You are on page 1of 10

AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol.

24 (1), 76 – 85

KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA 16 MẪU/GIỐNG NGHỆ ĐEN


(CURCUMA ZEDOARIA ROSC.) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ISSR

Huỳnh Trường Huê1


1
Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM

Thông tin chung: ABSTRACT


Ngày nhận bài: 01/08/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt: This study aims at evaluating the genetic diversity and determining the
01/05/2019 relationship of 16 zedoary accessions/varieties (Curcuma zedoaria Rosc.) by
Ngày chấp nhận đăng: 7 ISSR markers. Analytical result shows a relatively high level of
02/2020 polymorphism, a ratio of 80,1%, 47 out of total 56 bands were polymorphic,
Title: with size from 100 - 1.500 bp.. The dengrogram analysis shows the genetic
A survey of genetic diversity of relationships and diversity among varieties. Hereditary similarly coefficent
16 Zedoary of 16 accessions/varieties ranges from 0,63 to 1 and divides into four groups
accessions/varieties (Curcuma on the dengrogram: The first group consists of 8 accessions/varieties with
zedoaria Rosc.) based on the
the similarly coefficent ranging from 0,76 to 0,95; The second group consists
Inter Simple Sequence Repeat
(ISSR) markers of 2 accessions/varieties with the similarly coefficent is 0,89; The third group
consists of 2 accessions/varieties with the similarly coefficent is 0,77; The
Keywords: four group consists of 4 accessions/varieties with the similarly coefficent
Curcuma zedoaria Rosc.,
ranging 0,86-1,00. The results shows that these 16 zedoary
genetic diversity, ISSR,
zedoary accessions/varieties have the difference of genetic diversity and high levels of
diversity. The overall results show that there are genetic differences between
Từ khóa: 16 samples / varieties and they have a relatively high genetic diversity.
Curcuma zedoaria Rosc., đa
dạng di truyền, dấu phân tử
ISSR, nghệ đen TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đa dạng di truyền của 16 mẫu giống nghệ đen (Curcuma
zedoaria Rosc.) bằng chỉ thị phân tử ISSR” được thực hiện nhằm đánh giá sự
đa dạng và xác định mối quan hệ di truyền của 16 mẫu/giống nghệ đen dựa
trên 7 chỉ thị ISSR.
Kết quả phân tích trên 7 đoạn mồi ISSR cho tỷ lệ đa hình là 80,1%, trong
tổng số 56 băng khuếch đại có 47 băng đa hình, với kích thước từ 100-1.500
bp.
Kết quả của sơ đồ hình nhánh thể hiện mối quan hệ và tính đa dạng di truyền
giữa các giống. Mức độ quan hệ di truyền giữa các giống trên trục hệ số
đồng dạng di truyền nằm trong khoảng từ 0,63 đến 1 và chia 16 mẫu/giống
thành 4 nhóm: Nhóm thứ nhất có 8 mẫu/giống với mức tương đồng di truyền
nằm trong khoảng 0,76-0,95; Nhóm thứ hai có 2 mẫu giống với mức tương
đồng khoảng là 0,89; Nhóm thứ ba có 2 mẫu/giống với mức tương đồng là
0,77; Nhóm thứ tư có 4 mẫu/giống với mức tương đồng di truyền nằm trong
khoảng 0,86-1,00.

76
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Các kết quả trên cho thấy có sự khác biệt về mặt di truyền giữa 16
mẫu/giống được thu thập và chúng có sự đa dạng di truyền khá cao.

