You are on page 1of 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO HỘI THẢO CẤP BM VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

Đơn vị: BM Tiếng Anh đại cương

I. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO AVCB


1.1. Nội dung giảng dạy
Tài liệu giảng dạy AVCB: Các tài liệu giảng dạy AVCB phù hợp thời lượng mỗi học
phần (45 tiết học trên lớp + 90 tiết tự học). Các giáo trình phục vụ mục tiêu chuẩn đầu ra về
Ngoại ngữ đối với sinh viên hệ đại học của trường; chú trọng thiết kế các hoạt động hướng dẫn
sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
- Học phần AVCB 1 tổng hợp và củng cố kiến thức ngữ pháp sinh viên đã được học ở cấp độ
phổ thông.
- Các học phần AVCB 2 và 3 cung cấp từ vựng, hướng dẫn và thực hành các kĩ năng nghe
hiểu, đọc hiểu cơ bản.
Nhược điểm chung của các tài liệu giảng dạy AVCB hiện nay là các giáo trình chưa giảm
tải hợp lý phù hợp với thời lượng 45 tiết học trên lớp. Các giáo trình được biên soạn theo định
hướng TOEIC, chưa tập trung phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, và viết.
Tài liệu giảng dạy cho các lớp chất lượng cao : bắt đầu từ năm học 2015, BM đã áp
dụng bộ giáo trình American English files để giảng dạy các học phần Anh văn 2 và Anh văn 3.
Ghi nhận ban đầu theo phản hồi của giảng viên trực tiếp giảng dạy cho thấy bộ giáo trình này phát
triển đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng vẫn bám sát các chủ đề giao tiếp cụ thể, đặc biệt phù
hợp theo yêu cầu đào tạo đại học hệ chất lượng cao.
1.2. Phương pháp giảng dạy
Các phương pháp phổ biến đang được áp dụng để giảng dạy AVCB là Phương pháp thuyết
giảng, Phương pháp động não, Phương pháp học dựa trên vấn đề, Phương pháp hoạt động nhóm,
và Phương pháp truy vấn. Giảng viên tự lựa chọn phương pháp phù hợp với từng lớp giảng dạy và
đối tượng giảng dạy cụ thể. Nhiều giảng viên đã soạn bài giảng điện tử để hỗ trợ trực quan khi áp
dụng phương pháp thuyết giảng.
1.3. Kiểm tra đánh giá:
Đánh giá điểm X: quy trình đánh giá điểm X hiện nay chưa thực sự có tác dụng khuyến
khích sinh viên tự học. Vì điểm X được tính là trung bình cộng của 2 bài kiểm tra tư cách.
Đánh giá điểm Y: Các học phần AVCB được tổ chức thi dưới dạng trắc nghiệm, tuân
thủ ngân hàng câu hỏi thi, bám sát nội dung giảng dạy của từng học phần theo nguyên tắc "Học
gì thi nấy". Việc tổ chức thi và chấm thi được Phòng Khảo thí triển khai độc lập. Kết thúc học
kỳ 1B năm 2014-2015, BM đã tổ chức thành công kỳ thi Anh văn 1 trên máy tính cho 321 sinh
viên các lớp chọn ĐKT, MKT và các lớp chất lượng cao trong trường. Hình thức thi này đã
giúp cắt bỏ chi phí in ấn đề thi, dễ dàng cập nhật và hiệu đính nội dung trong quá trình SV làm
bài và tính điểm cho sinh viên, công khai kết quả thi ngay sau khi kết thúc bài thi. Nhưng công
tác tổ chức thi rất vất vả do hạn chế về cơ sở vật chất và đòi hỏi giám thị phòng thi phải được
huấn luyện về quy trình tổ chức thi.
II. KHÓ KHĂN TRONG ĐÀO TẠO AVCB
2.1. Đội ngũ giảng dạy và phương pháp giảng dạy
Bộ môn Tiếng Anh đại cương thành lập vào tháng 7 năm 2014, hiện có 11 giảng viên
trong đó có 1 giảng viên đang học cao học, 1 giảng viên thuộc diện thai sản nuôi con nhỏ. Khối
lượng giảng dạy AVCB như sau:
- Học kỳ 1A: 1.215 tiết
- Học kỳ 1B: 3.765 tiết
- Học kỳ 2: 5.745 tiết
Tổng: 10.725 tiết
Trung bình mỗi giảng viên bộ môn dạy 975 tiết trong năm 2014-2015. Để hoàn thành
khối lượng giảng dạy, BM đang nhờ tới sự hỗ trợ của 20 giảng viên khác từ 3 bộ môn khác của
Khoa Ngoại ngữ: BM Thực hành tiếng, BM Dịch thuật, văn hóa & Lý thuyết tiếng, và BM
Tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên, do nhiều cán bộ GV nữ đang trong giai đoạn thai sản,
nuôi con nhỏ, nhiều GV khoa học cao học, học NCS, tồn tại một thực tế là GV cả 4 BM đang
bị quá tải về giờ dạy AVCB nói riêng và tất cả các học phần tiếng Anh khác thuộc các hệ đào
tạo khác nhau trong trường. Sự quá tải này là một phần nguyên nhân dẫn đến việc giảng viên
thiếu thời gian đầu tư sâu vào bài giảng hoặc khó duy trì được một biện pháp theo dõi tỷ mỷ, sát
sao đối với sinh viên từng lớp học.
2.2. Trình độ SV và ý thức học tập
Do không chú trọng học ngoại ngữ từ bậc học phổ thông, nhiều sinh viên trong trường
chưa đạt trình độ chuẩn ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp cấp 3. Các sinh viên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của 3 học phần AVCB và chuẩn đầu ra TOEIC 450 trong khi
các sinh viên thi đầu vào khối D hoặc có nền tảng tiếng Anh tốt (đầu vào A2 theo khảo sát đầu
năm của trường) không gặp nhiều trở ngại trong việc đạt chuẩn đầu ra.
Ngoài ra, ý thức tự học và động cơ học tập của SV còn kém. Nhiều SV vẫn giữ tâm lý "nước
đến chân mới nhảy" thay vì lập kế hoạch phấn đấu đạt mục tiêu học tập ngay từ những năm học đầu
tiên hoặc đầu học kỳ.

