Chương 1

You might also like

You are on page 1of 10

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:


- Trong khi cùng tồn tại, câu hỏi được đặt ra đó là giữa các sự vật và hiện tượng
của thế giới có mối liên hệ tác động qua lại ảnh hưởng với nhau không? Nếu có
thì cái gì đã quy định mối liên hệ đó?
- Trong lịch sử triết học,để trả lời những câu hỏi đó, ta có thể thấy những quan
điểm khác nhau:
 Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: Các sự vật hiện
tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia.
Chúng không có sự phụ thuộc không có sự rang buộc và quy định lẫn
nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là quy định
bề ngoài mang tính ngẫu nhiên.
 Những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng giữa các sự vật,
hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập song lại tác động
qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ ở đây là sự gia tăng dân số ở một
nước sẽ ảnh tưởng đến trực tiếp kinh tế, giáo dục… mà vấn đề này
không chỉ ở một nước mà nó còn lan rộng ra toàn thế giới.

- Để trả lời vế câu hỏi thứu hai, ta hiểu như thế nào là mối liên hệ ?
 “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận
trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan
hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định
làm đối tượng kia thay đổi.
 Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay
đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác,
không làm chúng thay đổi. Liên hệ và cô lập hoàn toàn không có nghĩa
là, một số đối tượng luôn liên hệ, còn những đối tượng khác lại chỉ cô
lập. Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên vẫn có sự cô lập, cũng như
ở các trường hợp cô lập vẫn có mối liên hệ qua lại. Trong thế giới mọi
đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau. Chúng
liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và không liên hệ với nhau ở những
khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng
khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay
đổi.

- Những người theo chủ nghĩ duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan trả
lời rằng cái quy định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức cảm giác con người, ví dụ:
Platon.Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, Beccoly cho rằng: cảm giác
là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, Heeghen xuất phát từ
lập trường duy tâm khách quan lại vạch ra rằng “Ý niệm tuyệt đối” là nền tảng
của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
- Những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng
định: Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng. Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng,
phong phú, có khác nhau bao nhiêu song chúng đều chỉ là những dạng khác
nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính
thống nhất nên chúng không tồn tại biệt lập nhau mà trong sự tác động qua
lại, chuyển hóa cho nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó,
triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các
sự vật.hiện tượng hay giữa các mặt của sự vật, của một hiện tượng trong thế
giới 
- Trong thế giới này các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách chúng chứng minh
sự tác động của chúng qua lại. Và cũng nhưu con người chúng ta chúng ta cũng
khẳng định mình qua các mối quan hệ xã hội có sự tác động qua lại với nhau.
+ Các tính chất của mối liên hệ:
Theo quan điểm duy vật biện chứng mối liên hệ có các tính chất sau:
- Tính khách quan:
 Có thể khẳng định: Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng là khách quan
vốn có vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Có mối
liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối
liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Có
các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và
tác động giữa các hình thức của nhận thức)... Các mối liên hệ, tác động
đó - suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
 Con người phải tiếp nhận vô vàn mối quan hệ chằng chịt. Do đó, con
người phải hiểu biết các mối quan hệ và vận dụng các mối quan hệ đó để
giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích
của xã hội và bản thân con người.
- Tính phổ biến:
Không chỉ mang tính khách quan, mối liên hệ còn mang tính phổ
biến.Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện:
 Thứ nhất: “Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật hiện
tượng khác, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ ” .
Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra
ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa
các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng…Trong
thời đại ngày nay, không một quốc gia nào không có quan hệ,không có
liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì
thế mà hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu thế toàn cầu hóa
mọi mặt của đời sống, xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề
toàn cầu như: dịch bệnh, đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, chất lượng giáo
dục… Và do đó để phát triển con người toàn diện cần phải quan tâm
giáo dục về mọi mặt.

