kính lọc màu R, G, B để phân thành tín hiệu
riêng rẽ cho các màu C, M, Y và trong đầu đọc cũng có thêm một kênh nữa cho màu
đen.
- Bốn tín hiệu này sẽ được hội tụ trên bốn ống nhân quang nhằm chuyển bốn tín hiệu
quang thành bốn tín hiệu điện và được khuếch đại lên nhiều lần.
Hình 7.2: Cấu tạo ống nhân quang

2. Tiến trình xử lý tín hiệu


- Tiếp theo tín hiệu được chuyển tới máy tính điện tử có chứa chương trình đồ thị
tầng thứ, tại đồ thị tầng thứ này, thông tin về độ đậm nhạt của bài mẫu được biến đổi
lại để tạo thành tín hiệu t’ram, khi thay đổi đồ thị tầng thứ này ta sẽ thay đổi đặc tính
của t’ram.
- Tín hiệu về mật độ từng màu của một pixel sẽ thông qua đồ thị tầng thứ này để
lấy ra tín hiệu về t’ram tương ứng.
- Các tín hiệu về mật độ sau khi qua đồ thị tầng thứ sẽ lấy ra tín hiệu về t’ram
tương ứng sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính.
- Nếu chỉ số bên ô nhớ lớn hơn chỉ số bên phần tử tương ứng với nó trong SPM-
bảng tham chiếu về t‘ram thì bộ phận so sánh sẽ cho lệnh ghi tương ứng với trạng thái
1(mở tia lazer) nếu chỉ số này nhỏ hơn thì bộ phận so sánh sẽ cho lệnh không ghi -
ứng với trạng thái 0 (đóng tia lazer). Các tín hiệu ghi hay không ghi sẽ được chuyển
đến lưu trữ ở Register – thanh ghi, các ô nhớ trên thanh Register sẽ lần lượt lưu lại
các trạng thái 0 hay 1.
3. Tiến trình ghi.
- Khi số liệu của từng hàng của bộ nhớ qua bộ phận so sánh với SPM – bảng tham
chiếu về t’ram rồi chuyển xuống Register – thanh ghi đã được nạp đầy Register thì nó
sẽ xuất dữ liệu này xuống bộ phận điều khiển việc đóng mở tia lazer.
Hình 7.3: Cấu trúc của hạt t’ram điện tử

7.5. Cơ sở lý thuyết của việc tạo t’ram trên các máy ghi phim và ghi bản
7.5.1. Các hạt t’ram nửa tông.
Là hạt t’ram có kích thước thay đổi từ 0 → 100% để biểu diễn sắc độ xám của
hình ảnh.
7.5.2. Độ phân giải t’ram.

Hình 7.4: Trên 1 inch vuông có 10 đường theo chiều ngang và 10 đường theo chiều
dọc – 10 lpi
- Là khái niệm dùng để chỉ mật độ t’ram trên một đơn vị diện tích
- Thường dùng đơn vị số lượng đường (cách đều nhau) trên một đơn vị chiều dài
(cm hoặc inch).
- Số lượng điểm t’ram trên một đơn vị diện tích càng lớn thì diện tích nốt t’ram
100 % càng nhỏ, hình ảnh được thể hiện càng mịn và nhiều chi tiết hơn.
- Hiện nay thường dùng các độ phân giải t’ram từ 80 → 200 lpi
Hình 7.5: Ảnh phóng to của một inch hình ảnh và các lưới t’ram ở 20lpi, 50 lpi

Hình 6.3: Hạt t’ram nửa tông


7.5.3. Độ phân giải ghi và hạt t’ram nửa tông.
- Độ phân giải ghi phản ánh khả năng ghi các điểm lazer sát nhau của thiết bị ghi, các
tia lazer càng được ghi sát vào nhau thì độ phân giải của đầu ghi càng cao.
Độ phân giải của thiết bị ghi được tính bằng số điểm ghi trên một inch (dpi – dot per
inch)

Hình 7.6: Lưới điểm ghi

- Hạt t’ram nửa tông được tạo nên bởi nhiều điểm ghi
Hình 7.7: Lưới hạt điểm nửa tông và lưới điểm ghi