1. GIỚI THIỆU ISSR (Nguyễn Lộc Hiền và cs., 2013). Bùi Thị
Nghệ đen (Curcuma zedoaria Rosc.) là một trong Cẩm Hường và cs. (2016) đã nghiên cứu đánh giá
những loài thuộc chi Nghệ (Curcuma), họ Gừng sự đa dạng di truyền của 20 giống nghệ ở miền
(Zingiberaceae) có giá trị dược liệu rất cao. Nam Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử RAPD và
Curcumin và secquiterpene là những hoạt chất ISSR.
sinh học chính có trong nghệ đen, chúng có khả Để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công
năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và tác bảo tồn nguồn gen cũng như cơ sở cho việc
còn là chất chống oxy hoá mạnh, chống ung thư... chọn lọc, phát triển nguồn dược liệu nhiều tiềm
(Đỗ Tất Lợi (1995); Jang và cs. (1997); Phan năng này, đề tài: “Khảo sát tính đa dạng di truyền
Minh Giang và cs. (1998); Wilson và cs. (2005); của 16 mẫu/giống nghệ đen (Curcuma zedoaria
Lã Đình Mỡi và cs. (2005); Trần Thị Việt Hoa và Rosc.) bằng chỉ thị phân tử ISSR” thực hiện nhằm
cs. (2007); Nguyễn Thị Phúc Lộc (2010); đánh giá tính đa dạng di truyền của 16 mẫu/giống
Banisalam (2011); Huỳnh Xuân Đào (2011); Võ nghệ đen ở mức độ phân tử DNA và xác định mối
Châu Tuấn (2014)). Vì vậy, tiềm năng sử dụng quan hệ di truyền giữa các giống nghệ đen nhằm
của nghệ đen trong dược liệu rất lớn và là một phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen và chọn
trong những loại cây trồng đang được các nhà giống.
nghiên cứu quan tâm không chỉ về giá trị sử dụng 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
mà còn về tính đa dạng di truyền của chúng.
2.1 Vật liệu
Bên cạnh những nghiên cứu về thành phần tinh
Mẫu củ của 16 mẫu/giống nghệ đen được thu thập
dầu hay các hợp chất sinh học có công dụng dược
từ các địa điểm khác nhau như: An Giang (Tịnh
liệu trong củ nghệ đen, còn có những nghiên cứu
Biên, Tri Tôn, Long Xuyên), Cần Thơ, Đà Lạt, Hà
đánh giá mức độ đa dạng di truyền trên những cá
Nội (Trung Tâm Tài Nguyên Thực Vật) và
thể nghệ đen được trồng ở những vùng địa lý khác
Campuchia. Các mẫu/giống nghệ đen được trồng
nhau tại Bangladesh bằng dấu phân tử RAPD
để lưu giữ giống trên từng liếp riêng biệt và được
(Islam và cs., 2005 & 2007). Đánh giá mức độ đa
chăm sóc theo qui trình trồng nghệ. Các
dạng di truyền của các loài trong chi nghệ có
mẫu/giống được trình bày ở Bảng 1.
nguồn gốc tại tỉnh Bình Dương bằng dấu phân tử
Bảng 1. Kí hiệu, địa điểm và màu thịt củ của các giống nghệ đen thu thập

STT Kí hiệu Nguồn mẫu Màu thịt củ


1 CZ-5739 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng nhạt viền xanh dương
2 CZ-1150 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng đậm viền xanh dương
3 CZ-1152 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng nhạt viền xanh dương
4 CZ-11161 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng nhạt viền xanh dương
5 CZ-TB1 Núi Cấm (Tịnh Biên) – An Giang Vàng đậm viền xanh dương
6 CZ-LX Long Xuyên – An Giang Vàng đậm viền xanh dương

77
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

STT Kí hiệu Nguồn mẫu Màu thịt củ


7 CZ-11154 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng nhạt viền xanh dương
8 CZ-HN1 Hà Nội màu vàng đậm viền xanh dương
9 CZ-TT1 Tri Tôn- An Giang Vàng nhạt viền xanh dương
10 CZ-ĐL Đà Lạt Vàng nhạt viền xanh dương
11 CZ-TB2 Tịnh Biên- An Giang Vàng nhạt viền xanh dương
12 CZ-FGB436 Trung tâm Tài nguyên thực vật – Hà Nội Vàng nhạt viền xanh dương
13 CZ-CT Cần Thơ Vàng kem viền tím
14 CZ-TT2 Tri Tôn – An Giang Vàng kem viền tím
15 CZ-HN2 Hà Nội Vàng kem viền tím
16 CZ-CPC Campuchia Vàng kem viền tím