 Thứ hai: Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể,
tùy theo điều kiện nhất định. Song dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là
biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất những hình thức
liên hệ riêng lẻ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép
biện chứng duy vật chỉ ngiên cứu những mối liên hệ chung nhất bao
quát nhất của thế giới. Bởi thế Ph.Ăng ghen viết: “Phép biện chứng là
khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Vì những lý do trên, triết học xem
mối lên hệ đó là mối liên hệ phổ biến.

- Tính đa dạng, phong phú:


Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng đó thành từng loại tùy theo tính chất
phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò gián tiếp hay
trực tiếp mà nó có thể khái quát thành những mối liên hệ khác nhau tùy theo
từng cặp. Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại và phát triển của bản thân
sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Các mối liên hệ
phổ biến của sự vật, hiện tượng trong thế giới khái quát thành các cặp phạm trù
cơ bản của phép biện chứng.
 Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng.
 Mối liện hệ giữa trực tiếp và gián tiếp.
 Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
 Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
 Mối liên hệ giữa chủ yếu và thức yếu.
 Mối liên hệ giữa bản chất và không bản chất.
 Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
 Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực.
 …
Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò
của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương
đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp, không thể tách
chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác, chúng giữ những vai trò khác nhau quy
định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia từng cặp mối
liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức,
một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong
từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ,
hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật, hiện tượng. Mọi
liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể
của chúng.

Như vậy, các sự vật và hiện tượng có mối liên hệ rất đa dạng và phong phú. Do
đó, khi nhận thức về các sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn
diện, tránh rơi vào các quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật hiện tượng ở
một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của
chúng.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về nguyên nhân vì sao điểm số cá nhân của bản thân mình
ngày càng đi xuống, kém đi thì ta phải tìm hiểu về nhiều mặt như là ý thức học
tập của mình, phương pháp tiếp cận của mình với môn học, phương pháp giảng
dạy của của giáo viên có phù hợp chưa,…

Ý nghĩa của phương pháp mối liên hệ phổ biến:


 Quan điểm toàn diện
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn
tại trong các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến
nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm toàn diện, phải tránh xem xét phiến diện.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mỗi hoạt động nhận thức và thực tiễn
quan điểm toàn diện đưa ra yêu cầu sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của
chỉnh thể đó; cần tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một
hoặc một vài mối liên hệ đã vội vàng đi đến kết luận về bản chất của sự vật như Lênin
từng nói: “Để hiểu được sự vật cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ, quan hệ trực tiếp cũng như quan hệ gián tiếp của sự vật đó” trên cơ
sở đó mới nhận thức đúng về sự vật và hiện tượng.
Thứ hai, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt được các mặt, các
mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ
nội tại. Để làm rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao trong hoạt động của bản thân chúng ta phải xem xét thấu đáo và phân
biệt từng mối liên hệ tránh xem xét giàn trải, liệt kê, cần phải đi từ tri thức nhiều mặt,
từ mối liên hệ của sự vật để khái quát và làm nổi bật lên cái cơ bản nhất và quan trọng
nhất của sự vật và hiện tượng đó. Bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh
được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và
tác động qua lại của đối tượng. Trong quan hệ giữa con người với con người chúng ta
phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó

Thứ tư, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét sự vật, hiện tượng. Phiến
diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ. Cũng có nghĩa là
xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên hệ không bản chất, thứ yếu…
Đó cũng là cách cào bằng những thuộc tính, những tính quy định trong bản thân mỗi
sự vật.Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng.
Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê

Một số vấn đề chung về đạo đức


- Quan niệm về đạo đức:
+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thể hiện cách nhận thức của con
người trong mối quan hệ với con người và với cộng đồng, là những quy tắc
chuẩn mực trong ứng xử xã hội.
+ Đạo đức là một phạm trù lịch sử. Nó biến đổi và phát triển cùng với sự biến
đổi và phát triển về kinh tế, chính trị,xã hội.
+ Đạo đức là một yếu tố cực kì quan trọng trong cấu thành nhân cách. Nó có
tác dụng:
 Đảm bảo những chuẩn mực xã hội trong quan hệ ứng xử của con
người với con người, con người với cộng đồng, và ở một mức độ
nào đó, con người với môi trường tự nhiên(trong đó con người
tồn tại và phát triển).
 Hình thành những thói quen, hành vi đạo đức và lương tâm con
người trong ứng xử.
- Khái niệm về đạo đức:
+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh và phát triển cùng với sự
biến đổi và phát triển của xã hội loài người, là một hệ thống những quy tắc ứng
xử chuẩn mực của con người trong cuộc sống.
+ Đạo đức là yếu tố để phân biệt con người với con vật. Đạo đức là sản phẩm
do con người tạo ra trong cuộc sống, trong xã hội, và nhờ nó mà con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với xã hội và nhân loại. Đạo đức thể
hiện nhân cách, phẩm chất của mỗi con người. Con người nếu không muốn bị
lên án phải nắm rõ được đạo đức và những quy tắc đó phải phù hợp với thời đại
từ đó con người có thể lựa chọn những hành vi phù hợp với mình.
 Phân loại đạo đức:
Đạo đức là một phàm trù lịch sử, xã hội và nó gắn liền với con người tồn tại
trong mọi xã hội. Nên nó có các giai đoạn và phát triển theo lịch sử. Đạo đức
gắn liền với dân tộc, với giai cấp.
Trải qua các thời kì chúng ta có các đạo đức sau:
+ Đạo đức cộng sản nguyên thủy.
+ Đạo đức chiếm hữu nô lệ.
+ Đạo đức phong kiến.
+ Đạo đức tư bản chủ nghĩa.
+ Đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Ở đây chúng ta đang xét trên phương diện đạo đức cho học sinh, sinh viên nên chúng
ta chỉ xét vào những đạo đức như có trách nhiệm bổn phận con người đối với gia đình,
nghề nghiệp, xã hội, tổ quốc, và nhân loại:
 Đạo đức nhân văn.
 Đạo đức công dân.
 Đạo đức nghề nghiệp.
Đây là các đạo loại đạo đức mà ngành giáo dục và đạo tạo phải có trách nhiệm trang
bị cho học sinh, sinh viên.
- Đạo đức nhân văn: đạo đức nhân văn hiểu một cách chung nhất là đạo đức làm
người. Đạo đức nhân văn ở người học sinh, sinh viên bao gồm những bổn phận
của mình với học tập, gia đình và xa hội sao cho phù hợp với những chuẩn mực
truyền thống xã hội, phù hợp với đạo đức dân tộc và của nhân loại.
- Đạo đức công dân: Đạo đức công dân cũng là đạo đức làm người, song với tư
cách là bổn phận công dân. Đạo đức công dân của người học sinh, sinh viên là
ở chỗ nỗ lực học tập và rèn luyện nhân cách để làm tròn bổn phận, trách nhiệm
của một công dân tương lai.
- Đạo đức nghề nghiệp: là thái độ phục vụ và lương tâm của người lao động
trong
hoạt động nghề nghiệp.

