You are on page 1of 1

PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Câu 1. Viết phương trình đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC biết A ( −1;2) , B ( 2; −4) , C (1;0) .
Câu 2. Cho điểm A (1;3) và đường thẳng d : x − 2 y + 1 = 0. Viết phương trình đường thẳng đối xứng với d qua A.
Câu 3. Cho hai đường thẳng d1 : x − y = 0 và d2 : 2 x + y − 1 = 0 . Tìm toạ độ các đỉnh hình vuông ABCD biết rằng đỉnh
A thuộc d1, đỉnh C thuộc d2 và các đỉnh B, D thuộc trục hoành.
Câu 4. Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A ( 2;3) và cắt các tia Ox, Oy lần lượt tại B, C sao cho
OB + OC nhỏ nhất.
Câu 5. Cho hai đường thẳng a : 2 x − y − 2 = 0; b : x + y + 3 = 0 và điểm M ( 3;0) . Viết phương trình đường thẳng d đi
qua M, cắt a và b lần lượt tại hai điểm A và B sao cho M là trung điểm của AB.
Câu 6. Cho điểm I(–2; 0) và hai đường thẳng d1 : 2 x − y + 5 = 0, d2 : x + y − 3 = 0 . Viết phương trình đường thẳng d đi

qua điểm I và cắt hai đường thẳng d1, d2 lần lượt tại A, B sao cho IA = 2 IB .
Câu 7. Cho điểm A(2; 3) và hai đường thẳng d1 : x + y + 5 = 0, d2 : x + 2y − 7 = 0 . Tìm toạ độ các điểm B trên d1 và C trên
d2 sao cho tam giác ABC có trọng tâm G(2; 0).
Câu 8. Cho điểm A(2; 2) và các đường thẳng: d1 : x + y − 2 = 0, d 2 : x + y − 8 = 0 . Tìm toạ độ các điểm B và C lần lượt
thuộc d1 và d2 sao cho tam giác ABC vuông cân tại A.
7 
Câu 9. Cho tam giác ABC vuông ở A. Biết A(–1; 4), B(1; –4), đường thẳng BC đi qua điểm K  ;2  . Tìm toạ độ đỉnh C.
3 
2 
Câu 10. Cho tam giác ABC có AB = AC , BAC = 90o . Biết M(1; –1) là trung điểm cạnh BC và G  ; 0  là trọng tâm
3 
tam giác ABC. Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C.
Câu 11. Cho tam giác ABC cân tại B, với A(1; –1), C(3; 5). Điểm B nằm trên đường thẳng d : 2 x − y = 0 . Viết phương
trình các đường thẳng AB, BC.
 4 1
Câu 12. Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A có trọng tâm G  ;  , phương trình đường thẳng BC là x − 2 y − 4 = 0
 3 3
và phương trình đường thẳng BG là 7 x − 4 y − 8 = 0 . Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C.
Câu 13. Cho tam giác ABC có đỉnh A(1; 0) và hai đường thẳng lần lượt chứa các đường cao vẽ từ B và C có phương
trình tương ứng là: x − 2 y + 1 = 0, 3x + y − 1 = 0 . Tính diện tích tam giác ABC.
Câu 14. Cho tam giác ABC có M(2; 0) là trung điểm của cạnh AB. Đường trung tuyến và đường cao qua đỉnh A lần
lượt có phương trình là 7 x − 2 y − 3 = 0, 6 x − y − 4 = 0 . Viết phương trình đường thẳng AC.
Câu 15. Cho tam giác ABC có đỉnh A(2; 1), đường cao qua đỉnh B có phương trình x − 3y − 7 = 0 và đường trung
tuyến qua đỉnh C có phương trình x + y + 1 = 0 . Xác định toạ độ các đỉnh B và C của tam giác.
Câu 16. Cho tam giác ABC có đỉnh B ( −4;1) , trọng tâm G (1;1) và đường thẳng chứa phân giác trong của góc A có
phương trình x − y − 1 = 0 . Tìm tọa độ các đỉnh A và C.
 17 1 
Câu 17. Cho tam giác ABC có chân đường cao hạ từ đỉnh A là H  ; −  , chân đường phân giác trong của góc A
 5 5
là D ( 5;3) và trung điểm của cạnh AB là M ( 0;1) . Tìm tọa độ đỉnh C.
Câu 18. Hãy xác định toạ độ đỉnh C của tam giác ABC biết rằng hình chiếu vuông góc của C trên đường thẳng AB là
điểm H(–1; –1), đường phân giác trong góc A có phương trình x − y + 2 = 0 và đường cao kẻ từ B có phương trình
4 x + 3y − 1 = 0 .
Câu 19. Cho hình chữ nhật ABCD. Các đường thẳng AC và AD lần lượt có phương trình là x + 3y = 0 và
 1 
x − y + 4 = 0 . Đường thẳng BD đi qua điểm M  − ;1 . Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật.
 3 
Câu 20. Cho hình chữ nhật ABCD có điểm I(6; 2) là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Điểm
M(1; 5) thuộc đường thẳng AB và trung điểm E của cạnh CD thuộc đường thẳng : x + y − 5 = 0 . Viết phương trình
đường thẳng AB.

THẦY NGHĨA - THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ - ĐT: 0359234377 1

You might also like