2.2 Thu và xử lý mẫu


Thu mẫu lá non ở giai đoạn lá lụa, cho vào túi nylon ghi kí hiệu từng mẫu riêng biệt. Mẫu thu về cần
được ly trích ngay hoặc trữ trong tủ đông -20 0C. Tránh làm xây xát mẫu, mẫu được làm sạch và khử
trùng bằng cồn 700 trước khi ly trích DNA.
2.3 Ly trích DNA
DNA được ly trích và tinh sạch từ mô lá theo phương pháp CTAB (Cetyltrimethyl Amonium Bromide)
của Doyle và Doyle (1990). Khi xây dựng qui trình ly trích DNA có sự kết hợp và chỉnh sửa về nồng độ
hóa chất cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm.
2.4 Phản ứng khuếch đại DNA (PCR)
Phản ứng PCR được thực hiện trên 16 mẫu/giống nghệ đen với 7 chỉ thị phân tử ISSR (Bảng 2) được
sản xuất bởi công ty Sinh hóa Phù Sa (Vĩnh Long, Việt Nam). Hỗn hợp phản ứng PCR được thực hiện
với thể tích 10 μl bao gồm nước cất vô trùng, PCR buffer 1X, dNTPs 2 mM, 2,5 mM primer, Taq
polymerase 5 U/μl và DNA 40 ng/μl. Phản ứng ISSR-PCR được thực hiện qua 40 chu kỳ gia nhiệt trên
máy PCR GeneAmp PCR system 2700 như sau: 5 phút ở 94 0C, 40 chu kỳ gồm 30 giây ở 94 0C, 30 giây
ở 45 0C và 40 giây ở 72 0C, và cuối cùng là 7 phút ở 72 0C. Sản phẩm PCR được trữ ở 4 0C.
Bảng 2. Trình tự 7 đoạn mồi ISSR được sử dụng

Tên đoạn mồi Trình tự


ISSR BB3 5’ – CAGCAGCAGCAGCAG – 3’
ISSR BB5 5’ – GTCCTCTCTCTCTCTCTCT – 3’
ISSR BB7 5’ – GGGCGAGAGAGAGAGAG – 3’
ISSR BB9 5’ – GTGGTGGTGGTGRC – 3’
ISSR BB10 5’ – CACCACCACCACRC – 3’
ISSR P14 5’ – AGCAGCAGCAGCGT – 3’
ISSR P15 5’ – TCCTCCTCCTCCTCC – 3’

78
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose (Unweighed Pair-Group Method, Arithmetic
1,8% (w/v) trong dung dịch TAE 1X bằng máy Averages) (Rohlf, 1997).
điện di OWL A2. Gel được nhuộm và chụp ảnh 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
dưới đèn UV. Kết quả khuếch đại các đoạn DNA
Kết quả phân tích cho thấy 7 đoạn mồi ISSR thực
được ghi nhận và phân tích.
hiện phản ứng PCR đều cho băng khuếch đại với
2.5 Phân tích số liệu DNA của 16 mẫu/giống nghệ đen và đều cho băng
Tất cả băng xuất hiện trên phổ điện di được mã đa hình (Bảng 3). Tổng cộng có được 56 băng
hóa thành số theo dạng nhị phân (1 và 0) và được hình khuếch đại, với giá trị trung bình là 8 ±
ghi nhận là 1 tương ứng với băng được khuếch 2,16 băng/đoạn mồi, trong đó có 47 băng đa
đại, 0 tương ứng với băng không được khuếch đại. hình chiếm tỷ lệ 80,09 %. Số lượng các băng đa
Số liệu này được chuyển hóa và lưu trữ trên phần hình dao động từ 2 băng (đoạn mồi ISSR BB5)
mềm Excel phân tích và xử lý số liệu trên chương đến 10 băng (ISSR BB7) và trung bình là 6,71
trình NTSys-pc version 2.11a (Numerical ± 3,09 băng đa hình trên mỗi đoạn mồi.
Taxonomy System) theo phương pháp UPGMA

