You are on page 1of 3

Câu 1: Đạo đức là gì? cấu trúc của đạo đức bao gồm mấy thành phần cơ bản?

phân tích, lấy ví dụ minh


chứng cụ thể cho nội dung: chúc năng của đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay? liên hệ thực tiễn bản
thân.

Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, các chuẩn
mực xã hội,…điều chỉnh các hành vi giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con
người với tự nhiên, phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của mình và sự tiến bộ chung của xã hội.

Cấu trúc của đạo đức bao gồm 3 thành phần:

-Ý thức đạo đức: Là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, tốt xấu, lương tâm, trách nhiệm,
hạnh phúc, công bằng, … về những quy tắc đánh giá điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân với
xã hội và những người xung quanh.

-Hành vi đạo đức: Là sự biểu hiện cụ thể trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà con
người đã nhận thức được và tự nguyện lựa chọn đó là sự ứng xử hàng ngày trong những mối
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, với sự vật, với xã hội và với cả chính mình.

-Quan hệ đạo đức: Là hệ thống mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Quan hệ đạo đức
được thể hiện dưới các phạm trù, bổn phận, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội.

Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội: Đạo đức có chức năng chi phối, điều chỉnh hành vi của
mỗi người và toàn xã hội được thể hiện ở các chức năng sau:

1. Chức năng giáo dục:

-Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng chấp nhận sẽ tác động vào ý thức và hành vi đạo
đức của mỗi cá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục rèn luyện hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn
mực chung của xã hội.

-Khi nhận xét đánh giá hành vi đạo đức của người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình (tự giáo
dục mình), làm cho chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh hơn.

2. Chức năng điều chỉnh hành vi:

Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của các cá nhân, của cả cộng đồng và mối quan hệ giữa người
với người trong xã hội.

-Các nguyên tắc chuẩn mực và định hướng giá trị đạo đức cùng với sự kiểm tra đánh giá của toàn xã hội,
có tác dụng điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, để họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
yêu cầu chung của cộng động.

-Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận cùng với pháp luật và những quy
định khác là công cụ quan trọng để điều chỉnh quan hệ đạo đức của cả cộng đồng.
-Trong quan hệ giữa người với người, quan niệm về hành vi đạo đức của người này có tác động đến
quan niệm hành vi đạo đức của người khác và ngược lại.

3. Chức năng phản ánh:

-Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nên sự tồn tại những mâu thuẩn xã hội cũng được thể hiện
trong đạo đức xã hội.

-Hành vi đạo đức của mỗi cá nhân trong xã hội, ngoài việc thể hiện ý thức đạo đức của họ, còn phản ánh
quan hệ lợi ích giữa họ với các cá nhân khác và toàn xã hội.

-Sự phê phán của xã hội về những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân thể hiện mối quan hệ xã hội hiện
thực. Ngoài trình độ nhận thức, còn do những quan hệ lợi ích của họ chi phối

VD:Đức tính hiếu thảo từ lâu đã được con người xem trọng,được giáo dục và lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác,xem như là một trong những đức tính mà con người không thể thiếu.Vì vậy con người
sẽ có xu hướng cảm thấy tội lỗi khi đi ngược lại với đức tính này,ngoài ra còn thấy mặc cảm,xấu hổ,thậm
chí sợ hãi khi bị xã hội chỉ trích,lên án khi đi ngược lại đức tính này.

Liên hệ thực tiễn bản thân

_Học tập thật tốt để báo hiếu cha mẹ và tạo lập sự nghiệp cho bản thân

_Có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, luôn chấp hành tốt các quy chế, quy định của Nhà trường và pháp
luật của nhà nước

_Có ý thức tập thể, ý thức cộng đồng, luôn đặt lợi ích tập thể, lợi ích cộng động lên trên lợi ích của cá
nhân

_Vận dụng thực hiện các nội dung văn minh trường học:

Thường xuyên thực hiện tốt nội dung 5 xây:

 Xây dựng tính trung thực


 Xây dựng tác phong công nghiệp
 Xây dựng tinh thần nêu gương
 Xây dựng tập thể đoàn kết
 Xây dựng tập thể kỷ cương

_Thực hiện tốt 4 luôn:

 Luôn mỉm cười;


 Luôn nhẹ nhàng;
 Luôn xung kích;
 Luôn giúp đỡ.

_Thực hiện tốt 4 xin:

 Xin chào;
 Xin phép;
 Xin lỗi;
 Xin cảm ơn.

_Ngoài ra, sinh viên cũng phải thực hiện tốt 3 chống:

 Chống quan liêu - vô cảm;


 Chống các biểu hiện tiêu cực;
 Chống hình thức, phô trương.

You might also like