You are on page 1of 2

TRIẾT HỌC

NHÓM 2
Nhóm trưởng: Nguyễn Hải Dương – 18100174 – UD 23.03 x
Phan Đinh Hương Ly – 18108055- KS 23.01 Tốt x
Bùi Đức Chính – 18113648 – NL 23.05 Tốt x
Phạm Minh Tuân – 18111857 HP23.01 Khá x
Câu 2: Hãy làm rõ quan điểm: Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan một cách tích cực chủ động, tự giác và sáng tạo, từ đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận đối với hoạt động học tập của sinh viên.

a. Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri
thức về thế giới khách quan đó. Đây cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng
về bản chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản sau
đây:
– Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người.
– Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào
bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không
có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa
nhận thức được.
– Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và
sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít
đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…
– Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhận thức thuộc phạm vi
hoạt động phản ánh của con người (với tư cách chủ thể nhận thức) đối với thế giới
khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông qua hoạt động
thực tiễn và nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng
lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó.

b. Ý nghĩa phương pháp luận đối với hoạt động học tập của sinh viên:
Quá trình học tập của con người nói chung, của sinh viên nói riêng là quá
trình tiếp thu những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, đã được thực tiễn
chứng minh tính đúng đắn, chân thực, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
Quá trình tiếp thu này cũng đòi hỏi phải tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Từ
những tri thức đã tiếp thu được, người học phải tự giác, chủ động, sáng tạo vận
dụng vào trong thực tế cuộc sống, tiếp tục chu trình phát triển của nhận thức: “... từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn và từ thực tiễn (trực quan sinh động) đến tư duy
trừu tượng. Nếu không tự giác, chủ động sáng tạo trong quá trình nhận thức thì
“vòng khâu” quá trình nhân thức sẽ bị đứt quãng, dở dang và không hiệu quả.
Đối với việc học tập của học sinh sinh viên, nhận thức được coi là nền móng
trong việc học tập và sáng tạo. Bởi vì phải nhận thức được cốt lõi của nền tảng
môn học và đi từ những thứ cơ bản nhất và hiểu, nhận thức được kiến thức thì mới
có thể phát triển, sáng tạo.
Ví dụ: như việc học tập, để có thể học được những môn toán cao cấp... Bạn
cần có một nền móng từ những phép cộng, trừ đơn giản nhất. Bạn phải nhận thức
được con số các phép tính cộng trừ và hiểu quy luật của chúng, đây cũng được coi
là nhận thức về con số và phép tính dựa trên nhận thức ở lĩnh vực học tập.

You might also like