Bảng 3. Kết quả khuếch đại DNA của 16 mẫu giống nghệ đen với 7 chỉ thị ISSR

Trọng lượng
Tên mồi Số băng hình Số băng đa hình Tỷ lệ đa hình (%)
phân tử (bp)
ISSR BB3 100 – 1.500 7 7 100
ISSR BB5 300 – 1.000 4 2 50
ISSR BB7 300 – 1.500 10 10 100
ISSR BB9 150 – 1.500 10 9 90
ISSR BB10 200 – 1.500 9 9 100
ISSR P14 200 – 1.500 9 7 77,78
ISSR P15 100 – 1.000 7 3 42,86
Tổng 56 47
Trung bình 8 ± 2,16 6,71 ± 3,09 80,09

79
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

12000
bp

2000 bp

1000 bp

Hình 1. Phổ điện di sản phẩm PCR với đoạn mồi ISSR BB7
M: 1kb plus ladder (Invitrogen, USA), 1-16 tương ứng với các mẫu/giống nghệ
Qua kết quả phân tích cho thấy được sự đa hình đồng về mặt di truyền là 37 %, và được phân ra
trên các mẫu phân tích khá cao, tỷ lệ các băng đa bốn nhóm như sau:
hình là 80,09 %. Kết quả này cao hơn kết quả của Nhóm I gồm có 8 mẫu/giống số 1, 3, 4, 7, 9, 10,
Singh và cs. (2012), Taheri và cs. (2012), Verma 11, 12 giữa chúng có sự tương đồng về di truyền
và cs. (2015) đã sử dụng dấu phân tử ISSR để trong khoảng từ 76 đến 95%. Trong đó,
phân tích đa dạng di truyền trên các giống nghệ, mẫu/giống số 3 và 7 (Trung tâm Tài nguyên thực
tỷ lệ băng đa hình lần lượt là 78,79%, 77 %, 79,18 vật - Hà Nội), mẫu/giống số 9 (Tri Tôn-An
%. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn kết quả Giang) tách ra từng nhánh riêng biệt và có mức
nghiên cứu Das và cs. (2011) là 98,55%; Saha và tương đồng với các mẫu/giống còn lại từ 76 đến
cs. (2016) 86,29%. Nguyễn Lộc Hiền và cs. 85%. Mẫu 1 và 4 có mức tương đồng là 89%,
(2013) 97,37% và Bùi Thị Cẩm Hường và cs. chúng được thu mẫu từ Trung tâm Tài nguyên
(2016) 97,1%. Qua đó cho thấy, đây là phương thực vật. Ba mẫu giống được thu từ các nơi như
pháp đạt hiệu quả cao trong việc phân tích mối mẫu 10 (Tri Tôn-An Giang), 11 (Tịnh Biên-An
quan hệ, đánh giá tính đa dạng di truyển trên các Giang) và 12 (Trung tâm Tài nguyên thực vật –Hà
mẫu/giống nghệ đen. Nội) có độ tương đồng trên 91 %, giữa mẫu 11 và
Kết quả phân tích ở Hình 2 cho thấy, giữa 16 12 chỉ khác biệt nhau về mặt phân tử ở mức 5 %.
mẫu/giống nghệ đen có sự đa dạng về mặt di Chúng có đặc điểm hình thái củ nhánh dài nhất
truyền ở mức độ phân tử, giữa các mẫu/giống có (10,1-12,6 cm), mắt thưa, với độ rộng củ nhánh từ
sự phân nhóm theo mức độ xa gần về mặt di 2,1-2,9 cm. Củ cái có kích thước lớn với độ dài từ
truyền. Sự khác nhau ở mức độ phân tử giữa các 8,7-11,7 cm và độ rộng từ 4,5-5,3 cm. Màu sắc
giống được biểu hiện bằng hệ số đồng dạng di thịt củ vàng nhạt hoặc tái, viền màu xanh dương
truyền và sự tương quan xa gần giữa chúng (Bảng đậm pha lẫn vào thịt củ, mùi nghệ. Cây cao từ
3). Trên giản đồ phân tích sự đa dạng di truyền 159-162 cm. Thân tím và lá có vệt tím ở giữa gân
của 16 mẫu/giống nghệ đen thể hiện qua hệ số lá.
tương đồng di truyền trong khoảng từ 0,63 đến 1; Nhóm II có 2 mẫu/giống số 5 và 6 với hệ số tương
hay nói cách khác giữa chúng có sự không tương đồng là 0,89. Giữa chúng có sự sai khác về mặt