Vai trò đạo đức trong đời sống


1. Vai trò đạo đức giữa con người với con người
- Đạo đức là yếu tố cốt lõi để tạo thành nhân cách. Khi nói rằng một người nào
đó có nhân cách hay không thì trước hết người ta sẽ nghĩ dến người ấy có đạo
đức tốt, lành mạnh hay đạo đức xấu, không lành mạnh. Người có nhân cách thì
trước hết là người có phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng, và ngược lại. Đạo đức
là yếu tố để phân biệt người tốt kẻ xấu,..
- Nói đến đạo đức thì nói đến hệ thống những quy tắc ứng xử chuẩn mực của con
người trong cuộc sống. Theo đó, đạo đức góp phần hướng con người cá thể
thành con người xã hôi, làm cho mỗi con người cá thể với tất cả những đặc
trưng tâm sinh lý riêng của mình gắn bó với nhau, tạo nên mối liên kết chặt chẽ
giữa cá nhân- cộng đồng-xã hội trên cơ sở của những mối quan hệ.
 Quan hệ cá nhân- cá nhân : đưa đến đạo đức cá nhân.
 Quan hệ cá nhân – gia đình : đưa đến đạo đức gia đình.
 Quan hệ cá nhân – cộng đồng và quan hệ cá nhân – xã hội : đưa
đến đạo đức xã hội.
2. Vai trò của đạo đức xã hội :
 Đạo đức xã hội là sự phản ánh xã hội của cộng đồng người xác định, và
là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng
nhằm hình thành, phát triển hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.
 Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt
động của cá nhân thuộc cộng đồng. Nó tồn tại như một hệ thống kinh
nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.
 Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình, các cá nhân thu nhận
đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lý tưởng,
chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành nên trong lịch sử cộng
đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân.
3. Vai trò giáo dục đạo đức với sinh viên :
Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vận mệnh tương lại đất
nước nằm trong tay học sinh, sinh viên hiện nay. Do vậy, cần giáo dục các tri
thức khoa học cho sinh viên đó là cung cấp cho họ thế giới quan cách mạng và
nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên. Bởi vì, nhận thức đúng là
yếu tố cốt lõi tạo niềm tin có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, thế giới quan và nhất
là nhân sinh quan giai đoạn cách mạng hiện nay đã được bổ sung nhiều nhân tố
mới do chính cuộc sống mang lại.

Thứ hai, giáo dục tình cảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội vì nó là nền tảng
điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử
trước những biến động của xã hội.

Thứ ba, giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hiện nay, là tạo dựng ý thức
cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ. Tinh thần khoan dung và ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị
truyền thống, lịch sử, tinh thần chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân
tộc, thứ tinh thần đó tạo nên một sức mạnh bất diệt bên trong con người Việt
Nam ta.
Thứ tư, tác động của khoa học, công nghệ làm cho kinh tế xã hội có những
bước đột phá hiện nay. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần dám dương
đầu để khẳng định bản thân mình, tự chủ, chịu khó kiên trì tìm hiểu, ra sức học
tập. Vì vậy những phẩm chất, điều kiện cần để sau khi ra trường, sinh viên có
thể hoàn thành được mục tiêu đặt ra của thanh niên sinh viên là một bộ não trí
tuệ cao, ý chí kiên trì, mạnh mẽ chủ động trong mọi công việc.
Nội dung của sự vận dụng quan điểm toàn
diện vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên
Việt Nam hiện nay

 Thứ nhất, giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua quá trình giáo dục
tổng hợp các mặt về tri thức, niềm tin tin phấn đấu trong học tập và lý
tưởng cách mạng.
 Đại hội Hội Sinh Viên Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra khẩu hiệu hành
động: “Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, tiến quân vào khoa học,
công nghệ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, khẩu hiệu hành
động đó góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục tri thức
cho sinh viên, giúp sinh viên có nhận thức và hành động đúng. Giáo dục
tri thức cho sinh viên không chỉ về những kiến thức chuyên môn mà còn
giáo dục cho sinh viên giá trị đạo đức của dân tộc, nhân loại và giáo dục
cho sinh viên truyền thống dân tộc.
 Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức phải được kết hợp với giảng dạy các
môn tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội, lịch
sử Đảng,…để từng bước xây dựng và cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản, những tri thức khoa học Mác – Lênin. Sinh viên khi tiếp
nhận sẽ tự vươn mình vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng niềm tim vào sự tất
thắng của chủ nghĩa xã hội, có niềm tin, có hoài bã, có ý chí để thực hiện
lý tưởng đó.
 Ngoài ra sinh viên phải có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để họ có tính
tự giác, tích cực chủ động, tự nhận thức, tự đánh giá tư tưởng và hành vi
của mình. Nếu không làm được thì sẽ rất dễ thất bại, gục ngã trước
những cám dỗ của xã hội.