Hình 7.8: Hạt t’ram nửa tông hình thành trên lưới điểm ghi

- VD: nếu độ phân giải của thiết bị ghi là 2400dpi và độ phân giải t’ram là 150 lpi thì
một phần tử nủa tông sẽ có 256 điểm ghi.
7.5.4. Kích thước và hình dạng của một điểm ghi.
- Trong quá trình ghi các điểm ghi trong một phần tử nửa tông có thể được ghi
hoặc không ghi. Việc phối hợp các điểm ghi và không ghi như vậy sẽ tạo nên một hạt
t’ram nửa tông với kích thước và hình dạng của nó.
- Nếu các hạt t’ram nửa tông cần phải lớn hơn thì máy ghi sẽ ghi vào các phần tử
nửa tông nhiều điểm ghi hơn và ngược lại nếu cần làm cho hạt t’ram nhỏ hơn thì sẽ
có ít điểm ghi hơn.
- Để tạo ra các hình dạng hạt t’ram khác nhauthif máy ghi phim sẽ ghi theo một
tần suất nhất định sao cho hình dáng của chúng thể hiện đúng yêu cầu. Mỗi tần suất
ghi như vậy được quyết định bởi một hàm ghi. Mỗi hình dạng của hạt t’ram có một
hàm ghi riêng
7.5.5. Các mức độ xám.
- Thực nghiệm chứng minh rằng khi quan sát các nấc chuyển từ sáng nhất đến tối
nhất mắt người sẽ không thấy được từng nấc nếu như từ nơi sáng nhất đến nơi tối
nhất có hơn 200 bước chuyển, vì vậy thiết bị Postcript thông thường cần có ít nhất
256 mức độ xám (8 bit) để phục chế hình ảnh chính xác.
- Nếu có càng nhiều điểm ghi trong một phần tử nủa tông thì càng có nhiều mức
độ xám được phục chế.
- VD: nếu một phần tử nửa tông được tạo nên bởi 4 điểm ghi thì số mức xám
tương đương sẽ là 5 ứng với: 0% đen (không có điểm ghi nào được ghi); 25% đen (1
trong 4 điểm ghi được ghi); 50% đen (nửa số điểm ghi được ghi); 75% đen (3trong 4
điểm ghi được ghi); 100% đen (tất cả các điểm ghi đều được ghi)

Hình 7.9: Các mức độ xám được thể hiện bởi một phần tử nửa tông có 4
điểm ghi

7.5.6. Quan hệ giữa mức độ xám và độ phân giải t’ram.


Số mức xám = (dpi/lpi)² +1; trong đó
- Số mức xám là số chi tiết được thể hiện của một hình ảnh khi chuyển từ phần
sáng đến phần tối.
- dpi: là số điểm ghi trên một inch, thể hiện khả năng của thiết bị và đây là con số
cố định
- lpi: là độ phân giải t’ram thể hiện độ mịn của các phần tử t’ram cấu thành hình
ảnh.
VD: máy in lazer có độ phân giải 300dpi nếu muốn in theo chuẩn 256 mức độ
xám thì chỉ đạt được độ phân giải t’ram khoảng 18 lpi, khi đó không thể phục chế
được vì hạt t’ram quá to và thô; còn nếu muốn phục chế với độ phân giải t’ram 100
lpi thì số mức xám khi đó là 10, không phục chế được vì hình ảnh bị gẫy tông.
- Thực tế máy ghi phim có độ phân giải cao hơn rất nhiều so với máy in lazer.
Người ta luôn cố gắng giữ mức độ xám là 256 và thay đổi độ phân giải ghi cho từng
độ phân giải t’ram khác nhau. (ĐPG ghi 1600 cho ĐPG t’ram 100 lpi; ĐPG ghi 3200
cho ĐPG t’ram 200 lpi...)
7.5.7. Vấn đề xoay góc t’ram trên máy ghi phim.
- Để đảm bảo chất lượng cho quá trình phục chế, 4 bản phim màu C, M, Y, K phải
được đặt ở góc độ khác nhau nếu không khi in sẽ bị chồng lên nhau dẫn tới hiện
tượng tối hóa hình ảnh và không tận dụng được sự đa dạng của tổng hợp màu.
- Để quá trình phục chế được tốt nhất cần: Sử dụng kỹ thuật t’ram hóa để chia
hình ảnh thành các điểm nhỏ để tái tạo tông màu; Để tránh moire phải đặt t’ram trên
các bản phim màu với các góc độ phù hợp: K-45◦; M-75◦; C-15◦hay 105◦; Y-0 hay
90◦.
- Tuy nhiên các máy ghi phim hiện nay không phải lúc nào cũng đạt được các góc
xoay chính xác như vậy, nhiều pp t’ram hóa đã được phát triển để giúp mày ghi phim
xoay được các góc càng gần với góc xoay truyền thống bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Chương 8: Quản lý màu


8.1. Tại sao phải quản lý màu.
– Nhằm pc màu ổn định và chính xác trên nguyên tắc không đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức và kinh nghiệm.
– Cho phép người sử dụng kiểm soát màu và điều chỉnh màu khi phục
chế hình ảnh trên nhiều thiết bị pc khác nhau.
8.2. Quản lý màu là gì.
Là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng hệ thống
pc theo các điều kiện in thực tế để màu khi in ra giống mẫu.
8.3. Quá trình căn chỉnh.
Gồm 3 giai đoạn cơ bản:
– Căn chỉnh thiết bị.
– Mô tả đặc tính của thiết bị.
– Chuyển đổi không gian màu.
8.4. Các nguyên tắc của hệ thống quản lý màu.
• Tạo hồ sơ màu cho thiết bị.
– Tạo hồ sơ màu cho máy quét.
– Tạo hồ sơ màu cho màn hình.
– Xác định đặc tính và tạo hồ sơ màu cho máy in.
• Chuyển đổi màu với các hồ sơ màu.
– Quản lý màu với các dữ liệu CMYK.
– Quản lý màu với các dữ liệu RGB.
8.5. Không gian màu giao tiếp.

You might also like