80
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

phân tử DNA với khoảng cách di truyền 11%. Qua kết quả phân nhóm trên trục hệ số đồng dạng
Đây là 2 mẫu giống được thu thập tại vùng Núi di truyền cho thấy đây là phương pháp tỏ ra có
Cấm - An Giang (5) và Long Xuyên - An Giang hiệu quả trong việc đánh giá tính đa dạng trên các
(6). Về đặc điểm hình thái, chúng có màu thịt củ mẫu/giống khảo sát. Các mẫu/giống nghệ đen
màu vàng đậm viền xanh dương, mùi nghệ nồng, trong nghiên cứu này biểu hiện sự đa dạng trong
kích thước củ cái ngắn (7,6 cm) và nhỏ với độ nhóm mẫu/giống thu thập khá cao. Chúng có sự
rộng là 4,5 cm, độ dài củ nhánh ngắn (9-9,3 cm) phân nhóm theo sự phân vùng địa lý và phân
với đường kính là 2,8 cm. Cây thấp với chiều cao nhóm đa dạng giữa các mẫu/giống theo đặc điểm
là 123 cm. Thân và vệt giữa gân lá có màu tím hình thái có sự tương đồng với nhau (Hình 2,
đậm. Hình 3). Sự khác nhau ở mức độ phân tử giữa 16
Nhóm III có 2 mẫu/giống số 2 và 8, hệ số tương mẫu giống được biểu hiện bằng hệ số đồng dạng
đồng là 0,77. Giữa chúng có sự sai khác về mặt di truyền (Bảng 4), qua đó có thể xác định được
phân tử DNA với khoảng cách di truyền là 23%. mối tương quan về di truyền hay mức độ tương
Hai mẫu giống này được thu thập từ Trung tâm đồng giữa các mẫu giống với nhau, từ đó sẽ xác
Tài nguyên thực vật - Hà Nội (2) và Hà Nội (8). định được sự khác biệt trong cấu trúc di truyền
Nhóm này có màu thịt củ màu vàng đậm viền giữa những cá thể trong nhóm mẫu phân tích. Kết
xanh dương, mùi nghệ nồng, kích thước củ cái quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
ngắn (7,3 cm) và nhỏ với độ rộng là 4,5 cm, độ Islam và cs. (2005 & 2007), đã đánh giá mức độ
dài củ nhánh ngắn (8,9-10 cm) có đường kính nhỏ đa dạng di truyền trên những cá thể nghệ đen ở
(2,4 cm). Cây có chiều cao từ 132-151 cm. Thân những vùng địa lý khác nhau tại Bangladesh bằng
và vệt giữa gân lá có màu tím đậm. dấu phân tử RAPD. Kết quả cho thấy, giữa những
cá thể trong quần thể nghệ đen có sự đa dạng di
Nhóm IV gồm có 4 mẫu/giống số 13, 14, 15, và
truyền cao, mức độ đồng dạng di truyền giữa
16. Giữa chúng có sự tương đồng về di truyền
chúng từ 0,73 đến 97%. Taheri và cs. (2012), đã
trong khoảng từ 0,86 đến 1. Trong đó, mẫu 13 và
xác định được sự đa dạng cũng như sự khác biệt
14 có độ tương đồng 100 %. Mẫu 15 và 16 có
về mặt di truyền giữa những cá thể trong cùng loài
mức tương đồng với 2 mẫu/giống 13 và 14 lần
của 5 mẫu/giống Nghệ lá từ cô (Curcuma
lượt là 86 % và 93 %. Chúng được thu thập từ
alismatifolia) được trồng tại Malaysia bằng chỉ thị
nhiều vùng khác nhau như Cần Thơ (13), Tri Tôn-
phân tử ISSR, chúng có hệ số đồng dạng di truyền
An Giang (14), Hà Nội (15) và Campuchia (16).
dao động từ 0,4 – 0,58. Verma và cs. (2015) đã sử
Chúng có đặc điểm hình thái rất khác biệt với ba
dụng 13 dấu phân tử ISSR đánh giá tính đa dạng
nhóm trên. Về màu sắc củ có màu vàng kem viền
và xác định mối quan hệ di tuyền giữa những cá
tím. Củ có kích thước to nhất trong các nhóm, với
thể trong tập đoàn 29 mẫu/giống nghệ vàng
độ dài củ cái từ 10,3- 11,5 cm và độ rộng củ cái từ
(Curcuma longa L.) bản địa tại Ấn Độ, với
6,1- 6,9 cm, đường kính củ nhánh từ 3,2- 3,6 cm
khoảng cách di truyền giữa các mẫu/giống là từ
nhưng chiều dài củ nhánh lại ngắn (8,3- 9,2 cm).
0,0 đến 0,6.
Vỏ củ màu nâu và mắt ngắn. Cây cao nhất, với
chiều cao từ 183-190 cm. Thân và vệt giữa gân lá
có màu tím.