2
2.3. Nội dung giảng dạy
Nội dung giảng dạy có xu hướng quá tải hoặc khó đối với sinh viên các lớp trình độ
thấp (đặc biệt là các nhóm học phần với trình độ <200TOEIC). Ngay cả đối với các nhóm trình
độ cao hơn, các giáo trình AVCB 2 và 3 cũng chỉ là giải pháp tạm thời (2-3 năm) để giúp SV
sớm đạt chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ.
2.4. Kiểm tra đánh giá
Một số giảng viên trong Khoa vẫn còn bỡ ngỡ về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá,
đặc biệt là biện pháp kiểm tra, khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Có giảng viên cho
rằng việc bố sung đánh giá phần tự học của sinh viên sẽ làm phức tạp hóa quy trình tính điểm
X hiện tại.
Công tác tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính cũng gặp nhiều khó khăn do yếu kém cơ sở
vật chất. Hiện nay, việc BM tổ chức thi trên máy tính đang lệ thuộc lớn vào cơ sở vật chất là các
Phòng thực hành máy tính do Khoa CNTT đang quản lý nên mới chỉ áp dụng được mô hình mày với
các lớp chọn và chất lượng cao, chưa thể tiến hành trên diện rộng đối với SV toàn trường. Thực tế tổ
chức thi cũng cho thấy các phòng máy tính của Khoa CNTT chỉ được bố trí đặc thù để thực hành và
thi các kỹ năng máy tính và chưa phù hợp để tổ chức thi Ngoại ngữ. Trong khi đó, Khoa Ngoại ngữ
được trang bị 04 phòng thực hành tiếng, về mặt mô hình thiết kế phù hợp để tổ chức thi tiếng
Anh, nhưng trong bản thân mỗi phòng tồn tại hiện tượng là nhiều máy móc thiết bị hỏng hóc
chưa được sửa chữa triệt để. Kết nối mạng yếu kém cũng là một nguyên nhân khác khiến các
phòng Lab không đủ khả năng đáp ứng việc triển khai thi trắc nghiệm trên máy tính.
III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI.
3.1. Đội ngũ giảng dạy và phương pháp giảng dạy
Bổ sung thêm giảng viên cho BM Tiếng Anh đại cương sao cho BM có đủ lực lượng giảng
viên cơ hữu riêng giảng dạy AVCB. Với đội ngũ giảng viên cơ hữu riêng, BM cũng gặp nhiều thuận
lợi hơn trong công tác quản lý nhân sự giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên môn mở rộng: Các cuộc họp chuyên môn không chỉ giới hạn trong nội bộ
BM tiếng Anh đại cương mà nên có sự tham gia của tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy các
học phần Anh văn cơ bản, để phổ biến trực tiếp các nội dung đổi mới. Tăng cường giao lưu học
hỏi kinh nghiệm giảng dạy tại các trường hoặc các trung tâm có danh tiếng tốt về đào tạo ngoại
ngữ.
Định kỳ khảo sát các nhóm học phần về phương pháp giảng dạy của giảng viên tại các lớp
học phần AVCB, gửi ý kiến phản hồi của SV tới giảng viên giảng dạy để giảng viên điều chỉnh
phương pháp giảng dạy.
2.2. Khuyến khích động cơ học tập của sinh viên
Phòng đào tạo tiếp tục duy trì việc phổ biến rộng rãi các hình thức khuyến khích SV
chủ động thi đạt chuẩn đầu ra ngay từ năm thứ nhất. Cụ thể, miễn thi, thậm chí miễn học phí,