 Thứ hai, giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên.
 Giáo dục đạo đức ta cũng phải kết hợp giáo dục cho sinh viên hiểu
truyền thống dân tộc Việt Nam để có thể giúp cho sinh viên nắm vững
được những truyền thống, có được lòng tự hào để có thể kế thừa và phát
huy truyền thống của dân tộc.
 Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên là việc làm có ý nghĩa sâu
sắc để nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên trong việc giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Bên cạnh đó,
không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho sinh viên mà còn để sinh viên phát
triển truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới phù hợp với sự phát triển
của thời đại.
 Thứ ba, giáo dục tình cảm, lối sống, sức khỏe, thẩm mỹ cho sinh viên.
 Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên”, đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ tầm quan trọng của sức khỏe như tài sản quý báu, là hạnh phúc của
mỗi người. Để học tập thật tốt, hoàn thiện bản thân, xây dựng nước nhà,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mỹ dục: là để phân biệt cái gì là đẹp,
cái gì là không đẹp”. Giáo dục thẩm mỹ hình thành ở con người một
quan hệ thẩm mỹ nhất định đối với hiện thực, đáp ứng nhu cầu hướng
thiện, nhu cầu khám phá và thưởng thức cái đẹp của nghệ thuật và cuộc
sống.

 Thứ tư, để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cần có môi
trường giáo dục thuận lợi nhằm tác động tích cực tới công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên.
 Giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ chung của mỗi gia đình,
nhà trường và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trường
học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc
giáo dục thanh niên” .
 Gia đình chính là môi trường đầu tiên và là nơi thường xuyên mà mọi
người tiếp nhận sự giáo dục để hình thành và phát triển. Thông qua gia
đình, con người khi còn trẻ có thể tiếp nhận được các giá trị đạo lý, kỷ
cương, … giúp định hướng nhân cách, lối sống cho giới trẻ, góp phần
tạo ra các công dân có ích cho xã hội trong tương lai.
 Bên cạnh gia đình thì vai trò của nhà trường và đoàn thể thanh niên
cũng vô cùng to lớn đối với giáo dục sinh viên. Nhà trường có vai trò
quản lý và tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận được những
quan điểm,tri thức của môn đạo đức, giúp sinh viên củng cố ý
thức, hành động và niềm tin đạo đức của bản thân.
 Không những thế, việc giáo dục đạo đức còn phụ thuộc vào môi trường
xã hội xung quanh sinh viên, giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và
hoàn thiện nhân cách của sinh viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cho
sinh viên.

 Gia đình, nhà trường và xã hội có những vị trí chức năng khác nhau
nhưng tất cả đang đóng góp sức mình vào việc giáo dục, xây dựng đạo
đức cho sinh viên Việt Nam. Vì vậy, cả gia đình, nhà trường và xã hội
phải có sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong việc giáo
dục đạo đức cho sinh viên.
 Thứ năm, Để sinh viên có thể tiếp thu và thực hiện nội dung giáo dục đạo
đức, cần phải có những phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp.
 Phương pháp giảng dạy là một trong những nhân tố thực hiện thắng lợi
mục tiêu giáo dục và đào tạo. Khi đã xác định được mục tiêu, xây dựng
xong nội dung chương trình bài giảng thì phương pháp giảng dạy sẽ
quyết định chất lượng của quá trình giáo dục và đào tạo. Phương pháp
giảng dạy càng phù hợp với đối tượng và môn học thì kết quả, chất
lượng của quá trình dạy học càng cao.
 Trong giảng dạy đạo đức học hiện nay, cần phải kết hợp giữa phương
pháp giáo dục đạo đức truyền thống và hiện đại, tránh sự áp đặt, giáo
dục một chiều với những nội dung chung chung trừu tượng. Mà phải sử
dụng các phương pháp sư phạm linh hoạt, tùy vào những ngành mà sinh
viên đang theo học để truyền thụ cho sinh viên.
 Mặt khác, phải giáo dục cho sinh viên ý thức tự học, tự rèn luyện, tự
chịu trách nhiệm, hăng hái tham gia các phong trào sinh hoạt đoàn thể
nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ giá trị của cuộc sống, các giá trị của
nhân văn, giá trị đạo đức trong cuộc sống để góp phần xây dựng đất
nước ngày càng văn minh và hiện đại

You might also like