81
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Hệ số tương đồng
Hình 2. Mối quan hệ di truyền của 16 mẫu/giống nghệ đen
Dùng chỉ thị phân tử ISSR có thể phân biệt được truyền cũng như phát hiện những cấu trúc di
sự sai khác giữa các cá thể trong mẫu/giống ở truyền khác biệt giữa những cá thể trong quần thể
mức độ phân tử. Dấu phân tử ISSR đã được sử nghệ đen (Curcuma zedoaria Rosc.) bằng dấu
dụng khá hiệu quả trong việc đánh giá tính đa phân tử ISSR. Cho nên, tính đa dạng di truyền
dạng di truyển giữa các loài trong chi nghệ trong quần thể cây nghệ đen được thu thập từ các
(Curcuma), và đã được thực hiện bởi Das và cs. địa điểm khác nhau như: An Giang, Cần Thơ, Đà
(2011), Singh và cs. (2012), Taheri và cs. (2012), Lạt, Hà Nội và Campuchia, đã thực hiện trong
Nguyễn Lộc Hiền và cs. (2013), Mohanty và cs. nghiên cứu có thể được sử dụng để phục vụ công
(2014), Verma và cs. (2015), Bùi Thị Cẩm Hường tác quản lý, bảo tồn nguồn gen và phát triển
và cs. (2016), Saha và cs. (2016). nguồn giống phục vụ cho sản xuất.
Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên
nhóm nghệ đen nhằm đánh giá tính đa dạng di

82
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Bảng 4. Hệ số đồng dạng di truyền giữa 16 mẫu/giống Nghệ đen