3
và công nhận điểm của học phần tiếng Anh kế tiếp đối với SV đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc
tế (chứng chỉ phải nộp trước khi đăng ký học phần và phải còn thời hạn sử dụng).
Bộ môn phải tiến hành thay đổi quy chế tính điểm X hiện tại: bổ sung ít nhất 1 điểm
thành phần trong công thức tính điểm X là điểm đánh giá sinh viên tự học và thái độ, ý thức
đóng góp của sinh viên trong các giờ học.
2.3. Đổi mới tài liệu giảng dạy
Giải pháp tạm thời (1-2 năm): Do trình độ tiếng Anh của SV còn hạn chế nên vẫn áp dụng
các giáo trình hiện tại để giúp sinh viên tiếp cận với chuẩn đầu ra ngoại ngữ (450 điểm TOEIC)
bằng con đường ngắn nhất. Tuy nhiên phải giảm tải, chỉnh lý giáo trình trên cơ sở ý kiến phản hồi
của giảng viên và sinh viên và bám sát mục tiêu đào tạo.
Giải pháp lâu dài: Xuất phát từ thực tế SV sẽ có trình độ đầu vào tiếng Anh ngày càng cao
do những thay đổi trong quy trình thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, việc giảng dạy cả 4 kỹ
năng nghe nói đọc viết đối với sinh viên sẽ khả thi trong trường. Theo dự kiến, giáo trình
American English files dự kiến sẽ được đưa vào giảng dạy sau khi tiến hành thí điểm thành công
với các lớp chất lượng cao trong trường.
2.4. Nâng cấp các phòng lab
Nâng cấp toàn bộ tình trạng máy móc, thiết bị, mạng kết nối, phần mềm và đầu tư máy chủ
dành riêng cho các phòng thực hành tiếng để có thể khai thác được các phòng này vào công tác tổ
chức thi trên máy tính. Với cơ sở vật chất của riêng mình, BM TADC sẽ có thể tự chủ về quy trình
tổ chức thi, và tiến tới áp dụng mở rộng hình thức thi với số lượng sinh viên đông đảo trong mỗi
học phần.
2.5. Kiểm tra đánh giá
Cụ thể hóa đối với các điểm đánh giá quá trình (X đối với các lớp đại trà, Z1, Z2, Z3 đối với
các lớp chất lượng cao) sao cho khuyến khích sinh viên tự học và tích cực tham gia vào quá trình
học trên lớp.
Công thức tính điểm X dự kiến như sau: X = 0.X1  + 0,6. X2 + 0,4. X3 trong đó:
- Điểm X1 (điểm chuyên cần): Không tính trọng số trong công thức tính điểm X. Tuy
nhiên sinh viên phải tham dự tối thiểu 75% giờ học trên lớp mới đủ điều kiện dự thi hết học
phần.
- Điểm X2: trung bình cộng điểm kiểm tra đánh giá định kỳ tại lớp.
- Điểm X3: điểm đánh giá tự học của SV, thông qua bài tập lớn, các bài tập vận dụng kiến
thức ngoài giờ học, viết tiểu luận, thuyết trình ...
Điều cần lưu ý rằng việc "điểm X3 đánh giá tự học của sinh viên" là một khái niệm có thể
được coi là không rõ ràng hoặc không có cơ sở nếu giảng viên trên lớp không giao bài tự học, quản
lý sinh viên tự học hay không phổ biến hình thức đánh giá tự học.
Sau đây là bảng tổng hợp tài liệu giáo trình và kiểm tra đánh giá đối với các học phần do
BM TAĐC phụ trách:

4
Tên học phần MHP - STC Năm 2014, 2015, 2016 2017 trở đi Công thức tính điểm

Z= 0.3X + 0.7Y. Trong đó X là điểm đánh


giá tiến độ, Y là điểm thi kết thúc học phần
X = 0.X1  + 0,6. X2 + 0,4. X3
1 Anh văn cơ bản 1 25101 (3TC) Basic English Grammar Basic English Grammar - X1: điểm chuyên cần (SV tham dự tối
thiểu 75% giờ học trên lớp để đủ đk thi
hết học phần.)
- X2: trung bình cộng 2 bài kiểm tra TC.
- X3: điểm đánh giá tự học của SV

Basic E for communication at


2 Anh văn cơ bản 2 25102 (3TC) American English files 2 nt
work (1)

Basic E for communication at


3 Anh văn cơ bản 3 25103 (3TC) American English files 3 nt
work (2)

Z=0.1*Z1 + 0.2*Z2 + 0.2*Z3 + 0.5*Z4


Z1 là điểm chuyên cần
Z2 là trung bình cộng 2 bài kiểm tra giữa
học kỳ.
4 Anh văn 1 (CLC) 25111 (5TC) Basic English Grammar Basic English Grammar
Z3 là điểm bài tập chuyên đề, lập dự án,
đánh giá thái độ học tập trên lớp, tinh
thần tự học và làm việc nhóm của sinh
viên.
Z4 là điểm bài thi hết học phần.

5 Anh văn 2 (CLC) 25112 (5TC) American English files 3 American English files 3 nt

6 Anh văn 3 (CLC) 25113 (5TC) American English files 4 American English files 4 nt

Basic E for communication at Basic E for communication


7 Anh văn 3 (CLC) 25114 (3TC) nt
work at work

You might also like