You are on page 1of 3

Phần 1: Tổng quan về APEC 

- Tên gọi: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic
Cooperation, viết tắt là APEC)
- Là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương
 Ngày thành lập: tháng 11 năm 1989
 Thành viên của APEC: 21 thành viên.
 Mục đích thành lập:
- Nhằm tăng cường mối quan hệ về kinh tế, chính trị giữa các nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Các nước đang phát triển cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để phát
triển kinh tế, đồng thời không làm mất đi những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.
 Mục tiêu của APEC: Diễn đàn nhằm tạo ra sự thịnh vượng hơn cho người dân trong
khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, toàn diện, bền vững, đổi mới và
an toàn và bằng cách thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực
Nhiệm vụ của APEC: 
 Đảm bảo hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và con người di chuyển dễ dàng qua biên giới.
Ví dụ, các sáng kiến của APEC nhằm đồng bộ hóa các hệ thống quy định là một bước
quan trọng để tích hợp nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Một sản phẩm có thể
được xuất khẩu dễ dàng hơn chỉ với một bộ tiêu chuẩn chung trên tất cả các nền kinh
tế.

Nguyên tắc hoạt động:


 Hoạt động trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, có sự đa dạng về chính trị, văn
hóa, kinh tế giữa các thành viên, cho nên quá trình hợp tác phải đảm bảo được tất cả
các nền kinh tế của APEC đều phải có lợi, bất kể các sự chênh lệch về mức độ phát
triển
 Sự đồng thuận trong APEC chính là cam kết mà các thành viên phải nhất trí và đi
đến thống nhất
 Hoạt động dựa trên sự nhất trí của các thành viên
 Phù hợp với các nguyên tắc của WTO/GATT, thực hiện chế độ đa phương của WTO
và đây không phải là một liên minh thuế quan hay một khu vực Tự do thương mại
như AFTA hay NAFTA. 

Phần 2: Khái niệm KDQT


Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa
các quốc gia nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ
chức kinh tế. Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia, và trong
môi trường kinh doanh mới và xa lạ.

Ví dụ về một số giao dịch kinh doanh quốc tế: 


 Tập đoàn Cocacola quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam
 Công ty sữa Vinamilk tìm thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản
 Công ty Cổ phần May 10 ký hợp đồng gia công quần áo cho hãng Nike 
 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines, Malaysia, Singapore
 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Mỹ, Đức

Phần 3: 6 vai trò của APEC đối với hoạt động KDQT
1. Cho phép giao dịch dễ dàng, nhanh chóng qua biên giới
- giảm các rào cản thương mại trong khu vực
- thúc đẩy dòng chảy tự do hàng hóa, dịch vụ và vốn
2. Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp & đẩy mạnh xuất khẩu
sang các nền kinh tế trong và ngoài khu vực
- APEC là một thị trường thật sự rộng lớn và tiềm năng để các doanh nghiệp tiếp cận
và khai thác. 
- Xu hướng thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại trong APEC đã đem lại
cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn
- Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC, chương trình hỗ trợ năng lực ứng dụng
thương mại điện tử cho các doanh nghiệp APEC
3. Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp trong khu vực
- APEC tạo dựng môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân
biệt đối xử, minh bạch và ổn định.
4. Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
5. Khuyến khích hợp tác phát triển về KH-KT
6. Hỗ trợ thương mại dịch vụ
Phần 4: Ý nghĩa của APEC đối với Việt Nam
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10, ngày
15/11/1998, tại Kuala Lumpur (Malaysia);
- APEC đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một thị trường rộng lớn với rất
nhiều cơ hội và thách thức:
- Việc tham gia APEC cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dân Việt
Nam
Phần 5: Vai trò & sự hợp tác của Việt Nam trong APEC
- Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy
hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế
liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương
- Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng
kiến và dự án,
- Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC cũng ngày càng được đề
cao.
- Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên APEC duy trì đà hợp tác
của diễn đàn thông qua việc đề xuất nhiều giải pháp
- Việt Nam là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy APEC cam kết hợp tác chia
sẻ vaccine.
- Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với chủ nhà New Zealand và các thành viên APEC,
thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác cũng như đóng góp cho các chương trình nghị sự của
APEC trong năm 2021

You might also like