Mẫu/giống 1-Nhóm I

Mẫu/giống 5-Nhóm II

83
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Mẫu/giống 2-Nhóm III

Mẫu/giống 13-Nhóm IV

Hình 3. Dạng củ và màu sắc củ của các mẫu/giống trong các nhóm
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Kết quả phân tích trên 7 đoạn mồi ISSR cho tỷ lệ ưu để xây dựng phát triển nguồn giống trong dược
đa hình tương đối cao. Trong tổng 56 băng liệu.
khuếch đại có 47 băng đa hình, chiếm tỷ lệ 80,1 Cần giải mã trình tự để xác định cấu trúc chuỗi
%, với kích thước từ 100-1500 bp. trình tự đặc trưng cho loài nghệ đen đặc hữu của
Kết quả phân tích bằng phần mềm NTSYSpc Việt Nam.
2.11a theo phương pháp UPGMA cho thấy mức TÀI LIỆU THAM KHẢO
độ tương đồng của 16 mẫu/giống nghệ đen dựa
trên dấu phân tử ISSR nằm trong khoảng 0,63- Banisalam B., Sani W., Philip K., Imdadul H. &
1,00 và chia 16 mẫu/giống thành 4 nhóm: Nhóm Khorasani A. (2011). Comparison between in
thứ nhất có mức tương đồng di truyền nằm trong vitro and in vivo antibacterial activity of
khoảng 76- 95%; Nhóm thứ hai có mức tương Curcuma zedoaria from Malaysia. African
đồng khoảng 89%; Nhóm thứ ba có mức tương Journal of Biotechnology, 10 (55), 1684–5315.
đồng khoảng 77%; Nhóm thứ tư có mức tương Bùi Thị Cẩm Hường., Lưu Thái Danh., Lê Vĩnh
đồng di truyền nằm trong khoảng 86-100%. Thúc., Huỳnh Kỳ. & Nguyễn Lộc Hiền.
Các kết quả trên cho thấy trong 16 mẫu/giống (2016). Khảo sát sự đa dạng di truyền của một
nghệ đen được thu thập tại An Giang, Cần Thơ, số giống nghệ ở miền nam việt nam dựa trên
Đà Lạt, Hà Nội và Campuchia, qua phân tích bằng chỉ thị phân tử RAPD và ISSR. Tạp chı́ Khoa
dấu phân tử ISSR giữa chúng có sự khác biệt về hoc ̣ Trường Đại học Cần Thơ, 3, 11-19.
mặt di truyền và thể hiện sự đa dạng di truyền khá Công ty TNHH MTV Sinh Hóa Phù Sa (PHUSA
cao. Biochem). Lô E4, KCN Bình Minh, TX Bình
4.2 Khuyến nghị Minh, Vĩnh Long.

Trong phân tích di truyền dựa trên chỉ thị phân tử, Das A., Kesari V., Satyanarayana V.M., Parida A.
cũng cần sử dụng thêm các đoạn mồi ISSR khác & Rangan L. (2011). Genetic relationship of
để làm rõ hơn cấu trúc của quần thể. Curcuma species from Northeast India using
PCR-based markers. Mol Biotechnol, 49(1),
Cần khảo sát thêm các đặc tính sinh lý và sinh hoá 65–76.
có trong các mẫu nhằm lựa chọn được giống tối

84
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 76 – 85

Đỗ Tất Lợi. (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Phan Minh Giang., Văn Ngọc Hướng., & Phan
Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. Tống Sơn. (1998). Sesquiterpenoid từ thân rễ
Doyle J.J. & Doyle J.L. (1990). Isolation of plant nghệ đen Curcuma Zedoaria Berg. Roscoe của
DNA from fresh tissue. Focus, 12, 13-15. Việt Nam. Tạp chí hoá học, Số 4, 70-73.
Huỳnh Xuân Đào. (2011). Nghiên cứu thành phần Rohlf F.J. (1997). NTSYS-pc: Numerical
và cấu tạo một số hợp chất trong củ nghệ đen Taxonomy and Multivariate Analysis System
ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. (Luận version 2.11a. Exeter Software. Setauket, New
văn thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại học York.
Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt Nam. Saha, K., Sinha, R.K., Basak, S. and Sinha, S.
Islam M.A., Kloppstech K. & Esch E. (2005). (2016). ISSR fingerprinting to ascertain the
Population genetic diversity of Curcuma genetic relationship of Curcuma sp. of Tripura.
zedoaria (Christm.) Roscoe – a conservation American Journal of Plant Sciences, 7, 259-
prioritised medicinal plant in Bangladesh. 266.
Conservation Genetics, 6, 1027–1033. Singh, S., Panda, M.K. & Nayak, S. (2012).
Islam M.A., Meister A., Schubert V., Kloppstech Evaluation of genetic diversity in turmeric
K. & Esch E. (2007). Genetic diversity and (Curcuma longa L.) using RAPD and ISSR
cytogenetic analyses in Curcuma zedoaria markers. Industrial Crops and Products, 37(1),
(Christm.). Roscoe from Bangladesh. Genetic 284–291.
Resources and Crop Evolution, 5, 149–156. Taheri S., Abdullah1 T. L., Abdullah N. A. P. &
Jang M.K., Sohn D.H. & Ryu J.H. (1997). A Ahmad Z. (2012). Genetic relationships
curcuminoid and two among five varieties of Curcuma alismatifolia
sesquiterpenoids from Curcuma zedoaria as (Zingiberaceae) based on ISSR markers.
inhibitors of nitric oxide Genetics and Molecular Research, 11 (3),
synthesis in activated macrophages. Arch. 3069-3076.
Pharm. Res., 27, 1220-1225. Trần Thị Việt Hoa, Trần Thị Phương Thảo & Vũ
Lã Đình Mỡi., Trần Minh Hợi., Dương Đức Thị Thanh Tâm. (2007). Thành phần hóa học
Huyến., Trần Huy Thái., & Ninh Khắc Bản. và tính kháng oxy hóa của nghệ đen Curcuma
(2005). Tài nguyên thực vật Việt Nam – Những zedoaria Berg. trồng ở việt nam. Tạp chí phát
cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, triển KH&CN. Tập 10, Số 04.
1, Hà Nội: Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Verma S., Singh S., Sharma S., Tewari S. K., Roy
Mohanty S., Panda M. K., Acharya L. & Nayak S. R. K., Goel A. K… (2015). Essessment of
(2014). Genetic diversity and gene genetic diversity in indigenous turmeric
differentiation among ten species of (Curcuma longa) germplasm from India using
Zingiberaceae from Eastern India. Biotech, 4, molecular markers. Physiol Mol Biol Plants
383–389. 21(2), 233–242.
Nguyễn Lộc Hiền., Tô Thị Nhựt., Huỳnh Kỳ., & Võ Châu Tuấn. (2014). Nghiên cứu nuôi cấy tế
Huỳnh Thanh Tùng. 2013. Sự đa dạng di bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
truyền của quần thể cây nghệ (Curcuma sp.) ở và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất
tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học Trường có hoạt tính sinh học của chúng. (Luận án tiến
Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sĩ không xuất bản). Trường Đại học Huế, Huế,
sản và Công nghệ Sinh học, 29, 44-51. Việt Nam.
Nguyễn Thị Phúc Lộc. (2010). Tối ưu hóa điều Wilson B., Abraham G., Manju V.S., Mathew M.,
kiện nuôi cấy và đánh giá khả năng kháng Vimala B., Sundaresan S. (2005).
khuẩn của tinh dầu tế bào cây nghệ đen nuôi Antimicrobial activity of Curcuma zedoaria
cấy trong hệ lên men 10 L. (Đồ án tốt nghiệp and Curcuma malabarica tubers. Journal of
không xuất bản). Trường Đại học Huế, Huế, Ethnopharmacology, 99, 147–151.
Việt Nam.

85

You might also like